Monday, April 30, 2007

Giúp việc thời hiện đại (phần 3)

Độ tuổi nào là phù hợp? Tớ đã tính như thế này:
Gia đình nào ở Hà nội có người giúp việc trẻ măng mà gần nhà lại có cánh thợ xây đang xây nhà suốt ngày hát véo von lo nơm nớp thế nào thì tớ cũng lo nơm nớp đúng y như thế. Lại chả lo à, tự dưng con bé giúp việc nhà mình cứ suốt ngày chải chuốt rồi chạy sang chơi với đám thợ xây, có khi lại trốn đi cùng anh thợ xây, thì mình chết.
Ở bên này tớ cũng thế, không dám mang giúp việc trẻ sang, đại loại là những cô đang trong độ tuổi tìm chồng. Vì sao, vì chỗ tớ ở ngay tại trung tâm, người qua người lại nườm nượp. Em giúp việc nào sang lớ ngớ, được mấy thằng bồi bàn khuân vác nó cưa cẩm trêu chọc, sướng quá tưởng nếu quặc vào anh là được ở lại Mỹ thì chết tớ. Mà tớ lo thân tớ còn chưa xong, chẳng có sức trông chừng kiểm soát xem em có bị thằng nào lừa không để mà còn khuyên nhủ bảo vệ dạy dỗ. Ở nhà còn đỡ, chứ ở bên này thân gái lớ ngớ, đi chơi một buổi thì bị nó ộp là cái chắc. Thế nên dưới 30 mà chưa chồng là nhất quyết không được.
Người thuộc độ tuổi 30-45 cũng không được. Vì những người tuổi này con còn nhỏ quá, chồng còn trẻ quá, để chồng con ở nhà đi làm xa thì chắc chắn là đứng ngồi không yên. Rồi làm việc không làm suốt ngày lo lắng con thế nào, chồng thế nào, có đi chơi với con nào không, thì cũng chết tớ. Nên cũng nhất quyết là không được.
Tớ lại tính tiếp. Từ độ tuổi 60 trở lên là không được vì già yếu rồi, có việc nặng chẳng dám sai, ngã một cái hoặc gẫy cái gì một cái (chân tay chẳng hạn) thì chết. Mà chẳng nhẽ mình trẻ trung lại cứ ngồi để bà già trèo thang cất vali chẳng hạn thì không tiện. Với lại bọn bảo hiểm cũng ngại không muốn bảo hiểm cho các cụ già như thế, nếu không trả phí rất cao.
Thế nên tớ kết luận độ tuổi 50-55 là ngon nhất. Tiện cho việc mua bảo hiểm, ở độ tuổi này thì con đã lớn, chồng đã già, không phải lo lắng chăm con giữ chồng nữa. Tớ sướng rơn khi biết chị giúp việc của mình đạt các yêu cầu trên. Những yếu điểm còn lại tớ tự nhủ rồi mình hướng dẫn người ta là ổn, miễn là người ta khiêm nhường chịu khó học hỏi.
Nhưng người tính không bằng giời tính.
Chị giúp việc của tớ nếu 2,3 ngày mà không được nói chuyện khoảng 2,3 tiếng với chồng thì đứng ngồi không yên. Lúc đấy chị như quả núi lửa, tớ cứ đụng đến một cái là chị nổ tung. Lúc đấy chị đì tớ ngang với đì con gái chị ấy ở nhà. Mà dù tớ có tốt và có thông cảm đến thế nào chăng nữa thì tớ vẫn là chủ chứ không phải là bạn hay con gái.
Cộng thêm một vấn đề mà tớ quên chưa tính đến, tuổi này là tuổi tiền mãn kinh (chị ấy bảo thế), tâm trạng lúc nóng lúc lạnh thất thường, đang vui chuyển thành buồn, đang buồn chuyển thành cực buồn, buồn như chết, không động chân động tay gì được, rồi rầu rĩ, rồi than thân trách phận, rồi "em cứ tiền mãn kinh đi thì em biết" .
Cái tính tớ vốn ghê gớm, không ai chịu tớ thì thôi chứ tớ đừng hòng có chịu ai bao giờ. Nhưng tớ lại không phải dạng người thích cãi nhau, cãi nhau làm gì cho mệt. Ai làm tớ bực mình là dẹp, nhất là bét. Đã định dẹp một lần, lại xin lỗi, lại hoàn cảnh, lại thấy thương.
Thương nhưng mà mệt.
Lại ngồi giá như, giá như ai cũng biết điều, giá như ai cũng hiểu biết, giá như người ta chỉ cá tính khi nào người ta có thể cá tính được...
Nhưng như người Pháp có câu thành ngữ, Avec des si, on peut mettre Paris en bouteille...






Giúp việc thời hiện đại (phần 3)

Độ tuổi nào là phù hợp? Tớ đã tính như thế này:
Gia đình nào ở Hà nội có người giúp việc trẻ măng mà gần nhà lại có cánh thợ xây đang xây nhà suốt ngày hát véo von lo nơm nớp thế nào thì tớ cũng lo nơm nớp đúng y như thế. Lại chả lo à, tự dưng con bé giúp việc nhà mình cứ suốt ngày chải chuốt rồi chạy sang chơi với đám thợ xây, có khi lại trốn đi cùng anh thợ xây, thì mình chết.
Ở bên này tớ cũng thế, không dám mang giúp việc trẻ sang, đại loại là những cô đang trong độ tuổi tìm chồng. Vì sao, vì chỗ tớ ở ngay tại trung tâm, người qua người lại nườm nượp. Em giúp việc nào sang lớ ngớ, được mấy thằng bồi bàn khuân vác nó cưa cẩm trêu chọc, sướng quá tưởng nếu quặc vào anh là được ở lại Mỹ thì chết tớ. Mà tớ lo thân tớ còn chưa xong, chẳng có sức trông chừng kiểm soát xem em có bị thằng nào lừa không để mà còn khuyên nhủ bảo vệ dạy dỗ. Ở nhà còn đỡ, chứ ở bên này thân gái lớ ngớ, đi chơi một buổi thì bị nó ộp là cái chắc. Thế nên dưới 30 mà chưa chồng là nhất quyết không được.
Người thuộc độ tuổi 30-45 cũng không được. Vì những người tuổi này con còn nhỏ quá, chồng còn trẻ quá, để chồng con ở nhà đi làm xa thì chắc chắn là đứng ngồi không yên. Rồi làm việc không làm suốt ngày lo lắng con thế nào, chồng thế nào, có đi chơi với con nào không, thì cũng chết tớ. Nên cũng nhất quyết là không được.
Tớ lại tính tiếp. Từ độ tuổi 60 trở lên là không được vì già yếu rồi, có việc nặng chẳng dám sai, ngã một cái hoặc gẫy cái gì một cái (chân tay chẳng hạn) thì chết. Mà chẳng nhẽ mình trẻ trung lại cứ ngồi để bà già trèo thang cất vali chẳng hạn thì không tiện. Với lại bọn bảo hiểm cũng ngại không muốn bảo hiểm cho các cụ già như thế, nếu không trả phí rất cao.
Thế nên tớ kết luận độ tuổi 50-55 là ngon nhất. Tiện cho việc mua bảo hiểm, ở độ tuổi này thì con đã lớn, chồng đã già, không phải lo lắng chăm con giữ chồng nữa. Tớ sướng rơn khi biết chị giúp việc của mình đạt các yêu cầu trên. Những yếu điểm còn lại tớ tự nhủ rồi mình hướng dẫn người ta là ổn, miễn là người ta khiêm nhường chịu khó học hỏi.
Nhưng người tính không bằng giời tính.
Chị giúp việc của tớ nếu 2,3 ngày mà không được nói chuyện khoảng 2,3 tiếng với chồng thì đứng ngồi không yên. Lúc đấy chị như quả núi lửa, tớ cứ đụng đến một cái là chị nổ tung. Lúc đấy chị đì tớ ngang với đì con gái chị ấy ở nhà. Mà dù tớ có tốt và có thông cảm đến thế nào chăng nữa thì tớ vẫn là chủ chứ không phải là bạn hay con gái.
Cộng thêm một vấn đề mà tớ quên chưa tính đến, tuổi này là tuổi tiền mãn kinh (chị ấy bảo thế), tâm trạng lúc nóng lúc lạnh thất thường, đang vui chuyển thành buồn, đang buồn chuyển thành cực buồn, buồn như chết, không động chân động tay gì được, rồi rầu rĩ, rồi than thân trách phận, rồi "em cứ tiền mãn kinh đi thì em biết" .
Cái tính tớ vốn ghê gớm, không ai chịu tớ thì thôi chứ tớ đừng hòng có chịu ai bao giờ. Nhưng tớ lại không phải dạng người thích cãi nhau, cãi nhau làm gì cho mệt. Ai làm tớ bực mình là dẹp, nhất là bét. Đã định dẹp một lần, lại xin lỗi, lại hoàn cảnh, lại thấy thương.
Thương nhưng mà mệt.
Lại ngồi giá như, giá như ai cũng biết điều, giá như ai cũng hiểu biết, giá như người ta chỉ cá tính khi nào người ta có thể cá tính được...
Nhưng như người Pháp có câu thành ngữ, Avec des si, on peut mettre Paris en bouteille...






Giúp việc thời hiện đại (phần 2)

Bảo tiền trả cho người giúp việc ít thì đã đành, chả dám yêu cầu gì nhiều, chỉ mong bà/chị/em ấy trông nhà trông con cho, còn cái gì chưa biết thì chỉ bảo sau. Đây tiền lương tính bằng nghìn đô, ăn ở tại gia, phòng riêng, giữa ngay tại Manhattan có thêm một phòng riêng là tiền thuê nhà đã tăng lên khủng khiếp, chủ nhà ăn gì thì giúp việc ăn nấy, thậm chí thích ăn gì chủ nhà cũng phải đi mua, tiền bảo hiểm vài trăm đô mỗi tháng, vé máy bay về chơi thăm nhà hàng năm mua của hãng hàng không có chặng bay thuận tiện nhất, thậm chí còn linh động cho ứng trước phép và vé máy bay để về thăm nhà trước thời hạn cho đỡ nhớ, chưa kể còn quà cáp liên tục, đưa đi chơi, đưa đi ăn nhà hàng.
Thế mà cũng chẳng đâu vào đâu.
Đã bảo nhà ngoại giao là hay có khách, khách đến ăn, đến chơi, đến xem phim, đến ở vài ngày, cứ nườm nượp ra vào. Khách đến không chào khách được đã đành, khách lịch sự chào mà thấy giúp việc cứ mặt quay vào trong mông chổng ra ngoài, làm khách cứ hello hello mãi mà không được hello lại.
Lý tưởng ra, nếu có khách đến ăn tối, giúp việc nhà ngoại giao là phải biết bày bàn đúng kiểu, khách đến phải ra mở cửa, chào, mời khách vào ngồi phòng khách và mời đồ uống, rồi lên thực đơn đúng kiểu, phục vụ bàn đúng kiểu. Khách về thì phải lấy áo khoác, chào khách, tiễn khách. Giúp việc phải ăn mặc lịch sự, nếu phục vụ tại bàn thì phải đeo găng, nếu không vân tay vân chân sẽ hiện chằng chịt lên đồ thìa dĩa bạc và cốc pha lê.
Chả dám mơ như thế.
Giúp việc nhà này có khách một cái là ôm laptop mất hút vào phòng riêng chat với gia đình chị ấy, cứ mặc gia chủ tự xoay sở. Sau góp ý thì cũng loanh quanh gần gần chuẩn bị tiếp đồ ăn, thỉnh thoảng quên một cái là khách cứ ngồi trơ ra với cái đĩa trống không. Có mỗi việc khi bày bàn phải dựa vào thực đơn mà sắp thứ tự dao thìa dĩa từ ngoài vào trong, cốc để bên phải, tiếp đồ ăn phải tiếp từ bên trái, tiếp đồ uống phải tiếp từ bên phải, khi phục vụ phải phục vụ nữ khách ngồi bên tay phải nam chủ nhân trước, rồi tuần tự đến những nữ khách khác đoán theo tuổi, khi phục vụ đến khách nam thì phải phục vụ người ngồi bên tay phải nữ chủ nhân đầu tiên, thế mà quên suốt. Lúc chị ấy bày bàn tớ đang mải nấu nướng không để ý, lúc khách gần đến kiểm tra thấy dao thìa dĩa cốc chén xếp sai be bét, chả dám bảo chị ấy phục vụ bàn nữa. Cứ phải phải trái trái chắc giữa chừng chị ấy khóc tu tu. Chị ấy vốn tính yếu đuối, mà chị ấy cứ tự gọi là tình cảm.
Chưa kể khách khứa nườm nượp quá là mặt chị ấy cứ sưng vù vù như bị ong đốt. Gọi mấy lần cứ giả điếc. Rồi kêu mệt, thở dài thườn thượt, kêu nhiều việc quá, rồi lắm khách mất tự do quá, riêng nghe kêu đã thấy mệt. Lại mắc cái bệnh hay tỏ thái độ. Mà tớ thì ghét nhất người giúp việc mà cứ thích tỏ thái độ thay vì nhún nhường học hỏi.
Đã đi làm giúp việc chả chủ nhà nào đánh giá cao giúp việc cá tính. Nếu cá tính thì đi làm sếp tập đoàn, chứ làm giúp việc mà cứ cá tính thế này nghe chừng hơi mệt.
Vừa mới nhắc "chị thay cho em ga giường", nói luôn "em không phải nhắc, đi làm chị không thích ai nhắc"
Có đời thuở nào chủ nhà thì hòa nhã, mà giúp việc cứ nói cái gì cũng bắt đầu bằng "chị muốn là..."
Chị muốn là em ra hiệu thuốc mua vitamin cho chị uống
Chị muốn là em đưa chị đi khám, cái tay chị cứ tê tê
Chị muốn là ăn nhiều cá hơn, chị không thích ăn thịt
Chị muốn là em đừng sinh con thứ hai vội, đợi sang năm cho chị quen việc đã
Chị muốn là...

Buổi tối vợ chồng tớ phải đi tiệc, mặt chị sưng vù vù
Buổi tối không ra ngoài mà có khách đến ăn, mặt chị sưng vù vù
Có khách đến ở trong nhà, mất tự do, mặt chị sưng vù vù
Đêm hôm trước gọi điện về nhà không nói chuyện được với chồng vì chồng đi chơi chưa về, mặt chị ấy cũng sưng vù vù

Chỉ khi nào buổi sáng dậy ăn sáng xong đi shopping cùng tớ, trưa về muộn ngại thổi cơm lại dẫn đi ăn hiệu, ăn xong về nhà ngủ, ngủ xong dậy xay sinh tố ăn, ăn xong ngồi chơi với Bình Nguyên, tớ lọ mọ đi thổi cơm, ăn cơm tối xong chị ấy ôm laptop tót vào phòng rì rầm nói chuyện với chồng con khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ thì mới thấy chị ấy cười vui vẻ.
Làm người giúp việc mà thiếu chữ nhẫn. Cứ sung sướng nhàn hạ thì không sao, động vất vả đến thân là thấy bẳn gắt bi quan đòi thêm tiền công. Thậm chí bây giờ quen buổi tối được tớ nấu cho ăn cùng cả nhà rồi, khi nào có khách phải tự lo ăn tối cho bản thân là tủi thân tủi phận, rồi ăn uống vớ vẩn và kêu hoa mắt chóng mặt vào ngày hôm sau, cả ngày cáo ốm nằm trong phòng.
Bực lắm, và chán lắm. Nhưng nghĩ gia cảnh cũng thương. Thân gái đi làm xa nhà để nuôi 5 cái tàu há mồm ở nhà, vừa chồng, vừa con trai, con gái, cháu trai, lại thêm cả con rể. Tớ mà nổi cáu chấm dứt hợp đồng bây giờ thì nhà chị ấy nguy to, thằng con trai lại còn sắp sửa thi cấp 3.
Nhưng mình thương người mà chưa biết ai thương mình.
Và cũng chưa biết chữa kiểu gì.








Giúp việc thời hiện đại (phần 2)

Bảo tiền trả cho người giúp việc ít thì đã đành, chả dám yêu cầu gì nhiều, chỉ mong bà/chị/em ấy trông nhà trông con cho, còn cái gì chưa biết thì chỉ bảo sau. Đây tiền lương tính bằng nghìn đô, ăn ở tại gia, phòng riêng, giữa ngay tại Manhattan có thêm một phòng riêng là tiền thuê nhà đã tăng lên khủng khiếp, chủ nhà ăn gì thì giúp việc ăn nấy, thậm chí thích ăn gì chủ nhà cũng phải đi mua, tiền bảo hiểm vài trăm đô mỗi tháng, vé máy bay về chơi thăm nhà hàng năm mua của hãng hàng không có chặng bay thuận tiện nhất, thậm chí còn linh động cho ứng trước phép và vé máy bay để về thăm nhà trước thời hạn cho đỡ nhớ, chưa kể còn quà cáp liên tục, đưa đi chơi, đưa đi ăn nhà hàng.
Thế mà cũng chẳng đâu vào đâu.
Đã bảo nhà ngoại giao là hay có khách, khách đến ăn, đến chơi, đến xem phim, đến ở vài ngày, cứ nườm nượp ra vào. Khách đến không chào khách được đã đành, khách lịch sự chào mà thấy giúp việc cứ mặt quay vào trong mông chổng ra ngoài, làm khách cứ hello hello mãi mà không được hello lại.
Lý tưởng ra, nếu có khách đến ăn tối, giúp việc nhà ngoại giao là phải biết bày bàn đúng kiểu, khách đến phải ra mở cửa, chào, mời khách vào ngồi phòng khách và mời đồ uống, rồi lên thực đơn đúng kiểu, phục vụ bàn đúng kiểu. Khách về thì phải lấy áo khoác, chào khách, tiễn khách. Giúp việc phải ăn mặc lịch sự, nếu phục vụ tại bàn thì phải đeo găng, nếu không vân tay vân chân sẽ hiện chằng chịt lên đồ thìa dĩa bạc và cốc pha lê.
Chả dám mơ như thế.
Giúp việc nhà này có khách một cái là ôm laptop mất hút vào phòng riêng chat với gia đình chị ấy, cứ mặc gia chủ tự xoay sở. Sau góp ý thì cũng loanh quanh gần gần chuẩn bị tiếp đồ ăn, thỉnh thoảng quên một cái là khách cứ ngồi trơ ra với cái đĩa trống không. Có mỗi việc khi bày bàn phải dựa vào thực đơn mà sắp thứ tự dao thìa dĩa từ ngoài vào trong, cốc để bên phải, tiếp đồ ăn phải tiếp từ bên trái, tiếp đồ uống phải tiếp từ bên phải, khi phục vụ phải phục vụ nữ khách ngồi bên tay phải nam chủ nhân trước, rồi tuần tự đến những nữ khách khác đoán theo tuổi, khi phục vụ đến khách nam thì phải phục vụ người ngồi bên tay phải nữ chủ nhân đầu tiên, thế mà quên suốt. Lúc chị ấy bày bàn tớ đang mải nấu nướng không để ý, lúc khách gần đến kiểm tra thấy dao thìa dĩa cốc chén xếp sai be bét, chả dám bảo chị ấy phục vụ bàn nữa. Cứ phải phải trái trái chắc giữa chừng chị ấy khóc tu tu. Chị ấy vốn tính yếu đuối, mà chị ấy cứ tự gọi là tình cảm.
Chưa kể khách khứa nườm nượp quá là mặt chị ấy cứ sưng vù vù như bị ong đốt. Gọi mấy lần cứ giả điếc. Rồi kêu mệt, thở dài thườn thượt, kêu nhiều việc quá, rồi lắm khách mất tự do quá, riêng nghe kêu đã thấy mệt. Lại mắc cái bệnh hay tỏ thái độ. Mà tớ thì ghét nhất người giúp việc mà cứ thích tỏ thái độ thay vì nhún nhường học hỏi.
Đã đi làm giúp việc chả chủ nhà nào đánh giá cao giúp việc cá tính. Nếu cá tính thì đi làm sếp tập đoàn, chứ làm giúp việc mà cứ cá tính thế này nghe chừng hơi mệt.
Vừa mới nhắc "chị thay cho em ga giường", nói luôn "em không phải nhắc, đi làm chị không thích ai nhắc"
Có đời thuở nào chủ nhà thì hòa nhã, mà giúp việc cứ nói cái gì cũng bắt đầu bằng "chị muốn là..."
Chị muốn là em ra hiệu thuốc mua vitamin cho chị uống
Chị muốn là em đưa chị đi khám, cái tay chị cứ tê tê
Chị muốn là ăn nhiều cá hơn, chị không thích ăn thịt
Chị muốn là em đừng sinh con thứ hai vội, đợi sang năm cho chị quen việc đã
Chị muốn là...

Buổi tối vợ chồng tớ phải đi tiệc, mặt chị sưng vù vù
Buổi tối không ra ngoài mà có khách đến ăn, mặt chị sưng vù vù
Có khách đến ở trong nhà, mất tự do, mặt chị sưng vù vù
Đêm hôm trước gọi điện về nhà không nói chuyện được với chồng vì chồng đi chơi chưa về, mặt chị ấy cũng sưng vù vù

Chỉ khi nào buổi sáng dậy ăn sáng xong đi shopping cùng tớ, trưa về muộn ngại thổi cơm lại dẫn đi ăn hiệu, ăn xong về nhà ngủ, ngủ xong dậy xay sinh tố ăn, ăn xong ngồi chơi với Bình Nguyên, tớ lọ mọ đi thổi cơm, ăn cơm tối xong chị ấy ôm laptop tót vào phòng rì rầm nói chuyện với chồng con khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ thì mới thấy chị ấy cười vui vẻ.
Làm người giúp việc mà thiếu chữ nhẫn. Cứ sung sướng nhàn hạ thì không sao, động vất vả đến thân là thấy bẳn gắt bi quan đòi thêm tiền công. Thậm chí bây giờ quen buổi tối được tớ nấu cho ăn cùng cả nhà rồi, khi nào có khách phải tự lo ăn tối cho bản thân là tủi thân tủi phận, rồi ăn uống vớ vẩn và kêu hoa mắt chóng mặt vào ngày hôm sau, cả ngày cáo ốm nằm trong phòng.
Bực lắm, và chán lắm. Nhưng nghĩ gia cảnh cũng thương. Thân gái đi làm xa nhà để nuôi 5 cái tàu há mồm ở nhà, vừa chồng, vừa con trai, con gái, cháu trai, lại thêm cả con rể. Tớ mà nổi cáu chấm dứt hợp đồng bây giờ thì nhà chị ấy nguy to, thằng con trai lại còn sắp sửa thi cấp 3.
Nhưng mình thương người mà chưa biết ai thương mình.
Và cũng chưa biết chữa kiểu gì.








Sunday, April 29, 2007

Giúp việc thời hiện đại (phần 1)

Lại nói chuyện muôn thưở, chuyện người giúp việc.
Bây giờ ở Hà nội nhà nào khá giả, và ngay cả khi không khá giả, đều cố gắng có một người giúp việc, nhất là khi có trẻ nhỏ trong nhà mà lại không có bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ tiếp sức.
Nhà nào tự dưng người giúp việc bỏ về hoặc sau khi nghỉ tết, ăn giỗ không thèm lên nữa thì đúng là nháo nhào. Được một tuần thì vợ chồng có khi phải choảng nhau vài bận. Cũng phải thôi, cả hai đều đi làm, về nhà cơn bực với sếp chưa xả được vào đâu lại phải lăn vào nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, cho con ăn, tắm gội. Nhất là khi anh chồng có khi vắt chân ngồi xem TV hoặc có giúp thì cũng lóng nga lóng ngóng làm một hỏng hai.
Chính vì thế mà người giúp việc càng ngày càng kiêu kỳ. Cả những bà nhà quê chân đất mắt toét, chẳng làm ăn được gì, có khi tuần nào cũng làm hỏng làm cháy cái gì đó, cũng trở nên kiêu kỳ ra phết.
Một gia đình người quen của tớ được người giúp việc ra những điều kiện như sau: mỗi ngày cô ăn bốn bữa, mỗi bữa 3 bát ô tô cơm chưa kể thức ăn, đậu thì cô không biết rán, thịt cô không biết kho, vì ở nhà cô chẳng bao giờ được ăn những thứ đó .
Cách đây 6 năm tớ vẫn còn độc thân vui tính, quần áo mang ra ngoài tiệm giặt là, ăn toàn ăn ở ngoài, chả cần người giúp việc. Khổ cái là có thằng em đang tuổi ăn tuổi lớn, lại chưa đi làm, và thêm hai con mèo cảnh, nên cần có người chăm sóc cho bọn nó. Thế là tớ cũng lọ mọ gọi đến trung tâm. Gọi hôm trước hôm sau có một anh răng thuốc lào vàng khè chạy Angel đến, chở theo một bà giúp việc và quảng cáo nấu ăn cực ngon, chắc chắn em sẽ hài lòng, nếu không anh sẽ đổi cho em 3 lần miễn phí.
Bà giúp việc này tên là bà Bất. To béo cực kỳ, mỗi lần đi rung cả cái nhà bé tí của tớ, và đứng chật cả bếp. Hôm đầu tiên bà Bất nấu ăn, tớ hí hửng về nhà ăn cơm. Trước đó tớ có hỏi bà Bất món tủ của bà là gì, bà bảo là món canh hến. Tớ thích quá vì đúng món sở trường sở đoản của tớ. Hăm hở ngồi vào bàn, vừa nếm một thìa đã suýt lăn ra ngất. Bà Bất cho mỳ chính ngọt lịm lìm lim. Mà tớ lại mắc bệnh dị ứng mỳ chính. Cứ ăn phải cái gì có mỳ chính một cái là mặt đỏ tưng bừng, sưng vù và tim đập thình thịch.
Những ngày sau đó, nói kiểu gì bà Bất cũng không chịu bỏ mỳ chính đi. Với bà, phải có mỳ chính thì đồ ăn mới ngon, nếu không thì giời cũng không nấu ngon được. Nếu tớ muốn bà nấu ăn ngon thì phải để bà cho mỳ chính vào, nếu không thì bà không chịu trách nhiệm.
Ngoài ra ngày nào về nhà tớ cũng được bà Bất báo cáo việc thằng em trai tớ ăn hết phần của bà như thế nào. Trong đó đáng nhớ nhất là chuyện 2 cân nhãn, vì tối về tớ được nghe bà thuật lại với giọng vừa tức tối vừa chưa hết kinh ngạc, mặc dù vụ việc xảy ra từ sáng. Mẹ tớ mua 2 cân nhãn để trong bếp. Bà thấy thằng em tớ vừa đọc báo vừa ăn. Bà chắc mẩm là mình nó không thể ăn hết từng đấy nhãn nên bà yên tâm lên nhà trên lau nhà. Lúc xuống thì "Ôi thôi, còn toàn vỏ là vỏ".
Tớ chưa kịp gọi đến trung tâm đòi đổi người thì bà Bất đã đòi về vì bà bảo bà phải về quê chữa bệnh!!!. Tưởng bà về quê chữa bệnh thật, sau này tớ mới biết đấy là mánh khóe của các trung tâm môi giới giúp việc. Nên ai đi thuê giúp việc đừng tưởng cứ được đổi 3, 4 lần miễn phí mà sướng âm ỉ.
Anh chạy xe Angel lại lên ngay, mang theo một em bé như cái dải khoai héo và mặt lang ben đen trắng loang lổ. Bây giờ thì không nhớ tên em nữa vì em ở có 3 ngày. Hỏi em bao nhiêu tuổi, bảo em đã 18 tuổi. Hỏi chứng minh thư đâu, em làm mất rồi. Hỏi 18 tuổi sao trông như 11 tuổi thế, bảo tại ở nhà quê không có gì ăn nên bé thế. Hỏi có biết làm gì không, bảo không.
Nói không là cực kỳ trung thực. Bởi chính xác là em không-biết-làm-một-cái-gì-cả. Những ngày sau đó thằng em trai tớ phải hùng hục nấu nướng cho bản thân nó và cho em bé giúp việc. Được 3 ngày thì nó kêu ầm trời, bảo "nhìn thấy nó ăn mất cả ngon". Chỉ được cái là em mở thùng rác rất nhanh. Tức là em thấy ngại vì không biết làm gì nên em cố gắng giúp được cái gì hay cái đấy. Em trai tớ nấu nướng tay chân thoăn thoắt, em bé giúp việc đứng cạnh, cứ thấy em tớ chuẩn bị vứt cái gì đi là nhanh như cắt thò ngay chân bật thùng rác lên cho anh ném vào. Thời gian còn lại trong ngày em đứng úp mặt vào góc nhà (đúng nghĩa đen), và sợ từ ánh sáng sợ đi.
Anh đi xe Angel lại phi lên ngay, đón em này về và chở đến một chị khác, đảm bảo là tớ sẽ thích chị này. Chị này tên là Thà, hiền lành, ít nói, cả ngày cứ lầm lũi như cái bóng. Chị nấu được cơm, luộc được rau, lau được nhà. Thôi cứ tạm thế đã, chứ sau hai vụ kia tớ cũng chẳng dám tham vọng gì nhiều. Chỉ mỗi tội chị Thà lại mắc bệnh đơ đơ. Có lẽ vì thế mà chị ế chồng. Nói cái gì chị cũng cười hí hí. Trêu cười hí hí đã đành, đây hỏi nghiêm túc, đã đang vội thì chớ chị lại cứ cười hí hí mãi mới trả lời. Tớ tự nhủ thôi, chả ai toàn diện. Không hoàn cảnh này nọ thì họ đi làm cái nghề này làm gì. Lần sau rút kinh nghiệm, cái gì cũng cứ phải hỏi trước lúc mình cần, để chị cười xong trả lời mình là vừa đúng lúc. Không mất gì, mà lại trở thành organised person.
Thế mà chị Thà cũng chẳng trụ được lâu. Được hơn một tháng thì anh đi xe Angel lên đón chị về vì "cho em nó đi lấy chồng không thì ế". Gái quê, 28 tuổi chưa lấy chồng thì ế chắc rồi. Nhưng thôi, biết đâu chị lại có cơ hội. Cho một cục tiền, chưa kể bao nhiêu quần áo không dùng tới, và lại tiếp tục sự nghiệp tìm người giúp việc.
Chị giúp việc thứ tư tên là chị Luyến. Chị này người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khéo léo, mặt lưỡi cày, trông biết ngay là người ghê gớm. Nhưng cũng chả sợ, ghê kiểu gì tớ cũng trị được. Còn cái chuyện ăn cắp vặt, nhà tớ chả có gì mà ăn cắp. Tưởng thế là ổn vụ giúp việc. Thế mà cũng chả xong.
Chị Luyến nhanh nhẹn nên việc nhà tớ chị làm loáng cái là xong. Thời gian còn lại là chị ngồi chơi xem TV. Rỗi rãi quá chị xin tớ đem nguyên liệu từ quê ra để đan nón, tất nhiên là tớ không đồng ý. Chị khó chịu nhưng cũng không dám ho he gì. Cuộc sống của chị Luyến có thể nói là cực kỳ ổn ở nhà tớ, ăn sung mặc sướng, lương cao, công việc nhàn hạ, nếu không vì hai con mèo cảnh. Hai con mèo rất xinh, rất khôn, nhưng cũng rất nghịch, ở tít trên tầng 6. Hàng ngày chị Luyến phải cho chúng nó ăn, tắm rửa, dọn chuồng.
Một hôm đang ở chỗ làm tớ nhận được cú điện thoại bảo mèo nhà tớ một con vừa ngã từ trên tầng 6 xuống, chết ngay. Mèo ngã, nghe hơi hi hữu, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra. Khóc lóc một tí rồi cũng đành chịu. Thế mà chỉ tuần sau con còn lại cũng ngã từ trên tầng 6 xuống. Mang đến 3 phòng khám bác sĩ đều không ai làm gì được. Thế mà con mèo không chết, chỉ tội thành què lê lết. Trong vòng một tuần hai con mèo ngã từ trên tầng 6 xuống. Nghe rất khó tin nhưng không có bằng chứng gì đành chịu.
Sau khi xảy ra tai nạn hai con mèo, chị Luyến càng rảnh rang và càng lộng hành. Chị chỉ sợ có mỗi tớ, khốn nỗi tớ lại đi làm từ sáng đến tối và đi chơi đến tận đêm. Nhưng có một buổi sáng tớ đi làm muộn mà có thể chị Luyến không biết, đang ngủ thấy chị đấu khẩu ác liệt với bà già tớ ở tầng trên. Bà già tớ mắc bệnh nói nhiều và nói linh tinh nhưng kể cả là như thế, người giúp việc cãi bà chủ cứ lem lém. Câu nào cũng bắt đầu bằng "cháu nói cho cô biết...". Tớ đi lên, thế là chị Luyến phải khăn gói quả mướp take the highway ngay sáng hôm ấy. Mãi về sau này lúc chị Luyến đã thôi làm việc chị hàng xóm mới bảo nhìn thấy chị Luyến túm con mèo vứt ra khỏi ban công. Trên đời này có những kẻ mặt người mà không có tính người.
Tiền mất tật mang. Lần này tớ thuê hẳn giúp việc xịn, đã có thâm niên cả chục năm làm việc cho những người nước ngoài có địa vị cao. Tiền công trả 1usd/giờ, chỉ làm mỗi việc dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn sáng xong cho tớ rồi về, vì lúc đó em trai tớ đã đi nước ngoài. Nhưng có một lần chị ấy nấu xúp khoai tây mà lại xay khoai tây khi còn sống, nấu lên bát súp đặc quánh và đen xì xì, tớ phải bỏ của chạy lấy người. Nhưng cũng không sao, vì tớ hầu hết ăn ở cơ quan. Chỉ mỗi tội mẹ tớ xót tiền trả cho người giúp việc, nên kiểm tra gắt gao. Bà già bảo có buổi sáng lên sân thượng thấy chị ấy đứng thơ thẩn nhìn về phía chân trời xa xa, đợi hết giờ làm thì đi về vì chả có ai kiểm tra. Chả hiểu bà già có nói quá không, nhưng đại loại chị giúp việc xịn này cũng chỉ được vài tháng. Sau một lần đụng độ với bà già tớ, chị ấy vốn cá tính nên xin nghỉ luôn.
Thế là đứt đoạn sự nghiệp tìm người giúp việc.

Giúp việc thời hiện đại (phần 1)

Lại nói chuyện muôn thưở, chuyện người giúp việc.
Bây giờ ở Hà nội nhà nào khá giả, và ngay cả khi không khá giả, đều cố gắng có một người giúp việc, nhất là khi có trẻ nhỏ trong nhà mà lại không có bố mẹ chồng hoặc bố mẹ đẻ tiếp sức.
Nhà nào tự dưng người giúp việc bỏ về hoặc sau khi nghỉ tết, ăn giỗ không thèm lên nữa thì đúng là nháo nhào. Được một tuần thì vợ chồng có khi phải choảng nhau vài bận. Cũng phải thôi, cả hai đều đi làm, về nhà cơn bực với sếp chưa xả được vào đâu lại phải lăn vào nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, cho con ăn, tắm gội. Nhất là khi anh chồng có khi vắt chân ngồi xem TV hoặc có giúp thì cũng lóng nga lóng ngóng làm một hỏng hai.
Chính vì thế mà người giúp việc càng ngày càng kiêu kỳ. Cả những bà nhà quê chân đất mắt toét, chẳng làm ăn được gì, có khi tuần nào cũng làm hỏng làm cháy cái gì đó, cũng trở nên kiêu kỳ ra phết.
Một gia đình người quen của tớ được người giúp việc ra những điều kiện như sau: mỗi ngày cô ăn bốn bữa, mỗi bữa 3 bát ô tô cơm chưa kể thức ăn, đậu thì cô không biết rán, thịt cô không biết kho, vì ở nhà cô chẳng bao giờ được ăn những thứ đó .
Cách đây 6 năm tớ vẫn còn độc thân vui tính, quần áo mang ra ngoài tiệm giặt là, ăn toàn ăn ở ngoài, chả cần người giúp việc. Khổ cái là có thằng em đang tuổi ăn tuổi lớn, lại chưa đi làm, và thêm hai con mèo cảnh, nên cần có người chăm sóc cho bọn nó. Thế là tớ cũng lọ mọ gọi đến trung tâm. Gọi hôm trước hôm sau có một anh răng thuốc lào vàng khè chạy Angel đến, chở theo một bà giúp việc và quảng cáo nấu ăn cực ngon, chắc chắn em sẽ hài lòng, nếu không anh sẽ đổi cho em 3 lần miễn phí.
Bà giúp việc này tên là bà Bất. To béo cực kỳ, mỗi lần đi rung cả cái nhà bé tí của tớ, và đứng chật cả bếp. Hôm đầu tiên bà Bất nấu ăn, tớ hí hửng về nhà ăn cơm. Trước đó tớ có hỏi bà Bất món tủ của bà là gì, bà bảo là món canh hến. Tớ thích quá vì đúng món sở trường sở đoản của tớ. Hăm hở ngồi vào bàn, vừa nếm một thìa đã suýt lăn ra ngất. Bà Bất cho mỳ chính ngọt lịm lìm lim. Mà tớ lại mắc bệnh dị ứng mỳ chính. Cứ ăn phải cái gì có mỳ chính một cái là mặt đỏ tưng bừng, sưng vù và tim đập thình thịch.
Những ngày sau đó, nói kiểu gì bà Bất cũng không chịu bỏ mỳ chính đi. Với bà, phải có mỳ chính thì đồ ăn mới ngon, nếu không thì giời cũng không nấu ngon được. Nếu tớ muốn bà nấu ăn ngon thì phải để bà cho mỳ chính vào, nếu không thì bà không chịu trách nhiệm.
Ngoài ra ngày nào về nhà tớ cũng được bà Bất báo cáo việc thằng em trai tớ ăn hết phần của bà như thế nào. Trong đó đáng nhớ nhất là chuyện 2 cân nhãn, vì tối về tớ được nghe bà thuật lại với giọng vừa tức tối vừa chưa hết kinh ngạc, mặc dù vụ việc xảy ra từ sáng. Mẹ tớ mua 2 cân nhãn để trong bếp. Bà thấy thằng em tớ vừa đọc báo vừa ăn. Bà chắc mẩm là mình nó không thể ăn hết từng đấy nhãn nên bà yên tâm lên nhà trên lau nhà. Lúc xuống thì "Ôi thôi, còn toàn vỏ là vỏ".
Tớ chưa kịp gọi đến trung tâm đòi đổi người thì bà Bất đã đòi về vì bà bảo bà phải về quê chữa bệnh!!!. Tưởng bà về quê chữa bệnh thật, sau này tớ mới biết đấy là mánh khóe của các trung tâm môi giới giúp việc. Nên ai đi thuê giúp việc đừng tưởng cứ được đổi 3, 4 lần miễn phí mà sướng âm ỉ.
Anh chạy xe Angel lại lên ngay, mang theo một em bé như cái dải khoai héo và mặt lang ben đen trắng loang lổ. Bây giờ thì không nhớ tên em nữa vì em ở có 3 ngày. Hỏi em bao nhiêu tuổi, bảo em đã 18 tuổi. Hỏi chứng minh thư đâu, em làm mất rồi. Hỏi 18 tuổi sao trông như 11 tuổi thế, bảo tại ở nhà quê không có gì ăn nên bé thế. Hỏi có biết làm gì không, bảo không.
Nói không là cực kỳ trung thực. Bởi chính xác là em không-biết-làm-một-cái-gì-cả. Những ngày sau đó thằng em trai tớ phải hùng hục nấu nướng cho bản thân nó và cho em bé giúp việc. Được 3 ngày thì nó kêu ầm trời, bảo "nhìn thấy nó ăn mất cả ngon". Chỉ được cái là em mở thùng rác rất nhanh. Tức là em thấy ngại vì không biết làm gì nên em cố gắng giúp được cái gì hay cái đấy. Em trai tớ nấu nướng tay chân thoăn thoắt, em bé giúp việc đứng cạnh, cứ thấy em tớ chuẩn bị vứt cái gì đi là nhanh như cắt thò ngay chân bật thùng rác lên cho anh ném vào. Thời gian còn lại trong ngày em đứng úp mặt vào góc nhà (đúng nghĩa đen), và sợ từ ánh sáng sợ đi.
Anh đi xe Angel lại phi lên ngay, đón em này về và chở đến một chị khác, đảm bảo là tớ sẽ thích chị này. Chị này tên là Thà, hiền lành, ít nói, cả ngày cứ lầm lũi như cái bóng. Chị nấu được cơm, luộc được rau, lau được nhà. Thôi cứ tạm thế đã, chứ sau hai vụ kia tớ cũng chẳng dám tham vọng gì nhiều. Chỉ mỗi tội chị Thà lại mắc bệnh đơ đơ. Có lẽ vì thế mà chị ế chồng. Nói cái gì chị cũng cười hí hí. Trêu cười hí hí đã đành, đây hỏi nghiêm túc, đã đang vội thì chớ chị lại cứ cười hí hí mãi mới trả lời. Tớ tự nhủ thôi, chả ai toàn diện. Không hoàn cảnh này nọ thì họ đi làm cái nghề này làm gì. Lần sau rút kinh nghiệm, cái gì cũng cứ phải hỏi trước lúc mình cần, để chị cười xong trả lời mình là vừa đúng lúc. Không mất gì, mà lại trở thành organised person.
Thế mà chị Thà cũng chẳng trụ được lâu. Được hơn một tháng thì anh đi xe Angel lên đón chị về vì "cho em nó đi lấy chồng không thì ế". Gái quê, 28 tuổi chưa lấy chồng thì ế chắc rồi. Nhưng thôi, biết đâu chị lại có cơ hội. Cho một cục tiền, chưa kể bao nhiêu quần áo không dùng tới, và lại tiếp tục sự nghiệp tìm người giúp việc.
Chị giúp việc thứ tư tên là chị Luyến. Chị này người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khéo léo, mặt lưỡi cày, trông biết ngay là người ghê gớm. Nhưng cũng chả sợ, ghê kiểu gì tớ cũng trị được. Còn cái chuyện ăn cắp vặt, nhà tớ chả có gì mà ăn cắp. Tưởng thế là ổn vụ giúp việc. Thế mà cũng chả xong.
Chị Luyến nhanh nhẹn nên việc nhà tớ chị làm loáng cái là xong. Thời gian còn lại là chị ngồi chơi xem TV. Rỗi rãi quá chị xin tớ đem nguyên liệu từ quê ra để đan nón, tất nhiên là tớ không đồng ý. Chị khó chịu nhưng cũng không dám ho he gì. Cuộc sống của chị Luyến có thể nói là cực kỳ ổn ở nhà tớ, ăn sung mặc sướng, lương cao, công việc nhàn hạ, nếu không vì hai con mèo cảnh. Hai con mèo rất xinh, rất khôn, nhưng cũng rất nghịch, ở tít trên tầng 6. Hàng ngày chị Luyến phải cho chúng nó ăn, tắm rửa, dọn chuồng.
Một hôm đang ở chỗ làm tớ nhận được cú điện thoại bảo mèo nhà tớ một con vừa ngã từ trên tầng 6 xuống, chết ngay. Mèo ngã, nghe hơi hi hữu, nhưng chuyện gì cũng có thể xảy ra. Khóc lóc một tí rồi cũng đành chịu. Thế mà chỉ tuần sau con còn lại cũng ngã từ trên tầng 6 xuống. Mang đến 3 phòng khám bác sĩ đều không ai làm gì được. Thế mà con mèo không chết, chỉ tội thành què lê lết. Trong vòng một tuần hai con mèo ngã từ trên tầng 6 xuống. Nghe rất khó tin nhưng không có bằng chứng gì đành chịu.
Sau khi xảy ra tai nạn hai con mèo, chị Luyến càng rảnh rang và càng lộng hành. Chị chỉ sợ có mỗi tớ, khốn nỗi tớ lại đi làm từ sáng đến tối và đi chơi đến tận đêm. Nhưng có một buổi sáng tớ đi làm muộn mà có thể chị Luyến không biết, đang ngủ thấy chị đấu khẩu ác liệt với bà già tớ ở tầng trên. Bà già tớ mắc bệnh nói nhiều và nói linh tinh nhưng kể cả là như thế, người giúp việc cãi bà chủ cứ lem lém. Câu nào cũng bắt đầu bằng "cháu nói cho cô biết...". Tớ đi lên, thế là chị Luyến phải khăn gói quả mướp take the highway ngay sáng hôm ấy. Mãi về sau này lúc chị Luyến đã thôi làm việc chị hàng xóm mới bảo nhìn thấy chị Luyến túm con mèo vứt ra khỏi ban công. Trên đời này có những kẻ mặt người mà không có tính người.
Tiền mất tật mang. Lần này tớ thuê hẳn giúp việc xịn, đã có thâm niên cả chục năm làm việc cho những người nước ngoài có địa vị cao. Tiền công trả 1usd/giờ, chỉ làm mỗi việc dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn sáng xong cho tớ rồi về, vì lúc đó em trai tớ đã đi nước ngoài. Nhưng có một lần chị ấy nấu xúp khoai tây mà lại xay khoai tây khi còn sống, nấu lên bát súp đặc quánh và đen xì xì, tớ phải bỏ của chạy lấy người. Nhưng cũng không sao, vì tớ hầu hết ăn ở cơ quan. Chỉ mỗi tội mẹ tớ xót tiền trả cho người giúp việc, nên kiểm tra gắt gao. Bà già bảo có buổi sáng lên sân thượng thấy chị ấy đứng thơ thẩn nhìn về phía chân trời xa xa, đợi hết giờ làm thì đi về vì chả có ai kiểm tra. Chả hiểu bà già có nói quá không, nhưng đại loại chị giúp việc xịn này cũng chỉ được vài tháng. Sau một lần đụng độ với bà già tớ, chị ấy vốn cá tính nên xin nghỉ luôn.
Thế là đứt đoạn sự nghiệp tìm người giúp việc.

Thursday, April 26, 2007

Đồng tính tử tế

Trong quá trình phát triển của bào thai biết bao vấn đề có thể xảy ra, bao nhiêu cơ quan thay vì phát triển thế này lại phát triển thế khác, hoặc chẳng phát triển tí nào. Chính vì vậy ngay khi đẻ ra một đứa con, bà mẹ nào dù già dù trẻ, dù tân tiến hay cổ điển đều phải vội vàng đếm số ngón tay ngón chân, săm soi kỹ lưỡng xem mọi thứ có ổn không, dù biết rằng đấy chỉ là bề ngoài. Còn đứa bé có nghe được không, có nhìn được không, các cơ quan nội tạng có dị tật gì không thì lại là vấn đề hạ hồi phân giải.
Có khi chỉ có một dị tật tí tẹo trong gen cũng khiến đứa bé trở nên khác hẳn so với những đứa trẻ bình thường khác, và thế là số phận của nó thay đổi hoàn toàn, mà thường theo hướng bất hạnh.
Chính vì thế mà bản chất đồng tính tự nhiên không phải là một tội lỗi. Ai chẳng muốn sinh ra là một người bình thường. Chứ có ai lại muốn trông thì tưởng đàn bà mà lại hóa ra là đàn ông, và ngược lại, đâu.
Có những người đồng tính mà người ngoài không hề biết, vì bị/được đồng tính dù không xấu nhưng cũng chẳng có gì đáng tự hào. Họ sống như người bình thường, và lặng lẽ tìm cho mình những người phù hợp với mình. Nhưng vấn đề là nhiều người trong số này lại muốn có con. Và họ dựng lên vỏ bọc, cưới một cô vợ, để cô ấy sinh con cho, còn bản thân mình thì bồ bịch với những người đồng tính khác. Chưa nói đến việc thế là làm hỏng cuộc đời của người vợ chả có tội tình gì, số phận của những đứa con mới thật là bất hạnh. Chúng sẽ phát triển bình thường thế nào được trong một gia đình giả dối như thế? Mà giả dối thì cũng chỉ được một thời gian, chứ giả dối hàng chục năm có khi mệt quá chả thèm che đậy nữa, lúc đấy thì lộ hết cả. Những đứa trẻ sẽ nghĩ gì, khi lớn lên liệu chúng có tự hỏi không biết mình nên cưa bạn gái hay bạn trai nhỉ?
Tớ có quen một chị luật sư người Mỹ tính tình cực kỳ nghiêm túc, lấy anh chồng người Morocco đẻ ra một đứa con lai xinh ơi là xinh. Thế mà cuối cùng anh chồng lại hóa ra là dân đồng tính, rước cả bạn trai đồng tính về nhà, giả vờ là khách đến chơi. Đêm đầu tiên hai vợ chồng gặp nhau sau một thời gian xa cách, cũng đúng là đêm anh bạn đồng tính vừa đến nơi, anh chồng ôm chăn ôm chiếu sang ngủ cùng anh bạn. Sáng hôm sau hai anh cứ cặp kè đi dạo bằng xe đạp, nằm võng đọc sách bên hồ nước đến tận trưa, ngồi ăn cũng ngồi cạnh nhau gắp cho nhau ăn, chả ngó ngàng gì đến vợ và bạn của vợ là bọn tớ. Đồng tính đến mức người ngoài đến chơi mấy ngày còn phát hiện được, huống hồ người trong nhà. Mà có thằng bé nào dễ thương hơn thằng bé con đấy không, nó đến cạnh tớ, vuốt tóc tớ, nhìn tớ một lúc rồi bảo "i love your hair". Tớ cười nhìn nó, nó lại bảo "You are so pretty. Can I sit on your lap?"
Nhưng nói thế thì chẳng nhẽ những người đồng tính không bao giờ được hưởng thú vui làm cha mẹ? Nói thì dễ, nhưng lúc lâm vào hoàn cảnh đó rồi thì mới thấy khó. Nên chỉ có thể nói là tớ cảm thấy mình may mắn khi được sinh ra là một người bình thường, và làm được những việc một người bình thường có thể làm.
Vừa nói xong đồng tính tử tế, đang định nói sang đồng tính tởm thì đến giờ hẹn ăn trưa rồi. Lượn cái đã, để hai thằng khỉ con này ở nhà cho chị giúp việc. Nhiều lúc có cảm tưởng mình là Cám, đi chơi để thóc trộn gạo ở nhà cho Tấm giải quyết.






Đồng tính tử tế

Trong quá trình phát triển của bào thai biết bao vấn đề có thể xảy ra, bao nhiêu cơ quan thay vì phát triển thế này lại phát triển thế khác, hoặc chẳng phát triển tí nào. Chính vì vậy ngay khi đẻ ra một đứa con, bà mẹ nào dù già dù trẻ, dù tân tiến hay cổ điển đều phải vội vàng đếm số ngón tay ngón chân, săm soi kỹ lưỡng xem mọi thứ có ổn không, dù biết rằng đấy chỉ là bề ngoài. Còn đứa bé có nghe được không, có nhìn được không, các cơ quan nội tạng có dị tật gì không thì lại là vấn đề hạ hồi phân giải.
Có khi chỉ có một dị tật tí tẹo trong gen cũng khiến đứa bé trở nên khác hẳn so với những đứa trẻ bình thường khác, và thế là số phận của nó thay đổi hoàn toàn, mà thường theo hướng bất hạnh.
Chính vì thế mà bản chất đồng tính tự nhiên không phải là một tội lỗi. Ai chẳng muốn sinh ra là một người bình thường. Chứ có ai lại muốn trông thì tưởng đàn bà mà lại hóa ra là đàn ông, và ngược lại, đâu.
Có những người đồng tính mà người ngoài không hề biết, vì bị/được đồng tính dù không xấu nhưng cũng chẳng có gì đáng tự hào. Họ sống như người bình thường, và lặng lẽ tìm cho mình những người phù hợp với mình. Nhưng vấn đề là nhiều người trong số này lại muốn có con. Và họ dựng lên vỏ bọc, cưới một cô vợ, để cô ấy sinh con cho, còn bản thân mình thì bồ bịch với những người đồng tính khác. Chưa nói đến việc thế là làm hỏng cuộc đời của người vợ chả có tội tình gì, số phận của những đứa con mới thật là bất hạnh. Chúng sẽ phát triển bình thường thế nào được trong một gia đình giả dối như thế? Mà giả dối thì cũng chỉ được một thời gian, chứ giả dối hàng chục năm có khi mệt quá chả thèm che đậy nữa, lúc đấy thì lộ hết cả. Những đứa trẻ sẽ nghĩ gì, khi lớn lên liệu chúng có tự hỏi không biết mình nên cưa bạn gái hay bạn trai nhỉ?
Tớ có quen một chị luật sư người Mỹ tính tình cực kỳ nghiêm túc, lấy anh chồng người Morocco đẻ ra một đứa con lai xinh ơi là xinh. Thế mà cuối cùng anh chồng lại hóa ra là dân đồng tính, rước cả bạn trai đồng tính về nhà, giả vờ là khách đến chơi. Đêm đầu tiên hai vợ chồng gặp nhau sau một thời gian xa cách, cũng đúng là đêm anh bạn đồng tính vừa đến nơi, anh chồng ôm chăn ôm chiếu sang ngủ cùng anh bạn. Sáng hôm sau hai anh cứ cặp kè đi dạo bằng xe đạp, nằm võng đọc sách bên hồ nước đến tận trưa, ngồi ăn cũng ngồi cạnh nhau gắp cho nhau ăn, chả ngó ngàng gì đến vợ và bạn của vợ là bọn tớ. Đồng tính đến mức người ngoài đến chơi mấy ngày còn phát hiện được, huống hồ người trong nhà. Mà có thằng bé nào dễ thương hơn thằng bé con đấy không, nó đến cạnh tớ, vuốt tóc tớ, nhìn tớ một lúc rồi bảo "i love your hair". Tớ cười nhìn nó, nó lại bảo "You are so pretty. Can I sit on your lap?"
Nhưng nói thế thì chẳng nhẽ những người đồng tính không bao giờ được hưởng thú vui làm cha mẹ? Nói thì dễ, nhưng lúc lâm vào hoàn cảnh đó rồi thì mới thấy khó. Nên chỉ có thể nói là tớ cảm thấy mình may mắn khi được sinh ra là một người bình thường, và làm được những việc một người bình thường có thể làm.
Vừa nói xong đồng tính tử tế, đang định nói sang đồng tính tởm thì đến giờ hẹn ăn trưa rồi. Lượn cái đã, để hai thằng khỉ con này ở nhà cho chị giúp việc. Nhiều lúc có cảm tưởng mình là Cám, đi chơi để thóc trộn gạo ở nhà cho Tấm giải quyết.






Tuesday, April 24, 2007

Đời khổ




Có lẽ phải đến hơn một tháng rồi chẳng có tối nào được ở nhà hoặc được ở nhà mà không có khách. Tối nào cũng như tối nào hoặc là phải cắp ô cắp tráp đi ăn tối hoặc phải chuẩn bị nhà cửa để đón khách đến ăn tối. Chỉ ước có một buổi tối rỗi rãi để xem một bộ phim ưa thích, hoặc đọc một quyển sách ưa thích, mà hình như điều đó đã trở thành quá xa xỉ.
Chị giúp việc của tớ thuộc loại người yếu đuối (mà chị ấy gọi là tình cảm). Nếu công việc hơi vất vả hoặc ăn uống thất thường một tí là chị ấy trông rất phiền muộn, như là sắp khóc đến nơi. Nhiều lúc nghĩ cũng thương, nên cứ phải dành lấy làm cho xong. Cả ngày hôm nay đây là lần đầu tiên được ngồi thở. Mà chị ấy cũng không biết tổ chức sắp xếp công việc, không biết việc nào thì nên làm trước, việc nào thì phải làm sau. Tóm lại là cứ làm hùng hục việc mình muốn làm trước, xong cái đã rồi mới tính đến việc khác. Chính vì thế mà có hôm cứ cố dọn nốt cái nhà, lúc ngẩng lên thì đã muộn giờ thổi cơm. Ăn cơm muộn vừa ăn lại còn vừa càu nhàu. Thế mà bảo thôi dừng lại đi thổi cơm ăn đã thì chị ấy bảo "dọn nốt cho xong một việc".
Tớ nấu cơm Ý, bảo chị ấy nạo pho mát để cho vào. Cơm thì sắp chín đến nơi mà chị ấy vẫn cố gắng rửa cho xong mấy cái bát "dọn cho nó gọn". Gọn xong thì cơm nát toét. Bực lắm nhưng cũng chẳng nói nữa, vì biết rằng có nói cũng không hiểu, vì trong con mắt của chị ấy thì cái việc "dọn cho nó gọn" chẳng có gì là sai cả, chỉ có tớ là khó tính.
Có lẽ tớ phải đi học thiền, vừa thành ung dung tự tại mà có khi may ra thành chính quả lại có thể chỉ cần chống một ngón tay là nâng bổng được cả thân mình lên khỏi mặt đất, hoặc dùng một ngón tay chọc vỡ được cái chum, như sư phụ môn phái Vĩnh Xuân của tớ ngày xưa.
Mà cứ dọa đi học hết cái này đến cái khác mà chả học được cái gì. Tuần trước tớ bảo chồng tớ là "Em đi học lớp múa bụng", không làm sao tả được cái vẻ mặt của hắn khi nghe tớ nói thế. Nhưng mặc kệ, bao giờ rảnh rang tớ sẽ đi học belly dancing. Phải tập luyện một tí chứ, già đến nơi rồi. Đàn ông đầy các thói hư tật xấu, có ai bảo gì.


Đời khổ




Có lẽ phải đến hơn một tháng rồi chẳng có tối nào được ở nhà hoặc được ở nhà mà không có khách. Tối nào cũng như tối nào hoặc là phải cắp ô cắp tráp đi ăn tối hoặc phải chuẩn bị nhà cửa để đón khách đến ăn tối. Chỉ ước có một buổi tối rỗi rãi để xem một bộ phim ưa thích, hoặc đọc một quyển sách ưa thích, mà hình như điều đó đã trở thành quá xa xỉ.
Chị giúp việc của tớ thuộc loại người yếu đuối (mà chị ấy gọi là tình cảm). Nếu công việc hơi vất vả hoặc ăn uống thất thường một tí là chị ấy trông rất phiền muộn, như là sắp khóc đến nơi. Nhiều lúc nghĩ cũng thương, nên cứ phải dành lấy làm cho xong. Cả ngày hôm nay đây là lần đầu tiên được ngồi thở. Mà chị ấy cũng không biết tổ chức sắp xếp công việc, không biết việc nào thì nên làm trước, việc nào thì phải làm sau. Tóm lại là cứ làm hùng hục việc mình muốn làm trước, xong cái đã rồi mới tính đến việc khác. Chính vì thế mà có hôm cứ cố dọn nốt cái nhà, lúc ngẩng lên thì đã muộn giờ thổi cơm. Ăn cơm muộn vừa ăn lại còn vừa càu nhàu. Thế mà bảo thôi dừng lại đi thổi cơm ăn đã thì chị ấy bảo "dọn nốt cho xong một việc".
Tớ nấu cơm Ý, bảo chị ấy nạo pho mát để cho vào. Cơm thì sắp chín đến nơi mà chị ấy vẫn cố gắng rửa cho xong mấy cái bát "dọn cho nó gọn". Gọn xong thì cơm nát toét. Bực lắm nhưng cũng chẳng nói nữa, vì biết rằng có nói cũng không hiểu, vì trong con mắt của chị ấy thì cái việc "dọn cho nó gọn" chẳng có gì là sai cả, chỉ có tớ là khó tính.
Có lẽ tớ phải đi học thiền, vừa thành ung dung tự tại mà có khi may ra thành chính quả lại có thể chỉ cần chống một ngón tay là nâng bổng được cả thân mình lên khỏi mặt đất, hoặc dùng một ngón tay chọc vỡ được cái chum, như sư phụ môn phái Vĩnh Xuân của tớ ngày xưa.
Mà cứ dọa đi học hết cái này đến cái khác mà chả học được cái gì. Tuần trước tớ bảo chồng tớ là "Em đi học lớp múa bụng", không làm sao tả được cái vẻ mặt của hắn khi nghe tớ nói thế. Nhưng mặc kệ, bao giờ rảnh rang tớ sẽ đi học belly dancing. Phải tập luyện một tí chứ, già đến nơi rồi. Đàn ông đầy các thói hư tật xấu, có ai bảo gì.


Sunday, April 22, 2007

Chú Bình Nguyên và chú Minh




Chú Vũ An Bảo Khanh (khiếp, tên trúc trắc quá), đã ra đời hôm kia. Xinh ơi là xinh, mỗi tội cái mũi hơi to (cũng phải thôi, chú giống bố). Chú Vũ Anh Nhật Minh bị thất sủng phải đến nhà Bình Nguyên ở nhờ. Các chú đang phá tan nhà tôi ra.
Có quyển sách các chú cũng xé đôi mỗi chú đọc một nửa. Rồi các chú choảng nhau, khóc như ri. Đút cho chú này một thìa mà chưa kịp đổi tay để đút cho chú kia hoặc bế một chú thì y như rằng chú kia sẽ kêu inh ỏi. Rồi các chú lại xông vào ủn đẩy nhau tranh giành từ cái bát trở đi.
Hôm qua tranh thủ ngày chủ nhật rỗi rãi tớ lôi các chú ra công viên chơi. Công viên nắng ngập tràn, hoa nở trắng xóa. Có lẽ cả New York đều có mặt ở đây. Chú Vũ Anh Nhật Minh được thả xuống khỏi xe đẩy thì cứ đứng tấn giữa bãi cỏ phải đến 15 phút. Sau khi hoàn hồn chú lon ton ra giật quả bóng của một thằng bé chơi ở gần. Tất nhiên là thằng bé giật lại. Chú nổi khùng òa lên khóc. Chú khóc to quá làm thằng bé kia sợ chết khiếp, cũng khóc ầm lên. Lúc sau chú đã nín và lảng ra chỗ khác chơi rồi mà thằng bé kia vẫn không thể nín được.
Ở sân chơi cát có phải đến gần 20 đứa trẻ, chú Minh thích lắm, chú ngồi bệt xuống bốc cát và vung tay ném ra xung quanh. Được khoảng 5 phút thì sân chơi vắng teo. Hóa ra các bậc phụ huynh đã ý tứ kéo con họ ra chơi chỗ khác kẻo dính cát chú Minh ném. Cuối cùng cả sân chơi còn mỗi chú Minh ngồi ném cát một mình và chú Bình Nguyên ngồi khóc tỉ tê từ đầu đến cuối.

Chú Bình Nguyên và chú Minh




Chú Vũ An Bảo Khanh (khiếp, tên trúc trắc quá), đã ra đời hôm kia. Xinh ơi là xinh, mỗi tội cái mũi hơi to (cũng phải thôi, chú giống bố). Chú Vũ Anh Nhật Minh bị thất sủng phải đến nhà Bình Nguyên ở nhờ. Các chú đang phá tan nhà tôi ra.
Có quyển sách các chú cũng xé đôi mỗi chú đọc một nửa. Rồi các chú choảng nhau, khóc như ri. Đút cho chú này một thìa mà chưa kịp đổi tay để đút cho chú kia hoặc bế một chú thì y như rằng chú kia sẽ kêu inh ỏi. Rồi các chú lại xông vào ủn đẩy nhau tranh giành từ cái bát trở đi.
Hôm qua tranh thủ ngày chủ nhật rỗi rãi tớ lôi các chú ra công viên chơi. Công viên nắng ngập tràn, hoa nở trắng xóa. Có lẽ cả New York đều có mặt ở đây. Chú Vũ Anh Nhật Minh được thả xuống khỏi xe đẩy thì cứ đứng tấn giữa bãi cỏ phải đến 15 phút. Sau khi hoàn hồn chú lon ton ra giật quả bóng của một thằng bé chơi ở gần. Tất nhiên là thằng bé giật lại. Chú nổi khùng òa lên khóc. Chú khóc to quá làm thằng bé kia sợ chết khiếp, cũng khóc ầm lên. Lúc sau chú đã nín và lảng ra chỗ khác chơi rồi mà thằng bé kia vẫn không thể nín được.
Ở sân chơi cát có phải đến gần 20 đứa trẻ, chú Minh thích lắm, chú ngồi bệt xuống bốc cát và vung tay ném ra xung quanh. Được khoảng 5 phút thì sân chơi vắng teo. Hóa ra các bậc phụ huynh đã ý tứ kéo con họ ra chơi chỗ khác kẻo dính cát chú Minh ném. Cuối cùng cả sân chơi còn mỗi chú Minh ngồi ném cát một mình và chú Bình Nguyên ngồi khóc tỉ tê từ đầu đến cuối.

Nhịn

Câu chuyện này được chính chủ nhân của nó kể cho tớ nghe.
Silky là một cảnh sát của New York. Biệt danh Silky là do bác có giọng hát trầm khàn biểu cảm như Louis Amstrong. Cách đây 30 năm trong một chuyến thăm New York, nữ diễn viên nổi tiếng Sofia Loren bị cướp giật, chính Silky là người đã giúp cô tìm lại được những đồ vật bị mất. Nữ diễn viên vô cùng biết ơn và nhờ bác tháp tùng cô ra tận sân bay.
Silky vội vàng về nhà thay đồ. Bác nhảy lên một chiếc taxi và yêu cầu đi đến Brooklyn. Gã lái xe nhất định không chịu chở bác đi. Silky buộc phải nói "Tôi là cảnh sát và tôi đang làm nhiệm vụ. Anh không thể từ chối chở tôi được". Tưởng gã sợ, ai ngờ gã đùng đùng nhảy xuống, chạy vòng ra đằng sau mở cửa xe, chìa cổ tay ra trước mặt Silky và gào lên như hóa dại "Cảnh sát hả, thế thì bắt tao đi". Silky nhìn gã một lúc, bác suy nghĩ rất lung. Nếu bắt gã bác sẽ lỡ cơ hội có một không hai là được tháp tùng nữ diễn viên huyền thoại ra sân bay. Nhưng nếu không bắt gã là bác đã cho qua một hành vi coi thường pháp luật. Cuối cùng, lương tâm nghề nghiệp đã thắng. Silky không bao giờ gặp lại nữ diễn viên nữa.
Kể chuyện này để nói sang một chuyện khác. Cái chuyện nhịn ở trên đời. Nhịn ở đây là nín nhịn, chứ không phải nhịn ăn nhịn uống.
Mấy ai làm được như bác Silky. Hay là chúng ta tặc lưỡi bỏ qua, gọi xe khác mà đi. Hơi đâu đấu khẩu có khi thiệt thân mà lại bỏ lỡ dịp may hiếm có trên đời.
Có khi đi ngoài đường, đi hoàn toàn đúng luật. Có một thằng luồn lách, tông vào mình. Mình chưa kịp nói gì nó đã văng tục phủ đầu. Gân cổ nói lại chắc gì đã nói kịp, mà nhẹ nhàng phân tích thì cũng bằng thừa. Thôi nhịn.
Một nàng đồng nghiệp giỏi ghen ăn tức ở. Làm việc không làm chỉ lo dựng chuyện hờn dỗi cấu xé sếp. Mới đầu cũng bực lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì thấy cái sự được người khác ghen cũng rất hay, rất thú vị. Có phải ai cũng được người khác ghen đâu. Thôi nhịn.
Đi bộ trên vỉa hè. Gặp bà ăn xin ngày nào cũng đứng đúng chỗ đấy xin tiền về quê còn thiếu hai nghìn. Lắc đầu, bị ăn ngay câu chửi. Thế làm thế nào, lớn tiếng tố cáo à? Chả rỗi hơi. Nhịn tiếp.
Đi du lịch. Lũ trẻ con học hành không học, chỉ sáng sáng chiều chiều chầu trực ở chân cồn cát, đợi khách du lịch đến thì xông đến dẫn đường (ngay cả khi người ta không cần dẫn). Ăn mày thành nghề nghiệp hẳn hoi. Ai không cho cái gì thì xông đến ôm chân như ăn vạ. Nhất quyết không cho tiền, cũng ăn ngay câu chửi. Trẻ con trẻ mỏ, chẳng nhẽ cũng gân cổ đấu khẩu thì quá bằng chúng nó. Thôi nhịn tiếp.
Lên xe taxi (ở New York), địa chỉ cần đến ở cách đấy 5 phố (5 blocks từ phía Bắc). Chị lái taxi đi ngoằn ngoèo sáng tạo, cuối cùng thả mình ở một chỗ cách chỗ mình cần đến cũng đúng 5 blocks (từ phía Đông) rồi bảo "You can walk there". Hóa đơn taxi gần 10usd, trong khi nếu đi 5 blocks thì có khi chỉ 3usd. Đôi co một hồi, chợt nhận ra là có nói nữa thì cái bộ óc đấy cũng không thể hiểu được. Nên nhịn.

Ở trên đời, chẳng mấy thằng đen như thằng lái xe của bác Silky.
Chính vì vậy mà rất nhiều hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, hoặc đơn giản là tầm thường nhỏ nhen kém cỏi, đã được cho qua. Và tác giả của nó chẳng nhận được bài học nào đích đáng để còn nhớ đời.
Nếu nói hoa mỹ như các cụ ta ngày xưa thì là "tránh voi chả xấu mặt nào". Còn nếu nói kiểu "thô như cái bô" thì sẽ làm phép so sánh như thế này. Mình đang yên đang lành, đi đường gặp chó dại. Không lo mà tránh xa lại còn léng phéng đến gần nó đớp cho một phát, đang không dại lại thành dại có phải là thiệt thân hay không?
Nên là vinh quang cái sự nhịn.



Nhịn

Câu chuyện này được chính chủ nhân của nó kể cho tớ nghe.
Silky là một cảnh sát của New York. Biệt danh Silky là do bác có giọng hát trầm khàn biểu cảm như Louis Amstrong. Cách đây 30 năm trong một chuyến thăm New York, nữ diễn viên nổi tiếng Sofia Loren bị cướp giật, chính Silky là người đã giúp cô tìm lại được những đồ vật bị mất. Nữ diễn viên vô cùng biết ơn và nhờ bác tháp tùng cô ra tận sân bay.
Silky vội vàng về nhà thay đồ. Bác nhảy lên một chiếc taxi và yêu cầu đi đến Brooklyn. Gã lái xe nhất định không chịu chở bác đi. Silky buộc phải nói "Tôi là cảnh sát và tôi đang làm nhiệm vụ. Anh không thể từ chối chở tôi được". Tưởng gã sợ, ai ngờ gã đùng đùng nhảy xuống, chạy vòng ra đằng sau mở cửa xe, chìa cổ tay ra trước mặt Silky và gào lên như hóa dại "Cảnh sát hả, thế thì bắt tao đi". Silky nhìn gã một lúc, bác suy nghĩ rất lung. Nếu bắt gã bác sẽ lỡ cơ hội có một không hai là được tháp tùng nữ diễn viên huyền thoại ra sân bay. Nhưng nếu không bắt gã là bác đã cho qua một hành vi coi thường pháp luật. Cuối cùng, lương tâm nghề nghiệp đã thắng. Silky không bao giờ gặp lại nữ diễn viên nữa.
Kể chuyện này để nói sang một chuyện khác. Cái chuyện nhịn ở trên đời. Nhịn ở đây là nín nhịn, chứ không phải nhịn ăn nhịn uống.
Mấy ai làm được như bác Silky. Hay là chúng ta tặc lưỡi bỏ qua, gọi xe khác mà đi. Hơi đâu đấu khẩu có khi thiệt thân mà lại bỏ lỡ dịp may hiếm có trên đời.
Có khi đi ngoài đường, đi hoàn toàn đúng luật. Có một thằng luồn lách, tông vào mình. Mình chưa kịp nói gì nó đã văng tục phủ đầu. Gân cổ nói lại chắc gì đã nói kịp, mà nhẹ nhàng phân tích thì cũng bằng thừa. Thôi nhịn.
Một nàng đồng nghiệp giỏi ghen ăn tức ở. Làm việc không làm chỉ lo dựng chuyện hờn dỗi cấu xé sếp. Mới đầu cũng bực lắm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì thấy cái sự được người khác ghen cũng rất hay, rất thú vị. Có phải ai cũng được người khác ghen đâu. Thôi nhịn.
Đi bộ trên vỉa hè. Gặp bà ăn xin ngày nào cũng đứng đúng chỗ đấy xin tiền về quê còn thiếu hai nghìn. Lắc đầu, bị ăn ngay câu chửi. Thế làm thế nào, lớn tiếng tố cáo à? Chả rỗi hơi. Nhịn tiếp.
Đi du lịch. Lũ trẻ con học hành không học, chỉ sáng sáng chiều chiều chầu trực ở chân cồn cát, đợi khách du lịch đến thì xông đến dẫn đường (ngay cả khi người ta không cần dẫn). Ăn mày thành nghề nghiệp hẳn hoi. Ai không cho cái gì thì xông đến ôm chân như ăn vạ. Nhất quyết không cho tiền, cũng ăn ngay câu chửi. Trẻ con trẻ mỏ, chẳng nhẽ cũng gân cổ đấu khẩu thì quá bằng chúng nó. Thôi nhịn tiếp.
Lên xe taxi (ở New York), địa chỉ cần đến ở cách đấy 5 phố (5 blocks từ phía Bắc). Chị lái taxi đi ngoằn ngoèo sáng tạo, cuối cùng thả mình ở một chỗ cách chỗ mình cần đến cũng đúng 5 blocks (từ phía Đông) rồi bảo "You can walk there". Hóa đơn taxi gần 10usd, trong khi nếu đi 5 blocks thì có khi chỉ 3usd. Đôi co một hồi, chợt nhận ra là có nói nữa thì cái bộ óc đấy cũng không thể hiểu được. Nên nhịn.

Ở trên đời, chẳng mấy thằng đen như thằng lái xe của bác Silky.
Chính vì vậy mà rất nhiều hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, hoặc đơn giản là tầm thường nhỏ nhen kém cỏi, đã được cho qua. Và tác giả của nó chẳng nhận được bài học nào đích đáng để còn nhớ đời.
Nếu nói hoa mỹ như các cụ ta ngày xưa thì là "tránh voi chả xấu mặt nào". Còn nếu nói kiểu "thô như cái bô" thì sẽ làm phép so sánh như thế này. Mình đang yên đang lành, đi đường gặp chó dại. Không lo mà tránh xa lại còn léng phéng đến gần nó đớp cho một phát, đang không dại lại thành dại có phải là thiệt thân hay không?
Nên là vinh quang cái sự nhịn.



Friday, April 20, 2007

Chú Bình Nguyên khỏi ốm rồi




Chú Bình Nguyên khỏi ốm rồi.
Mặt chú hơi xanh xao, đít chú tóp và chân chú khẳng khiu nhưng mà chú khỏi ốm rồi, thích quá. Chú chạy bình bịch trong nhà, lục thùng rác, nói chuyện điện thoại và trèo lên ghế để nhảy xuống. Mẹ chú vui quá. Đi shopping cái đã, nhân thể hôm nay đẹp trời.

Chú Bình Nguyên khỏi ốm rồi




Chú Bình Nguyên khỏi ốm rồi.
Mặt chú hơi xanh xao, đít chú tóp và chân chú khẳng khiu nhưng mà chú khỏi ốm rồi, thích quá. Chú chạy bình bịch trong nhà, lục thùng rác, nói chuyện điện thoại và trèo lên ghế để nhảy xuống. Mẹ chú vui quá. Đi shopping cái đã, nhân thể hôm nay đẹp trời.

Wednesday, April 18, 2007

Nước hoa- mania




Chả hiểu sao tớ rất ít khi thích nước hoa đàn ông. Trong tất cả các loại đã ngửi may ra thích mỗi Very Valentino, ngoài ra ngửi thấy mùi gì cũng nhăn nhó. Nên hôm nay tớ chỉ nói đến nước hoa dành cho đàn bà thôi nhé, và chỉ nói đến Eau de Parfum. Tại sao, vì Eau de Toilette thì nhạt nhẽo quá, xịt rào rào vẫn chưa thấy ra bản chất vấn đề. Còn Parfum thì đậm đặc quá, mỗi lần dùng lại cứ phải chấm chấm, nhiều khi chưa chấm vào người được tí nào thì tay đã mùi nồng nặc, rửa mãi không hết.
Như rất nhiều các đàn bà khác, tớ là một đệ tử (không trung thành lắm, mà tớ thì có trung thành với cái gì bao giờ) của nước hoa. Cách đây khoảng 7, 8 năm tớ sưu tập nước hoa. Cứ lọ gì thích là mua. Mùi hương nào thích là tìm hiểu để mua. Đến mức ai dùng nước hoa gì cũng biết, còn trong phòng ngủ thì lỉnh kỉnh mấy chục loại chai lọ.
Nhưng cái sự "ai dùng nước hoa nào cũng biết" thực ra chẳng có gì ghê gớm. Vì nói chung "những người sống quanh ta" hầu như quanh đi quẩn lại chỉ dùng vài loại phổ biến, Nina Ricci, Chanel Coco, CK, Elizabeth Arden, Dior Addict, Tresor, Hugo Boss vv.
Nhưng rồi mũi tớ càng ngày càng khó tính. Ngửi thấy mùi gì cũng nhăn nhó. Tớ thu hẹp phạm vi sử dụng của mình, chỉ còn dùng mỗi Coco Mademoiselle của Chanel. Nhược điểm của loại nước hoa này, với tớ, là mùi top rất nồng. Nên để enjoy được nó, tớ phải đợi cho mùi top và mùi heart bay hết, chỉ còn mùi base (nửa nạc nửa mỡ, nhưng chả dịch được ra tiếng việt). Nhưng nhiều khi để đợi còn mùi base thì tớ đã lên cơn đau đầu mất cả buổi rồi. Thế nên giải pháp mà tớ chọn là không xịt vào da, chỉ xịt ra ngoài không khí rồi chạy ào qua, hoặc xịt vào áo hôm trước hôm sau mới đem ra dùng. Mặc dù cách này hơi hại quần áo, nhưng chả sao nếu xịt vào chỗ nào khuất khuất trên quần áo, ví dụ mặt trong của gấu quần gấu áo.
Mất thì giờ thế, nhưng mùi base của Coco Mademoiselle cực kỳ đáng yêu. Thơm đến "gắt gỏng", mặc dù "gắt gỏng" không phải là từ chuẩn xác. Ý tớ muốn nói là mùi thơm của nó rất đàn bà, rất quyến rũ, rất sâu lắng và sang trọng. Mùi nước hoa này lưu lại trong không khí luôn luôn làm tớ phải dừng lại hít hít. Đây là một mùi hương đánh động đến các giác quan của người ngửi.
Một loại nước hoa khác có mùi base để lại kết quả tương tự là Dior Addict và Armani Mania. Cũng cùng kiểu ấn tượng như Coco M như trên. Khổ nỗi Dior Addict thì lại còn nồng nặc hơn. Hôm nào mà tớ quên không chuẩn bị từ hôm trước, trước khi chui vào xe mới xịt thì hôm đó đau đầu cả buổi. Còn Armani Mania thì nhẹ nhàng hơn (một tẹo) mặc dù cũng rất quyến rũ, cũng là thứ nước hoa hiện giờ tớ thỉnh thoảng dùng. Nhưng chỉ Armani Mania Pour Femme thôi nhé. Armani Mania Pour Homme ngửi phải một cái là tớ có thể lăn ra ăn vạ ngay, vì mùi cực kỳ hắc, nói đau đầu thì vẫn còn là nhẹ.
Không biết người khác nghĩ thế nào, nhưng với tớ, Hugo Boss thì hơi nam tính quá (nhưng đàn ông mà dùng thì lại thấy không đủ nam tính). CK và Kenzo thì mạnh mẽ trẻ trung, chỉ đi chơi ở chỗ nào thoáng rộng thì được. Nina Ricci thơm hơi ác liệt, cứ thơm như phấn rôm ấy. Elizabeth Arden mát mẻ thanh khiết như một cơn gió mát mùa hè, nhưng không có độ sâu lắng. Acqua di Giò của Giorgio Armani cũng vậy. Touch của Burberry hắc, nếu xịt rồi đi ngoài mưa thì lại được. Chanel No 5 rõ ràng là nổi tiếng, nhưng trong phức hợp mùi hương của nó có một cái gì đó (chắc do tại một thành phần nào đó) mà tớ không thích và cũng không định nghĩa được. Bvlgary thì rất quý phái, nhưng không đằm thắm như tớ muốn. Trésor ngửi mùi top thì thấy hơi rẻ tiền, phải đợi đến mùi base thì mới ngọt. Năm ngoái tớ được cho một lọ Missoni, cũng tạm được, kết hợp của hoa nhài và hoa hồng, ngọt ngào và ma lực, nhưng chóng nhàm, vẫn không phải một mùi hương mà tớ crazy about.

Bi giờ thì tớ đã tìm được mùi nước hoa của tớ. Prada. Tớ không thích thời trang quần áo túi xách ăn chơi quằn quại của Prada lắm. Nhưng phong cách của Prada Eau de Parfum thì khác hẳn. Prada EDP có mùi ngọt ngào quyến rũ rất cổ điển, sang trọng, sâu lắng và tinh tế, những đặc tính tớ thích ở nước hoa, mặc dù đây là loại nước hoa mới, hình như mới từ năm 2004. Mùi hương top, heart và base khá dịu dàng và thống nhất nên không cần phải xịt trước cả tiếng đồng hồ. Hơn nữa, trong những buổi dạ tiệc đông người, Prada EDP sẽ không quá xung đột. Cứ tưởng tượng người người chen chúc mà lại ngửi phải mùi cá tính như CK thì chắc là sẽ nhăn nhó lắm. Cô người mẫu quảng cáo cho loại nước hoa này có khuôn mặt thanh tú và đôi mắt xanh biếc hoang dại như mắt mèo. Eo ôi, nếu Prada mà biết tớ ca ngợi thế này chắc sẽ phải cám ơn tớ lắm lắm.

Mà khi mua nước hoa, nếu không có địa chỉ online tuyệt đối tin cậy hoặc không cực kỳ sành, thì đừng có dại mà mua online, chất lượng chả biết thế nào. Tớ cứ đến chính cửa hiệu của loại mà tớ thích để mua, nhiều khi đắt gấp mấy lần nhưng đảm bảo.

Khi đi dự tiệc, hẹn ăn tối ở một nhà hàng sang trọng, gặp đối tác, hoặc ngay cả khi thấy tâm trạng xuống dốc, dùng mùi nước hoa mình yêu thích vừa lịch sự vừa có thể mang lại những hiệu quả không ngờ. Nhưng với tớ, nước hoa dù có tuyệt đến mấy thì cũng có lúc nhàm. Chỉ có mùi hương tự nhiên của cơ thể là quyến rũ nhất (xin chú thích là cơ thể sạch sẽ đấy nhé). Mùi đàn ông ngửi từ sau tai và trên ngực, và mùi tóc, bản năng và quyến rũ (chớ dại ngửi chỗ khác). Mùi đàn bà thì tớ không biết, vì chưa (và cũng không mong) có dịp. Nhưng chắc là cũng ở quanh đâu đó, còn nhớ Napoleon luôn luôn nhắn Josephine rằng "Đừng tắm, anh đang trên đường đến với em đây", vì vậy có thể nói mùi tự nhiên của đàn bà cũng rất quyến rũ.
Không hiểu ở đâu mà tớ lại nhớ có một cậu bé đã bảo mẹ của mình rằng "mẹ ơi, mẹ thơm lắm ý, mẹ thơm như một bó hoa" (tức là thơm hơn một bông hoa nhiều).
Còn một mùi nữa mà tớ thích lắm lắm í, đấy là mùi của Bình Nguyên. Chú mũm mĩm và thơm ơi là thơm, thơm hơn cả nước hoa, thơm hơn cả kẹo. Tớ rúc mũi vào gáy chú, vào tóc chú, vào tai chú hít hít, chú buồn quá cứ nghẹo cổ tránh hoặc cười khanh khách. Bình Nguyên của tớ thơm nhất trên đời.







Nước hoa- mania




Chả hiểu sao tớ rất ít khi thích nước hoa đàn ông. Trong tất cả các loại đã ngửi may ra thích mỗi Very Valentino, ngoài ra ngửi thấy mùi gì cũng nhăn nhó. Nên hôm nay tớ chỉ nói đến nước hoa dành cho đàn bà thôi nhé, và chỉ nói đến Eau de Parfum. Tại sao, vì Eau de Toilette thì nhạt nhẽo quá, xịt rào rào vẫn chưa thấy ra bản chất vấn đề. Còn Parfum thì đậm đặc quá, mỗi lần dùng lại cứ phải chấm chấm, nhiều khi chưa chấm vào người được tí nào thì tay đã mùi nồng nặc, rửa mãi không hết.
Như rất nhiều các đàn bà khác, tớ là một đệ tử (không trung thành lắm, mà tớ thì có trung thành với cái gì bao giờ) của nước hoa. Cách đây khoảng 7, 8 năm tớ sưu tập nước hoa. Cứ lọ gì thích là mua. Mùi hương nào thích là tìm hiểu để mua. Đến mức ai dùng nước hoa gì cũng biết, còn trong phòng ngủ thì lỉnh kỉnh mấy chục loại chai lọ.
Nhưng cái sự "ai dùng nước hoa nào cũng biết" thực ra chẳng có gì ghê gớm. Vì nói chung "những người sống quanh ta" hầu như quanh đi quẩn lại chỉ dùng vài loại phổ biến, Nina Ricci, Chanel Coco, CK, Elizabeth Arden, Dior Addict, Tresor, Hugo Boss vv.
Nhưng rồi mũi tớ càng ngày càng khó tính. Ngửi thấy mùi gì cũng nhăn nhó. Tớ thu hẹp phạm vi sử dụng của mình, chỉ còn dùng mỗi Coco Mademoiselle của Chanel. Nhược điểm của loại nước hoa này, với tớ, là mùi top rất nồng. Nên để enjoy được nó, tớ phải đợi cho mùi top và mùi heart bay hết, chỉ còn mùi base (nửa nạc nửa mỡ, nhưng chả dịch được ra tiếng việt). Nhưng nhiều khi để đợi còn mùi base thì tớ đã lên cơn đau đầu mất cả buổi rồi. Thế nên giải pháp mà tớ chọn là không xịt vào da, chỉ xịt ra ngoài không khí rồi chạy ào qua, hoặc xịt vào áo hôm trước hôm sau mới đem ra dùng. Mặc dù cách này hơi hại quần áo, nhưng chả sao nếu xịt vào chỗ nào khuất khuất trên quần áo, ví dụ mặt trong của gấu quần gấu áo.
Mất thì giờ thế, nhưng mùi base của Coco Mademoiselle cực kỳ đáng yêu. Thơm đến "gắt gỏng", mặc dù "gắt gỏng" không phải là từ chuẩn xác. Ý tớ muốn nói là mùi thơm của nó rất đàn bà, rất quyến rũ, rất sâu lắng và sang trọng. Mùi nước hoa này lưu lại trong không khí luôn luôn làm tớ phải dừng lại hít hít. Đây là một mùi hương đánh động đến các giác quan của người ngửi.
Một loại nước hoa khác có mùi base để lại kết quả tương tự là Dior Addict và Armani Mania. Cũng cùng kiểu ấn tượng như Coco M như trên. Khổ nỗi Dior Addict thì lại còn nồng nặc hơn. Hôm nào mà tớ quên không chuẩn bị từ hôm trước, trước khi chui vào xe mới xịt thì hôm đó đau đầu cả buổi. Còn Armani Mania thì nhẹ nhàng hơn (một tẹo) mặc dù cũng rất quyến rũ, cũng là thứ nước hoa hiện giờ tớ thỉnh thoảng dùng. Nhưng chỉ Armani Mania Pour Femme thôi nhé. Armani Mania Pour Homme ngửi phải một cái là tớ có thể lăn ra ăn vạ ngay, vì mùi cực kỳ hắc, nói đau đầu thì vẫn còn là nhẹ.
Không biết người khác nghĩ thế nào, nhưng với tớ, Hugo Boss thì hơi nam tính quá (nhưng đàn ông mà dùng thì lại thấy không đủ nam tính). CK và Kenzo thì mạnh mẽ trẻ trung, chỉ đi chơi ở chỗ nào thoáng rộng thì được. Nina Ricci thơm hơi ác liệt, cứ thơm như phấn rôm ấy. Elizabeth Arden mát mẻ thanh khiết như một cơn gió mát mùa hè, nhưng không có độ sâu lắng. Acqua di Giò của Giorgio Armani cũng vậy. Touch của Burberry hắc, nếu xịt rồi đi ngoài mưa thì lại được. Chanel No 5 rõ ràng là nổi tiếng, nhưng trong phức hợp mùi hương của nó có một cái gì đó (chắc do tại một thành phần nào đó) mà tớ không thích và cũng không định nghĩa được. Bvlgary thì rất quý phái, nhưng không đằm thắm như tớ muốn. Trésor ngửi mùi top thì thấy hơi rẻ tiền, phải đợi đến mùi base thì mới ngọt. Năm ngoái tớ được cho một lọ Missoni, cũng tạm được, kết hợp của hoa nhài và hoa hồng, ngọt ngào và ma lực, nhưng chóng nhàm, vẫn không phải một mùi hương mà tớ crazy about.

Bi giờ thì tớ đã tìm được mùi nước hoa của tớ. Prada. Tớ không thích thời trang quần áo túi xách ăn chơi quằn quại của Prada lắm. Nhưng phong cách của Prada Eau de Parfum thì khác hẳn. Prada EDP có mùi ngọt ngào quyến rũ rất cổ điển, sang trọng, sâu lắng và tinh tế, những đặc tính tớ thích ở nước hoa, mặc dù đây là loại nước hoa mới, hình như mới từ năm 2004. Mùi hương top, heart và base khá dịu dàng và thống nhất nên không cần phải xịt trước cả tiếng đồng hồ. Hơn nữa, trong những buổi dạ tiệc đông người, Prada EDP sẽ không quá xung đột. Cứ tưởng tượng người người chen chúc mà lại ngửi phải mùi cá tính như CK thì chắc là sẽ nhăn nhó lắm. Cô người mẫu quảng cáo cho loại nước hoa này có khuôn mặt thanh tú và đôi mắt xanh biếc hoang dại như mắt mèo. Eo ôi, nếu Prada mà biết tớ ca ngợi thế này chắc sẽ phải cám ơn tớ lắm lắm.

Mà khi mua nước hoa, nếu không có địa chỉ online tuyệt đối tin cậy hoặc không cực kỳ sành, thì đừng có dại mà mua online, chất lượng chả biết thế nào. Tớ cứ đến chính cửa hiệu của loại mà tớ thích để mua, nhiều khi đắt gấp mấy lần nhưng đảm bảo.

Khi đi dự tiệc, hẹn ăn tối ở một nhà hàng sang trọng, gặp đối tác, hoặc ngay cả khi thấy tâm trạng xuống dốc, dùng mùi nước hoa mình yêu thích vừa lịch sự vừa có thể mang lại những hiệu quả không ngờ. Nhưng với tớ, nước hoa dù có tuyệt đến mấy thì cũng có lúc nhàm. Chỉ có mùi hương tự nhiên của cơ thể là quyến rũ nhất (xin chú thích là cơ thể sạch sẽ đấy nhé). Mùi đàn ông ngửi từ sau tai và trên ngực, và mùi tóc, bản năng và quyến rũ (chớ dại ngửi chỗ khác). Mùi đàn bà thì tớ không biết, vì chưa (và cũng không mong) có dịp. Nhưng chắc là cũng ở quanh đâu đó, còn nhớ Napoleon luôn luôn nhắn Josephine rằng "Đừng tắm, anh đang trên đường đến với em đây", vì vậy có thể nói mùi tự nhiên của đàn bà cũng rất quyến rũ.
Không hiểu ở đâu mà tớ lại nhớ có một cậu bé đã bảo mẹ của mình rằng "mẹ ơi, mẹ thơm lắm ý, mẹ thơm như một bó hoa" (tức là thơm hơn một bông hoa nhiều).
Còn một mùi nữa mà tớ thích lắm lắm í, đấy là mùi của Bình Nguyên. Chú mũm mĩm và thơm ơi là thơm, thơm hơn cả nước hoa, thơm hơn cả kẹo. Tớ rúc mũi vào gáy chú, vào tóc chú, vào tai chú hít hít, chú buồn quá cứ nghẹo cổ tránh hoặc cười khanh khách. Bình Nguyên của tớ thơm nhất trên đời.







Chú Bình Nguyên bị ốm




Hôm nay chú Bình Nguyên ốm rồi. Buồn quá.
Tối qua vừa ngồi vào bàn ăn tối thì chị giúp việc gọi bảo là chú sốt đến 109 độ (tương đương hơn 42 độ C). Hỏi là đo mấy lần thì bảo đo cả hai lần đều 109. Mình và bố Bình Nguyên vội vàng về nhà, suýt nữa thì gọi cấp cứu. Về đến nhà hóa ra là chú sốt 100,9 độ. Hú hồn. Khổ thân bố chú đói cả ngày vừa ăn được vài miếng. Chị giúp việc của tớ rất nhắng. Có hôm tớ ra ngân hàng. Dặn chị ấy đứng đợi. Lúc xong việc quay ra thấy chị ấy đứng nghênh ngang ngay cửa ra vào, sau lưng chị ấy là một dãy dài xếp hàng mà chị ấy chả biết gì. Tớ phải vội vàng kéo chị ấy sang một bên lấy chỗ cho bà con. Khổ lắm cơ. Cũng tại cái bọn NY này hơi một tí là xếp hàng.
Hôm qua tự nhiên tớ thấy chú Bình Nguyên cứ nói líu lo còn tay thì vung lên quá đầu, ngón tay chỉ lên trần nhà. Thấy điệu bộ cứ quen quen. Nghĩ mãi thì mới nhớ ra đấy là thói quen của chị giúp việc. Nói cái gì chị ấy cũng đưa một tay lên quá đầu và ngón tay thì trỏ lên trần nhà như thế.
Ông đưa thư mang bưu phẩm đến. Chị ấy vừa mở cửa thì ông ấy líu lo một hồi, thay vì chả nói gì mà chỉ giao và bắt ký nhận như mấy người khác. Thế là tớ nghe thấy chị ấy bảo "I don't know" rồi đóng cửa cái sầm. Báo hại tớ hôm sau phải gọi điện đòi lại bưu phẩm.
Chết tôi. Không hiểu còn thêm những khoản động trời nào nữa.
Nhưng mà hôm nay chú Bình Nguyên ốm rồi. Buồn quá. Chú sốt hừng hực, mặt mũi đỏ tưng bừng, mắt lờ đờ. Đặt đâu là chú nằm yên đấy như cọng rau héo. Thế mà mỗi lần mẹ chú cúi xuống nhòm chú cười thì chú lại cũng cố gắng nhe răng ra cười với mẹ, mặc dù trông chú thật mệt mỏi. Chú giống bố chú, chẳng muốn làm mất lòng ai bao giờ. Nếu mẹ cúi xuống thật gần thì chú sẽ vòng hai cái cánh tay nóng hầm hập vì sốt quanh cổ mẹ. Chú nóng quá nên mẹ chú cho chú mặc áo hở nách. Trông cánh tay chú trắng trắng, mũm mĩm, ngẵn tũn, thương ơi là thương.
Ốm là thế mà chú chẳng chịu bỏ bữa nào, vẫn cứ ăn tì tì. Điểm này chú cũng lại giống bố chú rồi.
Bố mẹ chú sẽ hủy tất cả những tiệc tùng buổi tối cho đến tận khi chú khỏi. Ai nỡ bỏ chú ốm còng queo ở nhà cơ chứ. Mẹ chú ước được ở nhà buổi tối nhiều hơn với chú. Cứ mỗi lần bố mẹ ra khỏi nhà là chú lại ngồi bệt xuống đất khóc như mưa. Còn nếu bố mẹ ở nhà, ngồi ở phòng khách với chú thì chú thích lắm, chú tha thẩn chơi một mình, chẳng quấy nhiễu gì ai cả. Chốc chốc chú lại chạy ra lăn kềnh vào lòng mẹ, chân tay gác tứ tung.
Nhưng mà hôm nay chú ốm rồi. Buồn quá. Nhà vắng teo, chẳng có tiếng nói líu lo, chân chạy bình bịch và tiếng cười khanh khách của chú như mọi ngày.

Chú Bình Nguyên bị ốm




Hôm nay chú Bình Nguyên ốm rồi. Buồn quá.
Tối qua vừa ngồi vào bàn ăn tối thì chị giúp việc gọi bảo là chú sốt đến 109 độ (tương đương hơn 42 độ C). Hỏi là đo mấy lần thì bảo đo cả hai lần đều 109. Mình và bố Bình Nguyên vội vàng về nhà, suýt nữa thì gọi cấp cứu. Về đến nhà hóa ra là chú sốt 100,9 độ. Hú hồn. Khổ thân bố chú đói cả ngày vừa ăn được vài miếng. Chị giúp việc của tớ rất nhắng. Có hôm tớ ra ngân hàng. Dặn chị ấy đứng đợi. Lúc xong việc quay ra thấy chị ấy đứng nghênh ngang ngay cửa ra vào, sau lưng chị ấy là một dãy dài xếp hàng mà chị ấy chả biết gì. Tớ phải vội vàng kéo chị ấy sang một bên lấy chỗ cho bà con. Khổ lắm cơ. Cũng tại cái bọn NY này hơi một tí là xếp hàng.
Hôm qua tự nhiên tớ thấy chú Bình Nguyên cứ nói líu lo còn tay thì vung lên quá đầu, ngón tay chỉ lên trần nhà. Thấy điệu bộ cứ quen quen. Nghĩ mãi thì mới nhớ ra đấy là thói quen của chị giúp việc. Nói cái gì chị ấy cũng đưa một tay lên quá đầu và ngón tay thì trỏ lên trần nhà như thế.
Ông đưa thư mang bưu phẩm đến. Chị ấy vừa mở cửa thì ông ấy líu lo một hồi, thay vì chả nói gì mà chỉ giao và bắt ký nhận như mấy người khác. Thế là tớ nghe thấy chị ấy bảo "I don't know" rồi đóng cửa cái sầm. Báo hại tớ hôm sau phải gọi điện đòi lại bưu phẩm.
Chết tôi. Không hiểu còn thêm những khoản động trời nào nữa.
Nhưng mà hôm nay chú Bình Nguyên ốm rồi. Buồn quá. Chú sốt hừng hực, mặt mũi đỏ tưng bừng, mắt lờ đờ. Đặt đâu là chú nằm yên đấy như cọng rau héo. Thế mà mỗi lần mẹ chú cúi xuống nhòm chú cười thì chú lại cũng cố gắng nhe răng ra cười với mẹ, mặc dù trông chú thật mệt mỏi. Chú giống bố chú, chẳng muốn làm mất lòng ai bao giờ. Nếu mẹ cúi xuống thật gần thì chú sẽ vòng hai cái cánh tay nóng hầm hập vì sốt quanh cổ mẹ. Chú nóng quá nên mẹ chú cho chú mặc áo hở nách. Trông cánh tay chú trắng trắng, mũm mĩm, ngẵn tũn, thương ơi là thương.
Ốm là thế mà chú chẳng chịu bỏ bữa nào, vẫn cứ ăn tì tì. Điểm này chú cũng lại giống bố chú rồi.
Bố mẹ chú sẽ hủy tất cả những tiệc tùng buổi tối cho đến tận khi chú khỏi. Ai nỡ bỏ chú ốm còng queo ở nhà cơ chứ. Mẹ chú ước được ở nhà buổi tối nhiều hơn với chú. Cứ mỗi lần bố mẹ ra khỏi nhà là chú lại ngồi bệt xuống đất khóc như mưa. Còn nếu bố mẹ ở nhà, ngồi ở phòng khách với chú thì chú thích lắm, chú tha thẩn chơi một mình, chẳng quấy nhiễu gì ai cả. Chốc chốc chú lại chạy ra lăn kềnh vào lòng mẹ, chân tay gác tứ tung.
Nhưng mà hôm nay chú ốm rồi. Buồn quá. Nhà vắng teo, chẳng có tiếng nói líu lo, chân chạy bình bịch và tiếng cười khanh khách của chú như mọi ngày.

Monday, April 16, 2007

Thơ thẩn tí nhá

Chắc rất nhiều người biết bài thơ Stop all the clocks của W.H Auden

Stop all the clocks, cut off the telephone


Prevent the dog from barking with a juicy bone


Silence the pianos, and with muffled drum


Bring out the coffin, let the mourners come



Let aeroplanes circle moaning overhead


Scribbling on the sky the message He Is Dead


Put crepe bows round the white necks of the public doves


Let the traffic policemen wear black cotton gloves



He was my North, my South, my East and West,


My working week and my Sunday rest,


My noon, my midnight, my talk, my song


I thought that love would last forever. I was wrong



The stars are not wanted now. Put out every one


Pack up the moon and dismantle the sun


Pour away the ocean, and sweep up the wood


For nothing now can ever come to any good



Đợi tí. Bố con Bình Nguyên đang lái ô tô đồ chơi ầm ĩ sau lưng, lại còn thêm nhạc thính phòng nữa chứ. Không thể tập trung được. Đợi tí.

Ổn rồi. Đã mời cả hai bố con nhà nó xuống nhà dưới. Lại nói tiếp về bài thơ. Nếu ai đã từng xem bộ phim Bốn đám cưới và một đám ma thì hẳn đã nhớ bài thơ này. Tớ luôn luôn nghĩ rằng tiếng Anh của dân Scotland thì nghe quê không thể chịu được, nhưng cậu diễn viên đọc bài thơ này trong phim với giọng Scotland đặc sệt thì nghe thật là tình cảm. Mà chắc cũng không nhiều người biết tác giả của bài thơ là người đồng tính. Đồng tính mà tình cảm gớm. Mà tớ nghe thiên hạ nói càng đồng tính thì càng tình cảm. Nhưng có hai loại đồng tính, đồng tính tử tế và đồng tính tởm không chịu được. Đấy, chết cái tội lan man, thôi để nói chủ đề này ở entry khác. Ở đây tớ muốn nói là đây là một bài thơ tuyệt hay, mà cá nhân tớ thích nhất hai khổ cuối. Eo ôi, muốn dịch ra tiếng Việt quá đi mất, cho thỏa cơn nghiền ngôn ngữ. Nhưng mà cứ được vài chữ thì lại tự cảm thấy xấu hổ với nguyên tác. Cứ thử tí nhá,
Hãy dập tắt các vì sao đi, chẳng ai cần chúng nữa

Hãy che phủ mặt trăng và phá nát mặt trời.

Đổ cạn nước đại dương đi, và quét tung rừng thẳm.

Vì chẳng điều gì còn nghĩa nữa, trên đời.


Tóm lại, đây quả thực là một trong những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại.
P.S Đã có bác nào xem Sliding Door chưa? Cũng anh chàng diễn viên này, cũng giọng Scotland đặc sệt, thế mà nghe lại không ngửi được rồi.

Thơ thẩn tí nhá

Chắc rất nhiều người biết bài thơ Stop all the clocks của W.H Auden

Stop all the clocks, cut off the telephone


Prevent the dog from barking with a juicy bone


Silence the pianos, and with muffled drum


Bring out the coffin, let the mourners come



Let aeroplanes circle moaning overhead


Scribbling on the sky the message He Is Dead


Put crepe bows round the white necks of the public doves


Let the traffic policemen wear black cotton gloves



He was my North, my South, my East and West,


My working week and my Sunday rest,


My noon, my midnight, my talk, my song


I thought that love would last forever. I was wrong



The stars are not wanted now. Put out every one


Pack up the moon and dismantle the sun


Pour away the ocean, and sweep up the wood


For nothing now can ever come to any good



Đợi tí. Bố con Bình Nguyên đang lái ô tô đồ chơi ầm ĩ sau lưng, lại còn thêm nhạc thính phòng nữa chứ. Không thể tập trung được. Đợi tí.

Ổn rồi. Đã mời cả hai bố con nhà nó xuống nhà dưới. Lại nói tiếp về bài thơ. Nếu ai đã từng xem bộ phim Bốn đám cưới và một đám ma thì hẳn đã nhớ bài thơ này. Tớ luôn luôn nghĩ rằng tiếng Anh của dân Scotland thì nghe quê không thể chịu được, nhưng cậu diễn viên đọc bài thơ này trong phim với giọng Scotland đặc sệt thì nghe thật là tình cảm. Mà chắc cũng không nhiều người biết tác giả của bài thơ là người đồng tính. Đồng tính mà tình cảm gớm. Mà tớ nghe thiên hạ nói càng đồng tính thì càng tình cảm. Nhưng có hai loại đồng tính, đồng tính tử tế và đồng tính tởm không chịu được. Đấy, chết cái tội lan man, thôi để nói chủ đề này ở entry khác. Ở đây tớ muốn nói là đây là một bài thơ tuyệt hay, mà cá nhân tớ thích nhất hai khổ cuối. Eo ôi, muốn dịch ra tiếng Việt quá đi mất, cho thỏa cơn nghiền ngôn ngữ. Nhưng mà cứ được vài chữ thì lại tự cảm thấy xấu hổ với nguyên tác. Cứ thử tí nhá,
Hãy dập tắt các vì sao đi, chẳng ai cần chúng nữa

Hãy che phủ mặt trăng và phá nát mặt trời.

Đổ cạn nước đại dương đi, và quét tung rừng thẳm.

Vì chẳng điều gì còn nghĩa nữa, trên đời.


Tóm lại, đây quả thực là một trong những bài thơ tình hay nhất mọi thời đại.
P.S Đã có bác nào xem Sliding Door chưa? Cũng anh chàng diễn viên này, cũng giọng Scotland đặc sệt, thế mà nghe lại không ngửi được rồi.

Sunday, April 15, 2007

Không cần xem mặt cũng bắt được hình dong

Ngày xưa các cụ bảo "Trông mặt mà bắt hình dong". Bây giờ nữ thì mặt mũi trang điểm, thẩm mỹ viện tứ tung, nam thì cấy râu, sửa tướng, nên có trông mãi thì cũng chẳng bắt được cái gì.
Nhưng cũng may, bây giờ lại có blog. Cứ lên blog mà đọc thì sẽ biết. Như kiểu có một anh ngồi ngắm các em văn phòng vui chơi trên bãi biển trong đợt đi nghỉ mát của cơ quan đã chẹp miệng bảo "cứ ra biển cô nào mông đen mông trắng là biết hết". Nghe tưởng vớ vẩn thế mà hóa ra rất sâu sắc. Ở văn phòng thì các em hoặc là váy dài váy ngắn, quần bó quần loe, mông em màu sắc thế nào thì chịu, chỉ có trời biết đất biết và em biết. Nhưng đã ra đến biển, ngoài những em biết mình chắc chắn không đẹp nên nhất quyết không chịu mặc đồ tắm ra, còn lại những em mặc một mảnh hai mảnh thì đúng là mông đen mông trắng nhìn được hết thật. Ý nói là có em da thì trắng mà mông lại có hai vết chai đen đen do em phải ngồi văn phòng nhiều ấy.
Lại lan man lạc đề. Quay lại cái chuyện blog. Cứ lên blog đọc thì sẽ biết, người xấu tính, người tốt bụng, người quảng đại, người ghen tỵ hẹp hòi, người từng trải lịch lãm, người cũng từng trải nhưng không lịch lãm, người ngây thơ, người sến, người buồn bã, người nổi loạn, đủ mọi loại người. Đọc qua vài trang là có thể đoán được chủ nhân thuộc loại gì. Có lẽ nếu may mắn ta sẽ tìm thêm được bạn, những người cùng khẩu khí, cùng tâm trạng giống ta. Và cũng nếu may mắn ta sẽ tránh được nhiều thể loại không hợp với ta.
Mà chính ra nhìn mặt có khi còn nhầm, chứ đọc blog thì chẳng nhầm được. Có lẽ các nhà tuyển dụng ở VN nên bắt đầu hỏi địa chỉ blog để thu thập thêm thông tin về nhân viên muốn tuyển.

Hôm nay thì tớ chả lan man được đâu. Vừa cho con tớ đi bác sĩ về. Khổ thân thằng bé ngã xong mắt càng ngày càng thâm tím như bị ai đấm. Tớ sợ nó thành Nguyên chột nên phải lôi nó đi bác sĩ. Bác sĩ mắt bên này thu bộn tiền, nhưng bác sĩ mắt cho trẻ em thì còn thu bộn tiền hơn. Vì ngoài nghiệp vụ về mắt ra bác sĩ mắt cho trẻ em còn phải thêm nghiệp vụ làm trò hề. Nếu không hề thì còn lâu bọn trẻ con mới chịu ngồi nhìn trân trối cho bác sĩ khám, nhất là thằng bé nói gì cũng chưa hiểu như Bình Nguyên. Bác sĩ của Bình Nguyên có văn phòng như nhà riêng của một ảo thuật gia. Tớ chỉ thấy chân ông ấy ngó ngoáy dưới gầm bàn thế mà từ góc phòng bên kia có một con chó bằng bông xồ ra múa hát, bóng đèn trên đầu con chó bật tứ tung nhấp nháy liên hồi. Chưa kể bác sĩ còn lôi đủ thứ kỳ dị từ trong ngăn kéo bàn ra để thu hút sự chú ý của Bình Nguyên. Chú Bình Nguyên cứ gọi là tròn xoe mắt nhìn, dãi chảy ròng ròng, tha hồ cho bác sĩ tác nghiệp.
Còn bây giờ thì tớ lại phải sửa soạn để đi ăn tối. Cả ngày chỉ làm được có hai việc thế này thôi. Chết mất. Chả mấy chốc mà già...







Không cần xem mặt cũng bắt được hình dong

Ngày xưa các cụ bảo "Trông mặt mà bắt hình dong". Bây giờ nữ thì mặt mũi trang điểm, thẩm mỹ viện tứ tung, nam thì cấy râu, sửa tướng, nên có trông mãi thì cũng chẳng bắt được cái gì.
Nhưng cũng may, bây giờ lại có blog. Cứ lên blog mà đọc thì sẽ biết. Như kiểu có một anh ngồi ngắm các em văn phòng vui chơi trên bãi biển trong đợt đi nghỉ mát của cơ quan đã chẹp miệng bảo "cứ ra biển cô nào mông đen mông trắng là biết hết". Nghe tưởng vớ vẩn thế mà hóa ra rất sâu sắc. Ở văn phòng thì các em hoặc là váy dài váy ngắn, quần bó quần loe, mông em màu sắc thế nào thì chịu, chỉ có trời biết đất biết và em biết. Nhưng đã ra đến biển, ngoài những em biết mình chắc chắn không đẹp nên nhất quyết không chịu mặc đồ tắm ra, còn lại những em mặc một mảnh hai mảnh thì đúng là mông đen mông trắng nhìn được hết thật. Ý nói là có em da thì trắng mà mông lại có hai vết chai đen đen do em phải ngồi văn phòng nhiều ấy.
Lại lan man lạc đề. Quay lại cái chuyện blog. Cứ lên blog đọc thì sẽ biết, người xấu tính, người tốt bụng, người quảng đại, người ghen tỵ hẹp hòi, người từng trải lịch lãm, người cũng từng trải nhưng không lịch lãm, người ngây thơ, người sến, người buồn bã, người nổi loạn, đủ mọi loại người. Đọc qua vài trang là có thể đoán được chủ nhân thuộc loại gì. Có lẽ nếu may mắn ta sẽ tìm thêm được bạn, những người cùng khẩu khí, cùng tâm trạng giống ta. Và cũng nếu may mắn ta sẽ tránh được nhiều thể loại không hợp với ta.
Mà chính ra nhìn mặt có khi còn nhầm, chứ đọc blog thì chẳng nhầm được. Có lẽ các nhà tuyển dụng ở VN nên bắt đầu hỏi địa chỉ blog để thu thập thêm thông tin về nhân viên muốn tuyển.

Hôm nay thì tớ chả lan man được đâu. Vừa cho con tớ đi bác sĩ về. Khổ thân thằng bé ngã xong mắt càng ngày càng thâm tím như bị ai đấm. Tớ sợ nó thành Nguyên chột nên phải lôi nó đi bác sĩ. Bác sĩ mắt bên này thu bộn tiền, nhưng bác sĩ mắt cho trẻ em thì còn thu bộn tiền hơn. Vì ngoài nghiệp vụ về mắt ra bác sĩ mắt cho trẻ em còn phải thêm nghiệp vụ làm trò hề. Nếu không hề thì còn lâu bọn trẻ con mới chịu ngồi nhìn trân trối cho bác sĩ khám, nhất là thằng bé nói gì cũng chưa hiểu như Bình Nguyên. Bác sĩ của Bình Nguyên có văn phòng như nhà riêng của một ảo thuật gia. Tớ chỉ thấy chân ông ấy ngó ngoáy dưới gầm bàn thế mà từ góc phòng bên kia có một con chó bằng bông xồ ra múa hát, bóng đèn trên đầu con chó bật tứ tung nhấp nháy liên hồi. Chưa kể bác sĩ còn lôi đủ thứ kỳ dị từ trong ngăn kéo bàn ra để thu hút sự chú ý của Bình Nguyên. Chú Bình Nguyên cứ gọi là tròn xoe mắt nhìn, dãi chảy ròng ròng, tha hồ cho bác sĩ tác nghiệp.
Còn bây giờ thì tớ lại phải sửa soạn để đi ăn tối. Cả ngày chỉ làm được có hai việc thế này thôi. Chết mất. Chả mấy chốc mà già...







Lại chuyện Bình Nguyên




Chú Bình Nguyên trèo lên bậu cửa sổ rồi nhảy thụp xuống trước khi tất cả mọi người kịp trở tay. Vì đầu chú nặng hơn mông nên tất nhiên là đầu chú tiếp đất trước khi chú ngã lăn quay ra sàn. Bố chú chạy lại đỡ chú dậy thì trán chú đã sưng một quả ổi to tướng, ngay cạnh một vết bầm khác chưa kịp khỏi.
Mắt chú cũng thâm tím vì tính chú vốn hậu đậu, đi không chú cũng ngã. Hôm qua chú vừa ngã vập mặt vào cái xe đạp ba bánh của chú.
Tối qua chú nhìn thấy đôi giày bố chú bỏ giữa nhà. Chú mừng húm, xỏ hai chân vào và đi lê lết khắp nhà, tất nhiên là ngã bò lê bò càng. Chú đắc chí lắm, còn mẹ chú thì vội vàng lấy máy ảnh ra chụp.
Sáng nay chú mải chơi, mẹ gọi chú lại ôm mẹ mà chú chạy vụt ngang qua, đầu lắc lắc ý chừng muốn nói chú bận lắm, không ôm mẹ được, để lúc khác. Mẹ chú ôm mặt giả vờ khóc, chú đang chạy dừng phắt ngay lại, quay lại nhìn mẹ một lúc rồi chạy lại nhào vào lòng mẹ, vòng hai cái tay ngắn cũn ôm lấy cổ mẹ. Chú hậu đậu và liều lĩnh không thể tưởng tượng được nhưng được cái tình cảm thì không ai bằng.
Chị giúp việc chẳng hiểu sao toàn mặc cho chú những bộ đồ kết hợp màu sắc kỳ cục. Chú mặc sơ mi vàng thắm, quần xanh thắm, đi dép màu da cam và khoác ra ngoài một chiếc áo khoác màu đỏ thắm. Góp ý mãi thì hôm sau chị ấy mặc cho chú áo vàng và quần đỏ.
Botay.com

Lại chuyện Bình Nguyên




Chú Bình Nguyên trèo lên bậu cửa sổ rồi nhảy thụp xuống trước khi tất cả mọi người kịp trở tay. Vì đầu chú nặng hơn mông nên tất nhiên là đầu chú tiếp đất trước khi chú ngã lăn quay ra sàn. Bố chú chạy lại đỡ chú dậy thì trán chú đã sưng một quả ổi to tướng, ngay cạnh một vết bầm khác chưa kịp khỏi.
Mắt chú cũng thâm tím vì tính chú vốn hậu đậu, đi không chú cũng ngã. Hôm qua chú vừa ngã vập mặt vào cái xe đạp ba bánh của chú.
Tối qua chú nhìn thấy đôi giày bố chú bỏ giữa nhà. Chú mừng húm, xỏ hai chân vào và đi lê lết khắp nhà, tất nhiên là ngã bò lê bò càng. Chú đắc chí lắm, còn mẹ chú thì vội vàng lấy máy ảnh ra chụp.
Sáng nay chú mải chơi, mẹ gọi chú lại ôm mẹ mà chú chạy vụt ngang qua, đầu lắc lắc ý chừng muốn nói chú bận lắm, không ôm mẹ được, để lúc khác. Mẹ chú ôm mặt giả vờ khóc, chú đang chạy dừng phắt ngay lại, quay lại nhìn mẹ một lúc rồi chạy lại nhào vào lòng mẹ, vòng hai cái tay ngắn cũn ôm lấy cổ mẹ. Chú hậu đậu và liều lĩnh không thể tưởng tượng được nhưng được cái tình cảm thì không ai bằng.
Chị giúp việc chẳng hiểu sao toàn mặc cho chú những bộ đồ kết hợp màu sắc kỳ cục. Chú mặc sơ mi vàng thắm, quần xanh thắm, đi dép màu da cam và khoác ra ngoài một chiếc áo khoác màu đỏ thắm. Góp ý mãi thì hôm sau chị ấy mặc cho chú áo vàng và quần đỏ.
Botay.com

Friday, April 13, 2007

Một phút bi quan




Trên đời này chúng ta ai cũng có những vấn đề của mình, chỉ khác nhau ở một điểm chúng ta nhìn nhận vấn đề đó như thế nào, chung sống với nó ra sao hoặc giải quyết nó như thế nào.
Bạn đừng bảo tớ sướng, vì chẳng lẽ tớ lại nói tớ thấy bạn sướng. Nhưng bạn bảo tớ sướng mà chắc gì bạn đã đổi cuộc sống với tớ, còn tớ thì chắc chắn sẽ không đổi cuộc sống với bạn. Tớ quen với cuộc sống của mình, nơi mọi hạnh phúc và đau khổ là do tớ tạo nên (và tất nhiên là có sự giúp đỡ, trong trường hợp hạnh phúc, và phá hoại, trong trường hợp đau khổ, của người khác nữa).
Bạn bảo tớ sướng vì tớ không phải đi làm, không phải phát điên lên vì sếp củ chuối và giỏi trốn việc, không phải đau đầu lo đối phó với cô đồng nghiệp giỏi đố kỵ toàn chuyện ăn mặc son phấn của đàn bà (khi mà bạn không biết là mình nên cao thượng tảng lờ hay cũng nhỏ nhen dạy cho một bài học nhớ đời) hoặc một cô đồng nghiệp khác chèn ép bạn vì cô ấy ngồi lâu lên lão làng còn bạn thì mới toe mà lại chết cái tội ăn lương cao không kém.
Tớ bảo bạn sướng vì ngoài giờ làm việc thời gian là của bạn. Còn tớ từ lâu lắm rồi chẳng có thời gian nào cho riêng mình. Ngay cả trong giấc ngủ tớ cũng có bản năng đứng bật dậy chạy xuống nhà xem con tớ ngủ có yên không.
Rồi những buổi tiệc tùng liên miên không dứt. Tớ thèm một buổi tối rỗi rãi cầm quyển sách ưa thích lên giường đọc từ 10h tối. Thế mà tối nào tớ đi ngủ được trước 12h thì quả là may mắn. Tuần có 7 ngày thì phải mời khách 2 ngày, hai ngày được khách mời, hai ngày phải đi dự một sự kiện nào đó. Đời khổ.
Mà nào có được làm những gì bạn thích. Bọn ngoại giao tự bày vẽ ra những kiểu cách phức tạp để làm cho chúng khác biệt, giống kiểu bọn luật sư kiên trì lối văn hợp đồng rối rắm loằng ngoằng để tỏ ra cao siêu. Ngồi ăn bên bàn toàn dân trong nghề mà bạn cầm nhầm cái thìa cái dĩa, tư thế vẹo vọ, tay chân không đúng chỗ, vừa ăn vừa nói, xương để không đúng chỗ, ăn món gì có cá mà lại yêu cầu cheese, uống nước mà làm thành cốc nhom nhem và tỷ tỷ thứ khác thì ôi thôi, đúng là sẽ có những phu nhân ngoại giao lão làng liếc mắt và cười tủm. Những vị phu nhân ngoại giao vừa già vừa vênh váo, càng già càng vênh váo.
Nói đi cũng phải nói lại, trong những buổi tiệc tùng như thế tớ gặp rất nhiều người thú vị. Chưa kể đến địa vị xã hội, vì địa vị xã hội chưa chắc đã làm một con người trở nên thú vị. Có vị giáo sư nhận 5 đứa trẻ Việt Nam làm con nuôi (thế này thì đến Jolie cũng phải chào thua); có cặp vợ chồng đẻ 7 đứa con, đi du lịch khắp nơi cùng chúng và người vợ thì đang viết một cuốn sách How to travel with children (tớ thán phục vì tớ chỉ có một đứa mà đi lại còn toát mồ hôi); có bác kết hôn khi gần 70 tuổi, với người vợ trẻ hơn mình đến 40 tuổi (có thể bạn sẽ nói vẫn chưa bằng Anna Nicole Smith, nhưng nếu chúng ta già thế rồi thì thôi ở vậy cho xong, còn kết hôn gì nữa); có người đang yên đang lành xin nghỉ làm một năm để đi du lịch vòng quanh thế giới; lại có cậu bé đã từng bị ép phải cầm súng, trốn thoát và được mời phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của cậu hay hơn cả bài diễn văn mở đầu của vài vị đại sứ.
Nhưng nếu gặp người không thú vị thì cả buổi sẽ như một cuộc tra tấn. Bạn sẽ phải cười nói cực kỳ xã giao và nói những chuyện nhạt phèo. Và bạn chớ có ngáp, chớ có thở dài chán nản, cấm tiệt vẻ mặt khó chịu, ngoại giao mà, ngoại giao thì không bao giờ được khó chịu.
Tớ ước được nhăn mặt chê mỗi khi ăn món gì không ngon, giống con bạn tớ ngày xưa cứ dài mỏ chê món cà chua nhồi thịt hấp của tớ, cũng như tớ biến thành giai thoại món mỳ xào trứng mềm (ối giời ơi) của nó, thay vì cứ phải gật gù "it's so delicious" với chủ nhà nhiều lúc kiêm luôn cả đầu bếp và nhắm mắt ăn bằng hết.
Tớ nhớ những lúc đàn đúm cùng bạn bè, cười hô hố, và bảo con bạn mới cắt tóc rằng "lần sau mày đừng đến hiệu đấy cắt tóc nữa nhé".
Tớ ước khi tớ nhìn thấy một quý bà mặc một chiếc váy cột túm lại ở đằng sau tớ có thể hỏi "có phải váy của bà vướng quá nên ai đó cột túm lại cho gọn không", để xem họ sẽ chửi tớ ra sao.
Tớ ước được một ngày thảnh thơi lang thang dép lê trong công viên một mình với một quyển sách và một cái kẹo mút (không phải công viên Lê Nin ở nhà mình đâu nhé, tớ sợ cái chỗ đấy lắm).
Rồi tớ lại ước đi lang thang trên một cánh đồng vừa gặt trơ gốc rạ, vào một ngày nhiều gió, giống như câu thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng

Thu nhặt lại mình trên từng ngọn gió

Giống như con chim sẻ nọ

Thu về từng cọng vàng khô...


Nhưng mà tớ không buồn, thật đấy. Và tớ cũng không ước mơ được đổi cuộc sống của mình cho một ai đó. Vì chúng ta đằng nào rồi cũng sẽ tìm ra được cớ để phàn nàn. Bạn có thể không tin tớ, nhưng tớ tin rằng một người bị người yêu phản bội chưa chắc đã đau khổ hơn một người khác có mái tóc bị cắt hỏng, nếu thái độ đối với vấn đề của họ khác nhau.

Và khi tớ thật buồn tớ nhìn vào mắt của Bình Nguyên...







Một phút bi quan




Trên đời này chúng ta ai cũng có những vấn đề của mình, chỉ khác nhau ở một điểm chúng ta nhìn nhận vấn đề đó như thế nào, chung sống với nó ra sao hoặc giải quyết nó như thế nào.
Bạn đừng bảo tớ sướng, vì chẳng lẽ tớ lại nói tớ thấy bạn sướng. Nhưng bạn bảo tớ sướng mà chắc gì bạn đã đổi cuộc sống với tớ, còn tớ thì chắc chắn sẽ không đổi cuộc sống với bạn. Tớ quen với cuộc sống của mình, nơi mọi hạnh phúc và đau khổ là do tớ tạo nên (và tất nhiên là có sự giúp đỡ, trong trường hợp hạnh phúc, và phá hoại, trong trường hợp đau khổ, của người khác nữa).
Bạn bảo tớ sướng vì tớ không phải đi làm, không phải phát điên lên vì sếp củ chuối và giỏi trốn việc, không phải đau đầu lo đối phó với cô đồng nghiệp giỏi đố kỵ toàn chuyện ăn mặc son phấn của đàn bà (khi mà bạn không biết là mình nên cao thượng tảng lờ hay cũng nhỏ nhen dạy cho một bài học nhớ đời) hoặc một cô đồng nghiệp khác chèn ép bạn vì cô ấy ngồi lâu lên lão làng còn bạn thì mới toe mà lại chết cái tội ăn lương cao không kém.
Tớ bảo bạn sướng vì ngoài giờ làm việc thời gian là của bạn. Còn tớ từ lâu lắm rồi chẳng có thời gian nào cho riêng mình. Ngay cả trong giấc ngủ tớ cũng có bản năng đứng bật dậy chạy xuống nhà xem con tớ ngủ có yên không.
Rồi những buổi tiệc tùng liên miên không dứt. Tớ thèm một buổi tối rỗi rãi cầm quyển sách ưa thích lên giường đọc từ 10h tối. Thế mà tối nào tớ đi ngủ được trước 12h thì quả là may mắn. Tuần có 7 ngày thì phải mời khách 2 ngày, hai ngày được khách mời, hai ngày phải đi dự một sự kiện nào đó. Đời khổ.
Mà nào có được làm những gì bạn thích. Bọn ngoại giao tự bày vẽ ra những kiểu cách phức tạp để làm cho chúng khác biệt, giống kiểu bọn luật sư kiên trì lối văn hợp đồng rối rắm loằng ngoằng để tỏ ra cao siêu. Ngồi ăn bên bàn toàn dân trong nghề mà bạn cầm nhầm cái thìa cái dĩa, tư thế vẹo vọ, tay chân không đúng chỗ, vừa ăn vừa nói, xương để không đúng chỗ, ăn món gì có cá mà lại yêu cầu cheese, uống nước mà làm thành cốc nhom nhem và tỷ tỷ thứ khác thì ôi thôi, đúng là sẽ có những phu nhân ngoại giao lão làng liếc mắt và cười tủm. Những vị phu nhân ngoại giao vừa già vừa vênh váo, càng già càng vênh váo.
Nói đi cũng phải nói lại, trong những buổi tiệc tùng như thế tớ gặp rất nhiều người thú vị. Chưa kể đến địa vị xã hội, vì địa vị xã hội chưa chắc đã làm một con người trở nên thú vị. Có vị giáo sư nhận 5 đứa trẻ Việt Nam làm con nuôi (thế này thì đến Jolie cũng phải chào thua); có cặp vợ chồng đẻ 7 đứa con, đi du lịch khắp nơi cùng chúng và người vợ thì đang viết một cuốn sách How to travel with children (tớ thán phục vì tớ chỉ có một đứa mà đi lại còn toát mồ hôi); có bác kết hôn khi gần 70 tuổi, với người vợ trẻ hơn mình đến 40 tuổi (có thể bạn sẽ nói vẫn chưa bằng Anna Nicole Smith, nhưng nếu chúng ta già thế rồi thì thôi ở vậy cho xong, còn kết hôn gì nữa); có người đang yên đang lành xin nghỉ làm một năm để đi du lịch vòng quanh thế giới; lại có cậu bé đã từng bị ép phải cầm súng, trốn thoát và được mời phát biểu tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của cậu hay hơn cả bài diễn văn mở đầu của vài vị đại sứ.
Nhưng nếu gặp người không thú vị thì cả buổi sẽ như một cuộc tra tấn. Bạn sẽ phải cười nói cực kỳ xã giao và nói những chuyện nhạt phèo. Và bạn chớ có ngáp, chớ có thở dài chán nản, cấm tiệt vẻ mặt khó chịu, ngoại giao mà, ngoại giao thì không bao giờ được khó chịu.
Tớ ước được nhăn mặt chê mỗi khi ăn món gì không ngon, giống con bạn tớ ngày xưa cứ dài mỏ chê món cà chua nhồi thịt hấp của tớ, cũng như tớ biến thành giai thoại món mỳ xào trứng mềm (ối giời ơi) của nó, thay vì cứ phải gật gù "it's so delicious" với chủ nhà nhiều lúc kiêm luôn cả đầu bếp và nhắm mắt ăn bằng hết.
Tớ nhớ những lúc đàn đúm cùng bạn bè, cười hô hố, và bảo con bạn mới cắt tóc rằng "lần sau mày đừng đến hiệu đấy cắt tóc nữa nhé".
Tớ ước khi tớ nhìn thấy một quý bà mặc một chiếc váy cột túm lại ở đằng sau tớ có thể hỏi "có phải váy của bà vướng quá nên ai đó cột túm lại cho gọn không", để xem họ sẽ chửi tớ ra sao.
Tớ ước được một ngày thảnh thơi lang thang dép lê trong công viên một mình với một quyển sách và một cái kẹo mút (không phải công viên Lê Nin ở nhà mình đâu nhé, tớ sợ cái chỗ đấy lắm).
Rồi tớ lại ước đi lang thang trên một cánh đồng vừa gặt trơ gốc rạ, vào một ngày nhiều gió, giống như câu thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Dáng ai như tôi đi qua cánh đồng

Thu nhặt lại mình trên từng ngọn gió

Giống như con chim sẻ nọ

Thu về từng cọng vàng khô...


Nhưng mà tớ không buồn, thật đấy. Và tớ cũng không ước mơ được đổi cuộc sống của mình cho một ai đó. Vì chúng ta đằng nào rồi cũng sẽ tìm ra được cớ để phàn nàn. Bạn có thể không tin tớ, nhưng tớ tin rằng một người bị người yêu phản bội chưa chắc đã đau khổ hơn một người khác có mái tóc bị cắt hỏng, nếu thái độ đối với vấn đề của họ khác nhau.

Và khi tớ thật buồn tớ nhìn vào mắt của Bình Nguyên...







Thursday, April 12, 2007

Tại sao phụ nữ phải shopping?

Đã là phụ nữ ai chẳng thích shopping. Ở một số người cái thú vui ấy được đẩy lên thành nghiện. Nhưng trước khi than phiền chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của nó.
Thứ nhất, phụ nữ sinh ra và lớn lên với một trọng trách cực kỳ nặng nề, đó là phải đẹp, nếu không đẹp trong mắt tất cả bọn đàn ông (cái này khó) thì cũng phải đẹp trong mắt một số thằng đàn ông, hoặc bét nhất thì cũng phải đẹp trong mắt một thằng. Tất cả chỉ tại vì đàn ông yêu bằng mắt (đàn ông vốn là lũ hời hợt)
Thứ hai, phụ nữ khi lập gia đình lại thêm một trọng trách nữa, ngoài cái trọng trách thường trực nói ở trên, là "xây tổ ấm". Cũng phải thôi, để bọn đàn ông nó tiếp quản thì tổ đang ấm cũng thành tổ lạnh. Thì như đã nói ở trên, đàn ông là giống hời hợt. Chúng nó chơi game giỏi, đá bóng giỏi, soi gương giỏi, sưu tầm xe cũng giỏi (nhìn cái xe biết ngay đời nào, năm nào, bao nhiêu cái như vậy được sản xuất năm đó vv ), nhưng đố con mặc bỉm cỡ gì hoặc lọ đường để ở đâu thì chúng nó chịu chết.
Như vậy, suy diễn logic, phụ nữ thích/phải shopping là tại đàn ông.
Phân tích cụ thể, với nguyên nhân thứ nhất, thằng đàn ông nào thấy cô nào bắt mắt ngoài đường chả liếc. Thằng nào không liếc thì chắc chắn là đã liếc khéo từ trước thế nào rồi nên bây giờ mới giả vờ mặt lạnh để ấn tượng bạn gái đi ngay cạnh. Còn nếu không liếc thật thì chắc chắn có vấn đề về giới tính hoặc là một dạng "nerd". Chính vì phụ nữ bị ám ảnh "xấu đẹp" như vậy nên họ ko tiếc tiền làm đẹp, trong khả năng và kể cả ngoài khả năng của họ. Quần áo thì mua bao nhiêu cho đủ, vì có bao giờ mua hai bộ giống hệt nhau đâu mà bảo là mua nhiều quá. Mỹ phẩm thì tối thiểu cũng phải có kem dưỡng ẩm, chì kẻ mắt, mascara và ít son môi, kể cả chỉ là son bóng (đừng có ai tuyên bố mắt tớ quá đẹp không cần chì kẻ mắt và mascara, cứ thử dùng đi rồi sẽ chả dám tuyên bố vậy nữa). Rồi phát triển lên thì phải có phấn má, bóng mắt vài shade, kem nền trên da thì cũng phải vài lớp (lớp giữ ẩm, lớp chống nắng, lớp che khuyết điểm vv), môi thì phải vừa tô chì vừa tô son, chưa kể một lớp nền để giữ son lâu trôi, có người cầu kỳ còn phủ thêm một lớp nhũ lên trán, gò má, cánh tay, lưng, vv khi đi tiệc tùng nhảy nhót để tăng tính tưng bừng hội hè. Nói đến mỹ phẩm thì phải cả rừng, mà chẳng cái nào trùng với cái nào. Mà có phải cứ mua là phải dùng ngay đâu. Đàn bà có tính tích trữ (vì phải lo cho gia đình), thấy giá rẻ thì mua, bây giờ ko dùng thì tương lai dùng, có vứt đi đâu mà sợ, nhất là quần áo, chẳng bao giờ hỏng hay thối.
Bây giờ bàn đến nguyên nhân thứ hai, trọng trách "xây tổ ấm". Nếu đàn bà không tích trữ, không lo xa, để đàn ông quán xuyến thì chắc chắn có ngày nhà hết gạo thằng đàn ông mới vác rá đi mua, mà nếu muộn quá cửa hàng đóng cửa thì thôi, ra ngoài mà ăn. Thế thì còn nói làm gì nữa. Nghệ thuật "xây tổ ấm" là vơi lại đầy, cần là có (nếu chưa cần bây giờ thì tương lai sẽ cần, ai dám bảo tương lai ko cần). Thời bao cấp mẹ tớ có một phòng chỉ để dùng làm kho thực phẩm, thỉnh thoảng tớ ngó vào, trong đó là hàng dãy chum đựng gạo muối đỗ lạc bún miến bánh mứt kẹo vv. Thời hiện đại các chị văn phòng đi lượn thấy thiết bị nào hiện đại giá hời (kể cả là giá đắt) là mua, bếp ga, lò vi sóng, máy sấy, máy rửa bát, lò nướng bánh mỳ, các loại điện thoại mẹ con vv, cái nào chả cần.
Bọn đàn ông khi ung dung tận hưởng sự tiện nghi và tất cả các thứ sẵn có thì chả thấy phàn nàn gì, nên chúng cũng không nên phàn nàn nếu vợ mắc bệnh nghiện mua sắm. Đám bạn tớ nàng nào cũng nghiện shopping. Có nàng cứ đi shopping là khuân về túi lớn túi nhỏ, giấu mỗi nơi một ít và lôi ra dần dần cho anh chồng đỡ sốc.
Vài năm trở lại đây kinh tế các gia đình đã khá giả hơn rất nhiều nên hầu hết bọn đàn ông chả quan tâm xem vợ mua gì tiêu gì. Vì thế vấn đề duy nhất mà chúng còn phải cải thiện là giữ vẻ mặt tươi tắn, thái độ hăng hái và khả năng đưa ra những nhận xét sắc sảo (và đúng đắn) khi tháp tùng vợ hoặc bạn gái đi shopping. Chứ ở những trung tâm mua sắm tớ hay nhìn thấy những ông/bác/anh ngồi đợi ngáp ngắn ngáp dài hoặc ngủ gật trên ghế sofa, trông chán chết. Nếu phụ nữ chúng ta tích cực và kiên trì giáo dục tớ tin rằng một ngày bọn đàn ông sẽ được khai sáng. Lúc đó chúng sẽ phải cám ơn chúng ta vì sở thích nghiện ngập của chúng ta!!!
Tớ đang nói chung cho cả tầng lớp phụ nữ thôi. Chứ còn bệnh của tớ cũng không nặng lắm. Tớ luôn luôn rút kinh nghiệm để không lặp lại vết xe đổ của chính mình. Ví dụ khi nào tủ quần áo đầy là tớ lại giở ra xem xét, thanh lý bớt, nên lúc nào đồ đạc của tớ cũng gọn nhẹ, chứ không hầm bà làng như của các con nghiện nặng. Mặc dù nhiều khi tình cờ tìm thấy một món đồ còn nguyên mác, chả nhớ là mua khi nào và cũng không thể tin là mình lại mua cái thứ đấy. Nhưng được cái là sau đó tớ rút kinh nghiệm, chả mua món đồ nào tương tự như vậy nữa. Như vậy là ổn quá rồi phải không nhỉ?