Thursday, May 31, 2007

Công việc đầu tiên của tôi (phần 1)

Hôm nọ đọc báo, cái bài Tìm mỹ nhân của thế kỷ 21 (mỹ nhân là cái từ hơi to tát) tự dưng lại thấy tên Nguyễn Phan Quang Bình. Công việc đầu tiên của tớ là làm phim cho vợ chồng anh ấy. Tớ biết ơn anh ấy. Chuyện rất nhỏ thôi.
Hết năm thứ 4, bọn bạn tớ sôi sục làm luận văn. Còn tớ lại bỏ đi làm phim, để luận văn mốc meo ở nhà không sờ tới. Bộ phim đó tên là Vũ khúc con cò, đoàn phim để ngắn gọn cứ gọi là phim Con cò. Lần cọ sát đầu tiên với thế giới thực chứ không còn là sách vở lý thuyết, chắc tớ ngố tàu lắm. Trong kịch bản cảnh phim đó là cảnh lính Mỹ tấn công đồn bằng xe tăng,và tớ được giao nhiệm vụ trông coi chăm sóc cho mấy thằng diễn viên nước ngoài. Chắc tại tiếng Anh tớ khá nhất. Nhưng với cái kiểu tiếng Anh "you call me hả?" hoặc "you eat chưa?" của các chị phiên dịch thì giỏi nhất của tớ cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Hôm đấy trời nắng lắm, và nóng hầm hập. Cảnh quay lâu, bọn diễn viên nước ngoài mặt đỏ như gà chọi. Lúc đoàn nghỉ, ai cũng mệt bã cả người, ngồi ăn trệu trạo. Chết nỗi tớ lại mắc cái bệnh vui phơi phới, lúc nào cũng vui, mặc dù tớ mệt cũng chẳng kém ai. Chị vợ anh Bình, tên là Hạnh, chắc vừa mệt vừa bực vì công việc tiến triển chậm mà lại thấy tớ cứ vui như tết nên lộn ruột. Chị ấy gọi tớ sang bàn của chị ấy và hỏi tớ rằng tớ có biết có một thằng diễn viên nước ngoài bị ốm không, và tớ đã làm gì giúp nó chưa. Khổ lắm cơ, ai bảo nó nốc rượu cho lắm vào, cái thằng balô nhặt ở ngoài đường ấy, rồi phơi nắng thì làm gì chả ốm. Mà tớ cũng chẳng làm gì được, tớ chỉ hỏi nó là mày có cần gì không, nó bảo tao ko cần gì, cho tao ngồi nghỉ một lúc cho mát là được. Thế là tớ thôi. Thấy chị Hạnh mắng tớ ngay giữa bữa cơm, anh Bình ngồi cạnh đấy gắt lên "Đấy có phải lỗi của nó đâu mà em mắng nó".
Tớ rất biết ơn anh ấy. Lúc đó tớ bất ngờ quá vì bị mắng, nên không thể phản ứng được gì. Chỉ khái quát được một bài học rằng để được yên ổn, tốt nhất cứ giả vờ khổ khổ, rách rách, dốt dốt, may ra thiên hạ thương và châm chước. Chứ còn cứ vui vẻ, cứ fly high thì chỉ tổ bị ăn đòn.

Buổi làm việc đầu tiên, cảnh quay ở ngoại thành Hà nội. Anh diễn viên Ngọc Bảo trong phim phải nhấm nhẳn vặt một cọng rơm vứt xuống đất và chạy vào nhà nói với bố mẹ anh ấy rằng 'thầy u phải cho con đi bộ đội". Có mỗi cái cảnh đơn giản thế thôi mà cả buổi sáng anh ấy cứ phải chạy ra chạy vào và vặt bao nhiêu cọng rơm. Lúc nghỉ ăn trưa, những cọng rơm anh ấy vặt đã thấy ngổn ngang có thể vun thành một đống to. Tớ ấn tượng lắm.
Chúng tớ quay trên Mai Châu hai tuần, bị kẹt mưa rừng, cả đoàn phim đói. Một hôm đi quay, đi ngang qua một cái chợ, Quang Hải, chồng của Hải Yến, nhưng lúc đó họ đều chưa nổi tiếng, nhảy xuống xe mua một bịch bột mỳ rán lên xe cho mọi người ăn. Bột mỳ rán hôi xì toàn mọt, rán bằng loại dầu gì khét lẹt, mà sao ngon ko thể tả được.
Chúng tớ quay trong một thung lũng xung quanh là rừng già nguyên sinh. Những lúc trời mưa thì buồn nẫu ruột, vì cứ phải ngồi tê chân mỏi gối sẵn sàng đợi hết mưa là quay, rồi muỗi, rồi vắt, sợ chết khiếp. Nhưng những lúc nắng lên, thì thung lũng trở nên đáng yêu không chịu nổi. Những tia nắng làm sáng bừng cảnh vật, lấp lánh trên những ngọn cây cao, bình yên lạ lùng.
Cũng ở Mai Châu chúng tớ phải quay một cảnh xe tải chở bộ đội đang qua gầm thì bị máy bay địch tấn công. Diễn viên phải nhảy khỏi xe và chạy tìm chỗ trú ẩn. Anh diễn viên Mai Nguyên vừa nhảy xuống suối theo đúng kịch bản thì bị toạc ngón chân, máu chảy toe toét, nhưng vẫn phải nén đau chạy, vì cảnh quay có thuốc nổ, nếu phải làm vụ nổ lại thì cả đoàn phim chết dở. Quay xong anh ý mặt méo xệch. Cả đêm hôm đó, chỉ có cảnh đó thôi, chúng tớ dầm mưa suốt đêm, không áo mưa, không ô che, 3h sáng vẫn ngồi run rẩy bên suối. Tớ mệt quá ngủ ngon lành trên lòng anh Mai Nguyên, anh ấy tính tình bắng nhắng nhưng thương tớ như em gái, vì tớ bé nhất đoàn.
Chúng tớ cũng quay trên những núi đồi bản làng của Mai Châu. Vì là thu tiếng trực tiếp nên khi đạo diễn hô "Roll sound, roll camera" là cả đoàn phải im thít. Thế mà cả sáng hôm đó không quay được vì có một đàn bò cổ đeo lục lạc gặm cỏ gần đó. Đoàn phim cứ im thít là nghe thấy tiếng lục lạc reo leng keng. Anh diễn viên Chi Bảo cười rinh rích, cầm cọng rơm đuổi lũ bò chạy tán loạn. Đuổi được đàn bò rồi, cả đoàn thở phào bắt đầu quay. Không hiểu có phải vì chờ đợi mệt quá không mà chú diễn viên chính, tớ không nhớ tên nhưng chỉ nhớ chú rất nổi với vai Năm Sài Gòn trong Tám Bính, nói nhầm lời thoại. Trong phân cảnh chú đang phê bình một anh lính cứ lẫn lộn bên phải bên trái nên cuối cùng quyết định buộc chỉ vào chân để phân biệt, chính ra chú phải nói "ra trận anh cũng buộc chỉ vào chân thế này thì tập trung đánh giặc làm sao được", đại loại thế, nhưng chú lại nói "ra trận anh cũng buộc chân vào chỉ thế này...". Cả đoàn phim đang ngồi nấp trong những ngôi nhà tranh hau háu nhìn ra, không nhịn được cười lăn cười lộn. Anh đạo diễn cáu lắm, mặt nhăn nhăn nhưng rõ ràng anh cũng buồn cười gần chết.

Công việc đầu tiên của tôi (phần 2)

Chúng tớ cũng quay phim trên bãi tăng Xuân Mai, một thung lũng bị xích xe tăng tập trận cầy nát và bao quanh là núi lỗ chỗ những vết đạn xe tăng bắn tập. Hôm đi thị sát trời mưa. Chỉ có ai đã từng đứng trong mưa thung lũng mới hiểu được. Thung lũng mờ trong màn mưa, có một bài hát vọng ra từ chiếc đài cũ kỹ trên cửa xe mở toang, một bài hát của Beatles "Oh darling, if you leave me.... when you told me you didn't need me anymore, well you know I nearly broke down and cried...". Lời bài hát và cả giọng hát rất da diết, tận bây giờ vẫn nhớ. Thung lũng toàn gió, tớ chạy ra khỏi xe, mưa ướt cả tóc và gió thổi dạt cả người. Tự dưng bắt gặp ánh mắt sững sờ lạ lùng của cậu phụ trách thiết kế người Singapore mặt toàn râu là râu, sợ chết khiếp.
Chúng tớ cũng quay nửa tháng trong Sài gòn, nơi sự phân biệt người Nam người Bắc mới gọi là rõ nét, chả ai chịu ai. Đoàn phim ở tại khách sạn Renaissance Riverside, hai người một phòng. Đám nam nữ trong đoàn tráo đổi phòng của nhau tứ tung, ai cũng biết ai cặp với ai, chỉ có tớ là không tin. Đến tận hôm tớ đi phát Call sheet, tờ lịch làm việc của hôm sau cho từng phòng, thì mới nghe thấy tiếng cười rúc rích của một chị phiên dịch trong phòng của cậu phụ trách thiết kế, lúc đó là nửa đêm, chị ấy đang chuẩn bị mở cửa đi ra. Chính ra điều đó cũng ko nói lên cái gì, nếu chị ấy không phát hoảng khi thấy có người đẩy tờ Call sheet qua khe cửa, nên im bặt. Lần đầu tiên tớ chứng kiến sự lừa dối. Chị ấy đã có người yêu bảo là sắp cưới. Nhưng sau này, khi đi làm những phim khác, sự lừa dối trở thành quen thuộc. Đứng từ góc độ nghề nghiệp, đoàn làm phim như thuộc về một thế giới khác. Khi mọi người ngủ thì mình đi quay, khi mọi người thức thì mình ngủ. Cả đoàn phim sống cả tháng trời đùm bọc lẫn nhau giữa rừng già, lạnh, đói, muỗi, vắt, mưa bão, tai nạn, ngoại tình rất dễ xảy ra.
Công việc đầu tiên, đáng nhớ lắm. Học được bao nhiêu điều. Em trai chị vợ anh Bình vừa Tây học về nên nghênh ngang lắm. Chưa làm phim bao giờ và không có chức danh gì cụ thể nhưng hồn chẳng nghe ai, hồn làm theo kiểu của hồn, mỗi thứ hồn dính vào một tí, chán một cái là hồn bỏ ngang, ai muốn thu dọn thì tuỳ. Bà sếp tớ người Úc là chủ nhiệm phim rất có kinh nghiệm nhưng cũng không bảo được hồn, bà ấy bảo một đằng thì hồn bắt nhân viên làm một nẻo, chỉ vì hồn vừa Tây học về và hồn là em trai của Nhà sản xuất. Tớ rút ra một kết luận rằng có những điều nói chỉ phí công, chỉ có thời gian mới làm cho người ta tự hiểu và tự rút kinh nghiệm. Không biết bây giờ anh ấy đã thấy mình hồi đó ấu trĩ và hỗn hào.
Cũng chính từ công việc đầu tiên mà tớ biết thế nào là sự ghen tỵ. Chủ nhiệm phim người Úc cần trợ lý. Một chị phiên dịch trong đoàn xin vào chức danh này vì được lương cao nhưng bà ấy không nhận và lại tuyển tớ ở ngoài vào. Mãi về sau tớ mới biết chuyện này, chứ trong suốt quá trình làm phim tớ chỉ tự hỏi tại sao tớ chào mà chị ấy không bao giờ thèm đáp lại, và nếu phải nói với tớ cái gì thì chị ấy đều nói đổng, và tại sao có một lần chính chị ấy làm nhưng chị ấy đã đi nói với mọi người rằng tớ mới là người làm điều đó, để tớ bị khiển trách mãi. Nhưng tớ còn gặp chị ấy dài dài ở những phim sau.
Phim làm xong. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng phim sẽ thất bại. Thế mà cuối cùng lại đoạt giải thưởng trong một liên hoan phim nước ngoài do có những cảnh quay đẹp và được đặt hàng mua ngay. Nhưng anh Bình chị Hạnh cạch không làm phim truyện nhựa nữa mà từ đó chỉ chuyên tâm vào những phim quảng cáo vốn là thế mạnh của họ.
Đến bây giờ tớ vẫn còn rất nhớ một câu thoại của chị diễn viên Ngọc Hiệp trong phim, lúc chị ấy bỏ đi vì nhận ra mình bị lừa dối "Tình yêu là một chiếc lá, ngỡ nắm được trong tay rồi, xoè bàn tay lại thành hư ảo..."
Công việc đầu tiên của tớ, có những điều khó quên như vậy đấy.

Công việc đầu tiên của tôi (phần 1)

Hôm nọ đọc báo, cái bài Tìm mỹ nhân của thế kỷ 21 (mỹ nhân là cái từ hơi to tát) tự dưng lại thấy tên Nguyễn Phan Quang Bình. Công việc đầu tiên của tớ là làm phim cho vợ chồng anh ấy. Tớ biết ơn anh ấy. Chuyện rất nhỏ thôi.
Hết năm thứ 4, bọn bạn tớ sôi sục làm luận văn. Còn tớ lại bỏ đi làm phim, để luận văn mốc meo ở nhà không sờ tới. Bộ phim đó tên là Vũ khúc con cò, đoàn phim để ngắn gọn cứ gọi là phim Con cò. Lần cọ sát đầu tiên với thế giới thực chứ không còn là sách vở lý thuyết, chắc tớ ngố tàu lắm. Trong kịch bản cảnh phim đó là cảnh lính Mỹ tấn công đồn bằng xe tăng,và tớ được giao nhiệm vụ trông coi chăm sóc cho mấy thằng diễn viên nước ngoài. Chắc tại tiếng Anh tớ khá nhất. Nhưng với cái kiểu tiếng Anh "you call me hả?" hoặc "you eat chưa?" của các chị phiên dịch thì giỏi nhất của tớ cũng chẳng có gì ghê gớm lắm. Hôm đấy trời nắng lắm, và nóng hầm hập. Cảnh quay lâu, bọn diễn viên nước ngoài mặt đỏ như gà chọi. Lúc đoàn nghỉ, ai cũng mệt bã cả người, ngồi ăn trệu trạo. Chết nỗi tớ lại mắc cái bệnh vui phơi phới, lúc nào cũng vui, mặc dù tớ mệt cũng chẳng kém ai. Chị vợ anh Bình, tên là Hạnh, chắc vừa mệt vừa bực vì công việc tiến triển chậm mà lại thấy tớ cứ vui như tết nên lộn ruột. Chị ấy gọi tớ sang bàn của chị ấy và hỏi tớ rằng tớ có biết có một thằng diễn viên nước ngoài bị ốm không, và tớ đã làm gì giúp nó chưa. Khổ lắm cơ, ai bảo nó nốc rượu cho lắm vào, cái thằng balô nhặt ở ngoài đường ấy, rồi phơi nắng thì làm gì chả ốm. Mà tớ cũng chẳng làm gì được, tớ chỉ hỏi nó là mày có cần gì không, nó bảo tao ko cần gì, cho tao ngồi nghỉ một lúc cho mát là được. Thế là tớ thôi. Thấy chị Hạnh mắng tớ ngay giữa bữa cơm, anh Bình ngồi cạnh đấy gắt lên "Đấy có phải lỗi của nó đâu mà em mắng nó".
Tớ rất biết ơn anh ấy. Lúc đó tớ bất ngờ quá vì bị mắng, nên không thể phản ứng được gì. Chỉ khái quát được một bài học rằng để được yên ổn, tốt nhất cứ giả vờ khổ khổ, rách rách, dốt dốt, may ra thiên hạ thương và châm chước. Chứ còn cứ vui vẻ, cứ fly high thì chỉ tổ bị ăn đòn.

Buổi làm việc đầu tiên, cảnh quay ở ngoại thành Hà nội. Anh diễn viên Ngọc Bảo trong phim phải nhấm nhẳn vặt một cọng rơm vứt xuống đất và chạy vào nhà nói với bố mẹ anh ấy rằng 'thầy u phải cho con đi bộ đội". Có mỗi cái cảnh đơn giản thế thôi mà cả buổi sáng anh ấy cứ phải chạy ra chạy vào và vặt bao nhiêu cọng rơm. Lúc nghỉ ăn trưa, những cọng rơm anh ấy vặt đã thấy ngổn ngang có thể vun thành một đống to. Tớ ấn tượng lắm.
Chúng tớ quay trên Mai Châu hai tuần, bị kẹt mưa rừng, cả đoàn phim đói. Một hôm đi quay, đi ngang qua một cái chợ, Quang Hải, chồng của Hải Yến, nhưng lúc đó họ đều chưa nổi tiếng, nhảy xuống xe mua một bịch bột mỳ rán lên xe cho mọi người ăn. Bột mỳ rán hôi xì toàn mọt, rán bằng loại dầu gì khét lẹt, mà sao ngon ko thể tả được.
Chúng tớ quay trong một thung lũng xung quanh là rừng già nguyên sinh. Những lúc trời mưa thì buồn nẫu ruột, vì cứ phải ngồi tê chân mỏi gối sẵn sàng đợi hết mưa là quay, rồi muỗi, rồi vắt, sợ chết khiếp. Nhưng những lúc nắng lên, thì thung lũng trở nên đáng yêu không chịu nổi. Những tia nắng làm sáng bừng cảnh vật, lấp lánh trên những ngọn cây cao, bình yên lạ lùng.
Cũng ở Mai Châu chúng tớ phải quay một cảnh xe tải chở bộ đội đang qua gầm thì bị máy bay địch tấn công. Diễn viên phải nhảy khỏi xe và chạy tìm chỗ trú ẩn. Anh diễn viên Mai Nguyên vừa nhảy xuống suối theo đúng kịch bản thì bị toạc ngón chân, máu chảy toe toét, nhưng vẫn phải nén đau chạy, vì cảnh quay có thuốc nổ, nếu phải làm vụ nổ lại thì cả đoàn phim chết dở. Quay xong anh ý mặt méo xệch. Cả đêm hôm đó, chỉ có cảnh đó thôi, chúng tớ dầm mưa suốt đêm, không áo mưa, không ô che, 3h sáng vẫn ngồi run rẩy bên suối. Tớ mệt quá ngủ ngon lành trên lòng anh Mai Nguyên, anh ấy tính tình bắng nhắng nhưng thương tớ như em gái, vì tớ bé nhất đoàn.
Chúng tớ cũng quay trên những núi đồi bản làng của Mai Châu. Vì là thu tiếng trực tiếp nên khi đạo diễn hô "Roll sound, roll camera" là cả đoàn phải im thít. Thế mà cả sáng hôm đó không quay được vì có một đàn bò cổ đeo lục lạc gặm cỏ gần đó. Đoàn phim cứ im thít là nghe thấy tiếng lục lạc reo leng keng. Anh diễn viên Chi Bảo cười rinh rích, cầm cọng rơm đuổi lũ bò chạy tán loạn. Đuổi được đàn bò rồi, cả đoàn thở phào bắt đầu quay. Không hiểu có phải vì chờ đợi mệt quá không mà chú diễn viên chính, tớ không nhớ tên nhưng chỉ nhớ chú rất nổi với vai Năm Sài Gòn trong Tám Bính, nói nhầm lời thoại. Trong phân cảnh chú đang phê bình một anh lính cứ lẫn lộn bên phải bên trái nên cuối cùng quyết định buộc chỉ vào chân để phân biệt, chính ra chú phải nói "ra trận anh cũng buộc chỉ vào chân thế này thì tập trung đánh giặc làm sao được", đại loại thế, nhưng chú lại nói "ra trận anh cũng buộc chân vào chỉ thế này...". Cả đoàn phim đang ngồi nấp trong những ngôi nhà tranh hau háu nhìn ra, không nhịn được cười lăn cười lộn. Anh đạo diễn cáu lắm, mặt nhăn nhăn nhưng rõ ràng anh cũng buồn cười gần chết.

Công việc đầu tiên của tôi (phần 2)

Chúng tớ cũng quay phim trên bãi tăng Xuân Mai, một thung lũng bị xích xe tăng tập trận cầy nát và bao quanh là núi lỗ chỗ những vết đạn xe tăng bắn tập. Hôm đi thị sát trời mưa. Chỉ có ai đã từng đứng trong mưa thung lũng mới hiểu được. Thung lũng mờ trong màn mưa, có một bài hát vọng ra từ chiếc đài cũ kỹ trên cửa xe mở toang, một bài hát của Beatles "Oh darling, if you leave me.... when you told me you didn't need me anymore, well you know I nearly broke down and cried...". Lời bài hát và cả giọng hát rất da diết, tận bây giờ vẫn nhớ. Thung lũng toàn gió, tớ chạy ra khỏi xe, mưa ướt cả tóc và gió thổi dạt cả người. Tự dưng bắt gặp ánh mắt sững sờ lạ lùng của cậu phụ trách thiết kế người Singapore mặt toàn râu là râu, sợ chết khiếp.
Chúng tớ cũng quay nửa tháng trong Sài gòn, nơi sự phân biệt người Nam người Bắc mới gọi là rõ nét, chả ai chịu ai. Đoàn phim ở tại khách sạn Renaissance Riverside, hai người một phòng. Đám nam nữ trong đoàn tráo đổi phòng của nhau tứ tung, ai cũng biết ai cặp với ai, chỉ có tớ là không tin. Đến tận hôm tớ đi phát Call sheet, tờ lịch làm việc của hôm sau cho từng phòng, thì mới nghe thấy tiếng cười rúc rích của một chị phiên dịch trong phòng của cậu phụ trách thiết kế, lúc đó là nửa đêm, chị ấy đang chuẩn bị mở cửa đi ra. Chính ra điều đó cũng ko nói lên cái gì, nếu chị ấy không phát hoảng khi thấy có người đẩy tờ Call sheet qua khe cửa, nên im bặt. Lần đầu tiên tớ chứng kiến sự lừa dối. Chị ấy đã có người yêu bảo là sắp cưới. Nhưng sau này, khi đi làm những phim khác, sự lừa dối trở thành quen thuộc. Đứng từ góc độ nghề nghiệp, đoàn làm phim như thuộc về một thế giới khác. Khi mọi người ngủ thì mình đi quay, khi mọi người thức thì mình ngủ. Cả đoàn phim sống cả tháng trời đùm bọc lẫn nhau giữa rừng già, lạnh, đói, muỗi, vắt, mưa bão, tai nạn, ngoại tình rất dễ xảy ra.
Công việc đầu tiên, đáng nhớ lắm. Học được bao nhiêu điều. Em trai chị vợ anh Bình vừa Tây học về nên nghênh ngang lắm. Chưa làm phim bao giờ và không có chức danh gì cụ thể nhưng hồn chẳng nghe ai, hồn làm theo kiểu của hồn, mỗi thứ hồn dính vào một tí, chán một cái là hồn bỏ ngang, ai muốn thu dọn thì tuỳ. Bà sếp tớ người Úc là chủ nhiệm phim rất có kinh nghiệm nhưng cũng không bảo được hồn, bà ấy bảo một đằng thì hồn bắt nhân viên làm một nẻo, chỉ vì hồn vừa Tây học về và hồn là em trai của Nhà sản xuất. Tớ rút ra một kết luận rằng có những điều nói chỉ phí công, chỉ có thời gian mới làm cho người ta tự hiểu và tự rút kinh nghiệm. Không biết bây giờ anh ấy đã thấy mình hồi đó ấu trĩ và hỗn hào.
Cũng chính từ công việc đầu tiên mà tớ biết thế nào là sự ghen tỵ. Chủ nhiệm phim người Úc cần trợ lý. Một chị phiên dịch trong đoàn xin vào chức danh này vì được lương cao nhưng bà ấy không nhận và lại tuyển tớ ở ngoài vào. Mãi về sau tớ mới biết chuyện này, chứ trong suốt quá trình làm phim tớ chỉ tự hỏi tại sao tớ chào mà chị ấy không bao giờ thèm đáp lại, và nếu phải nói với tớ cái gì thì chị ấy đều nói đổng, và tại sao có một lần chính chị ấy làm nhưng chị ấy đã đi nói với mọi người rằng tớ mới là người làm điều đó, để tớ bị khiển trách mãi. Nhưng tớ còn gặp chị ấy dài dài ở những phim sau.
Phim làm xong. Tất cả mọi người đều nghĩ rằng phim sẽ thất bại. Thế mà cuối cùng lại đoạt giải thưởng trong một liên hoan phim nước ngoài do có những cảnh quay đẹp và được đặt hàng mua ngay. Nhưng anh Bình chị Hạnh cạch không làm phim truyện nhựa nữa mà từ đó chỉ chuyên tâm vào những phim quảng cáo vốn là thế mạnh của họ.
Đến bây giờ tớ vẫn còn rất nhớ một câu thoại của chị diễn viên Ngọc Hiệp trong phim, lúc chị ấy bỏ đi vì nhận ra mình bị lừa dối "Tình yêu là một chiếc lá, ngỡ nắm được trong tay rồi, xoè bàn tay lại thành hư ảo..."
Công việc đầu tiên của tớ, có những điều khó quên như vậy đấy.

Ma lực của kim cương




Đã là đàn bà, có ai lại không mê mẩn những chùm sáng rực rỡ như lửa hắt ra từ một viên kim cương...

Có một câu nói thế này “Thượng đế rất công bằng. Người không lấy đi tất cả của ai bao giờ, và cũng không cho ai tất cả”. Thế mà đúng. Những nước châu Phi đói nghèo bệnh tật thì lại lắm kim cương. Chứ Việt Nam rừng vàng bể bạc rồi thì chả cần kim cương nữa.

Khỏi phải dài dòng kim cương quí vì thứ nhất là nó hiếm, thứ hai vì những đặc tính trong cấu trúc phân tử của nó mà khiến nó trở thành nguyên liệu cứng nhất trong tự nhiên, có độ tán sắc cao, dẫn điện tốt và cũng chính vì cứng như vậy mà nó không dễ bị bào mòn vv và vv. Trước khi các nhà khoa học tổng hợp được những vật liệu còn cứng hơn cả kim cương thì người ta phải dùng chính kim cương để cắt kim cương. Thông minh gớm.

Thế nên mới có câu Diamond cuts diamond, mà vận dụng vào tiếng Việt có nghĩa là Kẻ cắp gặp bà già. Nhưng hôm nay tớ không nói chuyện văn học.

Kim cương rất đắt tiền, và không phải ai cũng có thể soi ra lỗi của viên kim cương bằng mắt thường được. Thế nên nếu định mua kim cương cỡ lớn, cách tốt nhất là phải yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng. Có rất nhiều các phòng thí nghiệm trên thế giới đều có nghiệp vụ định giá trị và chất lượng của kim cương nhưng viên kim cương nào có chứng nhận của GIA (Gemological Institute of America) là chuẩn nhất. GIA là định chế xếp hạng kim cương khắt khe nhất thế giới. Tất cả những viên được GIA xếp hạng đều có thể có thứ hạng cao hơn nhiều nếu đã được những định chế khác đánh giá. Sao hôm nay văn chương tớ cứ lủng cà lủng củng.

Khi đọc chứng nhận chất lượng thì phải nắm được những thông tin sau:

Thứ nhất, trọng lượng của viên kim cương (Carat weight), tính bằng carat. Tất nhiên kim cương càng lớn thì càng đắt. Nhưng không phải lúc nào cũng thế, vì còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác.

Thứ hai, màu sắc (Colour). Kim cương đắt nhất khi nó không có màu. Trên thế giới có những viên có màu nâu, vàng, xanh vv cực kỳ đắt nhưng chủ yếu theo tớ là vì chúng rất to nên thành rất hiếm, chứ còn nếu cùng kích cỡ thì một viên kim cương không màu mới là đắt nhất, ngay cả kim cương hồng là màu hiếm nhất trên thế giới cũng không thể sánh được với kim cương không màu. Bảng xếp hạng màu của kim cương không màu bắt đầu bằng D,E,F,G rồi cứ thế đi xuống, không biết là xuống đến đâu, hình như là đến Z thì phải. Nhưng hình như sau I thì viên kim cương không còn được xếp vào hạng không màu nữa. Trong bảng này, D,E,F là hạng đắt nhất, tức là hoàn toàn không màu, và mắt thường không thể phân biệt được sự khác biệt, đến G,H,I thì đã ngả sang màu vàng mà người sành kim cương sẽ nhìn được.

Thứ ba, độ trong suốt (Clarity). Bắt đầu trên bảng xếp hạng độ trong suốt là Flawless, tức là không tì vết khi soi trên kính hiển vi, cả trong ruột viên kim cương (internal) lẫn trên bề mặt (external). Viên kim cương nào được xếp hạng Flawless thì cực kỳ hiếm. Sau Flawless là đến VVS1 và 2. VVS là viết tắt của Very very slightly included, tức là Rất rất ít tì vết. Sau đó là đến VS1 và 2, tức là Very Slightly Included (Rất ít tì vết). Những viên kim cương nào được xếp hạng độ trong suốt từ VS trở lên là hiếm, và mắt thường nói chung không phát hiện được tì vết, chỉ khi soi trên kính hiển vi thì mới thấy được tì vết không đáng kể . Dưới nữa thì sẽ có SI1 và 2, và I1,2,3 vv tức là Slightly Included và Included. Đến hạng này thì viên kim cương đã bớt sáng đi nhiều.

Thứ tư, kỹ thuật cắt (Cut). Một viên kim cương chỉ phát huy tối đa giá trị phát sáng của nó khi được cắt khéo. Lý tưởng ra, nghệ nhân cắt kim cương phải tính toán các chiều cắt sao cho ánh sáng đi vào bề mặt viên kim cương và phản chiếu ra cũng xuyên qua bề mặt (cái này lại liên quan đến kiến thức vật lý). Nếu viên kim cương bị cắt bẹt xuống, tiếng Anh là shallow cut, thì viên kim cương sẽ có bề mặt lớn hơn, tạo cảm giác to hơn, nhưng lại không sáng tối đa vì tia sáng đi vào bề mặt và đi ra ở đáy viên kim cương. Nếu viên kim cương bị cắt làm cho cao nghếu lên (Deep cut) thì ánh sáng đi vào bề mặt sẽ bị phản chiếu ra thành. Cả hai trường hợp đều khiến viên kim cương có một vành tối nhìn từ trên bề mặt. Thế nên khi xem chứng nhận, nếu thấy xếp hạng Kỹ thuật cắt từ Good, hoặc đến Very Good và Excellent là quá ổn. Đặc biệt, nếu có dụng cụ kiểm tra kỹ thuật cắt, khi lật ngược viên kim cương lên khách hàng có thể soi thấy 8 trái tim lửa rõ nét toả ra 8 hướng đều tăm tắp, và khi lật xuôi xuống thì sẽ soi thấy 8 mũi tên lửa cũng tỏa ra 8 hướng đều tăm tắp. Đang nói về viên kim cương tròn đấy nhé, chứ không nói đến các hình dạng khác như bầu dục, trái tim, công chúa, giọt lệ vv.

Tớ đi lượn xem kim cương. Sau khi nói kích cỡ con bé bán hàng lấy ra mấy viên trong tủ kính đều bị tớ lắc. Nó lầu bầu bảo viên này colour F đấy. Tớ hỏi nó Colour F do viện nào chứng nhận thì nó đưa ra một cái tên viện nào đó. Tớ yêu cầu chỉ xem những viên của GIA chứng nhận. Thế là nó trố mắt, gọi sếp nó ra, bắt sếp nó mở két bảo mật và lấy cho tớ xem. Rồi nó còn chìa cho tớ xem chứng chỉ nghề của nó do chính GIA đào tạo và thừa nhận với tớ rằng tớ rất sành kim cương. Nhưng xin chú thích là chỉ sành về chất lượng, còn giá cả thì mù tịt nhé. Vì với những viên kim cương đắt tiền việc bị hố vài nghìn đô là rất dễ xảy ra.

Thế nên nếu đi mua kim cương, được trang bị những kiến thức trên là ổn. Tất nhiên vì rủi ro cao nên tốt nhất phải mua ở những địa chỉ uy tín. Nếu không chúng làm giả chứng nhận chất lượng thì chết dở. Cộng thêm không cẩn thận lại mua phải kim cương dởm. Bây giờ thiên hạ bán đầy một loại đá gọi là Cubic, cũng trong suốt, cũng lấp lánh, và cứng chẳng kém gì kim cương, thường được ứng dụng trong công nghiệp để thay thế cho kim cương quá đắt tiền.

Đấy chú Bình Nguyên lại đang đứng ở cầu thang hò Mẹ mẹ, tớ phải chạy xuống đây không thì chú sẽ khóc nhặng lên bây giờ...

Ma lực của kim cương




Đã là đàn bà, có ai lại không mê mẩn những chùm sáng rực rỡ như lửa hắt ra từ một viên kim cương...

Có một câu nói thế này “Thượng đế rất công bằng. Người không lấy đi tất cả của ai bao giờ, và cũng không cho ai tất cả”. Thế mà đúng. Những nước châu Phi đói nghèo bệnh tật thì lại lắm kim cương. Chứ Việt Nam rừng vàng bể bạc rồi thì chả cần kim cương nữa.

Khỏi phải dài dòng kim cương quí vì thứ nhất là nó hiếm, thứ hai vì những đặc tính trong cấu trúc phân tử của nó mà khiến nó trở thành nguyên liệu cứng nhất trong tự nhiên, có độ tán sắc cao, dẫn điện tốt và cũng chính vì cứng như vậy mà nó không dễ bị bào mòn vv và vv. Trước khi các nhà khoa học tổng hợp được những vật liệu còn cứng hơn cả kim cương thì người ta phải dùng chính kim cương để cắt kim cương. Thông minh gớm.

Thế nên mới có câu Diamond cuts diamond, mà vận dụng vào tiếng Việt có nghĩa là Kẻ cắp gặp bà già. Nhưng hôm nay tớ không nói chuyện văn học.

Kim cương rất đắt tiền, và không phải ai cũng có thể soi ra lỗi của viên kim cương bằng mắt thường được. Thế nên nếu định mua kim cương cỡ lớn, cách tốt nhất là phải yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng. Có rất nhiều các phòng thí nghiệm trên thế giới đều có nghiệp vụ định giá trị và chất lượng của kim cương nhưng viên kim cương nào có chứng nhận của GIA (Gemological Institute of America) là chuẩn nhất. GIA là định chế xếp hạng kim cương khắt khe nhất thế giới. Tất cả những viên được GIA xếp hạng đều có thể có thứ hạng cao hơn nhiều nếu đã được những định chế khác đánh giá. Sao hôm nay văn chương tớ cứ lủng cà lủng củng.

Khi đọc chứng nhận chất lượng thì phải nắm được những thông tin sau:

Thứ nhất, trọng lượng của viên kim cương (Carat weight), tính bằng carat. Tất nhiên kim cương càng lớn thì càng đắt. Nhưng không phải lúc nào cũng thế, vì còn phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố khác.

Thứ hai, màu sắc (Colour). Kim cương đắt nhất khi nó không có màu. Trên thế giới có những viên có màu nâu, vàng, xanh vv cực kỳ đắt nhưng chủ yếu theo tớ là vì chúng rất to nên thành rất hiếm, chứ còn nếu cùng kích cỡ thì một viên kim cương không màu mới là đắt nhất, ngay cả kim cương hồng là màu hiếm nhất trên thế giới cũng không thể sánh được với kim cương không màu. Bảng xếp hạng màu của kim cương không màu bắt đầu bằng D,E,F,G rồi cứ thế đi xuống, không biết là xuống đến đâu, hình như là đến Z thì phải. Nhưng hình như sau I thì viên kim cương không còn được xếp vào hạng không màu nữa. Trong bảng này, D,E,F là hạng đắt nhất, tức là hoàn toàn không màu, và mắt thường không thể phân biệt được sự khác biệt, đến G,H,I thì đã ngả sang màu vàng mà người sành kim cương sẽ nhìn được.

Thứ ba, độ trong suốt (Clarity). Bắt đầu trên bảng xếp hạng độ trong suốt là Flawless, tức là không tì vết khi soi trên kính hiển vi, cả trong ruột viên kim cương (internal) lẫn trên bề mặt (external). Viên kim cương nào được xếp hạng Flawless thì cực kỳ hiếm. Sau Flawless là đến VVS1 và 2. VVS là viết tắt của Very very slightly included, tức là Rất rất ít tì vết. Sau đó là đến VS1 và 2, tức là Very Slightly Included (Rất ít tì vết). Những viên kim cương nào được xếp hạng độ trong suốt từ VS trở lên là hiếm, và mắt thường nói chung không phát hiện được tì vết, chỉ khi soi trên kính hiển vi thì mới thấy được tì vết không đáng kể . Dưới nữa thì sẽ có SI1 và 2, và I1,2,3 vv tức là Slightly Included và Included. Đến hạng này thì viên kim cương đã bớt sáng đi nhiều.

Thứ tư, kỹ thuật cắt (Cut). Một viên kim cương chỉ phát huy tối đa giá trị phát sáng của nó khi được cắt khéo. Lý tưởng ra, nghệ nhân cắt kim cương phải tính toán các chiều cắt sao cho ánh sáng đi vào bề mặt viên kim cương và phản chiếu ra cũng xuyên qua bề mặt (cái này lại liên quan đến kiến thức vật lý). Nếu viên kim cương bị cắt bẹt xuống, tiếng Anh là shallow cut, thì viên kim cương sẽ có bề mặt lớn hơn, tạo cảm giác to hơn, nhưng lại không sáng tối đa vì tia sáng đi vào bề mặt và đi ra ở đáy viên kim cương. Nếu viên kim cương bị cắt làm cho cao nghếu lên (Deep cut) thì ánh sáng đi vào bề mặt sẽ bị phản chiếu ra thành. Cả hai trường hợp đều khiến viên kim cương có một vành tối nhìn từ trên bề mặt. Thế nên khi xem chứng nhận, nếu thấy xếp hạng Kỹ thuật cắt từ Good, hoặc đến Very Good và Excellent là quá ổn. Đặc biệt, nếu có dụng cụ kiểm tra kỹ thuật cắt, khi lật ngược viên kim cương lên khách hàng có thể soi thấy 8 trái tim lửa rõ nét toả ra 8 hướng đều tăm tắp, và khi lật xuôi xuống thì sẽ soi thấy 8 mũi tên lửa cũng tỏa ra 8 hướng đều tăm tắp. Đang nói về viên kim cương tròn đấy nhé, chứ không nói đến các hình dạng khác như bầu dục, trái tim, công chúa, giọt lệ vv.

Tớ đi lượn xem kim cương. Sau khi nói kích cỡ con bé bán hàng lấy ra mấy viên trong tủ kính đều bị tớ lắc. Nó lầu bầu bảo viên này colour F đấy. Tớ hỏi nó Colour F do viện nào chứng nhận thì nó đưa ra một cái tên viện nào đó. Tớ yêu cầu chỉ xem những viên của GIA chứng nhận. Thế là nó trố mắt, gọi sếp nó ra, bắt sếp nó mở két bảo mật và lấy cho tớ xem. Rồi nó còn chìa cho tớ xem chứng chỉ nghề của nó do chính GIA đào tạo và thừa nhận với tớ rằng tớ rất sành kim cương. Nhưng xin chú thích là chỉ sành về chất lượng, còn giá cả thì mù tịt nhé. Vì với những viên kim cương đắt tiền việc bị hố vài nghìn đô là rất dễ xảy ra.

Thế nên nếu đi mua kim cương, được trang bị những kiến thức trên là ổn. Tất nhiên vì rủi ro cao nên tốt nhất phải mua ở những địa chỉ uy tín. Nếu không chúng làm giả chứng nhận chất lượng thì chết dở. Cộng thêm không cẩn thận lại mua phải kim cương dởm. Bây giờ thiên hạ bán đầy một loại đá gọi là Cubic, cũng trong suốt, cũng lấp lánh, và cứng chẳng kém gì kim cương, thường được ứng dụng trong công nghiệp để thay thế cho kim cương quá đắt tiền.

Đấy chú Bình Nguyên lại đang đứng ở cầu thang hò Mẹ mẹ, tớ phải chạy xuống đây không thì chú sẽ khóc nhặng lên bây giờ...

Wednesday, May 30, 2007

Những bất cập

Có một lần tớ lên chuyến bay không nhớ Hà nội Nha Trang hay Đà Nẵng. Vừa vào đến cửa máy bay đã thấy ánh mắt liếc xéo của em tiếp viên lưng khòng khòng đứng ở cửa ra vào chào khách. Dĩ nhiên là với ánh mắt đấy thì dù tớ có viển vông đến mấy cũng không dám tưởng tượng là em sẽ chào mình. Và đúng thật là em không chào, nhưng em lại nhoẻn cười với mấy thằng tây balô hôi hám tình cờ đi ngay sau tớ. Ngồi vào chỗ. Em đi qua hích cho một phát vào cùi tay đau điếng, không xin lỗi, không quay lại. Làm thế nào, chả nhẽ cố chấp gọi "này em ơi đi đứng phải cẩn thận" hoặc bắt bẻ "sao em ko xin lỗi khách hàng" à. Em lại liếc xéo cho cái nữa thì dại mặt. Thôi nhịn. Vẫn chưa xong, đến lúc phục vụ đồ ăn nhẹ, em đẩy cái xe qua. Tớ không để ý với khách hàng khác thì thế nào nhưng với tớ em lia hộp đồ ăn đánh vèo một cái, làm hộp đồ ăn suýt rơi sang phía bên kia cái bàn. Tớ chỉ biết nhìn em mà chả biết nói gì, đứng lên cãi nhau tay đôi thì không phải thuộc tính của mình. Chỉ biết cám cảnh khách hàng trả tiền mà còn bị đì đọt, và tự nhủ chắc công việc của em nhiều stress quá, chắc em căm ghét tất cả những đứa con gái VN như em nhưng lại không thuần tuý đoan trang như em mà lại đi nghỉ mát với một thằng Tây, em đì cho là phải .
Thôi không nói chuyện Vietnam Airlines nữa, nói sang chuyện khác.
Mới đầu tháng 5 mà đã nóng chảy mỡ. Tớ nghỉ làm một buổi để lên phường xin một số giấy tờ làm thủ tục kết hôn. Khép nép lên phường, ngoài cổng có mấy chú ngồi xắn quần hút thuốc lào sòng sọc, hỏi xong đứng đợi mãi mà chú vẫn lơ mơ chưa hết cơn say thuốc, cứ ngửa mặt lên trời nhả khói ngất ngư mãi. Mãi rồi chú cũng vung tay chỉ vào nhà trong. Lại khép nép vào nhà trong. Nhà trong có hai cái bàn, một chị thì đang tiếp dân rồi, mà nghe giọng điệu cũng đang đến hồi gay gắt nên sợ không dám hỏi, còn em kia thì cứ nhìn xuống đất, biết mình vào đứng giữa phòng nhưng em vẫn dán mắt xuống đất. Mãi thì tớ cũng đánh liều đến chỗ em và ngồi xuống ghế. Em ngẩng lên, không nói không rằng cầm tài liệu của tớ lên xem. Tớ không thấy em hỏi han gì nên định trình bày lý do. Vừa mở mồm "chị đang chuẩn bị..." một cái thì bị em gắt nhặng lên "chị từ từ để tôi xem xong tài liệu đã chứ". Sau đó em nói mà vẫn không nhìn tớ "cái này chị phải xin chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố". Thế là tớ phải đi tìm tổ trưởng tổ dân phố. Nhà bà tổ trưởng tổ dân phố cổng đóng im ỉm, chó sủa hung hăng. Gọi mãi cháu bà mới ra. Nhưng khổ nỗi bà tổ trưởng tổ dân phố đã ngoài 60 nhưng vừa đi tắm biển và sẽ đi cả tuần mới về. Tớ lại ra phường trình bày, em lại nói mà không thèm nhìn tớ "thế thì chị phải đi gặp tổ phó tổ dân phố". Khổ cái thân tớ, đi làm tối ngày, tổ trưởng còn không biết phải hỏi mẹ, thì làm sao mà biết tổ phó tổ dân phố là ai, lại gọi mẹ tớ, mẹ tớ cũng chịu. Cực chẳng đã tớ phải quay lại bảo em "Em ạ chị nói thật chị không biết ai là tổ phó tổ dân phố chỗ chị". Hình như em chỉ chờ có cái thú nhận đấy của tớ, em chẹp miệng một cái và nói luôn, vẫn không thèm nhìn tớ "Chị không biết ai là tổ phó tổ dân phố chỗ chị ở hả, chị không đi họp tổ dân phố bao giờ chứ gì? Chị có mối liên hệ chặt chẽ với hàng xóm nhỉ". Bớ bà con, có ai đi họp tổ dân phố tầm này thì nói cho tớ biết với.
Lúc đấy tớ mới nhìn em kỹ. Mặt em non choẹt, cau có và toàn trứng cá bọc, mái tóc bết dầu chải ngôi chính giữa và kẹp cẩn thận sang hai bên bằng hai cái kẹp 3 lá. Và tớ tự hỏi liệu cuộc sống của em có hạnh phúc không nhỉ, và em tự cho em quyền gì mà dám hỏi tớ những câu như vậy. Thế là tớ thu xếp tài liệu, đứng lên và đi ra khỏi cửa, chả cần lấy chồng nữa.
Nhưng mấy tháng sau đó thì tớ cũng làm được thủ tục. Phải đến tay bác tớ là thương binh hạng nặng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc ra phường thì mới xong.
Bao nhiêu chuyện mới không nói, lại đi nói cái chuyện cũ rích đấy để làm gì? Chỉ để nói rằng chúng ta chán quá, chán không biết xử lý kiểu gì. Chúng ta cứ ngồi tung hô sự dân chủ và nhà nước của dân do dân và vì dân của chúng ta. Nhưng dân chủ kiểu gì mà dân cứ lên các cơ quan công quyền mà không quen biết hoặc không phong bì là khép nép như rắn mùng năm. Đổi mới và cất cánh kiểu gì mà khách hàng trả tiền mà có khi còn nghe chửi.
Việt Nam đi lên theo thế rồng bay, hay là cái gì đó đại loại như thế, tớ không nhớ chính xác. Cứ phải choang choang như chuông thế mà không thấy nhảm.
Những nếp nghĩ của nhiều thế hệ, lại phải mất nhiều thế hệ nữa để thay đổi.





Những bất cập

Có một lần tớ lên chuyến bay không nhớ Hà nội Nha Trang hay Đà Nẵng. Vừa vào đến cửa máy bay đã thấy ánh mắt liếc xéo của em tiếp viên lưng khòng khòng đứng ở cửa ra vào chào khách. Dĩ nhiên là với ánh mắt đấy thì dù tớ có viển vông đến mấy cũng không dám tưởng tượng là em sẽ chào mình. Và đúng thật là em không chào, nhưng em lại nhoẻn cười với mấy thằng tây balô hôi hám tình cờ đi ngay sau tớ. Ngồi vào chỗ. Em đi qua hích cho một phát vào cùi tay đau điếng, không xin lỗi, không quay lại. Làm thế nào, chả nhẽ cố chấp gọi "này em ơi đi đứng phải cẩn thận" hoặc bắt bẻ "sao em ko xin lỗi khách hàng" à. Em lại liếc xéo cho cái nữa thì dại mặt. Thôi nhịn. Vẫn chưa xong, đến lúc phục vụ đồ ăn nhẹ, em đẩy cái xe qua. Tớ không để ý với khách hàng khác thì thế nào nhưng với tớ em lia hộp đồ ăn đánh vèo một cái, làm hộp đồ ăn suýt rơi sang phía bên kia cái bàn. Tớ chỉ biết nhìn em mà chả biết nói gì, đứng lên cãi nhau tay đôi thì không phải thuộc tính của mình. Chỉ biết cám cảnh khách hàng trả tiền mà còn bị đì đọt, và tự nhủ chắc công việc của em nhiều stress quá, chắc em căm ghét tất cả những đứa con gái VN như em nhưng lại không thuần tuý đoan trang như em mà lại đi nghỉ mát với một thằng Tây, em đì cho là phải .
Thôi không nói chuyện Vietnam Airlines nữa, nói sang chuyện khác.
Mới đầu tháng 5 mà đã nóng chảy mỡ. Tớ nghỉ làm một buổi để lên phường xin một số giấy tờ làm thủ tục kết hôn. Khép nép lên phường, ngoài cổng có mấy chú ngồi xắn quần hút thuốc lào sòng sọc, hỏi xong đứng đợi mãi mà chú vẫn lơ mơ chưa hết cơn say thuốc, cứ ngửa mặt lên trời nhả khói ngất ngư mãi. Mãi rồi chú cũng vung tay chỉ vào nhà trong. Lại khép nép vào nhà trong. Nhà trong có hai cái bàn, một chị thì đang tiếp dân rồi, mà nghe giọng điệu cũng đang đến hồi gay gắt nên sợ không dám hỏi, còn em kia thì cứ nhìn xuống đất, biết mình vào đứng giữa phòng nhưng em vẫn dán mắt xuống đất. Mãi thì tớ cũng đánh liều đến chỗ em và ngồi xuống ghế. Em ngẩng lên, không nói không rằng cầm tài liệu của tớ lên xem. Tớ không thấy em hỏi han gì nên định trình bày lý do. Vừa mở mồm "chị đang chuẩn bị..." một cái thì bị em gắt nhặng lên "chị từ từ để tôi xem xong tài liệu đã chứ". Sau đó em nói mà vẫn không nhìn tớ "cái này chị phải xin chữ ký của tổ trưởng tổ dân phố". Thế là tớ phải đi tìm tổ trưởng tổ dân phố. Nhà bà tổ trưởng tổ dân phố cổng đóng im ỉm, chó sủa hung hăng. Gọi mãi cháu bà mới ra. Nhưng khổ nỗi bà tổ trưởng tổ dân phố đã ngoài 60 nhưng vừa đi tắm biển và sẽ đi cả tuần mới về. Tớ lại ra phường trình bày, em lại nói mà không thèm nhìn tớ "thế thì chị phải đi gặp tổ phó tổ dân phố". Khổ cái thân tớ, đi làm tối ngày, tổ trưởng còn không biết phải hỏi mẹ, thì làm sao mà biết tổ phó tổ dân phố là ai, lại gọi mẹ tớ, mẹ tớ cũng chịu. Cực chẳng đã tớ phải quay lại bảo em "Em ạ chị nói thật chị không biết ai là tổ phó tổ dân phố chỗ chị". Hình như em chỉ chờ có cái thú nhận đấy của tớ, em chẹp miệng một cái và nói luôn, vẫn không thèm nhìn tớ "Chị không biết ai là tổ phó tổ dân phố chỗ chị ở hả, chị không đi họp tổ dân phố bao giờ chứ gì? Chị có mối liên hệ chặt chẽ với hàng xóm nhỉ". Bớ bà con, có ai đi họp tổ dân phố tầm này thì nói cho tớ biết với.
Lúc đấy tớ mới nhìn em kỹ. Mặt em non choẹt, cau có và toàn trứng cá bọc, mái tóc bết dầu chải ngôi chính giữa và kẹp cẩn thận sang hai bên bằng hai cái kẹp 3 lá. Và tớ tự hỏi liệu cuộc sống của em có hạnh phúc không nhỉ, và em tự cho em quyền gì mà dám hỏi tớ những câu như vậy. Thế là tớ thu xếp tài liệu, đứng lên và đi ra khỏi cửa, chả cần lấy chồng nữa.
Nhưng mấy tháng sau đó thì tớ cũng làm được thủ tục. Phải đến tay bác tớ là thương binh hạng nặng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc ra phường thì mới xong.
Bao nhiêu chuyện mới không nói, lại đi nói cái chuyện cũ rích đấy để làm gì? Chỉ để nói rằng chúng ta chán quá, chán không biết xử lý kiểu gì. Chúng ta cứ ngồi tung hô sự dân chủ và nhà nước của dân do dân và vì dân của chúng ta. Nhưng dân chủ kiểu gì mà dân cứ lên các cơ quan công quyền mà không quen biết hoặc không phong bì là khép nép như rắn mùng năm. Đổi mới và cất cánh kiểu gì mà khách hàng trả tiền mà có khi còn nghe chửi.
Việt Nam đi lên theo thế rồng bay, hay là cái gì đó đại loại như thế, tớ không nhớ chính xác. Cứ phải choang choang như chuông thế mà không thấy nhảm.
Những nếp nghĩ của nhiều thế hệ, lại phải mất nhiều thế hệ nữa để thay đổi.





Tuesday, May 29, 2007

Gian nan cái sự lấy chồng

Ôi gian nan cái sự lấy chồng. Bây giờ lấy được chồng rồi thì mới dám kể lại chuyện này. Chứ nếu chưa lấy được chồng thì chả dám kể, sợ không còn đủ dũng khí để lấy chồng. Mà cũng chỉ dám lấy một chồng, chứ có cho tiền cũng không dám lấy lần nữa.
Khởi đầu là đi mua bộ hồ sơ trên Sở Tư pháp. Về ngồi khai, vừa khai vừa phát khóc lên được, điện thoại di động và cố định để xung quanh, để bí thông tin nào thì còn gọi điện hỏi tứ tung.
Hồ sơ hỏi từ âm ty củ tỉ, đại loại không chỉ bản thân, bố mẹ, mà còn ông bà nội ngoại làm nghề gì, ở đâu. Bấm bụng khai ông nội là địa chủ bị tịch thu ruộng đất xuống làm bần cố nông, ông ngoại tư sản bỏ chạy vào Nam, tự hỏi không biết thế này thì có bị mất điểm không.

Mấy tập hồ sơ dày cộp, khai mỏi tay. Mà phải khai bản gốc, chồng hai bộ, vợ hai bộ nên cứ phải chép đi chép lại mấy lần. Hồ sơ yêu cầu phải có giấy xác nhận còn độc thân. Mà giấy này thì phải làm ở phường, mà sự tình ở phường kết quả ra sao thì đã kể ở entry trước, nên cuối cùng đành lấy xác nhận độc thân do cơ quan cấp (đấy là nhân viên sở TP khuyên thế chứ không phải tớ sáng tạo ra). Mấy giấy tờ nữa phải đi công chứng. 7h30 sáng công chứng Bà Triệu chưa mở cửa nhưng dân tình đã đứng đông nghịt. Cánh cửa sắt cuốn mới kéo lên một tí mà nhiều người đã cúi gập người chui vào, hòng lấy được chỗ sớm, những người còn lại thì xô đẩy nhau để xô vào trước. Mình chẳng làm được cái chuyện xô đẩy nên phải vào cuối cùng, và phải đợi đến 3h chiều,đói hoa cả mắt.

Làm xong hồ sơ hí hửng lôi anh chồng tương lai ra Sở Tư Pháp nộp, vì lúc nộp hồ sơ phải có cả vợ cả chồng đúng như trong ảnh. Chắc đề phòng những trường hợp kết hôn giả. Chị nhân viên STP mặt hầm hầm mắt lừ lừ xoè tập hồ sơ ra kiểm tra. Nhìn thấy chứng nhận độc thân do cơ quan tớ cấp chị trả lại hồ sơ ngay. Chị bảo “chứng nhận độc thân phải do phường cấp. Nếu muốn do cơ quan cấp thì cơ quan làm việc phải là cơ quan nhà nước, chứ tổ chức phi chính phủ thế này thì không có tác dụng”. Tớ bạo gan thắc mắc “lần trước em đến hỏi thông tin ở đây có một chị nói là nơi làm việc cấp cũng được chứ không nói rõ với em là phải là cơ quan nhà nước”. “Tôi không biết, chị không tin tôi thì thôi”. Thế là đành nén ấm ức lôi anh chồng tương lai mặt đang nghệt ra đi về.

Sau đó thì đến chuyện ông bác tớ là thương binh hạng nặng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc đi xin giấy chứng nhận độc thân cho tớ ở phường. Nên mọi chuyện cũng xong.

Lại hăm hở mang tập hồ sơ đi nộp.

Vẫn cái chị mặt hầm hầm hôm trước. Lại xoè tập hồ sơ ra kiểm tra. Công hàm của đại sứ quán yêu cầu trường hợp này được xem xét sớm bị vứt trả lại không thương tiếc, không thèm đọc vì “không xem những tài liệu không có trong danh sách tài liệu yêu cầu, chị đừng có nộp thừa phí công”. Rồi “hộ khẩu chị ở một nơi sao chị lại đề địa chỉ ở nơi khác”. Trả lời “Dạ tại hộ khẩu em ở đó nhưng em lại có nhà ở địa chỉ này, và đây là địa chỉ em ở”. Hồ sơ bị vứt lại, về khai lại.

Thế là lại mua mấy bộ hồ sơ mới, về nhà ngồi kiên nhẫn khai lại.
Lại tấp tểnh ra nộp hồ sơ lần nữa. Lần này giở đến hồ sơ của anh chồng. ‘Sao lại ghi địa chỉ Việt Nam? Phải ghi địa chỉ của nước ngoài cơ”. Thế là lại mua hồ sơ về nhà khai lại. Cô bán hồ sơ mặt cứ tươi như hoa. Mà giá mỗi bộ hồ sơ cũng đâu có rẻ.

Đến lúc này thì tớ đã nản lắm rồi. Nhưng hỏi mấy chị lấy chồng nước ngoài các chị ấy đều bị như thế cả, tức là mỗi lần đến họ chỉ chỉ ra một lỗi thôi, về mà sửa, cấm vặn vẹo. Mang đến họ lại chỉ ra một lỗi nữa, lại về nhà sửa tiếp. Cái sự lấy Tây không ngon như nhiều người tưởng.

Trầy trật mãi thì bộ hồ sơ của chúng tớ cũng được nhận, hứa là sau 3 tháng sẽ giải quyết, không sớm hơn được. Nhưng thế cũng chưa xong. Vì đây là phi chính phủ Mỹ kết hôn với ngoại giao Ý nên sự kết hợp này rất nhạy cảm về mặt chính trị, chứ còn nếu tớ đã là gái vũ trường kết hôn với Tây ba lô thì chả đến nỗi bị hành thế. Tớ nhận được cú điện thoại bảo “chị phải xin được một bức thư của Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn của Bộ Ngoại Giao VN cam kết rằng chị vẫn sẽ làm việc tốt sau khi kết hôn”. Đây là điều không tưởng, vì Cục Phục vụ Ngoại Giao đoàn có các vàng cũng không cam kết được. Tớ vừa ướm thử vấn đề với một chị ở trên Cục, chị ấy không hiểu nghe có rõ không mà lại bảo "Ơ hơ hơ em bảo cái gì cơ?".

Thế là tớ đầu hàng. Đống hồ sơ khai hỏng chất cao như núi.

Chúng tớ sang New York, đến toà thị chính. Công việc kết hôn chỉ mất có hai buổi sáng, sau khi điền mẫu cam kết. Tất cả tài liệu cần trình là hai quyển hộ chiếu. Thời gian kết hôn và bay đi bay về chỉ mất gần 1 tuần.

Đến bây giờ theo sổ sách ở nhà thì tớ vẫn là người độc thân vì tớ vẫn chưa dám quay lại thông báo với STP rằng tớ đã kết hôn để họ ghi vào sổ sách. Tởn đến già những thủ tục hành chính rối rắm không biết đâu mà lần và những nhân viên hành chính bất lịch sự coi dân tình như cỏ rác.

Nhưng một chị bạn tớ bảo sau mấy lần bị khai đi khai lại hồ sơ chị ấy kéo chị kia ra một góc, dúi cho cái phong bì 300,000đ, thế là hồ sơ đi lọt ngay.

Mặ dù xét về mặt kinh tế, đút tiền ngay từ đầu còn lợi hơn nhiều, vì không mất tiền mua đi mua lại hồ sơ mấy trăm nghìn mỗi lần. Nhưng tớ chịu không làm được như thế.

Hôm nay tớ viết cái entry dài dòng này để nếu trong tương lai tớ định lấy chồng lần nữa kiểu này, thì tớ sẽ đọc lại entry này để từ bỏ ngay lập tức ý định đó.

Gian nan cái sự lấy chồng

Ôi gian nan cái sự lấy chồng. Bây giờ lấy được chồng rồi thì mới dám kể lại chuyện này. Chứ nếu chưa lấy được chồng thì chả dám kể, sợ không còn đủ dũng khí để lấy chồng. Mà cũng chỉ dám lấy một chồng, chứ có cho tiền cũng không dám lấy lần nữa.
Khởi đầu là đi mua bộ hồ sơ trên Sở Tư pháp. Về ngồi khai, vừa khai vừa phát khóc lên được, điện thoại di động và cố định để xung quanh, để bí thông tin nào thì còn gọi điện hỏi tứ tung.
Hồ sơ hỏi từ âm ty củ tỉ, đại loại không chỉ bản thân, bố mẹ, mà còn ông bà nội ngoại làm nghề gì, ở đâu. Bấm bụng khai ông nội là địa chủ bị tịch thu ruộng đất xuống làm bần cố nông, ông ngoại tư sản bỏ chạy vào Nam, tự hỏi không biết thế này thì có bị mất điểm không.

Mấy tập hồ sơ dày cộp, khai mỏi tay. Mà phải khai bản gốc, chồng hai bộ, vợ hai bộ nên cứ phải chép đi chép lại mấy lần. Hồ sơ yêu cầu phải có giấy xác nhận còn độc thân. Mà giấy này thì phải làm ở phường, mà sự tình ở phường kết quả ra sao thì đã kể ở entry trước, nên cuối cùng đành lấy xác nhận độc thân do cơ quan cấp (đấy là nhân viên sở TP khuyên thế chứ không phải tớ sáng tạo ra). Mấy giấy tờ nữa phải đi công chứng. 7h30 sáng công chứng Bà Triệu chưa mở cửa nhưng dân tình đã đứng đông nghịt. Cánh cửa sắt cuốn mới kéo lên một tí mà nhiều người đã cúi gập người chui vào, hòng lấy được chỗ sớm, những người còn lại thì xô đẩy nhau để xô vào trước. Mình chẳng làm được cái chuyện xô đẩy nên phải vào cuối cùng, và phải đợi đến 3h chiều,đói hoa cả mắt.

Làm xong hồ sơ hí hửng lôi anh chồng tương lai ra Sở Tư Pháp nộp, vì lúc nộp hồ sơ phải có cả vợ cả chồng đúng như trong ảnh. Chắc đề phòng những trường hợp kết hôn giả. Chị nhân viên STP mặt hầm hầm mắt lừ lừ xoè tập hồ sơ ra kiểm tra. Nhìn thấy chứng nhận độc thân do cơ quan tớ cấp chị trả lại hồ sơ ngay. Chị bảo “chứng nhận độc thân phải do phường cấp. Nếu muốn do cơ quan cấp thì cơ quan làm việc phải là cơ quan nhà nước, chứ tổ chức phi chính phủ thế này thì không có tác dụng”. Tớ bạo gan thắc mắc “lần trước em đến hỏi thông tin ở đây có một chị nói là nơi làm việc cấp cũng được chứ không nói rõ với em là phải là cơ quan nhà nước”. “Tôi không biết, chị không tin tôi thì thôi”. Thế là đành nén ấm ức lôi anh chồng tương lai mặt đang nghệt ra đi về.

Sau đó thì đến chuyện ông bác tớ là thương binh hạng nặng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc đi xin giấy chứng nhận độc thân cho tớ ở phường. Nên mọi chuyện cũng xong.

Lại hăm hở mang tập hồ sơ đi nộp.

Vẫn cái chị mặt hầm hầm hôm trước. Lại xoè tập hồ sơ ra kiểm tra. Công hàm của đại sứ quán yêu cầu trường hợp này được xem xét sớm bị vứt trả lại không thương tiếc, không thèm đọc vì “không xem những tài liệu không có trong danh sách tài liệu yêu cầu, chị đừng có nộp thừa phí công”. Rồi “hộ khẩu chị ở một nơi sao chị lại đề địa chỉ ở nơi khác”. Trả lời “Dạ tại hộ khẩu em ở đó nhưng em lại có nhà ở địa chỉ này, và đây là địa chỉ em ở”. Hồ sơ bị vứt lại, về khai lại.

Thế là lại mua mấy bộ hồ sơ mới, về nhà ngồi kiên nhẫn khai lại.
Lại tấp tểnh ra nộp hồ sơ lần nữa. Lần này giở đến hồ sơ của anh chồng. ‘Sao lại ghi địa chỉ Việt Nam? Phải ghi địa chỉ của nước ngoài cơ”. Thế là lại mua hồ sơ về nhà khai lại. Cô bán hồ sơ mặt cứ tươi như hoa. Mà giá mỗi bộ hồ sơ cũng đâu có rẻ.

Đến lúc này thì tớ đã nản lắm rồi. Nhưng hỏi mấy chị lấy chồng nước ngoài các chị ấy đều bị như thế cả, tức là mỗi lần đến họ chỉ chỉ ra một lỗi thôi, về mà sửa, cấm vặn vẹo. Mang đến họ lại chỉ ra một lỗi nữa, lại về nhà sửa tiếp. Cái sự lấy Tây không ngon như nhiều người tưởng.

Trầy trật mãi thì bộ hồ sơ của chúng tớ cũng được nhận, hứa là sau 3 tháng sẽ giải quyết, không sớm hơn được. Nhưng thế cũng chưa xong. Vì đây là phi chính phủ Mỹ kết hôn với ngoại giao Ý nên sự kết hợp này rất nhạy cảm về mặt chính trị, chứ còn nếu tớ đã là gái vũ trường kết hôn với Tây ba lô thì chả đến nỗi bị hành thế. Tớ nhận được cú điện thoại bảo “chị phải xin được một bức thư của Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn của Bộ Ngoại Giao VN cam kết rằng chị vẫn sẽ làm việc tốt sau khi kết hôn”. Đây là điều không tưởng, vì Cục Phục vụ Ngoại Giao đoàn có các vàng cũng không cam kết được. Tớ vừa ướm thử vấn đề với một chị ở trên Cục, chị ấy không hiểu nghe có rõ không mà lại bảo "Ơ hơ hơ em bảo cái gì cơ?".

Thế là tớ đầu hàng. Đống hồ sơ khai hỏng chất cao như núi.

Chúng tớ sang New York, đến toà thị chính. Công việc kết hôn chỉ mất có hai buổi sáng, sau khi điền mẫu cam kết. Tất cả tài liệu cần trình là hai quyển hộ chiếu. Thời gian kết hôn và bay đi bay về chỉ mất gần 1 tuần.

Đến bây giờ theo sổ sách ở nhà thì tớ vẫn là người độc thân vì tớ vẫn chưa dám quay lại thông báo với STP rằng tớ đã kết hôn để họ ghi vào sổ sách. Tởn đến già những thủ tục hành chính rối rắm không biết đâu mà lần và những nhân viên hành chính bất lịch sự coi dân tình như cỏ rác.

Nhưng một chị bạn tớ bảo sau mấy lần bị khai đi khai lại hồ sơ chị ấy kéo chị kia ra một góc, dúi cho cái phong bì 300,000đ, thế là hồ sơ đi lọt ngay.

Mặ dù xét về mặt kinh tế, đút tiền ngay từ đầu còn lợi hơn nhiều, vì không mất tiền mua đi mua lại hồ sơ mấy trăm nghìn mỗi lần. Nhưng tớ chịu không làm được như thế.

Hôm nay tớ viết cái entry dài dòng này để nếu trong tương lai tớ định lấy chồng lần nữa kiểu này, thì tớ sẽ đọc lại entry này để từ bỏ ngay lập tức ý định đó.

Cuối tuần ở Hamptons

Mất hút mấy ngày. Chúng tớ vừa đi Hamptons về, mệt thè lưỡi.
Hamptons là một vùng nằm trên Long Island, bao gồm nhiều thành phố nhỏ như Đông Hampton, Nam Hampton, Amagansett, vv. Các thị trấn nhỏ xinh đẹp đầy hoa và rợp trong bóng cây. Dân New York có mốt đi nghỉ cuối tuần ở Hamptons. Cuối tuần lên đấy gặp toàn người quen đi tung tăng trên phố, mua sắm, ăn uống.
Buổi sáng thức dậy ở Hamptons nghe tiếng chim hót và tiếng gió xào xạc qua những tán cây như rừng. Sóc chạy lăng quăng, thỉnh thoảng hươu nai lại lơ ngơ lội qua đường. Xe cộ nào gặp phải thì cứ xếp hàng đợi cho chúng dềnh dàng đi qua. Hamptons có rất nhiều bãi biển. Những ngôi nhà đặc trưng ở Hamptons làm bằng gỗ, thấp tầng, đằng trước là bãi cỏ và lối vào rải sỏi, đằng sau là bể bơi, bao quanh là cây cao. Đất Hamptons giờ cực đắt. Ai có nhà ở đấy thì lãi lớn. Cư dân Hamptons toàn những người ngày xưa có thu nhập cao giờ đã nghỉ hưu, chủ yếu là cựu người mẫu, chủ ngân hàng, phóng viên, hoặc những người làm trong lĩnh vực truyền hình phim ảnh.
Chúng tớ lên Hamptons vì mấy bác già tổ chức một cuộc thi tennis, hàng xóm bạn bè đấu với nhau. Cả tuần đã gặp nhau ở New York, cuối tuần lên lại "Ơ, ông cũng ở đây à", hết cuối tuần về lại New York tắc đường hàng cây số, ra khỏi xe cho mát thì lại "Ơ, ông cũng về giờ này à".
Chồng tớ đánh tennis thế nào mà lại ngã lăn quay. Gần hai chục bác già ở đó già hơn chồng tớ nhiều mà chả bác nào ngã. Nhưng tớ cũng không dám ho he gì, vì dù là có nói sự thực khách quan mắt thường quan sát được nhưng thể nào cũng sẽ bị lườm.
Chồng tớ được phân công đánh cặp với một chú chơi khá giỏi, ứng cử viên cúp vô địch vườn. Đấy là mọi người bảo chú ấy giỏi, chứ tớ chả hiểu mô tê gì, thậm chí còn không hiểu tại sao bọn chúng cứ phải đổi sân xoành xoạch. Tớ không chơi môn thể thao nào, không biết luật môn thể thao nào hết, ngày xưa vác vợt ra công viên đánh cầu lông vài buổi, chẳng hiểu sao nhìn rõ ràng quả cầu lông bay tới mà toàn giơ vợt hứng trượt, nên dẹp.
Lại nói cái chuyện đánh cặp. Cái chú được phân công đánh cặp với chồng tớ xui tận mạng. Vì chú ấy chơi giỏi còn chồng tớ thì đúng là thảm hoạ. Lớ ngớ thế nào mà họ cũng dìu nhau vào vòng 2. Nhưng ở vòng hai thì tài năng của chú ấy cũng không cứu nổi cả đôi, nên trượt cúp vườn.
Ngoài ra thì mấy ngày chỉ lượn lờ quanh bể bơi. Chú Bình Nguyên bị nhúng vào bể Jacuzzi nóng sùng sục, lúc lôi chú lên chú co quắp và đỏ tưng bừng như con tôm bị luộc chín. Bố chú lại ôm chú nhảy tùm xuống bể nước lạnh làm mặt chú cứ đần thộn ra, mấy giây sau mới cười toe toét. Thời gian còn lại không bị lôi xuống nước thì chú chạy lăng quăng trên thành bể bơi, chú hát, chú xoay vòng tròn chú múa, hai cái phao bơi cặp ở nách, chú trần truồng và trắng tinh mũm mĩm. Nếu cho thêm đôi cánh thì chắc chắn chú giống các thiên thần bay lượn trong hội hoạ.


Cuối tuần ở Hamptons

Mất hút mấy ngày. Chúng tớ vừa đi Hamptons về, mệt thè lưỡi.
Hamptons là một vùng nằm trên Long Island, bao gồm nhiều thành phố nhỏ như Đông Hampton, Nam Hampton, Amagansett, vv. Các thị trấn nhỏ xinh đẹp đầy hoa và rợp trong bóng cây. Dân New York có mốt đi nghỉ cuối tuần ở Hamptons. Cuối tuần lên đấy gặp toàn người quen đi tung tăng trên phố, mua sắm, ăn uống.
Buổi sáng thức dậy ở Hamptons nghe tiếng chim hót và tiếng gió xào xạc qua những tán cây như rừng. Sóc chạy lăng quăng, thỉnh thoảng hươu nai lại lơ ngơ lội qua đường. Xe cộ nào gặp phải thì cứ xếp hàng đợi cho chúng dềnh dàng đi qua. Hamptons có rất nhiều bãi biển. Những ngôi nhà đặc trưng ở Hamptons làm bằng gỗ, thấp tầng, đằng trước là bãi cỏ và lối vào rải sỏi, đằng sau là bể bơi, bao quanh là cây cao. Đất Hamptons giờ cực đắt. Ai có nhà ở đấy thì lãi lớn. Cư dân Hamptons toàn những người ngày xưa có thu nhập cao giờ đã nghỉ hưu, chủ yếu là cựu người mẫu, chủ ngân hàng, phóng viên, hoặc những người làm trong lĩnh vực truyền hình phim ảnh.
Chúng tớ lên Hamptons vì mấy bác già tổ chức một cuộc thi tennis, hàng xóm bạn bè đấu với nhau. Cả tuần đã gặp nhau ở New York, cuối tuần lên lại "Ơ, ông cũng ở đây à", hết cuối tuần về lại New York tắc đường hàng cây số, ra khỏi xe cho mát thì lại "Ơ, ông cũng về giờ này à".
Chồng tớ đánh tennis thế nào mà lại ngã lăn quay. Gần hai chục bác già ở đó già hơn chồng tớ nhiều mà chả bác nào ngã. Nhưng tớ cũng không dám ho he gì, vì dù là có nói sự thực khách quan mắt thường quan sát được nhưng thể nào cũng sẽ bị lườm.
Chồng tớ được phân công đánh cặp với một chú chơi khá giỏi, ứng cử viên cúp vô địch vườn. Đấy là mọi người bảo chú ấy giỏi, chứ tớ chả hiểu mô tê gì, thậm chí còn không hiểu tại sao bọn chúng cứ phải đổi sân xoành xoạch. Tớ không chơi môn thể thao nào, không biết luật môn thể thao nào hết, ngày xưa vác vợt ra công viên đánh cầu lông vài buổi, chẳng hiểu sao nhìn rõ ràng quả cầu lông bay tới mà toàn giơ vợt hứng trượt, nên dẹp.
Lại nói cái chuyện đánh cặp. Cái chú được phân công đánh cặp với chồng tớ xui tận mạng. Vì chú ấy chơi giỏi còn chồng tớ thì đúng là thảm hoạ. Lớ ngớ thế nào mà họ cũng dìu nhau vào vòng 2. Nhưng ở vòng hai thì tài năng của chú ấy cũng không cứu nổi cả đôi, nên trượt cúp vườn.
Ngoài ra thì mấy ngày chỉ lượn lờ quanh bể bơi. Chú Bình Nguyên bị nhúng vào bể Jacuzzi nóng sùng sục, lúc lôi chú lên chú co quắp và đỏ tưng bừng như con tôm bị luộc chín. Bố chú lại ôm chú nhảy tùm xuống bể nước lạnh làm mặt chú cứ đần thộn ra, mấy giây sau mới cười toe toét. Thời gian còn lại không bị lôi xuống nước thì chú chạy lăng quăng trên thành bể bơi, chú hát, chú xoay vòng tròn chú múa, hai cái phao bơi cặp ở nách, chú trần truồng và trắng tinh mũm mĩm. Nếu cho thêm đôi cánh thì chắc chắn chú giống các thiên thần bay lượn trong hội hoạ.


Monday, May 28, 2007

Tiếp chuyện hai chú tiểu yêu

Mới sáng tinh mơ, chị giúp việc ngái ngủ lẹp xẹp đôi dép lê đi vào nhà tắm đánh răng rửa mặt, theo sau là chú Bình Nguyên và chú Minh chạy lạch bạch, xô vào nhau dúi dụi, luôn miệng kêu "măm măm". Chị ấy đóng cửa lại thì hai chú kiên nhẫn đứng ngoài đợi, chuyện trò rôm rả ra phết. Lúc chị ấy mở cửa ra đi vào bếp thì hai chú lại lạch bạch bám sát, cứ đi ra đi vào như cái đuôi như thế.

Chú Minh có quả đầu mới rùng rợn. Bố mẹ chú chúng cắt tóc cho chú kiểu gì mà cứ chỗ đen chỗ trắng trông như ruộng bậc thang. Chỗ đen là tóc, chỗ trắng là do tóc bị cắt ngắn quá hở cả da đầu. Hôm qua bố Bình Nguyên về nhà nhìn thấy chú Minh thì phát hoảng, cứ tưởng chú bị làm sao. Chú Minh mặc một cái áo cổ rộng thùng thình. Chú lộn phắt cái áo lên, trùm lên đầu và bắt đầu chạy quáng quàng, đâm cả vào thùng rác. Chú Bình Nguyên ngồi thu lu trên ghế, lưng thẳng đuỗn, nhìn chăm chú. Mỗi lần thấy chú Minh đâm bộp một cái vào thùng rác thì chú Bình Nguyên lại thích chí cười hắc hắc và vỗ tay.

Các chú lăn lê bò toài trên sàn nhà uống nước và nghịch đồ chơi. Chú Minh cầm con hổ nhựa khá nặng lên ngắm nghía. Rồi nhanh như cắt chú nện ngay con hổ vào mặt chú Bình Nguyên đang nằm ngửa mặt lên trời uống nước, không ai ngăn kịp. Tất nhiên là chú Bình Nguyên khóc váng nhà. Mẹ chú Bình Nguyên quát ầm lên thì chú Minh nhìn nhìn vẻ lấm lét rồi vội vàng chạy ra chỗ chú Nguyên hôn chụt một cái vào má. Khổ thân cái mũi xinh xinh của chú Nguyên lại bị một vệt tím bầm, may mà chưa vỡ cả mũi ra.

Chị giúp việc đánh vật với hai chú được một lúc thì than "Nhọc quá".

Chú Bình Nguyên bây giờ không gọi bố là Na Tra nữa, mà chú gọi là "mông cua". Cứ thấy bố, nhất là thấy xe của bố, thì chú rối rít lên, gọi "mông cua mông cua". Khổ thân bố chú mãi mới quen được từ Na Tra, chưa kịp thành phản xạ thì chú đã đổi tên. Hôm qua chú gọi "mông cua" mãi mà không thèm trả lời, làm chú nhè ra khóc.

Chú mê xe của bố lắm. Cứ thấy cửa xe mở là chú hăm hở trèo lên ghế lái, cầm vô lăng xoay lấy xoay để. Cao hứng quá chú còn kiễng lên vỗ đồm độp vào kính chắn gió, làm tấm kính mờ nhoe nhoét toàn vết tay bé tí xíu của chú, dãi chú chảy dính cả vô lăng. Hôm ở trên Hamptons, mẹ chú và mấy cô bị đi lạc, phải đỗ xe giữa đường đợi bố chú ra đón. Ai lại kiểu gì mà cứ trèo hết lên xe, lái tứ tung, nói hết chuyện này đến chuyện khác. Lúc lâu sau cô cầm lái hỏi "Thế ai biết đường" thì hoá ra chả ai biết.
Thế nên phải gọi điện cho bố chú đến đón. Chú đang ngồi trong lòng mẹ mà nhìn thấy xe bố chú đến đón là chú nhận ra ngay. Chú cố gắng nhào ra phía cửa xe, mồm hét "mông cua mông cua". Tất nhiên là bố chú không nghe thấy. Chú cứ hồi hộp như thế đến tận khi đến nơi, bố chú chạy sang đón chú mới thôi.
Cứ tiếp tục thế này thì vài năm nữa mẹ chú còn điên đầu nữa với những con nghiện Porsche.

Tiếp chuyện hai chú tiểu yêu

Mới sáng tinh mơ, chị giúp việc ngái ngủ lẹp xẹp đôi dép lê đi vào nhà tắm đánh răng rửa mặt, theo sau là chú Bình Nguyên và chú Minh chạy lạch bạch, xô vào nhau dúi dụi, luôn miệng kêu "măm măm". Chị ấy đóng cửa lại thì hai chú kiên nhẫn đứng ngoài đợi, chuyện trò rôm rả ra phết. Lúc chị ấy mở cửa ra đi vào bếp thì hai chú lại lạch bạch bám sát, cứ đi ra đi vào như cái đuôi như thế.

Chú Minh có quả đầu mới rùng rợn. Bố mẹ chú chúng cắt tóc cho chú kiểu gì mà cứ chỗ đen chỗ trắng trông như ruộng bậc thang. Chỗ đen là tóc, chỗ trắng là do tóc bị cắt ngắn quá hở cả da đầu. Hôm qua bố Bình Nguyên về nhà nhìn thấy chú Minh thì phát hoảng, cứ tưởng chú bị làm sao. Chú Minh mặc một cái áo cổ rộng thùng thình. Chú lộn phắt cái áo lên, trùm lên đầu và bắt đầu chạy quáng quàng, đâm cả vào thùng rác. Chú Bình Nguyên ngồi thu lu trên ghế, lưng thẳng đuỗn, nhìn chăm chú. Mỗi lần thấy chú Minh đâm bộp một cái vào thùng rác thì chú Bình Nguyên lại thích chí cười hắc hắc và vỗ tay.

Các chú lăn lê bò toài trên sàn nhà uống nước và nghịch đồ chơi. Chú Minh cầm con hổ nhựa khá nặng lên ngắm nghía. Rồi nhanh như cắt chú nện ngay con hổ vào mặt chú Bình Nguyên đang nằm ngửa mặt lên trời uống nước, không ai ngăn kịp. Tất nhiên là chú Bình Nguyên khóc váng nhà. Mẹ chú Bình Nguyên quát ầm lên thì chú Minh nhìn nhìn vẻ lấm lét rồi vội vàng chạy ra chỗ chú Nguyên hôn chụt một cái vào má. Khổ thân cái mũi xinh xinh của chú Nguyên lại bị một vệt tím bầm, may mà chưa vỡ cả mũi ra.

Chị giúp việc đánh vật với hai chú được một lúc thì than "Nhọc quá".

Chú Bình Nguyên bây giờ không gọi bố là Na Tra nữa, mà chú gọi là "mông cua". Cứ thấy bố, nhất là thấy xe của bố, thì chú rối rít lên, gọi "mông cua mông cua". Khổ thân bố chú mãi mới quen được từ Na Tra, chưa kịp thành phản xạ thì chú đã đổi tên. Hôm qua chú gọi "mông cua" mãi mà không thèm trả lời, làm chú nhè ra khóc.

Chú mê xe của bố lắm. Cứ thấy cửa xe mở là chú hăm hở trèo lên ghế lái, cầm vô lăng xoay lấy xoay để. Cao hứng quá chú còn kiễng lên vỗ đồm độp vào kính chắn gió, làm tấm kính mờ nhoe nhoét toàn vết tay bé tí xíu của chú, dãi chú chảy dính cả vô lăng. Hôm ở trên Hamptons, mẹ chú và mấy cô bị đi lạc, phải đỗ xe giữa đường đợi bố chú ra đón. Ai lại kiểu gì mà cứ trèo hết lên xe, lái tứ tung, nói hết chuyện này đến chuyện khác. Lúc lâu sau cô cầm lái hỏi "Thế ai biết đường" thì hoá ra chả ai biết.
Thế nên phải gọi điện cho bố chú đến đón. Chú đang ngồi trong lòng mẹ mà nhìn thấy xe bố chú đến đón là chú nhận ra ngay. Chú cố gắng nhào ra phía cửa xe, mồm hét "mông cua mông cua". Tất nhiên là bố chú không nghe thấy. Chú cứ hồi hộp như thế đến tận khi đến nơi, bố chú chạy sang đón chú mới thôi.
Cứ tiếp tục thế này thì vài năm nữa mẹ chú còn điên đầu nữa với những con nghiện Porsche.

Friday, May 25, 2007

Bệnh ăn nói linh tinh

Cái bệnh ăn nói linh tinh đã ngấm vào máu rồi. Không sửa được.
Ví dụ, nếu người bình thường nói "hôm qua tớ đến văn phòng bác sĩ..." thì tớ nhất định phải nói "hôm qua tớ lọ mọ đến vp bác sĩ..." hoặc "hôm qua tớ tấp tểnh đến văn phòng bác sĩ..." hoặc "hôm qua tớ hí hửng đến văn phòng bác sĩ", nếu tâm trạng đang không ra gì thì phải nói "hôm qua tớ thất thểu đến văn phòng bác sĩ...", tuỳ tâm trạng thế nào mà có khẩu khí cho phù hợp.
Tớ có một chị bạn ngày xưa, cũng giống hệt thế. Nếu người bình thường nói "nhảy lên như con tôm" thì chị ấy phải nói "nhảy lên như con tôm điên". Tức là cứ phải thêm tính từ biểu cảm vào như thế.
Chồng chị ấy thấy chúng tớ đứa nằm đứa ngồi buôn dưa lê mấy tiếng đồng hồ thì bảo "khiếp bọn em nói năng bạo liệt quá".
Còn chồng tớ thì bảo "một ngày không nói linh tinh câu nào thì chắc em chết".
Chết theo kiểu ngừng thở thì có lẽ không, nhưng chết theo kiểu "chết dở" thì chắc chắn. Nếu một ngày không được nói linh tinh nhảm nhí tí nào thì chắc tớ chết dở. Đời chán bỏ mẹ, nhìn xung quanh, và nhìn cả mình nữa, ai ai cũng cùn mòn nhàu nhĩ kiệt sức vì công việc, vì đủ thứ áp lực trên đời. Mà đấy là mỗi người chỉ được sống có một lần thôi đấy.
Nhân thể nói luôn, ngày bé tớ lôi trộm nhật ký của bà già tớ ra đọc, thấy bà già tớ viết "đời người ai cũng chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống để khỏi phải ân hận về sau" vv đại loại thế. Sặc mùi cộng sản.
Nhưng tớ đang nói chuyện khác. Cái chuyện sống cho ra sống mà tớ đề cập ở đây mang nghĩa: cuộc sống nhiều gánh nặng quá rồi, chả cười cho đời nhẹ nhõm thì làm gì? chả nhẽ khóc?
Life is a big joke...

Bệnh ăn nói linh tinh

Cái bệnh ăn nói linh tinh đã ngấm vào máu rồi. Không sửa được.
Ví dụ, nếu người bình thường nói "hôm qua tớ đến văn phòng bác sĩ..." thì tớ nhất định phải nói "hôm qua tớ lọ mọ đến vp bác sĩ..." hoặc "hôm qua tớ tấp tểnh đến văn phòng bác sĩ..." hoặc "hôm qua tớ hí hửng đến văn phòng bác sĩ", nếu tâm trạng đang không ra gì thì phải nói "hôm qua tớ thất thểu đến văn phòng bác sĩ...", tuỳ tâm trạng thế nào mà có khẩu khí cho phù hợp.
Tớ có một chị bạn ngày xưa, cũng giống hệt thế. Nếu người bình thường nói "nhảy lên như con tôm" thì chị ấy phải nói "nhảy lên như con tôm điên". Tức là cứ phải thêm tính từ biểu cảm vào như thế.
Chồng chị ấy thấy chúng tớ đứa nằm đứa ngồi buôn dưa lê mấy tiếng đồng hồ thì bảo "khiếp bọn em nói năng bạo liệt quá".
Còn chồng tớ thì bảo "một ngày không nói linh tinh câu nào thì chắc em chết".
Chết theo kiểu ngừng thở thì có lẽ không, nhưng chết theo kiểu "chết dở" thì chắc chắn. Nếu một ngày không được nói linh tinh nhảm nhí tí nào thì chắc tớ chết dở. Đời chán bỏ mẹ, nhìn xung quanh, và nhìn cả mình nữa, ai ai cũng cùn mòn nhàu nhĩ kiệt sức vì công việc, vì đủ thứ áp lực trên đời. Mà đấy là mỗi người chỉ được sống có một lần thôi đấy.
Nhân thể nói luôn, ngày bé tớ lôi trộm nhật ký của bà già tớ ra đọc, thấy bà già tớ viết "đời người ai cũng chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống để khỏi phải ân hận về sau" vv đại loại thế. Sặc mùi cộng sản.
Nhưng tớ đang nói chuyện khác. Cái chuyện sống cho ra sống mà tớ đề cập ở đây mang nghĩa: cuộc sống nhiều gánh nặng quá rồi, chả cười cho đời nhẹ nhõm thì làm gì? chả nhẽ khóc?
Life is a big joke...

Thursday, May 24, 2007

Nghề phu nhân

Phu nhân là cái danh người đời đặt cho, như kiểu lái xe, bảo vệ, đồng nát. Nghề lái xe, nghề bảo vệ, nghề đồng nát.
Thì cũng có nghề phu nhân.
Nghề phu nhân tức là muốn làm gì thì làm, đầu bù tóc rối mặt mũi lấm lem quần áo lôi thôi lếch thếch nói năng nhảm nhí suốt ngày không sao, nhưng đến 4h chiều phải chuẩn bị son phấn váy áo đi dự tiệc. Một tối vài tăng tiệc. Tức là cứ chuẩn bị tinh thần đứng vắt vẻo trên giày cao gót từ 6h chiều đến 12h đêm, cười khoảng 500 cái, và nói toàn những chuyện vớ vẩn. Nhiều lúc cũng gặp những người thú vị. Mà nói cho cùng nếu dành thời gian tìm hiểu thì hầu như ai cũng là một thế giới riêng thú vị. Nhưng làm gì có thời gian tìm hiểu, và lại càng chẳng có thời gian kéo dài câu chuyện đến tận lúc thú vị. Vì không có gì vô duyên bằng buổi tối có hàng trăm người mà mình thì lại cứ dính lấy một người để buôn. Vì có bao nhiêu người quen thì phải chạy qua điểm mặt chào hỏi hết. Vì mình không chào họ thì họ cũng qua chào mình.
Vì là nghề, nên cũng có bệnh nghề nghiệp.
Đầu tiên là đau lưng. Đi giầy thấp thì trông không bắt mắt. Đi giày cao thì đau lưng. Mới gần 30 đã đau lưng, thế này đến 50 chắc bò ra đường, giống 'bà còng đi chợ trời mưa".

Tiếp nữa là đau chân. Cũng là tại giày cao. Nhẹ thì nổi chai chân, sần móng chân, nặng thì cong ngón chân, nặng nữa thì cong xương phần nối với ngón chân cái, gọi là bunion feet.

Tiếp nữa là hay phải thức khuya tiệc tùng, nên ngày nào cũng đi ngủ lúc 1h sáng, có khi còn muộn hơn. Mặt mũi hốc hác, da dẻ xám xịt, mắt thâm quầng vì thức khuya.

Tiếp nữa là cơ thể xuống dốc không phanh. Vì đồ ăn tiệc không thể lành mạnh và cân bằng như chế độ ăn chuẩn bị ở nhà, tức là đồ ăn tiệc toàn thịt, bơ, kem, sô cô la, nếu có rau thì chỉ vài cọng loáng thoáng trang điểm. Mấy vị khác hôm trước ăn tiệc hôm sau phải nhịn ăn hoặc tập thể dục mướt mải. Mình không tập thể dục bao giờ, nhịn ăn thì hạ đường huyết, nên cơ thể xuống dốc không phanh. Có khi vài năm nữa cơ thể sẽ có hình quả lê, tức là trên bé dưới to.

Tiếp nữa là mệt. Mệt triền miên. Không lúc nào hết mệt, nhất là chiều đến thì lại càng mệt. Mệt tâm lý. Lúc nhà nhà quây quần ấm cúng ăn tối xem phim thì mình bỏ con khóc ở nhà với chị giúp việc để đứng ngồi vắt vẻo đâu đó nói toàn những chuyện giời ơi đất hỡi, hầu như toàn những chuyện mà chết nỗi mình chẳng quan tâm.

Với mình thì chẳng quan trọng lắm đâu. Nhưng không hiểu với Bình Nguyên liệu nó có một khái niệm lệch lạc về gia đình, về giờ khắc cả nhà đoàn tụ cuối ngày. Vì rõ ràng sáng thì bố nó đi làm, đến chiều thì mẹ nó cũng đi nốt, mặc dù nó lăn ra đất khóc giãy đành đạch ôm chân giữ mẹ lại, nửa đêm bố mẹ về thì nó đã ngủ, cuối tuần cũng đi nốt, may ra chỉ gặp mặt mấy phút buổi sáng.
Còn chưa kể cứ 4 năm lại phải đi sang nước khác. Mỗi lần sang nơi ở mới là một lần khó khăn về ngôn ngữ, bạn bè, môi trường sống.
Những đứa trẻ nói 3, 4 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ, đi khắp nơi trên thế giới, tính tình tự tin độc lập, nhưng thực ra rất cô độc. Mình đã thấy điều này ở nhiều gia đình tương tự.
Nhưng biết làm thế nào?

Một bà nói với mình "This is too much. It's not fun any more. I can't wait to go back to Rome, where I can say whatever I like and spend my time however I want it"...







Nghề phu nhân

Phu nhân là cái danh người đời đặt cho, như kiểu lái xe, bảo vệ, đồng nát. Nghề lái xe, nghề bảo vệ, nghề đồng nát.
Thì cũng có nghề phu nhân.
Nghề phu nhân tức là muốn làm gì thì làm, đầu bù tóc rối mặt mũi lấm lem quần áo lôi thôi lếch thếch nói năng nhảm nhí suốt ngày không sao, nhưng đến 4h chiều phải chuẩn bị son phấn váy áo đi dự tiệc. Một tối vài tăng tiệc. Tức là cứ chuẩn bị tinh thần đứng vắt vẻo trên giày cao gót từ 6h chiều đến 12h đêm, cười khoảng 500 cái, và nói toàn những chuyện vớ vẩn. Nhiều lúc cũng gặp những người thú vị. Mà nói cho cùng nếu dành thời gian tìm hiểu thì hầu như ai cũng là một thế giới riêng thú vị. Nhưng làm gì có thời gian tìm hiểu, và lại càng chẳng có thời gian kéo dài câu chuyện đến tận lúc thú vị. Vì không có gì vô duyên bằng buổi tối có hàng trăm người mà mình thì lại cứ dính lấy một người để buôn. Vì có bao nhiêu người quen thì phải chạy qua điểm mặt chào hỏi hết. Vì mình không chào họ thì họ cũng qua chào mình.
Vì là nghề, nên cũng có bệnh nghề nghiệp.
Đầu tiên là đau lưng. Đi giầy thấp thì trông không bắt mắt. Đi giày cao thì đau lưng. Mới gần 30 đã đau lưng, thế này đến 50 chắc bò ra đường, giống 'bà còng đi chợ trời mưa".

Tiếp nữa là đau chân. Cũng là tại giày cao. Nhẹ thì nổi chai chân, sần móng chân, nặng thì cong ngón chân, nặng nữa thì cong xương phần nối với ngón chân cái, gọi là bunion feet.

Tiếp nữa là hay phải thức khuya tiệc tùng, nên ngày nào cũng đi ngủ lúc 1h sáng, có khi còn muộn hơn. Mặt mũi hốc hác, da dẻ xám xịt, mắt thâm quầng vì thức khuya.

Tiếp nữa là cơ thể xuống dốc không phanh. Vì đồ ăn tiệc không thể lành mạnh và cân bằng như chế độ ăn chuẩn bị ở nhà, tức là đồ ăn tiệc toàn thịt, bơ, kem, sô cô la, nếu có rau thì chỉ vài cọng loáng thoáng trang điểm. Mấy vị khác hôm trước ăn tiệc hôm sau phải nhịn ăn hoặc tập thể dục mướt mải. Mình không tập thể dục bao giờ, nhịn ăn thì hạ đường huyết, nên cơ thể xuống dốc không phanh. Có khi vài năm nữa cơ thể sẽ có hình quả lê, tức là trên bé dưới to.

Tiếp nữa là mệt. Mệt triền miên. Không lúc nào hết mệt, nhất là chiều đến thì lại càng mệt. Mệt tâm lý. Lúc nhà nhà quây quần ấm cúng ăn tối xem phim thì mình bỏ con khóc ở nhà với chị giúp việc để đứng ngồi vắt vẻo đâu đó nói toàn những chuyện giời ơi đất hỡi, hầu như toàn những chuyện mà chết nỗi mình chẳng quan tâm.

Với mình thì chẳng quan trọng lắm đâu. Nhưng không hiểu với Bình Nguyên liệu nó có một khái niệm lệch lạc về gia đình, về giờ khắc cả nhà đoàn tụ cuối ngày. Vì rõ ràng sáng thì bố nó đi làm, đến chiều thì mẹ nó cũng đi nốt, mặc dù nó lăn ra đất khóc giãy đành đạch ôm chân giữ mẹ lại, nửa đêm bố mẹ về thì nó đã ngủ, cuối tuần cũng đi nốt, may ra chỉ gặp mặt mấy phút buổi sáng.
Còn chưa kể cứ 4 năm lại phải đi sang nước khác. Mỗi lần sang nơi ở mới là một lần khó khăn về ngôn ngữ, bạn bè, môi trường sống.
Những đứa trẻ nói 3, 4 thứ tiếng như tiếng mẹ đẻ, đi khắp nơi trên thế giới, tính tình tự tin độc lập, nhưng thực ra rất cô độc. Mình đã thấy điều này ở nhiều gia đình tương tự.
Nhưng biết làm thế nào?

Một bà nói với mình "This is too much. It's not fun any more. I can't wait to go back to Rome, where I can say whatever I like and spend my time however I want it"...







Wednesday, May 23, 2007

Chuyện hai chú tiểu yêu

Tớ đang có hai chú giặc cỏ trong nhà.
Các chú quần cộc đến bắp vế vì chẳng quần nào mặc vừa được quá 2 tháng, ống tay áo xắn cao đề phòng sơ hở các chú chạy vào toilet khoắng bồn cầu, chị giúp việc lại còn buộc ngang thắt lưng mỗi chú một cái áo trông như lục lâm thảo khấu, nhưng các chú hãnh diện lắm. Các chú chạy bình bịch, nhảy thùm thụp, hò hét váng nhà, và mặt mũi thì đỏ như gà chọi, mồ hôi mồ kê đầm đìa. Một chú cầm siêu nhân, chú kia cầm ô tô.
Càng chơi khoẻ các chú càng ăn khoẻ, mà càng ăn khoẻ thì lại càng chơi khoẻ, như để xả hết năng lượng trong người, cứ như thế thành một vòng luẩn quẩn.
Các chú trèo lên cửa sổ ngắm người qua đường. Chú trèo trước chú trèo sau. Chú trèo sau kéo tụt cả quần của chú trèo trước. Chẳng hề gì, chú trèo trước vẫn đứng vẫy người qua lại, với cái quần tụt xuống tận chân.
Chú Bình Nguyên quá hiền, toàn bị chú Minh giật đồ chơi hoặc đánh cho tơi bời. Đến hôm nay thì bắp vế chú Bình Nguyên vẫn tím bầm vì bị chú Minh ngoạm cho một phát từ mấy hôm trước. Chú Minh chỉ có 8 cái răng, nhưng khi chú cắn vào má chú Bình Nguyên thì chú để lại 12 vết răng. Lý do là vì chú vừa cắn vừa nhay, nên hàm trên của chú tuy chỉ có 4 cái răng nhưng để lại được hai hàng 4 vết răng, vị chi là 8 vết. Cộng thêm 4 vết của hàm dưới nữa, tổng cộng là 12 vết. Bố Bình Nguyên kêu trời kêu đất. Vì bố chú mới mua được cái máy quay, tính đợi chú hết cái vệt bầm hình râu mèo bên má trái thì sẽ quay phim chú. Bây giờ lại thêm 12 vết răng bên má phải, chắc còn phải đợi lâu nữa.
Chú Minh thì khôn không chịu nổi. Chú đang định tẩn chú Nguyên mà thấy tớ hoặc chị giúp việc quát là chú dừng lại ngay, mắt liếc liếc, rồi vươn tay ra vuốt ve chú Nguyên, thậm chí còn ôm hôn chùn chụt nữa. Nhưng quay đi một cái là chú ngoạm ngay, hoặc chí ít cũng đẩy một phát làm Bình Nguyên ngã bổ chửng.
Bố chú Bình Nguyên hồi trước thấy chú dễ tính, vui vẻ, tình cảm thì nhận ngay là "giống tính anh", bây giờ thấy chú yếu đuối nhu nhược bị trẻ con bắt nạt thì lại bảo "cái thằng này giống tính ai ý nhỉ".
Vừa ăn trưa xong, loay hoay mãi mới cho được chú Bình Nguyên ngủ, đặt chú vào cũi, vừa ra bếp lấy cốc nước định uống rồi vào cho tiếp chú Minh đi ngủ thì chợt nghe chú Bình Nguyên khóc ré lên. Chạy vào thì hoá ra chú Bình Nguyên ngủ tay thò ra ngoài cũi, chú Minh lẻn vào phòng từ lúc nào mà tớ không thấy, cầm ngay tay chú Bình Nguyên lên cắn.
Thấy tớ chạy vào chú Minh lẻn ngay ra một góc phòng đứng nhìn như thể "cháu không biết, cháu đứng cách xa thế này cháu không biết", còn chú Nguyên thì lăn lộn trong cũi, tay kia xoa xoa cái tay bị cắn, khóc lóc thảm thiết nhưng mắt vẫn nhắm nghiền.
Chị giúp việc rên lên "tao cũng đến chết với chúng mày, hai thằng tiểu yêu"




Chuyện hai chú tiểu yêu

Tớ đang có hai chú giặc cỏ trong nhà.
Các chú quần cộc đến bắp vế vì chẳng quần nào mặc vừa được quá 2 tháng, ống tay áo xắn cao đề phòng sơ hở các chú chạy vào toilet khoắng bồn cầu, chị giúp việc lại còn buộc ngang thắt lưng mỗi chú một cái áo trông như lục lâm thảo khấu, nhưng các chú hãnh diện lắm. Các chú chạy bình bịch, nhảy thùm thụp, hò hét váng nhà, và mặt mũi thì đỏ như gà chọi, mồ hôi mồ kê đầm đìa. Một chú cầm siêu nhân, chú kia cầm ô tô.
Càng chơi khoẻ các chú càng ăn khoẻ, mà càng ăn khoẻ thì lại càng chơi khoẻ, như để xả hết năng lượng trong người, cứ như thế thành một vòng luẩn quẩn.
Các chú trèo lên cửa sổ ngắm người qua đường. Chú trèo trước chú trèo sau. Chú trèo sau kéo tụt cả quần của chú trèo trước. Chẳng hề gì, chú trèo trước vẫn đứng vẫy người qua lại, với cái quần tụt xuống tận chân.
Chú Bình Nguyên quá hiền, toàn bị chú Minh giật đồ chơi hoặc đánh cho tơi bời. Đến hôm nay thì bắp vế chú Bình Nguyên vẫn tím bầm vì bị chú Minh ngoạm cho một phát từ mấy hôm trước. Chú Minh chỉ có 8 cái răng, nhưng khi chú cắn vào má chú Bình Nguyên thì chú để lại 12 vết răng. Lý do là vì chú vừa cắn vừa nhay, nên hàm trên của chú tuy chỉ có 4 cái răng nhưng để lại được hai hàng 4 vết răng, vị chi là 8 vết. Cộng thêm 4 vết của hàm dưới nữa, tổng cộng là 12 vết. Bố Bình Nguyên kêu trời kêu đất. Vì bố chú mới mua được cái máy quay, tính đợi chú hết cái vệt bầm hình râu mèo bên má trái thì sẽ quay phim chú. Bây giờ lại thêm 12 vết răng bên má phải, chắc còn phải đợi lâu nữa.
Chú Minh thì khôn không chịu nổi. Chú đang định tẩn chú Nguyên mà thấy tớ hoặc chị giúp việc quát là chú dừng lại ngay, mắt liếc liếc, rồi vươn tay ra vuốt ve chú Nguyên, thậm chí còn ôm hôn chùn chụt nữa. Nhưng quay đi một cái là chú ngoạm ngay, hoặc chí ít cũng đẩy một phát làm Bình Nguyên ngã bổ chửng.
Bố chú Bình Nguyên hồi trước thấy chú dễ tính, vui vẻ, tình cảm thì nhận ngay là "giống tính anh", bây giờ thấy chú yếu đuối nhu nhược bị trẻ con bắt nạt thì lại bảo "cái thằng này giống tính ai ý nhỉ".
Vừa ăn trưa xong, loay hoay mãi mới cho được chú Bình Nguyên ngủ, đặt chú vào cũi, vừa ra bếp lấy cốc nước định uống rồi vào cho tiếp chú Minh đi ngủ thì chợt nghe chú Bình Nguyên khóc ré lên. Chạy vào thì hoá ra chú Bình Nguyên ngủ tay thò ra ngoài cũi, chú Minh lẻn vào phòng từ lúc nào mà tớ không thấy, cầm ngay tay chú Bình Nguyên lên cắn.
Thấy tớ chạy vào chú Minh lẻn ngay ra một góc phòng đứng nhìn như thể "cháu không biết, cháu đứng cách xa thế này cháu không biết", còn chú Nguyên thì lăn lộn trong cũi, tay kia xoa xoa cái tay bị cắn, khóc lóc thảm thiết nhưng mắt vẫn nhắm nghiền.
Chị giúp việc rên lên "tao cũng đến chết với chúng mày, hai thằng tiểu yêu"




Tuesday, May 22, 2007

Học nhảy ở New York

100usd cho một buổi học khiêu vũ 45 phút với thầy giáo riêng. Nếu mỗi tuần học 5 buổi thì một tháng cũng vài nghìn. Đốt tiền. Chả dại gì mà học.
Hôm nay tớ đi học nhảy vì được khuyến mại hai buổi, chứ để tớ bỏ tiền học với cái giá như ở trên thì tớ chả học. Có đi học cũng chẳng vào được vì xót tiền.
Buổi học khuyến mại chỉ có 30 phút thôi. Thầy giáo tớ người Ukraina, thân hình sắt seo, mặt non choẹt. Tớ loạng choạng trên sàn nhảy cảm tưởng vụng về như bò đội nón. Lâu lắm rồi không khiêu vũ cổ điển, chỉ toàn nhảy nhót đít cô đít cậu vớ vẩn, hỏng hết cả tư thế nhảy cổ điển.
Biết thế ngày xưa tu tỉnh chăm chỉ luyện tập ở chỗ thầy tớ trên Quán Thánh, có 80,000đ một tháng, nhảy bở hơi tai. Thầy giáo gầy khẳng khiu, dạy rất nhiệt tình nhưng gắt như mắm tôm. Đứa nào tập khá thì còn đỡ, đứa nào học mãi không vào thì chết với thầy, nào là "em nhảy cái kiểu gì thế?", "giơ tay lên, tay đâu?", hoặc "có thế mà cũng không hiểu, em làm sao thế?".
Tự dưng lại cám cảnh thân phận nước nghèo.
Cái anh thầy Ukraina này, dạy nhảy ở New York có khác, một thầy một trò, nhẹ nhàng như đứng chơi mà cứ 45 phút lại thu được 100usd. Ukraina sang là còn rẻ chán. Chứ mấy ông thầy Mỹ chắc phải dạy những vũ công chuyện nghiệp chứ chả đời nào dạy tớ. Còn thầy giáo ngày xưa của tớ, một mình mấy chục học sinh lớ nga lớ ngớ, hò hét khản tiếng trong suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ, mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo mà với giá tiền 80,000đồng một tháng tuần hai buổi thì không biết mỗi buổi được bao nhiêu. Mà trình độ nhảy nhót thì chắc chẳng kém gì nhau.
Lại nghĩ rộng ra đến thị trường lao động. Chắc hiếm có nước nào mà đến bảo vệ, giúp việc cũng học đại học ra như ở nước mình.
Mấy thằng Tây vớ vẩn chết đói ở nước nó, hoặc balô lê lết chán chê khắp nơi, đến Việt Nam lại thành đại diện, giám đốc, quản lý, cố vấn, cơm ăn ba bữa complet mặc cả ngày, chưa kể xe đưa xe đón. Nhất là lại được lên giọng phách lối với toàn những cử nhân thạc sĩ từng mài đũng quần và tiêu phí tuổi thanh xuân vài năm trên giảng đường đại học, học trăm thứ bà rằn từ triết học đến kinh tế đến Lịch sử Đảng và đến cả Tiếng Anh hợp đồng.
Những thằng Tây balô ăn nói tử tế cũng không biết đường, chứ đừng dám nói viết một bài luận, thế mà lại được mời làm thầy giáo ở những trung tâm tiếng Anh. Hỏng bao nhiêu thế hệ.

Tại ta hay tại nó?





Học nhảy ở New York

100usd cho một buổi học khiêu vũ 45 phút với thầy giáo riêng. Nếu mỗi tuần học 5 buổi thì một tháng cũng vài nghìn. Đốt tiền. Chả dại gì mà học.
Hôm nay tớ đi học nhảy vì được khuyến mại hai buổi, chứ để tớ bỏ tiền học với cái giá như ở trên thì tớ chả học. Có đi học cũng chẳng vào được vì xót tiền.
Buổi học khuyến mại chỉ có 30 phút thôi. Thầy giáo tớ người Ukraina, thân hình sắt seo, mặt non choẹt. Tớ loạng choạng trên sàn nhảy cảm tưởng vụng về như bò đội nón. Lâu lắm rồi không khiêu vũ cổ điển, chỉ toàn nhảy nhót đít cô đít cậu vớ vẩn, hỏng hết cả tư thế nhảy cổ điển.
Biết thế ngày xưa tu tỉnh chăm chỉ luyện tập ở chỗ thầy tớ trên Quán Thánh, có 80,000đ một tháng, nhảy bở hơi tai. Thầy giáo gầy khẳng khiu, dạy rất nhiệt tình nhưng gắt như mắm tôm. Đứa nào tập khá thì còn đỡ, đứa nào học mãi không vào thì chết với thầy, nào là "em nhảy cái kiểu gì thế?", "giơ tay lên, tay đâu?", hoặc "có thế mà cũng không hiểu, em làm sao thế?".
Tự dưng lại cám cảnh thân phận nước nghèo.
Cái anh thầy Ukraina này, dạy nhảy ở New York có khác, một thầy một trò, nhẹ nhàng như đứng chơi mà cứ 45 phút lại thu được 100usd. Ukraina sang là còn rẻ chán. Chứ mấy ông thầy Mỹ chắc phải dạy những vũ công chuyện nghiệp chứ chả đời nào dạy tớ. Còn thầy giáo ngày xưa của tớ, một mình mấy chục học sinh lớ nga lớ ngớ, hò hét khản tiếng trong suốt 1 tiếng rưỡi đồng hồ, mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo mà với giá tiền 80,000đồng một tháng tuần hai buổi thì không biết mỗi buổi được bao nhiêu. Mà trình độ nhảy nhót thì chắc chẳng kém gì nhau.
Lại nghĩ rộng ra đến thị trường lao động. Chắc hiếm có nước nào mà đến bảo vệ, giúp việc cũng học đại học ra như ở nước mình.
Mấy thằng Tây vớ vẩn chết đói ở nước nó, hoặc balô lê lết chán chê khắp nơi, đến Việt Nam lại thành đại diện, giám đốc, quản lý, cố vấn, cơm ăn ba bữa complet mặc cả ngày, chưa kể xe đưa xe đón. Nhất là lại được lên giọng phách lối với toàn những cử nhân thạc sĩ từng mài đũng quần và tiêu phí tuổi thanh xuân vài năm trên giảng đường đại học, học trăm thứ bà rằn từ triết học đến kinh tế đến Lịch sử Đảng và đến cả Tiếng Anh hợp đồng.
Những thằng Tây balô ăn nói tử tế cũng không biết đường, chứ đừng dám nói viết một bài luận, thế mà lại được mời làm thầy giáo ở những trung tâm tiếng Anh. Hỏng bao nhiêu thế hệ.

Tại ta hay tại nó?





Monday, May 21, 2007

Lại chuyện Bình Nguyên nữa này

Mấy hôm rồi không kể chuyện Bình Nguyên

Hôm nọ chú Bình Nguyên vừa đứng vừa ngửa cổ tu chai sữa, tự dưng chú ngã đánh oạch một cái, vập mặt vào cái rổ chú để dưới chân, khóc nhếu nháo. Chú đứng dậy thì mẹ chú đã nhìn thấy một vết thâm tím chạy từ mép chú vòng lên trên má, trông như cái râu mèo. Thế là gần tuần nay chú cứ lượn khắp nơi với cái râu mèo trên mặt như thế.

Mấy hôm trước bố chú định lôi chú ra cắt tóc nhưng mẹ chú sợ quả nồi úp ngược lần trước nên kiên quyết không cho cắt. Thế là hai bố con chú ra hiệu cắt tóc với nhau. Lúc về đầu tóc chú dựng đứng, với lại nhà có khách nên mẹ chú cũng ko kịp săm soi đầu tóc chú ra làm sao. Đến tận sáng hôm sau mới nhìn kỹ thì ôi thôi, chúng nó cắt cho chú cái đầu kiểu gì mà trông giống hệt cây cải bắp, vừa tròn vừa phồng.

Bảo chú Minh hôn thì chú chạy lại ngay, ghé sát vào mặt, chun môi thổi phù một cái, rồi chạy biến đi, xong nghĩa vụ. Đấy là hôn đấy. Còn bảo chú Bình Nguyên hôn thì chú phải uốn éo, múa may thẹn thùng mãi, rồi chú mới mon men đến gần, ghé sát môi chú vào, môi chú ướt rượt và mềm như môi mèo, hôn nháy một cái rồi quay đi cười cười. Nhưng chú lại rất thích hôn trộm. Mẹ chú đang không để ý là chú chạy đến hôn một cái rồi chạy mất. Thế này lúc đi học mẫu giáo chắc chú sẽ hôn trộm bạn gái.

Có lúc mẹ chú bắt gặp chú vừa ngồi xổm đúng theo kiểu Việt Nam, vừa tỉ tê hát. Chú hát kiểu gì mà nghe cứ e é, lại chẳng câu nào ra câu nào. Chú rất thích nghe mẹ hát, chú đặc biệt thích những lúc mẹ chú lên cao, nhất là khi lên cao quá lạc cả giọng. Những lúc đấy mắt chú sáng bừng lên vừa thích thú vừa thán phục, còn mồm chú cũng rối rít bắt chước theo.

Bây giờ chú đã có ngôn ngữ của riêng chú, ai cũng phải tự hiểu ngôn ngữ của chú, không hiểu thì ráng mà học. Ví dụ, khi chú nói “Na Tra” thì tức là chú gọi bố chú. Bố chú khôn hồn thì phải ra ngay với chú. Mẹ chú thì cứ thấp thỏm, sợ nay mai thay vì gọi Mẹ mẹ như bây giờ chú lại gọi Hồng Hài Nhi thì chết, mà nếu là Bạch Cốt Tinh hoặc Ngưu Ma Vương thì còn chết hơn.

Lại chuyện Bình Nguyên nữa này

Mấy hôm rồi không kể chuyện Bình Nguyên

Hôm nọ chú Bình Nguyên vừa đứng vừa ngửa cổ tu chai sữa, tự dưng chú ngã đánh oạch một cái, vập mặt vào cái rổ chú để dưới chân, khóc nhếu nháo. Chú đứng dậy thì mẹ chú đã nhìn thấy một vết thâm tím chạy từ mép chú vòng lên trên má, trông như cái râu mèo. Thế là gần tuần nay chú cứ lượn khắp nơi với cái râu mèo trên mặt như thế.

Mấy hôm trước bố chú định lôi chú ra cắt tóc nhưng mẹ chú sợ quả nồi úp ngược lần trước nên kiên quyết không cho cắt. Thế là hai bố con chú ra hiệu cắt tóc với nhau. Lúc về đầu tóc chú dựng đứng, với lại nhà có khách nên mẹ chú cũng ko kịp săm soi đầu tóc chú ra làm sao. Đến tận sáng hôm sau mới nhìn kỹ thì ôi thôi, chúng nó cắt cho chú cái đầu kiểu gì mà trông giống hệt cây cải bắp, vừa tròn vừa phồng.

Bảo chú Minh hôn thì chú chạy lại ngay, ghé sát vào mặt, chun môi thổi phù một cái, rồi chạy biến đi, xong nghĩa vụ. Đấy là hôn đấy. Còn bảo chú Bình Nguyên hôn thì chú phải uốn éo, múa may thẹn thùng mãi, rồi chú mới mon men đến gần, ghé sát môi chú vào, môi chú ướt rượt và mềm như môi mèo, hôn nháy một cái rồi quay đi cười cười. Nhưng chú lại rất thích hôn trộm. Mẹ chú đang không để ý là chú chạy đến hôn một cái rồi chạy mất. Thế này lúc đi học mẫu giáo chắc chú sẽ hôn trộm bạn gái.

Có lúc mẹ chú bắt gặp chú vừa ngồi xổm đúng theo kiểu Việt Nam, vừa tỉ tê hát. Chú hát kiểu gì mà nghe cứ e é, lại chẳng câu nào ra câu nào. Chú rất thích nghe mẹ hát, chú đặc biệt thích những lúc mẹ chú lên cao, nhất là khi lên cao quá lạc cả giọng. Những lúc đấy mắt chú sáng bừng lên vừa thích thú vừa thán phục, còn mồm chú cũng rối rít bắt chước theo.

Bây giờ chú đã có ngôn ngữ của riêng chú, ai cũng phải tự hiểu ngôn ngữ của chú, không hiểu thì ráng mà học. Ví dụ, khi chú nói “Na Tra” thì tức là chú gọi bố chú. Bố chú khôn hồn thì phải ra ngay với chú. Mẹ chú thì cứ thấp thỏm, sợ nay mai thay vì gọi Mẹ mẹ như bây giờ chú lại gọi Hồng Hài Nhi thì chết, mà nếu là Bạch Cốt Tinh hoặc Ngưu Ma Vương thì còn chết hơn.

Sunday, May 20, 2007

Giúp việc thời hiện đại (phần 4)

Chuyện giúp việc của nhà tớ thì muôn thuở không có hồi kết.
Nhiều khi tớ cứ tự hỏi tại sao người ta lại thụ động, vì nền giáo dục, vì tính cách, hay vì hoàn cảnh?
Buổi sáng lúc cả nhà ăn sáng, thay vì đứng quanh quanh xem mọi người cần gì, thì chị ấy tót lên nhà trên dọn phòng ngủ, thế là chị ấy tránh được một việc, lại tranh thủ dọn được cái phòng ngủ sớm muộn cũng phải dọn. Buổi tối về cần nấu nướng thì chị ấy tót vào nhà trong đứng là quần áo, thế là tránh được việc nữa, còn là quần áo là cái việc mà đằng nào chị ấy cũng phải làm, thế là vợ chồng tớ vừa nấu ăn, vừa dọn bàn ăn, vừa có thằng bé con khóc nhai nhải dưới chân đòi chơi cùng nó. Gọi chị ấy ra bảo mang nó ra phòng khách, giữ nó một lúc thì chị ấy rất miễn cưỡng, làm đúng như tớ bảo, tức là ngồi thu lu giữ nó trong lòng, thay vì chơi với nó cho nó quên. Tất nhiên là đời nào nó chịu. Nó phải tìm cách trèo ra bằng được để chạy vào phòng ăn cùng bố mẹ. Chị ấy mặt sưng vù như sắp khóc đến nơi "chị không làm được đâu"
Tớ chưa thấy ai sẵn sàng nói "không làm được" như chị ấy. Mà tớ thì ghét cái câu đấy hơn bất cứ ai trên đời. Chắc tại ngày xưa toàn làm trợ lý, mà toàn làm trợ lý cho sếp củ chuối, nên khái niệm "không làm được" không tồn tại.

Ở nhà tớ hả, "chị cất cho em cái lọ lên kia", "ôi không cất được đâu", "tại sao lại không cất được nhỉ?", "cao thế làm sao mà cất được", "thế cái thang em hay để trong bếp đâu?", "thang hả, chả biết ở đâu, thế có thang à?", "ơ ngày nào em cũng dùng thang, mà chị ở đây mấy tháng rồi mà vẫn không biết nhà có thang", "chị chả nhìn thấy bao giờ"

Một chuyện khác. "Ôi em ơi cái đệm của thằng Ale làm đau tay lắm", "sao lại đau nhỉ, em trải suốt mà có đau tay tí nào đâu, chị phải nhấc cái đệm lên", "nhấc làm sao được!", "em nhấc được mà", "thế thì em giỏi, chị thì chị chả nhấc được"

Hôm qua nhé, tớ mua thịt bò chuẩn bị theo kiểu carpaccio, tức là lạng mỏng như giấy và bản thật to. Nó đắt vì nó là cả miếng to, mà cũng phải đặt trước mới có. Buổi chiều tớ đi vắng, bọn nó giao hàng đến. Tối về thì ôi thôi, chị ấy đã cắt nát cho vào tủ lạnh.

Nhưng mà cấm được nhắc nhở gì nhé, vì "chị là người có lòng tự trọng, với lại chị rất biết việc, em không phải nhắc", vẫn cứ nhắc liều hả, "thế thì thôi chị chả làm nữa, em đi mà tìm người khác".

Botay.com









Giúp việc thời hiện đại (phần 4)

Chuyện giúp việc của nhà tớ thì muôn thuở không có hồi kết.
Nhiều khi tớ cứ tự hỏi tại sao người ta lại thụ động, vì nền giáo dục, vì tính cách, hay vì hoàn cảnh?
Buổi sáng lúc cả nhà ăn sáng, thay vì đứng quanh quanh xem mọi người cần gì, thì chị ấy tót lên nhà trên dọn phòng ngủ, thế là chị ấy tránh được một việc, lại tranh thủ dọn được cái phòng ngủ sớm muộn cũng phải dọn. Buổi tối về cần nấu nướng thì chị ấy tót vào nhà trong đứng là quần áo, thế là tránh được việc nữa, còn là quần áo là cái việc mà đằng nào chị ấy cũng phải làm, thế là vợ chồng tớ vừa nấu ăn, vừa dọn bàn ăn, vừa có thằng bé con khóc nhai nhải dưới chân đòi chơi cùng nó. Gọi chị ấy ra bảo mang nó ra phòng khách, giữ nó một lúc thì chị ấy rất miễn cưỡng, làm đúng như tớ bảo, tức là ngồi thu lu giữ nó trong lòng, thay vì chơi với nó cho nó quên. Tất nhiên là đời nào nó chịu. Nó phải tìm cách trèo ra bằng được để chạy vào phòng ăn cùng bố mẹ. Chị ấy mặt sưng vù như sắp khóc đến nơi "chị không làm được đâu"
Tớ chưa thấy ai sẵn sàng nói "không làm được" như chị ấy. Mà tớ thì ghét cái câu đấy hơn bất cứ ai trên đời. Chắc tại ngày xưa toàn làm trợ lý, mà toàn làm trợ lý cho sếp củ chuối, nên khái niệm "không làm được" không tồn tại.

Ở nhà tớ hả, "chị cất cho em cái lọ lên kia", "ôi không cất được đâu", "tại sao lại không cất được nhỉ?", "cao thế làm sao mà cất được", "thế cái thang em hay để trong bếp đâu?", "thang hả, chả biết ở đâu, thế có thang à?", "ơ ngày nào em cũng dùng thang, mà chị ở đây mấy tháng rồi mà vẫn không biết nhà có thang", "chị chả nhìn thấy bao giờ"

Một chuyện khác. "Ôi em ơi cái đệm của thằng Ale làm đau tay lắm", "sao lại đau nhỉ, em trải suốt mà có đau tay tí nào đâu, chị phải nhấc cái đệm lên", "nhấc làm sao được!", "em nhấc được mà", "thế thì em giỏi, chị thì chị chả nhấc được"

Hôm qua nhé, tớ mua thịt bò chuẩn bị theo kiểu carpaccio, tức là lạng mỏng như giấy và bản thật to. Nó đắt vì nó là cả miếng to, mà cũng phải đặt trước mới có. Buổi chiều tớ đi vắng, bọn nó giao hàng đến. Tối về thì ôi thôi, chị ấy đã cắt nát cho vào tủ lạnh.

Nhưng mà cấm được nhắc nhở gì nhé, vì "chị là người có lòng tự trọng, với lại chị rất biết việc, em không phải nhắc", vẫn cứ nhắc liều hả, "thế thì thôi chị chả làm nữa, em đi mà tìm người khác".

Botay.com









Friday, May 18, 2007

Những ngày đi học (phần 4)

Trầy trật với môn thể dục, thế nên khi kết thúc môn thể dục chúng tớ đứa nào cũng vui sướng hoan hỉ. Nhưng thế vẫn chưa hết nợ. Môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa yêu cầu những công dân của nó phải vừa khoẻ để xây dựng tổ quốc thời bình vừa khoẻ để bảo vệ tổ quốc lúc lâm nguy nữa. Thế nên mới có bộ môn gọi là Giáo dục quốc phòng, mà lũ sinh viên gọi nôm na là môn Quân sự.

Hôm nay học Quân sự. Cái câu cửa miệng một thời làm bọn tớ vừa hoan hỉ vừa đổ bệnh.
Hoan hỉ là vì ngay từ đầu năm lũ con gái đã thì thầm với nhau là có lẽ năm nay chúng tớ sẽ phải đi học Quân sự xa nhà. Tức là cả khoá sẽ tập ở một doanh trại nào đấy, cùng đồng cam cộng khổ với sinh viên trường khác nữa, mà nghe nói hình như là được đi cùng bọn sinh viên kiến trúc. Thích quá. Các nam sinh viên trường tớ lúc nào cũng chỉn chu áo sống, chúng tớ đang tò mò muốn biết lãng tử thì trông như thế nào.
Đổ bệnh là vì cũng qua một số nguồn tin thất thiệt, chúng tớ nghe nói dân Bách Khoa hay Xây dựng gì đó đã được một kỳ học Quân sự cạch đến già. Cụ thể là nửa đêm phải dậy đi mốt hai mốt, lội xuống ao, đứa nào bị phạt thì phải gánh nước bằng hai cái ống bơ tưới vào chân cột cờ lúc giữa trưa, và nhất là được ăn món dưa chuột. Dưa chuột ở đây tức là ăn hết dưa muối thì thấy con chuột nằm dưới đáy.
Đại loại là những chuyện ly kỳ như thế làm lũ sinh viên non nớt chúng tớ cứ vừa nghe vừa rúm cả vào nhau, vừa sợ hãi vừa thích thú.
Nhưng cuối cùng chúng tớ phải tập ngay tại trường. Sau những gì đã được nghe kể, tớ thở phào, học ở trường cũng tốt. Bộ môn được chia làm hai phần, phần lý thuyết và phần thực hành.
Những buổi lý thuyết dài lê thê. Chú bộ đội bé tí tẹo đứng sau cái bục gỗ đặt chiếc micro. Chẳng thấy chú đâu, thấy mỗi cái micro và giọng nói sang sảng giảng về cách bài binh bố trận.
Gần một tháng học lý thuyết mà đến lúc kết thúc khoá học tớ không thể nhớ nổi chú ấy đã nói những cái gì, một chi tiết nhỏ nhất cũng ko nhớ nổi. Nội dung đã chán, giờ học lại sắp xếp rất khéo, đúng 1h trưa. Bọn sinh viên chúng tớ ăn trưa xong, tất tả lên giảng đường, ngồi phịch xuống thở, lại thêm cái giọng đều đều vô cảm của chú bộ đội mặt búng ra sữa nhưng lại cố tỏ ra nghiêm nghị, thế là hầu hết chúng tớ lăn ra ngủ gà ngủ gật. Nhưng chú bộ đội tỏ ra bản lĩnh rất cao cường. Nhiều khi giảng đường vắng toe, có mỗi mấy đứa sinh viên gan lỳ ngồi lại ngủ gật, mà chú ấy chẳng hề nao núng, vẫn giảng như thường, vẫn sang trang, xuống dòng, vẽ chi chít lên bảng, mũi tên để dẫn dắt ý, lại còn khoanh tròn đánh dấu những chỗ theo chú ấy là quan trọng.
Đến phần thực hành thì các bi hài kịch mới bắt đầu. Ngay từ buổi ném lựu đạn đầu tiên, chắc chú bộ đội đã đầy mình kinh nghiệm, nên chú đứng ở một nơi rất an toàn, đảm bảo không đứa sinh viên vụng về nào có thể vô tình ném vào chú được. Thế mà cũng ko xong. Có một đứa lớp tớ ném quả lựu đạn gỗ bay vèo lên nóc nhà để xe, ở một hướng không liên quan gì đến hướng nó phải ném. Quả lựu đạn lăn lông lốc xuống, rơi đánh cốp một cái vào đầu chú bộ đội, may mà chú ấy phòng xa đội mũ cối nên không hề hấn gì. Cái con bé sinh viên vụng về ấy cứ lo ngay ngáy sợ bị chú đì trong kỳ thi.
Chúng tớ mê mải triển khai đội hình ngang dọc, dưới trời nắng như đổ lửa, đi mốt hai mốt tay chân vung vẩy xiêu vẹo, khiến chú bộ đội thỉnh thoảng lại hô "mạnh mẽ lên nào, đi cứ như đi chợ ấy". Nhưng khí thế của chú không thể truyền sang bọn tớ được. Lũ sinh viên đói ăn, lúc nào cũng đói, vừa ăn xong đã đói, không đói thì khát. Đã thế lại phải hè nhau vác súng trường. Những khẩu súng nặng phải đến chục cân, chú bộ đội nhỏ thó cầm nhẹ như lông hồng, còn chúng tớ thì cứ kéo lê súng trên bãi cỏ, để lại sau lưng vành vệt do mũi súng cọ xuống.
Một bạn con trai lớp tớ lập kỷ lục chưa ai lập được. Bắn cả 3 lần đều được 3 điểm 0. Sau khi bạn ấy bắn xong chú bộ đội mang bia giấy ra kiểm tra, chú căng mắt nhìn mãi mà chịu không thấy vết đạn ở đâu, tức là bạn ấy bắn ra ngoài bia. Mấy đứa con gái cứ trầm trồ, bia to thế bắn trượt còn khó hơn bắn trúng, thế mà bạn này làm thế nào mà trượt hết ra ngoài. Học hơn 4 năm mà tớ không biết tên thật của bạn ấy là gì, chỉ thấy suốt ngày chúng nó gọi bạn ấy là bạn bác Hồ.
Đến hôm thi thực hành thì tớ xui tận mạng. Tớ mắc bệnh cuống lên một cái là không thể phân biệt được bên phải bên trái. Chú bộ đội kiểm tra đội hình đội ngũ 4 đứa một. Tức là cứ 4 đứa dàn hàng đi mốt hai mốt, quay phải quay trái. Chúng tớ đi mốt hai mốt thì rất ổn. Đang đi tự dưng chú hô "Đứng lại, đứng! Bên trái, quay!". Tớ cuống lên quay bên phải. Thế là 3 đứa kia quay một hướng, mình tớ quay một hướng. Tớ hoa cả mắt, vẫn còn kịp nhìn thấy lũ bạn đã thi xong đứng ngoài cười lăn cười bò, con bạn thân của tớ còn bò cả ra sân mà cười. Chú bộ đội vẫn nghiêm nghị. Chú cho tớ một cơ hội nữa. Tớ nhắm nghiền mắt, cố gắng tập trung xác định tay phải tay trái. Chú lại hô "Bên phải, quay!", tớ lại quay sang bên trái, thế là lúc trước thì tớ quay lưng lại đội ngũ, bây giờ thì tớ quay mặt lại đội ngũ, cái thằng đứng trước mặt tớ tròn xoe mắt nhìn rồi phì ra cười, còn tớ thì chỉ muốn khóc. Chú bộ đội cố gắng lắm mới nén được cười. Chú không nổi cáu vì nhìn mặt tớ thì chú biết là tớ hoàn toàn không cố tình.
Lúc cho điểm, chú bộ đội, vẫn cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị, nhận xét rằng "đồng chí về mặt đội hình đội ngũ là được, chỉ có vấn đề xác định phương hướng là đồng chí phải luyện tập thêm". Tớ dạ rõ to. Tất nhiên là tớ điểm kém, nhưng bù lại, môn bắn súng tớ lại đạt điểm cao nhất khoá với hai phát trúng hồng tâm và một phát lệch tí tẹo làm chú bộ đội lác mắt, thế nên tớ cũng trầy trật qua được môn Quân sự.
Yếu điểm đó ám ảnh tớ đến tận bây giờ. Chồng tớ cũng rút kinh nghiệm. Nếu ai hỏi đường tớ chỉ sang bên phải thì y như rằng anh ấy sẽ khuyên họ đi sang bên trái. Cũng may là tớ sai rất nhất quán, chỉ cần làm ngược lại những gì tớ nói là đi đúng hướng.



Những ngày đi học (phần 4)

Trầy trật với môn thể dục, thế nên khi kết thúc môn thể dục chúng tớ đứa nào cũng vui sướng hoan hỉ. Nhưng thế vẫn chưa hết nợ. Môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa yêu cầu những công dân của nó phải vừa khoẻ để xây dựng tổ quốc thời bình vừa khoẻ để bảo vệ tổ quốc lúc lâm nguy nữa. Thế nên mới có bộ môn gọi là Giáo dục quốc phòng, mà lũ sinh viên gọi nôm na là môn Quân sự.

Hôm nay học Quân sự. Cái câu cửa miệng một thời làm bọn tớ vừa hoan hỉ vừa đổ bệnh.
Hoan hỉ là vì ngay từ đầu năm lũ con gái đã thì thầm với nhau là có lẽ năm nay chúng tớ sẽ phải đi học Quân sự xa nhà. Tức là cả khoá sẽ tập ở một doanh trại nào đấy, cùng đồng cam cộng khổ với sinh viên trường khác nữa, mà nghe nói hình như là được đi cùng bọn sinh viên kiến trúc. Thích quá. Các nam sinh viên trường tớ lúc nào cũng chỉn chu áo sống, chúng tớ đang tò mò muốn biết lãng tử thì trông như thế nào.
Đổ bệnh là vì cũng qua một số nguồn tin thất thiệt, chúng tớ nghe nói dân Bách Khoa hay Xây dựng gì đó đã được một kỳ học Quân sự cạch đến già. Cụ thể là nửa đêm phải dậy đi mốt hai mốt, lội xuống ao, đứa nào bị phạt thì phải gánh nước bằng hai cái ống bơ tưới vào chân cột cờ lúc giữa trưa, và nhất là được ăn món dưa chuột. Dưa chuột ở đây tức là ăn hết dưa muối thì thấy con chuột nằm dưới đáy.
Đại loại là những chuyện ly kỳ như thế làm lũ sinh viên non nớt chúng tớ cứ vừa nghe vừa rúm cả vào nhau, vừa sợ hãi vừa thích thú.
Nhưng cuối cùng chúng tớ phải tập ngay tại trường. Sau những gì đã được nghe kể, tớ thở phào, học ở trường cũng tốt. Bộ môn được chia làm hai phần, phần lý thuyết và phần thực hành.
Những buổi lý thuyết dài lê thê. Chú bộ đội bé tí tẹo đứng sau cái bục gỗ đặt chiếc micro. Chẳng thấy chú đâu, thấy mỗi cái micro và giọng nói sang sảng giảng về cách bài binh bố trận.
Gần một tháng học lý thuyết mà đến lúc kết thúc khoá học tớ không thể nhớ nổi chú ấy đã nói những cái gì, một chi tiết nhỏ nhất cũng ko nhớ nổi. Nội dung đã chán, giờ học lại sắp xếp rất khéo, đúng 1h trưa. Bọn sinh viên chúng tớ ăn trưa xong, tất tả lên giảng đường, ngồi phịch xuống thở, lại thêm cái giọng đều đều vô cảm của chú bộ đội mặt búng ra sữa nhưng lại cố tỏ ra nghiêm nghị, thế là hầu hết chúng tớ lăn ra ngủ gà ngủ gật. Nhưng chú bộ đội tỏ ra bản lĩnh rất cao cường. Nhiều khi giảng đường vắng toe, có mỗi mấy đứa sinh viên gan lỳ ngồi lại ngủ gật, mà chú ấy chẳng hề nao núng, vẫn giảng như thường, vẫn sang trang, xuống dòng, vẽ chi chít lên bảng, mũi tên để dẫn dắt ý, lại còn khoanh tròn đánh dấu những chỗ theo chú ấy là quan trọng.
Đến phần thực hành thì các bi hài kịch mới bắt đầu. Ngay từ buổi ném lựu đạn đầu tiên, chắc chú bộ đội đã đầy mình kinh nghiệm, nên chú đứng ở một nơi rất an toàn, đảm bảo không đứa sinh viên vụng về nào có thể vô tình ném vào chú được. Thế mà cũng ko xong. Có một đứa lớp tớ ném quả lựu đạn gỗ bay vèo lên nóc nhà để xe, ở một hướng không liên quan gì đến hướng nó phải ném. Quả lựu đạn lăn lông lốc xuống, rơi đánh cốp một cái vào đầu chú bộ đội, may mà chú ấy phòng xa đội mũ cối nên không hề hấn gì. Cái con bé sinh viên vụng về ấy cứ lo ngay ngáy sợ bị chú đì trong kỳ thi.
Chúng tớ mê mải triển khai đội hình ngang dọc, dưới trời nắng như đổ lửa, đi mốt hai mốt tay chân vung vẩy xiêu vẹo, khiến chú bộ đội thỉnh thoảng lại hô "mạnh mẽ lên nào, đi cứ như đi chợ ấy". Nhưng khí thế của chú không thể truyền sang bọn tớ được. Lũ sinh viên đói ăn, lúc nào cũng đói, vừa ăn xong đã đói, không đói thì khát. Đã thế lại phải hè nhau vác súng trường. Những khẩu súng nặng phải đến chục cân, chú bộ đội nhỏ thó cầm nhẹ như lông hồng, còn chúng tớ thì cứ kéo lê súng trên bãi cỏ, để lại sau lưng vành vệt do mũi súng cọ xuống.
Một bạn con trai lớp tớ lập kỷ lục chưa ai lập được. Bắn cả 3 lần đều được 3 điểm 0. Sau khi bạn ấy bắn xong chú bộ đội mang bia giấy ra kiểm tra, chú căng mắt nhìn mãi mà chịu không thấy vết đạn ở đâu, tức là bạn ấy bắn ra ngoài bia. Mấy đứa con gái cứ trầm trồ, bia to thế bắn trượt còn khó hơn bắn trúng, thế mà bạn này làm thế nào mà trượt hết ra ngoài. Học hơn 4 năm mà tớ không biết tên thật của bạn ấy là gì, chỉ thấy suốt ngày chúng nó gọi bạn ấy là bạn bác Hồ.
Đến hôm thi thực hành thì tớ xui tận mạng. Tớ mắc bệnh cuống lên một cái là không thể phân biệt được bên phải bên trái. Chú bộ đội kiểm tra đội hình đội ngũ 4 đứa một. Tức là cứ 4 đứa dàn hàng đi mốt hai mốt, quay phải quay trái. Chúng tớ đi mốt hai mốt thì rất ổn. Đang đi tự dưng chú hô "Đứng lại, đứng! Bên trái, quay!". Tớ cuống lên quay bên phải. Thế là 3 đứa kia quay một hướng, mình tớ quay một hướng. Tớ hoa cả mắt, vẫn còn kịp nhìn thấy lũ bạn đã thi xong đứng ngoài cười lăn cười bò, con bạn thân của tớ còn bò cả ra sân mà cười. Chú bộ đội vẫn nghiêm nghị. Chú cho tớ một cơ hội nữa. Tớ nhắm nghiền mắt, cố gắng tập trung xác định tay phải tay trái. Chú lại hô "Bên phải, quay!", tớ lại quay sang bên trái, thế là lúc trước thì tớ quay lưng lại đội ngũ, bây giờ thì tớ quay mặt lại đội ngũ, cái thằng đứng trước mặt tớ tròn xoe mắt nhìn rồi phì ra cười, còn tớ thì chỉ muốn khóc. Chú bộ đội cố gắng lắm mới nén được cười. Chú không nổi cáu vì nhìn mặt tớ thì chú biết là tớ hoàn toàn không cố tình.
Lúc cho điểm, chú bộ đội, vẫn cố giữ vẻ mặt nghiêm nghị, nhận xét rằng "đồng chí về mặt đội hình đội ngũ là được, chỉ có vấn đề xác định phương hướng là đồng chí phải luyện tập thêm". Tớ dạ rõ to. Tất nhiên là tớ điểm kém, nhưng bù lại, môn bắn súng tớ lại đạt điểm cao nhất khoá với hai phát trúng hồng tâm và một phát lệch tí tẹo làm chú bộ đội lác mắt, thế nên tớ cũng trầy trật qua được môn Quân sự.
Yếu điểm đó ám ảnh tớ đến tận bây giờ. Chồng tớ cũng rút kinh nghiệm. Nếu ai hỏi đường tớ chỉ sang bên phải thì y như rằng anh ấy sẽ khuyên họ đi sang bên trái. Cũng may là tớ sai rất nhất quán, chỉ cần làm ngược lại những gì tớ nói là đi đúng hướng.