Saturday, June 30, 2007

Sự nghiệp thoi thóp của tớ (phần 2)

Tớ mang hồ sơ đến nộp ở một nơi hoành tráng. Tất nhiên là tớ nhà quê bụi bặm đi vào một chỗ như thế thì mắt chữ O mồm chữ A. Nhà vệ sinh lát toàn bằng một loại đá xám lạnh lùng, đèn trần bố trí hoàn hảo vừa đủ sáng vừa không chiếu vào mắt, một lọ hoa hồng đỏ là đồ trang trí duy nhất rất thẩm mỹ. Tớ phải mò vào nhà vệ sinh vì chất nghệ gặp trời mưa, quần ướt từ đầu gối ướt xuống. Chỉ muốn phỏng vấn nhanh nhanh rồi về mà có một con bé lại cứ xin “thôi ấy cho tớ phỏng vấn trước tớ phải bắt xe về Quảng Ninh không trời tối mất”. Thế là đợi nghễu ra mấy tiếng đồng hồ, khô cả quần.

Sếp Tổng ăn mặc bảnh bao, đầu to như cái giành, người hình vuông (vì vừa lùn lại vừa đô), mũi như củ khoai tây (thấy bảo là những người giàu tình cảm), môi mỏng và cong, hai cái răng cửa thưa rỉnh thưa rảng, nói liến thoắng. Cuộc phỏng vấn có mặt cả nhân sự diễn ra hơn một tiếng, toàn sếp nói, ứng cử viên ngồi im nhìn, nhân sự cũng ngồi im nhưng không nhìn. Xong sếp lại còn hào hoa chạy ra mở cửa tiễn. Thực ra là chẳng hào hoa gì đâu, sau này tớ mới nghiệm ra. Sếp lấy cớ chạy ra mở cửa để còn kịp soi thân hình của ứng cử viên, nhất là từ đằng sau. Mông cũng quan trọng mà phải không?

Mấy ngày sau nhân sự gọi điện, lại hỏi thế này “em có phải là cái em có nụ cười đẹp không?”, tớ ngớ cả ra, bảo “đúng rồi đấy chị ạ” thì thành tự mãn, bảo “không phải đâu chị ạ” nhỡ đâu khiêm tốn quá lại mất cơ hội, mà tớ thì đang máu chỗ này. Thế nên tớ phải bảo “Ơ em cũng không biết”. Chị ấy thanh minh “khổ lắm phỏng vấn nhiều người quá cho vị trí này nên lẫn lộn hết cả. Mà sếp thì không nhớ tên, chỉ khăng khăng là tao muốn gặp lại con bé có nụ cười đẹp”. He he chắc sếp nhìn ảnh CV không nhận ra vì tớ có cái ảnh trông như con dở hơi từ thời tiền sử nhưng lười quá nên cứ nộp đại, ảnh trông không giống người thật đây mà .

Thế rồi tớ cũng được nhận sau nhiều vòng phỏng vấn trầy trật nghe ù hết cả tai và nhìn sếp chăm chú hiếng cả mắt. Buổi phỏng vấn cuối cùng, sếp vẫn còn bảo “Tao chưa nói là tao nhận mày đâu đấy nhé”. Hé hé. Sếp là người ưa hình thức. Buổi đó sếp soi mói bộ dạng “khoẻ khoắn” của tớ. Tại tớ đang đi câu cá thì sếp gọi điện bảo mày phải đến ngay. Tớ ấp úng thanh minh quần áo của tớ không ra gì nhưng sếp vẫn khăng khăng thì đấy không phải là lỗi của tớ. “Tao chưa nói là tao nhận mày đâu nhé” mà cuối buổi lại lôi tớ xềnh xệch đi mua giày cao gót vì “làm trợ lý của tao mày phải ăn mặc cẩn thận chứ không thế này được”.

Những ngày làm việc đầu tiên, choáng ngợp lắm. Chỗ nào cũng thấy hoành tráng. Sếp thì chăm chút từng li từng tí như cho con gái. Bộ vét đồng phục của tớ sếp tự tay thiết kế, tự tay sửa hết chun vào rồi lại nới ra, đến nỗi nhà may phát khùng. Tớ cảm động lắm. Chỉ có điều đấy là một bộ đồng phục rất thử thách. Complet cài khuy từ trên cổ xuống tận quá rốn, đếm sơ sơ cũng phải hơn chục cái khuy, làm tớ lúc nào cũng có cảm tưởng tớ chuẩn bị đi cưỡi ngựa ăn mặc hợp thời trang.

Sếp tớ hay đặt một tay lên ngực (ngực sếp) và bảo tớ rằng “mỗi lần nhắc đến vợ con tao là tao rưng rưng nước mắt’. Mắt tớ lác quệch. Yêu vợ đến thế là cùng. Chị vợ Nga ngố có đôi mắt lúc nào cũng mở to ngơ ngác và giọng nói ấp úng thế mà có phước.

Tớ thấy sếp tớ cúi xuống tận tay sửa quai giầy cho nhân viên, hoặc dành hàng giờ nghiên cứu thiết kế đồng phục để nhân viên mặc cho đẹp. Tớ ngưỡng mộ lắm. Nhưng rồi chỉ được mấy ngày tớ bắt đầu cảm thấy có cái gì đó không bình thường.

Sự nghiệp thoi thóp của tớ (phần 2)

Tớ mang hồ sơ đến nộp ở một nơi hoành tráng. Tất nhiên là tớ nhà quê bụi bặm đi vào một chỗ như thế thì mắt chữ O mồm chữ A. Nhà vệ sinh lát toàn bằng một loại đá xám lạnh lùng, đèn trần bố trí hoàn hảo vừa đủ sáng vừa không chiếu vào mắt, một lọ hoa hồng đỏ là đồ trang trí duy nhất rất thẩm mỹ. Tớ phải mò vào nhà vệ sinh vì chất nghệ gặp trời mưa, quần ướt từ đầu gối ướt xuống. Chỉ muốn phỏng vấn nhanh nhanh rồi về mà có một con bé lại cứ xin “thôi ấy cho tớ phỏng vấn trước tớ phải bắt xe về Quảng Ninh không trời tối mất”. Thế là đợi nghễu ra mấy tiếng đồng hồ, khô cả quần.

Sếp Tổng ăn mặc bảnh bao, đầu to như cái giành, người hình vuông (vì vừa lùn lại vừa đô), mũi như củ khoai tây (thấy bảo là những người giàu tình cảm), môi mỏng và cong, hai cái răng cửa thưa rỉnh thưa rảng, nói liến thoắng. Cuộc phỏng vấn có mặt cả nhân sự diễn ra hơn một tiếng, toàn sếp nói, ứng cử viên ngồi im nhìn, nhân sự cũng ngồi im nhưng không nhìn. Xong sếp lại còn hào hoa chạy ra mở cửa tiễn. Thực ra là chẳng hào hoa gì đâu, sau này tớ mới nghiệm ra. Sếp lấy cớ chạy ra mở cửa để còn kịp soi thân hình của ứng cử viên, nhất là từ đằng sau. Mông cũng quan trọng mà phải không?

Mấy ngày sau nhân sự gọi điện, lại hỏi thế này “em có phải là cái em có nụ cười đẹp không?”, tớ ngớ cả ra, bảo “đúng rồi đấy chị ạ” thì thành tự mãn, bảo “không phải đâu chị ạ” nhỡ đâu khiêm tốn quá lại mất cơ hội, mà tớ thì đang máu chỗ này. Thế nên tớ phải bảo “Ơ em cũng không biết”. Chị ấy thanh minh “khổ lắm phỏng vấn nhiều người quá cho vị trí này nên lẫn lộn hết cả. Mà sếp thì không nhớ tên, chỉ khăng khăng là tao muốn gặp lại con bé có nụ cười đẹp”. He he chắc sếp nhìn ảnh CV không nhận ra vì tớ có cái ảnh trông như con dở hơi từ thời tiền sử nhưng lười quá nên cứ nộp đại, ảnh trông không giống người thật đây mà .

Thế rồi tớ cũng được nhận sau nhiều vòng phỏng vấn trầy trật nghe ù hết cả tai và nhìn sếp chăm chú hiếng cả mắt. Buổi phỏng vấn cuối cùng, sếp vẫn còn bảo “Tao chưa nói là tao nhận mày đâu đấy nhé”. Hé hé. Sếp là người ưa hình thức. Buổi đó sếp soi mói bộ dạng “khoẻ khoắn” của tớ. Tại tớ đang đi câu cá thì sếp gọi điện bảo mày phải đến ngay. Tớ ấp úng thanh minh quần áo của tớ không ra gì nhưng sếp vẫn khăng khăng thì đấy không phải là lỗi của tớ. “Tao chưa nói là tao nhận mày đâu nhé” mà cuối buổi lại lôi tớ xềnh xệch đi mua giày cao gót vì “làm trợ lý của tao mày phải ăn mặc cẩn thận chứ không thế này được”.

Những ngày làm việc đầu tiên, choáng ngợp lắm. Chỗ nào cũng thấy hoành tráng. Sếp thì chăm chút từng li từng tí như cho con gái. Bộ vét đồng phục của tớ sếp tự tay thiết kế, tự tay sửa hết chun vào rồi lại nới ra, đến nỗi nhà may phát khùng. Tớ cảm động lắm. Chỉ có điều đấy là một bộ đồng phục rất thử thách. Complet cài khuy từ trên cổ xuống tận quá rốn, đếm sơ sơ cũng phải hơn chục cái khuy, làm tớ lúc nào cũng có cảm tưởng tớ chuẩn bị đi cưỡi ngựa ăn mặc hợp thời trang.

Sếp tớ hay đặt một tay lên ngực (ngực sếp) và bảo tớ rằng “mỗi lần nhắc đến vợ con tao là tao rưng rưng nước mắt’. Mắt tớ lác quệch. Yêu vợ đến thế là cùng. Chị vợ Nga ngố có đôi mắt lúc nào cũng mở to ngơ ngác và giọng nói ấp úng thế mà có phước.

Tớ thấy sếp tớ cúi xuống tận tay sửa quai giầy cho nhân viên, hoặc dành hàng giờ nghiên cứu thiết kế đồng phục để nhân viên mặc cho đẹp. Tớ ngưỡng mộ lắm. Nhưng rồi chỉ được mấy ngày tớ bắt đầu cảm thấy có cái gì đó không bình thường.

Sự nghiệp thoi thóp của tớ (phần 1)

Tớ ra trường. Sau khi làm phim chán chê lang thang ngang dọc khắp nơi thì tớ quyết định xin việc làm ổn định. Đầu tiên là đến một ngân hàng của Hàn Quốc, hình như trên tầng 15 của toà nhà Daeha. Vòng phỏng vấn cuối cùng do chính Tổng Giám đốc thực hiện sau giờ làm việc. Có vẻ ngay từ đầu ông ý đã nhận tớ. Ông ý chả nói năng gì nhiều, chỉ ngồi nhìn thô lố từ phía bên kia cái bàn làm việc, kính cận dày cộp, vẻ mặt chăm chú, cứ đợi tớ nói xong một đoạn văn thì lại hỏi một câu làm tớ lại phải nói một đoạn văn khác. Trong thời gian tớ nói thì cái kính của ông ấy cứ trễ dần trễ dần xuống còn mặt ông ấy thì cứ ngửa dần ngửa dần lên cùng tốc độ tụt của cái kính. Tớ tự nhủ, khiếp, chăm chú thế, professional ra phết. Nhưng lúc tạm biệt thì ông ấy tự dưng lại ôm chầm lấy tớ và định hôn. Không hôn được thì ông ấy nói với tớ có vẻ như cảnh cáo “Mày sẽ phải ngoan đấy”, rồi thả cho tớ về.

Sau đó chàng Tổng Quản lý có gọi điện cho tớ và thông báo là tớ đã được nhận. Tớ đủng đỉnh nói là tao ko làm việc được với mức lương đó, mặc dù với một đứa mới ra trường mức lương đó tạm được. Tất nhiên tớ biết thừa bọn Hàn Quốc keo kiệt đề cao sự tận tuỵ và trung thành chứ rất ghét nhân viên chưa làm ngày nào đã kỳ kèo tiền nong. Tưởng thế là chúng đá đít tớ ra ngoài cửa. Ai ngờ chàng lại gọi lại, tớ chẳng nghe máy làm chàng phải gọi mấy lần. Giọng chàng có vẻ thuyết phục, nào là mày sẽ được đào tạo tại tất cả các vị trí, nào là sau một thời gian mày sẽ được cử sang Hàn Quốc tu nghiệp. Nào là lương đấy chỉ là lương cứng thôi, chứ còn tiền thưởng nữa. Nào là mày sẽ được học tiếng Hàn Quốc (hé hé, tớ chịu không học được những thứ tiếng phải vẽ chữ, ngày xưa tớ cứ há hốc mồm bái phục con bạn viết cả trang tiếng Nhật chữ cứng chữ mềm). Nào là Tổng Giám đốc rất ấn tượng với mày và ông ấy nhất định sẽ đào tạo mày thành nhân viên giỏi nhất.

Mấy chàng Hàn Quốc này hoá ra cái gì cũng thích, cứ tưởng chỉ thích con gái tròn trịa và trắng trẻo thôi hoá ra lại thích cả con gái gầy như mõ làng và đen như củ súng như tớ. Hé hé, vinh dự thế. Bọn nước ngoài chúng tưởng chúng nhử công việc vài trăm đô ra là chúng muốn làm gì thì làm, chửi mắng, xúc phạm, coi rẻ, thậm chí cả lợi dụng. Ai biết là ở nước chúng nó thì cũng chết đói và thất nghiệp dở, sang Việt Nam tự dưng lại thành trí thức đầy mình đi đâu dân tình cũng rén.

Tớ lại hăm hở vác hồ sơ sang chỗ khác.

Sự nghiệp thoi thóp của tớ (phần 1)

Tớ ra trường. Sau khi làm phim chán chê lang thang ngang dọc khắp nơi thì tớ quyết định xin việc làm ổn định. Đầu tiên là đến một ngân hàng của Hàn Quốc, hình như trên tầng 15 của toà nhà Daeha. Vòng phỏng vấn cuối cùng do chính Tổng Giám đốc thực hiện sau giờ làm việc. Có vẻ ngay từ đầu ông ý đã nhận tớ. Ông ý chả nói năng gì nhiều, chỉ ngồi nhìn thô lố từ phía bên kia cái bàn làm việc, kính cận dày cộp, vẻ mặt chăm chú, cứ đợi tớ nói xong một đoạn văn thì lại hỏi một câu làm tớ lại phải nói một đoạn văn khác. Trong thời gian tớ nói thì cái kính của ông ấy cứ trễ dần trễ dần xuống còn mặt ông ấy thì cứ ngửa dần ngửa dần lên cùng tốc độ tụt của cái kính. Tớ tự nhủ, khiếp, chăm chú thế, professional ra phết. Nhưng lúc tạm biệt thì ông ấy tự dưng lại ôm chầm lấy tớ và định hôn. Không hôn được thì ông ấy nói với tớ có vẻ như cảnh cáo “Mày sẽ phải ngoan đấy”, rồi thả cho tớ về.

Sau đó chàng Tổng Quản lý có gọi điện cho tớ và thông báo là tớ đã được nhận. Tớ đủng đỉnh nói là tao ko làm việc được với mức lương đó, mặc dù với một đứa mới ra trường mức lương đó tạm được. Tất nhiên tớ biết thừa bọn Hàn Quốc keo kiệt đề cao sự tận tuỵ và trung thành chứ rất ghét nhân viên chưa làm ngày nào đã kỳ kèo tiền nong. Tưởng thế là chúng đá đít tớ ra ngoài cửa. Ai ngờ chàng lại gọi lại, tớ chẳng nghe máy làm chàng phải gọi mấy lần. Giọng chàng có vẻ thuyết phục, nào là mày sẽ được đào tạo tại tất cả các vị trí, nào là sau một thời gian mày sẽ được cử sang Hàn Quốc tu nghiệp. Nào là lương đấy chỉ là lương cứng thôi, chứ còn tiền thưởng nữa. Nào là mày sẽ được học tiếng Hàn Quốc (hé hé, tớ chịu không học được những thứ tiếng phải vẽ chữ, ngày xưa tớ cứ há hốc mồm bái phục con bạn viết cả trang tiếng Nhật chữ cứng chữ mềm). Nào là Tổng Giám đốc rất ấn tượng với mày và ông ấy nhất định sẽ đào tạo mày thành nhân viên giỏi nhất.

Mấy chàng Hàn Quốc này hoá ra cái gì cũng thích, cứ tưởng chỉ thích con gái tròn trịa và trắng trẻo thôi hoá ra lại thích cả con gái gầy như mõ làng và đen như củ súng như tớ. Hé hé, vinh dự thế. Bọn nước ngoài chúng tưởng chúng nhử công việc vài trăm đô ra là chúng muốn làm gì thì làm, chửi mắng, xúc phạm, coi rẻ, thậm chí cả lợi dụng. Ai biết là ở nước chúng nó thì cũng chết đói và thất nghiệp dở, sang Việt Nam tự dưng lại thành trí thức đầy mình đi đâu dân tình cũng rén.

Tớ lại hăm hở vác hồ sơ sang chỗ khác.

Friday, June 29, 2007

Bài học thời sinh viên

Hồi sinh viên tự nhiên một hôm đứa bạn rỉ tai có mối dịch kiếm được khá tiền, bài lại được đăng trên tạp chí chuyên ngành. Thế là hai chúng tớ lóc cóc đạp xe đến viện Bắc Mỹ xin bài dịch của một thầy nghe nói làm cái gì cũng to to ở trường Tổng hợp. Thầy giáo người phốp pháp, mắt tít lừ, nói chuyện cứ thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo tự thưởng cho khiếu hài hước của mình, lúc cười một tay thầy che miệng, tay kia cứ che che chỗ nhạy cảm của thầy, hai đùi khép lại vẹo sang một bên.
Chúng tớ mỗi đứa ôm một bài về dịch cấp tốc vì thầy bảo tạp chí sắp lên khuôn. Để lâu lỡ mất phải đợi số sau thì bài bớt nóng.
Dịch xong mang đến cho thầy xem. Bài của con bạn tớ chuẩn luôn, thầy nhận luôn, nhuận bút 80,000đ, và được đăng luôn, oách ơi là oách. Nó lôi tớ đi ăn bánh xèo. Tớ thèm được như nó rỏ dãi.
Còn bài của tớ thầy bảo chữ xấu quá, thầy không đọc được, về chép lại cẩn thận thật đẹp rồi mang đến cho thầy. Tớ không thấy chữ tớ xấu, nhưng tuỳ mắt. Ngày xưa một thằng bạn chua ngoa của tớ nhìn thấy chữ tớ thì chì chiết rằng “eo ôi tớ ghét nhất loại chữ này. Chữ gì mà tròn ùng ục như một đàn lợn dắt nhau đi ỉa” .
Tớ hì hục chép lại, chữ đẹp long lanh mang đến cho thầy xem ngay vì sợ bài bớt nóng. Con bạn tớ xong rồi nên tớ phải đi một mình. Thầy xem dềnh dàng, chuyển đến ngồi cạnh “cho nó tình cảm chứ ngồi bên kia xa quá”. Xem xong thầy bình luận vài chỗ và bắt tớ về dịch lại.
Khổ thân tớ, hám tiền và hám danh, lại cun cút về nhà dịch lại. Hôm sau thầy gọi điện bảo “em đến văn phòng tôi ngay”. Tớ hào hứng bảo “để em gọi cả bạn kia đi nữa thầy đưa bài mới cho bạn ý dịch luôn”. “Ấy chết em đi một mình thôi. Tôi bận lắm không tiếp được đâu. Em phải đến ngay”.

Thầy nhìn thấy tớ thì reo lên “Ôi em mặc đẹp quá, ăn gì mà eo nhỏ thế’. Thầy khen theo tớ là hơi khiên cưỡng vì tớ có cảm tưởng là tớ mặc rất thắm. Thầy lại còn ôm hôn làm tớ ặc ặc mãi mới thoát ra được. Xong màn chào hỏi rất Tây. Tớ đưa bài dịch, thầy chẳng thèm liếc mắt, “thôi bài dịch này cũ rồi. Để tôi đưa bài khác cho em dịch”.

Tớ thất vọng lắm. Nhưng tớ vẫn hám tiền và hám danh. Tớ lại cặm cụi ngồi dịch bài mới. Thầy lại gọi tớ mang bài đến. Lần này ngoài ôm hôn và ngồi cạnh thì lại thêm màn khoác vai, “sao em thơm thế”. Tớ mà thơm, đạp xe giữa trưa nắng đến, mồ hôi mồ kê ròng ròng lại khen thơm. “Bài dịch chưa được. Em về nhà dịch lại. Nhanh lên kẻo bài bớt nóng”.

Lần này thì tớ cú hẳn. Tớ không thèm tiền nữa, tớ cũng chẳng cần có bài đăng trên cái quyển tạp chí chuyên ngành kinh tế kia. Nhưng một sinh viên cô giáo vào lớp còn phải gọi tên bắt đứng lên cho biết mặt vì đạt điểm gần như tuyệt đối trong phần thi dịch nổi tiếng khó của trường Ngoại Thương mà lại phải bó tay trước một bài dịch vớ vẩn cho một tờ báo ỡm ờ. Tớ quyết dịch đến lúc thầy không chê được thì thôi. Nhưng thầy không chê được thì thầy lại bảo em viết kiểu gì chữ t tôi cứ nhìn thành chữ i.

Vừa sợ, vừa tức, vừa cay cú. Nhưng vì cay cú mà bất chấp sợ hãi cứ lao theo quyết làm cho bằng được. Sau hai tháng ăn không ngon ngủ không yên, tự nhiên tớ cáu với chính bản thân mình. Tại sao mình lại phải khổ sở như vậy?

Thế là tớ bỏ luôn. Chả thèm tiền nữa, chả thèm danh nữa, chả cần phải chứng minh cho ai nữa. Thấy nhẹ cả người. Nghe kể bây giờ thì thấy bình thường nhưng lúc đó quyết định bỏ ngang là một quyết định rất lớn. Vì có bài được đăng tức là có tiền, tiền bằng 3,4 buổi gia sư khản giọng với một thằng học trò rất xinh rất tình cảm nhưng lại cứ phải chổng mông lên trời với hai cánh tay bắt chéo qua gáy và nhìn gia sư qua kẽ hở giữa hai chân nó thì mới phát âm được chữ “r” trong tiếng Anh. Có bài được đăng tức là có thành tích để cho vào CV xin việc sau này. To lắm chứ không phải đùa. Cứ chịu khó cho thầy ngồi cạnh một tí, chả mất gì mà lại có bài đăng. Mà nếu chịu khó cho thầy tiến tí nữa, tí ti thôi, vẫn không mất gì mà có khi bài lại được đăng ầm ầm dịch ngày đêm không kịp. Thế nên quyết định bỏ ngang là một quyết định không dễ dàng.

Tớ học được một bài học đắt giá, một trong số rất ít những bài học mà cái đầu óc vớ vẩn của tớ nhớ được: Phải từ bỏ để có thể sống thoải mái hơn.

Từ bỏ nghe có vẻ vô trách nhiệm, nhưng thực ra từ bỏ khó hơn là không từ bỏ, bởi bản chất cố hữu của con người là tham lam.

Bài học thời sinh viên

Hồi sinh viên tự nhiên một hôm đứa bạn rỉ tai có mối dịch kiếm được khá tiền, bài lại được đăng trên tạp chí chuyên ngành. Thế là hai chúng tớ lóc cóc đạp xe đến viện Bắc Mỹ xin bài dịch của một thầy nghe nói làm cái gì cũng to to ở trường Tổng hợp. Thầy giáo người phốp pháp, mắt tít lừ, nói chuyện cứ thỉnh thoảng lại cười ngặt nghẽo tự thưởng cho khiếu hài hước của mình, lúc cười một tay thầy che miệng, tay kia cứ che che chỗ nhạy cảm của thầy, hai đùi khép lại vẹo sang một bên.
Chúng tớ mỗi đứa ôm một bài về dịch cấp tốc vì thầy bảo tạp chí sắp lên khuôn. Để lâu lỡ mất phải đợi số sau thì bài bớt nóng.
Dịch xong mang đến cho thầy xem. Bài của con bạn tớ chuẩn luôn, thầy nhận luôn, nhuận bút 80,000đ, và được đăng luôn, oách ơi là oách. Nó lôi tớ đi ăn bánh xèo. Tớ thèm được như nó rỏ dãi.
Còn bài của tớ thầy bảo chữ xấu quá, thầy không đọc được, về chép lại cẩn thận thật đẹp rồi mang đến cho thầy. Tớ không thấy chữ tớ xấu, nhưng tuỳ mắt. Ngày xưa một thằng bạn chua ngoa của tớ nhìn thấy chữ tớ thì chì chiết rằng “eo ôi tớ ghét nhất loại chữ này. Chữ gì mà tròn ùng ục như một đàn lợn dắt nhau đi ỉa” .
Tớ hì hục chép lại, chữ đẹp long lanh mang đến cho thầy xem ngay vì sợ bài bớt nóng. Con bạn tớ xong rồi nên tớ phải đi một mình. Thầy xem dềnh dàng, chuyển đến ngồi cạnh “cho nó tình cảm chứ ngồi bên kia xa quá”. Xem xong thầy bình luận vài chỗ và bắt tớ về dịch lại.
Khổ thân tớ, hám tiền và hám danh, lại cun cút về nhà dịch lại. Hôm sau thầy gọi điện bảo “em đến văn phòng tôi ngay”. Tớ hào hứng bảo “để em gọi cả bạn kia đi nữa thầy đưa bài mới cho bạn ý dịch luôn”. “Ấy chết em đi một mình thôi. Tôi bận lắm không tiếp được đâu. Em phải đến ngay”.

Thầy nhìn thấy tớ thì reo lên “Ôi em mặc đẹp quá, ăn gì mà eo nhỏ thế’. Thầy khen theo tớ là hơi khiên cưỡng vì tớ có cảm tưởng là tớ mặc rất thắm. Thầy lại còn ôm hôn làm tớ ặc ặc mãi mới thoát ra được. Xong màn chào hỏi rất Tây. Tớ đưa bài dịch, thầy chẳng thèm liếc mắt, “thôi bài dịch này cũ rồi. Để tôi đưa bài khác cho em dịch”.

Tớ thất vọng lắm. Nhưng tớ vẫn hám tiền và hám danh. Tớ lại cặm cụi ngồi dịch bài mới. Thầy lại gọi tớ mang bài đến. Lần này ngoài ôm hôn và ngồi cạnh thì lại thêm màn khoác vai, “sao em thơm thế”. Tớ mà thơm, đạp xe giữa trưa nắng đến, mồ hôi mồ kê ròng ròng lại khen thơm. “Bài dịch chưa được. Em về nhà dịch lại. Nhanh lên kẻo bài bớt nóng”.

Lần này thì tớ cú hẳn. Tớ không thèm tiền nữa, tớ cũng chẳng cần có bài đăng trên cái quyển tạp chí chuyên ngành kinh tế kia. Nhưng một sinh viên cô giáo vào lớp còn phải gọi tên bắt đứng lên cho biết mặt vì đạt điểm gần như tuyệt đối trong phần thi dịch nổi tiếng khó của trường Ngoại Thương mà lại phải bó tay trước một bài dịch vớ vẩn cho một tờ báo ỡm ờ. Tớ quyết dịch đến lúc thầy không chê được thì thôi. Nhưng thầy không chê được thì thầy lại bảo em viết kiểu gì chữ t tôi cứ nhìn thành chữ i.

Vừa sợ, vừa tức, vừa cay cú. Nhưng vì cay cú mà bất chấp sợ hãi cứ lao theo quyết làm cho bằng được. Sau hai tháng ăn không ngon ngủ không yên, tự nhiên tớ cáu với chính bản thân mình. Tại sao mình lại phải khổ sở như vậy?

Thế là tớ bỏ luôn. Chả thèm tiền nữa, chả thèm danh nữa, chả cần phải chứng minh cho ai nữa. Thấy nhẹ cả người. Nghe kể bây giờ thì thấy bình thường nhưng lúc đó quyết định bỏ ngang là một quyết định rất lớn. Vì có bài được đăng tức là có tiền, tiền bằng 3,4 buổi gia sư khản giọng với một thằng học trò rất xinh rất tình cảm nhưng lại cứ phải chổng mông lên trời với hai cánh tay bắt chéo qua gáy và nhìn gia sư qua kẽ hở giữa hai chân nó thì mới phát âm được chữ “r” trong tiếng Anh. Có bài được đăng tức là có thành tích để cho vào CV xin việc sau này. To lắm chứ không phải đùa. Cứ chịu khó cho thầy ngồi cạnh một tí, chả mất gì mà lại có bài đăng. Mà nếu chịu khó cho thầy tiến tí nữa, tí ti thôi, vẫn không mất gì mà có khi bài lại được đăng ầm ầm dịch ngày đêm không kịp. Thế nên quyết định bỏ ngang là một quyết định không dễ dàng.

Tớ học được một bài học đắt giá, một trong số rất ít những bài học mà cái đầu óc vớ vẩn của tớ nhớ được: Phải từ bỏ để có thể sống thoải mái hơn.

Từ bỏ nghe có vẻ vô trách nhiệm, nhưng thực ra từ bỏ khó hơn là không từ bỏ, bởi bản chất cố hữu của con người là tham lam.

Thursday, June 28, 2007

Chuyển ngữ

Dân Pháp, Ý, Anh ít nhiều gì tiếng cũng na ná nhau, cả về ngữ pháp lẫn từ vựng, lẫn cách tư duy và gốc văn hoá. Thế nên việc chúng nó nói được tiếng của nhau kể ra cũng không có gì ghê gớm, mặc dù có những lúc chúng cũng dở khóc dở cười vì cứ tưởng tương đồng mà hoá ra lại là không. Lấy ví dụ, tiếng Anh gọi là vagabond thì tiếng Pháp cũng là vagabond, còn tiếng Ý thì là vagabondo, nói trại ra tiếng Việt thì thành thằng ma cà bông.
Nhưng khó một cho chúng thì khó cho những người khác mười. Ví dụ người Việt Nam. Nền văn minh của chúng ta bắt nguồn từ lúa nước, trâu cày. Thế nên trong các loại tục ngữ ca dao thành ngữ điển tích điển cố hình ảnh con trâu rất phổ biến. Vì thế để diễn tả rằng mình làm việc như trâu một anh đã nói I work buffaloly. Anh ấy đã cẩn thận biến buffalo thành trạng từ để bổ ngữ cho động từ rồi, tưởng thế là sành điệu lắm rồi, mà vẫn sai. Ngay cả khi nói đúng về mặt ngữ pháp, tức là I work like a buffalo thì bọn nước ngoài không quen với văn hoá Việt Nam cũng sẽ chẳng hiểu gì. Thế nên người biết phải nói rằng I work like a dog. Chó với bọn nước ngoài chả có gì xấu, nhưng người Việt Nam định so sánh ai hoặc cái gì "như chó" thì cứ phải cẩn thận.
Cũng như khi ta nói Đàn cầm mà gảy tai trâu (lại trâu), thì người Anh lại nói Cast pearls in front of swines, tức là Ném ngọc ra trước mặt lợn nái. Chứ nếu dịch nguyên văn Đàn cầm mà gảy tai trâu thì chả thằng nước ngoài nào hiểu.
Cấu trúc câu của tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp, Ý cũng khác nhau nên việc dịch word by word nhiều khi nghe rất ngô nghê. Ví dụ ngày xưa đi học dịch thầy giáo của tớ đã lịm cả người khi có chị dịch câu "One of his legs is broken but he is not too bad" là một cái chân của anh ấy đã gãy ra nhưng anh ấy không tồi, chuyển ngữ dùng cấu trúc y hệt nghe có rùng rợn không.
Hồi học phổ thông, có mỗi một câu đơn giản thế này thôi Tiger is a great swimmer, thế mà cũng làm cho những đứa học sinh trường Ams hẳn hoi vò đầu bứt tai. Vì sao, vì swimbơi, swimmerngười bơi, nhưng hổ thì làm sao là người được, hổ là con, thế chẳng nhẽ dịch là con bơi, thiên hạ cười cho thối mũi. Thế là tịt. Làm bài kiểm tra xong, đứa bạn tớ dịch Hổ là một tay bơi lặn cừ, nó cười phe phé không hiểu vì cám cảnh mình dịch chán hay tự hào mình nghĩ ra được từ "tay" độc nhất vô nhị.
Nói chuyện dịch thì cả ngày không hết. Ở văn phòng tớ làm hồi trước có truyền kỳ một câu chuyện, Fellow visitor, được dịch thành Gã viếng thăm, ai dịch cụm từ này chắc tự hào phải biết vì đã nghĩ ra được từ . Bác chuyên gia hớn hở đi khắp nơi với biển tên đề Gã viếng thăm.
Còn chuyện nữa, Help Desk trong cuốn sách giới thiệu về một trường đại học không biết đã được bạn nào trân trọng chuyển thành Sửa chữa bàn ghế. Thế thì có chết tôi không.
Và còn vô vàn những chuyện tiếu lâm như thế, đủ cho chúng ta qua được những ngày buồn tẻ bằng những trận cười vỡ bụng.






Chuyển ngữ

Dân Pháp, Ý, Anh ít nhiều gì tiếng cũng na ná nhau, cả về ngữ pháp lẫn từ vựng, lẫn cách tư duy và gốc văn hoá. Thế nên việc chúng nó nói được tiếng của nhau kể ra cũng không có gì ghê gớm, mặc dù có những lúc chúng cũng dở khóc dở cười vì cứ tưởng tương đồng mà hoá ra lại là không. Lấy ví dụ, tiếng Anh gọi là vagabond thì tiếng Pháp cũng là vagabond, còn tiếng Ý thì là vagabondo, nói trại ra tiếng Việt thì thành thằng ma cà bông.
Nhưng khó một cho chúng thì khó cho những người khác mười. Ví dụ người Việt Nam. Nền văn minh của chúng ta bắt nguồn từ lúa nước, trâu cày. Thế nên trong các loại tục ngữ ca dao thành ngữ điển tích điển cố hình ảnh con trâu rất phổ biến. Vì thế để diễn tả rằng mình làm việc như trâu một anh đã nói I work buffaloly. Anh ấy đã cẩn thận biến buffalo thành trạng từ để bổ ngữ cho động từ rồi, tưởng thế là sành điệu lắm rồi, mà vẫn sai. Ngay cả khi nói đúng về mặt ngữ pháp, tức là I work like a buffalo thì bọn nước ngoài không quen với văn hoá Việt Nam cũng sẽ chẳng hiểu gì. Thế nên người biết phải nói rằng I work like a dog. Chó với bọn nước ngoài chả có gì xấu, nhưng người Việt Nam định so sánh ai hoặc cái gì "như chó" thì cứ phải cẩn thận.
Cũng như khi ta nói Đàn cầm mà gảy tai trâu (lại trâu), thì người Anh lại nói Cast pearls in front of swines, tức là Ném ngọc ra trước mặt lợn nái. Chứ nếu dịch nguyên văn Đàn cầm mà gảy tai trâu thì chả thằng nước ngoài nào hiểu.
Cấu trúc câu của tiếng Việt và tiếng Anh, Pháp, Ý cũng khác nhau nên việc dịch word by word nhiều khi nghe rất ngô nghê. Ví dụ ngày xưa đi học dịch thầy giáo của tớ đã lịm cả người khi có chị dịch câu "One of his legs is broken but he is not too bad" là một cái chân của anh ấy đã gãy ra nhưng anh ấy không tồi, chuyển ngữ dùng cấu trúc y hệt nghe có rùng rợn không.
Hồi học phổ thông, có mỗi một câu đơn giản thế này thôi Tiger is a great swimmer, thế mà cũng làm cho những đứa học sinh trường Ams hẳn hoi vò đầu bứt tai. Vì sao, vì swimbơi, swimmerngười bơi, nhưng hổ thì làm sao là người được, hổ là con, thế chẳng nhẽ dịch là con bơi, thiên hạ cười cho thối mũi. Thế là tịt. Làm bài kiểm tra xong, đứa bạn tớ dịch Hổ là một tay bơi lặn cừ, nó cười phe phé không hiểu vì cám cảnh mình dịch chán hay tự hào mình nghĩ ra được từ "tay" độc nhất vô nhị.
Nói chuyện dịch thì cả ngày không hết. Ở văn phòng tớ làm hồi trước có truyền kỳ một câu chuyện, Fellow visitor, được dịch thành Gã viếng thăm, ai dịch cụm từ này chắc tự hào phải biết vì đã nghĩ ra được từ . Bác chuyên gia hớn hở đi khắp nơi với biển tên đề Gã viếng thăm.
Còn chuyện nữa, Help Desk trong cuốn sách giới thiệu về một trường đại học không biết đã được bạn nào trân trọng chuyển thành Sửa chữa bàn ghế. Thế thì có chết tôi không.
Và còn vô vàn những chuyện tiếu lâm như thế, đủ cho chúng ta qua được những ngày buồn tẻ bằng những trận cười vỡ bụng.






Bình Nguyên tuyển tập




Hôm kia lôi chú Bình Nguyên đi dự một buổi lễ tân. Chú thấy nhiều người quá thì thích lắm, chạy lăng xăng làm quen hết người này đến người khác. Chú cứ với lên chìa cái bàn tay bé xíu mũm mĩm toàn dãi rớt và bùn đất của chú ra bắt tay mọi người, lại còn rung rung nữa. Trò này chú vừa học của chị bạn tớ vừa bắt tay chú vừa nói "tốt tốt". Tự dưng thế nào chú lại nghĩ ra một trò oái ăm là lấy cái túi xách của mẹ đưa cho một bà già lưng còng còng. Đưa theo kiểu buộc bà ấy phải cầm. Bà ấy cầm rồi trả lại cho mẹ chú thì chú lại giằng cái túi từ tay mẹ và chạy theo dúi vào tay bà ấy. Bà ấy mà không cầm là chú khóc. Cứ như vậy đến 5 lần thì bà ấy mệt quá đành cầm hộ mẹ chú cái túi suốt buổi tiếp tân. Mà cái túi thì nặng vì đựng lỉnh kỉnh sữa, bỉm và nước cho chú.

Trên đường về ngồi trong xe chú ngó sang xe bên cạnh thấy hai cô gái. Chú vẫy tay và cười ầm lên làm hai đứa kia nhìn sang. Tự dưng mẹ chú thấy chúng lăn ra cười sằng sặc. Cứ tưởng chú làm trò hề gì làm chúng cười, lúc chú quay lại thì ối trời ơi nửa mặt chú không biết rúc vào đâu mà đen nhẻm. Giống hệt bố chú lượn khắp thành Rome tán gái với một vết nhọ trên má.

Hôm nay chú đang đứng lại ngã lăn kềnh ra, môi vập vào thành giường sưng vều cả lên. Chú đứng dậy rên rỉ, mẹ chú chưa kịp làm gì đã thấy chú lấy tay đập vào thành giường chan chát mấy cái như kiểu đánh chừa. Chú học lỏm nhanh lắm, hôm trước mẹ chú mới làm thế lúc chú ngã mà hôm nay đã thấy chú học được.

Bây giờ mà bật nhạc là chú nhảy bốc ra phết, đầu gật liên hồi như kiểu mấy thằng nghiền rock. Chú còn muốn giơ cả chân lên nữa nhưng khổ nỗi đứng cả hai chân chú còn ngã oành oạch, nói gì đến chuyện đứng một chân, mà lại là chân vòng kiềng.

Sáng nay mẹ chú cầm khăn lau bàn ghế, thế mà nhìn sang đã thấy chú bắt chước được rồi. Chú cầm mảnh khăn ướt lau quáng quàng trên mặt bàn mặt ghế, mồm thì hát cưa cưa.

Chú yêu mẹ lắm. Đang chơi một mình thỉnh thoảng chú lại phải nhào ra chỗ mẹ, áp cái mũi xinh xinh của chú vào bất kỳ chỗ nào trên người mẹ mà chú với tới được, hít một hơi thật dài hình như cho thoả cơn nghiền, rồi lại ra tha thẩn chơi một mình. Chưa kể lúc nào tình cảm lên chú còn e thẹn chạy tới hôn mẹ một cái, vòng tay trắng mũm mĩm thơm ơi là thơm qua cổ mẹ. Sáng nay chú lẻn vào nhà tắm, lấy trộm được một cái khăn. Chú cứ cầm cái khăn vo tròn lau linh tinh lên mặt, lau xuống gáy, lau sang tai, lau vòng quanh cổ, điệu bộ y hệt như khi chú tắm xong mẹ chú dùng khăn lau khô tóc cho chú. Nếu đưa chú cái lược chú còn tự chải đầu nữa. Nhưng tuyệt nhiên chỉ thấy chú chải ở đằng sau gáy chứ không đưa lược ra phía trước bao giờ. Mẹ chú nghĩ mãi mới hiểu ra rằng vì chú hay ngắm bố chú chải đầu buổi sáng. Mà bố chú thì làm gì có tóc ở đằng trước mà chải, nên sáng nào cũng chỉ hí hoáy chải đằng sau thôi. Thế là thằng con học được ngay. Khái niệm chải đầu bị lệch lạc hết cả thế này có chết tôi không.


Bình Nguyên tuyển tập




Hôm kia lôi chú Bình Nguyên đi dự một buổi lễ tân. Chú thấy nhiều người quá thì thích lắm, chạy lăng xăng làm quen hết người này đến người khác. Chú cứ với lên chìa cái bàn tay bé xíu mũm mĩm toàn dãi rớt và bùn đất của chú ra bắt tay mọi người, lại còn rung rung nữa. Trò này chú vừa học của chị bạn tớ vừa bắt tay chú vừa nói "tốt tốt". Tự dưng thế nào chú lại nghĩ ra một trò oái ăm là lấy cái túi xách của mẹ đưa cho một bà già lưng còng còng. Đưa theo kiểu buộc bà ấy phải cầm. Bà ấy cầm rồi trả lại cho mẹ chú thì chú lại giằng cái túi từ tay mẹ và chạy theo dúi vào tay bà ấy. Bà ấy mà không cầm là chú khóc. Cứ như vậy đến 5 lần thì bà ấy mệt quá đành cầm hộ mẹ chú cái túi suốt buổi tiếp tân. Mà cái túi thì nặng vì đựng lỉnh kỉnh sữa, bỉm và nước cho chú.

Trên đường về ngồi trong xe chú ngó sang xe bên cạnh thấy hai cô gái. Chú vẫy tay và cười ầm lên làm hai đứa kia nhìn sang. Tự dưng mẹ chú thấy chúng lăn ra cười sằng sặc. Cứ tưởng chú làm trò hề gì làm chúng cười, lúc chú quay lại thì ối trời ơi nửa mặt chú không biết rúc vào đâu mà đen nhẻm. Giống hệt bố chú lượn khắp thành Rome tán gái với một vết nhọ trên má.

Hôm nay chú đang đứng lại ngã lăn kềnh ra, môi vập vào thành giường sưng vều cả lên. Chú đứng dậy rên rỉ, mẹ chú chưa kịp làm gì đã thấy chú lấy tay đập vào thành giường chan chát mấy cái như kiểu đánh chừa. Chú học lỏm nhanh lắm, hôm trước mẹ chú mới làm thế lúc chú ngã mà hôm nay đã thấy chú học được.

Bây giờ mà bật nhạc là chú nhảy bốc ra phết, đầu gật liên hồi như kiểu mấy thằng nghiền rock. Chú còn muốn giơ cả chân lên nữa nhưng khổ nỗi đứng cả hai chân chú còn ngã oành oạch, nói gì đến chuyện đứng một chân, mà lại là chân vòng kiềng.

Sáng nay mẹ chú cầm khăn lau bàn ghế, thế mà nhìn sang đã thấy chú bắt chước được rồi. Chú cầm mảnh khăn ướt lau quáng quàng trên mặt bàn mặt ghế, mồm thì hát cưa cưa.

Chú yêu mẹ lắm. Đang chơi một mình thỉnh thoảng chú lại phải nhào ra chỗ mẹ, áp cái mũi xinh xinh của chú vào bất kỳ chỗ nào trên người mẹ mà chú với tới được, hít một hơi thật dài hình như cho thoả cơn nghiền, rồi lại ra tha thẩn chơi một mình. Chưa kể lúc nào tình cảm lên chú còn e thẹn chạy tới hôn mẹ một cái, vòng tay trắng mũm mĩm thơm ơi là thơm qua cổ mẹ. Sáng nay chú lẻn vào nhà tắm, lấy trộm được một cái khăn. Chú cứ cầm cái khăn vo tròn lau linh tinh lên mặt, lau xuống gáy, lau sang tai, lau vòng quanh cổ, điệu bộ y hệt như khi chú tắm xong mẹ chú dùng khăn lau khô tóc cho chú. Nếu đưa chú cái lược chú còn tự chải đầu nữa. Nhưng tuyệt nhiên chỉ thấy chú chải ở đằng sau gáy chứ không đưa lược ra phía trước bao giờ. Mẹ chú nghĩ mãi mới hiểu ra rằng vì chú hay ngắm bố chú chải đầu buổi sáng. Mà bố chú thì làm gì có tóc ở đằng trước mà chải, nên sáng nào cũng chỉ hí hoáy chải đằng sau thôi. Thế là thằng con học được ngay. Khái niệm chải đầu bị lệch lạc hết cả thế này có chết tôi không.


Tuesday, June 26, 2007

Tôi đã đi tìm một nửa của mình như thế nào

Tớ đã đi tìm một nửa của mình như sau:

- Xấu trai quá nhìn hứng tụt không kéo lên được, chịu
-Tài nhưng nghèo, không đợi đến lúc chàng thành đạt được, chịu
- Thể hình tủ commốt hoặc cò lả qua cầu gió bay, tất nhiên là chịu
- Thân hình chuẩn, mặt đẹp như diễn viên, nghề nghiệp tốt, ăn nói có duyên nhưng lúc ngồi ăn lại cứ nghe tiếp chóp chép và cầm khăn ăn chấm linh tinh khắp mặt, chịu
- Phong độ ngời ngời mà lại bắt gặp ngồi uống nước chân gác lên ghế đẩu, chịu
- Rít thuốc sòng sọc, bán kính một mét đã ngửi thấy mùi thuốc lá, chịu
- Ghen tuông vớ vẩn, không cẩn thận nó lại đánh cho như quạt chả suốt ngày, chịu
- Uống rượu uống bia say sưa nói năng lảm nhảm, chịu
- Đường công danh không ra gì, chịu
- Thực dụng, khó sống cùng, chịu
- Khúm núm sợ Tây, ta nói cái gì cũng cãi, Tây nói cái gì cũng răm rắp, chịu
- Già quá, chịu, trẻ quá cũng chịu
- Hấp dẫn quá, chả ai hơi đâu mà giữ, chịu
- Giàu quá, lắm tiền nhiều tật, chịu
- Nghiêm túc đứng đắn quá, tẻ nhạt chết, chịu
- Thảo mai mồm mép quá, đi đâu cũng muốn là cái đinh của buổi tiệc, con người của công chúng, không tin được, chịu
- "7h tối con gái phải ở nhà rồi", chưa chi đã thấy gia trưởng vớ vẩn, chịu
- Hoạ sĩ và nhiếp ảnh gia, chụp/vẽ được mình thì cũng chụp/vẽ được người khác, chịu
- Thương gia, suốt ngày tính toán tiền nong, đau đầu lỗ lãi, khúm núm với khách hàng, chịu
- Đầu óc lơ ngơ nhặt lá đá ống bơ, chả ai hầu hạ nổi suốt ngày, chịu nốt
vv và vv

Tôi đã tìm được một nửa của mình như sau:

- Công việc ổn, tiền đủ tiêu, tuổi đủ không già không trẻ, ăn nói nhỏ nhẹ, luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu, phong cách có vẻ đĩnh đạc, không bia không rượu không thuốc, cam kết không ghen, không xấu ma chê quỷ hờn nhưng cũng chẳng đẹp trai nghiêng thùng đổ gánh. Tóm lại, ối cô xin chết nhưng cũng ối cô thấy bình thường như bao người ở ngoài đường.

Nhưng khi lấy nhau về thì tôi nhận thấy một nửa của tôi như sau:

Không đi vào chi tiết, kẻo lại bảo vạch áo cho người xem lưng, mà chỉ xin kể một câu chuyện dịch nguyên văn như sau:

Trong ngày nghỉ

Vợ: trời nóng thế này sao anh cứ đi khắp nơi với cái ba lô rỗng không thế?
Chồng (rành rọt): cái ba lô này không rỗng không. Trong này có một cái bút
Xin chú thích là không phải bút Mont Blanc hay Cartier gì đâu, mà chỉ là kiểu bút bi Hồng Hà hoặc Thiên Long vác từ Việt Nam sang

Vợ: Tại sao lại là cái bút?
Chồng: Vì tí nữa anh có cuộc điện thoại quan trọng cần phải ghi chép
Lại xin chú thích là cuộc điện thoại này chả có gì quan trọng. Hắn dò dẫm trên Ebay mua được quyển sách về xe Porsche cũ rích với giá vài đô la, tưởng thằng bán hàng gửi về Ý cho, đến nơi không thấy đâu nên phải gọi điện bắt đền nó.


Một lúc sau, chồng đang gọi điện

Chồng (gọi với sang): Em ơi, cho anh mượn cái bút
Vợ: Thế sao bảo trong ba lô có cái bút?
Chồng: Chả tìm thấy đâu cả

Gọi điện xong

Vợ: Thế tức là cái ba lô của anh hoàn toàn rỗng không đấy nhé
Chồng: Em chả yêu anh gì cả

Rồi lại tất tả vác cái ba lô chạy đi đâu mất, hình như cũng quên biến chuyện vừa rồi. Đến chiều vẫn thấy đeo cái ba lô rỗng không trên lưng đi khắp hang cùng ngõ hẻm.
Và còn ti tỉ những chuyện tương tự. Chán chả buồn bình luận.
Người ta bảo Man proposes but God disposes mà tiếng Việt có nghĩa là Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là như vậy đấy.

Tôi đã đi tìm một nửa của mình như thế nào

Tớ đã đi tìm một nửa của mình như sau:

- Xấu trai quá nhìn hứng tụt không kéo lên được, chịu
-Tài nhưng nghèo, không đợi đến lúc chàng thành đạt được, chịu
- Thể hình tủ commốt hoặc cò lả qua cầu gió bay, tất nhiên là chịu
- Thân hình chuẩn, mặt đẹp như diễn viên, nghề nghiệp tốt, ăn nói có duyên nhưng lúc ngồi ăn lại cứ nghe tiếp chóp chép và cầm khăn ăn chấm linh tinh khắp mặt, chịu
- Phong độ ngời ngời mà lại bắt gặp ngồi uống nước chân gác lên ghế đẩu, chịu
- Rít thuốc sòng sọc, bán kính một mét đã ngửi thấy mùi thuốc lá, chịu
- Ghen tuông vớ vẩn, không cẩn thận nó lại đánh cho như quạt chả suốt ngày, chịu
- Uống rượu uống bia say sưa nói năng lảm nhảm, chịu
- Đường công danh không ra gì, chịu
- Thực dụng, khó sống cùng, chịu
- Khúm núm sợ Tây, ta nói cái gì cũng cãi, Tây nói cái gì cũng răm rắp, chịu
- Già quá, chịu, trẻ quá cũng chịu
- Hấp dẫn quá, chả ai hơi đâu mà giữ, chịu
- Giàu quá, lắm tiền nhiều tật, chịu
- Nghiêm túc đứng đắn quá, tẻ nhạt chết, chịu
- Thảo mai mồm mép quá, đi đâu cũng muốn là cái đinh của buổi tiệc, con người của công chúng, không tin được, chịu
- "7h tối con gái phải ở nhà rồi", chưa chi đã thấy gia trưởng vớ vẩn, chịu
- Hoạ sĩ và nhiếp ảnh gia, chụp/vẽ được mình thì cũng chụp/vẽ được người khác, chịu
- Thương gia, suốt ngày tính toán tiền nong, đau đầu lỗ lãi, khúm núm với khách hàng, chịu
- Đầu óc lơ ngơ nhặt lá đá ống bơ, chả ai hầu hạ nổi suốt ngày, chịu nốt
vv và vv

Tôi đã tìm được một nửa của mình như sau:

- Công việc ổn, tiền đủ tiêu, tuổi đủ không già không trẻ, ăn nói nhỏ nhẹ, luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu, phong cách có vẻ đĩnh đạc, không bia không rượu không thuốc, cam kết không ghen, không xấu ma chê quỷ hờn nhưng cũng chẳng đẹp trai nghiêng thùng đổ gánh. Tóm lại, ối cô xin chết nhưng cũng ối cô thấy bình thường như bao người ở ngoài đường.

Nhưng khi lấy nhau về thì tôi nhận thấy một nửa của tôi như sau:

Không đi vào chi tiết, kẻo lại bảo vạch áo cho người xem lưng, mà chỉ xin kể một câu chuyện dịch nguyên văn như sau:

Trong ngày nghỉ

Vợ: trời nóng thế này sao anh cứ đi khắp nơi với cái ba lô rỗng không thế?
Chồng (rành rọt): cái ba lô này không rỗng không. Trong này có một cái bút
Xin chú thích là không phải bút Mont Blanc hay Cartier gì đâu, mà chỉ là kiểu bút bi Hồng Hà hoặc Thiên Long vác từ Việt Nam sang

Vợ: Tại sao lại là cái bút?
Chồng: Vì tí nữa anh có cuộc điện thoại quan trọng cần phải ghi chép
Lại xin chú thích là cuộc điện thoại này chả có gì quan trọng. Hắn dò dẫm trên Ebay mua được quyển sách về xe Porsche cũ rích với giá vài đô la, tưởng thằng bán hàng gửi về Ý cho, đến nơi không thấy đâu nên phải gọi điện bắt đền nó.


Một lúc sau, chồng đang gọi điện

Chồng (gọi với sang): Em ơi, cho anh mượn cái bút
Vợ: Thế sao bảo trong ba lô có cái bút?
Chồng: Chả tìm thấy đâu cả

Gọi điện xong

Vợ: Thế tức là cái ba lô của anh hoàn toàn rỗng không đấy nhé
Chồng: Em chả yêu anh gì cả

Rồi lại tất tả vác cái ba lô chạy đi đâu mất, hình như cũng quên biến chuyện vừa rồi. Đến chiều vẫn thấy đeo cái ba lô rỗng không trên lưng đi khắp hang cùng ngõ hẻm.
Và còn ti tỉ những chuyện tương tự. Chán chả buồn bình luận.
Người ta bảo Man proposes but God disposes mà tiếng Việt có nghĩa là Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên là như vậy đấy.

Bát phở giữa lòng thành Rome

Hai ngày trước tớ đang ngồi trong một căn nhà nhỏ có cửa sổ cao cao và bức tường cổ phủ đầy dây leo nằm giữa trung tâm thành Rome nhìn xuống toà thánh Vatican. Trước cửa nhà là một vòi nước công cộng tí tách suốt ngày đêm chảy ra thứ nước từ toà thánh, ngon nhất thành Rome. Buổi sáng sớm tinh mơ xuống phố, con phố lát đá chỉ dành cho người đi bộ, nhìn thấy từ phía xa mấy chú lính Thuỵ Sĩ chân dài tới nách đang đứng gác thơ thẩn.
Anh chị bạn vợ chồng tớ được liệt vào hàng đại gia ở Việt Nam, sở hữu công ty, nhà hàng, biệt thự Pháp cổ, biệt thự hồ Tây, biệt thự Phú Mỹ Hưng trả 20 tỉ còn không thèm bán và cũng cứ để không chẳng cho ai thuê.
Chúng tớ quay trở về Rome thì đã khá muộn. Siêu thị cửa hàng đóng hết. Hai anh chị chạy đôn chạy đáo đi mua thịt bò và hành lá để đãi cô em mê ăn phở. Lâu lắm rồi mới lại được ăn phở Bắc Kỳ ngon như thế, ngon hơn cả phở mậu dịch và phở Bát đàn xếp hàng tại Hà nội, tất nhiên là bánh phở phải kỳ công mang từ Việt Nam sang, chứ bánh phở mua ở bên này, cả bún nữa, cứ cứng quèo quèo. Cứ bảo tại sao bánh phở formol lại vẫn có chỗ đứng, vì người Hà nội ai cũng muốn ăn bánh phở dai dai chứ cứ bở bùng bục thì chỉ có nước ế khách. Lại nhớ hồi làm phim trong Sài gòn, đi đâu cũng gặp phở ngọt (mà người Nam gọi là hủ tíu) và phở miền Nam cho rau húng chó và rất nhiều giá đỗ . Oải quá, đang lang thang thì gặp ngay một tiệm ăn đề Phở Hà nội, hí hửng nhảy ngay vào. Nhà hàng vừa bưng bát phở ra tớ đã suýt ngất khi lại thấy ngay đĩa rau húng chó kềnh càng và bát chanh thái kiểu miền Nam thành từng lát. Quán phở đấy nằm ngay gần Renaissance Riverside bên bờ sông Sài gòn, không hiểu giờ còn không.
Khi chúng ta "xê dịch", chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều thứ buồn cười. Ví dụ ở Hà nội thì có quán phở trương biển Phở Nam Định. Đến Nam Định lại thấy hàng phở trưng biển Phở Hà nội. Ở nhà thì ăn dầu rau, dầu ngô, thậm chí dầu ô liu mới là sành điệu, ai dùng mỡ lợn rán ra nước để xào nấu thì một là ở nhà quê hai là người thành phố đi sau thời đại. Thế mà ở New York chỉ có những nhà hàng thuộc loại ẩm thực tinh tuý lắm mới dùng mỡ lợn để chế món ăn và phục vụ món khai vị là từng lát mỡ lợn thái mỏng có thể thổi bay được. Lại nữa, ở nhà mời khách đến ăn hoặc đám cưới đám hỏi thì cứ phải ăn rõ nhiều, phải đủ các loại thịt, ăn phải thừa mứa thì mới được, chứ vừa xoẳn hoặc tệ hơn nữa là thiếu thì chủ nhà chỉ còn nước kêu trời. Rau không có cũng được, chứ thịt mà không có thì chết. Phong tục này cũng tồn tại ở miền Nam nước Ý, những vùng nghèo nhất của Ý. Ai được chủ nhà là người xuất thân từ miền Nam nước Ý mời ăn thì cứ phải chuẩn bị tinh thần, ăn mỗi món một ít thôi, thế thì mới bám trụ được đến món cuối cùng. Có một lần tớ được mời như vậy, ăn đến món thứ 8 (mà toàn là hải sản ) thì cái thằng ngồi cạnh tớ năn nỉ chủ nhà là đừng bắt nó ăn nữa không thì nó lăn ra ngất tại chỗ. Ngay cả bây giờ tại những hiệu ăn hạng xoàng ở NY, khách gọi đồ là cứ được bưng ra một đĩa đồ ăn chất cao như núi, khuất cả mặt người đối diện. Nhưng ở những nhà hàng thuộc loại Fine Dining thì mỗi món chỉ phục vụ một tí ti, cả cái đĩa to như cái mẹt (nhà hàng càng xịn thì dùng đĩa cho món chính càng to) mà đồ ăn chỉ như đồng xu để ở giữa (tớ chỉ thậm xưng tí tẹo thôi đấy nhé).
Chú Bình Nguyên Việt Nam mít chính hiệu. Bố chú nhét mỳ Ý kiểu Carbonara và hoa bí bọc bột rán vào mồm chú thì chú giãy đành đạch và nhè ra. Mẹ chú cho chú ăn phở thì chú giật nảy mình và cứ bám chân mẹ măm măm liên tục đầy vẻ thúc bách. Chưa kể khi nào chú quấy khóc mẹ chú lại véo von Trịnh Công Sơn cho chú nghe thì chú im bặt ngay, mắt sáng bừng lên thích thú. Ngay cả mấy tiếng cà cà cưa cưa mà chú nói suốt bố chú cũng khẳng định là tiếng VN, chứ trẻ con Ý tập nói không đứa nào nói cà cà cưa cưa cả.
Hình như tớ không viết được bài nào mở đầu và kết thúc cùng một chủ đề

Bát phở giữa lòng thành Rome

Hai ngày trước tớ đang ngồi trong một căn nhà nhỏ có cửa sổ cao cao và bức tường cổ phủ đầy dây leo nằm giữa trung tâm thành Rome nhìn xuống toà thánh Vatican. Trước cửa nhà là một vòi nước công cộng tí tách suốt ngày đêm chảy ra thứ nước từ toà thánh, ngon nhất thành Rome. Buổi sáng sớm tinh mơ xuống phố, con phố lát đá chỉ dành cho người đi bộ, nhìn thấy từ phía xa mấy chú lính Thuỵ Sĩ chân dài tới nách đang đứng gác thơ thẩn.
Anh chị bạn vợ chồng tớ được liệt vào hàng đại gia ở Việt Nam, sở hữu công ty, nhà hàng, biệt thự Pháp cổ, biệt thự hồ Tây, biệt thự Phú Mỹ Hưng trả 20 tỉ còn không thèm bán và cũng cứ để không chẳng cho ai thuê.
Chúng tớ quay trở về Rome thì đã khá muộn. Siêu thị cửa hàng đóng hết. Hai anh chị chạy đôn chạy đáo đi mua thịt bò và hành lá để đãi cô em mê ăn phở. Lâu lắm rồi mới lại được ăn phở Bắc Kỳ ngon như thế, ngon hơn cả phở mậu dịch và phở Bát đàn xếp hàng tại Hà nội, tất nhiên là bánh phở phải kỳ công mang từ Việt Nam sang, chứ bánh phở mua ở bên này, cả bún nữa, cứ cứng quèo quèo. Cứ bảo tại sao bánh phở formol lại vẫn có chỗ đứng, vì người Hà nội ai cũng muốn ăn bánh phở dai dai chứ cứ bở bùng bục thì chỉ có nước ế khách. Lại nhớ hồi làm phim trong Sài gòn, đi đâu cũng gặp phở ngọt (mà người Nam gọi là hủ tíu) và phở miền Nam cho rau húng chó và rất nhiều giá đỗ . Oải quá, đang lang thang thì gặp ngay một tiệm ăn đề Phở Hà nội, hí hửng nhảy ngay vào. Nhà hàng vừa bưng bát phở ra tớ đã suýt ngất khi lại thấy ngay đĩa rau húng chó kềnh càng và bát chanh thái kiểu miền Nam thành từng lát. Quán phở đấy nằm ngay gần Renaissance Riverside bên bờ sông Sài gòn, không hiểu giờ còn không.
Khi chúng ta "xê dịch", chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều thứ buồn cười. Ví dụ ở Hà nội thì có quán phở trương biển Phở Nam Định. Đến Nam Định lại thấy hàng phở trưng biển Phở Hà nội. Ở nhà thì ăn dầu rau, dầu ngô, thậm chí dầu ô liu mới là sành điệu, ai dùng mỡ lợn rán ra nước để xào nấu thì một là ở nhà quê hai là người thành phố đi sau thời đại. Thế mà ở New York chỉ có những nhà hàng thuộc loại ẩm thực tinh tuý lắm mới dùng mỡ lợn để chế món ăn và phục vụ món khai vị là từng lát mỡ lợn thái mỏng có thể thổi bay được. Lại nữa, ở nhà mời khách đến ăn hoặc đám cưới đám hỏi thì cứ phải ăn rõ nhiều, phải đủ các loại thịt, ăn phải thừa mứa thì mới được, chứ vừa xoẳn hoặc tệ hơn nữa là thiếu thì chủ nhà chỉ còn nước kêu trời. Rau không có cũng được, chứ thịt mà không có thì chết. Phong tục này cũng tồn tại ở miền Nam nước Ý, những vùng nghèo nhất của Ý. Ai được chủ nhà là người xuất thân từ miền Nam nước Ý mời ăn thì cứ phải chuẩn bị tinh thần, ăn mỗi món một ít thôi, thế thì mới bám trụ được đến món cuối cùng. Có một lần tớ được mời như vậy, ăn đến món thứ 8 (mà toàn là hải sản ) thì cái thằng ngồi cạnh tớ năn nỉ chủ nhà là đừng bắt nó ăn nữa không thì nó lăn ra ngất tại chỗ. Ngay cả bây giờ tại những hiệu ăn hạng xoàng ở NY, khách gọi đồ là cứ được bưng ra một đĩa đồ ăn chất cao như núi, khuất cả mặt người đối diện. Nhưng ở những nhà hàng thuộc loại Fine Dining thì mỗi món chỉ phục vụ một tí ti, cả cái đĩa to như cái mẹt (nhà hàng càng xịn thì dùng đĩa cho món chính càng to) mà đồ ăn chỉ như đồng xu để ở giữa (tớ chỉ thậm xưng tí tẹo thôi đấy nhé).
Chú Bình Nguyên Việt Nam mít chính hiệu. Bố chú nhét mỳ Ý kiểu Carbonara và hoa bí bọc bột rán vào mồm chú thì chú giãy đành đạch và nhè ra. Mẹ chú cho chú ăn phở thì chú giật nảy mình và cứ bám chân mẹ măm măm liên tục đầy vẻ thúc bách. Chưa kể khi nào chú quấy khóc mẹ chú lại véo von Trịnh Công Sơn cho chú nghe thì chú im bặt ngay, mắt sáng bừng lên thích thú. Ngay cả mấy tiếng cà cà cưa cưa mà chú nói suốt bố chú cũng khẳng định là tiếng VN, chứ trẻ con Ý tập nói không đứa nào nói cà cà cưa cưa cả.
Hình như tớ không viết được bài nào mở đầu và kết thúc cùng một chủ đề

Monday, June 25, 2007

Đi nghỉ về rồi đây




Cuối cùng thì cũng về đến NYC rồi. Mệt thè lưỡi và đen như củ súng (tức là trước đây đã đen giờ còn đen hơn nữa).
Mấy tuần đi nghỉ, không điện thoại di động, không Internet, không giày cao gót, không giúp việc, thấy đời sao mà thảnh thơi thế. Lại thấy chúng ta cứ tự làm phức tạp cuộc sống của chúng ta thôi.
Chúng tớ đi nghỉ tuần đầu tiên trên đảo Elba, nhung nhúc toàn trẻ con, chạy ngược chạy xuôi đầy bãi cát. Ngày xưa Napoleon và tuỳ tùng cũng bị đày ở đây một thời gian. Đến tuần thứ hai thì cả nhà tớ lại chuyển sang Talamone, nơi nhà chồng tớ có một ngôi nhà rất xinh đẹp nằm trên sườn núi nhìn xuống Địa Trung Hải. Chú Bình Nguyên thích lắm, cả ngày chú cởi truồng nhạy nhông nhông khắp nơi, bốc cát nhúng vào nước biển ăn trệu trạo và đến bữa chắc ngang dạ nên bỏ cả cơm. Bố chú bực mình vì ai cũng tưởng chú là con gái nên lôi chú đi cạo trọc. Bây giờ đầu chú trọc lóc, người dài ngoẵng và rám nắng cả ở mông, trông chú giống hệt Pinocchio, chú người gỗ mũi dài. Thế cũng may, chứ hôm đầu tiên ra biển anh rể tớ còn lôi tớ ra một góc hỏi "Sao chồng em trắng thế nhỉ?". Bây giờ còn đỡ rồi, chứ mấy hôm đầu cả bãi biển nếu mở cuộc thi tròn và trắng thì hai bố con chú người giật giải nhất người giật giải nhì. Trắng loá cả mắt.
Bức ảnh này chụp trên ban công ngôi nhà nghỉ ở Talamone. Ngôi nhà hướng Tây nhìn xuống Địa Trung Hải xanh trong và phẳng lặng. Buổi sáng thì mặt trời lên hơi muộn nhưng buổi chiều thì đến 9h tối biển vẫn còn lấp lánh nắng. Giữa đêm khuya, mặt biển êm đềm tím thẫm phản chiếu ánh trăng như dát bạc trên mặt nước bất động.
Không điện thoại, không Internet, không giày cao gót, không giúp việc, thậm chí mặc một bộ liên tục mấy ngày liền mà chẳng phải suy nghĩ xem có ai nhìn thấy mình mặc một bộ giống nhau hai lần liên tiếp không, kẻo quê chết, thấy mình tự do hẳn.
Chúng tớ nghỉ tại Talamone cùng anh chị bạn ở Việt Nam. Buổi sáng ngủ dậy đi xuống phố ăn sáng, rồi về nhà ngồi phơi nắng và tán dóc. Đói bụng thì đi nấu nướng. Ăn uống hùng hục xong thì lăn ra ngủ. Chiều dậy xuống biển tắm, chán thì lại lên nhà ngồi phơi nắng và ngắm hoàng hôn. Rồi lại nấu nướng ăn uống quần quật. Anh bạn của vợ chồng tớ sở hữu mấy nhà hàng, nấu ăn tuyệt ngon. Thế nên tớ và chị vợ anh ấy mê tít đồ ăn của anh ấy nấu. Chúng tớ ăn thịt kho nước mắm và canh sườn. Chú Bình Nguyên thích ăn cơm nguội với thịt kho lắm. Mẹ chú đút cho chú không kịp, chú cứ nuốt chửng và kêu măm măm liên tục.
Chị giúp việc y như rằng được về VN chơi là đòi tăng lương, khăng khăng đòi tăng lương vì "về lý thì chị không có gì để nói nhưng về mặt tình thì em phải tăng lương cho chị để động viên gia đình chị", vả lại "chị cũng chả muốn đi, chỉ có 30% là quyết định đi thôi". Thế là tớ cho ở nhà luôn. Bảo cho ở nhà một cái là làm ầm lên ngay, gọi điện thoại tứ tung, nửa năn nỉ nửa doạ nạt. Thôi chả nói nữa, không lại bực mình làm cả đoạn văn dài đọc toét cả mắt thì mệt lắm.




Đi nghỉ về rồi đây




Cuối cùng thì cũng về đến NYC rồi. Mệt thè lưỡi và đen như củ súng (tức là trước đây đã đen giờ còn đen hơn nữa).
Mấy tuần đi nghỉ, không điện thoại di động, không Internet, không giày cao gót, không giúp việc, thấy đời sao mà thảnh thơi thế. Lại thấy chúng ta cứ tự làm phức tạp cuộc sống của chúng ta thôi.
Chúng tớ đi nghỉ tuần đầu tiên trên đảo Elba, nhung nhúc toàn trẻ con, chạy ngược chạy xuôi đầy bãi cát. Ngày xưa Napoleon và tuỳ tùng cũng bị đày ở đây một thời gian. Đến tuần thứ hai thì cả nhà tớ lại chuyển sang Talamone, nơi nhà chồng tớ có một ngôi nhà rất xinh đẹp nằm trên sườn núi nhìn xuống Địa Trung Hải. Chú Bình Nguyên thích lắm, cả ngày chú cởi truồng nhạy nhông nhông khắp nơi, bốc cát nhúng vào nước biển ăn trệu trạo và đến bữa chắc ngang dạ nên bỏ cả cơm. Bố chú bực mình vì ai cũng tưởng chú là con gái nên lôi chú đi cạo trọc. Bây giờ đầu chú trọc lóc, người dài ngoẵng và rám nắng cả ở mông, trông chú giống hệt Pinocchio, chú người gỗ mũi dài. Thế cũng may, chứ hôm đầu tiên ra biển anh rể tớ còn lôi tớ ra một góc hỏi "Sao chồng em trắng thế nhỉ?". Bây giờ còn đỡ rồi, chứ mấy hôm đầu cả bãi biển nếu mở cuộc thi tròn và trắng thì hai bố con chú người giật giải nhất người giật giải nhì. Trắng loá cả mắt.
Bức ảnh này chụp trên ban công ngôi nhà nghỉ ở Talamone. Ngôi nhà hướng Tây nhìn xuống Địa Trung Hải xanh trong và phẳng lặng. Buổi sáng thì mặt trời lên hơi muộn nhưng buổi chiều thì đến 9h tối biển vẫn còn lấp lánh nắng. Giữa đêm khuya, mặt biển êm đềm tím thẫm phản chiếu ánh trăng như dát bạc trên mặt nước bất động.
Không điện thoại, không Internet, không giày cao gót, không giúp việc, thậm chí mặc một bộ liên tục mấy ngày liền mà chẳng phải suy nghĩ xem có ai nhìn thấy mình mặc một bộ giống nhau hai lần liên tiếp không, kẻo quê chết, thấy mình tự do hẳn.
Chúng tớ nghỉ tại Talamone cùng anh chị bạn ở Việt Nam. Buổi sáng ngủ dậy đi xuống phố ăn sáng, rồi về nhà ngồi phơi nắng và tán dóc. Đói bụng thì đi nấu nướng. Ăn uống hùng hục xong thì lăn ra ngủ. Chiều dậy xuống biển tắm, chán thì lại lên nhà ngồi phơi nắng và ngắm hoàng hôn. Rồi lại nấu nướng ăn uống quần quật. Anh bạn của vợ chồng tớ sở hữu mấy nhà hàng, nấu ăn tuyệt ngon. Thế nên tớ và chị vợ anh ấy mê tít đồ ăn của anh ấy nấu. Chúng tớ ăn thịt kho nước mắm và canh sườn. Chú Bình Nguyên thích ăn cơm nguội với thịt kho lắm. Mẹ chú đút cho chú không kịp, chú cứ nuốt chửng và kêu măm măm liên tục.
Chị giúp việc y như rằng được về VN chơi là đòi tăng lương, khăng khăng đòi tăng lương vì "về lý thì chị không có gì để nói nhưng về mặt tình thì em phải tăng lương cho chị để động viên gia đình chị", vả lại "chị cũng chả muốn đi, chỉ có 30% là quyết định đi thôi". Thế là tớ cho ở nhà luôn. Bảo cho ở nhà một cái là làm ầm lên ngay, gọi điện thoại tứ tung, nửa năn nỉ nửa doạ nạt. Thôi chả nói nữa, không lại bực mình làm cả đoạn văn dài đọc toét cả mắt thì mệt lắm.




Wednesday, June 6, 2007

Tớ đi nghỉ hè đây




Hôm nay cậu thợ ảnh mới thấy gửi ảnh sang. Chả hiểu cậu chụp cho các chính trị gia nâng lên mấy điểm, chứ cậu chụp tớ chả thấy nâng lên điểm nào.
Bức ảnh này chụp gần cửa biển của New York, có dáng tượng thần tự do xa xa. Đây là sông Đông, nằm phía đông đảo Manhattan. Những chiếc cầu nối liền đảo Manhattan với Long Island. Những khung cửa kính nhà cao tầng hắt ánh sáng rực rỡ từ phía hoàng hôn.
Hôm nay tớ cũng vừa "tiễn" chị giúp việc ra sân bay về VN chơi mấy tuần. Vừa trèo lên taxi một cái chị ấy hầu như lả đi. Suốt chặng đường ra sân bay chị ấy mắt nhắm nghiền, mặt mũi nhăn nhó, tay cầm cái túi ni lông, miệng thều thào "say quá, say quá em ạ". Gần đến sân bay tớ bắt đầu giảng giải làm thế nào để đến được đúng terminal phải đến trong cả mấy chục Terminal của sân bay thì chị ấy nói giọng rất yếu ớt, mắt vẫn nhắm nghiền "sao em không đưa chị hẳn vào trong". Lại phải giảng giải là lần này thì em đưa hẳn vào trong, lần sau thì chị phải tự đi, nên em phải hướng dẫn để chị khỏi lạc. Nghe thế thì chị ấy đành mở mắt he hé nhìn một cái lấy lệ rồi lại nhắm nghiền mắt lại.
Đến nơi, chị ấy ngật ngưỡng xuống xe cầm cái túi ni lông đi vứt. Tớ lại hì hục khuân 3 cái vali nặng trĩu xuống. Thế rồi chị ấy cứ ngơ ngẩn đi theo tớ, túm lấy khuỷu tay tớ, như người mất hồn. Giảng giải rã cả bọt mép, làm thế nào để đến được đúng quầy làm thủ tục mà không bị lạc, vừa nói xong, chị ấy bảo "ừ nhỉ. thế là đến được đấy nhỉ". Rồi 3 giây sau "Ừ thế còn làm thế nào mà đến được đây?", đây của chị ấy tức là cái quầy làm thủ tục.
Hôm nay không có giúp việc mà sao thấy nhẹ cả người. Đời tươi hẳn. Một chị bạn tớ đi xem bói xem tướng thế nào đã bảo tớ là "em cung gì cũng tốt trừ cung nô bộc". Chả hiểu các cung khác là cung gì, chứ đúng là cung nô bộc của tớ như dở hơi.
Kinh nghiệm xương máu: tuyển giúp việc, cô nào ngay từ đầu thấy lả lướt, yếu đuối, cộng thêm hoàn cảnh gia đình bi thảm quá thì thôi ngay từ đầu. Như tớ là chết dở.
Tớ đi nghỉ 3 tuần. Về có chuyện gì hay lại buôn tiếp. Lần này không máy ảnh, không máy quay. Rút kinh nghiệm lần trước. Đi Lago di Como, con nghiện Porsche suốt ngày hí hoáy chụp ảnh xe, chui cả xuống gầm xe chụp, lôi mãi mới ra. Đi Hamptons, vì mất máy ảnh nên con nghiện Porsche phải mang theo máy quay. Cả buổi sáng tớ đứng chồn chân mỏi gối trên vỉa hè đợi, vì con nghiện Porsche cứ cầm máy quay đứng dưới lòng đường rình rập cái xe nào đẹp chạy qua thì quay, mồm thì liến thoắng thuyết minh để thu âm xe này thuộc đời nào, hiếm hay không hiếm, hiện trên thế giới có bao nhiêu cái. Mà dân Hamptons toàn xe đẹp nên con nghiện mừng rơn cứ thế quay mệt nghỉ, mặc cho tớ giục khản cổ.
Tất nhiên là con nghiện sẽ sắm nắm mang máy quay theo. Nhưng không có sự trợ giúp của tớ thì thể nào cũng quên phích cắm, hoặc bộ xạc, hoặc băng từ, hoặc đổi nguồn, kết quả là có mang cái máy đi cũng không dùng được. Nhưng nếu con nghiện biết âm mưu của tớ như thế thì tớ sẽ bị kết tội là không tử tế. Hí hí.
Quên mất lần này về con nghiện vác theo lỉnh kỉnh phụ tùng ô tô để lắp vào cái xe cà tàng ở nhà. Không hiểu là những bộ phận gì, thấy đêm qua hì hục gói ghém thắt nút và quấn băng dính, trong đó có cả cái gì đen xì và to như cái chiếu. Thế này lúc ra sân bay lại một mình tớ vác thằng con và hành lý của nó đây mà. Còn con nghiện kia chắc chỉ è cổ vác được đống phụ tùng han gỉ là giỏi lắm. Đi đâu cũng như đi buôn lậu



Tớ đi nghỉ hè đây




Hôm nay cậu thợ ảnh mới thấy gửi ảnh sang. Chả hiểu cậu chụp cho các chính trị gia nâng lên mấy điểm, chứ cậu chụp tớ chả thấy nâng lên điểm nào.
Bức ảnh này chụp gần cửa biển của New York, có dáng tượng thần tự do xa xa. Đây là sông Đông, nằm phía đông đảo Manhattan. Những chiếc cầu nối liền đảo Manhattan với Long Island. Những khung cửa kính nhà cao tầng hắt ánh sáng rực rỡ từ phía hoàng hôn.
Hôm nay tớ cũng vừa "tiễn" chị giúp việc ra sân bay về VN chơi mấy tuần. Vừa trèo lên taxi một cái chị ấy hầu như lả đi. Suốt chặng đường ra sân bay chị ấy mắt nhắm nghiền, mặt mũi nhăn nhó, tay cầm cái túi ni lông, miệng thều thào "say quá, say quá em ạ". Gần đến sân bay tớ bắt đầu giảng giải làm thế nào để đến được đúng terminal phải đến trong cả mấy chục Terminal của sân bay thì chị ấy nói giọng rất yếu ớt, mắt vẫn nhắm nghiền "sao em không đưa chị hẳn vào trong". Lại phải giảng giải là lần này thì em đưa hẳn vào trong, lần sau thì chị phải tự đi, nên em phải hướng dẫn để chị khỏi lạc. Nghe thế thì chị ấy đành mở mắt he hé nhìn một cái lấy lệ rồi lại nhắm nghiền mắt lại.
Đến nơi, chị ấy ngật ngưỡng xuống xe cầm cái túi ni lông đi vứt. Tớ lại hì hục khuân 3 cái vali nặng trĩu xuống. Thế rồi chị ấy cứ ngơ ngẩn đi theo tớ, túm lấy khuỷu tay tớ, như người mất hồn. Giảng giải rã cả bọt mép, làm thế nào để đến được đúng quầy làm thủ tục mà không bị lạc, vừa nói xong, chị ấy bảo "ừ nhỉ. thế là đến được đấy nhỉ". Rồi 3 giây sau "Ừ thế còn làm thế nào mà đến được đây?", đây của chị ấy tức là cái quầy làm thủ tục.
Hôm nay không có giúp việc mà sao thấy nhẹ cả người. Đời tươi hẳn. Một chị bạn tớ đi xem bói xem tướng thế nào đã bảo tớ là "em cung gì cũng tốt trừ cung nô bộc". Chả hiểu các cung khác là cung gì, chứ đúng là cung nô bộc của tớ như dở hơi.
Kinh nghiệm xương máu: tuyển giúp việc, cô nào ngay từ đầu thấy lả lướt, yếu đuối, cộng thêm hoàn cảnh gia đình bi thảm quá thì thôi ngay từ đầu. Như tớ là chết dở.
Tớ đi nghỉ 3 tuần. Về có chuyện gì hay lại buôn tiếp. Lần này không máy ảnh, không máy quay. Rút kinh nghiệm lần trước. Đi Lago di Como, con nghiện Porsche suốt ngày hí hoáy chụp ảnh xe, chui cả xuống gầm xe chụp, lôi mãi mới ra. Đi Hamptons, vì mất máy ảnh nên con nghiện Porsche phải mang theo máy quay. Cả buổi sáng tớ đứng chồn chân mỏi gối trên vỉa hè đợi, vì con nghiện Porsche cứ cầm máy quay đứng dưới lòng đường rình rập cái xe nào đẹp chạy qua thì quay, mồm thì liến thoắng thuyết minh để thu âm xe này thuộc đời nào, hiếm hay không hiếm, hiện trên thế giới có bao nhiêu cái. Mà dân Hamptons toàn xe đẹp nên con nghiện mừng rơn cứ thế quay mệt nghỉ, mặc cho tớ giục khản cổ.
Tất nhiên là con nghiện sẽ sắm nắm mang máy quay theo. Nhưng không có sự trợ giúp của tớ thì thể nào cũng quên phích cắm, hoặc bộ xạc, hoặc băng từ, hoặc đổi nguồn, kết quả là có mang cái máy đi cũng không dùng được. Nhưng nếu con nghiện biết âm mưu của tớ như thế thì tớ sẽ bị kết tội là không tử tế. Hí hí.
Quên mất lần này về con nghiện vác theo lỉnh kỉnh phụ tùng ô tô để lắp vào cái xe cà tàng ở nhà. Không hiểu là những bộ phận gì, thấy đêm qua hì hục gói ghém thắt nút và quấn băng dính, trong đó có cả cái gì đen xì và to như cái chiếu. Thế này lúc ra sân bay lại một mình tớ vác thằng con và hành lý của nó đây mà. Còn con nghiện kia chắc chỉ è cổ vác được đống phụ tùng han gỉ là giỏi lắm. Đi đâu cũng như đi buôn lậu



Đệ tử (không trung thành lắm) của Rock

Người ta thường thích nhạc rock khi người ta còn trẻ con. Hay nói chính xác là khi người ta đang ở ranh giới giữa trẻ con và người lớn, khi người ta đang muốn khẳng định mình, muốn mọi người biết đến mình và nhìn nhận mình, muốn điên khùng, dị hợm và thách thức, muốn khác người để thấy cái tôi của mình được ve vuốt. Còn khi đã trưởng thành, đã biết và tự tin mình là ai, người ta sẽ chuyển sang các thể loại như jazz, thính phòng giao hưởng vv.

Thế mà tớ vẫn thích rock. Tất nhiên không thích tất cả các bài rock, cũng như không phải cái gì về rock cũng thích.

Nhưng ẩn sau những lời hát nhiều khi rất tục tĩu, ẩn sau dáng vẻ bụi bặm tóc dài chắc đứng gần thì hôi như cú, bộ dạng vớ vẩn, nhổ bọt, hình xăm, là những tâm sự nao lòng, chứ không phải mấy lời nhạc sến ảo não suốt ngày em yêu anh anh yêu em không có em anh không thiết sống trên đời.

Chưa kể rock là thứ âm nhạc có chiều sâu và có đỉnh cao, và ca sĩ phải là người thực sự có giọng mới hát được, và gảy ghita cực hay, chứ không phải là thứ âm nhạc tưng tưng mấy cô cậu vớ vẩn hát không có cả dàn nhạc hỗ trợ thì nghe như mèo kêu, lại còn bắt chước Hàn Quốc loạn cào cào mà cứ tưởng thế là hay lắm.

Không phải bài hát rock nào tớ cũng thích. Thú thật có bài chỉ thấy chiêng trống loạn xạ và tiếng gào thét đinh tai nhức óc. Nhưng quả thật có những bài lúc xuống thì rất sâu lắng mà lúc lên thì lại rất mãnh liệt.

Tớ thích Don’t know what you’ve got (till it’s gone) của Cinderella. Cậu ca sĩ ăn mặc kỳ quặc đứng bên bờ sông một buổi bình minh (hay hoàng hôn) mặt trời rực rỡ. Giọng hát cao vút đặc biệt mà không ai có thể bắt chước được, vừa như thét gào một nỗi đau đớn, vừa như tiếc nuối cồn cào và vẫn còn rất nhiều đam mê. Có một đoạn mà tớ rất thích, nghe như một lời sám hối:

I can’t tell you baby what went wrong
I can’t make you feel what you felt so long ago
I’ll let it show
I can’t give you back what’s been hurt
Heartaches come and go and all that’s left are the words
I can’t let go
If we take some time to think it over baby
Take some time, let me know
If you really want to go

Có thể tạm dịch như thế này: em ạ anh không thể giải thích nổi tại sao mình lại làm như vậy. Anh không thể làm những rung cảm ngày xưa của em sống lại. Anh cũng không thể làm vết thương của em nguôi ngoai như chưa từng xảy ra. Nhưng xin em hãy suy nghĩ thật kỹ, liệu em có thực sự muốn ra đi như vậy, hãy cho anh biết em có thực sự muốn ra đi như vậy…


Tớ cũng thích Metallica, với những bài hát kinh điển như Unforgiven I, II, Nothing else matters, Sad but true, Master of Puppets, Fade to Black. Một trong những bài tớ thích nhất của Metallica là Turn the page. Bài hát là tâm sự của một người nghệ sĩ cô đơn, cô đơn trên những chặng đường dằng dặc, cô đơn ngay cả dưới ánh đèn sân khấu, khi đang mang hết sức lực và tâm huyết ra biểu diễn cho khán giả. Phần nhạc thì tuyệt hay. Nó làm người ta nhớ đến những nẻo đường xa cồn cào gió bụi, với rất nhiều thứ bỏ lại đằng sau và những mông lung ở phía trước mặt, nơi tất cả đều là mơ hồ và chỉ có nỗi cô đơn là hiện hữu. Nhưng tớ không chịu nổi video clip của bài hát này, video clip có cô cave giải nghệ nói linh tinh ở đầu và cuối. Từ khi có Bình Nguyên, tớ không chịu nổi khi nhìn thấy những đứa trẻ không được lớn lên trong môi trường bình thường mà đáng lẽ chúng phải được hưởng.

Đi ngủ cái đã. Mai buôn tiếp.

Đệ tử (không trung thành lắm) của Rock

Người ta thường thích nhạc rock khi người ta còn trẻ con. Hay nói chính xác là khi người ta đang ở ranh giới giữa trẻ con và người lớn, khi người ta đang muốn khẳng định mình, muốn mọi người biết đến mình và nhìn nhận mình, muốn điên khùng, dị hợm và thách thức, muốn khác người để thấy cái tôi của mình được ve vuốt. Còn khi đã trưởng thành, đã biết và tự tin mình là ai, người ta sẽ chuyển sang các thể loại như jazz, thính phòng giao hưởng vv.

Thế mà tớ vẫn thích rock. Tất nhiên không thích tất cả các bài rock, cũng như không phải cái gì về rock cũng thích.

Nhưng ẩn sau những lời hát nhiều khi rất tục tĩu, ẩn sau dáng vẻ bụi bặm tóc dài chắc đứng gần thì hôi như cú, bộ dạng vớ vẩn, nhổ bọt, hình xăm, là những tâm sự nao lòng, chứ không phải mấy lời nhạc sến ảo não suốt ngày em yêu anh anh yêu em không có em anh không thiết sống trên đời.

Chưa kể rock là thứ âm nhạc có chiều sâu và có đỉnh cao, và ca sĩ phải là người thực sự có giọng mới hát được, và gảy ghita cực hay, chứ không phải là thứ âm nhạc tưng tưng mấy cô cậu vớ vẩn hát không có cả dàn nhạc hỗ trợ thì nghe như mèo kêu, lại còn bắt chước Hàn Quốc loạn cào cào mà cứ tưởng thế là hay lắm.

Không phải bài hát rock nào tớ cũng thích. Thú thật có bài chỉ thấy chiêng trống loạn xạ và tiếng gào thét đinh tai nhức óc. Nhưng quả thật có những bài lúc xuống thì rất sâu lắng mà lúc lên thì lại rất mãnh liệt.

Tớ thích Don’t know what you’ve got (till it’s gone) của Cinderella. Cậu ca sĩ ăn mặc kỳ quặc đứng bên bờ sông một buổi bình minh (hay hoàng hôn) mặt trời rực rỡ. Giọng hát cao vút đặc biệt mà không ai có thể bắt chước được, vừa như thét gào một nỗi đau đớn, vừa như tiếc nuối cồn cào và vẫn còn rất nhiều đam mê. Có một đoạn mà tớ rất thích, nghe như một lời sám hối:

I can’t tell you baby what went wrong
I can’t make you feel what you felt so long ago
I’ll let it show
I can’t give you back what’s been hurt
Heartaches come and go and all that’s left are the words
I can’t let go
If we take some time to think it over baby
Take some time, let me know
If you really want to go

Có thể tạm dịch như thế này: em ạ anh không thể giải thích nổi tại sao mình lại làm như vậy. Anh không thể làm những rung cảm ngày xưa của em sống lại. Anh cũng không thể làm vết thương của em nguôi ngoai như chưa từng xảy ra. Nhưng xin em hãy suy nghĩ thật kỹ, liệu em có thực sự muốn ra đi như vậy, hãy cho anh biết em có thực sự muốn ra đi như vậy…


Tớ cũng thích Metallica, với những bài hát kinh điển như Unforgiven I, II, Nothing else matters, Sad but true, Master of Puppets, Fade to Black. Một trong những bài tớ thích nhất của Metallica là Turn the page. Bài hát là tâm sự của một người nghệ sĩ cô đơn, cô đơn trên những chặng đường dằng dặc, cô đơn ngay cả dưới ánh đèn sân khấu, khi đang mang hết sức lực và tâm huyết ra biểu diễn cho khán giả. Phần nhạc thì tuyệt hay. Nó làm người ta nhớ đến những nẻo đường xa cồn cào gió bụi, với rất nhiều thứ bỏ lại đằng sau và những mông lung ở phía trước mặt, nơi tất cả đều là mơ hồ và chỉ có nỗi cô đơn là hiện hữu. Nhưng tớ không chịu nổi video clip của bài hát này, video clip có cô cave giải nghệ nói linh tinh ở đầu và cuối. Từ khi có Bình Nguyên, tớ không chịu nổi khi nhìn thấy những đứa trẻ không được lớn lên trong môi trường bình thường mà đáng lẽ chúng phải được hưởng.

Đi ngủ cái đã. Mai buôn tiếp.

Bác học của thế kỷ 21

Chị giúp việc đang hút bụi, thế nào mà hút cả cái tất của Bình Nguyên vào máy. Tất nhiên là máy tắc. Thế là có đoạn đối thoại như sau:

-Ôi em ơi máy tắc rồi
- Chị rút phích rồi mở máy ra là lấy được ngay
(một lúc sau)
- Ôi em ơi chị nhìn thấy cái tất ở trong ống, nhưng chả lấy được đâu
- Chị lấy cái gậy nào thông vào là lấy được ngay
- Gậy nào, nhà mình chả có cái gậy nào chọc được cả
- Cái cán của cây chổi lau nhà thì có khác gì cái gậy
-Ừ nhỉ

(một lúc sau)
-Ôi em ơi cái cán chổi thì thẳng mà đầu cái vòi hút bụi lại cong, chị chả chọc được đâu
- Thì chị chọc vào đầu kia. Đầu kia có cong đâu
-Ừ nhỉ.

(một lúc nữa)

- Nhưng em ơi cái vòi này dài hơn cái cán chổi. Chịu không với tới cái tất được đâu. Chịu thôi
- Thì chị chun cái vòi vào. Cái vòi chun được cơ mà (lúc này thì tớ đã cáu lắm rồi)
-Ừ nhỉ

Miễn bình luận.

Bác học của thế kỷ 21

Chị giúp việc đang hút bụi, thế nào mà hút cả cái tất của Bình Nguyên vào máy. Tất nhiên là máy tắc. Thế là có đoạn đối thoại như sau:

-Ôi em ơi máy tắc rồi
- Chị rút phích rồi mở máy ra là lấy được ngay
(một lúc sau)
- Ôi em ơi chị nhìn thấy cái tất ở trong ống, nhưng chả lấy được đâu
- Chị lấy cái gậy nào thông vào là lấy được ngay
- Gậy nào, nhà mình chả có cái gậy nào chọc được cả
- Cái cán của cây chổi lau nhà thì có khác gì cái gậy
-Ừ nhỉ

(một lúc sau)
-Ôi em ơi cái cán chổi thì thẳng mà đầu cái vòi hút bụi lại cong, chị chả chọc được đâu
- Thì chị chọc vào đầu kia. Đầu kia có cong đâu
-Ừ nhỉ.

(một lúc nữa)

- Nhưng em ơi cái vòi này dài hơn cái cán chổi. Chịu không với tới cái tất được đâu. Chịu thôi
- Thì chị chun cái vòi vào. Cái vòi chun được cơ mà (lúc này thì tớ đã cáu lắm rồi)
-Ừ nhỉ

Miễn bình luận.

Lại chuyện giúp việc đây

Lại chuyện giúp việc. Biết rồi khổ lắm nói mãi, nói nhàm cả ra rồi. Nhưng mà tức lắm, không nói thì không chịu được.
Hồi ở nhà một tháng chị ấy làm cho một gia đình người Nhật, làm 3 năm mà xin tăng thêm 50us lương tháng họ cũng không cho. Bây giờ làm cho nhà tớ, lương cơ bản đã gấp 10 lần lương tháng cũ, chị ấy có một ngày nghỉ trong tuần, nhưng chị ấy xin tớ cho chị ấy làm thêm để kiếm thêm vì gia đình khó khăn, tớ đồng ý.Thế là lại thêm lương. Sau đó thì chị ấy trông thêm cháu tớ, tớ cũng trả gần gấp đôi lương. Chúng tớ hay đi chơi cuối tuần nhưng tớ cũng chẳng trừ lương của chị ấy làm gì. Tóm lại là thu nhập của chị ấy gấp mấy chục lần ở nhà.
Nhưng hình như mình càng dễ thì họ càng lấn tới. Ghét quá. Bây giờ ngày nào mà thấy chị ấy có vẻ chăm chỉ tử tế là y như rằng chuẩn bị xin xỏ. Hôm qua lúc tớ tính toán tiền để cho chị ấy về nghỉ phép, chị ấy còn hỏi "thế em không trả chị tiền ăn à?". Tớ nổi cáu lên mắng cho một trận. Đã cho ứng trước phép đi nghỉ, tớ mất gần 1500us vé máy bay cho về rồi lại cho sang, thế mà lại còn muốn tớ thanh toán tiền ăn trong thời gian nghỉ phép.
Được một lúc, chị ấy lại "Thế em không ứng trước lương cho chị để lúc đi chị còn để tiền lại cho gia đình chị à? Em không ứng cho chị thì nhà chị con chị chồng chị ăn bằng gì". Chả nhẽ lại bảo ăn bằng gì đấy là việc của gia đình chị chứ sao lại cứ như ăn vạ em thế. Chị ấy cầm một đống tiền về, dự định mua xe máy, mua tủ lạnh, sửa nhà, sửa răng vv, tiêu hết rồi còn vấn đề để lại tiền ăn hết năm cho gia đình là việc tớ phải lo đây mà. Khổ quá. Tưởng có người giúp việc thì được nhàn hạ, cuối cùng thì cứ như là bị ăn vạ. Mà có phải một người ăn vạ đâu, chồng chị ấy coi nhà tớ như cái mỏ vàng. Cái gì cũng bảo vợ "thôi em cứ xin cô ấy là được".
Tối hôm kia, tự dưng về nhà thấy chị ấy rất đon đả, "bọn em có ăn gì không để chị nấu". Biết ngay là có chuyện. Vì thông thường buổi tối bọn tớ về là chị ấy trao trả hai thằng cu, và đi vào phòng chị ấy đóng cửa lại. Y như rằng, tớ đang ăn thì chị ấy bảo "tí nữa em vào phòng chị chị muốn nói với em mấy việc". Ăn xong vào, "chị muốn em xem xét tăng lương cho chị. Chị sẽ cố gắng làm việc tốt hơn. Em biết hoàn cảnh nhà chị có 6 người thì 5 người sống nhờ vào chị. Nhà em khá giả thì việc mấy trăm đô la không là cái gì cả". Nghe thế có lộn tiết không.
Mới đầu thấy chị ấy cứ chậm chạp và ngơ ngơ ngẩn ngẩn suốt ngày lạc đường tớ cứ tưởng chị ấy đần. Hoá ra chị ấy chỉ đần khi nào muốn đần. Còn lại thì cực kỳ khôn. Cái gì cũng xin thêm, tính thêm, nhờ mua hộ, chả quên cái gì cả. Chị ấy nhờ vả thằng em tớ hết mua cái này lại mua cái khác, mất bao nhiêu thời gian. Thế mà nó nhờ chị ấy mang hai cái máy tính xách tay về VN chị ấy cũng lấy tiền công của nó, thay vì mang hộ nó không lấy tiền.
Theo chị ấy thì nhà tớ giàu quá, nên chị ấy có thể thả sức bòn mót mà không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả. Mà giàu gì cho cam, chồng tớ cũng đi làm mửa mật. Thực ra nếu chị ấy biết điều một tí, bớt yêu sách tiền nong đi một tí thì tớ cũng sẽ ứng trước lương nửa năm cho nhà chị ấy. Nhưng cái kiểu khôn ăn người thế này thì xin miễn. Mình khôn còn thiên hạ đần hết chắc.

Ngoài những việc tiền nong nhờ vả xin xỏ nói trên thì chị ấy hay quên cực kỳ. Quên theo kiểu tiên sư thằng nào ỉa vào nón tao. Để giải thích điển tích điển cố này thì tớ phải kể câu chuyện dân gian sau: có một thằng nổi tiếng hay quên. Một hôm đang đi trên đường thì mót ỉa. Nó tấp xuống vệ đường ỉa nhưng lại quên cởi nón đang đeo sau lưng ra. Ỉa xong đứng dậy thấy nón toàn phân. Nó cáu quá chửi ầm lên "Tiên sư thằng nào ỉa vào nón tao". Đấy chị ấy hay quên như vậy đấy.
Dao thì dĩa để ở đâu, ngày nào cũng mở ra dùng, thế mà tự dưng quên không biết để ở đâu. Quần áo giặt xong nhiều cái cứ để giữa phòng cả mấy tháng vì quên không biết cất vào chỗ nào. Vừa cầm cái chai trên tay, tớ bảo "chị ơi cho em xin cái chai" thì bảo "chai nào". Công thức nấu nướng và bày bàn tiệc hôm trước dạy rã bọt mép, hôm sau lại làm sai, hỏi sách vở hôm trước chị ghi chép đâu sao không lấy ra xem cho dễ, thì bảo quên không lấy ra xem. Càng nói càng tức.

Lần này cho chị ấy về phép, có thể chị ấy sẽ tinh tướng, nghĩ rằng tớ sợ chị ấy không sang nên sẽ yêu sách thêm. Tớ chỉ đợi chị ấy yêu sách nữa là cho ở lại luôn. Rồi trong lúc làm thủ tục đưa người mới sang tớ thuê tạm hai cô người Philippine, khoẻ re. Tiền thuê hai cô Philippine bên này còn chưa bằng chi phí vào cho một người ở VN sang.

Sáng ra mà đã cáu thế này. Chị ấy cứ làm tớ nhớ đến chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trong trường hợp này tớ là con cá vàng, còn vợ chồng chị ấy là ông bà lão đánh cá.
Trên đời này thật tiếc cho những người không biết mình là ai, những người không biết liệu cơm mà gắp mắm.







Lại chuyện giúp việc đây

Lại chuyện giúp việc. Biết rồi khổ lắm nói mãi, nói nhàm cả ra rồi. Nhưng mà tức lắm, không nói thì không chịu được.
Hồi ở nhà một tháng chị ấy làm cho một gia đình người Nhật, làm 3 năm mà xin tăng thêm 50us lương tháng họ cũng không cho. Bây giờ làm cho nhà tớ, lương cơ bản đã gấp 10 lần lương tháng cũ, chị ấy có một ngày nghỉ trong tuần, nhưng chị ấy xin tớ cho chị ấy làm thêm để kiếm thêm vì gia đình khó khăn, tớ đồng ý.Thế là lại thêm lương. Sau đó thì chị ấy trông thêm cháu tớ, tớ cũng trả gần gấp đôi lương. Chúng tớ hay đi chơi cuối tuần nhưng tớ cũng chẳng trừ lương của chị ấy làm gì. Tóm lại là thu nhập của chị ấy gấp mấy chục lần ở nhà.
Nhưng hình như mình càng dễ thì họ càng lấn tới. Ghét quá. Bây giờ ngày nào mà thấy chị ấy có vẻ chăm chỉ tử tế là y như rằng chuẩn bị xin xỏ. Hôm qua lúc tớ tính toán tiền để cho chị ấy về nghỉ phép, chị ấy còn hỏi "thế em không trả chị tiền ăn à?". Tớ nổi cáu lên mắng cho một trận. Đã cho ứng trước phép đi nghỉ, tớ mất gần 1500us vé máy bay cho về rồi lại cho sang, thế mà lại còn muốn tớ thanh toán tiền ăn trong thời gian nghỉ phép.
Được một lúc, chị ấy lại "Thế em không ứng trước lương cho chị để lúc đi chị còn để tiền lại cho gia đình chị à? Em không ứng cho chị thì nhà chị con chị chồng chị ăn bằng gì". Chả nhẽ lại bảo ăn bằng gì đấy là việc của gia đình chị chứ sao lại cứ như ăn vạ em thế. Chị ấy cầm một đống tiền về, dự định mua xe máy, mua tủ lạnh, sửa nhà, sửa răng vv, tiêu hết rồi còn vấn đề để lại tiền ăn hết năm cho gia đình là việc tớ phải lo đây mà. Khổ quá. Tưởng có người giúp việc thì được nhàn hạ, cuối cùng thì cứ như là bị ăn vạ. Mà có phải một người ăn vạ đâu, chồng chị ấy coi nhà tớ như cái mỏ vàng. Cái gì cũng bảo vợ "thôi em cứ xin cô ấy là được".
Tối hôm kia, tự dưng về nhà thấy chị ấy rất đon đả, "bọn em có ăn gì không để chị nấu". Biết ngay là có chuyện. Vì thông thường buổi tối bọn tớ về là chị ấy trao trả hai thằng cu, và đi vào phòng chị ấy đóng cửa lại. Y như rằng, tớ đang ăn thì chị ấy bảo "tí nữa em vào phòng chị chị muốn nói với em mấy việc". Ăn xong vào, "chị muốn em xem xét tăng lương cho chị. Chị sẽ cố gắng làm việc tốt hơn. Em biết hoàn cảnh nhà chị có 6 người thì 5 người sống nhờ vào chị. Nhà em khá giả thì việc mấy trăm đô la không là cái gì cả". Nghe thế có lộn tiết không.
Mới đầu thấy chị ấy cứ chậm chạp và ngơ ngơ ngẩn ngẩn suốt ngày lạc đường tớ cứ tưởng chị ấy đần. Hoá ra chị ấy chỉ đần khi nào muốn đần. Còn lại thì cực kỳ khôn. Cái gì cũng xin thêm, tính thêm, nhờ mua hộ, chả quên cái gì cả. Chị ấy nhờ vả thằng em tớ hết mua cái này lại mua cái khác, mất bao nhiêu thời gian. Thế mà nó nhờ chị ấy mang hai cái máy tính xách tay về VN chị ấy cũng lấy tiền công của nó, thay vì mang hộ nó không lấy tiền.
Theo chị ấy thì nhà tớ giàu quá, nên chị ấy có thể thả sức bòn mót mà không ảnh hưởng gì đến hoà bình thế giới cả. Mà giàu gì cho cam, chồng tớ cũng đi làm mửa mật. Thực ra nếu chị ấy biết điều một tí, bớt yêu sách tiền nong đi một tí thì tớ cũng sẽ ứng trước lương nửa năm cho nhà chị ấy. Nhưng cái kiểu khôn ăn người thế này thì xin miễn. Mình khôn còn thiên hạ đần hết chắc.

Ngoài những việc tiền nong nhờ vả xin xỏ nói trên thì chị ấy hay quên cực kỳ. Quên theo kiểu tiên sư thằng nào ỉa vào nón tao. Để giải thích điển tích điển cố này thì tớ phải kể câu chuyện dân gian sau: có một thằng nổi tiếng hay quên. Một hôm đang đi trên đường thì mót ỉa. Nó tấp xuống vệ đường ỉa nhưng lại quên cởi nón đang đeo sau lưng ra. Ỉa xong đứng dậy thấy nón toàn phân. Nó cáu quá chửi ầm lên "Tiên sư thằng nào ỉa vào nón tao". Đấy chị ấy hay quên như vậy đấy.
Dao thì dĩa để ở đâu, ngày nào cũng mở ra dùng, thế mà tự dưng quên không biết để ở đâu. Quần áo giặt xong nhiều cái cứ để giữa phòng cả mấy tháng vì quên không biết cất vào chỗ nào. Vừa cầm cái chai trên tay, tớ bảo "chị ơi cho em xin cái chai" thì bảo "chai nào". Công thức nấu nướng và bày bàn tiệc hôm trước dạy rã bọt mép, hôm sau lại làm sai, hỏi sách vở hôm trước chị ghi chép đâu sao không lấy ra xem cho dễ, thì bảo quên không lấy ra xem. Càng nói càng tức.

Lần này cho chị ấy về phép, có thể chị ấy sẽ tinh tướng, nghĩ rằng tớ sợ chị ấy không sang nên sẽ yêu sách thêm. Tớ chỉ đợi chị ấy yêu sách nữa là cho ở lại luôn. Rồi trong lúc làm thủ tục đưa người mới sang tớ thuê tạm hai cô người Philippine, khoẻ re. Tiền thuê hai cô Philippine bên này còn chưa bằng chi phí vào cho một người ở VN sang.

Sáng ra mà đã cáu thế này. Chị ấy cứ làm tớ nhớ đến chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trong trường hợp này tớ là con cá vàng, còn vợ chồng chị ấy là ông bà lão đánh cá.
Trên đời này thật tiếc cho những người không biết mình là ai, những người không biết liệu cơm mà gắp mắm.







Tuesday, June 5, 2007

Chuyện chú Bình Nguyên và chú Minh

Chú Bình Nguyên và chú Minh hè nhau mở cánh tủ bếp, chú Nguyên đứng giữ cánh cửa, chú Minh chui vào lục lọi, đầu chổng vào đít chổng ra. Tự nhiên chú Nguyên thế nào lại đóng cánh cửa cái rầm, làm chú Minh ngã chúi cả vào rổ khoai tây trong tủ. Chú Minh lóp ngóp bò ra, kêu hị hị, còn chú Nguyên chả hiểu vô tình hay cố ý mà cứ đứng cười cười.

Sáng nay chú Nguyên lén mở tủ lúc nào không ai biết, chú chui vào lục lọi nồi niêu kêu loảng xoảng. Lúc lôi được chú mồ hôi mồ kê nhễ nhại ra thì mẹ chú ngửi thấy chú nồng nặc mùi tỏi, mở tủ ra kiểm tra thì giời ạ, hoá ra chị giúp việc có tối kiến cất tỏi trong tủ cho gọn. Lại phải lôi chú đi tắm.

Mẹ chú Nguyên nấp vào một xó đợi chú chạy qua thì nhảy ra doạ. Chú chạy qua, hai tay vung vẩy, bụng phưỡn ra đằng trước, thấy mẹ thì giật bắn mình, chú đứng ngẩn ra một lúc, rùng mình mấy cái, chắc chú đang đái trong bỉm, rồi toe ra cười, nhảy ra ôm cổ mẹ. Chú tình cảm lắm.

Tối qua chú nằm ngủ khò khò. Mẹ chú đi ngủ muộn, còn cứ cố tình hôn gió chú mấy cái. Chú đang ngủ say quá nhưng chắc không nỡ làm mẹ buồn nên cũng mấp máy môi mấy cái lấy lệ. Lúc mẹ chú kêu hị hị chú tưởng mẹ khóc, chú cố mở mắt và động đậy tay chân để quay lại ôm mẹ nhưng không nổi. Chú mắc cái bệnh cả nể giống bố chú.

Chú Bình Nguyên và chú Minh rất nhắng. Các chú mà cứ mè nheo khóc lóc hoặc đánh nhau chí choé là mẹ chú giơ ngón tay chỉ lên trần nhà. Thấy mẹ chú làm thế là dù tình hình có đến hồi gay cấn thế nào các chú cũng im bặt luôn, chỉ tay lên trần nhà giống mẹ. Đến mức mẹ chú cười hinh hích và bỏ đi rồi các chú vẫn đứng như trời trồng, tay chỉ lên trần nhà, thỉnh thoảng lại bàn tán cái gì với nhau. Không hiểu các chú nghĩ trần nhà là cái gì. Nhưng mẹ chú chỉ biết đấy là cách hữu hiệu để làm các chú thôi chí choé.

Hôm nọ mẹ chú và chị giúp việc lôi các chú đi tắm, một chú đen một chú trắng. Chú Minh tay cầm thằng siêu nhân mặt mũi hí hửng, hậu đậu thế nào chú tuột tay, thằng siêu nhân rơi tòm xuống nước. Chú Bình Nguyên và chú Minh đều hoảng hốt. Các chú vội vã mò nhưng vì bồn tắm toàn bọt xà phòng nên các chú không thể nhìn thấy thằng siêu nhân rơi ở đâu. Cuối cùng mẹ chú đành phải giúp. Mẹ chú rút hết nước đi, còn lại chú Nguyên và chú Minh cùng thằng siêu nhân trơ ra trong bồn tắm. Nhìn thấy thằng siêu nhân các chú mừng húm nhảy ra chộp. Xà phòng trơn làm các chú ngã bành bạch.

Các chú tắm xong, mẹ chú Nguyên cầm cái khăn tắm múa vòng tròn cho các chú xem. Các chú ấn tượng lắm, đứng xem, mắt sáng ngời, mồm tròn xoe. Đến hôm nay thì đã thấy chú Nguyên múa vòng tròn, tay nắm hờ hờ bên sườn, chắc giả vờ cái khăn tắm. Chú xoay vòng tròn một lúc thì chóng mặt, đứng ngắc ngư, mặt thộn ra, dãi chảy ròng ròng. Mẹ chú lại phải chạy ra đỡ không thì chú ngã.

Chú Nguyên rất thích ngồi vào lòng người lớn. Cứ thấy mẹ chú ngồi bệt dưới đất là chú chạy đến, xoay người, ghé mông ngồi vào lòng mẹ. Có hôm mẹ chú thấy chú đang ghé mông ngồi xuống thì lại tránh ra một bên, làm chú ngồi phịch xuống đất. Chú hì hục đứng lên, xoa xoa mông, rồi lại lăn sả vào lòng mẹ tiếp.

Chuyện chú Bình Nguyên và chú Minh

Chú Bình Nguyên và chú Minh hè nhau mở cánh tủ bếp, chú Nguyên đứng giữ cánh cửa, chú Minh chui vào lục lọi, đầu chổng vào đít chổng ra. Tự nhiên chú Nguyên thế nào lại đóng cánh cửa cái rầm, làm chú Minh ngã chúi cả vào rổ khoai tây trong tủ. Chú Minh lóp ngóp bò ra, kêu hị hị, còn chú Nguyên chả hiểu vô tình hay cố ý mà cứ đứng cười cười.

Sáng nay chú Nguyên lén mở tủ lúc nào không ai biết, chú chui vào lục lọi nồi niêu kêu loảng xoảng. Lúc lôi được chú mồ hôi mồ kê nhễ nhại ra thì mẹ chú ngửi thấy chú nồng nặc mùi tỏi, mở tủ ra kiểm tra thì giời ạ, hoá ra chị giúp việc có tối kiến cất tỏi trong tủ cho gọn. Lại phải lôi chú đi tắm.

Mẹ chú Nguyên nấp vào một xó đợi chú chạy qua thì nhảy ra doạ. Chú chạy qua, hai tay vung vẩy, bụng phưỡn ra đằng trước, thấy mẹ thì giật bắn mình, chú đứng ngẩn ra một lúc, rùng mình mấy cái, chắc chú đang đái trong bỉm, rồi toe ra cười, nhảy ra ôm cổ mẹ. Chú tình cảm lắm.

Tối qua chú nằm ngủ khò khò. Mẹ chú đi ngủ muộn, còn cứ cố tình hôn gió chú mấy cái. Chú đang ngủ say quá nhưng chắc không nỡ làm mẹ buồn nên cũng mấp máy môi mấy cái lấy lệ. Lúc mẹ chú kêu hị hị chú tưởng mẹ khóc, chú cố mở mắt và động đậy tay chân để quay lại ôm mẹ nhưng không nổi. Chú mắc cái bệnh cả nể giống bố chú.

Chú Bình Nguyên và chú Minh rất nhắng. Các chú mà cứ mè nheo khóc lóc hoặc đánh nhau chí choé là mẹ chú giơ ngón tay chỉ lên trần nhà. Thấy mẹ chú làm thế là dù tình hình có đến hồi gay cấn thế nào các chú cũng im bặt luôn, chỉ tay lên trần nhà giống mẹ. Đến mức mẹ chú cười hinh hích và bỏ đi rồi các chú vẫn đứng như trời trồng, tay chỉ lên trần nhà, thỉnh thoảng lại bàn tán cái gì với nhau. Không hiểu các chú nghĩ trần nhà là cái gì. Nhưng mẹ chú chỉ biết đấy là cách hữu hiệu để làm các chú thôi chí choé.

Hôm nọ mẹ chú và chị giúp việc lôi các chú đi tắm, một chú đen một chú trắng. Chú Minh tay cầm thằng siêu nhân mặt mũi hí hửng, hậu đậu thế nào chú tuột tay, thằng siêu nhân rơi tòm xuống nước. Chú Bình Nguyên và chú Minh đều hoảng hốt. Các chú vội vã mò nhưng vì bồn tắm toàn bọt xà phòng nên các chú không thể nhìn thấy thằng siêu nhân rơi ở đâu. Cuối cùng mẹ chú đành phải giúp. Mẹ chú rút hết nước đi, còn lại chú Nguyên và chú Minh cùng thằng siêu nhân trơ ra trong bồn tắm. Nhìn thấy thằng siêu nhân các chú mừng húm nhảy ra chộp. Xà phòng trơn làm các chú ngã bành bạch.

Các chú tắm xong, mẹ chú Nguyên cầm cái khăn tắm múa vòng tròn cho các chú xem. Các chú ấn tượng lắm, đứng xem, mắt sáng ngời, mồm tròn xoe. Đến hôm nay thì đã thấy chú Nguyên múa vòng tròn, tay nắm hờ hờ bên sườn, chắc giả vờ cái khăn tắm. Chú xoay vòng tròn một lúc thì chóng mặt, đứng ngắc ngư, mặt thộn ra, dãi chảy ròng ròng. Mẹ chú lại phải chạy ra đỡ không thì chú ngã.

Chú Nguyên rất thích ngồi vào lòng người lớn. Cứ thấy mẹ chú ngồi bệt dưới đất là chú chạy đến, xoay người, ghé mông ngồi vào lòng mẹ. Có hôm mẹ chú thấy chú đang ghé mông ngồi xuống thì lại tránh ra một bên, làm chú ngồi phịch xuống đất. Chú hì hục đứng lên, xoa xoa mông, rồi lại lăn sả vào lòng mẹ tiếp.

Monday, June 4, 2007

Buôn

Tớ mới xin được một cành quỳnh và một cành giao. Về dúi vào chậu. Hơn một tuần nay vẫn thấy nó xanh và đứng thẳng nên có thể tạm thời yên tâm là nó sẽ sống. Nhưng có ra hoa hay không thì lại hạ hồi phân giải.
Còn mớ hạt hoa và rau thơm tớ mang về từ bên Ý, chưa có thời gian trồng. Mới lôi được tí hạt rau húng ra rắc vào chậu cảnh. Ngày nào cũng chăm chỉ tưới nước. Hơn hai tuần sau thì thấy một cái cây khẳng khiu nhô lên. Mà lạ quá, rắc mấy chục hạt mà cuối cùng có mỗi một cái cây. Cũng không hiểu có phải cây rau húng không, hay là lại hạt cây dại nào lẫn trong đất. Xem ra cái sự trồng hoa không đơn giản. Thấy nhà nào trồng hoa nở rực rỡ là cứ thèm rỏ dãi. Mẹ chồng tớ mất rồi. Chứ nếu không thì tớ đã học mót được ít nhiều. Ở ngôi nhà tuổi ấu thơ của chồng tớ ở Siena, trong vườn có một nhà kính ngày trước mẹ chồng tớ chuyên dùng để trồng hoa và cây cảnh. Cái vườn bây giờ hoang tàn, lá khô rụng đầy và cỏ mọc ngập lối đi.
Mấy hôm nay tớ lại gầy khẳng khiu. Lý do rất đơn giản, cả chồng tớ và chị giúp việc đều đang ăn kiêng. Hồi này chị ấy béo thật, vừa béo vừa trắng, cái bụng tròn xoe, cứ như cái bánh trôi ấy. Chồng tớ cũng vậy, tức là cũng như cái bánh trôi. Nếu ở nhà tớ xếp hạng bụng to tròn thì chị giúp việc chiếm ngôi đầu bảng, tiếp đến là chồng tớ, rồi đến chú Minh, rồi đến chú Nguyên, rồi mới đến tớ.
Hai bữa nay rồi mỗi bữa chồng tớ chỉ ăn một cọng rau thôi, tức là một cuộng celery chấm muối, nhai trệu trạo. Sáng nay đi làm thấy mặt mũi ỉu xìu xìu chứ không hớn hở như mọi khi. Còn chị giúp việc trưa nào cũng cho tớ ăn một bát cơm với rau luộc chấm nước mắm. Đến chiều thì tớ đói hi hóp, giọng nói nhỏ hẳn.
Lý do chị giúp việc ăn kiêng là vì chị ấy sắp được về thăm chồng, mà sợ béo quá thì chồng chê. Còn chồng tớ thì thú nhận là sắp đi nghỉ, ra biển mà lại tròn xoe và trắng phớ thì ngại chết. Mùa hè đến rồi. Dân NY lũ lượt đi tắm nâu và giảm béo. Đi ngoài đường thấy cô nào mặc quần soóc ngắn, có cặp chân săn và nâu bóng thì đến 99% là đi tắm nâu và làm săn chân.
Không biết phong trào này ở nhà ra sao.

Buôn

Tớ mới xin được một cành quỳnh và một cành giao. Về dúi vào chậu. Hơn một tuần nay vẫn thấy nó xanh và đứng thẳng nên có thể tạm thời yên tâm là nó sẽ sống. Nhưng có ra hoa hay không thì lại hạ hồi phân giải.
Còn mớ hạt hoa và rau thơm tớ mang về từ bên Ý, chưa có thời gian trồng. Mới lôi được tí hạt rau húng ra rắc vào chậu cảnh. Ngày nào cũng chăm chỉ tưới nước. Hơn hai tuần sau thì thấy một cái cây khẳng khiu nhô lên. Mà lạ quá, rắc mấy chục hạt mà cuối cùng có mỗi một cái cây. Cũng không hiểu có phải cây rau húng không, hay là lại hạt cây dại nào lẫn trong đất. Xem ra cái sự trồng hoa không đơn giản. Thấy nhà nào trồng hoa nở rực rỡ là cứ thèm rỏ dãi. Mẹ chồng tớ mất rồi. Chứ nếu không thì tớ đã học mót được ít nhiều. Ở ngôi nhà tuổi ấu thơ của chồng tớ ở Siena, trong vườn có một nhà kính ngày trước mẹ chồng tớ chuyên dùng để trồng hoa và cây cảnh. Cái vườn bây giờ hoang tàn, lá khô rụng đầy và cỏ mọc ngập lối đi.
Mấy hôm nay tớ lại gầy khẳng khiu. Lý do rất đơn giản, cả chồng tớ và chị giúp việc đều đang ăn kiêng. Hồi này chị ấy béo thật, vừa béo vừa trắng, cái bụng tròn xoe, cứ như cái bánh trôi ấy. Chồng tớ cũng vậy, tức là cũng như cái bánh trôi. Nếu ở nhà tớ xếp hạng bụng to tròn thì chị giúp việc chiếm ngôi đầu bảng, tiếp đến là chồng tớ, rồi đến chú Minh, rồi đến chú Nguyên, rồi mới đến tớ.
Hai bữa nay rồi mỗi bữa chồng tớ chỉ ăn một cọng rau thôi, tức là một cuộng celery chấm muối, nhai trệu trạo. Sáng nay đi làm thấy mặt mũi ỉu xìu xìu chứ không hớn hở như mọi khi. Còn chị giúp việc trưa nào cũng cho tớ ăn một bát cơm với rau luộc chấm nước mắm. Đến chiều thì tớ đói hi hóp, giọng nói nhỏ hẳn.
Lý do chị giúp việc ăn kiêng là vì chị ấy sắp được về thăm chồng, mà sợ béo quá thì chồng chê. Còn chồng tớ thì thú nhận là sắp đi nghỉ, ra biển mà lại tròn xoe và trắng phớ thì ngại chết. Mùa hè đến rồi. Dân NY lũ lượt đi tắm nâu và giảm béo. Đi ngoài đường thấy cô nào mặc quần soóc ngắn, có cặp chân săn và nâu bóng thì đến 99% là đi tắm nâu và làm săn chân.
Không biết phong trào này ở nhà ra sao.

Sunday, June 3, 2007

Ngày mưa ở New York

Hôm nay New York mưa tầm tã. Chắc tại hai người bạn của bọn tớ đến thăm bọn tớ đúng 1 ngày rồi đi. Chúng tớ ngồi trong quán nhỏ, đường phố mưa trắng xoá, tán đủ thứ chuyện trên đời.
Tớ nhớ Hà nội. Nhớ những quán vắng một ngày mưa. Nhớ gió hồ Tây se lạnh. Nhớ những góc đường vắng lá me lá phượng rụng vàng lấm tấm con phố ướt lướt thướt. Những vỉa hè lá ướt.
Lúc chia tay bạn tớ về, tớ vội vã đi dọc phố. Hình như ở New York ai cũng đi vội vã. Nếu thấy ai lững thững thì chắc chắn một là khách du lịch hai là người vô gia cư ba là người thần kinh không bình thường theo kiểu nhặt lá đá ống bơ.
Đang nói dở chuyện tớ vội vã đi dọc phố. Tự dưng thấy buồn, mặc dù tớ rất sợ buồn. Buồn là một cảm giác tiêu cực. Chị giúp việc của tớ hay buồn, buồn đến mức ruồi đậu lên mép không buồn đuổi. Một con người rất mâu thuẫn. Ví dụ, suốt ngày mè nheo đòi tăng lương, xin tiền thưởng mặc dù lương thưởng tích cóp mỗi tháng đã gấp mười mấy lần tiền công chị ấy kiếm được ở nhà, thì không thấy nói gì đến lòng tự trọng. Nhưng góp ý cái gì một cái thì "chị là người có lòng tự trọng, em không phải nhắc". Thôi không nhắc đến giúp việc, không lại bực mình hết buổi chiều.
Tối nay ở Cipriani có tiệc quốc khánh. Gần 2000 người tới dự. Bố của Bình Nguyên giờ này chắc đang toát mồ hôi và vã bọt mép chỉ đạo Khắc Hoè. Tớ cũng phải đi chuẩn bị ô tráp đây. Từ bao giờ nỗi buồn đã trở thành quá xa xỉ.


Ngày mưa ở New York

Hôm nay New York mưa tầm tã. Chắc tại hai người bạn của bọn tớ đến thăm bọn tớ đúng 1 ngày rồi đi. Chúng tớ ngồi trong quán nhỏ, đường phố mưa trắng xoá, tán đủ thứ chuyện trên đời.
Tớ nhớ Hà nội. Nhớ những quán vắng một ngày mưa. Nhớ gió hồ Tây se lạnh. Nhớ những góc đường vắng lá me lá phượng rụng vàng lấm tấm con phố ướt lướt thướt. Những vỉa hè lá ướt.
Lúc chia tay bạn tớ về, tớ vội vã đi dọc phố. Hình như ở New York ai cũng đi vội vã. Nếu thấy ai lững thững thì chắc chắn một là khách du lịch hai là người vô gia cư ba là người thần kinh không bình thường theo kiểu nhặt lá đá ống bơ.
Đang nói dở chuyện tớ vội vã đi dọc phố. Tự dưng thấy buồn, mặc dù tớ rất sợ buồn. Buồn là một cảm giác tiêu cực. Chị giúp việc của tớ hay buồn, buồn đến mức ruồi đậu lên mép không buồn đuổi. Một con người rất mâu thuẫn. Ví dụ, suốt ngày mè nheo đòi tăng lương, xin tiền thưởng mặc dù lương thưởng tích cóp mỗi tháng đã gấp mười mấy lần tiền công chị ấy kiếm được ở nhà, thì không thấy nói gì đến lòng tự trọng. Nhưng góp ý cái gì một cái thì "chị là người có lòng tự trọng, em không phải nhắc". Thôi không nhắc đến giúp việc, không lại bực mình hết buổi chiều.
Tối nay ở Cipriani có tiệc quốc khánh. Gần 2000 người tới dự. Bố của Bình Nguyên giờ này chắc đang toát mồ hôi và vã bọt mép chỉ đạo Khắc Hoè. Tớ cũng phải đi chuẩn bị ô tráp đây. Từ bao giờ nỗi buồn đã trở thành quá xa xỉ.


Ca từ của bài hát Việt

Hồi lâu lâu đọc một bài báo bình luận về tình hình chất lượng ca từ của các bài hát Việt Nam. Đồng ý không còn những “lối cũ ta về, dường như nhỏ lại, trời xanh xanh mãi, buồn chờ tóc mây” nữa. Đồng ý rằng những ca từ kiểu em yêu thì yêu mà không yêu thì thôi, em ở với tôi thì đừng nghĩ đến người ta, mà ở với người ta thì chớ có nghĩ đến tôi, vv, nhan nhản và phản cảm. Nhưng anh nhà báo này lại ca ngợi ca từ của bài You are beautiful của James Blunt với anh chàng ca sĩ cứ dần dần cởi hết cả ra, cuối cùng thì trần như nhộng và ngồi thu lu bày biện các vật dụng lỉnh kỉnh lấy trong túi áo túi quần của anh ra để ở trước mặt . Đấy là anh còn đứng trên băng và cuối cùng nhảy tùm xuống nước đấy, chứ còn nếu đứng trên bãi biển nắng ấm thì không biết anh còn làm những gì nữa.

Quay trở lại vấn đề ca từ của bài hát này, anh chàng nhà báo nức nở ca ngợi bài hát có ca từ đẹp, cụ thể là “You are beautiful, you are beautiful it’s true. I saw your face in a crowded place, and I don’t know what to do, ‘cause I will never be with you”, tạm dịch ra là “em tuyệt đẹp, em thực sự tuyệt đẹp. Tôi nhìn thấy khuôn mặt em giữa chốn đông người, và tôi không biết phải làm gì nữa cả, bởi vì ta không bao giờ là của nhau được”. Nhưng anh chàng nhà báo lại quên, hay là không biết, đoạn anh chàng ca sĩ văng bậy cả ra để thể hiện sự bức xúc “yes she caught my eye as we walked on by. She could see from my face that I was fucking high”, tạm dịch là “đúng vậy nàng bắt gặp ánh mắt tôi khi chúng tôi cùng bước đi. Nhìn mặt tôi chắc chắn là nàng hiểu tôi đang phê (vì sắc đẹp của nàng) quá rồi”. Đấy là tớ dịch còn tử tế đấy, chứ còn thực ra lời bài hát chả có gì đặc biệt, không đẹp về ca từ, cũng không sâu sắc ẩn ý gì cho cam, chưa kể còn văng tục.

Nói như vậy để nói lên một điều rằng tây hay ta thì cũng thế thôi, cũng có cái có chất lượng và có cái kém chất lượng, chứ đừng tưởng tây thì cái gì cũng hay. Tất nhiên ca từ của các bài hát VN hiện nay nghe kinh khủng thật. Thì vì bây giờ có ca sĩ hát còn chưa xong, nói cũng không xong, lại tập tọng viết bài hát thì chả thế.

Nhưng mà này, thế vẫn không tệ hơn là mấy so với những bài hát kiểu “lá còn xanh như anh đang còn trẻ, lá trên cành như anh trong đoàn quân” (hình như bài Lá xanh) hoặc “cắc cùm cum, cắc cùm cum” (Tiếng chày trên sóc Bom Bo) đâu nhé.

Gần đây tớ vô tình nghe được một bài hát không nhớ có phải của cô ca sĩ Pink đang nổi như cồn không, đại loại “Give me your money. I shoot your head tonight”. Nghe xong mà rợn tóc gáy. Mới chợt nhận ra rằng những ca từ của các bài hát Việt Nam nghe thì chỉ não nuột thôi chứ chưa đến nỗi rùng rợn thế này.

Ca từ của bài hát Việt

Hồi lâu lâu đọc một bài báo bình luận về tình hình chất lượng ca từ của các bài hát Việt Nam. Đồng ý không còn những “lối cũ ta về, dường như nhỏ lại, trời xanh xanh mãi, buồn chờ tóc mây” nữa. Đồng ý rằng những ca từ kiểu em yêu thì yêu mà không yêu thì thôi, em ở với tôi thì đừng nghĩ đến người ta, mà ở với người ta thì chớ có nghĩ đến tôi, vv, nhan nhản và phản cảm. Nhưng anh nhà báo này lại ca ngợi ca từ của bài You are beautiful của James Blunt với anh chàng ca sĩ cứ dần dần cởi hết cả ra, cuối cùng thì trần như nhộng và ngồi thu lu bày biện các vật dụng lỉnh kỉnh lấy trong túi áo túi quần của anh ra để ở trước mặt . Đấy là anh còn đứng trên băng và cuối cùng nhảy tùm xuống nước đấy, chứ còn nếu đứng trên bãi biển nắng ấm thì không biết anh còn làm những gì nữa.

Quay trở lại vấn đề ca từ của bài hát này, anh chàng nhà báo nức nở ca ngợi bài hát có ca từ đẹp, cụ thể là “You are beautiful, you are beautiful it’s true. I saw your face in a crowded place, and I don’t know what to do, ‘cause I will never be with you”, tạm dịch ra là “em tuyệt đẹp, em thực sự tuyệt đẹp. Tôi nhìn thấy khuôn mặt em giữa chốn đông người, và tôi không biết phải làm gì nữa cả, bởi vì ta không bao giờ là của nhau được”. Nhưng anh chàng nhà báo lại quên, hay là không biết, đoạn anh chàng ca sĩ văng bậy cả ra để thể hiện sự bức xúc “yes she caught my eye as we walked on by. She could see from my face that I was fucking high”, tạm dịch là “đúng vậy nàng bắt gặp ánh mắt tôi khi chúng tôi cùng bước đi. Nhìn mặt tôi chắc chắn là nàng hiểu tôi đang phê (vì sắc đẹp của nàng) quá rồi”. Đấy là tớ dịch còn tử tế đấy, chứ còn thực ra lời bài hát chả có gì đặc biệt, không đẹp về ca từ, cũng không sâu sắc ẩn ý gì cho cam, chưa kể còn văng tục.

Nói như vậy để nói lên một điều rằng tây hay ta thì cũng thế thôi, cũng có cái có chất lượng và có cái kém chất lượng, chứ đừng tưởng tây thì cái gì cũng hay. Tất nhiên ca từ của các bài hát VN hiện nay nghe kinh khủng thật. Thì vì bây giờ có ca sĩ hát còn chưa xong, nói cũng không xong, lại tập tọng viết bài hát thì chả thế.

Nhưng mà này, thế vẫn không tệ hơn là mấy so với những bài hát kiểu “lá còn xanh như anh đang còn trẻ, lá trên cành như anh trong đoàn quân” (hình như bài Lá xanh) hoặc “cắc cùm cum, cắc cùm cum” (Tiếng chày trên sóc Bom Bo) đâu nhé.

Gần đây tớ vô tình nghe được một bài hát không nhớ có phải của cô ca sĩ Pink đang nổi như cồn không, đại loại “Give me your money. I shoot your head tonight”. Nghe xong mà rợn tóc gáy. Mới chợt nhận ra rằng những ca từ của các bài hát Việt Nam nghe thì chỉ não nuột thôi chứ chưa đến nỗi rùng rợn thế này.