Tuesday, October 30, 2007

Entry for October 30, 2007

Không lần này thì mình nhất quyết ko ăn mặc linh tinh nữa. Lần trước có em bé vì muốn tiết kiệm tiền mình ăn mặc như con dở hơi. Ngại nhất là hôm gặp Woody Allen. Hôm đó mình mặc một cái áo len cổ giếng màu tím hồng to xụ và cái quần bò xanh. Trời ơi, trông thắm ko thể chịu nổi. Lại càng thắm trong khung cảnh lịch sự của cửa hiệu Salvatore Ferragamo cùng bao nhiêu khách mời ăn vận trang nhã. Ngại quá mình đứng một góc, chết cái màu tím hồng ko thể giấu đi đâu cho được. Tự nhiên thằng bạn báo hại mình, nó chạy ra lôi mình xềnh xệch nhờ cái bụng chửa to tướng của mình để nó tiếp cận được với Woody Allen và mấy diễn viên khác đang bị mọi người xúm quanh. Thế là nó lôi mình xềnh xệch qua đám đông, mồm hét có một pregnant lady nhờ mọi người tránh đường. Nghe pregnant lady dân tình dạt sang hai bên, còn mình đứng trơ thổ địa trong ánh đèn chói chang, còn thằng bạn thì đã đang mồm mép tía lia với Woody Allen. Thật đúng là chỉ muốn độn thổ.
Thế nên mình đi shopping đây. Mặc dù mình thấy tiền chi vào mấy cái khoản bầu bí này thật là lãng phí.

Entry for October 30, 2007

Không lần này thì mình nhất quyết ko ăn mặc linh tinh nữa. Lần trước có em bé vì muốn tiết kiệm tiền mình ăn mặc như con dở hơi. Ngại nhất là hôm gặp Woody Allen. Hôm đó mình mặc một cái áo len cổ giếng màu tím hồng to xụ và cái quần bò xanh. Trời ơi, trông thắm ko thể chịu nổi. Lại càng thắm trong khung cảnh lịch sự của cửa hiệu Salvatore Ferragamo cùng bao nhiêu khách mời ăn vận trang nhã. Ngại quá mình đứng một góc, chết cái màu tím hồng ko thể giấu đi đâu cho được. Tự nhiên thằng bạn báo hại mình, nó chạy ra lôi mình xềnh xệch nhờ cái bụng chửa to tướng của mình để nó tiếp cận được với Woody Allen và mấy diễn viên khác đang bị mọi người xúm quanh. Thế là nó lôi mình xềnh xệch qua đám đông, mồm hét có một pregnant lady nhờ mọi người tránh đường. Nghe pregnant lady dân tình dạt sang hai bên, còn mình đứng trơ thổ địa trong ánh đèn chói chang, còn thằng bạn thì đã đang mồm mép tía lia với Woody Allen. Thật đúng là chỉ muốn độn thổ.
Thế nên mình đi shopping đây. Mặc dù mình thấy tiền chi vào mấy cái khoản bầu bí này thật là lãng phí.

Monday, October 29, 2007

Entry for October 30, 2007

Ai bảo phụ nữ đẹp nhất khi họ có thai hoặc thân hình họ lúc đấy là đẹp nhất theo mình đúng là một phép thắng lợi tinh thần vớ vẩn, vừa cố gắng đánh lừa người khác (tức là cứ ép bọn đàn ông phải nghĩ là mình đẹp) vừa cố gắng đánh lừa chính bản thân.
Chứ còn phụ nữ chúng ta may ra chỉ đẹp khi nào lưng thon eo nhỏ, chân thon, mông nở, ngực tròn, da mịn màng, tóc óng ả, vv và vv.
Chứ ai mà đẹp được khi cả người cái gì cũng bé có mỗi cái bụng là to. Mà ko to vừa, to khủng khiếp, trông như quả dưa hấu. Bụng to lại kéo theo những cái khác mất cân đối. Ví dụ, bụng to ra thì người lùn hẳn xuống, ngực và mông lại trông nhỏ hẳn, chân tự dưng lại ngắn tủn hẳn ra, người cứ cong cong hình chữ S vv và vv.
Nói chung là hỏng bét.
Nói chung là tâm trạng rất tệ sau khi đi shopping về.
Không hiểu sao mình thấy đồ bà bầu nào cũng xấu. Vì xấu nên bao nhiêu tiền vẫn thấy là đắt. Lại nhớ ngày xưa tự dưng một đứa bạn lại kêu ầm lên là nó đi qua cái phố nào nào đó thấy bán toàn váy bầu đẹp thế tự dưng nó thèm có em bé để được mua mấy thứ đồ đấy mặc. Đúng là con dở hơi.
Mẹ mình mua cho mình một cái váy bầu mang sang. Hồng hồng với những chấm đen kỳ dị, hở nách, và to thùng thình chắc phải voi còi mặc mới vừa. Thế này ra ngoài đường mà gió mạnh một cái chắc bay mất váy. Chưa kể mùa đông lạnh chết người, hở nách thì ko biết dùng trong dịp nào???
Đi shopping cùng bà già thật là chán. Bà già đi lẹp kẹp, luôn miệng than thở. Mình đụng đến cái gì cũng bộp cho một câu "xấu, về VN mua rẻ hơn lại còn đẹp gấp mấy lần, tiêu tiền ko biết tính". Chưa kể đã ko biết đường xá gì mà lại cứ đi phăm phăm, hoặc bất thình lình đang đi sau mình tự dưng rẽ bộp một cái sang ngả khác đầy ngẫu hứng, cũng chả buồn gọi mày ơi tao rẽ rồi mày có rẽ theo ko thì tao lạc.
Đi shopping cùng người tuổi ngang ngang mệt thật. U già giúp việc cũ cũng giống hệt mẹ mình bây giờ, ko biết đường nhưng cứ đi phăm phăm chả thèm nhìn ai, khiến chồng mình cũng phát cáu. Mấy lần lạc tìm hết hơi, lúc tìm được u thấy hai mắt u tròn như hai hạt nhãn. Chị giúp việc bị thôi việc cũ thì đi nhanh đi chậm kiểu gì chị ấy cũng bám sát cùi trỏ bên phải của mình (đúng theo nghĩa đen, lúc nào cũng thấy chị ấy thở ành ạch hoặc than thở gì đó gần tai phải), chị giúp việc hiện nay thì lại nhanh nhẹn quá, toàn đẩy xe đẩy chẹt vào chân mình, làm có hôm đi shopping về thì mình đi tập tễnh, bàn chân trắng phớ vết bánh xe đẩy của Ale.
Nói chung chỉ có đi shopping cùng một đứa bạn hợp cạ là sướng nhất.

Entry for October 30, 2007

Ai bảo phụ nữ đẹp nhất khi họ có thai hoặc thân hình họ lúc đấy là đẹp nhất theo mình đúng là một phép thắng lợi tinh thần vớ vẩn, vừa cố gắng đánh lừa người khác (tức là cứ ép bọn đàn ông phải nghĩ là mình đẹp) vừa cố gắng đánh lừa chính bản thân.
Chứ còn phụ nữ chúng ta may ra chỉ đẹp khi nào lưng thon eo nhỏ, chân thon, mông nở, ngực tròn, da mịn màng, tóc óng ả, vv và vv.
Chứ ai mà đẹp được khi cả người cái gì cũng bé có mỗi cái bụng là to. Mà ko to vừa, to khủng khiếp, trông như quả dưa hấu. Bụng to lại kéo theo những cái khác mất cân đối. Ví dụ, bụng to ra thì người lùn hẳn xuống, ngực và mông lại trông nhỏ hẳn, chân tự dưng lại ngắn tủn hẳn ra, người cứ cong cong hình chữ S vv và vv.
Nói chung là hỏng bét.
Nói chung là tâm trạng rất tệ sau khi đi shopping về.
Không hiểu sao mình thấy đồ bà bầu nào cũng xấu. Vì xấu nên bao nhiêu tiền vẫn thấy là đắt. Lại nhớ ngày xưa tự dưng một đứa bạn lại kêu ầm lên là nó đi qua cái phố nào nào đó thấy bán toàn váy bầu đẹp thế tự dưng nó thèm có em bé để được mua mấy thứ đồ đấy mặc. Đúng là con dở hơi.
Mẹ mình mua cho mình một cái váy bầu mang sang. Hồng hồng với những chấm đen kỳ dị, hở nách, và to thùng thình chắc phải voi còi mặc mới vừa. Thế này ra ngoài đường mà gió mạnh một cái chắc bay mất váy. Chưa kể mùa đông lạnh chết người, hở nách thì ko biết dùng trong dịp nào???
Đi shopping cùng bà già thật là chán. Bà già đi lẹp kẹp, luôn miệng than thở. Mình đụng đến cái gì cũng bộp cho một câu "xấu, về VN mua rẻ hơn lại còn đẹp gấp mấy lần, tiêu tiền ko biết tính". Chưa kể đã ko biết đường xá gì mà lại cứ đi phăm phăm, hoặc bất thình lình đang đi sau mình tự dưng rẽ bộp một cái sang ngả khác đầy ngẫu hứng, cũng chả buồn gọi mày ơi tao rẽ rồi mày có rẽ theo ko thì tao lạc.
Đi shopping cùng người tuổi ngang ngang mệt thật. U già giúp việc cũ cũng giống hệt mẹ mình bây giờ, ko biết đường nhưng cứ đi phăm phăm chả thèm nhìn ai, khiến chồng mình cũng phát cáu. Mấy lần lạc tìm hết hơi, lúc tìm được u thấy hai mắt u tròn như hai hạt nhãn. Chị giúp việc bị thôi việc cũ thì đi nhanh đi chậm kiểu gì chị ấy cũng bám sát cùi trỏ bên phải của mình (đúng theo nghĩa đen, lúc nào cũng thấy chị ấy thở ành ạch hoặc than thở gì đó gần tai phải), chị giúp việc hiện nay thì lại nhanh nhẹn quá, toàn đẩy xe đẩy chẹt vào chân mình, làm có hôm đi shopping về thì mình đi tập tễnh, bàn chân trắng phớ vết bánh xe đẩy của Ale.
Nói chung chỉ có đi shopping cùng một đứa bạn hợp cạ là sướng nhất.

Tóm tắt 3 ngày

Khiếp, bận suýt chết.
Bắt đầu bằng việc bà già đi lạc ở Bangkok. Tự nhiên nhận được cú điện thoại xin lỗi mẹ chị đã lỡ chuyến bay Bangkok NY. Chết dở. Thế là cả ngày ngồi điện thoại tứ tung. Mỗi lần trò chuyện với bà già thấy giọng bà già nhẹ như hơi thở, tức là vừa hết hơi vừa chán vì phải ngồi đợi chuyến tiếp theo. Toi ngày thứ 7.
Chủ nhật dậy từ 5h sáng, tong tưởi ra sân bay đón. Mấy tiếng sau mới thấy bà già đủng đỉnh đi ra. May quá, đến được là tốt rồi. Đúng là cụ già Khốt ta bít. Vừa trèo lên xe, cụ già đã hỏi, bắt mình dịch "thế nào, ở nhà đứa nào bắt nạt đứa nào?". Quả kia được lời như cởi tấm lòng trả lời luôn là ở nhà hắn lúc nào cũng bị bắt nạt. Bà già lừ mắt nhìn mình, rồi khuyên con rể là con bé này nó chả chịu ai bao giờ nên con phải rất cứng rắn, con là chủ gia đình vv và vv. Sau đó bắt đầu trường ca bất hủ kể tội mình ra. Ai xem phim Friends, đấy mẹ của cô nàng Monica thế nào thì mẹ mình y hệt như thế. Tức anh ách.
Về nhà chưa kịp ngồi thở thì lại phải đi dự một dinner dance. Mang tiếng là dinner dance mà bắt đầu từ 1h chiều . Ngồi hơn 4 tiếng đồng hồ vừa nghe diễn văn vừa nghe hát vừa nhìn mọi người nhảy. Buồn ngủ gần chết nhưng ko dám xộc xệch vì ngồi ở bàn dài trên bục đối diện với tất cả mọi người. Dân Mỹ rất hài, hát quốc ca xong là vỗ tay rộ cả lên. Ở VN thì chúng mày rũ tù hết. Thậm chí nghe vị Monsignor đọc lời chúc phúc xong chúng cũng vỗ tay thì quá lắm.
Được 4 tiếng đồng hồ thì mình ko chịu nổi nữa. Thế là đi về trong khi món chính của buổi ăn tối vẫn chưa được dọn ra. Nhưng thực khách chẳng ai có vấn đề gì vì đã ăn no gần chết trong buffet tú hụ dọn ra từ lúc 1h, trong đó có cả món xúc xích sốt cà chua
Thế rồi phải đi xem phim. Chương trình là sau khi chiếu thì sẽ có phần hỏi đáp với anh diễn viên chính. Nhưng anh lại đến muộn, lịch chiếu 6h mà 6h30 ban tổ chức vẫn xin lỗi là anh chưa đến xin quý vị kiên nhẫn chờ. Thế là đi về, sau khi mua đĩa phim về nhà xem. Cả buổi chiều chẳng làm được trò gì. Đói quá mới rủ chồng đi ăn pizza. Đen đủi ngồi sát cạnh mấy thằng mũ lưỡi trai đội lệch quần ngố. Cả buổi ngồi ăn mà được nghe toàn những từ hay chữ đẹp văng ra tới tấp. Lạ thế, thường là người ta bực mới văng bậy. Đây rõ ràng mấy thằng này vui như tết mà vẫn chửi bậy liên hồi kỳ trận. Có một thanh niên người châu Á, phát âm và ngữ điệu khá chuẩn, thế mà đua đòi chêm đệm chửi thề cứ tưởng thế là hay lắm. Nhà hàng của người ta trang trí rất dân dã, mục đích là bắt chước mô hình một cái bếp quê trên tường gạch ám khói treo ớt tỏi khô, ghế tre, bàn gỗ mộc vv. Thế mà thanh niên nọ sau khi cho một miếng bánh rất to vào mồm, vừa nhai vừa hít hà vì nóng vừa ngồi xoay sang một bên, chân nọ bắt lên chân kia, mồm nói "Men you can't imagine how much money they'll get if they put a big big, you know, TV screen here (tay làm điệu bộ phác hoạ độ lớn của cái màn hình TV tưởng tượng lên tường), I tell you men". Nói xong lại xoay trở lại hùng hục ăn tiếp .
Thế là xong ngày chủ nhật.
Thứ hai, sáng hùng hục chạy ra siêu thị, về lại hớt hải cho chú Bình Nguyên đi tiêm phòng. Tiêm phòng xong lại tất tả về nhà đón nốt chú Minh để cho các chú đi ra sân chơi. Buổi trưa về ăn vội ăn vàng để còn đi gặp bác sĩ sản hẹn lúc 2h. Xong lại phải đi mua quà, về đến nhà chỉ ngồi thở được đúng 15 phút rồi lại phải thay quần áo đi ăn tối. 11h 30 đêm mới về đến nhà.
Hết toi ngày thứ hai.



Tóm tắt 3 ngày

Khiếp, bận suýt chết.
Bắt đầu bằng việc bà già đi lạc ở Bangkok. Tự nhiên nhận được cú điện thoại xin lỗi mẹ chị đã lỡ chuyến bay Bangkok NY. Chết dở. Thế là cả ngày ngồi điện thoại tứ tung. Mỗi lần trò chuyện với bà già thấy giọng bà già nhẹ như hơi thở, tức là vừa hết hơi vừa chán vì phải ngồi đợi chuyến tiếp theo. Toi ngày thứ 7.
Chủ nhật dậy từ 5h sáng, tong tưởi ra sân bay đón. Mấy tiếng sau mới thấy bà già đủng đỉnh đi ra. May quá, đến được là tốt rồi. Đúng là cụ già Khốt ta bít. Vừa trèo lên xe, cụ già đã hỏi, bắt mình dịch "thế nào, ở nhà đứa nào bắt nạt đứa nào?". Quả kia được lời như cởi tấm lòng trả lời luôn là ở nhà hắn lúc nào cũng bị bắt nạt. Bà già lừ mắt nhìn mình, rồi khuyên con rể là con bé này nó chả chịu ai bao giờ nên con phải rất cứng rắn, con là chủ gia đình vv và vv. Sau đó bắt đầu trường ca bất hủ kể tội mình ra. Ai xem phim Friends, đấy mẹ của cô nàng Monica thế nào thì mẹ mình y hệt như thế. Tức anh ách.
Về nhà chưa kịp ngồi thở thì lại phải đi dự một dinner dance. Mang tiếng là dinner dance mà bắt đầu từ 1h chiều . Ngồi hơn 4 tiếng đồng hồ vừa nghe diễn văn vừa nghe hát vừa nhìn mọi người nhảy. Buồn ngủ gần chết nhưng ko dám xộc xệch vì ngồi ở bàn dài trên bục đối diện với tất cả mọi người. Dân Mỹ rất hài, hát quốc ca xong là vỗ tay rộ cả lên. Ở VN thì chúng mày rũ tù hết. Thậm chí nghe vị Monsignor đọc lời chúc phúc xong chúng cũng vỗ tay thì quá lắm.
Được 4 tiếng đồng hồ thì mình ko chịu nổi nữa. Thế là đi về trong khi món chính của buổi ăn tối vẫn chưa được dọn ra. Nhưng thực khách chẳng ai có vấn đề gì vì đã ăn no gần chết trong buffet tú hụ dọn ra từ lúc 1h, trong đó có cả món xúc xích sốt cà chua
Thế rồi phải đi xem phim. Chương trình là sau khi chiếu thì sẽ có phần hỏi đáp với anh diễn viên chính. Nhưng anh lại đến muộn, lịch chiếu 6h mà 6h30 ban tổ chức vẫn xin lỗi là anh chưa đến xin quý vị kiên nhẫn chờ. Thế là đi về, sau khi mua đĩa phim về nhà xem. Cả buổi chiều chẳng làm được trò gì. Đói quá mới rủ chồng đi ăn pizza. Đen đủi ngồi sát cạnh mấy thằng mũ lưỡi trai đội lệch quần ngố. Cả buổi ngồi ăn mà được nghe toàn những từ hay chữ đẹp văng ra tới tấp. Lạ thế, thường là người ta bực mới văng bậy. Đây rõ ràng mấy thằng này vui như tết mà vẫn chửi bậy liên hồi kỳ trận. Có một thanh niên người châu Á, phát âm và ngữ điệu khá chuẩn, thế mà đua đòi chêm đệm chửi thề cứ tưởng thế là hay lắm. Nhà hàng của người ta trang trí rất dân dã, mục đích là bắt chước mô hình một cái bếp quê trên tường gạch ám khói treo ớt tỏi khô, ghế tre, bàn gỗ mộc vv. Thế mà thanh niên nọ sau khi cho một miếng bánh rất to vào mồm, vừa nhai vừa hít hà vì nóng vừa ngồi xoay sang một bên, chân nọ bắt lên chân kia, mồm nói "Men you can't imagine how much money they'll get if they put a big big, you know, TV screen here (tay làm điệu bộ phác hoạ độ lớn của cái màn hình TV tưởng tượng lên tường), I tell you men". Nói xong lại xoay trở lại hùng hục ăn tiếp .
Thế là xong ngày chủ nhật.
Thứ hai, sáng hùng hục chạy ra siêu thị, về lại hớt hải cho chú Bình Nguyên đi tiêm phòng. Tiêm phòng xong lại tất tả về nhà đón nốt chú Minh để cho các chú đi ra sân chơi. Buổi trưa về ăn vội ăn vàng để còn đi gặp bác sĩ sản hẹn lúc 2h. Xong lại phải đi mua quà, về đến nhà chỉ ngồi thở được đúng 15 phút rồi lại phải thay quần áo đi ăn tối. 11h 30 đêm mới về đến nhà.
Hết toi ngày thứ hai.



Friday, October 26, 2007

Quỷ sứ nhà giời




Bình thường hai thằng quỷ sứ hò hét chạy nhảy thình thịch. Sáng nay tự dưng thấy im ắng chết chóc 5 phút liền. Mình vội chạy ra xem, thấy hai ông con giời đang lúi húi lôi hết cả máy móc thiết bị điện tử âm thanh ánh sáng ra, dây rợ loằng ngoằng, cả 5 cái điều khiển đều bị tháo tung, pin vứt ngổn ngang. Mình quát ầm lên, chú Bình Nguyên vội vàng chạy ra sofa ngồi thu lu, bị mình lườm mặt chú rõ là lấm lét, cúi gằm và mắt nháy nháy, cứ định nhe răng cười thấy mẹ vẫn lườm chú lại cúi gằm mặt xuống vẻ khép nép.

Quay sang chú Minh từ nãy giờ đứng im, chưa kịp nói gì chú Minh đã vội vội vàng vàng ôm cả 5 cái điều khiển, lật đật chạy tới dúi vội vào lòng mình, mồm lắp bắp “Đây”. Đến chịu hai thằng quỷ sứ.

Buổi tối ăn xong no nê là các chú lên cơn phởn. Các chú chạy tưởng sập cả nhà, chạy chán thì chuyển sang bò huỳnh huỵch, bò đâm đầu vào nhau, cười khanh khách, chổng mông bới tung thùng rác, tháo tất quật nhau. Đến khoảng 9h30 là chị giúp việc thánh thót “các chú ơi đi ngủ nào”. Nghe chữ đi ngủ một cái đang chơi các chú đứng khựng lại ngơ ngác rồi các chú chạy ra chỗ mẹ chú Bình Nguyên, chú ôm chân chú bíu tay khóc lóc inh ỏi, cố chống cự lại mệnh lệnh đi ngủ kia. Khóc inh ỏi là thế mà vào giường một cái 5 giây sau là vật ra ngủ như chết, ngáy vang nhà.

Chú Bình Nguyên đang bận bịu chuyển đồ chơi từ nhà bếp ra phòng khách. Chú hối hả chạy qua chạy lại như con thoi, thở ành ạch, mỗi lần chỉ cầm được vài món trong hai cái bàn tay bé xíu của chú. Bận bịu là thế nhìn thấy mẹ chú vẫn phải vội vàng chạy lại hôn mẹ chùn chụt mấy cái trước khi tất tả chạy đi, cầm được mỗi hai miếng xếp hình trên hai tay.

Quỷ sứ nhà giời




Bình thường hai thằng quỷ sứ hò hét chạy nhảy thình thịch. Sáng nay tự dưng thấy im ắng chết chóc 5 phút liền. Mình vội chạy ra xem, thấy hai ông con giời đang lúi húi lôi hết cả máy móc thiết bị điện tử âm thanh ánh sáng ra, dây rợ loằng ngoằng, cả 5 cái điều khiển đều bị tháo tung, pin vứt ngổn ngang. Mình quát ầm lên, chú Bình Nguyên vội vàng chạy ra sofa ngồi thu lu, bị mình lườm mặt chú rõ là lấm lét, cúi gằm và mắt nháy nháy, cứ định nhe răng cười thấy mẹ vẫn lườm chú lại cúi gằm mặt xuống vẻ khép nép.

Quay sang chú Minh từ nãy giờ đứng im, chưa kịp nói gì chú Minh đã vội vội vàng vàng ôm cả 5 cái điều khiển, lật đật chạy tới dúi vội vào lòng mình, mồm lắp bắp “Đây”. Đến chịu hai thằng quỷ sứ.

Buổi tối ăn xong no nê là các chú lên cơn phởn. Các chú chạy tưởng sập cả nhà, chạy chán thì chuyển sang bò huỳnh huỵch, bò đâm đầu vào nhau, cười khanh khách, chổng mông bới tung thùng rác, tháo tất quật nhau. Đến khoảng 9h30 là chị giúp việc thánh thót “các chú ơi đi ngủ nào”. Nghe chữ đi ngủ một cái đang chơi các chú đứng khựng lại ngơ ngác rồi các chú chạy ra chỗ mẹ chú Bình Nguyên, chú ôm chân chú bíu tay khóc lóc inh ỏi, cố chống cự lại mệnh lệnh đi ngủ kia. Khóc inh ỏi là thế mà vào giường một cái 5 giây sau là vật ra ngủ như chết, ngáy vang nhà.

Chú Bình Nguyên đang bận bịu chuyển đồ chơi từ nhà bếp ra phòng khách. Chú hối hả chạy qua chạy lại như con thoi, thở ành ạch, mỗi lần chỉ cầm được vài món trong hai cái bàn tay bé xíu của chú. Bận bịu là thế nhìn thấy mẹ chú vẫn phải vội vàng chạy lại hôn mẹ chùn chụt mấy cái trước khi tất tả chạy đi, cầm được mỗi hai miếng xếp hình trên hai tay.

Thursday, October 25, 2007

Tiệc tối của Barilla

Tuần trước có tiệc tối của Barilla, hãng sản xuất mỳ Ý của gia đình Barilla đang thống trị thị trường ở cả Ý lẫn Mỹ tổ chức tại Cipriani Wall Street. Wall Street luôn luôn được canh phòng rất cẩn mật, cả ngày lẫn đêm cảnh sát đứng lố nhố, nhất là khi trong khu vực có tổ chức tiệc lớn.

Tiệc tối đó tại Cipriani ko phải là lớn, danh sách khách mời chỉ khoảng 300 người. Với Cipriani việc tổ chức ăn tối cho hơn 1000 người vẫn chỉ là chuyện nhỏ. Gần đây vì vụ trốn thuế mà bị phạt hơn 10 triệu USD nên quả thực có hơi lao đao, nhưng nếu Cipriani đã tổ chức sự kiện nào thì thực khách thường không thể phàn nàn vì bất kỳ lý do gì.

Bữa tiệc tập trung toàn những nhân vật rất đình đám ở Ý, đại loại toàn các đại gia đi với chân dài, những cô người mẫu lênh khênh và lộng lẫy. Thấy loáng thoáng có cả cựu người mẫu Linda Evangelista hình như là vợ của một người trong họ Barilla. Có rất nhiều đại diện của các hãng thời trang nổi tiếng của Ý. Phó Tổng giám đốc của Gucci còn khoe Gucci sắp mở một shop giày rộng đến 2000 mét vuông trong toà nhà Trump ở khu phố trên. Thật là một tin tức tốt lành.

Buổi ăn tối ngoài món khai vị do phục vụ mang khay đi mời từng thực khách vẫn còn đang đứng nói chuyện thì khi vào đến bàn, thực đơn chỉ có 3 món nhưng mỗi món do một đầu bếp đảm nhiệm. Mỗi đầu bếp lại được mời đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và toàn những đầu bếp rất nổi danh. Các món ăn được phục vụ với số lượng rất ít và ngon tuyệt. Khi thực khách dùng xong món nào đầu bếp phụ trách món đó đều lên diễn giải đã chế biến món ra sao. Bên cạnh những nhân viên phục vụ đồ ăn, nhân viên phục vụ đồ uống đứng thành hàng dài bên ngoài và quan sát, thấy thực khách nào hết nước hết rượu là ra tiếp. Số lượng nhân viên phục vụ có khi còn nhiều hơn cả khách. Trưởng nhóm phục vụ luôn luôn theo dõi sát sao và nhắc nhở nhân viên phục vụ cho đúng kiểu. Còn có một điều phối viên phòng tiệc luôn luôn lượn ở vòng ngoài như đèn cù với headphone và micro chắc để điều phối bộ phận kỹ thuật về âm thanh, đèn và nhiệt độ phòng. Mình rất thích quan sát những chi tiết này vì hồi trước mình có làm trong lĩnh vực này và luôn luôn thích thú với những quy tắc bàn tiệc tiêu chuẩn. Có thể nói nhìn phong cách nhân viên phục vụ là có thể đoán được cấp hạng của nhà hàng.

Sau phần ăn uống, tấm màn trắng ở một đầu phòng tiệc từ đầu vẫn đóng kín được kéo lên để lộ giàn nhạc thính phòng giao hưởng với những ca sĩ rất nổi tiếng được mời đến từ Ý trình diễn những tác phẩm quen thuộc. Có anh chàng ca sĩ mồm móm sều móm sào mà hát rõ hay. Cứ xong mỗi bài anh hát là cử toạ lại đứng lên hoan hô rầm rĩ.

Có rất nhiều ca sĩ từ chối biểu diễn khi khách khứa vẫn đang ăn uống nhồm nhoàm theo mình là rất đúng. Ăn ra ăn, thưởng thức âm nhạc ra thưởng thức âm nhạc. Ca sĩ nào có thể có cảm xúc mà đứng hát khi thực khách đang ăn uống tưng bừng mồm mép bóng nhẫy được. Lúc đó thì biểu diễn nhạc sống có khác gì bật đĩa. Còn về phần thực khách, đã ăn thì làm sao tập trung mà nghe cho được, còn nếu vểnh tai lên nghe thì làm sao tập trung để thưởng thức món ăn bõ công đầu bếp nấu.

Nếu buổi ăn tối nào cũng thế này thì còn đỡ chán.

Tiệc tối của Barilla

Tuần trước có tiệc tối của Barilla, hãng sản xuất mỳ Ý của gia đình Barilla đang thống trị thị trường ở cả Ý lẫn Mỹ tổ chức tại Cipriani Wall Street. Wall Street luôn luôn được canh phòng rất cẩn mật, cả ngày lẫn đêm cảnh sát đứng lố nhố, nhất là khi trong khu vực có tổ chức tiệc lớn.

Tiệc tối đó tại Cipriani ko phải là lớn, danh sách khách mời chỉ khoảng 300 người. Với Cipriani việc tổ chức ăn tối cho hơn 1000 người vẫn chỉ là chuyện nhỏ. Gần đây vì vụ trốn thuế mà bị phạt hơn 10 triệu USD nên quả thực có hơi lao đao, nhưng nếu Cipriani đã tổ chức sự kiện nào thì thực khách thường không thể phàn nàn vì bất kỳ lý do gì.

Bữa tiệc tập trung toàn những nhân vật rất đình đám ở Ý, đại loại toàn các đại gia đi với chân dài, những cô người mẫu lênh khênh và lộng lẫy. Thấy loáng thoáng có cả cựu người mẫu Linda Evangelista hình như là vợ của một người trong họ Barilla. Có rất nhiều đại diện của các hãng thời trang nổi tiếng của Ý. Phó Tổng giám đốc của Gucci còn khoe Gucci sắp mở một shop giày rộng đến 2000 mét vuông trong toà nhà Trump ở khu phố trên. Thật là một tin tức tốt lành.

Buổi ăn tối ngoài món khai vị do phục vụ mang khay đi mời từng thực khách vẫn còn đang đứng nói chuyện thì khi vào đến bàn, thực đơn chỉ có 3 món nhưng mỗi món do một đầu bếp đảm nhiệm. Mỗi đầu bếp lại được mời đến từ khắp nơi trên nước Mỹ và toàn những đầu bếp rất nổi danh. Các món ăn được phục vụ với số lượng rất ít và ngon tuyệt. Khi thực khách dùng xong món nào đầu bếp phụ trách món đó đều lên diễn giải đã chế biến món ra sao. Bên cạnh những nhân viên phục vụ đồ ăn, nhân viên phục vụ đồ uống đứng thành hàng dài bên ngoài và quan sát, thấy thực khách nào hết nước hết rượu là ra tiếp. Số lượng nhân viên phục vụ có khi còn nhiều hơn cả khách. Trưởng nhóm phục vụ luôn luôn theo dõi sát sao và nhắc nhở nhân viên phục vụ cho đúng kiểu. Còn có một điều phối viên phòng tiệc luôn luôn lượn ở vòng ngoài như đèn cù với headphone và micro chắc để điều phối bộ phận kỹ thuật về âm thanh, đèn và nhiệt độ phòng. Mình rất thích quan sát những chi tiết này vì hồi trước mình có làm trong lĩnh vực này và luôn luôn thích thú với những quy tắc bàn tiệc tiêu chuẩn. Có thể nói nhìn phong cách nhân viên phục vụ là có thể đoán được cấp hạng của nhà hàng.

Sau phần ăn uống, tấm màn trắng ở một đầu phòng tiệc từ đầu vẫn đóng kín được kéo lên để lộ giàn nhạc thính phòng giao hưởng với những ca sĩ rất nổi tiếng được mời đến từ Ý trình diễn những tác phẩm quen thuộc. Có anh chàng ca sĩ mồm móm sều móm sào mà hát rõ hay. Cứ xong mỗi bài anh hát là cử toạ lại đứng lên hoan hô rầm rĩ.

Có rất nhiều ca sĩ từ chối biểu diễn khi khách khứa vẫn đang ăn uống nhồm nhoàm theo mình là rất đúng. Ăn ra ăn, thưởng thức âm nhạc ra thưởng thức âm nhạc. Ca sĩ nào có thể có cảm xúc mà đứng hát khi thực khách đang ăn uống tưng bừng mồm mép bóng nhẫy được. Lúc đó thì biểu diễn nhạc sống có khác gì bật đĩa. Còn về phần thực khách, đã ăn thì làm sao tập trung mà nghe cho được, còn nếu vểnh tai lên nghe thì làm sao tập trung để thưởng thức món ăn bõ công đầu bếp nấu.

Nếu buổi ăn tối nào cũng thế này thì còn đỡ chán.

Wednesday, October 24, 2007

Cảm tác ăn chuối

Khi tôi còn bé bà dạy tôi:

- uống nước ko uống cả cặn

- đói đến mấy cũng ko gặp gì ăn nấy, bạ đâu ăn đấy

- ngồi ăn ko quay mặt vào tường

- ăn chuối phải bẻ đôi

- không vét nồi sồn sột

- ăn phở ko ăn đến giọt nước cuối cùng

- ko và ập cả cái bát vào mặt

- hỏi người xung quanh nếu muốn gắp miếng cuối cùng trên đĩa

- cầm đũa phải cầm cao

- không ngồi vào bàn ăn trước những người lớn tuổi

vv và vv

Có thể lúc đó tôi đã nghĩ bà tôi lẩm cẩm, nhưng khi lớn lên, tất cả những điều ấy ngấm vào máu và trở thành quy tắc hành xử của mình. Tôi đã nhăn mặt khó chịu khi có ai đó vi phạm những quy tắc đó. Về sau này, khi đã lớn hơn, tôi học cách chấp nhận những cái khác với quy tắc của mình, ko đem những chuẩn mực của mình đòi áp cho người khác. Nhưng vẫn không thể tránh khỏi thấy sao sao đó.

Hôm nay chỉ cảm tác tí tẹo vậy thôi, lý do là chồng tôi ăn chuối bóc trần cả quả chuối to, vứt vỏ đánh xoạch một cái sang bên cho gọn rồi cứ để dài ngoẵng như vậy cắn từng miếng một. Tôi cũng chỉ nho nhã một câu rằng “bà ngoại em mà nhìn thấy anh ăn chuối chắc bà em lên cơn đau tim”, rồi cũng chả bình luận gì nữa khi chồng tôi nhướn mắt ngạc nhiên ôi vậybà em ko thích ăn chuối à.

...


Cảm tác ăn chuối

Khi tôi còn bé bà dạy tôi:

- uống nước ko uống cả cặn

- đói đến mấy cũng ko gặp gì ăn nấy, bạ đâu ăn đấy

- ngồi ăn ko quay mặt vào tường

- ăn chuối phải bẻ đôi

- không vét nồi sồn sột

- ăn phở ko ăn đến giọt nước cuối cùng

- ko và ập cả cái bát vào mặt

- hỏi người xung quanh nếu muốn gắp miếng cuối cùng trên đĩa

- cầm đũa phải cầm cao

- không ngồi vào bàn ăn trước những người lớn tuổi

vv và vv

Có thể lúc đó tôi đã nghĩ bà tôi lẩm cẩm, nhưng khi lớn lên, tất cả những điều ấy ngấm vào máu và trở thành quy tắc hành xử của mình. Tôi đã nhăn mặt khó chịu khi có ai đó vi phạm những quy tắc đó. Về sau này, khi đã lớn hơn, tôi học cách chấp nhận những cái khác với quy tắc của mình, ko đem những chuẩn mực của mình đòi áp cho người khác. Nhưng vẫn không thể tránh khỏi thấy sao sao đó.

Hôm nay chỉ cảm tác tí tẹo vậy thôi, lý do là chồng tôi ăn chuối bóc trần cả quả chuối to, vứt vỏ đánh xoạch một cái sang bên cho gọn rồi cứ để dài ngoẵng như vậy cắn từng miếng một. Tôi cũng chỉ nho nhã một câu rằng “bà ngoại em mà nhìn thấy anh ăn chuối chắc bà em lên cơn đau tim”, rồi cũng chả bình luận gì nữa khi chồng tôi nhướn mắt ngạc nhiên ôi vậybà em ko thích ăn chuối à.

...


Tuesday, October 23, 2007

Entry for October 23, 2007




Sáng nay ăn một bát cơm rang thập cẩm to đùng, uống cốc nước lọc bụng phình lên như cóc, xong rồi ra sân chơi chơi với chú Bình Nguyên. Trưa về chị giúp việc nấu phở, ăn một bát phở to đùng. Chiều thấy đoi đói chị giúp việc lại làm cho lưng bát phở. Ăn xong chưa kịp thở ông chủ nhà nho nhã lại gọi điện rủ tối nay có đi ăn tối với ông ấy ko. Thế là tối lại đi ăn món Hy Lạp, tức là toàn hải sản. Cả ngày bụng cứ căng như trống, ko ăn tí rau nào. No đến nỗi ko đi ngủ được phải ngồi vào máy tính làm vài dòng nhăng nhít.
Chết thật, cái kem chống rạn da lần trước dùng ko sao lần này dùng lại dị ứng ngứa kinh dị, gãi xoành xoạch như khỉ. Phải bỏ rồi, ko dám dùng nữa. Không cẩn thận hai con xong bụng lại rạn tứ tung ra biển mặc hai mảnh có thằng lại ra hỏi "ai bắt mày mặc hai mảnh thế?" thì tức chết.
Bên này các bác sĩ tuyên bố họ có thể giải quyết hết mỡ dưới da mà ta hay gọi là cellulite, rồi rạn da chúng cũng làm mờ được hết. Không hiểu thực hư thế nào.




Entry for October 23, 2007




Sáng nay ăn một bát cơm rang thập cẩm to đùng, uống cốc nước lọc bụng phình lên như cóc, xong rồi ra sân chơi chơi với chú Bình Nguyên. Trưa về chị giúp việc nấu phở, ăn một bát phở to đùng. Chiều thấy đoi đói chị giúp việc lại làm cho lưng bát phở. Ăn xong chưa kịp thở ông chủ nhà nho nhã lại gọi điện rủ tối nay có đi ăn tối với ông ấy ko. Thế là tối lại đi ăn món Hy Lạp, tức là toàn hải sản. Cả ngày bụng cứ căng như trống, ko ăn tí rau nào. No đến nỗi ko đi ngủ được phải ngồi vào máy tính làm vài dòng nhăng nhít.
Chết thật, cái kem chống rạn da lần trước dùng ko sao lần này dùng lại dị ứng ngứa kinh dị, gãi xoành xoạch như khỉ. Phải bỏ rồi, ko dám dùng nữa. Không cẩn thận hai con xong bụng lại rạn tứ tung ra biển mặc hai mảnh có thằng lại ra hỏi "ai bắt mày mặc hai mảnh thế?" thì tức chết.
Bên này các bác sĩ tuyên bố họ có thể giải quyết hết mỡ dưới da mà ta hay gọi là cellulite, rồi rạn da chúng cũng làm mờ được hết. Không hiểu thực hư thế nào.




Monday, October 22, 2007

Buôn chuyện cả nhà!

Tuần trước bố chú Bình Nguyên đi đá bóng, bị ngay một thằng huých vào sườn tưởng gãy xương sườn. Trời mưa tầm tã cũng phải đưa đi chiếu chụp, may mà ko bị sao. Cả tuần nay kêu rên khôn xiết, nói năng thều thào và đi đứng gượng nhẹ, chưa kể thuốc giảm đau uống liên tục.

Chú Bình Nguyên thì trái lại, chú nghịch như quỷ sứ. Mẹ chú mới phát hiện ra một sân chơi ở ngay gần nhà, mừng húm. Bây giờ sáng nào cũng cho chú ra đấy chơi một lúc. Chú thích cái sân chơi này lắm, chú chạy chú nhảy chú trèo, mặt chú tươi hơn hớn và cười khanh khách.

Chị giúp việc mới của tớ thì được cái giống bà Bất giúp việc của nhà tớ từ hồi xửa hồi xưa. Tức là bà Bất nấu ăn thì phải cho mỳ chính mới đảm bảo ngon. Chị giúp việc của tớ thì hầu như làm món gì cũng phải tìm cách hoặc cho đường, hoặc cho Knorr hoặc cho dấm và luôn luôn là thật nhiều muối. Món thịt kho tàu ngọt lừ như kẹo, còn tôm kho của chị ấy tớ ăn một con mà cảm tưởng như ăn con tôm tẩm đường. Chị ấy lại ghét ăn canh, nên cả buổi tớ cứ trợn mắt trợn mũi nuốt cơm khô. Bữa sáng bữa tối chị ấy cứ bày trước mặt tớ chỏng chơ một cái bát to đầy cơm, một món mặn (mà trong trường hợp này phải gọi là một món ngọt mới đúng) và một ít rau xào hoặc luộc. Đơn điệu chết đi được. Trông chú Bình Nguyên mới tội. Chú há mồm ăn thìa cơm to, rồi rướn cái cổ khẳng khiu nuốt nuốt, trông như gà nghẹn bánh đúc. Hôm nào dặn chị ấy nấu canh thì chị ấy cho nồi canh mặn chát, mà chị ấy vừa ăn vừa than nhạt và trố mắt ngạc nhiên khi thấy tớ chan canh xong lại đổ thêm cốc nước lọc vào bát cơm.

Chả bù cho chị giúp việc cũ chỉ thích đi chơi, chị này lại ko thích đi chơi, chỉ thích ở nhà làm quần quật, can mãi ko được. Cứ ra ngoài là chị ấy hắt hơi sổ mũi. Chưa kể phần nhức đầu mới chết. Đầu tiên tưởng chị ấy chỉ nhức đầu khi ra nắng, ừ thì còn hiểu được. Sau một lần đang đi thì mưa đổ xuống chị ấy chạy quắng lên bảo chết, phải mấy giọt mưa vào đầu thì nhức đầu lắm, vẫn còn thông cảm được. Thế là kết luận cả mưa cũng làm chị ấy nhức đầu. Một hôm khác lại ra đường, trời râm mát hoàn toàn, thế mà về đến nhà lại thấy kêu nhức đầu rồi. Thế là mới kết luận là chị ấy cứ ra đường là nhức đầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhưng mà được cái chị ấy chăm chỉ, nhanh nhẹn và chịu khó tiếp thu ý kiến. Thế thôi, những cái khác thích nghi dần. Chứ sau quả giúp việc dân Hà nội gốc nho nhã từ dáng đi giọng nói mắt lúc nào cũng mơ huyền hồi trước thì chị giúp việc này quá được và tớ cũng chả dám mơ mộng gì quá nhiều.

Còn tớ, từ hôm cắt tóc phải tránh đoạn đường có hiệu cắt tóc quen. Nhưng cuối tuần vừa rồi tớ phải dẫn bố con chú Bình Nguyên đi cắt tóc nên ko tránh được. May không có cậu thợ quen ở đấy, nhưng rõ ràng tớ vào để cho hai bố con họ cắt tóc mà cậu thợ có mặt ở đấy lại nhìn tớ rất ái ngại rồi hỏi tớ một câu lãng xẹt "mày có muốn sửa tóc của mày ko?". Nó lại còn dùng từ fix mới lộn ruột. Dù sao thì tớ cũng bám ngay vào từ fix, hy vọng là chỉ fix thôi thì ko nhiều tiền bằng cut. Thế mà cuối cùng vẫn mất chừng ấy tiền. Quân bóc lột, chúng nó cứ sờ vào tóc mình là tính tiền cả cụm rồi.
Trên đường về tiếc tiền ngẩn ngơ, tớ thề với bố chú Bình Nguyên là từ sau sẽ ko bước chân vào chỗ nào rẻ nữa.
Tớ cũng tự hỏi là tớ có nên báo cáo vụ việc cho nhà chức trách để chúng treo bằng cái thằng ôn con dưới chợ Tàu ko...
Mấy ngày rồi mà tóc tớ chả dài ra tí nào. Và đúng như dự đoán, sáng hôm sau ngủ dậy tóc tớ xoè ra 4 phương 8 hướng, gội sấy kiểu gì cũng ko lại. Chẳng nhẽ mỗi lần gội sấy lại ra ngoài hàng chúng nó tính cho 50usd vừa gội vừa sấy thì có mà điên, thà xấu còn hơn.
Người còn ko tiếc (bụng to rồi, trông như cá trứng Nhật Bản), tiếc gì cái tóc.

Buôn chuyện cả nhà!

Tuần trước bố chú Bình Nguyên đi đá bóng, bị ngay một thằng huých vào sườn tưởng gãy xương sườn. Trời mưa tầm tã cũng phải đưa đi chiếu chụp, may mà ko bị sao. Cả tuần nay kêu rên khôn xiết, nói năng thều thào và đi đứng gượng nhẹ, chưa kể thuốc giảm đau uống liên tục.

Chú Bình Nguyên thì trái lại, chú nghịch như quỷ sứ. Mẹ chú mới phát hiện ra một sân chơi ở ngay gần nhà, mừng húm. Bây giờ sáng nào cũng cho chú ra đấy chơi một lúc. Chú thích cái sân chơi này lắm, chú chạy chú nhảy chú trèo, mặt chú tươi hơn hớn và cười khanh khách.

Chị giúp việc mới của tớ thì được cái giống bà Bất giúp việc của nhà tớ từ hồi xửa hồi xưa. Tức là bà Bất nấu ăn thì phải cho mỳ chính mới đảm bảo ngon. Chị giúp việc của tớ thì hầu như làm món gì cũng phải tìm cách hoặc cho đường, hoặc cho Knorr hoặc cho dấm và luôn luôn là thật nhiều muối. Món thịt kho tàu ngọt lừ như kẹo, còn tôm kho của chị ấy tớ ăn một con mà cảm tưởng như ăn con tôm tẩm đường. Chị ấy lại ghét ăn canh, nên cả buổi tớ cứ trợn mắt trợn mũi nuốt cơm khô. Bữa sáng bữa tối chị ấy cứ bày trước mặt tớ chỏng chơ một cái bát to đầy cơm, một món mặn (mà trong trường hợp này phải gọi là một món ngọt mới đúng) và một ít rau xào hoặc luộc. Đơn điệu chết đi được. Trông chú Bình Nguyên mới tội. Chú há mồm ăn thìa cơm to, rồi rướn cái cổ khẳng khiu nuốt nuốt, trông như gà nghẹn bánh đúc. Hôm nào dặn chị ấy nấu canh thì chị ấy cho nồi canh mặn chát, mà chị ấy vừa ăn vừa than nhạt và trố mắt ngạc nhiên khi thấy tớ chan canh xong lại đổ thêm cốc nước lọc vào bát cơm.

Chả bù cho chị giúp việc cũ chỉ thích đi chơi, chị này lại ko thích đi chơi, chỉ thích ở nhà làm quần quật, can mãi ko được. Cứ ra ngoài là chị ấy hắt hơi sổ mũi. Chưa kể phần nhức đầu mới chết. Đầu tiên tưởng chị ấy chỉ nhức đầu khi ra nắng, ừ thì còn hiểu được. Sau một lần đang đi thì mưa đổ xuống chị ấy chạy quắng lên bảo chết, phải mấy giọt mưa vào đầu thì nhức đầu lắm, vẫn còn thông cảm được. Thế là kết luận cả mưa cũng làm chị ấy nhức đầu. Một hôm khác lại ra đường, trời râm mát hoàn toàn, thế mà về đến nhà lại thấy kêu nhức đầu rồi. Thế là mới kết luận là chị ấy cứ ra đường là nhức đầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhưng mà được cái chị ấy chăm chỉ, nhanh nhẹn và chịu khó tiếp thu ý kiến. Thế thôi, những cái khác thích nghi dần. Chứ sau quả giúp việc dân Hà nội gốc nho nhã từ dáng đi giọng nói mắt lúc nào cũng mơ huyền hồi trước thì chị giúp việc này quá được và tớ cũng chả dám mơ mộng gì quá nhiều.

Còn tớ, từ hôm cắt tóc phải tránh đoạn đường có hiệu cắt tóc quen. Nhưng cuối tuần vừa rồi tớ phải dẫn bố con chú Bình Nguyên đi cắt tóc nên ko tránh được. May không có cậu thợ quen ở đấy, nhưng rõ ràng tớ vào để cho hai bố con họ cắt tóc mà cậu thợ có mặt ở đấy lại nhìn tớ rất ái ngại rồi hỏi tớ một câu lãng xẹt "mày có muốn sửa tóc của mày ko?". Nó lại còn dùng từ fix mới lộn ruột. Dù sao thì tớ cũng bám ngay vào từ fix, hy vọng là chỉ fix thôi thì ko nhiều tiền bằng cut. Thế mà cuối cùng vẫn mất chừng ấy tiền. Quân bóc lột, chúng nó cứ sờ vào tóc mình là tính tiền cả cụm rồi.
Trên đường về tiếc tiền ngẩn ngơ, tớ thề với bố chú Bình Nguyên là từ sau sẽ ko bước chân vào chỗ nào rẻ nữa.
Tớ cũng tự hỏi là tớ có nên báo cáo vụ việc cho nhà chức trách để chúng treo bằng cái thằng ôn con dưới chợ Tàu ko...
Mấy ngày rồi mà tóc tớ chả dài ra tí nào. Và đúng như dự đoán, sáng hôm sau ngủ dậy tóc tớ xoè ra 4 phương 8 hướng, gội sấy kiểu gì cũng ko lại. Chẳng nhẽ mỗi lần gội sấy lại ra ngoài hàng chúng nó tính cho 50usd vừa gội vừa sấy thì có mà điên, thà xấu còn hơn.
Người còn ko tiếc (bụng to rồi, trông như cá trứng Nhật Bản), tiếc gì cái tóc.

Sunday, October 21, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 13)




Hôm nọ chú Bình Nguyên trèo vào bồn tắm mẹ chú chuẩn bị sẵn cho chú tắm. Tự dưng mẹ chú thấy chú cứ đứng lom khom kỳ cọ chim, kỳ cọ bẹn xong rồi vòng tay ra đằng sau kỳ cọ cả khe mông, mà cứ kỳ cọ khô như thế vì nước chỉ đến nửa bắp chân chú. Hoá ra người lớn ai làm gì là chú quan sát tất, vì thông thường cho chú vào bồn một cái việc đầu tiên mẹ chú làm là tưới nước kỳ cọ chú đúng theo quá trình như vậy. Tưởng chú chỉ làm một lần rồi thôi, ai ngờ hôm sau chị giúp việc báo cáo lại y hệt. Bây giờ cứ cho chú vào bồn tắm là chú tự kỳ cọ khô như vậy. Cả nhà cứ được phen cười nôn ruột.

Mỗi lần chú Minh đánh chú đau mẹ chú lại quát Minh Minh thì chú Minh mới thả chú ra. Thế là chú tự suy diễn là cứ bị đau quát Minh Minh là hết đau. Chú Minh về từ bao giờ. Thế mà chú Bình Nguyên cứ bị ngã hoặc đâm vào đâu đó là lại tự đứng lên mồm hét Ming Ming. Không hiểu có giải quyết được vấn đề gì ko. Dẫn chú ra ngoài đường, chú đang chạy tự dưng ngã bổ chửng. Chú đứng lên rồi nhưng cứ ngẩn ra vẻ suy nghĩ ngần ngừ, mẹ chú gọi “đi thôi con”, chú vẫn ngần ngừ rồi quyết định chổng mông lấy cái bàn tay mũm mĩm phát đét một cái xuống vỉa hè, mồm hét “Ming” một cái rồi mới thanh thản chạy lon ton theo mẹ.

Dạo này chú nói tạm biệt và vẫy tay khá thuần thục, và chú áp dụng thật triệt để. Bố chú đi làm buổi sáng, chú cầm tay bố chú lon ton đi ra ngoài cửa, quay lại vẫy tay với mẹ “bài bái mamma”. Lúc ở nhà chơi một mình, chú mở cánh cửa tủ, vẫy tay bài bái mamma rồi định chui vào đóng cửa lại. Thế này mà chú tự làm với cái tủ lạnh thì chết tôi.

Ngày nào chú cũng thêm một trò mới, nói thêm một từ mới mà không ai hiểu chú ngấm ngầm học từ bao giờ. Vừa mới từ lá lẩu tạm thời là cavallo tức là ngựa xong, mấy hôm trước chú lại bắt đầu nói măng. Cả nhà lại tại sao lại là măng nhỉ, măng tức là có nghĩa gì, và chưa ai giải thích được.

Nhưng chỉ mấy ngày sau mọi người vỡ lẽ măng tức là chú gọi chị giúp việc tên là Hằng. Chị ấy mà bảo chú làm cái gì chú ko đồng ý, ví dụ đi ngủ, là chú lắc đầu quầy quậy nâu măng tức là không đâu Hằng ạ.

Chị giúp việc hát thế này tuỳnh cầu tuynh câu lít tớ sờ ta, tức là twinkle twinkle little star. Nghe thấy thế bố chú Bình Nguyên nhướn mắt lên một cái, ko nói gì. Mẹ chú thì phát sốt, chú mà nói tiếng Anh giống chị giúp việc thì hỏng hết cả cơm cả cháo.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 13)




Hôm nọ chú Bình Nguyên trèo vào bồn tắm mẹ chú chuẩn bị sẵn cho chú tắm. Tự dưng mẹ chú thấy chú cứ đứng lom khom kỳ cọ chim, kỳ cọ bẹn xong rồi vòng tay ra đằng sau kỳ cọ cả khe mông, mà cứ kỳ cọ khô như thế vì nước chỉ đến nửa bắp chân chú. Hoá ra người lớn ai làm gì là chú quan sát tất, vì thông thường cho chú vào bồn một cái việc đầu tiên mẹ chú làm là tưới nước kỳ cọ chú đúng theo quá trình như vậy. Tưởng chú chỉ làm một lần rồi thôi, ai ngờ hôm sau chị giúp việc báo cáo lại y hệt. Bây giờ cứ cho chú vào bồn tắm là chú tự kỳ cọ khô như vậy. Cả nhà cứ được phen cười nôn ruột.

Mỗi lần chú Minh đánh chú đau mẹ chú lại quát Minh Minh thì chú Minh mới thả chú ra. Thế là chú tự suy diễn là cứ bị đau quát Minh Minh là hết đau. Chú Minh về từ bao giờ. Thế mà chú Bình Nguyên cứ bị ngã hoặc đâm vào đâu đó là lại tự đứng lên mồm hét Ming Ming. Không hiểu có giải quyết được vấn đề gì ko. Dẫn chú ra ngoài đường, chú đang chạy tự dưng ngã bổ chửng. Chú đứng lên rồi nhưng cứ ngẩn ra vẻ suy nghĩ ngần ngừ, mẹ chú gọi “đi thôi con”, chú vẫn ngần ngừ rồi quyết định chổng mông lấy cái bàn tay mũm mĩm phát đét một cái xuống vỉa hè, mồm hét “Ming” một cái rồi mới thanh thản chạy lon ton theo mẹ.

Dạo này chú nói tạm biệt và vẫy tay khá thuần thục, và chú áp dụng thật triệt để. Bố chú đi làm buổi sáng, chú cầm tay bố chú lon ton đi ra ngoài cửa, quay lại vẫy tay với mẹ “bài bái mamma”. Lúc ở nhà chơi một mình, chú mở cánh cửa tủ, vẫy tay bài bái mamma rồi định chui vào đóng cửa lại. Thế này mà chú tự làm với cái tủ lạnh thì chết tôi.

Ngày nào chú cũng thêm một trò mới, nói thêm một từ mới mà không ai hiểu chú ngấm ngầm học từ bao giờ. Vừa mới từ lá lẩu tạm thời là cavallo tức là ngựa xong, mấy hôm trước chú lại bắt đầu nói măng. Cả nhà lại tại sao lại là măng nhỉ, măng tức là có nghĩa gì, và chưa ai giải thích được.

Nhưng chỉ mấy ngày sau mọi người vỡ lẽ măng tức là chú gọi chị giúp việc tên là Hằng. Chị ấy mà bảo chú làm cái gì chú ko đồng ý, ví dụ đi ngủ, là chú lắc đầu quầy quậy nâu măng tức là không đâu Hằng ạ.

Chị giúp việc hát thế này tuỳnh cầu tuynh câu lít tớ sờ ta, tức là twinkle twinkle little star. Nghe thấy thế bố chú Bình Nguyên nhướn mắt lên một cái, ko nói gì. Mẹ chú thì phát sốt, chú mà nói tiếng Anh giống chị giúp việc thì hỏng hết cả cơm cả cháo.

Thursday, October 18, 2007

Black tie dinner




Black tie là một quy định về trang phục trên lý thuyết là dành cho những buổi ăn tối hơi hơi trọng thể. Black tie là tiếng Anh, hoặc đôi khi còn nói dinner jacket, ở Mỹ người ta hay dùng tuxedo hoặc tắt là tux (dân Mỹ kiểu gì cũng tìm được cách nói tắt), nhất là dân ở các bang phía Bắc, dân Ý lại gọi là smoking. Riêng với dân Ý, một bộ smoking có thể hoặc là màu đen hoặc là màu trắng. Nhưng màu trắng chỉ dùng cho ban ngày và trong mùa hè, và cũng càng ngày càng ít xuất hiện. May ra chắc chỉ còn thấy trong những bộ phim mafia đám cưới đại gia đình các mafia nhảy nhót. Còn lại, đại đa số các bộ smoking là màu đen.

Trở lại khái niệm black tie, một bộ black tie (tất nhiên là màu đen) bao gồm áo complet nẹp satin/lụa đen trên ve áo (gọi là dinner jacket), quần nẹp satin/lụa đen ở đường chỉ ngoài (nếu là kiểu Mỹ thì chỉ nẹp một đường, nếu kiểu Âu thì sẽ là hai đường nẹp song song), áo sơ mi trắng may xếp ly giấu khuy trước ngực và cổ nhọn hoắt như tai chó bẻ sang hai bên, nơ đen (tiêu chuẩn là nơ phải may bằng chất liệu thô nhưng trên thực tế người ta dùng cả nơ lụa, nơ satin thậm chí nơ nhung), đai quàng quanh bụng xếp ly bằng satin/lụa đen, và dây đeo quần (thường bằng satin/lụa trắng), tất lụa đen và giầy đen kiểu bóng loáng soi gương được chứ ko phải là giày da bình thường. Nói chung đủ bộ black tie thì cũng khá lỉnh kỉnh mặc dù trên thực tế người ta có quyền bỏ bớt cái nọ cái kia.

Vì có thể bỏ bớt thứ nọ thứ kia nên black tie trên lý thuyết mới chỉ là trọng thể ở mức bình thường. Còn trọng thể hơn nữa phải là white tie, tức là đàn ông phải mặc áo đuôi tôm đằng sau dài tới khoeo chân, gọi là tailcoat, đằng trước cắt xéo ngắn cũn (trông y hệt dế mèn phiêu lưu ký), các quy tắc cũng cực kỳ cứng ngắc và ko cho phép người mặc được sáng tạo hay cải biến gì. Nhưng white tie trên thực tế chỉ được sử dụng khi có buổi lễ đón tiếp cực kỳ trọng thể cấp đứng đầu chính phủ các quốc gia hoặc hoàng gia, đặc biệt hoàng gia Anh với vị nữ hoàng lụ khụ đi đâu cũng đội cái mũ một là tí tẹo chụp sát vào đầu như cái nồi hai là xoè tán như cái mâm toàn ren là ren, già thế rồi mà chưa chịu thoái vị để ông con cũng già lụ khụ đợi mãi ko được tiếp quản ngai vàng, chưa kể còn mấy ông con giời xếp hàng đằng sau.

Chính vì white tie ít dùng như vậy nên trên thực tế ngay cả những nghi lễ trọng thể lắm cũng chỉ dùng đến black tie là cùng. Cùng với đàn ông mặc black tie, phụ nữ có thể mặc cocktail dress (váy ngắn đến đầu gối thường bằng lụa, dùng riêng cho các tiệc cocktail) nếu giờ tiệc là ban ngày, và váy dài đến gót chân (evening dress) nếu giờ tiệc là buổi tối, có người cầu kỳ còn đeo cả găng lụa dài đến khuỷu tay. Đại đa phần evening dress là màu tối, những màu mạnh sặc sỡ chỉ phù hợp cho những buổi nhảy nhót tưng bừng.

Nếu đi dự tiệc trong giấy mời ghi dress code là black tie thì tốt nhất phải ăn mặc cho tử tế. Vì đã đến dự tiệc black tie mà ko biết quy cách ăn mặc thì thể nào cũng bị liếc.

Mấy tuần trước ở khách sạn Waldorf Astoria New York đã diễn ra một buổi tiệc tối black tie như thế do Columbus Citizens Foundation tổ chức để đón vị bộ trưởng Tư pháp Ý sang thăm và cũng là để trao tặng huy chương cho mấy nhân vật Ý có đóng góp to lớn về văn hoá. Cô American Idol Katherine McPhee được mời đến hát, hát ẽo ẹt và phát biểu vô duyên. Không phải tớ khó tính mà là vì cô hát nghe phong phanh cũng thấy giông giống Whitney Houston, nhưng âm vực thì xách dép chạy theo cũng không bằng, trong khi tớ lại là một người hâm mộ giọng hát của Whitney một thời. Phát biểu vô duyên là vì cô bảo cô không phải người Ý, nhưng hồi trước cô cặp bồ với một anh Ý và bây giờ là một anh Hy Lạp, mà Ý với Hy Lạp thì cũng rưa rứa, nên cô cũng cảm thấy cô Italian ra phết. Thế ko vô duyên thì là cái gì, chưa kể những lúc im lặng bí hiểm (thực ra là ấp úng) rồi cười ré lên phá tan sự im lặng làm cử toạ cứ ngơ ngác.

Có khoảng gần 100 bàn, mỗi bàn khoảng 10 người, ăn rào rào như tằm ăn rỗi. Có một chú bốc thăm trúng thưởng tự dưng trúng cái xe Maserati trị giá gần 200,000usd, còn nỗi sung sướng nào bằng. Có 3 người, bao gồm cả vị bộ trưởng tư pháp, được trao huy chương, kèm thêm một cái tượng Columbus bán thân, chắc tượng nặng quá hay sao mà nhận xong thấy người được tặng khệ nệ vác tượng chụp ảnh rồi để luôn đấy. Bố chú Bình Nguyên than thở tượng thế thì hải quan chắc chắn sẽ gây khó dễ lúc mang ra khỏi Mỹ, rồi chúng nó lại bắt lãnh sự quán cầm, rồi chắc chắn lãnh sự quán sẽ dúi vào văn phòng của bố chú bắt bố chú bày.

Tháng 9 tháng 10, có khi kéo dài đến tận cuối năm, ở New York là khoảng thời gian của những chuyến viếng thăm cấp cao. Tiệc black tie rất nhiều. Những buổi tiệc black tie rất thú vị vì đồ ăn ngon, chương trình hay, người ngồi cùng bàn thú vị, lúc về bao giờ cũng có quà đẹp. Ít nhất cũng bõ công đi ra ngoài buổi chiều từ 6h và về đến nhà lúc quá nửa đêm.

Black tie dinner




Black tie là một quy định về trang phục trên lý thuyết là dành cho những buổi ăn tối hơi hơi trọng thể. Black tie là tiếng Anh, hoặc đôi khi còn nói dinner jacket, ở Mỹ người ta hay dùng tuxedo hoặc tắt là tux (dân Mỹ kiểu gì cũng tìm được cách nói tắt), nhất là dân ở các bang phía Bắc, dân Ý lại gọi là smoking. Riêng với dân Ý, một bộ smoking có thể hoặc là màu đen hoặc là màu trắng. Nhưng màu trắng chỉ dùng cho ban ngày và trong mùa hè, và cũng càng ngày càng ít xuất hiện. May ra chắc chỉ còn thấy trong những bộ phim mafia đám cưới đại gia đình các mafia nhảy nhót. Còn lại, đại đa số các bộ smoking là màu đen.

Trở lại khái niệm black tie, một bộ black tie (tất nhiên là màu đen) bao gồm áo complet nẹp satin/lụa đen trên ve áo (gọi là dinner jacket), quần nẹp satin/lụa đen ở đường chỉ ngoài (nếu là kiểu Mỹ thì chỉ nẹp một đường, nếu kiểu Âu thì sẽ là hai đường nẹp song song), áo sơ mi trắng may xếp ly giấu khuy trước ngực và cổ nhọn hoắt như tai chó bẻ sang hai bên, nơ đen (tiêu chuẩn là nơ phải may bằng chất liệu thô nhưng trên thực tế người ta dùng cả nơ lụa, nơ satin thậm chí nơ nhung), đai quàng quanh bụng xếp ly bằng satin/lụa đen, và dây đeo quần (thường bằng satin/lụa trắng), tất lụa đen và giầy đen kiểu bóng loáng soi gương được chứ ko phải là giày da bình thường. Nói chung đủ bộ black tie thì cũng khá lỉnh kỉnh mặc dù trên thực tế người ta có quyền bỏ bớt cái nọ cái kia.

Vì có thể bỏ bớt thứ nọ thứ kia nên black tie trên lý thuyết mới chỉ là trọng thể ở mức bình thường. Còn trọng thể hơn nữa phải là white tie, tức là đàn ông phải mặc áo đuôi tôm đằng sau dài tới khoeo chân, gọi là tailcoat, đằng trước cắt xéo ngắn cũn (trông y hệt dế mèn phiêu lưu ký), các quy tắc cũng cực kỳ cứng ngắc và ko cho phép người mặc được sáng tạo hay cải biến gì. Nhưng white tie trên thực tế chỉ được sử dụng khi có buổi lễ đón tiếp cực kỳ trọng thể cấp đứng đầu chính phủ các quốc gia hoặc hoàng gia, đặc biệt hoàng gia Anh với vị nữ hoàng lụ khụ đi đâu cũng đội cái mũ một là tí tẹo chụp sát vào đầu như cái nồi hai là xoè tán như cái mâm toàn ren là ren, già thế rồi mà chưa chịu thoái vị để ông con cũng già lụ khụ đợi mãi ko được tiếp quản ngai vàng, chưa kể còn mấy ông con giời xếp hàng đằng sau.

Chính vì white tie ít dùng như vậy nên trên thực tế ngay cả những nghi lễ trọng thể lắm cũng chỉ dùng đến black tie là cùng. Cùng với đàn ông mặc black tie, phụ nữ có thể mặc cocktail dress (váy ngắn đến đầu gối thường bằng lụa, dùng riêng cho các tiệc cocktail) nếu giờ tiệc là ban ngày, và váy dài đến gót chân (evening dress) nếu giờ tiệc là buổi tối, có người cầu kỳ còn đeo cả găng lụa dài đến khuỷu tay. Đại đa phần evening dress là màu tối, những màu mạnh sặc sỡ chỉ phù hợp cho những buổi nhảy nhót tưng bừng.

Nếu đi dự tiệc trong giấy mời ghi dress code là black tie thì tốt nhất phải ăn mặc cho tử tế. Vì đã đến dự tiệc black tie mà ko biết quy cách ăn mặc thì thể nào cũng bị liếc.

Mấy tuần trước ở khách sạn Waldorf Astoria New York đã diễn ra một buổi tiệc tối black tie như thế do Columbus Citizens Foundation tổ chức để đón vị bộ trưởng Tư pháp Ý sang thăm và cũng là để trao tặng huy chương cho mấy nhân vật Ý có đóng góp to lớn về văn hoá. Cô American Idol Katherine McPhee được mời đến hát, hát ẽo ẹt và phát biểu vô duyên. Không phải tớ khó tính mà là vì cô hát nghe phong phanh cũng thấy giông giống Whitney Houston, nhưng âm vực thì xách dép chạy theo cũng không bằng, trong khi tớ lại là một người hâm mộ giọng hát của Whitney một thời. Phát biểu vô duyên là vì cô bảo cô không phải người Ý, nhưng hồi trước cô cặp bồ với một anh Ý và bây giờ là một anh Hy Lạp, mà Ý với Hy Lạp thì cũng rưa rứa, nên cô cũng cảm thấy cô Italian ra phết. Thế ko vô duyên thì là cái gì, chưa kể những lúc im lặng bí hiểm (thực ra là ấp úng) rồi cười ré lên phá tan sự im lặng làm cử toạ cứ ngơ ngác.

Có khoảng gần 100 bàn, mỗi bàn khoảng 10 người, ăn rào rào như tằm ăn rỗi. Có một chú bốc thăm trúng thưởng tự dưng trúng cái xe Maserati trị giá gần 200,000usd, còn nỗi sung sướng nào bằng. Có 3 người, bao gồm cả vị bộ trưởng tư pháp, được trao huy chương, kèm thêm một cái tượng Columbus bán thân, chắc tượng nặng quá hay sao mà nhận xong thấy người được tặng khệ nệ vác tượng chụp ảnh rồi để luôn đấy. Bố chú Bình Nguyên than thở tượng thế thì hải quan chắc chắn sẽ gây khó dễ lúc mang ra khỏi Mỹ, rồi chúng nó lại bắt lãnh sự quán cầm, rồi chắc chắn lãnh sự quán sẽ dúi vào văn phòng của bố chú bắt bố chú bày.

Tháng 9 tháng 10, có khi kéo dài đến tận cuối năm, ở New York là khoảng thời gian của những chuyến viếng thăm cấp cao. Tiệc black tie rất nhiều. Những buổi tiệc black tie rất thú vị vì đồ ăn ngon, chương trình hay, người ngồi cùng bàn thú vị, lúc về bao giờ cũng có quà đẹp. Ít nhất cũng bõ công đi ra ngoài buổi chiều từ 6h và về đến nhà lúc quá nửa đêm.

Wednesday, October 17, 2007

Không cái dại nào giống cái dại nào

Đúng là ko cái dại nào giống cái dại nào. Cũng chỉ tại tiếc tiền mà ra.
Trong các chi phí của con gái, mình ghét nhất chi phí cho cắt tóc. Ngày xưa thấy bạn mình cứ dăm bữa nửa tháng lại đi cắt tóc hết mấy trăm mấy chục nghìn mình cứ lác cả mắt. Chậc chậc, tiền đấy để ăn cho béo có phải hơn ko.
Tóc mình cứ để dài thoải mái, sợi nào dài được cứ dài, dài theo hướng nào tốt hướng đấy. Lúc chúng đua nhau mọc dài quá thì gọi điện nhờ đứa bạn cắt hộ, chả mất xu nào. Nó cũng chuyên nghiệp ra phết, nào là cắt lớp trong ngắn hơn lớp ngoài cho cụp, nào là lượn hai bên cho hiền vv và vv.
Thế cho đến lúc rời khỏi Hà nội thì có thể nói mình chả mất xu nào cắt tóc.
Nhưng sang NY thì khác. Tóc dài quá ko thể nhờ thợ nhà cắt được. Mặc dù chồng mình hăng hái để anh cắt cho nhưng mình chối đây đẩy. Ông lại làm đường chéo cánh sẻ từ mép nọ sang mép kia thì chết tôi. Hắn tự ái bảo "em đừng coi thường anh nhé. ngày xưa anh toàn cắt tóc cho bạn gái (số nhiều) anh". Mình lại gật gù "ừ nhưng bạn gái anh có cô nào trông ra hồn, có đi hiệu cắt thì cũng vẫn chả cải thiện được dung nhan nên mới phó mặc tóc tai cho anh". Thế là đùng đùng tức.
Thế là từ khi xuất ngoại mình bắt đầu rụt rè vào hiệu cắt tóc.
Nhưng ở quanh nhà mình cắt tóc đắt chết đi được. Mỗi lần cắt là 120us, chưa kể tiền tip. Với một người chưa bao giờ vào hiệu cắt tóc như mình phải chi món tiền đó thì thà chết còn hơn.
Thế là sau mấy lần đau thương mình quyết xuống chợ Tàu cắt cho rẻ.
Thấy một cửa hàng cắt tóc trông khá xịn, trưng biển Private Salon, sơn trắng toát đèn trần xanh tím có vẻ phong cách, mình bước vào. Một cậu lon ton chạy ra tự xưng là stylist đon đả hỏi mình cắt kiểu gì, mình bảo mình ko biết. Cậu lại bảo thế để cậu lấy catalogue.
Nói là làm. Cậu lấy ra hai quyển catalogue dày cộp, tha hồ cho mình chọn.
Mình ko hiểu biết gì về vấn đề cắt tóc, nhưng mình lại có linh cảm. Không hiểu sao lúc cậu thợ cắt tóc hươ cái kéo lên trước mặt mình mình đã cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ. Và cảm giác đó ám ảnh mình trong suốt thời gian cắt. Cái thằng thợ này hình như vừa cắt vừa tự hỏi "mình đang làm cái gì ý nhỉ" hay sao ấy.
Cuối cùng, sau nửa tiếng, thay vì tóc dài đuổi gấp từ trước ra sau như mình yêu cầu thì nó cắt tóc mình thành ngắn tủn. Vì ngắn quá chẳng còn chỗ nào để đuổi nữa thế là nó làm chỗ toe ra chỗ cụp vào cho xì tin. Ôi trông y hệt Thị Nở. Mình phát khóc lên được.
Mình hét lên "tao có yêu cầu kiểu này đâu" và chìa hình mẫu cho nó xem, nó vội vàng sửa lên sửa xuống, tỉa chỗ nọ tỉa chỗ kia. Sau chừng 15 phút loay hoay thì mình ko chịu nổi nữa, vì đúng là nó làm hỏng tóc mình rồi nhưng vẫn chưa đến độ ko còn gì để mất, mình bảo tao ko cắt nữa. Nó sững sờ "thế mày cứ đi thế này à", "ừ tao cứ đi thế này đấy".
Đến lúc trả tiền thằng ranh con lủi mất. Giá chỉ bằng 1/5 cắt ở khu phố trên. Đúng là của rẻ là của ôi.
Đi ra ngoài đường, những cọng tóc ngắn cũn bay phần phật theo gió, quất rát cả cổ. Khổ lắm từ lâu lắm rồi tóc chẳng có dịp nào ngắn thế.
Lại nghĩ, thôi ko bi quan nữa. So với ngày bé bác mình mỗi lần cắt bộ tóc rễ tre của mình lại quàng quanh cổ mình cái áo mưa nhựa cứng queo, rồi làm một đường thẳng băng từ tai nọ vòng ra trước trán rồi sang tai kia, đằng sau cũng y hệt thế, làm tóc mình lúc nào cũng trông như cái nồi úp ngược, thì thế này là còn kiểu cách chán.
Lại tự nhủ, thôi cứ lờ nó đi dăm bữa nửa tháng nó lại dài. Đen cái là từ hồi có em bé tóc tự nhiên lại dày hẳn ra, nhìn cái đầu cứ toàn tóc là tóc, phát hãi lên được. Đã dày lại còn ngắn, chắc nó sẽ xoè ra như cái nơm mất.
Thôi chả nghĩ nữa, ko thì mất ngủ.


Không cái dại nào giống cái dại nào

Đúng là ko cái dại nào giống cái dại nào. Cũng chỉ tại tiếc tiền mà ra.
Trong các chi phí của con gái, mình ghét nhất chi phí cho cắt tóc. Ngày xưa thấy bạn mình cứ dăm bữa nửa tháng lại đi cắt tóc hết mấy trăm mấy chục nghìn mình cứ lác cả mắt. Chậc chậc, tiền đấy để ăn cho béo có phải hơn ko.
Tóc mình cứ để dài thoải mái, sợi nào dài được cứ dài, dài theo hướng nào tốt hướng đấy. Lúc chúng đua nhau mọc dài quá thì gọi điện nhờ đứa bạn cắt hộ, chả mất xu nào. Nó cũng chuyên nghiệp ra phết, nào là cắt lớp trong ngắn hơn lớp ngoài cho cụp, nào là lượn hai bên cho hiền vv và vv.
Thế cho đến lúc rời khỏi Hà nội thì có thể nói mình chả mất xu nào cắt tóc.
Nhưng sang NY thì khác. Tóc dài quá ko thể nhờ thợ nhà cắt được. Mặc dù chồng mình hăng hái để anh cắt cho nhưng mình chối đây đẩy. Ông lại làm đường chéo cánh sẻ từ mép nọ sang mép kia thì chết tôi. Hắn tự ái bảo "em đừng coi thường anh nhé. ngày xưa anh toàn cắt tóc cho bạn gái (số nhiều) anh". Mình lại gật gù "ừ nhưng bạn gái anh có cô nào trông ra hồn, có đi hiệu cắt thì cũng vẫn chả cải thiện được dung nhan nên mới phó mặc tóc tai cho anh". Thế là đùng đùng tức.
Thế là từ khi xuất ngoại mình bắt đầu rụt rè vào hiệu cắt tóc.
Nhưng ở quanh nhà mình cắt tóc đắt chết đi được. Mỗi lần cắt là 120us, chưa kể tiền tip. Với một người chưa bao giờ vào hiệu cắt tóc như mình phải chi món tiền đó thì thà chết còn hơn.
Thế là sau mấy lần đau thương mình quyết xuống chợ Tàu cắt cho rẻ.
Thấy một cửa hàng cắt tóc trông khá xịn, trưng biển Private Salon, sơn trắng toát đèn trần xanh tím có vẻ phong cách, mình bước vào. Một cậu lon ton chạy ra tự xưng là stylist đon đả hỏi mình cắt kiểu gì, mình bảo mình ko biết. Cậu lại bảo thế để cậu lấy catalogue.
Nói là làm. Cậu lấy ra hai quyển catalogue dày cộp, tha hồ cho mình chọn.
Mình ko hiểu biết gì về vấn đề cắt tóc, nhưng mình lại có linh cảm. Không hiểu sao lúc cậu thợ cắt tóc hươ cái kéo lên trước mặt mình mình đã cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ. Và cảm giác đó ám ảnh mình trong suốt thời gian cắt. Cái thằng thợ này hình như vừa cắt vừa tự hỏi "mình đang làm cái gì ý nhỉ" hay sao ấy.
Cuối cùng, sau nửa tiếng, thay vì tóc dài đuổi gấp từ trước ra sau như mình yêu cầu thì nó cắt tóc mình thành ngắn tủn. Vì ngắn quá chẳng còn chỗ nào để đuổi nữa thế là nó làm chỗ toe ra chỗ cụp vào cho xì tin. Ôi trông y hệt Thị Nở. Mình phát khóc lên được.
Mình hét lên "tao có yêu cầu kiểu này đâu" và chìa hình mẫu cho nó xem, nó vội vàng sửa lên sửa xuống, tỉa chỗ nọ tỉa chỗ kia. Sau chừng 15 phút loay hoay thì mình ko chịu nổi nữa, vì đúng là nó làm hỏng tóc mình rồi nhưng vẫn chưa đến độ ko còn gì để mất, mình bảo tao ko cắt nữa. Nó sững sờ "thế mày cứ đi thế này à", "ừ tao cứ đi thế này đấy".
Đến lúc trả tiền thằng ranh con lủi mất. Giá chỉ bằng 1/5 cắt ở khu phố trên. Đúng là của rẻ là của ôi.
Đi ra ngoài đường, những cọng tóc ngắn cũn bay phần phật theo gió, quất rát cả cổ. Khổ lắm từ lâu lắm rồi tóc chẳng có dịp nào ngắn thế.
Lại nghĩ, thôi ko bi quan nữa. So với ngày bé bác mình mỗi lần cắt bộ tóc rễ tre của mình lại quàng quanh cổ mình cái áo mưa nhựa cứng queo, rồi làm một đường thẳng băng từ tai nọ vòng ra trước trán rồi sang tai kia, đằng sau cũng y hệt thế, làm tóc mình lúc nào cũng trông như cái nồi úp ngược, thì thế này là còn kiểu cách chán.
Lại tự nhủ, thôi cứ lờ nó đi dăm bữa nửa tháng nó lại dài. Đen cái là từ hồi có em bé tóc tự nhiên lại dày hẳn ra, nhìn cái đầu cứ toàn tóc là tóc, phát hãi lên được. Đã dày lại còn ngắn, chắc nó sẽ xoè ra như cái nơm mất.
Thôi chả nghĩ nữa, ko thì mất ngủ.


Mùi khói củi giữa Manhattan

Trưa hôm qua đi ăn ngoài. Ngồi trong tiệm ăn tự dưng lại ngửi thấy mùi khói củi thơm thơm trong không khí se lạnh, lan ra từ lò nướng bánh pizza đốt củi. Lâu lắm mới ngửi thấy mùi khói củi. Hồi bé về quê cứ đến giờ cơm chiều là nóc bếp nhà nào nhà đấy thể nào cũng có những cuộn khói xanh lam bốc lên và mùi khói bếp vương vãi, những thanh củi khô quăn queo cháy rần rật, đầu thò ra còn xèo xèo thứ nhựa cây vàng sậm thơm thơm. Bình yên thật là bình yên. Về sau chỉ còn ngửi thấy mùi củi đốt mỗi dịp Tết nấu bánh chưng. Bây giờ ngay cả lệ gói bánh chưng cũng bỏ. Mười mấy nghìn một cái bánh vuông vắn lá xanh thắm lạt đỏ thắm, muốn ăn loại bao nhiêu thịt bao nhiêu đậu cũng có. Chẳng ai còn mất thời gian ngồi cặm cụi đãi gạo đãi đỗ ngâm cóng cả chân tay trong những ngày giáp Tết lạnh chết người, rồi lại còng lưng ngồi gói mấy chục chiếc và thức suốt đêm canh, ngủ quên một cái có khi nước cạn lửa tắt thì hỏng nồi bánh, mà thành phẩm nhiều khi méo xèo xẹo và vàng ềnh ệch, thua xa bánh mua ngoài hàng.
Thế thì còn ai đốt củi làm gì nữa. Củi đắt rồi, lại ko tiện dụng. Đốt củi rồi tro tống đi đâu cho gọn bây giờ? Chưa kể đất chật người đông lấy đâu ra không gian thoáng đãng để đốt củi, chuông báo cháy ko kêu inh ỏi thì chớ kể, lại còn có khi toét cả mắt vì khói nữa. Bếp điện một thời giờ cũng có mấy ai dùng, vì thường đun chậm, nếu muốn nhanh thì phải là loại bếp hiện đại lắm, lại hay gỉ nhoét vì khí hậu nóng ẩm, ko cẩn thận lại mát điện thì khổ, chưa kể có lúc điện tắt phụt chẳng nhẽ nhịn ăn? Thế nên người người dùng bếp ga nhà nhà dùng bếp ga, vừa oách, vừa nhanh, cũng chẳng tốn kém là bao. Thỉnh thoảng gặp bình ga hoặc bếp ga kém chất lượng nổ đòm một phát thì cũng phiền, nhưng so với mức độ tiện dụng hàng ngày thì cái rủi ro kia rõ ràng chỉ là lẻ tẻ.
Thế nên bây giờ ngửi thấy mùi khói củi giữa Manhattan hiện đại và náo nhiệt này thì ắt hẳn là một sự kiện rung động lắm. Giật mình nhớ lại cảm giác bình yên cũ mỗi khi chiều về nhìn từng cuộn khói lam bốc lên trên những mái bếp và tan vội vào bầu trời đang tà...

Ta bảo "nhớ Tết VN quá", có kẻ gật gù "ừ anh có thể tưởng tượng được". Nhưng ta nghi là ko tưởng tượng được đâu. Mà ta nào có dịp mơ mộng lâu, vì người ngồi bên kia cái bàn, chồng ta đó, đang vừa phùng mang trợn mắt ăn cho xong vừa vén tay áo xem đồng hồ vừa nhăn nhó "chiều nay lại mấy cuộc họp".

Bộ não con người có khả năng tái hiện ký ức phi thường thông qua mùi. Chẳng thế tại sao nếu một ngày đi trên phố, có người lướt qua vương lại một mùi nước hoa quen thuộc, của một người rất thân yêu từ rất xưa, tại sao ta lại giật mình nhớ quay quắt...

Mông thợ quá. Trong xã hội vội vã này mông thợ là một đặc tính quá xa xỉ...

Mùi khói củi giữa Manhattan

Trưa hôm qua đi ăn ngoài. Ngồi trong tiệm ăn tự dưng lại ngửi thấy mùi khói củi thơm thơm trong không khí se lạnh, lan ra từ lò nướng bánh pizza đốt củi. Lâu lắm mới ngửi thấy mùi khói củi. Hồi bé về quê cứ đến giờ cơm chiều là nóc bếp nhà nào nhà đấy thể nào cũng có những cuộn khói xanh lam bốc lên và mùi khói bếp vương vãi, những thanh củi khô quăn queo cháy rần rật, đầu thò ra còn xèo xèo thứ nhựa cây vàng sậm thơm thơm. Bình yên thật là bình yên. Về sau chỉ còn ngửi thấy mùi củi đốt mỗi dịp Tết nấu bánh chưng. Bây giờ ngay cả lệ gói bánh chưng cũng bỏ. Mười mấy nghìn một cái bánh vuông vắn lá xanh thắm lạt đỏ thắm, muốn ăn loại bao nhiêu thịt bao nhiêu đậu cũng có. Chẳng ai còn mất thời gian ngồi cặm cụi đãi gạo đãi đỗ ngâm cóng cả chân tay trong những ngày giáp Tết lạnh chết người, rồi lại còng lưng ngồi gói mấy chục chiếc và thức suốt đêm canh, ngủ quên một cái có khi nước cạn lửa tắt thì hỏng nồi bánh, mà thành phẩm nhiều khi méo xèo xẹo và vàng ềnh ệch, thua xa bánh mua ngoài hàng.
Thế thì còn ai đốt củi làm gì nữa. Củi đắt rồi, lại ko tiện dụng. Đốt củi rồi tro tống đi đâu cho gọn bây giờ? Chưa kể đất chật người đông lấy đâu ra không gian thoáng đãng để đốt củi, chuông báo cháy ko kêu inh ỏi thì chớ kể, lại còn có khi toét cả mắt vì khói nữa. Bếp điện một thời giờ cũng có mấy ai dùng, vì thường đun chậm, nếu muốn nhanh thì phải là loại bếp hiện đại lắm, lại hay gỉ nhoét vì khí hậu nóng ẩm, ko cẩn thận lại mát điện thì khổ, chưa kể có lúc điện tắt phụt chẳng nhẽ nhịn ăn? Thế nên người người dùng bếp ga nhà nhà dùng bếp ga, vừa oách, vừa nhanh, cũng chẳng tốn kém là bao. Thỉnh thoảng gặp bình ga hoặc bếp ga kém chất lượng nổ đòm một phát thì cũng phiền, nhưng so với mức độ tiện dụng hàng ngày thì cái rủi ro kia rõ ràng chỉ là lẻ tẻ.
Thế nên bây giờ ngửi thấy mùi khói củi giữa Manhattan hiện đại và náo nhiệt này thì ắt hẳn là một sự kiện rung động lắm. Giật mình nhớ lại cảm giác bình yên cũ mỗi khi chiều về nhìn từng cuộn khói lam bốc lên trên những mái bếp và tan vội vào bầu trời đang tà...

Ta bảo "nhớ Tết VN quá", có kẻ gật gù "ừ anh có thể tưởng tượng được". Nhưng ta nghi là ko tưởng tượng được đâu. Mà ta nào có dịp mơ mộng lâu, vì người ngồi bên kia cái bàn, chồng ta đó, đang vừa phùng mang trợn mắt ăn cho xong vừa vén tay áo xem đồng hồ vừa nhăn nhó "chiều nay lại mấy cuộc họp".

Bộ não con người có khả năng tái hiện ký ức phi thường thông qua mùi. Chẳng thế tại sao nếu một ngày đi trên phố, có người lướt qua vương lại một mùi nước hoa quen thuộc, của một người rất thân yêu từ rất xưa, tại sao ta lại giật mình nhớ quay quắt...

Mông thợ quá. Trong xã hội vội vã này mông thợ là một đặc tính quá xa xỉ...

Monday, October 15, 2007

Entry for October 15, 2007

Hôm qua thấy Bình Nguyên hết sốt đang mừng. Cứ tưởng thế là xong trận ốm này. Ai ngờ sáng nay tỉnh dậy chú khóc như mưa, mặt nổi mẩn đỏ chi chít như hề, tóc dựng đứng. Cả buổi sáng chú quấy khóc gào thét. Đến gần trưa thì ban đỏ đã lan xuống đến hết bụng. Cả ngày ko làm ăn được gì ngoài ngồi ôm chú dỗ dành. Đúng là con mọn.
Ra cửa sổ ngó xuống đường, tự dưng hôm nay con phố vắng teo, vắng như sáng sớm mùng 1 Tết ra đường. Lá trên cây đã vàng một nửa. Trời lại se se và hưng hửng. Giá mà Bình Nguyên ko ốm mình đã cho chú đi chơi.
Tự dưng mấy hôm nay thấy ngày dài lê thê, ko làm gì cho hết một ngày. Chưa bao giờ có cảm giác này từ hồi nghỉ làm. Chắc tại Bình Nguyên ốm, cứ quanh ra quẩn vào, ko gọi điện được cho ai, ai gọi đến cũng ko nghe được, nói chung ko làm gì được, đừng nói tới chuyện đi đâu, mà chỉ ngồi trông chú, thậm chí đi vào nhà vệ sinh chú cũng đánh đu trên cổ.

Mệt, tự dưng mệt thế ko biết.

Entry for October 15, 2007

Hôm qua thấy Bình Nguyên hết sốt đang mừng. Cứ tưởng thế là xong trận ốm này. Ai ngờ sáng nay tỉnh dậy chú khóc như mưa, mặt nổi mẩn đỏ chi chít như hề, tóc dựng đứng. Cả buổi sáng chú quấy khóc gào thét. Đến gần trưa thì ban đỏ đã lan xuống đến hết bụng. Cả ngày ko làm ăn được gì ngoài ngồi ôm chú dỗ dành. Đúng là con mọn.
Ra cửa sổ ngó xuống đường, tự dưng hôm nay con phố vắng teo, vắng như sáng sớm mùng 1 Tết ra đường. Lá trên cây đã vàng một nửa. Trời lại se se và hưng hửng. Giá mà Bình Nguyên ko ốm mình đã cho chú đi chơi.
Tự dưng mấy hôm nay thấy ngày dài lê thê, ko làm gì cho hết một ngày. Chưa bao giờ có cảm giác này từ hồi nghỉ làm. Chắc tại Bình Nguyên ốm, cứ quanh ra quẩn vào, ko gọi điện được cho ai, ai gọi đến cũng ko nghe được, nói chung ko làm gì được, đừng nói tới chuyện đi đâu, mà chỉ ngồi trông chú, thậm chí đi vào nhà vệ sinh chú cũng đánh đu trên cổ.

Mệt, tự dưng mệt thế ko biết.

Saturday, October 13, 2007

Lại chuyện phim ảnh Việt Nam

Chú Đặng Nhật Minh muốn tranh thủ mùa lá vàng ở New York để quay các phân cảnh tại Mỹ cho bộ phim Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm vào cuối tháng 10, chứ còn bản thân bộ phim thì đến tận tháng 3 năm sau mới bấm máy ở VN. Sau khi mời mình vào một vai trong phim ko được, chị phụ trách phần casting tại Mỹ kiêm phiên dịch đạo diễn, ngày xưa làm mấy phim với mình, lại cứ nằng nặc muốn mình giúp điều phối phòng sản xuất. Vai diễn phải từ chối vì đến tháng 10 thì cái bụng mình đã khá to, còn đâu là dáng thon để vào vai diễn. Tài nghệ diễn xuất của mình thì nhất định ko thuộc thể loại khiến đạo diễn phải sửa kịch bản để mời vào phim bằng được.
Thế nên bây giờ chị giám đốc casting mới nằng nặc nhờ mình giúp phần production. Cũng kẹt chết thôi vì ở bên này tìm được người vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh vừa biết nghề cực khó, ngay cả khi có tiền để thuê. Đoàn VN sang biết nghề thì ko nói được nửa câu tiếng Anh. Bên này người Việt biết tiếng Anh thì nhiều, nhưng lại hầu hết là sinh viên lơ ngơ hoặc làm móng tay móng chân, chẳng biết tí gì về nghề. Mang người vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh vừa thạo nghề từ VN sang thì làm gì có kinh phí. Nói chung là kẹt.
Nhưng phim lại ko quay ở NY mà lại quay ở New Jersey. Đang yên đang lành lại bỏ con đi ở khách sạn một tuần để làm phim. Chị ấy bảo thế thì mang cả con cả giúp việc theo, lúc nào đi quay thì con và giúp việc cứ chơi trong khách sạn, quay xong lại về chơi với con. Hình như chị ấy ko tính đến chuyện ăn uống của con mình hay sao ấy.
Vả lại mình cũng ko ham hố làm phim nữa. Nhìn lại những người mình từng gặp hoặc từng nghe tên từ hồi làm phim nảo nào đến giờ thấy hình như ai cũng làm đạo diễn. Diễn viên cũng bỏ nghề đi làm đạo diễn, phụ trách casting cũng xoay sang làm đạo diễn, thậm chí có anh ngày trước bé như cái kẹo cứ lăng quăng trong đoàn chả hiểu làm chức danh gì thế mà bây giờ cũng đạo diễn mấy phim trước lúc làm thì thấy rùm beng phim ra đến rạp thì thấy chìm nghỉm.
Phim ảnh VN rậm rịch sôi nổi thế mà chẳng thấy ra được bộ phim nào bom tấn cả.
Mình có cậu bạn ngày xưa làm phim cùng. Cậu ấy toàn làm những phim lớn kiểu Star wars, X men, Matrix và nhiều phim danh tiếng khác nữa. Nhưng cứ nhắc đến VN là lại "bọn tao sẽ ko bao giờ đến VN làm phim nữa", vẫn ám chỉ vụ đoàn VN chỉ lo làm quấy quá rồi ăn chênh lệch. Vừa ngượng vừa cú, mà chẳng chửi lại được.

Lại chuyện phim ảnh Việt Nam

Chú Đặng Nhật Minh muốn tranh thủ mùa lá vàng ở New York để quay các phân cảnh tại Mỹ cho bộ phim Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm vào cuối tháng 10, chứ còn bản thân bộ phim thì đến tận tháng 3 năm sau mới bấm máy ở VN. Sau khi mời mình vào một vai trong phim ko được, chị phụ trách phần casting tại Mỹ kiêm phiên dịch đạo diễn, ngày xưa làm mấy phim với mình, lại cứ nằng nặc muốn mình giúp điều phối phòng sản xuất. Vai diễn phải từ chối vì đến tháng 10 thì cái bụng mình đã khá to, còn đâu là dáng thon để vào vai diễn. Tài nghệ diễn xuất của mình thì nhất định ko thuộc thể loại khiến đạo diễn phải sửa kịch bản để mời vào phim bằng được.
Thế nên bây giờ chị giám đốc casting mới nằng nặc nhờ mình giúp phần production. Cũng kẹt chết thôi vì ở bên này tìm được người vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh vừa biết nghề cực khó, ngay cả khi có tiền để thuê. Đoàn VN sang biết nghề thì ko nói được nửa câu tiếng Anh. Bên này người Việt biết tiếng Anh thì nhiều, nhưng lại hầu hết là sinh viên lơ ngơ hoặc làm móng tay móng chân, chẳng biết tí gì về nghề. Mang người vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh vừa thạo nghề từ VN sang thì làm gì có kinh phí. Nói chung là kẹt.
Nhưng phim lại ko quay ở NY mà lại quay ở New Jersey. Đang yên đang lành lại bỏ con đi ở khách sạn một tuần để làm phim. Chị ấy bảo thế thì mang cả con cả giúp việc theo, lúc nào đi quay thì con và giúp việc cứ chơi trong khách sạn, quay xong lại về chơi với con. Hình như chị ấy ko tính đến chuyện ăn uống của con mình hay sao ấy.
Vả lại mình cũng ko ham hố làm phim nữa. Nhìn lại những người mình từng gặp hoặc từng nghe tên từ hồi làm phim nảo nào đến giờ thấy hình như ai cũng làm đạo diễn. Diễn viên cũng bỏ nghề đi làm đạo diễn, phụ trách casting cũng xoay sang làm đạo diễn, thậm chí có anh ngày trước bé như cái kẹo cứ lăng quăng trong đoàn chả hiểu làm chức danh gì thế mà bây giờ cũng đạo diễn mấy phim trước lúc làm thì thấy rùm beng phim ra đến rạp thì thấy chìm nghỉm.
Phim ảnh VN rậm rịch sôi nổi thế mà chẳng thấy ra được bộ phim nào bom tấn cả.
Mình có cậu bạn ngày xưa làm phim cùng. Cậu ấy toàn làm những phim lớn kiểu Star wars, X men, Matrix và nhiều phim danh tiếng khác nữa. Nhưng cứ nhắc đến VN là lại "bọn tao sẽ ko bao giờ đến VN làm phim nữa", vẫn ám chỉ vụ đoàn VN chỉ lo làm quấy quá rồi ăn chênh lệch. Vừa ngượng vừa cú, mà chẳng chửi lại được.

Chú Bình Nguyên ốm




2 ngày 3 đêm chú Bình Nguyên ốm. Chú sốt hầm hập tay chỉ trỏ lung tung và miệng nói lảm nhảm trong cơn mê sảng. Mẹ chú thức gần 3 đêm liền ko dám ngủ, chỉ sợ chợp mắt đi một cái cơn sốt của chú lại tăng lên đến mức nguy hiểm mà mình ngủ say quá ko biết thì chết dở.
Sáng nay, chú đang nằm trong lòng mẹ, chị giúp việc bật nhạc bài La Cucaracha đã thấy chú đụng đậy tay nhẩy, khuỷu tay đưa lên đưa xuống, nhưng chỉ cử động mỗi cánh tay thôi. Thế chứng tỏ chú đã khá hơn. Chưa khá hẳn vì mọi khi nhạc bài này bật lên là chú nhảy văng mạng. Còn mấy hôm ốm nặng thì nhạc có bật to đến mấy chú vẫn nằm im không động đậy.
Vừa mới có phong độ một tí sau trận sốt kịch liệt chú lại gầy sút và xanh xao vàng vọt, đi đứng xiêu vẹo. Thương chú lắm.

Chú Bình Nguyên ốm




2 ngày 3 đêm chú Bình Nguyên ốm. Chú sốt hầm hập tay chỉ trỏ lung tung và miệng nói lảm nhảm trong cơn mê sảng. Mẹ chú thức gần 3 đêm liền ko dám ngủ, chỉ sợ chợp mắt đi một cái cơn sốt của chú lại tăng lên đến mức nguy hiểm mà mình ngủ say quá ko biết thì chết dở.
Sáng nay, chú đang nằm trong lòng mẹ, chị giúp việc bật nhạc bài La Cucaracha đã thấy chú đụng đậy tay nhẩy, khuỷu tay đưa lên đưa xuống, nhưng chỉ cử động mỗi cánh tay thôi. Thế chứng tỏ chú đã khá hơn. Chưa khá hẳn vì mọi khi nhạc bài này bật lên là chú nhảy văng mạng. Còn mấy hôm ốm nặng thì nhạc có bật to đến mấy chú vẫn nằm im không động đậy.
Vừa mới có phong độ một tí sau trận sốt kịch liệt chú lại gầy sút và xanh xao vàng vọt, đi đứng xiêu vẹo. Thương chú lắm.

Thursday, October 11, 2007

Ta phải nghĩ cách (phần 3)

Ta mới ngẫm là ở cùng cái giống đàn ông thật khó chịu, thằng nào cũng thế thôi. Cái gì hồi yêu nhau thấy long lanh có khi về sống cùng lại thấy khó mê nổi. Nếu ta ko biết cách thích nghi thì chả ở được. Mà chả tội gì cau có, khi không làm cuộc sống của mình bớt vui, mà nếu bye bye thì ấn tượng để lại là thoát được con vợ khó chịu, dở hơi à.

Ta vắt chân lên trán suy nghĩ.

Thế rồi trong nhà diễn ra những trật tự mới như sau:

Những file tài liệu, của ta ta dùng, của nó nó dùng. Ta biết tủ file của nó toàn giấy lộn, sắp xếp linh tinh, có khi toàn folder rỗng ruột, dù ở ngoài tủ file của nó rất hoành tráng, folder nào folder ấy đều tăm tắp, bằng chằn chặn, màu sắc rất vui mắt. Nhưng ta cứ làm như ko biết. Trái lại, thỉnh thoảng đi qua tủ của nó ta còn gật gù khen “trông thật là organised” cho nó sướng. Còn file của ta, bên gáy ta ghi rõ ràng tên ta, cộng thêm dòng “Cấm sờ” và ba dấu chấm than. Nó dỗi đến mức độ có lần ta nhờ nó lấy hộ file của ta từ trên giá xuống nó còn bảo ko em đi mà tự lấy, em đã ghi cấm đụng đến thì anh sẽ ko đụng đến. Tốt quá, đúng như ý ta muốn. Giấy tờ nào đến quan trọng mà ta cần phải lưu ý là ta cho vào file của ta, còn lại là của nó, muốn xếp thế nào thì xếp.

Thấy khay đựng tài liệu thư đi thư đến hàng ngày của ta gọn ghẽ vì ngày nào ta cũng xem và giải quyết luôn trong ngày, nó lân la để ghé tài liệu của nó vào. Ta phát hiện ngay. Nhưng ta ko nói gì. Ta lại chuẩn bị cho nó một cái khay khác y hệt, chỉ khác mỗi màu, để ngay cạnh khay của ta và dặn dò kỹ lưỡng. Thấy nó gật gù anh hiểu anh hiểu. Nhưng không nằm ngoài dự đoán của ta, sau một tuần tài liệu của nó tràn ra ngoài khay, tràn xuống bàn, và lại nằm rải rác vô tội vạ khắp nơi như cũ. Lần này ta mới ra tay. Ta tuyên bố cứ một tuần ta dọn khay nó một lần. Giấy tờ cũ ta thấy là ta vứt đi hết, thế nên phải kiểm tra khay hàng ngày, giấy tờ nào quan trọng thì phải giải quyết ngay để còn cho vào file lưu trữ. Lại gật gù anh hiểu anh hiểu. Ta biết là không cho vào tai đâu nhưng ta đã nói trước rồi. Thế nên cứ thấy cái khay đầy lặc lè là ta giở ra vứt đi hết. Có mất cái gì cũng ko kêu được, báo trước rồi mà lại. Vài lần ta thấy nó cặm cụi lục thùng rác lôi ra mấy thứ giấy tờ rồi cất biến. Nhưng ta biết vị rồi, ta mặc kệ, vài tháng sau ta sẽ lại nhìn thấy, ta lại vứt đi, nó nhiều giấy lộn thế làm sao nhớ nổi còn gì mất gì.

Còn chuyện quần áo anh mặc gì buổi sáng ta cũng có cách. Mới đầu ta quân phiệt ra lệnh cấm hỏi vì hỏi làm ta đau đầu. Sáng ra đã đau đầu rồi thì cả ngày làm ăn được gì. Nhưng được mấy hôm thấy mặt mũi nặng trịch cứ định hỏi rồi lại nhớ ra lại im bặt kiểu “ơ cái quần…” (rồi im bặt) hoặc “em có biết…” (và bỏ lửng giữa chừng) thì ta cũng mủi lòng. Thế là ta đổi chiến thuật, các cụ bảo cứng quá thì gẫy. Buổi sáng nghe chuông reo một cái là ta ngồi bật dậy tót xuống nhà dưới, lúc thì xuống chơi với con lúc thì vào phòng ngủ khác đánh tiếp giấc. Thế là đỡ được một việc. Xuống đến nhà quần áo tề chỉnh rồi thì đôi khi ta lại khen cho một câu “phối màu thế này hợp đấy anh ạ” hoặc tâng bốc hơn thì lại còn “ôi hôm nay trông anh bảnh bao như chú rể”, thế là cứ sướng rơn. Đến màn điện thoại anh đâu, ví anh đâu, chìa khoá anh đâu thì mới thử thách, vì đến màn này thì ta ko lỉnh đi đâu được. Thế là ta vận dụng cái tính giả dối nói toàn những câu vô thưởng vô phạt như sau:

- Em ơi, điện thoại anh đâu nhỉ, tối qua anh vừa nghe.

- (ta vẫn tiếp tục internet) Ừ nhỉ đâu nhỉ. Tối qua em cũng thấy anh nghe (héhé)


- Em ơi, em có thấy ví anh đâu ko?

- (ngẩng lên đầy vẻ quan tâm) Không. Lần cuối anh dùng là khi nào? (hehe thế là nó ngồi nghệt mặt suy nghĩ, mấy giây sau thì chắc là cũng chẳng nhớ là đã hỏi ta cái gì)


- Em ơi, chìa khoá anh đâu?

- Chả cần chìa khoá đâu. Anh cứ đi đi, tối về bấm chuông là em xuống mở cửa, anh đỡ phải mở (chả là ông chủ nhà tính cẩn thận khăng khăng cửa ra vào phải khoá 3 khoá nên mỗi lần mở ra đóng vào rất mất thời gian. Nhưng còn lâu ta mới mở, chị giúp việc xuống mà mở. Chị ấy thích quá vì chạy lên xuống cầu thang vừa thể dục vừa được dịp phục vụ ông chủ đi vắng cả ngày)

- (Nó thích quá) cám ơn vợ yêu (híhí)


- Vợ ơi, balô anh đâu nhỉ?

- Em ko biết anh yêu ạ. Lần sau về anh cứ treo trên mắc ấy, mỗi lần chuẩn bị đồ ăn cho anh em cũng ko phải đi tìm (héhé đồ ăn may ra chuẩn bị được tháng/lần)

- (Rất hợp tác) Ừ lần sau về anh sẽ treo lên mắc (rồi tất tả đi tìm balô còn ta thì vẫn blogging mê mải. Ta biết, mồm thì nói thế nhưng rồi lần sau vẫn ko tìm được balô cho mà xem. Nhưng lo trước làm gì, được lần nào hay lần đấy)


Chưa kể nhiều khi ta còn chơi kế hiểm. Liếc mắt thấy nó ăn sáng gần xong ta chủ động hỏi luôn “điện thoại anh đâu ví anh đâu ba lô anh đâu? Anh đừng quên nhé”. Thế là nó lục tục đi tìm, luôn miệng cảm ơn vợ yêu vì nhắc anh, anh rất thích khi em quan tâm đến anh. Ta biết nó vẫn chưa hâm đến mức ta đã hỏi thế rồi mà lại hỏi lại ta nữa.

Cứ thế ta cũng tránh được ối sự bực mình.

Còn những vấn nạn nào nữa nhỉ?

Ta phải nghĩ cách (phần 3)

Ta mới ngẫm là ở cùng cái giống đàn ông thật khó chịu, thằng nào cũng thế thôi. Cái gì hồi yêu nhau thấy long lanh có khi về sống cùng lại thấy khó mê nổi. Nếu ta ko biết cách thích nghi thì chả ở được. Mà chả tội gì cau có, khi không làm cuộc sống của mình bớt vui, mà nếu bye bye thì ấn tượng để lại là thoát được con vợ khó chịu, dở hơi à.

Ta vắt chân lên trán suy nghĩ.

Thế rồi trong nhà diễn ra những trật tự mới như sau:

Những file tài liệu, của ta ta dùng, của nó nó dùng. Ta biết tủ file của nó toàn giấy lộn, sắp xếp linh tinh, có khi toàn folder rỗng ruột, dù ở ngoài tủ file của nó rất hoành tráng, folder nào folder ấy đều tăm tắp, bằng chằn chặn, màu sắc rất vui mắt. Nhưng ta cứ làm như ko biết. Trái lại, thỉnh thoảng đi qua tủ của nó ta còn gật gù khen “trông thật là organised” cho nó sướng. Còn file của ta, bên gáy ta ghi rõ ràng tên ta, cộng thêm dòng “Cấm sờ” và ba dấu chấm than. Nó dỗi đến mức độ có lần ta nhờ nó lấy hộ file của ta từ trên giá xuống nó còn bảo ko em đi mà tự lấy, em đã ghi cấm đụng đến thì anh sẽ ko đụng đến. Tốt quá, đúng như ý ta muốn. Giấy tờ nào đến quan trọng mà ta cần phải lưu ý là ta cho vào file của ta, còn lại là của nó, muốn xếp thế nào thì xếp.

Thấy khay đựng tài liệu thư đi thư đến hàng ngày của ta gọn ghẽ vì ngày nào ta cũng xem và giải quyết luôn trong ngày, nó lân la để ghé tài liệu của nó vào. Ta phát hiện ngay. Nhưng ta ko nói gì. Ta lại chuẩn bị cho nó một cái khay khác y hệt, chỉ khác mỗi màu, để ngay cạnh khay của ta và dặn dò kỹ lưỡng. Thấy nó gật gù anh hiểu anh hiểu. Nhưng không nằm ngoài dự đoán của ta, sau một tuần tài liệu của nó tràn ra ngoài khay, tràn xuống bàn, và lại nằm rải rác vô tội vạ khắp nơi như cũ. Lần này ta mới ra tay. Ta tuyên bố cứ một tuần ta dọn khay nó một lần. Giấy tờ cũ ta thấy là ta vứt đi hết, thế nên phải kiểm tra khay hàng ngày, giấy tờ nào quan trọng thì phải giải quyết ngay để còn cho vào file lưu trữ. Lại gật gù anh hiểu anh hiểu. Ta biết là không cho vào tai đâu nhưng ta đã nói trước rồi. Thế nên cứ thấy cái khay đầy lặc lè là ta giở ra vứt đi hết. Có mất cái gì cũng ko kêu được, báo trước rồi mà lại. Vài lần ta thấy nó cặm cụi lục thùng rác lôi ra mấy thứ giấy tờ rồi cất biến. Nhưng ta biết vị rồi, ta mặc kệ, vài tháng sau ta sẽ lại nhìn thấy, ta lại vứt đi, nó nhiều giấy lộn thế làm sao nhớ nổi còn gì mất gì.

Còn chuyện quần áo anh mặc gì buổi sáng ta cũng có cách. Mới đầu ta quân phiệt ra lệnh cấm hỏi vì hỏi làm ta đau đầu. Sáng ra đã đau đầu rồi thì cả ngày làm ăn được gì. Nhưng được mấy hôm thấy mặt mũi nặng trịch cứ định hỏi rồi lại nhớ ra lại im bặt kiểu “ơ cái quần…” (rồi im bặt) hoặc “em có biết…” (và bỏ lửng giữa chừng) thì ta cũng mủi lòng. Thế là ta đổi chiến thuật, các cụ bảo cứng quá thì gẫy. Buổi sáng nghe chuông reo một cái là ta ngồi bật dậy tót xuống nhà dưới, lúc thì xuống chơi với con lúc thì vào phòng ngủ khác đánh tiếp giấc. Thế là đỡ được một việc. Xuống đến nhà quần áo tề chỉnh rồi thì đôi khi ta lại khen cho một câu “phối màu thế này hợp đấy anh ạ” hoặc tâng bốc hơn thì lại còn “ôi hôm nay trông anh bảnh bao như chú rể”, thế là cứ sướng rơn. Đến màn điện thoại anh đâu, ví anh đâu, chìa khoá anh đâu thì mới thử thách, vì đến màn này thì ta ko lỉnh đi đâu được. Thế là ta vận dụng cái tính giả dối nói toàn những câu vô thưởng vô phạt như sau:

- Em ơi, điện thoại anh đâu nhỉ, tối qua anh vừa nghe.

- (ta vẫn tiếp tục internet) Ừ nhỉ đâu nhỉ. Tối qua em cũng thấy anh nghe (héhé)


- Em ơi, em có thấy ví anh đâu ko?

- (ngẩng lên đầy vẻ quan tâm) Không. Lần cuối anh dùng là khi nào? (hehe thế là nó ngồi nghệt mặt suy nghĩ, mấy giây sau thì chắc là cũng chẳng nhớ là đã hỏi ta cái gì)


- Em ơi, chìa khoá anh đâu?

- Chả cần chìa khoá đâu. Anh cứ đi đi, tối về bấm chuông là em xuống mở cửa, anh đỡ phải mở (chả là ông chủ nhà tính cẩn thận khăng khăng cửa ra vào phải khoá 3 khoá nên mỗi lần mở ra đóng vào rất mất thời gian. Nhưng còn lâu ta mới mở, chị giúp việc xuống mà mở. Chị ấy thích quá vì chạy lên xuống cầu thang vừa thể dục vừa được dịp phục vụ ông chủ đi vắng cả ngày)

- (Nó thích quá) cám ơn vợ yêu (híhí)


- Vợ ơi, balô anh đâu nhỉ?

- Em ko biết anh yêu ạ. Lần sau về anh cứ treo trên mắc ấy, mỗi lần chuẩn bị đồ ăn cho anh em cũng ko phải đi tìm (héhé đồ ăn may ra chuẩn bị được tháng/lần)

- (Rất hợp tác) Ừ lần sau về anh sẽ treo lên mắc (rồi tất tả đi tìm balô còn ta thì vẫn blogging mê mải. Ta biết, mồm thì nói thế nhưng rồi lần sau vẫn ko tìm được balô cho mà xem. Nhưng lo trước làm gì, được lần nào hay lần đấy)


Chưa kể nhiều khi ta còn chơi kế hiểm. Liếc mắt thấy nó ăn sáng gần xong ta chủ động hỏi luôn “điện thoại anh đâu ví anh đâu ba lô anh đâu? Anh đừng quên nhé”. Thế là nó lục tục đi tìm, luôn miệng cảm ơn vợ yêu vì nhắc anh, anh rất thích khi em quan tâm đến anh. Ta biết nó vẫn chưa hâm đến mức ta đã hỏi thế rồi mà lại hỏi lại ta nữa.

Cứ thế ta cũng tránh được ối sự bực mình.

Còn những vấn nạn nào nữa nhỉ?

Khán giả VN rất phò!!!

Hồi trước tớ đi làm, vì làm ở vị trí kiêm PR nên cứ í ới suốt ngày với cánh nhà báo.
Bây giờ bố chú Bình Nguyên hầu như tuần nào cũng mấy lần chường mặt lên báo. Chưa kể có vụ nào báo chí nói láo nói tốt thì bố chú cũng được thông tin hết.
Thế nên đối với cánh nhà báo tớ chẳng phải xa lạ gì.
Nhà báo, họ muốn nói cong nói thẳng gì chẳng được, play with words mà, cuối cùng thì cũng chỉ là nếu có thiện chí thì khen ngợi hoặc tiếc thương, nếu muốn đập thì cho vài câu mang tiếng là trích dẫn mà khổ chủ cứ ngớ ra "ko em có nói thế bao giờ đâu". Túm lại thì cũng chỉ là câu khách. Mà thế cũng đúng thôi, có ai viết bài mà lại ko có muốn có người đọc.
Nhưng mà quả thật có người đi quá xa.
Đang nói về cái vụ kiện tụng của Cô gái Đồ Long đấy. Chả hiểu thông tin CGDL đưa có sai thật hay ko. Người bênh vực thì cứ bảo Phương Thanh đang đi xuống nên muốn tạo scandal, rồi người ta cũng chỉ nói trên blog cá nhân thôi chứ có làm gì đâu mà lại mang thế giới ảo ra kiện ở thế giới thật. Nghe không thể đồng ý được.
Thứ nhất, ngôi sao đi lên rồi đi xuống là chuyện bình thường, có ai ở trên cao mãi được, thậm chí có người còn chẳng bao giờ lên được thì có ai bảo sao. Giả sử PT có đang xuống thật thì cũng đã sao, đi xuống là một chuyện, kiện vì xúc phạm danh dự cá nhân là một chuyện khác.
Thứ hai, dù chỉ là nói nhảm trên blog thôi nhưng CGDL là một blogger lớn, chứ cứ nhỏ xíu như tớ nói thế chứ nói nữa cũng chả ai quan tâm. Blogger lớn tức là có lượng người đọc nhiều mỗi ngày, có khi chả kém gì một tờ báo nhỏ. Nếu viết trong nhật ký cá nhân bí mật của mình, mình tự viết tự đọc ko cho ai xem thì là một nhẽ. Chứ đây để blog của mình Public thì phải chịu trách nhiệm với những thông tin mình đưa là phải rồi. Kêu ai nữa.
Thứ ba, cách tự vệ của CGDL thật là dở người. Đọc một bài báo phỏng vấn cả hai bên ở trên mạng thấy CGDL trả lời yếu xìu, nhưng tớ ko quy kết gì vì đã qua nhà báo tường thuật thì có thể ko còn chính xác nữa, nhất là khi nhà báo về phe PT. Nhưng được bạn gửi đường link của chính CGDL (chứ còn bản thân tớ chả hơi đâu tớ đi tìm đọc), đọc chính những gì cô ấy viết thì vẫn thấy cô ấy dở người. Nếu đã tin mình đúng thì việc gì phải gỡ entry, thiện chí và hoà nhã nỗi gì. Nếu tin mình chẳng làm gì sai thì sao lại trình bày kể khổ là suy nghĩ hai ngày phát cả sốt rồi mới ra được quyết định khó khăn này nọ. Rồi còn nhắc tới bao công lao cống hiến bằng khen vv. Hoàn toàn không thuyết phục. Cống hiến là một chuyện, ko phải cứ cống hiến là muốn nói gì cũng được. Cống hiến thì được ghi nhận, còn nếu đưa thông tin sai ảnh hưởng đến người khác thì phải xin lỗi.
Tớ cũng đọc qua vài entry của CGDL và chẳng thấy gì đặc biệt. Cách hành văn ko sắc sảo, đọc ko sướng, nội dung cũng chẳng có gì, may ra thu hút được những người hiếu kỳ thích soi mói đời tư của người nổi tiếng. Có đứa bạn học cũ cũng làm báo nói thế mà đúng, ko biết trích dẫn của ai, "khán giả VN rất phò".
Cứ kiện đi PT ạ, dở hơi cũng kiện. Cứ phải một lần dở hơi thiên hạ mới dè chừng. May mà có những người dở hơi như thế xã hội mới bớt nhốn nháo. CGDL ko phải là người duy nhất làm khán giả náo loạn, chỉ là người đầu tiên ko may mà thôi.
Lại nghĩ, cứ nhỏ xíu xiu như mình lại sống khoẻ.
Lại chú thích nữa, tớ cũng là một khán giả VN. Đôi lúc tớ cũng thấy tớ rất phò.

Khán giả VN rất phò!!!

Hồi trước tớ đi làm, vì làm ở vị trí kiêm PR nên cứ í ới suốt ngày với cánh nhà báo.
Bây giờ bố chú Bình Nguyên hầu như tuần nào cũng mấy lần chường mặt lên báo. Chưa kể có vụ nào báo chí nói láo nói tốt thì bố chú cũng được thông tin hết.
Thế nên đối với cánh nhà báo tớ chẳng phải xa lạ gì.
Nhà báo, họ muốn nói cong nói thẳng gì chẳng được, play with words mà, cuối cùng thì cũng chỉ là nếu có thiện chí thì khen ngợi hoặc tiếc thương, nếu muốn đập thì cho vài câu mang tiếng là trích dẫn mà khổ chủ cứ ngớ ra "ko em có nói thế bao giờ đâu". Túm lại thì cũng chỉ là câu khách. Mà thế cũng đúng thôi, có ai viết bài mà lại ko có muốn có người đọc.
Nhưng mà quả thật có người đi quá xa.
Đang nói về cái vụ kiện tụng của Cô gái Đồ Long đấy. Chả hiểu thông tin CGDL đưa có sai thật hay ko. Người bênh vực thì cứ bảo Phương Thanh đang đi xuống nên muốn tạo scandal, rồi người ta cũng chỉ nói trên blog cá nhân thôi chứ có làm gì đâu mà lại mang thế giới ảo ra kiện ở thế giới thật. Nghe không thể đồng ý được.
Thứ nhất, ngôi sao đi lên rồi đi xuống là chuyện bình thường, có ai ở trên cao mãi được, thậm chí có người còn chẳng bao giờ lên được thì có ai bảo sao. Giả sử PT có đang xuống thật thì cũng đã sao, đi xuống là một chuyện, kiện vì xúc phạm danh dự cá nhân là một chuyện khác.
Thứ hai, dù chỉ là nói nhảm trên blog thôi nhưng CGDL là một blogger lớn, chứ cứ nhỏ xíu như tớ nói thế chứ nói nữa cũng chả ai quan tâm. Blogger lớn tức là có lượng người đọc nhiều mỗi ngày, có khi chả kém gì một tờ báo nhỏ. Nếu viết trong nhật ký cá nhân bí mật của mình, mình tự viết tự đọc ko cho ai xem thì là một nhẽ. Chứ đây để blog của mình Public thì phải chịu trách nhiệm với những thông tin mình đưa là phải rồi. Kêu ai nữa.
Thứ ba, cách tự vệ của CGDL thật là dở người. Đọc một bài báo phỏng vấn cả hai bên ở trên mạng thấy CGDL trả lời yếu xìu, nhưng tớ ko quy kết gì vì đã qua nhà báo tường thuật thì có thể ko còn chính xác nữa, nhất là khi nhà báo về phe PT. Nhưng được bạn gửi đường link của chính CGDL (chứ còn bản thân tớ chả hơi đâu tớ đi tìm đọc), đọc chính những gì cô ấy viết thì vẫn thấy cô ấy dở người. Nếu đã tin mình đúng thì việc gì phải gỡ entry, thiện chí và hoà nhã nỗi gì. Nếu tin mình chẳng làm gì sai thì sao lại trình bày kể khổ là suy nghĩ hai ngày phát cả sốt rồi mới ra được quyết định khó khăn này nọ. Rồi còn nhắc tới bao công lao cống hiến bằng khen vv. Hoàn toàn không thuyết phục. Cống hiến là một chuyện, ko phải cứ cống hiến là muốn nói gì cũng được. Cống hiến thì được ghi nhận, còn nếu đưa thông tin sai ảnh hưởng đến người khác thì phải xin lỗi.
Tớ cũng đọc qua vài entry của CGDL và chẳng thấy gì đặc biệt. Cách hành văn ko sắc sảo, đọc ko sướng, nội dung cũng chẳng có gì, may ra thu hút được những người hiếu kỳ thích soi mói đời tư của người nổi tiếng. Có đứa bạn học cũ cũng làm báo nói thế mà đúng, ko biết trích dẫn của ai, "khán giả VN rất phò".
Cứ kiện đi PT ạ, dở hơi cũng kiện. Cứ phải một lần dở hơi thiên hạ mới dè chừng. May mà có những người dở hơi như thế xã hội mới bớt nhốn nháo. CGDL ko phải là người duy nhất làm khán giả náo loạn, chỉ là người đầu tiên ko may mà thôi.
Lại nghĩ, cứ nhỏ xíu xiu như mình lại sống khoẻ.
Lại chú thích nữa, tớ cũng là một khán giả VN. Đôi lúc tớ cũng thấy tớ rất phò.

Tuesday, October 9, 2007

Diễu hành ngày Columbus




Hôm qua là một ngày bận rộn.
Buổi sáng đi xem diễu hành ngày Columbus trên đường 5. Mỗi năm một lần Columbus Citizens Foundation lại tổ chức cuộc diễu hành rầm rộ này để biểu dương tinh thần Ý. Mình chẳng muốn đi lắm nhưng muốn cho chú Bình Nguyên đi xem vì biết chắc chắn là chú sẽ thích. Chú cứ trố mắt khi nhìn thấy từng đoàn xe Ferrari, Lamborghini và Maserati diễu qua. Ngồi trên khán đài danh dự mà chú cứ hét car papa inh ỏi. Lúc đoàn của bố chú đến nơi chú còn hét papa làm bố chú nhớn nhác, chú đứng hẳn lên trên ghế gọi, tay vẫy cờ. Nhắng nhất là lúc mở đầu, lực lượng cảnh sát NY diễu hành trên ngựa. Chỉ có 5 con thôi, nhưng đúng lúc đi đến khán đài danh dự, ngay trước thảm đỏ thì tận 4 chú ngựa ỉa, làm cho hai nhân viên đẩy thùng đi sau để nhặt phân ngựa được phen hót mệt nghỉ.
Đoàn của bố chú Bình Nguyên đến nơi. Mấy vị cốp được đám vệ sĩ o bế, cứ từng tốp vệ sĩ cao to kính râm đi xúm xít xung quanh, nhân vật quan trọng đi lom khom ở bên trong. Bố chú Bình Nguyên thì đi tung tăng ở bên ngoài chả có thằng nào bảo vệ. Thị trưởng New York cũng đi diễu hành, hớn ha hớn hở. Năm ngoái còn thấy cả Hillary Clinton. Các chính trị gia luôn luôn lợi dụng dịp này để kiếm thêm ít phiếu bầu.
Đúng đến màn ca nhạc hay thì chú Bình Nguyên bắt đầu khóc vì bố chú lại phải đi, mẹ chú dỗ mãi chú ko nín đành phải cho chú về. Ra đến bên ngoài, đi nghênh ngang, cầm máy ảnh vẫy chào đoàn diễu hành đang đi dọc theo vỉa hè mặt chú tươi hơn hớn lại ngay. Chỉ có điều chú làm rơi máy ảnh đánh chát một cái, móp cả một góc.
Năm nay những cô ngồi trên xe diễu hành khá xinh. Chả bù năm ngoái có một cô ngực như hai quả bóng đua ra phía trước, mũi to đùng. Bố chú ngắm xong còn bình luận "giá mà nó dùng tiền độn ngực để đi sửa mũi thì có lẽ tốt hơn".
Cứ suốt ngày bảo mẹ chú ăn nói nhăng nhít chứ thực ra bố chú cũng chả được câu nào tử tế.
Về nhà thả chú Bình Nguyên một cái mẹ chú lại vội vã đi ăn trưa cùng một cậu bạn. Xong lại chạy sô đến nhà một bà bạn để bơi. Đi bơi vì dạo này thấy lưng mình tự dưng lại còng xuống vì tuổi tác hay vì cái gì ko biết. Lâu lắm chẳng vận động, bơi có mấy vòng quanh bể mà nhức hết cả xương.
Chết rồi mình già thật rồi, chẳng mấy chốc lưng lại lòng khòng vai xuôi xuôi ngực lép bụng phưỡn thì còn gì là dáng đẹp.




Diễu hành ngày Columbus




Hôm qua là một ngày bận rộn.
Buổi sáng đi xem diễu hành ngày Columbus trên đường 5. Mỗi năm một lần Columbus Citizens Foundation lại tổ chức cuộc diễu hành rầm rộ này để biểu dương tinh thần Ý. Mình chẳng muốn đi lắm nhưng muốn cho chú Bình Nguyên đi xem vì biết chắc chắn là chú sẽ thích. Chú cứ trố mắt khi nhìn thấy từng đoàn xe Ferrari, Lamborghini và Maserati diễu qua. Ngồi trên khán đài danh dự mà chú cứ hét car papa inh ỏi. Lúc đoàn của bố chú đến nơi chú còn hét papa làm bố chú nhớn nhác, chú đứng hẳn lên trên ghế gọi, tay vẫy cờ. Nhắng nhất là lúc mở đầu, lực lượng cảnh sát NY diễu hành trên ngựa. Chỉ có 5 con thôi, nhưng đúng lúc đi đến khán đài danh dự, ngay trước thảm đỏ thì tận 4 chú ngựa ỉa, làm cho hai nhân viên đẩy thùng đi sau để nhặt phân ngựa được phen hót mệt nghỉ.
Đoàn của bố chú Bình Nguyên đến nơi. Mấy vị cốp được đám vệ sĩ o bế, cứ từng tốp vệ sĩ cao to kính râm đi xúm xít xung quanh, nhân vật quan trọng đi lom khom ở bên trong. Bố chú Bình Nguyên thì đi tung tăng ở bên ngoài chả có thằng nào bảo vệ. Thị trưởng New York cũng đi diễu hành, hớn ha hớn hở. Năm ngoái còn thấy cả Hillary Clinton. Các chính trị gia luôn luôn lợi dụng dịp này để kiếm thêm ít phiếu bầu.
Đúng đến màn ca nhạc hay thì chú Bình Nguyên bắt đầu khóc vì bố chú lại phải đi, mẹ chú dỗ mãi chú ko nín đành phải cho chú về. Ra đến bên ngoài, đi nghênh ngang, cầm máy ảnh vẫy chào đoàn diễu hành đang đi dọc theo vỉa hè mặt chú tươi hơn hớn lại ngay. Chỉ có điều chú làm rơi máy ảnh đánh chát một cái, móp cả một góc.
Năm nay những cô ngồi trên xe diễu hành khá xinh. Chả bù năm ngoái có một cô ngực như hai quả bóng đua ra phía trước, mũi to đùng. Bố chú ngắm xong còn bình luận "giá mà nó dùng tiền độn ngực để đi sửa mũi thì có lẽ tốt hơn".
Cứ suốt ngày bảo mẹ chú ăn nói nhăng nhít chứ thực ra bố chú cũng chả được câu nào tử tế.
Về nhà thả chú Bình Nguyên một cái mẹ chú lại vội vã đi ăn trưa cùng một cậu bạn. Xong lại chạy sô đến nhà một bà bạn để bơi. Đi bơi vì dạo này thấy lưng mình tự dưng lại còng xuống vì tuổi tác hay vì cái gì ko biết. Lâu lắm chẳng vận động, bơi có mấy vòng quanh bể mà nhức hết cả xương.
Chết rồi mình già thật rồi, chẳng mấy chốc lưng lại lòng khòng vai xuôi xuôi ngực lép bụng phưỡn thì còn gì là dáng đẹp.




Đi mua giày ở Saks




Mấy hôm nay cứ thấy chán chán. Thế là mới đi loanh quanh khắp nhà tìm đồ để vứt. Trước tiên là mở tủ giày của bản thân ra, săm soi thải loại. Tất cả những đôi lâu rồi ko đi, hoặc đi đã cũ đều phải vứt hết. Có mấy đôi mua từ hồi trước khi phẫu thuật chân, hơi kích nhưng thích quá, vả lại lý luận rằng sau khi phẫu thuật chân sẽ xinh như chân cô Tấm nên cứ mua đại. Ai ngờ phẫu thuật xong rồi chân lại tăng một cỡ, thế là phải bỏ đi hết, tiếc hùi hụi.

Đang loay hoay trong đống giày, chị giúp việc thì đang thử mấy đôi vào chân, tự dưng lại nghe chú Bình Nguyên cất cái giọng thanh thanh “bài bái mamma”, vẫy vẫy tay và hôn gió chùn chụt, nhìn xuống chân chú thì giời ạ chú đã kịp xỏ chân vào đôi guốc cao gót, ngón chân bé xíu hồng hồng toè ra xuệch xoạc, và loạng choạng bước đi. Chú cũng đi lộp cộp được ra đến bếp rồi vòng lại, điệu bộ tự hào ko thể tả.

Xong tủ giày của mình mình bèn tấn công sang tủ giày của bố chú Bình Nguyên. Bố chú Bình Nguyên thấy mình lượn vè vè quanh tủ giày nghiêng ngó thì sợ run cầm cập “thôi em cứ đợi mấy ngày cho anh xong đợt bận bịu này rồi anh sẽ tự soạn giày của anh và vứt bớt, em cứ nghỉ ngơi đi”. Mình hừm hừm, mình ko tin được, quả đấy mà tự nguyện vứt đi cái gì thì có mà trời sụp. Bắt vứt đi cái gì thì mặt trông cứ tiếc đứt ruột, như kiểu chỉ muốn ôm lấy cái đồ đạc phải vứt đi mà khóc.

Chiều nay tự dưng thấy hứng lên phơi phới mới rủ chị giúp việc đi mua giày, lại địa chỉ ruột Saks Fifth Avenue. Gặp thằng nhân viên đến là nhiệt tình, nó mang cho mình thử phải gần 20 đôi, bày la liệt trên sàn. Chọn đi chọn lại cũng được 4 đôi. Không đẹp như ý mình muốn nhưng được cái thoải mái. Mình cứ nhìn mấy đôi của Christian Louboutin mà bái phục. Cao khấp khểnh y như cà kheo. Ai đi được thì đúng là bái phục. Bây giờ mình già cả rồi, đuối sức, lại thêm tiệc tùng quá nhiều, ko thể đi những đôi cảnh vẻ tra tấn chân hại xương sống như hồi trước được. Dù sao thì mình cũng ko muốn mấy chục năm nữa già chát rồi lại phải phẫu thuật lại chân. Trong lúc mình chọn giày thử giày thì chú Bình Nguyên đã kịp làm quen với toàn bộ nhân viên bán hàng xung quanh, còn chị giúp việc thì ngáp ngắn ngáp dài nước mắt lưng tròng.

Mình ko trả tiền ngay vì ko mang theo thẻ miễn thuế. Bảo thằng nhân viên là tao đặt cọc để mày giữ giày cho tao mai tao qua lấy. Nó bảo đừng lo tao sẽ giữ cho mày, ko phải đặt cọc. Hoá đơn giày chóng mặt. Tự an ủi thôi mai mang cái thẻ miễn thuế đến may ra còn gỡ gạc lại tí chút.

Thằng nhân viên gặp khớ mặt cứ tươi hơn hớn như hoa.