Monday, June 30, 2008

Quyết tâm cao hơn ngọn cỏ!!!

Mấy ngày nay quyết tâm ráo riết đi tập thể dục để lấy lại vóc dáng ngày lào.

Sáng hôm nay, tớ dặn chị giúp việc “hôm nay chị cho em ăn trưa đúng 11h30 để 1h chiều em đi tập”.

Chị ấy chuẩn bị nấu nướng ráo riết. Đúng 11h30 chị ấy bày ra cho tớ một bát phở to đùng.

Ăn xong tự dưng thấy người mệt lả . Bụng thì như cái trống. Tớ mới bảo chị giúp việc “em đi ngủ đây”.

Chị ấy phì cười, nói với Bình Nguyên và Lila “mẹ mày quyết tâm cao hơn ngọn cỏ”.

Tớ bảo ‘chị biết em đi tập rồi mà chị bắt em ăn bát phở to thế. No thế này đi tập chỉ có hại chứ chả có lợi gì. Thôi để chiều em đi mát xa thì tác dụng cũng tương tự”.

Rồi chị giúp việc và Bình Nguyên chơi bắn nhau. Hai bác cháu lấy tay giả vờ làm súng lục, bắn bùm chéo bùm chéo loạn hết cả nhà.

Chị giúp việc hô “Bác bắn vào đít Lê”.

Chú Bình Nguyên hô lại ‘Lê bắn vào đít Lila”.

Đang bắn vào đít nhau thế thì chị ấy phát hiện đít quần chú Bình Nguyên ướt sũng. Chắc tại chú vừa chơi xong bát phở to uỵch, lại tu thêm bình nước lọc, nên cái bỉm không chống đỡ nổi.

Chị ấy lôi Bình Nguyên đi thay bỉm. Giở chú ra, chị ấy kêu ầm lên, câu cảm thán quen thuộc Âu mai gót sờ, tức Oh my God, tức ối giời ơi.

Mình buồn cười quá, bảo “chị trông hai đứa cho em, em chạy lên nhà 15 phút”

Chị ấy cười phá lên, ra vẻ hiểu ý “lại tào tháo đuổi chứ gì”.

Nhưng thực ra là mình thấy chị ấy hài hước quá nên lên nhà ngồi viết blog 15 phút. Chính là cái entry này đây.

Quyết tâm cao hơn ngọn cỏ!!!

Mấy ngày nay quyết tâm ráo riết đi tập thể dục để lấy lại vóc dáng ngày lào.

Sáng hôm nay, tớ dặn chị giúp việc “hôm nay chị cho em ăn trưa đúng 11h30 để 1h chiều em đi tập”.

Chị ấy chuẩn bị nấu nướng ráo riết. Đúng 11h30 chị ấy bày ra cho tớ một bát phở to đùng.

Ăn xong tự dưng thấy người mệt lả . Bụng thì như cái trống. Tớ mới bảo chị giúp việc “em đi ngủ đây”.

Chị ấy phì cười, nói với Bình Nguyên và Lila “mẹ mày quyết tâm cao hơn ngọn cỏ”.

Tớ bảo ‘chị biết em đi tập rồi mà chị bắt em ăn bát phở to thế. No thế này đi tập chỉ có hại chứ chả có lợi gì. Thôi để chiều em đi mát xa thì tác dụng cũng tương tự”.

Rồi chị giúp việc và Bình Nguyên chơi bắn nhau. Hai bác cháu lấy tay giả vờ làm súng lục, bắn bùm chéo bùm chéo loạn hết cả nhà.

Chị giúp việc hô “Bác bắn vào đít Lê”.

Chú Bình Nguyên hô lại ‘Lê bắn vào đít Lila”.

Đang bắn vào đít nhau thế thì chị ấy phát hiện đít quần chú Bình Nguyên ướt sũng. Chắc tại chú vừa chơi xong bát phở to uỵch, lại tu thêm bình nước lọc, nên cái bỉm không chống đỡ nổi.

Chị ấy lôi Bình Nguyên đi thay bỉm. Giở chú ra, chị ấy kêu ầm lên, câu cảm thán quen thuộc Âu mai gót sờ, tức Oh my God, tức ối giời ơi.

Mình buồn cười quá, bảo “chị trông hai đứa cho em, em chạy lên nhà 15 phút”

Chị ấy cười phá lên, ra vẻ hiểu ý “lại tào tháo đuổi chứ gì”.

Nhưng thực ra là mình thấy chị ấy hài hước quá nên lên nhà ngồi viết blog 15 phút. Chính là cái entry này đây.

Sunday, June 29, 2008

But we've wander'd mony a weary fit...




Bộ phim Sex and the City đã ra cả tháng nay rồi, thứ bẩy vừa rồi mới có thời gian đi xem.

Nếu không ở New York sẽ khó có thể đánh giá cao bộ phim. Vì có thể là sến, có thể là sáo rỗng, có thể là phù phiếm, vì toàn yêu đương mùi mẫn, quyết cưới rồi chạy mất, rồi giày, váy, kính, túi, bar, nhà hàng vv và vv

Nhưng nếu ở New York sẽ hiểu tất cả những tình tiết trong phim là có thật.

Cách đây nhiều năm, rất ghét Auld Lang Syne, phiên bản English, vì nghe cứ nhong nhong như phi ngựa

Thế mà xem đến bộ phim này, nghe Auld Lang Syne phiên bản Scottish, thấy hay không chịu nổi.

http://youtube.com/watch?v=1OspahAAHdo&feature=related

We twa hae paidl’d in the burn

Frae morning sun till dine

But seas between us braid hae roar’d

Sin’ auld lang syne

Mà tiếng Anh sẽ thành

We two have paddled in the stream

From morning sun till dine (till dinner time)

But seas between us broad have roared

Since auld lang syne ( long long ago)


Nếu là đêm giao thừa

Nếu chỉ có một mình

nếu nghe thấy bài hát này

thì nỗi cô đơn sẽ trở nên ko chịu đựng nổi.


P.S Jason Lewis, đẹp trai đến nỗi mình mất cả ngủ!!!

But we've wander'd mony a weary fit...




Bộ phim Sex and the City đã ra cả tháng nay rồi, thứ bẩy vừa rồi mới có thời gian đi xem.

Nếu không ở New York sẽ khó có thể đánh giá cao bộ phim. Vì có thể là sến, có thể là sáo rỗng, có thể là phù phiếm, vì toàn yêu đương mùi mẫn, quyết cưới rồi chạy mất, rồi giày, váy, kính, túi, bar, nhà hàng vv và vv

Nhưng nếu ở New York sẽ hiểu tất cả những tình tiết trong phim là có thật.

Cách đây nhiều năm, rất ghét Auld Lang Syne, phiên bản English, vì nghe cứ nhong nhong như phi ngựa

Thế mà xem đến bộ phim này, nghe Auld Lang Syne phiên bản Scottish, thấy hay không chịu nổi.

http://youtube.com/watch?v=1OspahAAHdo&feature=related

We twa hae paidl’d in the burn

Frae morning sun till dine

But seas between us braid hae roar’d

Sin’ auld lang syne

Mà tiếng Anh sẽ thành

We two have paddled in the stream

From morning sun till dine (till dinner time)

But seas between us broad have roared

Since auld lang syne ( long long ago)


Nếu là đêm giao thừa

Nếu chỉ có một mình

nếu nghe thấy bài hát này

thì nỗi cô đơn sẽ trở nên ko chịu đựng nổi.


P.S Jason Lewis, đẹp trai đến nỗi mình mất cả ngủ!!!

Friday, June 27, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 37)




Chị giúp việc lôi chú Bình Nguyên đi thay bỉm. Thay xong, chú mang bỉm của chú đi vứt rồi quay qua chị giúp việc, chú túm chun quần chị ấy kéo xuống, mồm chú bảo “thay bỉm”. Chị giúp việc tay giữ quần miệng kêu ầm ĩ “ko tao làm gì có bỉm mà thay”

Buông chị giúp việc ra, chú chạy ra chỗ em gái, ghé mũi ngửi bỉm của em, rồi quay ra bảo mẹ “mamma, Lila mùi ẹc”. Không hiểu chị giúp việc dạy chú thế nào, cứ thấy mùi gì không thích hoặc cái gì chú không thích ăn là chú ẹc cho một phát.

Chị giúp việc thích mặc áo bó. Không hiểu có phải vì chị ấy béo quá không mà áo rách luôn một lỗ ở nách. Cả nhà chả ai nhìn thấy. Chị ấy cũng chẳng nhìn thấy, cứ lượn ra lượn vào với cái áo rách nách như thế. Mỗi chú Bình Nguyên nhìn thấy, chú giơ ngón tay be bé xinh xinh chọc vào nách chị ấy mồm kêu “bác, lốt tô” (tức là rotto tiếng Ý, tức là hỏng). Chú tinh mắt lắm ấy, cái gì cũng nhận ra hết.

Chị giúp việc nói gì chú cũng nhại lại được ngay. Chị ấy chửi yêu chú là “cha mày” chú ra bảo Lila “cha mày”. Chị giúp việc bảo “Lê cẩn thận ngồi kiểu thế rách chim bây giờ” thì chú cũng gật đầu phụ hoạ “Lê rách chim, Lê đau Lê khóc a a a”. Chị ấy bảo “thằng này, như con vẹt” thì chú chạy lại chỗ mẹ chú chú bảo “Mamma, Lê là con vẹt”. Chưa kể thỉnh thoảng lại “mamma, (chỉ chỉ tay vào ngực, đầu gật gật) Lê là chó cún”.

Chị giúp việc than “Ale ơi bác già bác mệt, bác đau lưng quá”. Nghe thấy thế chú vội vàng chạy ra sau lưng chị giúp việc, đấm lưng cho chị ấy bồm bộp. Được 3 quả chú rướn cổ ra đằng trước hỏi “hết chưa?”.

Sáng hôm nọ, chị giúp việc cứ lịm cả người khi chú làm cho một tràng “Lê mỏi Lê mệt Lê già rồi Lê chết mất thôi”. Chưa ai kịp nói gì, chú đã giải thích “Lê giống bác” (ý là bác Hằng giúp việc, chị ấy cũng rất hay than như thế)

Bây giờ chú nói được cả câu rồi, chú bảo mẹ chú “Mẹ G ơi, Lê iêu mẹ nắm”.

Thế là mẹ chú đang làm gì cũng phải dừng lại để hôn chú 15 phút

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 37)




Chị giúp việc lôi chú Bình Nguyên đi thay bỉm. Thay xong, chú mang bỉm của chú đi vứt rồi quay qua chị giúp việc, chú túm chun quần chị ấy kéo xuống, mồm chú bảo “thay bỉm”. Chị giúp việc tay giữ quần miệng kêu ầm ĩ “ko tao làm gì có bỉm mà thay”

Buông chị giúp việc ra, chú chạy ra chỗ em gái, ghé mũi ngửi bỉm của em, rồi quay ra bảo mẹ “mamma, Lila mùi ẹc”. Không hiểu chị giúp việc dạy chú thế nào, cứ thấy mùi gì không thích hoặc cái gì chú không thích ăn là chú ẹc cho một phát.

Chị giúp việc thích mặc áo bó. Không hiểu có phải vì chị ấy béo quá không mà áo rách luôn một lỗ ở nách. Cả nhà chả ai nhìn thấy. Chị ấy cũng chẳng nhìn thấy, cứ lượn ra lượn vào với cái áo rách nách như thế. Mỗi chú Bình Nguyên nhìn thấy, chú giơ ngón tay be bé xinh xinh chọc vào nách chị ấy mồm kêu “bác, lốt tô” (tức là rotto tiếng Ý, tức là hỏng). Chú tinh mắt lắm ấy, cái gì cũng nhận ra hết.

Chị giúp việc nói gì chú cũng nhại lại được ngay. Chị ấy chửi yêu chú là “cha mày” chú ra bảo Lila “cha mày”. Chị giúp việc bảo “Lê cẩn thận ngồi kiểu thế rách chim bây giờ” thì chú cũng gật đầu phụ hoạ “Lê rách chim, Lê đau Lê khóc a a a”. Chị ấy bảo “thằng này, như con vẹt” thì chú chạy lại chỗ mẹ chú chú bảo “Mamma, Lê là con vẹt”. Chưa kể thỉnh thoảng lại “mamma, (chỉ chỉ tay vào ngực, đầu gật gật) Lê là chó cún”.

Chị giúp việc than “Ale ơi bác già bác mệt, bác đau lưng quá”. Nghe thấy thế chú vội vàng chạy ra sau lưng chị giúp việc, đấm lưng cho chị ấy bồm bộp. Được 3 quả chú rướn cổ ra đằng trước hỏi “hết chưa?”.

Sáng hôm nọ, chị giúp việc cứ lịm cả người khi chú làm cho một tràng “Lê mỏi Lê mệt Lê già rồi Lê chết mất thôi”. Chưa ai kịp nói gì, chú đã giải thích “Lê giống bác” (ý là bác Hằng giúp việc, chị ấy cũng rất hay than như thế)

Bây giờ chú nói được cả câu rồi, chú bảo mẹ chú “Mẹ G ơi, Lê iêu mẹ nắm”.

Thế là mẹ chú đang làm gì cũng phải dừng lại để hôn chú 15 phút

Wednesday, June 25, 2008

Lila 4




Lila cố lật trong cũi.

Bé xoay người, thở ì ạch, cố túm lấy một cái gì đó để lật lên. Có lúc lật được, có lúc bị ngã ngửa trở lại, nghe binh một phát. Mẹ chạy tới, mặt bé đang đỏ tía lên vì gắng sức, mắt đỏ hoe, môi dưới bĩu bĩu ra chuẩn bị khóc. Nhìn thấy mẹ, bé lại cố gắng cười nhoẻn ra một cái, rồi môi lại chu chu lên bu bu, uơ uơ như mách.

Bé có một sở thích rất buồn cười. Đó là khi gắt ngủ, bé muốn được bế trên tay, nhưng chỉ bằng một cánh tay thôi, để bé còn thoải mái đầu ngật ra sau, tay thõng hai bên, ngực ưỡn ra, chân cũng thõng. Cứ thế là bé ngủ, đúng là câu ngủ oặt oẹo.

Vì bé nằm ngửa đầu ra sau, má lại phúng phính, nên nhiều khi không thể biết là bé đã nhắm mắt ngủ hay chưa. Có lần, bé chưa ngủ mà tưởng bé ngủ rồi, đặt xuống một cái bé khóc toáng. Có lần, bé ngủ rồi mà lại tưởng bé chưa ngủ, thế là mình cất giọng ời ời hát ru. Bé cũng giật mình, cáu điên lên, mặt đỏ như tôm luộc.

Ngoài ra, bé cười toe toét suốt ngày, và rất thích có người ngồi gần để nói chuyện. Cứ để một mình là bé kêu ẹ ẹ.

Mẹ bé thích nhất là cả Bình Nguyên và bé, hai anh em đều suốt ngày cười toe toét. Người hay cười sẽ ko bao giờ khổ, không phải vì số phận của họ sẽ may mắn hơn người mà đơn thuần chỉ vì dù hoàn cảnh có bất thuận đến mấy thì vẫn sẽ tìm được lý do để cười phá lên mà quên đi muộn phiền.

Bố bé bảo “tươi cười chắc là giống em. Chứ như anh, cười mà người ta toàn tưởng mình đang cáu”.


Lila 4




Lila cố lật trong cũi.

Bé xoay người, thở ì ạch, cố túm lấy một cái gì đó để lật lên. Có lúc lật được, có lúc bị ngã ngửa trở lại, nghe binh một phát. Mẹ chạy tới, mặt bé đang đỏ tía lên vì gắng sức, mắt đỏ hoe, môi dưới bĩu bĩu ra chuẩn bị khóc. Nhìn thấy mẹ, bé lại cố gắng cười nhoẻn ra một cái, rồi môi lại chu chu lên bu bu, uơ uơ như mách.

Bé có một sở thích rất buồn cười. Đó là khi gắt ngủ, bé muốn được bế trên tay, nhưng chỉ bằng một cánh tay thôi, để bé còn thoải mái đầu ngật ra sau, tay thõng hai bên, ngực ưỡn ra, chân cũng thõng. Cứ thế là bé ngủ, đúng là câu ngủ oặt oẹo.

Vì bé nằm ngửa đầu ra sau, má lại phúng phính, nên nhiều khi không thể biết là bé đã nhắm mắt ngủ hay chưa. Có lần, bé chưa ngủ mà tưởng bé ngủ rồi, đặt xuống một cái bé khóc toáng. Có lần, bé ngủ rồi mà lại tưởng bé chưa ngủ, thế là mình cất giọng ời ời hát ru. Bé cũng giật mình, cáu điên lên, mặt đỏ như tôm luộc.

Ngoài ra, bé cười toe toét suốt ngày, và rất thích có người ngồi gần để nói chuyện. Cứ để một mình là bé kêu ẹ ẹ.

Mẹ bé thích nhất là cả Bình Nguyên và bé, hai anh em đều suốt ngày cười toe toét. Người hay cười sẽ ko bao giờ khổ, không phải vì số phận của họ sẽ may mắn hơn người mà đơn thuần chỉ vì dù hoàn cảnh có bất thuận đến mấy thì vẫn sẽ tìm được lý do để cười phá lên mà quên đi muộn phiền.

Bố bé bảo “tươi cười chắc là giống em. Chứ như anh, cười mà người ta toàn tưởng mình đang cáu”.


Tuesday, June 24, 2008

Cắt tóc chị giúp việc

Hôm nay mình gây ra chuyện động trời.

Chẳng là mình cắt tóc chị giúp việc.

Đời mình chưa cắt tóc ai bao giờ. Biết thân biết phận nên chị ấy nhờ mấy lần mình chối đây đẩy. Nhưng lần này chị ấy than vãn nào là tóc dài quá nóng nào là rụng tiệt nào là chị ko bắt đền em đâu nào là cắt thế nào cũng được nào là ở đây thì đẹp với ai vv và vv. Nói chung là vô cùng ai oán, mình mới chẹp miệng đồng ý.

Mình nhớ là trước lúc cắt mình đã chải rất cẩn thận, sợi nào sợi nấy thẳng tắp, gọn ghẽ, ko có chuyện xô lệch.

Mình nhớ là mình đã đánh dấu đúng độ dài chị ấy yêu cầu cắt

Mình cũng nhớ là lúc cắt mình chỉ nghỉ lấy hơi có 3 lần, mà chủ yếu là tại cái kéo bé quá cắt một lần ko hết cả vạt tóc

Thế mà không hiểu sao,

cắt xong, lớp tóc bên ngoài tự dưng ngắn tũn, lớp bên trong lại dài hơn một tí

thay vì một đường thẳng thì đuôi tóc chị ấy lại chia thành 3 đoạn ngắn dài khác nhau. 1/3 bên phải dài nhất, 1/3 ở giữa ngắn hơn, đến 1/3 còn lại bên trái thì ngắn nhất. Thôi rõ ràng là đường chéo cánh sẻ rồi còn gì nữa.

Sao lạ vậy ta?

Tuy nhiên, mình hì hục sửa. Mình cầu kỳ cặp lớp tóc ngoài lên để cắt lớp trong (mình nhớ láng máng ngày xưa con bạn mình hay làm thế khi cắt tóc cho mình). Sau một lúc, thả lớp ngoài xuống thì lớp trong lại ngắn quá so với lớp ngoài. Thế là mình lại hì hục cắt lớp ngoài ngắn đi thêm tí nữa. Ai đã đọc truyện Cáo chia bánh hộ hai anh em nhà gấu, bẻ đôi, phần to phần nhỏ thì gặm bớt phần to đi cho nhỏ, nhưng gặm miếng to quá làm phần to lại thành phần nhỏ, lại phải gặm tiếp vv và vv thì sẽ hiểu.

Cuối cùng, sau mấy lần cắt lớp trong lớp ngoài như thế thì tóc chị giúp việc ngắn tũn, lởm chà lởm chởm như bờm ngựa, bên dài bên ngắn

Mình bỏ của chạy lấy người, sau khi bảo “ôi em mệt quá kệ chị đấy”. Chị giúp việc ngắm nghía trong gương, cười mà như mếu “thôi ko sao để về VN sửa cũng được”.

Chắc sau vụ này có các tiền chị ấy cũng ko dám nhờ mình cắt tóc nữa.

Chuyện này lại làm mình nhớ đến hồi trước, cứ Tết là mình tót đi chơi, hoặc ăn chực ở nhà mấy đứa bạn thân.

Mẹ mình than phiền con gái gì mà đoảng, Tết cấm thấy mặt ở nhà.

Thế là Tết đó mình quyết tâm ở nhà hì hục nấu nướng, trong đó mình tập trung hết tâm huyết làm món cà chua nhồi thịt hấp.

Chả hiểu có phải tại mình làm hơi nhiều món cà chua nhồi thịt hấp hay ko, hay tại mọi người ăn ít quá, nhưng nói chung là Tết đó cả nhà mình ăn cà chua nhồi thịt hấp, suốt trong 3 ngày. Con bạn thân đến nhà cũng được ăn cà chua nhồi thịt hấp, 3 thằng bạn chí cốt đến cũng ăn cà chua nhồi thịt hấp. Thậm chí cả bạn của hai thằng em mình đến chơi cũng được mời cà chua nhồi thịt hấp luôn.

Từ đó trở đi, cứ đến Tết là mẹ mình xua mình ra khỏi nhà “thôi con đi đi, Tết nhất nấu nướng làm gì cho mệt”

Mấy đứa bạn thân của mình thì cứ nhắc đến cà chua nhồi thịt là xua tay rối rít thôi thôi

Còn lũ sinh viên Bách Khoa bằng tuổi thằng em mình thì truyền tụng món cà chua nhồi thịt hấp. Có thằng đến nhà chơi mình chưa kịp nói gì nó còn bảo “ôi em biết cái món cà chua đấy của chị rồi. Bạn em đứa nào chả biết”.

Mình tâm sự với con bạn thân "em ạ, may quá anh chưa vào trường Bách Khoa chơi lần nào".

Từ dạo đó mình gác kiếm giải nghệ.


Cắt tóc chị giúp việc

Hôm nay mình gây ra chuyện động trời.

Chẳng là mình cắt tóc chị giúp việc.

Đời mình chưa cắt tóc ai bao giờ. Biết thân biết phận nên chị ấy nhờ mấy lần mình chối đây đẩy. Nhưng lần này chị ấy than vãn nào là tóc dài quá nóng nào là rụng tiệt nào là chị ko bắt đền em đâu nào là cắt thế nào cũng được nào là ở đây thì đẹp với ai vv và vv. Nói chung là vô cùng ai oán, mình mới chẹp miệng đồng ý.

Mình nhớ là trước lúc cắt mình đã chải rất cẩn thận, sợi nào sợi nấy thẳng tắp, gọn ghẽ, ko có chuyện xô lệch.

Mình nhớ là mình đã đánh dấu đúng độ dài chị ấy yêu cầu cắt

Mình cũng nhớ là lúc cắt mình chỉ nghỉ lấy hơi có 3 lần, mà chủ yếu là tại cái kéo bé quá cắt một lần ko hết cả vạt tóc

Thế mà không hiểu sao,

cắt xong, lớp tóc bên ngoài tự dưng ngắn tũn, lớp bên trong lại dài hơn một tí

thay vì một đường thẳng thì đuôi tóc chị ấy lại chia thành 3 đoạn ngắn dài khác nhau. 1/3 bên phải dài nhất, 1/3 ở giữa ngắn hơn, đến 1/3 còn lại bên trái thì ngắn nhất. Thôi rõ ràng là đường chéo cánh sẻ rồi còn gì nữa.

Sao lạ vậy ta?

Tuy nhiên, mình hì hục sửa. Mình cầu kỳ cặp lớp tóc ngoài lên để cắt lớp trong (mình nhớ láng máng ngày xưa con bạn mình hay làm thế khi cắt tóc cho mình). Sau một lúc, thả lớp ngoài xuống thì lớp trong lại ngắn quá so với lớp ngoài. Thế là mình lại hì hục cắt lớp ngoài ngắn đi thêm tí nữa. Ai đã đọc truyện Cáo chia bánh hộ hai anh em nhà gấu, bẻ đôi, phần to phần nhỏ thì gặm bớt phần to đi cho nhỏ, nhưng gặm miếng to quá làm phần to lại thành phần nhỏ, lại phải gặm tiếp vv và vv thì sẽ hiểu.

Cuối cùng, sau mấy lần cắt lớp trong lớp ngoài như thế thì tóc chị giúp việc ngắn tũn, lởm chà lởm chởm như bờm ngựa, bên dài bên ngắn

Mình bỏ của chạy lấy người, sau khi bảo “ôi em mệt quá kệ chị đấy”. Chị giúp việc ngắm nghía trong gương, cười mà như mếu “thôi ko sao để về VN sửa cũng được”.

Chắc sau vụ này có các tiền chị ấy cũng ko dám nhờ mình cắt tóc nữa.

Chuyện này lại làm mình nhớ đến hồi trước, cứ Tết là mình tót đi chơi, hoặc ăn chực ở nhà mấy đứa bạn thân.

Mẹ mình than phiền con gái gì mà đoảng, Tết cấm thấy mặt ở nhà.

Thế là Tết đó mình quyết tâm ở nhà hì hục nấu nướng, trong đó mình tập trung hết tâm huyết làm món cà chua nhồi thịt hấp.

Chả hiểu có phải tại mình làm hơi nhiều món cà chua nhồi thịt hấp hay ko, hay tại mọi người ăn ít quá, nhưng nói chung là Tết đó cả nhà mình ăn cà chua nhồi thịt hấp, suốt trong 3 ngày. Con bạn thân đến nhà cũng được ăn cà chua nhồi thịt hấp, 3 thằng bạn chí cốt đến cũng ăn cà chua nhồi thịt hấp. Thậm chí cả bạn của hai thằng em mình đến chơi cũng được mời cà chua nhồi thịt hấp luôn.

Từ đó trở đi, cứ đến Tết là mẹ mình xua mình ra khỏi nhà “thôi con đi đi, Tết nhất nấu nướng làm gì cho mệt”

Mấy đứa bạn thân của mình thì cứ nhắc đến cà chua nhồi thịt là xua tay rối rít thôi thôi

Còn lũ sinh viên Bách Khoa bằng tuổi thằng em mình thì truyền tụng món cà chua nhồi thịt hấp. Có thằng đến nhà chơi mình chưa kịp nói gì nó còn bảo “ôi em biết cái món cà chua đấy của chị rồi. Bạn em đứa nào chả biết”.

Mình tâm sự với con bạn thân "em ạ, may quá anh chưa vào trường Bách Khoa chơi lần nào".

Từ dạo đó mình gác kiếm giải nghệ.


Sunday, June 22, 2008

New York




Ở NY, khi người ta hỏi “You live in the city?” tức là người ta hỏi chị ở trong Manhattan à. Các borough khác, tuy cũng thuộc thành phố NY, nhưng lại ko được gọi là city, cũng ko hiểu vì sao lại thế.

Phụ nữ NYC đẹp và thực dụng. Câu làm quen đầu tiên bao giờ cũng là “ở khu nào”, “làm ở đâu”, nhiều cô thậm chí còn hỏi thẳng “thu nhập bao nhiêu một năm”. Nếu đi bar, rút thẻ đen ra trả tiền, thì ngay lập tức sẽ được 5, 6 em săn đón kỹ lưỡng. Mà không phải là cave nhé, con gái tử tế có việc làm thu nhập ngon lành, xinh đẹp trẻ trung hẳn hoi.

Không chỉ phụ nữ NYC thực dụng, mà cả NYC thực dụng. Nhiều bar chỉ toàn cho khách có máu mặt vào, cỡ những diễn viên ca sĩ nổi tiếng, người thường chẳng được vào. Cậu ngoại giao số 4 của lãnh sự, đi cùng một thằng rất lắm tiền, hai cậu muốn vào một nơi như vậy, nên thuê luôn một chiếc limousine, dừng lại ăn tối ở Cipriani downtown, trả tiền bằng thẻ đen, thế là mời luôn được 5 em lên xe đi cùng. Chiếc limousine dài ngoẵng trờ tới, cửa xe bật tung, 5 em váy bướm rộn ràng túa ra, theo sau là hai chàng đẹp trai như diễn viên điện ảnh. Bảo vệ nhìn thấy tưởng VIP vội vàng cắt hàng cho cả hội vào trước. Hôm đó chàng ngoại giao số 4 nhảy cùng Ivanka Trump, được nàng mời nhảy, mà lại nhảy mãi mới biết nàng là ái nữ của tỷ phú Donald Trump. Mình được nghe cậu ngoại giao số 4 thuật lại như thế, chứ vợ chồng mình con cái rồi, chàng lại làm việc đến bạc cả tóc, chẳng còn đú được như thế nữa.

Giờ thì mình thích NY rồi.

Thích những cửa hiệu lộng lẫy trên phố 57.

Những chiếc taxi màu vàng đi như cướp đường

Những dòng người đi vội vã trên đại lộ 5

Bergdorf Goodman nhiều tỷ phú Nga mặc áo lông thú và những bà già NY giàu có xách túi Chanel

Abercrombie and Fitch lúc nào cũng có mấy cậu mẫu nam cởi trần đứng ở cửa ra vào trong tiếng nhạc xập xình

Những anh bồi bàn đẹp trai lồng lộng, diễn viên chờ thời trên Broadway

Công viên trung tâm lố nhố ngựa kéo, xe cắm những đoá hoa sặc sỡ bằng nhựa

Thích nhất là những ngày cuối tuần, cả NYC lên Hamptons hết rồi, thành phố vắng vẻ hẳn. Lấy xe đi xuống downtown, mở mui, một ngày trời hửng và gió man mát. Những đại lộ chạy xuôi xuống phía Nam, phía cửa biển, hun hút bởi hai bên là những toà nhà cao chọc trời

Lại bất giác nhớ tới bài hát của Billy Joel,

I’m in a New York state of mind.

New York




Ở NY, khi người ta hỏi “You live in the city?” tức là người ta hỏi chị ở trong Manhattan à. Các borough khác, tuy cũng thuộc thành phố NY, nhưng lại ko được gọi là city, cũng ko hiểu vì sao lại thế.

Phụ nữ NYC đẹp và thực dụng. Câu làm quen đầu tiên bao giờ cũng là “ở khu nào”, “làm ở đâu”, nhiều cô thậm chí còn hỏi thẳng “thu nhập bao nhiêu một năm”. Nếu đi bar, rút thẻ đen ra trả tiền, thì ngay lập tức sẽ được 5, 6 em săn đón kỹ lưỡng. Mà không phải là cave nhé, con gái tử tế có việc làm thu nhập ngon lành, xinh đẹp trẻ trung hẳn hoi.

Không chỉ phụ nữ NYC thực dụng, mà cả NYC thực dụng. Nhiều bar chỉ toàn cho khách có máu mặt vào, cỡ những diễn viên ca sĩ nổi tiếng, người thường chẳng được vào. Cậu ngoại giao số 4 của lãnh sự, đi cùng một thằng rất lắm tiền, hai cậu muốn vào một nơi như vậy, nên thuê luôn một chiếc limousine, dừng lại ăn tối ở Cipriani downtown, trả tiền bằng thẻ đen, thế là mời luôn được 5 em lên xe đi cùng. Chiếc limousine dài ngoẵng trờ tới, cửa xe bật tung, 5 em váy bướm rộn ràng túa ra, theo sau là hai chàng đẹp trai như diễn viên điện ảnh. Bảo vệ nhìn thấy tưởng VIP vội vàng cắt hàng cho cả hội vào trước. Hôm đó chàng ngoại giao số 4 nhảy cùng Ivanka Trump, được nàng mời nhảy, mà lại nhảy mãi mới biết nàng là ái nữ của tỷ phú Donald Trump. Mình được nghe cậu ngoại giao số 4 thuật lại như thế, chứ vợ chồng mình con cái rồi, chàng lại làm việc đến bạc cả tóc, chẳng còn đú được như thế nữa.

Giờ thì mình thích NY rồi.

Thích những cửa hiệu lộng lẫy trên phố 57.

Những chiếc taxi màu vàng đi như cướp đường

Những dòng người đi vội vã trên đại lộ 5

Bergdorf Goodman nhiều tỷ phú Nga mặc áo lông thú và những bà già NY giàu có xách túi Chanel

Abercrombie and Fitch lúc nào cũng có mấy cậu mẫu nam cởi trần đứng ở cửa ra vào trong tiếng nhạc xập xình

Những anh bồi bàn đẹp trai lồng lộng, diễn viên chờ thời trên Broadway

Công viên trung tâm lố nhố ngựa kéo, xe cắm những đoá hoa sặc sỡ bằng nhựa

Thích nhất là những ngày cuối tuần, cả NYC lên Hamptons hết rồi, thành phố vắng vẻ hẳn. Lấy xe đi xuống downtown, mở mui, một ngày trời hửng và gió man mát. Những đại lộ chạy xuôi xuống phía Nam, phía cửa biển, hun hút bởi hai bên là những toà nhà cao chọc trời

Lại bất giác nhớ tới bài hát của Billy Joel,

I’m in a New York state of mind.

Saturday, June 21, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 36)




Chú Bình Nguyên đi xe đạp. Cái xe đạp ba bánh của Đức. Biết chú hậu đậu, bố mẹ chú mua cái xe rất vững để chú không ngã được. Thế mà chú vẫn ngã như thường. Vì chú trèo lên xe, ngồi trên gióng vì cái xe hơi cao, chân chạy rối rít, mà lại chạy theo vòng tròn. Thế nên chỉ được 3 vòng là cái xe nghiêng đi rồi đổ rầm xuống. Chú ngã chỏng vó, nhiều lúc chân mắc cả lên ghi đông. Các thứ lỉnh kỉnh chú bảo chú mang đi du lịch văng ra mỗi thứ một nơi.

Có hôm thế này mới kinh. Chú ngã xuống khỏi xe, hì hục đứng lên được thì lại va đầu vào cái ghi đông đang chĩa lên trời, lại ngã ngồi xuống. Chui ra được khỏi cái xe đạp đổ thì mất thăng bằng, ngã hự thêm phát nữa. Rồi chú loạng choạng chạy đi nhặt đồ đạc rơi vãi cho vào giỏ xe, đang nhặt lại ngã lăn quay. Ôm mớ đồ chạy đến chổng mông cho vào giỏ xe thì lại ngã dúi cả mặt vào giỏ. Trong vòng chưa đầy một phút ngã 5 lần. Mẹ chú nhức hết cả đầu.

Chắc mẹ chú phải cất cái xe đạp đi thôi. Hôm nọ, chị giúp việc tìm thấy chú treo lơ lửng trên ghi đông xe, áo phông xoắn mấy vòng gỡ mãi ko được. Chỉ mỗi tội bây giờ chú nhớ lắm rồi, không lừa được nữa. Cứ thấy vắng bóng xe đạp vài giờ là chú lại hỏi “đạp đạp?”

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 36)




Chú Bình Nguyên đi xe đạp. Cái xe đạp ba bánh của Đức. Biết chú hậu đậu, bố mẹ chú mua cái xe rất vững để chú không ngã được. Thế mà chú vẫn ngã như thường. Vì chú trèo lên xe, ngồi trên gióng vì cái xe hơi cao, chân chạy rối rít, mà lại chạy theo vòng tròn. Thế nên chỉ được 3 vòng là cái xe nghiêng đi rồi đổ rầm xuống. Chú ngã chỏng vó, nhiều lúc chân mắc cả lên ghi đông. Các thứ lỉnh kỉnh chú bảo chú mang đi du lịch văng ra mỗi thứ một nơi.

Có hôm thế này mới kinh. Chú ngã xuống khỏi xe, hì hục đứng lên được thì lại va đầu vào cái ghi đông đang chĩa lên trời, lại ngã ngồi xuống. Chui ra được khỏi cái xe đạp đổ thì mất thăng bằng, ngã hự thêm phát nữa. Rồi chú loạng choạng chạy đi nhặt đồ đạc rơi vãi cho vào giỏ xe, đang nhặt lại ngã lăn quay. Ôm mớ đồ chạy đến chổng mông cho vào giỏ xe thì lại ngã dúi cả mặt vào giỏ. Trong vòng chưa đầy một phút ngã 5 lần. Mẹ chú nhức hết cả đầu.

Chắc mẹ chú phải cất cái xe đạp đi thôi. Hôm nọ, chị giúp việc tìm thấy chú treo lơ lửng trên ghi đông xe, áo phông xoắn mấy vòng gỡ mãi ko được. Chỉ mỗi tội bây giờ chú nhớ lắm rồi, không lừa được nữa. Cứ thấy vắng bóng xe đạp vài giờ là chú lại hỏi “đạp đạp?”

Friday, June 20, 2008

Entry for June 21, 2008

Tối nọ, chúng mình quyết định bỏ con ở nhà để đi đú ở ngoài. Manhattan ko có trung tâm, tức là ko như Hà nội với hồ Gươm, Manhattan trải ra thành nhiều khu, khu làng phía Đông, khu làng Tây, khu Chelsea, khu Tribecca, khu Soho, khu Times Square vv và vv. Mỗi khu đều có một đặc tính riêng, ko khu nào là trung tâm cả.

Cả hội kéo sang khu Meat Packing, đang rất thời thượng. Cách đây 5 năm chỉ toàn cave chuyển giới ở, giờ lại thành một khu náo nhiệt, bar, nhà hàng, mọc lên san sát.

Manhattan quả là có nhiều phụ nữ đẹp, vì biết cách chăm lo cơ thể, biết trang điểm, ăn mặc, giày vớ, túi tắm trông rất hấp dẫn. Khốn nỗi phụ nữ nhiều quá, đàn ông lại ít. Đi vào bar mà cứ tưởng lạc vào Tây lương nữ quốc, toàn con gái là con gái, con trai lèo tèo vài mống.

Chồng mình điện thoại cũ đã hỏng, lại đang cố sống cố chết đợi Iphone mới ra vì thấy bảo tính năng hơn hẳn mà giá lại chỉ có 200us, nên được em gái nào đó ở văn phòng cho mượn tạm một quả điện thoại rùng rợn, mà chàng gọi là ‘anti-pussy mobile” (bậy ơi là bậy), tức là cầm cái điện thoại đó thì thôi đừng mong vớ được em nào. Đã thế, giữa quầy bar lại cứ lôi điện thoại ra giả vờ gọi, được trận cười gần chết.

Ngồi đối diện với bàn mình là bàn có 3 cô gái ngồi. Hai cô trông như người Muslim ở Malaysia bỏ mạng che mặt. Còn một cô áo hai dây váy ngắn, có vẻ là người Á, luôn làm một vẻ mặt rất sexy, tức là môi dâu dẩu, mặt hơi ngửa lên, mắt lim dim. Cứ ngồi như vậy cả buổi, trầm ngâm trước ly nước, nhưng anh nào đi qua là liếc nhoay nhoáy. Thằng ngồi cạnh mình bảo “xấu quá, no chance”. Thằng khác bảo “trèo lên đầu nó mà đi còn dễ hơn đi vòng”, ý chê cô đó béo quá. Nếu nghe bọn đàn ông bình luận chắc ít cô nào dám ló mặt ra ngoài đường.

Chồng mình mặc quần đỏ ngồi trên một cái ghế bọc lụa màu đỏ và vàng cam. Có một thằng chắc uống say khướt rồi cứ ra chúc mừng cái quần đỏ của chàng, khen là mặc quần đỏ ngồi trên chiếc ghế đó rất hợp. Chàng tay cầm ly nước, chân bắt chéo, gật gù hứa với nó là lần sau chàng sẽ mặc quần màu cam để còn hợp hơn nữa. Cười vỡ bụng.

Chồng mình, lúc ở đấy thì chẳng nhảy, lúc về ra đến thang máy mới thấy nhảy, giữ lại rồi mà vẫn cứ nhún nhún nhảy nhảy. Mệt quá!!!

P.S Xin thề là mình ko hề bôi bác chồng. Mình thấy bất kỳ cái gì hoặc ai buồn cười thì mình đều kể lại, tuyệt nhiên không bôi bác câu nào

Entry for June 21, 2008

Tối nọ, chúng mình quyết định bỏ con ở nhà để đi đú ở ngoài. Manhattan ko có trung tâm, tức là ko như Hà nội với hồ Gươm, Manhattan trải ra thành nhiều khu, khu làng phía Đông, khu làng Tây, khu Chelsea, khu Tribecca, khu Soho, khu Times Square vv và vv. Mỗi khu đều có một đặc tính riêng, ko khu nào là trung tâm cả.

Cả hội kéo sang khu Meat Packing, đang rất thời thượng. Cách đây 5 năm chỉ toàn cave chuyển giới ở, giờ lại thành một khu náo nhiệt, bar, nhà hàng, mọc lên san sát.

Manhattan quả là có nhiều phụ nữ đẹp, vì biết cách chăm lo cơ thể, biết trang điểm, ăn mặc, giày vớ, túi tắm trông rất hấp dẫn. Khốn nỗi phụ nữ nhiều quá, đàn ông lại ít. Đi vào bar mà cứ tưởng lạc vào Tây lương nữ quốc, toàn con gái là con gái, con trai lèo tèo vài mống.

Chồng mình điện thoại cũ đã hỏng, lại đang cố sống cố chết đợi Iphone mới ra vì thấy bảo tính năng hơn hẳn mà giá lại chỉ có 200us, nên được em gái nào đó ở văn phòng cho mượn tạm một quả điện thoại rùng rợn, mà chàng gọi là ‘anti-pussy mobile” (bậy ơi là bậy), tức là cầm cái điện thoại đó thì thôi đừng mong vớ được em nào. Đã thế, giữa quầy bar lại cứ lôi điện thoại ra giả vờ gọi, được trận cười gần chết.

Ngồi đối diện với bàn mình là bàn có 3 cô gái ngồi. Hai cô trông như người Muslim ở Malaysia bỏ mạng che mặt. Còn một cô áo hai dây váy ngắn, có vẻ là người Á, luôn làm một vẻ mặt rất sexy, tức là môi dâu dẩu, mặt hơi ngửa lên, mắt lim dim. Cứ ngồi như vậy cả buổi, trầm ngâm trước ly nước, nhưng anh nào đi qua là liếc nhoay nhoáy. Thằng ngồi cạnh mình bảo “xấu quá, no chance”. Thằng khác bảo “trèo lên đầu nó mà đi còn dễ hơn đi vòng”, ý chê cô đó béo quá. Nếu nghe bọn đàn ông bình luận chắc ít cô nào dám ló mặt ra ngoài đường.

Chồng mình mặc quần đỏ ngồi trên một cái ghế bọc lụa màu đỏ và vàng cam. Có một thằng chắc uống say khướt rồi cứ ra chúc mừng cái quần đỏ của chàng, khen là mặc quần đỏ ngồi trên chiếc ghế đó rất hợp. Chàng tay cầm ly nước, chân bắt chéo, gật gù hứa với nó là lần sau chàng sẽ mặc quần màu cam để còn hợp hơn nữa. Cười vỡ bụng.

Chồng mình, lúc ở đấy thì chẳng nhảy, lúc về ra đến thang máy mới thấy nhảy, giữ lại rồi mà vẫn cứ nhún nhún nhảy nhảy. Mệt quá!!!

P.S Xin thề là mình ko hề bôi bác chồng. Mình thấy bất kỳ cái gì hoặc ai buồn cười thì mình đều kể lại, tuyệt nhiên không bôi bác câu nào

Thursday, June 19, 2008

Áo dài

Nói thế này ko có nghĩa là mình ko thích áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam thật đẹp. Những tà áo trắng trong, sân trường, hoa phượng đỏ, xe đạp, nón lá.

Kiểu áo dài Lệ Xuân cách điệu rất mềm mại nữ tính

Kiểu áo dài Nam Phương Hoàng hậu rất đài các sang trọng.

Bây giờ ở VN, các nhà tạo mẫu đã nâng áo dài lên một tầm vóc mới, cũng rất đẹp và ấn tượng, mặc dù mình chỉ thích áo dài trơn.

Nhưng mà, sao lắm áo dài thế. Cái gì cũng áo dài, đi đâu cũng trưng áo dài. Cứ làm như không áo dài là không VN ấy. Nhàm ơi là nhàm. Nhàm nhất là những ảnh chụp ai mặc áo dài cũng phải ưỡn mông, cong eo, ưỡn ngực (chắc chắn là mặc áo độn nhọn hoắt), còn tay thì phải tạo dáng lả lả theo chiều tà áo bay.

Thế là, trong khi hoa hậu các nước ăn mặc thật trẻ trung và ấn tượng, thì hoa hậu của chúng ta lúc nào cũng lịch bà lịch bịch.

Thế là, các người đẹp VN, đẹp có kém gì thế giới, những chuyên gia trang điểm, thợ làm tóc, khéo léo có kém gì thế giới, cũng không thể thoát khỏi khuôn mẫu đã định sẵn.

Mình có mặt trong rất nhiều sự kiện. Cá nhân mình nhận thấy ở những sự kiện có tính chất quốc tế, mặc cái gì đó quốc hồn quốc tuý quá e chừng hơi kỳ kỳ. Ví dụ, bộ sari của Ấn Độ, bộ kimono của Nhật, bộ hanbok của Hàn Quốc, mạng che mặt và khăn quấn của những người phụ nữ Hồi giáo, còn chưa kể đến những bộ lông lá tơi bời của các nước châu Phi. Nhiều khi được khen trầm trồ, nhưng trầm trồ vì lạ mắt, vì hoạ tiết cầu kỳ, chứ bảo họ mặc có khi họ chối đây đẩy. Chính vì vậy, có lẽ ko nên đi bất kỳ đâu cũng phải trưng bộ áo dài ra.

Mình rất kết mấy bộ áo dài thiết kế cho cuộc thi hoa hậu lần này của Võ Việt Chung (trừ bộ có đuôi dài 5m), nhất là một bộ bằng ren đen và một bộ bằng ren trắng. Không hiểu anh Võ Việt Chung có bán hàng cho người cha căng chú kết như mình ko nhở, hay chỉ bán cho người nổi tiếng thôi? Có ai biết cách liên hệ với Võ Việt Chung ko nhở?

Áo dài

Nói thế này ko có nghĩa là mình ko thích áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam thật đẹp. Những tà áo trắng trong, sân trường, hoa phượng đỏ, xe đạp, nón lá.

Kiểu áo dài Lệ Xuân cách điệu rất mềm mại nữ tính

Kiểu áo dài Nam Phương Hoàng hậu rất đài các sang trọng.

Bây giờ ở VN, các nhà tạo mẫu đã nâng áo dài lên một tầm vóc mới, cũng rất đẹp và ấn tượng, mặc dù mình chỉ thích áo dài trơn.

Nhưng mà, sao lắm áo dài thế. Cái gì cũng áo dài, đi đâu cũng trưng áo dài. Cứ làm như không áo dài là không VN ấy. Nhàm ơi là nhàm. Nhàm nhất là những ảnh chụp ai mặc áo dài cũng phải ưỡn mông, cong eo, ưỡn ngực (chắc chắn là mặc áo độn nhọn hoắt), còn tay thì phải tạo dáng lả lả theo chiều tà áo bay.

Thế là, trong khi hoa hậu các nước ăn mặc thật trẻ trung và ấn tượng, thì hoa hậu của chúng ta lúc nào cũng lịch bà lịch bịch.

Thế là, các người đẹp VN, đẹp có kém gì thế giới, những chuyên gia trang điểm, thợ làm tóc, khéo léo có kém gì thế giới, cũng không thể thoát khỏi khuôn mẫu đã định sẵn.

Mình có mặt trong rất nhiều sự kiện. Cá nhân mình nhận thấy ở những sự kiện có tính chất quốc tế, mặc cái gì đó quốc hồn quốc tuý quá e chừng hơi kỳ kỳ. Ví dụ, bộ sari của Ấn Độ, bộ kimono của Nhật, bộ hanbok của Hàn Quốc, mạng che mặt và khăn quấn của những người phụ nữ Hồi giáo, còn chưa kể đến những bộ lông lá tơi bời của các nước châu Phi. Nhiều khi được khen trầm trồ, nhưng trầm trồ vì lạ mắt, vì hoạ tiết cầu kỳ, chứ bảo họ mặc có khi họ chối đây đẩy. Chính vì vậy, có lẽ ko nên đi bất kỳ đâu cũng phải trưng bộ áo dài ra.

Mình rất kết mấy bộ áo dài thiết kế cho cuộc thi hoa hậu lần này của Võ Việt Chung (trừ bộ có đuôi dài 5m), nhất là một bộ bằng ren đen và một bộ bằng ren trắng. Không hiểu anh Võ Việt Chung có bán hàng cho người cha căng chú kết như mình ko nhở, hay chỉ bán cho người nổi tiếng thôi? Có ai biết cách liên hệ với Võ Việt Chung ko nhở?

Thể dục

Thấy mình phàn nàn là dạo này thân hình xuống cấp, chàng bảo “phụ nữ sau tuổi 30 thì phải tập mới giữ được dáng, những cô bạn của anh, bây giờ cô nào vẫn ổn thì là do tập thể dục đều đặn”. Mình xì cho một quả, mình bảo “các cô bạn của anh tập thể dục đều đặn rồi mà trông vẫn thế hả, thế thì em chả tập cho phí công”.

Tuy nhiên mình cũng bắt đầu cân nhắc việc tập thể dục. Nhưng mình có những mối lo như sau:

- Mình có thể bơi, mặc dù bơi cứ lóp ngóp giống dog kiểu gì, tức là tay quờ quờ còn mặt thì ngửa lên hớp hớp không khí. Nhưng đi bơi thì hỏng da mặt, hỏng tóc, đấy là chưa kể ở cơ quan chàng mình thấy có cô hay đi bơi trông người cứ cơ bắp cuồn cuộn, vai ngang như đàn ông, mình chả thích

- Mình có thể chạy bộ. Nhưng chạy bộ chân hoành tráng lắm. Mặc váy ngắn đi giày cao gót mà bắp chân lại nổi cục lên thì ngại chết. Thế nên chạy bộ cũng ko được tính.

- Mình có thể đi bộ. Nhưng đi bộ công viên một tuần một buổi với mẹ đỡ đầu của Lila thì ăn thua gì. Chưa kể bà ấy toàn vừa đi vừa nói, mình trầm ngâm lắng nghe, cứ thỉnh thoảng lại phải nhắc bà ấy đi vào lề cho người khác còn lấy chỗ chạy qua, được vài phút lại đâu vào đấy, lại nghe tiếng người chạy thở phì phò ngay đằng sau, lại phải nhắc bà ấy đi dẹp vào.

- Mình có thể khiêu vũ. Nhưng khiêu vũ cổ điển với private instructor mỗi lần là 100us, 45 phút. Mà cũng chưa chắc đã biết nhảy. Vì thầy nhảy nhoay nhoáy, mình chẳng hiểu mô tê gì cũng cứ đi theo thầy rối rít. Nhảy với thầy thì ngon vì thầy dẫn giỏi, thầy lôi đi đâu mình đi theo đấy, nhảy một mình thì chịu, chẳng biết bước nào vào bước nào. Lại tốn tiền. Ngày nào cũng nhảy 45 phút thì chết à.

- Mình có thể tham gia một lớp nhảy bình dân hơn. Nhưng lớp cứ học theo giờ, lại thường vào buổi chiều tối, mà hầu như tối nào mình cũng bận, ko thể theo được.

Nan giải quá.

Mình lại nhớ ngày trước có đứa bạn, luôn lo lắng về cân nặng nên quyết sáng sáng chạy bộ từ nhà lên Lăng. Chạy được lên lăng rồi thì ngồi thở, rồi mệt quá bắt xe ôm đi về, rồi đói quá làm luôn cho hai bát phở. Sau một tuần kiểm tra cân nặng thấy lên 1kg. Bỏ thể dục luôn.

Có khi mình cũng thế mất

Thể dục

Thấy mình phàn nàn là dạo này thân hình xuống cấp, chàng bảo “phụ nữ sau tuổi 30 thì phải tập mới giữ được dáng, những cô bạn của anh, bây giờ cô nào vẫn ổn thì là do tập thể dục đều đặn”. Mình xì cho một quả, mình bảo “các cô bạn của anh tập thể dục đều đặn rồi mà trông vẫn thế hả, thế thì em chả tập cho phí công”.

Tuy nhiên mình cũng bắt đầu cân nhắc việc tập thể dục. Nhưng mình có những mối lo như sau:

- Mình có thể bơi, mặc dù bơi cứ lóp ngóp giống dog kiểu gì, tức là tay quờ quờ còn mặt thì ngửa lên hớp hớp không khí. Nhưng đi bơi thì hỏng da mặt, hỏng tóc, đấy là chưa kể ở cơ quan chàng mình thấy có cô hay đi bơi trông người cứ cơ bắp cuồn cuộn, vai ngang như đàn ông, mình chả thích

- Mình có thể chạy bộ. Nhưng chạy bộ chân hoành tráng lắm. Mặc váy ngắn đi giày cao gót mà bắp chân lại nổi cục lên thì ngại chết. Thế nên chạy bộ cũng ko được tính.

- Mình có thể đi bộ. Nhưng đi bộ công viên một tuần một buổi với mẹ đỡ đầu của Lila thì ăn thua gì. Chưa kể bà ấy toàn vừa đi vừa nói, mình trầm ngâm lắng nghe, cứ thỉnh thoảng lại phải nhắc bà ấy đi vào lề cho người khác còn lấy chỗ chạy qua, được vài phút lại đâu vào đấy, lại nghe tiếng người chạy thở phì phò ngay đằng sau, lại phải nhắc bà ấy đi dẹp vào.

- Mình có thể khiêu vũ. Nhưng khiêu vũ cổ điển với private instructor mỗi lần là 100us, 45 phút. Mà cũng chưa chắc đã biết nhảy. Vì thầy nhảy nhoay nhoáy, mình chẳng hiểu mô tê gì cũng cứ đi theo thầy rối rít. Nhảy với thầy thì ngon vì thầy dẫn giỏi, thầy lôi đi đâu mình đi theo đấy, nhảy một mình thì chịu, chẳng biết bước nào vào bước nào. Lại tốn tiền. Ngày nào cũng nhảy 45 phút thì chết à.

- Mình có thể tham gia một lớp nhảy bình dân hơn. Nhưng lớp cứ học theo giờ, lại thường vào buổi chiều tối, mà hầu như tối nào mình cũng bận, ko thể theo được.

Nan giải quá.

Mình lại nhớ ngày trước có đứa bạn, luôn lo lắng về cân nặng nên quyết sáng sáng chạy bộ từ nhà lên Lăng. Chạy được lên lăng rồi thì ngồi thở, rồi mệt quá bắt xe ôm đi về, rồi đói quá làm luôn cho hai bát phở. Sau một tuần kiểm tra cân nặng thấy lên 1kg. Bỏ thể dục luôn.

Có khi mình cũng thế mất

Wednesday, June 18, 2008

Lila 3




Lila đã bắt đầu lẫy. Bé xoay tít trong cũi, cứ lúc nào nghe binh một cái là biết bé đã lẫy lên rồi.

Bé lẫy được nhưng cổ lại chưa đủ cứng để đỡ cái đầu, nên bé chỉ ngẩng được mấy giây là bắt đầu mỏi. Lúc đó thì trông bé rất là hài hước, vì mắt bé cứ gườm gườm, là do cố gắng ngước mắt nhìn lên trong khi đầu thì đang chúi dần xuống, dãi chảy ròng ròng. Vất vả là thế nhưng nếu thấy mẹ ngó vào xem thì thể nào bé cũng cố nở một nụ cười toe toét, hợp tác xã toàn lợi, má phúng phính, mắt vẫn gườm gườm. Thương bé nhiều lắm.

Mẹ bé ko muốn bé lẫy lúc không có người canh chừng, thế nên buổi đêm mẹ lấy cớ bế tót bé vào giường ngủ cùng. Cả đêm bé đuổi mẹ khắp giường. Vì bé cứ rúc vào mẹ, mẹ lại dịch ra ko thì sợ đè lên bé, bé lại dũi dũi theo, cố rúc vào mẹ bằng được, mẹ lại dịch ra. Thế nên, cái giường rộng thênh thang, bố nằm nghiêng sát mép, chiếm khoảng 30cm, phần còn lại hai mẹ con hết xoay ngang lại xoay dọc, xoay cả đường chéo.

Bây giờ, nhìn thấy ngực áo mẹ là mắt bé sáng trưng lên, hau háu, miệng khụt khịt, môi cong lên mỏng dính chờ sẵn.

Bây giờ, thấy có người nói chuyện với mình là bé rướn cổ uơ uơ theo, tay vẫy chân đạp, rồi ho hắng ầm ĩ.

Bây giờ, nếu đói đưa bình sữa thì bé choàng tay ôm lấy, mút chùn chụt từ lúc chưa đưa được cái bình vào miệng, vẻ đói khát vô cùng, ko thích ăn nữa thì giơ tay gạt phăng bình sữa ra, trán nhiu nhíu, miệng mím chặt.

Thằng Lê có cái xe đồ chơi, nó cho chạy lên bất kỳ cái gì nó gặp, bàn, ghế, gờ cửa sổ, đùi chị giúp việc, lưng mẹ, mặt bố, lên cả cánh tay mũm mĩm trắng bóc của bé nữa, bé khóc ré lên, chắc kẹt vào da làm bé đau. Bị mẹ phát cho một cái vào bỉm, nó cầm cái xe chạy biến, chạy ra chỗ chị giúp việc, lại đi cái xe lên cánh tay béo mẫm của chị ấy.

Bé trắng lắm, trắng như sứ, đặt bàn tay mẹ cạnh bàn tay bé, như Người đẹp và ác thú ấy.

P.S Chị giúp việc cũ rất thích bàn tay tớ. Chị ấy thích tay gầy, ghét tay béo. Chị ấy mô tả là bàn tay tớ mảnh mai, da mỏng, ngón gầy, đàn ông trông thấy chỉ muốn che chở. Chị ấy tính tình rồ man tíc thì mô tả thế thôi, chứ thực ra bàn tay tớ gầy guộc, đen đúa, nhìn hao hao giống cành củi khô. Bàn tay thực sự là một trong những thứ xấu nhất trên người

Lila 3




Lila đã bắt đầu lẫy. Bé xoay tít trong cũi, cứ lúc nào nghe binh một cái là biết bé đã lẫy lên rồi.

Bé lẫy được nhưng cổ lại chưa đủ cứng để đỡ cái đầu, nên bé chỉ ngẩng được mấy giây là bắt đầu mỏi. Lúc đó thì trông bé rất là hài hước, vì mắt bé cứ gườm gườm, là do cố gắng ngước mắt nhìn lên trong khi đầu thì đang chúi dần xuống, dãi chảy ròng ròng. Vất vả là thế nhưng nếu thấy mẹ ngó vào xem thì thể nào bé cũng cố nở một nụ cười toe toét, hợp tác xã toàn lợi, má phúng phính, mắt vẫn gườm gườm. Thương bé nhiều lắm.

Mẹ bé ko muốn bé lẫy lúc không có người canh chừng, thế nên buổi đêm mẹ lấy cớ bế tót bé vào giường ngủ cùng. Cả đêm bé đuổi mẹ khắp giường. Vì bé cứ rúc vào mẹ, mẹ lại dịch ra ko thì sợ đè lên bé, bé lại dũi dũi theo, cố rúc vào mẹ bằng được, mẹ lại dịch ra. Thế nên, cái giường rộng thênh thang, bố nằm nghiêng sát mép, chiếm khoảng 30cm, phần còn lại hai mẹ con hết xoay ngang lại xoay dọc, xoay cả đường chéo.

Bây giờ, nhìn thấy ngực áo mẹ là mắt bé sáng trưng lên, hau háu, miệng khụt khịt, môi cong lên mỏng dính chờ sẵn.

Bây giờ, thấy có người nói chuyện với mình là bé rướn cổ uơ uơ theo, tay vẫy chân đạp, rồi ho hắng ầm ĩ.

Bây giờ, nếu đói đưa bình sữa thì bé choàng tay ôm lấy, mút chùn chụt từ lúc chưa đưa được cái bình vào miệng, vẻ đói khát vô cùng, ko thích ăn nữa thì giơ tay gạt phăng bình sữa ra, trán nhiu nhíu, miệng mím chặt.

Thằng Lê có cái xe đồ chơi, nó cho chạy lên bất kỳ cái gì nó gặp, bàn, ghế, gờ cửa sổ, đùi chị giúp việc, lưng mẹ, mặt bố, lên cả cánh tay mũm mĩm trắng bóc của bé nữa, bé khóc ré lên, chắc kẹt vào da làm bé đau. Bị mẹ phát cho một cái vào bỉm, nó cầm cái xe chạy biến, chạy ra chỗ chị giúp việc, lại đi cái xe lên cánh tay béo mẫm của chị ấy.

Bé trắng lắm, trắng như sứ, đặt bàn tay mẹ cạnh bàn tay bé, như Người đẹp và ác thú ấy.

P.S Chị giúp việc cũ rất thích bàn tay tớ. Chị ấy thích tay gầy, ghét tay béo. Chị ấy mô tả là bàn tay tớ mảnh mai, da mỏng, ngón gầy, đàn ông trông thấy chỉ muốn che chở. Chị ấy tính tình rồ man tíc thì mô tả thế thôi, chứ thực ra bàn tay tớ gầy guộc, đen đúa, nhìn hao hao giống cành củi khô. Bàn tay thực sự là một trong những thứ xấu nhất trên người

St. Ignatius Loyola

Chú Bình Nguyên đã được nhận vào trường St. Ignatius Loyola. Để chú được nhận vào lúc lớp đã khoá sổ thế này, mẹ chú đã phải thỉnh cầu đến Archbishop (không biết tiếng Việt có phải là Tổng giám mục không) Celestino Migliore, đại sứ của Giáo hoàng Benedict tại Liên Hợp Quốc. Còn bố chú thì phải cầu viện đến Cha Stefano Delbove của nhà thờ quản lý trường.

Mẹ Bình Nguyên được Archbishop Migliore gọi là “my favourite lady in the Italian community”. Thế nên nhờ một cái là ông ấy viết thư giới thiệu ngay. Cha Stefano còn dẫn cả bố Bình Nguyên đến nói chuyện với ban giám đốc của trường để xin đặc cách cho chú.

Nếu không thì làm sao Bình Nguyên cạnh tranh được với những đứa trẻ trên đại lộ Park, Madison và đại lộ số 5. Bố mẹ chúng giàu vào hàng khủng, có thể tặng cho trường những khoản tiền lớn, khiến chúng có thể nghiễm nhiên có tên trong danh sách học. May quá bố mẹ Bình Nguyên chỉ mất tí nước bọt.

Mình đã đến xem qua trường học rồi. Rất thích. Giản dị, vì là trường dòng, nhưng đầy đủ mọi thứ. Các cô giáo rất nhẹ nhàng, lịch sự và tươi cười. Mấy năm trước còn là do các bà sơ trông nom, và sáng sáng đức cha sẽ từ nhà thờ sang cầu nguyện cùng các sơ trước khi giờ học bắt đầu. Thích nhất là phòng học nào cũng đầy ánh sáng, trên tầng thượng lại là sân chơi, điều rất hiếm ở Manhattan một tấc đất là một tấc vàng. Thông thường, các nhà trẻ sẽ thuê tầng hầm làm địa điểm, rồi các cô giáo thỉnh thoảng sẽ dắt bọn trẻ ra ngoài chơi cho có tí ánh nắng, nếu không thì chẳng có nhiều bậc cha mẹ chịu thấu tiền học hàng tháng.

Phòng học rộng rãi, đầy đồ chơi và các giáo cụ cần thiết. Những đứa con trai mặc hàng hiệu Ralph Lauren, những style chỉ có ở cửa hiệu Ralph Lauren trên khu thượng Đông phố Madison và những đứa con gái tóc cài nơ nhung.

Tháng 9 này là Bình Nguyên đi học rồi đấy.

St. Ignatius Loyola

Chú Bình Nguyên đã được nhận vào trường St. Ignatius Loyola. Để chú được nhận vào lúc lớp đã khoá sổ thế này, mẹ chú đã phải thỉnh cầu đến Archbishop (không biết tiếng Việt có phải là Tổng giám mục không) Celestino Migliore, đại sứ của Giáo hoàng Benedict tại Liên Hợp Quốc. Còn bố chú thì phải cầu viện đến Cha Stefano Delbove của nhà thờ quản lý trường.

Mẹ Bình Nguyên được Archbishop Migliore gọi là “my favourite lady in the Italian community”. Thế nên nhờ một cái là ông ấy viết thư giới thiệu ngay. Cha Stefano còn dẫn cả bố Bình Nguyên đến nói chuyện với ban giám đốc của trường để xin đặc cách cho chú.

Nếu không thì làm sao Bình Nguyên cạnh tranh được với những đứa trẻ trên đại lộ Park, Madison và đại lộ số 5. Bố mẹ chúng giàu vào hàng khủng, có thể tặng cho trường những khoản tiền lớn, khiến chúng có thể nghiễm nhiên có tên trong danh sách học. May quá bố mẹ Bình Nguyên chỉ mất tí nước bọt.

Mình đã đến xem qua trường học rồi. Rất thích. Giản dị, vì là trường dòng, nhưng đầy đủ mọi thứ. Các cô giáo rất nhẹ nhàng, lịch sự và tươi cười. Mấy năm trước còn là do các bà sơ trông nom, và sáng sáng đức cha sẽ từ nhà thờ sang cầu nguyện cùng các sơ trước khi giờ học bắt đầu. Thích nhất là phòng học nào cũng đầy ánh sáng, trên tầng thượng lại là sân chơi, điều rất hiếm ở Manhattan một tấc đất là một tấc vàng. Thông thường, các nhà trẻ sẽ thuê tầng hầm làm địa điểm, rồi các cô giáo thỉnh thoảng sẽ dắt bọn trẻ ra ngoài chơi cho có tí ánh nắng, nếu không thì chẳng có nhiều bậc cha mẹ chịu thấu tiền học hàng tháng.

Phòng học rộng rãi, đầy đồ chơi và các giáo cụ cần thiết. Những đứa con trai mặc hàng hiệu Ralph Lauren, những style chỉ có ở cửa hiệu Ralph Lauren trên khu thượng Đông phố Madison và những đứa con gái tóc cài nơ nhung.

Tháng 9 này là Bình Nguyên đi học rồi đấy.

Sunday, June 15, 2008

Có một lần...

Có một lần, từ góc phòng bên kia tôi nhìn thấy một người đàn ông. Người đàn ông đó tiến về phía tôi, nhìn tôi chằm chằm. Tôi cũng nhìn anh ta như thôi miên.

- Chào cô

- Xin chào. Trông anh rất giống một người đàn ông tôi từng yêu

- Tôi có thể xin số điện thoại của cô được ko?

- Ko. Tôi không có ý gì hết. Chỉ tự dưng nhìn thấy anh tôi nhớ đến anh ấy

Rồi bất giác tôi rút điện thoại gọi anh,

- Sau tất cả những lần anh gọi tôi không trả lời

- Sau lần chia tay nhẫn tâm

- Sau tất cả những cuộc phiêu lưu điên rồ, những vết thương…

Giọng anh xa ngái.

Tôi nói như không kịp thở

- Anh biết không, em vừa nhìn thấy một người rất giống anh. Tự dưng em nhớ anh

- Em có cho anh ta số điện thoại của em không?

Tôi lại cảm thấy mình sợ, sợ mình không đủ tốt, không đủ cảm thông, không đủ kiên nhẫn, không được anh yêu nhiều như tôi yêu anh…

- Không.

Rồi tôi buông máy. Tôi thấy mình điên. Tôi đã bỏ đi, chỉ để nhiều năm sau vẫn thấy lòng có thể bật khóc khi gặp một người dù chỉ nhang nhác giống, và kiếm tìm như điên giữa cuộc đời này một người như thế…

Nhưng tôi biết mình đã đúng.

Tôi đã bỏ đi,

- để được mỉm cười với tất cả những người đàn ông tôi gặp trên đường,

- để được là chính tôi

mà không sợ làm anh đau đớn…

Có một lần...

Có một lần, từ góc phòng bên kia tôi nhìn thấy một người đàn ông. Người đàn ông đó tiến về phía tôi, nhìn tôi chằm chằm. Tôi cũng nhìn anh ta như thôi miên.

- Chào cô

- Xin chào. Trông anh rất giống một người đàn ông tôi từng yêu

- Tôi có thể xin số điện thoại của cô được ko?

- Ko. Tôi không có ý gì hết. Chỉ tự dưng nhìn thấy anh tôi nhớ đến anh ấy

Rồi bất giác tôi rút điện thoại gọi anh,

- Sau tất cả những lần anh gọi tôi không trả lời

- Sau lần chia tay nhẫn tâm

- Sau tất cả những cuộc phiêu lưu điên rồ, những vết thương…

Giọng anh xa ngái.

Tôi nói như không kịp thở

- Anh biết không, em vừa nhìn thấy một người rất giống anh. Tự dưng em nhớ anh

- Em có cho anh ta số điện thoại của em không?

Tôi lại cảm thấy mình sợ, sợ mình không đủ tốt, không đủ cảm thông, không đủ kiên nhẫn, không được anh yêu nhiều như tôi yêu anh…

- Không.

Rồi tôi buông máy. Tôi thấy mình điên. Tôi đã bỏ đi, chỉ để nhiều năm sau vẫn thấy lòng có thể bật khóc khi gặp một người dù chỉ nhang nhác giống, và kiếm tìm như điên giữa cuộc đời này một người như thế…

Nhưng tôi biết mình đã đúng.

Tôi đã bỏ đi,

- để được mỉm cười với tất cả những người đàn ông tôi gặp trên đường,

- để được là chính tôi

mà không sợ làm anh đau đớn…

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 35)




Lại trở về cái thùng rác trứ danh của bố chú Bình Nguyên.

Chả là vì cái thùng rác tự động, tự mở ra tự đóng vào, nên nhiều khi đứng huơ tay huơ chân mãi nó mới thèm mở ra, hoặc chưa vứt rác xong nó đã đóng ập vào, có lần mẹ Bình Nguyên còn bị kẹp cả tay trong đó.

Tối nọ, Bình Nguyên được sai vứt rác. Chú đang loay hoay nhét rác vào thùng thì cái nắp chắc đợi lâu sốt ruột nên tự động đóng luôn vào. Chú Bình Nguyên cuống lên, chú rối rít quát cái thùng rác “pet ta pet ta” tức là aspetta tiếng Ý, nghĩa là “đợi tí đợi tí”.

Tối nọ chú lên cơn quẩng. Chú chạy vòng quanh quả bóng để chân trong phòng khách, can không được. Chú chạy khoảng 5 vòng thì thấy hai chân chú bắt đầu xoắn quẩy. Bố chú sợ chú chóng mặt. Bố chú chặn đường, túm chú xoay 180 độ. Thế là chú lại chạy theo hướng ngược lại, vẫn đúng đà chạy lon ton, chẳng chững lại giây nào, không lỡ nhịp bước nào.

Mỗi ngày là một trò mới. Mướt mồ hôi ko theo kịp chú.

Sáng nay, chú xông đến nhăm nhăm định tụt quần em bé, mồm liến thoắng “thay bỉm, thay bỉm”.

Còn hôm nọ, em bé mặc váy có in những quả dâu đỏ. Chú, vốn rất thích ăn dâu, chạy đến, tay giả vờ bốc từng quả dâu cho vào mồm, vừa giả vờ ăn nhóp nhép vừa giải thích “Lê ăn dâu”. Chị giúp việc hỏi “Ngọt không?” chú bảo “ngọt”. Gần chết.

Chú không cho ai gọi Lila là Tổng phệ, vì chú đã nhận chú là Tổng Phệ. Cứ thỉnh thoảng chú lại chỉ tay vào ngực mình tuyên bố “Lê béo, Lê (nhấn mạnh) là Cộng Phệ (đầu gật gật)”. Chị giúp việc bảo “Lê mà muốn là Tổng phệ thì Lê phải ăn nhiều”. Thế là cả tuần nay chú ăn hùng hục, mặt tròn xoe như cái đĩa.

Hai hôm trước, mẹ chú trố mắt khi nghe chú bảo “Lê già, Lê mệt”.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 35)




Lại trở về cái thùng rác trứ danh của bố chú Bình Nguyên.

Chả là vì cái thùng rác tự động, tự mở ra tự đóng vào, nên nhiều khi đứng huơ tay huơ chân mãi nó mới thèm mở ra, hoặc chưa vứt rác xong nó đã đóng ập vào, có lần mẹ Bình Nguyên còn bị kẹp cả tay trong đó.

Tối nọ, Bình Nguyên được sai vứt rác. Chú đang loay hoay nhét rác vào thùng thì cái nắp chắc đợi lâu sốt ruột nên tự động đóng luôn vào. Chú Bình Nguyên cuống lên, chú rối rít quát cái thùng rác “pet ta pet ta” tức là aspetta tiếng Ý, nghĩa là “đợi tí đợi tí”.

Tối nọ chú lên cơn quẩng. Chú chạy vòng quanh quả bóng để chân trong phòng khách, can không được. Chú chạy khoảng 5 vòng thì thấy hai chân chú bắt đầu xoắn quẩy. Bố chú sợ chú chóng mặt. Bố chú chặn đường, túm chú xoay 180 độ. Thế là chú lại chạy theo hướng ngược lại, vẫn đúng đà chạy lon ton, chẳng chững lại giây nào, không lỡ nhịp bước nào.

Mỗi ngày là một trò mới. Mướt mồ hôi ko theo kịp chú.

Sáng nay, chú xông đến nhăm nhăm định tụt quần em bé, mồm liến thoắng “thay bỉm, thay bỉm”.

Còn hôm nọ, em bé mặc váy có in những quả dâu đỏ. Chú, vốn rất thích ăn dâu, chạy đến, tay giả vờ bốc từng quả dâu cho vào mồm, vừa giả vờ ăn nhóp nhép vừa giải thích “Lê ăn dâu”. Chị giúp việc hỏi “Ngọt không?” chú bảo “ngọt”. Gần chết.

Chú không cho ai gọi Lila là Tổng phệ, vì chú đã nhận chú là Tổng Phệ. Cứ thỉnh thoảng chú lại chỉ tay vào ngực mình tuyên bố “Lê béo, Lê (nhấn mạnh) là Cộng Phệ (đầu gật gật)”. Chị giúp việc bảo “Lê mà muốn là Tổng phệ thì Lê phải ăn nhiều”. Thế là cả tuần nay chú ăn hùng hục, mặt tròn xoe như cái đĩa.

Hai hôm trước, mẹ chú trố mắt khi nghe chú bảo “Lê già, Lê mệt”.

Kịch bản Đường đua (2)

Bộ phim Nỗi buồn chiến tranh chuyển thể từ truyện của Bảo Ninh tháng 7 này cũng bấm máy. Nếu mình còn ở VN, chắc chắn mình đã được mời làm phim đó.

Từ hồi từ chối bộ phim Miền đất hứa, mình hầu như đoạn tuyệt với phim ảnh. Nhiều lúc cũng thấy nhớ hồi làm phim tếu táo ra phết.

Lại trở về tính đã làm là làm một mạch xong thôi. Trông mình hầu như lúc nào cũng vớ va vớ vẩn. Tức là cứ chơi nhong nhóng suốt, chẳng thấy khi nào nghiêm túc. Nhưng đến lúc bắt tay vào làm thật thì lại cường độ cao quá, nên cuối ngày là mặt cứ dài như cái bơm.

Bố Bình Nguyên thì khác hẳn. Buổi tối, 9h, tuyên bố là phải dịch giấy khai sinh cho con. Thấy mở máy tính ra, mở một trang Word, đánh cái đầu đề. Rồi mình mải làm việc của mình nên cũng ko để ý. Hai tiếng sau ngó sang, thấy đang đảo lên đảo xuống một trang Ebay. Lúc mở lại trang văn bản kia thì thấy con trỏ đang nhấp nháy ở dòng thứ 2, dưới cái đầu đề. Lúc 1h đêm mình xong việc đi ngủ thì thấy bố chú cũng vội vàng đóng các cửa sổ trên màn hình lại, trang văn bản kia cũng vẫn chỉ có đúng cái đầu đề, cộng thêm vài chữ ở dòng thứ 2.

Rồi đến mấy hôm sau, cứ thỉnh thoảng lại “ôi anh phải dịch giấy khai sinh cho Lila”.


Kịch bản Đường đua (2)

Bộ phim Nỗi buồn chiến tranh chuyển thể từ truyện của Bảo Ninh tháng 7 này cũng bấm máy. Nếu mình còn ở VN, chắc chắn mình đã được mời làm phim đó.

Từ hồi từ chối bộ phim Miền đất hứa, mình hầu như đoạn tuyệt với phim ảnh. Nhiều lúc cũng thấy nhớ hồi làm phim tếu táo ra phết.

Lại trở về tính đã làm là làm một mạch xong thôi. Trông mình hầu như lúc nào cũng vớ va vớ vẩn. Tức là cứ chơi nhong nhóng suốt, chẳng thấy khi nào nghiêm túc. Nhưng đến lúc bắt tay vào làm thật thì lại cường độ cao quá, nên cuối ngày là mặt cứ dài như cái bơm.

Bố Bình Nguyên thì khác hẳn. Buổi tối, 9h, tuyên bố là phải dịch giấy khai sinh cho con. Thấy mở máy tính ra, mở một trang Word, đánh cái đầu đề. Rồi mình mải làm việc của mình nên cũng ko để ý. Hai tiếng sau ngó sang, thấy đang đảo lên đảo xuống một trang Ebay. Lúc mở lại trang văn bản kia thì thấy con trỏ đang nhấp nháy ở dòng thứ 2, dưới cái đầu đề. Lúc 1h đêm mình xong việc đi ngủ thì thấy bố chú cũng vội vàng đóng các cửa sổ trên màn hình lại, trang văn bản kia cũng vẫn chỉ có đúng cái đầu đề, cộng thêm vài chữ ở dòng thứ 2.

Rồi đến mấy hôm sau, cứ thỉnh thoảng lại “ôi anh phải dịch giấy khai sinh cho Lila”.


Wednesday, June 11, 2008

Kịch bản Đường đua (1)

Mình mắc bệnh đã làm cái gì là làm một chặp cho xong. Tức là, một là làm xong một mạch rồi chơi, hai là chơi một mạch xong rồi làm, ghét nhất kiểu vừa làm vừa chơi.

Hồi trước đi học cũng thế, nếu môn nào ước lượng biết mình học 3 ngày là xong hết, thì nhất định 4 ngày trước hôm thi mới ngồi vào học. Học 3 ngày, ngày cuối cùng nghỉ ngơi cho đầu óc minh mẫn lại. Chẳng thế mà lúc nào cũng thấy mình ngất ngưởng, bọn bạn lo lắng toàn hỏi “mày học chưa”, lúc nào cũng nhận được câu “Chưa”. Nhưng đến hôm thi thì cũng học xong như ai. Không ít đứa tưởng giả vờ, học từ lâu rồi nhưng vẫn nói là chưa học.

Kiểu này cũng có lý do của nó. Là vì học liên tục thì mới tập trung, mới nhanh, mới khỏi phí công học đi học lại. Mà nước đuổi đến chân rồi thì phải dồn hết sức mà học, chứ thấy thời gian còn rộng dài là ko tập trung được, là nâng sách lên lại đặt sách xuống.

Tuần vừa rồi cũng thế. Mình hứa dịch kịch bản cho chị bạn. Chị ấy đưa cho từ mấy tháng trước, chẳng sờ đến. Đến lúc ngồi dịch, cả quyển kịch bản 120 trang dịch đúng trong 5 ngày, từ sáng tới tối. Tuy mệt nhưng tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì không mất công đọc đi đọc lại để dùng từ ngữ cho liền mạch. Kịch bản này mình có credit, chứ mấy kịch bản lần trước toàn làm hộ vì là chỗ bạn bè.

Lại phải chuẩn bị để đi ra ngoài tối nay rồi. Lúc nào rỗi lại buôn tiếp vậy.

Kịch bản Đường đua (1)

Mình mắc bệnh đã làm cái gì là làm một chặp cho xong. Tức là, một là làm xong một mạch rồi chơi, hai là chơi một mạch xong rồi làm, ghét nhất kiểu vừa làm vừa chơi.

Hồi trước đi học cũng thế, nếu môn nào ước lượng biết mình học 3 ngày là xong hết, thì nhất định 4 ngày trước hôm thi mới ngồi vào học. Học 3 ngày, ngày cuối cùng nghỉ ngơi cho đầu óc minh mẫn lại. Chẳng thế mà lúc nào cũng thấy mình ngất ngưởng, bọn bạn lo lắng toàn hỏi “mày học chưa”, lúc nào cũng nhận được câu “Chưa”. Nhưng đến hôm thi thì cũng học xong như ai. Không ít đứa tưởng giả vờ, học từ lâu rồi nhưng vẫn nói là chưa học.

Kiểu này cũng có lý do của nó. Là vì học liên tục thì mới tập trung, mới nhanh, mới khỏi phí công học đi học lại. Mà nước đuổi đến chân rồi thì phải dồn hết sức mà học, chứ thấy thời gian còn rộng dài là ko tập trung được, là nâng sách lên lại đặt sách xuống.

Tuần vừa rồi cũng thế. Mình hứa dịch kịch bản cho chị bạn. Chị ấy đưa cho từ mấy tháng trước, chẳng sờ đến. Đến lúc ngồi dịch, cả quyển kịch bản 120 trang dịch đúng trong 5 ngày, từ sáng tới tối. Tuy mệt nhưng tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì không mất công đọc đi đọc lại để dùng từ ngữ cho liền mạch. Kịch bản này mình có credit, chứ mấy kịch bản lần trước toàn làm hộ vì là chỗ bạn bè.

Lại phải chuẩn bị để đi ra ngoài tối nay rồi. Lúc nào rỗi lại buôn tiếp vậy.

Entry for June 12, 2008

Tuần vừa rồi New York nắng nóng khủng khiếp, nóng đến gần 38độ, nóng nhất trong vòng hơn 20 năm trở lại đây. Manhattan toàn nhà cao tầng, toàn cửa kính, vỉa hè cứ mấy bước lại có một cục điều hoà thò ra đường. Thế nên để không đã nóng đủ chết rồi, thêm nhà cửa san sát, thêm cửa kính phản chiếu, thêm luồng hơi nóng từ điều hoà bên vỉa hè phả vào người đi đường, nóng cứ gọi là thè lưỡi.

Sáng thứ 7 tuần trước mẹ đỡ đầu của Lila lôi cổ mình đi thể dục trong công viên. Bà ấy gần 60 tuổi mà sao khoẻ thế, vừa đi phăm phăm vừa nói liên tục. Mình chỉ ừ hữ mà còn không theo kịp. Đi một lúc đã thấy chân lệt xệt bà ấy lại phải mua cho chai nước lạnh. Chán cái tinh thần thể dục thể thao của mình thế.

Đến hôm nay thì hết nóng rồi. Bà ấy lại lên kế hoạch đi bộ trong công viên. Chết tôi. Giá mà nóng nốt cuối tuần này có phải hơn không.

Cuối tuần trước cả nhà cũng ra biển để trốn cái nóng. Ngoài biển gió mát, cát trắng phau, không khí sạch hơn hẳn trong Manhattan. Chú Bình Nguyên đeo kính đen có trang trí những bông hoa hướng dương, mặc áo sơ mi trắng, quần soóc tím than, đầu đội mũ kê pi giống thằng bé trong phim Cuộc sống tươi đẹp của Benigni, tay đút túi quần chân lững thững. Chú đi ngang qua bãi cát mà mọi người đang tắm nắng nghển hết cả cổ lên nhìn chú cười.

Chiều về, cả nhà trông như sau: bố chú Bình Nguyên đỏ như cua luộc, mình đen như bánh mỳ cháy (mặc dù toàn ngồi trong bóng râm), còn chú nâu nâu mỗi cái mũi đen xì.

Mình lại thêm hôm đợi taxi dưới chợ Tàu, nửa tiếng chẳng có cái nào chạy qua, cứ đầu trần đứng đợi, lại còn mặc quần âu cưa ống nên hai cẳng chân cũng tha hồ bắt nắng. Hôm sau đi ra ngoài đường thấy các cô các mợ đi qua toàn liếc mắt xuống chân mình. Không dài, mà cũng chả thẳng, chẳng là dân NY rất thích da nâu. Cứ chuyển mùa là đi tắm nâu hàng loạt, ko thì cũng phải phơi nắng cho đen, mặc dù làm nâu kiểu đó trông không hoàn toàn giống màu da nâu tự nhiên.

Mình phản đối kiểu phơi nắng và tắm đen tắm trắng này. Nhìn thấy mấy cô nằm phơi giữa bãi biển nắng chang chang (có cô còn cởi hết cả ra cho nâu đều), không hiểu sao người mình cứ đau ê ẩm và da cứ rát hết cả lên thay cho các cô ấy.

Entry for June 12, 2008

Tuần vừa rồi New York nắng nóng khủng khiếp, nóng đến gần 38độ, nóng nhất trong vòng hơn 20 năm trở lại đây. Manhattan toàn nhà cao tầng, toàn cửa kính, vỉa hè cứ mấy bước lại có một cục điều hoà thò ra đường. Thế nên để không đã nóng đủ chết rồi, thêm nhà cửa san sát, thêm cửa kính phản chiếu, thêm luồng hơi nóng từ điều hoà bên vỉa hè phả vào người đi đường, nóng cứ gọi là thè lưỡi.

Sáng thứ 7 tuần trước mẹ đỡ đầu của Lila lôi cổ mình đi thể dục trong công viên. Bà ấy gần 60 tuổi mà sao khoẻ thế, vừa đi phăm phăm vừa nói liên tục. Mình chỉ ừ hữ mà còn không theo kịp. Đi một lúc đã thấy chân lệt xệt bà ấy lại phải mua cho chai nước lạnh. Chán cái tinh thần thể dục thể thao của mình thế.

Đến hôm nay thì hết nóng rồi. Bà ấy lại lên kế hoạch đi bộ trong công viên. Chết tôi. Giá mà nóng nốt cuối tuần này có phải hơn không.

Cuối tuần trước cả nhà cũng ra biển để trốn cái nóng. Ngoài biển gió mát, cát trắng phau, không khí sạch hơn hẳn trong Manhattan. Chú Bình Nguyên đeo kính đen có trang trí những bông hoa hướng dương, mặc áo sơ mi trắng, quần soóc tím than, đầu đội mũ kê pi giống thằng bé trong phim Cuộc sống tươi đẹp của Benigni, tay đút túi quần chân lững thững. Chú đi ngang qua bãi cát mà mọi người đang tắm nắng nghển hết cả cổ lên nhìn chú cười.

Chiều về, cả nhà trông như sau: bố chú Bình Nguyên đỏ như cua luộc, mình đen như bánh mỳ cháy (mặc dù toàn ngồi trong bóng râm), còn chú nâu nâu mỗi cái mũi đen xì.

Mình lại thêm hôm đợi taxi dưới chợ Tàu, nửa tiếng chẳng có cái nào chạy qua, cứ đầu trần đứng đợi, lại còn mặc quần âu cưa ống nên hai cẳng chân cũng tha hồ bắt nắng. Hôm sau đi ra ngoài đường thấy các cô các mợ đi qua toàn liếc mắt xuống chân mình. Không dài, mà cũng chả thẳng, chẳng là dân NY rất thích da nâu. Cứ chuyển mùa là đi tắm nâu hàng loạt, ko thì cũng phải phơi nắng cho đen, mặc dù làm nâu kiểu đó trông không hoàn toàn giống màu da nâu tự nhiên.

Mình phản đối kiểu phơi nắng và tắm đen tắm trắng này. Nhìn thấy mấy cô nằm phơi giữa bãi biển nắng chang chang (có cô còn cởi hết cả ra cho nâu đều), không hiểu sao người mình cứ đau ê ẩm và da cứ rát hết cả lên thay cho các cô ấy.

Tuesday, June 10, 2008

Lila 2

Chú Bình Nguyên gọi Tổng phệ Lila là “Cộng phệ”. Mà chú cũng tuyên bố thẳng “Lê là Cộng phệ”, tức là chú nhận chú là Tổng phệ, chứ không cho Lila là Tổng phệ, cứ như đó là một mỹ từ chỉ dành cho những người đặc quyền lắm.


Tổng phệ Lila có rất nhiều ngấn.

Riêng cái cẳng tay ngắn tũn mà có tới 3 vòng ngấn sâu, tay chia làm 2 khúc vồng lên như hai khúc sắn bóc vỏ.

Cổ thì chẳng nhìn thấy đâu. Mỗi lần tắm phải ngửa đầu ra sau để kỳ ngấn, kêu khóc thảm thiết. Cũng 3 ngấn. Chị giúp việc nức nở “cổ cao 3 ngấn”, nhưng theo mình thì phải gọi là “cổ thấp 3 ngấn” mới phải.

Chị giúp việc (than): mỗi lần tao bế mày là tao đau hết cả mồm

Mình: ???

Chị giúp việc: Vì mỗi lần bế nó chỉ muốn cắn cho một phát vào má. Nhưng lại không cắn được, thế nên cứ bặm môi vào nhau. Thành ra là đau hết cả mồm

Mình (thở phào nhẹ nhõm): à ra thế.

Mẹ bé mỗi lần bế bé cũng phải kìm chế cao độ không thì cũng cắn bé thật. Cái tội vừa mềm vừa ấm vừa trắng vừa mũm mĩm lại còn vừa thơm thơm.

Mỗi lần cho bé ăn thì phải tránh nhìn vào mắt bé. Vì bé thấy ai quay ra nhìn mình là bé uơ uơ nói chuyện, làm sữa cứ chảy thành dòng bên mép. Thế nên muốn để bé ăn cho yên thì phải tay giữ chai sữa mặt ngoảnh ra chỗ khác. Chưa kể muốn nói nhưng mà ko biết nói, nên bé, ngoài uơ uơ, bu bu, nga nga, thì chỉ có nước ho ầm lên để thu hút sự chú ý.

Mệt bé nhắm ý.

Lila 2

Chú Bình Nguyên gọi Tổng phệ Lila là “Cộng phệ”. Mà chú cũng tuyên bố thẳng “Lê là Cộng phệ”, tức là chú nhận chú là Tổng phệ, chứ không cho Lila là Tổng phệ, cứ như đó là một mỹ từ chỉ dành cho những người đặc quyền lắm.


Tổng phệ Lila có rất nhiều ngấn.

Riêng cái cẳng tay ngắn tũn mà có tới 3 vòng ngấn sâu, tay chia làm 2 khúc vồng lên như hai khúc sắn bóc vỏ.

Cổ thì chẳng nhìn thấy đâu. Mỗi lần tắm phải ngửa đầu ra sau để kỳ ngấn, kêu khóc thảm thiết. Cũng 3 ngấn. Chị giúp việc nức nở “cổ cao 3 ngấn”, nhưng theo mình thì phải gọi là “cổ thấp 3 ngấn” mới phải.

Chị giúp việc (than): mỗi lần tao bế mày là tao đau hết cả mồm

Mình: ???

Chị giúp việc: Vì mỗi lần bế nó chỉ muốn cắn cho một phát vào má. Nhưng lại không cắn được, thế nên cứ bặm môi vào nhau. Thành ra là đau hết cả mồm

Mình (thở phào nhẹ nhõm): à ra thế.

Mẹ bé mỗi lần bế bé cũng phải kìm chế cao độ không thì cũng cắn bé thật. Cái tội vừa mềm vừa ấm vừa trắng vừa mũm mĩm lại còn vừa thơm thơm.

Mỗi lần cho bé ăn thì phải tránh nhìn vào mắt bé. Vì bé thấy ai quay ra nhìn mình là bé uơ uơ nói chuyện, làm sữa cứ chảy thành dòng bên mép. Thế nên muốn để bé ăn cho yên thì phải tay giữ chai sữa mặt ngoảnh ra chỗ khác. Chưa kể muốn nói nhưng mà ko biết nói, nên bé, ngoài uơ uơ, bu bu, nga nga, thì chỉ có nước ho ầm lên để thu hút sự chú ý.

Mệt bé nhắm ý.

Monday, June 9, 2008

Nói với con




Bố muốn con phải chạy ra ngoài kia, phải chơi với ô tô của bố, phải lê la nghịch cát, phải nhảy xuống nước, phải dãi nắng

Mẹ lại chỉ muốn làm một cái ổ thật ấm, thật êm, che chắn kỹ lưỡng, để bọc con trai mẹ sạch sẽ và yên ổn trong đó.

Với mẹ, cát quá bẩn, nắng quá nóng, nước hồ bơi quá lạnh, còn biển thì quá sóng, cho con.

Mẹ không hiểu, những trò tiêu khiển của đàn ông

Làm sao mà phải mấy chục thằng (thực ra mấy chục thằng mẹ cũng chẳng biết chính xác) tranh nhau một quả bóng? Sao không mua hẳn mỗi thằng một quả có phải nho nhã hơn không? Đấy là còn chưa kể mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hò la, văng tục, và gẫy đủ mọi thứ trên đời.

Làm sao mà phải phóng xe với tốc độ chết người trên những cung đường ngoằn nghoèo?

Làm sao phải hò nhau khuân xe máy bê bết bùn đất qua sông qua suối đường quang không đi cứ đâm quàng bụi rậm?

Và đủ trò ngốc nghếch khác nữa

Nhưng mẹ hiểu, con là một người-đàn-ông-nhỏ. Và mẹ phải để bố dạy con trở thành một-người-đàn-ông-lớn, tức là để con học được, ngoài những thứ có ích cho đời, tất cả những trò tiêu khiển dở hơi chả có ích gì cho đời của bọn đàn ông

Chứ còn nếu chủ quan mẹ, mẹ lại chỉ muốn làm một cái ổ thật ấm, thật êm, che chắn kỹ lưỡng, để bọc con trai mẹ sạch sẽ và yên ổn trong đó.

P.S Con yêu, con đừng oánh Lila của mẹ như thế chứ.

Nói với con




Bố muốn con phải chạy ra ngoài kia, phải chơi với ô tô của bố, phải lê la nghịch cát, phải nhảy xuống nước, phải dãi nắng

Mẹ lại chỉ muốn làm một cái ổ thật ấm, thật êm, che chắn kỹ lưỡng, để bọc con trai mẹ sạch sẽ và yên ổn trong đó.

Với mẹ, cát quá bẩn, nắng quá nóng, nước hồ bơi quá lạnh, còn biển thì quá sóng, cho con.

Mẹ không hiểu, những trò tiêu khiển của đàn ông

Làm sao mà phải mấy chục thằng (thực ra mấy chục thằng mẹ cũng chẳng biết chính xác) tranh nhau một quả bóng? Sao không mua hẳn mỗi thằng một quả có phải nho nhã hơn không? Đấy là còn chưa kể mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hò la, văng tục, và gẫy đủ mọi thứ trên đời.

Làm sao mà phải phóng xe với tốc độ chết người trên những cung đường ngoằn nghoèo?

Làm sao phải hò nhau khuân xe máy bê bết bùn đất qua sông qua suối đường quang không đi cứ đâm quàng bụi rậm?

Và đủ trò ngốc nghếch khác nữa

Nhưng mẹ hiểu, con là một người-đàn-ông-nhỏ. Và mẹ phải để bố dạy con trở thành một-người-đàn-ông-lớn, tức là để con học được, ngoài những thứ có ích cho đời, tất cả những trò tiêu khiển dở hơi chả có ích gì cho đời của bọn đàn ông

Chứ còn nếu chủ quan mẹ, mẹ lại chỉ muốn làm một cái ổ thật ấm, thật êm, che chắn kỹ lưỡng, để bọc con trai mẹ sạch sẽ và yên ổn trong đó.

P.S Con yêu, con đừng oánh Lila của mẹ như thế chứ.

Friday, June 6, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 34)




Chú Bình Nguyên rất yêu em. Nghe em bé khóc trên nhà mà mẹ vẫn đủng đỉnh ko chạy lên dỗ em là thể nào chú cũng nhắc vẻ rất thúc giục “mamma, Lila khóc”.

Nhưng chú cũng đang đến hồi nghịch dại. Mẹ chú cứ quay đi một cái là y như rằng chú nhét đủ thứ vào mồm em. Lúc thì là ô tô, lúc là miếng pho mát chú đang ăn dở, lúc thì là cái bình uống nước chú đang dùng. Tệ nhất là hôm nọ, mẹ chú mải nấu ăn, chú thì đang chơi với cái sticker Elmo tròn như đồng xu dán trên ngực. Mẹ chú chỉ lơ là có mấy giây thôi mà quay lại đã thấy chú dán cái sticker lên mắt em. Khổ thân Lila tự dưng bị bịt mất một mắt, chân tay đang huơ lên ko hiểu tại sao, trông mặt như cướp biển một mắt. Mẹ chú điên lên phát cho chú một phát, chú chạy biến.

Sáng hôm nọ, vừa nhìn thấy em một cái, chú nắm hai nắm tay bé xíu, tròn xoe, giơ lên doạ “Lê đấm”, mồm nói tay làm điệu bộ múc múc như chuẩn bị đấm đến nơi, làm mẹ chú cả ngày cứ phải canh chừng kẻo chú đấm em thật thì toi.

Chú bây giờ cũng đã đến hồi đi chơi quen chân. Cứ buổi sáng ngủ dậy ăn sáng xong xuôi là chú tuyên bố “Lê đi”. Hỏi “Lê đi đâu?”, chú cứ nhắc đi nhắc lại “Lê đi” rồi nhăm nhăm ra mở cửa. Rủ chú đi đâu thì chú đi ngay, bất kể là đi đâu, miễn là được đi ra khỏi nhà cái đã. Rủ chú đi chợ là chú thích nhất, vì còn được cầm bánh mỳ về. Bánh mỳ, một chiếc thì quá nhẹ, hai chiếc thì quá nặng. Chú mà cầm cái gì nặng, mỏi tay là chú bỏ luôn xuống đất, rồi chú đi tiếp. Mấy lần về đến nhà thấy mất bánh mẹ chú lại phải chạy ngược lại tìm, thể nào cũng thấy túi bánh mỳ nằm tơ hơ trên vỉa hè.

Cứ thỉnh thoảng chú lại chạy ra ôm choàng lấy em bé hôn hít mùi mẫn, giọng rất vỗ về “Lê yêu La lắm”.

Phí công vắt óc nghĩ tên cho con, toàn tên ko kêu như chuông thì cũng vô cùng tâm trạng, để bây giờ chú tóm gọn trong hai chữ Lê La thế này đây.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 34)




Chú Bình Nguyên rất yêu em. Nghe em bé khóc trên nhà mà mẹ vẫn đủng đỉnh ko chạy lên dỗ em là thể nào chú cũng nhắc vẻ rất thúc giục “mamma, Lila khóc”.

Nhưng chú cũng đang đến hồi nghịch dại. Mẹ chú cứ quay đi một cái là y như rằng chú nhét đủ thứ vào mồm em. Lúc thì là ô tô, lúc là miếng pho mát chú đang ăn dở, lúc thì là cái bình uống nước chú đang dùng. Tệ nhất là hôm nọ, mẹ chú mải nấu ăn, chú thì đang chơi với cái sticker Elmo tròn như đồng xu dán trên ngực. Mẹ chú chỉ lơ là có mấy giây thôi mà quay lại đã thấy chú dán cái sticker lên mắt em. Khổ thân Lila tự dưng bị bịt mất một mắt, chân tay đang huơ lên ko hiểu tại sao, trông mặt như cướp biển một mắt. Mẹ chú điên lên phát cho chú một phát, chú chạy biến.

Sáng hôm nọ, vừa nhìn thấy em một cái, chú nắm hai nắm tay bé xíu, tròn xoe, giơ lên doạ “Lê đấm”, mồm nói tay làm điệu bộ múc múc như chuẩn bị đấm đến nơi, làm mẹ chú cả ngày cứ phải canh chừng kẻo chú đấm em thật thì toi.

Chú bây giờ cũng đã đến hồi đi chơi quen chân. Cứ buổi sáng ngủ dậy ăn sáng xong xuôi là chú tuyên bố “Lê đi”. Hỏi “Lê đi đâu?”, chú cứ nhắc đi nhắc lại “Lê đi” rồi nhăm nhăm ra mở cửa. Rủ chú đi đâu thì chú đi ngay, bất kể là đi đâu, miễn là được đi ra khỏi nhà cái đã. Rủ chú đi chợ là chú thích nhất, vì còn được cầm bánh mỳ về. Bánh mỳ, một chiếc thì quá nhẹ, hai chiếc thì quá nặng. Chú mà cầm cái gì nặng, mỏi tay là chú bỏ luôn xuống đất, rồi chú đi tiếp. Mấy lần về đến nhà thấy mất bánh mẹ chú lại phải chạy ngược lại tìm, thể nào cũng thấy túi bánh mỳ nằm tơ hơ trên vỉa hè.

Cứ thỉnh thoảng chú lại chạy ra ôm choàng lấy em bé hôn hít mùi mẫn, giọng rất vỗ về “Lê yêu La lắm”.

Phí công vắt óc nghĩ tên cho con, toàn tên ko kêu như chuông thì cũng vô cùng tâm trạng, để bây giờ chú tóm gọn trong hai chữ Lê La thế này đây.

Thursday, June 5, 2008

Chuỗi vòng cổ của Tiffany

Mấy hôm trước mình và bố Bình Nguyên vào Tiffany. Mình kết nổ đĩa chuỗi vòng cổ Victoria Graduated bằng những hạt kim cương kết chuỗi đơn bằng platinum. Rất đơn giản, chỉ toàn kim cương cắt kiểu round brilliant (tức là viên tròn) và marquise (bầu dục) xen kẽ, phần platinum chỉ có tác dụng làm khung đỡ tối thiểu, vừa giản dị vừa sang trọng. Và mình đeo nó cũng rất đẹp, phải lên được đến mấy chân kính ấy.

Rồi mình ngắm nghía trước gương (mình phát hiện ngực áo mình có dính vết trớ của Lila!!!). Rồi mình ngần ngừ. Rồi mình tháo ra trả lại cho chị bán hàng. Rồi mình cám ơn. Rồi mình bỏ đi. Bố Bình Nguyên cứ cùn cụt chạy theo hỏi “Em có thích ko, em có muốn mua ko?”. Mình nuốt nước bọt. Rồi mình lấy hết can đảm trả lời dứt khoát “Ko”. Theo mình đây là hành động dũng cảm nhất của mình trong mấy năm trở lại đây, còn dũng cảm hơn chuyện đẻ đái nhiều ấy.

Vì chuỗi vòng cổ đó khá nhiều tiền. Và đeo một chuỗi vòng cổ như thế là một sự phí phạm. Bởi một năm chỉ có vài sự kiện xứng đáng để đeo nó. Nhưng không phải sự kiện xứng đáng nào cũng nên đeo. Vì một chuỗi vòng cổ nổi bật thế này nếu đeo vào thì ai cũng nhận thấy. Mà ở những sự kiện lớn toàn gặp người quen. Người ta thấy lần trước mình đeo món này, lần này lại đeo món này tiếp, cũng như mặc cùng một cái váy, thì thà ko đeo còn hơn.

Với lại còn đang mua nhà nữa. Tự dưng tiêu phí một khoản tiền lớn vào một món đồ xa xỉ ko cần thiết chẳng dùng mấy chỉ để ngắm là chính thì để làm gì. Tiền chứ có phải là vỏ hến đâu nhỉ. Hic, mua nhà và sửa nhà xong thì chỉ còn đúng trên răng dưới dép!!!

Mình thật là một người chín chắn biết suy nghĩ trước sau.

Tuy nhiên về nhà mình lại lôi truyện Breakfast at Tiffany’s ra đọc, và cho cái chuỗi đó vào dream list.

P.S Nhưng hôm nay thì mình nghĩ lại rồi. Mình ko thích cái chuỗi đó nữa. Mình bị vẻ hào nhoáng của nó làm mờ mắt mất mấy ngày. Nhưng giờ thì mình đã tỉnh táo trở lại và lại quay về với quan điểm của mình về kim cương: chỉ một viên thôi, cắt round brilliant, hạng màu D, E, hoặc F, độ trong suốt VVS hoặc cùng lắm là VS. Còn tất cả những chi tiết khác của món đồ trang sức thì phải bằng vàng trắng hoặc platinum, làm thật mảnh, thật đơn giản, thế thì viên kim cương mới nổi.

Thế nên mình ko tiếc cái chuỗi đó nữa.

Chuỗi vòng cổ của Tiffany

Mấy hôm trước mình và bố Bình Nguyên vào Tiffany. Mình kết nổ đĩa chuỗi vòng cổ Victoria Graduated bằng những hạt kim cương kết chuỗi đơn bằng platinum. Rất đơn giản, chỉ toàn kim cương cắt kiểu round brilliant (tức là viên tròn) và marquise (bầu dục) xen kẽ, phần platinum chỉ có tác dụng làm khung đỡ tối thiểu, vừa giản dị vừa sang trọng. Và mình đeo nó cũng rất đẹp, phải lên được đến mấy chân kính ấy.

Rồi mình ngắm nghía trước gương (mình phát hiện ngực áo mình có dính vết trớ của Lila!!!). Rồi mình ngần ngừ. Rồi mình tháo ra trả lại cho chị bán hàng. Rồi mình cám ơn. Rồi mình bỏ đi. Bố Bình Nguyên cứ cùn cụt chạy theo hỏi “Em có thích ko, em có muốn mua ko?”. Mình nuốt nước bọt. Rồi mình lấy hết can đảm trả lời dứt khoát “Ko”. Theo mình đây là hành động dũng cảm nhất của mình trong mấy năm trở lại đây, còn dũng cảm hơn chuyện đẻ đái nhiều ấy.

Vì chuỗi vòng cổ đó khá nhiều tiền. Và đeo một chuỗi vòng cổ như thế là một sự phí phạm. Bởi một năm chỉ có vài sự kiện xứng đáng để đeo nó. Nhưng không phải sự kiện xứng đáng nào cũng nên đeo. Vì một chuỗi vòng cổ nổi bật thế này nếu đeo vào thì ai cũng nhận thấy. Mà ở những sự kiện lớn toàn gặp người quen. Người ta thấy lần trước mình đeo món này, lần này lại đeo món này tiếp, cũng như mặc cùng một cái váy, thì thà ko đeo còn hơn.

Với lại còn đang mua nhà nữa. Tự dưng tiêu phí một khoản tiền lớn vào một món đồ xa xỉ ko cần thiết chẳng dùng mấy chỉ để ngắm là chính thì để làm gì. Tiền chứ có phải là vỏ hến đâu nhỉ. Hic, mua nhà và sửa nhà xong thì chỉ còn đúng trên răng dưới dép!!!

Mình thật là một người chín chắn biết suy nghĩ trước sau.

Tuy nhiên về nhà mình lại lôi truyện Breakfast at Tiffany’s ra đọc, và cho cái chuỗi đó vào dream list.

P.S Nhưng hôm nay thì mình nghĩ lại rồi. Mình ko thích cái chuỗi đó nữa. Mình bị vẻ hào nhoáng của nó làm mờ mắt mất mấy ngày. Nhưng giờ thì mình đã tỉnh táo trở lại và lại quay về với quan điểm của mình về kim cương: chỉ một viên thôi, cắt round brilliant, hạng màu D, E, hoặc F, độ trong suốt VVS hoặc cùng lắm là VS. Còn tất cả những chi tiết khác của món đồ trang sức thì phải bằng vàng trắng hoặc platinum, làm thật mảnh, thật đơn giản, thế thì viên kim cương mới nổi.

Thế nên mình ko tiếc cái chuỗi đó nữa.

Monday, June 2, 2008

Lila




Lila đã bắt đầu hóng chuyện.

Mỗi lần mẹ nói chuyện với Lila bằng chính ngôn ngữ của bé, tức là cũng nga nga, gừ gừ, thì bé thích lắm, bé cười toét miệng, môi cong lên, tay chân vung vẩy, điệu bộ linh hoạt hẳn lên.

Nhiều khi nga nga gừ gừ mãi thấy đơn điệu, mẹ quyết định nói về đủ thứ chuyện trên đời, kết thúc mỗi câu lại “nga” một cái cho bé hiểu, như kiểu ngày xưa điện đàm cứ hết một câu lại phải nói “over” ấy. Cứ thế mẹ và bé nói chuyện cũng phải được 15 phút. Có hôm bố bé thấy hai mẹ con nói chuyện rôm rả quá, bố bé ngó vào góp. Bố bé cất giọng vịt đực “à à”. Bé nghe thấy, mặt đang cười tự dưng thộn ra, rồi môi dưới bĩu ra, rồi mắt đỏ hoe lên, mũi phập phồng, nước mắt rơm rớm. Làm mẹ bé phải bảo bố bé thôi đừng doạ bé nữa.

Buổi sáng tỉnh dậy, nhìn thấy mẹ ngó vào là bé cười toe toét và sẵn sàng nói chuyện rồi.

Nhưng sợ nhất là những hôm bé thức dậy lúc 5h sáng đòi ăn. Nhìn thấy mẹ, bé nhất định ko ăn mà cứ cười toe toét, làm sữa cứ chảy thành dòng ở một bên mép. Mẹ thuyết phục kiểu gì bé cũng phải cười một lúc đã, rồi mặt mới nghiêm lại, mút cái ti vào và ăn hùng hục. Bé tròn xoe. Mỗi lần mẹ lật úp bé lại cho bé thử nhấc đầu lên thì bé lăn lông lốc.

Chị giúp việc gọi bé là Tổng phệ

và vừa thay bỉm cho chú Bình Nguyên vừa than “em ơi cái thằng này nó đái như sứa”.

Ngôn ngữ của chị giúp việc thật vô cùng sinh động. Mình còn phải học nhiều.

Lila




Lila đã bắt đầu hóng chuyện.

Mỗi lần mẹ nói chuyện với Lila bằng chính ngôn ngữ của bé, tức là cũng nga nga, gừ gừ, thì bé thích lắm, bé cười toét miệng, môi cong lên, tay chân vung vẩy, điệu bộ linh hoạt hẳn lên.

Nhiều khi nga nga gừ gừ mãi thấy đơn điệu, mẹ quyết định nói về đủ thứ chuyện trên đời, kết thúc mỗi câu lại “nga” một cái cho bé hiểu, như kiểu ngày xưa điện đàm cứ hết một câu lại phải nói “over” ấy. Cứ thế mẹ và bé nói chuyện cũng phải được 15 phút. Có hôm bố bé thấy hai mẹ con nói chuyện rôm rả quá, bố bé ngó vào góp. Bố bé cất giọng vịt đực “à à”. Bé nghe thấy, mặt đang cười tự dưng thộn ra, rồi môi dưới bĩu ra, rồi mắt đỏ hoe lên, mũi phập phồng, nước mắt rơm rớm. Làm mẹ bé phải bảo bố bé thôi đừng doạ bé nữa.

Buổi sáng tỉnh dậy, nhìn thấy mẹ ngó vào là bé cười toe toét và sẵn sàng nói chuyện rồi.

Nhưng sợ nhất là những hôm bé thức dậy lúc 5h sáng đòi ăn. Nhìn thấy mẹ, bé nhất định ko ăn mà cứ cười toe toét, làm sữa cứ chảy thành dòng ở một bên mép. Mẹ thuyết phục kiểu gì bé cũng phải cười một lúc đã, rồi mặt mới nghiêm lại, mút cái ti vào và ăn hùng hục. Bé tròn xoe. Mỗi lần mẹ lật úp bé lại cho bé thử nhấc đầu lên thì bé lăn lông lốc.

Chị giúp việc gọi bé là Tổng phệ

và vừa thay bỉm cho chú Bình Nguyên vừa than “em ơi cái thằng này nó đái như sứa”.

Ngôn ngữ của chị giúp việc thật vô cùng sinh động. Mình còn phải học nhiều.

Sunday, June 1, 2008

Chuẩn bị cho ngày quốc khánh

Quốc khánh. Tối nay tổ chức ở Cipriani Wall street. Lại đông cả nghìn người chen chúc, xếp hàng ăn uống, váy bướm loạn hết cả lên.
Bố Bình Nguyên đã đi chuẩn bị cắt đặt từ sáng. Lúc đi mình cũng ko nhìn. Vừa về thay bộ củ rồi lại đi tiếp rồi. Mình mới nhìn ra, ôi, hoá ra buổi sáng mặc áo xanh quần đỏ giày vàng. Kết hợp màu thật vui mắt
Ở lãnh sự, nếu xếp vào hàng phu nhân thì mình đứng thứ hai, và là người trẻ nhất. Năm ngoái, cũng ngày quốc khánh, mình lượn qua Cipriani buổi trưa cùng hai bạn đú thì thấy phu nhân số 1 đang tay dao tay thớt cắt đặt sắp xếp, sai nhân viên lãnh sự và nhân viên Cipriani như bổ củi. Công nhận bà ấy rất ra dáng. Tiệc tùng nào liên quan đến lãnh sự quán hoặc Tổng lãnh sự là cũng thấy một tay bà ấy sắp xếp. Còn mình, mất hút, cứ đúng giờ mới ló mặt đến. Nhiều lúc cũng ngại với đám nhân viên nhưng lại an ủi, mình có tận 2 con, hê hê, cô thứ 3 chẳng có đứa con nào mà cũng có đến trước giờ bao giờ đâu.
Năm nay tình hình cũng ko khá hơn. Bằng chứng là bố Bình Nguyên đi từ đời nào mình vẫn ngồi nhà blogging. Tại hôm qua ăn đồ Tàu, đã đau bụng rồi. Sáng nay thấy còn thừa, lại cố ăn một tí xem có phải tại nó mà hôm qua mình đau bụng ko, lại đau tiếp. Bực quá
Bi giờ, phải đi nấu cái gì ăn cái đã, chứ chỗ đấy buffet đông đúc, ai lại xếp hàng lấy đồ ăn bao giờ.
Xong rồi mới tính đến chuyện tắm gội thắng bộ.
Xong rồi thể nào cũng đến muộn.
Nóng thế. Chán thế.
Tối nay mặc gì nhỉ?

Chuẩn bị cho ngày quốc khánh

Quốc khánh. Tối nay tổ chức ở Cipriani Wall street. Lại đông cả nghìn người chen chúc, xếp hàng ăn uống, váy bướm loạn hết cả lên.
Bố Bình Nguyên đã đi chuẩn bị cắt đặt từ sáng. Lúc đi mình cũng ko nhìn. Vừa về thay bộ củ rồi lại đi tiếp rồi. Mình mới nhìn ra, ôi, hoá ra buổi sáng mặc áo xanh quần đỏ giày vàng. Kết hợp màu thật vui mắt
Ở lãnh sự, nếu xếp vào hàng phu nhân thì mình đứng thứ hai, và là người trẻ nhất. Năm ngoái, cũng ngày quốc khánh, mình lượn qua Cipriani buổi trưa cùng hai bạn đú thì thấy phu nhân số 1 đang tay dao tay thớt cắt đặt sắp xếp, sai nhân viên lãnh sự và nhân viên Cipriani như bổ củi. Công nhận bà ấy rất ra dáng. Tiệc tùng nào liên quan đến lãnh sự quán hoặc Tổng lãnh sự là cũng thấy một tay bà ấy sắp xếp. Còn mình, mất hút, cứ đúng giờ mới ló mặt đến. Nhiều lúc cũng ngại với đám nhân viên nhưng lại an ủi, mình có tận 2 con, hê hê, cô thứ 3 chẳng có đứa con nào mà cũng có đến trước giờ bao giờ đâu.
Năm nay tình hình cũng ko khá hơn. Bằng chứng là bố Bình Nguyên đi từ đời nào mình vẫn ngồi nhà blogging. Tại hôm qua ăn đồ Tàu, đã đau bụng rồi. Sáng nay thấy còn thừa, lại cố ăn một tí xem có phải tại nó mà hôm qua mình đau bụng ko, lại đau tiếp. Bực quá
Bi giờ, phải đi nấu cái gì ăn cái đã, chứ chỗ đấy buffet đông đúc, ai lại xếp hàng lấy đồ ăn bao giờ.
Xong rồi mới tính đến chuyện tắm gội thắng bộ.
Xong rồi thể nào cũng đến muộn.
Nóng thế. Chán thế.
Tối nay mặc gì nhỉ?