Monday, September 29, 2008

Sếp Tây ở văn phòng

Hồi trước ở cơ quan có mình và một bạn được sếp gọi là cánh tay phải và cánh tay trái của sếp (xin chú thích thêm là sếp có rất nhiều cánh tay phải và cánh tay trái, thậm chí có khi còn chân phải chân trái chưa biết chừng, thế nên được là cánh tay của sếp thì cũng chả có gì là ghê gớm). Sếp lại nói tiếng Anh kiểu Vết vết (wait, wait) hoặc Vắt vil you do? (what will you do?), hoặc trước khi đọc diễn văn là sếp phải trốn vào nhà kho cầm cái chai không giả làm micro tay run run tập dượt, nên sếp chả tự tin lắm. Đi đến các party hay Lễ tân là sếp cứ lôi cả hai cô đi cho chắc ăn.

Tối đó, ba thầy trò Đường Tam Tạng dong nhau đi dự buổi Lễ tân quốc khánh của đại sứ quán Mỹ. Trưa hôm sau, mấy cô văn phòng đang ăn trưa, thì bạn nọ tự dưng thổ lộ “có một người ở tiệc tối qua hỏi tớ là tại sao trông mày thế này mà mày lại đi cùng cái G, nó nổi bật như thế, mày ko cảm thấy tự ti à?”. Mình nghĩ bụng “trời, sao bạn này thật thà thế”. Mọi người hỏi nhao nhao “thế mày trả lời thế nào?”.

Bạn ý bảo “tớ bảo ông ta là tôi nghĩ mỗi người có một thế mạnh riêng. Cô ấy nổi về hình thức, nhưng tôi thông minh, có năng lực”. Mình đang ăn uống nhồm nhoàm suýt chết nghẹn, ớ, thế hoá ra bảo mình là búp bê bằng nhựa à. Tại sao có người muốn lên lại cứ phải vít đầu người khác xuống thế nhể?

Mình dịch một văn bản, sếp đưa cho bạn ý xem có được ko (vì sếp có tính hay hỏi ý kiến nhiều người mà ko dám quyết, ví dụ bạn ấy mà dịch thì sếp lại đưa cho mình hỏi xem thế là đã được chưa), bạn ấy có khi chỉ sửa từ Mỹ thành Huê Kỳ cho nó “sang trọng”, xong bảo sếp là bản dịch rất kém bạn ấy phải sửa rất nhều. Sếp nghe xong lại lon ton chạy sang “có người bảo là bản dịch rất kém nó phải sửa nhiều”. Mình thì chưa bao giờ ghê gớm đến mức độ cầm bản dịch ra bắt bạn ấy đối chứng xem bạn ấy sửa chỗ nào và nó hay hơn ở chỗ nào. Người xấu và người kém đều là do trời sinh ra thế, truy cứu mệt người

Sếp thích giao việc của sếp cho nhân viên. Nhân viên làm xong xuôi email cho sếp, sếp chỉ còn mỗi việc forward sang hòm thư sếp to ngồi chóc ngóc ở Mỹ. Cũng may là chỉ forward, chứ sếp mà lại nổi hứng sửa chữa thì mình cả buổi sáng lại nhức hết cả đầu vì sếp cứ hỏi vọng từ phòng sếp những câu vô thưởng vô phạt kiểu “G ơi, mình nên dùng I hay là we nhỉ?” hoặc “kết thư nên là best regards hay là regards thôi nhỉ cái nào trang trọng hơn?”.

Để được rảnh tay, sếp giao cho mình nhiệm vụ check thư cho sếp, thư nào chỉ liên quan đến sếp (tức là lương lậu, khen chê, sa thải, tức là cứ phải có yếu tố lợi nhuận hoặc tình cảm vv) thì mới forward vào hòm thư “private cấp độ hai” của sếp, còn thư nào chỉ liên quan đến công việc thì liệu bề mà xử lý hoặc báo cáo miệng, chứ nhiều email quá sếp nhức đầu ko tập trung làm việc được. Mình chỉ tự hỏi sếp 11h đi tay không đến văn phòng, chào nhân viên hết lượt 3 tầng mỗi tầng 3 văn phòng, vừa ngồi xuống ghế thì lại dặn mình đặt xe để sếp đi ăn trưa lúc 12h, sếp đi từ 12h đến 3h chiều mới về đến văn phòng ngồi thở hổn hển, cô nhân viên ruột của sếp (ko phải mình, cũng ko phải bạn hay có thói quen vít đầu người khác xuống để cho mình cao hơn) tót vào đóng cửa vấn an, đến 4h chiều là sếp ới lái xe rồi lại đi tay không về, thì làm việc vào lúc nào mà bảo mất tập trung nhể?.

Cô nhân viên ruột của sếp cũng làm mình liểng xiểng vài bận. Ghen tuông, tình thù, hờn dỗi, khóc lóc, đặt chuyện, loạn hết cả văn phòng. Đến nỗi có lần hết chịu nổi mình phải bình loạn một câu “khiếp, có mỗi cái anh Hà Lan lùn tìn tịt mà cứ loạn hết cả lên”. Mấy hôm sau, sếp gọi mình vào hỏi “sao mày bảo tao lùn?”.

Nhưng mà, kể cái chuyện trên để thấy, người xấu xí thì ở chỗ làm nào cũng có, những người này thường rất to còi. Người lịch sự, có lòng tự trọng, có đạo đức nghề nghiệp, lại là những người ít lời nhất. Gặp sếp giỏi thì quá may, cái xấu sẽ được kiểm soát, gặp sếp kém thì tai hại, đứa nào giỏi lượn được lượn hết.

Mình đã có kế hoạch lượn đi chỗ khác, nhưng chưa kịp lượn thì đã lấy chồng xừ nó mất rồi. Ở văn phòng mình có tập tục là đám cưới nào cũng được văn phòng trao tặng cho cái tủ lạnh (hoặc máy giặt tuỳ), mình ko tổ chức đám cưới, thế nên là cũng mất toi cái tủ lạnh.

Thiệt đơn thiệt kép, vừa mang tiếng búp bê bằng nhựa, vừa bị mất cái tủ lạnh.

Sếp Tây ở văn phòng

Hồi trước ở cơ quan có mình và một bạn được sếp gọi là cánh tay phải và cánh tay trái của sếp (xin chú thích thêm là sếp có rất nhiều cánh tay phải và cánh tay trái, thậm chí có khi còn chân phải chân trái chưa biết chừng, thế nên được là cánh tay của sếp thì cũng chả có gì là ghê gớm). Sếp lại nói tiếng Anh kiểu Vết vết (wait, wait) hoặc Vắt vil you do? (what will you do?), hoặc trước khi đọc diễn văn là sếp phải trốn vào nhà kho cầm cái chai không giả làm micro tay run run tập dượt, nên sếp chả tự tin lắm. Đi đến các party hay Lễ tân là sếp cứ lôi cả hai cô đi cho chắc ăn.

Tối đó, ba thầy trò Đường Tam Tạng dong nhau đi dự buổi Lễ tân quốc khánh của đại sứ quán Mỹ. Trưa hôm sau, mấy cô văn phòng đang ăn trưa, thì bạn nọ tự dưng thổ lộ “có một người ở tiệc tối qua hỏi tớ là tại sao trông mày thế này mà mày lại đi cùng cái G, nó nổi bật như thế, mày ko cảm thấy tự ti à?”. Mình nghĩ bụng “trời, sao bạn này thật thà thế”. Mọi người hỏi nhao nhao “thế mày trả lời thế nào?”.

Bạn ý bảo “tớ bảo ông ta là tôi nghĩ mỗi người có một thế mạnh riêng. Cô ấy nổi về hình thức, nhưng tôi thông minh, có năng lực”. Mình đang ăn uống nhồm nhoàm suýt chết nghẹn, ớ, thế hoá ra bảo mình là búp bê bằng nhựa à. Tại sao có người muốn lên lại cứ phải vít đầu người khác xuống thế nhể?

Mình dịch một văn bản, sếp đưa cho bạn ý xem có được ko (vì sếp có tính hay hỏi ý kiến nhiều người mà ko dám quyết, ví dụ bạn ấy mà dịch thì sếp lại đưa cho mình hỏi xem thế là đã được chưa), bạn ấy có khi chỉ sửa từ Mỹ thành Huê Kỳ cho nó “sang trọng”, xong bảo sếp là bản dịch rất kém bạn ấy phải sửa rất nhều. Sếp nghe xong lại lon ton chạy sang “có người bảo là bản dịch rất kém nó phải sửa nhiều”. Mình thì chưa bao giờ ghê gớm đến mức độ cầm bản dịch ra bắt bạn ấy đối chứng xem bạn ấy sửa chỗ nào và nó hay hơn ở chỗ nào. Người xấu và người kém đều là do trời sinh ra thế, truy cứu mệt người

Sếp thích giao việc của sếp cho nhân viên. Nhân viên làm xong xuôi email cho sếp, sếp chỉ còn mỗi việc forward sang hòm thư sếp to ngồi chóc ngóc ở Mỹ. Cũng may là chỉ forward, chứ sếp mà lại nổi hứng sửa chữa thì mình cả buổi sáng lại nhức hết cả đầu vì sếp cứ hỏi vọng từ phòng sếp những câu vô thưởng vô phạt kiểu “G ơi, mình nên dùng I hay là we nhỉ?” hoặc “kết thư nên là best regards hay là regards thôi nhỉ cái nào trang trọng hơn?”.

Để được rảnh tay, sếp giao cho mình nhiệm vụ check thư cho sếp, thư nào chỉ liên quan đến sếp (tức là lương lậu, khen chê, sa thải, tức là cứ phải có yếu tố lợi nhuận hoặc tình cảm vv) thì mới forward vào hòm thư “private cấp độ hai” của sếp, còn thư nào chỉ liên quan đến công việc thì liệu bề mà xử lý hoặc báo cáo miệng, chứ nhiều email quá sếp nhức đầu ko tập trung làm việc được. Mình chỉ tự hỏi sếp 11h đi tay không đến văn phòng, chào nhân viên hết lượt 3 tầng mỗi tầng 3 văn phòng, vừa ngồi xuống ghế thì lại dặn mình đặt xe để sếp đi ăn trưa lúc 12h, sếp đi từ 12h đến 3h chiều mới về đến văn phòng ngồi thở hổn hển, cô nhân viên ruột của sếp (ko phải mình, cũng ko phải bạn hay có thói quen vít đầu người khác xuống để cho mình cao hơn) tót vào đóng cửa vấn an, đến 4h chiều là sếp ới lái xe rồi lại đi tay không về, thì làm việc vào lúc nào mà bảo mất tập trung nhể?.

Cô nhân viên ruột của sếp cũng làm mình liểng xiểng vài bận. Ghen tuông, tình thù, hờn dỗi, khóc lóc, đặt chuyện, loạn hết cả văn phòng. Đến nỗi có lần hết chịu nổi mình phải bình loạn một câu “khiếp, có mỗi cái anh Hà Lan lùn tìn tịt mà cứ loạn hết cả lên”. Mấy hôm sau, sếp gọi mình vào hỏi “sao mày bảo tao lùn?”.

Nhưng mà, kể cái chuyện trên để thấy, người xấu xí thì ở chỗ làm nào cũng có, những người này thường rất to còi. Người lịch sự, có lòng tự trọng, có đạo đức nghề nghiệp, lại là những người ít lời nhất. Gặp sếp giỏi thì quá may, cái xấu sẽ được kiểm soát, gặp sếp kém thì tai hại, đứa nào giỏi lượn được lượn hết.

Mình đã có kế hoạch lượn đi chỗ khác, nhưng chưa kịp lượn thì đã lấy chồng xừ nó mất rồi. Ở văn phòng mình có tập tục là đám cưới nào cũng được văn phòng trao tặng cho cái tủ lạnh (hoặc máy giặt tuỳ), mình ko tổ chức đám cưới, thế nên là cũng mất toi cái tủ lạnh.

Thiệt đơn thiệt kép, vừa mang tiếng búp bê bằng nhựa, vừa bị mất cái tủ lạnh.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 50) (hay Quét ta cô dé)

Mấy tháng nay cả nhà rên xiết vì những câu hỏi ‘đây là cái gì’ của chú Bình Nguyên. Ai đã đọc truyện của Aziz Nesin thì sẽ thấu hiểu nỗi thống khổ này. Nhưng vẫn còn may là chú chưa chỉ vào ngực cô nào mà hỏi đây là cái gì.

Mẹ đến đón chú ở lớp, vừa ra đến cổng một cái là chú bắt đầu chuỗi câu hỏi liên tu bất tận, nhìn thấy cái gì cũng hỏi, chỉ lên, chỉ xuống, sang phải, sang trái:

- (Đi ngang qua cái xe máy) Cái này cái gì?

- Là ống xả xe máy đấy con ạ

- (Chỉ vào thanh chắn đường) Cái này cái gì?

- Cái này các chú công nhân dùng để chặn đường ko cho mọi người đi vào phần đường vừa sửa

- (Chỉ lên cao) Cái này cái gì?

- Chậu hoa đấy con, để trồng hoa cho đẹp

- (Chỉ sang bên) Cái này cái gì?

- Cột nước cứu hoả con ạ, khi nào có đám cháy các chú cứu hoả lắp vòi vào đấy lấy nước các chú phun

- Cái này cái gì?

- Đây là bức tường

- Cái này cái gì?

- Đây là giàn giáo các chú công nhân bắc lên để sửa nhà

- Cái này cái gì?

- Cái biển quảng cáo

- Cái này cái gì?

- Bản đồ đường tàu điện ngầm chạy đấy con

- Cái này cái gì?

…. Cứ liên tục đến tận khi về đến nhà.

Chiều ngủ dậy, chú chạy ngay ra chỗ mẹ, tay cầm quyển sách.

- Mamma cái này cái gì?

- Con cá sấu con ạ

- Cái này cái gì?

- Lá cây, lá cây con ạ

- Cái này cái gì?

- Cái vòng con thỏ vừa đánh cắp đấy con ạ

- Cái này cái gì?

- Cái muôi dùng để múc súp

- Cái này cái gì?

- Cái gậy chỉ đường của chú cảnh sát

- Cái này cái gì?

- Cái tạp dề các bác đầu bếp hay mặc

- Cái này cái gì? ...

Cứ thế đến tận chiều tối bố chú về, mẹ chú kiệt sức bảo ‘con ra papa đọc cho con” là chú chạy ra chỗ bố, tay cầm quyển sách, bắt đầu tra tấn bố chú bằng câu quét ta cô dé (questa cos’ è?) tức là ‘cái này cái gì’ của chú. Cứ thế đến tận lúc đi ngủ.

Sáng ra, chú đứng dưới chân cầu thang gọi bố chú í ới, thường là tay chú sẽ cầm sẵn quyển sách. Bố chú hấp tấp chạy xuống. Bố chú vừa ‘chào con’ một cái, mẹ chú đã nghe thấy chú hỏi ngay “papa, quét ta cô dé?”.Thế là lại bắt đầu một ngày mới. Trả lời xong khoảng 2000 câu ‘cái này là cái gì’ thì cũng vừa lúc đến đêm.


Chỉ có bà Nuôi sướng nhất. Chú đố bà Nuôi hai lần bà Nuôi trả lời trật lất.

Lần thứ nhất chú hỏi:

- Bà Nuôi, cái này cái gì?

- Con heo, con ạ

- Không phải con heo, đây là con lợn.


Lần thứ hai, chú lại hỏi

- Bà Nuôi, cái này cái gì?

- Bắp, con ạ

- Không phải bắp, đây là ngô.

Từ đó chú mất tín nhiệm bà Nuôi, chú chả thèm hỏi bà Nuôi nữa. Chỉ có bà Nuôi là sướng

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 50) (hay Quét ta cô dé)

Mấy tháng nay cả nhà rên xiết vì những câu hỏi ‘đây là cái gì’ của chú Bình Nguyên. Ai đã đọc truyện của Aziz Nesin thì sẽ thấu hiểu nỗi thống khổ này. Nhưng vẫn còn may là chú chưa chỉ vào ngực cô nào mà hỏi đây là cái gì.

Mẹ đến đón chú ở lớp, vừa ra đến cổng một cái là chú bắt đầu chuỗi câu hỏi liên tu bất tận, nhìn thấy cái gì cũng hỏi, chỉ lên, chỉ xuống, sang phải, sang trái:

- (Đi ngang qua cái xe máy) Cái này cái gì?

- Là ống xả xe máy đấy con ạ

- (Chỉ vào thanh chắn đường) Cái này cái gì?

- Cái này các chú công nhân dùng để chặn đường ko cho mọi người đi vào phần đường vừa sửa

- (Chỉ lên cao) Cái này cái gì?

- Chậu hoa đấy con, để trồng hoa cho đẹp

- (Chỉ sang bên) Cái này cái gì?

- Cột nước cứu hoả con ạ, khi nào có đám cháy các chú cứu hoả lắp vòi vào đấy lấy nước các chú phun

- Cái này cái gì?

- Đây là bức tường

- Cái này cái gì?

- Đây là giàn giáo các chú công nhân bắc lên để sửa nhà

- Cái này cái gì?

- Cái biển quảng cáo

- Cái này cái gì?

- Bản đồ đường tàu điện ngầm chạy đấy con

- Cái này cái gì?

…. Cứ liên tục đến tận khi về đến nhà.

Chiều ngủ dậy, chú chạy ngay ra chỗ mẹ, tay cầm quyển sách.

- Mamma cái này cái gì?

- Con cá sấu con ạ

- Cái này cái gì?

- Lá cây, lá cây con ạ

- Cái này cái gì?

- Cái vòng con thỏ vừa đánh cắp đấy con ạ

- Cái này cái gì?

- Cái muôi dùng để múc súp

- Cái này cái gì?

- Cái gậy chỉ đường của chú cảnh sát

- Cái này cái gì?

- Cái tạp dề các bác đầu bếp hay mặc

- Cái này cái gì? ...

Cứ thế đến tận chiều tối bố chú về, mẹ chú kiệt sức bảo ‘con ra papa đọc cho con” là chú chạy ra chỗ bố, tay cầm quyển sách, bắt đầu tra tấn bố chú bằng câu quét ta cô dé (questa cos’ è?) tức là ‘cái này cái gì’ của chú. Cứ thế đến tận lúc đi ngủ.

Sáng ra, chú đứng dưới chân cầu thang gọi bố chú í ới, thường là tay chú sẽ cầm sẵn quyển sách. Bố chú hấp tấp chạy xuống. Bố chú vừa ‘chào con’ một cái, mẹ chú đã nghe thấy chú hỏi ngay “papa, quét ta cô dé?”.Thế là lại bắt đầu một ngày mới. Trả lời xong khoảng 2000 câu ‘cái này là cái gì’ thì cũng vừa lúc đến đêm.


Chỉ có bà Nuôi sướng nhất. Chú đố bà Nuôi hai lần bà Nuôi trả lời trật lất.

Lần thứ nhất chú hỏi:

- Bà Nuôi, cái này cái gì?

- Con heo, con ạ

- Không phải con heo, đây là con lợn.


Lần thứ hai, chú lại hỏi

- Bà Nuôi, cái này cái gì?

- Bắp, con ạ

- Không phải bắp, đây là ngô.

Từ đó chú mất tín nhiệm bà Nuôi, chú chả thèm hỏi bà Nuôi nữa. Chỉ có bà Nuôi là sướng

Friday, September 26, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 49)

Chú Bình Nguyên hôm nọ chạy ra bá cổ bà Nuôi, chú bảo “bà Nui, mamma ôm cổ papa thế này này”. Rồi chú cười rũ ra làm bà Nuôi bảo bà Nuôi cười muốn bể bụng.

Tối hôm kia bố chú chạy thế nào vấp rách cả tất mà ko biết. Chỉ có chú nhìn thấy, chú chỉ “papa, tất papa rách”, bằng tiếng Ý. Rồi chú ôm bụng chú cười lăn lộn. Hẳn là chú đã học kiểu cười này ở một trong những bộ phim hoạt hình chú hay xem.

Chú Bình Nguyên thì quá hiền. Hay tại các bạn quá bạo lực? Đi đâu chơi với bạn nào chú cũng bị đánh cho tơi bời khói lửa. Tuần trước mẹ chú dẫn chú đi học lớp tiếng Ý với một cô bạn có thằng con bé hơn chú nhiều. Thế mà thằng bé chả tha chú. Nó nhảy lên lưng chú nó túm cổ áo chú nó lắc. Được một lúc thì chú Bình Nguyên chạy lại ngồi rịt cạnh mẹ. Mẹ chú bảo “con ra chơi với bạn đi con”, chú lắc “Không, Lê sợ bạn. Bạn định đánh Lê một cái Lê nhảy Lê trốn luôn”. Vừa buồn cười vừa thương con.

Ở ngoài đường thì như gà phải cáo thế, nhưng về nhà thì mồm năm miệng mười.

- Ale con mà đi rửa xe với papa thì con phải thế nào ý nhỉ?

- (mồm leo lẻo để mẹ cho đi) Lê phải đứng trên vỉa hè nếu ko ô tô đâm Lê chết queo xuống

Một lần khác,

- Mamma, papa đâu rồi? (chú hỏi khi mẹ chú đến đón chú ở trường)

- Papa đi làm rồi con ạ

- Papa đi làm làm cái gì?

- Papa đi làm để có tiền mua pasta Lê ăn, mua quần áo Lê mặc.

- Papa mua rồi cơ mà (vì hôm trước chú biết bố mẹ chú vừa đi siêu thị khuân về một đống đồ dùng cho cả năm)

- Ơ Lê buồn cười nhỉ. Thế mua rồi mà ko tiếp tục đi làm, lúc hết thì lấy tiền đâu mua nữa?

- Vâng mamma, Lê biết rồi, papa đi làm mua bát ta Lê ăn nứa


Còn sáng qua, chú đã mặc quần áo đi giầy sẵn, mà đợi mãi chưa thấy mẹ xuống cho chú đi học, chú cằn nhằn với bà Nuôi “sao mà lâu thế!”. Bà Nuôi vô cùng kinh ngạc, bà Nuôi hỏi mẹ chú xem chú học ở đâu ra câu cảm thán trên. Mẹ chú nghĩ một hồi thì cũng nghĩ ra, là thỉnh thoảng trước khi đi đâu đó mà phải đợi bố chú trang điểm lâu quá, mẹ chú thường bảo “sao mà lâu thế”.

Từ giờ, mẹ chú sẽ phải ăn nói cẩn thận hơn

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 49)

Chú Bình Nguyên hôm nọ chạy ra bá cổ bà Nuôi, chú bảo “bà Nui, mamma ôm cổ papa thế này này”. Rồi chú cười rũ ra làm bà Nuôi bảo bà Nuôi cười muốn bể bụng.

Tối hôm kia bố chú chạy thế nào vấp rách cả tất mà ko biết. Chỉ có chú nhìn thấy, chú chỉ “papa, tất papa rách”, bằng tiếng Ý. Rồi chú ôm bụng chú cười lăn lộn. Hẳn là chú đã học kiểu cười này ở một trong những bộ phim hoạt hình chú hay xem.

Chú Bình Nguyên thì quá hiền. Hay tại các bạn quá bạo lực? Đi đâu chơi với bạn nào chú cũng bị đánh cho tơi bời khói lửa. Tuần trước mẹ chú dẫn chú đi học lớp tiếng Ý với một cô bạn có thằng con bé hơn chú nhiều. Thế mà thằng bé chả tha chú. Nó nhảy lên lưng chú nó túm cổ áo chú nó lắc. Được một lúc thì chú Bình Nguyên chạy lại ngồi rịt cạnh mẹ. Mẹ chú bảo “con ra chơi với bạn đi con”, chú lắc “Không, Lê sợ bạn. Bạn định đánh Lê một cái Lê nhảy Lê trốn luôn”. Vừa buồn cười vừa thương con.

Ở ngoài đường thì như gà phải cáo thế, nhưng về nhà thì mồm năm miệng mười.

- Ale con mà đi rửa xe với papa thì con phải thế nào ý nhỉ?

- (mồm leo lẻo để mẹ cho đi) Lê phải đứng trên vỉa hè nếu ko ô tô đâm Lê chết queo xuống

Một lần khác,

- Mamma, papa đâu rồi? (chú hỏi khi mẹ chú đến đón chú ở trường)

- Papa đi làm rồi con ạ

- Papa đi làm làm cái gì?

- Papa đi làm để có tiền mua pasta Lê ăn, mua quần áo Lê mặc.

- Papa mua rồi cơ mà (vì hôm trước chú biết bố mẹ chú vừa đi siêu thị khuân về một đống đồ dùng cho cả năm)

- Ơ Lê buồn cười nhỉ. Thế mua rồi mà ko tiếp tục đi làm, lúc hết thì lấy tiền đâu mua nữa?

- Vâng mamma, Lê biết rồi, papa đi làm mua bát ta Lê ăn nứa


Còn sáng qua, chú đã mặc quần áo đi giầy sẵn, mà đợi mãi chưa thấy mẹ xuống cho chú đi học, chú cằn nhằn với bà Nuôi “sao mà lâu thế!”. Bà Nuôi vô cùng kinh ngạc, bà Nuôi hỏi mẹ chú xem chú học ở đâu ra câu cảm thán trên. Mẹ chú nghĩ một hồi thì cũng nghĩ ra, là thỉnh thoảng trước khi đi đâu đó mà phải đợi bố chú trang điểm lâu quá, mẹ chú thường bảo “sao mà lâu thế”.

Từ giờ, mẹ chú sẽ phải ăn nói cẩn thận hơn

Lila 11

Lila chống hai tay, chống cả hai chân, cái mông tròn tròn đu đưa, nhưng mãi chả bò được.

Cò cưa kéo xẻ một hồi Lila mệt. Bé ghé mông sang một bên, thế lại thành ra ngồi, gần giống kiểu ngồi của nàng tiên cá Đan Mạch.

Ngồi một lúc hết mệt thì bé lại muốn tập bò. Nhưng loay hoay mãi mà ko về lại được tư thế cò cưa kéo xẻ cũ, đơn giản là vì đùi béo quá, đỏ mặt tía tai mà ko thể lôi được cái đùi bên dưới ra. Mẹ lại phải giúp, mẹ lại phải nhấc mông bé lên để giải phóng cái đùi ếch.

Bé lại hì hụi cò cưa kéo xẻ, kiên nhẫn, ì ạch.

Mẹ ngắm sang thằng Lê, mồm tía lia, khôn như rận, nghịch ngang chú bé Emil trong series phim chú bé Emil của Thuỵ Điển. Nó có cái áo ruột, có hình nổi một cái đầu mèo đằng trước. Cứ mặc bẩn nó lại bảo ‘bà Nuôi giặt rồi bà Nuôi sấy cho Lê Lê thích mặc áo con mèo’, mặc gần nát cái áo ra rồi mà nhất quyết ko mặc cái khác. Rồi nó ôm nghiến mẹ nó bảo ‘mamma Lê yêu mamma nắm Lê nói thật’.

Bao nhiêu sữa và cơm gạo đổ vào một đầu và ra đầu kia mới được từ La thành Lê.

Mẹ bắt đầu tập cho Lila ăn dặm từ một tháng trước, bác sĩ bảo thế, bé nhè tiệt, mặt nhăn như khỉ ăn gừng. Nhưng mẹ chả lo, mẹ yên chí lớn, vì mẹ đọc sách rồi, sách bảo nếu trẻ con vẫn còn phản xạ đẩy lưỡi ra thì là bé chưa sẵn sàng, thế nên có cố nhét đồ ăn dặm vào thì cũng nhè hết ra thôi. Thế nên chả cố cho mệt mình mệt con.

Thế là mẹ bỏ luôn. Chỉ thỉnh thoảng mẹ pha vào bình sữa của bé một tí bột gạo, cho bé quen vị. Phải một tháng sau, hôm nay mẹ mới thử lại lần nữa, bé ăn ngon lành hết một cốc bột, liếm liếm, nuốt nuốt rất thận trọng, nhỏ nhẻ như con mèo.

Xong rồi lại còn nhe răng sún ra cười, làm một dòng nước dãi pha bột chầm chậm chảy ra từ một bên mép.

Lila 11

Lila chống hai tay, chống cả hai chân, cái mông tròn tròn đu đưa, nhưng mãi chả bò được.

Cò cưa kéo xẻ một hồi Lila mệt. Bé ghé mông sang một bên, thế lại thành ra ngồi, gần giống kiểu ngồi của nàng tiên cá Đan Mạch.

Ngồi một lúc hết mệt thì bé lại muốn tập bò. Nhưng loay hoay mãi mà ko về lại được tư thế cò cưa kéo xẻ cũ, đơn giản là vì đùi béo quá, đỏ mặt tía tai mà ko thể lôi được cái đùi bên dưới ra. Mẹ lại phải giúp, mẹ lại phải nhấc mông bé lên để giải phóng cái đùi ếch.

Bé lại hì hụi cò cưa kéo xẻ, kiên nhẫn, ì ạch.

Mẹ ngắm sang thằng Lê, mồm tía lia, khôn như rận, nghịch ngang chú bé Emil trong series phim chú bé Emil của Thuỵ Điển. Nó có cái áo ruột, có hình nổi một cái đầu mèo đằng trước. Cứ mặc bẩn nó lại bảo ‘bà Nuôi giặt rồi bà Nuôi sấy cho Lê Lê thích mặc áo con mèo’, mặc gần nát cái áo ra rồi mà nhất quyết ko mặc cái khác. Rồi nó ôm nghiến mẹ nó bảo ‘mamma Lê yêu mamma nắm Lê nói thật’.

Bao nhiêu sữa và cơm gạo đổ vào một đầu và ra đầu kia mới được từ La thành Lê.

Mẹ bắt đầu tập cho Lila ăn dặm từ một tháng trước, bác sĩ bảo thế, bé nhè tiệt, mặt nhăn như khỉ ăn gừng. Nhưng mẹ chả lo, mẹ yên chí lớn, vì mẹ đọc sách rồi, sách bảo nếu trẻ con vẫn còn phản xạ đẩy lưỡi ra thì là bé chưa sẵn sàng, thế nên có cố nhét đồ ăn dặm vào thì cũng nhè hết ra thôi. Thế nên chả cố cho mệt mình mệt con.

Thế là mẹ bỏ luôn. Chỉ thỉnh thoảng mẹ pha vào bình sữa của bé một tí bột gạo, cho bé quen vị. Phải một tháng sau, hôm nay mẹ mới thử lại lần nữa, bé ăn ngon lành hết một cốc bột, liếm liếm, nuốt nuốt rất thận trọng, nhỏ nhẻ như con mèo.

Xong rồi lại còn nhe răng sún ra cười, làm một dòng nước dãi pha bột chầm chậm chảy ra từ một bên mép.

Wednesday, September 24, 2008

Entry for September 25, 2008

Chuyển mùa, cả hai anh em Lê La đều ốm.

Chú Bình Nguyên hôm nọ trằn trọc chả ngủ được. Chú quay sang bà Nuôi than thở “Lê ho quá Lê chả khò được”. Lại thêm em Lila nằm cạnh cứ khụt khịt lục xục ko yên. Được một hồi chú khó chịu chú quay sang đì đọt “La nằm im cho anh khò”. Khổ thân Lila chả biết là bị mắng, cứ thấy anh nhìn mình là chân tay khua rối rít mồm e e bắt chuyện.

Lila, lúc bụng trống không, mẹ bế đứng lên thì hai chân cứ nhảy tâng tâng. Lúc vừa ăn hết 180ml sữa, bụng như cái trống, cho đứng lên thì hai chân cứ khuỵu xuống, chả nhún nhảy được nữa.

Lila thích được nằm cạnh mẹ khi ngủ, áp mặt vào ngực mẹ. Từ trên nhìn xuống thấy hai hàng lông mày mờ mờ be bé, hai hàng mi cong cong be bé, cái mũi bé tí tẹo, cái miệng be bé chu chu ra như mỏ con chim. Cái gì cũng bé, mỗi hai cái má là to . Có mẹ nằm cạnh thì bé ngủ thin thít, ngáy rõ to, mẹ hôn hít thế nào cũng vẫn nhắm nghiền mắt ngủ. Thế mà mẹ vừa ngồi dậy, quay lại nhìn thì đã thấy con lẫy binh lên, đầu nghển cao, tỉnh như sáo rồi. Thất vọng, mẹ bảo “ơ thế từ nãy giờ con giả vờ ngủ à?”, thế là bé lại cười toe toét.

Khổ thân Lila hai hôm nay khó ở. Bé vừa mọc răng, vừa đau nhức nóng sốt vì tiêm phòng, vừa cảm lạnh nghẹt mũi và ho khù khụ. Bé không quấy khóc, chỉ nằm rên rỉ. Mẹ ở trên nhà còn nghe tiếng con rên hừ hừ dưới nhà.

Thế mà tối nào bố mẹ cũng phải đi. Thằng Lê thì an phận rồi. Thấy mẹ xách túi ra khỏi nhà là nó bảo "mamma papa đi ăn rồi mamma papa về với Lê". Nói thế thôi, chứ nửa đêm bố mẹ về thì nó ngủ khít từ đời nào rồi. Thương lắm. Mẹ vừa ăn vừa liên tục giở điện thoại chỉ sợ bà Nuôi gọi mà điện thoại để silent mẹ ko nghe thấy. Nóng ruột lắm

Năm sau về Ý con ạ, tối nào mẹ cũng sẽ ở nhà với con và thằng Lê

Entry for September 25, 2008

Chuyển mùa, cả hai anh em Lê La đều ốm.

Chú Bình Nguyên hôm nọ trằn trọc chả ngủ được. Chú quay sang bà Nuôi than thở “Lê ho quá Lê chả khò được”. Lại thêm em Lila nằm cạnh cứ khụt khịt lục xục ko yên. Được một hồi chú khó chịu chú quay sang đì đọt “La nằm im cho anh khò”. Khổ thân Lila chả biết là bị mắng, cứ thấy anh nhìn mình là chân tay khua rối rít mồm e e bắt chuyện.

Lila, lúc bụng trống không, mẹ bế đứng lên thì hai chân cứ nhảy tâng tâng. Lúc vừa ăn hết 180ml sữa, bụng như cái trống, cho đứng lên thì hai chân cứ khuỵu xuống, chả nhún nhảy được nữa.

Lila thích được nằm cạnh mẹ khi ngủ, áp mặt vào ngực mẹ. Từ trên nhìn xuống thấy hai hàng lông mày mờ mờ be bé, hai hàng mi cong cong be bé, cái mũi bé tí tẹo, cái miệng be bé chu chu ra như mỏ con chim. Cái gì cũng bé, mỗi hai cái má là to . Có mẹ nằm cạnh thì bé ngủ thin thít, ngáy rõ to, mẹ hôn hít thế nào cũng vẫn nhắm nghiền mắt ngủ. Thế mà mẹ vừa ngồi dậy, quay lại nhìn thì đã thấy con lẫy binh lên, đầu nghển cao, tỉnh như sáo rồi. Thất vọng, mẹ bảo “ơ thế từ nãy giờ con giả vờ ngủ à?”, thế là bé lại cười toe toét.

Khổ thân Lila hai hôm nay khó ở. Bé vừa mọc răng, vừa đau nhức nóng sốt vì tiêm phòng, vừa cảm lạnh nghẹt mũi và ho khù khụ. Bé không quấy khóc, chỉ nằm rên rỉ. Mẹ ở trên nhà còn nghe tiếng con rên hừ hừ dưới nhà.

Thế mà tối nào bố mẹ cũng phải đi. Thằng Lê thì an phận rồi. Thấy mẹ xách túi ra khỏi nhà là nó bảo "mamma papa đi ăn rồi mamma papa về với Lê". Nói thế thôi, chứ nửa đêm bố mẹ về thì nó ngủ khít từ đời nào rồi. Thương lắm. Mẹ vừa ăn vừa liên tục giở điện thoại chỉ sợ bà Nuôi gọi mà điện thoại để silent mẹ ko nghe thấy. Nóng ruột lắm

Năm sau về Ý con ạ, tối nào mẹ cũng sẽ ở nhà với con và thằng Lê

Hãy hôn em thật nhiều!!!

Hôm nay chú Bình Nguyên chuyển từ lớp part time sang lớp full time. Mẹ chú theo chú vào lớp học gọi là buổi đầu tiên lạ lẫm. Mẹ chú ngồi ngắm chú và các bạn chơi đùa mà buồn cười gần chết.

Bọn con gái ngay từ bé đã điệu đàng kênh kiệu, nơ, giày búp bê, leggings, váy bướm loạn xạ. Chúng ko điệu thì mẹ chúng cũng điệu cho chúng. Còn bọn con trai trông thật là hèn mọn và ngơ ngác.

Đến những năm cấp 2, đầu cấp 3, bọn con gái dậy thì, cao vổng lên, tóc dài mượt, người ngợm đâu ra đấy, thì bọn con trai vẫn ngơ ngơ ngác ngác, quần áo giầy tóc thô kệch, có khi lại vẫn cứ bé tí teo.

Ngay cả khi bọn con trai đến tuổi lớn, vỡ giọng, râu ria lún phún cái được cái mất, thì trông chúng lại giống hệt một lũ gà gô lộc ngộc, còn ngơ ngơ hơn cả hồi bé (nhưng chúng lại cứ tưởng chúng hot boy lắm ).

Chỉ ngoài 30 thì bọn con trai trông mới hấp dẫn, mới phong trần. Đến 40 thì mới đỉnh cao phong độ. Đến 50 thì đường hoàng quyền thế. Bác nào khéo ra, đến 60, 70 trông vẫn còn hút mắt.

Còn khổ thân bọn con gái, ngoài 30 thì chỉ còn nước xấu đi. Tuổi 30 có thể làm cho một người phụ nữ có tiền, có kinh nghiệm, do vậy ăn vận đẹp đẽ hơn, tinh tế hơn, tự tin hơn. Nhưng nói gì thì nói, ngực làm sao tròn căng, mông làm sao khiêu khích, eo làm sao thon thả phẳng lỳ như hồi 20 tuổi mơn mởn? Chưa kể da làm sao mà mịn màng tươi tắn, tóc làm sao dày và mượt, mắt làm sao long lanh, môi làm sao mọng bằng.

Một người đàn ông có thể nói anh thích sự tinh tế dịu dàng của phụ nữ từng trải, hoặc anh không thích những cô gái anh chả tâm sự được chuyện gì quá 5 phút, hoặc anh thích phụ nữ có óc thẩm mỹ, anh ko thích những cô gái ăn mặc theo lối rẻ tiền. ĐIÊU TRẸO KHẨU. Thế nên những em gái tuổi 20 chưa chồng cứ việc tàn sát đàn ông, đừng có suy nghĩ hối hận rì. Cờ đến tay ai người đấy phất. Rồi đến lúc cờ đến tay đàn ông nó phất còn giỏi hơn mình


Tuy nhiên là ngồi triết ný một lúc thì mình chán. Mình lượn ra ngoài. Ở dưới bến tàu điện ngầm một nghệ sĩ hát rong gảy đàn bản tình ca Besame Mucho, chất giọng ngọt lạ lùng trong một ngày trời vừa chuyển sang thu.

Bésame, bésame mucho, como si fuera esta noche la última vez

Bésame, bésame mucho. Que tengo miedo a tenerte y perderte otra vez

Bài hát thường nghe hồi 20 tuổi, giọng hát mộc mạc mà mê hồn của Cesaria Evora. Hồi mới đến Mỹ đã định học tiếng Tây Ban Nha, rồi luôn luôn bận bịu lại thôi. Đến giờ tiếng TBN cũng chỉ lỗ mỗ vài từ. Tiếng Pháp quên gần hết. Tiếng Ý cần phải học sâu hơn.

Trước khi bước vào tàu điện ngầm, mình còn ngoái lại bảo anh đánh đàn rong “anh hát hay lắm”. Cửa tàu chuẩn bị đóng vào mà anh ấy còn cố chạy theo đưa cho mình số điện thoại. Ba cậu lùn lùn chắc người Mễ đang ngồi trong tàu thấy thế còn ra vẻ ta cũng hát được bằng cách ngân nga Guantanamera, giọng vừa khê nồng khê nặc vừa sai bét nhạc. Bấm bụng nhịn cười. Hỏng cả dư vị ngọt ngào của tiếng đàn rong.

Nếu một ngày, đi ra ngoài đường chẳng ai nhìn nữa, chắc mình cũng sợ . 30 tuổi rồi, theo đúng lý thuyết ở trên, chỉ còn nước đi xuống

Hãy hôn em thật nhiều!!!

Hôm nay chú Bình Nguyên chuyển từ lớp part time sang lớp full time. Mẹ chú theo chú vào lớp học gọi là buổi đầu tiên lạ lẫm. Mẹ chú ngồi ngắm chú và các bạn chơi đùa mà buồn cười gần chết.

Bọn con gái ngay từ bé đã điệu đàng kênh kiệu, nơ, giày búp bê, leggings, váy bướm loạn xạ. Chúng ko điệu thì mẹ chúng cũng điệu cho chúng. Còn bọn con trai trông thật là hèn mọn và ngơ ngác.

Đến những năm cấp 2, đầu cấp 3, bọn con gái dậy thì, cao vổng lên, tóc dài mượt, người ngợm đâu ra đấy, thì bọn con trai vẫn ngơ ngơ ngác ngác, quần áo giầy tóc thô kệch, có khi lại vẫn cứ bé tí teo.

Ngay cả khi bọn con trai đến tuổi lớn, vỡ giọng, râu ria lún phún cái được cái mất, thì trông chúng lại giống hệt một lũ gà gô lộc ngộc, còn ngơ ngơ hơn cả hồi bé (nhưng chúng lại cứ tưởng chúng hot boy lắm ).

Chỉ ngoài 30 thì bọn con trai trông mới hấp dẫn, mới phong trần. Đến 40 thì mới đỉnh cao phong độ. Đến 50 thì đường hoàng quyền thế. Bác nào khéo ra, đến 60, 70 trông vẫn còn hút mắt.

Còn khổ thân bọn con gái, ngoài 30 thì chỉ còn nước xấu đi. Tuổi 30 có thể làm cho một người phụ nữ có tiền, có kinh nghiệm, do vậy ăn vận đẹp đẽ hơn, tinh tế hơn, tự tin hơn. Nhưng nói gì thì nói, ngực làm sao tròn căng, mông làm sao khiêu khích, eo làm sao thon thả phẳng lỳ như hồi 20 tuổi mơn mởn? Chưa kể da làm sao mà mịn màng tươi tắn, tóc làm sao dày và mượt, mắt làm sao long lanh, môi làm sao mọng bằng.

Một người đàn ông có thể nói anh thích sự tinh tế dịu dàng của phụ nữ từng trải, hoặc anh không thích những cô gái anh chả tâm sự được chuyện gì quá 5 phút, hoặc anh thích phụ nữ có óc thẩm mỹ, anh ko thích những cô gái ăn mặc theo lối rẻ tiền. ĐIÊU TRẸO KHẨU. Thế nên những em gái tuổi 20 chưa chồng cứ việc tàn sát đàn ông, đừng có suy nghĩ hối hận rì. Cờ đến tay ai người đấy phất. Rồi đến lúc cờ đến tay đàn ông nó phất còn giỏi hơn mình


Tuy nhiên là ngồi triết ný một lúc thì mình chán. Mình lượn ra ngoài. Ở dưới bến tàu điện ngầm một nghệ sĩ hát rong gảy đàn bản tình ca Besame Mucho, chất giọng ngọt lạ lùng trong một ngày trời vừa chuyển sang thu.

Bésame, bésame mucho, como si fuera esta noche la última vez

Bésame, bésame mucho. Que tengo miedo a tenerte y perderte otra vez

Bài hát thường nghe hồi 20 tuổi, giọng hát mộc mạc mà mê hồn của Cesaria Evora. Hồi mới đến Mỹ đã định học tiếng Tây Ban Nha, rồi luôn luôn bận bịu lại thôi. Đến giờ tiếng TBN cũng chỉ lỗ mỗ vài từ. Tiếng Pháp quên gần hết. Tiếng Ý cần phải học sâu hơn.

Trước khi bước vào tàu điện ngầm, mình còn ngoái lại bảo anh đánh đàn rong “anh hát hay lắm”. Cửa tàu chuẩn bị đóng vào mà anh ấy còn cố chạy theo đưa cho mình số điện thoại. Ba cậu lùn lùn chắc người Mễ đang ngồi trong tàu thấy thế còn ra vẻ ta cũng hát được bằng cách ngân nga Guantanamera, giọng vừa khê nồng khê nặc vừa sai bét nhạc. Bấm bụng nhịn cười. Hỏng cả dư vị ngọt ngào của tiếng đàn rong.

Nếu một ngày, đi ra ngoài đường chẳng ai nhìn nữa, chắc mình cũng sợ . 30 tuổi rồi, theo đúng lý thuyết ở trên, chỉ còn nước đi xuống

Tuesday, September 23, 2008

Hoan hô cái sự gọn ghẽ :-)

Dù bận đến thế nào mình cũng luôn cố gắng giữ nhà cửa sạch sẽ gọn gàng. Thứ nhất là mình ghét sự bừa bãi, gì chứ nhà mà cứ như cái chuồng chồ là mình phát điên lên. Thứ hai là nhà có giúp việc, mình mà ok với cái sự bừa bộn, dễ dãi thế nào cũng được thì họ chả sướng quá, cũng chả thèm dọn luôn. Thế thì còn ra cái thể thống rì.

Mỗi lần mình ngó sang đống đồ đạc của chàng là chàng cứ run lên, vì biết chắc là sẽ vừa bị mất đồ vừa bị ăn mắng.

Còn mình, mỗi lần phải chạm tay vào những món đồ đạc lanh tanh bành của chàng mình luôn luôn phải hít vào thở ra đều đặn để máu điên khỏi bốc lên đỉnh đầu.

Mình phiền lòng nhất khi mở tủ hoá mỹ phẩm và nhìn thấy hàng dãy chai lọ xếp hàng của chàng. Mình chỉ muốn tiêu diệt nó nhưng mỗi lần đả động đến là chàng lại cuống quít "không anh dùng, anh dùng".

Linh tinh trăm thứ bà rằn, cái gì cũng có, mà toàn có từ âm ti củ tỉ, cái mới nhất cũng đã hết hạn sử dụng từ 4 năm trước.

Thỉnh thoảng, có việc gì cần dùng tới chúng là chàng lấy ra hí hoáy bôi bôi trát trát lên tay lên mặt “cái này anh giữ 10 năm rồi đấy”, mặt hí ha hí hửng. Mình quay đi, nghĩ bụng “cứ tưởng hay lắm”.

Đã thế hôm nay, nhân thể đang xếp dọn đồ đạc, mình mở tủ ra, vứt tuốt tuồn tuột. Mà ko chỉ vứt, vì biết vứt vào thùng rác chàng sẽ lén lút lục thùng rác lấy lại, mình dốc tuột hết đi rồi vứt hộp không vào thùng rác. Cho móm hẳn.

Mình biết về nhà mở tủ thấy của nả trống trơn chàng sẽ cáu. Mình chả lo, mình có cách. Chả đợi chàng cáu, mình cáu trước, nghĩ ra cái gì để cáu dễ ợt. Chàng về nhà thấy mình đang cáu thì chỉ còn nước đi nhẹ nói khẽ cười duyên, còn lòng dạ đâu mà dám than thở vì mất đồ. Đến mai thì chàng đã quên tiệt từ đời nào. Hay quên nhiều lúc cũng điên, nhưng kể ra thì cũng tốt.

Nhẹ cả người. Từ nay cái tủ rộng rãi hẳn, tha hồ cho mình muốn để gì thì để


P.S Mẹ mình cũng có thói quen hầm bà làng như thế. Ngày xưa mình cũng suốt ngày loay hoay dọn dẹp. Mỗi lần mình dọn, về nhà thấy mất đồ mẹ mình thường than "mày có dọn đâu, mày toàn vứt"

Hoan hô cái sự gọn ghẽ :-)

Dù bận đến thế nào mình cũng luôn cố gắng giữ nhà cửa sạch sẽ gọn gàng. Thứ nhất là mình ghét sự bừa bãi, gì chứ nhà mà cứ như cái chuồng chồ là mình phát điên lên. Thứ hai là nhà có giúp việc, mình mà ok với cái sự bừa bộn, dễ dãi thế nào cũng được thì họ chả sướng quá, cũng chả thèm dọn luôn. Thế thì còn ra cái thể thống rì.

Mỗi lần mình ngó sang đống đồ đạc của chàng là chàng cứ run lên, vì biết chắc là sẽ vừa bị mất đồ vừa bị ăn mắng.

Còn mình, mỗi lần phải chạm tay vào những món đồ đạc lanh tanh bành của chàng mình luôn luôn phải hít vào thở ra đều đặn để máu điên khỏi bốc lên đỉnh đầu.

Mình phiền lòng nhất khi mở tủ hoá mỹ phẩm và nhìn thấy hàng dãy chai lọ xếp hàng của chàng. Mình chỉ muốn tiêu diệt nó nhưng mỗi lần đả động đến là chàng lại cuống quít "không anh dùng, anh dùng".

Linh tinh trăm thứ bà rằn, cái gì cũng có, mà toàn có từ âm ti củ tỉ, cái mới nhất cũng đã hết hạn sử dụng từ 4 năm trước.

Thỉnh thoảng, có việc gì cần dùng tới chúng là chàng lấy ra hí hoáy bôi bôi trát trát lên tay lên mặt “cái này anh giữ 10 năm rồi đấy”, mặt hí ha hí hửng. Mình quay đi, nghĩ bụng “cứ tưởng hay lắm”.

Đã thế hôm nay, nhân thể đang xếp dọn đồ đạc, mình mở tủ ra, vứt tuốt tuồn tuột. Mà ko chỉ vứt, vì biết vứt vào thùng rác chàng sẽ lén lút lục thùng rác lấy lại, mình dốc tuột hết đi rồi vứt hộp không vào thùng rác. Cho móm hẳn.

Mình biết về nhà mở tủ thấy của nả trống trơn chàng sẽ cáu. Mình chả lo, mình có cách. Chả đợi chàng cáu, mình cáu trước, nghĩ ra cái gì để cáu dễ ợt. Chàng về nhà thấy mình đang cáu thì chỉ còn nước đi nhẹ nói khẽ cười duyên, còn lòng dạ đâu mà dám than thở vì mất đồ. Đến mai thì chàng đã quên tiệt từ đời nào. Hay quên nhiều lúc cũng điên, nhưng kể ra thì cũng tốt.

Nhẹ cả người. Từ nay cái tủ rộng rãi hẳn, tha hồ cho mình muốn để gì thì để


P.S Mẹ mình cũng có thói quen hầm bà làng như thế. Ngày xưa mình cũng suốt ngày loay hoay dọn dẹp. Mỗi lần mình dọn, về nhà thấy mất đồ mẹ mình thường than "mày có dọn đâu, mày toàn vứt"

Lila 10




Hôm kia, cho Lila ăn hết 120ml sữa, bé làm một hơi hết veo. Mẹ gật gù con gái giỏi quá, rút bình sữa khỏi mồm bé mang đi rửa. Mẹ vừa rút bình sữa ra một cái, trông bé rất hụt hẫng “hơ hơ hơ”, thấy mẹ mang bình sữa đi mất thì khóc oà lên, nước mắt chảy hết cả xuống tai. Mẹ lại lấy bình sữa lên thì bé hỉ hả hẳn, mắt hau háu, chân tay khuơ loạn xạ. Thế là mẹ biết bé muốn ăn thêm rồi.

Từ hôm đó, mỗi lần ăn bé ăn hết 180ml, gấp rưỡi thông thường, mẹ tưởng đã nhàn hơn, ai ngờ bé vẫn cứ 2 tiếng mút tay đòi ăn một lần.

Lila béo quá, giở quần áo ra thấy hai cái tí phúng phính, cái mông tròn chắc nịch. Ngấn tay ngấn chân như lợn lai kinh tế. Hai cái má béo phính làm cho hai bên mép bị kéo xuống thành hai con uôm uôm. Mỗi lần mẹ bảo “con gái béo quá con ạ”, thì thằng Lê ngồi gần đó lại phản đối “không, mamma, La ko béo, La xinh”.

Bé thường nằm chơi ê a trên sàn nhà một mình, mọi người có bận rộn chạy qua chạy lại bé cũng chả ý kiến gì. Nhưng cứ thử liếc bé một cái xem, bé kêu ầm lên đòi bế ngay, tay giơ giơ. Bế rồi thì ko thả được xuống, vì bé ngả đầu vào ngực, co chân quắp chặt sườn và hai tay ngắn tũn ôm như ếch. Lúc nào đang ngồi ghế mà có người ngó vào thì ngay lập tức uốn uốn lưng mặt mũi hoàn cảnh đòi bế. Mà bế thì ko nổi, vì nặng trịch ra.

Vừa tối qua bố bé bảo “Lila mọc hai răng thế rồi thôi ko mọc nữa à”, thì đến lúc đi ngủ bé chả ngủ như mọi khi mà cứ nằm kêu e é. Mẹ biết ngay là có cái gì bất thường rồi đây. Y như rằng vạch lợi ra thấy hai cái răng cửa hàm trên nhu nhú.

Bố chú thì chỉ được cái gở mồm. Đang đi trên đường mà tự dưng bố chú khen là hôm nay ko tắc đường thì chỉ mấy giây sau là tắc, trăm lần cả trăm. Đến bố chú còn phải than là “I’d better shut up”. Bình thường thì mẹ chú sẽ an ủi ‘Nầu, why do you say that”. Nhưng sau vụ răng lợi tối qua thì mẹ chú buộc phải bảo “em cũng nghĩ như anh”.

Hôm nay bé Lila tròn 6 tháng, mọc 4 răng. Vừa mọc răng, vừa cảm lạnh sụt sịt, lại vừa đi tiêm phòng về, thế nên mặt bé cứ thộn ra, mắt tròn xoe, chả khóc, nhưng cũng chả cười toe toét như mọi khi

Lila 10




Hôm kia, cho Lila ăn hết 120ml sữa, bé làm một hơi hết veo. Mẹ gật gù con gái giỏi quá, rút bình sữa khỏi mồm bé mang đi rửa. Mẹ vừa rút bình sữa ra một cái, trông bé rất hụt hẫng “hơ hơ hơ”, thấy mẹ mang bình sữa đi mất thì khóc oà lên, nước mắt chảy hết cả xuống tai. Mẹ lại lấy bình sữa lên thì bé hỉ hả hẳn, mắt hau háu, chân tay khuơ loạn xạ. Thế là mẹ biết bé muốn ăn thêm rồi.

Từ hôm đó, mỗi lần ăn bé ăn hết 180ml, gấp rưỡi thông thường, mẹ tưởng đã nhàn hơn, ai ngờ bé vẫn cứ 2 tiếng mút tay đòi ăn một lần.

Lila béo quá, giở quần áo ra thấy hai cái tí phúng phính, cái mông tròn chắc nịch. Ngấn tay ngấn chân như lợn lai kinh tế. Hai cái má béo phính làm cho hai bên mép bị kéo xuống thành hai con uôm uôm. Mỗi lần mẹ bảo “con gái béo quá con ạ”, thì thằng Lê ngồi gần đó lại phản đối “không, mamma, La ko béo, La xinh”.

Bé thường nằm chơi ê a trên sàn nhà một mình, mọi người có bận rộn chạy qua chạy lại bé cũng chả ý kiến gì. Nhưng cứ thử liếc bé một cái xem, bé kêu ầm lên đòi bế ngay, tay giơ giơ. Bế rồi thì ko thả được xuống, vì bé ngả đầu vào ngực, co chân quắp chặt sườn và hai tay ngắn tũn ôm như ếch. Lúc nào đang ngồi ghế mà có người ngó vào thì ngay lập tức uốn uốn lưng mặt mũi hoàn cảnh đòi bế. Mà bế thì ko nổi, vì nặng trịch ra.

Vừa tối qua bố bé bảo “Lila mọc hai răng thế rồi thôi ko mọc nữa à”, thì đến lúc đi ngủ bé chả ngủ như mọi khi mà cứ nằm kêu e é. Mẹ biết ngay là có cái gì bất thường rồi đây. Y như rằng vạch lợi ra thấy hai cái răng cửa hàm trên nhu nhú.

Bố chú thì chỉ được cái gở mồm. Đang đi trên đường mà tự dưng bố chú khen là hôm nay ko tắc đường thì chỉ mấy giây sau là tắc, trăm lần cả trăm. Đến bố chú còn phải than là “I’d better shut up”. Bình thường thì mẹ chú sẽ an ủi ‘Nầu, why do you say that”. Nhưng sau vụ răng lợi tối qua thì mẹ chú buộc phải bảo “em cũng nghĩ như anh”.

Hôm nay bé Lila tròn 6 tháng, mọc 4 răng. Vừa mọc răng, vừa cảm lạnh sụt sịt, lại vừa đi tiêm phòng về, thế nên mặt bé cứ thộn ra, mắt tròn xoe, chả khóc, nhưng cũng chả cười toe toét như mọi khi

Friday, September 19, 2008

Made in Vietnam?

Một lần, chân mình xoắn quẩy trước một bộ váy của Valentino, nhưng chúng nó chỉ còn cỡ M. Thấy mình nhăn nhó chúng nó bảo để chúng nó gọi điện hỏi sang cửa hàng bên Los Angeles xem thế nào. Chúng nó gọi xong bảo cửa hàng bên đó vẫn còn bộ váy cỡ S, có thích chúng nó sẽ gửi đến tận nhà. Nhưng mà, bỏ ra một đống tiền, lại để đánh cược với một chiếc váy có lẽ vẫn ko mặc vừa, vì mình mặc cỡ XS, mà mang đi sửa thì thợ nào đủ tay nghề để sửa vào một chiếc váy Valentino? Thợ may và sửa đồ bên này toàn người Hàn Quốc nhập cư, dốt như me. Cắt ống có mỗi cái quần thể thao mà lúc may lại còn bị may xoắn. Từ đó, mình mang quần áo về Ý sửa. Dù sao người Ý cũng có khiếu thẩm mỹ hơn mấy cô chú Hàn Quốc nhập cư này. Đợt vừa rồi quá đen, bà thợ may quen đi tắm biển, chồng dẫn đến nhà một bà khác, 80 tuổi. Mình nghĩ cắt ống quần thì cũng đơn giản, nên chả săm soi gì nhiều. Mấy hôm trước lôi quần ra mặc, tá hoả “trời chân mình ngắn đến mức này ư?”. Ngắn thì ngắn nhưng làm gì mà ngắn tủn ra thế này. Hấp tấp mang quần cũ ra đo, chưa kịp thở phào vì chân ko đến mức ngắn thế, thì lại đau khổ thôi rồi 5 cái quần cạp trễ chân gầy của tôi cắt hỏng hết rồi. Y như rằng, mặc lên lơ lửng trên mắt cá, sau khi đứng lên ngồi xuống vài bận thì còn tớn lên hơn nữa, hở cả quả cổ chân gầy nhom đen đúa. Bực hết cả miềng.

Mình có cái quần mặc rất ưng ý, mấy năm rồi. Một hôm tò mò giở tìm xem may ở đâu mà khéo thế, béo hay gầy đều mặc được, thì hoá ra là Made in VN.

Thế nên ngoài những thứ VN chưa làm đẹp được, thì quần áo váy bướm cứ mua vải đẹp rồi về VN chọn hiệu mà may là tốt nhất, vừa rẻ, vừa đẹp. Hơn một nửa số váy đi dự tiệc của mình là may ở VN.

Không phải cứ Made in Italy là tốt. Made in Italy do những nghệ nhân truyền đời của Ý làm thì mới đẹp miễn chê, chứ made in Italy mà lại do những người nhập cư Tàu khựa, Rumania, vv, thì cũng chả hơn gì so với những nhà máy trong các khu công nghiệp của VN. Những ngón tay của dân mình còn khéo léo hơn.

Chị giúp việc cũ ghét đồ Made in VN, Made in China, chị ấy bảo đồ Made in China là đồ dởm, giải thích mãi mà ko chịu hiểu. Chị ấy lại bảo đi Mỹ mà mua quà made in VN người ta lại tưởng mình về Hà nội mua. Lại giải thích thì chị ấy bảo “chị hiểu nhưng người nhận quà không hiểu thì sao”.

Thế nên, dẫn chị ấy đi mua hàng, thấy Made in Cambodia là chị ấy mua ngay, chứ còn nhiều khi, một món hàng đẹp hơn nhiều, cùng giá, Made in VN, là nhất định ko thèm mua.

Mắc bệnh sính ngoại, Cambodia cũng là ngoại

Made in Vietnam?

Một lần, chân mình xoắn quẩy trước một bộ váy của Valentino, nhưng chúng nó chỉ còn cỡ M. Thấy mình nhăn nhó chúng nó bảo để chúng nó gọi điện hỏi sang cửa hàng bên Los Angeles xem thế nào. Chúng nó gọi xong bảo cửa hàng bên đó vẫn còn bộ váy cỡ S, có thích chúng nó sẽ gửi đến tận nhà. Nhưng mà, bỏ ra một đống tiền, lại để đánh cược với một chiếc váy có lẽ vẫn ko mặc vừa, vì mình mặc cỡ XS, mà mang đi sửa thì thợ nào đủ tay nghề để sửa vào một chiếc váy Valentino? Thợ may và sửa đồ bên này toàn người Hàn Quốc nhập cư, dốt như me. Cắt ống có mỗi cái quần thể thao mà lúc may lại còn bị may xoắn. Từ đó, mình mang quần áo về Ý sửa. Dù sao người Ý cũng có khiếu thẩm mỹ hơn mấy cô chú Hàn Quốc nhập cư này. Đợt vừa rồi quá đen, bà thợ may quen đi tắm biển, chồng dẫn đến nhà một bà khác, 80 tuổi. Mình nghĩ cắt ống quần thì cũng đơn giản, nên chả săm soi gì nhiều. Mấy hôm trước lôi quần ra mặc, tá hoả “trời chân mình ngắn đến mức này ư?”. Ngắn thì ngắn nhưng làm gì mà ngắn tủn ra thế này. Hấp tấp mang quần cũ ra đo, chưa kịp thở phào vì chân ko đến mức ngắn thế, thì lại đau khổ thôi rồi 5 cái quần cạp trễ chân gầy của tôi cắt hỏng hết rồi. Y như rằng, mặc lên lơ lửng trên mắt cá, sau khi đứng lên ngồi xuống vài bận thì còn tớn lên hơn nữa, hở cả quả cổ chân gầy nhom đen đúa. Bực hết cả miềng.

Mình có cái quần mặc rất ưng ý, mấy năm rồi. Một hôm tò mò giở tìm xem may ở đâu mà khéo thế, béo hay gầy đều mặc được, thì hoá ra là Made in VN.

Thế nên ngoài những thứ VN chưa làm đẹp được, thì quần áo váy bướm cứ mua vải đẹp rồi về VN chọn hiệu mà may là tốt nhất, vừa rẻ, vừa đẹp. Hơn một nửa số váy đi dự tiệc của mình là may ở VN.

Không phải cứ Made in Italy là tốt. Made in Italy do những nghệ nhân truyền đời của Ý làm thì mới đẹp miễn chê, chứ made in Italy mà lại do những người nhập cư Tàu khựa, Rumania, vv, thì cũng chả hơn gì so với những nhà máy trong các khu công nghiệp của VN. Những ngón tay của dân mình còn khéo léo hơn.

Chị giúp việc cũ ghét đồ Made in VN, Made in China, chị ấy bảo đồ Made in China là đồ dởm, giải thích mãi mà ko chịu hiểu. Chị ấy lại bảo đi Mỹ mà mua quà made in VN người ta lại tưởng mình về Hà nội mua. Lại giải thích thì chị ấy bảo “chị hiểu nhưng người nhận quà không hiểu thì sao”.

Thế nên, dẫn chị ấy đi mua hàng, thấy Made in Cambodia là chị ấy mua ngay, chứ còn nhiều khi, một món hàng đẹp hơn nhiều, cùng giá, Made in VN, là nhất định ko thèm mua.

Mắc bệnh sính ngoại, Cambodia cũng là ngoại

Chiện cái bóng trên tường

Chiện ngày xưa có cô gì cứ dỗ con bằng cái bóng trên tường để chồng về nổi ghen cuối cùng cô ấy đi tự tử quách cho rồi ấy nhở?

Hôm qua đi chợ Tàu. Lễ mễ mấy cái túi to. Đang đứng vẫy taxi thì có anh tự nhiên ra làm quen. Ảnh giới thiệu ảnh người Cuba. Khi biết mình là người VN ảnh reo lên “a, chúng ta là bạn”. Mình vâng cho lịch sự, nhưng cũng chả dám vâng to, đang ở dưới chợ Tàu nhiều người VN anh lại cứ tự hào chúng ta là cộng sản thì có khi ăn đòn chí chết.

Mặc dù mình đã đứng quay hẳn lưng lại phía anh rồi anh quyết ko tha mình, cứ đứng nói chuyện, lại lôi cả bánh nướng bánh dẻo ra khoe để chứng tỏ anh yêu đất nước và con người VN. Lúc mình vẫy được taxi, anh lại còn chuyển đồ lên xe cho. Để cảm tạ sự nhiệt tình mình cho anh đi nhờ một cuốc xe uptown, mình bảo khi nào mình xuống thì anh phải tự đi về khách sạn của anh.

Ấy thế mà thế nào, lúc cô giúp việc xếp đồ vào tủ, thì lại thấy một bao thuốc lá hút dở lẫn trong đám rau dưa. Cô ấy báo cáo, thực ra là hỏi dò, mình nghĩ mãi mới ra là lúc trên taxi anh Cuba hút thuốc, chắc anh vứt bao thuốc nhầm vào túi rau của mình. Đoán thế vì trên xe mình ngoảnh mặt ra hướng khác chứ có nhìn anh ấy đâu. Rồi mình cũng quên tiệt bao thuốc lá kia.

Ai dè, tối về, thứ đầu tiên chàng nhìn thấy là nó. Chàng bắt đầu chuỗi câu hỏi dây mơ rễ má, nó là ai, tại sao em lại có bao thuốc của nó, em mời nó về nhà à, tại sao lại cho nó đi cùng xe, tại sao nó vứt vào túi mà lại ko biết, vv và vv. Nhức hết cả đầu.

Một lần khác, lâu lâu rồi, chú Bình Nguyên cũng làm mẹ chú ngớ hết cả người khi đi qua tiệm cắt tóc gần nhà chú cứ chỉ vào trong bảo bố chú “chú, mamma”. Ở đó có cậu hair stylist (tạo mẫu tóc) đầu vuốt keo hay mặc đồ bó sát của Dolce and Gabbana cứ thấy mẹ con Bình Nguyên đi qua là chạy ra bế Bình Nguyên hôn hít. Bố chú lại có màn tra hỏi tại sao con lại bảo “chú mamma”, tại sao lại quen thằng đó, tại sao vv và vv. Mệt hết cả người.

Mẹ BN rất thương bố BN. Hôm nọ thấy mẹ BN giở ảnh của Michael Phelps ra ngắm, tức là chỉ ngắm body chứ ko ngắm mặt, bố chú bảo “người anh cũng giống người Phelps”, vừa nói vừa tạo dáng, mẹ chú bảo “Vâng, em cũng nghĩ thế”.

Lần khác thấy mẹ chú đang ngồi nhìn ảnh của Kevin Costner, bố chú bảo “mắt anh cũng giống mắt nó”. Mẹ chú lại bảo “vâng, em cũng nghĩ thế”.

Mẹ chú thương bố chú bởi vì bố chú cứ hoang tưởng, chứ thực ra mẹ chú chỉ thích vớ vẩn, chứ chả yêu ai đó vì họ đẹp mã.

Thì đã bảo, mẹ chú sẽ ko đánh đổi bố chú lấy bất kỳ ai trên đời này mà

Chiện cái bóng trên tường

Chiện ngày xưa có cô gì cứ dỗ con bằng cái bóng trên tường để chồng về nổi ghen cuối cùng cô ấy đi tự tử quách cho rồi ấy nhở?

Hôm qua đi chợ Tàu. Lễ mễ mấy cái túi to. Đang đứng vẫy taxi thì có anh tự nhiên ra làm quen. Ảnh giới thiệu ảnh người Cuba. Khi biết mình là người VN ảnh reo lên “a, chúng ta là bạn”. Mình vâng cho lịch sự, nhưng cũng chả dám vâng to, đang ở dưới chợ Tàu nhiều người VN anh lại cứ tự hào chúng ta là cộng sản thì có khi ăn đòn chí chết.

Mặc dù mình đã đứng quay hẳn lưng lại phía anh rồi anh quyết ko tha mình, cứ đứng nói chuyện, lại lôi cả bánh nướng bánh dẻo ra khoe để chứng tỏ anh yêu đất nước và con người VN. Lúc mình vẫy được taxi, anh lại còn chuyển đồ lên xe cho. Để cảm tạ sự nhiệt tình mình cho anh đi nhờ một cuốc xe uptown, mình bảo khi nào mình xuống thì anh phải tự đi về khách sạn của anh.

Ấy thế mà thế nào, lúc cô giúp việc xếp đồ vào tủ, thì lại thấy một bao thuốc lá hút dở lẫn trong đám rau dưa. Cô ấy báo cáo, thực ra là hỏi dò, mình nghĩ mãi mới ra là lúc trên taxi anh Cuba hút thuốc, chắc anh vứt bao thuốc nhầm vào túi rau của mình. Đoán thế vì trên xe mình ngoảnh mặt ra hướng khác chứ có nhìn anh ấy đâu. Rồi mình cũng quên tiệt bao thuốc lá kia.

Ai dè, tối về, thứ đầu tiên chàng nhìn thấy là nó. Chàng bắt đầu chuỗi câu hỏi dây mơ rễ má, nó là ai, tại sao em lại có bao thuốc của nó, em mời nó về nhà à, tại sao lại cho nó đi cùng xe, tại sao nó vứt vào túi mà lại ko biết, vv và vv. Nhức hết cả đầu.

Một lần khác, lâu lâu rồi, chú Bình Nguyên cũng làm mẹ chú ngớ hết cả người khi đi qua tiệm cắt tóc gần nhà chú cứ chỉ vào trong bảo bố chú “chú, mamma”. Ở đó có cậu hair stylist (tạo mẫu tóc) đầu vuốt keo hay mặc đồ bó sát của Dolce and Gabbana cứ thấy mẹ con Bình Nguyên đi qua là chạy ra bế Bình Nguyên hôn hít. Bố chú lại có màn tra hỏi tại sao con lại bảo “chú mamma”, tại sao lại quen thằng đó, tại sao vv và vv. Mệt hết cả người.

Mẹ BN rất thương bố BN. Hôm nọ thấy mẹ BN giở ảnh của Michael Phelps ra ngắm, tức là chỉ ngắm body chứ ko ngắm mặt, bố chú bảo “người anh cũng giống người Phelps”, vừa nói vừa tạo dáng, mẹ chú bảo “Vâng, em cũng nghĩ thế”.

Lần khác thấy mẹ chú đang ngồi nhìn ảnh của Kevin Costner, bố chú bảo “mắt anh cũng giống mắt nó”. Mẹ chú lại bảo “vâng, em cũng nghĩ thế”.

Mẹ chú thương bố chú bởi vì bố chú cứ hoang tưởng, chứ thực ra mẹ chú chỉ thích vớ vẩn, chứ chả yêu ai đó vì họ đẹp mã.

Thì đã bảo, mẹ chú sẽ ko đánh đổi bố chú lấy bất kỳ ai trên đời này mà

Wednesday, September 17, 2008

Móng giò




Cô giúp việc mới của tớ, ở nhà tớ được 1 tháng rồi. Tớ tính đến thời điểm hiện giờ là chỉ phiền lòng đúng có ba điểm:

Thứ nhất, cô ấy hay hát ru Lila, trung bình hai ba tiếng gì đó một lần. Cô ấy hát cũng nhiều bài. Nhưng bài nào thì bài, mở đầu bao giờ cô ấy cũng hờ một đoạn khá dài ‘ơ ớ ơ ờ ơ, dzí dầu”, rồi sau đó mới hát gì thì hát. Chưa kể những bài cô ấy hát nhạc nó cứ ỉ eo nghe như đang khóc tiếc thương ai đó chứ chả ra là ngọt ngào hát ru. Thảm não vô cùng.

Thứ hai, tớ hay xuống ăn trưa muộn, khi cô ấy và chú Bình Nguyên đã ăn xong. Tớ vừa ngồi vào bàn một cái là y như rằng cô ấy kể chuyện. Kể chuyện thì ko sao, cô giúp việc nào nhà tớ cũng nhằm đúng lúc tớ ăn là ngồi kể chuyện. Nhưng cô ấy toàn kể những chuyện làm tớ ko nuốt nổi cơm nữa. Ví dụ hôm kia, tớ vừa ngồi vào bàn thì cô ấy kể chuyện Lila ị đùn ra sao, Lê ị đùn thế nào, còn hôm qua, vừa xúc được thìa cơm vào mồm thì cô ấy kể chuyện cô ấy đẻ rơi. Lại còn mô tả rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ), lại còn đẻ rơi tận hai lần. Tớ lại có tính hay liên tưởng. Gần chết.

Thứ ba, tớ mà dặn cô ấy cái gì, cô ấy ko hiểu thì phải bảo tớ là không hiểu. Tớ biết là giọng Nam Bắc khác nhau, tớ cũng biết là tớ mắc tật nhiều khi nói liến thoắng có giời mới hiểu, nhưng mà cô ấy ko hiểu thì phải bảo tớ để tớ còn sửa, đây cô ấy cứ “dà dà”, làm tớ yên chí lớn, chỉ để một lúc sau thì tá hỏa tam tinh vì cô ấy làm nhầm. Hoặc nếu ko, tớ với cô ấy nói chuyện, nghe giống chuyện hai bà điếc đi chợ.

Tớ: u ơi, u để cháu dùng xong u hãy cất. Chứ cháu vẫn đang dùng mà u lại cứ cất biến của cháu đi làm cháu lại đi tìm.

Cô ấy: dà dà. (Im lặng chết chóc một lát). Cái tất của thằng Ale đó ở ngay bên ngoài đó cô.

Chịu hẳn.


Tớ nghĩ mãi cũng ra cách rồi, tớ bắt đầu học giọng Cần Thơ. Ví dụ, thông thường ra thì tớ sẽ nói “cô Nuôi đi pha sữa cho Lila đi”, thì giờ tớ sẽ nói “Cô Nuôi đi guậy sữa cho Lila đi”. Cô ấy hiểu răm rắp.

Cái gì tớ cũng học được tất. Chỉ trừ có mỗi cái này: cô ấy gọi chângiò. Cô ấy ngồi săm soi chân tay Lila, xong bảo “cô ơi, lúc nào cô có thời gian cô cắt móng tay móng giò Lila đi cô”. Tớ nghe chữ móng giò thì lại cứ nghĩ ra cái chân lợn. Chỉ có đúng cái này là tớ đầu hàng thui.


Nên khi tớ về Hà nội, tớ mà có nói hơi là lạ, các bạn tớ thông cảm nhé. Giọng Cần Thơ đấy, chả phải lơ lớ Tây tàu gì đâu. Nghe cũng cưng dễ sợ luôn

Móng giò




Cô giúp việc mới của tớ, ở nhà tớ được 1 tháng rồi. Tớ tính đến thời điểm hiện giờ là chỉ phiền lòng đúng có ba điểm:

Thứ nhất, cô ấy hay hát ru Lila, trung bình hai ba tiếng gì đó một lần. Cô ấy hát cũng nhiều bài. Nhưng bài nào thì bài, mở đầu bao giờ cô ấy cũng hờ một đoạn khá dài ‘ơ ớ ơ ờ ơ, dzí dầu”, rồi sau đó mới hát gì thì hát. Chưa kể những bài cô ấy hát nhạc nó cứ ỉ eo nghe như đang khóc tiếc thương ai đó chứ chả ra là ngọt ngào hát ru. Thảm não vô cùng.

Thứ hai, tớ hay xuống ăn trưa muộn, khi cô ấy và chú Bình Nguyên đã ăn xong. Tớ vừa ngồi vào bàn một cái là y như rằng cô ấy kể chuyện. Kể chuyện thì ko sao, cô giúp việc nào nhà tớ cũng nhằm đúng lúc tớ ăn là ngồi kể chuyện. Nhưng cô ấy toàn kể những chuyện làm tớ ko nuốt nổi cơm nữa. Ví dụ hôm kia, tớ vừa ngồi vào bàn thì cô ấy kể chuyện Lila ị đùn ra sao, Lê ị đùn thế nào, còn hôm qua, vừa xúc được thìa cơm vào mồm thì cô ấy kể chuyện cô ấy đẻ rơi. Lại còn mô tả rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ), lại còn đẻ rơi tận hai lần. Tớ lại có tính hay liên tưởng. Gần chết.

Thứ ba, tớ mà dặn cô ấy cái gì, cô ấy ko hiểu thì phải bảo tớ là không hiểu. Tớ biết là giọng Nam Bắc khác nhau, tớ cũng biết là tớ mắc tật nhiều khi nói liến thoắng có giời mới hiểu, nhưng mà cô ấy ko hiểu thì phải bảo tớ để tớ còn sửa, đây cô ấy cứ “dà dà”, làm tớ yên chí lớn, chỉ để một lúc sau thì tá hỏa tam tinh vì cô ấy làm nhầm. Hoặc nếu ko, tớ với cô ấy nói chuyện, nghe giống chuyện hai bà điếc đi chợ.

Tớ: u ơi, u để cháu dùng xong u hãy cất. Chứ cháu vẫn đang dùng mà u lại cứ cất biến của cháu đi làm cháu lại đi tìm.

Cô ấy: dà dà. (Im lặng chết chóc một lát). Cái tất của thằng Ale đó ở ngay bên ngoài đó cô.

Chịu hẳn.


Tớ nghĩ mãi cũng ra cách rồi, tớ bắt đầu học giọng Cần Thơ. Ví dụ, thông thường ra thì tớ sẽ nói “cô Nuôi đi pha sữa cho Lila đi”, thì giờ tớ sẽ nói “Cô Nuôi đi guậy sữa cho Lila đi”. Cô ấy hiểu răm rắp.

Cái gì tớ cũng học được tất. Chỉ trừ có mỗi cái này: cô ấy gọi chângiò. Cô ấy ngồi săm soi chân tay Lila, xong bảo “cô ơi, lúc nào cô có thời gian cô cắt móng tay móng giò Lila đi cô”. Tớ nghe chữ móng giò thì lại cứ nghĩ ra cái chân lợn. Chỉ có đúng cái này là tớ đầu hàng thui.


Nên khi tớ về Hà nội, tớ mà có nói hơi là lạ, các bạn tớ thông cảm nhé. Giọng Cần Thơ đấy, chả phải lơ lớ Tây tàu gì đâu. Nghe cũng cưng dễ sợ luôn

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 48)

Buổi đi học đầu tiên về, bà Nuôi hỏi chú Bình Nguyên “cô giáo có bảo gì con không?”, chú bảo “cô giáo khen Lê xinh”. Đúng là cô giáo khen chú xinh thật, mà khen bằng tiếng Anh. Buổi thứ hai bà Nuôi lại hỏi “hôm nay cô giáo có khen con xinh nữa không?”,chú bảo “không, hôm nay cô giáo ko khen Lê xinh nứa”. Bà Nuôi khen “thằng này được, có nói có không nói không”.

Bà Nuôi bảo đi trông trẻ gần 20 năm rồi, trông đến 10 đứa trẻ rồi, mà chưa thấy đứa nào như chú Bình Nguyên. Bà Nuôi bảo ngoan như hai đứa nhà này thì 10 đứa một lúc bà Nuôi cũng trông được hết. Nhất là tiểu thơ Lila chỉ ăn, ngủ và cười nhe hai cái răng sún.

Bà Nuôi thích nhất hai đứa ăn ngoan ngủ ngoan. Đến bữa, chả cần mời, thậm chí là cơm chưa chín, chú Bình Nguyên đã leo tót lên ngồi trên ghế đợi sẵn. Trước chú thấy chưa được ăn chú còn leo xuống chơi tiếp, chứ giờ bữa nào cũng leo lên leo xuống vài bận, chú mệt, nên nếu chưa được ăn thì chú ngồi chân bắt chéo, cắm cúi đọc sách. Thấy mẹ bảo pasta được rồi chó con ơi, là chú cuống cuồng phân công “bà Nuôi lấy bàn lấy nước cho Lê, mamma (tay vẫy rối rít) xúc bát ta vào mồm Lê”. Ăn ko biết bao nhiêu là đủ, ăn xong vẫn thòm thèm lại xin người này một miếng người kia một miếng. Đến nỗi mẹ chú luôn phải trông chừng sát sao ko để chú ăn nhiều quá. Các cô giúp việc thì cứ ăn được từng nào các cô nhồi cho từng ấy, càng nhiều càng thích.

Có thời gian chú cũng chả thèm ăn. Nấu đủ món cứ đưa lên mồm là mím chặt môi nguẩy mặt ra chỗ khác. Được 3 tuần nịnh nọt, mẹ chú nổi máu đầu gấu lên, nguẩy mặt ra chỗ khác một cái là cất luôn bát đi. Đói nguyên một ngày, tối ôm chân mẹ xin ăn, ăn cả cơm nấu từ hôm qua đã chảy nước ra, cơm không.

Chú Bình Nguyên, 2 tuổi 7 tháng, tiếng Anh nghe hiểu nhưng nói giống hệt chị giúp việc cũ “mamma, gụt nái sơ” (tức là good night), quay sang papa chú nói tiếng Ý dẻo quẹo, quay sang mẹ chú nói tiếng Việt tanh tưởi, giọng Bắc, quay sang bà Nuôi chú nói giọng Cần Thơ “bà Nui, cấy chi dzậy?”, tức là “cái gì thế?”, hoặc “bà Nui, Lê muốn ăng cà gốt” (tức Lê muốn ăn cà rốt)

Ngất hẳn đấy.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 48)

Buổi đi học đầu tiên về, bà Nuôi hỏi chú Bình Nguyên “cô giáo có bảo gì con không?”, chú bảo “cô giáo khen Lê xinh”. Đúng là cô giáo khen chú xinh thật, mà khen bằng tiếng Anh. Buổi thứ hai bà Nuôi lại hỏi “hôm nay cô giáo có khen con xinh nữa không?”,chú bảo “không, hôm nay cô giáo ko khen Lê xinh nứa”. Bà Nuôi khen “thằng này được, có nói có không nói không”.

Bà Nuôi bảo đi trông trẻ gần 20 năm rồi, trông đến 10 đứa trẻ rồi, mà chưa thấy đứa nào như chú Bình Nguyên. Bà Nuôi bảo ngoan như hai đứa nhà này thì 10 đứa một lúc bà Nuôi cũng trông được hết. Nhất là tiểu thơ Lila chỉ ăn, ngủ và cười nhe hai cái răng sún.

Bà Nuôi thích nhất hai đứa ăn ngoan ngủ ngoan. Đến bữa, chả cần mời, thậm chí là cơm chưa chín, chú Bình Nguyên đã leo tót lên ngồi trên ghế đợi sẵn. Trước chú thấy chưa được ăn chú còn leo xuống chơi tiếp, chứ giờ bữa nào cũng leo lên leo xuống vài bận, chú mệt, nên nếu chưa được ăn thì chú ngồi chân bắt chéo, cắm cúi đọc sách. Thấy mẹ bảo pasta được rồi chó con ơi, là chú cuống cuồng phân công “bà Nuôi lấy bàn lấy nước cho Lê, mamma (tay vẫy rối rít) xúc bát ta vào mồm Lê”. Ăn ko biết bao nhiêu là đủ, ăn xong vẫn thòm thèm lại xin người này một miếng người kia một miếng. Đến nỗi mẹ chú luôn phải trông chừng sát sao ko để chú ăn nhiều quá. Các cô giúp việc thì cứ ăn được từng nào các cô nhồi cho từng ấy, càng nhiều càng thích.

Có thời gian chú cũng chả thèm ăn. Nấu đủ món cứ đưa lên mồm là mím chặt môi nguẩy mặt ra chỗ khác. Được 3 tuần nịnh nọt, mẹ chú nổi máu đầu gấu lên, nguẩy mặt ra chỗ khác một cái là cất luôn bát đi. Đói nguyên một ngày, tối ôm chân mẹ xin ăn, ăn cả cơm nấu từ hôm qua đã chảy nước ra, cơm không.

Chú Bình Nguyên, 2 tuổi 7 tháng, tiếng Anh nghe hiểu nhưng nói giống hệt chị giúp việc cũ “mamma, gụt nái sơ” (tức là good night), quay sang papa chú nói tiếng Ý dẻo quẹo, quay sang mẹ chú nói tiếng Việt tanh tưởi, giọng Bắc, quay sang bà Nuôi chú nói giọng Cần Thơ “bà Nui, cấy chi dzậy?”, tức là “cái gì thế?”, hoặc “bà Nui, Lê muốn ăng cà gốt” (tức Lê muốn ăn cà rốt)

Ngất hẳn đấy.

Tuesday, September 16, 2008

Con giun oắn lắm cũng xèo

Câu này có sự tích từ một chị bạn có tính thích nói lái, nói lái nhiều quá thành tật, ko sửa được. Tức là ngay cả khi muốn nói nghiêm chỉnh nó vẫn cứ thành ra lái. Đi thi đại học, muốn trích câu Con giun xéo lắm cũng oằn, mà lại trích thành Con giun oắn lắm cũng xèo. 0 điểm văn.

Tớ oắn lắm cũng xèo vì tớ chán ngấy làm nô lệ cho đồ vật rồi, nhất là những đồ vật chính ra phải làm nô lệ cho mình. Mặc dù nhìn chúng thì đẹp long lanh, đẹp khơi gệu, nhiều lúc lý trí thì bảo bước đi mà chân cứ xoắn quẩy.

Nhưng mà, trời mưa, tớ chả lo tớ ướt, tớ chỉ lo túi ướt, hoặc váy ướt.

Đi đường gồ ghề tớ chả lo vấp ngã, chỉ lo hỏng giày.

Thế nên mới có chuyện tớ trú dưới hiên một toà nhà lúc trời mưa nhưng chỉ chăm chăm làm sao cho cánh tay khoác túi của tớ ko bị dột nước, còn người ngợm thế nào chả quan trọng.

Hoặc trước khi đi chàng thông báo với tớ là cả hội đi bar, nên tớ mới xỏ chân vào đôi guốc Manolo Blahnik, ai ngờ thay đổi kế hoạch, lại đi vào công viên bên Brooklyn chơi, đường quanh quanh rải sỏi mới chết tớ, thế nên là trong khi mọi người tha thẩn đi dạo thì tớ ngồi thu lu trên một tảng đá. Chàng chạy lại hỏi em thế nào tớ bảo rất khoẻ, nhưng hơi giống vua sư tử.

Hoặc mặc áo mặc váy chất liệu hơi mỏng mảnh một tí là chẳng dám tựa lưng vào đâu, túi ko dám khoác lên vai áo sợ sờn, sợ xù, sợ rút sợi.

Hỏng tiếc tiền đã đành. Nhưng cái chính là đi ăn tối dùng đồ hỏng thì còn gì là chất nghệ. Nói chung là mất hết cả tự do.

Thế là tớ nổi cơn chán lên, tớ đổi hướng shopping, chuyển sang các nhãn hiệu rẻ tiền. Hôm nọ, tớ vào Forever 21 mua cái áo 15usd, cái quần 10usd. Áo 15usd ở trong Manhattan thì có lẽ ngang áo 15,000đ ở nhà. Tớ mặc lấy mặc để, mặc ra ngoài đường, mặc lăn lê ở nhà, mặc cho con ăn con ợ be bét ra, rồi quẳng vào máy giặt, mà ko có cảm giác tội lỗi rì.

Vừa tiết kiệm tiền, vừa tự do, vừa tẻ tung, vừa giữ gìn được những đồ đẹp. Lợi trăm bề.

Chàng hỏi tớ cứ phải nhảy từ cực nọ sang cực kia như thế mới được à. Tớ bảo vâng, đấy là một cách tự cân bằng còn rì.


Con giun oắn lắm cũng xèo

Câu này có sự tích từ một chị bạn có tính thích nói lái, nói lái nhiều quá thành tật, ko sửa được. Tức là ngay cả khi muốn nói nghiêm chỉnh nó vẫn cứ thành ra lái. Đi thi đại học, muốn trích câu Con giun xéo lắm cũng oằn, mà lại trích thành Con giun oắn lắm cũng xèo. 0 điểm văn.

Tớ oắn lắm cũng xèo vì tớ chán ngấy làm nô lệ cho đồ vật rồi, nhất là những đồ vật chính ra phải làm nô lệ cho mình. Mặc dù nhìn chúng thì đẹp long lanh, đẹp khơi gệu, nhiều lúc lý trí thì bảo bước đi mà chân cứ xoắn quẩy.

Nhưng mà, trời mưa, tớ chả lo tớ ướt, tớ chỉ lo túi ướt, hoặc váy ướt.

Đi đường gồ ghề tớ chả lo vấp ngã, chỉ lo hỏng giày.

Thế nên mới có chuyện tớ trú dưới hiên một toà nhà lúc trời mưa nhưng chỉ chăm chăm làm sao cho cánh tay khoác túi của tớ ko bị dột nước, còn người ngợm thế nào chả quan trọng.

Hoặc trước khi đi chàng thông báo với tớ là cả hội đi bar, nên tớ mới xỏ chân vào đôi guốc Manolo Blahnik, ai ngờ thay đổi kế hoạch, lại đi vào công viên bên Brooklyn chơi, đường quanh quanh rải sỏi mới chết tớ, thế nên là trong khi mọi người tha thẩn đi dạo thì tớ ngồi thu lu trên một tảng đá. Chàng chạy lại hỏi em thế nào tớ bảo rất khoẻ, nhưng hơi giống vua sư tử.

Hoặc mặc áo mặc váy chất liệu hơi mỏng mảnh một tí là chẳng dám tựa lưng vào đâu, túi ko dám khoác lên vai áo sợ sờn, sợ xù, sợ rút sợi.

Hỏng tiếc tiền đã đành. Nhưng cái chính là đi ăn tối dùng đồ hỏng thì còn gì là chất nghệ. Nói chung là mất hết cả tự do.

Thế là tớ nổi cơn chán lên, tớ đổi hướng shopping, chuyển sang các nhãn hiệu rẻ tiền. Hôm nọ, tớ vào Forever 21 mua cái áo 15usd, cái quần 10usd. Áo 15usd ở trong Manhattan thì có lẽ ngang áo 15,000đ ở nhà. Tớ mặc lấy mặc để, mặc ra ngoài đường, mặc lăn lê ở nhà, mặc cho con ăn con ợ be bét ra, rồi quẳng vào máy giặt, mà ko có cảm giác tội lỗi rì.

Vừa tiết kiệm tiền, vừa tự do, vừa tẻ tung, vừa giữ gìn được những đồ đẹp. Lợi trăm bề.

Chàng hỏi tớ cứ phải nhảy từ cực nọ sang cực kia như thế mới được à. Tớ bảo vâng, đấy là một cách tự cân bằng còn rì.


Monday, September 15, 2008

Mình tụt hậu rồi sao? (phần 2)

Trình độ thưởng thức nghệ thuật của mình nằm ở mức hạng bét, tức là chỉ hơn động vật một tí. Thế nên mình rất ngán những bức tranh vẽ người mà đầu lại lộn xuống đít, mắt lại ở đâu đó trong mớ hỗn loạn phải lần, mò, đoán, mãi mới thấy. Nhìn hình tam giác thì phải tưởng ra đấy là con ngựa. Nhìn một cái ống bơ gỉ đổ lên đổ xuống thì cứ phải tưởng ra quá khứ mới chả hiện tại. Nói thật thì cũng rất thích mấy bức tranh vẽ bằng chì của Picasso, có lẽ chỉ vì thích tranh vẽ bằng chì, cứ bằng chì là thích, chứ còn ẩn ý thì với mình đúng là hũ nút.

Sợ nhất là một lần, chàng có phối hợp với một họa sĩ ở Hà nội để tổ chức triển lãm tranh tại nhà chàng, tức là chàng thì bỏ tiền mở tiệc mời khách của chàng đến ăn uống và xem tranh vô cùng nho nhã, họa sĩ thì mang tranh đến bày, nhân thể tiệc và khách của chàng thì họa sĩ có cơ hội giới thiệu tranh luôn, họa sĩ mời bao nhiêu khách của họa sĩ thì phải tự trả tiền cho Sofitel Metropole công họ catering tính trên đầu người. Mình cứ chết lịm trước một bức tranh nét vẽ hết sức ngô nghê vẽ một người ko hiểu ra đàn ông hay đàn bà cưỡi trên một con cá mập méo mó, tay hình như sờ bộ phận nhạy cảm của bản thân (cái này thì ko nhớ chính xác nữa), từ mồm người đó vọng ra câu nói ‘Sướng đi”. Nghệ thuật thế thì có chết cha người ta không.

Sau buổi tiệc tùng đó, hoạ sĩ chả bán được cái tranh nào, chàng thì tiệc tùng lộn xộn mất luôn cái máy ảnh mới, mấy chục bức tranh của họa sĩ cứ để chình ình ở nhà chàng mấy tháng đến lúc chàng nổi cáu thì họa sĩ mới chịu đến chuyển đi, tiền tiệc phần hoạ sĩ gần 1000us họa sĩ bảo cứ trả đi rồi họa sĩ sẽ hoàn lại mà chẳng thấy hoàn lại, họa sĩ hẹn lần hẹn lữa rồi cuối cùng thay luôn số điện thoại khỏi gọi.

Trở lại với ông họa sĩ NY. Ông ấy cho mình xem vài bức hình đen trắng, thấy chụp khá đẹp. Ông ấy lại cho xem vài bức tranh vẽ gái, thấy cũng tạm. Ông ấy mới nhờ mình ngồi mẫu cho ông ấy vẽ thử khuôn mặt. Mình ngồi thu lu cho ông ấy vẽ thử cho thoả trí toà moà. Lúc ông ấy phác xong mình te tái chạy ra xem, hỏi luôn chả lịch sự rì “sao ông vẽ mặt tôi giống cái mặt mèo?”. Ông ấy bảo ‘that’s what you exactly are. You look like a cat”. Ha.

Nhân thể, khi mình nói mình giống mèo ý mình nói là sao trông mặt mình nhom nhem mũi lại tròn thế này cằm lại lẹm thế này mắt lại sắc thế này, bọn Tây thì lại dùng mèo để so sánh khi khuôn mặt cá tính, mắt xếch, nét mặt kiêu kỳ và hơi uể oải, di chuyển chây lười và smooth như một con mèo, vv và vv, kiểu của super model Linda Evangelista ấy. Hoàn toàn chả liên quan gì đến cái mặt làm mẫu cứng đơ đơ như Fantômas của mình. Cũng như chó trong văn hoá Tây ko đê hèn bẩn tưởi như trong văn hoá VN. Ở VN chả ai tự ví mình với chó, bảo ai là chó thì có khi ăn đòn. Với bọn Tây thì khác. Sếp mình ngày xưa, thỉnh thoảng lại đến văn phòng than vãn “G, tao ốm như chó”. Chàng thì bây giờ thỉnh thoảng vẫn cay cú đì đọt “ngày xưa anh theo em như chó”.

Quên mất, lại trở về ông họa sĩ NY, sau hai bức vẽ mặt nghiêng mặt thẳng vừa vẽ vừa kể chuyện, mình phủi đít đứng dậy bảo tôi phải về cho con bú. Làm ông ấy tiếc ngẩn ngơ, cứ hỏi bao giờ tôi lại mời được cô đến nữa, tôi còn muốn cô ngồi mẫu cho tôi nặn tượng.

Mình ậm ừ. Làm mẫu ảnh thì còn được di chuyển liên tục, chứ làm mẫu vẽ với mẫu tượng, cứ phải ngồi im nhìn thao láo, ưỡn a ưỡn ẹo, ngứa mặt ngứa mũi chả dám gãi buồn ngủ chả dám ngáp mỏi chả dám cựa, mình chịu.

Thực ra lý do shâu sha là ông họa sĩ tâm hự ông ấy có một cô bồ tàu khựa vừa bỏ vì cô ấy ko chịu làm người tình bóng tối nữa, trong khi ông ấy lại ko thể bỏ vợ (hihi bỏ nó thì ăn bằng gì để có sức mà vẽ và tán gái?). Định ám chỉ gì, đàn ông có vợ mà còn đi tán gái, nhân cách vứt đi. Mình phủi đít đứng dậy đi về, đụng đến mình mình oánh cho hỏng người.

Thế là mình biến thẳng từ đó cho đến gần đây, lại gặp lại ông họa sĩ ở cái nhà ông nhà giàu thích chơi tranh kia. Ông họa sĩ lại “tôi vẫn muốn vẽ cô”, bảo “thôi ông ạ, tôi tiếc lắm, nhưng tôi hai con rồi, già rồi, hết thời rồi, chả dám ngồi làm mẫu cho ai vẽ nữa đâu”, rồi cầm ly rượu lảng ra chỗ khác.

Không có thời gian mà ghét, nhá.

Mình tụt hậu rồi sao? (phần 2)

Trình độ thưởng thức nghệ thuật của mình nằm ở mức hạng bét, tức là chỉ hơn động vật một tí. Thế nên mình rất ngán những bức tranh vẽ người mà đầu lại lộn xuống đít, mắt lại ở đâu đó trong mớ hỗn loạn phải lần, mò, đoán, mãi mới thấy. Nhìn hình tam giác thì phải tưởng ra đấy là con ngựa. Nhìn một cái ống bơ gỉ đổ lên đổ xuống thì cứ phải tưởng ra quá khứ mới chả hiện tại. Nói thật thì cũng rất thích mấy bức tranh vẽ bằng chì của Picasso, có lẽ chỉ vì thích tranh vẽ bằng chì, cứ bằng chì là thích, chứ còn ẩn ý thì với mình đúng là hũ nút.

Sợ nhất là một lần, chàng có phối hợp với một họa sĩ ở Hà nội để tổ chức triển lãm tranh tại nhà chàng, tức là chàng thì bỏ tiền mở tiệc mời khách của chàng đến ăn uống và xem tranh vô cùng nho nhã, họa sĩ thì mang tranh đến bày, nhân thể tiệc và khách của chàng thì họa sĩ có cơ hội giới thiệu tranh luôn, họa sĩ mời bao nhiêu khách của họa sĩ thì phải tự trả tiền cho Sofitel Metropole công họ catering tính trên đầu người. Mình cứ chết lịm trước một bức tranh nét vẽ hết sức ngô nghê vẽ một người ko hiểu ra đàn ông hay đàn bà cưỡi trên một con cá mập méo mó, tay hình như sờ bộ phận nhạy cảm của bản thân (cái này thì ko nhớ chính xác nữa), từ mồm người đó vọng ra câu nói ‘Sướng đi”. Nghệ thuật thế thì có chết cha người ta không.

Sau buổi tiệc tùng đó, hoạ sĩ chả bán được cái tranh nào, chàng thì tiệc tùng lộn xộn mất luôn cái máy ảnh mới, mấy chục bức tranh của họa sĩ cứ để chình ình ở nhà chàng mấy tháng đến lúc chàng nổi cáu thì họa sĩ mới chịu đến chuyển đi, tiền tiệc phần hoạ sĩ gần 1000us họa sĩ bảo cứ trả đi rồi họa sĩ sẽ hoàn lại mà chẳng thấy hoàn lại, họa sĩ hẹn lần hẹn lữa rồi cuối cùng thay luôn số điện thoại khỏi gọi.

Trở lại với ông họa sĩ NY. Ông ấy cho mình xem vài bức hình đen trắng, thấy chụp khá đẹp. Ông ấy lại cho xem vài bức tranh vẽ gái, thấy cũng tạm. Ông ấy mới nhờ mình ngồi mẫu cho ông ấy vẽ thử khuôn mặt. Mình ngồi thu lu cho ông ấy vẽ thử cho thoả trí toà moà. Lúc ông ấy phác xong mình te tái chạy ra xem, hỏi luôn chả lịch sự rì “sao ông vẽ mặt tôi giống cái mặt mèo?”. Ông ấy bảo ‘that’s what you exactly are. You look like a cat”. Ha.

Nhân thể, khi mình nói mình giống mèo ý mình nói là sao trông mặt mình nhom nhem mũi lại tròn thế này cằm lại lẹm thế này mắt lại sắc thế này, bọn Tây thì lại dùng mèo để so sánh khi khuôn mặt cá tính, mắt xếch, nét mặt kiêu kỳ và hơi uể oải, di chuyển chây lười và smooth như một con mèo, vv và vv, kiểu của super model Linda Evangelista ấy. Hoàn toàn chả liên quan gì đến cái mặt làm mẫu cứng đơ đơ như Fantômas của mình. Cũng như chó trong văn hoá Tây ko đê hèn bẩn tưởi như trong văn hoá VN. Ở VN chả ai tự ví mình với chó, bảo ai là chó thì có khi ăn đòn. Với bọn Tây thì khác. Sếp mình ngày xưa, thỉnh thoảng lại đến văn phòng than vãn “G, tao ốm như chó”. Chàng thì bây giờ thỉnh thoảng vẫn cay cú đì đọt “ngày xưa anh theo em như chó”.

Quên mất, lại trở về ông họa sĩ NY, sau hai bức vẽ mặt nghiêng mặt thẳng vừa vẽ vừa kể chuyện, mình phủi đít đứng dậy bảo tôi phải về cho con bú. Làm ông ấy tiếc ngẩn ngơ, cứ hỏi bao giờ tôi lại mời được cô đến nữa, tôi còn muốn cô ngồi mẫu cho tôi nặn tượng.

Mình ậm ừ. Làm mẫu ảnh thì còn được di chuyển liên tục, chứ làm mẫu vẽ với mẫu tượng, cứ phải ngồi im nhìn thao láo, ưỡn a ưỡn ẹo, ngứa mặt ngứa mũi chả dám gãi buồn ngủ chả dám ngáp mỏi chả dám cựa, mình chịu.

Thực ra lý do shâu sha là ông họa sĩ tâm hự ông ấy có một cô bồ tàu khựa vừa bỏ vì cô ấy ko chịu làm người tình bóng tối nữa, trong khi ông ấy lại ko thể bỏ vợ (hihi bỏ nó thì ăn bằng gì để có sức mà vẽ và tán gái?). Định ám chỉ gì, đàn ông có vợ mà còn đi tán gái, nhân cách vứt đi. Mình phủi đít đứng dậy đi về, đụng đến mình mình oánh cho hỏng người.

Thế là mình biến thẳng từ đó cho đến gần đây, lại gặp lại ông họa sĩ ở cái nhà ông nhà giàu thích chơi tranh kia. Ông họa sĩ lại “tôi vẫn muốn vẽ cô”, bảo “thôi ông ạ, tôi tiếc lắm, nhưng tôi hai con rồi, già rồi, hết thời rồi, chả dám ngồi làm mẫu cho ai vẽ nữa đâu”, rồi cầm ly rượu lảng ra chỗ khác.

Không có thời gian mà ghét, nhá.

Saturday, September 13, 2008

Mình tụt hậu rồi sao? (phần 1)

Một lần, mình đến xưởng vẽ của một họa sĩ theo lời mời của ông ấy. Ông họa sĩ gặp mình tại một buổi lễ tân của một ông nhà giàu có thú chơi tranh. Những người giàu ăn tiêu chán chê vẫn ko hết tiền thì chuyển qua sưu tầm tranh ảnh cổ vật. Phí ko biết đường nào mà kể.

Mình đến vì tò mò muốn xem xưởng vẽ của họa sĩ ở NY thì nó ra mần răng. Vừa đến đã trố mắt khi thấy một cái hình thù chả-biết-là-cái-rì nằm chình ình ngay cổng, phải chui qua mới vào được, cái hình làm toàn bằng giẻ rách với kính vỡ hay sao đó. Nhìn mặt mình ông ấy phải giải thích luôn đây là trái tim, đây là bàn tay, bàn tay đang ôm giữ trái tim nhưng mà ôm ko nổi, vv và vv. Hờ hờ ra là vậy.

Giờ thì mình đã vào đến xưởng. Trời, trông như cái nhà kho hạng bét, được mỗi cái rộng rãi. Ông hoạ sĩ kiêm đủ thứ, kiêm nặn tượng kiêm đắp tượng kiêm vẽ kiêm chụp ảnh kiêm cả sắp đặt. Riêng mục vẽ thôi thì ông ấy đã vẽ trâu vẽ chim vẽ hoa vẽ cây lại vẽ cả người. Trong mục đắp tượng thì ông ấy thiên về hơi hướng thiền và nhu đạo nên có cái tượng xây bằng mảnh kính vỡ đứng theo một thế nhu đạo chân chùng chân duỗi một tay co co bên sườn tay kia thì giơ giơ ra phía trước như đang hứng cái gì, đầu tượng thì giống hệt đầu phi hành gia đang thám hiểm mặt giăng

Ông ấy còn cho mình xem mô hình những thác nước, cột khối trang trí, vốn rất hay gặp trên đường phố Manhattan, thường là trước một toà nhà lớn nào đó. Những mô hình đã được sáng tác xong, chỉ còn đợi người mua bản quyền, xếp hàng ở một góc.

Ông họa sĩ say sưa thuyết trình về tượng với chả mô hình mà ko biết là mình cực ghét khi ngày nay cái quái gì cũng gọi là nghệ thuật. Đi vào MOMA, lên các tầng trên cùng còn đẹp, chứ mấy tầng dưới toàn giẻ rách, gỗ mục, đồ nhựa đồng nát, lon bia hỏng, gắn kết vá víu vào nhau ra muôn hình vạn trạng rồi bảo đó là nghệ thuật thì chỉ làm cho mình lộn tiết lên. Nếu gọi đó là ý tưởng thì còn chấp nhận được. Và mình trân trọng những mày mò lao tâm khổ tứ của nghệ sĩ để cho ra ý tưởng. Nhưng từ ý tưởng đến nghệ thuật là cả một khoảng cách xa, có phải ý tưởng quái nào cũng gắn mác nghệ thuật được đâu.

Một lần hình như ở MOMA mình xem một đoạn video có một cô đúng ngày đèn đỏ thì đi lượn phố với một cái váy trắng mỏng, có một đốm đèn đỏ to đùng loang ngay sau mông. Cô đi chung chiêng, máy quay theo nhịp bước đi và POV của mấy thằng đằng sau vừa bám theo vừa bàn tán. Cuối cùng, cô quay lại chấm ngón tay vào “đâu đó” và vẽ lên mặt một thằng bám theo mình một đường đo đỏ. Thằng nớ thì trông thành kính ơi là thành kính. Phát khiếp lên với cái gọi là modern art.

Mình tụt hậu rồi sao? (phần 1)

Một lần, mình đến xưởng vẽ của một họa sĩ theo lời mời của ông ấy. Ông họa sĩ gặp mình tại một buổi lễ tân của một ông nhà giàu có thú chơi tranh. Những người giàu ăn tiêu chán chê vẫn ko hết tiền thì chuyển qua sưu tầm tranh ảnh cổ vật. Phí ko biết đường nào mà kể.

Mình đến vì tò mò muốn xem xưởng vẽ của họa sĩ ở NY thì nó ra mần răng. Vừa đến đã trố mắt khi thấy một cái hình thù chả-biết-là-cái-rì nằm chình ình ngay cổng, phải chui qua mới vào được, cái hình làm toàn bằng giẻ rách với kính vỡ hay sao đó. Nhìn mặt mình ông ấy phải giải thích luôn đây là trái tim, đây là bàn tay, bàn tay đang ôm giữ trái tim nhưng mà ôm ko nổi, vv và vv. Hờ hờ ra là vậy.

Giờ thì mình đã vào đến xưởng. Trời, trông như cái nhà kho hạng bét, được mỗi cái rộng rãi. Ông hoạ sĩ kiêm đủ thứ, kiêm nặn tượng kiêm đắp tượng kiêm vẽ kiêm chụp ảnh kiêm cả sắp đặt. Riêng mục vẽ thôi thì ông ấy đã vẽ trâu vẽ chim vẽ hoa vẽ cây lại vẽ cả người. Trong mục đắp tượng thì ông ấy thiên về hơi hướng thiền và nhu đạo nên có cái tượng xây bằng mảnh kính vỡ đứng theo một thế nhu đạo chân chùng chân duỗi một tay co co bên sườn tay kia thì giơ giơ ra phía trước như đang hứng cái gì, đầu tượng thì giống hệt đầu phi hành gia đang thám hiểm mặt giăng

Ông ấy còn cho mình xem mô hình những thác nước, cột khối trang trí, vốn rất hay gặp trên đường phố Manhattan, thường là trước một toà nhà lớn nào đó. Những mô hình đã được sáng tác xong, chỉ còn đợi người mua bản quyền, xếp hàng ở một góc.

Ông họa sĩ say sưa thuyết trình về tượng với chả mô hình mà ko biết là mình cực ghét khi ngày nay cái quái gì cũng gọi là nghệ thuật. Đi vào MOMA, lên các tầng trên cùng còn đẹp, chứ mấy tầng dưới toàn giẻ rách, gỗ mục, đồ nhựa đồng nát, lon bia hỏng, gắn kết vá víu vào nhau ra muôn hình vạn trạng rồi bảo đó là nghệ thuật thì chỉ làm cho mình lộn tiết lên. Nếu gọi đó là ý tưởng thì còn chấp nhận được. Và mình trân trọng những mày mò lao tâm khổ tứ của nghệ sĩ để cho ra ý tưởng. Nhưng từ ý tưởng đến nghệ thuật là cả một khoảng cách xa, có phải ý tưởng quái nào cũng gắn mác nghệ thuật được đâu.

Một lần hình như ở MOMA mình xem một đoạn video có một cô đúng ngày đèn đỏ thì đi lượn phố với một cái váy trắng mỏng, có một đốm đèn đỏ to đùng loang ngay sau mông. Cô đi chung chiêng, máy quay theo nhịp bước đi và POV của mấy thằng đằng sau vừa bám theo vừa bàn tán. Cuối cùng, cô quay lại chấm ngón tay vào “đâu đó” và vẽ lên mặt một thằng bám theo mình một đường đo đỏ. Thằng nớ thì trông thành kính ơi là thành kính. Phát khiếp lên với cái gọi là modern art.