Wednesday, October 29, 2008

Entry for October 30, 2008

Mệt mỏi kinh khủng.

Hơn một tháng nay rồi, hầu như ko tối nào được ở nhà. 10 ngày trở lại đây tối nào cũng chạy sô vài nơi. Mình chỉ chạy được hai nơi là đầu hàng, chàng làm việc quần quật cả ngày đến tối vẫn chạy được 3 nơi thì thật sức vóc còn hơn thanh niên.

Kinh khủng nhất nếu nhìn thấy dinner dance trong danh sách những nơi phải đi. Kinh khủng là vì sẽ phải đến một nơi bên ngoài NYC, tắc đường hàng tiếng, đến một nhà hàng/câu lạc bộ nào đó bài trí vô cùng dởm rít, điều hoà lạnh ngắt, thực đơn giống nhau và tệ vô cùng, nhạc giống nhau và to bát cả tai, người ngồi cùng bàn thường già đến nghễnh ngãng hết cả, kềnh càng ngồi một ghế rưỡi mới vừa, hoặc chạy lăng xăng, loắt cha loắt choắt. Mặc dù họ thân thiện và chất phác, giữa mình và họ chẳng có gì chung, thì nói chuyện về cái gì?

Tối qua đi reception của Furla tổ chức dưới downtown. Furla là một nhãn túi vừa tiền và hình thức cũng tàm tạm, tất nhiên là ko thể sánh được với những nhãn hiệu đầu bảng. Một party rất đặc trưng của NYC, bài trí rất hiện đại, nhạc hấp dẫn, rượu như suối, đồ ăn tray passed khá ngon, tối qua tình cờ thế nào mà rất nhiều đàn ông, toàn người trông rất hay. Đàn bà thì khỏi phải nói, xinh đẹp và sành điệu. Vả lại, đèn mờ, son phấn dày cộp, quần áo đẹp đẽ, ai chả đẹp. Người ta bảo đàn bà NYC đẹp vì cạnh tranh lớn quá, vì ko có đủ đàn ông cho đàn bà, đẹp thế chứ đẹp nữa có khi vẫn một mình, nói gì đến ko đẹp.

Một cô người Uzbekistan mình gặp ở một party khác, khá xinh đẹp trẻ trung, người nhỏ nhắn gọn gàng, da nâu, mặt hình tim, mắt đen và sâu, mũi cao, tâm sự rất thật thà với mình rằng cô ấy có thời gian cả năm liền ko thể tìm được bạn trai “I was going crazy, my God, it was terrible”.

Nhưng mà, chán lắm rồi. Mỗi chiều, khi áp thỏi son lên môi, đều thấy buồn oẹ.

Mùa đông thật rồi. Sáng nay ra đường đã thấy lạnh tê tái, gió hun hút, thổi khô cong những chiếc lá trên đường, và nhăn nheo cả da tay.

Ít nhất Dr. G cũng ko phải chịu thêm một mùa đông NY, lạnh lẽo, dài dặc.

Rest in peace, Dr. G, and a big hug.

Entry for October 30, 2008

Mệt mỏi kinh khủng.

Hơn một tháng nay rồi, hầu như ko tối nào được ở nhà. 10 ngày trở lại đây tối nào cũng chạy sô vài nơi. Mình chỉ chạy được hai nơi là đầu hàng, chàng làm việc quần quật cả ngày đến tối vẫn chạy được 3 nơi thì thật sức vóc còn hơn thanh niên.

Kinh khủng nhất nếu nhìn thấy dinner dance trong danh sách những nơi phải đi. Kinh khủng là vì sẽ phải đến một nơi bên ngoài NYC, tắc đường hàng tiếng, đến một nhà hàng/câu lạc bộ nào đó bài trí vô cùng dởm rít, điều hoà lạnh ngắt, thực đơn giống nhau và tệ vô cùng, nhạc giống nhau và to bát cả tai, người ngồi cùng bàn thường già đến nghễnh ngãng hết cả, kềnh càng ngồi một ghế rưỡi mới vừa, hoặc chạy lăng xăng, loắt cha loắt choắt. Mặc dù họ thân thiện và chất phác, giữa mình và họ chẳng có gì chung, thì nói chuyện về cái gì?

Tối qua đi reception của Furla tổ chức dưới downtown. Furla là một nhãn túi vừa tiền và hình thức cũng tàm tạm, tất nhiên là ko thể sánh được với những nhãn hiệu đầu bảng. Một party rất đặc trưng của NYC, bài trí rất hiện đại, nhạc hấp dẫn, rượu như suối, đồ ăn tray passed khá ngon, tối qua tình cờ thế nào mà rất nhiều đàn ông, toàn người trông rất hay. Đàn bà thì khỏi phải nói, xinh đẹp và sành điệu. Vả lại, đèn mờ, son phấn dày cộp, quần áo đẹp đẽ, ai chả đẹp. Người ta bảo đàn bà NYC đẹp vì cạnh tranh lớn quá, vì ko có đủ đàn ông cho đàn bà, đẹp thế chứ đẹp nữa có khi vẫn một mình, nói gì đến ko đẹp.

Một cô người Uzbekistan mình gặp ở một party khác, khá xinh đẹp trẻ trung, người nhỏ nhắn gọn gàng, da nâu, mặt hình tim, mắt đen và sâu, mũi cao, tâm sự rất thật thà với mình rằng cô ấy có thời gian cả năm liền ko thể tìm được bạn trai “I was going crazy, my God, it was terrible”.

Nhưng mà, chán lắm rồi. Mỗi chiều, khi áp thỏi son lên môi, đều thấy buồn oẹ.

Mùa đông thật rồi. Sáng nay ra đường đã thấy lạnh tê tái, gió hun hút, thổi khô cong những chiếc lá trên đường, và nhăn nheo cả da tay.

Ít nhất Dr. G cũng ko phải chịu thêm một mùa đông NY, lạnh lẽo, dài dặc.

Rest in peace, Dr. G, and a big hug.

Tặng bác sĩ Gugliucci

Ông bác sĩ già, 80 tuổi.

Từng là một bác sĩ rất thành đạt. Ở đỉnh cao, ngày nào bệnh nhân cũng ngồi kín phòng chờ, chờ hàng tiếng mới được vào khám mặc dù có hẹn trước. Thế nên bệnh nhân cứ đến đúng giờ, trình diện với cô y tá, rồi đi shopping, bao giờ gần đến lượt y tá gọi điện thì mới quay lại.

Lúc mình đến thì ông bác sĩ đã qua thời đỉnh cao, bệnh nhân vắng rồi. Bệnh nhân của ông ấy bây giờ toàn người Do Thái, vận đồ đen, chít khăn đen, mặt rất buồn thảm. Có hề gì, mình ko thích những người mà xung quanh họ đã có cả một đám đông.

Ông bác sĩ rất quý mình. Mình có cảm tưởng mỗi lần có cuộc hẹn với mình ông ấy vui hẳn lên, khám xong rồi vẫn nấn ná nói chuyện, cốc đầu “your husband must have a difficult time with you”. Mình đi rồi mà lần nào quay lại nhìn cũng thấy ông ấy vẫn đứng ngẩn ra nhìn theo cuối hành lang, thấy mình nháy mắt cười thì cũng bật cười, lắc lắc đầu.

Lần cuối cùng khám, lúc lấy máu tay ông ấy run run làm vỡ ven trên cánh tay mình.

Lần cuối cùng gặp, thấy ông ấy xanh xao hơn ngày thường mình còn hỏi “are you ok doctor?”. Ông ấy còn bảo “yes, why”.

Lần cuối cùng gặp, lúc về mình còn vuốt má ông ấy bảo “take great care of yourself, doctor”. Ông ấy còn cười rất hiền.

Thế mà sáng nay gọi điện, bà y tá bảo ông ấy đã qua đời mấy hôm trước, heart attack.

Mới nhớ ra là cách đây mấy tháng hứa sẽ nấu ăn mời ông ấy lần nữa, hứa sẽ mang Lila tròn ủm và cười toe toét đến cho ông ấy xem, mà bận quá chẳng làm được.

Ông ấy là người đón lấy Bình Nguyên và Lila lần đầu tiên, khóc váng, ướt nhẹp, đặt lên ngực mình.

Thanks and rest peacefully, Dr. G.

Lần thứ mấy khóc ở Manhattan?

Tặng bác sĩ Gugliucci

Ông bác sĩ già, 80 tuổi.

Từng là một bác sĩ rất thành đạt. Ở đỉnh cao, ngày nào bệnh nhân cũng ngồi kín phòng chờ, chờ hàng tiếng mới được vào khám mặc dù có hẹn trước. Thế nên bệnh nhân cứ đến đúng giờ, trình diện với cô y tá, rồi đi shopping, bao giờ gần đến lượt y tá gọi điện thì mới quay lại.

Lúc mình đến thì ông bác sĩ đã qua thời đỉnh cao, bệnh nhân vắng rồi. Bệnh nhân của ông ấy bây giờ toàn người Do Thái, vận đồ đen, chít khăn đen, mặt rất buồn thảm. Có hề gì, mình ko thích những người mà xung quanh họ đã có cả một đám đông.

Ông bác sĩ rất quý mình. Mình có cảm tưởng mỗi lần có cuộc hẹn với mình ông ấy vui hẳn lên, khám xong rồi vẫn nấn ná nói chuyện, cốc đầu “your husband must have a difficult time with you”. Mình đi rồi mà lần nào quay lại nhìn cũng thấy ông ấy vẫn đứng ngẩn ra nhìn theo cuối hành lang, thấy mình nháy mắt cười thì cũng bật cười, lắc lắc đầu.

Lần cuối cùng khám, lúc lấy máu tay ông ấy run run làm vỡ ven trên cánh tay mình.

Lần cuối cùng gặp, thấy ông ấy xanh xao hơn ngày thường mình còn hỏi “are you ok doctor?”. Ông ấy còn bảo “yes, why”.

Lần cuối cùng gặp, lúc về mình còn vuốt má ông ấy bảo “take great care of yourself, doctor”. Ông ấy còn cười rất hiền.

Thế mà sáng nay gọi điện, bà y tá bảo ông ấy đã qua đời mấy hôm trước, heart attack.

Mới nhớ ra là cách đây mấy tháng hứa sẽ nấu ăn mời ông ấy lần nữa, hứa sẽ mang Lila tròn ủm và cười toe toét đến cho ông ấy xem, mà bận quá chẳng làm được.

Ông ấy là người đón lấy Bình Nguyên và Lila lần đầu tiên, khóc váng, ướt nhẹp, đặt lên ngực mình.

Thanks and rest peacefully, Dr. G.

Lần thứ mấy khóc ở Manhattan?

Tuesday, October 28, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 53) hay Lê đánh tiu luôn




Chú Bình Nguyên bây giờ có trò nói lắt léo. Sáng hôm nọ chú hỏi bà Nuôi “Bà Nui, cô bà Nui đâu?”. Bà Nuôi ngẩn tò te “ủa, cô bà Nuôi ở Dziệc Nam chớ ở gì đây”. Chú bảo “cô bà Nui đang ngủ trên nhà kia kìa, là mamma còn gì”. Cái tội bà Nuôi hay gọi mẹ chú là cô. Bà Nuôi bảo bà Nuôi cười té đái.

Sáng nay đi học, chú chào bà Nuôi “chào bà Nui, con thỏ của bà Nui đi đến lớp đây”. Tại chú mê cà rốt nên bà Nuôi hay nựng chú là con thỏ. Lắt léo vô cùng.

Bố mẹ chú đứng nói chuyện giữa đường, chú kéo cái vali của chú đi qua bảo”Tránh ra cho Lê đi”. Chú lắp đường ray tàu hoả chú chơi mà bà Nuôi cứ đứng xớ rớ vướng cẳng là chú bảo ‘tránh ra cho Lê làm’. Mẹ chú doạ chú mà hư là chú công an lên hỏi thăm thì chú bảo “Lê tức Lê đánh tiu luôn”. Đang mải chơi mẹ bảo đi đái là chú dặn bà Nuôi “Lê đi đái một cái rồi Lê vào Lê chơi tiếp”.

Có hôm đón chú ở trường, sau khi trả lời các câu hỏi của chú liên tục trong khoảng hơn một tiếng đồng hồ, mẹ chú mệt quá mới bảo “Lê con ở lớp thẹn thò ko dám nói nên giờ nói bù đúng ko?”. Chú bảo “Không, ở lớp Lê nói kinh cực”.

Dạo này ko hiểu ai dạy mà chú có những ý tưởng vô cùng đầu gấu

- Lê con mà hư là cô giáo ko cho vào lớp đâu nhé

- Lê ko sợ. Lê mở cửa Lê vào

- Lê vừa đến trường cô mời ra luôn thì Lê cửa đâu mà mở

- Thì Lê phá trường xong Lê chạy mất

Một lần khác, hai mẹ con đi ngang qua một công trường đang xây

- Mamma cái này cái gì?

- Là cái dây chú công nhân chăng qua chỗ vừa xây để mọi người ko dẫm vào đó con ạ

- Mamma Lê cắt

- Lê mà cắt các chú ra phạt Lê luôn

- Mamma Lê cắt xong Lê chạy luôn các chú không thấy Lê

- Gớm Lê tưởng ngon ăn thế à. Các chú ko ở đây nhưng các chú có camera, cho Lê chạy thoải mái các chú chỉ việc xem camera rồi đi tìm ra Lê ngay

- Mamma nhưng Lê chạy về nhà rồi sao các chú tìm Lê được

- Ờ Lê mà nói thế mai Lê mang theo kéo, Lê cứ thử cắt xem sẽ có chuyện gì xảy ra.

Nhưng ngoài những lúc rạch giời rơi xuống như ở trên thì chú lại rất ngọt ngào. Hôm nọ, mẹ chú bảo chú hôn mẹ, chú mải chơi hôn gió lấy lệ một cái, mẹ chú lắc đầu “ko, hôn bằng môi cơ. Môi Lê đâu?”. Chú chạy lại chu cái môi nét của chú ra, “đây, môi Lê đây”. Dịu dàng chết người.

Còn sáng nay, bà Nuôi bế chú đi bôi kem lên mặt. Chú ôm riết cổ bà Nuôi chú bảo “Bà Nui, Lê thương bà Nui”.

Bà Nuôi cảm động quá, bà Nuôi bảo “Lê toàn nói xạo. Không dám đâu”.

Chú khăng khăng “Không, bà Nui, dám. Lê thương bà Nui thật”.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 53) hay Lê đánh tiu luôn




Chú Bình Nguyên bây giờ có trò nói lắt léo. Sáng hôm nọ chú hỏi bà Nuôi “Bà Nui, cô bà Nui đâu?”. Bà Nuôi ngẩn tò te “ủa, cô bà Nuôi ở Dziệc Nam chớ ở gì đây”. Chú bảo “cô bà Nui đang ngủ trên nhà kia kìa, là mamma còn gì”. Cái tội bà Nuôi hay gọi mẹ chú là cô. Bà Nuôi bảo bà Nuôi cười té đái.

Sáng nay đi học, chú chào bà Nuôi “chào bà Nui, con thỏ của bà Nui đi đến lớp đây”. Tại chú mê cà rốt nên bà Nuôi hay nựng chú là con thỏ. Lắt léo vô cùng.

Bố mẹ chú đứng nói chuyện giữa đường, chú kéo cái vali của chú đi qua bảo”Tránh ra cho Lê đi”. Chú lắp đường ray tàu hoả chú chơi mà bà Nuôi cứ đứng xớ rớ vướng cẳng là chú bảo ‘tránh ra cho Lê làm’. Mẹ chú doạ chú mà hư là chú công an lên hỏi thăm thì chú bảo “Lê tức Lê đánh tiu luôn”. Đang mải chơi mẹ bảo đi đái là chú dặn bà Nuôi “Lê đi đái một cái rồi Lê vào Lê chơi tiếp”.

Có hôm đón chú ở trường, sau khi trả lời các câu hỏi của chú liên tục trong khoảng hơn một tiếng đồng hồ, mẹ chú mệt quá mới bảo “Lê con ở lớp thẹn thò ko dám nói nên giờ nói bù đúng ko?”. Chú bảo “Không, ở lớp Lê nói kinh cực”.

Dạo này ko hiểu ai dạy mà chú có những ý tưởng vô cùng đầu gấu

- Lê con mà hư là cô giáo ko cho vào lớp đâu nhé

- Lê ko sợ. Lê mở cửa Lê vào

- Lê vừa đến trường cô mời ra luôn thì Lê cửa đâu mà mở

- Thì Lê phá trường xong Lê chạy mất

Một lần khác, hai mẹ con đi ngang qua một công trường đang xây

- Mamma cái này cái gì?

- Là cái dây chú công nhân chăng qua chỗ vừa xây để mọi người ko dẫm vào đó con ạ

- Mamma Lê cắt

- Lê mà cắt các chú ra phạt Lê luôn

- Mamma Lê cắt xong Lê chạy luôn các chú không thấy Lê

- Gớm Lê tưởng ngon ăn thế à. Các chú ko ở đây nhưng các chú có camera, cho Lê chạy thoải mái các chú chỉ việc xem camera rồi đi tìm ra Lê ngay

- Mamma nhưng Lê chạy về nhà rồi sao các chú tìm Lê được

- Ờ Lê mà nói thế mai Lê mang theo kéo, Lê cứ thử cắt xem sẽ có chuyện gì xảy ra.

Nhưng ngoài những lúc rạch giời rơi xuống như ở trên thì chú lại rất ngọt ngào. Hôm nọ, mẹ chú bảo chú hôn mẹ, chú mải chơi hôn gió lấy lệ một cái, mẹ chú lắc đầu “ko, hôn bằng môi cơ. Môi Lê đâu?”. Chú chạy lại chu cái môi nét của chú ra, “đây, môi Lê đây”. Dịu dàng chết người.

Còn sáng nay, bà Nuôi bế chú đi bôi kem lên mặt. Chú ôm riết cổ bà Nuôi chú bảo “Bà Nui, Lê thương bà Nui”.

Bà Nuôi cảm động quá, bà Nuôi bảo “Lê toàn nói xạo. Không dám đâu”.

Chú khăng khăng “Không, bà Nui, dám. Lê thương bà Nui thật”.

Sunday, October 26, 2008

Xấu nàng hổ ai?




Dear chồng,

Vợ hỏi thẳng chồng một câu: xấu nàng hổ ai?

Người ta bảo lúa tốt vì phân. Thời đại này làm gì có vẻ đẹp tự nhiên nữa đâu hả chồng, toàn nhờ “phân” cả đấy thôi chồng ạ.

Vợ đọc ở đâu đó mấy trang truyện mô tả một vị tướng quân Nhật Bổn, dinh thự của ông ta tối om trống huếch từ trong ra ngoài, ko vàng bạc, ko nô tài, đi mãi từ ngoài vào tít trong mới thấy ông ta ngồi chồm hỗm một mình, và một cô gái đẹp như tiên nga giáng thế ngồi dưới đất, tựa cằm vào đùi ông ta, mắt nhìn thờ ơ. Ngầm ý là chỉ bằng cách sở hữu vẻ đẹp siêu phàm đó mà vị tướng quân đã chứng tỏ được uy lực tột đỉnh của mình, chứ chả cần trưng vàng son làm gì cho nó nhàm mắt. Nhưng rồi hình như tình hình rất là tình hình khi cô gái đẹp như tiên đó thay vì mê tướng quân Nhật Bổn thì lại cứ mê như điếu đổ một thằng ngoại lai mũi lõ làm cái nghề buôn kén tằm, ngu chi mà ngu rứa. Xong rồi vợ chả nhớ chi tiết nữa nhưng mà cái này chả liên quan gì đến cái chiện vợ định nói chồng ạ.

Thôi nói gần nói xa chả qua nói thật. Chồng mà mua cho vợ cái váy kia (cái váy hôm vừa rồi vợ chỉ đấy), vợ mặc mà đẹp, có thằng nhìn, thì chồng chả sướng quá. Người đời chả bảo giai anh hùng gái thuyền quyên là giề, tức là nếu vợ mặc váy đẹp mà có cơ thành thuyền quyên được thì chồng au to ma tíc cờ lì thành giai anh hùng luôn sướng thế còn gì.

Sở dĩ vợ cần váy áo trang sức phụ kiện mỹ phẩm là bởi vì để thiên nhiên thì xấu như giặc ngô cả lũ với nhau ý chồng ạ, chứ đứa nào đẹp được. Ý vợ là nếu ko có tất cả những món mỹ phẩm váy áo phụ kiện và trang sức thì phụ nữ đứa nào đứa đó da khô sần sùi như cóc, tóc bù rối, mặt tái dại như chết trôi cả tuần, môi khô, ngực trễ xuống tận rốn, bụng phùng phèo săm lốp, mông chảy, chân gồ ghề cellulite. Đứa nào trông gọn ghẽ một tí thì lại phải cái ngực màn hình phẳng và mông lép bốn nghìn năm lịch sử, báu giề. Đấy vợ cứ mô tả sơ sơ thế cho chồng hình dung.

Đấy tóm lại vợ thích là thích cái váy đó đấy. Vợ tế nhị chỉ nói thế thôi, còn chồng giác ngộ được đến đâu thì tuỳ. Vợ mua thì mua được thôi, nhưng chồng mua cho vợ thì nó mới tình cạm.

Ký tên Người vợ tận tuỵ của chồng


P.S Tương tự áp dụng nguyên bài cho mỹ phẩm, giày dép hoặc đồ trang sức vòng cổ vòng tay hoa tai các loại.

Ngày xưa một con bạn mình nghe mình tỉ tê thì kêu ầm lên “mày ơi mày mà thế này thì về sau chồng mày nó bán áo bán quần đi để chiều theo ý mày”. Con bé này hoá ra sai toét, vì ko chỉ lèo nhèo, mình đã put in writing hẳn hoi mà e chừng là chả ăn thua . Híc.

Giá chồng mình là người Việt thì mình chỉ cần invite vào friendlist là tự hiểu. Đằng này lại phải dịch dọt, mà dịch cái này thì ai dịch được cho thoát ý hả trời?

Xấu nàng hổ ai?




Dear chồng,

Vợ hỏi thẳng chồng một câu: xấu nàng hổ ai?

Người ta bảo lúa tốt vì phân. Thời đại này làm gì có vẻ đẹp tự nhiên nữa đâu hả chồng, toàn nhờ “phân” cả đấy thôi chồng ạ.

Vợ đọc ở đâu đó mấy trang truyện mô tả một vị tướng quân Nhật Bổn, dinh thự của ông ta tối om trống huếch từ trong ra ngoài, ko vàng bạc, ko nô tài, đi mãi từ ngoài vào tít trong mới thấy ông ta ngồi chồm hỗm một mình, và một cô gái đẹp như tiên nga giáng thế ngồi dưới đất, tựa cằm vào đùi ông ta, mắt nhìn thờ ơ. Ngầm ý là chỉ bằng cách sở hữu vẻ đẹp siêu phàm đó mà vị tướng quân đã chứng tỏ được uy lực tột đỉnh của mình, chứ chả cần trưng vàng son làm gì cho nó nhàm mắt. Nhưng rồi hình như tình hình rất là tình hình khi cô gái đẹp như tiên đó thay vì mê tướng quân Nhật Bổn thì lại cứ mê như điếu đổ một thằng ngoại lai mũi lõ làm cái nghề buôn kén tằm, ngu chi mà ngu rứa. Xong rồi vợ chả nhớ chi tiết nữa nhưng mà cái này chả liên quan gì đến cái chiện vợ định nói chồng ạ.

Thôi nói gần nói xa chả qua nói thật. Chồng mà mua cho vợ cái váy kia (cái váy hôm vừa rồi vợ chỉ đấy), vợ mặc mà đẹp, có thằng nhìn, thì chồng chả sướng quá. Người đời chả bảo giai anh hùng gái thuyền quyên là giề, tức là nếu vợ mặc váy đẹp mà có cơ thành thuyền quyên được thì chồng au to ma tíc cờ lì thành giai anh hùng luôn sướng thế còn gì.

Sở dĩ vợ cần váy áo trang sức phụ kiện mỹ phẩm là bởi vì để thiên nhiên thì xấu như giặc ngô cả lũ với nhau ý chồng ạ, chứ đứa nào đẹp được. Ý vợ là nếu ko có tất cả những món mỹ phẩm váy áo phụ kiện và trang sức thì phụ nữ đứa nào đứa đó da khô sần sùi như cóc, tóc bù rối, mặt tái dại như chết trôi cả tuần, môi khô, ngực trễ xuống tận rốn, bụng phùng phèo săm lốp, mông chảy, chân gồ ghề cellulite. Đứa nào trông gọn ghẽ một tí thì lại phải cái ngực màn hình phẳng và mông lép bốn nghìn năm lịch sử, báu giề. Đấy vợ cứ mô tả sơ sơ thế cho chồng hình dung.

Đấy tóm lại vợ thích là thích cái váy đó đấy. Vợ tế nhị chỉ nói thế thôi, còn chồng giác ngộ được đến đâu thì tuỳ. Vợ mua thì mua được thôi, nhưng chồng mua cho vợ thì nó mới tình cạm.

Ký tên Người vợ tận tuỵ của chồng


P.S Tương tự áp dụng nguyên bài cho mỹ phẩm, giày dép hoặc đồ trang sức vòng cổ vòng tay hoa tai các loại.

Ngày xưa một con bạn mình nghe mình tỉ tê thì kêu ầm lên “mày ơi mày mà thế này thì về sau chồng mày nó bán áo bán quần đi để chiều theo ý mày”. Con bé này hoá ra sai toét, vì ko chỉ lèo nhèo, mình đã put in writing hẳn hoi mà e chừng là chả ăn thua . Híc.

Giá chồng mình là người Việt thì mình chỉ cần invite vào friendlist là tự hiểu. Đằng này lại phải dịch dọt, mà dịch cái này thì ai dịch được cho thoát ý hả trời?

Saturday, October 25, 2008

Quan niệm về cái đẹp của bà Nuôi




Mình chuẩn bị đi ra ngoài. Bà Nuôi ngắm nghía rồi bà Nuôi bảo:

- Cô ơi, cô đẹp dữ dzậy. Cô đẹp hơn dượng nhiều (dượng ở đây tức là chàng), hèn nào dượng chả mê cô lết bánh (cả ngày chàng chẳng thèm nhìn cái mẹt mình lấy một lần, mặc cái váy cũ gần rách mà chàng vẫn hỏi váy mới à, thế mà ko hiểu sao bà Nuôi lại tưởng tượng ra là mê mình lết bánh).

Tuy nhiên, kể tiếp: mình chưa kịp sướng âm ỉ thì bà Nuôi lại tiếp:

- Cô ơi, cậu em trai cô cũng đẹp hén cô hén

- (mình bàng hoàng) Thằng nào đẹp hả cô? (chả là mình có tận hai thằng em trai)

- Cái cậu út đó cô

- (la hoảng) Trời ơi, u ơi, thằng đấy mà u bảo đẹp

- (bà Nuôi lại tiếp) Cậu cả cũng đẹp cô hén

- (sốc nặng) Thôi u ơi u tha cho con.

Mình chưa kịp hoàn hồn thì bà Nuôi lại bồi tiếp đòn nữa, đòn này là quyết định:

- Hai cô em dâu của cô cũng đẹp cô hén

Mình ngất tại chỗ. Ôi thôi, thế này thì hỏng. Từ giờ mình chỉ muốn bà Nuôi bảo mình ko đẹp. Hay tiếng miền Cần Thơ sông nước của bà Nuôi “đẹp” mang một nghĩa khác, ví dụ “dzui dzẻ” chẳng hạn.

Để hôm nào có ảnh hai cô em dâu mình một lúc mình post lên mạng. Cho mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp TRẦM NGƯ LẠC NHẠN của chúng

Tuy nhiên là mấy hôm sau nhắc lại thì bà Nuôi chối biến "ủa tôi có bảo các cô các dượng ấy đẹp bao giờ đâu ta".

Nói chung, chả hiểu bà Nuôi.

Quan niệm về cái đẹp của bà Nuôi




Mình chuẩn bị đi ra ngoài. Bà Nuôi ngắm nghía rồi bà Nuôi bảo:

- Cô ơi, cô đẹp dữ dzậy. Cô đẹp hơn dượng nhiều (dượng ở đây tức là chàng), hèn nào dượng chả mê cô lết bánh (cả ngày chàng chẳng thèm nhìn cái mẹt mình lấy một lần, mặc cái váy cũ gần rách mà chàng vẫn hỏi váy mới à, thế mà ko hiểu sao bà Nuôi lại tưởng tượng ra là mê mình lết bánh).

Tuy nhiên, kể tiếp: mình chưa kịp sướng âm ỉ thì bà Nuôi lại tiếp:

- Cô ơi, cậu em trai cô cũng đẹp hén cô hén

- (mình bàng hoàng) Thằng nào đẹp hả cô? (chả là mình có tận hai thằng em trai)

- Cái cậu út đó cô

- (la hoảng) Trời ơi, u ơi, thằng đấy mà u bảo đẹp

- (bà Nuôi lại tiếp) Cậu cả cũng đẹp cô hén

- (sốc nặng) Thôi u ơi u tha cho con.

Mình chưa kịp hoàn hồn thì bà Nuôi lại bồi tiếp đòn nữa, đòn này là quyết định:

- Hai cô em dâu của cô cũng đẹp cô hén

Mình ngất tại chỗ. Ôi thôi, thế này thì hỏng. Từ giờ mình chỉ muốn bà Nuôi bảo mình ko đẹp. Hay tiếng miền Cần Thơ sông nước của bà Nuôi “đẹp” mang một nghĩa khác, ví dụ “dzui dzẻ” chẳng hạn.

Để hôm nào có ảnh hai cô em dâu mình một lúc mình post lên mạng. Cho mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp TRẦM NGƯ LẠC NHẠN của chúng

Tuy nhiên là mấy hôm sau nhắc lại thì bà Nuôi chối biến "ủa tôi có bảo các cô các dượng ấy đẹp bao giờ đâu ta".

Nói chung, chả hiểu bà Nuôi.

Vacheron Constantin

Hôm nọ bố mẹ BN phải đi dự buổi party giới thiệu dòng sản phẩm mới Quai de L’Ile của hãng đồng hồ Vacheron Constantin. Từ thiện giờ thành mốt. Đại gia kinh doanh nào khi tổ chức một sự kiện đình đám cũng phải liên danh với một tổ chức từ thiện để không chỉ khuếch trương thanh thế mà còn phô diễn mục tiêu cao cả vì cộng đồng.

Party đó toàn giới sành điệu, rất đặc trưng cho một NYC party, chứ ko phải những buổi dinner dance quê mùa cục kịch mà bố mẹ BN hay phải đi. Kiểu party có sự xuất hiện của các ngôi sao mà các báo lá cải thường viết, có hình ngôi sao ăn vận đẹp đẽ đứng mắt gườm gườm chân bắt chéo tay chống sườn trên thảm đỏ trước một tấm phông logo hãng, làm dáng cho các nhà báo chụp ảnh lia lịa.

Tuy nhiên là ngôi sao vào thì các máy ảnh mới được dịp loé lên, chứ mình lon ton vào thì chả ai thèm để ý. Tối đó ngoài mấy diễn viên quen mặt, thì còn có kiến trúc sư Richard Meier, thấy bảo rất nổi tiếng vì làm công trình Guggenheim ở NY và Getty ở Cali. Ngoài ra còn có nhà văn Salman Rushdie nổi tiếng hình như mấy năm trước phải sống ẩn dật vì bị giới đạo Hồi doạ giết cái tội viết về vấn đề gì đụng đến cả lò nhà chúng nó. Khi bị bắt nạt hoặc xúc phạm, người công giáo cầu nguyện, còn người đạo Hồi sẽ biểu tình doạ giết. May mà ở VN chủ yếu là người công giáo, chứ lại chủ yếu là đạo Hồi thì có chí phèo như mấy chú cộng nhà mình cũng phải chào thua vì gặp phải phường liều mạng và hung hãn hơn, không cẩn thận nó ôm bom cảm tử thì chết cả đội hình.

Bác Salman Rushdie thấy thì thào gì đó với một cô da đen đẹp kinh hồn. Mình ko nhớ có cô người mẫu VN nào đã tự mãn bảo con gái VN đẹp nhất thế giới. Chắc nghe thằng si tình nào đó nói. Con gái VN chỉ được cái ưu điểm nho nhỏ vừa vừa mắt, ko to quá, ko thô quá, ko lông lá quá, ko hôi quá, ko sần sùi thô nám quá, ko săm lốp quá, chứ bảo đẹp làm cho người đối diện phải choáng thì ko. Con gái da đen đã xấu thì rất xấu, mà đã đẹp thì đẹp choáng luôn, chân dài, ngực tấn công mông phòng thủ. Cô gái da đen đêm đó tính cả giầy chắc đến 1m9, thon thả, khuôn mặt cân đối, môi đầy đặn, đặc biệt đôi chân thon dài đến nách. Con gái VN, hoặc nói chung là con gái Á, bị nhược điểm là chân ngắn so với cả chiều dài thân người. Tức là ngay cả khi cùng chiều cao 1m7, 1m8 với một cô người Âu hoặc một cô người Phi, hai cô kia chân dài thườn thượt, còn cô nhà mình thì lưng dài thườn thượt.

Bố mẹ BN được mời vì bố BN quen bà đại diện cho bên từ thiện, công chúa Afghanistan rất trẻ đẹp, chứ Vacheron Constantin thì ko phải là hãng đồng hồ của bố mẹ chú. Đồng hồ của hãng này rất đắt, nhất là dòng Quai de L’Ile còn là kiểu đồng hồ khách hàng tự thiết kế theo ý mình, mỗi cái chỉ có một, nên ko ai có thể làm giả được, giá trị từ 60,000 đến 100,000us mỗi chiếc.

Buổi party còn có phần hát hò của một anh da đen. Con trai da đen 100 thằng thì 99 thằng trông như mấy cái thằng dở hơi. Anh này sau khi hát hò vài bài đinh tai nhức óc thì bảo “tôi là người đoạt Grammy đấy”. Khán giả vỗ tay reo hò. Anh lại nổ tiếp “thế nên tôi đoán là tôi nên hát cái bài giúp tôi đoạt Grammy nhỉ”. Khán giả lại vỗ tay reo hò. Anh đã thấy khán giả hưởng ứng rồi nhưng vẫn còn hỏi cố một câu “Does it make sins (sense) to you?”, tức là kiểu “quý vị thấy thế nào, có đồng ý ko ạ?”.

Mình vén váy đi về. Quái anh này đoạt hẳn Grammy mà sao mình chả biết gì vậy ta.

Mình già mất rồi, lạc hậu mất rồi. Mấy cái thứ nhăng nhố mũ lưỡi trai đội lệch, khuyên tai, khuyên mũi, khuyên môi, xăm trổ ngoằn ngoèo khắp nơi, đầu lâu xương chéo, áo ba lỗ, giày mũi cong như Alibaba và 40 tên cướp này mình chả khoái. Về chơi với Lê La sướng hơn.

Vacheron Constantin

Hôm nọ bố mẹ BN phải đi dự buổi party giới thiệu dòng sản phẩm mới Quai de L’Ile của hãng đồng hồ Vacheron Constantin. Từ thiện giờ thành mốt. Đại gia kinh doanh nào khi tổ chức một sự kiện đình đám cũng phải liên danh với một tổ chức từ thiện để không chỉ khuếch trương thanh thế mà còn phô diễn mục tiêu cao cả vì cộng đồng.

Party đó toàn giới sành điệu, rất đặc trưng cho một NYC party, chứ ko phải những buổi dinner dance quê mùa cục kịch mà bố mẹ BN hay phải đi. Kiểu party có sự xuất hiện của các ngôi sao mà các báo lá cải thường viết, có hình ngôi sao ăn vận đẹp đẽ đứng mắt gườm gườm chân bắt chéo tay chống sườn trên thảm đỏ trước một tấm phông logo hãng, làm dáng cho các nhà báo chụp ảnh lia lịa.

Tuy nhiên là ngôi sao vào thì các máy ảnh mới được dịp loé lên, chứ mình lon ton vào thì chả ai thèm để ý. Tối đó ngoài mấy diễn viên quen mặt, thì còn có kiến trúc sư Richard Meier, thấy bảo rất nổi tiếng vì làm công trình Guggenheim ở NY và Getty ở Cali. Ngoài ra còn có nhà văn Salman Rushdie nổi tiếng hình như mấy năm trước phải sống ẩn dật vì bị giới đạo Hồi doạ giết cái tội viết về vấn đề gì đụng đến cả lò nhà chúng nó. Khi bị bắt nạt hoặc xúc phạm, người công giáo cầu nguyện, còn người đạo Hồi sẽ biểu tình doạ giết. May mà ở VN chủ yếu là người công giáo, chứ lại chủ yếu là đạo Hồi thì có chí phèo như mấy chú cộng nhà mình cũng phải chào thua vì gặp phải phường liều mạng và hung hãn hơn, không cẩn thận nó ôm bom cảm tử thì chết cả đội hình.

Bác Salman Rushdie thấy thì thào gì đó với một cô da đen đẹp kinh hồn. Mình ko nhớ có cô người mẫu VN nào đã tự mãn bảo con gái VN đẹp nhất thế giới. Chắc nghe thằng si tình nào đó nói. Con gái VN chỉ được cái ưu điểm nho nhỏ vừa vừa mắt, ko to quá, ko thô quá, ko lông lá quá, ko hôi quá, ko sần sùi thô nám quá, ko săm lốp quá, chứ bảo đẹp làm cho người đối diện phải choáng thì ko. Con gái da đen đã xấu thì rất xấu, mà đã đẹp thì đẹp choáng luôn, chân dài, ngực tấn công mông phòng thủ. Cô gái da đen đêm đó tính cả giầy chắc đến 1m9, thon thả, khuôn mặt cân đối, môi đầy đặn, đặc biệt đôi chân thon dài đến nách. Con gái VN, hoặc nói chung là con gái Á, bị nhược điểm là chân ngắn so với cả chiều dài thân người. Tức là ngay cả khi cùng chiều cao 1m7, 1m8 với một cô người Âu hoặc một cô người Phi, hai cô kia chân dài thườn thượt, còn cô nhà mình thì lưng dài thườn thượt.

Bố mẹ BN được mời vì bố BN quen bà đại diện cho bên từ thiện, công chúa Afghanistan rất trẻ đẹp, chứ Vacheron Constantin thì ko phải là hãng đồng hồ của bố mẹ chú. Đồng hồ của hãng này rất đắt, nhất là dòng Quai de L’Ile còn là kiểu đồng hồ khách hàng tự thiết kế theo ý mình, mỗi cái chỉ có một, nên ko ai có thể làm giả được, giá trị từ 60,000 đến 100,000us mỗi chiếc.

Buổi party còn có phần hát hò của một anh da đen. Con trai da đen 100 thằng thì 99 thằng trông như mấy cái thằng dở hơi. Anh này sau khi hát hò vài bài đinh tai nhức óc thì bảo “tôi là người đoạt Grammy đấy”. Khán giả vỗ tay reo hò. Anh lại nổ tiếp “thế nên tôi đoán là tôi nên hát cái bài giúp tôi đoạt Grammy nhỉ”. Khán giả lại vỗ tay reo hò. Anh đã thấy khán giả hưởng ứng rồi nhưng vẫn còn hỏi cố một câu “Does it make sins (sense) to you?”, tức là kiểu “quý vị thấy thế nào, có đồng ý ko ạ?”.

Mình vén váy đi về. Quái anh này đoạt hẳn Grammy mà sao mình chả biết gì vậy ta.

Mình già mất rồi, lạc hậu mất rồi. Mấy cái thứ nhăng nhố mũ lưỡi trai đội lệch, khuyên tai, khuyên mũi, khuyên môi, xăm trổ ngoằn ngoèo khắp nơi, đầu lâu xương chéo, áo ba lỗ, giày mũi cong như Alibaba và 40 tên cướp này mình chả khoái. Về chơi với Lê La sướng hơn.

Friday, October 24, 2008

Lũ bạn cá sấu của mình (phần 2)

Một đứa khác, trong vấn đề nấu nướng thì nó chỉ biết nấu cơm bằng nồi cơm điện. Chiều 29 thường mình dọn dẹp nhà cửa xong gọi sang cho nó rủ 30 đi chùa. Lần nào nó cũng bảo nó chưa sẩm sờ dọn dẹp nhà cửa xong. Làm mình lại phải chạy sang dọn dẹp cùng nó cho kịp. Toàn thấy nó dọn quanh, chồng sách báo năm nay thấy khuân từ góc này sang góc kia, năm sau lại khuân từ góc kia lại góc này. Một việc nữa nó biết làm là luộc rau muống. Tuy nhiên lúc ăn ba nó phải bảo “con ơi lấy cho ba cái lược ba chải mớ tóc rối này”. Hoá ra nàng lúc vớt rau khoắng đũa vớt cả cụm, rau cái nọ cái kia bện vào nhau, ba nó giằng giật moi móc mãi mà chả gỡ được cọng nào ra để còn chấm ăn. Một lần khác, má đi công tác 1 tuần, để tiền ở nhà cho con gái đi chợ. Tự dưng hôm đấy đến lớp thấy mặt mũi nó nghiêm trọng “má để tiền ở nhà cho anh đi chợ, anh phụ trách. Dễ ợt”. Nó đi chợ được 2 hôm, hết sạch tiền ăn má để 1 tuần.

Một đứa khác. Mình thì bản chất yêu đời. Bây giờ là còn chán đời chán ra rồi đấy, chứ ngày xưa còn yêu đời hơn nhiều. Vì lúc nào cũng vui phơi phới nên thấy cái gì cũng đẹp, cụ thể là trời đẹp. Thế nên ngày nào gặp nó mình cũng hào hứng “hôm nay trời đẹp nhỉ ấy nhỉ”, hoặc gọi điện cho nó thì cũng phải thông báo “hôm nay trời đẹp lắm ấy ạ”. Chốt lại một câu bao giờ cũng là “bỏ học đi chơi đi”. Cuối cùng, nó phát chán lên, nó bảo “thôi bây giờ ngày nào trời xấu ấy hãy bảo tớ, còn nếu ấy ko bảo gì thì tớ tự hiểu là trời đẹp”. Cụt cả hứng. Mình quên mất là con bạn mình lúc nào cũng dặt dẹo chán đời. Quen nó mấy chục năm, thấy hành động nó hay làm nhất là NẰM. Lúc nào ko ở ngoài đường là nó nằm. Nằm ăn, nằm xem phim, nằm đọc sách, nằm nghe nhạc, nằm nói chuyện, nằm học, hoặc ko làm gì thì nằm chơi, nằm nhìn lên trần nhà, nằm nhìn tường. Nói chung hết nằm sấp đến nằm ngửa, đến nằm nghiêng, rồi đến nửa ngồi nửa nằm. Hèn gì nó chả phát ngấy lên khi mình suốt ngày đi chơi điên đảo.

Nói chung, cứ phải thật đầu gấu mới cân nổi bọn bạn đầu bù tóc rối của mình


Mà bây giờ nhé, may là cũng lấy được chồng hết rồi. Mà nhé, bây giờ chúng nó lại cứ muốn quên hết quá khứ đen tối của chúng đi. Mình cứ nhắc lại một cái là chúng chối đây đẩy. Mình thật thà, tưởng mình nhớ lộn. Nhưng cứ lộn suốt thì mình sinh nghi, chả nhẽ cái trí nhớ của mình nó lại tồi tệ thế. Cuối cùng mới hiểu ra là à các nàng muốn quên hẳn quá khứ đen tối cho CV đẹp long lanh đây mà.

Khổ thân mình, mắc bệnh thật thà.

Lũ bạn cá sấu của mình (phần 2)

Một đứa khác, trong vấn đề nấu nướng thì nó chỉ biết nấu cơm bằng nồi cơm điện. Chiều 29 thường mình dọn dẹp nhà cửa xong gọi sang cho nó rủ 30 đi chùa. Lần nào nó cũng bảo nó chưa sẩm sờ dọn dẹp nhà cửa xong. Làm mình lại phải chạy sang dọn dẹp cùng nó cho kịp. Toàn thấy nó dọn quanh, chồng sách báo năm nay thấy khuân từ góc này sang góc kia, năm sau lại khuân từ góc kia lại góc này. Một việc nữa nó biết làm là luộc rau muống. Tuy nhiên lúc ăn ba nó phải bảo “con ơi lấy cho ba cái lược ba chải mớ tóc rối này”. Hoá ra nàng lúc vớt rau khoắng đũa vớt cả cụm, rau cái nọ cái kia bện vào nhau, ba nó giằng giật moi móc mãi mà chả gỡ được cọng nào ra để còn chấm ăn. Một lần khác, má đi công tác 1 tuần, để tiền ở nhà cho con gái đi chợ. Tự dưng hôm đấy đến lớp thấy mặt mũi nó nghiêm trọng “má để tiền ở nhà cho anh đi chợ, anh phụ trách. Dễ ợt”. Nó đi chợ được 2 hôm, hết sạch tiền ăn má để 1 tuần.

Một đứa khác. Mình thì bản chất yêu đời. Bây giờ là còn chán đời chán ra rồi đấy, chứ ngày xưa còn yêu đời hơn nhiều. Vì lúc nào cũng vui phơi phới nên thấy cái gì cũng đẹp, cụ thể là trời đẹp. Thế nên ngày nào gặp nó mình cũng hào hứng “hôm nay trời đẹp nhỉ ấy nhỉ”, hoặc gọi điện cho nó thì cũng phải thông báo “hôm nay trời đẹp lắm ấy ạ”. Chốt lại một câu bao giờ cũng là “bỏ học đi chơi đi”. Cuối cùng, nó phát chán lên, nó bảo “thôi bây giờ ngày nào trời xấu ấy hãy bảo tớ, còn nếu ấy ko bảo gì thì tớ tự hiểu là trời đẹp”. Cụt cả hứng. Mình quên mất là con bạn mình lúc nào cũng dặt dẹo chán đời. Quen nó mấy chục năm, thấy hành động nó hay làm nhất là NẰM. Lúc nào ko ở ngoài đường là nó nằm. Nằm ăn, nằm xem phim, nằm đọc sách, nằm nghe nhạc, nằm nói chuyện, nằm học, hoặc ko làm gì thì nằm chơi, nằm nhìn lên trần nhà, nằm nhìn tường. Nói chung hết nằm sấp đến nằm ngửa, đến nằm nghiêng, rồi đến nửa ngồi nửa nằm. Hèn gì nó chả phát ngấy lên khi mình suốt ngày đi chơi điên đảo.

Nói chung, cứ phải thật đầu gấu mới cân nổi bọn bạn đầu bù tóc rối của mình


Mà bây giờ nhé, may là cũng lấy được chồng hết rồi. Mà nhé, bây giờ chúng nó lại cứ muốn quên hết quá khứ đen tối của chúng đi. Mình cứ nhắc lại một cái là chúng chối đây đẩy. Mình thật thà, tưởng mình nhớ lộn. Nhưng cứ lộn suốt thì mình sinh nghi, chả nhẽ cái trí nhớ của mình nó lại tồi tệ thế. Cuối cùng mới hiểu ra là à các nàng muốn quên hẳn quá khứ đen tối cho CV đẹp long lanh đây mà.

Khổ thân mình, mắc bệnh thật thà.

Thursday, October 23, 2008

Lũ bạn cá sấu của mình (phần 1)

Con bạn lâu ngày chả gặp, vừa chat trên mạng câu trước câu sau đã oánh ngay cho một câu “mẹ cú đẻ con tiên”. Con tiên đâu chả thấy, chỉ thấy bảo mẹ là cú. Bạn với chả bè. Bọn bạn mình, chúng cứ phải chê mình chúng mới thoả lòng.

Con bạn khác của mình, cao hơn mình đâu có 2 hay 3 phân, tức là vẫn lùn, nhưng suốt ngày chê mình lùn. Mình tức, chê lại nó bụng to(khi nào ngồi chụp ảnh mà gần đó có cái gối là nó toàn lấy gối đặt lên bụng). Nó bảo bụng to thì còn có thể nhỏ được, nhưng lùn thì mãi mãi ko thể cao được. Lý thuyết là thế, nhưng sự thực là lùn thì mãi mãi chả cao được đã đành, mà bụng to thì cũng mãi mãi chả nhỏ được. Bằng chứng là bạn bè với nó từ hồi 15, 16 tuổi, mà chả thấy lúc nào cái bụng nó nhỏ cả. Thể dục, chạy buổi sáng, đi bộ lên lăng bác, lắc vòng, khiêu vũ, đủ kiểu, ko ăn thua. Nhất là bây giờ 30 rồi thì còn hy vọng gì nhỏ nữa. Chính nó còn phải cảm thán ‘sao người tớ cái gì cũng bé mỗi cái bụng là to”. Làm mình muốn an ủi lắm mà lại cứ buột miệng “ờ nhở”.

Một con bạn khác thì có món tủ mỳ xào trứng mềm. Cứ vài ngày đến lớp nó lại báo cáo nó vừa ăn mỳ xào trứng mềm. Lần nào sang nhà nó chơi mình và một con bạn nữa cũng được gạ ăn món mỳ xào trứng mềm. Có lần, vì cả tin thêm chút nhẹ dạ, bọn mình gật đầu đồng ý. Ba nó cũng hăng hái “cho ba một bát nhé”. Nó lăng xăng lấy chảo, lấy trứng, lấy cà chua, phi hành mỡ, trông cũng pờ rồ phết. Mỗi tội lúc phải cho cà chua vào chảo thì nó lấy tay bấu cà chua, chứ ko lấy dao cắt. Nó bảo làm thế cà chua sẽ mềm và ngon hơn. Không hiểu sao mà lúc làm xong thì ba nó chạy làng. Múc ra một bát mời ba nó (phải múc vì nát bét bèn bẹt hết ra rồi còn đâu) ba nó xua xua tay lắc đầu bảo “thôi thôi ba chả ăn đâu các con ăn đi”. Con bạn kia cũng chạy làng, chỉ cạo tí cháy dưới đáy chảo ăn. Mình bản tính nhạy cảm nể nang cố sống cố chết chơi được nửa bát cũng đầu hàng. Thế là nấu lên 4 bát, tác giả chơi 2 bát rưỡi, vẫn còn thừa, dỗi “lần sau tớ thề ko nấu cho bọn ấy ăn nữa”. Hai con bạn khả ố lăn ra cười sằng sặc.

Lại trở về cái con bạn mẹ cú đẻ con tiên kia, nó đen kém gì mình, thậm chí còn đen hơn mấy bậc. Tức là ngày xưa đi học nó đen vô địch lớp, đen nhẻm nhèm nhem. Thế mà cứ hở ra là nó chê mình đen. Mình hỏi “mày đen kém gì”, nó lại bảo “tao đen khác”. Mình chưa hiểu là nó đen khác là khác ở chỗ nào, và tại sao nó đen thì được còn mình thì ko?

Lũ bạn cá sấu của mình (phần 1)

Con bạn lâu ngày chả gặp, vừa chat trên mạng câu trước câu sau đã oánh ngay cho một câu “mẹ cú đẻ con tiên”. Con tiên đâu chả thấy, chỉ thấy bảo mẹ là cú. Bạn với chả bè. Bọn bạn mình, chúng cứ phải chê mình chúng mới thoả lòng.

Con bạn khác của mình, cao hơn mình đâu có 2 hay 3 phân, tức là vẫn lùn, nhưng suốt ngày chê mình lùn. Mình tức, chê lại nó bụng to(khi nào ngồi chụp ảnh mà gần đó có cái gối là nó toàn lấy gối đặt lên bụng). Nó bảo bụng to thì còn có thể nhỏ được, nhưng lùn thì mãi mãi ko thể cao được. Lý thuyết là thế, nhưng sự thực là lùn thì mãi mãi chả cao được đã đành, mà bụng to thì cũng mãi mãi chả nhỏ được. Bằng chứng là bạn bè với nó từ hồi 15, 16 tuổi, mà chả thấy lúc nào cái bụng nó nhỏ cả. Thể dục, chạy buổi sáng, đi bộ lên lăng bác, lắc vòng, khiêu vũ, đủ kiểu, ko ăn thua. Nhất là bây giờ 30 rồi thì còn hy vọng gì nhỏ nữa. Chính nó còn phải cảm thán ‘sao người tớ cái gì cũng bé mỗi cái bụng là to”. Làm mình muốn an ủi lắm mà lại cứ buột miệng “ờ nhở”.

Một con bạn khác thì có món tủ mỳ xào trứng mềm. Cứ vài ngày đến lớp nó lại báo cáo nó vừa ăn mỳ xào trứng mềm. Lần nào sang nhà nó chơi mình và một con bạn nữa cũng được gạ ăn món mỳ xào trứng mềm. Có lần, vì cả tin thêm chút nhẹ dạ, bọn mình gật đầu đồng ý. Ba nó cũng hăng hái “cho ba một bát nhé”. Nó lăng xăng lấy chảo, lấy trứng, lấy cà chua, phi hành mỡ, trông cũng pờ rồ phết. Mỗi tội lúc phải cho cà chua vào chảo thì nó lấy tay bấu cà chua, chứ ko lấy dao cắt. Nó bảo làm thế cà chua sẽ mềm và ngon hơn. Không hiểu sao mà lúc làm xong thì ba nó chạy làng. Múc ra một bát mời ba nó (phải múc vì nát bét bèn bẹt hết ra rồi còn đâu) ba nó xua xua tay lắc đầu bảo “thôi thôi ba chả ăn đâu các con ăn đi”. Con bạn kia cũng chạy làng, chỉ cạo tí cháy dưới đáy chảo ăn. Mình bản tính nhạy cảm nể nang cố sống cố chết chơi được nửa bát cũng đầu hàng. Thế là nấu lên 4 bát, tác giả chơi 2 bát rưỡi, vẫn còn thừa, dỗi “lần sau tớ thề ko nấu cho bọn ấy ăn nữa”. Hai con bạn khả ố lăn ra cười sằng sặc.

Lại trở về cái con bạn mẹ cú đẻ con tiên kia, nó đen kém gì mình, thậm chí còn đen hơn mấy bậc. Tức là ngày xưa đi học nó đen vô địch lớp, đen nhẻm nhèm nhem. Thế mà cứ hở ra là nó chê mình đen. Mình hỏi “mày đen kém gì”, nó lại bảo “tao đen khác”. Mình chưa hiểu là nó đen khác là khác ở chỗ nào, và tại sao nó đen thì được còn mình thì ko?

Tuesday, October 21, 2008

Nhảy nhót

Tuần trước, cô bạn của chàng gọi điện rủ “tối nay có nhảy nhót ở bar bên bờ tây, có đi ko”. Gật luôn. Lâu lắm rồi đã chán ngấy những khuôn mặt già nhăn nheo xung quanh mình. Chả là những chỗ mình hay phải đi thì toàn những người già lụ khụ. Mình đã trẻ nhất rồi mà lại hầu như là người châu Á duy nhất. Nói chung ko tìm được cạ nào thích hợp để nói những chuyện tào lao hay làm những trò ngu ngốc.

Chồng nhăn nhó “Mai anh phải đi làm sớm. Anh ko đi đâu”. Thông cảm đúng thời gian này chồng bận nên gật luôn “Vâng anh ở nhà nghỉ ngơi đi. Em đi một mình cũng được, ko sao đâu”. Thế mà lúc đang chuẩn bị để lượn thì thấy chồng bảo “anh cũng đi”.

Đến nơi, người xếp hàng rồng rắn bên ngoài. May cô bạn quen nên cả hội được vào ngay. Cái bar bé tí tẹo, nhạc huỳnh huỵch.

Nhìn quanh, phụ nữ NYC thật là quyến rũ. NYC là nơi người nhiều tiền hay người ít tiền đều có thể trông quyến rũ như nhau, trong ánh đèn nhoang nhoáng của sàn nhảy. Váy ngắn lộ cặp chân săn thon rám nâu, áo ép ngực làm cho núi đồi xum xuê hẳn, tóc sành điệu, mặt trang điểm sexy.

Mỗi tội, nhiều phụ nữ quá, toàn phụ nữ là phụ nữ, đàn ông là của hiếm, mà lại hầu như toàn đã có chủ. Anh nào chưa có chủ thì được cả vòng các em vây quanh nhảy múa rất khêu gợi. Mà lạ làm sao, những anh chưa có chủ thì toàn những anh đẹp trai thần sầu.

Cô bạn, quãng ba mấy tuổi, độc thân, chắc uống vào rồi nên hăng hái rủ “G tao với mày lên bục nhảy”. Bảo “thôi mày tha tao, tao đi với chồng…”. Mình nói chưa dứt lời đã thấy cô nàng chót vót trên bục, nhảy như bị ma làm.

Ở nhà mà thế này chắc chắn bị ko ít người đời chửi rủa.

Bất kể những khiếm khuyết của xã hội Âu Mỹ, con người trong đó tận hưởng cuộc sống tốt hơn, và do vậy, họ vị tha hơn khi nhìn sang người khác. 30 họ vẫn trẻ, 40 họ vẫn trẻ, vẫn ăn chơi nhảy múa, trong khi ở nhà, phụ nữ 30 bìu ríu thêm chồng con thì ngoài chồng con kể như là đã tự nguyện bỏ hết thú vui trên đời. Ở ngoài đường, nhiều khi thấy hai ông bà già lụ khụ đi dựa vào nhau, tay trong tay rất âu yếm và che chở, làm mình, vốn hoài nghi tất cả mọi thứ, cũng thấy lòng vui vui.

Quay trở lại chuyện nhảy nhót, tự nhiên mình ngó xuống chân. Thế là thấy một cảnh tượng thương tâm: tất cả các đôi giầy đều rất sành điệu, tự dưng lại lạc vào một đôi giầy thể thao kiểu gần giống giày ba ta hồi xưa. Nhìn từ đôi giầy ấy lên thì hoá ra là chồng mình, cái mặt chán đời (đòi về từ nãy).

Thế là đành bảo thôi đi về. Dọc đường về, còn cố vớt vát một câu “chúng ta phải năng đi thế này hơn”. Mình nghe xong, chả nói gì. Im lặng là vàng, tự hiểu lấy, nhé.

Nói vậy thôi, thương chàng lắm. Công việc ở NY áp lực quá làm chàng già xọm so với hồi ở vn. Ngày trước chàng cũng ăn chơi lồi rốn lắm, chứ nào phải già nua uể oải gì đâu. Hôm đó chàng muốn đi ngủ sớm, nhưng chắc để vợ lượn một mình thì ko yên tâm. Thế nên mới có chuyện đi sàn nhảy mà đi giày thể thao, quần bò, áo len kiểu ông già, mặt thì chảy dài như cái bơm và nhún nhún nhẩy nhẩy vài cái lấy lệ

Nhảy nhót

Tuần trước, cô bạn của chàng gọi điện rủ “tối nay có nhảy nhót ở bar bên bờ tây, có đi ko”. Gật luôn. Lâu lắm rồi đã chán ngấy những khuôn mặt già nhăn nheo xung quanh mình. Chả là những chỗ mình hay phải đi thì toàn những người già lụ khụ. Mình đã trẻ nhất rồi mà lại hầu như là người châu Á duy nhất. Nói chung ko tìm được cạ nào thích hợp để nói những chuyện tào lao hay làm những trò ngu ngốc.

Chồng nhăn nhó “Mai anh phải đi làm sớm. Anh ko đi đâu”. Thông cảm đúng thời gian này chồng bận nên gật luôn “Vâng anh ở nhà nghỉ ngơi đi. Em đi một mình cũng được, ko sao đâu”. Thế mà lúc đang chuẩn bị để lượn thì thấy chồng bảo “anh cũng đi”.

Đến nơi, người xếp hàng rồng rắn bên ngoài. May cô bạn quen nên cả hội được vào ngay. Cái bar bé tí tẹo, nhạc huỳnh huỵch.

Nhìn quanh, phụ nữ NYC thật là quyến rũ. NYC là nơi người nhiều tiền hay người ít tiền đều có thể trông quyến rũ như nhau, trong ánh đèn nhoang nhoáng của sàn nhảy. Váy ngắn lộ cặp chân săn thon rám nâu, áo ép ngực làm cho núi đồi xum xuê hẳn, tóc sành điệu, mặt trang điểm sexy.

Mỗi tội, nhiều phụ nữ quá, toàn phụ nữ là phụ nữ, đàn ông là của hiếm, mà lại hầu như toàn đã có chủ. Anh nào chưa có chủ thì được cả vòng các em vây quanh nhảy múa rất khêu gợi. Mà lạ làm sao, những anh chưa có chủ thì toàn những anh đẹp trai thần sầu.

Cô bạn, quãng ba mấy tuổi, độc thân, chắc uống vào rồi nên hăng hái rủ “G tao với mày lên bục nhảy”. Bảo “thôi mày tha tao, tao đi với chồng…”. Mình nói chưa dứt lời đã thấy cô nàng chót vót trên bục, nhảy như bị ma làm.

Ở nhà mà thế này chắc chắn bị ko ít người đời chửi rủa.

Bất kể những khiếm khuyết của xã hội Âu Mỹ, con người trong đó tận hưởng cuộc sống tốt hơn, và do vậy, họ vị tha hơn khi nhìn sang người khác. 30 họ vẫn trẻ, 40 họ vẫn trẻ, vẫn ăn chơi nhảy múa, trong khi ở nhà, phụ nữ 30 bìu ríu thêm chồng con thì ngoài chồng con kể như là đã tự nguyện bỏ hết thú vui trên đời. Ở ngoài đường, nhiều khi thấy hai ông bà già lụ khụ đi dựa vào nhau, tay trong tay rất âu yếm và che chở, làm mình, vốn hoài nghi tất cả mọi thứ, cũng thấy lòng vui vui.

Quay trở lại chuyện nhảy nhót, tự nhiên mình ngó xuống chân. Thế là thấy một cảnh tượng thương tâm: tất cả các đôi giầy đều rất sành điệu, tự dưng lại lạc vào một đôi giầy thể thao kiểu gần giống giày ba ta hồi xưa. Nhìn từ đôi giầy ấy lên thì hoá ra là chồng mình, cái mặt chán đời (đòi về từ nãy).

Thế là đành bảo thôi đi về. Dọc đường về, còn cố vớt vát một câu “chúng ta phải năng đi thế này hơn”. Mình nghe xong, chả nói gì. Im lặng là vàng, tự hiểu lấy, nhé.

Nói vậy thôi, thương chàng lắm. Công việc ở NY áp lực quá làm chàng già xọm so với hồi ở vn. Ngày trước chàng cũng ăn chơi lồi rốn lắm, chứ nào phải già nua uể oải gì đâu. Hôm đó chàng muốn đi ngủ sớm, nhưng chắc để vợ lượn một mình thì ko yên tâm. Thế nên mới có chuyện đi sàn nhảy mà đi giày thể thao, quần bò, áo len kiểu ông già, mặt thì chảy dài như cái bơm và nhún nhún nhẩy nhẩy vài cái lấy lệ

Sunday, October 19, 2008

Một ngày của mẹ

Đêm, khi nào Lila bắt đầu nằm yên, mắt nhìn căm hờn lên trần nhà, thì mẹ mới thở ra một hơi nhẹ nhõm, vì lúc đó là đến lúc bé thôi ngọ nguậy đấm đá và đang gà gà chìm vào giấc ngủ, vì lúc đó là đến lúc mẹ được nghỉ ngơi sau một ngày đánh vật.

Sáng, bất kể đêm trước có đi ngủ muộn thế nào, cứ 7h là nghe chú Bình Nguyên léo nhéo “mamma cho Lê lên gác”. Thế là phải dậy, phải xem chú mặc quần áo chỉnh tề chưa để còn đi học. Chẳng là bà Nuôi nếu ko dặn trước thì cho chú mặc như hề. Đại loại áo đỏ đi với quần xanh, hoặc áo kẻ ngang đi với quần kẻ dọc, mặc áo cộc tay ko cổ ở trong rồi trùm cái áo len ra ngoài, hoặc đi giày tây mà lại có đôi tất trắng nõn, hoặc trời lạnh mà mặc hở cổ hở rốn vv và vv. Xong phần chú thì đến phần ăn sáng của bố chú. Chưa kể có khi bố chú còn nhờ chuẩn bị luôn bữa trưa cho bố chú mang đi.

Rồi cho chú đi học, có khi mẹ còn nhịn luôn ăn sáng. Quay về cũng đến 10h, thậm chí gặp hôm tàu điện lởm khởm thì 10h 30 mới về đến nhà.

Rồi tiếp đến phần xem xét thực đơn cả ngày cho Lila. Nếu không bà Nuôi cứ tương sữa và bột gạo. Mẹ thì lại muốn con ăn đủ thứ, rau, củ, quả, thịt, không phải sợ con ko đủ chất mà mẹ muốn con cái gì cũng ăn được chứ ko mắc bệnh gảy gót. Hôm nọ mẹ mua khoai lang về bỏ lò cho Lila ăn. Khoai lang vừa chín tới, ngọt lịm. Lila trong nháy mắt nhẻm hết một khoanh. Chú Bình Nguyên cũng xin nếm thử. Chú thích quá, cứ cầm cái cốc và cái thìa ra xin “mamma cho Lê ăn khai”, lấy cái thìa gõ gõ vào cái cốc.

Rồi nếu vẫn còn thời gian thì mẹ lại sắp xếp dọn dẹp trong nhà. Mỗi ngày một việc. Ví dụ như hôm nay phải đảo complet của papa, lấy các bộ mùa đông xuống, chải và cất các bộ mùa hè lên, bục chỉ chỗ nào phải khâu chỗ ấy, bẩn chỗ nào phải tẩy chỗ ấy. Trông thế mà cũng mất đến vài tiếng đồng hồ. Đúng là lâng khăn shửa túi. Không làm không được vì ai lại để bố chú đi ra ngoài đường mặc quần thủng đít.

Rồi mẹ phải đi ăn trưa. Nhiều khi vừa ăn trưa vừa tranh thủ blogging. Ăn trưa xong, hôm nào buổi tối ko phải đi cùng papa thì mẹ tự thưởng cho mình một thú vui nho nhã là chui vào chăn ngủ một giấc. Nhưng thú vui đó giờ đã trở thành rất xa xỉ. Vì mẹ còn một đống hoá đơn thư từ phải xem xét, những cuộc điện thoại chờ dài cổ, trả lời thư từ, tin nhắn, điện thoại, email của bạn bè. Rồi mẹ lại phải chạy đi đón Bình Nguyên.

Đón chú về, chỉ kịp trao trả chú cho bà Nuôi là mẹ lại phải chuẩn bị quần áo để đi với bố chú cho kịp giờ. Sớm thì cũng là 9h được về, kịp cho chú đi ngủ, tức là đánh vật cho chú đánh răng, rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo, bôi kem chống nẻ, đọc truyện. Muộn thì là gần nửa đêm. Lila bị bế lên nhà lại thức dậy, lại đến màn đánh vật với Lila cho bé ngủ lại, tức là ru, hát, bế bồng lắc lư, ăn, ị, chớ nhoe nhoét, không cẩn thận còn bị bé tát, hoặc đạp, hoặc phun phì phì vào mặt, hoặc túm tóc. Tóc mái mẹ bị bé dứt đứt hết cả, giờ đang mọc lại chôm chổm như cỏ mùa xuân. Muộn nữa là 1, 2h sáng. Nếu đã về vào lúc này thì cứ xác định là đừng hòng có được ngủ trước 3h sáng.

Dù đêm trước có ngủ muộn đến mấy, cứ khoảng 7h sáng là nghe giọng chú BN “mamma cho Lê lên gác”. Lại bật dậy. Lại một ngày chạy lon ton.

Mẹ BN ko phải đi làm, mà còn thấy thiếu thời gian thế, những bạn phải đi làm, thì còn thiếu thời gian đến đâu. Mà mẹ BN còn may mắn, vì cả hai đứa đều dễ ăn dễ ngủ và ngoan ngoãn. Không biết những bà mẹ có con ko chịu ăn chịu ngủ, thì còn xì trét đến đâu. Híc!

Một ngày của mẹ

Đêm, khi nào Lila bắt đầu nằm yên, mắt nhìn căm hờn lên trần nhà, thì mẹ mới thở ra một hơi nhẹ nhõm, vì lúc đó là đến lúc bé thôi ngọ nguậy đấm đá và đang gà gà chìm vào giấc ngủ, vì lúc đó là đến lúc mẹ được nghỉ ngơi sau một ngày đánh vật.

Sáng, bất kể đêm trước có đi ngủ muộn thế nào, cứ 7h là nghe chú Bình Nguyên léo nhéo “mamma cho Lê lên gác”. Thế là phải dậy, phải xem chú mặc quần áo chỉnh tề chưa để còn đi học. Chẳng là bà Nuôi nếu ko dặn trước thì cho chú mặc như hề. Đại loại áo đỏ đi với quần xanh, hoặc áo kẻ ngang đi với quần kẻ dọc, mặc áo cộc tay ko cổ ở trong rồi trùm cái áo len ra ngoài, hoặc đi giày tây mà lại có đôi tất trắng nõn, hoặc trời lạnh mà mặc hở cổ hở rốn vv và vv. Xong phần chú thì đến phần ăn sáng của bố chú. Chưa kể có khi bố chú còn nhờ chuẩn bị luôn bữa trưa cho bố chú mang đi.

Rồi cho chú đi học, có khi mẹ còn nhịn luôn ăn sáng. Quay về cũng đến 10h, thậm chí gặp hôm tàu điện lởm khởm thì 10h 30 mới về đến nhà.

Rồi tiếp đến phần xem xét thực đơn cả ngày cho Lila. Nếu không bà Nuôi cứ tương sữa và bột gạo. Mẹ thì lại muốn con ăn đủ thứ, rau, củ, quả, thịt, không phải sợ con ko đủ chất mà mẹ muốn con cái gì cũng ăn được chứ ko mắc bệnh gảy gót. Hôm nọ mẹ mua khoai lang về bỏ lò cho Lila ăn. Khoai lang vừa chín tới, ngọt lịm. Lila trong nháy mắt nhẻm hết một khoanh. Chú Bình Nguyên cũng xin nếm thử. Chú thích quá, cứ cầm cái cốc và cái thìa ra xin “mamma cho Lê ăn khai”, lấy cái thìa gõ gõ vào cái cốc.

Rồi nếu vẫn còn thời gian thì mẹ lại sắp xếp dọn dẹp trong nhà. Mỗi ngày một việc. Ví dụ như hôm nay phải đảo complet của papa, lấy các bộ mùa đông xuống, chải và cất các bộ mùa hè lên, bục chỉ chỗ nào phải khâu chỗ ấy, bẩn chỗ nào phải tẩy chỗ ấy. Trông thế mà cũng mất đến vài tiếng đồng hồ. Đúng là lâng khăn shửa túi. Không làm không được vì ai lại để bố chú đi ra ngoài đường mặc quần thủng đít.

Rồi mẹ phải đi ăn trưa. Nhiều khi vừa ăn trưa vừa tranh thủ blogging. Ăn trưa xong, hôm nào buổi tối ko phải đi cùng papa thì mẹ tự thưởng cho mình một thú vui nho nhã là chui vào chăn ngủ một giấc. Nhưng thú vui đó giờ đã trở thành rất xa xỉ. Vì mẹ còn một đống hoá đơn thư từ phải xem xét, những cuộc điện thoại chờ dài cổ, trả lời thư từ, tin nhắn, điện thoại, email của bạn bè. Rồi mẹ lại phải chạy đi đón Bình Nguyên.

Đón chú về, chỉ kịp trao trả chú cho bà Nuôi là mẹ lại phải chuẩn bị quần áo để đi với bố chú cho kịp giờ. Sớm thì cũng là 9h được về, kịp cho chú đi ngủ, tức là đánh vật cho chú đánh răng, rửa mặt mũi chân tay, thay quần áo, bôi kem chống nẻ, đọc truyện. Muộn thì là gần nửa đêm. Lila bị bế lên nhà lại thức dậy, lại đến màn đánh vật với Lila cho bé ngủ lại, tức là ru, hát, bế bồng lắc lư, ăn, ị, chớ nhoe nhoét, không cẩn thận còn bị bé tát, hoặc đạp, hoặc phun phì phì vào mặt, hoặc túm tóc. Tóc mái mẹ bị bé dứt đứt hết cả, giờ đang mọc lại chôm chổm như cỏ mùa xuân. Muộn nữa là 1, 2h sáng. Nếu đã về vào lúc này thì cứ xác định là đừng hòng có được ngủ trước 3h sáng.

Dù đêm trước có ngủ muộn đến mấy, cứ khoảng 7h sáng là nghe giọng chú BN “mamma cho Lê lên gác”. Lại bật dậy. Lại một ngày chạy lon ton.

Mẹ BN ko phải đi làm, mà còn thấy thiếu thời gian thế, những bạn phải đi làm, thì còn thiếu thời gian đến đâu. Mà mẹ BN còn may mắn, vì cả hai đứa đều dễ ăn dễ ngủ và ngoan ngoãn. Không biết những bà mẹ có con ko chịu ăn chịu ngủ, thì còn xì trét đến đâu. Híc!

Cuối tuần




Bố BN đi dự đại hội lãnh sự thường niên ở Washington DC 2 ngày. Mẹ BN được ở nhà mấy hôm, nhàn rỗi hẳn. Tối thứ 6 mẹ BN hứa với chú là sáng hôm sau sẽ chuẩn bị bữa sáng cho chú lúc chú ngủ dậy. Ai dè, tối hôm đó 12h Lila vẫn múa hát tưng bừng, tỉnh như sáo, bò thục mạng ra chộp cái đèn đọc sách của mẹ, dọc đường tiện khuỷu tay mẹ đang để đó ghé mồm nghiến luôn một cái.

Đánh vật mãi chả chịu ngủ, mẹ nổi cáu. Mẹ phát cho một cái vào cái mông bỉm. Lila bị phát thì ngớ người nhìn mẹ, rồi kêu hị hị, rồi úp mặt vào tay mẹ, lại kêu hị hị. Rồi ngủ mất. Mẹ được đi ngủ lúc 1h đêm. 5h sáng, Lila choàng dậy, lại tỉnh như sáo, lại bò thục mạng ra cái đèn ngủ để chộp nó xuống. Đưa nước mời ko thèm uống, nhổ phì phì, mẹ cảnh cáo “bờm vừa thôi nhé”, thì nhe răng cười. Tức mình cho luôn vào cũi. Lila thấy bị cho vào cũi thì oà lên khóc. Mẹ thấy con vịn thành cũi đứng dậy, nhưng hai chân lại bắt chéo, hướng về phía mẹ khóc thút thít. Mặc kệ cho khóc 15 phút mới bế vào giường. Ôm chặt mẹ ngủ luôn. Lúc đó là 6h sáng. Đúng 7h sáng, nghe thịch một cái, biết ngay là chú BN vừa nhảy từ trên giường xuống đất. Lại nghe tiếng chân chạy lon ton, biết ngay là chú chạy ra cầu thang. Rồi cái giọng thanh thanh của chú réo rắt “mamma, mamma dậy đi Lê dậy rồi”. Trót hứa với chú nên cố sống cố chết dậy đi rán bánh cho chú ăn. Chú bắc ghế xem mẹ rán bánh, hỏi luôn mồm cái này cái gì. Thấy bánh được chú hấp tấp trèo lên ghế ngồi sẵn, hào hứng cho miếng bánh đầu tiên vào mồm, khen rối rít “mamma, ngon lắm”. Chưa thấy chú chê cái gì ko ngon bao giờ.

Chiều thứ 7 đi shopping đồ Halloween cùng chị bạn. Chẳng hiểu khủng hoảng tài chính với suy thoái kinh tế ở đâu chứ dân NY vẫn đi mua sắm ầm ầm. Các trung tâm mua sắm vẫn đông nghẹt người. Mua cho chú BN một bộ cánh Halloween bằng nhung đỏ đen. Mua cho bản thân một cái áo choàng và kính hoá trang. Mua cho chàng một cái mũ nồi ở trên có cánh quạt cứ gặp gió là quay tít và cái mác Made in China dựng đứng. Chàng về nhìn thấy dỗi luôn, kết tội mình là chỉ biết sắm đồ xinh đẹp cho bản thân, còn cố phục sức chàng theo kiểu nực cười để còn đưa lên blog.

Cũng chỉ được thứ 7 rảnh rỗi. Chủ nhật phải đi dự diễu hành bên Queens. Bố BN năm nay là một trong những honorees. Mấy hôm trước thì nồm ẩm ấm áp như mùa xuân, mà hôm nay thì lạnh tê tái, bốn bề gió lộng. Đứng trên một xe diễu hành, gọi là float, phải nhe răng cười tay vẫy cờ chào người dân đứng bên đường mà hai hàm răng cứ đánh vào nhau lập cập. Trên xe còn có vợ chồng thượng nghị sĩ bang NY Maltese, hai Grand Marshall của cuộc diễu hành và ông honoree thứ hai có khuôn mặt lúc nào cũng buồn thiu. Các chính trị gia có mặt tại những buổi tuần hành thế này chỉ để phục vụ cho sự nghiệp chính trị của họ. Năm ngoái cuộc tuần hành Columbus trên đường 5 có Hillary Clinton đi rón rén, năm nay mất hút. Chẳng là cộng đồng người Ý ở NY rất đông đảo nên chính trị gia nào cũng muốn lấy được phiếu bầu của cộng đồng này.

Chiều tối mới được về nhà, cái mặt đen xì vì đứng cả ngày ngoài nắng. Trên đường về, lúc dừng lại ở đèn đỏ, thấy một người co ro đứng bán nước đóng chai. Khuôn mặt rất đẹp nhưng hơi xanh xao. Chắc một xe ở phía sau mình gọi mua nước, thấy cậu bán nước cầm chai nước vội vã chạy lại, mặt mừng rỡ, một vẻ mừng rỡ không tả nổi nhưng rất tội nghiệp. Định mua hộ cậu ấy mấy chai nước mà lúc đó đèn xanh bật, buộc phải phóng đi ngay.

Mới sực nhớ ra rằng từ hồi đặt chân đến NY mình hình như chưa thương cảm ai. Người nghèo ở NY trông không khốn khổ đáng thương như ở VN. Thậm chí có người đi xin tiền còn nhảy, hát, kể chuyện cười, rồi chìa mũ xin tiền, bảo “tôi ko xin, tôi làm trò cho quý vị xem, quý vị cười, thì quý vị cho tôi tiền”.

Không hiểu sao cái dáng vội vã và ánh mắt sáng lên vì mừng trên khuôn mặt đẹp xanh xao của người đàn ông đứng bán nước đầu đường cứ ám ảnh mình mãi. Có nhiều lúc, đủ đầy quá, rất nhiều người trong chúng ta quên mất rằng đối với nhiều người, chỉ vài xu cũng đủ làm thành niềm vui.

Hết hai ngày cuối tuần. Lại bắt đầu một tuần bận điên cuồng.

Cuối tuần




Bố BN đi dự đại hội lãnh sự thường niên ở Washington DC 2 ngày. Mẹ BN được ở nhà mấy hôm, nhàn rỗi hẳn. Tối thứ 6 mẹ BN hứa với chú là sáng hôm sau sẽ chuẩn bị bữa sáng cho chú lúc chú ngủ dậy. Ai dè, tối hôm đó 12h Lila vẫn múa hát tưng bừng, tỉnh như sáo, bò thục mạng ra chộp cái đèn đọc sách của mẹ, dọc đường tiện khuỷu tay mẹ đang để đó ghé mồm nghiến luôn một cái.

Đánh vật mãi chả chịu ngủ, mẹ nổi cáu. Mẹ phát cho một cái vào cái mông bỉm. Lila bị phát thì ngớ người nhìn mẹ, rồi kêu hị hị, rồi úp mặt vào tay mẹ, lại kêu hị hị. Rồi ngủ mất. Mẹ được đi ngủ lúc 1h đêm. 5h sáng, Lila choàng dậy, lại tỉnh như sáo, lại bò thục mạng ra cái đèn ngủ để chộp nó xuống. Đưa nước mời ko thèm uống, nhổ phì phì, mẹ cảnh cáo “bờm vừa thôi nhé”, thì nhe răng cười. Tức mình cho luôn vào cũi. Lila thấy bị cho vào cũi thì oà lên khóc. Mẹ thấy con vịn thành cũi đứng dậy, nhưng hai chân lại bắt chéo, hướng về phía mẹ khóc thút thít. Mặc kệ cho khóc 15 phút mới bế vào giường. Ôm chặt mẹ ngủ luôn. Lúc đó là 6h sáng. Đúng 7h sáng, nghe thịch một cái, biết ngay là chú BN vừa nhảy từ trên giường xuống đất. Lại nghe tiếng chân chạy lon ton, biết ngay là chú chạy ra cầu thang. Rồi cái giọng thanh thanh của chú réo rắt “mamma, mamma dậy đi Lê dậy rồi”. Trót hứa với chú nên cố sống cố chết dậy đi rán bánh cho chú ăn. Chú bắc ghế xem mẹ rán bánh, hỏi luôn mồm cái này cái gì. Thấy bánh được chú hấp tấp trèo lên ghế ngồi sẵn, hào hứng cho miếng bánh đầu tiên vào mồm, khen rối rít “mamma, ngon lắm”. Chưa thấy chú chê cái gì ko ngon bao giờ.

Chiều thứ 7 đi shopping đồ Halloween cùng chị bạn. Chẳng hiểu khủng hoảng tài chính với suy thoái kinh tế ở đâu chứ dân NY vẫn đi mua sắm ầm ầm. Các trung tâm mua sắm vẫn đông nghẹt người. Mua cho chú BN một bộ cánh Halloween bằng nhung đỏ đen. Mua cho bản thân một cái áo choàng và kính hoá trang. Mua cho chàng một cái mũ nồi ở trên có cánh quạt cứ gặp gió là quay tít và cái mác Made in China dựng đứng. Chàng về nhìn thấy dỗi luôn, kết tội mình là chỉ biết sắm đồ xinh đẹp cho bản thân, còn cố phục sức chàng theo kiểu nực cười để còn đưa lên blog.

Cũng chỉ được thứ 7 rảnh rỗi. Chủ nhật phải đi dự diễu hành bên Queens. Bố BN năm nay là một trong những honorees. Mấy hôm trước thì nồm ẩm ấm áp như mùa xuân, mà hôm nay thì lạnh tê tái, bốn bề gió lộng. Đứng trên một xe diễu hành, gọi là float, phải nhe răng cười tay vẫy cờ chào người dân đứng bên đường mà hai hàm răng cứ đánh vào nhau lập cập. Trên xe còn có vợ chồng thượng nghị sĩ bang NY Maltese, hai Grand Marshall của cuộc diễu hành và ông honoree thứ hai có khuôn mặt lúc nào cũng buồn thiu. Các chính trị gia có mặt tại những buổi tuần hành thế này chỉ để phục vụ cho sự nghiệp chính trị của họ. Năm ngoái cuộc tuần hành Columbus trên đường 5 có Hillary Clinton đi rón rén, năm nay mất hút. Chẳng là cộng đồng người Ý ở NY rất đông đảo nên chính trị gia nào cũng muốn lấy được phiếu bầu của cộng đồng này.

Chiều tối mới được về nhà, cái mặt đen xì vì đứng cả ngày ngoài nắng. Trên đường về, lúc dừng lại ở đèn đỏ, thấy một người co ro đứng bán nước đóng chai. Khuôn mặt rất đẹp nhưng hơi xanh xao. Chắc một xe ở phía sau mình gọi mua nước, thấy cậu bán nước cầm chai nước vội vã chạy lại, mặt mừng rỡ, một vẻ mừng rỡ không tả nổi nhưng rất tội nghiệp. Định mua hộ cậu ấy mấy chai nước mà lúc đó đèn xanh bật, buộc phải phóng đi ngay.

Mới sực nhớ ra rằng từ hồi đặt chân đến NY mình hình như chưa thương cảm ai. Người nghèo ở NY trông không khốn khổ đáng thương như ở VN. Thậm chí có người đi xin tiền còn nhảy, hát, kể chuyện cười, rồi chìa mũ xin tiền, bảo “tôi ko xin, tôi làm trò cho quý vị xem, quý vị cười, thì quý vị cho tôi tiền”.

Không hiểu sao cái dáng vội vã và ánh mắt sáng lên vì mừng trên khuôn mặt đẹp xanh xao của người đàn ông đứng bán nước đầu đường cứ ám ảnh mình mãi. Có nhiều lúc, đủ đầy quá, rất nhiều người trong chúng ta quên mất rằng đối với nhiều người, chỉ vài xu cũng đủ làm thành niềm vui.

Hết hai ngày cuối tuần. Lại bắt đầu một tuần bận điên cuồng.

Thursday, October 16, 2008

Lila 14




Thích Lila lắm.

Thích ôm ghì cái thân hình mũm mĩm, mềm mềm, ấm ấm. Thích hít hít cái miệng trẻ con thơm thơm mùi sữa há há toàn thấy răng sún với lợi. Thích cắn vào cái mặt cười cười cái mắt lim dim cái cằm rướn rướn hở cái cổ ngấn ngấn. Thích hôn chíu chít vào cái chân cái tay vồng lên từng khúc da thì trắng bóc còn đầu ngón chân ngón tay thì lại đỏ hồng.

Mỗi lần mẹ ghì Lila vào lòng và bảo “yêu mày lắm chỉ muốn cắn chết mày thôi’ là chú Bình Nguyên lại phản đối “ko mamma ko cắn chết La mamma yêu La”.

Mồm thì leo lẻo, thế mà chính chú hôm kia cắn em một quả vào bàn chân làm em khóc ré lên, khóc xong thì mặt sưng sỉa cả buổi tối. Bà Nuôi định la chú mẹ chú ko cho, mẹ chú bảo chắc chắn chú phải bị làm sao đó thì mới cắn em như thế, mặc dù chú nhất định ko nói lý do. Mãi đến lúc đi ngủ chú mới tâm sự bà Nuôi rằng thì là tại em cào mặt chú nên “Lê tức Lê cắn”. Mẹ chú hiểu chú lắm mà, hai mẹ con chú cạ cứng đấy.

Chú Bình Nguyên thì hiền. Mà Lila nghe chừng đã có vẻ ghê gớm. Thích anh thì thích lắm, thế mà nhiều khi anh vừa đụng đến một cái đã ré lên ăn vạ ngay được. Chú BN cứ hoảng hồn “mamma, Lê ko làm gì La”. Mẹ chú lại “ừ mamma biết rồi, nhưng Lê chơi cẩn thận không làm đau em nhé”. Chưa chi đã phải làm quan toà phân xử.

Hồi trước mẹ BN quen một gia đình cũng có anh trai lớn và em gái bé thế này. Cũng mô hình anh trai thì hiền còn em gái thì xí xọn. Rõ ràng mình nhìn thấy con bé chạy ra mở cái cửa ngách nhỏ dẫn thẳng từ phòng ăn xuống bể bơi, thế mà mở xong nó chạy ngay ra mách mẹ là thằng anh mở. Làm thằng anh bị mẹ mắng cứ hậm hực mãi.

Chú Bình Nguyên hiền nhưng nghịch, chân tay múa may liên hồi, hò hét bắn nước bọt, sát mặt em gái. Em gái sợ, mắt nháy lia lịa, thế mà vẫn thích, vẫn cười nắc nẻ, vẫn nhìn anh vẻ rất muốn góp vui. Mà chú Bình Nguyên thì dè chừng em gái vô cùng, vì em gái cứ thấy chú ngồi đọc sách là bò đến gặm sách của chú. Em gái thì đã muốn gì là quyết làm bằng được, cứ giật sách chú cho vào mồm nhá. Mấy quyển sách vịt Donald của chú BN cứ tua tủa như cá rô đớp chú rất xót xa.

Thế nên chú BN thấy em bò tới là chú mắt liếc liếc đề phòng. Em bò đến bên trái, giơ tay giật sách là chú vác sách ngoảnh sang bên phải. Em lại hì hục leo qua chân chú sang bên phải, lại đưa tay giật sách, chú lại nâng sách ngoảnh sang bên trái. Em gái chưng hửng, lại còn nằm vắt qua chân anh, ko tiến ko lùi ko quay lại được, kêu ầm ĩ. Chú BN dừng đọc sách, quay qua mẹ báo cáo “mamma, La khoóc”. Chú ko bảo khóc, chú bảo khoóc.

Tối qua, Lila bò ra giơ tay định bấu má anh, chú BN xua tay chạy mất, mồm kêu “thôi thôi, La đừng shờ anh”. Mẹ chú nhăn mặt “con cho em sờ một cái làm gì mà…”, chú nghe thấy mẹ nói thế thì lại vội vã quay lại “đây đây La shờ anh đi”. Bà Nuôi nghe thấy tí ngất.


Trong ảnh là chú Bình Nguyên đang vẽ cho em gái một con tàu, mà em gái chỉ hau háu rình chộp bằng được cái bút đưa lên mồm gặm

Lila 14




Thích Lila lắm.

Thích ôm ghì cái thân hình mũm mĩm, mềm mềm, ấm ấm. Thích hít hít cái miệng trẻ con thơm thơm mùi sữa há há toàn thấy răng sún với lợi. Thích cắn vào cái mặt cười cười cái mắt lim dim cái cằm rướn rướn hở cái cổ ngấn ngấn. Thích hôn chíu chít vào cái chân cái tay vồng lên từng khúc da thì trắng bóc còn đầu ngón chân ngón tay thì lại đỏ hồng.

Mỗi lần mẹ ghì Lila vào lòng và bảo “yêu mày lắm chỉ muốn cắn chết mày thôi’ là chú Bình Nguyên lại phản đối “ko mamma ko cắn chết La mamma yêu La”.

Mồm thì leo lẻo, thế mà chính chú hôm kia cắn em một quả vào bàn chân làm em khóc ré lên, khóc xong thì mặt sưng sỉa cả buổi tối. Bà Nuôi định la chú mẹ chú ko cho, mẹ chú bảo chắc chắn chú phải bị làm sao đó thì mới cắn em như thế, mặc dù chú nhất định ko nói lý do. Mãi đến lúc đi ngủ chú mới tâm sự bà Nuôi rằng thì là tại em cào mặt chú nên “Lê tức Lê cắn”. Mẹ chú hiểu chú lắm mà, hai mẹ con chú cạ cứng đấy.

Chú Bình Nguyên thì hiền. Mà Lila nghe chừng đã có vẻ ghê gớm. Thích anh thì thích lắm, thế mà nhiều khi anh vừa đụng đến một cái đã ré lên ăn vạ ngay được. Chú BN cứ hoảng hồn “mamma, Lê ko làm gì La”. Mẹ chú lại “ừ mamma biết rồi, nhưng Lê chơi cẩn thận không làm đau em nhé”. Chưa chi đã phải làm quan toà phân xử.

Hồi trước mẹ BN quen một gia đình cũng có anh trai lớn và em gái bé thế này. Cũng mô hình anh trai thì hiền còn em gái thì xí xọn. Rõ ràng mình nhìn thấy con bé chạy ra mở cái cửa ngách nhỏ dẫn thẳng từ phòng ăn xuống bể bơi, thế mà mở xong nó chạy ngay ra mách mẹ là thằng anh mở. Làm thằng anh bị mẹ mắng cứ hậm hực mãi.

Chú Bình Nguyên hiền nhưng nghịch, chân tay múa may liên hồi, hò hét bắn nước bọt, sát mặt em gái. Em gái sợ, mắt nháy lia lịa, thế mà vẫn thích, vẫn cười nắc nẻ, vẫn nhìn anh vẻ rất muốn góp vui. Mà chú Bình Nguyên thì dè chừng em gái vô cùng, vì em gái cứ thấy chú ngồi đọc sách là bò đến gặm sách của chú. Em gái thì đã muốn gì là quyết làm bằng được, cứ giật sách chú cho vào mồm nhá. Mấy quyển sách vịt Donald của chú BN cứ tua tủa như cá rô đớp chú rất xót xa.

Thế nên chú BN thấy em bò tới là chú mắt liếc liếc đề phòng. Em bò đến bên trái, giơ tay giật sách là chú vác sách ngoảnh sang bên phải. Em lại hì hục leo qua chân chú sang bên phải, lại đưa tay giật sách, chú lại nâng sách ngoảnh sang bên trái. Em gái chưng hửng, lại còn nằm vắt qua chân anh, ko tiến ko lùi ko quay lại được, kêu ầm ĩ. Chú BN dừng đọc sách, quay qua mẹ báo cáo “mamma, La khoóc”. Chú ko bảo khóc, chú bảo khoóc.

Tối qua, Lila bò ra giơ tay định bấu má anh, chú BN xua tay chạy mất, mồm kêu “thôi thôi, La đừng shờ anh”. Mẹ chú nhăn mặt “con cho em sờ một cái làm gì mà…”, chú nghe thấy mẹ nói thế thì lại vội vã quay lại “đây đây La shờ anh đi”. Bà Nuôi nghe thấy tí ngất.


Trong ảnh là chú Bình Nguyên đang vẽ cho em gái một con tàu, mà em gái chỉ hau háu rình chộp bằng được cái bút đưa lên mồm gặm

Wednesday, October 15, 2008

Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 4)

Chồng đang Ebay quần quật:

- Anh nấu ăn tối nhé

- (vợ hoan hỉ) Vâng anh yêu ạ, hôm nay em đói lắm. Cám ơn anh trước nhé.

một lúc sau, vẫn Ebay mê mải

- Anh nấu ăn tối nhé

- Vâng anh yêu

một lúc sau, vẫn Ebay mê mải

- Anh nấu ăn tối nhé

-Vâng

một lúc sau, vẫn ngồi dính ở máy tính, mồm hỏi như cái máy

- Anh nấu ăn tối nhé

lần này thì mình ko nói gì, định im lặng thử thách, mà cũng ko nhận ra là mình ko nói gì mới chúa chứ.

Rồi mình chắc một lúc nữa lại hỏi tiếp câu hỏi đã hỏi liên tục hơn 1 tiếng vừa qua. Nhưng lần này thì mình ko ở đó mà trả lời hay im lặng thử thách nữa, vì mình đói ko chịu được nên đành âm thầm mò xuống bếp tự thân vận động rồi.

Ngửi thấy mùi đồ ăn thơm thơm là thấy chân thình thịch chạy xuống.

Nấu 3 đĩa mỳ thì ăn hết 2

Nấu 4 đĩa thì ăn hết 3

Mà nấu 5 đĩa thì ăn hết 4

Lúc nào mình cũng chỉ kịp xí đúng đĩa mỳ lấy ngay từ đầu. Chưa kể có hôm, can tội chắc phần đĩa mỳ nên ăn nhẩn nha, nên lại bị xin vài dĩa. Mà nào có phải xin ít, vợ đồng ý một cái là thò dĩa sang xúc lấy xúc để. Lúc nào mình cũng đói!!! Chả thế mà vợ thì cứ gầy nhom còn chồng thì cứ béo mẫm.

P.S Một chị bạn mình kể có lần chị ấy vặc chồng một trận vì tội chén sạch số bánh rán chị ấy mua về, ko lạc đàn chiếc nào mới đau. Khổ thế, từng đấy tuổi rồi, cưới nhau hơn 10 năm rồi còn tranh nhau ăn bánh rán.

Chứng tỏ tình hình nhà mình cũng ko đến nỗi bi đát lắm


Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 4)

Chồng đang Ebay quần quật:

- Anh nấu ăn tối nhé

- (vợ hoan hỉ) Vâng anh yêu ạ, hôm nay em đói lắm. Cám ơn anh trước nhé.

một lúc sau, vẫn Ebay mê mải

- Anh nấu ăn tối nhé

- Vâng anh yêu

một lúc sau, vẫn Ebay mê mải

- Anh nấu ăn tối nhé

-Vâng

một lúc sau, vẫn ngồi dính ở máy tính, mồm hỏi như cái máy

- Anh nấu ăn tối nhé

lần này thì mình ko nói gì, định im lặng thử thách, mà cũng ko nhận ra là mình ko nói gì mới chúa chứ.

Rồi mình chắc một lúc nữa lại hỏi tiếp câu hỏi đã hỏi liên tục hơn 1 tiếng vừa qua. Nhưng lần này thì mình ko ở đó mà trả lời hay im lặng thử thách nữa, vì mình đói ko chịu được nên đành âm thầm mò xuống bếp tự thân vận động rồi.

Ngửi thấy mùi đồ ăn thơm thơm là thấy chân thình thịch chạy xuống.

Nấu 3 đĩa mỳ thì ăn hết 2

Nấu 4 đĩa thì ăn hết 3

Mà nấu 5 đĩa thì ăn hết 4

Lúc nào mình cũng chỉ kịp xí đúng đĩa mỳ lấy ngay từ đầu. Chưa kể có hôm, can tội chắc phần đĩa mỳ nên ăn nhẩn nha, nên lại bị xin vài dĩa. Mà nào có phải xin ít, vợ đồng ý một cái là thò dĩa sang xúc lấy xúc để. Lúc nào mình cũng đói!!! Chả thế mà vợ thì cứ gầy nhom còn chồng thì cứ béo mẫm.

P.S Một chị bạn mình kể có lần chị ấy vặc chồng một trận vì tội chén sạch số bánh rán chị ấy mua về, ko lạc đàn chiếc nào mới đau. Khổ thế, từng đấy tuổi rồi, cưới nhau hơn 10 năm rồi còn tranh nhau ăn bánh rán.

Chứng tỏ tình hình nhà mình cũng ko đến nỗi bi đát lắm


Monday, October 13, 2008

Lại chuyện bà Nuôi




Đến chịu bà Nuôi.

Giờ mình mới cay đắng nhận ra một điều là mình nói gì bà Nuôi cũng chả hiểu. Bà Nuôi chỉ nghe được vài từ rồi đoán già đoán non. Có lúc đoán trúng. Phần lớn đoán trượt. Ví dụ, đang yên lành mình bảo “hôm nay ko cần thay ga giường đâu madame ạ”, thì y như rằng về đã thấy bà Nuôi thay biến cái ga giường từ đời nào. Từ hồi có bà Nuôi mình đâm ra lại hay dùng body language chân tay khua khoắng, tức là vừa nói không vừa làm điệu bộ lắc đầu xua tay rối rít.


Quả chanh xanh thì bà Nuôi gọi là chanh mấn. Đau khổ hơn, chanh vàng thì bà Nuôi bảo là chanh đỏ, ‘cô cứ ăn quả chanh đỏ đó chả ngon bằng chanh mấn đâu”.


Xin lỗi đụng đến vấn đề hơi nhạy cảm tí. Bà Nuôi bảo con trai thì có con cu, con gái thì có con chim. Thế tức là Lila có chim? Chú Bình Nguyên phản đối gọi chim chú là con cu đã đành, mình cũng nhỏ nhẹ “u nói thế nào, con gái sao có chim được” thì bà Nuôi bảo “đúng đấy cô ơi, tiếng miền Nam tôi nó thế”. Làm cho mình vô cùng hoang mang. Ngày xưa mình đọc truyện do các tác giả miệt vườn viết cũng nhiều, mà chả ở đâu thấy gọi thế này.


Cả tháng nay chuyển mùa mình cứ ốm dặt dẹo liên tục, bà Nuôi bảo “tại cô sinh đẻ xong ko chịu kiêng khem cô ơi. Chứ tôi 1 tháng sau mới gội đầu, bà già mẹ chồng còn mua 70 ký than cho nằm sưởi bằng hết, chả ốm bao giờ”. Bà Nuôi còn bảo “con mới đẻ tôi hơ qua than, chả đứa nào cảm lạnh bao giờ”. Làm cho mình lại vô cùng bối rối. Hay tại mình ko hơ Ale và Lila qua than nên giờ cứ chuyển mùa là hai đứa sụt sịt? Lila mà cho hơ qua than chắc vòng đi thì chảy hết lít mỡ, vòng lại lại chảy thêm lít mỡ nữa.


Tối qua, thấy mình ốm mà còn bảo đi tắm, bà Nuôi bảo “cô ơi, cô tắm mà ko muốn ốm thì tắm đừng có ướt lưng”. Mình thấy bất khả thi quá mới bảo “Thôi u ơi, u bảo cháu tắm thế nào mà ko ướt lưng được bây giờ”. Khổ lắm.

Bà Nuôi chỉ được cái lẩm cẩm thôi. Trưa nay còn cho mình ăn đúng bát cơm quả trứng.

Chết mất.

Nhưng mà cả nhà đều thích bà Nuôi

Lại chuyện bà Nuôi




Đến chịu bà Nuôi.

Giờ mình mới cay đắng nhận ra một điều là mình nói gì bà Nuôi cũng chả hiểu. Bà Nuôi chỉ nghe được vài từ rồi đoán già đoán non. Có lúc đoán trúng. Phần lớn đoán trượt. Ví dụ, đang yên lành mình bảo “hôm nay ko cần thay ga giường đâu madame ạ”, thì y như rằng về đã thấy bà Nuôi thay biến cái ga giường từ đời nào. Từ hồi có bà Nuôi mình đâm ra lại hay dùng body language chân tay khua khoắng, tức là vừa nói không vừa làm điệu bộ lắc đầu xua tay rối rít.


Quả chanh xanh thì bà Nuôi gọi là chanh mấn. Đau khổ hơn, chanh vàng thì bà Nuôi bảo là chanh đỏ, ‘cô cứ ăn quả chanh đỏ đó chả ngon bằng chanh mấn đâu”.


Xin lỗi đụng đến vấn đề hơi nhạy cảm tí. Bà Nuôi bảo con trai thì có con cu, con gái thì có con chim. Thế tức là Lila có chim? Chú Bình Nguyên phản đối gọi chim chú là con cu đã đành, mình cũng nhỏ nhẹ “u nói thế nào, con gái sao có chim được” thì bà Nuôi bảo “đúng đấy cô ơi, tiếng miền Nam tôi nó thế”. Làm cho mình vô cùng hoang mang. Ngày xưa mình đọc truyện do các tác giả miệt vườn viết cũng nhiều, mà chả ở đâu thấy gọi thế này.


Cả tháng nay chuyển mùa mình cứ ốm dặt dẹo liên tục, bà Nuôi bảo “tại cô sinh đẻ xong ko chịu kiêng khem cô ơi. Chứ tôi 1 tháng sau mới gội đầu, bà già mẹ chồng còn mua 70 ký than cho nằm sưởi bằng hết, chả ốm bao giờ”. Bà Nuôi còn bảo “con mới đẻ tôi hơ qua than, chả đứa nào cảm lạnh bao giờ”. Làm cho mình lại vô cùng bối rối. Hay tại mình ko hơ Ale và Lila qua than nên giờ cứ chuyển mùa là hai đứa sụt sịt? Lila mà cho hơ qua than chắc vòng đi thì chảy hết lít mỡ, vòng lại lại chảy thêm lít mỡ nữa.


Tối qua, thấy mình ốm mà còn bảo đi tắm, bà Nuôi bảo “cô ơi, cô tắm mà ko muốn ốm thì tắm đừng có ướt lưng”. Mình thấy bất khả thi quá mới bảo “Thôi u ơi, u bảo cháu tắm thế nào mà ko ướt lưng được bây giờ”. Khổ lắm.

Bà Nuôi chỉ được cái lẩm cẩm thôi. Trưa nay còn cho mình ăn đúng bát cơm quả trứng.

Chết mất.

Nhưng mà cả nhà đều thích bà Nuôi

Entry for October 13, 2008




Bộ Ngoại giao có khoảng hơn 8000 người, trong đó chỉ có khoảng hơn 1000 người là ngoại giao, còn lại là nhân viên bao gồm nhân viên văn phòng, kế toán, lái xe, lực lượng cảnh sát, vv và vv.

Bố BN thuộc hàng những nhà ngoại giao non trẻ mới vào bộ được khoảng 10 năm. Vì trong bộ có những nhà ngoại giao lão thành đã trong nghề cả 20, 30 năm. Thường là cứ ở càng lâu thì càng lên bậc, và cứ đến ngày đến tháng là tằng tằng lên bậc, trừ khi phải là tệ lắm. Để lên bậc nhanh và lương bổng cao, các nhà ngoại giao phải chấp nhận đi những nơi nguy hiểm gian khổ như Afghanistan, Baghdad, mấy nước châu Phi. Một đồng nghiệp của bố BN xuất phát bằng bố chú mà sau 3 năm hành xác ở Afghanistan đã nhảy trước bố chú mấy bậc ngoại giao. Tuy nhiên cái giá phải trả là cuộc hôn nhân chỉ kéo dài đúng có 1 năm. Cô vợ ko chịu nổi điều kiện sống quá khắc nghiệt, bom rơi đạn nổ, ngồi trong nhà kín cổng cao tường mà còn sợ bom rơi trúng, khí hậu khắc nghiệt, ra ngoài đường phải đeo mạng che mặt và phải có vệ sĩ, chồng lại toàn phải làm việc từ sáng tới 10h đêm, điện thoại còn ko gọi được về nhà, nên sau 1 năm thì lượn mất, để lại đơn ly dị ký sẵn.

Chứ còn toàn đi những nơi sung sướng phố phường náo nhiệt như mẹ BN muốn thì có đến mùa hoa tre may ra đường công danh hoạn lộ của bố BN mới cất cánh.

Hồi đang cân nhắc xem có nên đồng ý bố BN ko, mẹ BN hỏi bố BN “thế sắp tới anh đi đâu?”, bố chú bảo “anh được gửi đi Oslo”. Thấy mẹ BN nghe xong chả bảo gì, bố BN hỏi “em có đi với anh ko?”. Mẹ chú bảo “ko, nhưng em sẽ ra sân bay tiễn”. Bố chú sợ quá, cạy cục bằng được để xin đi NY, mặc dù chỉ được vị trí lãnh sự, hoàn toàn bất lợi cho đường công danh của bố chú. Mẹ chú cũng thấy mừng là bố chú tuy là người làm việc trách nhiệm và lương thiện nhưng lại ko màng công danh lắm. Ở trong bộ có những nhà ngoại giao máu me sự nghiệp làm việc kinh hồn, có ông còn khoe với mẹ BN là mỗi ngày tôi ngủ có 4 tiếng, còn lại là làm việc (thực ra ông này là một trong những nhà ngoại giao thế lực nhất Bộ). Mình xém chút nữa thì cười phá lên, suýt thất thố. Sống thế thì khác gì chết, nhể.

Ở lãnh sự quán NY có 3 phu nhân ngoại giao. Bà số 1 hình như khoảng 50 tuổi gì đó, chả chơi bời rì. Những nhà ngoại giao đứng đầu các cơ quan ngoại giao ở những thành phố/nước quan trọng đều phải là ngoại giao kỳ cựu và thường phải từ 50 tuổi trở lên.

Còn mẹ BN số 2 và một cô nữa số 3 hơn mẹ BN 1 tuổi (chú ngoại giao số 4 chưa vợ) thì thuộc hàng lau nhau lít nhít, thích chơi hơn thích làm. Ví dụ, buổi ăn tối váy bướm xúng xính thì thế nào cũng thấy có mặt, còn buổi cầu nguyện nhà thờ, như buổi sáng nay 4 chú ngoại giao phải đi, thì hai phu nhân mất hút, còn lại mỗi phu nhân số 1 ngồi sừng sững. Lý do là tối qua 2 cô đi bar về khuya quá, mệt. Đã mệt còn bắt ngồi nhìn giáo sĩ cầu nguyện chân tay vung vẩy hàng tiếng đồng hồ thì chắc là chết mất.

Đổi lại, hai cô hẹn nhau đi shopping giảm giá nhân ngày nghỉ lễ Columbus, nghe nói là có giảm giá lớn

Entry for October 13, 2008




Bộ Ngoại giao có khoảng hơn 8000 người, trong đó chỉ có khoảng hơn 1000 người là ngoại giao, còn lại là nhân viên bao gồm nhân viên văn phòng, kế toán, lái xe, lực lượng cảnh sát, vv và vv.

Bố BN thuộc hàng những nhà ngoại giao non trẻ mới vào bộ được khoảng 10 năm. Vì trong bộ có những nhà ngoại giao lão thành đã trong nghề cả 20, 30 năm. Thường là cứ ở càng lâu thì càng lên bậc, và cứ đến ngày đến tháng là tằng tằng lên bậc, trừ khi phải là tệ lắm. Để lên bậc nhanh và lương bổng cao, các nhà ngoại giao phải chấp nhận đi những nơi nguy hiểm gian khổ như Afghanistan, Baghdad, mấy nước châu Phi. Một đồng nghiệp của bố BN xuất phát bằng bố chú mà sau 3 năm hành xác ở Afghanistan đã nhảy trước bố chú mấy bậc ngoại giao. Tuy nhiên cái giá phải trả là cuộc hôn nhân chỉ kéo dài đúng có 1 năm. Cô vợ ko chịu nổi điều kiện sống quá khắc nghiệt, bom rơi đạn nổ, ngồi trong nhà kín cổng cao tường mà còn sợ bom rơi trúng, khí hậu khắc nghiệt, ra ngoài đường phải đeo mạng che mặt và phải có vệ sĩ, chồng lại toàn phải làm việc từ sáng tới 10h đêm, điện thoại còn ko gọi được về nhà, nên sau 1 năm thì lượn mất, để lại đơn ly dị ký sẵn.

Chứ còn toàn đi những nơi sung sướng phố phường náo nhiệt như mẹ BN muốn thì có đến mùa hoa tre may ra đường công danh hoạn lộ của bố BN mới cất cánh.

Hồi đang cân nhắc xem có nên đồng ý bố BN ko, mẹ BN hỏi bố BN “thế sắp tới anh đi đâu?”, bố chú bảo “anh được gửi đi Oslo”. Thấy mẹ BN nghe xong chả bảo gì, bố BN hỏi “em có đi với anh ko?”. Mẹ chú bảo “ko, nhưng em sẽ ra sân bay tiễn”. Bố chú sợ quá, cạy cục bằng được để xin đi NY, mặc dù chỉ được vị trí lãnh sự, hoàn toàn bất lợi cho đường công danh của bố chú. Mẹ chú cũng thấy mừng là bố chú tuy là người làm việc trách nhiệm và lương thiện nhưng lại ko màng công danh lắm. Ở trong bộ có những nhà ngoại giao máu me sự nghiệp làm việc kinh hồn, có ông còn khoe với mẹ BN là mỗi ngày tôi ngủ có 4 tiếng, còn lại là làm việc (thực ra ông này là một trong những nhà ngoại giao thế lực nhất Bộ). Mình xém chút nữa thì cười phá lên, suýt thất thố. Sống thế thì khác gì chết, nhể.

Ở lãnh sự quán NY có 3 phu nhân ngoại giao. Bà số 1 hình như khoảng 50 tuổi gì đó, chả chơi bời rì. Những nhà ngoại giao đứng đầu các cơ quan ngoại giao ở những thành phố/nước quan trọng đều phải là ngoại giao kỳ cựu và thường phải từ 50 tuổi trở lên.

Còn mẹ BN số 2 và một cô nữa số 3 hơn mẹ BN 1 tuổi (chú ngoại giao số 4 chưa vợ) thì thuộc hàng lau nhau lít nhít, thích chơi hơn thích làm. Ví dụ, buổi ăn tối váy bướm xúng xính thì thế nào cũng thấy có mặt, còn buổi cầu nguyện nhà thờ, như buổi sáng nay 4 chú ngoại giao phải đi, thì hai phu nhân mất hút, còn lại mỗi phu nhân số 1 ngồi sừng sững. Lý do là tối qua 2 cô đi bar về khuya quá, mệt. Đã mệt còn bắt ngồi nhìn giáo sĩ cầu nguyện chân tay vung vẩy hàng tiếng đồng hồ thì chắc là chết mất.

Đổi lại, hai cô hẹn nhau đi shopping giảm giá nhân ngày nghỉ lễ Columbus, nghe nói là có giảm giá lớn

Columbus Citizens Foundation Gala

Tối thứ 7 có black tie gala ở Waldorf Astoria do Columbus Foundation tổ chức hàng năm, chắc cũng phải 600 khách.

Trước một hôm, đồng nghiệp của bố BN, làm việc ở đại sứ quán Ý tại Liên Hợp Quốc, gọi điện bảo ông đại sứ mới đến muốn xin thêm một vé cho con riêng của vợ ông ấy đi thì có được ko. Bố BN bảo ở tầm bố chú thì chịu ko xin được, vì mỗi tấm vé trị giá gần 2000us. Bố mẹ BN cũng là được mời thì đi, chứ cũng chả hâm bỏ gần 4000us đi ăn tối một buổi, gặp toàn người quen.

Mỗi năm vào đúng dịp kỷ niệm Columbus, Columbus Citizens Foundation lại tổ chức một buổi ăn tối trọng thể như thế này. Ngoài một số ít khách mời, còn lại là bán vé lấy tiền, gây quỹ từ thiện.

Thực đơn cũng chẳng có gì đáng nói. Quanh đi quẩn lại thì cũng là thịt bò, người Mỹ vốn thích ăn thịt bò. Ban đầu thấy cứ cả tiếng mới dọn ra được một món. Làm cho mình đến 11h đêm rồi mà vẫn đói meo. Tự dưng đùng một phát, phục vụ chạy lăng xăng vừa dọn main course vừa dọn đồ tráng miệng, ăn không kịp thở. Đúng là no dồn đói góp.

Năm nay, như thường lệ, giải thưởng rút thăm lại là một chiếc Maserati Gran Turismo. Mình thì chả mơ mộng xe cộ gì, nhưng mình thường lai vãng silent auction. Silent auction ở những buổi ăn tối thế này rất hay, vì thường có đồ trang sức, túi, khăn và váy vintage rất đẹp. Gọi là silent auction vì ai đấu giá chỉ việc ghi tên mình và số tiền đấu giá vào danh sách, đi chơi đâu rồi lại quay về xem tình hình danh sách thế nào để còn quyết định có đấu tiếp hay ko, chứ ko phải hò hét khích bác nhìn đểu nhau như ở những cuộc đấu giá thông thường. Mình vốn ghét cạnh tranh, thấy những người cứ phải sống kiểu cạnh tranh xô đẩy thể hiện này nọ dẫm lên chân thằng này thằng khác sao mà vất vả.

Những người tham dự các buổi ăn tối thế này, một là những người rất có thế lực trong cộng đồng, hai là những người rất giàu có, ba là những người khá giả muốn mở rộng quan hệ sang giới giàu có và thế lực, bốn là những người được mời. Một số nhỏ trong số những người được mời này là đại diện cho chính phủ Ý ở NY, tức là các chú ngoại giao và phu nhân của họ ở NY, thuộc diện ko mời ko được. 4 chú ngoại giao ở lãnh sự cùng 3 bà vợ và một bà bạn gái, tổng là 8. Cộng thêm một chú ngoại giao ở UN và bà vợ, vị chi là 10, mất đứt một bàn, mất đứt doanh thu gần 20,000usd cho buổi gây quỹ.

Sang năm thì chả phải đi mấy vụ ăn uống này nữa. Đi lần này là lần thứ 4 rồi, chán. Thấy năm nào cũng như nhau.

Chồng thấy vợ xách váy lang thang từ xa lại, hỏi “vừa đi đâu về đấy?”, bảo “chạy ra xem silent auction có cái gì hay ko”. Chồng hỏi “thế có cái gì hay ko”, bảo “chả có gì hay”. Chồng lại còn ra vẻ châm biếm “đồ trang sức mà vẫn ko hay à? Hay là em ốm rồi?”. Vợ bảo “đồ trang sức năm nay ugly as sin”. Chồng lấy tay ra vẻ gạt mồ hôi trên mặt thở phào.

Chồng nhiều khi cứ tưởng là mình dí dỏm lắm. Thế nên giữa chồng và vợ thường có cuộc đối thoại như sau:

Chồng (sau khi pha trò): Am I funny?/ Anh có hài hước ko?

Vợ: You try to be indeed/kể ra thì cũng cố gắng

Chồng: If I am not funny, why are you laughing?/ Nếu anh ko hài hước thì sao em lại cười?

Vợ: I am laughing AT your efforts/ Em cười vào cái sự nỗ lực của anh ấy chứ


Chồng bắt đầu hát hát. Ở nhà này đã thành lệ, cứ hát hát là biết dỗi rồi

Columbus Citizens Foundation Gala

Tối thứ 7 có black tie gala ở Waldorf Astoria do Columbus Foundation tổ chức hàng năm, chắc cũng phải 600 khách.

Trước một hôm, đồng nghiệp của bố BN, làm việc ở đại sứ quán Ý tại Liên Hợp Quốc, gọi điện bảo ông đại sứ mới đến muốn xin thêm một vé cho con riêng của vợ ông ấy đi thì có được ko. Bố BN bảo ở tầm bố chú thì chịu ko xin được, vì mỗi tấm vé trị giá gần 2000us. Bố mẹ BN cũng là được mời thì đi, chứ cũng chả hâm bỏ gần 4000us đi ăn tối một buổi, gặp toàn người quen.

Mỗi năm vào đúng dịp kỷ niệm Columbus, Columbus Citizens Foundation lại tổ chức một buổi ăn tối trọng thể như thế này. Ngoài một số ít khách mời, còn lại là bán vé lấy tiền, gây quỹ từ thiện.

Thực đơn cũng chẳng có gì đáng nói. Quanh đi quẩn lại thì cũng là thịt bò, người Mỹ vốn thích ăn thịt bò. Ban đầu thấy cứ cả tiếng mới dọn ra được một món. Làm cho mình đến 11h đêm rồi mà vẫn đói meo. Tự dưng đùng một phát, phục vụ chạy lăng xăng vừa dọn main course vừa dọn đồ tráng miệng, ăn không kịp thở. Đúng là no dồn đói góp.

Năm nay, như thường lệ, giải thưởng rút thăm lại là một chiếc Maserati Gran Turismo. Mình thì chả mơ mộng xe cộ gì, nhưng mình thường lai vãng silent auction. Silent auction ở những buổi ăn tối thế này rất hay, vì thường có đồ trang sức, túi, khăn và váy vintage rất đẹp. Gọi là silent auction vì ai đấu giá chỉ việc ghi tên mình và số tiền đấu giá vào danh sách, đi chơi đâu rồi lại quay về xem tình hình danh sách thế nào để còn quyết định có đấu tiếp hay ko, chứ ko phải hò hét khích bác nhìn đểu nhau như ở những cuộc đấu giá thông thường. Mình vốn ghét cạnh tranh, thấy những người cứ phải sống kiểu cạnh tranh xô đẩy thể hiện này nọ dẫm lên chân thằng này thằng khác sao mà vất vả.

Những người tham dự các buổi ăn tối thế này, một là những người rất có thế lực trong cộng đồng, hai là những người rất giàu có, ba là những người khá giả muốn mở rộng quan hệ sang giới giàu có và thế lực, bốn là những người được mời. Một số nhỏ trong số những người được mời này là đại diện cho chính phủ Ý ở NY, tức là các chú ngoại giao và phu nhân của họ ở NY, thuộc diện ko mời ko được. 4 chú ngoại giao ở lãnh sự cùng 3 bà vợ và một bà bạn gái, tổng là 8. Cộng thêm một chú ngoại giao ở UN và bà vợ, vị chi là 10, mất đứt một bàn, mất đứt doanh thu gần 20,000usd cho buổi gây quỹ.

Sang năm thì chả phải đi mấy vụ ăn uống này nữa. Đi lần này là lần thứ 4 rồi, chán. Thấy năm nào cũng như nhau.

Chồng thấy vợ xách váy lang thang từ xa lại, hỏi “vừa đi đâu về đấy?”, bảo “chạy ra xem silent auction có cái gì hay ko”. Chồng hỏi “thế có cái gì hay ko”, bảo “chả có gì hay”. Chồng lại còn ra vẻ châm biếm “đồ trang sức mà vẫn ko hay à? Hay là em ốm rồi?”. Vợ bảo “đồ trang sức năm nay ugly as sin”. Chồng lấy tay ra vẻ gạt mồ hôi trên mặt thở phào.

Chồng nhiều khi cứ tưởng là mình dí dỏm lắm. Thế nên giữa chồng và vợ thường có cuộc đối thoại như sau:

Chồng (sau khi pha trò): Am I funny?/ Anh có hài hước ko?

Vợ: You try to be indeed/kể ra thì cũng cố gắng

Chồng: If I am not funny, why are you laughing?/ Nếu anh ko hài hước thì sao em lại cười?

Vợ: I am laughing AT your efforts/ Em cười vào cái sự nỗ lực của anh ấy chứ


Chồng bắt đầu hát hát. Ở nhà này đã thành lệ, cứ hát hát là biết dỗi rồi

Sunday, October 12, 2008

Entry for October 12, 2008

Hôm thứ sáu, bố Bình Nguyên bảo tối phải đi dự dinner dance ở trên Bronx. Thế là hai vợ chồng tối cắp ô tráp đi. Tắc đường đúng 2 tiếng rưỡi mới đến được đến nơi, trong khi bình thường đi đoạn đó chỉ mất 15 phút. Chả là tối thứ 6, dân NYC mệt mỏi xì trét ai cũng chỉ muốn biến ra khỏi thành phố chật hẹp ô nhiễm.

Đến nơi, bụng đói meo, lại ngớ cả người khi thấy được mời vào nhà hát ngồi thu lu chứ nào phải ăn uống giề. Trên sân khấu đã thấy mấy người ăn mặc rất thổ mừ đang nhảy múa tưng bừng. Khổ thân mình, nhảy múa đồng bào các dân tộc VN còn chả buồn xem nữa là dân tộc Ý.

Ngồi cắn răng run cầm cập xem nhảy múa hò hét kêu gọi thần mặt trời và đuổi thần chết chán chê, bụng đói kêu ọc ọc. Không gọi điện được cho madame Nuôi bảo madame chuẩn bị cho cái gì ăn vì trong nhà hát ko có sóng điện thoại. Hết màn nhảy múa thì đến màn diễn văn. Đến phần ông chủ tịch đọc diễn văn, ông ấy khệnh khạng lên sân khấu, rồi tự dưng chạy tót vào cánh gà. Cử toạ ngơ ngác chả hiểu. Lúc sau thấy ông ấy chạy ra, thanh minh là quên bài diễn văn nên phải đi lấy. Hết khoảng 7, 8 diễn văn thì lại thấy đoàn dân tộc kia kéo ra, lại một màn múa hát tưng bừng cồng chiêng ỏm tỏi.

Bố BN xong diễn văn rồi nên ko phải ở lại nữa. Thế là hai vợ chồng được về sớm. Sớm thì cũng nửa đêm, may lúc về chỉ hết 15 phút. Chẳng còn nhà hàng nào mở cửa. Đành bảo bố BN thả mình xuống một cửa hàng McDonald gần nhà.

Bước vào McDonald, mọi con mắt đổ dồn ra nhìn. Vì chẳng ai ăn mặc như vậy vào McDonald, lúc nửa đêm. Lúc đi ra lại còn bị mấy thằng cu đi theo xin làm quen. Chả nhẽ quay lại bảo “đi chỗ khác chơi, con trai”.

Về đến nhà, big Mac nguội ngắt, toàn hành tây sống. Không thể vét hành ra vì chúng băm nát nhừ, dính hết cả vào thịt vào bánh.

Hốc bữa tối lúc 1h sáng. Cám cảnh cái thân già tội nợ, ăn nói lỗ mãng một tí. Khổ thế, muốn làm người nho nhã mà cứ tức lên là chửi bậy.

Entry for October 12, 2008

Hôm thứ sáu, bố Bình Nguyên bảo tối phải đi dự dinner dance ở trên Bronx. Thế là hai vợ chồng tối cắp ô tráp đi. Tắc đường đúng 2 tiếng rưỡi mới đến được đến nơi, trong khi bình thường đi đoạn đó chỉ mất 15 phút. Chả là tối thứ 6, dân NYC mệt mỏi xì trét ai cũng chỉ muốn biến ra khỏi thành phố chật hẹp ô nhiễm.

Đến nơi, bụng đói meo, lại ngớ cả người khi thấy được mời vào nhà hát ngồi thu lu chứ nào phải ăn uống giề. Trên sân khấu đã thấy mấy người ăn mặc rất thổ mừ đang nhảy múa tưng bừng. Khổ thân mình, nhảy múa đồng bào các dân tộc VN còn chả buồn xem nữa là dân tộc Ý.

Ngồi cắn răng run cầm cập xem nhảy múa hò hét kêu gọi thần mặt trời và đuổi thần chết chán chê, bụng đói kêu ọc ọc. Không gọi điện được cho madame Nuôi bảo madame chuẩn bị cho cái gì ăn vì trong nhà hát ko có sóng điện thoại. Hết màn nhảy múa thì đến màn diễn văn. Đến phần ông chủ tịch đọc diễn văn, ông ấy khệnh khạng lên sân khấu, rồi tự dưng chạy tót vào cánh gà. Cử toạ ngơ ngác chả hiểu. Lúc sau thấy ông ấy chạy ra, thanh minh là quên bài diễn văn nên phải đi lấy. Hết khoảng 7, 8 diễn văn thì lại thấy đoàn dân tộc kia kéo ra, lại một màn múa hát tưng bừng cồng chiêng ỏm tỏi.

Bố BN xong diễn văn rồi nên ko phải ở lại nữa. Thế là hai vợ chồng được về sớm. Sớm thì cũng nửa đêm, may lúc về chỉ hết 15 phút. Chẳng còn nhà hàng nào mở cửa. Đành bảo bố BN thả mình xuống một cửa hàng McDonald gần nhà.

Bước vào McDonald, mọi con mắt đổ dồn ra nhìn. Vì chẳng ai ăn mặc như vậy vào McDonald, lúc nửa đêm. Lúc đi ra lại còn bị mấy thằng cu đi theo xin làm quen. Chả nhẽ quay lại bảo “đi chỗ khác chơi, con trai”.

Về đến nhà, big Mac nguội ngắt, toàn hành tây sống. Không thể vét hành ra vì chúng băm nát nhừ, dính hết cả vào thịt vào bánh.

Hốc bữa tối lúc 1h sáng. Cám cảnh cái thân già tội nợ, ăn nói lỗ mãng một tí. Khổ thế, muốn làm người nho nhã mà cứ tức lên là chửi bậy.