Thursday, February 26, 2009

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 5)

5. Nhà bạn ấy ở cạnh giếng nước. Giếng nước hồi bé nước trong leo lẻo. Rồi chả hiểu sao nước cạn, cả xóm chẳng ai đến giặt giũ lấy nước nữa. Nhà bạn ấy có con chó bẹc giê to như con bê, đặt tên là Mao Trạch Đông, gọi tắt là Mao. Khen cũng Mao, chửi cũng Mao, suốt ngày ầm ĩ. Bạn ấy bằng tuổi tớ, nhưng chơi với em tớ, nên bị gọi là thằng, tên, kèm tên mẹ, thành thằng Dũng Thuần.

Không hiểu chơi kiểu gì mà bạn ấy và em tớ hục hoặc nhau suốt. Một lần là vì em tớ trêu, bạn ấy đuổi, em tớ cậy chạy nhanh, vừa chạy vừa ngoái đầu lại lêu lêu, thế nên ko nhìn thấy cái cây trước mặt, lao sầm ngay vào gốc cây, ôm chặt, khóc rầm rĩ. Tớ nghe thằng em út chạy về báo cáo thế. Tớ nổi điên lên, bất kể đúng sai tớ chạy ra oánh bạn ấy luôn. Bạn ấy đỡ. Đỡ kiểu gì làm tay tớ xước một đoạn chảy máu, nhưng bạn ấy thì no đòn. Một lần khác tớ oánh bạn ấy vì bạn ấy dám kết bè bằng hoa bèo tây ngoài sông rồi rủ em tớ lên đi cùng. Em tớ bênh bạn, cứ khăng khăng tảng bèo dày lắm, ko rã được, ko chết đuối đâu mà lo.

Sau mấy lần bị tớ oánh, bạn ấy cứ thấy tớ là lảng mất, có trao đổi gì với em tớ cũng chỉ dám đứng ngoài cổng thậm thà thậm thụt.

Về sau này, bố bạn ấy chết vì tai nạn. Tai nạn rất nhỏ, nhưng máu chảy ko cầm được. Lúc đó mới biết bố bạn ấy bị bệnh máu không đông.

Về sau này, khi cả nhà tớ đã chuyển lên Hà nội, bạn ấy hay rẽ qua nhà tớ chơi. Lần nào đến cũng mang theo hoa cúc. Đến lần thứ tư gì đó, nghe tiếng gọi cổng, tớ đi ra, ngó cổ ra hỏi “lại hoa cúc à?”.

Tớ vẫn nhớ, những bông cúc như hoa dại, màu trắng, gói bó tròn, rất đơn sơ.

Bạn ấy mặt tròn, môi đỏ, tóc lúc nào cũng rễ tre, mắt như mắt nai nhưng rất đen, lông mi rợp. Mỗi tội từ hồi nhỏ chắc bị tớ đánh nhiều quá, lớn lên, đến chơi nhà, vẫn cười bẽn lẽn chả dám nhìn vào đôi mắt soi mói của tớ, đi ne né cái cùi tay nhọn nhọn chống hai bên sườn của tớ.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 5)

5. Nhà bạn ấy ở cạnh giếng nước. Giếng nước hồi bé nước trong leo lẻo. Rồi chả hiểu sao nước cạn, cả xóm chẳng ai đến giặt giũ lấy nước nữa. Nhà bạn ấy có con chó bẹc giê to như con bê, đặt tên là Mao Trạch Đông, gọi tắt là Mao. Khen cũng Mao, chửi cũng Mao, suốt ngày ầm ĩ. Bạn ấy bằng tuổi tớ, nhưng chơi với em tớ, nên bị gọi là thằng, tên, kèm tên mẹ, thành thằng Dũng Thuần.

Không hiểu chơi kiểu gì mà bạn ấy và em tớ hục hoặc nhau suốt. Một lần là vì em tớ trêu, bạn ấy đuổi, em tớ cậy chạy nhanh, vừa chạy vừa ngoái đầu lại lêu lêu, thế nên ko nhìn thấy cái cây trước mặt, lao sầm ngay vào gốc cây, ôm chặt, khóc rầm rĩ. Tớ nghe thằng em út chạy về báo cáo thế. Tớ nổi điên lên, bất kể đúng sai tớ chạy ra oánh bạn ấy luôn. Bạn ấy đỡ. Đỡ kiểu gì làm tay tớ xước một đoạn chảy máu, nhưng bạn ấy thì no đòn. Một lần khác tớ oánh bạn ấy vì bạn ấy dám kết bè bằng hoa bèo tây ngoài sông rồi rủ em tớ lên đi cùng. Em tớ bênh bạn, cứ khăng khăng tảng bèo dày lắm, ko rã được, ko chết đuối đâu mà lo.

Sau mấy lần bị tớ oánh, bạn ấy cứ thấy tớ là lảng mất, có trao đổi gì với em tớ cũng chỉ dám đứng ngoài cổng thậm thà thậm thụt.

Về sau này, bố bạn ấy chết vì tai nạn. Tai nạn rất nhỏ, nhưng máu chảy ko cầm được. Lúc đó mới biết bố bạn ấy bị bệnh máu không đông.

Về sau này, khi cả nhà tớ đã chuyển lên Hà nội, bạn ấy hay rẽ qua nhà tớ chơi. Lần nào đến cũng mang theo hoa cúc. Đến lần thứ tư gì đó, nghe tiếng gọi cổng, tớ đi ra, ngó cổ ra hỏi “lại hoa cúc à?”.

Tớ vẫn nhớ, những bông cúc như hoa dại, màu trắng, gói bó tròn, rất đơn sơ.

Bạn ấy mặt tròn, môi đỏ, tóc lúc nào cũng rễ tre, mắt như mắt nai nhưng rất đen, lông mi rợp. Mỗi tội từ hồi nhỏ chắc bị tớ đánh nhiều quá, lớn lên, đến chơi nhà, vẫn cười bẽn lẽn chả dám nhìn vào đôi mắt soi mói của tớ, đi ne né cái cùi tay nhọn nhọn chống hai bên sườn của tớ.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần cuối)

Nhiều năm sau trở lại, thấy con dốc ngày trước cao ngất, chạy lên mỏi chạy xuống chồn hai cẳng chân như hai ống sậy cháy, buổi chiều xe ngựa lao sầm sập, sao giờ thấp như đùa. Triền cỏ hai bên sông ngày trước thênh thang cả đàn ngựa chạy, giờ lắt lẻo vài rẻo, nhà đã xây kín, lấn cả sông. Con sông ngày trước rộng mênh mông, trong vắt là thế, mỗi lần đi qua nhìn xuống dưới nước chảy xiết chóng mặt, giờ đục ngầu, lờ đờ như nước ao tù. Con đường đê ba lô túi dết chạy như điên về nhà để bắt đầu một kỳ nghỉ hè mong mỏi, trong trí nhớ cứ dài tít tắp, chạy cuồng cẳng ko tới nơi, giờ là một đoạn ngắn ngủn lộc cộc toàn sỏi đá . Cái xóm ngày xưa rất đông vui, buổi chiều khói lên xanh lam trên mái bếp, trẻ con múa hát, người lớn trò chuyện, giờ tiêu điều vắng vẻ. Trẻ con lớn thành người lớn, rồi bỏ xóm ra phố. Người lớn thì già đi, nhiều người mất vì ung thư, thấy mọi người bảo tại vì quanh năm ăn xì dầu của cái nhà máy xì dầu gần đó.

Tớ ko về nữa. Tớ muốn giữ những mùa hè trẻ con của mình chân trần nhảy nhót ngoài nắng, triền cỏ mênh mông, hoa dại, những con chuồn chuồn ớt đỏ như lửa, những con bọ ngựa chửa bắt về thả trên đình màn lặc lè, những đêm hè lập loè đom đóm, chúng tớ bắt đom đóm nhốt vào túi nilon thay đèn. Tớ thích tóc khét, da cháy, chân tay trầy xước, quần áo sau mùa hè cộc tớn lên, rách xể xả và lỗ chỗ hoa cỏ may. (Con trai tớ tên là Bình Nguyên, con gái là Thạch Thảo).

Những người bạn thời ấu thơ của tớ, bây giờ lưu lạc ở đâu rồi nhỉ?

Tớ tuổi ngựa. Đàn ông gọi là ngựa hoang. Còn bà thầy bói thì bảo, phải xa quê mới thọ.

…Bao năm qua ta đã hai mươi

Câu yêu đương đã đến cho đôi

Môi hôn hay câu nói thơ ngây

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui…

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần cuối)

Nhiều năm sau trở lại, thấy con dốc ngày trước cao ngất, chạy lên mỏi chạy xuống chồn hai cẳng chân như hai ống sậy cháy, buổi chiều xe ngựa lao sầm sập, sao giờ thấp như đùa. Triền cỏ hai bên sông ngày trước thênh thang cả đàn ngựa chạy, giờ lắt lẻo vài rẻo, nhà đã xây kín, lấn cả sông. Con sông ngày trước rộng mênh mông, trong vắt là thế, mỗi lần đi qua nhìn xuống dưới nước chảy xiết chóng mặt, giờ đục ngầu, lờ đờ như nước ao tù. Con đường đê ba lô túi dết chạy như điên về nhà để bắt đầu một kỳ nghỉ hè mong mỏi, trong trí nhớ cứ dài tít tắp, chạy cuồng cẳng ko tới nơi, giờ là một đoạn ngắn ngủn lộc cộc toàn sỏi đá . Cái xóm ngày xưa rất đông vui, buổi chiều khói lên xanh lam trên mái bếp, trẻ con múa hát, người lớn trò chuyện, giờ tiêu điều vắng vẻ. Trẻ con lớn thành người lớn, rồi bỏ xóm ra phố. Người lớn thì già đi, nhiều người mất vì ung thư, thấy mọi người bảo tại vì quanh năm ăn xì dầu của cái nhà máy xì dầu gần đó.

Tớ ko về nữa. Tớ muốn giữ những mùa hè trẻ con của mình chân trần nhảy nhót ngoài nắng, triền cỏ mênh mông, hoa dại, những con chuồn chuồn ớt đỏ như lửa, những con bọ ngựa chửa bắt về thả trên đình màn lặc lè, những đêm hè lập loè đom đóm, chúng tớ bắt đom đóm nhốt vào túi nilon thay đèn. Tớ thích tóc khét, da cháy, chân tay trầy xước, quần áo sau mùa hè cộc tớn lên, rách xể xả và lỗ chỗ hoa cỏ may. (Con trai tớ tên là Bình Nguyên, con gái là Thạch Thảo).

Những người bạn thời ấu thơ của tớ, bây giờ lưu lạc ở đâu rồi nhỉ?

Tớ tuổi ngựa. Đàn ông gọi là ngựa hoang. Còn bà thầy bói thì bảo, phải xa quê mới thọ.

…Bao năm qua ta đã hai mươi

Câu yêu đương đã đến cho đôi

Môi hôn hay câu nói thơ ngây

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui…

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 4)

4. Nhà chú ấy đối diện cửa sổ nhà tớ. Chú ấy có cô vợ trẻ, ngực tấn công mông phòng thủ, phải mỗi tội đen trũi, tóc quăn tít như Tây đen. Hai người cũng mãi mới lấy được nhau, mà lấy nhau về rồi ko ngày nào ko đánh nhau vài bận ầm xóm. Tớ còn nhớ một lần cô ấy cứ đi nép vào tường, đi lên dốc, khóc lu loa, chú ấy đi bên cạnh, cứ vừa đi chửi, tay cầm cái búa dứ dứ.

Chú ấy đi bán kem, bán quanh quanh trong xóm, rồi sang các xóm bên. Một lần, tớ ở nhà một mình, ngồi bám song thò chân ra ngoài cửa sổ hóng ra đường, thấy chú bạn bán kem của chú ấy loay hoay mở cửa, mồm dặn ‘tao cấm mày ko được nói với ai, nói với ai tao xẻo tai”. Tớ gật. Chiều về, chú ấy la làng mất trộm. Cả xóm kéo đến, công an đến. Hỏi tớ, dần dà tớ khai sạch. Chỉ mỗi tội một thời gian dài sau đó ở nhà một mình ko dám bén mảng đến cửa sổ sợ bị chú ấy thò tay vào xẻo tai.

Từ dạo mất trộm, nhà nghèo lại càng nghèo. Chú ấy rượu chè, đánh vợ nhiều hơn. Cô ấy ko chịu được, bỏ nhà đi. Nghe nói làm ca ve ngoài bến xe, rồi về sau lấy một ông Tây đen.

Còn chú ấy, mất vợ, chán đời, lại càng rượu chè bê bết. Nghe nói sau này chú ấy chết vì xơ gan cổ trướng.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 4)

4. Nhà chú ấy đối diện cửa sổ nhà tớ. Chú ấy có cô vợ trẻ, ngực tấn công mông phòng thủ, phải mỗi tội đen trũi, tóc quăn tít như Tây đen. Hai người cũng mãi mới lấy được nhau, mà lấy nhau về rồi ko ngày nào ko đánh nhau vài bận ầm xóm. Tớ còn nhớ một lần cô ấy cứ đi nép vào tường, đi lên dốc, khóc lu loa, chú ấy đi bên cạnh, cứ vừa đi chửi, tay cầm cái búa dứ dứ.

Chú ấy đi bán kem, bán quanh quanh trong xóm, rồi sang các xóm bên. Một lần, tớ ở nhà một mình, ngồi bám song thò chân ra ngoài cửa sổ hóng ra đường, thấy chú bạn bán kem của chú ấy loay hoay mở cửa, mồm dặn ‘tao cấm mày ko được nói với ai, nói với ai tao xẻo tai”. Tớ gật. Chiều về, chú ấy la làng mất trộm. Cả xóm kéo đến, công an đến. Hỏi tớ, dần dà tớ khai sạch. Chỉ mỗi tội một thời gian dài sau đó ở nhà một mình ko dám bén mảng đến cửa sổ sợ bị chú ấy thò tay vào xẻo tai.

Từ dạo mất trộm, nhà nghèo lại càng nghèo. Chú ấy rượu chè, đánh vợ nhiều hơn. Cô ấy ko chịu được, bỏ nhà đi. Nghe nói làm ca ve ngoài bến xe, rồi về sau lấy một ông Tây đen.

Còn chú ấy, mất vợ, chán đời, lại càng rượu chè bê bết. Nghe nói sau này chú ấy chết vì xơ gan cổ trướng.

Wednesday, February 25, 2009

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 3)

3. Nhà bạn ấy ở chếch chếch nhà tớ, một trong những cái nhà mái bằng đầu tiên trong xóm. Bạn ấy bằng tuổi tớ, có cậu anh trai hơn một tuổi. Mẹ bạn ấy hay rán bánh rán rồi mang bỏ mối ngoài chợ. Sáng sớm tinh mơ, mẹ tớ thường sai tớ mang cái rá tre con con sang mua bánh rán. Những cái bánh rán nếp dẹt dẹt, dẻo dính răng, thơm thơm, nhân đỗ xanh tí tẹo, chỉ ngọt thoảng một cái, vừa mới vớt từ trên chảo xuống vẫn còn phúng phính nóng hổi. Bạn ấy hay ngồi rán bánh với mẹ. Bạn ấy mặt trái xoan, mắt tròn, tóc thề. Khi lớn lên, tớ vẫn nhớ bánh rán của mẹ bạn ấy, vẫn hay tìm mua bánh rán ăn. Nhưng chẳng bao giờ tìm được cái bánh rán nào ngon bằng.

Rồi một hôm cuối tuần, mẹ tớ cho ba chị em đi khách sạn ăn kem. Lúc về, trên đường dốc, chúng tớ thấy hai bác trong xóm cởi trần vác anh trai bạn ấy chạy, máu và cơm ộc trên lưng. Mẹ bạn ấy ngất đi, tỉnh lại kêu gào thảm thiết, rồi lại ngất. Anh trai bạn ấy ăn cơm xong chạy ra sông tắm, nhảy cắm đầu xuống nước mãi ko thấy lên. Mọi người lặn xuống tìm thì thấy đầu anh ấy cắm xuống bùn. Anh ấy tên là Toàn, lúc mất chẳng biết có đầy 10 tuổi không.

Mấy năm sau trở lại, bạn ấy đã có thêm 3 đứa em lít nhít nữa, toàn con gái. Bố bạn ấy chán đời, rượu chè, rồi hình như bệnh mà chết. Ngôi nhà mái bằng khang trang năm nào giờ cũ kỹ và cáu bẳn, ba đứa trẻ nhom nhem lê lết chơi trên hè, cạnh manh chiếu rách cong queo, bạn ấy gầy guộc, mặt xanh xao và nhem nhuốc.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 3)

3. Nhà bạn ấy ở chếch chếch nhà tớ, một trong những cái nhà mái bằng đầu tiên trong xóm. Bạn ấy bằng tuổi tớ, có cậu anh trai hơn một tuổi. Mẹ bạn ấy hay rán bánh rán rồi mang bỏ mối ngoài chợ. Sáng sớm tinh mơ, mẹ tớ thường sai tớ mang cái rá tre con con sang mua bánh rán. Những cái bánh rán nếp dẹt dẹt, dẻo dính răng, thơm thơm, nhân đỗ xanh tí tẹo, chỉ ngọt thoảng một cái, vừa mới vớt từ trên chảo xuống vẫn còn phúng phính nóng hổi. Bạn ấy hay ngồi rán bánh với mẹ. Bạn ấy mặt trái xoan, mắt tròn, tóc thề. Khi lớn lên, tớ vẫn nhớ bánh rán của mẹ bạn ấy, vẫn hay tìm mua bánh rán ăn. Nhưng chẳng bao giờ tìm được cái bánh rán nào ngon bằng.

Rồi một hôm cuối tuần, mẹ tớ cho ba chị em đi khách sạn ăn kem. Lúc về, trên đường dốc, chúng tớ thấy hai bác trong xóm cởi trần vác anh trai bạn ấy chạy, máu và cơm ộc trên lưng. Mẹ bạn ấy ngất đi, tỉnh lại kêu gào thảm thiết, rồi lại ngất. Anh trai bạn ấy ăn cơm xong chạy ra sông tắm, nhảy cắm đầu xuống nước mãi ko thấy lên. Mọi người lặn xuống tìm thì thấy đầu anh ấy cắm xuống bùn. Anh ấy tên là Toàn, lúc mất chẳng biết có đầy 10 tuổi không.

Mấy năm sau trở lại, bạn ấy đã có thêm 3 đứa em lít nhít nữa, toàn con gái. Bố bạn ấy chán đời, rượu chè, rồi hình như bệnh mà chết. Ngôi nhà mái bằng khang trang năm nào giờ cũ kỹ và cáu bẳn, ba đứa trẻ nhom nhem lê lết chơi trên hè, cạnh manh chiếu rách cong queo, bạn ấy gầy guộc, mặt xanh xao và nhem nhuốc.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 2)

2. Anh hàng xóm con bác Thái. Chả bao giờ thấy bác Thái trai, chỉ thấy mỗi bác Thái gái buôn bán nhì nhằng ngoài chợ, thỉnh thoảng lại say ngất ngư ngồi chửi ở đầu nhà, cạnh một cái thúng, ngay sát vách chuồng gà nhà tớ. Anh hàng xóm hay cởi trần trùng trục, người đen trũi, gánh nước thuê 100 đồng một gánh cho người trong xóm.

Anh hàng xóm thân với bọn tớ. Chúng tớ hay đổi chác cho nhau. Chúng tớ đổi cho anh ấy cá chọi, anh ấy cho chúng tớ sang vườn nhà anh ấy lấy cây về. Mấy cây bóng nước lấy về chúng tớ trồng cẩn thận trong mảnh vườn bé tí, cứ thỉnh thoảng ko vừa ý lại nhổ lên trồng sang góc khác, nên chết hết cả dù tưới tắm rất cẩn thận.

Anh hàng xóm thích chị họ tớ thỉnh thoảng nghỉ hè lại về nhà chúng tớ chơi. Chị tớ da trắng, tóc nâu, mắt to, môi đỏ, hay xung phong múa hát trong lớp sinh hoạt. Hồi bé, cứ hè về nhà chơi, đến chiều tối bạn lại gọi í ới đầu nhà “G ơi, đi sinh hoạt”. Anh ấy thể hiện tình cảm với chị họ tớ bằng cách bảo tớ “G, trên nóc cổng nhà mày có con lợn lai kinh tế”. Tớ tò mò chả hiểu tại sao trên đó lại có lợn lai kinh tế, mới trèo lên cổng ngó, hoá ra là một con ếch anh ấy bắt được lột tiệt da cho nằm ngay ngắn trong cái bao diêm.

Ngày vài bận anh hàng xóm chạy qua nhà chúng tớ, cho chúng tớ lúc thì con cào cào, lúc thì con bọ ngựa, lúc lại con châu chấu voi, con chuồn chuồn ngô, hoặc có khi chỉ để thông báo “mẹ mày sắp về rồi đấy”, để mà chúng tớ có đang giở trò nghịch gì trong nhà cũng phải thu dọn nguỵ trang cẩn thận không về mẹ tớ tét đít.

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 2)

2. Anh hàng xóm con bác Thái. Chả bao giờ thấy bác Thái trai, chỉ thấy mỗi bác Thái gái buôn bán nhì nhằng ngoài chợ, thỉnh thoảng lại say ngất ngư ngồi chửi ở đầu nhà, cạnh một cái thúng, ngay sát vách chuồng gà nhà tớ. Anh hàng xóm hay cởi trần trùng trục, người đen trũi, gánh nước thuê 100 đồng một gánh cho người trong xóm.

Anh hàng xóm thân với bọn tớ. Chúng tớ hay đổi chác cho nhau. Chúng tớ đổi cho anh ấy cá chọi, anh ấy cho chúng tớ sang vườn nhà anh ấy lấy cây về. Mấy cây bóng nước lấy về chúng tớ trồng cẩn thận trong mảnh vườn bé tí, cứ thỉnh thoảng ko vừa ý lại nhổ lên trồng sang góc khác, nên chết hết cả dù tưới tắm rất cẩn thận.

Anh hàng xóm thích chị họ tớ thỉnh thoảng nghỉ hè lại về nhà chúng tớ chơi. Chị tớ da trắng, tóc nâu, mắt to, môi đỏ, hay xung phong múa hát trong lớp sinh hoạt. Hồi bé, cứ hè về nhà chơi, đến chiều tối bạn lại gọi í ới đầu nhà “G ơi, đi sinh hoạt”. Anh ấy thể hiện tình cảm với chị họ tớ bằng cách bảo tớ “G, trên nóc cổng nhà mày có con lợn lai kinh tế”. Tớ tò mò chả hiểu tại sao trên đó lại có lợn lai kinh tế, mới trèo lên cổng ngó, hoá ra là một con ếch anh ấy bắt được lột tiệt da cho nằm ngay ngắn trong cái bao diêm.

Ngày vài bận anh hàng xóm chạy qua nhà chúng tớ, cho chúng tớ lúc thì con cào cào, lúc thì con bọ ngựa, lúc lại con châu chấu voi, con chuồn chuồn ngô, hoặc có khi chỉ để thông báo “mẹ mày sắp về rồi đấy”, để mà chúng tớ có đang giở trò nghịch gì trong nhà cũng phải thu dọn nguỵ trang cẩn thận không về mẹ tớ tét đít.

Monday, February 23, 2009

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 1)

Nous avions dix ans à peine

Tous nos jeux étaient les mêmes

Au gendarme et au voleur

Tu me visais droit au coeur

Bang bang

Hồi nhỏ, ở xóm. Xóm nằm bên một con sông. Bên kia con sông là thị xã. Cả xóm vài nóc nhà, nhà này làm gì nhà kia cũng biết hết.

1. Nhà bạn đấy ở đầu dốc, nhà tớ ở cuối dốc. Nhà bạn ấy con trai cả, rồi hai đứa con gái. Nhà tớ con gái cả, rồi hai đứa con trai. Bạn ấy hơn tớ 1 tuổi, tên là Tuấn, nhưng đầu bẹt dí nên bị gọi là Tuấn bẹt. Đứa thứ 2 kém thằng em thứ của tớ một tuổi, đứa thứ 3 kém thằng em trai út của tớ một tuổi. Hai gia đình nhận nhau làm thông gia.

Đang chơi vui vẻ, từ hồi mấy người lớn nhận nhau làm thông gia tự dưng chúng tớ bẽn lẽn hẳn. Nhà bạn ấy bán hàng nước ngay đầu dốc. Bạn ấy là anh cả nên phải ngồi bán hàng, hay cầm cái vỉ ruồi phẩy phẩy. Tớ có phải lên dốc mua kẹo cũng chỉ dám lí nhí “anh Bẹt bán cho em cái kẹo vừng”, trả tiền rồi chạy mất. Anh Bẹt thì cứ cười cười, nhận tiền chả nói năng chi, chỉ sịt mũi một cái. Cả ba anh em nhà đó mũi thò lò kinh niên. Anh Bẹt thể hiện sự chú ý bằng cách, một lần tớ đang hí húi giặt quần áo bên bờ sông, anh Bẹt đi qua liệng ngay cục vôi khô xuống nước, ngay chỗ chân tớ đứng, tớ suýt bỏng.

Thằng em thứ hai của tớ mới khổ. Nó hiền lành, cả ngày chỉ chúi mũi vào học, cái gì cũng hỏi ý kiến chị. Đến mức gặm xong miếng sườn còn hỏi ‘chị bảo thế này đã hết thịt chưa để em còn vứt đi”. Từ hồi bị chế, con bé nhà kia cay cú. Con bé nhà kia có quả trán vĩ đại, cứ dô câng ra, phần trán gấp đôi phần mặt còn lại, tóc tai phơ phất, môi mỏng, mũi thò lò. Nó chửi thằng em tớ thôi rồi. Chống nạnh chửi. Thằng em tớ mỗi lần đi bắt chuồn chuồn trên đầu dốc là mắt la mày lém chỉ sợ nó nhìn thấy nó lại chống nạnh chửi. Thằng em tớ ghét con bé kia, cứ bị chế với nó là khóc.

Thằng thứ ba thì bé quá, biết gì, người lớn bảo sao thì nó hùa theo vậy. Nó gọi con bé kia là vợ nó. Khổ cái con bé kia mới có khoảng 4, 5 tuổi gì đó, bụng ỏng, mũi thò lò, đầu đầy cứt trâu, mặt dị ứng, chả hiểu mô tê gì thỉnh thoảng cũng chống nạnh chửi cùng chị nó. Nhưng sáng chửi, chiều đã thấy anh anh em em ngọt xớt. Tóm lại, trong 3 đứa tớ, mỗi mối quan hệ của nó là cơm lành canh ngọt nhất.

Gần đây qua thông tấn xã vỉa hè tớ được biết rằng bạn ấy trong một lần chén chú chén anh với đám bạn đã thổ lộ rằng “con đấy (tức tớ) ngày xưa thích tao”. Bọn đàn ông cứ phải ảo tưởng một tí mới sống được. Tớ cũng bị vài vố đàn ông ảo tưởng kiểu này, mà toàn những thằng mình rất ghét

Chơi yêu hay chơi bắt nhau vui (phần 1)

Nous avions dix ans à peine

Tous nos jeux étaient les mêmes

Au gendarme et au voleur

Tu me visais droit au coeur

Bang bang

Hồi nhỏ, ở xóm. Xóm nằm bên một con sông. Bên kia con sông là thị xã. Cả xóm vài nóc nhà, nhà này làm gì nhà kia cũng biết hết.

1. Nhà bạn đấy ở đầu dốc, nhà tớ ở cuối dốc. Nhà bạn ấy con trai cả, rồi hai đứa con gái. Nhà tớ con gái cả, rồi hai đứa con trai. Bạn ấy hơn tớ 1 tuổi, tên là Tuấn, nhưng đầu bẹt dí nên bị gọi là Tuấn bẹt. Đứa thứ 2 kém thằng em thứ của tớ một tuổi, đứa thứ 3 kém thằng em trai út của tớ một tuổi. Hai gia đình nhận nhau làm thông gia.

Đang chơi vui vẻ, từ hồi mấy người lớn nhận nhau làm thông gia tự dưng chúng tớ bẽn lẽn hẳn. Nhà bạn ấy bán hàng nước ngay đầu dốc. Bạn ấy là anh cả nên phải ngồi bán hàng, hay cầm cái vỉ ruồi phẩy phẩy. Tớ có phải lên dốc mua kẹo cũng chỉ dám lí nhí “anh Bẹt bán cho em cái kẹo vừng”, trả tiền rồi chạy mất. Anh Bẹt thì cứ cười cười, nhận tiền chả nói năng chi, chỉ sịt mũi một cái. Cả ba anh em nhà đó mũi thò lò kinh niên. Anh Bẹt thể hiện sự chú ý bằng cách, một lần tớ đang hí húi giặt quần áo bên bờ sông, anh Bẹt đi qua liệng ngay cục vôi khô xuống nước, ngay chỗ chân tớ đứng, tớ suýt bỏng.

Thằng em thứ hai của tớ mới khổ. Nó hiền lành, cả ngày chỉ chúi mũi vào học, cái gì cũng hỏi ý kiến chị. Đến mức gặm xong miếng sườn còn hỏi ‘chị bảo thế này đã hết thịt chưa để em còn vứt đi”. Từ hồi bị chế, con bé nhà kia cay cú. Con bé nhà kia có quả trán vĩ đại, cứ dô câng ra, phần trán gấp đôi phần mặt còn lại, tóc tai phơ phất, môi mỏng, mũi thò lò. Nó chửi thằng em tớ thôi rồi. Chống nạnh chửi. Thằng em tớ mỗi lần đi bắt chuồn chuồn trên đầu dốc là mắt la mày lém chỉ sợ nó nhìn thấy nó lại chống nạnh chửi. Thằng em tớ ghét con bé kia, cứ bị chế với nó là khóc.

Thằng thứ ba thì bé quá, biết gì, người lớn bảo sao thì nó hùa theo vậy. Nó gọi con bé kia là vợ nó. Khổ cái con bé kia mới có khoảng 4, 5 tuổi gì đó, bụng ỏng, mũi thò lò, đầu đầy cứt trâu, mặt dị ứng, chả hiểu mô tê gì thỉnh thoảng cũng chống nạnh chửi cùng chị nó. Nhưng sáng chửi, chiều đã thấy anh anh em em ngọt xớt. Tóm lại, trong 3 đứa tớ, mỗi mối quan hệ của nó là cơm lành canh ngọt nhất.

Gần đây qua thông tấn xã vỉa hè tớ được biết rằng bạn ấy trong một lần chén chú chén anh với đám bạn đã thổ lộ rằng “con đấy (tức tớ) ngày xưa thích tao”. Bọn đàn ông cứ phải ảo tưởng một tí mới sống được. Tớ cũng bị vài vố đàn ông ảo tưởng kiểu này, mà toàn những thằng mình rất ghét

Thế có chết tôi ko

Hôm nọ, chat với chị bạn, chị ấy bảo “nàng trông HƠI DÊ DÊ nhưng mà rất quyến rũ, đặc biệt là nụ cười quyến rũ chết người”. Bình loạn thế có chết con nhà người ta ko.

Chính chị này hồi mình mới đi phỏng vấn ở chỗ đó, mấy ngày sau gọi điện hỏi “em có phải là cô bé có nụ cười đẹp ko?”. Mình thích cái chỗ đó vô cùng, nhưng chả nhẽ lại bảo “vâng đích thị là em đấy” thì còn gì là nhã, mà bảo “không phải em đâu ạ” thì có khi lại mất cơ hội, nên đành bảo “ơ em cũng ko biết ạ”, và được nghe chị ấy than thở một hồi trên điện thoại “khổ quá sếp cứ khăng khăng muốn gặp lại cô bé có nụ cười đẹp, mà phỏng vấn nhiều cô quá giờ ko biết là cô nào, đưa ảnh hỏi có phải cô này ko thì sếp bảo là hình như đúng”. Híc híc cái ảnh cóc gặm, chả còn cái nào thì lấy đại cái đó, đi lượn tơi tả mấy tiếng ở ngoài đường mới nhớ ra là phải chụp ảnh, mặt mũi ướt mồ hôi, hình như lại còn đeo cái bờm nhựa, sếp ko nhận ra là phải.

Tuy nhiên, ko nói về chuyện quyến rũ, đây đang nói về chuyện “trông hơi dê dê”. Quả thật nghe xong mình lịm hết cả người.

Từ trước tới giờ, toàn thấy bạn bè bảo mình ngố, chứ chưa thấy ai bảo mình trông dê dê bao giờ. Lấy ví dụ, mặc dù ví dụ hơi bậy bạ các bạn thông cảm:

Nhớ hồi học lớp 4, con Lan béo cãi nhau hình như với thằng Sinh lợn. Chả hiểu thằng Sinh lợn nói gì mà bị con Lan béo oánh cho một trận lên bờ xuống ruộng. Cô giáo vào lớp, gọi con Lan béo lên “sao em lại đánh bạn”, con Lan béo mếu máo “thưa cô thằng Sinh lợn gọi em là lìn”. Mình chả hiểu mô tê gì quay sang thằng bạn “Lìn là gì hả mày?”, thằng bạn giơ ngay tay “thưa cô bạn G nói bậy”.

Hồi lớp 9, một lần cả lũ con trai con gái ngồi nói chuyện, mình cũng hóng hớt chõ mũi vào nghe. Một con bạn mình bảo “thằng đấy bé tí”, một thằng bạn bảo luôn “nó bé nhưng cái gié nó to mày ơi”. Mình lại hỏi “Cái gié là cái gì thế hả mày?”, thằng bạn bảo “thôi bà im đi cho được việc”. Mới đầu bọn bạn còn tưởng mình giả vờ ngây thơ cụ. Tuy nhiên sau nhiều vố như thế thì chúng nó mới tin rằng mình quả thật ngố đến mức có thể cắm đuôi đuổi vào rừng được, và chúng nó từ đó chả thèm đoái hoài đến những câu hỏi ngẩn ngơ của mình nữa.

Đến tận bây giờ, ngay cả khi mọi người có kể một câu chuyện tục mà thanh thanh mà tục nào đó ra, mọi người cười hết cả hơi rồi mà mình vẫn chả hiểu mô tê gì. Phần vì chả hiểu, phần vì ko thích, anh nào cứ tục tục một cái là mình lảng.

Thật đấy, mình quả thật rất chi là tong tắng, các anh ngày xưa theo đuổi mình toàn có ấn tượng rằng mình rất ngoan hiền, hơi nạnh nùng một tý nhưng shâu shắc và lễ phép thì thôi rồi. Sau cũng nhiều anh vỡ mộng hình tượng đẹp, cái chính là phát hiện ra em chả sâu sắc tẹo nào, nhưng mà chưa có anh nào bảo mình “trông dê dê”.

Chả hiểu mình có “trông dê dê” thật ko, hay bà bạn già cứ nói thế để đì đọt?

Mình thỏ non chứ, dê diếc gì, mình tin là như thế.

Thế có chết tôi ko

Hôm nọ, chat với chị bạn, chị ấy bảo “nàng trông HƠI DÊ DÊ nhưng mà rất quyến rũ, đặc biệt là nụ cười quyến rũ chết người”. Bình loạn thế có chết con nhà người ta ko.

Chính chị này hồi mình mới đi phỏng vấn ở chỗ đó, mấy ngày sau gọi điện hỏi “em có phải là cô bé có nụ cười đẹp ko?”. Mình thích cái chỗ đó vô cùng, nhưng chả nhẽ lại bảo “vâng đích thị là em đấy” thì còn gì là nhã, mà bảo “không phải em đâu ạ” thì có khi lại mất cơ hội, nên đành bảo “ơ em cũng ko biết ạ”, và được nghe chị ấy than thở một hồi trên điện thoại “khổ quá sếp cứ khăng khăng muốn gặp lại cô bé có nụ cười đẹp, mà phỏng vấn nhiều cô quá giờ ko biết là cô nào, đưa ảnh hỏi có phải cô này ko thì sếp bảo là hình như đúng”. Híc híc cái ảnh cóc gặm, chả còn cái nào thì lấy đại cái đó, đi lượn tơi tả mấy tiếng ở ngoài đường mới nhớ ra là phải chụp ảnh, mặt mũi ướt mồ hôi, hình như lại còn đeo cái bờm nhựa, sếp ko nhận ra là phải.

Tuy nhiên, ko nói về chuyện quyến rũ, đây đang nói về chuyện “trông hơi dê dê”. Quả thật nghe xong mình lịm hết cả người.

Từ trước tới giờ, toàn thấy bạn bè bảo mình ngố, chứ chưa thấy ai bảo mình trông dê dê bao giờ. Lấy ví dụ, mặc dù ví dụ hơi bậy bạ các bạn thông cảm:

Nhớ hồi học lớp 4, con Lan béo cãi nhau hình như với thằng Sinh lợn. Chả hiểu thằng Sinh lợn nói gì mà bị con Lan béo oánh cho một trận lên bờ xuống ruộng. Cô giáo vào lớp, gọi con Lan béo lên “sao em lại đánh bạn”, con Lan béo mếu máo “thưa cô thằng Sinh lợn gọi em là lìn”. Mình chả hiểu mô tê gì quay sang thằng bạn “Lìn là gì hả mày?”, thằng bạn giơ ngay tay “thưa cô bạn G nói bậy”.

Hồi lớp 9, một lần cả lũ con trai con gái ngồi nói chuyện, mình cũng hóng hớt chõ mũi vào nghe. Một con bạn mình bảo “thằng đấy bé tí”, một thằng bạn bảo luôn “nó bé nhưng cái gié nó to mày ơi”. Mình lại hỏi “Cái gié là cái gì thế hả mày?”, thằng bạn bảo “thôi bà im đi cho được việc”. Mới đầu bọn bạn còn tưởng mình giả vờ ngây thơ cụ. Tuy nhiên sau nhiều vố như thế thì chúng nó mới tin rằng mình quả thật ngố đến mức có thể cắm đuôi đuổi vào rừng được, và chúng nó từ đó chả thèm đoái hoài đến những câu hỏi ngẩn ngơ của mình nữa.

Đến tận bây giờ, ngay cả khi mọi người có kể một câu chuyện tục mà thanh thanh mà tục nào đó ra, mọi người cười hết cả hơi rồi mà mình vẫn chả hiểu mô tê gì. Phần vì chả hiểu, phần vì ko thích, anh nào cứ tục tục một cái là mình lảng.

Thật đấy, mình quả thật rất chi là tong tắng, các anh ngày xưa theo đuổi mình toàn có ấn tượng rằng mình rất ngoan hiền, hơi nạnh nùng một tý nhưng shâu shắc và lễ phép thì thôi rồi. Sau cũng nhiều anh vỡ mộng hình tượng đẹp, cái chính là phát hiện ra em chả sâu sắc tẹo nào, nhưng mà chưa có anh nào bảo mình “trông dê dê”.

Chả hiểu mình có “trông dê dê” thật ko, hay bà bạn già cứ nói thế để đì đọt?

Mình thỏ non chứ, dê diếc gì, mình tin là như thế.

Sunday, February 22, 2009

Entry for February 23, 2009

Gọi điện thoại cho cửa hàng cá gần nhà mang đến cho một khúc cá. Bà Nuôi nhìn khúc cá bằng cái lòng bàn tay, rồi nhìn hoá đơn, la hoảng “trời ơi đắt chi đắt dữ vậy trời, chừng này tiền ở VN ăn chết bà cố nội”.

Công nhận cuộc sống ở NYC quá đắt đỏ. Một chị bạn lấy chồng ngoại giao Tây Ban Nha sau khi nghe mình mô tả sơ sơ các chi phí đã từ bỏ luôn ý định đi nhiệm kỳ ở NY.

Riêng tiền học cho chú Bình Nguyên đã gần 3000us/tháng, còn chưa kể trung bình cứ một tuần một lần lại phải đóng góp nhân dịp gì đó. Nhà mình có mỗi một đứa còn nhăn nhó, có nhà còn 3 đứa một lúc thì xoay kiểu gì, chẳng nhẽ ko cho con đi học.

Gần đây nói chuyện với mẹ của một cô bé học cùng lớp Bình Nguyên. Chị ấy bảo cả hai vợ chồng đều làm ngạch tài chính. Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chồng chị ấy, học thạc sĩ ngành tài chính ở Columbia ra, mà còn bị sa thải. Giờ còn mỗi vợ làm việc, chồng ở nhà chăm 3 con. Ngày trước hẳn là họ tổng thu nhập cực cao, giờ thêm vợ mất việc nữa thì ko biết sống bằng gì. Nhìn anh chồng ngày trước có thể kiếm tiền triệu giờ hai tay hai bình sữa cho hai đứa bé sinh đôi ăn, hai đứa bé mới được 8 tháng tuổi, thấy thương thương. Chị vợ bảo mình “tôi sợ lắm, Citibank nơi tôi làm vẫn tiếp tục sa thải người. Chính ra Citibank cũng sụp rồi nếu chính phủ ko rót tiền cứu, vì lý do duy nhất là nếu một định chế tài chính toàn cầu như Citibank sụp thì sẽ kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Mẹ một bạn khác của chú Bình Nguyên thì bảo “chồng tôi giờ đi cuốc taxi hết vài đô cũng ko chịu, toàn đi tàu điện ngầm, kể cả là nửa đêm”.

Hôm nọ trời nắng ấm dẫn Bình Nguyên ra công viên. Ông chọi con sau khi chạy nhảy đạp xe như hoá rồ được hai tiếng thì bảo “mamma dẫn Lê đi ăn nhà hàng đi mamma ơi”. Lại cho đi ăn nhà hàng. Bà Nuôi và chú Bình Nguyên thịt hết hai cái bánh pizza to. Hai bà cháu nhà này thích bánh pizza, bao nhiêu cũng chiến hết. Mình thỉnh thoảng gọi pizza, rồi tích trữ vào tủ đá định khi nào đói lấy ra ăn. 10 lần mở ra thì 9 lần thấy kho bánh dự trữ hết sạch bách từ đời nào.

Các nhà hàng của NYC cũng ko còn đông đúc như trước. Cái nhà hàng mình dẫn hai bà cháu BN đến, thường vào giờ ăn trưa thì phải xếp hàng đợi đến lượt, hoặc phải lấy tên chồng ra để được ưu tiên, thế mà giờ vắng teo cả vào lúc cao điểm. Người NYC ko phải là ko còn tiền nữa, mà là quá lo sợ về một tương lai bất ổn, nên bắt đầu thắt lưng buộc bụng.

Trong bối cảnh này, ai còn có việc làm ổn định, thì nên cảm thấy vô cùng may mắn.

Entry for February 23, 2009

Gọi điện thoại cho cửa hàng cá gần nhà mang đến cho một khúc cá. Bà Nuôi nhìn khúc cá bằng cái lòng bàn tay, rồi nhìn hoá đơn, la hoảng “trời ơi đắt chi đắt dữ vậy trời, chừng này tiền ở VN ăn chết bà cố nội”.

Công nhận cuộc sống ở NYC quá đắt đỏ. Một chị bạn lấy chồng ngoại giao Tây Ban Nha sau khi nghe mình mô tả sơ sơ các chi phí đã từ bỏ luôn ý định đi nhiệm kỳ ở NY.

Riêng tiền học cho chú Bình Nguyên đã gần 3000us/tháng, còn chưa kể trung bình cứ một tuần một lần lại phải đóng góp nhân dịp gì đó. Nhà mình có mỗi một đứa còn nhăn nhó, có nhà còn 3 đứa một lúc thì xoay kiểu gì, chẳng nhẽ ko cho con đi học.

Gần đây nói chuyện với mẹ của một cô bé học cùng lớp Bình Nguyên. Chị ấy bảo cả hai vợ chồng đều làm ngạch tài chính. Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, chồng chị ấy, học thạc sĩ ngành tài chính ở Columbia ra, mà còn bị sa thải. Giờ còn mỗi vợ làm việc, chồng ở nhà chăm 3 con. Ngày trước hẳn là họ tổng thu nhập cực cao, giờ thêm vợ mất việc nữa thì ko biết sống bằng gì. Nhìn anh chồng ngày trước có thể kiếm tiền triệu giờ hai tay hai bình sữa cho hai đứa bé sinh đôi ăn, hai đứa bé mới được 8 tháng tuổi, thấy thương thương. Chị vợ bảo mình “tôi sợ lắm, Citibank nơi tôi làm vẫn tiếp tục sa thải người. Chính ra Citibank cũng sụp rồi nếu chính phủ ko rót tiền cứu, vì lý do duy nhất là nếu một định chế tài chính toàn cầu như Citibank sụp thì sẽ kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

Mẹ một bạn khác của chú Bình Nguyên thì bảo “chồng tôi giờ đi cuốc taxi hết vài đô cũng ko chịu, toàn đi tàu điện ngầm, kể cả là nửa đêm”.

Hôm nọ trời nắng ấm dẫn Bình Nguyên ra công viên. Ông chọi con sau khi chạy nhảy đạp xe như hoá rồ được hai tiếng thì bảo “mamma dẫn Lê đi ăn nhà hàng đi mamma ơi”. Lại cho đi ăn nhà hàng. Bà Nuôi và chú Bình Nguyên thịt hết hai cái bánh pizza to. Hai bà cháu nhà này thích bánh pizza, bao nhiêu cũng chiến hết. Mình thỉnh thoảng gọi pizza, rồi tích trữ vào tủ đá định khi nào đói lấy ra ăn. 10 lần mở ra thì 9 lần thấy kho bánh dự trữ hết sạch bách từ đời nào.

Các nhà hàng của NYC cũng ko còn đông đúc như trước. Cái nhà hàng mình dẫn hai bà cháu BN đến, thường vào giờ ăn trưa thì phải xếp hàng đợi đến lượt, hoặc phải lấy tên chồng ra để được ưu tiên, thế mà giờ vắng teo cả vào lúc cao điểm. Người NYC ko phải là ko còn tiền nữa, mà là quá lo sợ về một tương lai bất ổn, nên bắt đầu thắt lưng buộc bụng.

Trong bối cảnh này, ai còn có việc làm ổn định, thì nên cảm thấy vô cùng may mắn.

Friday, February 20, 2009

Người vợ thảo hiền

Sáng thứ 7 thong thả, mình hoan hỉ định khui quả dưa ra chén. Đang tay dao tay thớt thì thấy bố con Bình Nguyên đã xếp hàng sau lưng tự khi nào, mỗi người đều trang bị bát và dĩa đầy đủ, bộ dạng vô cùng sẵn sàng. Từ đó, mình cứ cắt ra đến đâu là tự động lấy đi ăn đến đấy, thậm chí còn chả cần mời. Mình ko chén nhanh có khi chỉ còn lại vỏ.

Thế mà nếu cứ để quả dưa còn vỏ chín nẫu ra đấy thì cũng sẽ ko ai động đến. Nhà này rất lạ, các loại quả gọt ra đến đâu hết đến đấy, nhưng ko gọt thì cả tuần vẫn còn nguyên.

Nhà mình nghèo, lại là con cả, nên cái gì cũng phải làm. Bố Bình Nguyên là con út, được chiều từ bé, chỉ ăn chơi ko phải động chân động tay vào cái gì bao giờ. Gần 4 sập mà lúc nhìn thấy quả kiwi còn hỏi “quả gì đây”, “kiwi chứ quả gì, anh ăn kiwi suốt giờ còn hỏi”, “ừ nhưng lần đầu tiên anh nhìn thấy nó còn vỏ thế này, mọi khi anh chỉ nhìn thấy nó đã gọt và bày lên đĩa”. Chã đến thế là cùng. Bạn nào chuẩn bị lấy chồng chú ý cái khoản Chã này hộ tớ cái.

Còn chưa kể, để bố chú gọt hoa quả thì đúng là ko còn cái gì mà ăn. Nhờ gọt táo một lần gọt lê một lần, lóng nga lóng ngóng, phần ngon nhất thì gọt đi hết, hai bố con ngồi ăn lõi, lần sau cạch luôn chả dám nhờ.

Bà Nuôi thì như thiên lôi, chỉ đâu đánh đấy. Sáng vừa ăn sáng xong bà Nuôi hỏi luôn “trưa nay ăn gì cô”, trưa vừa ăn trưa xong bà Nuôi lại hỏi “chiều nay ăn gì cô”, chiều vừa ăn chiều xong thì bà Nuôi lại hỏi luôn “sáng mai ăn gì cô”.

Mình mát tính, chả mấy khi cáu. Nhiều lúc hoàn toàn chả cáu gì nhưng cứ phải làm mặt cáu nhặng lên ko thì thiên hạ tưởng mình dễ dãi đâm ra lại muốn trèo lên đầu mình ngồi cho mát thì hỏng. Trong vài cái lần hiếm hoi nổi cáu thì phải đến quá nửa là cáu làm phép như thế.

Cũng may cho giai vớ được NGƯỜI VỢ THẢO HIỀN, chứ lại vớ phải một con Tây cứ mở miệng ra là nam nữ bình quyền thì chắc bị nó đánh cho như quạt chả suốt ngày.

Người vợ thảo hiền

Sáng thứ 7 thong thả, mình hoan hỉ định khui quả dưa ra chén. Đang tay dao tay thớt thì thấy bố con Bình Nguyên đã xếp hàng sau lưng tự khi nào, mỗi người đều trang bị bát và dĩa đầy đủ, bộ dạng vô cùng sẵn sàng. Từ đó, mình cứ cắt ra đến đâu là tự động lấy đi ăn đến đấy, thậm chí còn chả cần mời. Mình ko chén nhanh có khi chỉ còn lại vỏ.

Thế mà nếu cứ để quả dưa còn vỏ chín nẫu ra đấy thì cũng sẽ ko ai động đến. Nhà này rất lạ, các loại quả gọt ra đến đâu hết đến đấy, nhưng ko gọt thì cả tuần vẫn còn nguyên.

Nhà mình nghèo, lại là con cả, nên cái gì cũng phải làm. Bố Bình Nguyên là con út, được chiều từ bé, chỉ ăn chơi ko phải động chân động tay vào cái gì bao giờ. Gần 4 sập mà lúc nhìn thấy quả kiwi còn hỏi “quả gì đây”, “kiwi chứ quả gì, anh ăn kiwi suốt giờ còn hỏi”, “ừ nhưng lần đầu tiên anh nhìn thấy nó còn vỏ thế này, mọi khi anh chỉ nhìn thấy nó đã gọt và bày lên đĩa”. Chã đến thế là cùng. Bạn nào chuẩn bị lấy chồng chú ý cái khoản Chã này hộ tớ cái.

Còn chưa kể, để bố chú gọt hoa quả thì đúng là ko còn cái gì mà ăn. Nhờ gọt táo một lần gọt lê một lần, lóng nga lóng ngóng, phần ngon nhất thì gọt đi hết, hai bố con ngồi ăn lõi, lần sau cạch luôn chả dám nhờ.

Bà Nuôi thì như thiên lôi, chỉ đâu đánh đấy. Sáng vừa ăn sáng xong bà Nuôi hỏi luôn “trưa nay ăn gì cô”, trưa vừa ăn trưa xong bà Nuôi lại hỏi “chiều nay ăn gì cô”, chiều vừa ăn chiều xong thì bà Nuôi lại hỏi luôn “sáng mai ăn gì cô”.

Mình mát tính, chả mấy khi cáu. Nhiều lúc hoàn toàn chả cáu gì nhưng cứ phải làm mặt cáu nhặng lên ko thì thiên hạ tưởng mình dễ dãi đâm ra lại muốn trèo lên đầu mình ngồi cho mát thì hỏng. Trong vài cái lần hiếm hoi nổi cáu thì phải đến quá nửa là cáu làm phép như thế.

Cũng may cho giai vớ được NGƯỜI VỢ THẢO HIỀN, chứ lại vớ phải một con Tây cứ mở miệng ra là nam nữ bình quyền thì chắc bị nó đánh cho như quạt chả suốt ngày.

Vatican

Tuần trước Archbishop Celestino Migliore, đại sứ của Giáo hoàng tại Liên hiệp quốc, quyết định nấu một bữa đặc sản vùng miền và mời một số nhân vật đến thưởng thức. Phần reception bắt đầu từ 7h30, dinner 8h30. Tuy nhiên vì quy mô buổi ăn tối nhỏ và chức vị quan trọng của chủ nhà nên khoảng 7h30 khách đã lục tục đến hết. Mình chân chùng chân duỗi đợi chàng trước cửa vì chàng còn đi đá bóng. Mọi người đến bắt tay chào hỏi rối rít, mình đâm ra lại giống receptionist.

Ở một bàn tiệc ngoại giao, chỉ cần nhìn vị trí ngồi là biết cấp bậc của khách. Việc phân ngôi thứ chuẩn không những giúp khách biết được vai vế của nhau mà còn giúp đội ngũ phục vụ phục vụ đúng trình tự ngay cả khi không biết khách là ai. Ở một bàn tiệc ngoại giao việc phục vụ đúng trình tự rất quan trọng vì nó thể hiện sự kính trọng đối với cấp bậc và trình độ của người phục vụ (cũng chính là thể hiện đẳng cấp của chủ nhà). Việc phân chỗ ngồi nhất là với những bàn tiệc lớn là công việc nhạy cảm vì chỉ cần sai lệch đi một chút, những vị khách khó tính có thể để bụng, mất quan hệ, thậm chí còn có thể bỏ về.

Bên cạnh đó, đẳng cấp của chủ nhà còn thể hiện ở những gì bày trên bàn tiệc. Ví dụ, khăn bàn và khăn ăn có đẹp ko, có cứng cáp không, hay lại mềm nhèo nhẽo cầm trên tay như cầm bánh đa ướt, bộ dao thìa dĩa và đĩa lót có phải bằng bạc nặng trịch và được đánh cho sáng loáng lên ko, bộ đĩa ăn có phải là một bộ đĩa có giá trị, ví dụ cả trăm năm tuổi sánh ngang với các bộ đĩa trong bảo tàng, thậm chí còn quý hơn, hay ko, ly cốc thế nào, chân nến ra sao, hoa cắm ra sao, dao thìa dĩa ly cốc bày có đúng quy định hay ko vv và vv. Thường là cùng trong giới thì mới để ý và khâm phục những điểm này, còn người ngoài giới thì chỉ thấy đẹp là đủ.

Lại nói về Vatican, gần đây, tình cờ đọc một blog entry của một nhà báo, nghe nói là có tiếng nhưng mình ko biết ông/anh/chị này, về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN với Vatican, ấn tượng nhất là câu “Vatican cần VN chứ VN ko cần Vatican”. VN oách thật. Đại diện cho trí thức nước nhà đây sao?

Người ta càng có tầm thế thì càng hào sảng, bặt thiệp, vui vẻ, hợp tác. Mình càng lìu tìu càng bất hợp tác và “stink” như chuột chù.

Tưởng chỉ có những nhân vật kiểu Armadinejad mới phát ngôn ra những câu ngông cuồng hiếu chiến, tính ko có lại có tướng, làm cái cớ cho người đời cười cợt.

Và dị hợm nhất là những anh chàng đến thế kỷ nào rồi mà trông vẫn thế kia?

Có cái ảnh hài hài, post mãi mà ko được. Củ chuối thật :-(

Vatican

Tuần trước Archbishop Celestino Migliore, đại sứ của Giáo hoàng tại Liên hiệp quốc, quyết định nấu một bữa đặc sản vùng miền và mời một số nhân vật đến thưởng thức. Phần reception bắt đầu từ 7h30, dinner 8h30. Tuy nhiên vì quy mô buổi ăn tối nhỏ và chức vị quan trọng của chủ nhà nên khoảng 7h30 khách đã lục tục đến hết. Mình chân chùng chân duỗi đợi chàng trước cửa vì chàng còn đi đá bóng. Mọi người đến bắt tay chào hỏi rối rít, mình đâm ra lại giống receptionist.

Ở một bàn tiệc ngoại giao, chỉ cần nhìn vị trí ngồi là biết cấp bậc của khách. Việc phân ngôi thứ chuẩn không những giúp khách biết được vai vế của nhau mà còn giúp đội ngũ phục vụ phục vụ đúng trình tự ngay cả khi không biết khách là ai. Ở một bàn tiệc ngoại giao việc phục vụ đúng trình tự rất quan trọng vì nó thể hiện sự kính trọng đối với cấp bậc và trình độ của người phục vụ (cũng chính là thể hiện đẳng cấp của chủ nhà). Việc phân chỗ ngồi nhất là với những bàn tiệc lớn là công việc nhạy cảm vì chỉ cần sai lệch đi một chút, những vị khách khó tính có thể để bụng, mất quan hệ, thậm chí còn có thể bỏ về.

Bên cạnh đó, đẳng cấp của chủ nhà còn thể hiện ở những gì bày trên bàn tiệc. Ví dụ, khăn bàn và khăn ăn có đẹp ko, có cứng cáp không, hay lại mềm nhèo nhẽo cầm trên tay như cầm bánh đa ướt, bộ dao thìa dĩa và đĩa lót có phải bằng bạc nặng trịch và được đánh cho sáng loáng lên ko, bộ đĩa ăn có phải là một bộ đĩa có giá trị, ví dụ cả trăm năm tuổi sánh ngang với các bộ đĩa trong bảo tàng, thậm chí còn quý hơn, hay ko, ly cốc thế nào, chân nến ra sao, hoa cắm ra sao, dao thìa dĩa ly cốc bày có đúng quy định hay ko vv và vv. Thường là cùng trong giới thì mới để ý và khâm phục những điểm này, còn người ngoài giới thì chỉ thấy đẹp là đủ.

Lại nói về Vatican, gần đây, tình cờ đọc một blog entry của một nhà báo, nghe nói là có tiếng nhưng mình ko biết ông/anh/chị này, về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN với Vatican, ấn tượng nhất là câu “Vatican cần VN chứ VN ko cần Vatican”. VN oách thật. Đại diện cho trí thức nước nhà đây sao?

Người ta càng có tầm thế thì càng hào sảng, bặt thiệp, vui vẻ, hợp tác. Mình càng lìu tìu càng bất hợp tác và “stink” như chuột chù.

Tưởng chỉ có những nhân vật kiểu Armadinejad mới phát ngôn ra những câu ngông cuồng hiếu chiến, tính ko có lại có tướng, làm cái cớ cho người đời cười cợt.

Và dị hợm nhất là những anh chàng đến thế kỷ nào rồi mà trông vẫn thế kia?

Có cái ảnh hài hài, post mãi mà ko được. Củ chuối thật :-(

Wednesday, February 18, 2009

Sự thật mất nòng

Chuyện nhất

Chồng: em yêu, trông anh có đẹp trai không?

Vợ (trả lời tắp lự): có anh yêu ạ (chồng im lìm vẻ rất hài lòng)

Vợ (lơ đãng nghĩ ngợi rồi tự nhiên tâm sự): anh ạ, em nhẹ hết cả người khi thấy trán con gái mình tóc mọc ra rồi

Chồng: I see your link of thoughts. Don’t be so transparent

Nói xong dỗi luôn.

Chuyện nhì

Chồng: em yêu, anh có hài hước ko?

Vợ: có, when you don’t mean to be

Chồng dỗi luôn

Chuyện tam

Vợ (lay lay hai cái loa ngật ngưỡng ở góc phòng): anh ơi, nhân loại tiến hoá mấy chục năm rồi, mà sao anh vẫn giữ hai con khủng long này ở đây làm gì?

Chồng: nhưng nó vẫn dùng tốt mà

Vợ: sao lại có người ko chịu tiến hoá thế nhỉ. Anh cũng giống những đồng chí cộng sản, rất cản trở cho quá trình tiến hoá chung của nhân loại nhưng lại cứ tưởng mình hay lắm.

Chồng lại dỗi luôn.

Chuyện tứ

Chồng (ngắm nghía ảnh chiếc xe đua Ténéré màu xanh dương) em thấy cái xe này đẹp không?

Vợ: em ko hiểu sao anh lại mua cái xe đó trong khi anh đã có một cái giống hệt màu đỏ rồi

Chồng (tảng lờ): em thấy khi anh ngồi trên cái xe này trông anh có hay ko?

Vợ (không nói gì, một lúc sau à lên) à ngày xưa bố em đi cái xe to quá so với người, mẹ em đứng nhìn bảo là trông giống con nhái ôm quả bí (mình bình loạn xong thì cũng quên biến, quay ra mải mê blogging tiếp)

Chồng (im lặng chết chóc một lúc, rồi quay sang hoạnh hoẹ): sao em bảo anh giống con nhái ôm quả bí?

Nói xong dỗi luôn.

Nhiều chuyện lắm. Kể ko thể hết

Sự thật mất nòng

Chuyện nhất

Chồng: em yêu, trông anh có đẹp trai không?

Vợ (trả lời tắp lự): có anh yêu ạ (chồng im lìm vẻ rất hài lòng)

Vợ (lơ đãng nghĩ ngợi rồi tự nhiên tâm sự): anh ạ, em nhẹ hết cả người khi thấy trán con gái mình tóc mọc ra rồi

Chồng: I see your link of thoughts. Don’t be so transparent

Nói xong dỗi luôn.

Chuyện nhì

Chồng: em yêu, anh có hài hước ko?

Vợ: có, when you don’t mean to be

Chồng dỗi luôn

Chuyện tam

Vợ (lay lay hai cái loa ngật ngưỡng ở góc phòng): anh ơi, nhân loại tiến hoá mấy chục năm rồi, mà sao anh vẫn giữ hai con khủng long này ở đây làm gì?

Chồng: nhưng nó vẫn dùng tốt mà

Vợ: sao lại có người ko chịu tiến hoá thế nhỉ. Anh cũng giống những đồng chí cộng sản, rất cản trở cho quá trình tiến hoá chung của nhân loại nhưng lại cứ tưởng mình hay lắm.

Chồng lại dỗi luôn.

Chuyện tứ

Chồng (ngắm nghía ảnh chiếc xe đua Ténéré màu xanh dương) em thấy cái xe này đẹp không?

Vợ: em ko hiểu sao anh lại mua cái xe đó trong khi anh đã có một cái giống hệt màu đỏ rồi

Chồng (tảng lờ): em thấy khi anh ngồi trên cái xe này trông anh có hay ko?

Vợ (không nói gì, một lúc sau à lên) à ngày xưa bố em đi cái xe to quá so với người, mẹ em đứng nhìn bảo là trông giống con nhái ôm quả bí (mình bình loạn xong thì cũng quên biến, quay ra mải mê blogging tiếp)

Chồng (im lặng chết chóc một lúc, rồi quay sang hoạnh hoẹ): sao em bảo anh giống con nhái ôm quả bí?

Nói xong dỗi luôn.

Nhiều chuyện lắm. Kể ko thể hết

Tuesday, February 17, 2009

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 63) hay Hàng ngàn câu hỏi tại sao

Dạo này cả nhà chú Bình Nguyên thống khổ vì hàng nghìn câu hỏi tại sao của chú. Mẹ chú đang bị ảnh hưởng blog toàn bài hát biên giới nên mới véo von “chiều mưa biên giới anh đi về đâu” thì bị chú hỏi luôn “mamma ơi tại shao mưa anh còn đi đâu thế tại shao anh ko đi về nhà?”. Cụt cả hứng còn hát hò giề. Còn sáng nay, mẹ chú hát,

- Và chúng mình yêu nhau bắt đầu từ dạo ấy

- (chú hỏi luôn) tại shao chúng mình yêu nhau hả mamma?

- (tảng lờ hát tiếp) em đi vào xưởng máy khi trời còn hơi sương

- (lại hỏi luôn) Shưởng máy là cái gì thế hả mamma, em đi vào shưởng máy làm gì?

- (giả điếc) và anh lại ra đi vui như ngày hội

- (chồm lên vặn mặt mẹ ra hỏi) anh ra đi đâu đấy hả mamma, tại shao anh ra đi anh lại vui thế?

- (vẫn giả điếc hát nốt) mùa xuân biên giới, súng anh canh trời xa

- (nôn nóng lắm rồi) mamma ơi tại shao shúng anh canh trời xa thế?

- Ơ sao Lê nghếch thế nhỉ, súng anh mà ko canh trời xa thì địch nó vào nó chiếm hết nhà chứ còn gì

- Tại shao địch nó lại vào nó chiếm hết nhà hả mamma?

- Ơ thì cũng như nhà Lê mà ko có khoá thì trộm nó vào nó khuân sạch ấy

- Tại shao trộm nó lại vào thế hả mamma?

- Trộm nó ở khắp nơi, mình ko cẩn thận là nó vào luôn con ạ

- Tại shao trộm nó ở khắp nơi mà Lê không nhìn thấy trộm mamma?

Càng trả lời càng chết. Nhiều lúc mẹ chú nổi cùn lên mẹ chú doạ "thôi Lê mà cứ hỏi linh tinh mamma cáu lên mamma cắn cho Lê một phát thôi thế là thôi Lê chết queo luôn", thì lại bị hỏi luôn hai câu "tại shao mamma lại cắn Lê tại shao Lê lại chết keo thế hả mamma?" . Thế thì có gọi là khóc ra tiếng mán không

Bác sĩ của chú Bình Nguyên cũng bị một vố. Mẹ mang chú đến bác sĩ, chú nhìn bác sĩ một hồi rồi quay sang bảo mẹ “mamma ơi, Lê thích bác shí lắm nhưng tại shao bác shí lại ko đội cái bác shí?”. Mẹ chú quay sang dịch cho bác sĩ nghe, bác sĩ quay sang chú ra vẻ rất dịu dàng tâm lý “cháu nói rất đúng, ta đã đặt mua chiếc mũ đó và sang năm ta sẽ có chiếc mũ đó để đội”. Chú hỏi luôn “tại shao lại shang năm thế?”. Mẹ chú phải vội vàng dắt chú về trước khi chú quay cho bác sĩ một trận thất điên bát đảo. Bác sĩ khen chú tư duy tốt vì đã đặt được câu hỏi “why next year”. Bác sĩ trông thế mà chả biết gì về trẻ con, tầm này động cái gì chú chả hỏi “tại shao”, chứ tư duy tư diếc gì.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 63) hay Hàng ngàn câu hỏi tại sao

Dạo này cả nhà chú Bình Nguyên thống khổ vì hàng nghìn câu hỏi tại sao của chú. Mẹ chú đang bị ảnh hưởng blog toàn bài hát biên giới nên mới véo von “chiều mưa biên giới anh đi về đâu” thì bị chú hỏi luôn “mamma ơi tại shao mưa anh còn đi đâu thế tại shao anh ko đi về nhà?”. Cụt cả hứng còn hát hò giề. Còn sáng nay, mẹ chú hát,

- Và chúng mình yêu nhau bắt đầu từ dạo ấy

- (chú hỏi luôn) tại shao chúng mình yêu nhau hả mamma?

- (tảng lờ hát tiếp) em đi vào xưởng máy khi trời còn hơi sương

- (lại hỏi luôn) Shưởng máy là cái gì thế hả mamma, em đi vào shưởng máy làm gì?

- (giả điếc) và anh lại ra đi vui như ngày hội

- (chồm lên vặn mặt mẹ ra hỏi) anh ra đi đâu đấy hả mamma, tại shao anh ra đi anh lại vui thế?

- (vẫn giả điếc hát nốt) mùa xuân biên giới, súng anh canh trời xa

- (nôn nóng lắm rồi) mamma ơi tại shao shúng anh canh trời xa thế?

- Ơ sao Lê nghếch thế nhỉ, súng anh mà ko canh trời xa thì địch nó vào nó chiếm hết nhà chứ còn gì

- Tại shao địch nó lại vào nó chiếm hết nhà hả mamma?

- Ơ thì cũng như nhà Lê mà ko có khoá thì trộm nó vào nó khuân sạch ấy

- Tại shao trộm nó lại vào thế hả mamma?

- Trộm nó ở khắp nơi, mình ko cẩn thận là nó vào luôn con ạ

- Tại shao trộm nó ở khắp nơi mà Lê không nhìn thấy trộm mamma?

Càng trả lời càng chết. Nhiều lúc mẹ chú nổi cùn lên mẹ chú doạ "thôi Lê mà cứ hỏi linh tinh mamma cáu lên mamma cắn cho Lê một phát thôi thế là thôi Lê chết queo luôn", thì lại bị hỏi luôn hai câu "tại shao mamma lại cắn Lê tại shao Lê lại chết keo thế hả mamma?" . Thế thì có gọi là khóc ra tiếng mán không

Bác sĩ của chú Bình Nguyên cũng bị một vố. Mẹ mang chú đến bác sĩ, chú nhìn bác sĩ một hồi rồi quay sang bảo mẹ “mamma ơi, Lê thích bác shí lắm nhưng tại shao bác shí lại ko đội cái bác shí?”. Mẹ chú quay sang dịch cho bác sĩ nghe, bác sĩ quay sang chú ra vẻ rất dịu dàng tâm lý “cháu nói rất đúng, ta đã đặt mua chiếc mũ đó và sang năm ta sẽ có chiếc mũ đó để đội”. Chú hỏi luôn “tại shao lại shang năm thế?”. Mẹ chú phải vội vàng dắt chú về trước khi chú quay cho bác sĩ một trận thất điên bát đảo. Bác sĩ khen chú tư duy tốt vì đã đặt được câu hỏi “why next year”. Bác sĩ trông thế mà chả biết gì về trẻ con, tầm này động cái gì chú chả hỏi “tại shao”, chứ tư duy tư diếc gì.

Sunday, February 15, 2009

Tuần lễ thời trang New York

Tối thứ 6 đi xem trình diễn thời trang với bà chủ nhà. Bà ấy thừa một vé vì ông chủ nhà năm ngoái sau khi xem xong bình luận một câu “much ado about nothing”, năm nay mời ông ấy chả đi nữa.

Thế là hai bà cháu ăn mặc trang điểm hoành tráng rồi lon ton ra đi. Tuần lễ thời trang NY năm nào cũng tổ chức ở công viên Bryant gần nhà, đi rất tiện.

Đi để hưởng cái không khí phù phiếm rất New York với váy đẹp, giày đẹp, túi đẹp, những cặp chân săn thon rám nâu, những cặp mắt dày mascara và bóng mắt huyền ảo, những kiểu tóc sexy, tiếng nhạc thời thượng, để cho mùa đông bớt chán ngán một chút. Chứ đúng như lời ông chủ nhà nói, “cứ nhắng hết cả lên mà chả cái gì ra cái gì”. Trình diễn có 20 phút mà chuẩn bị hàng tiếng, bảo vệ toàn những anh cao to đen hôi kềnh càng đi lại nói ồ ồ vào bộ đàm, đám nhân viên thuộc ban tổ chức thì chạy nhắng nhít sắp xếp cắt đặt, đám thợ chụp ảnh quay camera và phóng viên thì lịch kịch mang thiết bị vào vị trí được chỉ định cuối runway, người xem lục tục vào từ sớm, chưa có mẫu để xem thì xem nhau, nhất là điểm mặt anh tài ngồi hàng ghế đầu tiên vì thường là người nổi tiếng. Thực ra đến những chỗ này trừ khi có người mẫu nổi tiếng thì xem nhau là chính, chứ xem người mẫu mấy. Ngoại trừ những người mặc lộng lẫy xinh đẹp ra, thì phần lớn là ăn mặc cực kỳ lạ mắt. Mình thấy sơ sơ cũng khoảng 3, 4 cô tóc cài hoa giả hoặc đeo bờm nhựa, ko phải hoa giả điệu đà gì mà như kiểu một lọ hoa giả bắt bụi cả chục năm ở xó nhà nhà mình, giờ vội lấy luôn một bông cài tạm lên đầu. Bà già bạn bà chủ nhà còn đeo trước ngực hình một thằng bé bằng nhựa trần truồng to cỡ hai ngón tay rất kỳ dị. Chị ngồi đối diện mình bên kia runway mặc một bộ trông như Tiger Lily, và để chắc chắn ko ai hiểu nhầm theme chị ta còn đội một cái mũ là một cái đầu hổ vằn. Một chị gái lùn tịt đi vào mặc bộ cánh toàn lông vũ màu đen trông như một con gà trống trụi hết lông đuôi. Hình như mọi người chủ tâm mặc kỳ dị để được người khác ngắm.

Mãi rồi cũng đến lúc toàn dân mong đợi. Hai anh kỹ thuật ục ịch ra tháo tấm ni lông che runway, cuốn lại từng bước rất nghề, đèn tối đi, nhạc nổi lên, và các người mẫu bắt đầu lần lượt đi ra.

Đám người mẫu mặt khá đẹp nhưng mà cao lênh khênh và gầy tàn lụi. Bà chủ nhà làm trong ngành thời trang bảo những buổi trình diễn thời trang ở Paris và Milan mà bà ấy đi hàng năm hội tụ những người mẫu đẹp nhất thế giới, chúng nó đều gầy thế cả.

Ảnh chắc photoshop vài lần rồi, vì thấy cô nào cũng long lanh mịn màng tươi tắn, chứ nhìn trong ánh sáng tưng bừng của runway thấy lưng cô nào cô nấy ko nhăn nhúm thì cũng tàn hương nốt ruồi chi chít. Được cái ko thấy đầu gối cô nào có sẹo, bắp chân bỏng ống bô hoặc chi chít các nốt hoa gấm đo đỏ tim tím như mấy cô mẫu VN mà hồi ở Hà nội hay có dịp xem.

Được cái sau tuần lễ thời trang này thì chị Wendy lại gửi email nhắn đến xem hàng mẫu bán giá gốc, mỗi tội năm nay tình hình tài chính hơi ảm đạm tý

Tuần lễ thời trang New York

Tối thứ 6 đi xem trình diễn thời trang với bà chủ nhà. Bà ấy thừa một vé vì ông chủ nhà năm ngoái sau khi xem xong bình luận một câu “much ado about nothing”, năm nay mời ông ấy chả đi nữa.

Thế là hai bà cháu ăn mặc trang điểm hoành tráng rồi lon ton ra đi. Tuần lễ thời trang NY năm nào cũng tổ chức ở công viên Bryant gần nhà, đi rất tiện.

Đi để hưởng cái không khí phù phiếm rất New York với váy đẹp, giày đẹp, túi đẹp, những cặp chân săn thon rám nâu, những cặp mắt dày mascara và bóng mắt huyền ảo, những kiểu tóc sexy, tiếng nhạc thời thượng, để cho mùa đông bớt chán ngán một chút. Chứ đúng như lời ông chủ nhà nói, “cứ nhắng hết cả lên mà chả cái gì ra cái gì”. Trình diễn có 20 phút mà chuẩn bị hàng tiếng, bảo vệ toàn những anh cao to đen hôi kềnh càng đi lại nói ồ ồ vào bộ đàm, đám nhân viên thuộc ban tổ chức thì chạy nhắng nhít sắp xếp cắt đặt, đám thợ chụp ảnh quay camera và phóng viên thì lịch kịch mang thiết bị vào vị trí được chỉ định cuối runway, người xem lục tục vào từ sớm, chưa có mẫu để xem thì xem nhau, nhất là điểm mặt anh tài ngồi hàng ghế đầu tiên vì thường là người nổi tiếng. Thực ra đến những chỗ này trừ khi có người mẫu nổi tiếng thì xem nhau là chính, chứ xem người mẫu mấy. Ngoại trừ những người mặc lộng lẫy xinh đẹp ra, thì phần lớn là ăn mặc cực kỳ lạ mắt. Mình thấy sơ sơ cũng khoảng 3, 4 cô tóc cài hoa giả hoặc đeo bờm nhựa, ko phải hoa giả điệu đà gì mà như kiểu một lọ hoa giả bắt bụi cả chục năm ở xó nhà nhà mình, giờ vội lấy luôn một bông cài tạm lên đầu. Bà già bạn bà chủ nhà còn đeo trước ngực hình một thằng bé bằng nhựa trần truồng to cỡ hai ngón tay rất kỳ dị. Chị ngồi đối diện mình bên kia runway mặc một bộ trông như Tiger Lily, và để chắc chắn ko ai hiểu nhầm theme chị ta còn đội một cái mũ là một cái đầu hổ vằn. Một chị gái lùn tịt đi vào mặc bộ cánh toàn lông vũ màu đen trông như một con gà trống trụi hết lông đuôi. Hình như mọi người chủ tâm mặc kỳ dị để được người khác ngắm.

Mãi rồi cũng đến lúc toàn dân mong đợi. Hai anh kỹ thuật ục ịch ra tháo tấm ni lông che runway, cuốn lại từng bước rất nghề, đèn tối đi, nhạc nổi lên, và các người mẫu bắt đầu lần lượt đi ra.

Đám người mẫu mặt khá đẹp nhưng mà cao lênh khênh và gầy tàn lụi. Bà chủ nhà làm trong ngành thời trang bảo những buổi trình diễn thời trang ở Paris và Milan mà bà ấy đi hàng năm hội tụ những người mẫu đẹp nhất thế giới, chúng nó đều gầy thế cả.

Ảnh chắc photoshop vài lần rồi, vì thấy cô nào cũng long lanh mịn màng tươi tắn, chứ nhìn trong ánh sáng tưng bừng của runway thấy lưng cô nào cô nấy ko nhăn nhúm thì cũng tàn hương nốt ruồi chi chít. Được cái ko thấy đầu gối cô nào có sẹo, bắp chân bỏng ống bô hoặc chi chít các nốt hoa gấm đo đỏ tim tím như mấy cô mẫu VN mà hồi ở Hà nội hay có dịp xem.

Được cái sau tuần lễ thời trang này thì chị Wendy lại gửi email nhắn đến xem hàng mẫu bán giá gốc, mỗi tội năm nay tình hình tài chính hơi ảm đạm tý

Saturday, February 14, 2009

Chiếc lược của bà Nuôi




Bà Nuôi có một cái lược. Cái lược cong cong như hình trăng lưỡi liềm bà Nuôi hay dùng để cài hờ hững lên mái tóc. Mỗi tội từ hồi sang NYC, mái tóc bà Nuôi ko chịu nổi nhiệt vì gặp thời tiết hanh khô nên rụng tá lả, cái lược thành ra lại hơi lỏng, động tẹo là rơi toạch xuống nền. Mỗi ngày vài bận bà Nuôi phải cúi xuống lượm lược và lại cài hờ hững lên mái tóc.

Tuy nhiên sáng thứ 6, bà Nuôi ko hiểu lơ đãng ra sao mà lược rơi lúc nào ko biết. Lúc sờ lên tóc thấy mất lược bà Nuôi đi tìm khắp nhà, luôn miệng “ủa rơi đâu vậy ta”. Sau khoảng 4 lần “ủa rơi đâu vậy ta” của bà Nuôi thì chú Bình Nguyên đang chơi gần đó cất lời an ủi “bà Nuôi đừng đi tìm nữa, ko thấy đâu, để bao giờ Lê lớn Lê đi làm Lê có tiền Lê mua lược mới cho bà Nuôi, vài trăm đô”. Bà Nuôi nghe xong tí ngất. Không hiểu chú học cái khái niệm tiền bạc kia ở đâu ra.

Tuy nhiên đến trưa thì bà Nuôi à lên sung sướng khi thấy Lila lịch kịch bò ra, tay cầm khư khư cái lược, ko hiểu bé chui vào xó xỉnh nào mà lại thấy. Lê La là hai trợ thủ quá đắc lực của bà Nuôi. Bà Nuôi mất gì sớm muộn Lila trong quá trình rúc vào tất cả các xó xỉnh trong nhà sẽ tìm ra, còn chú Bình Nguyên thì làm thông ngôn, từ Anh và Ý sang Việt. Chú đưa thư, khách đến ở trong nhà, ông chủ nhà, thậm chí là bố chú Bình Nguyên, nếu mẹ ko có nhà mà ko có chú Bình Nguyên làm thông dịch thì những người kia có nói gì bà Nuôi cũng chỉ cười khơ khớ.

Buổi chiều, chú Bình Nguyên đi học về, vốn tinh mắt chú nhìn thấy ngay trên mái tóc bà Nuôi chiếc lược hình bán nguyệt đã cài chễm chệ như thường lệ. Chú bảo “nhưng Lê vẫn mua cho bà Nuôi cái lược mới, cho bà Nuôi có nhiều cái lược luôn, vài trăm đô”.

Mẹ chú mới hỏi “con học cái từ vài trăm đô ở đâu thế con?”, chú bảo “Lê nghe bà Nuôi nói thế”. Mẹ chú mới à lên, bà Nuôi thường lôi cái bóp nho nhỏ hiệu Prada bà Nuôi mua vài trăm đô ở Singapore ra khoe. Chắc chú nghe lỏm được và nhập tâm luôn.

Chiếc lược của bà Nuôi




Bà Nuôi có một cái lược. Cái lược cong cong như hình trăng lưỡi liềm bà Nuôi hay dùng để cài hờ hững lên mái tóc. Mỗi tội từ hồi sang NYC, mái tóc bà Nuôi ko chịu nổi nhiệt vì gặp thời tiết hanh khô nên rụng tá lả, cái lược thành ra lại hơi lỏng, động tẹo là rơi toạch xuống nền. Mỗi ngày vài bận bà Nuôi phải cúi xuống lượm lược và lại cài hờ hững lên mái tóc.

Tuy nhiên sáng thứ 6, bà Nuôi ko hiểu lơ đãng ra sao mà lược rơi lúc nào ko biết. Lúc sờ lên tóc thấy mất lược bà Nuôi đi tìm khắp nhà, luôn miệng “ủa rơi đâu vậy ta”. Sau khoảng 4 lần “ủa rơi đâu vậy ta” của bà Nuôi thì chú Bình Nguyên đang chơi gần đó cất lời an ủi “bà Nuôi đừng đi tìm nữa, ko thấy đâu, để bao giờ Lê lớn Lê đi làm Lê có tiền Lê mua lược mới cho bà Nuôi, vài trăm đô”. Bà Nuôi nghe xong tí ngất. Không hiểu chú học cái khái niệm tiền bạc kia ở đâu ra.

Tuy nhiên đến trưa thì bà Nuôi à lên sung sướng khi thấy Lila lịch kịch bò ra, tay cầm khư khư cái lược, ko hiểu bé chui vào xó xỉnh nào mà lại thấy. Lê La là hai trợ thủ quá đắc lực của bà Nuôi. Bà Nuôi mất gì sớm muộn Lila trong quá trình rúc vào tất cả các xó xỉnh trong nhà sẽ tìm ra, còn chú Bình Nguyên thì làm thông ngôn, từ Anh và Ý sang Việt. Chú đưa thư, khách đến ở trong nhà, ông chủ nhà, thậm chí là bố chú Bình Nguyên, nếu mẹ ko có nhà mà ko có chú Bình Nguyên làm thông dịch thì những người kia có nói gì bà Nuôi cũng chỉ cười khơ khớ.

Buổi chiều, chú Bình Nguyên đi học về, vốn tinh mắt chú nhìn thấy ngay trên mái tóc bà Nuôi chiếc lược hình bán nguyệt đã cài chễm chệ như thường lệ. Chú bảo “nhưng Lê vẫn mua cho bà Nuôi cái lược mới, cho bà Nuôi có nhiều cái lược luôn, vài trăm đô”.

Mẹ chú mới hỏi “con học cái từ vài trăm đô ở đâu thế con?”, chú bảo “Lê nghe bà Nuôi nói thế”. Mẹ chú mới à lên, bà Nuôi thường lôi cái bóp nho nhỏ hiệu Prada bà Nuôi mua vài trăm đô ở Singapore ra khoe. Chắc chú nghe lỏm được và nhập tâm luôn.

Friday, February 13, 2009

Một đêm mất ngủ

Buổi tối, nhà có khách ăn tối. Khách về là gần 12h đêm.

Đau nửa đầu và nghẹt mũi nên loay hoay mãi ko ngủ được. Khoảng 2 tiếng sau, đang lơ mơ chìm vào giấc ngủ thì điện thoại công vụ của chàng reo vang. Một chiếc máy bay vừa gặp tai nạn trước đó mấy phút trong địa phận New York. Bộ ngoại giao gọi điện sang hỏi có công dân Ý nào đi trên chiếc máy bay đó ko. Bộ ngoại giao Ý có một ban sự vụ khẩn cấp chuyên rà soát báo chí (chắc thế) để xem có vấn đề gì khẩn cấp là liên hệ ngay với cơ quan ngoại giao Ý ở nước sở tại để bắt báo cáo.

Thế là trong suốt mấy tiếng chàng điện thoại tới lui để xác định tung tích những nạn nhân trên chiếc máy bay đã cháy tan hoang đó.

4h sáng, sau khi đã chắc chắn ko có người Ý nào, chàng buông điện thoại, lăn ra ngủ. Chàng rất tài, đặt lưng xuống là ngáy pho pho luôn. Ai cũng như chàng thì mấy công ty dược chuyên bán thuốc ngủ chắc dẹp tiệm.

Mình lại loay hoay cố ngủ lại. Đầu đau nửa bên phải, nên nằm quay sang trái thì đau ko chịu nổi. Nằm quay sang bên phải thì thấy nhẹ hẳn đầu, may ra thì ngủ được. Nhưng, đời bao giờ cũng hỏng ở chữ Nhưng này.

Bên phải là chàng. Chàng lại cứ thích quay sang phía vợ mới chịu ngủ. Thế là mặt mình cứ 3, 4 giây lại thấy mát mát. Khổ lắm, đã khó ngủ mà gió lại cứ hiu hiu trên mặt thế này thì ngủ làm sao.

Thôi, thế là thôi, mình thức cả đêm luôn.

Câu Thôi thế là thôi là học của chú Bình Nguyên. Chú sẽ nói như sau: mamma bác shí mà tiêm Lê Lê lấy cái gậy Lê đánh tiu bác shí thôi thế là thôi bác shí chết keo luôn.


Chồng con là cái nợ nần,

Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm. Híc.

Một đêm mất ngủ

Buổi tối, nhà có khách ăn tối. Khách về là gần 12h đêm.

Đau nửa đầu và nghẹt mũi nên loay hoay mãi ko ngủ được. Khoảng 2 tiếng sau, đang lơ mơ chìm vào giấc ngủ thì điện thoại công vụ của chàng reo vang. Một chiếc máy bay vừa gặp tai nạn trước đó mấy phút trong địa phận New York. Bộ ngoại giao gọi điện sang hỏi có công dân Ý nào đi trên chiếc máy bay đó ko. Bộ ngoại giao Ý có một ban sự vụ khẩn cấp chuyên rà soát báo chí (chắc thế) để xem có vấn đề gì khẩn cấp là liên hệ ngay với cơ quan ngoại giao Ý ở nước sở tại để bắt báo cáo.

Thế là trong suốt mấy tiếng chàng điện thoại tới lui để xác định tung tích những nạn nhân trên chiếc máy bay đã cháy tan hoang đó.

4h sáng, sau khi đã chắc chắn ko có người Ý nào, chàng buông điện thoại, lăn ra ngủ. Chàng rất tài, đặt lưng xuống là ngáy pho pho luôn. Ai cũng như chàng thì mấy công ty dược chuyên bán thuốc ngủ chắc dẹp tiệm.

Mình lại loay hoay cố ngủ lại. Đầu đau nửa bên phải, nên nằm quay sang trái thì đau ko chịu nổi. Nằm quay sang bên phải thì thấy nhẹ hẳn đầu, may ra thì ngủ được. Nhưng, đời bao giờ cũng hỏng ở chữ Nhưng này.

Bên phải là chàng. Chàng lại cứ thích quay sang phía vợ mới chịu ngủ. Thế là mặt mình cứ 3, 4 giây lại thấy mát mát. Khổ lắm, đã khó ngủ mà gió lại cứ hiu hiu trên mặt thế này thì ngủ làm sao.

Thôi, thế là thôi, mình thức cả đêm luôn.

Câu Thôi thế là thôi là học của chú Bình Nguyên. Chú sẽ nói như sau: mamma bác shí mà tiêm Lê Lê lấy cái gậy Lê đánh tiu bác shí thôi thế là thôi bác shí chết keo luôn.


Chồng con là cái nợ nần,

Chẳng thà ở vậy nuôi thân béo mầm. Híc.

Wednesday, February 11, 2009

INTREPID

Mình chả khoái mấy những bức tranh vẽ nhăng nhít trong MOMA, MET, kể cả là của những danh hoạ. Vào đó xem lấy lệ kẻo lại mang tiếng mù văn hoá, nhưng thú thật là luôn mồm ngáp vặt và chân tay ẻo lả. Nhưng mình lại có thể dành cả ngày lang thang trong những bảo tàng về máy bay, tàu vũ trụ. Những gì thuộc về không gian luôn thu hút mình, chắc chỉ sau thời trang và shopping một tý.

Gần đây vào Intrepid xem. Intrepid từng là một tàu sân bay khổng lồ phục vụ quân đội Mỹ trong rất nhiều cuộc chiến, bao gồm cả chiến tranh VN. Chú Bình Nguyên được ngồi vào buồng lái một chiếc trực thăng và thử lái nó đáp xuống sân bay Intrepid giả tưởng trên máy tính, chú sướng run hết cả người. Một lần tán chuyện cùng mấy chú hải quân Mỹ, các chú ấy bảo những phi công phục vụ trong hải quân là những phi công giỏi nhất thế giới, vì có thể hạ cánh trên tàu sân bay vốn là một sân bay di động. Mình bảo “nhầm rồi em ơi, những phi công giỏi nhất thế giới là những phi công có thể cất cánh và hạ cánh trên những sân bay của châu Phi cơ”, làm mấy chú hải quân mặt cấu ra sữa cứ thộn hết cả ra, còn chàng thì ra kéo tay vợ đi mồm bảo “tha cho chúng nó”.

Có đến những nơi này mới thấy tại sao Mỹ xứng đáng là siêu cường. Điều đáng khâm phục là một chiếc tàu khổng lồ như vậy lúc hết thời hạn sử dụng, thay vì biến thành đống sắt vụn thì lại được cải tạo thành một bảo tàng lưu giữ những chiến tích của quân đội Mỹ một cách cực kỳ khoa học. Mình chả phải người Mỹ đến đó còn ấn tượng, những thế hệ thanh niên Mỹ đến đó còn nức lòng và tự hào về tổ quốc của họ đến đâu. Tổ quốc, có phải cứ be lên rừng vàng bể bạc con rồng cháu tiên là tự hào ngay được đâu.

Con trai ông chủ nhà từng theo học West Point nên mình cũng có đến đó vài bận ngó nghiêng. West Point là học viện quân sự danh giá nhất và chỉ những người cực giỏi mới vào được đó. Những sĩ quan của West Point đẹp tuyệt vời, thân hình thì chuẩn ko thể chuẩn hơn. Nhìn những chàng trai tràn trề sinh lực, mặt mũi tươi trẻ, mình thấy mình héo tàn và hoài nghi phát chán.

Cậu con trai ông chủ nhà, ngoài 20 tuổi, khôi ngô và tráng kiện, vừa tốt nghiệp West Point đã xung phong đi Iraq, được ông bố cổ vũ nhiệt liệt. Mình thấy phí của giời, đem một thằng trai đẹp đẽ nhường kia ném vào chiến trường Iraq, nhưng với họ đó là lý tưởng, gọi là “ra đi khi tổ quốc cần”. Mình chả biết mình có ra đi khi tổ quốc mình cần ko, nhưng tổ quốc mà cần thì mấy thằng sâu mọt chắc sẽ xung phong đi trước chứ, chúng nó ăn nhiều nên khoẻ, mình lẻo khoẻo làm gì đến lượt.

Trên boong tàu Intrepid đỗ mấy chục máy bay ném bom và máy bay trực thăng quân đội Mỹ từng dùng trong chiến tranh VN, đại chiến II. Có những chú thích khách quan như loại máy bay này đã bị miền Bắc VN bắn rơi mấy chiếc, hoặc loại máy bay ném bom này đã bị vô hiệu hoá trước những chiếc MiG 17 được coi là phát kiến huyền thoại của quân đội Nga.

Những bảo tàng của ta toàn là ta thắng địch thua, cấm thấy ta thua bao giờ. Mình ghét bảo tàng từ những lần bị cưỡng chế đi xem bảo tàng hồi còn đi học, bảo tàng gì toàn xoong thủng quần đùi rách và hình nộm một chú bộ đội cao 1m4 với cái đầu to tướng.

INTREPID

Mình chả khoái mấy những bức tranh vẽ nhăng nhít trong MOMA, MET, kể cả là của những danh hoạ. Vào đó xem lấy lệ kẻo lại mang tiếng mù văn hoá, nhưng thú thật là luôn mồm ngáp vặt và chân tay ẻo lả. Nhưng mình lại có thể dành cả ngày lang thang trong những bảo tàng về máy bay, tàu vũ trụ. Những gì thuộc về không gian luôn thu hút mình, chắc chỉ sau thời trang và shopping một tý.

Gần đây vào Intrepid xem. Intrepid từng là một tàu sân bay khổng lồ phục vụ quân đội Mỹ trong rất nhiều cuộc chiến, bao gồm cả chiến tranh VN. Chú Bình Nguyên được ngồi vào buồng lái một chiếc trực thăng và thử lái nó đáp xuống sân bay Intrepid giả tưởng trên máy tính, chú sướng run hết cả người. Một lần tán chuyện cùng mấy chú hải quân Mỹ, các chú ấy bảo những phi công phục vụ trong hải quân là những phi công giỏi nhất thế giới, vì có thể hạ cánh trên tàu sân bay vốn là một sân bay di động. Mình bảo “nhầm rồi em ơi, những phi công giỏi nhất thế giới là những phi công có thể cất cánh và hạ cánh trên những sân bay của châu Phi cơ”, làm mấy chú hải quân mặt cấu ra sữa cứ thộn hết cả ra, còn chàng thì ra kéo tay vợ đi mồm bảo “tha cho chúng nó”.

Có đến những nơi này mới thấy tại sao Mỹ xứng đáng là siêu cường. Điều đáng khâm phục là một chiếc tàu khổng lồ như vậy lúc hết thời hạn sử dụng, thay vì biến thành đống sắt vụn thì lại được cải tạo thành một bảo tàng lưu giữ những chiến tích của quân đội Mỹ một cách cực kỳ khoa học. Mình chả phải người Mỹ đến đó còn ấn tượng, những thế hệ thanh niên Mỹ đến đó còn nức lòng và tự hào về tổ quốc của họ đến đâu. Tổ quốc, có phải cứ be lên rừng vàng bể bạc con rồng cháu tiên là tự hào ngay được đâu.

Con trai ông chủ nhà từng theo học West Point nên mình cũng có đến đó vài bận ngó nghiêng. West Point là học viện quân sự danh giá nhất và chỉ những người cực giỏi mới vào được đó. Những sĩ quan của West Point đẹp tuyệt vời, thân hình thì chuẩn ko thể chuẩn hơn. Nhìn những chàng trai tràn trề sinh lực, mặt mũi tươi trẻ, mình thấy mình héo tàn và hoài nghi phát chán.

Cậu con trai ông chủ nhà, ngoài 20 tuổi, khôi ngô và tráng kiện, vừa tốt nghiệp West Point đã xung phong đi Iraq, được ông bố cổ vũ nhiệt liệt. Mình thấy phí của giời, đem một thằng trai đẹp đẽ nhường kia ném vào chiến trường Iraq, nhưng với họ đó là lý tưởng, gọi là “ra đi khi tổ quốc cần”. Mình chả biết mình có ra đi khi tổ quốc mình cần ko, nhưng tổ quốc mà cần thì mấy thằng sâu mọt chắc sẽ xung phong đi trước chứ, chúng nó ăn nhiều nên khoẻ, mình lẻo khoẻo làm gì đến lượt.

Trên boong tàu Intrepid đỗ mấy chục máy bay ném bom và máy bay trực thăng quân đội Mỹ từng dùng trong chiến tranh VN, đại chiến II. Có những chú thích khách quan như loại máy bay này đã bị miền Bắc VN bắn rơi mấy chiếc, hoặc loại máy bay ném bom này đã bị vô hiệu hoá trước những chiếc MiG 17 được coi là phát kiến huyền thoại của quân đội Nga.

Những bảo tàng của ta toàn là ta thắng địch thua, cấm thấy ta thua bao giờ. Mình ghét bảo tàng từ những lần bị cưỡng chế đi xem bảo tàng hồi còn đi học, bảo tàng gì toàn xoong thủng quần đùi rách và hình nộm một chú bộ đội cao 1m4 với cái đầu to tướng.

Tuesday, February 10, 2009

Entry for February 10, 2009

Thích nhất ở Mỹ là trình độ y tế của họ. Bệnh nan y đến mấy Mỹ mà còn ko chữa được thì chả còn nơi nào chữa được, mặc dù health care của Mỹ thì đắt khủng khiếp.

Mình từng biết nhiều trường hợp bố mẹ có con bị bệnh nan y làm mọi cách để kéo dài thời gian ở lại Mỹ, vì chỉ có Mỹ mới có trang thiết bị, công nghệ cũng như bác sĩ để chữa cho con của họ. Mình từng nhìn thấy một đứa bé gái 6 tuổi dị tật tim bẩm sinh, phẫu thuật mở lồng ngực 9 lần, đến nỗi trên ngực chằng chịt sẹo. Một cậu bé bị co rút tứ chi do dị tật về thần kinh, phải ngồi xe lăn, nhưng học rất giỏi, 17 năm nay mẹ cậu ta vẫn rân rấn nước mắt mỗi lần cậu ta hỏi khi nhìn các bạn chạy đùa trên sân trường “mẹ ơi, tại sao các bạn làm được còn con lại không?”. Cậu bé này mỗi lần đến NYC chữa bệnh đều bắt mẹ gọi điện bằng được cho chàng để xin gặp. Một ông bố hớn hở khoe với vợ chồng mình con trai ông ta 9 tuổi, vừa hoàn thành cuộc phẫu thuật tim cuối cùng và giờ đang phục hồi với một quả tim nhân tạo.

Cũng vì thế, mặc dù phải chi một khoản tiền khá lớn, bố mẹ Lê La cũng vẫn quyết định lưu máu cuống rốn cho cả hai anh em, mong rằng sẽ không có lúc nào phải dùng tới.

Nước Mỹ mạnh về tiền, và tiền họ chi cho các phòng thí nghiệm cũng mạnh chả kém. Mình đã từng nói chuyện với nhiều nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới đến Mỹ nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm tối tân của Mỹ, với nguồn kinh phí dồi dào. Có người thậm chí còn bảo mình “chúng tôi có khoản kinh phí khổng lồ dùng cho việc nghiên cứu, nhưng chưa biết giải ngân vào đâu”. Mịe, người ăn ko hết người lần chẳng ra. Mà cái vòng luẩn quẩn càng ko bao giờ chấm dứt. Nó nhiều tiền chi cho nghiên cứu và ứng dụng, thì công nghệ của nó càng hiện đại. Mình ko có tiền, toàn phải nhập công nghệ và máy móc cũ nó thải ra, thì lại càng trục trặc. Nhiều khi, nhập một thiết bị y tế về, hoan hỉ hết cả người, mà chả biết là cái máy đó ko cho mình thì nó chắc cũng đau đầu tìm nơi thải loại.

Đến một trung tâm chụp chiếu kiểu chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ vv nhìn máy móc của chúng nó mới thấy kinh. Toàn máy móc mới toanh, hoành tráng, nhìn đã ko dám bước vào. Mình mon men gần cái máy chụp cộng hưởng từ, đang định dạo vài vòng ngắm nghía tấm tắc thì cậu kỹ thuật viên doạ “chị mà đi gần nó thì các loại thẻ từ của chị hỏng hết”, nghe xong mình xách túi chạy tót đi mất. Hỏng gì chứ hỏng thẻ tín dụng là ko được.

Thứ 5 tới đi thử để xem có hiến được tuỷ sống ko. Cậu bé này mình cũng ko quen, nhưng nghe nói cậu ta bị bệnh nan y về máu và phải thay tuỷ sống mới có cơ hội sống sót. Cơ hội khớp được cũng chả có nhiều, nhưng cứ thử, biết đâu lại giúp được.

Nếu một ngày nào đó (Heaven forbid!) Lê La cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, mẹ mong sẽ có những người xa lạ hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ các con.

Entry for February 10, 2009

Thích nhất ở Mỹ là trình độ y tế của họ. Bệnh nan y đến mấy Mỹ mà còn ko chữa được thì chả còn nơi nào chữa được, mặc dù health care của Mỹ thì đắt khủng khiếp.

Mình từng biết nhiều trường hợp bố mẹ có con bị bệnh nan y làm mọi cách để kéo dài thời gian ở lại Mỹ, vì chỉ có Mỹ mới có trang thiết bị, công nghệ cũng như bác sĩ để chữa cho con của họ. Mình từng nhìn thấy một đứa bé gái 6 tuổi dị tật tim bẩm sinh, phẫu thuật mở lồng ngực 9 lần, đến nỗi trên ngực chằng chịt sẹo. Một cậu bé bị co rút tứ chi do dị tật về thần kinh, phải ngồi xe lăn, nhưng học rất giỏi, 17 năm nay mẹ cậu ta vẫn rân rấn nước mắt mỗi lần cậu ta hỏi khi nhìn các bạn chạy đùa trên sân trường “mẹ ơi, tại sao các bạn làm được còn con lại không?”. Cậu bé này mỗi lần đến NYC chữa bệnh đều bắt mẹ gọi điện bằng được cho chàng để xin gặp. Một ông bố hớn hở khoe với vợ chồng mình con trai ông ta 9 tuổi, vừa hoàn thành cuộc phẫu thuật tim cuối cùng và giờ đang phục hồi với một quả tim nhân tạo.

Cũng vì thế, mặc dù phải chi một khoản tiền khá lớn, bố mẹ Lê La cũng vẫn quyết định lưu máu cuống rốn cho cả hai anh em, mong rằng sẽ không có lúc nào phải dùng tới.

Nước Mỹ mạnh về tiền, và tiền họ chi cho các phòng thí nghiệm cũng mạnh chả kém. Mình đã từng nói chuyện với nhiều nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới đến Mỹ nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm tối tân của Mỹ, với nguồn kinh phí dồi dào. Có người thậm chí còn bảo mình “chúng tôi có khoản kinh phí khổng lồ dùng cho việc nghiên cứu, nhưng chưa biết giải ngân vào đâu”. Mịe, người ăn ko hết người lần chẳng ra. Mà cái vòng luẩn quẩn càng ko bao giờ chấm dứt. Nó nhiều tiền chi cho nghiên cứu và ứng dụng, thì công nghệ của nó càng hiện đại. Mình ko có tiền, toàn phải nhập công nghệ và máy móc cũ nó thải ra, thì lại càng trục trặc. Nhiều khi, nhập một thiết bị y tế về, hoan hỉ hết cả người, mà chả biết là cái máy đó ko cho mình thì nó chắc cũng đau đầu tìm nơi thải loại.

Đến một trung tâm chụp chiếu kiểu chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ vv nhìn máy móc của chúng nó mới thấy kinh. Toàn máy móc mới toanh, hoành tráng, nhìn đã ko dám bước vào. Mình mon men gần cái máy chụp cộng hưởng từ, đang định dạo vài vòng ngắm nghía tấm tắc thì cậu kỹ thuật viên doạ “chị mà đi gần nó thì các loại thẻ từ của chị hỏng hết”, nghe xong mình xách túi chạy tót đi mất. Hỏng gì chứ hỏng thẻ tín dụng là ko được.

Thứ 5 tới đi thử để xem có hiến được tuỷ sống ko. Cậu bé này mình cũng ko quen, nhưng nghe nói cậu ta bị bệnh nan y về máu và phải thay tuỷ sống mới có cơ hội sống sót. Cơ hội khớp được cũng chả có nhiều, nhưng cứ thử, biết đâu lại giúp được.

Nếu một ngày nào đó (Heaven forbid!) Lê La cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự, mẹ mong sẽ có những người xa lạ hảo tâm sẵn sàng giúp đỡ các con.

Thursday, February 5, 2009

Mời bác lại nhà :-P

Giờ đang là mùa bố mẹ Bình Nguyên mời khách đến ăn ở nhà. Mời khách đến ăn thì có cái lợi là đỡ phải đi ra ngoài, ăn xong khách về một cái là mình cũng đóng cửa đi ngủ, chứ ko phải lích kích tàu xe về nhà giữa nửa đêm lạnh cóng. Nhưng bất tiện ở chỗ, trình nấu nướng của mình thì có hạn, tức là có vài món tủ diễn đi diễn lại, mà mỗi khách thì một tính, nên cứ phải hỏi trước kẻo nấu lên họ ko ăn, hoặc họ làm sao thì ngại chết. Mà bọn Tây có nhiều kiểu dị ứng lạ đời mình thú thật là chưa nghe bao giờ. Có người thì ăn các loại tỏi ko sao, nhưng cứ món nào có tỏi băm nhuyễn là sưng họng nói năng thều thào. Có người ko ăn cà chua, món salad hôm đó có cà chua bi ông ta lọc ra xếp ngay ngắn lên thành đĩa. Có người ko ăn ớt chuông, ăn món này vào thì 3 hôm sau chả có cảm giác đói bụng. Có người ko ăn mực vì bảo ăn cứ có cảm giác như ăn tai người. Có người thì ko ăn các loại pho mát, chồng nó hôm nào vui vẻ quá đà trót xơi pho mát, nhất là những loại mùi nồng nàn kiểu Camembert hoặc Pecorino thì tối đó ôm gối ra phòng khách ngủ. Bố Bình Nguyên đi đâu thực đơn toàn nấm thì cả buổi ngồi hát.

Những kiêng kỵ cá nhân như thế kể ra đã rầy rà. Nhưng rầy rà hơn cả lại là những kiêng kỵ tôn giáo. Có lần, ở VN, chàng mời khách từ đại sứ quán Israel. Chàng quên ko dặn cô giúp việc, nên cô ấy đưa khai vị tôm hấp ra. Khách nhìn thấy tôm hấp thì bộ mặt ko giấu nổi vẻ kinh tởm. Chàng tá hoả vì lúc đó mới nhớ ra quên bảo cô giúp việc rằng người Do Thái họ ko ăn những loài hải sản có vỏ cứng.

Mời khách là người Do Thái rất phức tạp, và ở NY thì cộng đồng người Do Thái lại hơi bị đông đảo. Họ có đủ các kiêng cữ lạ đời. Ví dụ, thứ 7 thì họ chả làm gì, ko nghe điện thoại, ko bắt taxi, ko làm việc, đủ thứ không trên đời, nên nếu có mời họ ăn hay chơi gì đó thì phải tránh thứ 7 ra. Ăn thì miễn thịt lợn, miễn các loài giáp xác, thậm chí có người cầu kỳ đồ ăn không phải Kosher thì ko đụng đũa. Đồ ăn Kosher là loại đồ ăn được chế biến nuôi trồng theo đúng quy trình tôn giáo của họ, hình như phải được một rabbi xác nhận hay sao đó.

Mà đó còn chưa phức tạp bằng những người theo đạo Do Thái cực đoan, là những người hay đội mũ Do Thái, con trai thì có hai lọn tóc xoăn hai bên thái dương, con gái thì vận đồ đen từ đầu đến chân. Những người này cả tuần chỉ tắm rửa đúng một lần, hình như vào thứ 6, và tương tự khoản sex cũng chỉ tuần lần mà thôi (thế mà con thì cứ hàng đàn)

Do Thái thì mình còn biết tí chút, chứ đạo Hồi thì mình chịu hẳn, chưa mời người đạo Hồi bao giờ và cũng ko biết họ kiêng kỵ cái gì. Chỉ biết chắc chắn rằng cứ đến giờ là họ trải chiếu nằm dài ra cầu nguyện, bất kể địa hình mấp mô thời tiết hoàn cảnh con người sự vật thế nào.

Tiếp xúc với nhiều người và nhiều nền văn hoá cũng hay, để biết rằng trên đời khái niệm đúng sai ít hơn ta tưởng rất nhiều, mà chỉ có sự khác biệt. Chấp nhận được sự khác biệt thì mở rộng thế giới của mình, ko chấp nhận được thì yên ổn trong thế giới nhỏ của mình, miễn vui là được. Và chỉ khi nào mình bị kỳ thị ấm ức thì mới ngộ ra rằng có nhiều lúc mình cũng đã làm người khác phải ấm ức vì sự kỳ thị của mình.

Mời bác lại nhà :-P

Giờ đang là mùa bố mẹ Bình Nguyên mời khách đến ăn ở nhà. Mời khách đến ăn thì có cái lợi là đỡ phải đi ra ngoài, ăn xong khách về một cái là mình cũng đóng cửa đi ngủ, chứ ko phải lích kích tàu xe về nhà giữa nửa đêm lạnh cóng. Nhưng bất tiện ở chỗ, trình nấu nướng của mình thì có hạn, tức là có vài món tủ diễn đi diễn lại, mà mỗi khách thì một tính, nên cứ phải hỏi trước kẻo nấu lên họ ko ăn, hoặc họ làm sao thì ngại chết. Mà bọn Tây có nhiều kiểu dị ứng lạ đời mình thú thật là chưa nghe bao giờ. Có người thì ăn các loại tỏi ko sao, nhưng cứ món nào có tỏi băm nhuyễn là sưng họng nói năng thều thào. Có người ko ăn cà chua, món salad hôm đó có cà chua bi ông ta lọc ra xếp ngay ngắn lên thành đĩa. Có người ko ăn ớt chuông, ăn món này vào thì 3 hôm sau chả có cảm giác đói bụng. Có người ko ăn mực vì bảo ăn cứ có cảm giác như ăn tai người. Có người thì ko ăn các loại pho mát, chồng nó hôm nào vui vẻ quá đà trót xơi pho mát, nhất là những loại mùi nồng nàn kiểu Camembert hoặc Pecorino thì tối đó ôm gối ra phòng khách ngủ. Bố Bình Nguyên đi đâu thực đơn toàn nấm thì cả buổi ngồi hát.

Những kiêng kỵ cá nhân như thế kể ra đã rầy rà. Nhưng rầy rà hơn cả lại là những kiêng kỵ tôn giáo. Có lần, ở VN, chàng mời khách từ đại sứ quán Israel. Chàng quên ko dặn cô giúp việc, nên cô ấy đưa khai vị tôm hấp ra. Khách nhìn thấy tôm hấp thì bộ mặt ko giấu nổi vẻ kinh tởm. Chàng tá hoả vì lúc đó mới nhớ ra quên bảo cô giúp việc rằng người Do Thái họ ko ăn những loài hải sản có vỏ cứng.

Mời khách là người Do Thái rất phức tạp, và ở NY thì cộng đồng người Do Thái lại hơi bị đông đảo. Họ có đủ các kiêng cữ lạ đời. Ví dụ, thứ 7 thì họ chả làm gì, ko nghe điện thoại, ko bắt taxi, ko làm việc, đủ thứ không trên đời, nên nếu có mời họ ăn hay chơi gì đó thì phải tránh thứ 7 ra. Ăn thì miễn thịt lợn, miễn các loài giáp xác, thậm chí có người cầu kỳ đồ ăn không phải Kosher thì ko đụng đũa. Đồ ăn Kosher là loại đồ ăn được chế biến nuôi trồng theo đúng quy trình tôn giáo của họ, hình như phải được một rabbi xác nhận hay sao đó.

Mà đó còn chưa phức tạp bằng những người theo đạo Do Thái cực đoan, là những người hay đội mũ Do Thái, con trai thì có hai lọn tóc xoăn hai bên thái dương, con gái thì vận đồ đen từ đầu đến chân. Những người này cả tuần chỉ tắm rửa đúng một lần, hình như vào thứ 6, và tương tự khoản sex cũng chỉ tuần lần mà thôi (thế mà con thì cứ hàng đàn)

Do Thái thì mình còn biết tí chút, chứ đạo Hồi thì mình chịu hẳn, chưa mời người đạo Hồi bao giờ và cũng ko biết họ kiêng kỵ cái gì. Chỉ biết chắc chắn rằng cứ đến giờ là họ trải chiếu nằm dài ra cầu nguyện, bất kể địa hình mấp mô thời tiết hoàn cảnh con người sự vật thế nào.

Tiếp xúc với nhiều người và nhiều nền văn hoá cũng hay, để biết rằng trên đời khái niệm đúng sai ít hơn ta tưởng rất nhiều, mà chỉ có sự khác biệt. Chấp nhận được sự khác biệt thì mở rộng thế giới của mình, ko chấp nhận được thì yên ổn trong thế giới nhỏ của mình, miễn vui là được. Và chỉ khi nào mình bị kỳ thị ấm ức thì mới ngộ ra rằng có nhiều lúc mình cũng đã làm người khác phải ấm ức vì sự kỳ thị của mình.

Lila 20




Lila bây giờ làm được nhiều thứ phết rồi.

Bé biết cầm máy bay đưa qua đưa lại trước mặt mồm kêu u u giả tiếng máy bay, biết cầm con vịt giơ lên mồm kêu cạc cạc, đang chơi gì thì chơi mẹ mà bắt đầu hát là nhún nhảy vỗ tay, chưa kể mồm còn hát theo la la la, biết cầm cái nhiệt kế lên chọc vào tai, biết cả cầm điện thoại áp vào tai mồm nói líu ríu “lô lô lô”.

Đến giờ ngủ bà Nuôi vỗ vỗ tay xuống gối “nào tiểu thơ đi ngủ tiểu thơ ơi” là bé bò tới ngả đầu xuống gối. Bà Nuôi đi tất cho bé, bà Nuôi bảo “nào giơ cái chưn này lên” là bé khó nhọc nhấc chân lên. Đi xong quay sang cái chân kia, lại “nào giơ cái chưn này lên” là bé lại khó nhọc nhấc cái chân kia lên. Khó nhọc vì cái chân béo quá nên ko lẹ làng được như con nhà người ta.

Còn chưa kể đã bắt đầu đứng tênh tênh vừa đứng vừa đung đưa xoay xoay ra điệu múa, và đã bắt đầu líu lo ra bộ nói chuyện, nhưng chỉ được mỗi từ ma ma là còn rõ, còn lại toàn li li lô lô.

Buổi trưa nằm ngủ tay tóm chặt ngực áo bà Nuôi, đố có đi đâu được. Đêm nằm ngủ cái tay ngắn cũn béo phồng cũng cố choàng qua người mẹ, động đậy là biết liền. Mẹ thừa cơ bé ngủ say lẻn vào toilet một cái là bé bật dậy ngay mồm gọi “ơ ơ”.

Thấy anh trai làm gì là bé cũng phải làm theo cho bằng được. Anh trai nhảy phóc lên xe đạp đi, bé cuống quít bò theo, nhưng như đã nói ở trên cái đùi béo quá ko lẹ làng được như con nhà người ta, đâm ra thái độ thì rất vội vã nhưng cái chân thì cứ di chuyển rất đủng đỉnh. Bằng tuổi Lila thằng Lê bò nhanh như chuột. Thấy con gái quýnh quáng mẹ thương mẹ gọi “Ale, con dẫn em ra hộ mẹ”, thì nó nói vọng vào “mamma, cứ để nó tự ra”. Thế có điên không.

Bố mẹ mới mua cho thằng Lê cái giường rất xinh xắn. Thỉnh thoảng bé được nằm nhờ một tí trông bé như công chúa ngủ trong rừng. Buổi tối bố mẹ đi về thường thấy con trai nằm ngủ há mồm chân tay ngang tàng trong cái giường nhỏ, con gái nằm ngủ uốn uốn trên cái giường lớn, lúc ngủ vẫn điệu, cái tay trắng hồng mũm mĩm xoè ra như múa.

Hôm nọ Lê La có vụ cãi nhau đầu tiên. Số là thằng Lê vừa được cho một hộp quà, nó thích lắm ngồi chơi mê mải. Lila mon men lại gần định thò tay vào chộp thì thằng Lê quát lên “ko được sờ vào của anh” làm bé giật bắn mình, mặt ngẩn tò te, mắt tròn xoe, rồi bật lại ngay “lô lô lô lô”, rồi hình như chưa bõ tức, bé chồm hẳn dậy, gân cổ hét to hơn “li li lô lô lô lô”. Thằng Lê mặt cúi gằm, còn mẹ và bà Nuôi thì quay mặt vào tường cười lăn lộn.

Lila 20




Lila bây giờ làm được nhiều thứ phết rồi.

Bé biết cầm máy bay đưa qua đưa lại trước mặt mồm kêu u u giả tiếng máy bay, biết cầm con vịt giơ lên mồm kêu cạc cạc, đang chơi gì thì chơi mẹ mà bắt đầu hát là nhún nhảy vỗ tay, chưa kể mồm còn hát theo la la la, biết cầm cái nhiệt kế lên chọc vào tai, biết cả cầm điện thoại áp vào tai mồm nói líu ríu “lô lô lô”.

Đến giờ ngủ bà Nuôi vỗ vỗ tay xuống gối “nào tiểu thơ đi ngủ tiểu thơ ơi” là bé bò tới ngả đầu xuống gối. Bà Nuôi đi tất cho bé, bà Nuôi bảo “nào giơ cái chưn này lên” là bé khó nhọc nhấc chân lên. Đi xong quay sang cái chân kia, lại “nào giơ cái chưn này lên” là bé lại khó nhọc nhấc cái chân kia lên. Khó nhọc vì cái chân béo quá nên ko lẹ làng được như con nhà người ta.

Còn chưa kể đã bắt đầu đứng tênh tênh vừa đứng vừa đung đưa xoay xoay ra điệu múa, và đã bắt đầu líu lo ra bộ nói chuyện, nhưng chỉ được mỗi từ ma ma là còn rõ, còn lại toàn li li lô lô.

Buổi trưa nằm ngủ tay tóm chặt ngực áo bà Nuôi, đố có đi đâu được. Đêm nằm ngủ cái tay ngắn cũn béo phồng cũng cố choàng qua người mẹ, động đậy là biết liền. Mẹ thừa cơ bé ngủ say lẻn vào toilet một cái là bé bật dậy ngay mồm gọi “ơ ơ”.

Thấy anh trai làm gì là bé cũng phải làm theo cho bằng được. Anh trai nhảy phóc lên xe đạp đi, bé cuống quít bò theo, nhưng như đã nói ở trên cái đùi béo quá ko lẹ làng được như con nhà người ta, đâm ra thái độ thì rất vội vã nhưng cái chân thì cứ di chuyển rất đủng đỉnh. Bằng tuổi Lila thằng Lê bò nhanh như chuột. Thấy con gái quýnh quáng mẹ thương mẹ gọi “Ale, con dẫn em ra hộ mẹ”, thì nó nói vọng vào “mamma, cứ để nó tự ra”. Thế có điên không.

Bố mẹ mới mua cho thằng Lê cái giường rất xinh xắn. Thỉnh thoảng bé được nằm nhờ một tí trông bé như công chúa ngủ trong rừng. Buổi tối bố mẹ đi về thường thấy con trai nằm ngủ há mồm chân tay ngang tàng trong cái giường nhỏ, con gái nằm ngủ uốn uốn trên cái giường lớn, lúc ngủ vẫn điệu, cái tay trắng hồng mũm mĩm xoè ra như múa.

Hôm nọ Lê La có vụ cãi nhau đầu tiên. Số là thằng Lê vừa được cho một hộp quà, nó thích lắm ngồi chơi mê mải. Lila mon men lại gần định thò tay vào chộp thì thằng Lê quát lên “ko được sờ vào của anh” làm bé giật bắn mình, mặt ngẩn tò te, mắt tròn xoe, rồi bật lại ngay “lô lô lô lô”, rồi hình như chưa bõ tức, bé chồm hẳn dậy, gân cổ hét to hơn “li li lô lô lô lô”. Thằng Lê mặt cúi gằm, còn mẹ và bà Nuôi thì quay mặt vào tường cười lăn lộn.

Tuesday, February 3, 2009

Entry for February 03, 2009

Tự nhiên hôm nay trời đổ mưa tuyết xối xả, đi ra ngoài đường một tý mà tuyết bay tối tăm mặt mũi về đến nhà mũi đỏ như quả nhót may mà mắt ko thành mắt gấu trúc.

Mùa đông bên này lạnh thật. Có buổi sáng co ro ra đường thấy ông chủ nhà đang quét sân. Ông ấy là luật sư mà chả thấy làm việc mấy, suốt ngày thấy lọ mọ không quét sân trước thì quét sân sau. Ông ấy nhìn thấy mình thì chào rất hồ hởi “Hi good-looking, it is a warm sunny day today”. Cái warm sunny day của ông ấy là 0 độ C lúc nhiệt độ lên cao nhất trong ngày. Nói chuyện thời tiết với ông chủ nhà thật chán, ông ấy xuất thân người Xì cốt len, lạnh mấy cũng thấy thường.

Ở Manhattan dân tình hay nuôi chó. Chắc tại người độc thân nhiều quá nên nhu cầu bầu bạn với thú vật cảnh cũng cao hơn. Mà luật ở đây quy định đã nuôi chó thì một tuần phải dẫn chó đi dạo một số tiếng nhất định nào đó. Thế là bất kể trời mưa trời nắng dân tình cứ dẫn chó đi dạo suốt, ai cũng cầm theo một cái túi nilông. Chả là luật quy định chó mà ị ra một cái là chủ chó phải bốc đi. Thế là chó cứ chạy tung tăng, chủ bị lôi xềnh xệch theo, chó ị một cái là chủ lại lom khom lót tay túi nilông hốt đi, có người cầm túi nilông phân chó lủng lẳng ở tay, có người còn bỏ tọt vào túi quần túi áo, chả biết về sau có nhớ mà vứt đi không.

Ị thì phải bốc, nhưng đái thì vô tư, chó cứ thế mà ghếch chân đái ở bất cứ chỗ nào tiện. Đen một cái là trời mùa đông lạnh. Dòng nước đái của chó ngoằn nghoèo chưa chảy được đi đâu thì đã đông cứng lại trên hè. Đi qua mà ko chú ý dẫm phải thì ngã trật mắt.

Những vỉa hè của Manhattan ko phải là một nơi lý tưởng cho những đôi giày soành điệu. Thứ nhất vì ở Manhattan phải đi bộ nhiều, mà những đôi giày soành điệu thì lại thường ko dùng cho mục đích đi bộ. Thứ hai là mùa đông lạnh, để vỉa hè tan băng tuyết người ta hay rải muối, hỏng hết giày. Còn chưa kể nước đái chó và những ngày mưa ngày tuyết, còn những ngày nắng ấm thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Bao giờ mùa xuân nhỉ, để ra đường với son môi hồng nhạt.

Entry for February 03, 2009

Tự nhiên hôm nay trời đổ mưa tuyết xối xả, đi ra ngoài đường một tý mà tuyết bay tối tăm mặt mũi về đến nhà mũi đỏ như quả nhót may mà mắt ko thành mắt gấu trúc.

Mùa đông bên này lạnh thật. Có buổi sáng co ro ra đường thấy ông chủ nhà đang quét sân. Ông ấy là luật sư mà chả thấy làm việc mấy, suốt ngày thấy lọ mọ không quét sân trước thì quét sân sau. Ông ấy nhìn thấy mình thì chào rất hồ hởi “Hi good-looking, it is a warm sunny day today”. Cái warm sunny day của ông ấy là 0 độ C lúc nhiệt độ lên cao nhất trong ngày. Nói chuyện thời tiết với ông chủ nhà thật chán, ông ấy xuất thân người Xì cốt len, lạnh mấy cũng thấy thường.

Ở Manhattan dân tình hay nuôi chó. Chắc tại người độc thân nhiều quá nên nhu cầu bầu bạn với thú vật cảnh cũng cao hơn. Mà luật ở đây quy định đã nuôi chó thì một tuần phải dẫn chó đi dạo một số tiếng nhất định nào đó. Thế là bất kể trời mưa trời nắng dân tình cứ dẫn chó đi dạo suốt, ai cũng cầm theo một cái túi nilông. Chả là luật quy định chó mà ị ra một cái là chủ chó phải bốc đi. Thế là chó cứ chạy tung tăng, chủ bị lôi xềnh xệch theo, chó ị một cái là chủ lại lom khom lót tay túi nilông hốt đi, có người cầm túi nilông phân chó lủng lẳng ở tay, có người còn bỏ tọt vào túi quần túi áo, chả biết về sau có nhớ mà vứt đi không.

Ị thì phải bốc, nhưng đái thì vô tư, chó cứ thế mà ghếch chân đái ở bất cứ chỗ nào tiện. Đen một cái là trời mùa đông lạnh. Dòng nước đái của chó ngoằn nghoèo chưa chảy được đi đâu thì đã đông cứng lại trên hè. Đi qua mà ko chú ý dẫm phải thì ngã trật mắt.

Những vỉa hè của Manhattan ko phải là một nơi lý tưởng cho những đôi giày soành điệu. Thứ nhất vì ở Manhattan phải đi bộ nhiều, mà những đôi giày soành điệu thì lại thường ko dùng cho mục đích đi bộ. Thứ hai là mùa đông lạnh, để vỉa hè tan băng tuyết người ta hay rải muối, hỏng hết giày. Còn chưa kể nước đái chó và những ngày mưa ngày tuyết, còn những ngày nắng ấm thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Bao giờ mùa xuân nhỉ, để ra đường với son môi hồng nhạt.

Monday, February 2, 2009

Far from the madding crowd

Trong đám đông tôi nhìn thấy,

Một người đàn ông đi cùng bạn gái anh ta, nhưng mắt liếc một người đàn bà khác

Một người đàn ông đang dỗ dành một người đàn bà cong cớn dỗi hờn, nhưng vẫn vụng trộm đánh mắt về một người đàn bà đẹp khác ở một góc phòng

Một người đàn ông ôm người đàn bà của ông ta họ khiêu vũ chầm chậm trên nền nhạc tình tứ, vòng tay ôm rất chặt, nhưng mắt lại láo liên vào mông và cặp chân đi stockings sexy của cô gái khiêu vũ bên cạnh.


Thế nên,

Tóc ngắn ghen với tóc dài lả lơi

Tóc dài ghen với tóc ngắn cá tính

Tròn trịa ghen với mảnh mai tươi trẻ

Mảnh mai ghen với tròn trịa đàn bà

Áo xanh ghen áo đỏ

Áo đỏ ghen áo tím

Một lần, một người đàn ông đã bảo với tôi rằng (thực ra đoạn hội thoại bằng tiếng Anh):

- Sao em không đổi kiểu tóc đi cho khác lạ một chút, em để kiểu tóc này lâu lắm rồi

- (giọng rất bình thường) Em chả đổi gì bản thân em hết, em chỉ đổi bồ

- Ôi sao em ghê thế anh có nói gì đâu

- Ơ thì em cũng có nói gì đâu. Tính em lười, nên để cho tiện em cứ đổi luôn sang bồ khác cho nhanh, vừa đảm bảo độ mới mẻ vừa chả phải thay đổi bản thân mình mất thời gian.

Anh ta cứ xin lỗi vì sợ làm tôi giận, anh ta ko hiểu là tôi chả mấy khi giận. Nhưng có lẽ sự thật nghe nó tưng tửng quá anh ta lại tưởng tôi hờn mát mà nói vậy.

Far from the madding crowd…

Far from the madding crowd

Trong đám đông tôi nhìn thấy,

Một người đàn ông đi cùng bạn gái anh ta, nhưng mắt liếc một người đàn bà khác

Một người đàn ông đang dỗ dành một người đàn bà cong cớn dỗi hờn, nhưng vẫn vụng trộm đánh mắt về một người đàn bà đẹp khác ở một góc phòng

Một người đàn ông ôm người đàn bà của ông ta họ khiêu vũ chầm chậm trên nền nhạc tình tứ, vòng tay ôm rất chặt, nhưng mắt lại láo liên vào mông và cặp chân đi stockings sexy của cô gái khiêu vũ bên cạnh.


Thế nên,

Tóc ngắn ghen với tóc dài lả lơi

Tóc dài ghen với tóc ngắn cá tính

Tròn trịa ghen với mảnh mai tươi trẻ

Mảnh mai ghen với tròn trịa đàn bà

Áo xanh ghen áo đỏ

Áo đỏ ghen áo tím

Một lần, một người đàn ông đã bảo với tôi rằng (thực ra đoạn hội thoại bằng tiếng Anh):

- Sao em không đổi kiểu tóc đi cho khác lạ một chút, em để kiểu tóc này lâu lắm rồi

- (giọng rất bình thường) Em chả đổi gì bản thân em hết, em chỉ đổi bồ

- Ôi sao em ghê thế anh có nói gì đâu

- Ơ thì em cũng có nói gì đâu. Tính em lười, nên để cho tiện em cứ đổi luôn sang bồ khác cho nhanh, vừa đảm bảo độ mới mẻ vừa chả phải thay đổi bản thân mình mất thời gian.

Anh ta cứ xin lỗi vì sợ làm tôi giận, anh ta ko hiểu là tôi chả mấy khi giận. Nhưng có lẽ sự thật nghe nó tưng tửng quá anh ta lại tưởng tôi hờn mát mà nói vậy.

Far from the madding crowd…