Tuesday, March 31, 2009

Khi nào con khỏi




Cứ nghe tiếng cửa mở cạch một cái là Lila lại mở choàng mắt ra nhìn. Mặt bé lúc truyền nước thì phồng lên như quả bóng, giờ bỏ truyền nước thì xẹp xuống, quắt lại, còn toàn mắt là mắt.

Bác sĩ bước vào. Bác sĩ nhìn Lila. Lila nhìn bác sĩ. Bác sĩ chỉ đứng đó nói rồi đi thì ko sao. Bác sĩ mà bước một bước lại gần là bé ngoảnh mặt tránh, oà lên khóc, môi cong tớn, nước mắt lã chã, nhưng qua màn nước mắt mắt vẫn liếc bác sĩ vẻ rất canh chừng. Chả là bé biết thừa lại màn sờ nắn, bóp chân bóp tay ấn bụng, đo nhịp tim, đo huyết áp, đo nhiệt độ, tệ hơn thì lấy máu, truyền ven.

Cánh tay bé sưng to rất đau. Mẹ thường gập cái gối nhỏ và cho bé gác tay lên đó hy vọng chỗ sưng sẽ giảm nhanh. Mẹ chỉ làm vài lần, lần sau, mẹ gập cái gối là bé biết, tự giơ ngay cái tay đau lên gác, mắt nhìn như bảo “mẹ ơi con biết phải gác cái tay như này, con giỏi ko”, mẹ lại xuýt xoa “ôi béo của mẹ giỏi quá”.

Bé ốm, bé chả muốn gì, chỉ muốn gục mặt vào ngực mẹ, dí cái mũi xinh xinh vào tận da mẹ, hai chân thủ vào lòng mẹ, cứ thế là bé ngủ. Cái mặt bình thường mùi trẻ con thơm tho là thế, giờ chỉ toàn mùi thuốc.

Mẹ mất hút 5 ngày trong bệnh viện với bé, mẹ nhớ thằng Lê. Bố vào trông bé, mẹ tót về nhà. Thằng Lê chạy ra đón mẹ, mồm tíu tít “mamma, Lê nhớ mamma , Lê yêu mamma, (lấy tay vuốt ve áo mẹ) mamma của Lê xinh ” rồi tiếp luôn ko kịp thở “mamma bật Donald duck cho Lê xem đi”. Thực dụng thì cũng chỉ đến thế là cùng chứ gì. Khổ thân thằng Lê ở nhà ko có mẹ, chỉ có bà Nuôi lớ ngớ, nên bị đói phim hoạt hình trầm trọng.

Mẹ chỉ kịp tắm rửa, thay quần áo, xuống ăn tối với thằng Lê rồi đánh răng cho nó, là mẹ lại phải vào bệnh viện. Muốn ôm ghì nó hôn hít thật nhiều mà ko dám, chỉ sợ có mầm bệnh ở đâu đó trên đầu tóc áo quần. Trời mưa, mẹ quay lại lấy ô, thấy thằng Lê đang chạy ra hớt hải khóc gọi “mamma ơi mưa mamma kên cái ô rồi”. Thấy mẹ mở cửa vào lấy ô nó mới yên lòng cười toét ra. Nhìn nó hồng hào, cái má chắc nịch, mắt mí lẳn long lanh nghịch ngợm, răng trắng muốt đều tắp, chân chạy thoăn thoắt, mẹ vui ơi là vui.

Mẹ đến nơi, bé nằm vẹo người trên giường, mắt tròn xoe, chả nói năng gì, bố ngồi trên ghế canh gác, bụng bố căng tròn, căng hơn cả bụng bé. Trông hộ mẹ có 2 tiếng bố đã kịp xơi hết quá nửa số đồ tiếp tế bạn mẹ vừa gửi hồi chiều mẹ chưa kịp đụng đến tí nào, tức là xơi quá nửa chiếc bánh mỳ dài gần 1 mét, một gói thịt lợn muối bố ăn tiệt còn mỗi một dải mỏng dính chắc ko ních vào đâu được nữa thì đành để lại (bố là thế, cả đĩa táo ăn sạch chỉ để lại mỗi một miếng nhỏ), túi quít bố bóc ra ăn vỏ chất có ngọn trên ghế. Bố cũng uống sạch số nước đóng chai mẹ dành dụm để pha sữa cho bé buổi đêm, thế mà mẹ chỉ dám uống nước lấy từ vòi để dành nước đóng chai cho con. Bố tâm sự với mẹ một câu muôn thuở “I ate too much”, rồi bố gói ghém nốt số đồ ăn còn lại cho vào ba lô mang về nhà.

Con gái mẹ đã nằm viện được gần 10 ngày đêm rồi.

Khi nào con khỏi, cả nhà mình sẽ lại quây quần cùng nhau. Mẹ sẽ lại nấu bữa tối có Lê La chơi luẩn quẩn giành giật cấu chí dưới chân. Nghe tiếng cạch cửa Lê La sẽ nhào ra đón bố, chí choé tranh nhau xem đứa nào ra trước, con nhỉ, khi nào con khỏi…

Khi nào con khỏi




Cứ nghe tiếng cửa mở cạch một cái là Lila lại mở choàng mắt ra nhìn. Mặt bé lúc truyền nước thì phồng lên như quả bóng, giờ bỏ truyền nước thì xẹp xuống, quắt lại, còn toàn mắt là mắt.

Bác sĩ bước vào. Bác sĩ nhìn Lila. Lila nhìn bác sĩ. Bác sĩ chỉ đứng đó nói rồi đi thì ko sao. Bác sĩ mà bước một bước lại gần là bé ngoảnh mặt tránh, oà lên khóc, môi cong tớn, nước mắt lã chã, nhưng qua màn nước mắt mắt vẫn liếc bác sĩ vẻ rất canh chừng. Chả là bé biết thừa lại màn sờ nắn, bóp chân bóp tay ấn bụng, đo nhịp tim, đo huyết áp, đo nhiệt độ, tệ hơn thì lấy máu, truyền ven.

Cánh tay bé sưng to rất đau. Mẹ thường gập cái gối nhỏ và cho bé gác tay lên đó hy vọng chỗ sưng sẽ giảm nhanh. Mẹ chỉ làm vài lần, lần sau, mẹ gập cái gối là bé biết, tự giơ ngay cái tay đau lên gác, mắt nhìn như bảo “mẹ ơi con biết phải gác cái tay như này, con giỏi ko”, mẹ lại xuýt xoa “ôi béo của mẹ giỏi quá”.

Bé ốm, bé chả muốn gì, chỉ muốn gục mặt vào ngực mẹ, dí cái mũi xinh xinh vào tận da mẹ, hai chân thủ vào lòng mẹ, cứ thế là bé ngủ. Cái mặt bình thường mùi trẻ con thơm tho là thế, giờ chỉ toàn mùi thuốc.

Mẹ mất hút 5 ngày trong bệnh viện với bé, mẹ nhớ thằng Lê. Bố vào trông bé, mẹ tót về nhà. Thằng Lê chạy ra đón mẹ, mồm tíu tít “mamma, Lê nhớ mamma , Lê yêu mamma, (lấy tay vuốt ve áo mẹ) mamma của Lê xinh ” rồi tiếp luôn ko kịp thở “mamma bật Donald duck cho Lê xem đi”. Thực dụng thì cũng chỉ đến thế là cùng chứ gì. Khổ thân thằng Lê ở nhà ko có mẹ, chỉ có bà Nuôi lớ ngớ, nên bị đói phim hoạt hình trầm trọng.

Mẹ chỉ kịp tắm rửa, thay quần áo, xuống ăn tối với thằng Lê rồi đánh răng cho nó, là mẹ lại phải vào bệnh viện. Muốn ôm ghì nó hôn hít thật nhiều mà ko dám, chỉ sợ có mầm bệnh ở đâu đó trên đầu tóc áo quần. Trời mưa, mẹ quay lại lấy ô, thấy thằng Lê đang chạy ra hớt hải khóc gọi “mamma ơi mưa mamma kên cái ô rồi”. Thấy mẹ mở cửa vào lấy ô nó mới yên lòng cười toét ra. Nhìn nó hồng hào, cái má chắc nịch, mắt mí lẳn long lanh nghịch ngợm, răng trắng muốt đều tắp, chân chạy thoăn thoắt, mẹ vui ơi là vui.

Mẹ đến nơi, bé nằm vẹo người trên giường, mắt tròn xoe, chả nói năng gì, bố ngồi trên ghế canh gác, bụng bố căng tròn, căng hơn cả bụng bé. Trông hộ mẹ có 2 tiếng bố đã kịp xơi hết quá nửa số đồ tiếp tế bạn mẹ vừa gửi hồi chiều mẹ chưa kịp đụng đến tí nào, tức là xơi quá nửa chiếc bánh mỳ dài gần 1 mét, một gói thịt lợn muối bố ăn tiệt còn mỗi một dải mỏng dính chắc ko ních vào đâu được nữa thì đành để lại (bố là thế, cả đĩa táo ăn sạch chỉ để lại mỗi một miếng nhỏ), túi quít bố bóc ra ăn vỏ chất có ngọn trên ghế. Bố cũng uống sạch số nước đóng chai mẹ dành dụm để pha sữa cho bé buổi đêm, thế mà mẹ chỉ dám uống nước lấy từ vòi để dành nước đóng chai cho con. Bố tâm sự với mẹ một câu muôn thuở “I ate too much”, rồi bố gói ghém nốt số đồ ăn còn lại cho vào ba lô mang về nhà.

Con gái mẹ đã nằm viện được gần 10 ngày đêm rồi.

Khi nào con khỏi, cả nhà mình sẽ lại quây quần cùng nhau. Mẹ sẽ lại nấu bữa tối có Lê La chơi luẩn quẩn giành giật cấu chí dưới chân. Nghe tiếng cạch cửa Lê La sẽ nhào ra đón bố, chí choé tranh nhau xem đứa nào ra trước, con nhỉ, khi nào con khỏi…

Thursday, March 26, 2009

Ngày con một tuổi




Qua cửa sổ bệnh viện, mẹ nhìn thấy công viên đang thay lá, trẻ con nô đùa.

Thế mà con gái mẹ nằm đây, qua hai lớp cửa dày đóng kín của phòng cách ly, vật vã với những cơn sốt luôn luôn trên 40 độ. Cả bệnh viện đã đến bên con, những y tá tốt nhất, những bác sĩ giỏi nhất các khoa, khoa vận động, khoa thần kinh, khoa, nhi, khoa bệnh truyền nhiễm, khoa cấp cứu. Họ vào ra liên tục và mẹ thường ngủ gục để choàng tỉnh dậy và thấy bác sĩ và y tá đứng đầy phòng nhiều lần trong đêm.

Con gái mẹ ngày thường trông rạng rỡ như một bông hồng, tóc hoe vàng, da hồng phớt, môi hồng đào, mắt trong veo long lanh, hai hàng mi cong chập chờn, cẳng chân cẳng tay trắng muốt và hằn ngấn, bàn tay trắng muốt mũm mĩm có những móng tay bé xinh màu hồng cắt gọn ghẽ.

Thế mà giờ con nằm đây, xanh xao, mắt nhắm nghiền, một bên chân tay sưng mọng, nóng đỏ. Bình thường mẹ hay tự hỏi con gái mà chân tay to thế này rồi về sau có thon thả lại được ko. Thế mà giờ so với bên sưng, bên lành gầy guộc lỏng lẻo đến tội nghiệp, những móng tay tím bầm và lạnh ngắt ngay cả trong cơn sốt, cánh tay và bàn chân nát bấy vì lấy máu và vì những đường truyền nước và kháng sinh vào tĩnh mạch.

Các bác sĩ bối rối, cả những bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm cũng bối rối. Họ ko thể hiểu tại sao một loại vi khuẩn thông thường chỉ cùng lắm gây viêm họng hoặc dị ứng trên da, lại có thể thâm nhập vào đến tận máu và gây mất cử động tay chân như trường hợp của con. Họ đưa con đi làm đủ loại xét nghiệm, thử phản xạ thần kinh, chụp cắt lớp não, chụp xương toàn bộ cơ thể, chụp phổi, soi tim, chọc hút xương sống, nuôi cấy mẫu máu trong phòng thí nghiệm. Nhìn con nằm mê mệt, bé tí tẹo trước cái máy chụp cắt lớp, cái đai xiết quanh đầu xiết vào mãi mà ko vừa, mẹ thấy như có ai đó bóp nghẹt lấy tim mình. Chỉ trong mấy ngày, con trải qua nhiều xét nghiệm hơn mẹ trong suốt 30 năm.

Con đón sinh nhật 1 tuổi trong bệnh viện, ngày nguy kịch nhất. Các y tá mang quà và xếp hàng hát tặng con bài hát sinh nhật. Bình thường nghe thấy tiếng hát tiếng nhạc thế này là thể nào con cũng múa.

Gần 1 tuổi, con đã có thể tự bước hai bước vội vàng mà ko ngã, con bò lịch kịch với cái chai ngậm tòn ten trên miệng, con tự chơi lúc khát tự tìm chai nước ngửa cổ tu, con vẫy tay chào bye bye, con gọi mẹ ma ma, con giơ chân nhảy theo nhạc, con biết xoay người trèo xuống giường chân đưa xuống trước cho khỏi ngã, nghe tiếng cạch cửa con hấp tấp bò ra đón bố, con tranh mẹ với anh, con bò đến chân mẹ, vịn đứng lên, mồm kêu manh manh ý muốn xin ăn, được mẹ cho hạt cơm là con hài lòng lắm.

Thế mà giờ con ko thể đứng, ko thể ngồi, ko thể cầm nắm, thậm chí ko thể xoay người. Con trở lại như một đứa trẻ mới sinh yếu ớt vụng dại. Thương con lắm.

Nhưng không sao con ạ. Khi nào con khỏi, mình sẽ bắt đầu lại từ đầu. Mình sẽ học cầm đồ chơi, học ngồi, học đi, học đứng, học ăn.

Lúc nào mẹ cũng sẽ ở bên con.

Ngày con một tuổi




Qua cửa sổ bệnh viện, mẹ nhìn thấy công viên đang thay lá, trẻ con nô đùa.

Thế mà con gái mẹ nằm đây, qua hai lớp cửa dày đóng kín của phòng cách ly, vật vã với những cơn sốt luôn luôn trên 40 độ. Cả bệnh viện đã đến bên con, những y tá tốt nhất, những bác sĩ giỏi nhất các khoa, khoa vận động, khoa thần kinh, khoa, nhi, khoa bệnh truyền nhiễm, khoa cấp cứu. Họ vào ra liên tục và mẹ thường ngủ gục để choàng tỉnh dậy và thấy bác sĩ và y tá đứng đầy phòng nhiều lần trong đêm.

Con gái mẹ ngày thường trông rạng rỡ như một bông hồng, tóc hoe vàng, da hồng phớt, môi hồng đào, mắt trong veo long lanh, hai hàng mi cong chập chờn, cẳng chân cẳng tay trắng muốt và hằn ngấn, bàn tay trắng muốt mũm mĩm có những móng tay bé xinh màu hồng cắt gọn ghẽ.

Thế mà giờ con nằm đây, xanh xao, mắt nhắm nghiền, một bên chân tay sưng mọng, nóng đỏ. Bình thường mẹ hay tự hỏi con gái mà chân tay to thế này rồi về sau có thon thả lại được ko. Thế mà giờ so với bên sưng, bên lành gầy guộc lỏng lẻo đến tội nghiệp, những móng tay tím bầm và lạnh ngắt ngay cả trong cơn sốt, cánh tay và bàn chân nát bấy vì lấy máu và vì những đường truyền nước và kháng sinh vào tĩnh mạch.

Các bác sĩ bối rối, cả những bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm cũng bối rối. Họ ko thể hiểu tại sao một loại vi khuẩn thông thường chỉ cùng lắm gây viêm họng hoặc dị ứng trên da, lại có thể thâm nhập vào đến tận máu và gây mất cử động tay chân như trường hợp của con. Họ đưa con đi làm đủ loại xét nghiệm, thử phản xạ thần kinh, chụp cắt lớp não, chụp xương toàn bộ cơ thể, chụp phổi, soi tim, chọc hút xương sống, nuôi cấy mẫu máu trong phòng thí nghiệm. Nhìn con nằm mê mệt, bé tí tẹo trước cái máy chụp cắt lớp, cái đai xiết quanh đầu xiết vào mãi mà ko vừa, mẹ thấy như có ai đó bóp nghẹt lấy tim mình. Chỉ trong mấy ngày, con trải qua nhiều xét nghiệm hơn mẹ trong suốt 30 năm.

Con đón sinh nhật 1 tuổi trong bệnh viện, ngày nguy kịch nhất. Các y tá mang quà và xếp hàng hát tặng con bài hát sinh nhật. Bình thường nghe thấy tiếng hát tiếng nhạc thế này là thể nào con cũng múa.

Gần 1 tuổi, con đã có thể tự bước hai bước vội vàng mà ko ngã, con bò lịch kịch với cái chai ngậm tòn ten trên miệng, con tự chơi lúc khát tự tìm chai nước ngửa cổ tu, con vẫy tay chào bye bye, con gọi mẹ ma ma, con giơ chân nhảy theo nhạc, con biết xoay người trèo xuống giường chân đưa xuống trước cho khỏi ngã, nghe tiếng cạch cửa con hấp tấp bò ra đón bố, con tranh mẹ với anh, con bò đến chân mẹ, vịn đứng lên, mồm kêu manh manh ý muốn xin ăn, được mẹ cho hạt cơm là con hài lòng lắm.

Thế mà giờ con ko thể đứng, ko thể ngồi, ko thể cầm nắm, thậm chí ko thể xoay người. Con trở lại như một đứa trẻ mới sinh yếu ớt vụng dại. Thương con lắm.

Nhưng không sao con ạ. Khi nào con khỏi, mình sẽ bắt đầu lại từ đầu. Mình sẽ học cầm đồ chơi, học ngồi, học đi, học đứng, học ăn.

Lúc nào mẹ cũng sẽ ở bên con.

Friday, March 20, 2009

Manas




Nhãn giày Manas gửi thư mời “distinguished ladies” trong cộng đồng Ý đến dự một buổi giới thiệu sản phẩm mới, mỗi khách mời sẽ được thử dòng sản phẩm xuân hè sắp tung ra thị trường và chọn một đôi mình thích. Mình chẳng biết Manas là nhãn hiệu gì nhưng được giày miễn phí tội gì ko đi.

Đến nơi, biết trước sẽ gặp những ai. Hầu hết là những bà trong khi chồng đi làm thì ở nhà bát phố, mua sắm hoặc hoạt động xã hội cho vui. Bà nào bà nấy tầm gần 50 là ít nhất, chả con cái gì hoặc con đã lớn, nên thảnh thơi vô cùng, mỗi mình được cái trẻ nhất nhưng cũng đầu bù tóc rối nhất, đến nơi mà mắt vẫn thâm quầng vì đêm trước thức trông con ốm. Các bà già thường rất thích mình vì trông hiền, ngoan, giản dị. Có lần có bà còn đến nói với mình “trong số các phu nhân ngoại giao tôi thích cô nhất vì cô là người duy nhất ko kênh kiệu mặt vác lên trời”. Các phu nhân ngoại giao là một cụm từ thường được nhắc đến với ko mấy thiện cảm, vì công việc của họ chỉ là ăn mặc đẹp để đi dự tiệc, lại còn được hưởng lương, lại còn được săn đón trọng vọng, quyền thế chẳng kém chồng nếu chịu khó tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Có lẽ vì những đặc quyền đặc lợi như vậy mà phần lớn các phu nhân ngoại giao đều vô cùng kênh kiệu, nhất là phu nhân những vị ngoại giao đứng đầu.

Mình thích những đôi giày đơn giản, nhìn qua biết ngay Manas ko phải nhãn hiệu phù hợp. Thế mà thử ra thử vào cũng vừa ý hai đôi, một đôi màu vàng, một đôi xanh thép. Căn bản là mùa xuân sắp đến, cũng phải có màu giày phù hợp cho nó có không khí.

Trong số các lady có một bà tầm hơn 60 tuổi, từng là cô giáo, mình gặp đã từ lâu nhưng gần đây mới nói chuyện. Vì bà ấy ban đầu lạnh nhạt một cách cố tình với mình, kiểu như ngồi đối diện nhưng mặt cứ ngoảnh sang chỗ khác và nói chuyện rất vui vẻ với cả bàn tiệc nhưng nhất quyết trừ mình ra. Từ hồi được giới thiệu là mình đã có chồng và thậm chí còn có hai con thì tự nhiên bà ấy vui vẻ hẳn và hoá ra là người rất dễ chịu. Nói chuyện mãi thì gần đây mình mới biết bà ấy là vợ một ông mình biết quá rõ. Ông ấy gần 70, còn khá phong độ, phong độ hơn vợ rất nhiều, đi tiệc nào cũng gặp và luôn luôn đi cùng một cô gái cực kỳ nóng bỏng, cứ lâu lâu lại thay cô khác, ko bao giờ đi cùng vợ, và cứ gặp cô gái nào tre trẻ hấp dẫn một tý thì mắt cứ sáng lên như đèn pha. Gặp quả chồng này chắc vợ nào cũng bó tay.

Vừa mới hôm nọ sung sướng vì đã lên cân được một tý, thì sau 3 đêm thức trông con ốm lại gầy dị mọ. Lê La ốm sốt cứ bám mẹ như đỉa. Đêm ngủ có hai cái lò than quặp bên phải bên trái, mùa đông mà mẹ chả cần đắp chăn.

Hôm nọ có hẹn phải đi mà cả hai con thì đều sốt cao, mình bảo chàng bỏ cơ quan về trông con mấy tiếng, vì sợ bà Nuôi lớ ngớ ở nhà có việc gì chẳng biết xử lý ra sao. 3 năm nay con ốm xoành xoạch, mình trông mãi cũng có làm sao đâu. Thế mà lần đầu tiên chàng trông con ốm, mà chỉ trông đúng có hai tiếng, tối về cũng lăn ra ốm luôn, mặt dài như cái bơm, ngồi thuỗn ra ruồi đậu lên mép ko buồn đuổi. Hầu con chưa xong, giờ lại hầu thêm cả chồng ăn xong chui vào chăn ngủ vểnh râu từ 9h tối đến 8h sáng hôm sau.

Không hiểu đàn ông là phái mạnh là ý nói mạnh ở chỗ nào

Manas




Nhãn giày Manas gửi thư mời “distinguished ladies” trong cộng đồng Ý đến dự một buổi giới thiệu sản phẩm mới, mỗi khách mời sẽ được thử dòng sản phẩm xuân hè sắp tung ra thị trường và chọn một đôi mình thích. Mình chẳng biết Manas là nhãn hiệu gì nhưng được giày miễn phí tội gì ko đi.

Đến nơi, biết trước sẽ gặp những ai. Hầu hết là những bà trong khi chồng đi làm thì ở nhà bát phố, mua sắm hoặc hoạt động xã hội cho vui. Bà nào bà nấy tầm gần 50 là ít nhất, chả con cái gì hoặc con đã lớn, nên thảnh thơi vô cùng, mỗi mình được cái trẻ nhất nhưng cũng đầu bù tóc rối nhất, đến nơi mà mắt vẫn thâm quầng vì đêm trước thức trông con ốm. Các bà già thường rất thích mình vì trông hiền, ngoan, giản dị. Có lần có bà còn đến nói với mình “trong số các phu nhân ngoại giao tôi thích cô nhất vì cô là người duy nhất ko kênh kiệu mặt vác lên trời”. Các phu nhân ngoại giao là một cụm từ thường được nhắc đến với ko mấy thiện cảm, vì công việc của họ chỉ là ăn mặc đẹp để đi dự tiệc, lại còn được hưởng lương, lại còn được săn đón trọng vọng, quyền thế chẳng kém chồng nếu chịu khó tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Có lẽ vì những đặc quyền đặc lợi như vậy mà phần lớn các phu nhân ngoại giao đều vô cùng kênh kiệu, nhất là phu nhân những vị ngoại giao đứng đầu.

Mình thích những đôi giày đơn giản, nhìn qua biết ngay Manas ko phải nhãn hiệu phù hợp. Thế mà thử ra thử vào cũng vừa ý hai đôi, một đôi màu vàng, một đôi xanh thép. Căn bản là mùa xuân sắp đến, cũng phải có màu giày phù hợp cho nó có không khí.

Trong số các lady có một bà tầm hơn 60 tuổi, từng là cô giáo, mình gặp đã từ lâu nhưng gần đây mới nói chuyện. Vì bà ấy ban đầu lạnh nhạt một cách cố tình với mình, kiểu như ngồi đối diện nhưng mặt cứ ngoảnh sang chỗ khác và nói chuyện rất vui vẻ với cả bàn tiệc nhưng nhất quyết trừ mình ra. Từ hồi được giới thiệu là mình đã có chồng và thậm chí còn có hai con thì tự nhiên bà ấy vui vẻ hẳn và hoá ra là người rất dễ chịu. Nói chuyện mãi thì gần đây mình mới biết bà ấy là vợ một ông mình biết quá rõ. Ông ấy gần 70, còn khá phong độ, phong độ hơn vợ rất nhiều, đi tiệc nào cũng gặp và luôn luôn đi cùng một cô gái cực kỳ nóng bỏng, cứ lâu lâu lại thay cô khác, ko bao giờ đi cùng vợ, và cứ gặp cô gái nào tre trẻ hấp dẫn một tý thì mắt cứ sáng lên như đèn pha. Gặp quả chồng này chắc vợ nào cũng bó tay.

Vừa mới hôm nọ sung sướng vì đã lên cân được một tý, thì sau 3 đêm thức trông con ốm lại gầy dị mọ. Lê La ốm sốt cứ bám mẹ như đỉa. Đêm ngủ có hai cái lò than quặp bên phải bên trái, mùa đông mà mẹ chả cần đắp chăn.

Hôm nọ có hẹn phải đi mà cả hai con thì đều sốt cao, mình bảo chàng bỏ cơ quan về trông con mấy tiếng, vì sợ bà Nuôi lớ ngớ ở nhà có việc gì chẳng biết xử lý ra sao. 3 năm nay con ốm xoành xoạch, mình trông mãi cũng có làm sao đâu. Thế mà lần đầu tiên chàng trông con ốm, mà chỉ trông đúng có hai tiếng, tối về cũng lăn ra ốm luôn, mặt dài như cái bơm, ngồi thuỗn ra ruồi đậu lên mép ko buồn đuổi. Hầu con chưa xong, giờ lại hầu thêm cả chồng ăn xong chui vào chăn ngủ vểnh râu từ 9h tối đến 8h sáng hôm sau.

Không hiểu đàn ông là phái mạnh là ý nói mạnh ở chỗ nào

Tuesday, March 17, 2009

Chả thà ở vậy nuôi thân béo mầm :-P




Tấm ảnh này chụp lúc mình và chàng đang khốn khổ vì bị sở tư pháp hành, cho chết cái tội ko hối lộ vài trăm nghìn cho xong. Bộ hồ sơ hỏi toàn những thứ âm ty củ tỉ, của vợ đã đành, lại của cả chồng. Chàng bị hỏi những câu chỉ có nhà nước cộng sản mới hỏi kiểu “trước năm 18 tuổi làm gì ở đâu” thì cứ nhảy tành tành lên “việc đấy thì liên quan gì đến chúng nó” hoặc “chúng nó hỏi thông tin đó để làm gì, anh không nói”. Tức nhất là mỗi hôm đến họ lại chỉ ra đúng MỘT lỗi trong bộ hồ sơ kết hôn dày cộp. Lại mua bộ mới về khai lại, sửa cái lỗi họ chỉ. Mang đến, họ lại chỉ ra đúng MỘT lỗi khác. Mặt mũi cô nào cô nấy cứ sưng vù như vừa bị ai đánh, có mỗi cô bán hồ sơ bán được nhiều hồ sơ quá nên cứ tươi hớn “lại sai hả cháu?”. Sau vài lần, những bộ hồ sơ khai hỏng chất cao ngất ngưởng, sở tư pháp kiếm bẫm tiền bán hồ sơ, mình thuộc lòng thông tin ông bà nội ngoại đã từng làm gì ở đâu, vẫn ko được, vẫn còn chỗ sai. Đến lần thứ tư thì mình hết chịu nổi. Than thở với một chị bạn lấy chồng người Đức, chị ấy cười ha hả “mỗi hôm đến nó lại chỉ ra đúng một lỗi đúng ko? Cái con mặt trát phấn dày cộp béo ú hay mặc áo rộng cổ đúng ko? Em dúi cho nó 300,000đ là hồ sơ lọt ngay”. Làm tiền đến thế là cùng. Chỉ trong vòng 1 tuần, cả hai đứa bay sang New York, kết hôn chỉ trong 24 tiếng với 2 quyển hộ chiếu chìa ra.

Tuy nhiên, lại nói về chuyện tấm ảnh. Hôm đó văn phòng hẹn nhau đi ra đồng lúa chơi, nên mình mặc cái quần màu hồng để nếu có lạc giữa đồng lúa xanh thì mọi người tìm cho dễ. Mình đang phóng rối rít tới văn phòng thì một em trai trờ xe tới bên cạnh “cậu ơi, cho mình làm quen, cậu tám mấy?”. Mình quay sang thằng cu mặt non choẹt thuốc lá phì phèo thở khói điệu nghệ “thế cậu tám mấy?”, “mình 86, còn cậu?” (nói đoạn thở khói). Mình xin thú thật là mình 78, nhưng nói 78 sợ cậu chàng bị cú sốc đầu đời nên cười nhe răng mà bảo “thế thì làm em thôi. Chị 84 cơ em ơi”. Thằng cu vẫn léo nhéo “gái hơn hai trai hơn một” và lẽo đẽo theo mình đến tận văn phòng. Một lúc sau mấy anh bảo vệ vào bảo “em ơi, thằng oắt con kia nó vẫn đợi em ở ngoài”.

Tuy nhiên, ý muốn nói ở đây là ko gì tàn phá bằng chồng con. Hồi đó, công việc căng thẳng, các thủ tục nặng nề rườm rà, thế mà vẫn thấy mình thảnh thơi tươi trẻ, đi bộ trên phố bao nhiêu anh nhìn. Bây giờ, nhìn mình mà phát ớn, già câng nhâng nháo, đi băm băm bổ bổ, sang đường thì mắt trước mắt sau.

Bao giờ thảnh thơi về lại Hà nội, thân gầy, tóc thẳng, một buổi sáng thảnh thơi ngồi quán nhìn phố phường náo nhiệt trôi chảy. Cả năm nay ko có cả thời gian đi nghỉ, một chuyến về Hà nội bay mỗi chiều gần trọn một ngày, với một chồng cứ lên máy bay là ngủ lay một cái thì bật dậy nhưng cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn phải mất 5 phút mới hiểu ra mình đang ở đâu, với hai quỷ sứ nhà giời một cứ chạy như hoá rồ dọc lối đi, một múa hát đòi đứng lên, đòi chuyền ghế đi, đòi người khác chìa tay ra bắt làm quen, thì chắc mình chết mất.

Chả thà ở vậy nuôi thân béo mầm :-P




Tấm ảnh này chụp lúc mình và chàng đang khốn khổ vì bị sở tư pháp hành, cho chết cái tội ko hối lộ vài trăm nghìn cho xong. Bộ hồ sơ hỏi toàn những thứ âm ty củ tỉ, của vợ đã đành, lại của cả chồng. Chàng bị hỏi những câu chỉ có nhà nước cộng sản mới hỏi kiểu “trước năm 18 tuổi làm gì ở đâu” thì cứ nhảy tành tành lên “việc đấy thì liên quan gì đến chúng nó” hoặc “chúng nó hỏi thông tin đó để làm gì, anh không nói”. Tức nhất là mỗi hôm đến họ lại chỉ ra đúng MỘT lỗi trong bộ hồ sơ kết hôn dày cộp. Lại mua bộ mới về khai lại, sửa cái lỗi họ chỉ. Mang đến, họ lại chỉ ra đúng MỘT lỗi khác. Mặt mũi cô nào cô nấy cứ sưng vù như vừa bị ai đánh, có mỗi cô bán hồ sơ bán được nhiều hồ sơ quá nên cứ tươi hớn “lại sai hả cháu?”. Sau vài lần, những bộ hồ sơ khai hỏng chất cao ngất ngưởng, sở tư pháp kiếm bẫm tiền bán hồ sơ, mình thuộc lòng thông tin ông bà nội ngoại đã từng làm gì ở đâu, vẫn ko được, vẫn còn chỗ sai. Đến lần thứ tư thì mình hết chịu nổi. Than thở với một chị bạn lấy chồng người Đức, chị ấy cười ha hả “mỗi hôm đến nó lại chỉ ra đúng một lỗi đúng ko? Cái con mặt trát phấn dày cộp béo ú hay mặc áo rộng cổ đúng ko? Em dúi cho nó 300,000đ là hồ sơ lọt ngay”. Làm tiền đến thế là cùng. Chỉ trong vòng 1 tuần, cả hai đứa bay sang New York, kết hôn chỉ trong 24 tiếng với 2 quyển hộ chiếu chìa ra.

Tuy nhiên, lại nói về chuyện tấm ảnh. Hôm đó văn phòng hẹn nhau đi ra đồng lúa chơi, nên mình mặc cái quần màu hồng để nếu có lạc giữa đồng lúa xanh thì mọi người tìm cho dễ. Mình đang phóng rối rít tới văn phòng thì một em trai trờ xe tới bên cạnh “cậu ơi, cho mình làm quen, cậu tám mấy?”. Mình quay sang thằng cu mặt non choẹt thuốc lá phì phèo thở khói điệu nghệ “thế cậu tám mấy?”, “mình 86, còn cậu?” (nói đoạn thở khói). Mình xin thú thật là mình 78, nhưng nói 78 sợ cậu chàng bị cú sốc đầu đời nên cười nhe răng mà bảo “thế thì làm em thôi. Chị 84 cơ em ơi”. Thằng cu vẫn léo nhéo “gái hơn hai trai hơn một” và lẽo đẽo theo mình đến tận văn phòng. Một lúc sau mấy anh bảo vệ vào bảo “em ơi, thằng oắt con kia nó vẫn đợi em ở ngoài”.

Tuy nhiên, ý muốn nói ở đây là ko gì tàn phá bằng chồng con. Hồi đó, công việc căng thẳng, các thủ tục nặng nề rườm rà, thế mà vẫn thấy mình thảnh thơi tươi trẻ, đi bộ trên phố bao nhiêu anh nhìn. Bây giờ, nhìn mình mà phát ớn, già câng nhâng nháo, đi băm băm bổ bổ, sang đường thì mắt trước mắt sau.

Bao giờ thảnh thơi về lại Hà nội, thân gầy, tóc thẳng, một buổi sáng thảnh thơi ngồi quán nhìn phố phường náo nhiệt trôi chảy. Cả năm nay ko có cả thời gian đi nghỉ, một chuyến về Hà nội bay mỗi chiều gần trọn một ngày, với một chồng cứ lên máy bay là ngủ lay một cái thì bật dậy nhưng cứ ngơ ngơ ngác ngác như người mất hồn phải mất 5 phút mới hiểu ra mình đang ở đâu, với hai quỷ sứ nhà giời một cứ chạy như hoá rồ dọc lối đi, một múa hát đòi đứng lên, đòi chuyền ghế đi, đòi người khác chìa tay ra bắt làm quen, thì chắc mình chết mất.

Sunday, March 15, 2009

Ẩn sĩ (2)

Mình thách chàng đấu cờ.

Lần đầu tiên mình đến hẹn một mình. Chàng đón mình với cái nhìn kiểu “em còn trò gì nữa giở nốt ra đi”. “Lâu lắm rồi em ko đánh cờ, em thậm chí còn ko nhớ cách xếp nữa, quân hậu xếp ở bên nào ý nhỉ?”. Chàng sắp quân cờ, đôi môi đẹp nhếch lên giễu cợt.

Ván cờ đầu tiên, chàng hết cờ sau một tiếng rưỡi. Mình đứng lên “em bận rồi, em phải đi”. Chàng hơi sửng sốt.

Ván cờ thứ hai là một ván cờ căng thẳng. Chàng đi cẩn thận hơn. Đúng 3 tiếng rưỡi chàng mới nhận thua cuộc. Chàng có vẻ bực bực.

Ván cờ thứ ba, sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chàng cân nhắc rất lâu trước khi cất quân đi một nước. Mình bảo “nước đó là nước tệ nhất, anh sẽ thua đấy”. Chàng cứng rắn “phải xem đã”. Gần 15 phút sau, chàng hết cờ. Chàng không phục.

Chàng bảo “anh đi nhầm nước đó, nếu ko thì có thể anh sẽ ko thua”. Mình bảo “anh có muốn thử đi lại nước khác ko?”. Chàng đồng ý. Hai đứa lụi hụi xếp lại quân cờ. Chàng chọn đi một nước khác, và chàng vẫn thua nửa tiếng sau đó. Đó là ván cờ thứ tư.

Chàng muốn chơi ván thứ năm. “Không, anh đã thua quá 3 lần. Em ko muốn đánh nữa”.

Chàng nhìn mình, vẻ mặt giễu cợt đã biến mất từ lần gặp đánh cờ thứ hai, ánh mắt chàng dịu dàng và khổ sở.

Ngày hôm sau, chàng viết thư cho mình “anh đã thua, một sự thất bại ngọt ngào. Anh ko muốn gặp em nữa, nếu như em ko thay đổi quan niệm về tình yêu”.

Nhưng mình vẫn thỉnh thoảng lại gọi chàng, cứ như chưa bao giờ nhận được bức thư kia. Còn chàng vẫn đến ngay khi mình gọi.

Cuối cùng, chàng bảo “Em đã bẻ gẫy anh. Nhìn vào mắt anh, đừng nói dối, có cách nào làm em thay đổi ko?”. Vẻ hào hoa vô thức, cái kiểu chân chính lạc mốt, những câu tuyên bố tuyệt vọng của chàng vẫn hấp dẫn mình. Nhưng ôi ẩn sĩ, giờ thì anh nghĩ anh có thể chấp nhận tất cả, miễn em là của anh. Nhưng khi có em rồi, anh sẽ coi thường những thói quen phù phiếm của em, căm ghét những người đã từng quan trọng với em, và nhất định anh sẽ quyết tâm thay đổi em. “Không. Đằng nào em cũng ko bao giờ đủ tốt cho anh”.

Rất lâu sau, mình nhắn “em muốn nói chuyện với anh”. Chàng lại đến ngay.

- Em muốn nói gì với anh?

- Em sắp lấy chồng

- (Im lặng một lúc thật lâu) Em có chắc em sẽ thành người vợ tốt ko?

- We’ll see


Ẩn sĩ, em là Song Sinh mà, anh nhớ ko?


P.S Hôm qua đọc một bài báo về các cung khác nhau thì có thói quen hôn khác nhau như thế nào. Hoá ra Song Sinh hôn dở nhất. Các cung khác thì hôn nào là say đắm, dịu dàng, mãnh liệt, vv và vv, mỗi Song Sinh vừa hôn vừa cười khúc khích, hoặc vừa hôn vừa đưa mắt nhìn xung quanh xem có cái gì buồn cười đang xảy ra hay ko. Thế chả phải Song Sinh là very bad kisser là gì. Mang tiếng quá. Bực thật.

Ẩn sĩ (2)

Mình thách chàng đấu cờ.

Lần đầu tiên mình đến hẹn một mình. Chàng đón mình với cái nhìn kiểu “em còn trò gì nữa giở nốt ra đi”. “Lâu lắm rồi em ko đánh cờ, em thậm chí còn ko nhớ cách xếp nữa, quân hậu xếp ở bên nào ý nhỉ?”. Chàng sắp quân cờ, đôi môi đẹp nhếch lên giễu cợt.

Ván cờ đầu tiên, chàng hết cờ sau một tiếng rưỡi. Mình đứng lên “em bận rồi, em phải đi”. Chàng hơi sửng sốt.

Ván cờ thứ hai là một ván cờ căng thẳng. Chàng đi cẩn thận hơn. Đúng 3 tiếng rưỡi chàng mới nhận thua cuộc. Chàng có vẻ bực bực.

Ván cờ thứ ba, sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chàng cân nhắc rất lâu trước khi cất quân đi một nước. Mình bảo “nước đó là nước tệ nhất, anh sẽ thua đấy”. Chàng cứng rắn “phải xem đã”. Gần 15 phút sau, chàng hết cờ. Chàng không phục.

Chàng bảo “anh đi nhầm nước đó, nếu ko thì có thể anh sẽ ko thua”. Mình bảo “anh có muốn thử đi lại nước khác ko?”. Chàng đồng ý. Hai đứa lụi hụi xếp lại quân cờ. Chàng chọn đi một nước khác, và chàng vẫn thua nửa tiếng sau đó. Đó là ván cờ thứ tư.

Chàng muốn chơi ván thứ năm. “Không, anh đã thua quá 3 lần. Em ko muốn đánh nữa”.

Chàng nhìn mình, vẻ mặt giễu cợt đã biến mất từ lần gặp đánh cờ thứ hai, ánh mắt chàng dịu dàng và khổ sở.

Ngày hôm sau, chàng viết thư cho mình “anh đã thua, một sự thất bại ngọt ngào. Anh ko muốn gặp em nữa, nếu như em ko thay đổi quan niệm về tình yêu”.

Nhưng mình vẫn thỉnh thoảng lại gọi chàng, cứ như chưa bao giờ nhận được bức thư kia. Còn chàng vẫn đến ngay khi mình gọi.

Cuối cùng, chàng bảo “Em đã bẻ gẫy anh. Nhìn vào mắt anh, đừng nói dối, có cách nào làm em thay đổi ko?”. Vẻ hào hoa vô thức, cái kiểu chân chính lạc mốt, những câu tuyên bố tuyệt vọng của chàng vẫn hấp dẫn mình. Nhưng ôi ẩn sĩ, giờ thì anh nghĩ anh có thể chấp nhận tất cả, miễn em là của anh. Nhưng khi có em rồi, anh sẽ coi thường những thói quen phù phiếm của em, căm ghét những người đã từng quan trọng với em, và nhất định anh sẽ quyết tâm thay đổi em. “Không. Đằng nào em cũng ko bao giờ đủ tốt cho anh”.

Rất lâu sau, mình nhắn “em muốn nói chuyện với anh”. Chàng lại đến ngay.

- Em muốn nói gì với anh?

- Em sắp lấy chồng

- (Im lặng một lúc thật lâu) Em có chắc em sẽ thành người vợ tốt ko?

- We’ll see


Ẩn sĩ, em là Song Sinh mà, anh nhớ ko?


P.S Hôm qua đọc một bài báo về các cung khác nhau thì có thói quen hôn khác nhau như thế nào. Hoá ra Song Sinh hôn dở nhất. Các cung khác thì hôn nào là say đắm, dịu dàng, mãnh liệt, vv và vv, mỗi Song Sinh vừa hôn vừa cười khúc khích, hoặc vừa hôn vừa đưa mắt nhìn xung quanh xem có cái gì buồn cười đang xảy ra hay ko. Thế chả phải Song Sinh là very bad kisser là gì. Mang tiếng quá. Bực thật.

Thursday, March 12, 2009

Entry for March 13, 2009

Vừa trèo lên ngồi ngay ngắn, chàng đã dặn “buổi sáng hơi hoang dã một chút, nhưng ko nguy hiểm, em đừng sợ nhé”. Chưa kịp hiểu chồng dặn cái gì, chàng đã lên ga phóng vút đi, mình tí rơi lại đằng sau. Chàng lạng, lách, lướt, đi như hoá rồ. Mình bấu chặt lấy chàng, chốc chốc lại “ấy, cẩn thận”, hoặc “kìa, chậm lại”, hoặc “thần chết đang đuổi sau lưng anh đấy à?”, là nói cho mình nghe, chứ còn qua hai lần mũ bảo hiểm thì chàng cũng chẳng nghe thấy. Mình nào có phải người nhát gan đâu. Nhưng ở đây nó ko như ở Hà nội. Ở Hà nội xe máy thì đi tằng tằng, ô tô thì thủng thà thủng thỉnh. Ở đây thì là cả một dòng ô tô như thác, ngã xuống một cái thì chắc phải bị cán đến 10 lần dòng thác ấy mới ngừng lại được.

Đến lãnh sự quán, mình lon ton đi chụp ảnh. Loay hoay chụp xong mang ảnh lên cho chàng, tâm sự “I look like a dog, don’t I?”. Chàng phẩy tay “anh bận, đi về cho anh làm việc”. Ở nhà thì nhũn như con chi chi, đến chỗ làm là bắt đầu ra vẻ quan trọng đây. Mình đi về, hôm nay chú Bình Nguyên được nghỉ học. Mình tự thưởng cho mình một ngày nhàn nhã. Đi bộ ra tàu điện ngầm, thấy những cành cây trên đại lộ Park đã lấp lánh toàn búp hoa. Chỉ mấy tuần nữa mùa xuân sẽ về. Thích quá.

Về nhà, lôi váy dài ra thử. Tối nay có gala dinner code black tie. Từ giờ đến lúc phải rời NY còn đến 4 events phải mặc váy dài, mà tinh thần rã đám cũng chẳng buồn may váy mới, định lấy những chiếc váy cũ kỹ từ hồi xưa ở Hà nội ra mặc, 4 năm rồi ko dùng đến. Thử lên, tất cả đều cộc đến hở giày. Hoá ra mình lên cân, váy co dãn, chật bề ngang và cộc cả bề dài, phí quá. Tháng trước xuống cân khủng khiếp, ko hiểu vì sao, mặc vừa chiếc váy voan nâu, lần cuối cùng mặc là tại buổi ăn tối tại dinh thị trưởng hơn 2 năm trước. Tháng này lên cân lại, lại ko thể ních vừa.

Giở những chiếc áo dài ra, tất nhiên váy co dãn còn ko vừa thì hy vọng gì áo dài vừa. Tiếc mãi những chiếc áo dài giản dị mà rất vừa ý mình, hôm nào về Hà nội phải đến hiệu chị mình quen may lại. 4 năm ở NY chỉ mặc áo dài đúng một lần trong reception của đại sứ quán một nước nhỏ nào đó ko nhớ tên. Mình vốn tinh thần dân tộc ko cao, vả lại thấy ai trong một bữa tiệc mà ăn mặc quốc hồn quốc tuý quá thì trông cứ kỳ kỳ, trừ khi buổi tiệc đó là để biểu dương bản sắc các dân tộc.

Buổi trưa, quyết định trổ tài nấu nướng. Chú Bình Nguyên lăng xăng dưới chân xin mẹ “mamma cho Lê liếm”, mỗi khi thấy mẹ dùng đũa đảo đồ ăn đang nấu trong nồi. Lila đang tập đi. Bé cứ hai tay cầm hai chiếc dép Crocs của mẹ thì đi được lò dò, miệng rít lên thích thú, nhưng bỏ dép ra một cái thì ko dám bước. Ở nhà này, nói về chuyện vui vẻ, thì Lê và La tranh nhau vị trí nhất nhì, bà Nuôi và bố Lê La tranh nhau vị trí 3, 4, mình trông hí hửng thế thôi nhưng hoá ra lại là người buồn bã nhất nhà.

Ăn bữa trưa no oạch xong quyết định đi ngủ. Thích nhất là những ngày rảnh rỗi, ăn trưa xong chui vào chăn làm một giấc. Tỉnh dậy ngó vào gương thấy mặt mình sưng mọng lên rất phởn phơ. Đời ngắn, cứ tất bật thì rất chóng già.

Entry for March 13, 2009

Vừa trèo lên ngồi ngay ngắn, chàng đã dặn “buổi sáng hơi hoang dã một chút, nhưng ko nguy hiểm, em đừng sợ nhé”. Chưa kịp hiểu chồng dặn cái gì, chàng đã lên ga phóng vút đi, mình tí rơi lại đằng sau. Chàng lạng, lách, lướt, đi như hoá rồ. Mình bấu chặt lấy chàng, chốc chốc lại “ấy, cẩn thận”, hoặc “kìa, chậm lại”, hoặc “thần chết đang đuổi sau lưng anh đấy à?”, là nói cho mình nghe, chứ còn qua hai lần mũ bảo hiểm thì chàng cũng chẳng nghe thấy. Mình nào có phải người nhát gan đâu. Nhưng ở đây nó ko như ở Hà nội. Ở Hà nội xe máy thì đi tằng tằng, ô tô thì thủng thà thủng thỉnh. Ở đây thì là cả một dòng ô tô như thác, ngã xuống một cái thì chắc phải bị cán đến 10 lần dòng thác ấy mới ngừng lại được.

Đến lãnh sự quán, mình lon ton đi chụp ảnh. Loay hoay chụp xong mang ảnh lên cho chàng, tâm sự “I look like a dog, don’t I?”. Chàng phẩy tay “anh bận, đi về cho anh làm việc”. Ở nhà thì nhũn như con chi chi, đến chỗ làm là bắt đầu ra vẻ quan trọng đây. Mình đi về, hôm nay chú Bình Nguyên được nghỉ học. Mình tự thưởng cho mình một ngày nhàn nhã. Đi bộ ra tàu điện ngầm, thấy những cành cây trên đại lộ Park đã lấp lánh toàn búp hoa. Chỉ mấy tuần nữa mùa xuân sẽ về. Thích quá.

Về nhà, lôi váy dài ra thử. Tối nay có gala dinner code black tie. Từ giờ đến lúc phải rời NY còn đến 4 events phải mặc váy dài, mà tinh thần rã đám cũng chẳng buồn may váy mới, định lấy những chiếc váy cũ kỹ từ hồi xưa ở Hà nội ra mặc, 4 năm rồi ko dùng đến. Thử lên, tất cả đều cộc đến hở giày. Hoá ra mình lên cân, váy co dãn, chật bề ngang và cộc cả bề dài, phí quá. Tháng trước xuống cân khủng khiếp, ko hiểu vì sao, mặc vừa chiếc váy voan nâu, lần cuối cùng mặc là tại buổi ăn tối tại dinh thị trưởng hơn 2 năm trước. Tháng này lên cân lại, lại ko thể ních vừa.

Giở những chiếc áo dài ra, tất nhiên váy co dãn còn ko vừa thì hy vọng gì áo dài vừa. Tiếc mãi những chiếc áo dài giản dị mà rất vừa ý mình, hôm nào về Hà nội phải đến hiệu chị mình quen may lại. 4 năm ở NY chỉ mặc áo dài đúng một lần trong reception của đại sứ quán một nước nhỏ nào đó ko nhớ tên. Mình vốn tinh thần dân tộc ko cao, vả lại thấy ai trong một bữa tiệc mà ăn mặc quốc hồn quốc tuý quá thì trông cứ kỳ kỳ, trừ khi buổi tiệc đó là để biểu dương bản sắc các dân tộc.

Buổi trưa, quyết định trổ tài nấu nướng. Chú Bình Nguyên lăng xăng dưới chân xin mẹ “mamma cho Lê liếm”, mỗi khi thấy mẹ dùng đũa đảo đồ ăn đang nấu trong nồi. Lila đang tập đi. Bé cứ hai tay cầm hai chiếc dép Crocs của mẹ thì đi được lò dò, miệng rít lên thích thú, nhưng bỏ dép ra một cái thì ko dám bước. Ở nhà này, nói về chuyện vui vẻ, thì Lê và La tranh nhau vị trí nhất nhì, bà Nuôi và bố Lê La tranh nhau vị trí 3, 4, mình trông hí hửng thế thôi nhưng hoá ra lại là người buồn bã nhất nhà.

Ăn bữa trưa no oạch xong quyết định đi ngủ. Thích nhất là những ngày rảnh rỗi, ăn trưa xong chui vào chăn làm một giấc. Tỉnh dậy ngó vào gương thấy mặt mình sưng mọng lên rất phởn phơ. Đời ngắn, cứ tất bật thì rất chóng già.

Wednesday, March 11, 2009

Ẩn sĩ (1)

Cho một bức email có đầu đề “Is there a way…”

Mình gặp chàng lần đầu tiên tại đám cưới một người bạn. Cuối buổi chàng chạy qua làm quen và xin danh thiếp. Chàng bắt đầu gọi điện.

Lần gặp thứ hai, mình cố tình ngồi khuất sau đứa bạn, cho chàng nếu muốn thấy mình thì phải nghển cổ ra ngó.

Lần gặp thứ ba, mình ngồi giữa một đám bạn, và chỉ gật đầu chào chàng lấy lệ.

Chàng cao 1m75, vai ngang, chân dài, bụng thon, khuôn miệng như vẽ. Mình thường tưởng tượng dưới làn áo sơ mi trắng giản dị kia chắc bụng chàng phải lằn 6 múi. Chàng hào hoa mà chẳng ý thức được sự hào hoa của mình. Và chàng là người đàn ông chân chính dở hơi hiếm hoi còn sót lại trên trái đất này. Mình gọi chàng là ẩn sĩ.

Lần gặp thứ tư, giữa những câu chuyện phiếm cùng hội bạn, mình và chàng đi dạo.

- Anh biết em có người yêu rồi, bạn thân nhất của anh biết anh ta

- (a, đã điều tra lý lịch ngọn ngành)…

- Bạn anh bảo anh ta là một người tốt

- (chả hiểu sao bạn anh ta ko bảo nốt là có thời gian cậu ấy cũng tán tỉnh mình mà chả nước non gì)...

- Em có yêu anh ta ko?

- Hồi trước thì có, giờ thì ko

- Em có ý định bỏ anh ta ko?

- Có, nhưng ko phải để bắt đầu một mối quan hệ mới. Em đã chán sự ràng buộc

- (chàng quay sang, đặt hai tay lên vai mình, cúi xuống nhìn vào mắt mình, nghiêm giọng) thế thì anh phải nói rõ với em rằng anh ghét những mối quan hệ qua đường và anh ko hiểu em muốn gì ở anh, tốt nhất là anh nên tránh xa em ngay từ bây giờ

- Này anh quá hoang tưởng, nếu anh chưa quên thì từ đầu đến giờ toàn là anh gọi điện xin gặp em

- (nghĩ một lúc) Em nói đúng. Xin lỗi em, tại vì anh quá thích em, và anh có cảm giác rằng anh sẽ tự làm đau mình nếu tiếp tục gặp em

Chàng thôi nhắn tin và gọi điện, nhưng vẫn đến ngay khi mình nhắn “em đang ở…anh có muốn đến ko, ẩn sĩ?”, chỉ để ngồi từ xa nhìn. Chàng thấy mình quá hời hợt và ngốc nghếch. Tệ nhất là chàng ko thể hiểu tại sao mình lại có vẻ thích thú với cái tính hời hợt và ngốc nghếch của bản thân. Chàng khinh thường thói quen của một spoiled brat. Còn mình thì tò mò ko hiểu sự chân chính kia vững đến mức độ nào, và sự kiêu kỳ bướng bỉnh kia trụ được bao lâu.

Ẩn sĩ (1)

Cho một bức email có đầu đề “Is there a way…”

Mình gặp chàng lần đầu tiên tại đám cưới một người bạn. Cuối buổi chàng chạy qua làm quen và xin danh thiếp. Chàng bắt đầu gọi điện.

Lần gặp thứ hai, mình cố tình ngồi khuất sau đứa bạn, cho chàng nếu muốn thấy mình thì phải nghển cổ ra ngó.

Lần gặp thứ ba, mình ngồi giữa một đám bạn, và chỉ gật đầu chào chàng lấy lệ.

Chàng cao 1m75, vai ngang, chân dài, bụng thon, khuôn miệng như vẽ. Mình thường tưởng tượng dưới làn áo sơ mi trắng giản dị kia chắc bụng chàng phải lằn 6 múi. Chàng hào hoa mà chẳng ý thức được sự hào hoa của mình. Và chàng là người đàn ông chân chính dở hơi hiếm hoi còn sót lại trên trái đất này. Mình gọi chàng là ẩn sĩ.

Lần gặp thứ tư, giữa những câu chuyện phiếm cùng hội bạn, mình và chàng đi dạo.

- Anh biết em có người yêu rồi, bạn thân nhất của anh biết anh ta

- (a, đã điều tra lý lịch ngọn ngành)…

- Bạn anh bảo anh ta là một người tốt

- (chả hiểu sao bạn anh ta ko bảo nốt là có thời gian cậu ấy cũng tán tỉnh mình mà chả nước non gì)...

- Em có yêu anh ta ko?

- Hồi trước thì có, giờ thì ko

- Em có ý định bỏ anh ta ko?

- Có, nhưng ko phải để bắt đầu một mối quan hệ mới. Em đã chán sự ràng buộc

- (chàng quay sang, đặt hai tay lên vai mình, cúi xuống nhìn vào mắt mình, nghiêm giọng) thế thì anh phải nói rõ với em rằng anh ghét những mối quan hệ qua đường và anh ko hiểu em muốn gì ở anh, tốt nhất là anh nên tránh xa em ngay từ bây giờ

- Này anh quá hoang tưởng, nếu anh chưa quên thì từ đầu đến giờ toàn là anh gọi điện xin gặp em

- (nghĩ một lúc) Em nói đúng. Xin lỗi em, tại vì anh quá thích em, và anh có cảm giác rằng anh sẽ tự làm đau mình nếu tiếp tục gặp em

Chàng thôi nhắn tin và gọi điện, nhưng vẫn đến ngay khi mình nhắn “em đang ở…anh có muốn đến ko, ẩn sĩ?”, chỉ để ngồi từ xa nhìn. Chàng thấy mình quá hời hợt và ngốc nghếch. Tệ nhất là chàng ko thể hiểu tại sao mình lại có vẻ thích thú với cái tính hời hợt và ngốc nghếch của bản thân. Chàng khinh thường thói quen của một spoiled brat. Còn mình thì tò mò ko hiểu sự chân chính kia vững đến mức độ nào, và sự kiêu kỳ bướng bỉnh kia trụ được bao lâu.

Tuesday, March 10, 2009

Đất nước của sự hỗn loạn

Nước Ý bây giờ hỗn loạn quá đi mất. Nhìn đâu cũng thấy những người cùng quẫn sẵn sàng làm bậy.
  1. Một cô đồng nghiệp của bố Bình Nguyên có một căn hộ rất đẹp trong khu phố thời thượng vào loại bậc nhất ở Rome. Vì cô ấy đang đi nhiệm kỳ nước ngoài nên có cho một người bạn thân ở nhờ, giao hẹn rằng tháng 10/2008 cô ấy sẽ về và cô bạn kia sẽ phải trả nhà cho cô ấy. Cô bạn kia hứa tắp lự, thế là được chuyển vào ở căn hộ đẹp như mơ kia. Cuối cùng, vì nhiệm kỳ kết thúc sớm hơn dự định, cô đồng nghiệp bố BN trở về Rome vào tháng 7/2008. Giữ đúng lời hứa với cô bạn, cô ấy thuê một căn hộ ở tạm 3 tháng, đợi tháng 10 lấy lại nhà của mình. Đến tháng 10, cô bạn thân kia bảo “ko trả nhà được đâu, chưa thuê được chỗ mới, lại đang có con nhỏ, ko trả được”. Thế là đường đường mình có nhà đẹp, mà lại được người khác ở hộ, còn mình thì phải đi thuê nhà để ở. Đi kiện mặc dù biết chắc rằng đợi được đến lúc luật pháp ra tay thì cũng còn khướt, chắc chắn là phải mất vài năm. Những nhà ngoại giao cứ về nước vài năm rồi lại phải đi, nên thường bị chèn ép kiểu này.
  2. Bố BN năm ngoái bán đi một căn hộ nhỏ ở Rome, thằng bạn hỏi vay tiền kinh doanh chỉ vài tháng là trả lại, cho vay luôn (lại còn hí hửng lãi suất cao). Giờ nó đã ko trả mình thì chớ, mình thuê luật sư kiện nó, nó kiện lại, đưa ra luận điệu rằng mình xúc phạm danh dự của nó. Chưa kể nó còn khai với quan toà rằng số tiền mình chuyển cho nó đó là để trả nợ hộ cho một cậu bạn của mình đã vay của nó. Thằng chầy bửa này là bác sĩ rất uy tín và đồng thời là giáo sư, xuất bản cũng vài cuốn sách, cũng có nhiều bài viết đăng báo.
  3. Bố mẹ BN mua nhà ở Rome. Thằng bán nhà là giám đốc một tờ báo hẳn hoi, lại từng là phát ngôn cho bộ trưởng một bộ nào đó mình ko nhớ tên. Một số tiền lớn đã đưa một năm rưỡi nay, không hiểu nó tiêu cái gì mà hết. Giờ hỏi nó cứ nhăn nhăn nhở nhở, lại còn bảo mình “ai bảo chúng mày ở nước ngoài quá lâu”. Lại thuê luật sư, luật sư gửi hồ sơ lên toà và bảo “ít nhất 6 năm mới lấy lại được tiền”.
  4. Bố mẹ BN có một căn hộ nhỏ nằm giữa trung tâm Siena. Bình thường để không chả cho ai thuê, tự nhiên mấy tháng trước quyết định cho thuê. Vừa thông báo cho thuê một cái mười mấy người hỏi thuê luôn, vì căn hộ nhỏ nhưng tiện nghi đầy đủ, lại rất vừa túi tiền, lại ở trung tâm thành phố. Người thuê cuối cùng được chọn là một luật sư. Ai dè, tự nhiên mấy tuần trước kiểm tra tài khoản, mới tá hoả ra là thằng luật sư này ở trong nhà người ta 6 tháng ko trả tiền thuê. Gọi điện hỏi nó thì nó bảo thư ký của nó quên và hứa sẽ trả ngay. Tất nhiên là một lời hứa hươu vượn vì chẳng ai vô tình mà lại quên hẳn 6 tháng tiền nhà. Bố BN điều tra mới tá hoả thằng này là mafia Sicily thứ thiệt, đang bị dính một vụ buôn lậu vũ khí trị giá khoảng 10tr euro. Giờ đuổi nó ra ko được, tiền thì nó ko trả, tức là nhà mình cho người khác ở miễn phí. Cũng như kiểu sói một khi đã gửi được cái chân vào hang thỏ, thì còn lâu mới mời đi chỗ khác được. Cũng chả có khả năng tài chính thuê thêm một vị luật sư nữa để kiện thêm vụ này.

Mới chỉ là kể những vụ lớn, còn những vụ nhỏ kiểu vài nghìn, vài chục nghìn euro là còn chưa kể. Bạn nào có ý định làm ăn hay mua bán gì ở Ý nhất định phải hết sức cẩn thận. Người Ý tài hoa, sáng tạo, nhưng vô tổ chức, lại quen ăn chơi, lại quen đời sống cao, túng tiền là sẵn sàng làm bậy, nhất là luật pháp Ý ì trệ kém hiệu quả kiểu chờ được vạ thì má đã sưng.

Nhiều khi sống ở trên đời, để lương thiện thật khó. Gặp những trường hợp chuối cả buồng như trên chỉ muốn thuê người oánh cho một trận lên bờ xuống ruộng, cho chúng nó ít nhất dù ko trả được tiền nhưng cũng ko thể nhơn nhơn nói năng nhảm nhí kiểu đó. Nhưng mình lại chả dám làm điều gì trái pháp luật, nên cứ đành ngồi đợi luật pháp ra tay.

Đất nước của sự hỗn loạn

Nước Ý bây giờ hỗn loạn quá đi mất. Nhìn đâu cũng thấy những người cùng quẫn sẵn sàng làm bậy.
  1. Một cô đồng nghiệp của bố Bình Nguyên có một căn hộ rất đẹp trong khu phố thời thượng vào loại bậc nhất ở Rome. Vì cô ấy đang đi nhiệm kỳ nước ngoài nên có cho một người bạn thân ở nhờ, giao hẹn rằng tháng 10/2008 cô ấy sẽ về và cô bạn kia sẽ phải trả nhà cho cô ấy. Cô bạn kia hứa tắp lự, thế là được chuyển vào ở căn hộ đẹp như mơ kia. Cuối cùng, vì nhiệm kỳ kết thúc sớm hơn dự định, cô đồng nghiệp bố BN trở về Rome vào tháng 7/2008. Giữ đúng lời hứa với cô bạn, cô ấy thuê một căn hộ ở tạm 3 tháng, đợi tháng 10 lấy lại nhà của mình. Đến tháng 10, cô bạn thân kia bảo “ko trả nhà được đâu, chưa thuê được chỗ mới, lại đang có con nhỏ, ko trả được”. Thế là đường đường mình có nhà đẹp, mà lại được người khác ở hộ, còn mình thì phải đi thuê nhà để ở. Đi kiện mặc dù biết chắc rằng đợi được đến lúc luật pháp ra tay thì cũng còn khướt, chắc chắn là phải mất vài năm. Những nhà ngoại giao cứ về nước vài năm rồi lại phải đi, nên thường bị chèn ép kiểu này.
  2. Bố BN năm ngoái bán đi một căn hộ nhỏ ở Rome, thằng bạn hỏi vay tiền kinh doanh chỉ vài tháng là trả lại, cho vay luôn (lại còn hí hửng lãi suất cao). Giờ nó đã ko trả mình thì chớ, mình thuê luật sư kiện nó, nó kiện lại, đưa ra luận điệu rằng mình xúc phạm danh dự của nó. Chưa kể nó còn khai với quan toà rằng số tiền mình chuyển cho nó đó là để trả nợ hộ cho một cậu bạn của mình đã vay của nó. Thằng chầy bửa này là bác sĩ rất uy tín và đồng thời là giáo sư, xuất bản cũng vài cuốn sách, cũng có nhiều bài viết đăng báo.
  3. Bố mẹ BN mua nhà ở Rome. Thằng bán nhà là giám đốc một tờ báo hẳn hoi, lại từng là phát ngôn cho bộ trưởng một bộ nào đó mình ko nhớ tên. Một số tiền lớn đã đưa một năm rưỡi nay, không hiểu nó tiêu cái gì mà hết. Giờ hỏi nó cứ nhăn nhăn nhở nhở, lại còn bảo mình “ai bảo chúng mày ở nước ngoài quá lâu”. Lại thuê luật sư, luật sư gửi hồ sơ lên toà và bảo “ít nhất 6 năm mới lấy lại được tiền”.
  4. Bố mẹ BN có một căn hộ nhỏ nằm giữa trung tâm Siena. Bình thường để không chả cho ai thuê, tự nhiên mấy tháng trước quyết định cho thuê. Vừa thông báo cho thuê một cái mười mấy người hỏi thuê luôn, vì căn hộ nhỏ nhưng tiện nghi đầy đủ, lại rất vừa túi tiền, lại ở trung tâm thành phố. Người thuê cuối cùng được chọn là một luật sư. Ai dè, tự nhiên mấy tuần trước kiểm tra tài khoản, mới tá hoả ra là thằng luật sư này ở trong nhà người ta 6 tháng ko trả tiền thuê. Gọi điện hỏi nó thì nó bảo thư ký của nó quên và hứa sẽ trả ngay. Tất nhiên là một lời hứa hươu vượn vì chẳng ai vô tình mà lại quên hẳn 6 tháng tiền nhà. Bố BN điều tra mới tá hoả thằng này là mafia Sicily thứ thiệt, đang bị dính một vụ buôn lậu vũ khí trị giá khoảng 10tr euro. Giờ đuổi nó ra ko được, tiền thì nó ko trả, tức là nhà mình cho người khác ở miễn phí. Cũng như kiểu sói một khi đã gửi được cái chân vào hang thỏ, thì còn lâu mới mời đi chỗ khác được. Cũng chả có khả năng tài chính thuê thêm một vị luật sư nữa để kiện thêm vụ này.

Mới chỉ là kể những vụ lớn, còn những vụ nhỏ kiểu vài nghìn, vài chục nghìn euro là còn chưa kể. Bạn nào có ý định làm ăn hay mua bán gì ở Ý nhất định phải hết sức cẩn thận. Người Ý tài hoa, sáng tạo, nhưng vô tổ chức, lại quen ăn chơi, lại quen đời sống cao, túng tiền là sẵn sàng làm bậy, nhất là luật pháp Ý ì trệ kém hiệu quả kiểu chờ được vạ thì má đã sưng.

Nhiều khi sống ở trên đời, để lương thiện thật khó. Gặp những trường hợp chuối cả buồng như trên chỉ muốn thuê người oánh cho một trận lên bờ xuống ruộng, cho chúng nó ít nhất dù ko trả được tiền nhưng cũng ko thể nhơn nhơn nói năng nhảm nhí kiểu đó. Nhưng mình lại chả dám làm điều gì trái pháp luật, nên cứ đành ngồi đợi luật pháp ra tay.

Saturday, March 7, 2009

Lila 21




Lúc nào Lila cũng cười toe toét, cái mặt lúc cười giống hệt hình chữ nhật nằm ngang. Cách đây hơn một tháng mẹ thấy tóc bé hơi dài, mẹ thừa cơ bé ngủ, thừa cơ bố ko có ở nhà, lấy kéo ra cắt trộm. Phải tranh thủ lúc bố ko có nhà vì có là tranh nhau. Như hồi thằng Lê, hai bố mẹ tranh nhau mỗi thằng cắt một bên, cuối cùng bên phải khác bên trái, cắt đi cắt lại cho đều thành ra thằng Lê trông như hề mấy tháng sau đó.

Lại nói chuyện lấy kéo ra cắt trộm tóc con gái. Mẹ túm hết phần tóc trước trán lại, định làm luôn một đường thật lẹ, thì tự dưng ngứa ngáy thế nào con gái ngoảy luôn một cái, thế là thôi, phần tóc mái làm thành một đường cheo chéo cánh sẻ, bên phải tóc gần chấm lông mày, vát qua trán, và kết thúc gần sát chân tóc ở phần bên trái. Chả còn lựa chọn nào khác, mẹ buộc phải cắt nốt phần bên phải cho cân. Cả quả trán bướng lộ ra rõ mồn một. Chiều về, đã cố tình làm cho tóc bé bù xù lên cho tự nhiên mà bố vẫn phát hiện ra ngay, rít lên ành ạch “sao cắt cho con kiểu đầu nồi úp”. Hoá ra tiếng Ý cũng tương đồng tiếng Việt ra phết. Mặt thì béo, tóc thì như thế, lại còn hay cười tít mắt, đến tận giờ trông bé vẫn giống quả bí ngô.

Có anh trai lớn được cái hai anh em chơi với nhau rất vui, và bé học được nhiều thứ (và cả những trò quái đản) của anh. Mỗi tội tinh thần thi đua của bé hơi cao, nên hay gặp rất nhiều rắc rối. Thấy anh trèo là bé cũng hối hả trèo, thấy anh chạy là cũng rối rít đứng lên định chạy, thấy anh uống thuốc là cũng bò ra vịn tay mẹ đứng lên há mồm xin uống, ko được một cái là lăn ra đất úp mặt hai chân đập đập xuống nền. Đến khi nào lấy kéo ngoáy nốt vào ổ điện như thằng Lê hồi hơn 1 tuổi thì chắc đủ bộ.

Thằng Lê thường lấy cái mũ lưỡi trai màu đỏ, đội ngược lên đầu, rồi chân đạp xe 3 bánh rối rít mồm kêu é ò é ò giả làm chú lính cứu hoả. Lila ngồi đợi bao giờ thằng Lê bỏ cái xe và cái mũ xuống một cái là bò vội ra, lấy cái mũ đội lên đầu (đội ngược đàng hoàng), rồi tay dắt xe mồm kêu é è é è y hệt, mặt mũi vô cùng hớn hở.

Cứ thấy mẹ chạy xuống là đang chơi gì cũng bỏ đấy, bò ra chỗ mẹ, vịn vịn vào đầu gối mẹ, cái chân béo bước dạng ra và từ từ hạ mông ngồi vào bàn chân mẹ, mặt cười cười, ý là xin mẹ cho đi một chuyến máy bay. Được mẹ cho đi máy bay bé thích lắm, cười há miệng, thậm chí còn hét lên phấn khích. Mỗi tội, hành khách kiểu gì đang bay cứ thỉnh thoảng lại cúi xuống gặm luôn quả đầu gối củ lạc của máy bay hình như để cho đỡ buồn.

Thấy mẹ ngồi ăn là bé bò đến, vịn vào ghế mẹ đứng dậy, và há mồm xin ăn. Bé cứ ngửa cổ xin, được mẹ đút vào miệng cho vài hạt cơm, hoặc mẩu rau, là bé từ từ ngồi xuống, thận trọng nhai nuốt trán chau chau, hết lại đứng dậy xin tiếp. Ngoài những bữa ăn của bé ra, mỗi ngày 3 lần xin ăn, bé cũng kiếm chác được kha khá.

Ở nhà thì thấy mẹ là nhào tới đòi mẹ ôm ấp bế bồng, thế mà bố về một cái là bò ra ôm chân bố, nhất định bắt bố bế, ai chìa tay ra mời gọi cũng lắc đầu quầy quậy. Nhưng đến đêm đi ngủ thì phải là mẹ mới chịu. Nhìn bé ngủ thật thích, hai cái chân béo mập vắt lên nhau, hai cái tay béo mập để rất ngay ngắn, cái miệng phụng phịu, cái mặt mềm ấm thơm tho, hít mãi mà ko chán.

Hôm qua, Lila gặp một chuyện rất bức xúc. Số là thằng Lê có mấy quả bóng bay tết vào nhau. Không khí thì khô, lò sưởi thì nóng, mấy quả bóng gặp đâu cũng dính. Lila đang bò bị bóng dính luôn vào cánh tay mặc áo len. Bé vung cánh tay béo mập lên một cái, thì mấy quả bóng dính luôn vào đầu. Bé lấy tay gạt xuống một cái, mấy quả bóng lại dính trở lại vào tay. Bé ngoáy hai tay trong không khí, mấy quả bóng lại dính vào sườn. Lúc này thì bé đã cáu nhặng lên. Mẹ buồn cười quá chạy ra giúp. Bé vừa được giải thoát định bò đi thì mất đà ngã lăn ra, mấy quả bóng lại dính luôn vào lưng.

Lila 21




Lúc nào Lila cũng cười toe toét, cái mặt lúc cười giống hệt hình chữ nhật nằm ngang. Cách đây hơn một tháng mẹ thấy tóc bé hơi dài, mẹ thừa cơ bé ngủ, thừa cơ bố ko có ở nhà, lấy kéo ra cắt trộm. Phải tranh thủ lúc bố ko có nhà vì có là tranh nhau. Như hồi thằng Lê, hai bố mẹ tranh nhau mỗi thằng cắt một bên, cuối cùng bên phải khác bên trái, cắt đi cắt lại cho đều thành ra thằng Lê trông như hề mấy tháng sau đó.

Lại nói chuyện lấy kéo ra cắt trộm tóc con gái. Mẹ túm hết phần tóc trước trán lại, định làm luôn một đường thật lẹ, thì tự dưng ngứa ngáy thế nào con gái ngoảy luôn một cái, thế là thôi, phần tóc mái làm thành một đường cheo chéo cánh sẻ, bên phải tóc gần chấm lông mày, vát qua trán, và kết thúc gần sát chân tóc ở phần bên trái. Chả còn lựa chọn nào khác, mẹ buộc phải cắt nốt phần bên phải cho cân. Cả quả trán bướng lộ ra rõ mồn một. Chiều về, đã cố tình làm cho tóc bé bù xù lên cho tự nhiên mà bố vẫn phát hiện ra ngay, rít lên ành ạch “sao cắt cho con kiểu đầu nồi úp”. Hoá ra tiếng Ý cũng tương đồng tiếng Việt ra phết. Mặt thì béo, tóc thì như thế, lại còn hay cười tít mắt, đến tận giờ trông bé vẫn giống quả bí ngô.

Có anh trai lớn được cái hai anh em chơi với nhau rất vui, và bé học được nhiều thứ (và cả những trò quái đản) của anh. Mỗi tội tinh thần thi đua của bé hơi cao, nên hay gặp rất nhiều rắc rối. Thấy anh trèo là bé cũng hối hả trèo, thấy anh chạy là cũng rối rít đứng lên định chạy, thấy anh uống thuốc là cũng bò ra vịn tay mẹ đứng lên há mồm xin uống, ko được một cái là lăn ra đất úp mặt hai chân đập đập xuống nền. Đến khi nào lấy kéo ngoáy nốt vào ổ điện như thằng Lê hồi hơn 1 tuổi thì chắc đủ bộ.

Thằng Lê thường lấy cái mũ lưỡi trai màu đỏ, đội ngược lên đầu, rồi chân đạp xe 3 bánh rối rít mồm kêu é ò é ò giả làm chú lính cứu hoả. Lila ngồi đợi bao giờ thằng Lê bỏ cái xe và cái mũ xuống một cái là bò vội ra, lấy cái mũ đội lên đầu (đội ngược đàng hoàng), rồi tay dắt xe mồm kêu é è é è y hệt, mặt mũi vô cùng hớn hở.

Cứ thấy mẹ chạy xuống là đang chơi gì cũng bỏ đấy, bò ra chỗ mẹ, vịn vịn vào đầu gối mẹ, cái chân béo bước dạng ra và từ từ hạ mông ngồi vào bàn chân mẹ, mặt cười cười, ý là xin mẹ cho đi một chuyến máy bay. Được mẹ cho đi máy bay bé thích lắm, cười há miệng, thậm chí còn hét lên phấn khích. Mỗi tội, hành khách kiểu gì đang bay cứ thỉnh thoảng lại cúi xuống gặm luôn quả đầu gối củ lạc của máy bay hình như để cho đỡ buồn.

Thấy mẹ ngồi ăn là bé bò đến, vịn vào ghế mẹ đứng dậy, và há mồm xin ăn. Bé cứ ngửa cổ xin, được mẹ đút vào miệng cho vài hạt cơm, hoặc mẩu rau, là bé từ từ ngồi xuống, thận trọng nhai nuốt trán chau chau, hết lại đứng dậy xin tiếp. Ngoài những bữa ăn của bé ra, mỗi ngày 3 lần xin ăn, bé cũng kiếm chác được kha khá.

Ở nhà thì thấy mẹ là nhào tới đòi mẹ ôm ấp bế bồng, thế mà bố về một cái là bò ra ôm chân bố, nhất định bắt bố bế, ai chìa tay ra mời gọi cũng lắc đầu quầy quậy. Nhưng đến đêm đi ngủ thì phải là mẹ mới chịu. Nhìn bé ngủ thật thích, hai cái chân béo mập vắt lên nhau, hai cái tay béo mập để rất ngay ngắn, cái miệng phụng phịu, cái mặt mềm ấm thơm tho, hít mãi mà ko chán.

Hôm qua, Lila gặp một chuyện rất bức xúc. Số là thằng Lê có mấy quả bóng bay tết vào nhau. Không khí thì khô, lò sưởi thì nóng, mấy quả bóng gặp đâu cũng dính. Lila đang bò bị bóng dính luôn vào cánh tay mặc áo len. Bé vung cánh tay béo mập lên một cái, thì mấy quả bóng dính luôn vào đầu. Bé lấy tay gạt xuống một cái, mấy quả bóng lại dính trở lại vào tay. Bé ngoáy hai tay trong không khí, mấy quả bóng lại dính vào sườn. Lúc này thì bé đã cáu nhặng lên. Mẹ buồn cười quá chạy ra giúp. Bé vừa được giải thoát định bò đi thì mất đà ngã lăn ra, mấy quả bóng lại dính luôn vào lưng.

Thursday, March 5, 2009

Entry for March 06, 2009

Cái tính thực dụng của người Mỹ giúp họ thành công, nhưng nhiều khi hơi quá đà thành ra mất hay.

Ví dụ, cái chuyện đi hiến tuỷ kể hồi lâu lâu rồi, người ta đã tự nguyện đi hiến tuỷ, tức là phải bỏ thời gian đến điền giấy tờ, lấy mẫu xét nghiệm DNA, nếu DNA hợp, người ta sẽ có hai hình thức hiến tuỷ. Một là gây mê toàn thân rồi bác sĩ chọc hút tuỷ. Đây thực sự là một cuộc phẫu thuật lớn với nhiều rủi ro. Hai là các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể người hiến một chất gì đó để tạo thật nhiều hồng cầu gì đó, rồi tiến hành lấy máu 5 lần, rồi vv và vv, không biết là bao nhiêu lần đi đi về về. Bác sĩ sẽ là người quyết định lấy tuỷ theo hình thức nào, chứ người hiến cũng chả có quyền.

Chưa kể tới sự đau đớn, ảnh hưởng sức khoẻ, thời gian, nỗi sợ, vv và vv, (Sợ chứ, tớ rất sợ, tiêm tớ tớ còn khóc), điều đáng nói nhất là tên và các thông tin cá nhân của người hiến tuỷ sẽ được nhập vào một cơ sở dữ liệu và sẽ được lưu ở đó đến tận khi người này 61 tuổi. Tức là trong khoảng thời gian đó ai hợp là phải hiến. Mình 3 sập, tức là một cam kết 30 năm. Trong 30 năm đó, ai cần và hợp với tuỷ của mình là mình sẽ hiến.

Đến những điều đó mà người ta còn làm được, thì vài chục đô la tổ chức nhận tuỷ hiến xin thêm của người hiến để cover những chi phí hành chính, thật sự ko bõ bèn gì. Thực tế là mình đã tặng họ gấp 4 lần số tiền họ xin. Nhưng mà,

Cũng như đang đêm có tiếng gõ cửa, bạn ra mở cửa, là một người khách đói bụng nhỡ độ đường. Bạn cho họ ăn, trải một cái giường êm cho họ ngủ qua đêm. Sáng ra bạn lại chuẩn bị cho họ bữa sáng trước khi họ phải lên đường, thì họ lại bảo bạn “thôi nhân thể bác chuẩn bị cho em luôn bữa trưa, gói kín lại cho em mang đi ăn đường, đỡ phải hàng quán tốn tiền của em ra”. Bạn thì đã giúp được chừng ấy, chả nhẽ lại ko giúp nốt được bữa trưa cho nó trọn. Nhưng bạn ko còn cảm thấy thoải mái.

Lại kể chuyện hôm đi đến lấy mẫu DNA, cứ tưởng thằng bé, hoá ra thằng bé là một anh chàng lộc ngộc ngoài 30 tuổi, da đỏ au như gà chọi và đầu trọc lốc chắc do xạ trị. Cậu ta lai Mỹ Ý, càng khó để tìm được tuỷ phù hợp. Ngay cả em gái ruột của cậu ta cũng chỉ khớp được đến 9.5/10. Những đứa trẻ lai sẽ có khả năng khớp tuỷ thấp hơn nhiều lần.

Thôi tên mình dù sao cũng đã vào database, về sau này có ai người VN cần tuỷ, biết đâu lại giúp được.

Entry for March 06, 2009

Cái tính thực dụng của người Mỹ giúp họ thành công, nhưng nhiều khi hơi quá đà thành ra mất hay.

Ví dụ, cái chuyện đi hiến tuỷ kể hồi lâu lâu rồi, người ta đã tự nguyện đi hiến tuỷ, tức là phải bỏ thời gian đến điền giấy tờ, lấy mẫu xét nghiệm DNA, nếu DNA hợp, người ta sẽ có hai hình thức hiến tuỷ. Một là gây mê toàn thân rồi bác sĩ chọc hút tuỷ. Đây thực sự là một cuộc phẫu thuật lớn với nhiều rủi ro. Hai là các bác sĩ sẽ tiêm vào cơ thể người hiến một chất gì đó để tạo thật nhiều hồng cầu gì đó, rồi tiến hành lấy máu 5 lần, rồi vv và vv, không biết là bao nhiêu lần đi đi về về. Bác sĩ sẽ là người quyết định lấy tuỷ theo hình thức nào, chứ người hiến cũng chả có quyền.

Chưa kể tới sự đau đớn, ảnh hưởng sức khoẻ, thời gian, nỗi sợ, vv và vv, (Sợ chứ, tớ rất sợ, tiêm tớ tớ còn khóc), điều đáng nói nhất là tên và các thông tin cá nhân của người hiến tuỷ sẽ được nhập vào một cơ sở dữ liệu và sẽ được lưu ở đó đến tận khi người này 61 tuổi. Tức là trong khoảng thời gian đó ai hợp là phải hiến. Mình 3 sập, tức là một cam kết 30 năm. Trong 30 năm đó, ai cần và hợp với tuỷ của mình là mình sẽ hiến.

Đến những điều đó mà người ta còn làm được, thì vài chục đô la tổ chức nhận tuỷ hiến xin thêm của người hiến để cover những chi phí hành chính, thật sự ko bõ bèn gì. Thực tế là mình đã tặng họ gấp 4 lần số tiền họ xin. Nhưng mà,

Cũng như đang đêm có tiếng gõ cửa, bạn ra mở cửa, là một người khách đói bụng nhỡ độ đường. Bạn cho họ ăn, trải một cái giường êm cho họ ngủ qua đêm. Sáng ra bạn lại chuẩn bị cho họ bữa sáng trước khi họ phải lên đường, thì họ lại bảo bạn “thôi nhân thể bác chuẩn bị cho em luôn bữa trưa, gói kín lại cho em mang đi ăn đường, đỡ phải hàng quán tốn tiền của em ra”. Bạn thì đã giúp được chừng ấy, chả nhẽ lại ko giúp nốt được bữa trưa cho nó trọn. Nhưng bạn ko còn cảm thấy thoải mái.

Lại kể chuyện hôm đi đến lấy mẫu DNA, cứ tưởng thằng bé, hoá ra thằng bé là một anh chàng lộc ngộc ngoài 30 tuổi, da đỏ au như gà chọi và đầu trọc lốc chắc do xạ trị. Cậu ta lai Mỹ Ý, càng khó để tìm được tuỷ phù hợp. Ngay cả em gái ruột của cậu ta cũng chỉ khớp được đến 9.5/10. Những đứa trẻ lai sẽ có khả năng khớp tuỷ thấp hơn nhiều lần.

Thôi tên mình dù sao cũng đã vào database, về sau này có ai người VN cần tuỷ, biết đâu lại giúp được.

Wednesday, March 4, 2009

Armory Show




Buổi sáng mình và chàng chạy sang Pier 92 bên bờ sông Hudson để tham dự một seminar về việc mua bán khảo cứu và bảo hiểm các tác phẩm nghệ thuật, nằm trong khuôn khổ Armory show. Chẳng là dạo này đang cần tiền nên chàng có ý định bán đi một bức tranh thuộc sở hữu của gia đình.

Sau buổi thuyết trình thì đến phần đi xem triển lãm có hướng dẫn viên. Đây là buổi private preview, tức là chỉ dành cho một số người được quyền ưu tiên xem trước, trước khi mở cửa cho công chúng.

Thú thật, xem phần hội hoạ hiện đại còn chịu được, chứ sang đến phần đương đại thì ko thể tiêu hoá được. Mình thích một tác phẩm nghệ thuật phải thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ, chứ ko phải những ý tưởng quái gở của một người lập dị. Các bức tranh vẽ hươu vẽ vượn, còn tệ hơn cả những artwork chú Bình Nguyên bôi vẽ ở lớp cô giáo thường gửi về nhà, mà trị giá hàng trăm nghìn đô la. Một bức tranh toàn ô vuông như bàn cờ, cái màu xám nhạt, cái màu xám đậm, trị giá xấp xỉ 1 triệu đô la (chắc vì nó to). Một bức tranh bé tí tẹo vẽ một cái mặt méo mó vụng về, mỗi tội vị bôi sĩ kỳ công vẽ đi vẽ lại thành ra có lớp sơn dày cộp, dày cỡ nửa phân, cũng ba trăm nghìn đô la, chỉ vì cái lớp sơn dày cộp trên. Bôi sĩ mà chết rồi thì tranh còn đắt nữa. Mà đại diện phòng tranh còn bảo đang thời kỳ suy thoái nên giá mới thế, chứ ko thì có lúc đỉnh cao giá lên đến hơn 1 triệu đô la. Nhảm nhí hết sức.

Ông hướng dẫn viên còn chỉ một bức tranh hình như vẽ một dòng sông chảy qua một khu rừng (hình như là vì cả bức tranh tối thui có mỗi mấy cái chấm vàng vàng), và nói rằng “các hoạ sĩ trường phái trừu tượng là những người rất kiêu ngạo, họ ko muốn cho người xem nhìn được bản thân họ hay những điều họ suy nghĩ, họ cố tình tỏ ra khó hiểu để cho người xem phải tự phán đoán, tưởng tượng và cảm nhận theo cách riêng ”. Chỉ vào mấy nét vẽ ngoằn ngoèo đen đen như nước cống ông ta bảo “đây là depression”, chỉ vào mấy cái chấm vàng vàng ông ta bảo “đây có thể là hy vọng”. Thế có phải là nhảm như cái thảm không?

Lại nhớ tối qua đi dự một party trong bảo tàng nghệ thuật hiện đại MoMA, cũng trong khuôn khổ Armory Show, có một khu hình như là nghệ thuật sắp đặt gì đó. Mình thấy trên một cái bàn có mấy cái lọ, tò mò mới lại gần ngó. Trong lọ đựng một thứ nước lờ nhờ, ngập trong thứ nước lờ nhờ này là một cái gì đó ko hiểu là cái gì. Trí tò mò bị kích thích dữ dội, mình chạy từ xa lại gần, từ gần ra xa, rồi chạy vòng quanh, quyết tâm tìm hiểu xem cái ngâm trong lọ là cái gì. Hoá ra, trời đất quỷ thần ơi, trong lọ thứ nhất đựng một quả tim cắt ngang cuống, chắc thứ nước lờ nhờ kia là dung dịch bảo quản. Kinh tởm hơn, ở cái lọ thứ hai là bộ phận của đàn ông, nhìn mãi mới ra. Đúng là một lũ bệnh hoạn. Mình kinh tởm đến mức ko thể xem tiếp lọ thứ ba, thứ tư, thứ năm, đựng cái gì. May mà lúc đi ăn tối đã quên phắt mấy cái lọ kia nên ăn uống vẫn rất nhiệt tình. Mắc cái bệnh hay quên cũng tốt.

Nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái thật, và còn suy thoái hơn nữa trong thời gian tới. Đối với đại đa số người dân, đây là một giai đoạn khó khăn, thậm chí khủng khiếp. Nhưng vẫn có một thiểu số người cực giàu coi đây là một cơ hội tuyệt vời để đầu tư, vì giá chứng khoán giảm, giá bất động sản giảm, giá tranh ảnh cổ vật cũng giảm. Bỏ tiền mua vào bây giờ trong tương lai chắc chắn là thu lợi kếch xù.

Cứ bảo tại sao khoảng cách người giàu người nghèo trong xã hội ngày càng rộng ra là như thế.

Armory Show




Buổi sáng mình và chàng chạy sang Pier 92 bên bờ sông Hudson để tham dự một seminar về việc mua bán khảo cứu và bảo hiểm các tác phẩm nghệ thuật, nằm trong khuôn khổ Armory show. Chẳng là dạo này đang cần tiền nên chàng có ý định bán đi một bức tranh thuộc sở hữu của gia đình.

Sau buổi thuyết trình thì đến phần đi xem triển lãm có hướng dẫn viên. Đây là buổi private preview, tức là chỉ dành cho một số người được quyền ưu tiên xem trước, trước khi mở cửa cho công chúng.

Thú thật, xem phần hội hoạ hiện đại còn chịu được, chứ sang đến phần đương đại thì ko thể tiêu hoá được. Mình thích một tác phẩm nghệ thuật phải thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ, chứ ko phải những ý tưởng quái gở của một người lập dị. Các bức tranh vẽ hươu vẽ vượn, còn tệ hơn cả những artwork chú Bình Nguyên bôi vẽ ở lớp cô giáo thường gửi về nhà, mà trị giá hàng trăm nghìn đô la. Một bức tranh toàn ô vuông như bàn cờ, cái màu xám nhạt, cái màu xám đậm, trị giá xấp xỉ 1 triệu đô la (chắc vì nó to). Một bức tranh bé tí tẹo vẽ một cái mặt méo mó vụng về, mỗi tội vị bôi sĩ kỳ công vẽ đi vẽ lại thành ra có lớp sơn dày cộp, dày cỡ nửa phân, cũng ba trăm nghìn đô la, chỉ vì cái lớp sơn dày cộp trên. Bôi sĩ mà chết rồi thì tranh còn đắt nữa. Mà đại diện phòng tranh còn bảo đang thời kỳ suy thoái nên giá mới thế, chứ ko thì có lúc đỉnh cao giá lên đến hơn 1 triệu đô la. Nhảm nhí hết sức.

Ông hướng dẫn viên còn chỉ một bức tranh hình như vẽ một dòng sông chảy qua một khu rừng (hình như là vì cả bức tranh tối thui có mỗi mấy cái chấm vàng vàng), và nói rằng “các hoạ sĩ trường phái trừu tượng là những người rất kiêu ngạo, họ ko muốn cho người xem nhìn được bản thân họ hay những điều họ suy nghĩ, họ cố tình tỏ ra khó hiểu để cho người xem phải tự phán đoán, tưởng tượng và cảm nhận theo cách riêng ”. Chỉ vào mấy nét vẽ ngoằn ngoèo đen đen như nước cống ông ta bảo “đây là depression”, chỉ vào mấy cái chấm vàng vàng ông ta bảo “đây có thể là hy vọng”. Thế có phải là nhảm như cái thảm không?

Lại nhớ tối qua đi dự một party trong bảo tàng nghệ thuật hiện đại MoMA, cũng trong khuôn khổ Armory Show, có một khu hình như là nghệ thuật sắp đặt gì đó. Mình thấy trên một cái bàn có mấy cái lọ, tò mò mới lại gần ngó. Trong lọ đựng một thứ nước lờ nhờ, ngập trong thứ nước lờ nhờ này là một cái gì đó ko hiểu là cái gì. Trí tò mò bị kích thích dữ dội, mình chạy từ xa lại gần, từ gần ra xa, rồi chạy vòng quanh, quyết tâm tìm hiểu xem cái ngâm trong lọ là cái gì. Hoá ra, trời đất quỷ thần ơi, trong lọ thứ nhất đựng một quả tim cắt ngang cuống, chắc thứ nước lờ nhờ kia là dung dịch bảo quản. Kinh tởm hơn, ở cái lọ thứ hai là bộ phận của đàn ông, nhìn mãi mới ra. Đúng là một lũ bệnh hoạn. Mình kinh tởm đến mức ko thể xem tiếp lọ thứ ba, thứ tư, thứ năm, đựng cái gì. May mà lúc đi ăn tối đã quên phắt mấy cái lọ kia nên ăn uống vẫn rất nhiệt tình. Mắc cái bệnh hay quên cũng tốt.

Nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái thật, và còn suy thoái hơn nữa trong thời gian tới. Đối với đại đa số người dân, đây là một giai đoạn khó khăn, thậm chí khủng khiếp. Nhưng vẫn có một thiểu số người cực giàu coi đây là một cơ hội tuyệt vời để đầu tư, vì giá chứng khoán giảm, giá bất động sản giảm, giá tranh ảnh cổ vật cũng giảm. Bỏ tiền mua vào bây giờ trong tương lai chắc chắn là thu lợi kếch xù.

Cứ bảo tại sao khoảng cách người giàu người nghèo trong xã hội ngày càng rộng ra là như thế.

Entry for March 04, 2009

Hôm qua, trời tự nhiên lạnh đến âm 10 độ C, cộng thêm những đống tuyết chất cao hai bên vỉa hè phả hơi lạnh tê cóng, cho chú Bình Nguyên đi học quá đánh vật. Về đi tìm mua sữa cho Lila mấy cửa hàng đều ko có. Bực hết cả miềng.

Về đến nhà, ăn trưa xong lại tất tả đi hẹn bác sĩ. Sau khi đợi hai tiếng y tá chạy vào chạy ra xoành xoạch chắc để cho mình đỡ buồn thì bác sĩ cũng lon ton chạy vào. Ở bên này là thế, muốn ko phải đợi thì đến bác sĩ dở, còn nếu muốn bác sĩ giỏi thì cứ mang theo cuốn tiểu thuyết ngồi đọc. Bác sĩ ngắm nghía cái chân và bảo “phải phẫu thuật lại thôi”. Hay chưa, nói con nhà người ta phẫu thuật cứ dễ như đi shopping ấy nhỉ.

Y tá hỏi chị muốn gây mê toàn thân hay gây mê cục bộ thôi. Nghĩ đến viễn cảnh gây mê toàn thân phải thử máu, rồi mới gây mê, rồi lại đánh vật mãi mới tỉnh lại được, mà ngán, nên bảo gây mê cục bộ thôi. Thế tức là mình sẽ ngồi rung đùi đọc sách cho bác sĩ gọt xương đây. Chuẩn bị giống Quan Vũ rồi đây. Tuy nhiên, đặc thù của xã hội Mỹ là COMFORT TỐI ĐA, đặc biệt là trong vấn đề sức khoẻ. Tức là đau cái gì một tý là bác sĩ kê cho giảm đau liều cao luôn, chưa kể còn các kệ thuốc OTC chất đầy thuốc giảm đau các loại. Mình ở nhà đứt tay cũng khóc lã chã, thế mà sang bên này thấy dân Mỹ chịu đau còn èo uột hơn.

Ra đến ngoài quầy trả tiền, con bé kế toán bảo “350us”, cho cái 2 tiếng đợi và 3 phút bác sĩ khám, mà mình thì đã đến bác sĩ này ko biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Mình bảo “như những lần khác các chị sẽ làm việc với bảo hiểm lấy tiền rồi mới gửi hoá đơn cho tôi phần còn lại, let’s do it that way this time too”. Nó ra vẻ ngạc nhiên “so you want to do it that way, fine”. Mặt nó xầm xuống. Mình cám ơn đi ra, nó chả thèm nói gì.

Xong đi đón chú Bình Nguyên. Trên đường về chú cứ vòi vĩnh đòi “ăn cái ấy” mà ko hiểu cái ấy là cái gì. Vừa cố nói chuyện cho chú nguôi nguôi vừa chống chọi với dòng người chen chúc xô đẩy trên tàu điện ngầm. Có những người bị giẫm vào chân hoàn toàn ok nên coi cái việc giẫm vào chân người khác là hoàn toàn bình thường, cũng chả buồn xin lỗi. Tóm lại, ra khỏi tàu điện ngầm, nhìn xuống thấy ủng lấm lem. Bực tập hai. Tối nay lại có việc cho bố chú Bình Nguyên làm rồi đây.

Đưa chú Bình Nguyên về đến nhà, thấy tinh thần ko sảng khoái lắm nên quyết định đi tập thể dục. Lớp của chị Lauren khá nặng, hứa hẹn tiêu nhiều mỡ nên dân tình rất chuộng. Mình vào sàn tập khá sớm, chọn một chỗ ngồi xung quanh chưa có ai. Tự nhiên có một con bé tóc buộc cao đến ngồi NGAY TRƯỚC MẶT. Để cho dễ hình dung nó ngồi gần mình thế nào, mình cứ nói ngắn gọn thế này: mình thở mà thấy tóc gáy của nó bay bay, mà mình chưa tập tí nào nên ko phải là thở như trâu, chỉ là hô hấp bình thường thôi đấy nhé. Mình ngồi xếp chân vòng tròn, nó mà dịch lại vài phân nữa chắc nó ngồi vào lòng mình luôn quá. Như mọi khi mát tính chắc mình lại âm thầm thu xếp đi chỗ khác cho xong chuyện, nhưng hôm nay ko mát tính. Mình đợi một lúc để biết chắc chắn rằng nó biết mình ngồi đó nhưng cứ tảng lờ tranh chỗ, rồi mới bảo nó rất nhẹ nhàng “Excuse me, can you move away a bit pls? We are sitting too close as you can see”. Nó uể oải dịch ra một chút, thiếu điều bảo mình “bitch”. Lúc vào bài tập, tất cả mọi người nằm dọc, mình nó nằm ngang.

Entry for March 04, 2009

Hôm qua, trời tự nhiên lạnh đến âm 10 độ C, cộng thêm những đống tuyết chất cao hai bên vỉa hè phả hơi lạnh tê cóng, cho chú Bình Nguyên đi học quá đánh vật. Về đi tìm mua sữa cho Lila mấy cửa hàng đều ko có. Bực hết cả miềng.

Về đến nhà, ăn trưa xong lại tất tả đi hẹn bác sĩ. Sau khi đợi hai tiếng y tá chạy vào chạy ra xoành xoạch chắc để cho mình đỡ buồn thì bác sĩ cũng lon ton chạy vào. Ở bên này là thế, muốn ko phải đợi thì đến bác sĩ dở, còn nếu muốn bác sĩ giỏi thì cứ mang theo cuốn tiểu thuyết ngồi đọc. Bác sĩ ngắm nghía cái chân và bảo “phải phẫu thuật lại thôi”. Hay chưa, nói con nhà người ta phẫu thuật cứ dễ như đi shopping ấy nhỉ.

Y tá hỏi chị muốn gây mê toàn thân hay gây mê cục bộ thôi. Nghĩ đến viễn cảnh gây mê toàn thân phải thử máu, rồi mới gây mê, rồi lại đánh vật mãi mới tỉnh lại được, mà ngán, nên bảo gây mê cục bộ thôi. Thế tức là mình sẽ ngồi rung đùi đọc sách cho bác sĩ gọt xương đây. Chuẩn bị giống Quan Vũ rồi đây. Tuy nhiên, đặc thù của xã hội Mỹ là COMFORT TỐI ĐA, đặc biệt là trong vấn đề sức khoẻ. Tức là đau cái gì một tý là bác sĩ kê cho giảm đau liều cao luôn, chưa kể còn các kệ thuốc OTC chất đầy thuốc giảm đau các loại. Mình ở nhà đứt tay cũng khóc lã chã, thế mà sang bên này thấy dân Mỹ chịu đau còn èo uột hơn.

Ra đến ngoài quầy trả tiền, con bé kế toán bảo “350us”, cho cái 2 tiếng đợi và 3 phút bác sĩ khám, mà mình thì đã đến bác sĩ này ko biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Mình bảo “như những lần khác các chị sẽ làm việc với bảo hiểm lấy tiền rồi mới gửi hoá đơn cho tôi phần còn lại, let’s do it that way this time too”. Nó ra vẻ ngạc nhiên “so you want to do it that way, fine”. Mặt nó xầm xuống. Mình cám ơn đi ra, nó chả thèm nói gì.

Xong đi đón chú Bình Nguyên. Trên đường về chú cứ vòi vĩnh đòi “ăn cái ấy” mà ko hiểu cái ấy là cái gì. Vừa cố nói chuyện cho chú nguôi nguôi vừa chống chọi với dòng người chen chúc xô đẩy trên tàu điện ngầm. Có những người bị giẫm vào chân hoàn toàn ok nên coi cái việc giẫm vào chân người khác là hoàn toàn bình thường, cũng chả buồn xin lỗi. Tóm lại, ra khỏi tàu điện ngầm, nhìn xuống thấy ủng lấm lem. Bực tập hai. Tối nay lại có việc cho bố chú Bình Nguyên làm rồi đây.

Đưa chú Bình Nguyên về đến nhà, thấy tinh thần ko sảng khoái lắm nên quyết định đi tập thể dục. Lớp của chị Lauren khá nặng, hứa hẹn tiêu nhiều mỡ nên dân tình rất chuộng. Mình vào sàn tập khá sớm, chọn một chỗ ngồi xung quanh chưa có ai. Tự nhiên có một con bé tóc buộc cao đến ngồi NGAY TRƯỚC MẶT. Để cho dễ hình dung nó ngồi gần mình thế nào, mình cứ nói ngắn gọn thế này: mình thở mà thấy tóc gáy của nó bay bay, mà mình chưa tập tí nào nên ko phải là thở như trâu, chỉ là hô hấp bình thường thôi đấy nhé. Mình ngồi xếp chân vòng tròn, nó mà dịch lại vài phân nữa chắc nó ngồi vào lòng mình luôn quá. Như mọi khi mát tính chắc mình lại âm thầm thu xếp đi chỗ khác cho xong chuyện, nhưng hôm nay ko mát tính. Mình đợi một lúc để biết chắc chắn rằng nó biết mình ngồi đó nhưng cứ tảng lờ tranh chỗ, rồi mới bảo nó rất nhẹ nhàng “Excuse me, can you move away a bit pls? We are sitting too close as you can see”. Nó uể oải dịch ra một chút, thiếu điều bảo mình “bitch”. Lúc vào bài tập, tất cả mọi người nằm dọc, mình nó nằm ngang.

Monday, March 2, 2009

Chân dung một người tình




Tôi cứ nhớ mãi một lần, nói chuyện với một cặp vợ chồng người Việt sống ở Siena, thuộc vùng Tuscany của Ý, chị vợ bảo “chúng tôi ko cho con nói giọng Tuscany, chúng nó cứ nói giọng Tuscany một cái là chúng tôi sửa luôn. Chúng tôi muốn con nói giọng thủ đô, giọng Rome”. Thực ra nói như vậy là ko đúng. Chị ấy vẫn quen ở nhà, cứ giọng thủ đô là chuẩn nhất. Ở Ý, thứ tiếng Ý chuẩn mực nhất (về mặt cấu trúc ngôn từ ngữ pháp) là thứ tiếng nói ở vùng Tuscany, còn giọng cool nhất là những người ko pha giọng của bất kỳ vùng nào, từ nào nói chuẩn từ đó, hoặc ít ra cũng phải là giọng Milan, chỉ vì Milan là thành phố phồn thịnh nhất nước Ý. Rome là nơi chán nhất kể cả về giọng lẫn về cấu trúc ngôn ngữ. Những người nói giọng Roman thường bị dân Ý nói chung chê cười. Người Roman thay vì nói mi dica, sẽ nói thành mi diga, nghe cứ nhừa nhựa nhẹt nhẹt như vừa uống rượu. Giọng người Tuscany thay vì nói chữ c thường nói thành chữ h, do vậy, Coca cola sẽ thành hoha hola, nghe cứ phều phào như bị mất răng cửa.

Ở Mỹ, dân NYC tất nhiên là thuộc vào số dân soành điệu nhất. Người ta thường nói NYC ko phải là nước Mỹ, vì quá khác biệt so với phần nước Mỹ còn lại. Nhưng giọng NYC thì nghe quê thậm là quê. Drop thì họ nói là dru-op, off họ nói u-off, and họ nói i-end, stop thì họ bảo là stu-op vv và vv. Thứ tiếng Mỹ chuẩn nhất lại được nói ở Boston, thủ phủ bang Massachusetts.

Ở nhà, giọng Hà nội được coi là thứ giọng hay nhất, giọng thủ đô, giọng chuẩn, nhưng lại sai toe toét. Gì mà em đã ăn cơm dồi, xướng quá hoá dồ, xao mặt con bé này cứ chòn chòn, tao cho mày một cái doi bây dờ vv và vv.

Thế nên mới có chuyện từ cụm Chân dung một người tình, nhờ giọng Hà nội mà ta có thể chuyển thành:

- Rung một chân người tình

- Người tình rung một chân

- Chân một người tình rung

- Một chân người tình rung

- Một người tình rung chân

- Rung người tình một chân

- Rung chân một người tình vv và vv

Đấy, nếu nói giọng Huế hay giọng Sài gòn, thì có bao giờ xảy ra tình huống như trên

Chân dung một người tình




Tôi cứ nhớ mãi một lần, nói chuyện với một cặp vợ chồng người Việt sống ở Siena, thuộc vùng Tuscany của Ý, chị vợ bảo “chúng tôi ko cho con nói giọng Tuscany, chúng nó cứ nói giọng Tuscany một cái là chúng tôi sửa luôn. Chúng tôi muốn con nói giọng thủ đô, giọng Rome”. Thực ra nói như vậy là ko đúng. Chị ấy vẫn quen ở nhà, cứ giọng thủ đô là chuẩn nhất. Ở Ý, thứ tiếng Ý chuẩn mực nhất (về mặt cấu trúc ngôn từ ngữ pháp) là thứ tiếng nói ở vùng Tuscany, còn giọng cool nhất là những người ko pha giọng của bất kỳ vùng nào, từ nào nói chuẩn từ đó, hoặc ít ra cũng phải là giọng Milan, chỉ vì Milan là thành phố phồn thịnh nhất nước Ý. Rome là nơi chán nhất kể cả về giọng lẫn về cấu trúc ngôn ngữ. Những người nói giọng Roman thường bị dân Ý nói chung chê cười. Người Roman thay vì nói mi dica, sẽ nói thành mi diga, nghe cứ nhừa nhựa nhẹt nhẹt như vừa uống rượu. Giọng người Tuscany thay vì nói chữ c thường nói thành chữ h, do vậy, Coca cola sẽ thành hoha hola, nghe cứ phều phào như bị mất răng cửa.

Ở Mỹ, dân NYC tất nhiên là thuộc vào số dân soành điệu nhất. Người ta thường nói NYC ko phải là nước Mỹ, vì quá khác biệt so với phần nước Mỹ còn lại. Nhưng giọng NYC thì nghe quê thậm là quê. Drop thì họ nói là dru-op, off họ nói u-off, and họ nói i-end, stop thì họ bảo là stu-op vv và vv. Thứ tiếng Mỹ chuẩn nhất lại được nói ở Boston, thủ phủ bang Massachusetts.

Ở nhà, giọng Hà nội được coi là thứ giọng hay nhất, giọng thủ đô, giọng chuẩn, nhưng lại sai toe toét. Gì mà em đã ăn cơm dồi, xướng quá hoá dồ, xao mặt con bé này cứ chòn chòn, tao cho mày một cái doi bây dờ vv và vv.

Thế nên mới có chuyện từ cụm Chân dung một người tình, nhờ giọng Hà nội mà ta có thể chuyển thành:

- Rung một chân người tình

- Người tình rung một chân

- Chân một người tình rung

- Một chân người tình rung

- Một người tình rung chân

- Rung người tình một chân

- Rung chân một người tình vv và vv

Đấy, nếu nói giọng Huế hay giọng Sài gòn, thì có bao giờ xảy ra tình huống như trên