Thursday, April 30, 2009

Mệt với mấy anh Tây (phần 2)

Còn những cửa hàng cứ nhân dịp lễ tết kỷ niệm nào đó thì “let’s make this day a day of thanks”. Ngày của bố, ngày của mẹ, ngày thư ký, vv, là thấy cánh đàn ông xếp hàng dài mắt tròn xoe mua hoa trong chợ Grand Central. Nhân cái chuyện này lại nhớ tới ngày mùng 8 tháng 3 ở nhà. Ngày xưa mình ngán nhất ngày này. Vào những ngày này những bạn trai trong lớp lại còng lưng mua hàng ôm hoa đến lớp, để chất đống trên bàn 1. Đến giờ G, các bạn phân công nhau đi tặng từng bạn gái một, dép lê loẹt quẹt đến từng bàn, dúi hoa vào tay bạn gái, chả nói năng gì. Mình sợ ngày này đến mức buổi chiều ko phải đi học thì toàn lên ngủ trên thư viện, ngủ đến tận lúc thư viện đóng cửa thì lò dò đi bộ về nhà câu thêm tí thời gian. Chả bù con bạn mình thì cứ mang một túi sách to lên thư viện đọc mê mải. Mình thường ngán ngẩm hỏi nó “ấy lại mang hàng cân sách lên thư viện đấy à”, còn nó thì chỉ sợ mình ngủ say sưa quá lại cất tiếng ngáy vang lừng thì nó dại mặt. Cái thư viện gì tối om trên đường Tràng Thi cứ như có sâu ngủ, vào đến nơi là mắt díp lại lăn ra ngủ ngay được. Ngủ chán ở trong thì ra ngoài sân, chỗ có cây hoàng lan, gió mát mát lại ngủ giấc nữa. Sau vài lần mình ngủ tít thò lò như thế thì con bạn mình kiên quyết ko cho mình bám càng mỗi khi nó có kế hoạch lên thư viện học thi.

Tránh thế thôi, nhưng mang tiếng là con gái mà chả có thằng nào tặng hoa thì kể ra cũng hơi nhục. Giờ thì chả nhục, chồng mà có mua hoa về thì còn bảo “bao nhiêu? Phí tiền”. Là mơ mộng thế thôi, chứ chồng còn ghét ngày này hơn cả mình.

Trở lại cái tính khách sáo của bọn Tây. Đi ra hiệu thuốc, chị bán hàng đưa cho gói thuốc còn nhân thể chúc một câu “enjoy”, mặt mũi rất đờ đẫn. Mình cũng đờ đẫn chả kém, nói lại như cái máy “thank you, you too”. May mà hiệu thuốc lúc đó vắng khách. Từ hồi sang đây mình đâm ra lại cứ mở mồm ra là cảm ơn với xin lỗi. Người Mỹ còn có một câu mà theo mình là vô cùng hài hước, “have a good one”. Cái này người được chúc muốn hiểu theo nghĩa nào thì hiểu, người nói chả phải suy nghĩ gì, tiện vô cùng. One có thể là morning, afternoon, evening, walk, trip, nói chung là whatever. Vào cửa hàng xong đi ra nhân viên chúc “have a good one”, một ông bê hộ xe đẩy của Lê La xuống tàu điện ngầm, mình cám ơn ông ấy cũng bảo “have a good one”, mua đồ ăn ở siêu thị lúc trả tiền nhân viên thu ngân bảo “have a good one”. Mỗi ngày nhận được khoảng 10 câu chúc đại khái như vậy mà theo mình là rất ngớ ngẩn.

Hôm nọ, đang đi dạo trong công viên trung tâm thì tự dưng mót number one ko chịu được, chạy lon ton đến cái chỗ thường có nhà vệ sinh thì tự nhiên hôm đó nó lại dở ra xây dựng. Thế là thôi, cả hàng dài người đứng chờ dưới nắng trước một cái nhà vệ sinh lưu động bé như cái hộp. Chờ khoảng nửa tiếng, nghe hết câu chuyện tình lâm li bi đát của chị gái của một trong hai cô xì tin đứng đằng sau, trước mặt chỉ còn hai người nữa. Thằng vừa xong mở cửa bước ra gạt mồ hôi trán chúc thằng tiếp theo “take care and enjoy”. Chịu bố.

P.S: hồi trước làm cùng một bạn quê Hà Giang. Bạn ấy thỉnh thoảng lại về Hà Giang chơi và cực kỳ ấn tượng trước tấm biển bảo hiểm hình như là Hà Giang cắm chễm chệ trước đoạn đường khó, có dòng chữ đại loại “Bảo hiểm Hà Giang xin kính chào quý khách. Good luck”.

Mệt với mấy anh Tây (phần 2)

Còn những cửa hàng cứ nhân dịp lễ tết kỷ niệm nào đó thì “let’s make this day a day of thanks”. Ngày của bố, ngày của mẹ, ngày thư ký, vv, là thấy cánh đàn ông xếp hàng dài mắt tròn xoe mua hoa trong chợ Grand Central. Nhân cái chuyện này lại nhớ tới ngày mùng 8 tháng 3 ở nhà. Ngày xưa mình ngán nhất ngày này. Vào những ngày này những bạn trai trong lớp lại còng lưng mua hàng ôm hoa đến lớp, để chất đống trên bàn 1. Đến giờ G, các bạn phân công nhau đi tặng từng bạn gái một, dép lê loẹt quẹt đến từng bàn, dúi hoa vào tay bạn gái, chả nói năng gì. Mình sợ ngày này đến mức buổi chiều ko phải đi học thì toàn lên ngủ trên thư viện, ngủ đến tận lúc thư viện đóng cửa thì lò dò đi bộ về nhà câu thêm tí thời gian. Chả bù con bạn mình thì cứ mang một túi sách to lên thư viện đọc mê mải. Mình thường ngán ngẩm hỏi nó “ấy lại mang hàng cân sách lên thư viện đấy à”, còn nó thì chỉ sợ mình ngủ say sưa quá lại cất tiếng ngáy vang lừng thì nó dại mặt. Cái thư viện gì tối om trên đường Tràng Thi cứ như có sâu ngủ, vào đến nơi là mắt díp lại lăn ra ngủ ngay được. Ngủ chán ở trong thì ra ngoài sân, chỗ có cây hoàng lan, gió mát mát lại ngủ giấc nữa. Sau vài lần mình ngủ tít thò lò như thế thì con bạn mình kiên quyết ko cho mình bám càng mỗi khi nó có kế hoạch lên thư viện học thi.

Tránh thế thôi, nhưng mang tiếng là con gái mà chả có thằng nào tặng hoa thì kể ra cũng hơi nhục. Giờ thì chả nhục, chồng mà có mua hoa về thì còn bảo “bao nhiêu? Phí tiền”. Là mơ mộng thế thôi, chứ chồng còn ghét ngày này hơn cả mình.

Trở lại cái tính khách sáo của bọn Tây. Đi ra hiệu thuốc, chị bán hàng đưa cho gói thuốc còn nhân thể chúc một câu “enjoy”, mặt mũi rất đờ đẫn. Mình cũng đờ đẫn chả kém, nói lại như cái máy “thank you, you too”. May mà hiệu thuốc lúc đó vắng khách. Từ hồi sang đây mình đâm ra lại cứ mở mồm ra là cảm ơn với xin lỗi. Người Mỹ còn có một câu mà theo mình là vô cùng hài hước, “have a good one”. Cái này người được chúc muốn hiểu theo nghĩa nào thì hiểu, người nói chả phải suy nghĩ gì, tiện vô cùng. One có thể là morning, afternoon, evening, walk, trip, nói chung là whatever. Vào cửa hàng xong đi ra nhân viên chúc “have a good one”, một ông bê hộ xe đẩy của Lê La xuống tàu điện ngầm, mình cám ơn ông ấy cũng bảo “have a good one”, mua đồ ăn ở siêu thị lúc trả tiền nhân viên thu ngân bảo “have a good one”. Mỗi ngày nhận được khoảng 10 câu chúc đại khái như vậy mà theo mình là rất ngớ ngẩn.

Hôm nọ, đang đi dạo trong công viên trung tâm thì tự dưng mót number one ko chịu được, chạy lon ton đến cái chỗ thường có nhà vệ sinh thì tự nhiên hôm đó nó lại dở ra xây dựng. Thế là thôi, cả hàng dài người đứng chờ dưới nắng trước một cái nhà vệ sinh lưu động bé như cái hộp. Chờ khoảng nửa tiếng, nghe hết câu chuyện tình lâm li bi đát của chị gái của một trong hai cô xì tin đứng đằng sau, trước mặt chỉ còn hai người nữa. Thằng vừa xong mở cửa bước ra gạt mồ hôi trán chúc thằng tiếp theo “take care and enjoy”. Chịu bố.

P.S: hồi trước làm cùng một bạn quê Hà Giang. Bạn ấy thỉnh thoảng lại về Hà Giang chơi và cực kỳ ấn tượng trước tấm biển bảo hiểm hình như là Hà Giang cắm chễm chệ trước đoạn đường khó, có dòng chữ đại loại “Bảo hiểm Hà Giang xin kính chào quý khách. Good luck”.

Wednesday, April 29, 2009

Entry for April 30, 2009




Hôm kia phải đi dự một buổi hoà nhạc trên Harlem. Vừa đến đã thấy vệ sĩ và cảnh sát đứng đen đặc vòng trong vòng ngoài, đang tự hỏi buổi hoà nhạc của cộng đồng Do Thái thì có gì mà long trọng đến thế, thì lúc ngồi vào chỗ mới biết là có bài phát biểu của thị trưởng NY. Chàng Bloomberg có bài phát biểu khá hay, mỗi tội giọng cứ lè nhà lè nhè nghe chả thuyết phục tí nào.

Ngồi chưa ấm chỗ là chuồn về, chỉ đến điểm danh cho gọi là có mặt. Dạo này bận bịu nhiều việc, chạy tong tưởi cả ngày, nên cứ ngồi yên được lúc nào là bắt đầu gà gà ngủ gật, ko ngủ gật thì cũng chả còn tâm trạng nào mà nghe nhạc. Nhạc của người Do Thái nghe cũng du dương ê a như nhạc nhà mình. Phải ngồi nghe nhạc của họ thì mới hiểu cảm xúc của bọn Tây khi nghe nhạc của mình.

Tối qua dự buổi ăn tối tại một nhà hàng Pháp. Gần đến nửa đêm mà phục vụ vẫn chưa mang ra món tráng miệng, sốt hết cả ruột. Nhớ con lắm con ạ. Lần lấy máu gần đây nhất, ba người giữ chân tay, một người lấy máu, con hét lạc cả giọng. Lúc cây kim tiêm xọc vào, dòng máu chảy ra rất nhanh. Nhưng tự nhiên sang đến ống thứ hai thì dừng lại. Cô y tá bắt đầu ngoáy cây kim sang phải sang trái, mỗi lần như vậy con gái lại uốn cong người như con tôm mà gào. Cô y tá rất lịch sự và nói năng nhẹ nhàng, thế mà mẹ phải cố giữ bình tĩnh để ko bật dậy xô cô ấy ra khỏi phòng. Không biết mắt mẹ ra sao mà thấy cô ấy cứ nhìn trộm mình. Họ lấy đi hai ống máu to tướng của con gái, mẹ xót hết cả người. Con bé quá, cái gì cũng bé, đến lúc lấy máu xong cô ấy dính miếng băng tròn tròn lên vết kim tiêm, miếng băng cũng bé tí.

Thế nên là mẹ chả còn lòng dạ nào khi cứ phải ngồi đây tán chuyện với những bà già môi mặt phúm phím toàn Botox, trang sức kêu xủng xoẻng, quần áo đầu tóc nước hoa cứ gọi là sực nức, và những ông già cứ ăn uống thun thút mãi chả thấy dừng. Mẹ chỉ muốn chạy ào về nhà ngửi mùi mồ hôi chua chua dễ chịu, cái miệng thơm mùi sữa, cái má phúng phính toàn mỡ của con.

Thương con lắm ấy bé ạ.

Nửa đêm về, bà Nuôi cười như nắc nẻ gọi mình vào phòng. Lê nằm trong cái giường nhỏ của chú, La nằm trên cái giường lớn của bà Nuôi, hai anh em giang tay dạng chân như hình vẽ Vitruvian man của Leonardo da Vinci.

Entry for April 30, 2009




Hôm kia phải đi dự một buổi hoà nhạc trên Harlem. Vừa đến đã thấy vệ sĩ và cảnh sát đứng đen đặc vòng trong vòng ngoài, đang tự hỏi buổi hoà nhạc của cộng đồng Do Thái thì có gì mà long trọng đến thế, thì lúc ngồi vào chỗ mới biết là có bài phát biểu của thị trưởng NY. Chàng Bloomberg có bài phát biểu khá hay, mỗi tội giọng cứ lè nhà lè nhè nghe chả thuyết phục tí nào.

Ngồi chưa ấm chỗ là chuồn về, chỉ đến điểm danh cho gọi là có mặt. Dạo này bận bịu nhiều việc, chạy tong tưởi cả ngày, nên cứ ngồi yên được lúc nào là bắt đầu gà gà ngủ gật, ko ngủ gật thì cũng chả còn tâm trạng nào mà nghe nhạc. Nhạc của người Do Thái nghe cũng du dương ê a như nhạc nhà mình. Phải ngồi nghe nhạc của họ thì mới hiểu cảm xúc của bọn Tây khi nghe nhạc của mình.

Tối qua dự buổi ăn tối tại một nhà hàng Pháp. Gần đến nửa đêm mà phục vụ vẫn chưa mang ra món tráng miệng, sốt hết cả ruột. Nhớ con lắm con ạ. Lần lấy máu gần đây nhất, ba người giữ chân tay, một người lấy máu, con hét lạc cả giọng. Lúc cây kim tiêm xọc vào, dòng máu chảy ra rất nhanh. Nhưng tự nhiên sang đến ống thứ hai thì dừng lại. Cô y tá bắt đầu ngoáy cây kim sang phải sang trái, mỗi lần như vậy con gái lại uốn cong người như con tôm mà gào. Cô y tá rất lịch sự và nói năng nhẹ nhàng, thế mà mẹ phải cố giữ bình tĩnh để ko bật dậy xô cô ấy ra khỏi phòng. Không biết mắt mẹ ra sao mà thấy cô ấy cứ nhìn trộm mình. Họ lấy đi hai ống máu to tướng của con gái, mẹ xót hết cả người. Con bé quá, cái gì cũng bé, đến lúc lấy máu xong cô ấy dính miếng băng tròn tròn lên vết kim tiêm, miếng băng cũng bé tí.

Thế nên là mẹ chả còn lòng dạ nào khi cứ phải ngồi đây tán chuyện với những bà già môi mặt phúm phím toàn Botox, trang sức kêu xủng xoẻng, quần áo đầu tóc nước hoa cứ gọi là sực nức, và những ông già cứ ăn uống thun thút mãi chả thấy dừng. Mẹ chỉ muốn chạy ào về nhà ngửi mùi mồ hôi chua chua dễ chịu, cái miệng thơm mùi sữa, cái má phúng phính toàn mỡ của con.

Thương con lắm ấy bé ạ.

Nửa đêm về, bà Nuôi cười như nắc nẻ gọi mình vào phòng. Lê nằm trong cái giường nhỏ của chú, La nằm trên cái giường lớn của bà Nuôi, hai anh em giang tay dạng chân như hình vẽ Vitruvian man của Leonardo da Vinci.

Mệt với mấy anh Tây (phần 1)

Cái tính văn vẻ khách sáo hay tán tụng rất rởm rít của bọn Tây làm mình nhiều khi phải cố lắm mới ko phá lên cười. Nhất là mình dân an nam mít tác phong giản dị, “ừ” một cái, hoặc “thế hả” một cái, đã coi như là lời cảm ơn, chứ chả phải nói “xin cảm ơn chân thành” làm gì cho khách sáo nghe lại tưởng nói đểu. Trong khi bọn Tây sinh ra là đã khen nhau rồi, cái gì cũng wonderful, excellent, marvelous, amazing, mèng nhất ra thì cũng phải very nice very good. Những thằng nào mà ko cửa miệng những câu như trên thì một là học vấn hơi thấp, hai là tính tình hơi kỳ quặc hoặc nổi loạn. Thế nên bạn nào được sếp Tây khen cũng chớ có vội sướng âm ỉ.

Một lần chả nhớ đi đâu mà phải ngủ khách sạn một đêm, vừa vào đến phòng đã thấy một tấm biển nhỏ viết như sau “We wish you will never have to leave at all. But if you do, kindly remember to check out by 11am”. Nẫu quá, bao nhiêu khách sạn toàn check out by 12, đuổi người ta ra sớm lại còn bày đặt văn vẻ.

Tấm biển quảng cáo của một hãng bảo hiểm thì đề một dòng hoành tráng “There’s a lot of heart here”, ngay trên highway, đọc chả ra làm sao. Chắc ý là đó là một hãng bảo hiểm nhân đạo, thương cho túi tiền của khách hàng, nên có bồi thường thì cũng bồi thường sơm sớm và nhiều nhiều, chứ ko giả ngây giả ngô làm khách hàng gọi điện giải trình hụt hơi khản tiếng và chờ tiền mòn mỏi. Bọn bảo hiểm ở Mỹ rất cáo, toàn huấn luyện cho nhân viên chúng nó thành bệnh nhân Down hết.

Ngân hàng cuối năm muốn làm đợt khuyến mại thì kẻ vẽ trang trọng từ ngoài cửa “a year of thanks”, lại hứa hẹn nhả cho khách hàng vài đồng xu bọ sau khi đã trấn của họ cả năm.

Trong tàu điện ngầm có quảng cáo của một dermatologist, câu quảng cáo đại khái như sau “let Dr. Zizmor take care of your blemishes, acnes, dark spots and you will say Thank you Dr. Zizmor”. Cứ như là xúi trẻ con ăn cứt gà.


Mệt với mấy anh Tây (phần 1)

Cái tính văn vẻ khách sáo hay tán tụng rất rởm rít của bọn Tây làm mình nhiều khi phải cố lắm mới ko phá lên cười. Nhất là mình dân an nam mít tác phong giản dị, “ừ” một cái, hoặc “thế hả” một cái, đã coi như là lời cảm ơn, chứ chả phải nói “xin cảm ơn chân thành” làm gì cho khách sáo nghe lại tưởng nói đểu. Trong khi bọn Tây sinh ra là đã khen nhau rồi, cái gì cũng wonderful, excellent, marvelous, amazing, mèng nhất ra thì cũng phải very nice very good. Những thằng nào mà ko cửa miệng những câu như trên thì một là học vấn hơi thấp, hai là tính tình hơi kỳ quặc hoặc nổi loạn. Thế nên bạn nào được sếp Tây khen cũng chớ có vội sướng âm ỉ.

Một lần chả nhớ đi đâu mà phải ngủ khách sạn một đêm, vừa vào đến phòng đã thấy một tấm biển nhỏ viết như sau “We wish you will never have to leave at all. But if you do, kindly remember to check out by 11am”. Nẫu quá, bao nhiêu khách sạn toàn check out by 12, đuổi người ta ra sớm lại còn bày đặt văn vẻ.

Tấm biển quảng cáo của một hãng bảo hiểm thì đề một dòng hoành tráng “There’s a lot of heart here”, ngay trên highway, đọc chả ra làm sao. Chắc ý là đó là một hãng bảo hiểm nhân đạo, thương cho túi tiền của khách hàng, nên có bồi thường thì cũng bồi thường sơm sớm và nhiều nhiều, chứ ko giả ngây giả ngô làm khách hàng gọi điện giải trình hụt hơi khản tiếng và chờ tiền mòn mỏi. Bọn bảo hiểm ở Mỹ rất cáo, toàn huấn luyện cho nhân viên chúng nó thành bệnh nhân Down hết.

Ngân hàng cuối năm muốn làm đợt khuyến mại thì kẻ vẽ trang trọng từ ngoài cửa “a year of thanks”, lại hứa hẹn nhả cho khách hàng vài đồng xu bọ sau khi đã trấn của họ cả năm.

Trong tàu điện ngầm có quảng cáo của một dermatologist, câu quảng cáo đại khái như sau “let Dr. Zizmor take care of your blemishes, acnes, dark spots and you will say Thank you Dr. Zizmor”. Cứ như là xúi trẻ con ăn cứt gà.


Monday, April 27, 2009

Ba của bạn tôi

Có một lúc nào đó, bạn bè gặp nhau toàn hỏi “mày thi trường nào?”.

Rồi lại có lúc toàn hỏi “có người yêu chưa?”.

Rồi đến lúc hỏi “chuẩn bị xin việc chỗ nào?” hoặc “đang làm ở đâu đấy?”.

Rồi đến câu hỏi “có người yêu chưa, bao giờ cưới?”.

Rồi đến lúc sẽ chỉ hỏi nhau câu hỏi “bao giờ định có con?”

Mà có con rồi thì sẽ lại hỏi nhau tiếp “thế định bao giờ tập hai/tập ba?”

Rồi đến một lúc, nhận được tin nhắn của bạn bè, toàn là để báo cho nhau bố/mẹ của một bạn nào đó vừa mất.

Mỗi thời điểm một mối quan tâm. Nhìn lại, đã rất nhiều năm trôi qua. Chúng mình mải mê với công danh, cơm áo, với cuộc sống riêng nhỏ bé, những mối quan hệ phức tạp và những bực bõ ko cần thiết, mà ko nhận thấy rằng ba mẹ đã già đi quá nhanh.

Ba của bạn tôi rất hiền. Tôi nhớ những ngày tháng dài lang thang sau giờ học, chúng tôi mò về bụng đói mềm và chân đạp xe mỏi rã, mâm cơm đã nguội ngắt nhưng lúc nào cũng tinh tươm chờ sẵn.

Có lần chúng tôi về sớm, xung phong luộc hộ ba nồi rau muống. Con gái đoảng đến mức đĩa rau muống xoắn vào nhau tơi bời và ba phải bảo “con ơi lấy hộ ba cái lược ba chải mớ tóc rối này”.

Có lần, con mèo già muốn ra ngoài sân, nó kêu meo meo mãi mà ba ko mở, tức mình nó trèo ngay lên giường làm một bãi.

Còn con chó già thì suốt ngày ngồi dưới đất ngóng lên giường, nhìn ba chăm chú để xin ăn.

Nhiều năm trước...

Mạnh mẽ lên em yêu.

Ba của bạn tôi

Có một lúc nào đó, bạn bè gặp nhau toàn hỏi “mày thi trường nào?”.

Rồi lại có lúc toàn hỏi “có người yêu chưa?”.

Rồi đến lúc hỏi “chuẩn bị xin việc chỗ nào?” hoặc “đang làm ở đâu đấy?”.

Rồi đến câu hỏi “có người yêu chưa, bao giờ cưới?”.

Rồi đến lúc sẽ chỉ hỏi nhau câu hỏi “bao giờ định có con?”

Mà có con rồi thì sẽ lại hỏi nhau tiếp “thế định bao giờ tập hai/tập ba?”

Rồi đến một lúc, nhận được tin nhắn của bạn bè, toàn là để báo cho nhau bố/mẹ của một bạn nào đó vừa mất.

Mỗi thời điểm một mối quan tâm. Nhìn lại, đã rất nhiều năm trôi qua. Chúng mình mải mê với công danh, cơm áo, với cuộc sống riêng nhỏ bé, những mối quan hệ phức tạp và những bực bõ ko cần thiết, mà ko nhận thấy rằng ba mẹ đã già đi quá nhanh.

Ba của bạn tôi rất hiền. Tôi nhớ những ngày tháng dài lang thang sau giờ học, chúng tôi mò về bụng đói mềm và chân đạp xe mỏi rã, mâm cơm đã nguội ngắt nhưng lúc nào cũng tinh tươm chờ sẵn.

Có lần chúng tôi về sớm, xung phong luộc hộ ba nồi rau muống. Con gái đoảng đến mức đĩa rau muống xoắn vào nhau tơi bời và ba phải bảo “con ơi lấy hộ ba cái lược ba chải mớ tóc rối này”.

Có lần, con mèo già muốn ra ngoài sân, nó kêu meo meo mãi mà ba ko mở, tức mình nó trèo ngay lên giường làm một bãi.

Còn con chó già thì suốt ngày ngồi dưới đất ngóng lên giường, nhìn ba chăm chú để xin ăn.

Nhiều năm trước...

Mạnh mẽ lên em yêu.

Saturday, April 25, 2009

Entry for April 25, 2009




Tối thứ sáu phải đi ăn tối ở tít bên Long Island, về muộn, sáng thứ bẩy định ngủ một giấc hoành tráng thì

- Chàng lọ mọ dậy từ 5h sáng để đi hội Porsche. Mình đang ngủ say sưa vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức và chàng bật dậy như lò xo, đi chân thấp chân cao vào toilet.

- Sau đó đến lượt Lila vùng dậy ngồi hát và vỗ tay. Phải đến lúc mình mò dậy đút ti giả vào mồm bé thì mới yên.

- Rồi chưa kịp ngủ lại thì thấy tiếng chân bước lên cầu thang, giọng chú Bình Nguyên nói líu ríu và giọng bà Nuôi đánh tiếng “cho mình thì mình lên, chả cho mình thì mình đi xuống Ale nhỉ”

Bà Nuôi chả ngủ được, định dọn dẹp từ 6h30 sáng thứ bẩy

Lên đến nơi chú Bình Nguyên chạy thình thịch, mồm liến thoắng “mamma cho Lê xem Tom and Gie-di”. Mắt nhắm mắt mở ra bật cho chú series Tom and Jerry trên Youtube cho yên chuyện. Ai dè cứ khúc được khúc không, nên cứ được 2, 3 phút là lại nghe tiếng chú ré lên “mamma cái này bị tối rồi, mamma bật cái khác cho Lê đi”. Sau 2, 3 lần như thế thì mình đầu hàng, mời cả 3 bà cháu nhà kia xuống nhà, bật đĩa Looney Tunes cho cả 3 bà cháu xem.

Trở lên nhà, chui vào chăn định ngủ tiếp mà mãi chả ngủ được. Nghe rõ mồn một các nhân vật hoạt hình nói bai bải và đánh nhau chí choé, chưa kể mấy bà cháu nhà kia thỉnh thoảng lại cười ré lên. Còn ngủ nghê gì.

Đành phải ngồi dậy chuẩn bị cho Lê La đi công viên như đã hứa. Hôm nay là ngày nóng nhất kể từ đầu mùa xuân, nhiệt độ lên tới 28 độ C, nắng chan hoà, hoa nở khắp nơi, cỏ xanh um. Cả công viên cởi trần tắm nắng, mèng nhất là bọn trẻ con cũng quần đùi áo cộc đầu trần chạy tới chạy lui. Thế mà mình bà Nuôi mặc chả giống ai: áo len cổ lọ bít lên tận cằm, rồi bên ngoài một cái áo khoác mấy lớp dày xụ, chân đi tất dày, ngồi thu lu nấp sau hai cái xe đẩy tránh nắng. Còn chưa kinh hãi bằng lúc mới ở nhà đi, ngoài bộ cánh như trên bà Nuôi còn thêm cái mũ lụp xụp, rồi cả một cái khăn quấn quanh mặt quấn xuống tận cằm, vành khăn rủ xuống trán, mục đích là để ngăn nắng vào mặt cho khỏi bị đen (mặc dù mình đã đưa kem chống nắng bà Nuôi bôi trắng bốp bờ lờ khắp mặt). Mình đi đằng trước thấy mọi người cứ liếc liếc mới quay lại hỏi bà Nuôi “u ơi, sau khi đóng bộ này vào thì u đã soi gương chưa?”.

Sau một hồi ngồi nấp sau xe đẩy với bộ cánh gấu bắc cực như trên thì bà Nuôi than là bà Nuôi sắp ốm đến nơi rồi, vì hơi thở thở ra nóng rẫy. Nói mãi bà Nuôi mới chịu bỏ cái áo khoác ra. Bà Nuôi bỏ ra thì lại kêu lạnh, lại phải giải thích là tại u mặc ấm quá nên cơ thể toát mồ hôi, toát mồ hôi thì khi gặp gió sẽ lạnh, nên tốt nhất u cứ cởi hết ra, mặc như người bình thường xem có ốm ko. Điên hết cả người. Các cô giúp việc cô nào cô nấy chỉ muốn cho trẻ con ăn đẫy, rồi kéo nhau đi ngủ, cái khoản ra ngoài thiên nhiên chơi bời theo các cô ấy là thậm vô bổ.

Còn Lê La thì phát rồ lên vì vui thích, chơi đến gần 6 tiếng lúc bảo về vẫn hỏi “tại shao?”.

Entry for April 25, 2009




Tối thứ sáu phải đi ăn tối ở tít bên Long Island, về muộn, sáng thứ bẩy định ngủ một giấc hoành tráng thì

- Chàng lọ mọ dậy từ 5h sáng để đi hội Porsche. Mình đang ngủ say sưa vẫn còn nghe thấy tiếng chuông báo thức và chàng bật dậy như lò xo, đi chân thấp chân cao vào toilet.

- Sau đó đến lượt Lila vùng dậy ngồi hát và vỗ tay. Phải đến lúc mình mò dậy đút ti giả vào mồm bé thì mới yên.

- Rồi chưa kịp ngủ lại thì thấy tiếng chân bước lên cầu thang, giọng chú Bình Nguyên nói líu ríu và giọng bà Nuôi đánh tiếng “cho mình thì mình lên, chả cho mình thì mình đi xuống Ale nhỉ”

Bà Nuôi chả ngủ được, định dọn dẹp từ 6h30 sáng thứ bẩy

Lên đến nơi chú Bình Nguyên chạy thình thịch, mồm liến thoắng “mamma cho Lê xem Tom and Gie-di”. Mắt nhắm mắt mở ra bật cho chú series Tom and Jerry trên Youtube cho yên chuyện. Ai dè cứ khúc được khúc không, nên cứ được 2, 3 phút là lại nghe tiếng chú ré lên “mamma cái này bị tối rồi, mamma bật cái khác cho Lê đi”. Sau 2, 3 lần như thế thì mình đầu hàng, mời cả 3 bà cháu nhà kia xuống nhà, bật đĩa Looney Tunes cho cả 3 bà cháu xem.

Trở lên nhà, chui vào chăn định ngủ tiếp mà mãi chả ngủ được. Nghe rõ mồn một các nhân vật hoạt hình nói bai bải và đánh nhau chí choé, chưa kể mấy bà cháu nhà kia thỉnh thoảng lại cười ré lên. Còn ngủ nghê gì.

Đành phải ngồi dậy chuẩn bị cho Lê La đi công viên như đã hứa. Hôm nay là ngày nóng nhất kể từ đầu mùa xuân, nhiệt độ lên tới 28 độ C, nắng chan hoà, hoa nở khắp nơi, cỏ xanh um. Cả công viên cởi trần tắm nắng, mèng nhất là bọn trẻ con cũng quần đùi áo cộc đầu trần chạy tới chạy lui. Thế mà mình bà Nuôi mặc chả giống ai: áo len cổ lọ bít lên tận cằm, rồi bên ngoài một cái áo khoác mấy lớp dày xụ, chân đi tất dày, ngồi thu lu nấp sau hai cái xe đẩy tránh nắng. Còn chưa kinh hãi bằng lúc mới ở nhà đi, ngoài bộ cánh như trên bà Nuôi còn thêm cái mũ lụp xụp, rồi cả một cái khăn quấn quanh mặt quấn xuống tận cằm, vành khăn rủ xuống trán, mục đích là để ngăn nắng vào mặt cho khỏi bị đen (mặc dù mình đã đưa kem chống nắng bà Nuôi bôi trắng bốp bờ lờ khắp mặt). Mình đi đằng trước thấy mọi người cứ liếc liếc mới quay lại hỏi bà Nuôi “u ơi, sau khi đóng bộ này vào thì u đã soi gương chưa?”.

Sau một hồi ngồi nấp sau xe đẩy với bộ cánh gấu bắc cực như trên thì bà Nuôi than là bà Nuôi sắp ốm đến nơi rồi, vì hơi thở thở ra nóng rẫy. Nói mãi bà Nuôi mới chịu bỏ cái áo khoác ra. Bà Nuôi bỏ ra thì lại kêu lạnh, lại phải giải thích là tại u mặc ấm quá nên cơ thể toát mồ hôi, toát mồ hôi thì khi gặp gió sẽ lạnh, nên tốt nhất u cứ cởi hết ra, mặc như người bình thường xem có ốm ko. Điên hết cả người. Các cô giúp việc cô nào cô nấy chỉ muốn cho trẻ con ăn đẫy, rồi kéo nhau đi ngủ, cái khoản ra ngoài thiên nhiên chơi bời theo các cô ấy là thậm vô bổ.

Còn Lê La thì phát rồ lên vì vui thích, chơi đến gần 6 tiếng lúc bảo về vẫn hỏi “tại shao?”.

Friday, April 24, 2009

Tháng tư




Tháng tư, tôi thường nhớ Hà nội, nhớ những mẹt hoa loa kèn lắc lư trong xô nước đằng sau chiếc nón lá và lưng áo bạc. Nhưng tôi nhớ Hà nội như chúng ta nhớ mối tình đầu vậy thôi, kiểu như là một phần yêu dấu của ký ức, nhưng bảo nếu lại thành đôi thì e ngại, vì biết mình đã lớn, hoặc đã già, và có những thứ đã ko còn vừa nữa.

Tôi gắn bó với Hà nội, nơi chứng kiến những lần hân hoan, những lần thất vọng, những khoảnh khắc cô đơn, và cả những lúc chỉ muốn một mình, của tôi. Tôi có đôi lần dại dột, đôi lần bạc bẽo. Chúng ta đều đôi lần dại dột hoặc bạc bẽo khi chúng ta đang cố lớn lên. Và Hà nội đã chứng kiến tôi lớn lên.

Nhưng tôi đoán mình là một người hời hợt.

Khi tôi yêu người đàn ông thứ nhất, tôi thấy đôi mắt buồn rợp mi của anh ta và cái dáng thư sinh áo bỏ quần thật là đẹp.

Khi tôi yêu người đàn ông thứ hai, tôi chỉ thấy ánh mắt màu thép và cánh tay rắn như thép nguội là đẹp

Khi tôi yêu người đàn ông thứ ba, tôi lại thấy người có thể lấy tôi làm hình mẫu trong cuốn tiểu thuyết để đời của anh ta mới là đẹp. Như vậy, tôi hào hứng nói với bạn mình, tôi sẽ thành bất tử, kiểu Trà hoa nữ, kiểu Lolita, kiểu Anna Karenina, rồi tôi sẽ mua quyển sách ấy khi nó xuất bản, rồi khi về già tôi sẽ giở cho con cháu mình đọc, cho chúng nó thấy hồi trẻ tôi oanh liệt thế nào, vv và vv. So với viễn cảnh trở thành bất tử này thì những mắt buồn rợp mi, dáng thư sinh, ánh mắt uy lực hay là cánh tay rắn thép tự nhiên thành chả quan trọng nữa.

Cho đến khi tôi phải lòng tình yêu thứ tư trang nhã lịch thiệp, người có khả năng chịu đựng tất cả những nỗi phù phiếm của tôi.

….

Vậy nên tôi đoán mình là một người hời hợt.

Vậy nên khi đi khỏi Hà nội, tôi chỉ nhớ nó như nhớ mối tình đầu.

Vẫn là dấu yêu của quá khứ

Nhưng sẽ e ngại nếu lại thành đôi.


Tự nhiên hai hôm nay tôi lại thấy mình cần một chút mùi hương khó quên của Shalimar...

Tháng tư




Tháng tư, tôi thường nhớ Hà nội, nhớ những mẹt hoa loa kèn lắc lư trong xô nước đằng sau chiếc nón lá và lưng áo bạc. Nhưng tôi nhớ Hà nội như chúng ta nhớ mối tình đầu vậy thôi, kiểu như là một phần yêu dấu của ký ức, nhưng bảo nếu lại thành đôi thì e ngại, vì biết mình đã lớn, hoặc đã già, và có những thứ đã ko còn vừa nữa.

Tôi gắn bó với Hà nội, nơi chứng kiến những lần hân hoan, những lần thất vọng, những khoảnh khắc cô đơn, và cả những lúc chỉ muốn một mình, của tôi. Tôi có đôi lần dại dột, đôi lần bạc bẽo. Chúng ta đều đôi lần dại dột hoặc bạc bẽo khi chúng ta đang cố lớn lên. Và Hà nội đã chứng kiến tôi lớn lên.

Nhưng tôi đoán mình là một người hời hợt.

Khi tôi yêu người đàn ông thứ nhất, tôi thấy đôi mắt buồn rợp mi của anh ta và cái dáng thư sinh áo bỏ quần thật là đẹp.

Khi tôi yêu người đàn ông thứ hai, tôi chỉ thấy ánh mắt màu thép và cánh tay rắn như thép nguội là đẹp

Khi tôi yêu người đàn ông thứ ba, tôi lại thấy người có thể lấy tôi làm hình mẫu trong cuốn tiểu thuyết để đời của anh ta mới là đẹp. Như vậy, tôi hào hứng nói với bạn mình, tôi sẽ thành bất tử, kiểu Trà hoa nữ, kiểu Lolita, kiểu Anna Karenina, rồi tôi sẽ mua quyển sách ấy khi nó xuất bản, rồi khi về già tôi sẽ giở cho con cháu mình đọc, cho chúng nó thấy hồi trẻ tôi oanh liệt thế nào, vv và vv. So với viễn cảnh trở thành bất tử này thì những mắt buồn rợp mi, dáng thư sinh, ánh mắt uy lực hay là cánh tay rắn thép tự nhiên thành chả quan trọng nữa.

Cho đến khi tôi phải lòng tình yêu thứ tư trang nhã lịch thiệp, người có khả năng chịu đựng tất cả những nỗi phù phiếm của tôi.

….

Vậy nên tôi đoán mình là một người hời hợt.

Vậy nên khi đi khỏi Hà nội, tôi chỉ nhớ nó như nhớ mối tình đầu.

Vẫn là dấu yêu của quá khứ

Nhưng sẽ e ngại nếu lại thành đôi.


Tự nhiên hai hôm nay tôi lại thấy mình cần một chút mùi hương khó quên của Shalimar...

Tuesday, April 21, 2009

Tài nghệ của các cô giúp việc

Trong tất cả các đời giúp việc nhà này chỉ có duy nhất một người có khả năng nấu nướng. Thực ra cũng ko phải là xuất sắc nhưng ít nhất cũng còn được vài món. Tuy nhiên cô ấy lại mắc bệnh sao. Buổi sáng cô ấy ngồi đọc báo, cứ thỉnh thoảng dừng đọc báo thì lại chiêu một ngụm trà, chẹp miệng một cái. Đến gần trưa, cô ấy xô ghế đứng lên, vươn vai, ra mở tủ lạnh nhìn vào, rồi hỏi trống không “nào, ăn gì để còn thủi?”. Mình lịm hết cả người còn yêu sách được gì.

Đấy, được mỗi cô đấy, còn lại tất cả các đời giúp việc khác, cứ đụng đến khoản nấu nướng là rầu hết cả lòng. Cô thì toàn nấu rõ nhiều, rõ chán, ko ai đụng đũa, ăn một mình ko hết thì lén đổ đi. Cô thì ko có thịt thì đứng ngồi ko yên. Sáng ra vừa ngủ dậy đã ngửi thấy mùi thịt xào nấu dưới nhà, chưa kể nồi thịt hầm trong lò từ trưa đến chiều. Tóm lại từ sáng đến tối nhà toàn mùi thịt. Chàng đi làm về mở cửa thấy mùi thịt luộc thịt xào thịt kho thịt hầm nồng nàn lan toả thì mặt cứ nhăn như bị.

Đến lượt bà Nuôi tình hình còn bi đát hơn. Bà Nuôi món gì cũng doạ biết nấu mà đến lúc nấu thật thì trăm ngày cả trăm ngày ăn trứng rán hoặc thịt băm kho xì dầu, mà bà Nuôi cứ gọi là thịt bằm. Lần nào xuống ăn cũng thấy một đĩa thịt bằm con con, đến lúc mình chịu hết nổi xạc bà Nuôi một trận thì từ hôm đó mới thoát được kiếp thịt bằm. Buồn cười nhất là hôm nọ mình nướng hai con gà mái Cornish là giống gà chỉ hơn nắm tay người lớn một tý nhưng nhiều thịt, xương mềm, thịt chắc và ngọt, chú Bình Nguyên ăn ngon xớt. Ăn xong chú tâm sự “bà Nuôi ơi Lê thích cái thịt này, Lê ko thích thịt bằm”. Chú rất hãi món tủ của bà Nuôi. Chú Bình Nguyên thích ăn, nhưng chú tinh như cáo, cái gì ko ngon thì còn lâu chú mới đụng đến.

Lại trong số các cô giúp việc thì chỉ có đúng cái cô biết nấu nướng một chút là có tinh thần cầu tiến. Tuy ngoài mặt chả thừa nhận bao giờ nhưng cô ấy luôn luôn chú ý xem mình làm thế nào và âm thầm ghi chép. Ở với mình một năm đảm bảo ở Hà nội chả có maid nào vượt cô ấy về khoản nấu ăn cho người Ý.

Cũng vì tài nghệ nấu nướng của các cô giúp việc rất hạn chế cho nên muốn duy trì cân nặng bản thân và đảm bảo chế độ ăn cân bằng cho Lê La mình phải tự vào bếp mà nấu. Lâu dần thành quen, khoản nấu nướng cho cả nhà là do mình đảm nhận, các cô giúp việc chỉ lăng xăng trợ lý. Bà Nuôi lại còn thêm cảm giác tội lỗi vì ko biết nấu nên làm trợ lý hơi hăng quá. Cái thìa vừa ngoáy sốt để ra một bên, chạy vào toilet chạy ra bà Nuôi đã cho biến vào máy rửa bát. Quyển sách nấu ăn vừa mở tra cứu, ngoảnh ra chỗ khác ngoảnh lại đã biến đi đằng nào, hoá ra bà Nuôi đã cất đại lên giá sách. Bà Nuôi chạy ra giá sách tìm toét mắt ko biết là quyển nào để còn lấy đền.

Bọn bạn cũ của mình giờ mà gặp mình chắc chúng nó lác mắt lắm đây. Nhắc đến tài nghệ nấu nướng của mình ngày xưa chúng nó cứ cười ha hả.

Tài nghệ của các cô giúp việc

Trong tất cả các đời giúp việc nhà này chỉ có duy nhất một người có khả năng nấu nướng. Thực ra cũng ko phải là xuất sắc nhưng ít nhất cũng còn được vài món. Tuy nhiên cô ấy lại mắc bệnh sao. Buổi sáng cô ấy ngồi đọc báo, cứ thỉnh thoảng dừng đọc báo thì lại chiêu một ngụm trà, chẹp miệng một cái. Đến gần trưa, cô ấy xô ghế đứng lên, vươn vai, ra mở tủ lạnh nhìn vào, rồi hỏi trống không “nào, ăn gì để còn thủi?”. Mình lịm hết cả người còn yêu sách được gì.

Đấy, được mỗi cô đấy, còn lại tất cả các đời giúp việc khác, cứ đụng đến khoản nấu nướng là rầu hết cả lòng. Cô thì toàn nấu rõ nhiều, rõ chán, ko ai đụng đũa, ăn một mình ko hết thì lén đổ đi. Cô thì ko có thịt thì đứng ngồi ko yên. Sáng ra vừa ngủ dậy đã ngửi thấy mùi thịt xào nấu dưới nhà, chưa kể nồi thịt hầm trong lò từ trưa đến chiều. Tóm lại từ sáng đến tối nhà toàn mùi thịt. Chàng đi làm về mở cửa thấy mùi thịt luộc thịt xào thịt kho thịt hầm nồng nàn lan toả thì mặt cứ nhăn như bị.

Đến lượt bà Nuôi tình hình còn bi đát hơn. Bà Nuôi món gì cũng doạ biết nấu mà đến lúc nấu thật thì trăm ngày cả trăm ngày ăn trứng rán hoặc thịt băm kho xì dầu, mà bà Nuôi cứ gọi là thịt bằm. Lần nào xuống ăn cũng thấy một đĩa thịt bằm con con, đến lúc mình chịu hết nổi xạc bà Nuôi một trận thì từ hôm đó mới thoát được kiếp thịt bằm. Buồn cười nhất là hôm nọ mình nướng hai con gà mái Cornish là giống gà chỉ hơn nắm tay người lớn một tý nhưng nhiều thịt, xương mềm, thịt chắc và ngọt, chú Bình Nguyên ăn ngon xớt. Ăn xong chú tâm sự “bà Nuôi ơi Lê thích cái thịt này, Lê ko thích thịt bằm”. Chú rất hãi món tủ của bà Nuôi. Chú Bình Nguyên thích ăn, nhưng chú tinh như cáo, cái gì ko ngon thì còn lâu chú mới đụng đến.

Lại trong số các cô giúp việc thì chỉ có đúng cái cô biết nấu nướng một chút là có tinh thần cầu tiến. Tuy ngoài mặt chả thừa nhận bao giờ nhưng cô ấy luôn luôn chú ý xem mình làm thế nào và âm thầm ghi chép. Ở với mình một năm đảm bảo ở Hà nội chả có maid nào vượt cô ấy về khoản nấu ăn cho người Ý.

Cũng vì tài nghệ nấu nướng của các cô giúp việc rất hạn chế cho nên muốn duy trì cân nặng bản thân và đảm bảo chế độ ăn cân bằng cho Lê La mình phải tự vào bếp mà nấu. Lâu dần thành quen, khoản nấu nướng cho cả nhà là do mình đảm nhận, các cô giúp việc chỉ lăng xăng trợ lý. Bà Nuôi lại còn thêm cảm giác tội lỗi vì ko biết nấu nên làm trợ lý hơi hăng quá. Cái thìa vừa ngoáy sốt để ra một bên, chạy vào toilet chạy ra bà Nuôi đã cho biến vào máy rửa bát. Quyển sách nấu ăn vừa mở tra cứu, ngoảnh ra chỗ khác ngoảnh lại đã biến đi đằng nào, hoá ra bà Nuôi đã cất đại lên giá sách. Bà Nuôi chạy ra giá sách tìm toét mắt ko biết là quyển nào để còn lấy đền.

Bọn bạn cũ của mình giờ mà gặp mình chắc chúng nó lác mắt lắm đây. Nhắc đến tài nghệ nấu nướng của mình ngày xưa chúng nó cứ cười ha hả.

Saturday, April 18, 2009

Entry for April 18, 2009




Lila đang ngồi trong xe đẩy, trong tàu điện ngầm, mẹ bé thấy trời nắng đẹp nên quyết cho bé đi tắm nắng cho bớt xanh xao, thì có mấy người chắc là khách du lịch, chắc thấy bé lai nên trông nét mặt là lạ, cứ chĩa máy quay và máy ảnh vào tận mặt bé để quay mới chả chụp. Ngoảnh mặt đi mấy lần ko được, bé tức ngoạc ra khóc luôn (từ hồi ốm biết được chiều hơn xưa nên bé sinh ra cái tính ăn vạ), làm đám khách du lịch kia phải xin lỗi rối rít, xin lỗi rối rít rồi mà vẫn còn bị bé lườm.

Đưa Lê La ra ngoài đường chơi nhiều khi phát ngượng. Vì mẹ thì ăn vận xoàng xĩnh, lại còn có màu da oẳn tà roằn, ai gặp cũng nửa tin nửa ngờ “đây là con mày à?”, bảo “vâng” thì lại hỏi tiếp “thế bố chúng nó chắc da trắng?”. Bà Nuôi thấy mình tóc thẳng, chả chải uốn cầu kỳ gì, quần áo giản dị, móng tay móng chân ko sơn sửa, ko thẩm mỹ viện, thì thường bình luận “tôi làm cho các cô trước, toàn lấy Tây cả, các cô ấy sắm sửa lắm chứ ko giản dị như cô đâu cô ơi, người gì đâu mà giản dị quá trời quá đất”. Chú Bình Nguyên đứng chơi gần đấy tiện mồm hỏi luôn “tại sao dzậy?”. Bất kể những nỗ lực của mẹ, bây giờ cả nhà đều nói giọng Cần Thơ của bà Nuôi.

Lila mà ko ốm, giờ này chắc bé đã đi được lẫm chẫm. Mình từ trong mùa đông đã kế hoạch mùa xuân này hai mẹ con sẽ ăn mặc thật soành điệu đi shopping cùng nhau, chứ đi shopping thời trang với thằng Lê chán chết. Ai lại nhìn thấy cái gì nó cũng tấm tắc “cái này đẹp, Lê thích, mamma mặc cái này xinh”, mặc cho mình phản đối “mắt Lê làm sao, cái này xấu ỉn ìn in mà Lê bảo đẹp”. Mà nó đặc biệt chú ý đến bướm. Thấy Lila mặc áo có hai con bướm bay lượn nó bảo “La mặc áo có hai con bướm, một con to một con nhỏ, Lê thấy La mặc cái áo này xinh”, thấy xe bus chạy ngang trên có sơn một con bướm to đùng chả hiểu để quảng cáo cái gì, nó hét inh ỏi đường phố, tay chỉ chỉ “ối mamma, tại sao lại có bướm trên xe bít?”. Đi shopping có thằng Lê, cứ thấy quần áo nào có bướm nó lại nằng nặc bắt mình mua thì chắc mình chết mất. Kế hoạch shopping soành điệu cùng con gái mùa xuân này thế là phá sản.

Hôm qua dẫn mấy bà cháu ra Rockefeller centre gần nhà chơi. Bà Nuôi đặc biệt mê mẩn bức tượng màu vàng chói lọi đặt ngay trên sân băng, cứ băn khoăn “cô ơi có khi là vàng thật”. Trước khi đi bà Nuôi căn dặn chú Bình Nguyên “con mang theo cái búa, đến cái tượng vàng đó con khỏ một miếng cho bà, thế là bà về VN ăn chơi, chả phải làm việc nữa”. Tưởng nói chơi thế thôi, ai ngờ chú Bình Nguyên nhập tâm thật. Tối qua tình cờ bố chú cho chú một miếng tròn tròn màu vàng chói lọi để chú chơi. Chơi xong chú âm thầm cho cái miếng vàng đó vào túi. Sáng ngủ dậy xuống dưới nhà, đang nước mắt ngắn dài đòi bố mẹ cho xem Tom and Jerry mà chợt nhớ ra, chú lôi miếng vàng ra, vừa đưa cho bà Nuôi vừa nói qua làn nước mắt “bà Nuôi ơi miếng vàng của bà Nuôi đây”, làm bà Nuôi bảo bà Nuôi cảm động té đái.

Hai tuần nay mẹ tập trung vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho con gái, thấy con đã hơi hồng hào và bầu bĩnh trở lại, chứ ngày đầu tiên sau khi ra viện, nhìn mắt con lờ đờ và làn da xanh mét mà mẹ xót hết cả người.

Không biết các bác sĩ sẽ quyết định hướng điều trị cho con thế nào béo nhỉ.

Entry for April 18, 2009




Lila đang ngồi trong xe đẩy, trong tàu điện ngầm, mẹ bé thấy trời nắng đẹp nên quyết cho bé đi tắm nắng cho bớt xanh xao, thì có mấy người chắc là khách du lịch, chắc thấy bé lai nên trông nét mặt là lạ, cứ chĩa máy quay và máy ảnh vào tận mặt bé để quay mới chả chụp. Ngoảnh mặt đi mấy lần ko được, bé tức ngoạc ra khóc luôn (từ hồi ốm biết được chiều hơn xưa nên bé sinh ra cái tính ăn vạ), làm đám khách du lịch kia phải xin lỗi rối rít, xin lỗi rối rít rồi mà vẫn còn bị bé lườm.

Đưa Lê La ra ngoài đường chơi nhiều khi phát ngượng. Vì mẹ thì ăn vận xoàng xĩnh, lại còn có màu da oẳn tà roằn, ai gặp cũng nửa tin nửa ngờ “đây là con mày à?”, bảo “vâng” thì lại hỏi tiếp “thế bố chúng nó chắc da trắng?”. Bà Nuôi thấy mình tóc thẳng, chả chải uốn cầu kỳ gì, quần áo giản dị, móng tay móng chân ko sơn sửa, ko thẩm mỹ viện, thì thường bình luận “tôi làm cho các cô trước, toàn lấy Tây cả, các cô ấy sắm sửa lắm chứ ko giản dị như cô đâu cô ơi, người gì đâu mà giản dị quá trời quá đất”. Chú Bình Nguyên đứng chơi gần đấy tiện mồm hỏi luôn “tại sao dzậy?”. Bất kể những nỗ lực của mẹ, bây giờ cả nhà đều nói giọng Cần Thơ của bà Nuôi.

Lila mà ko ốm, giờ này chắc bé đã đi được lẫm chẫm. Mình từ trong mùa đông đã kế hoạch mùa xuân này hai mẹ con sẽ ăn mặc thật soành điệu đi shopping cùng nhau, chứ đi shopping thời trang với thằng Lê chán chết. Ai lại nhìn thấy cái gì nó cũng tấm tắc “cái này đẹp, Lê thích, mamma mặc cái này xinh”, mặc cho mình phản đối “mắt Lê làm sao, cái này xấu ỉn ìn in mà Lê bảo đẹp”. Mà nó đặc biệt chú ý đến bướm. Thấy Lila mặc áo có hai con bướm bay lượn nó bảo “La mặc áo có hai con bướm, một con to một con nhỏ, Lê thấy La mặc cái áo này xinh”, thấy xe bus chạy ngang trên có sơn một con bướm to đùng chả hiểu để quảng cáo cái gì, nó hét inh ỏi đường phố, tay chỉ chỉ “ối mamma, tại sao lại có bướm trên xe bít?”. Đi shopping có thằng Lê, cứ thấy quần áo nào có bướm nó lại nằng nặc bắt mình mua thì chắc mình chết mất. Kế hoạch shopping soành điệu cùng con gái mùa xuân này thế là phá sản.

Hôm qua dẫn mấy bà cháu ra Rockefeller centre gần nhà chơi. Bà Nuôi đặc biệt mê mẩn bức tượng màu vàng chói lọi đặt ngay trên sân băng, cứ băn khoăn “cô ơi có khi là vàng thật”. Trước khi đi bà Nuôi căn dặn chú Bình Nguyên “con mang theo cái búa, đến cái tượng vàng đó con khỏ một miếng cho bà, thế là bà về VN ăn chơi, chả phải làm việc nữa”. Tưởng nói chơi thế thôi, ai ngờ chú Bình Nguyên nhập tâm thật. Tối qua tình cờ bố chú cho chú một miếng tròn tròn màu vàng chói lọi để chú chơi. Chơi xong chú âm thầm cho cái miếng vàng đó vào túi. Sáng ngủ dậy xuống dưới nhà, đang nước mắt ngắn dài đòi bố mẹ cho xem Tom and Jerry mà chợt nhớ ra, chú lôi miếng vàng ra, vừa đưa cho bà Nuôi vừa nói qua làn nước mắt “bà Nuôi ơi miếng vàng của bà Nuôi đây”, làm bà Nuôi bảo bà Nuôi cảm động té đái.

Hai tuần nay mẹ tập trung vào chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho con gái, thấy con đã hơi hồng hào và bầu bĩnh trở lại, chứ ngày đầu tiên sau khi ra viện, nhìn mắt con lờ đờ và làn da xanh mét mà mẹ xót hết cả người.

Không biết các bác sĩ sẽ quyết định hướng điều trị cho con thế nào béo nhỉ.

Friday, April 17, 2009

Entry for April 17, 2009




Cứ tạm yên lòng với tình trạng ổn định của Lila được mấy hôm thì ruột bố mẹ lại thắt lại khi thấy con lại lên một cơn sốt, hoặc kết quả thử máu có cái này quá cao cái kia quá thấp, hoặc kết quả chụp phim có vấn đề. Gần đây nhất, cách đây 4 hôm khi mang con đi khám bác sĩ chuyên về khớp, kết quả X quang cho thấy vi khuẩn đã ăn vào xương bàn tay phải của con

Mẹ vội vã gọi điện cho bệnh viện. Họ cho con một cái hẹn sau 10 ngày với bác sĩ, rồi từ đó mới đặt hẹn làm bone scan, bất kể mẹ giải thích như thế nào. Mẹ thất vọng quá chừng, họ biết con đã thập tử nhất sinh trong suốt hai tuần đầu tiên như thế nào, họ chìa vào mặt mẹ hoá đơn nằm viện 2 tuần của con 60,000usd, chỉ là tiền phòng và tiền thuốc men y tá, chưa kể các cuộc viếng thăm của bác sĩ mỗi cuộc vài trăm usd cho vài phút, trung bình 7, 8 cuộc mỗi ngày, nhất là chưa kể toàn bộ chi phí xét nghiệm và chụp chiếu các loại con làm hàng ngày. Thế mà họ hẹn con 10 ngày nữa, với vết nhiễm khuẩn tiếp diễn trong xương, dù mẹ hiểu bệnh viện nào cũng quá tải và họ phải ưu tiên cho bệnh nhân nội trú.

Nhưng mẹ ko đầu hàng, mẹ tìm cách khác. Mẹ gọi điện đến văn phòng bác sĩ tư practice tại cùng bệnh viện Mount Sinai và xin được hẹn cho con ngay trong ngày, và ngay ngày hôm sau bác sĩ đã thu xếp được cho con gái mẹ làm bone scan.

Ngày hôm sau là một cực hình với con. Ở nhà mẹ nâng niu con từng ly từng tí, mẹ mua những thực phẩm lành nhất về tự tay chế biến cho con ăn. Thế mà vào bệnh viện họ chích đủ các loại hoá chất vào người con, lần đầu tiên lấy ven trượt, con gái mẹ lại về nhà với hai bàn chân thâm tím. Lần đầu tiên làm bone scan cách đây 3 tuần, con vẫn mê mệt nên họ chỉ việc gói con vào mấy lớp vải giữ ấm rồi đưa vào máy chụp thoải mái cả tiếng. Lần này con gào thét giẫy giụa đến mức cuối cùng họ phải trói chặt con lại, chụp cả sáng cả chiều.

Mẹ phải để bố và bà Nuôi trông con, còn mẹ phải đưa thằng Lê đi bác sĩ. Thằng Lê chả hiểu sao ốm lửng cả tháng nay. Mẹ bận với con quá nên biết nó đau bụng đi ngoài mà vẫn định bụng để theo dõi, sau 3 hôm thì mặt nó xám ngoét, quần áo lụng thụng, đi lại vật vờ trong nhà, bạ đâu nằm đấy. Mẹ hoảng lên chạy ra lục tung cả hiệu thuốc. Hết đau bụng thì nó lại sốt, rồi đau mắt, rồi ho, rồi viêm tai, đủ cả. Thằng Lê bình thường mắt mí lẳn long lanh tinh quái, cái môi đỏ chót lúc nào cũng cười nhe nhởn, đi bộ lon ton cả tiếng ko mỏi, mà bây giờ mặt mũi cứ buồn thiu, môi tái nhợt, đi nửa block đã bảo "Lê mệt cho Lê về nhà". Đêm ngủ mẹ sờ thấy cả xương sống lưng lẫn xương sườn nó, cho nó ra ngoài trời mẹ nhìn thấy mắt nó trũng sâu, mặt quắt

Mấy hôm nay, con gái mẹ đã đến đủ các văn phòng bác sĩ tư giỏi nhất. Những vị bác sĩ cực chảnh, ko cần biết bệnh nhân có bảo hiểm gì, khám xong là phải trả tiền ngay, việc đánh vật với bảo hiểm là việc của bệnh nhân, gọi điện đến lúc 10h sáng ngày trong tuần vẫn nhận được tiếng trả lời tự động “đề nghị gọi lại lúc văn phòng mở cửa, đề nghị ko để lại tin nhắn…”.

Ít nhất tình trạng nhiễm xương của con chưa đến mức phải nhập viện ngay lập tức. Bác sĩ bảo mẹ “sit tight and wait”. Mẹ bế con về nhà, ít nhất con gái mẹ cũng được yên ổn vài ngày nữa, trước khi các bác sĩ tham khảo với nhau và quyết định phương án điều trị. Có thể là phải phẫu thuật nạo chỗ xương nhiễm, có thể phải nhập viện phẫu thuật đặt IV sâu và truyền kháng sinh liên tục trong 4 tuần, có thể chỉ cần kháng sinh đường uống. Mẹ nghe bác sĩ bảo với nhiễm khuẩn xương có khả năng chữa trị xong con vẫn sẽ phải tiếp tục tiêm kháng sinh đến tận năm 20 tuổi, chứ ko phải là 1 năm như dự định ban đầu khi con bị nhiễm khuẩn máu

Con gái mẹ bé bỏng và yếu ớt quá làm nhiều lúc mẹ quên là con đã 1 tuổi. Con di chuyển như một đứa trẻ 3 tháng, chỉ có thể lăn và trườn, vừa lăn và trườn vừa cố kênh cái đầu lên để khỏi đập xuống sàn. Nhưng con suy nghĩ như đứa trẻ 1 tuổi, thấy mẹ vào mở tủ lấy áo khoác là con biết được đi chơi, con sẽ chỉ tay ra cửa líu lo “chơi chơi”, ăn cái gì vừa ý là con ghé xin thêm “măm măm”, ko vừa ý là ngoảnh mặt ra chỗ khác đầu lắc lia lịa, đêm nằm ngủ thấy mẹ quay sang anh là con e e kéo mẹ quay lại phía con bằng được, và con cũng đã biết hát theo bố một số bài

Mẹ lại tạm yên lòng mấy hôm.

Entry for April 17, 2009




Cứ tạm yên lòng với tình trạng ổn định của Lila được mấy hôm thì ruột bố mẹ lại thắt lại khi thấy con lại lên một cơn sốt, hoặc kết quả thử máu có cái này quá cao cái kia quá thấp, hoặc kết quả chụp phim có vấn đề. Gần đây nhất, cách đây 4 hôm khi mang con đi khám bác sĩ chuyên về khớp, kết quả X quang cho thấy vi khuẩn đã ăn vào xương bàn tay phải của con

Mẹ vội vã gọi điện cho bệnh viện. Họ cho con một cái hẹn sau 10 ngày với bác sĩ, rồi từ đó mới đặt hẹn làm bone scan, bất kể mẹ giải thích như thế nào. Mẹ thất vọng quá chừng, họ biết con đã thập tử nhất sinh trong suốt hai tuần đầu tiên như thế nào, họ chìa vào mặt mẹ hoá đơn nằm viện 2 tuần của con 60,000usd, chỉ là tiền phòng và tiền thuốc men y tá, chưa kể các cuộc viếng thăm của bác sĩ mỗi cuộc vài trăm usd cho vài phút, trung bình 7, 8 cuộc mỗi ngày, nhất là chưa kể toàn bộ chi phí xét nghiệm và chụp chiếu các loại con làm hàng ngày. Thế mà họ hẹn con 10 ngày nữa, với vết nhiễm khuẩn tiếp diễn trong xương, dù mẹ hiểu bệnh viện nào cũng quá tải và họ phải ưu tiên cho bệnh nhân nội trú.

Nhưng mẹ ko đầu hàng, mẹ tìm cách khác. Mẹ gọi điện đến văn phòng bác sĩ tư practice tại cùng bệnh viện Mount Sinai và xin được hẹn cho con ngay trong ngày, và ngay ngày hôm sau bác sĩ đã thu xếp được cho con gái mẹ làm bone scan.

Ngày hôm sau là một cực hình với con. Ở nhà mẹ nâng niu con từng ly từng tí, mẹ mua những thực phẩm lành nhất về tự tay chế biến cho con ăn. Thế mà vào bệnh viện họ chích đủ các loại hoá chất vào người con, lần đầu tiên lấy ven trượt, con gái mẹ lại về nhà với hai bàn chân thâm tím. Lần đầu tiên làm bone scan cách đây 3 tuần, con vẫn mê mệt nên họ chỉ việc gói con vào mấy lớp vải giữ ấm rồi đưa vào máy chụp thoải mái cả tiếng. Lần này con gào thét giẫy giụa đến mức cuối cùng họ phải trói chặt con lại, chụp cả sáng cả chiều.

Mẹ phải để bố và bà Nuôi trông con, còn mẹ phải đưa thằng Lê đi bác sĩ. Thằng Lê chả hiểu sao ốm lửng cả tháng nay. Mẹ bận với con quá nên biết nó đau bụng đi ngoài mà vẫn định bụng để theo dõi, sau 3 hôm thì mặt nó xám ngoét, quần áo lụng thụng, đi lại vật vờ trong nhà, bạ đâu nằm đấy. Mẹ hoảng lên chạy ra lục tung cả hiệu thuốc. Hết đau bụng thì nó lại sốt, rồi đau mắt, rồi ho, rồi viêm tai, đủ cả. Thằng Lê bình thường mắt mí lẳn long lanh tinh quái, cái môi đỏ chót lúc nào cũng cười nhe nhởn, đi bộ lon ton cả tiếng ko mỏi, mà bây giờ mặt mũi cứ buồn thiu, môi tái nhợt, đi nửa block đã bảo "Lê mệt cho Lê về nhà". Đêm ngủ mẹ sờ thấy cả xương sống lưng lẫn xương sườn nó, cho nó ra ngoài trời mẹ nhìn thấy mắt nó trũng sâu, mặt quắt

Mấy hôm nay, con gái mẹ đã đến đủ các văn phòng bác sĩ tư giỏi nhất. Những vị bác sĩ cực chảnh, ko cần biết bệnh nhân có bảo hiểm gì, khám xong là phải trả tiền ngay, việc đánh vật với bảo hiểm là việc của bệnh nhân, gọi điện đến lúc 10h sáng ngày trong tuần vẫn nhận được tiếng trả lời tự động “đề nghị gọi lại lúc văn phòng mở cửa, đề nghị ko để lại tin nhắn…”.

Ít nhất tình trạng nhiễm xương của con chưa đến mức phải nhập viện ngay lập tức. Bác sĩ bảo mẹ “sit tight and wait”. Mẹ bế con về nhà, ít nhất con gái mẹ cũng được yên ổn vài ngày nữa, trước khi các bác sĩ tham khảo với nhau và quyết định phương án điều trị. Có thể là phải phẫu thuật nạo chỗ xương nhiễm, có thể phải nhập viện phẫu thuật đặt IV sâu và truyền kháng sinh liên tục trong 4 tuần, có thể chỉ cần kháng sinh đường uống. Mẹ nghe bác sĩ bảo với nhiễm khuẩn xương có khả năng chữa trị xong con vẫn sẽ phải tiếp tục tiêm kháng sinh đến tận năm 20 tuổi, chứ ko phải là 1 năm như dự định ban đầu khi con bị nhiễm khuẩn máu

Con gái mẹ bé bỏng và yếu ớt quá làm nhiều lúc mẹ quên là con đã 1 tuổi. Con di chuyển như một đứa trẻ 3 tháng, chỉ có thể lăn và trườn, vừa lăn và trườn vừa cố kênh cái đầu lên để khỏi đập xuống sàn. Nhưng con suy nghĩ như đứa trẻ 1 tuổi, thấy mẹ vào mở tủ lấy áo khoác là con biết được đi chơi, con sẽ chỉ tay ra cửa líu lo “chơi chơi”, ăn cái gì vừa ý là con ghé xin thêm “măm măm”, ko vừa ý là ngoảnh mặt ra chỗ khác đầu lắc lia lịa, đêm nằm ngủ thấy mẹ quay sang anh là con e e kéo mẹ quay lại phía con bằng được, và con cũng đã biết hát theo bố một số bài

Mẹ lại tạm yên lòng mấy hôm.

Thursday, April 9, 2009

Tại sao lại là con?

Tại sao ko phải là mẹ?

Tại sao ko một vị bác sĩ nào có thể nói một cách chắc chắn chuyện gì đã xảy ra với con? Tại sao sau những liều kháng sinh mạnh những cơn sốt của con vẫn trở lại, còn mẹ chưa kịp mừng vì tưởng mọi chuyện đã qua thì lại chìm xuống đáy sâu tuyệt vọng khi biết con lại phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.

Tại sao ko phải là mẹ? Con bé bỏng quá, thế mà hơi một tý họ lại lấy máu của con mang đi làm đủ thứ xét nghiệm. Da mặt con xanh rớt, và những liều sắt tanh nồng mẹ cho con uống làm con nôn oẹ nước mắt chảy ròng ròng.

Mẹ vốn là người chết nhát. Nhìn họ xọc lút cây kim tiêm vào cánh tay con, còn con thì khóc lặng cả người, mẹ chỉ muốn phát điên lên. Thế mà hôm mẹ phải làm phẫu thuật ở chân, ko hiểu sao mẹ chả sợ gì. Mẹ biết khi bác sĩ rạch một đường trên bàn chân mẹ, nghe thấy tiếng cưa điện chạy, cảm thấy khi chiếc cưa rung bần bật áp lên xương chân mình. Bình thường chắc bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc an thần để mẹ có thể nằm yên. Tiếng cưa điện xè xè như tiếng những chiếc cưa vòng mẹ thường thấy trong các bộ phim nhảm nhí dùng để cắt đôi người. Thế mà hôm đó ko hiểu sao mẹ ko sợ, mẹ chỉ bảo bác sĩ “con gái tôi đang nằm viện, tôi cần phải đến đó trước 12h”. 12h là lúc con phải truyền kháng sinh, là lúc cô y tá sẽ flush đầu truyền để xem đường truyền còn tốt hay ko, con còn bé nên hay làm tuột đầu truyền, và có khả năng sẽ phải trích ven lại, tức là con lại phải quằn quại trước những nhát kim lúc trúng lúc trượt, hoặc khi thuốc hết mà bà Nuôi ko gọi y tá vào kịp, máu của con mẹ sẽ rút ngược trở lại đường truyền. Thế nên mẹ phải đến đó trước 12h để ôm con vào lòng, để thì thầm cho con bớt sợ, để gọi y tá vào bằng được khi máy truyền bắt đầu bíp. Sau phẫu thuật mẹ phải nói dối các y tá rằng mẹ rất ổn để họ cho mẹ đi ngay, vì mẹ ko thể tự đi mua thuốc giảm đau, và mẹ sợ khi thuốc tê tan hết mẹ sẽ đau đến mức ko thể đến được với con.

Con gái bé bỏng của mẹ, mẹ con mình cùng cố gắng nhé. Rồi một ngày nào đó, con sẽ lại quát thằng Lê của mẹ, làm cho thằng bé hiền lành của mẹ phải cúi gằm hết cả mặt xuống, còn mẹ phải giấu mặt đi chỗ khác cười lăn lộn, sợ con nhìn thấy con lại tưởng mẹ hưởng ứng.

Mẹ con mình cùng cố gắng nhé. Mẹ thương con.

Tại sao lại là con?

Tại sao ko phải là mẹ?

Tại sao ko một vị bác sĩ nào có thể nói một cách chắc chắn chuyện gì đã xảy ra với con? Tại sao sau những liều kháng sinh mạnh những cơn sốt của con vẫn trở lại, còn mẹ chưa kịp mừng vì tưởng mọi chuyện đã qua thì lại chìm xuống đáy sâu tuyệt vọng khi biết con lại phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.

Tại sao ko phải là mẹ? Con bé bỏng quá, thế mà hơi một tý họ lại lấy máu của con mang đi làm đủ thứ xét nghiệm. Da mặt con xanh rớt, và những liều sắt tanh nồng mẹ cho con uống làm con nôn oẹ nước mắt chảy ròng ròng.

Mẹ vốn là người chết nhát. Nhìn họ xọc lút cây kim tiêm vào cánh tay con, còn con thì khóc lặng cả người, mẹ chỉ muốn phát điên lên. Thế mà hôm mẹ phải làm phẫu thuật ở chân, ko hiểu sao mẹ chả sợ gì. Mẹ biết khi bác sĩ rạch một đường trên bàn chân mẹ, nghe thấy tiếng cưa điện chạy, cảm thấy khi chiếc cưa rung bần bật áp lên xương chân mình. Bình thường chắc bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc an thần để mẹ có thể nằm yên. Tiếng cưa điện xè xè như tiếng những chiếc cưa vòng mẹ thường thấy trong các bộ phim nhảm nhí dùng để cắt đôi người. Thế mà hôm đó ko hiểu sao mẹ ko sợ, mẹ chỉ bảo bác sĩ “con gái tôi đang nằm viện, tôi cần phải đến đó trước 12h”. 12h là lúc con phải truyền kháng sinh, là lúc cô y tá sẽ flush đầu truyền để xem đường truyền còn tốt hay ko, con còn bé nên hay làm tuột đầu truyền, và có khả năng sẽ phải trích ven lại, tức là con lại phải quằn quại trước những nhát kim lúc trúng lúc trượt, hoặc khi thuốc hết mà bà Nuôi ko gọi y tá vào kịp, máu của con mẹ sẽ rút ngược trở lại đường truyền. Thế nên mẹ phải đến đó trước 12h để ôm con vào lòng, để thì thầm cho con bớt sợ, để gọi y tá vào bằng được khi máy truyền bắt đầu bíp. Sau phẫu thuật mẹ phải nói dối các y tá rằng mẹ rất ổn để họ cho mẹ đi ngay, vì mẹ ko thể tự đi mua thuốc giảm đau, và mẹ sợ khi thuốc tê tan hết mẹ sẽ đau đến mức ko thể đến được với con.

Con gái bé bỏng của mẹ, mẹ con mình cùng cố gắng nhé. Rồi một ngày nào đó, con sẽ lại quát thằng Lê của mẹ, làm cho thằng bé hiền lành của mẹ phải cúi gằm hết cả mặt xuống, còn mẹ phải giấu mặt đi chỗ khác cười lăn lộn, sợ con nhìn thấy con lại tưởng mẹ hưởng ứng.

Mẹ con mình cùng cố gắng nhé. Mẹ thương con.

Tuesday, April 7, 2009

Entry for April 07, 2009

Con ốm,

Mẹ bỏ hết những dạ tiệc xa hoa của Manhattan,

Những buổi hoà nhạc hoành tráng

Những cuộc shopping trên khu phố thượng

Và những party thâu đêm suốt sáng

Mẹ xếp những bộ váy vào tủ

những đôi giày lăn lóc

những cây chổi mascara bám bụi

những tạp chí thời trang vứt đi mà ko mở


Mẹ thương con lắm.

Entry for April 07, 2009

Con ốm,

Mẹ bỏ hết những dạ tiệc xa hoa của Manhattan,

Những buổi hoà nhạc hoành tráng

Những cuộc shopping trên khu phố thượng

Và những party thâu đêm suốt sáng

Mẹ xếp những bộ váy vào tủ

những đôi giày lăn lóc

những cây chổi mascara bám bụi

những tạp chí thời trang vứt đi mà ko mở


Mẹ thương con lắm.