Thursday, January 29, 2009

Why tan




Trong khi chúng ta thích béo trắng là vì dân ta xuất xứ lam lũ đồng ruộng, chỉ có người giàu mới ko phải chìa mặt ra đồng từ sáng tới tối (thế nên mới có cơ trắng), và cũng chỉ có người giàu mới được ăn no (thế nên mới có cơ béo), thì với người Âu, Mỹ, nước da rám nắng mới là biểu hiện của sự phong lưu, thân hình thon thả mới là biểu hiện của good food và chế độ luyện tập lành mạnh. Good food chứ ko phải là chạy vội vàng vào McDonald, KFC, Papaya Dog vác ra một cái túi giấy sột soạt 5usd được bữa trưa no cả ngày.

Trong khi nhiều người chúng ta đang phấn đấu cái tủ lạnh, cái máy xay sinh tố, cái máy rửa bát, cái máy giặt, thì trong xã hội Âu, Mỹ những thứ này rất rẻ và là những vật dụng tối thiểu cũng như cái chén cái bát, chứ ko phải là biểu hiện của sự phong lưu. Trái lại, phong lưu là một năm đi nghỉ được ở những đâu, trên đời đã đi đến được những miền nào của thế giới.

Trong xã hội Âu Mỹ, khi một người có làn da rám nắng, mèng nhất anh ta phải có tiền và đủ nhàn nhã để đi nghỉ.

Hơn nữa thì anh ta có một ngôi nhà bên bờ biển để lúc rảnh rỗi ra đó thư giãn.

Hơn nữa thì anh ta có du thuyền đỗ trong vịnh, để thỉnh thoảng làm những chuyến rong ruổi hàng tháng trời ròng rã trên biển. Hoặc nếu ko có thời gian thì bét ra thỉnh thoảng cũng làm vài chuyến ra biển hóng gió rồi lại vòng vào.

Chính vì cái mác phong lưu đó (tất nhiên cũng vì họ quan niệm làn da nâu sexy hơn da trắng nhưng vấn đề này thì hôm nay ko bàn tới) mà đại đa số người Âu Mỹ thi nhau đi tắm nắng. Dân NYC mùa hè tranh thủ cuối tuần chạy ra bãi biển, trả vài chục usd vào cửa, và tha hồ phơi nắng đen thui như tôm cháy, đầu tuần chạy về thành phố đỏ như cua luộc.

Ai ko có thời gian làm việc đó thì chiếu đèn. Tuy nhiên nhiều người chiếu đèn hơi quá đà, thay vì nâu khoẻ khoắn tự nhiên thì làn da lại ra vàng hườm.

Tóm lại, hai bố con Bình Nguyên ra biển, trắng như hai cục bột nếp (giờ cục bột nếp Lila còn trắng hơn gấp mấy lần), thì bị coi là vô cùng un-cool.

Hồi còn ở VN, ông chủ nhà bảo bố Bình Nguyên béo trắng, ý ông ấy là khen ngợi, mà lại làm bố chú cáu hết cả người.

Còn mình thì lại gầy quá. Đến bác sĩ bảo “bác sĩ ơi vấn đề là tôi gầy quá, làm thế nào để tăng cân bây giờ?”. Bác sĩ thủng thẳng “vấn đề của cô 99% người Mỹ muốn có mà ko được”. Vẫn cố nì nèo “vâng nhưng ít ra cũng có 1% vật lộn với cân nặng như tôi, vậy có cách nào ko?”. Bác sĩ lại thủng thẳng “bao giờ cô già đi hệ tiêu hoá chậm lại tức khắc cô béo lên”. Bác sĩ gì mà hữu ích thế ko biết.

Why tan




Trong khi chúng ta thích béo trắng là vì dân ta xuất xứ lam lũ đồng ruộng, chỉ có người giàu mới ko phải chìa mặt ra đồng từ sáng tới tối (thế nên mới có cơ trắng), và cũng chỉ có người giàu mới được ăn no (thế nên mới có cơ béo), thì với người Âu, Mỹ, nước da rám nắng mới là biểu hiện của sự phong lưu, thân hình thon thả mới là biểu hiện của good food và chế độ luyện tập lành mạnh. Good food chứ ko phải là chạy vội vàng vào McDonald, KFC, Papaya Dog vác ra một cái túi giấy sột soạt 5usd được bữa trưa no cả ngày.

Trong khi nhiều người chúng ta đang phấn đấu cái tủ lạnh, cái máy xay sinh tố, cái máy rửa bát, cái máy giặt, thì trong xã hội Âu, Mỹ những thứ này rất rẻ và là những vật dụng tối thiểu cũng như cái chén cái bát, chứ ko phải là biểu hiện của sự phong lưu. Trái lại, phong lưu là một năm đi nghỉ được ở những đâu, trên đời đã đi đến được những miền nào của thế giới.

Trong xã hội Âu Mỹ, khi một người có làn da rám nắng, mèng nhất anh ta phải có tiền và đủ nhàn nhã để đi nghỉ.

Hơn nữa thì anh ta có một ngôi nhà bên bờ biển để lúc rảnh rỗi ra đó thư giãn.

Hơn nữa thì anh ta có du thuyền đỗ trong vịnh, để thỉnh thoảng làm những chuyến rong ruổi hàng tháng trời ròng rã trên biển. Hoặc nếu ko có thời gian thì bét ra thỉnh thoảng cũng làm vài chuyến ra biển hóng gió rồi lại vòng vào.

Chính vì cái mác phong lưu đó (tất nhiên cũng vì họ quan niệm làn da nâu sexy hơn da trắng nhưng vấn đề này thì hôm nay ko bàn tới) mà đại đa số người Âu Mỹ thi nhau đi tắm nắng. Dân NYC mùa hè tranh thủ cuối tuần chạy ra bãi biển, trả vài chục usd vào cửa, và tha hồ phơi nắng đen thui như tôm cháy, đầu tuần chạy về thành phố đỏ như cua luộc.

Ai ko có thời gian làm việc đó thì chiếu đèn. Tuy nhiên nhiều người chiếu đèn hơi quá đà, thay vì nâu khoẻ khoắn tự nhiên thì làn da lại ra vàng hườm.

Tóm lại, hai bố con Bình Nguyên ra biển, trắng như hai cục bột nếp (giờ cục bột nếp Lila còn trắng hơn gấp mấy lần), thì bị coi là vô cùng un-cool.

Hồi còn ở VN, ông chủ nhà bảo bố Bình Nguyên béo trắng, ý ông ấy là khen ngợi, mà lại làm bố chú cáu hết cả người.

Còn mình thì lại gầy quá. Đến bác sĩ bảo “bác sĩ ơi vấn đề là tôi gầy quá, làm thế nào để tăng cân bây giờ?”. Bác sĩ thủng thẳng “vấn đề của cô 99% người Mỹ muốn có mà ko được”. Vẫn cố nì nèo “vâng nhưng ít ra cũng có 1% vật lộn với cân nặng như tôi, vậy có cách nào ko?”. Bác sĩ lại thủng thẳng “bao giờ cô già đi hệ tiêu hoá chậm lại tức khắc cô béo lên”. Bác sĩ gì mà hữu ích thế ko biết.

Con chó nằm trên đống cỏ khô và Cái giàn thiên lý

Một hôm vợ mới bảo chồng “anh yêu, lâu lắm rồi chả có lúc nào hai vợ chồng có some privacy cả. Trưa nay mình hẹn nhau đi ăn trưa nhé”. Chồng oạch ngay cho một câu “Nầu, anh bận lắm”. Thế có tẽn tò không.

Ngày xưa thì mời mình rơi rụng mà còn phải xếp hàng chờ đến lượt. Giờ cho cũng ko đắt.

Thế mà, bạn cứ ới một cái là đi. Hôm nay thì bạn này chục năm nay rồi chưa gặp giờ nhất định phải gặp xem nó ra làm sao, mai thì bạn này mới gặp tính cực hay rất có triển vọng sẽ thành thân thiết, kia thì thằng này là dân Porsche tức là nghiễm nhiên thành chiến hữu, kìa nữa thì đây là một đối tác có lợi cho công việc, vv và vv.

Thế thảo nào chả ko có thời gian đi ăn trưa với vợ. Nhưng tức cái là vợ đi ăn trưa ăn tối với giai thì cấm tiệt. Từ hồi sang đây mình đâm ra lại chả có bạn. Vì đàn ông cả già cả trẻ đều cấm cửa rồi, những đứa con gái tre trẻ cùng tuổi single thì chả hơi đâu chơi với mình, mà lập gia đình rồi thì mình lại ko hợp đứa nào vì những đứa mình biết toàn mọt sách chơi với chúng mình thấy não mình bé lại quá quả nho. Bọn ngoại giao toàn lấy vợ hay chữ, mỗi chàng lấy đúng cô vợ ăn chơi ít chữ. Cụ thể là phu nhân của chàng ngoại giao số 3 của lãnh sự, ko cạ nổi vì lúc nào gặp là nó nói đến nhân quyền (vì nàng chả biết là thạc sĩ hay tiến sĩ về nhân quyền) .

Trở lại với chủ đề chính, thế nên giờ mình chỉ được bầu bạn với các bà già. Mà nói chuyện với các bà già thì lại cứ phải tỏ vẻ ngoan hiền hướng nội chứ ai lại giở bài tà lưa đong đưa lõi đời ra được. Thế nên cứ được 3 phút là ngáp ko kìm chế được, ngáp nhiều đến phát ngượng lại phải tự bào chữa ‘xin lỗi là tôi hai con nhỏ tối qua tôi được ngủ có 3 tiếng’, làm các bà già lại ồ lên thương cảm “Oh I totally understand”.

Có lúc chịu hết nổi cũng bật lại chàng như sau “tại sao anh đi ăn với bao nhiêu là cô trẻ đẹp em không nói gì, mà em đi ăn thậm chí là với giai già cũng ko được?”.

Trở lại cái chuyện rủ đi ăn bị tẽn một quả, mình bảo “anh có biết chuyện Con chó nằm trên đống cỏ khô ko?”. Chàng bảo nhõn câu “Không”. Chàng ko rành mấy khoản ngụ ngôn điển tích điển cố ca dao tục ngữ, nên nhiều khi có định nói thâm nho nhọ đít cho chàng một quả chàng cũng chẳng hiểu nào. Mà mình thích nói ít hiểu nhiều, chứ còn nói cái gì cũng phải giải thích bã nước bọt mới à lên một tiếng thì còn gì là thú vị.

Liệu hồn. Dân chủ quá trớn có ngày lại bị giàn thiên lý đổ xuống đầu.

P.S Mình định doạ câu này nhưng nghĩ đến viễn cảnh lại phải giải thích chuyện giàn thiên lý nên mình lại nhịn. Mình mắc cái cố tật hiền, sửa mãi mà ko được híc híc.

Con chó nằm trên đống cỏ khô và Cái giàn thiên lý

Một hôm vợ mới bảo chồng “anh yêu, lâu lắm rồi chả có lúc nào hai vợ chồng có some privacy cả. Trưa nay mình hẹn nhau đi ăn trưa nhé”. Chồng oạch ngay cho một câu “Nầu, anh bận lắm”. Thế có tẽn tò không.

Ngày xưa thì mời mình rơi rụng mà còn phải xếp hàng chờ đến lượt. Giờ cho cũng ko đắt.

Thế mà, bạn cứ ới một cái là đi. Hôm nay thì bạn này chục năm nay rồi chưa gặp giờ nhất định phải gặp xem nó ra làm sao, mai thì bạn này mới gặp tính cực hay rất có triển vọng sẽ thành thân thiết, kia thì thằng này là dân Porsche tức là nghiễm nhiên thành chiến hữu, kìa nữa thì đây là một đối tác có lợi cho công việc, vv và vv.

Thế thảo nào chả ko có thời gian đi ăn trưa với vợ. Nhưng tức cái là vợ đi ăn trưa ăn tối với giai thì cấm tiệt. Từ hồi sang đây mình đâm ra lại chả có bạn. Vì đàn ông cả già cả trẻ đều cấm cửa rồi, những đứa con gái tre trẻ cùng tuổi single thì chả hơi đâu chơi với mình, mà lập gia đình rồi thì mình lại ko hợp đứa nào vì những đứa mình biết toàn mọt sách chơi với chúng mình thấy não mình bé lại quá quả nho. Bọn ngoại giao toàn lấy vợ hay chữ, mỗi chàng lấy đúng cô vợ ăn chơi ít chữ. Cụ thể là phu nhân của chàng ngoại giao số 3 của lãnh sự, ko cạ nổi vì lúc nào gặp là nó nói đến nhân quyền (vì nàng chả biết là thạc sĩ hay tiến sĩ về nhân quyền) .

Trở lại với chủ đề chính, thế nên giờ mình chỉ được bầu bạn với các bà già. Mà nói chuyện với các bà già thì lại cứ phải tỏ vẻ ngoan hiền hướng nội chứ ai lại giở bài tà lưa đong đưa lõi đời ra được. Thế nên cứ được 3 phút là ngáp ko kìm chế được, ngáp nhiều đến phát ngượng lại phải tự bào chữa ‘xin lỗi là tôi hai con nhỏ tối qua tôi được ngủ có 3 tiếng’, làm các bà già lại ồ lên thương cảm “Oh I totally understand”.

Có lúc chịu hết nổi cũng bật lại chàng như sau “tại sao anh đi ăn với bao nhiêu là cô trẻ đẹp em không nói gì, mà em đi ăn thậm chí là với giai già cũng ko được?”.

Trở lại cái chuyện rủ đi ăn bị tẽn một quả, mình bảo “anh có biết chuyện Con chó nằm trên đống cỏ khô ko?”. Chàng bảo nhõn câu “Không”. Chàng ko rành mấy khoản ngụ ngôn điển tích điển cố ca dao tục ngữ, nên nhiều khi có định nói thâm nho nhọ đít cho chàng một quả chàng cũng chẳng hiểu nào. Mà mình thích nói ít hiểu nhiều, chứ còn nói cái gì cũng phải giải thích bã nước bọt mới à lên một tiếng thì còn gì là thú vị.

Liệu hồn. Dân chủ quá trớn có ngày lại bị giàn thiên lý đổ xuống đầu.

P.S Mình định doạ câu này nhưng nghĩ đến viễn cảnh lại phải giải thích chuyện giàn thiên lý nên mình lại nhịn. Mình mắc cái cố tật hiền, sửa mãi mà ko được híc híc.

Tuesday, January 27, 2009

Trâu




Biết năm nay là năm trâu vàng nhưng mà mình chỉ có hình hai con trâu lấm lem bùn đất này thôi. Dùng tạm vậy.
Bức hình này do một anh nhà báo chụp trên đường mấy anh em đi hội thảo ở tỉnh về cách đây gần 4 năm.
Hai anh nhà báo thật dễ thương, lễ mễ tháo giày đi chân đất vác máy theo em gái, bảo gì làm nấy. Anh thì được phân công cầm máy chụp, anh kia thì được phân công ngồi làm nền. Mà cũng nào có được ngồi làm nền cho ra hồn, em gái bảo "anh ngồi xuống đi, em đứng cho nổi". Thế là ảnh chụp lên em đứng cao lồng lộng oai phong lẫm liệt gió thổi tung tà áo, còn anh ngồi bệt dưới đất, chính xác là ngồi bệt cạnh cái lều vịt thấp lè tè lợp nilông rách tướp, mặt mũi chán đời.
Tối nay đi ăn tối trên Rainbow Room, một tiệc tối của Ủy ban thương mại Ý, Archbishop Celestino, đại sứ của Giáo hoàng tại UN, đến tận bàn chúc tết. Mỗi tội thay vì năm con trâu thì ông ấy tưởng năm nay là năm con bò đực.
Về mở tủ lạnh nhìn thấy can nước chè xanh có in hình hoa đào trông rất dởm rít, y hệt hình hoa đào vụng về in trên những hộp mứt tết chưa tết đã chảy nước ngày xưa. Nhớ Hà nội phết.
Năm 2008 là năm đen đủi đủ đường, the only good thing was YOU, Lila chó con suốt ngày cười toe toét. Vì thế, mình tin rằng năm 2009 tình hình chỉ có tốt lên mà thôi.
Le vent a chassé tous les nuages, le soleil a remplacé la nuit...
Bài hát này nghe từ rất lâu rồi, hình như tên là Sous le soleil, giờ muốn nghe lại mà tìm mãi ko được.

Trâu




Biết năm nay là năm trâu vàng nhưng mà mình chỉ có hình hai con trâu lấm lem bùn đất này thôi. Dùng tạm vậy.
Bức hình này do một anh nhà báo chụp trên đường mấy anh em đi hội thảo ở tỉnh về cách đây gần 4 năm.
Hai anh nhà báo thật dễ thương, lễ mễ tháo giày đi chân đất vác máy theo em gái, bảo gì làm nấy. Anh thì được phân công cầm máy chụp, anh kia thì được phân công ngồi làm nền. Mà cũng nào có được ngồi làm nền cho ra hồn, em gái bảo "anh ngồi xuống đi, em đứng cho nổi". Thế là ảnh chụp lên em đứng cao lồng lộng oai phong lẫm liệt gió thổi tung tà áo, còn anh ngồi bệt dưới đất, chính xác là ngồi bệt cạnh cái lều vịt thấp lè tè lợp nilông rách tướp, mặt mũi chán đời.
Tối nay đi ăn tối trên Rainbow Room, một tiệc tối của Ủy ban thương mại Ý, Archbishop Celestino, đại sứ của Giáo hoàng tại UN, đến tận bàn chúc tết. Mỗi tội thay vì năm con trâu thì ông ấy tưởng năm nay là năm con bò đực.
Về mở tủ lạnh nhìn thấy can nước chè xanh có in hình hoa đào trông rất dởm rít, y hệt hình hoa đào vụng về in trên những hộp mứt tết chưa tết đã chảy nước ngày xưa. Nhớ Hà nội phết.
Năm 2008 là năm đen đủi đủ đường, the only good thing was YOU, Lila chó con suốt ngày cười toe toét. Vì thế, mình tin rằng năm 2009 tình hình chỉ có tốt lên mà thôi.
Le vent a chassé tous les nuages, le soleil a remplacé la nuit...
Bài hát này nghe từ rất lâu rồi, hình như tên là Sous le soleil, giờ muốn nghe lại mà tìm mãi ko được.

Monday, January 26, 2009

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 62) hay I am the birthday boy




Tết năm nay nhà Bình Nguyên chả có gì, căn bản là vì vướng cái sinh nhật của chú đúng 29 Tết.

Buổi sáng, chú chạy khắp nhà ai em bớt đây boi. Hỏi chú ‘con bao tuổi’ chú bảo ‘Lê 3 tuổi’. Lại hỏi ‘thế thì cần mấy cây nến nhỉ’, chú bảo ‘Hai’. Chưa kể cả 2 và 3 chú đều giơ mỗi một ngón tay xinh xinh lên minh hoạ.

Để chiều lòng chú, mẹ chú mua đồ sinh nhật toàn những món chú thích mê. Các bạn đến, toàn con trai, xúm vào chơi tàu hoả và cái tàu thuỷ hoành tráng có cả một đoàn cướp biển. Lila mặc váy, cái váy 3 tuổi mẹ nhìn thấy đẹp quá cầm lòng ko được phải mua về cho con mặc ngay, nên lúc bé chổng mông đứng dậy trông bé cứ như mặc váy đụp. Lila cũng xông vào chơi cùng các anh. Mỗi tội, các anh bài binh bố trận cướp biển trên boong tàu thì bé gạt đổ chỏng gọng hết và đưa cướp biển lên mồm cắn đứt cả đầu.

Đến màn thổi nến, chú Bình Nguyên tóc tai dựng đứng tay chân nổi da gà vì hồi hộp. Bố cắm 3 cây nến châm lửa cho chú thổi. Khổ cái là với chú, nến thì cũng là lửa, lửa thì cũng như đám cháy, do vậy thổi nến tức là dập tắt đám cháy giống các chú lính cứu hoả. Thế là thay vì thổi nến thì chú phun cho một màn mưa nước bọt phủ lên cái bánh tội nghiệp. Lúc cắt bánh ra mời khách từ chối hết. Những người nhắm mắt nhắm mũi ăn bánh có nước bọt của chú Bình Nguyên là những người nổi tiếng lịch sự. 3 cái bánh thừa 2. Còn bố mẹ Bình Nguyên thì được trận cười vỡ bụng trong bếp.

Khách ra về hết, mẹ Bình Nguyên hỏi chú “con có thích sinh nhật ko?”, chú bảo “Lê thích lắm, mai mamma lại làm nứa cho Lê đi Lê cám ơn mamma”.

Cái ảnh này chụp khi chú Bình Nguyên mới được có 2 tháng mấy ngày. Đầu chú lúc đó còn hói họi, giờ thì tốt um toàn tóc là tóc chỉ khổ mẹ suốt ngày lôi ra tiệm húi trọc. Lúc đó chú đặt đâu nằm đấy, giờ thì luôn chân luôn tay luôn mồm, ngay cả khi mẹ giữ chặt chân tay chú lại để ngắm cái mặt béo phính của chú một lúc thì mắt chú cũng phải đảo lia đảo lịa như chuột ngày hoặc là mồm ngoác ra tận mang tai nhìn thấy cả amiđan. Lúc đó chú còn mềm như một cục bông, giờ thì chân tay người ngợm, nhất là quả đầu trán bướng, cứ cứng như thép. Chú vung tay hoặc húc đầu một cái vào mặt mẹ thì mẹ nhìn thấy cả trời sao mấy chục giây và tím bầm cả tuần sau đó.

Mẹ chú ôm chú vào lòng mẹ chú bảo “lớn nhanh thế con, sao con ko be bé lâu lâu một tí để mẹ ôm con mẹ thích lắm”, thì chú bảo “Lê lớn để Lê lái máy bay Lê có tiền Lê mua cho mamma một cái nhà cao tầng sau đó Lê chở mamma về VN ăn phờ”. Với chú những ngôi nhà chọc trời của Manhattan mới là thứ đáng mơ ước, chứ ko phải cái townhouse lè tè có nhõn 3 tầng nhà chú đang ở cùng gia đình ông chủ nhà.

Dạo này chú có vẻ ổn định với ước mơ trở thành phi công. Chú thấy bà Nuôi đi tất rách chú bảo bà Nuôi rằng “Bà Nuôi vứt cái dzớ này đi, khi nào Lê lớn Lê lái máy bay Lê có tiền Lê mua cái dzớ khác cho bà Nuôi”, làm bà Nuôi cảm động gần ngất. Mẹ Bình Nguyên mua cho bà Nuôi bao nhiêu tất mới mà bà Nuôi cứ cất đi đâu hết chả dám dùng, toàn dùng đôi tất rách lộ nguyên cặp gót chân sen.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 62) hay I am the birthday boy




Tết năm nay nhà Bình Nguyên chả có gì, căn bản là vì vướng cái sinh nhật của chú đúng 29 Tết.

Buổi sáng, chú chạy khắp nhà ai em bớt đây boi. Hỏi chú ‘con bao tuổi’ chú bảo ‘Lê 3 tuổi’. Lại hỏi ‘thế thì cần mấy cây nến nhỉ’, chú bảo ‘Hai’. Chưa kể cả 2 và 3 chú đều giơ mỗi một ngón tay xinh xinh lên minh hoạ.

Để chiều lòng chú, mẹ chú mua đồ sinh nhật toàn những món chú thích mê. Các bạn đến, toàn con trai, xúm vào chơi tàu hoả và cái tàu thuỷ hoành tráng có cả một đoàn cướp biển. Lila mặc váy, cái váy 3 tuổi mẹ nhìn thấy đẹp quá cầm lòng ko được phải mua về cho con mặc ngay, nên lúc bé chổng mông đứng dậy trông bé cứ như mặc váy đụp. Lila cũng xông vào chơi cùng các anh. Mỗi tội, các anh bài binh bố trận cướp biển trên boong tàu thì bé gạt đổ chỏng gọng hết và đưa cướp biển lên mồm cắn đứt cả đầu.

Đến màn thổi nến, chú Bình Nguyên tóc tai dựng đứng tay chân nổi da gà vì hồi hộp. Bố cắm 3 cây nến châm lửa cho chú thổi. Khổ cái là với chú, nến thì cũng là lửa, lửa thì cũng như đám cháy, do vậy thổi nến tức là dập tắt đám cháy giống các chú lính cứu hoả. Thế là thay vì thổi nến thì chú phun cho một màn mưa nước bọt phủ lên cái bánh tội nghiệp. Lúc cắt bánh ra mời khách từ chối hết. Những người nhắm mắt nhắm mũi ăn bánh có nước bọt của chú Bình Nguyên là những người nổi tiếng lịch sự. 3 cái bánh thừa 2. Còn bố mẹ Bình Nguyên thì được trận cười vỡ bụng trong bếp.

Khách ra về hết, mẹ Bình Nguyên hỏi chú “con có thích sinh nhật ko?”, chú bảo “Lê thích lắm, mai mamma lại làm nứa cho Lê đi Lê cám ơn mamma”.

Cái ảnh này chụp khi chú Bình Nguyên mới được có 2 tháng mấy ngày. Đầu chú lúc đó còn hói họi, giờ thì tốt um toàn tóc là tóc chỉ khổ mẹ suốt ngày lôi ra tiệm húi trọc. Lúc đó chú đặt đâu nằm đấy, giờ thì luôn chân luôn tay luôn mồm, ngay cả khi mẹ giữ chặt chân tay chú lại để ngắm cái mặt béo phính của chú một lúc thì mắt chú cũng phải đảo lia đảo lịa như chuột ngày hoặc là mồm ngoác ra tận mang tai nhìn thấy cả amiđan. Lúc đó chú còn mềm như một cục bông, giờ thì chân tay người ngợm, nhất là quả đầu trán bướng, cứ cứng như thép. Chú vung tay hoặc húc đầu một cái vào mặt mẹ thì mẹ nhìn thấy cả trời sao mấy chục giây và tím bầm cả tuần sau đó.

Mẹ chú ôm chú vào lòng mẹ chú bảo “lớn nhanh thế con, sao con ko be bé lâu lâu một tí để mẹ ôm con mẹ thích lắm”, thì chú bảo “Lê lớn để Lê lái máy bay Lê có tiền Lê mua cho mamma một cái nhà cao tầng sau đó Lê chở mamma về VN ăn phờ”. Với chú những ngôi nhà chọc trời của Manhattan mới là thứ đáng mơ ước, chứ ko phải cái townhouse lè tè có nhõn 3 tầng nhà chú đang ở cùng gia đình ông chủ nhà.

Dạo này chú có vẻ ổn định với ước mơ trở thành phi công. Chú thấy bà Nuôi đi tất rách chú bảo bà Nuôi rằng “Bà Nuôi vứt cái dzớ này đi, khi nào Lê lớn Lê lái máy bay Lê có tiền Lê mua cái dzớ khác cho bà Nuôi”, làm bà Nuôi cảm động gần ngất. Mẹ Bình Nguyên mua cho bà Nuôi bao nhiêu tất mới mà bà Nuôi cứ cất đi đâu hết chả dám dùng, toàn dùng đôi tất rách lộ nguyên cặp gót chân sen.

Tuesday, January 20, 2009

Queen of Soul

Buổi chiều, mở Vietnamnet đọc bài về lễ nhậm chức của Obama, vị tổng thổng thứ 44 của Mỹ, trong đó Aretha Franklin được gọi là Nữ hoàng tâm hồn. Chắc hẳn là dịch thẳng từ cụm Queen of Soul là danh hiệu người yêu nhạc đặt cho nữ ca sĩ này.
http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/01/824962/
Nhưng mà đây là một bài báo trên trang nhất, của một tờ báo điện tử uy tín vào bậc nhất nước, lại về một chủ đề hiện chắc đang thu được sự chú ý của toàn thế giới, mà lại để sót một cái lỗi vớ vẩn thế a?
Hay tại giờ hiện đại phải dịch như thế, mà mình thì dốt và ko theo kịp thời đại? Bạn nào biết khai sáng cho mình với???
Nhân thể khai sáng luôn hộ mình, thế Michael Jackson, King of Pop thì dịch thế nào?

Queen of Soul

Buổi chiều, mở Vietnamnet đọc bài về lễ nhậm chức của Obama, vị tổng thổng thứ 44 của Mỹ, trong đó Aretha Franklin được gọi là Nữ hoàng tâm hồn. Chắc hẳn là dịch thẳng từ cụm Queen of Soul là danh hiệu người yêu nhạc đặt cho nữ ca sĩ này.
http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/01/824962/
Nhưng mà đây là một bài báo trên trang nhất, của một tờ báo điện tử uy tín vào bậc nhất nước, lại về một chủ đề hiện chắc đang thu được sự chú ý của toàn thế giới, mà lại để sót một cái lỗi vớ vẩn thế a?
Hay tại giờ hiện đại phải dịch như thế, mà mình thì dốt và ko theo kịp thời đại? Bạn nào biết khai sáng cho mình với???
Nhân thể khai sáng luôn hộ mình, thế Michael Jackson, King of Pop thì dịch thế nào?

Monday, January 19, 2009

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 61)




Tự nhiên hôm nọ đi học về chú Bình Nguyên sốt cao. Thế là buổi tối được lên nhà ngủ với mẹ. Chú thích lắm nhưng vẫn ko quên ra thì thầm với bà Nuôi “Lê chỉ lên ngủ một đêm thôi, mai Lê lại xuống với bà Nuôi”. Đêm sau lại được lên tiếp, chú lại an ủi bà Nuôi, ngón tay giơ giơ “Lê ngủ nốt đêm nay thôi”. Đêm hôm sau nữa, mẹ bảo “hôm nay con khoẻ rồi, con ngủ dưới nhà với bà Nuôi thôi”, chú bảo “Không mamma, Lê muốn ngủ với mamma, Lê vẫn ốm, Lê mệt lắm”, nói xong chú gục đầu xuống bàn ra vẻ rất mệt mỏi, mặc dù chỉ mấy phút trước vẫn đang nhảy múa hò hét loạn nhà.

Tối ngủ với mẹ, sáng ra, đúng 7h30 sáng chú ngồi bật dậy yêu cầu bố cho chú xuống nhà để chú ăn sáng vì “Lê đói dồi”. Chú vừa lon ton đi với bố vừa quay lại dặn mẹ “mamma, Lê xuống nhà ăn sháng với bà Nuôi, khi nào mamma dậy mamma xuống nhà chơi với Lê mamma nhớ chưa?”.

Dạo này ngôn ngữ của chú, đặc biệt là tiếng Việt, đã vô cùng thành thạo nên chú cũng giúp mẹ được khối việc. Thấy Lila trèo lên ghế đứng nhún, mẹ chạy lại khuân bé đặt xuống nền nhà, cảnh cáo “nặc nô vừa thôi nhá”. Một lúc sau mẹ thấy chú chạy hùng hục tới mách “mamma, Lila lại nặc nô nữa này”. Trợ thủ vô cùng đắc lực của mẹ chú đấy.

Đến giờ cơm, bà Nuôi cho Lila ăn trước, rồi mới đến lượt chú. Chú ngoan ngoãn chơi quanh quẩn, lúc thấy em ăn xong trả ghế là chú nhanh nhẹn trèo tót lên ngồi, mồm dặn dò “La xong rồi, giờ đến lượt anh ăn đấy, La tự chơi đi”.

Đi cùng bà Nuôi lên gác dọn dẹp, lúc xuống nhà chú than thở “Lê mệt quá”. Bà Nuôi hỏi “sao Lê mệt?”, chú bảo “Lê trông La cho bà Nuôi làm trên gác còn gì”. Bà Nuôi bảo nếu ko chính tai nghe mắt thấy thì ko thể tin là chưa đến 3 tuổi mà chú nói được như vậy.

Buổi trưa đi ngủ. Hai anh em Lê La chia nhau mỗi đứa một cánh tay bà Nuôi. Lila thì có thói quen ê a một tý trước khi chìm vào giấc ngủ, làm chú Bình Nguyên đã gà gà ngủ lại bật dậy, ngó sang, hỏi “Lila hát bài gì đấy?”, Lila vẫn tiếp tục ê a, chú Bình Nguyên năn nỉ “Lila hát bài Ba thương con vì con giống mẹ đi”. Bà Nuôi bảo bà Nuôi cười té đái.

Bố chú ăn sáng rồi mà lại còn đòi ăn một cái chân của chú, chú vừa che chắn vừa lý luận “papa ăn bánh mỳ rồi”, ý là đã ăn bánh mỳ rồi sao còn đòi ăn chân chú nữa, cứ như là nếu bố chú mà chưa ăn bánh mỳ thì chú đã đưa chân chú cho bố ăn ko bằng. Chú nói với bố bằng tiếng Ý, nói với bà Nuôi và mẹ bằng tiếng Việt, còn chả hiểu sao lại nói với Lila bằng tiếng Anh???

Thấy mẹ đi bác sĩ về giơ ra cái tay đau, chú Bình Nguyên bảo “để Lê gọi điện Lê nói chuyện bác shí”. Đoạn chú nhấc điện thoại, nói oang oang vào ống nghe “alô bác shí, bác shí ko được làm mamma Lê đau bác shí nhớ chưa?”

Ảnh: bố con nhà Lê đang xem hoạt hình. Chú Bình Nguyên cứ nhất định phải đội mũ lệch cho nó giống chú lính kíu hoả.





Tuyển tập Bình Nguyên (phần 61)




Tự nhiên hôm nọ đi học về chú Bình Nguyên sốt cao. Thế là buổi tối được lên nhà ngủ với mẹ. Chú thích lắm nhưng vẫn ko quên ra thì thầm với bà Nuôi “Lê chỉ lên ngủ một đêm thôi, mai Lê lại xuống với bà Nuôi”. Đêm sau lại được lên tiếp, chú lại an ủi bà Nuôi, ngón tay giơ giơ “Lê ngủ nốt đêm nay thôi”. Đêm hôm sau nữa, mẹ bảo “hôm nay con khoẻ rồi, con ngủ dưới nhà với bà Nuôi thôi”, chú bảo “Không mamma, Lê muốn ngủ với mamma, Lê vẫn ốm, Lê mệt lắm”, nói xong chú gục đầu xuống bàn ra vẻ rất mệt mỏi, mặc dù chỉ mấy phút trước vẫn đang nhảy múa hò hét loạn nhà.

Tối ngủ với mẹ, sáng ra, đúng 7h30 sáng chú ngồi bật dậy yêu cầu bố cho chú xuống nhà để chú ăn sáng vì “Lê đói dồi”. Chú vừa lon ton đi với bố vừa quay lại dặn mẹ “mamma, Lê xuống nhà ăn sháng với bà Nuôi, khi nào mamma dậy mamma xuống nhà chơi với Lê mamma nhớ chưa?”.

Dạo này ngôn ngữ của chú, đặc biệt là tiếng Việt, đã vô cùng thành thạo nên chú cũng giúp mẹ được khối việc. Thấy Lila trèo lên ghế đứng nhún, mẹ chạy lại khuân bé đặt xuống nền nhà, cảnh cáo “nặc nô vừa thôi nhá”. Một lúc sau mẹ thấy chú chạy hùng hục tới mách “mamma, Lila lại nặc nô nữa này”. Trợ thủ vô cùng đắc lực của mẹ chú đấy.

Đến giờ cơm, bà Nuôi cho Lila ăn trước, rồi mới đến lượt chú. Chú ngoan ngoãn chơi quanh quẩn, lúc thấy em ăn xong trả ghế là chú nhanh nhẹn trèo tót lên ngồi, mồm dặn dò “La xong rồi, giờ đến lượt anh ăn đấy, La tự chơi đi”.

Đi cùng bà Nuôi lên gác dọn dẹp, lúc xuống nhà chú than thở “Lê mệt quá”. Bà Nuôi hỏi “sao Lê mệt?”, chú bảo “Lê trông La cho bà Nuôi làm trên gác còn gì”. Bà Nuôi bảo nếu ko chính tai nghe mắt thấy thì ko thể tin là chưa đến 3 tuổi mà chú nói được như vậy.

Buổi trưa đi ngủ. Hai anh em Lê La chia nhau mỗi đứa một cánh tay bà Nuôi. Lila thì có thói quen ê a một tý trước khi chìm vào giấc ngủ, làm chú Bình Nguyên đã gà gà ngủ lại bật dậy, ngó sang, hỏi “Lila hát bài gì đấy?”, Lila vẫn tiếp tục ê a, chú Bình Nguyên năn nỉ “Lila hát bài Ba thương con vì con giống mẹ đi”. Bà Nuôi bảo bà Nuôi cười té đái.

Bố chú ăn sáng rồi mà lại còn đòi ăn một cái chân của chú, chú vừa che chắn vừa lý luận “papa ăn bánh mỳ rồi”, ý là đã ăn bánh mỳ rồi sao còn đòi ăn chân chú nữa, cứ như là nếu bố chú mà chưa ăn bánh mỳ thì chú đã đưa chân chú cho bố ăn ko bằng. Chú nói với bố bằng tiếng Ý, nói với bà Nuôi và mẹ bằng tiếng Việt, còn chả hiểu sao lại nói với Lila bằng tiếng Anh???

Thấy mẹ đi bác sĩ về giơ ra cái tay đau, chú Bình Nguyên bảo “để Lê gọi điện Lê nói chuyện bác shí”. Đoạn chú nhấc điện thoại, nói oang oang vào ống nghe “alô bác shí, bác shí ko được làm mamma Lê đau bác shí nhớ chưa?”

Ảnh: bố con nhà Lê đang xem hoạt hình. Chú Bình Nguyên cứ nhất định phải đội mũ lệch cho nó giống chú lính kíu hoả.





Sunday, January 18, 2009

Cry wolf

Đến bác sĩ vì cái cổ tay hơi đau. Bác sĩ cầm một cái kim tiêm vừa to vừa dài chọc vào cổ tay, ngoáy lấy ngoáy để.

Lúc đi về, vợ bảo chồng “đau quá, em sắp ngất rồi đây này”. Chồng hỏi “em đau tay trái hay tay phải đấy?”, vợ bảo “tay phải”, chồng cười ha hả, vợ nhìn xuống. Hoá ra ăn vạ đau tay mà cánh tay vẫn khoác đủ thứ túi lớn túi nhỏ và mũ bảo hiểm nhẹ nhàng như ko.

Lại nhớ ra một chuyện. Hôm đó mình và con bạn đang sở lượn thì bị giật túi. Hai con ngã lăn quay ra đường, lê lết mãi mới về được đến nhà. Mình xây xát nhẹ nhưng đã kịp gọi điện nhắn tin cho một số người báo cáo tai nạn và được hỏi thăm tới tấp. Đặc biệt có một anh còn gọi điện nghe mình than vãn nức nở, sau đó còn nhắn tin an ủi suốt đêm. Con bạn bị nặng hơn, thực tế là nó tập tễnh hơn nửa năm trời sau đó, thì nằm im như khúc gỗ, chắc đau quá. Hôm sau mình xin nghỉ làm để buổi sáng chở nó đi khám, bảo sếp là tôi bị tai nạn. Còn buổi chiều thì đã tấp tểnh giày cao gót đi xem bóng đá cùng giai. Chả máu mê gì bóng đá nhưng tại giai cứ năn nỉ. Đen như lợn, gặp ngay sếp cũng đi xem bóng đá. Sếp cả buổi thù hận nhìn mình ánh mắt hình viên đạn.

Một chuyện khác. Một lần mình và hai đứa bạn chí cốt đang lượn phố, thì Nở đèo mình mải tán chuyện quá móc cả xe vào xe Nở kia. Nó ko sao, còn chân mình thì vướng, nói chung theo mình là suýt gẫy. Vào Paris Deli ăn, mình đi tập tễnh cố lê vào ghế ngồi uỵch xuống, ko quên đì đọt con bạn hậu đậu, rồi vừa ăn vừa gọi điện và nhắn tin nói chung là cho khoảng nửa thành phố báo tin mình bị tai nạn suýt gẫy chân đi ko nổi. Lúc ăn xong, đi ra, mình đã quên biến vụ tai nạn và đang đi rất oai phong lẫm liệt, thì con bạn mình, có vẻ vẫn hối lỗi vì đã gây tai nạn cho mình, mới tiến lại gần rụt rè hỏi “chân ấy bớt đau chưa?”. Mình ngớ ra, nghĩ mãi không ra cái chân nào bị tai nạn.

Một lần khác. Trong một trong những chuyến lang thang của mình và con bạn chí cốt, hai đứa mình nhảy lên xe ôm nhờ chở ra bến xe. Nhảy lên rồi anh xe ôm mới khoe là mới tập lái xe từ tuần trước. Nhảy xuống thì ko kịp đành phó mặc may rủi cho trời. Anh xe ôm ko hổ danh là mới biết đi xe tuần trước, phóng bạt mạng, tạt đầu, luồn lách. Đỉnh điểm của sự liều mạng là anh vượt một chiếc xe khách, lạng ra bên ngoài rồi mới hoảng hồn khi thấy một chiếc xe khách khác đang đi ngược chiều lại khoảng cách rất gần. Anh cà cuống phi thẳng xe sang bên kia đường, tạt ngang đầu cái xe khách đang đi ngược lại, đâm lên vỉa hè và ngã lăn quay. Con bạn mình nhảy ra được, mình ở giữa chả nhảy đi đâu được, kẹt luôn cái chân ở dưới cái xe ôm cà tàng. Cái xe khách đi ngược chiều phanh gấp quay ngang cả ra đường, hành khách vài người nhảy xuống chửi anh xe ôm tối tăm mặt mũi, vv và vv. Tóm lại, mình gọi điện lu loa với các anh rằng em bị tai nạn máu chảy ướt cả chân, nhưng kỳ thực là chỗ sứt ở chân chảy đúng một giọt máu, mà cái giọt máu đấy chả hiểu sao đặc quánh và dính luôn ở cái chỗ nó chảy ra…

Quên chưa kể, hồi bé, để tránh rửa bát, mình băng bó ngón tay bảo là bị đứt tay, thằng em mình ngây thơ rửa bát cả tuần.

Nhưng mà bây giờ có sứt đầu mẻ trán đến đâu cũng chỉ được phép than vãn với chồng, mà chồng thì lại chả tin. 30 có khác, mất giá hẳn so với 20 tuổi. Rõ là đời xuống dốc.

À, nhưng mà mình cũng vẫn có cách. Mình than vãn với chú Bình Nguyên. Gây ấn tượng với chú Bình Nguyên cực dễ. Chìa bàn tay có dính cái băng Urgo ra là chú ấn tượng xanh mắt mèo. Chú sẽ chạy thục mạng lại chỗ bà Nuôi thông báo “mamma đi bác shí mamma đau đấy”, rồi mẹ bảo làm gì là chú cũng tức tốc chạy đi làm ngay, từ cất giày, cất túi, cất chìa khoá, đến đấm lưng, rót nước, ôm cổ, hôn chân, hôn tay.

Cry wolf

Đến bác sĩ vì cái cổ tay hơi đau. Bác sĩ cầm một cái kim tiêm vừa to vừa dài chọc vào cổ tay, ngoáy lấy ngoáy để.

Lúc đi về, vợ bảo chồng “đau quá, em sắp ngất rồi đây này”. Chồng hỏi “em đau tay trái hay tay phải đấy?”, vợ bảo “tay phải”, chồng cười ha hả, vợ nhìn xuống. Hoá ra ăn vạ đau tay mà cánh tay vẫn khoác đủ thứ túi lớn túi nhỏ và mũ bảo hiểm nhẹ nhàng như ko.

Lại nhớ ra một chuyện. Hôm đó mình và con bạn đang sở lượn thì bị giật túi. Hai con ngã lăn quay ra đường, lê lết mãi mới về được đến nhà. Mình xây xát nhẹ nhưng đã kịp gọi điện nhắn tin cho một số người báo cáo tai nạn và được hỏi thăm tới tấp. Đặc biệt có một anh còn gọi điện nghe mình than vãn nức nở, sau đó còn nhắn tin an ủi suốt đêm. Con bạn bị nặng hơn, thực tế là nó tập tễnh hơn nửa năm trời sau đó, thì nằm im như khúc gỗ, chắc đau quá. Hôm sau mình xin nghỉ làm để buổi sáng chở nó đi khám, bảo sếp là tôi bị tai nạn. Còn buổi chiều thì đã tấp tểnh giày cao gót đi xem bóng đá cùng giai. Chả máu mê gì bóng đá nhưng tại giai cứ năn nỉ. Đen như lợn, gặp ngay sếp cũng đi xem bóng đá. Sếp cả buổi thù hận nhìn mình ánh mắt hình viên đạn.

Một chuyện khác. Một lần mình và hai đứa bạn chí cốt đang lượn phố, thì Nở đèo mình mải tán chuyện quá móc cả xe vào xe Nở kia. Nó ko sao, còn chân mình thì vướng, nói chung theo mình là suýt gẫy. Vào Paris Deli ăn, mình đi tập tễnh cố lê vào ghế ngồi uỵch xuống, ko quên đì đọt con bạn hậu đậu, rồi vừa ăn vừa gọi điện và nhắn tin nói chung là cho khoảng nửa thành phố báo tin mình bị tai nạn suýt gẫy chân đi ko nổi. Lúc ăn xong, đi ra, mình đã quên biến vụ tai nạn và đang đi rất oai phong lẫm liệt, thì con bạn mình, có vẻ vẫn hối lỗi vì đã gây tai nạn cho mình, mới tiến lại gần rụt rè hỏi “chân ấy bớt đau chưa?”. Mình ngớ ra, nghĩ mãi không ra cái chân nào bị tai nạn.

Một lần khác. Trong một trong những chuyến lang thang của mình và con bạn chí cốt, hai đứa mình nhảy lên xe ôm nhờ chở ra bến xe. Nhảy lên rồi anh xe ôm mới khoe là mới tập lái xe từ tuần trước. Nhảy xuống thì ko kịp đành phó mặc may rủi cho trời. Anh xe ôm ko hổ danh là mới biết đi xe tuần trước, phóng bạt mạng, tạt đầu, luồn lách. Đỉnh điểm của sự liều mạng là anh vượt một chiếc xe khách, lạng ra bên ngoài rồi mới hoảng hồn khi thấy một chiếc xe khách khác đang đi ngược chiều lại khoảng cách rất gần. Anh cà cuống phi thẳng xe sang bên kia đường, tạt ngang đầu cái xe khách đang đi ngược lại, đâm lên vỉa hè và ngã lăn quay. Con bạn mình nhảy ra được, mình ở giữa chả nhảy đi đâu được, kẹt luôn cái chân ở dưới cái xe ôm cà tàng. Cái xe khách đi ngược chiều phanh gấp quay ngang cả ra đường, hành khách vài người nhảy xuống chửi anh xe ôm tối tăm mặt mũi, vv và vv. Tóm lại, mình gọi điện lu loa với các anh rằng em bị tai nạn máu chảy ướt cả chân, nhưng kỳ thực là chỗ sứt ở chân chảy đúng một giọt máu, mà cái giọt máu đấy chả hiểu sao đặc quánh và dính luôn ở cái chỗ nó chảy ra…

Quên chưa kể, hồi bé, để tránh rửa bát, mình băng bó ngón tay bảo là bị đứt tay, thằng em mình ngây thơ rửa bát cả tuần.

Nhưng mà bây giờ có sứt đầu mẻ trán đến đâu cũng chỉ được phép than vãn với chồng, mà chồng thì lại chả tin. 30 có khác, mất giá hẳn so với 20 tuổi. Rõ là đời xuống dốc.

À, nhưng mà mình cũng vẫn có cách. Mình than vãn với chú Bình Nguyên. Gây ấn tượng với chú Bình Nguyên cực dễ. Chìa bàn tay có dính cái băng Urgo ra là chú ấn tượng xanh mắt mèo. Chú sẽ chạy thục mạng lại chỗ bà Nuôi thông báo “mamma đi bác shí mamma đau đấy”, rồi mẹ bảo làm gì là chú cũng tức tốc chạy đi làm ngay, từ cất giày, cất túi, cất chìa khoá, đến đấm lưng, rót nước, ôm cổ, hôn chân, hôn tay.

Saturday, January 17, 2009

Entry for January 18, 2009

Mấy hôm trước, buổi chiều, chàng gọi điện bảo “em yêu, anh phải ở lại văn phòng muộn hôm nay, một chiếc máy bay vừa rơi xuống sông Hudson, có nhiều khả năng có người Ý đi trên chuyến bay đó và họ cần sự trợ giúp của lãnh sự quán”.

Đó chỉ là một trong muôn vàn ví dụ về sự tận tuỵ trong sự nghiệp nô bộc của dân của chàng.

Một lần, đúng 3h sáng, điện thoại kêu inh ỏi. Một bà mẹ ở Ý gọi điện sang nhờ giúp đỡ vì thằng con đang nói chuyện điện thoại với mẹ tự dưng lại thấy im bặt ko nói gì nữa, bà ta nghi nó tự tử. Tội thân chàng nửa đêm gọi điện khắp nơi và yêu cầu cả cảnh sát đến phá cửa nhà thằng kia. Cuối cùng, hoá ra thằng điên say rượu, nói chuyện với bà mẹ chắc tẻ nhạt quá nên lăn ra ngủ chứ chả phải tự tử gì. Mất ngủ cả đêm.

Một lần khác, ngoài trời lạnh chết đi được, một bà già gọi điện bảo mất ví, nên chỉ còn đúng cái vé máy bay, ko còn tiền thanh toán khách sạn và cả tiền đi taxi ra sân bay. Chàng lại lọ mọ đến khách sạn cho vay tiền. Cũng chả nhớ cuối cùng có trả chàng ko.

Còn những chuyện mất giấy tờ, hộ chiếu, hành lý, thậm chí lạc đường ko biết về khách sạn, hoặc lúc đi hớn hở ko mang theo địa chỉ khách sạn, tên khách sạn cũng ko nhớ, nên lúc về ko biết nẻo nào mà về phải gọi điện lên lãnh sự nhờ trợ giúp, thì vô khối. Người Ý vốn thế, lãng đãng, chỉ được cái nói nhiều.

Thế nên chuyện thứ 7 chủ nhật phải đến văn phòng làm giấy thông hành cho hồi hương thay hộ chiếu, hoặc cấp hộ chiếu khẩn, hoặc có khi bỏ cả tiền túi ra cho họ vay mà hiếm khi thấy trả lại, là chuyện thường ngày ở huyện.

So với đồng nghiệp thì chàng cũng vào loại mẫn cán quá thể. Nói chung nếu tích công đức hàng ngày thì có lẽ gần trăm năm cũng thành phật. Và nói chung vì một ngày cũng chỉ có 24 tiếng, đi phục vụ dân hết thì vợ con mất nhờ, về nhà cứ như đi lạc, chả biết cái nào ở đâu mà lần. Nhưng thà thế còn hơn một số nhân viên bộ ngoại giao VN ăn lương trên tiền đóng thuế của dân mà tìm mọi cách vơ vét bóc lột hoặc kiếm tiền bất chính, lúc dân gọi điện đến thì cắm ca cắm cảu như chó cắn ma.

Mình từng biết một nhà ngoại giao VN vòi tiền hối lộ của một doanh nhân nước ngoài, hứa là sẽ giúp ông ta liên lạc với các doanh nghiệp VN và gặp gỡ với ông này ông nọ trong đảng và chính phủ. Nhận một cục tiền rồi mất dạng. Ông này tình cờ phàn nàn với mình, và mình tình cờ lại biết nhà ngoại giao này khá rõ. Ông này về sau chết trong trận sóng thần lịch sử, còn nhà ngoại giao VN của chúng ta thế là nuốt gọn cục tiền.

Đối với rất nhiều người, sĩ diện là một từ ko có trong từ điển của họ.

Điều gì làm cho con người ta trơ tráo đến khó tin như vậy?

Entry for January 18, 2009

Mấy hôm trước, buổi chiều, chàng gọi điện bảo “em yêu, anh phải ở lại văn phòng muộn hôm nay, một chiếc máy bay vừa rơi xuống sông Hudson, có nhiều khả năng có người Ý đi trên chuyến bay đó và họ cần sự trợ giúp của lãnh sự quán”.

Đó chỉ là một trong muôn vàn ví dụ về sự tận tuỵ trong sự nghiệp nô bộc của dân của chàng.

Một lần, đúng 3h sáng, điện thoại kêu inh ỏi. Một bà mẹ ở Ý gọi điện sang nhờ giúp đỡ vì thằng con đang nói chuyện điện thoại với mẹ tự dưng lại thấy im bặt ko nói gì nữa, bà ta nghi nó tự tử. Tội thân chàng nửa đêm gọi điện khắp nơi và yêu cầu cả cảnh sát đến phá cửa nhà thằng kia. Cuối cùng, hoá ra thằng điên say rượu, nói chuyện với bà mẹ chắc tẻ nhạt quá nên lăn ra ngủ chứ chả phải tự tử gì. Mất ngủ cả đêm.

Một lần khác, ngoài trời lạnh chết đi được, một bà già gọi điện bảo mất ví, nên chỉ còn đúng cái vé máy bay, ko còn tiền thanh toán khách sạn và cả tiền đi taxi ra sân bay. Chàng lại lọ mọ đến khách sạn cho vay tiền. Cũng chả nhớ cuối cùng có trả chàng ko.

Còn những chuyện mất giấy tờ, hộ chiếu, hành lý, thậm chí lạc đường ko biết về khách sạn, hoặc lúc đi hớn hở ko mang theo địa chỉ khách sạn, tên khách sạn cũng ko nhớ, nên lúc về ko biết nẻo nào mà về phải gọi điện lên lãnh sự nhờ trợ giúp, thì vô khối. Người Ý vốn thế, lãng đãng, chỉ được cái nói nhiều.

Thế nên chuyện thứ 7 chủ nhật phải đến văn phòng làm giấy thông hành cho hồi hương thay hộ chiếu, hoặc cấp hộ chiếu khẩn, hoặc có khi bỏ cả tiền túi ra cho họ vay mà hiếm khi thấy trả lại, là chuyện thường ngày ở huyện.

So với đồng nghiệp thì chàng cũng vào loại mẫn cán quá thể. Nói chung nếu tích công đức hàng ngày thì có lẽ gần trăm năm cũng thành phật. Và nói chung vì một ngày cũng chỉ có 24 tiếng, đi phục vụ dân hết thì vợ con mất nhờ, về nhà cứ như đi lạc, chả biết cái nào ở đâu mà lần. Nhưng thà thế còn hơn một số nhân viên bộ ngoại giao VN ăn lương trên tiền đóng thuế của dân mà tìm mọi cách vơ vét bóc lột hoặc kiếm tiền bất chính, lúc dân gọi điện đến thì cắm ca cắm cảu như chó cắn ma.

Mình từng biết một nhà ngoại giao VN vòi tiền hối lộ của một doanh nhân nước ngoài, hứa là sẽ giúp ông ta liên lạc với các doanh nghiệp VN và gặp gỡ với ông này ông nọ trong đảng và chính phủ. Nhận một cục tiền rồi mất dạng. Ông này tình cờ phàn nàn với mình, và mình tình cờ lại biết nhà ngoại giao này khá rõ. Ông này về sau chết trong trận sóng thần lịch sử, còn nhà ngoại giao VN của chúng ta thế là nuốt gọn cục tiền.

Đối với rất nhiều người, sĩ diện là một từ ko có trong từ điển của họ.

Điều gì làm cho con người ta trơ tráo đến khó tin như vậy?

Thursday, January 15, 2009

It takes a lot to be sweet




Buổi sáng, vừa xuống tới chân cầu thang đã nghe chú Bình Nguyên chạy ra mách “mamma, chú uống cái ấy trong toa lét, mùi hôi lắm”. Chả hiểu chú định mách gì mới gọi bà Nuôi ra hỏi, hoá ra cậu bạn ở nhờ mấy hôm chui vào toilet hút thuốc lá. Vốn từ vựng của chú Bình Nguyên chưa có từ thuốc lá, còn từ hút thì chú chỉ đơn giản hiểu là hút như dùng ống hút uống nước, nên chú mới bảo là uống cái ấy.

Tự nhiên lại nhớ ra một chuyện, hồi vẫn còn chị giúp việc cũ. Hôm đó mình có 3 cô bạn đến chơi. Chú Bình Nguyên cứ làm nũng khóc lóc mà chị giúp việc cứ lờ đi như ko nghe thấy. Mình mới gọi chị ấy ra mang Bình Nguyên vào nhà trong dỗ cho chú khỏi khóc. Chị ấy ra dẫn Bình Nguyên vào bếp, tự dưng mình nghe tiếng chú khóc ré lên. Rồi một lúc sau chú chạy ra mách mẹ “Bác đánh vào đầu Lê”, tay chỉ chỉ vào phía sau đầu, rồi lại mếu máo khóc. Mình vạch chỗ chú chỉ ra, thấy một vệt đỏ rần. Mình hỏi vọng vào “chị H, có chuyện gì mà Ale nó lại bảo chị đánh nó thế?”, chị ấy chối biến “đâu, chị có đánh nó đâu”. Đợi khách về mình mới hỏi “nó chỉ cho em chỗ chị đánh nó đây này”, “đâu, em buồn cười nhỉ”, rồi một lúc sau “đâu, nó chạy vội suýt ngã, chị túm tóc nó kéo lại đấy chứ”??? Đen cho chị giúp việc là chú Bình Nguyên quá khôn. Vì thông thường con trai 2 tuổi 3 tháng như chú lúc đó không thể biết mách chính xác như thế, nhất là những đứa trẻ nói nhiều thứ tiếng một lúc.

Lúc chỉ còn hai mẹ con, mình hỏi “mọi chuyện thế nào con kể cho mẹ nghe xem nào”, chú bảo “bác đánh vào đầu Lê Lê khóc bác bảo suỵt suỵt”, vừa nói vừa đưa ngón tay be bé lên miệng ra dấu suỵt suỵt. Điên hết cả người. Nhưng chị giúp việc cũng khôn, thấy chàng về đến cửa là chị ấy khóc lu loa lên luôn, nào là tôi rất yêu nó ko bao giờ tôi lại đánh nó, nào là tôi rất buồn vv và vv rồi đến lượt mình thì “chị với em rất là thân thiết, bây giờ trẻ con mất lòng người lớn” vv và vv.

Mình bảo chị giúp việc “thôi được rồi, em ko tận mắt nhìn thấy sự việc nên coi như bỏ qua. Nhưng chị phải hiểu là quy định ở nhà em là ko bao giờ được sử dụng vũ lực với trẻ con, ngay cả quát tháo mắng mỏ cũng ko được”. Được cái là sau vụ đó chắc có định bạo lực gì lúc mình vắng nhà thì chị ấy cũng phải dè chừng vì sợ chú mách mẹ.

Có những người, như chị giúp việc này, coi bạo lực quát tháo với trẻ con là chuyện bình thường, chả có gì gọi là vi phạm đạo đức hay tình cảm, chửi câu trước nựng câu sau ngay được. Chị ấy kể chuyện chị ấy tát thằng con trai 17 tuổi của chị ấy cứ như không, mắng chửi thì thành cơm bữa rồi. Trong khi ở nhà Bình Nguyên, chuyện bố mẹ quát con còn ko có, đừng nói đến chuyện dùng vũ lực.

Hình như càng quát thì bọn trẻ con càng lỳ càng bướng. Từ quát nhẹ đến quát nặng, rồi đến xỉ vả, rồi đến thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi đến lúc chúng nó lớn nó khoẻ hơn mình đánh nó nó đỡ lại có khi mình già xương giòn lại gẫy cả tay, thì đúng là bất lực toàn phần.

Ở trong tàu điện ngầm ở NYC, mình quan sát thấy cục cằn thô lỗ nhất là những bà mẹ da đen, và hư nhất cũng là những đứa trẻ da đen.

Ảnh: Bà Nuôi chuyên mặc quần lót trái cho chú Bình Nguyên

It takes a lot to be sweet




Buổi sáng, vừa xuống tới chân cầu thang đã nghe chú Bình Nguyên chạy ra mách “mamma, chú uống cái ấy trong toa lét, mùi hôi lắm”. Chả hiểu chú định mách gì mới gọi bà Nuôi ra hỏi, hoá ra cậu bạn ở nhờ mấy hôm chui vào toilet hút thuốc lá. Vốn từ vựng của chú Bình Nguyên chưa có từ thuốc lá, còn từ hút thì chú chỉ đơn giản hiểu là hút như dùng ống hút uống nước, nên chú mới bảo là uống cái ấy.

Tự nhiên lại nhớ ra một chuyện, hồi vẫn còn chị giúp việc cũ. Hôm đó mình có 3 cô bạn đến chơi. Chú Bình Nguyên cứ làm nũng khóc lóc mà chị giúp việc cứ lờ đi như ko nghe thấy. Mình mới gọi chị ấy ra mang Bình Nguyên vào nhà trong dỗ cho chú khỏi khóc. Chị ấy ra dẫn Bình Nguyên vào bếp, tự dưng mình nghe tiếng chú khóc ré lên. Rồi một lúc sau chú chạy ra mách mẹ “Bác đánh vào đầu Lê”, tay chỉ chỉ vào phía sau đầu, rồi lại mếu máo khóc. Mình vạch chỗ chú chỉ ra, thấy một vệt đỏ rần. Mình hỏi vọng vào “chị H, có chuyện gì mà Ale nó lại bảo chị đánh nó thế?”, chị ấy chối biến “đâu, chị có đánh nó đâu”. Đợi khách về mình mới hỏi “nó chỉ cho em chỗ chị đánh nó đây này”, “đâu, em buồn cười nhỉ”, rồi một lúc sau “đâu, nó chạy vội suýt ngã, chị túm tóc nó kéo lại đấy chứ”??? Đen cho chị giúp việc là chú Bình Nguyên quá khôn. Vì thông thường con trai 2 tuổi 3 tháng như chú lúc đó không thể biết mách chính xác như thế, nhất là những đứa trẻ nói nhiều thứ tiếng một lúc.

Lúc chỉ còn hai mẹ con, mình hỏi “mọi chuyện thế nào con kể cho mẹ nghe xem nào”, chú bảo “bác đánh vào đầu Lê Lê khóc bác bảo suỵt suỵt”, vừa nói vừa đưa ngón tay be bé lên miệng ra dấu suỵt suỵt. Điên hết cả người. Nhưng chị giúp việc cũng khôn, thấy chàng về đến cửa là chị ấy khóc lu loa lên luôn, nào là tôi rất yêu nó ko bao giờ tôi lại đánh nó, nào là tôi rất buồn vv và vv rồi đến lượt mình thì “chị với em rất là thân thiết, bây giờ trẻ con mất lòng người lớn” vv và vv.

Mình bảo chị giúp việc “thôi được rồi, em ko tận mắt nhìn thấy sự việc nên coi như bỏ qua. Nhưng chị phải hiểu là quy định ở nhà em là ko bao giờ được sử dụng vũ lực với trẻ con, ngay cả quát tháo mắng mỏ cũng ko được”. Được cái là sau vụ đó chắc có định bạo lực gì lúc mình vắng nhà thì chị ấy cũng phải dè chừng vì sợ chú mách mẹ.

Có những người, như chị giúp việc này, coi bạo lực quát tháo với trẻ con là chuyện bình thường, chả có gì gọi là vi phạm đạo đức hay tình cảm, chửi câu trước nựng câu sau ngay được. Chị ấy kể chuyện chị ấy tát thằng con trai 17 tuổi của chị ấy cứ như không, mắng chửi thì thành cơm bữa rồi. Trong khi ở nhà Bình Nguyên, chuyện bố mẹ quát con còn ko có, đừng nói đến chuyện dùng vũ lực.

Hình như càng quát thì bọn trẻ con càng lỳ càng bướng. Từ quát nhẹ đến quát nặng, rồi đến xỉ vả, rồi đến thượng cẳng chân hạ cẳng tay, rồi đến lúc chúng nó lớn nó khoẻ hơn mình đánh nó nó đỡ lại có khi mình già xương giòn lại gẫy cả tay, thì đúng là bất lực toàn phần.

Ở trong tàu điện ngầm ở NYC, mình quan sát thấy cục cằn thô lỗ nhất là những bà mẹ da đen, và hư nhất cũng là những đứa trẻ da đen.

Ảnh: Bà Nuôi chuyên mặc quần lót trái cho chú Bình Nguyên

Wednesday, January 14, 2009

Lila 19




Lila đang dắt cái xe đạp ba bánh của thằng Lê đi le te, mặt hớn hở, thì tự dưng mẹ lại vỗ tay hát. Trong vài giây bé cuống lên ko biết phải làm sao, nửa muốn bỏ tay ra để vỗ nửa ko muốn thả cái xe ra chắc sợ thằng Lê đòi lại. Cuối cùng, bé ngồi xuống, vỗ tay tanh tách mấy cái, rồi lại vội vàng đứng lên dắt cái xe le te đi tiếp. Cả nhà cười vỡ bụng.

Hôm nọ thằng Lê làm mẹ giận quá. Lila bây giờ thì nghịch. Thùng rác tái chế đang đứng thẳng bé vật đổ ra để rúc vào lục lọi. Đang lục lọi thì thằng Lê chạy đến, mắm môi mắm lợi dựng đứng cái thùng rác lên, làm con gái mẹ tí thì trồng cây chuối trong thùng rác. Mẹ điên hết cả người.

Chưa kể, cứ sểnh ra một cái là Lila bò tót vào nhà vệ sinh thò tay ngoáy nước trong bồn cầu. Và mỗi ngày ko biết bao nhiêu lần móc mồm bé lấy ra đủ thứ, khi là hạt cơm đã khô cứng queo nhặt được trên sàn bếp, khi là một miếng đồ chơi nào đó của thằng Lê bị bé cắn rời, phần lớn là một mẩu giấy bé cắn xé ra được từ đâu đó, còn hôm qua là hai lá rau bé nhặt được lúc chơi quanh quẩn chân bà Nuôi đang bận nhặt rau cho mẹ, bỏ tót ngay vào mồm, rồi một lúc sau chắc nuốt vào vướng ở cổ nên nôn thốc nôn tháo toi cả bữa tối vừa ăn.

Thức dậy sau cả đêm ngủ lăn lóc, bé rất đói. Mẹ pha sữa xong để chai sữa nằm chỏng chơ chạy đi lấy khăn. Quay lại, thấy con gái đang rụt rè đưa hai tay vuốt cái chai một cái, nhìn mẹ cười toe toét, rồi lại đưa tay vuốt cái chai cái nữa, mồm chúm lại như đồng xu, điệu bộ rất thèm thuồng nhưng kiểu mẹ chưa đồng ý thì còn chưa dám. Đó là một trong những lần sợ hiếm hoi. Còn lại, muốn gì là hùng hục lao vào làm bằng được thì thôi, can cả trăm lần cũng ko nản, chỉ có mẹ nản.

Hai đứa trẻ nhà này, ngoan thì ngoan hết chỗ nói, mỗi cái tật ngủ hỗn. Bà Nuôi kể ngủ với Bình Nguyên có hôm còn bị chú trèo phóc ngay lên cổ ngồi chễm chệ. Cái màn chú trèo lên cổ ngồi chễm chệ này mẹ chú bị vài vố rồi. Còn những pha húc đầu vào tường, xoay ngang, gác lên mặt lên cổ, phải đầu phải tai thì ko đếm xuể. Trẻ con gì mà chân tay người ngợm đầu óc cứ cứng như thép, va vào mình nó thì chả hề hấn gì mình thì xây xẩm hết mặt mày.

Chính đêm hôm kia chứ đâu. Mình đang ngủ tự dưng thấy con gái ngồi bật dậy, lưng rất thẳng, đầu gật gù. Mình tò mò vặn to đèn lên xem đang làm gì, thấy con gái mắt nhắm nghiền (tức là vẫn đang ngủ), đầu lắc lư trái phải lên xuống như lên đồng. Được một lúc, con gái đổ đánh rầm một cái xuống như bao gạo. May mình đang quan sát nên né được. Chứ mà lại đang mải ngủ thì một là gãy mũi hai là dập môi, hoặc chí ít cũng bươu hết cả trán.

Ảnh: bố cho hai anh em trèo vào cái vali giả vờ lái xe. Anh lái xe chán nhảy ra, mắm môi mắm lợi ấn đầu em xuống để đóng vali lại. Thế mà em chả kêu khóc gì, cứ cười như nắc nẻ.

Lila 19




Lila đang dắt cái xe đạp ba bánh của thằng Lê đi le te, mặt hớn hở, thì tự dưng mẹ lại vỗ tay hát. Trong vài giây bé cuống lên ko biết phải làm sao, nửa muốn bỏ tay ra để vỗ nửa ko muốn thả cái xe ra chắc sợ thằng Lê đòi lại. Cuối cùng, bé ngồi xuống, vỗ tay tanh tách mấy cái, rồi lại vội vàng đứng lên dắt cái xe le te đi tiếp. Cả nhà cười vỡ bụng.

Hôm nọ thằng Lê làm mẹ giận quá. Lila bây giờ thì nghịch. Thùng rác tái chế đang đứng thẳng bé vật đổ ra để rúc vào lục lọi. Đang lục lọi thì thằng Lê chạy đến, mắm môi mắm lợi dựng đứng cái thùng rác lên, làm con gái mẹ tí thì trồng cây chuối trong thùng rác. Mẹ điên hết cả người.

Chưa kể, cứ sểnh ra một cái là Lila bò tót vào nhà vệ sinh thò tay ngoáy nước trong bồn cầu. Và mỗi ngày ko biết bao nhiêu lần móc mồm bé lấy ra đủ thứ, khi là hạt cơm đã khô cứng queo nhặt được trên sàn bếp, khi là một miếng đồ chơi nào đó của thằng Lê bị bé cắn rời, phần lớn là một mẩu giấy bé cắn xé ra được từ đâu đó, còn hôm qua là hai lá rau bé nhặt được lúc chơi quanh quẩn chân bà Nuôi đang bận nhặt rau cho mẹ, bỏ tót ngay vào mồm, rồi một lúc sau chắc nuốt vào vướng ở cổ nên nôn thốc nôn tháo toi cả bữa tối vừa ăn.

Thức dậy sau cả đêm ngủ lăn lóc, bé rất đói. Mẹ pha sữa xong để chai sữa nằm chỏng chơ chạy đi lấy khăn. Quay lại, thấy con gái đang rụt rè đưa hai tay vuốt cái chai một cái, nhìn mẹ cười toe toét, rồi lại đưa tay vuốt cái chai cái nữa, mồm chúm lại như đồng xu, điệu bộ rất thèm thuồng nhưng kiểu mẹ chưa đồng ý thì còn chưa dám. Đó là một trong những lần sợ hiếm hoi. Còn lại, muốn gì là hùng hục lao vào làm bằng được thì thôi, can cả trăm lần cũng ko nản, chỉ có mẹ nản.

Hai đứa trẻ nhà này, ngoan thì ngoan hết chỗ nói, mỗi cái tật ngủ hỗn. Bà Nuôi kể ngủ với Bình Nguyên có hôm còn bị chú trèo phóc ngay lên cổ ngồi chễm chệ. Cái màn chú trèo lên cổ ngồi chễm chệ này mẹ chú bị vài vố rồi. Còn những pha húc đầu vào tường, xoay ngang, gác lên mặt lên cổ, phải đầu phải tai thì ko đếm xuể. Trẻ con gì mà chân tay người ngợm đầu óc cứ cứng như thép, va vào mình nó thì chả hề hấn gì mình thì xây xẩm hết mặt mày.

Chính đêm hôm kia chứ đâu. Mình đang ngủ tự dưng thấy con gái ngồi bật dậy, lưng rất thẳng, đầu gật gù. Mình tò mò vặn to đèn lên xem đang làm gì, thấy con gái mắt nhắm nghiền (tức là vẫn đang ngủ), đầu lắc lư trái phải lên xuống như lên đồng. Được một lúc, con gái đổ đánh rầm một cái xuống như bao gạo. May mình đang quan sát nên né được. Chứ mà lại đang mải ngủ thì một là gãy mũi hai là dập môi, hoặc chí ít cũng bươu hết cả trán.

Ảnh: bố cho hai anh em trèo vào cái vali giả vờ lái xe. Anh lái xe chán nhảy ra, mắm môi mắm lợi ấn đầu em xuống để đóng vali lại. Thế mà em chả kêu khóc gì, cứ cười như nắc nẻ.

Mắt đen

Lần đó sếp bảo tôi, “this guy was born with a GOLD spoon in his mouth, not silver, nó đang muốn cho tiền bọn Campuchia, mày phải tìm cách kéo nó về VN”

Với thiểu số người cơ hội trong văn phòng tôi, đó là một cơ hội vàng để bắt quen với những sếp bự nhất và những tỷ phú Mỹ thừa tiền sang miền viễn Đông nghiêng ngó cơ hội từ thiện. Với đa số nhân viên thì đó là một chuỗi ngày phục dịch đưa đón ăn uống mệt mỏi và căng thẳng. Với tôi còn là chuỗi ngày khó chịu với cái cùi tay huých huých và cái nháy mắt của sếp nửa đùa nửa thật ra dấu cho tôi phải “kéo nó về VN”.

Mở đầu bằng việc sếp nghe điện thoại xong thì nhoắng lên chỉnh đốn trang phục và bắt tôi xuống chào ở cửa, không quên lải nhải “mày sẽ nhận ra nó ngay, rất trẻ, rất đẹp trai, và nhớ là rất giàu”.

Tôi nhận ra người sếp luôn mồm nhắc từ mấy tháng nay ngay. Ánh mắt anh dừng lại ở tôi chỉ vài giây. Nhưng tôi biết anh ko ấn tượng gì với tôi, nhỏ nhắn, complet thẫm màu, khuôn mặt dửng dưng.

Chúng tôi đi thực địa ngay ngày hôm sau. Tôi mải mê với những cô bé cậu bé có những bước đi không đều nhau, những đứa trẻ khuôn mặt thất thần ngây dại, những bà mẹ gầy gò tà áo quăn queo kiên trì ngồi tập cho những đứa con tật nguyền hàng trăm lần một động tác đơn giản. Tôi hoàn toàn ko để ý đến phái đoàn đang tíu tít chụp ảnh bắt tay tung hô. Phải chi sếp đừng nhấm nháy ép uổng thì có lẽ tôi đã thân thiện hơn.

Ngày hôm đó nắng nóng khủng khiếp. Tấm lưng to bè của cậu chuyên gia chỉnh hình ướt đẫm mồ hôi, từng giọt mồ hôi chảy ngoằn ngoèo trên mặt cậu ta rồi nhỏ giọt xuống nền xi măng nóng giãy. Tôi mang cho cậu ta một cốc nước, gạt mồ hôi đầm đìa trên mặt mình và nhận ra anh đã bỏ phái đoàn chụp ảnh và đang nhìn tôi chăm chú. Mặt anh cũng ướt đẫm mồ hôi, đôi mắt đen tuyệt đẹp. Anh bắt đầu lại gần tôi, “tại sao hôm qua tôi ko gặp em?”, “văn phòng có nhiều người, chuyện ko gặp cũng là thường thôi thưa ông”, “em cứ gọi tôi là K”, "anh biết ko, K, để xin được một chiếc xe lăn trị giá vài đô la thôi, những bà mẹ này phải xếp hàng cả năm trời"...

Cuối tuần viếng thăm, văn phòng tổ chức một buổi liên hoan nhỏ, lúc đó tôi mới có cơ hội nhìn anh kỹ. Thân hình fit tuyệt đối, làn da rám nắng, đôi mắt đen tuyệt đẹp nhìn tôi. Tôi nói “tôi sẽ ko ngạc nhiên nếu anh có dòng máu Tây Ban Nha”, anh cười nụ cười trắng xoá lên “sao em biết, tôi có 1/6 dòng máu đó trong người…”.

Tôi và anh mải mê nói chuyện đến quên cả xung quanh, cho đến tận khi sếp tiến đến, ghé vào tai tôi nói thầm “thằng kia cũng muốn làm quen với mày kìa, nó cũng là billionaire đó, nhưng tao đoán mày chả quan tâm vì nó vừa già vừa béo phải ko?”. Tôi quay ra, tỷ phú nhìn tôi cười bẽn lẽn, hai chiếc răng cửa thưa thưa. Ông ta mấy ngày nay ko rời mắt khỏi tôi còn tôi thì chỉ nhếch mép nhạt nhẽo khi buộc phải chào hỏi. Đơn giản là tôi ko ưa khuôn mặt với nụ cười nửa như tự mãn của một kẻ có tiền ngạo mạn ngắm nghía định giá con mồi, nửa như rụt rè của một gã đàn ông gặp phải một đối tượng khó nhằn.

Tôi ấn tượng anh là một người đàn ông đẹp đẽ, phong độ, lịch lãm, đứng đắn và có trái tim nhân hậu. Và chỉ thế thôi. Với đàn ông, tôi luôn cần rất nhiều thời gian để cảm thấy “phải lòng”. Vả lại, tôi cũng ko có thói quen suy diễn rồi tự hân hoan hoặc dằn vặt với những hành động ý nhị của đàn ông. Bạn biết đấy, đàn ông ko nghĩ ngợi nhiều như ta vẫn tưởng.

Chúng tôi giữ liên lạc qua email, như hai người bạn. Một lần, tôi bảo anh em sắp sang S…”. Tôi ko check mail 3 tuần. Lúc về mới đọc được email anh hỏi em sang chưa, anh cũng đang ở đây, anh gặp em được ko…

Và vài lần nữa, khi tôi chỉ vô tình kể cho anh là tôi sẽ đi đâu đó, và chỉ vài ngày sau là anh sẽ viết em ở đó chưa, anh cũng sẽ đến đó, anh gặp em được ko.

Tôi chưa bao giờ gặp lại anh. Mấy lần anh đến NYC tôi đều có lý do nào đó để ko gặp.

Em lấy chồng rồi. Anh ấy là một người đàn ông tốt… Vậy ư, anh ta thật là may mắn… Anh vừa tạm gác công việc kinh doanh để quay lại Harvard một thời gian. Có thể anh sẽ tham gia chính trường… Em tin một người đàn ông có trái tim như anh sẽ luôn luôn thành đạt…

Rất lâu sau, ‘anh có bạn gái rồi, she is beautiful inside and out, như em vậy...’

Gần đây, tình cờ tôi thấy một bức ảnh của anh trên mạng, đẹp trai và trẻ trung như ngày nào, đặc biệt vẫn đôi mắt Tây Ban Nha đen thắm hút hồn, còn mặt biển thì mờ sương ở phía sau.

Please, say si si

Say you and your Spanish eyes are waiting for me…

Mắt đen

Lần đó sếp bảo tôi, “this guy was born with a GOLD spoon in his mouth, not silver, nó đang muốn cho tiền bọn Campuchia, mày phải tìm cách kéo nó về VN”

Với thiểu số người cơ hội trong văn phòng tôi, đó là một cơ hội vàng để bắt quen với những sếp bự nhất và những tỷ phú Mỹ thừa tiền sang miền viễn Đông nghiêng ngó cơ hội từ thiện. Với đa số nhân viên thì đó là một chuỗi ngày phục dịch đưa đón ăn uống mệt mỏi và căng thẳng. Với tôi còn là chuỗi ngày khó chịu với cái cùi tay huých huých và cái nháy mắt của sếp nửa đùa nửa thật ra dấu cho tôi phải “kéo nó về VN”.

Mở đầu bằng việc sếp nghe điện thoại xong thì nhoắng lên chỉnh đốn trang phục và bắt tôi xuống chào ở cửa, không quên lải nhải “mày sẽ nhận ra nó ngay, rất trẻ, rất đẹp trai, và nhớ là rất giàu”.

Tôi nhận ra người sếp luôn mồm nhắc từ mấy tháng nay ngay. Ánh mắt anh dừng lại ở tôi chỉ vài giây. Nhưng tôi biết anh ko ấn tượng gì với tôi, nhỏ nhắn, complet thẫm màu, khuôn mặt dửng dưng.

Chúng tôi đi thực địa ngay ngày hôm sau. Tôi mải mê với những cô bé cậu bé có những bước đi không đều nhau, những đứa trẻ khuôn mặt thất thần ngây dại, những bà mẹ gầy gò tà áo quăn queo kiên trì ngồi tập cho những đứa con tật nguyền hàng trăm lần một động tác đơn giản. Tôi hoàn toàn ko để ý đến phái đoàn đang tíu tít chụp ảnh bắt tay tung hô. Phải chi sếp đừng nhấm nháy ép uổng thì có lẽ tôi đã thân thiện hơn.

Ngày hôm đó nắng nóng khủng khiếp. Tấm lưng to bè của cậu chuyên gia chỉnh hình ướt đẫm mồ hôi, từng giọt mồ hôi chảy ngoằn ngoèo trên mặt cậu ta rồi nhỏ giọt xuống nền xi măng nóng giãy. Tôi mang cho cậu ta một cốc nước, gạt mồ hôi đầm đìa trên mặt mình và nhận ra anh đã bỏ phái đoàn chụp ảnh và đang nhìn tôi chăm chú. Mặt anh cũng ướt đẫm mồ hôi, đôi mắt đen tuyệt đẹp. Anh bắt đầu lại gần tôi, “tại sao hôm qua tôi ko gặp em?”, “văn phòng có nhiều người, chuyện ko gặp cũng là thường thôi thưa ông”, “em cứ gọi tôi là K”, "anh biết ko, K, để xin được một chiếc xe lăn trị giá vài đô la thôi, những bà mẹ này phải xếp hàng cả năm trời"...

Cuối tuần viếng thăm, văn phòng tổ chức một buổi liên hoan nhỏ, lúc đó tôi mới có cơ hội nhìn anh kỹ. Thân hình fit tuyệt đối, làn da rám nắng, đôi mắt đen tuyệt đẹp nhìn tôi. Tôi nói “tôi sẽ ko ngạc nhiên nếu anh có dòng máu Tây Ban Nha”, anh cười nụ cười trắng xoá lên “sao em biết, tôi có 1/6 dòng máu đó trong người…”.

Tôi và anh mải mê nói chuyện đến quên cả xung quanh, cho đến tận khi sếp tiến đến, ghé vào tai tôi nói thầm “thằng kia cũng muốn làm quen với mày kìa, nó cũng là billionaire đó, nhưng tao đoán mày chả quan tâm vì nó vừa già vừa béo phải ko?”. Tôi quay ra, tỷ phú nhìn tôi cười bẽn lẽn, hai chiếc răng cửa thưa thưa. Ông ta mấy ngày nay ko rời mắt khỏi tôi còn tôi thì chỉ nhếch mép nhạt nhẽo khi buộc phải chào hỏi. Đơn giản là tôi ko ưa khuôn mặt với nụ cười nửa như tự mãn của một kẻ có tiền ngạo mạn ngắm nghía định giá con mồi, nửa như rụt rè của một gã đàn ông gặp phải một đối tượng khó nhằn.

Tôi ấn tượng anh là một người đàn ông đẹp đẽ, phong độ, lịch lãm, đứng đắn và có trái tim nhân hậu. Và chỉ thế thôi. Với đàn ông, tôi luôn cần rất nhiều thời gian để cảm thấy “phải lòng”. Vả lại, tôi cũng ko có thói quen suy diễn rồi tự hân hoan hoặc dằn vặt với những hành động ý nhị của đàn ông. Bạn biết đấy, đàn ông ko nghĩ ngợi nhiều như ta vẫn tưởng.

Chúng tôi giữ liên lạc qua email, như hai người bạn. Một lần, tôi bảo anh em sắp sang S…”. Tôi ko check mail 3 tuần. Lúc về mới đọc được email anh hỏi em sang chưa, anh cũng đang ở đây, anh gặp em được ko…

Và vài lần nữa, khi tôi chỉ vô tình kể cho anh là tôi sẽ đi đâu đó, và chỉ vài ngày sau là anh sẽ viết em ở đó chưa, anh cũng sẽ đến đó, anh gặp em được ko.

Tôi chưa bao giờ gặp lại anh. Mấy lần anh đến NYC tôi đều có lý do nào đó để ko gặp.

Em lấy chồng rồi. Anh ấy là một người đàn ông tốt… Vậy ư, anh ta thật là may mắn… Anh vừa tạm gác công việc kinh doanh để quay lại Harvard một thời gian. Có thể anh sẽ tham gia chính trường… Em tin một người đàn ông có trái tim như anh sẽ luôn luôn thành đạt…

Rất lâu sau, ‘anh có bạn gái rồi, she is beautiful inside and out, như em vậy...’

Gần đây, tình cờ tôi thấy một bức ảnh của anh trên mạng, đẹp trai và trẻ trung như ngày nào, đặc biệt vẫn đôi mắt Tây Ban Nha đen thắm hút hồn, còn mặt biển thì mờ sương ở phía sau.

Please, say si si

Say you and your Spanish eyes are waiting for me…

Monday, January 12, 2009

Suýt nữa thì mông thợ

Cuối tuần, tranh thủ nhờ chồng chở xuống chợ Tàu ngó ngiêng xem tết nhất đã đến đâu rồi. Chợ Tàu lúc nào cũng đông lúc nhúc, người người chen lấn xô đẩy, xì xà xì xồ, mấy bà già tàu khựa lúc nào mặt trông cũng sưng vù vù lên như vừa bị ai đánh.

Xuống đến nơi, chồng tót vào tiệm đặc sản Ý, vợ tót ra chợ tàu. Trời lạnh buốt, vì nhiệt độ thấp lại còn thêm độ ẩm không khí cao, quần áo dày mấy cũng khó đỡ.

Khắp chợ tàu đã sặc sỡ đào nhựa quất nhựa, mình thì đã ghét hoa quả nhựa. Đang nhăn nhó nhìn quanh tự nhiên trời đổ tuyết xối xả. Mình đang định cám cảnh thân già tha hương, kiểu một cái tết xa xứ giữa một rừng đào quất nhựa made in china và tuyết trắng nạnh nùng vv và vv thì sực nhớ ra là mắt có mascara, cứ đứng oai phong lẫm liệt giữa trời thế này tuyết đậu vào mi thì chảy lem nhem hết mất. Thế là thụt vào trong nhà luôn. Được cái tính tỉnh táo. Mọi người khen mình thì cũng nhiều hờ hờ nhưng mình thấy mình chả được nét gì được mỗi cái nét tỉnh táo kéo lại hờ hờ.

Thực ra, muốn mơ mộng một giây cũng khó giữa cái xứ cờ hoa này.

Ở Manhattan, tự nhiên tất cả các khái niệm về tiền bạc bị lệch lạc, vì giá cả bị bóp méo khủng khiếp. Khách sạn, nhà hàng, rau quả, chi phí y tế, tất cả đều hét giá trên trời. Lúc về Rome, ra chợ cóc mua một túi hoa quả các loại xách trĩu tay, lúc trả tiền ông bán hàng bảo 5 euro, cứ tưởng là 50 euro.

Sau 4 năm ở New York city, thì đi chỗ nào cũng thấy rẻ, và ở đâu cũng thấy yên tĩnh.

Trở về chuyện tết nhất, đi tìm mãi ko thấy măng lưỡi lợn khô để về hầm nồi măng ăn tết cho có không khí. HÃM.

Suýt nữa thì mông thợ

Cuối tuần, tranh thủ nhờ chồng chở xuống chợ Tàu ngó ngiêng xem tết nhất đã đến đâu rồi. Chợ Tàu lúc nào cũng đông lúc nhúc, người người chen lấn xô đẩy, xì xà xì xồ, mấy bà già tàu khựa lúc nào mặt trông cũng sưng vù vù lên như vừa bị ai đánh.

Xuống đến nơi, chồng tót vào tiệm đặc sản Ý, vợ tót ra chợ tàu. Trời lạnh buốt, vì nhiệt độ thấp lại còn thêm độ ẩm không khí cao, quần áo dày mấy cũng khó đỡ.

Khắp chợ tàu đã sặc sỡ đào nhựa quất nhựa, mình thì đã ghét hoa quả nhựa. Đang nhăn nhó nhìn quanh tự nhiên trời đổ tuyết xối xả. Mình đang định cám cảnh thân già tha hương, kiểu một cái tết xa xứ giữa một rừng đào quất nhựa made in china và tuyết trắng nạnh nùng vv và vv thì sực nhớ ra là mắt có mascara, cứ đứng oai phong lẫm liệt giữa trời thế này tuyết đậu vào mi thì chảy lem nhem hết mất. Thế là thụt vào trong nhà luôn. Được cái tính tỉnh táo. Mọi người khen mình thì cũng nhiều hờ hờ nhưng mình thấy mình chả được nét gì được mỗi cái nét tỉnh táo kéo lại hờ hờ.

Thực ra, muốn mơ mộng một giây cũng khó giữa cái xứ cờ hoa này.

Ở Manhattan, tự nhiên tất cả các khái niệm về tiền bạc bị lệch lạc, vì giá cả bị bóp méo khủng khiếp. Khách sạn, nhà hàng, rau quả, chi phí y tế, tất cả đều hét giá trên trời. Lúc về Rome, ra chợ cóc mua một túi hoa quả các loại xách trĩu tay, lúc trả tiền ông bán hàng bảo 5 euro, cứ tưởng là 50 euro.

Sau 4 năm ở New York city, thì đi chỗ nào cũng thấy rẻ, và ở đâu cũng thấy yên tĩnh.

Trở về chuyện tết nhất, đi tìm mãi ko thấy măng lưỡi lợn khô để về hầm nồi măng ăn tết cho có không khí. HÃM.

Sunday, January 11, 2009

Một tẹo

Biết thích cái gì nhất không? Thích đàn ông mặc áo sơ mi trắng cổ điển, ko cà vạt, trễ nải, hai cúc trên cùng để mở để lộ một tẹo ngực rám nắng, râu ria một hai ngày ko cạo để lên một tẹo xanh rì rì quanh má, tóc hơi muối tiêu một tẹo, khoé mắt hơi nhăn một tẹo...
Chẹp chẹp.

Một tẹo

Biết thích cái gì nhất không? Thích đàn ông mặc áo sơ mi trắng cổ điển, ko cà vạt, trễ nải, hai cúc trên cùng để mở để lộ một tẹo ngực rám nắng, râu ria một hai ngày ko cạo để lên một tẹo xanh rì rì quanh má, tóc hơi muối tiêu một tẹo, khoé mắt hơi nhăn một tẹo...
Chẹp chẹp.

Cứ phải là cá mập?

Gần đến giờ cơm trưa, tiếng gõ cửa cạch cạch. Vừa hé được cánh cửa ra thì một thằng quần áo xộc xệch ào vào như một cơn lốc, chẳng nói chẳng rằng ngay lập tức hùng hục trải bạt, căng dây. Hỏi “mày làm gì thế?”, “tao đục cửa sổ, tao sẽ làm việc ở đây từ giờ cho đến 2h30 chiều”. Hồn nhiên cứ như cô tiên ấy nhể. Chả thèm báo giờ giấc cụ thể cho mình, vì sắp đến giờ nấu ăn trưa, mà nhà lại có hai đứa trẻ con cần ăn ngủ đúng giờ. Đã bực bực nhưng cố thông cảm cho chú này vì biết bọn nhập cư vào NYC sống cũng chả dễ dàng gì, nên nhiều khi cứ như cướp ngày như vậy. Thế nên nén bực bảo “lần sau mày phải báo giờ giấc cụ thể và được sự đồng ý của tao. Còn hôm nay làm đến 12h thôi nhé, tao phải cho con ăn, chiều mày có thể quay lại làm tiếp”. Thằng cha chẳng nói chẳng rằng, bắt đầu đục đẽo. Chỉ sau đúng có 2 phút, bếp và phòng khách bụi mù mịt, tiếng đục đẽo xoang xoảng đinh tai nhức óc, mình phải mang hai đứa bé lên gác, cả hai đứa đều đang ho từ trận cảm lạnh tuần trước.

12h, mình xuống bảo nó dừng lại. Thằng cha rất miễn cưỡng dừng tay, trước khi cắp đít đi còn bảo mình rất cộc lốc “mày ăn trong nửa tiếng, đến 12h30 tao sẽ quay lại làm tiếp”. Liều chưa. Bếp và phòng khách thì vẫn đang bụi mù thở còn ko được nói gì ăn.

Đầu đuôi của sự việc là ông chủ nhà xin phép phiền mình cho mở cái cửa sổ trong căn hộ của mình. Ở NYC, một khi đã trả tiền thuê nhà, sắp hết hợp đồng, nếu chủ nhà muốn cho người khác xem nhà mà ko được sự đồng ý của người đang thuê thì cũng chả được tự tiện vào, chứ đừng nói chuyện dở ra đục đẽo. Thế nên việc mình đồng ý cho đục cửa sổ là mình đã hiền lành thông cảm lắm, chỉ yêu cầu là giờ giấc cụ thể phải được sự đồng ý của mình. Thế mà còn ko biết điều, xộc vào như ăn cướp, làm lấy được, lại còn dám ra lệnh cho mình.

Thế là mình rất nhẹ nhàng bảo nó “Sir, this is my home, you don’t tell me what to do. You either come back after 1o’clock or don’t come back at all”.

Thế là nó gào ngay lên với mình là tao còn một cuộc hẹn khác lúc 2h30, tao có rất nhiều việc phải làm, tao đã cho mày nửa tiếng ăn, thiếu mỗi điều giậm chân bành bạch và chửi thề. Á, dám bắt nạt bà già (u Nuôi, phụ nữ (mình) và trẻ con (Lê La). Mình bảo “Sir, you can call it a day. My landlord, not YOU, will negotiate with me and tell you what time you can come again. Now get out of my apartment”.

Thằng cha đi mất, vừa đi vừa càu nhàu. Đến 12h30 vẫn còn ngoan cố đến tự tiện mở cửa cứ như nhà là nhà của nó. Cửa khoá. Bà Nuôi báo cáo là nó ngồi đợi ở bên ngoài.

Nửa tiếng sau, thấy bộ dạng thu lu của nó ngồi đợi ở ngoài cửa thấy tội tội, mình mới bảo bà Nuôi mở cửa cho vào mà làm tiếp. Cu cậu lần này thái độ đã rón rén hơn hẳn, xun xoe nịnh nọt “mày thấy cái cửa sổ mới mở có đẹp ko?”. Mình liếc xéo lên cái cửa sổ, mặt lạnh như tiền “It’s too early to tell”. Chưa xong, mình gọi điện cho ông chủ nhà, triển cho ông ấy một trận cái tội điều thợ đến mà ko báo trước còn thợ thì thái độ xấc xược. Ông chủ nhà vội vàng bê lên 3 hộp đồ chơi tàu hoả làm chú Bình Nguyên cứ sướng lịm cả người. Còn thằng thợ bố láo kia mấy hôm sau nữa thấy hoà nhã đi nhẹ nói khẽ hẳn lên, một điều my dear, hai điều my dear.

Thế hoá ra cứ phải mắng cho dại mặt thì mới đâu vào đấy, còn lịch sự nhẹ nhàng thì nó lại tưởng sắp ăn thịt được mình đến nơi?

Sáng nay, cu cậu lại có việc phải bảo dưỡng hệ thống cửa sổ từ bên ngoài. Mình ngồi trong nhà nghe thấy nó và một thằng làm cùng vặc nhau liên tục.

Cứ phải là cá mập?

Gần đến giờ cơm trưa, tiếng gõ cửa cạch cạch. Vừa hé được cánh cửa ra thì một thằng quần áo xộc xệch ào vào như một cơn lốc, chẳng nói chẳng rằng ngay lập tức hùng hục trải bạt, căng dây. Hỏi “mày làm gì thế?”, “tao đục cửa sổ, tao sẽ làm việc ở đây từ giờ cho đến 2h30 chiều”. Hồn nhiên cứ như cô tiên ấy nhể. Chả thèm báo giờ giấc cụ thể cho mình, vì sắp đến giờ nấu ăn trưa, mà nhà lại có hai đứa trẻ con cần ăn ngủ đúng giờ. Đã bực bực nhưng cố thông cảm cho chú này vì biết bọn nhập cư vào NYC sống cũng chả dễ dàng gì, nên nhiều khi cứ như cướp ngày như vậy. Thế nên nén bực bảo “lần sau mày phải báo giờ giấc cụ thể và được sự đồng ý của tao. Còn hôm nay làm đến 12h thôi nhé, tao phải cho con ăn, chiều mày có thể quay lại làm tiếp”. Thằng cha chẳng nói chẳng rằng, bắt đầu đục đẽo. Chỉ sau đúng có 2 phút, bếp và phòng khách bụi mù mịt, tiếng đục đẽo xoang xoảng đinh tai nhức óc, mình phải mang hai đứa bé lên gác, cả hai đứa đều đang ho từ trận cảm lạnh tuần trước.

12h, mình xuống bảo nó dừng lại. Thằng cha rất miễn cưỡng dừng tay, trước khi cắp đít đi còn bảo mình rất cộc lốc “mày ăn trong nửa tiếng, đến 12h30 tao sẽ quay lại làm tiếp”. Liều chưa. Bếp và phòng khách thì vẫn đang bụi mù thở còn ko được nói gì ăn.

Đầu đuôi của sự việc là ông chủ nhà xin phép phiền mình cho mở cái cửa sổ trong căn hộ của mình. Ở NYC, một khi đã trả tiền thuê nhà, sắp hết hợp đồng, nếu chủ nhà muốn cho người khác xem nhà mà ko được sự đồng ý của người đang thuê thì cũng chả được tự tiện vào, chứ đừng nói chuyện dở ra đục đẽo. Thế nên việc mình đồng ý cho đục cửa sổ là mình đã hiền lành thông cảm lắm, chỉ yêu cầu là giờ giấc cụ thể phải được sự đồng ý của mình. Thế mà còn ko biết điều, xộc vào như ăn cướp, làm lấy được, lại còn dám ra lệnh cho mình.

Thế là mình rất nhẹ nhàng bảo nó “Sir, this is my home, you don’t tell me what to do. You either come back after 1o’clock or don’t come back at all”.

Thế là nó gào ngay lên với mình là tao còn một cuộc hẹn khác lúc 2h30, tao có rất nhiều việc phải làm, tao đã cho mày nửa tiếng ăn, thiếu mỗi điều giậm chân bành bạch và chửi thề. Á, dám bắt nạt bà già (u Nuôi, phụ nữ (mình) và trẻ con (Lê La). Mình bảo “Sir, you can call it a day. My landlord, not YOU, will negotiate with me and tell you what time you can come again. Now get out of my apartment”.

Thằng cha đi mất, vừa đi vừa càu nhàu. Đến 12h30 vẫn còn ngoan cố đến tự tiện mở cửa cứ như nhà là nhà của nó. Cửa khoá. Bà Nuôi báo cáo là nó ngồi đợi ở bên ngoài.

Nửa tiếng sau, thấy bộ dạng thu lu của nó ngồi đợi ở ngoài cửa thấy tội tội, mình mới bảo bà Nuôi mở cửa cho vào mà làm tiếp. Cu cậu lần này thái độ đã rón rén hơn hẳn, xun xoe nịnh nọt “mày thấy cái cửa sổ mới mở có đẹp ko?”. Mình liếc xéo lên cái cửa sổ, mặt lạnh như tiền “It’s too early to tell”. Chưa xong, mình gọi điện cho ông chủ nhà, triển cho ông ấy một trận cái tội điều thợ đến mà ko báo trước còn thợ thì thái độ xấc xược. Ông chủ nhà vội vàng bê lên 3 hộp đồ chơi tàu hoả làm chú Bình Nguyên cứ sướng lịm cả người. Còn thằng thợ bố láo kia mấy hôm sau nữa thấy hoà nhã đi nhẹ nói khẽ hẳn lên, một điều my dear, hai điều my dear.

Thế hoá ra cứ phải mắng cho dại mặt thì mới đâu vào đấy, còn lịch sự nhẹ nhàng thì nó lại tưởng sắp ăn thịt được mình đến nơi?

Sáng nay, cu cậu lại có việc phải bảo dưỡng hệ thống cửa sổ từ bên ngoài. Mình ngồi trong nhà nghe thấy nó và một thằng làm cùng vặc nhau liên tục.

Friday, January 9, 2009

Một người đàn ông tốt với mẹ của mình




Hôm nay trên tàu điện ngầm có một bà già điên la hét không ngừng, nhất là khi tàu vào ga hoặc vào chỗ rẽ. Mỗi lần bà ấy la hét hoảng loạn, cậu con trai lại ôm chặt mẹ vào lòng vỗ về như trẻ con. Cậu con trai là một người đàn ông da đen, rất trẻ.

Mình luôn chú ý tới người đàn ông nào tốt với mẹ của mình.

Lại nhớ, cuối năm 2003, chàng bảo anh muốn lấy em làm vợ. Mình lúc đó đã rất chân thành bảo với chàng là nếu anh chỉ muốn date bình thường thì được, chứ muốn lập gia đình và ổn định thì em thật lòng khuyên anh nên tìm người khác, vì em từ trước đến giờ chưa bao giờ có ý định lập gia đình. Lý do sâu xa là vì mình lớn lên thấy những tấm gương đàn ông tày liếp quá nên mình phát hãi, cứ thấy ai bàn tán đến chủ đề hôn nhân và gia đình là mình lủi cho xa.

Tháng 3/2004, bố mẹ chàng sang VN chơi, mẹ chàng yếu phải ngồi xe lăn. Ở Victoria Hội An, mình đã rất ấn tượng khi thấy chàng bế mẹ trên tay lội vòng quanh bể bơi. Khi chàng lại cầu hôn phát nữa, mình đã gật.

Mẹ chàng bay về nước với tấm ảnh của “cô con dâu thứ ba”, đặt lên chiếc bàn trong phòng khách cùng với ảnh của hai cô con dâu kia (cái này là mấy năm sau về mình mới biết). Còn chàng thì ngay lập tức giục mình đi đặt cỗ cưới. Mình và chàng đã bỏ hẳn một ngày cuối tuần đi sang Moon River bên Gia Lâm để xem xét cắt đặt.

Thế mà chỉ đúng hôm sau, tự nhiên mình hoảng sợ. Hoảng sợ trước viễn cảnh từ giờ đến lúc móm hết răng chỉ có nhõn một anh già, hoảng sợ vì những vết thương vẫn còn đau, hoảng sợ vì cảm thấy ko yêu đủ để có thể chung thuỷ với người ta cho đến hết đời, chủ yếu là hoảng sợ vì thấy cuộc sống tự do vô tổ chức của mình có nguy cơ bị một người kiểm soát.

Thế là tự gọi điện huỷ. Anh Thành, Banquet Manager, một người ngày trước làm cùng Press Club với mình, cứ ngớ hết cả người. Chàng khóc.

Phải đến hơn một năm sau, mùa hè 2005, mình mới có đủ can đảm gật đầu lần nữa, chỉ xin chàng ko tổ chức rình rang vì cảm giác xúng xính váy cưới mấy tầng mặt mũi son phấn bốp bờ lờ và các thủ tục chúc tụng lại làm mình hoảng sợ.

Trong tất cả bọn họ,

Chàng ko phải là người có địa vị nhất

Không phải là người giàu nhất

Đẹp trai chắc xếp gần bét bảng

Nhưng chàng là người đàn ông tốt với mẹ của mình.

Nếu phải chọn lại, mình vẫn sẽ chọn chàng, một người đàn ông tốt với mẹ của mình, và dịu dàng, và kiên nhẫn, và lương thiện. Mặc dù sự lương thiện nhiều khi phải trả giá, sự dịu dàng nhiều khi bị lợi dụng, và kiên nhẫn nhiều khi bị coi thường.

Mặc dù, nhiều lúc chàng làm mình cáu điên, với cái tính lãng đãng hậu đậu nhớ nhớ quên quên và cái tính đã nói chậm còn hay nói nhầm của chàng.

P.S Chú Bình Nguyên hôm nọ bảo mẹ “mamma, Lê yêu mamma vĩnh viễn, dài lâu, thật lòng” (nhưng tự chú thì chú chả nói được câu đó, mà là do mẹ chú mớm cho)

Liệu con có trở thành người đàn ông tốt với mẹ của mình?

Một người đàn ông tốt với mẹ của mình




Hôm nay trên tàu điện ngầm có một bà già điên la hét không ngừng, nhất là khi tàu vào ga hoặc vào chỗ rẽ. Mỗi lần bà ấy la hét hoảng loạn, cậu con trai lại ôm chặt mẹ vào lòng vỗ về như trẻ con. Cậu con trai là một người đàn ông da đen, rất trẻ.

Mình luôn chú ý tới người đàn ông nào tốt với mẹ của mình.

Lại nhớ, cuối năm 2003, chàng bảo anh muốn lấy em làm vợ. Mình lúc đó đã rất chân thành bảo với chàng là nếu anh chỉ muốn date bình thường thì được, chứ muốn lập gia đình và ổn định thì em thật lòng khuyên anh nên tìm người khác, vì em từ trước đến giờ chưa bao giờ có ý định lập gia đình. Lý do sâu xa là vì mình lớn lên thấy những tấm gương đàn ông tày liếp quá nên mình phát hãi, cứ thấy ai bàn tán đến chủ đề hôn nhân và gia đình là mình lủi cho xa.

Tháng 3/2004, bố mẹ chàng sang VN chơi, mẹ chàng yếu phải ngồi xe lăn. Ở Victoria Hội An, mình đã rất ấn tượng khi thấy chàng bế mẹ trên tay lội vòng quanh bể bơi. Khi chàng lại cầu hôn phát nữa, mình đã gật.

Mẹ chàng bay về nước với tấm ảnh của “cô con dâu thứ ba”, đặt lên chiếc bàn trong phòng khách cùng với ảnh của hai cô con dâu kia (cái này là mấy năm sau về mình mới biết). Còn chàng thì ngay lập tức giục mình đi đặt cỗ cưới. Mình và chàng đã bỏ hẳn một ngày cuối tuần đi sang Moon River bên Gia Lâm để xem xét cắt đặt.

Thế mà chỉ đúng hôm sau, tự nhiên mình hoảng sợ. Hoảng sợ trước viễn cảnh từ giờ đến lúc móm hết răng chỉ có nhõn một anh già, hoảng sợ vì những vết thương vẫn còn đau, hoảng sợ vì cảm thấy ko yêu đủ để có thể chung thuỷ với người ta cho đến hết đời, chủ yếu là hoảng sợ vì thấy cuộc sống tự do vô tổ chức của mình có nguy cơ bị một người kiểm soát.

Thế là tự gọi điện huỷ. Anh Thành, Banquet Manager, một người ngày trước làm cùng Press Club với mình, cứ ngớ hết cả người. Chàng khóc.

Phải đến hơn một năm sau, mùa hè 2005, mình mới có đủ can đảm gật đầu lần nữa, chỉ xin chàng ko tổ chức rình rang vì cảm giác xúng xính váy cưới mấy tầng mặt mũi son phấn bốp bờ lờ và các thủ tục chúc tụng lại làm mình hoảng sợ.

Trong tất cả bọn họ,

Chàng ko phải là người có địa vị nhất

Không phải là người giàu nhất

Đẹp trai chắc xếp gần bét bảng

Nhưng chàng là người đàn ông tốt với mẹ của mình.

Nếu phải chọn lại, mình vẫn sẽ chọn chàng, một người đàn ông tốt với mẹ của mình, và dịu dàng, và kiên nhẫn, và lương thiện. Mặc dù sự lương thiện nhiều khi phải trả giá, sự dịu dàng nhiều khi bị lợi dụng, và kiên nhẫn nhiều khi bị coi thường.

Mặc dù, nhiều lúc chàng làm mình cáu điên, với cái tính lãng đãng hậu đậu nhớ nhớ quên quên và cái tính đã nói chậm còn hay nói nhầm của chàng.

P.S Chú Bình Nguyên hôm nọ bảo mẹ “mamma, Lê yêu mamma vĩnh viễn, dài lâu, thật lòng” (nhưng tự chú thì chú chả nói được câu đó, mà là do mẹ chú mớm cho)

Liệu con có trở thành người đàn ông tốt với mẹ của mình?

Wednesday, January 7, 2009

Entry for January 07, 2009

Cuối tuần lâu lâu rảnh rỗi đi xem triển lãm cộng sản trên đường Park.

Ngay từ cửa vào đã thấy tượng Mao có lẽ bằng nhôm đứng thù lù trông như cái thằng dở người.

Toàn triển lãm hầu hết là tranh ảnh, ko cái nào là ko có khuôn mặt phèn phẹt thịt thà của anh Mao. Ngoài cái phản thịt đó ra thì toàn công nông mặt mũi sắt seo nụ cười rạng rỡ trên môi, các cô gái mũm ma mũm mĩm ôm chặt bó lúa, nắm tay nắm chặt đấm vào đâu đó thể hiện quyết tâm và căm hờn cao độ, xiềng xích bị chặt đứt tung, đại loại toàn những hình ảnh rất quen thuộc.

Cả buổi, mình chỉ thích thú ngắm nghía một cái lược bí, bà ngoại thường có cái lược này, dùng để chải chấy. Đầu mình hồi nhỏ có chấy, bà ngoại lấy chải vài nhát, con chấy kềnh đen xì giắt vào cái răng lược bí, còn những con chấy con vàng nhạt thì rơi xuống tờ giấy hứng bên dưới.

Còn lại, mình chẹp miệng bảo chàng “hàng xóm nhà em ngày xưa có nuôi một con chó to, đặt tên nó là Mao Trạch Đông”.

Xem một lúc mình đòi về, cái mặt phẹt toàn thịt mắt húp híp của anh Mao is an eyesore. Khó tiêu hoá quá.

Entry for January 07, 2009

Cuối tuần lâu lâu rảnh rỗi đi xem triển lãm cộng sản trên đường Park.

Ngay từ cửa vào đã thấy tượng Mao có lẽ bằng nhôm đứng thù lù trông như cái thằng dở người.

Toàn triển lãm hầu hết là tranh ảnh, ko cái nào là ko có khuôn mặt phèn phẹt thịt thà của anh Mao. Ngoài cái phản thịt đó ra thì toàn công nông mặt mũi sắt seo nụ cười rạng rỡ trên môi, các cô gái mũm ma mũm mĩm ôm chặt bó lúa, nắm tay nắm chặt đấm vào đâu đó thể hiện quyết tâm và căm hờn cao độ, xiềng xích bị chặt đứt tung, đại loại toàn những hình ảnh rất quen thuộc.

Cả buổi, mình chỉ thích thú ngắm nghía một cái lược bí, bà ngoại thường có cái lược này, dùng để chải chấy. Đầu mình hồi nhỏ có chấy, bà ngoại lấy chải vài nhát, con chấy kềnh đen xì giắt vào cái răng lược bí, còn những con chấy con vàng nhạt thì rơi xuống tờ giấy hứng bên dưới.

Còn lại, mình chẹp miệng bảo chàng “hàng xóm nhà em ngày xưa có nuôi một con chó to, đặt tên nó là Mao Trạch Đông”.

Xem một lúc mình đòi về, cái mặt phẹt toàn thịt mắt húp híp của anh Mao is an eyesore. Khó tiêu hoá quá.

Nhức đầu quá!!!

Không hiểu năm mới năm me, hay hồi xuân thế nào, mà dạo này mình hứng khởi vô cùng. Cũng chả hứng khởi cái gì to tát, hứng khởi đi tập thể dục và hứng khởi với cuộc sống mới ở Ý sẽ bắt đầu từ mùa hè năm nay. So với một người lờ phờ chả quan tâm hứng thú với cái gì như mình thì thế là hứng khởi lắm rồi đấy.

Bà Nuôi thấy mình một tuần thì phải có đến 3 buổi chiều nhấp nhổm nhòm đồng hồ để canh giờ đi tập, đã chả khuyến khích thì thôi còn bảo “coi chừng đó, tôi mập hù mà tập còn giảm oóc oóc, cô có tí tẹo tập nữa thì còn một dúm”. Ngôn ngữ của bà Nuôi mình còn phải học nhiều.

Lại làm mình nhớ ra một chuyện. Cách đây khoảng 5, 6 năm, làm việc vất vả quá làm mình sụt cân, và dĩ nhiên là khi phụ nữ sụt cân thì ngực là bộ phận đầu tiên lãnh hậu quả. Mình quả cũng lo lắng, nên nhân lúc chạy qua siêu thị Láng Hạ thì đã tậu về một cái máy tập ngực.

Mang tiếng là máy tập nhưng thực ra chả cần tập rì. Cái máy gồm hai miếng như hai miếng cùi dừa trong trứng vịt lộn, nhét vào hai bên áo ngực, chạy ro ro, theo quảng cáo là ngực sẽ săn chắc lại, rồi tự to ra nhờ sóng nọ sóng kia vv và vv. Nói chung là viễn cảnh ngực bự mà lại ko cần mệt nhọc thể dục thể thao gì, chỉ tốn tiền mua pin, làm mình loá hết cả mắt.

Thế là từ đó, đêm nào trước khi đi ngủ mình cũng cần mẫn cho cái máy hoạt động hết công suất. Có khi lăn quay ra ngủ giữa chừng, cái máy cứ chạy đến hết pin thì thôi. Mình chắc mẩm chả mấy chốc mà ngực sẽ to như hai quả dừa, lòng hoan hỉ vô cùng.

Bẵng đi một thời gian con bạn thân ko thấy mình ỏ ê gì mới hỏi “ngực em dạo này to chưa?”, thì mình phẩy tay bảo “anh bỏ rồi”. Nó hỏi tại sao bỏ, thì mình mới giải thích cho nó rằng “anh chợt nghĩ ra là ngực anh đã nhỏ, lại còn làm săn chắc lại, thì có khi nó bằng quả chanh mất”. Xong rồi mình gạ bán lại cái máy cho con bạn. Nó cười tắc thở, còn cái máy bị thất sủng nằm lăn lóc trong tủ từ dạo đó.

Bà Nuôi trông thế mà tư duy giống mình phết.

Xong rồi mình lại đâm ra nghĩ ngợi, mình nhớ có một cô người mẫu nào đó đã phát biểu một câu thế này “đàn ông ko phải là chó, chúng ko thích gặm xương”, để lý giải cho thân hình phì nhiêu của cô và để phản đối bọn người mẫu ốm đói. Hay là lại giải tán thể dục?

Khó nghĩ quá. Mới đầu năm mà sao lắm chuyện phải nghĩ thế cơ chứ. Mệt hết cả thủ.

Nhức đầu quá!!!

Không hiểu năm mới năm me, hay hồi xuân thế nào, mà dạo này mình hứng khởi vô cùng. Cũng chả hứng khởi cái gì to tát, hứng khởi đi tập thể dục và hứng khởi với cuộc sống mới ở Ý sẽ bắt đầu từ mùa hè năm nay. So với một người lờ phờ chả quan tâm hứng thú với cái gì như mình thì thế là hứng khởi lắm rồi đấy.

Bà Nuôi thấy mình một tuần thì phải có đến 3 buổi chiều nhấp nhổm nhòm đồng hồ để canh giờ đi tập, đã chả khuyến khích thì thôi còn bảo “coi chừng đó, tôi mập hù mà tập còn giảm oóc oóc, cô có tí tẹo tập nữa thì còn một dúm”. Ngôn ngữ của bà Nuôi mình còn phải học nhiều.

Lại làm mình nhớ ra một chuyện. Cách đây khoảng 5, 6 năm, làm việc vất vả quá làm mình sụt cân, và dĩ nhiên là khi phụ nữ sụt cân thì ngực là bộ phận đầu tiên lãnh hậu quả. Mình quả cũng lo lắng, nên nhân lúc chạy qua siêu thị Láng Hạ thì đã tậu về một cái máy tập ngực.

Mang tiếng là máy tập nhưng thực ra chả cần tập rì. Cái máy gồm hai miếng như hai miếng cùi dừa trong trứng vịt lộn, nhét vào hai bên áo ngực, chạy ro ro, theo quảng cáo là ngực sẽ săn chắc lại, rồi tự to ra nhờ sóng nọ sóng kia vv và vv. Nói chung là viễn cảnh ngực bự mà lại ko cần mệt nhọc thể dục thể thao gì, chỉ tốn tiền mua pin, làm mình loá hết cả mắt.

Thế là từ đó, đêm nào trước khi đi ngủ mình cũng cần mẫn cho cái máy hoạt động hết công suất. Có khi lăn quay ra ngủ giữa chừng, cái máy cứ chạy đến hết pin thì thôi. Mình chắc mẩm chả mấy chốc mà ngực sẽ to như hai quả dừa, lòng hoan hỉ vô cùng.

Bẵng đi một thời gian con bạn thân ko thấy mình ỏ ê gì mới hỏi “ngực em dạo này to chưa?”, thì mình phẩy tay bảo “anh bỏ rồi”. Nó hỏi tại sao bỏ, thì mình mới giải thích cho nó rằng “anh chợt nghĩ ra là ngực anh đã nhỏ, lại còn làm săn chắc lại, thì có khi nó bằng quả chanh mất”. Xong rồi mình gạ bán lại cái máy cho con bạn. Nó cười tắc thở, còn cái máy bị thất sủng nằm lăn lóc trong tủ từ dạo đó.

Bà Nuôi trông thế mà tư duy giống mình phết.

Xong rồi mình lại đâm ra nghĩ ngợi, mình nhớ có một cô người mẫu nào đó đã phát biểu một câu thế này “đàn ông ko phải là chó, chúng ko thích gặm xương”, để lý giải cho thân hình phì nhiêu của cô và để phản đối bọn người mẫu ốm đói. Hay là lại giải tán thể dục?

Khó nghĩ quá. Mới đầu năm mà sao lắm chuyện phải nghĩ thế cơ chứ. Mệt hết cả thủ.

Monday, January 5, 2009

Nghí ngợi

Ở một party ở nhà một chị bạn cách đây khoảng 4, 5 năm, tức là hồi đó mình khoảng 25, 26 tuổi, vừa lờ phờ đi từ nhà vệ sinh ra, tự nhiên có một cô tuổi chắc hơn 40 gì đó, chạy ra vuốt vuốt người mình “cháu ơi, cô ngắm mày từ nãy tới giờ, mày tập gì mà người đẹp thế?”. Tối hôm đó mình mặc chiếc váy cướp được của con bạn thân. Chiếc váy này mình chọn vải rồi dẫn con bạn đi may (mà là may cho nó). May xong mình mặc thử đẹp nên trấn luôn. Từ đó mỗi lần nó thấy mình diện cái váy đó nó lại tru tréo là mình cướp váy của nó, nhiều khi ngay trước mặt các anh giai làm cho mình ngượng chỉ muốn độn thổ.

Tự nhiên lẩn thẩn nghĩ ra chuyện này vì hôm nọ đi trượt tuyết, thấy một bà mẹ trượt cùng một đàn con 3 đứa, đứa nào đứa nấy lũn ca lũn cũn như chim cánh cụt, dùng cái bàn trượt bé tí tẹo, mặc quần áo giống nhau, mẹ trượt ở giữa, 3 con trượt xung quanh, tự dưng thấy thích thích. Tự dưng lại muốn có 3, 4 con gì đó.

4 con thì e chừng hơi tham vọng. Tầm này làm gì còn trời sinh voi trời sinh cỏ. 4 con thì chắc chả có tiền mà nuôi.

Mình ko giỏi cạnh tranh, ko màng danh lợi, ko hừng hực tham vọng, ngày xưa đi làm chỉ thích làm chăm chỉ hết giờ về đi chơi hết tháng lĩnh lương đi tiêu xài, thấy sống ở đời nhiều người cứ giãy giụa như tôm điên, oánh người này, dìm người kia, cuối cùng cũng có hơn được ai cái gì.

Mình cũng chả cần gì nhiều, chỉ cần đủ ăn, dư một ít để dành, và có một đàn con ngoan.

Một đàn con như 3 con chim cánh cụt lũn cũn.

Anh nào ngày xưa giờ mà đọc được những dòng này chắc cười mình thối mũi.

Tuy nhiên là sau đứa thứ 3 thì chắc chắn sẽ phải nhờ đến bàn tay của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng lại sợ đau. Mà ko đau thì lại xấu. Phải làm sao?

Suy nghĩ đau hết cả trung tâm nghe nhìn

Nghí ngợi

Ở một party ở nhà một chị bạn cách đây khoảng 4, 5 năm, tức là hồi đó mình khoảng 25, 26 tuổi, vừa lờ phờ đi từ nhà vệ sinh ra, tự nhiên có một cô tuổi chắc hơn 40 gì đó, chạy ra vuốt vuốt người mình “cháu ơi, cô ngắm mày từ nãy tới giờ, mày tập gì mà người đẹp thế?”. Tối hôm đó mình mặc chiếc váy cướp được của con bạn thân. Chiếc váy này mình chọn vải rồi dẫn con bạn đi may (mà là may cho nó). May xong mình mặc thử đẹp nên trấn luôn. Từ đó mỗi lần nó thấy mình diện cái váy đó nó lại tru tréo là mình cướp váy của nó, nhiều khi ngay trước mặt các anh giai làm cho mình ngượng chỉ muốn độn thổ.

Tự nhiên lẩn thẩn nghĩ ra chuyện này vì hôm nọ đi trượt tuyết, thấy một bà mẹ trượt cùng một đàn con 3 đứa, đứa nào đứa nấy lũn ca lũn cũn như chim cánh cụt, dùng cái bàn trượt bé tí tẹo, mặc quần áo giống nhau, mẹ trượt ở giữa, 3 con trượt xung quanh, tự dưng thấy thích thích. Tự dưng lại muốn có 3, 4 con gì đó.

4 con thì e chừng hơi tham vọng. Tầm này làm gì còn trời sinh voi trời sinh cỏ. 4 con thì chắc chả có tiền mà nuôi.

Mình ko giỏi cạnh tranh, ko màng danh lợi, ko hừng hực tham vọng, ngày xưa đi làm chỉ thích làm chăm chỉ hết giờ về đi chơi hết tháng lĩnh lương đi tiêu xài, thấy sống ở đời nhiều người cứ giãy giụa như tôm điên, oánh người này, dìm người kia, cuối cùng cũng có hơn được ai cái gì.

Mình cũng chả cần gì nhiều, chỉ cần đủ ăn, dư một ít để dành, và có một đàn con ngoan.

Một đàn con như 3 con chim cánh cụt lũn cũn.

Anh nào ngày xưa giờ mà đọc được những dòng này chắc cười mình thối mũi.

Tuy nhiên là sau đứa thứ 3 thì chắc chắn sẽ phải nhờ đến bàn tay của bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Nhưng lại sợ đau. Mà ko đau thì lại xấu. Phải làm sao?

Suy nghĩ đau hết cả trung tâm nghe nhìn

Trượt tuyết đầu năm




Ngày cuối tuần nhà Bình Nguyên tranh thủ kéo nhau đi trượt tiết, theo đúng ngôn ngữ của chú. Căn nhà gỗ nhỏ nằm giữa rừng sâu. Nói cả nhà cho sang chứ còn bà Nuôi và Lila chỉ đi từ xe vào nhà lúc đến và từ nhà ra xe lúc về (cộng thêm ngã oạch một cái vì tuyết trơn), còn tuyệt nhiên ko bước chân ra khỏi nhà một xăng ti mét nào, chú Bình Nguyên thì được bố mẹ dẫn ra bãi trượt đúng một tiếng, lạnh quá phải đưa chú về, mất nguyên một ngày.

Sáng hôm sau, mẹ chú dẫn chú vào rừng chơi. Trước khi đi mẹ chú dặn bà Nuôi “u ơi, u mà thấy gấu vào nhà thì là nó chỉ muốn xin ăn, u cho nó cái gì ăn là xong u nhé”, chẳng là cửa ko khoá được. Bà Nuôi sợ xanh mắt mèo “thế mà cô còn dám đi vào rừng hả”, mình lại bảo “trong rừng thì làm gì có cái gì, trong nhà có đồ ăn thì gấu nó mới vào thôi”. Nói đoạn khép cửa đi. Doạ thế cho bà Nuôi sợ, chứ giờ này gấu đang ngủ lăn lóc vừa ngủ vừa mút tay, sức đâu mà mò vào nhà doạ đến bà Nuôi.

Trong rừng im ắng, tuyết trắng phau rất thích. Thỉnh thoảng lại thấy dấu chân thú. Chú Bình Nguyên thích lắm mắt tròn mắt dẹt. Tiếc là chỉ đi một lúc thì phải cho chú về vì sợ chú lạnh chú lại ốm.

Chiều đi trượt tuyết. Mà cũng phải là bất đắc dĩ lắm. Mới chợt nhận ra là từ hồi tập đi xe đạp và tập xem đồng hồ lúc 7, 8 tuổi đến nay (hồi đó là hai giấc mơ mình ấp ủ hằng đêm) mình chả tập thêm được kỹ năng nào mới.

Xỏ vào đôi giày cứng như sắt để gá chân vào bàn trượt, ko thể nhấc nổi chân lên. Lúc trượt thì ngã như bổ củi, đứng ngã, ngồi ngã, ngã sấp, ngã ngửa, ngã sang bên (thực tế là bây giờ viết blog phải ngồi bằng nửa mông bên trái). Để mình bớt ngã chàng đưa tay cho mình vịn cùng trượt, cuối cùng mình đã chả bớt ngã mà còn kéo cho chàng cũng ngã lăn quay. Chàng vừa loay hoay đứng dậy vừa càu nhàu “you really went whatever way you wanted”, mình cãi “No, I went whatever way the skis wanted”. Rõ ràng mình nhằm hướng thẳng mà lúc trượt xuống nó cứ chéo cánh sẻ sang một bên, may mấy cái cột cáp chúng nó chăng lưới bên ngoài chứ nếu ko chắc mình cũng lao thẳng vào đó vỡ mẹt mất.

Mình thì tập trượt ở đoạn dốc dành cho người mới tập, nhìn quanh thấy toàn trẻ con 3, 4 tuổi mà đứa nào cũng trượt giỏi hơn mình. Xấu hổ cái là hai đứa bạn thỉnh thoảng lại lượn qua xem tình hình thế nào, thế là trong khi mình vật lộn, thở ì ạch, ngã, vấp, tuyết bắn mù mịt, thì chúng nó lượn những vòng rất điệu nghệ nhàn nhã xung quanh. Một hồi mệt quá mình nằm lăn quay ra, thấy dễ chịu hẳn, nhưng được một lúc lạnh run cầm cập lại phải đứng dậy, lại ngã.

Cuối cùng mình đành thú nhận với chàng là ngày xưa cả lớp đi trượt patin, cả lũ con gái chỉ một hai ngày là trượt thành thạo, chỉ mình mình cứ đứng lên là ngã, đi một bước cũng ko được, và ngã nhiều đến nỗi suốt hai tuần sau đó ko thể ngồi được, còn nằm thì phải nằm nghiêng. Đến giờ vẫn ko biết trượt patin. Nói chung thể dục thể thao ko phải sở trường sở đoản của mình.

Mình vẫn đang tìm kiếm sở trường sở đoản của bản thân đây. Không biết nó/chúng ở chân trời góc bể nào mà tìm mãi ko ra chẹp chẹp.

Trượt tuyết đầu năm




Ngày cuối tuần nhà Bình Nguyên tranh thủ kéo nhau đi trượt tiết, theo đúng ngôn ngữ của chú. Căn nhà gỗ nhỏ nằm giữa rừng sâu. Nói cả nhà cho sang chứ còn bà Nuôi và Lila chỉ đi từ xe vào nhà lúc đến và từ nhà ra xe lúc về (cộng thêm ngã oạch một cái vì tuyết trơn), còn tuyệt nhiên ko bước chân ra khỏi nhà một xăng ti mét nào, chú Bình Nguyên thì được bố mẹ dẫn ra bãi trượt đúng một tiếng, lạnh quá phải đưa chú về, mất nguyên một ngày.

Sáng hôm sau, mẹ chú dẫn chú vào rừng chơi. Trước khi đi mẹ chú dặn bà Nuôi “u ơi, u mà thấy gấu vào nhà thì là nó chỉ muốn xin ăn, u cho nó cái gì ăn là xong u nhé”, chẳng là cửa ko khoá được. Bà Nuôi sợ xanh mắt mèo “thế mà cô còn dám đi vào rừng hả”, mình lại bảo “trong rừng thì làm gì có cái gì, trong nhà có đồ ăn thì gấu nó mới vào thôi”. Nói đoạn khép cửa đi. Doạ thế cho bà Nuôi sợ, chứ giờ này gấu đang ngủ lăn lóc vừa ngủ vừa mút tay, sức đâu mà mò vào nhà doạ đến bà Nuôi.

Trong rừng im ắng, tuyết trắng phau rất thích. Thỉnh thoảng lại thấy dấu chân thú. Chú Bình Nguyên thích lắm mắt tròn mắt dẹt. Tiếc là chỉ đi một lúc thì phải cho chú về vì sợ chú lạnh chú lại ốm.

Chiều đi trượt tuyết. Mà cũng phải là bất đắc dĩ lắm. Mới chợt nhận ra là từ hồi tập đi xe đạp và tập xem đồng hồ lúc 7, 8 tuổi đến nay (hồi đó là hai giấc mơ mình ấp ủ hằng đêm) mình chả tập thêm được kỹ năng nào mới.

Xỏ vào đôi giày cứng như sắt để gá chân vào bàn trượt, ko thể nhấc nổi chân lên. Lúc trượt thì ngã như bổ củi, đứng ngã, ngồi ngã, ngã sấp, ngã ngửa, ngã sang bên (thực tế là bây giờ viết blog phải ngồi bằng nửa mông bên trái). Để mình bớt ngã chàng đưa tay cho mình vịn cùng trượt, cuối cùng mình đã chả bớt ngã mà còn kéo cho chàng cũng ngã lăn quay. Chàng vừa loay hoay đứng dậy vừa càu nhàu “you really went whatever way you wanted”, mình cãi “No, I went whatever way the skis wanted”. Rõ ràng mình nhằm hướng thẳng mà lúc trượt xuống nó cứ chéo cánh sẻ sang một bên, may mấy cái cột cáp chúng nó chăng lưới bên ngoài chứ nếu ko chắc mình cũng lao thẳng vào đó vỡ mẹt mất.

Mình thì tập trượt ở đoạn dốc dành cho người mới tập, nhìn quanh thấy toàn trẻ con 3, 4 tuổi mà đứa nào cũng trượt giỏi hơn mình. Xấu hổ cái là hai đứa bạn thỉnh thoảng lại lượn qua xem tình hình thế nào, thế là trong khi mình vật lộn, thở ì ạch, ngã, vấp, tuyết bắn mù mịt, thì chúng nó lượn những vòng rất điệu nghệ nhàn nhã xung quanh. Một hồi mệt quá mình nằm lăn quay ra, thấy dễ chịu hẳn, nhưng được một lúc lạnh run cầm cập lại phải đứng dậy, lại ngã.

Cuối cùng mình đành thú nhận với chàng là ngày xưa cả lớp đi trượt patin, cả lũ con gái chỉ một hai ngày là trượt thành thạo, chỉ mình mình cứ đứng lên là ngã, đi một bước cũng ko được, và ngã nhiều đến nỗi suốt hai tuần sau đó ko thể ngồi được, còn nằm thì phải nằm nghiêng. Đến giờ vẫn ko biết trượt patin. Nói chung thể dục thể thao ko phải sở trường sở đoản của mình.

Mình vẫn đang tìm kiếm sở trường sở đoản của bản thân đây. Không biết nó/chúng ở chân trời góc bể nào mà tìm mãi ko ra chẹp chẹp.

Friday, January 2, 2009

Entry for January 02, 2009

Dạo này cái gì mình cũng chán một cách cao độ. Khắp nơi đang giảm giá ầm ầm, thậm chí đến 70, 80% mà mình chán đến mức ko buồn đi đâu thì biết là chán đến mức nào rồi đấy.

Được cái, chán hết mọi thứ thì lại hăng hái đi tập thể dục. Đúng lúc mình hăng hái có khác, trung tâm thể dục cắt hơn một nửa các lớp vì lý do holiday season. Thế là bao lần đến lại chưng hửng ra về. Một tuần nay phải rình rập, cứ thấy có lớp nào mở một cái là lon ton đến tập ngay. Được cái tập có vài tuần đã thấy người nhanh nhẹn lưng bớt gù hẳn. Chàng bảo mình bị bệnh hoang tưởng, gù đâu mà gù. Chỉ cần có cảm giác gù là đã lo gần chết rồi, chứ lại còn đợi gù thể hiện ra kiểu hình thì còn nói làm rề.

Một lần, hộc tốc chạy đến phòng tập thì chị lễ tân tuyên bố là lớp đó hôm nay ko tập. Nghĩ giờ mà lại về thì tẽn quá, mình quyết định mon men ra hai dãy máy tập xếp hàng bằng chằn chặn, các chị các mợ đang hùng hục chạy vã mồ hôi. Mình xin thề là mình chưa dùng bất kỳ một loại máy tập nào nên rất lớ ngớ, chả biết dùng thế nào. Đang đứng chắp tay sau đít suy nghĩ xem nên trèo lên cái nào thì tự dưng lại thấy anh personal trainer mặc áo phông đỏ ngực cuồn cuộn đang nhìn chằm chằm. Mình ngại quá, vì giờ mà trèo lên, lớ ngớ, bấm một nút nào đó mà cái máy lại chạy rùng rùng, một là giật nảy mình hai là ngã lăn quay thì lố bịch ko thể lố bịch hơn. Mà loay hoay mãi máy ko chạy, lại chưng hửng trèo xuống trong khi có anh đang nhìn chằm chằm, thì chắc là lố bịch ko còn ngôn ngữ nào mà tả.

Thế là mình đứng tần ngần suy nghĩ rất lung một hồi rồi quyết định đi về, fit thì fit, chả fit thì thôi, hình tượng mới là quan trọng.

Lại thêm điểm nữa, lần nào đến tập cũng thấy anh cứ nhìn chằm chằm. Chưa hiểu đây là kiểu nhìn tán tỉnh hay là kiểu nhìn làm quen đặng kiếm khách tập. Chỉ biết là mình tập xấu, lóng ngóng, ngã xiêu ngã vẹo, cô giáo nhắc nhở liên hồi, mà lại còn bị soi chằm chằm, thì khó chịu ko để đâu cho hết.

Chán thế, đã đi tập ở chỗ tập dành cho toàn phụ nữ rồi mà vẫn ko yên. Từ hôm bị anh soi thành quy luật, ngày nào đi tập cũng phải mông tút một tí cho đỡ tệ, đến nơi thì chọn chỗ khuất sau cột để tránh tầm nhìn của anh. Có hôm, đúng bài tập Yoga phải lăn lộn giơ chân giơ cẳng, thì tai hại hôm đó lại mặc quần Yoga ống sớ, cứ giơ chân lên trời một phát là ống quần tụt xuống để lộ ngay cẳng chân đen đúa

Lại nhớ gần nhà có anh tạo mẫu tóc hay mặc quần bó mông và áo bó eo bó ngực để khoe thân hình trông cũng tàm tạm. Anh tán tỉnh và rủ mình đi xem phim mấy lần ko được, lần nào đi ngang anh cũng kiếm cớ chạy ra chào hỏi, nếu đang bận cắt tóc cho khách ko chạy ra được thì lại gõ cành cạch vào kính để mình quay ra nhìn, làm cho mình hôm nào ăn mặc bô nhếch một tí là phải kiếm đường khác đi, sợ đi đường đó anh nhìn thấy thì hỏng hết cả hình tượng.

Phù phiếm thì cũng chỉ phù phiếm đến thế là cùng chớ rề.