Sunday, August 31, 2008

Cái chợ Tàu bên Queens

Kể tiếp chuyện sang Queens nghía cái chợ Tàu.

Con bạn hẹn từ 3h đến 4h, cao su như vậy cho chắc ăn. Cuối cùng 6h mới gọi điện, giọng thánh thót “tao đã ở Grand Central rồi”. Mình lon ton chạy ra.

Hai đứa ngồi tàu điện gật gù sang Queens. Sang đến nơi đã sâm sẩm tối. Con bạn kêu đói, phải ăn cái đã, ko thì chịu thôi ko lượn được.

Ok thì đi ăn. Nó giơ tay chỉ đại một hướng. Mày có chắc ko thế? Nó bảo chắc, tao đi rồi mà. Thế là hai đứa cắm cúi đi. Đi được 15 phút tự dưng nó đứng khựng lại, đổi hướng đi ngược lại. Hoá ra đi lạc. Mình chả dám kêu ca rì. Đi lạc một hồi thì cũng vào đại Phở Bàng. Mỗi đứa một cái nem cuốn tròn xoe như lợn con. Mình ăn nửa cái là chịu. Nó ăn sạch cái nem của nó.

Hầu bàn lại mang ra một cái bánh mỳ pa tê cắt đôi, mỗi đứa một nửa, ko thằng nào tranh của thằng nào. Con bạn vừa đưa tay định chộp nửa của nó thì hầu bàn lại mang tiếp ra một đĩa cơm hoành tráng, tức là một cái đĩa to cơm đầy tú hụ và 6 cuộn thịt bò nướng nằm dàn hàng ngang trên núi cơm.

Mình ăn nửa cái bánh mỳ ngắc ngư, nó ngồi gật gù thế mà làm hết sạch đĩa cơm, còn sót lại vài thìa cơm không. Nó ăn một bữa bằng mình ăn gần 2 ngày.

Ăn xong bắt đầu có sức đi lượn. Con bạn vẫn cú vụ phải từ Queens vào Manhattan đón mình rồi lại quay ra Queens nên tìm mọi lý do để đì đọt. Mình thì hiền, ai cũng bắt nạt được.

Nó đi lờ phờ trong cửa hàng. Mình đi tìm mãi ko thấy đâu. Ai dè thấy nó lù lù ngay trước mặt. Nó bắt đầu cái giọng dè bỉu ‘sao phát hiện giai nhìn thì nhanh thế mà nhìn gái thì phải rướn mãi mắt lên mới nhìn thấy”. Chả là trước đó cứ chốc chốc mình lại khều nó “nhìn thằng kia đong tao kìa”.

Một lúc sau, “mẹ, mình từ Queens phải vào tận trong Manhattan rước nàng, rồi lại quay trở lại Queens”.

Mình đã im thít rồi thì một lúc sau lại “Khiếp từ hồi lấy được ngoại giao sao mà kiêu thế”.

Cái con này nói mãi mà nó ko hiểu là ngoại giao thì chả qua là công chức, công chức thì ở đâu chả nổi tiếng đói dài, báu giề.

Trên tàu điện đi về, con bạn than “mẹ, giờ này còn phải ghé qua nhà đứa bạn tao cho mèo nhà nó ăn. Đen”. Một lúc sau “thôi mày giả tao bánh mỳ tao còn đi về”, chả là nửa cái bánh mỳ lúc nãy bụng nó ko còn chỗ nào để ních, mình đành phải cho nó để nhờ trong túi bánh mỳ mình mua về nhà cho cô giúp việc nếm, vì thấy bánh mỳ cũng khá ngon.

Rồi nó biến mất đúng lúc mình đang điện thoại. Thế là mình ngồi tàu một mình lắc lư trở lại Manhattan. Mang tiếng chợ Tàu mở cửa đến 9h đêm mà chả xem được cái gì. Trước lúc đi ăn thấy bao nhiêu hàng rau quả còn đang mở cửa tưng bừng mình vô cùng hí hửng. Ăn xong quay lại thì chúng nó đóng hết cửa từ đời nào, hoặc chỉ còn vài hàng rau héo quắt, mấy chú Tàu xì xà xì xồ. Chả ưa gì các chú Tàu nhưng cũng phải công nhận mấy chú ấy đoàn kết thật, đi đâu cũng lập phường lập hội làm ăn rất sôi nổi.

Thôi để hôm nào đi sớm hơn xem cho bõ vậy.

Cái chợ Tàu bên Queens

Kể tiếp chuyện sang Queens nghía cái chợ Tàu.

Con bạn hẹn từ 3h đến 4h, cao su như vậy cho chắc ăn. Cuối cùng 6h mới gọi điện, giọng thánh thót “tao đã ở Grand Central rồi”. Mình lon ton chạy ra.

Hai đứa ngồi tàu điện gật gù sang Queens. Sang đến nơi đã sâm sẩm tối. Con bạn kêu đói, phải ăn cái đã, ko thì chịu thôi ko lượn được.

Ok thì đi ăn. Nó giơ tay chỉ đại một hướng. Mày có chắc ko thế? Nó bảo chắc, tao đi rồi mà. Thế là hai đứa cắm cúi đi. Đi được 15 phút tự dưng nó đứng khựng lại, đổi hướng đi ngược lại. Hoá ra đi lạc. Mình chả dám kêu ca rì. Đi lạc một hồi thì cũng vào đại Phở Bàng. Mỗi đứa một cái nem cuốn tròn xoe như lợn con. Mình ăn nửa cái là chịu. Nó ăn sạch cái nem của nó.

Hầu bàn lại mang ra một cái bánh mỳ pa tê cắt đôi, mỗi đứa một nửa, ko thằng nào tranh của thằng nào. Con bạn vừa đưa tay định chộp nửa của nó thì hầu bàn lại mang tiếp ra một đĩa cơm hoành tráng, tức là một cái đĩa to cơm đầy tú hụ và 6 cuộn thịt bò nướng nằm dàn hàng ngang trên núi cơm.

Mình ăn nửa cái bánh mỳ ngắc ngư, nó ngồi gật gù thế mà làm hết sạch đĩa cơm, còn sót lại vài thìa cơm không. Nó ăn một bữa bằng mình ăn gần 2 ngày.

Ăn xong bắt đầu có sức đi lượn. Con bạn vẫn cú vụ phải từ Queens vào Manhattan đón mình rồi lại quay ra Queens nên tìm mọi lý do để đì đọt. Mình thì hiền, ai cũng bắt nạt được.

Nó đi lờ phờ trong cửa hàng. Mình đi tìm mãi ko thấy đâu. Ai dè thấy nó lù lù ngay trước mặt. Nó bắt đầu cái giọng dè bỉu ‘sao phát hiện giai nhìn thì nhanh thế mà nhìn gái thì phải rướn mãi mắt lên mới nhìn thấy”. Chả là trước đó cứ chốc chốc mình lại khều nó “nhìn thằng kia đong tao kìa”.

Một lúc sau, “mẹ, mình từ Queens phải vào tận trong Manhattan rước nàng, rồi lại quay trở lại Queens”.

Mình đã im thít rồi thì một lúc sau lại “Khiếp từ hồi lấy được ngoại giao sao mà kiêu thế”.

Cái con này nói mãi mà nó ko hiểu là ngoại giao thì chả qua là công chức, công chức thì ở đâu chả nổi tiếng đói dài, báu giề.

Trên tàu điện đi về, con bạn than “mẹ, giờ này còn phải ghé qua nhà đứa bạn tao cho mèo nhà nó ăn. Đen”. Một lúc sau “thôi mày giả tao bánh mỳ tao còn đi về”, chả là nửa cái bánh mỳ lúc nãy bụng nó ko còn chỗ nào để ních, mình đành phải cho nó để nhờ trong túi bánh mỳ mình mua về nhà cho cô giúp việc nếm, vì thấy bánh mỳ cũng khá ngon.

Rồi nó biến mất đúng lúc mình đang điện thoại. Thế là mình ngồi tàu một mình lắc lư trở lại Manhattan. Mang tiếng chợ Tàu mở cửa đến 9h đêm mà chả xem được cái gì. Trước lúc đi ăn thấy bao nhiêu hàng rau quả còn đang mở cửa tưng bừng mình vô cùng hí hửng. Ăn xong quay lại thì chúng nó đóng hết cửa từ đời nào, hoặc chỉ còn vài hàng rau héo quắt, mấy chú Tàu xì xà xì xồ. Chả ưa gì các chú Tàu nhưng cũng phải công nhận mấy chú ấy đoàn kết thật, đi đâu cũng lập phường lập hội làm ăn rất sôi nổi.

Thôi để hôm nào đi sớm hơn xem cho bõ vậy.

Wednesday, August 27, 2008

Lila 9

Khi mặc cho Lila áo hồng sẫm, bé trắng như bún.

Khi mặc cho Lila áo hồng nhạt, da bé hồng phấn, môi bé hồng đào, còn mắt thì đen long lanh hạt huyền, tóc hoe hoe vàng.

Bé bắt đầu cố gắng cho chân vào mồm từ mấy tuần trước mà đến tận giờ vẫn chả ăn thua. Chả bù cho thằng Lê hồi bằng tuổi bé người cứ uốn như con tôm. Lý do là vì Lila béo quá, béo ko cúi được mặt xuống vì vướng vành mỡ ở cổ, đùi to ko gập sát được lên phía bụng, còn cổ chân vướng cái ngấn to cũng ko thể uốn lên chạm vào mồm được. Thành ra, cứ hì hục mãi mà chân vẫn cứ chỉ gần chạm đến cằm là hết. Bé vô cùng bực tức, đỏ mặt tía tai thở ì ạch.

Bây giờ đã đến hồi chống hai chân và hai tay lên đu đưa như kéo cưa và cứ sau một lúc là lại ngã sập xuống. Chưa kể thỉnh thoảng thằng Lê còn ngã đùng vào em một cái, tấm thân bồ tượng của nó đè lên em dẹp lép, từ trên nhìn xuống chỉ còn nhìn thấy mỗi hai cái tay và hai cái chân toàn ngấn trắng tinh béo mập thò ra. Cô giúp việc chạy ra nhấc thằng Lê lên, mồm la “trời ơi cha nội ơi cha nội”.

Lila rất thích hóng chuyện anh trai. Lần nọ thằng Lê đang vung chân múa tay hò hét, Lila thì đang ngửa mặt cười toe toét làm thân, thì cái tay của thằng Lê vung bốp một cái vào mắt em. Một mắt Lila đỏ hoe lên, nước mắt rơm rớm, mồm bé méo xệch chực khóc mà lại vẫn nhách ra cố cười. Cứ gần một phút cứ vừa cười vừa khóc như thế.

Thằng Lê ngủ hỗn. Mấy hôm nay cho nó ngủ cùng giường bố mẹ thật khổ ko lời nào tả xiết. Mẹ bị nó lúc thì ôm riết, lúc thì đấm, lúc thì đạp, lúc thì húc. Nửa đêm thức dậy có lần còn thấy bàn chân toè toè của nó đang chễm chệ trên mặt bố, chính xác là gác lên mũi. Thế mà có người vẫn ngủ say sưa thì thật là tài. Còn đêm qua, mẹ ngủ trong tình trạng một chân chống xuống đất ko thì lăn khỏi giường. Gặp lúc nó lên cơn húc thì lại chống thêm tay, ko thì cũng đến nước bật bãi.

Sáng nay, mẹ đặt Lila vào giường ngủ chung cả nhà. Thấy hai anh em ôm nhau ngủ tình cảm lắm, vừa quay đi thì tự dưng nghe tiếng Lila ho khặc khặc, quay lại thì thấy hai cái chân dài ngoẵng của thằng Lê đang cặp hai bên tai em, còn cái mông bỉm của nó thì đang chễm chệ trên quả trán rửa mặt thì lâu gội đầu thì chóng của em. Điên hết cả người.

Cô giúp việc gọi Bình Nguyên là anh hai, còn nựng Lila là “tiểu thơ ơi tiểu thơ, sao tiểu thơ cưng quá vậy nè”.


Lila 9

Khi mặc cho Lila áo hồng sẫm, bé trắng như bún.

Khi mặc cho Lila áo hồng nhạt, da bé hồng phấn, môi bé hồng đào, còn mắt thì đen long lanh hạt huyền, tóc hoe hoe vàng.

Bé bắt đầu cố gắng cho chân vào mồm từ mấy tuần trước mà đến tận giờ vẫn chả ăn thua. Chả bù cho thằng Lê hồi bằng tuổi bé người cứ uốn như con tôm. Lý do là vì Lila béo quá, béo ko cúi được mặt xuống vì vướng vành mỡ ở cổ, đùi to ko gập sát được lên phía bụng, còn cổ chân vướng cái ngấn to cũng ko thể uốn lên chạm vào mồm được. Thành ra, cứ hì hục mãi mà chân vẫn cứ chỉ gần chạm đến cằm là hết. Bé vô cùng bực tức, đỏ mặt tía tai thở ì ạch.

Bây giờ đã đến hồi chống hai chân và hai tay lên đu đưa như kéo cưa và cứ sau một lúc là lại ngã sập xuống. Chưa kể thỉnh thoảng thằng Lê còn ngã đùng vào em một cái, tấm thân bồ tượng của nó đè lên em dẹp lép, từ trên nhìn xuống chỉ còn nhìn thấy mỗi hai cái tay và hai cái chân toàn ngấn trắng tinh béo mập thò ra. Cô giúp việc chạy ra nhấc thằng Lê lên, mồm la “trời ơi cha nội ơi cha nội”.

Lila rất thích hóng chuyện anh trai. Lần nọ thằng Lê đang vung chân múa tay hò hét, Lila thì đang ngửa mặt cười toe toét làm thân, thì cái tay của thằng Lê vung bốp một cái vào mắt em. Một mắt Lila đỏ hoe lên, nước mắt rơm rớm, mồm bé méo xệch chực khóc mà lại vẫn nhách ra cố cười. Cứ gần một phút cứ vừa cười vừa khóc như thế.

Thằng Lê ngủ hỗn. Mấy hôm nay cho nó ngủ cùng giường bố mẹ thật khổ ko lời nào tả xiết. Mẹ bị nó lúc thì ôm riết, lúc thì đấm, lúc thì đạp, lúc thì húc. Nửa đêm thức dậy có lần còn thấy bàn chân toè toè của nó đang chễm chệ trên mặt bố, chính xác là gác lên mũi. Thế mà có người vẫn ngủ say sưa thì thật là tài. Còn đêm qua, mẹ ngủ trong tình trạng một chân chống xuống đất ko thì lăn khỏi giường. Gặp lúc nó lên cơn húc thì lại chống thêm tay, ko thì cũng đến nước bật bãi.

Sáng nay, mẹ đặt Lila vào giường ngủ chung cả nhà. Thấy hai anh em ôm nhau ngủ tình cảm lắm, vừa quay đi thì tự dưng nghe tiếng Lila ho khặc khặc, quay lại thì thấy hai cái chân dài ngoẵng của thằng Lê đang cặp hai bên tai em, còn cái mông bỉm của nó thì đang chễm chệ trên quả trán rửa mặt thì lâu gội đầu thì chóng của em. Điên hết cả người.

Cô giúp việc gọi Bình Nguyên là anh hai, còn nựng Lila là “tiểu thơ ơi tiểu thơ, sao tiểu thơ cưng quá vậy nè”.


Tuesday, August 26, 2008

Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 3)

Chàng suốt ngày nhắc nhở mình vì cái tội hay đi lượn với cái túi mở toang hoác. Chàng sợ có gì chúng nó móc hết. Mỗi lần chàng ca điệp khúc “em mà ở Ý thì chúng nó giật túi chúng nó chạy, có gì mất hết” là mình lại ngân nga “Look who is talking!”.

Là vì tuy để túi mở như thế nhưng từ xưa đến nay mình chả mất cái gì bao giờ. Chiện, con người đầu óc minh mẫn tỉnh táo nói mất là mất ngay được thế a. Chỉ mất đúng có một đôi kính râm của Chanel. Lần cuối cùng nhớ là để ở văn phòng, cũng ko biết là mất ở đâu, ở văn phòng khách khứa nườm nượp suốt ngày, hay lê la quán xá với bạn bè mà làm mất. Chỉ biết ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ việc đặng đi lấy chồng thì chịu ko thể tìm được đôi kính ấy. Cũng hơi hơi tiếc, rồi nghĩ ngợi một lúc thì cũng chả tiếc nữa, đôi kính gọng trắng, lúc dùng lại cứ phải nâng như nâng ếc hứng như hứng phờ lao ờ, ai lấy phải nó cũng mệt chứ chả sung sướng gì.

Còn chàng, ko còn cái gì là ko mất. Một lần đi đón giao thừa quanh hồ Gươm, hồi đó cả chàng và mình tình cờ đều dùng Sony Ericsson 910i, cái điện thoại cục gạch, hồi đó cũng khá nhiều tiền. Người người chen chúc, chàng luôn mồm giục mình cẩn thận ko mất điện thoại. Thế mà cuối cùng chính chàng mất. Mình gọi điện vào số của chàng, một thằng khác nhấc máy, giọng khề khà “à thế à, mất à, buồn nhỉ, cho chuộc lại á, thế á, ờ, có thể, chả biết, hơ hơ”. Chàng mất điện thoại là mất nửa cuộc đời, mặt cứ thộn ra.

Bên cạnh điện thoại, thứ chàng hay mất thứ hai là kính râm. Bao nhiêu kính, đôi nào cũng mất. Cuối cùng, chính chàng còn phải chán, chàng quyết ko mua kính nữa. Nhưng đợt về Ý vừa rồi, chàng phải đi nhận cái xe máy Ténéré (về cái xe máy trứ danh này thì sẽ kể ở một entry khác), tức là chàng phải lái xe đi 500km, về 500km trong một ngày, thì ko thể ko có kính râm được. Hai vợ chồng đi từ 5h sáng. Đến 7h sáng dừng lại ăn sáng dọc đường, chàng mua một cái kính rẻ tiền, đâu 18euro, đeo vào. Chàng tự hứa sẽ ko để mất nó nữa.

Đi 500km, về 500km, dừng lại ăn trưa giữa đường, yên ổn, lúc trèo lên xe đi tiếp kính vẫn còn nguyên trên sống mũi.

Trên đường về vợ tranh thủ shopping điên đảo, lúc trèo lên xe đi tiếp kính chàng vẫn còn nguyên trên sống mũi.

Thế mà vừa về đến nhà, 6h chiều, thằng con chạy ra đón. Lãng đãng thế nào để nó thò tay vớ được đôi kính. Nó bẻ ngoéo cho một phát, cái gọng cong vếu. Chàng chỉ còn nước kêu trời.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm quăng quật, chỉ có đúng đôi kính râm 20,000 đồng mua trên vỉa hè Hội An nhiều năm trước là vẫn cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt. Hàng ngày chễm chệ trên giá sách ngó xuống như trêu ngươi. Đến chú Bình Nguyên còn chê ko thèm chơi.

Còn chàng, ko có kính vẫn hoàn không có kính.

Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 3)

Chàng suốt ngày nhắc nhở mình vì cái tội hay đi lượn với cái túi mở toang hoác. Chàng sợ có gì chúng nó móc hết. Mỗi lần chàng ca điệp khúc “em mà ở Ý thì chúng nó giật túi chúng nó chạy, có gì mất hết” là mình lại ngân nga “Look who is talking!”.

Là vì tuy để túi mở như thế nhưng từ xưa đến nay mình chả mất cái gì bao giờ. Chiện, con người đầu óc minh mẫn tỉnh táo nói mất là mất ngay được thế a. Chỉ mất đúng có một đôi kính râm của Chanel. Lần cuối cùng nhớ là để ở văn phòng, cũng ko biết là mất ở đâu, ở văn phòng khách khứa nườm nượp suốt ngày, hay lê la quán xá với bạn bè mà làm mất. Chỉ biết ngày làm việc cuối cùng trước khi nghỉ việc đặng đi lấy chồng thì chịu ko thể tìm được đôi kính ấy. Cũng hơi hơi tiếc, rồi nghĩ ngợi một lúc thì cũng chả tiếc nữa, đôi kính gọng trắng, lúc dùng lại cứ phải nâng như nâng ếc hứng như hứng phờ lao ờ, ai lấy phải nó cũng mệt chứ chả sung sướng gì.

Còn chàng, ko còn cái gì là ko mất. Một lần đi đón giao thừa quanh hồ Gươm, hồi đó cả chàng và mình tình cờ đều dùng Sony Ericsson 910i, cái điện thoại cục gạch, hồi đó cũng khá nhiều tiền. Người người chen chúc, chàng luôn mồm giục mình cẩn thận ko mất điện thoại. Thế mà cuối cùng chính chàng mất. Mình gọi điện vào số của chàng, một thằng khác nhấc máy, giọng khề khà “à thế à, mất à, buồn nhỉ, cho chuộc lại á, thế á, ờ, có thể, chả biết, hơ hơ”. Chàng mất điện thoại là mất nửa cuộc đời, mặt cứ thộn ra.

Bên cạnh điện thoại, thứ chàng hay mất thứ hai là kính râm. Bao nhiêu kính, đôi nào cũng mất. Cuối cùng, chính chàng còn phải chán, chàng quyết ko mua kính nữa. Nhưng đợt về Ý vừa rồi, chàng phải đi nhận cái xe máy Ténéré (về cái xe máy trứ danh này thì sẽ kể ở một entry khác), tức là chàng phải lái xe đi 500km, về 500km trong một ngày, thì ko thể ko có kính râm được. Hai vợ chồng đi từ 5h sáng. Đến 7h sáng dừng lại ăn sáng dọc đường, chàng mua một cái kính rẻ tiền, đâu 18euro, đeo vào. Chàng tự hứa sẽ ko để mất nó nữa.

Đi 500km, về 500km, dừng lại ăn trưa giữa đường, yên ổn, lúc trèo lên xe đi tiếp kính vẫn còn nguyên trên sống mũi.

Trên đường về vợ tranh thủ shopping điên đảo, lúc trèo lên xe đi tiếp kính chàng vẫn còn nguyên trên sống mũi.

Thế mà vừa về đến nhà, 6h chiều, thằng con chạy ra đón. Lãng đãng thế nào để nó thò tay vớ được đôi kính. Nó bẻ ngoéo cho một phát, cái gọng cong vếu. Chàng chỉ còn nước kêu trời.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm quăng quật, chỉ có đúng đôi kính râm 20,000 đồng mua trên vỉa hè Hội An nhiều năm trước là vẫn cứ trơ trơ cùng tuế nguyệt. Hàng ngày chễm chệ trên giá sách ngó xuống như trêu ngươi. Đến chú Bình Nguyên còn chê ko thèm chơi.

Còn chàng, ko có kính vẫn hoàn không có kính.

Monday, August 25, 2008

Entry for August 26, 2008

Sáng chàng gọi điện. Chàng bảo “tối nay có ăn tối”. Mình bảo “ăn tối với ai?”, “với phát ngôn viên của Berlusconi, mấy ông nghị, thêm vị giám đốc của trung tâm văn hoá Ý”. Mình xì một tiếng “lại mấy ông nghị già, em ko đi đâu, chiều nay có hẹn đi cùng đứa bạn sang Queens xem cái chợ Tàu bên Queens nó ra làm sao”.

Mình biết ko đi thế này là ko hoàn thành nhiệm vụ, và chàng ko hài lòng. Mình lấy cớ là báo muộn quá, em hẹn bạn rồi. Nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa là,

Phát ngôn viên của thủ tướng, đến NYC cũng chả phải chuyến công cán gì, mà chỉ là đi chơi. Đi chơi nhưng lại cứ kiểu vô tình thông báo là đi chơi, làm mấy chú ngoại giao ở lãnh sự lại cứ phải thù tiếp mời mọc ăn uống đưa đón cho phải đạo.

Mấy ông nghị người Mỹ gốc Ý, thì đã già lắm rồi, già đến mức nghễnh ngãng nói gì cứ phải lên giọng thì mới hiểu được. Người Ý mắc bệnh hay động lòng, người ta khen mãi, khen nào là ẩm thực ngon, xe hơi đẹp, thời trang đỉnh, di sản có một không hai, vv và vv, thì cứ tủm tỉm đón nhận, thế mà động đến chữ mafia một cái là nhảy tành tành lên. Nói chuyện gì thì cuối cùng cũng về lại chủ đề chúng ta là người Ý, chúng ta phải thế nọ, bọn họ phải thế kia. Sốt ruột.

Vị giám đốc trung tâm văn hoá Ý, mới đến nhậm chức, đồng tính nhưng vô cùng dễ thương, đi đâu cũng rủ chàng, gọi chàng là “amore”, tức honey, darling, sweetheart, vv và vv.

Một nguyên nhân ko kém phần quan trọng nữa là, hồi này tự nhiên vừa chán vừa mệt,gầy gò, sụt cân. Hồi trước đặt tay lên đầu thấy toàn tóc là tóc, giờ đặt tay lên đầu sờ được cả xương sọ. Chả muốn đóng bộ, chỉ muốn quần cộc áo dây lượn cho mát. Một tiệc đứng nhiều người tham dự thì còn cố mà chịu đựng, chứ ăn tối sit-down, người nọ nhìn người kia chòng chọc, thì mệt lắm, ko cố được.

CHỊU THÔI!!!

P.S Mẹ bạn hẹn lúc 3h, sau lại bảo “thôi từ 3h đến 4h cho chắc ăn”. Giờ đã gần 5h rưỡi, vẫn chưa thấy tăm hơi

Entry for August 26, 2008

Sáng chàng gọi điện. Chàng bảo “tối nay có ăn tối”. Mình bảo “ăn tối với ai?”, “với phát ngôn viên của Berlusconi, mấy ông nghị, thêm vị giám đốc của trung tâm văn hoá Ý”. Mình xì một tiếng “lại mấy ông nghị già, em ko đi đâu, chiều nay có hẹn đi cùng đứa bạn sang Queens xem cái chợ Tàu bên Queens nó ra làm sao”.

Mình biết ko đi thế này là ko hoàn thành nhiệm vụ, và chàng ko hài lòng. Mình lấy cớ là báo muộn quá, em hẹn bạn rồi. Nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa là,

Phát ngôn viên của thủ tướng, đến NYC cũng chả phải chuyến công cán gì, mà chỉ là đi chơi. Đi chơi nhưng lại cứ kiểu vô tình thông báo là đi chơi, làm mấy chú ngoại giao ở lãnh sự lại cứ phải thù tiếp mời mọc ăn uống đưa đón cho phải đạo.

Mấy ông nghị người Mỹ gốc Ý, thì đã già lắm rồi, già đến mức nghễnh ngãng nói gì cứ phải lên giọng thì mới hiểu được. Người Ý mắc bệnh hay động lòng, người ta khen mãi, khen nào là ẩm thực ngon, xe hơi đẹp, thời trang đỉnh, di sản có một không hai, vv và vv, thì cứ tủm tỉm đón nhận, thế mà động đến chữ mafia một cái là nhảy tành tành lên. Nói chuyện gì thì cuối cùng cũng về lại chủ đề chúng ta là người Ý, chúng ta phải thế nọ, bọn họ phải thế kia. Sốt ruột.

Vị giám đốc trung tâm văn hoá Ý, mới đến nhậm chức, đồng tính nhưng vô cùng dễ thương, đi đâu cũng rủ chàng, gọi chàng là “amore”, tức honey, darling, sweetheart, vv và vv.

Một nguyên nhân ko kém phần quan trọng nữa là, hồi này tự nhiên vừa chán vừa mệt,gầy gò, sụt cân. Hồi trước đặt tay lên đầu thấy toàn tóc là tóc, giờ đặt tay lên đầu sờ được cả xương sọ. Chả muốn đóng bộ, chỉ muốn quần cộc áo dây lượn cho mát. Một tiệc đứng nhiều người tham dự thì còn cố mà chịu đựng, chứ ăn tối sit-down, người nọ nhìn người kia chòng chọc, thì mệt lắm, ko cố được.

CHỊU THÔI!!!

P.S Mẹ bạn hẹn lúc 3h, sau lại bảo “thôi từ 3h đến 4h cho chắc ăn”. Giờ đã gần 5h rưỡi, vẫn chưa thấy tăm hơi

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 45)




Chú Bình Nguyên ngọng líu mà lại còn hay bảo ban mọi người đâu ra đấy. Có hôm mẹ chú chạy xuống dưới nhà mặc mỗi cái váy ngủ, chú nhìn thấy chạy ra “mamma, mamma mặc cần”. Ý chú là quần nhưng chú chỉ nói được đến thế thôi. Đi chợ, chú cứ chỉ trỏ “mamma, Lê ăn kít”, mẹ chú nghe chữ kít thì nhớn nhác chả hiểu, chết rồi con ăn gì. Chú chỉ trỏ mãi mới hiểu à hoá ra là con muốn ăn quít.

Hôm nọ mẹ gọi chú ời ời “Ale ra đây mẹ bảo cái này’, chú im thít, để mẹ phải gọi mấy lần, cuối cùng thấy mẹ gọi lắm quá chú từ phòng khác nói vọng sang “mamma, Lê điếc”.

Chú vừa đi vừa kéo theo sau cái đón gót giầy của papa, dài dễ chừng nửa mét, vì bố chú đại lãn mỗi lần xỏ chân vào giày ko muốn cúi cái lưng xuống. Cái đón gót giầy bị kéo lê kêu loạt xoạt. Chú cứ nghe tiếng loạt xoạt mà ko hiểu là tiếng gì, cứ đi lại loanh quanh mặt mũi băn khoăn “mamma, gì kêu?”.

Hôm nọ tranh thủ papa mở kho tìm cái gì đó chú hôi được cái mũ bảo hiểm đi xe đạp của mẹ. Bây giờ ngày nào chú cũng đội mũ bảo hiểm ngay ngắn, ngắm nghía bản thân trước gương, cười nhe răng mamma Lê đội mũ kíu hoả, rồi đi lấy xe đạp đạp nhoay nhoáy.

Chú lợi dụng mẹ thương chú hơn từ lúc bác giúp việc cũ về chú bám mẹ như đỉa. Cứ thấy mẹ mặc quần áo tề chỉnh là chú ra ôm mẹ năn nỉ ‘mamma, mamma ở nhà với Lê”. Để chú vui vẻ mà cho đi thì chỉ có cách bảo chú “mamma đi diệt chuột”. Chú ghét chuột nên nghe đi diệt chuột là chú cho đi ngay. Mẹ chú biết là khoa học bảo ko nên lừa con cái, nhưng đố ai ko lừa tí nào mà xong được với bọn trẻ con đấy. Có mà chúng nó hành cho lên bờ xuống ruộng.

Chú đang bị mẹ bắt bỏ bỉm. Hôm nọ mẹ chú đặt chú vào bô Elmo, chú đỏ mặt tía tai rặn. Nghe tiếng tõm tõm, mẹ chú ngó vào, chú cũng đang cúi xem, thấy hai cục tròn tròn nổi lập lờ trong nước chú chỉ tay bảo “mamma, mắt”.

Dạo này chú đang trải qua những thay đổi lớn lao trong đời. Thứ nhất là chiến hữu bác Hằng của chú đã hồi hương. Thứ hai là bạn thân cái bình nước đã bị chú đánh mất, chú cứ tiếc hùi hụi đổ tại Mickey lấy, mẹ thì ko mua cái mới cho nữa, mẹ bảo chú phải tập uống cốc là vừa. Thứ ba là tự dưng bị mẹ bỏ bỉm, bắt mặc quần xà lỏn, chuẩn bị để còn đi học. Trông chú cứ ngơ ngơ ngác ngác như gà con lạc mẹ.

Cả tuần nay chú ko chạy nhảy, ko nghịch đùa phá ngã như mọi khi, chắc văn phòng luật dưới nhà của ông chủ nhà cũng vì thế mà được yên ắng hơn

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 45)




Chú Bình Nguyên ngọng líu mà lại còn hay bảo ban mọi người đâu ra đấy. Có hôm mẹ chú chạy xuống dưới nhà mặc mỗi cái váy ngủ, chú nhìn thấy chạy ra “mamma, mamma mặc cần”. Ý chú là quần nhưng chú chỉ nói được đến thế thôi. Đi chợ, chú cứ chỉ trỏ “mamma, Lê ăn kít”, mẹ chú nghe chữ kít thì nhớn nhác chả hiểu, chết rồi con ăn gì. Chú chỉ trỏ mãi mới hiểu à hoá ra là con muốn ăn quít.

Hôm nọ mẹ gọi chú ời ời “Ale ra đây mẹ bảo cái này’, chú im thít, để mẹ phải gọi mấy lần, cuối cùng thấy mẹ gọi lắm quá chú từ phòng khác nói vọng sang “mamma, Lê điếc”.

Chú vừa đi vừa kéo theo sau cái đón gót giầy của papa, dài dễ chừng nửa mét, vì bố chú đại lãn mỗi lần xỏ chân vào giày ko muốn cúi cái lưng xuống. Cái đón gót giầy bị kéo lê kêu loạt xoạt. Chú cứ nghe tiếng loạt xoạt mà ko hiểu là tiếng gì, cứ đi lại loanh quanh mặt mũi băn khoăn “mamma, gì kêu?”.

Hôm nọ tranh thủ papa mở kho tìm cái gì đó chú hôi được cái mũ bảo hiểm đi xe đạp của mẹ. Bây giờ ngày nào chú cũng đội mũ bảo hiểm ngay ngắn, ngắm nghía bản thân trước gương, cười nhe răng mamma Lê đội mũ kíu hoả, rồi đi lấy xe đạp đạp nhoay nhoáy.

Chú lợi dụng mẹ thương chú hơn từ lúc bác giúp việc cũ về chú bám mẹ như đỉa. Cứ thấy mẹ mặc quần áo tề chỉnh là chú ra ôm mẹ năn nỉ ‘mamma, mamma ở nhà với Lê”. Để chú vui vẻ mà cho đi thì chỉ có cách bảo chú “mamma đi diệt chuột”. Chú ghét chuột nên nghe đi diệt chuột là chú cho đi ngay. Mẹ chú biết là khoa học bảo ko nên lừa con cái, nhưng đố ai ko lừa tí nào mà xong được với bọn trẻ con đấy. Có mà chúng nó hành cho lên bờ xuống ruộng.

Chú đang bị mẹ bắt bỏ bỉm. Hôm nọ mẹ chú đặt chú vào bô Elmo, chú đỏ mặt tía tai rặn. Nghe tiếng tõm tõm, mẹ chú ngó vào, chú cũng đang cúi xem, thấy hai cục tròn tròn nổi lập lờ trong nước chú chỉ tay bảo “mamma, mắt”.

Dạo này chú đang trải qua những thay đổi lớn lao trong đời. Thứ nhất là chiến hữu bác Hằng của chú đã hồi hương. Thứ hai là bạn thân cái bình nước đã bị chú đánh mất, chú cứ tiếc hùi hụi đổ tại Mickey lấy, mẹ thì ko mua cái mới cho nữa, mẹ bảo chú phải tập uống cốc là vừa. Thứ ba là tự dưng bị mẹ bỏ bỉm, bắt mặc quần xà lỏn, chuẩn bị để còn đi học. Trông chú cứ ngơ ngơ ngác ngác như gà con lạc mẹ.

Cả tuần nay chú ko chạy nhảy, ko nghịch đùa phá ngã như mọi khi, chắc văn phòng luật dưới nhà của ông chủ nhà cũng vì thế mà được yên ắng hơn

Sunday, August 24, 2008

Ngồi xổm thì sao?




Có một lần, dẫn mẹ tôi đi đâu đó, đang loanh quanh đợi thấy bà ngồi xổm xuống đất, tôi đã nhăn nhó “mẹ đứng lên đi mẹ”.

Xong rồi thấy xấu hổ với chính mình.

Ngồi xổm thì sao? Mẹ tôi bán xổ số đầu đường nuôi 3 con ăn học thành người. Ngày mưa, ngày nắng, ngày bão, không ngày nào mẹ tôi bỏ “vị trí”, bà gọi đó là vị trí, như vị trí chiến đấu. Chỗ mẹ bán hàng cạnh hồ, trời cứ mưa hơi to là nước dềnh lên. Mẹ xắn quần lên lội, chân trắng bóc.

Ngồi xổm thì sao? IMO1998, đội tuyển VN thi toán quốc tế chỉ có em trai tôi đoạt huy chương vàng. Ngay cả khi biết tin mẹ tôi cũng ko bỏ “vị trí”. Vì bỏ vị trí tức là con đói, huy chương vàng cũng đói. Khoảng thời gian huấn luyện đặc biệt trước khi đi thi các bậc phụ huynh bỏ tiền mời thầy giỏi về phụ đạo cho đội tuyển, 6 buổi một tuần, học phí rất cao. Nhà tôi chỉ có thể cho em tôi đi học một buổi/tuần. Nhìn em đạp xe Phượng Hoàng lọc xọc, trời nắng chang chang đi mượn vở của các bạn được học đủ 6 buổi/tuần về nhà photo rồi mày mò tự học, học trong cái nóng nung người ngôi nhà 10 mét vuông, một phòng, thấp tè, bàn học cạnh cái chạn toàn gián, chạn đối diện toilet suốt ngày nước ko tiêu, bếp ở ngoài trời, mưa to quá thì mặc áo mưa đứng nấu cơm, mà thấy thương. Thương nhưng chẳng thể làm hơn thế được, vì tiền mẹ đi bán xổ số chỉ đủ ăn hàng ngày, những ngày mưa vắng khách mẹ về nhà mồm như mếu, vì lo con đói. Để em tôi đi học được một buổi đó tôi phải đi gia sư 4 buổi khản giọng.

Ngồi xổm thì sao? Mẹ tôi bán xổ số đầu đường, chạy công an mỗi chiều. Có người nào sáng bán xổ số chiều đi lại đài các ngồi tại bàn tiệc dùng dao thìa nĩa đúng kiểu quý tộc Anh được ko? Mẹ tôi ko phải siêu nhân, mẹ chỉ là một người đàn bà bình thường, ốm yếu, hay ca cẩm, nhưng kiên cường gấp nhiều lần một người thường.

Nếu ko có sự kiên cường của mẹ, chúng tôi ko thể thành người.

Vì thế, ngồi xổm thì sao?

Có biết tại sao bọn Tây nó ko ngồi xổm ko? Vì chúng nó ko ngồi được. Vì hệ cơ xương của chúng nó ko đủ mềm dẻo, lại thêm lắm thịt ở đùi ở bụng, ngồi toàn phải kiễng chân, xương đùi tạo với xương cẳng chân một góc ít nhất là 45 độ, ngồi toàn ngã, hoặc chỉ cố được một lúc là mỏi nhừ, ngồi còn khổ hơn đứng. Cứ thử bảo chúng nó cúi người, mình cúi tay chạm được vào mũi chân, hoặc chí ít cũng với được đến nửa ống chân, chúng nó cúi tay chỉ lơ lửng với được nửa đùi là kêu đau oai oái, thì biết là mình dẻo hơn nó đến mức nào.

Có biết nếu ko có ghế thì đứng mãi bọn Tây cũng có nhu cầu ngồi ko? Chúng nó ngồi rệ cả xuống đất đấy, có khi còn nằm dài cả ra. Mình mềm dẻo, mình ngồi xổm, đỡ bẩn đít quần.

Vì thế, ngồi xổm thì sao?

P.S Lâu rồi tôi ko gặp em tôi. Tự dưng hôm nay tôi muốn ôm ghì cái đầu bù xù của nó vào ngực mình, xoa vào cái má vêu vao, vai gầy trơ xương. Công việc của em tôi lúc nào cũng phải thức khuya, suốt ngày thiếu ngủ, ngoài 20 mà trông đã giống ông già. Bị vợ mắng thì im thít, chỉ cãi chị là nhanh thôi

Ngồi xổm thì sao?




Có một lần, dẫn mẹ tôi đi đâu đó, đang loanh quanh đợi thấy bà ngồi xổm xuống đất, tôi đã nhăn nhó “mẹ đứng lên đi mẹ”.

Xong rồi thấy xấu hổ với chính mình.

Ngồi xổm thì sao? Mẹ tôi bán xổ số đầu đường nuôi 3 con ăn học thành người. Ngày mưa, ngày nắng, ngày bão, không ngày nào mẹ tôi bỏ “vị trí”, bà gọi đó là vị trí, như vị trí chiến đấu. Chỗ mẹ bán hàng cạnh hồ, trời cứ mưa hơi to là nước dềnh lên. Mẹ xắn quần lên lội, chân trắng bóc.

Ngồi xổm thì sao? IMO1998, đội tuyển VN thi toán quốc tế chỉ có em trai tôi đoạt huy chương vàng. Ngay cả khi biết tin mẹ tôi cũng ko bỏ “vị trí”. Vì bỏ vị trí tức là con đói, huy chương vàng cũng đói. Khoảng thời gian huấn luyện đặc biệt trước khi đi thi các bậc phụ huynh bỏ tiền mời thầy giỏi về phụ đạo cho đội tuyển, 6 buổi một tuần, học phí rất cao. Nhà tôi chỉ có thể cho em tôi đi học một buổi/tuần. Nhìn em đạp xe Phượng Hoàng lọc xọc, trời nắng chang chang đi mượn vở của các bạn được học đủ 6 buổi/tuần về nhà photo rồi mày mò tự học, học trong cái nóng nung người ngôi nhà 10 mét vuông, một phòng, thấp tè, bàn học cạnh cái chạn toàn gián, chạn đối diện toilet suốt ngày nước ko tiêu, bếp ở ngoài trời, mưa to quá thì mặc áo mưa đứng nấu cơm, mà thấy thương. Thương nhưng chẳng thể làm hơn thế được, vì tiền mẹ đi bán xổ số chỉ đủ ăn hàng ngày, những ngày mưa vắng khách mẹ về nhà mồm như mếu, vì lo con đói. Để em tôi đi học được một buổi đó tôi phải đi gia sư 4 buổi khản giọng.

Ngồi xổm thì sao? Mẹ tôi bán xổ số đầu đường, chạy công an mỗi chiều. Có người nào sáng bán xổ số chiều đi lại đài các ngồi tại bàn tiệc dùng dao thìa nĩa đúng kiểu quý tộc Anh được ko? Mẹ tôi ko phải siêu nhân, mẹ chỉ là một người đàn bà bình thường, ốm yếu, hay ca cẩm, nhưng kiên cường gấp nhiều lần một người thường.

Nếu ko có sự kiên cường của mẹ, chúng tôi ko thể thành người.

Vì thế, ngồi xổm thì sao?

Có biết tại sao bọn Tây nó ko ngồi xổm ko? Vì chúng nó ko ngồi được. Vì hệ cơ xương của chúng nó ko đủ mềm dẻo, lại thêm lắm thịt ở đùi ở bụng, ngồi toàn phải kiễng chân, xương đùi tạo với xương cẳng chân một góc ít nhất là 45 độ, ngồi toàn ngã, hoặc chỉ cố được một lúc là mỏi nhừ, ngồi còn khổ hơn đứng. Cứ thử bảo chúng nó cúi người, mình cúi tay chạm được vào mũi chân, hoặc chí ít cũng với được đến nửa ống chân, chúng nó cúi tay chỉ lơ lửng với được nửa đùi là kêu đau oai oái, thì biết là mình dẻo hơn nó đến mức nào.

Có biết nếu ko có ghế thì đứng mãi bọn Tây cũng có nhu cầu ngồi ko? Chúng nó ngồi rệ cả xuống đất đấy, có khi còn nằm dài cả ra. Mình mềm dẻo, mình ngồi xổm, đỡ bẩn đít quần.

Vì thế, ngồi xổm thì sao?

P.S Lâu rồi tôi ko gặp em tôi. Tự dưng hôm nay tôi muốn ôm ghì cái đầu bù xù của nó vào ngực mình, xoa vào cái má vêu vao, vai gầy trơ xương. Công việc của em tôi lúc nào cũng phải thức khuya, suốt ngày thiếu ngủ, ngoài 20 mà trông đã giống ông già. Bị vợ mắng thì im thít, chỉ cãi chị là nhanh thôi

Friday, August 22, 2008

Nhổ răng ở New York

Đi nhổ răng. Bác sĩ khua khoắng mãi, loay hoay hết lắp vào rồi lại tháo ra mấy cái mũi tiêm, mồm liến thoắng “đừng nhìn đừng nhìn”. Nhưng ko nhìn sao được, khua chân múa tay ngay trước mũi mà lại bắt bệnh nhân ko nhìn. Tiêm hai mũi thuốc tê đau gần chết, nằm còng queo đợi thuốc ngấm một lúc rõ lâu, bác sĩ chạy mất, có mỗi con bé ý tá trợ lý gì đó đứng bên cạnh chắc để an ủi mình. An ủi kiểu gì mà mình cứ thấy im lặng chết chóc, quay sang ngó nó thì thấy nó đã kéo khẩu trang xuống khỏi mồm từ khi nào, mắt nó thì đang nhìn xa xăm thẫn thờ, cũng chả nhận ra là mình đang lom lom nhìn nó. Kiểu này chắc mình phải an ủi nó chứ hy vọng gì được an ủi.

Nó thở dài vài lần và mình cũng thở dài vài lần thì bác sĩ lật đật chạy vào, mồm liến thoắng “tê đến đâu rồi? tê đến đâu rồi”, mình nhún vai “rất tê”, bác sĩ ko giấu nổi niềm sung sướng “Oh yeah?”. Sau khi kiểm tra lại lần nữa, hoàn toàn hài lòng, bác sĩ bắt đầu công đoạn nhổ răng, nào kìm nào kéo, trịnh trọng bày hết cả ra như mổ trâu mổ bò “You are ready?”. Mình lại nhún vai “you’re never ready enough anyway”. Thấy bác sĩ thò kìm vào miệng cặp vào cái răng, lung lay mấy lần, cứ tưởng ông ấy đang định tháo cái chụp ra hoặc ước lượng tình hình, thế mà chỉ một giây sau, sau vài tiếng răng rắc, đã thấy cái răng nằm chỏng chơ trên khay. “Is that all?”, “yeah. You want to have more teeth pulled out?”, tức “có thế thôi à?”, “ờ, thế cô muốn nhổ thêm nữa à?”.

Nhổ cái răng mất 2 giây. Chuẩn bị mất một tiếng. Loạn hết cả lên.

Kế toán chìa vào mặt hoá đơn gần 1000us, chỉ để nhổ mỗi cái răng đã lung lay sẵn. Biết thế tự nhổ. Buộc cái chỉ vòng quanh gốc răng, giật vài lần răng gì cũng ra hết. Ngày xưa toàn thế có sao.

Ở New York, nếu muốn đến phòng mạch tư nào vào loại có tiếng một tí mà lại ko được ai giới thiệu thì cứ gặp bác sĩ xong là phải xì tiền ngay, về nhà đòi được bảo hiểm hay ko ko phải là việc của bác sĩ. Chỉ trừ khi phải là khách hàng quen, quan trọng, kiểu như bác sĩ rất muốn có khách hàng này để lấy quan hệ, thì mới được miễn cái khoản đẻ con nào cắt rốn con đấy thế này. Thay vào đó, các cô trợ lý sẽ phải làm việc trầy trật với bảo hiểm để đòi tiền của chúng.

Ngại nhất là phải làm việc với bảo hiểm. Chúng nó cứ như deaf and dumb hết cả lượt.

- (mình giọng quả quyết) Tôi gửi cái hoá đơn đó rồi

- (giọng đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (mình bức xúc) Tôi gửi đến lần thứ 3 rồi

- (giọng vẫn đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (đành xử nhũn) Thế chị nói địa chỉ để tôi gửi lại

- Nói địa chỉ một hồi

- (phẫn nộ) Tôi gửi đúng cái địa chỉ này mà, sao các chị lại ko nhận được

- (lại vô cảm) Tôi ko biết, chúng tôi ko nhận được

- (vò đầu bứt tai) Thế bây giờ tôi phải làm sao?

- (cộc lốc) Gửi lại

- (hỏi cố cho ra vấn đề) Thế nếu các chị lại ko nhận được nữa thì sao?

- (thở dài đánh oạch kiểu hỏi lắm thế) Cứ gửi đi rồi tính sau

Lại hì hục gửi. Rồi vài tuần sau lại đúng cuộc trò chuyện này, chỉ khác là lần này số lần gửi đã lên thành 4.

Cái 1000us này, chắc chắn phải 6 tháng sau mới được hoàn lại.

Về đến nhà, thuốc tê vẫn chưa tan hết, sờ vào cằm chả có cảm giác gì. Ngồi ăn với Bình Nguyên, đang bình thường tự dưng chú chỉ cái ngón tay be bé cong cong vào tận mặt mẹ “Mamma, mồm mamma, cằm mamma kìa”. Ngó vào gương, trời ạ, đúng là mất cảm giác có khác. Nước chảy xuống tận cằm mà vẫn thấy như thường. May mà mỗi chú nhìn thấy, chứ người ngoài nhìn thấy chắc phải kiếm cái lỗ mà nhảy xuống lấy đất đắp lên.

Một nha sĩ ở NY bảo ông đã đến VN và cũng chữa cho nhiều người VN, luôn luôn có cùng vấn đề là hay ê răng khi ăn đồ nóng đồ lạnh đồ cứng, tức là bị mòn răng. Không hiểu có phải tại nguồn nước ko?

Nhổ răng ở New York

Đi nhổ răng. Bác sĩ khua khoắng mãi, loay hoay hết lắp vào rồi lại tháo ra mấy cái mũi tiêm, mồm liến thoắng “đừng nhìn đừng nhìn”. Nhưng ko nhìn sao được, khua chân múa tay ngay trước mũi mà lại bắt bệnh nhân ko nhìn. Tiêm hai mũi thuốc tê đau gần chết, nằm còng queo đợi thuốc ngấm một lúc rõ lâu, bác sĩ chạy mất, có mỗi con bé ý tá trợ lý gì đó đứng bên cạnh chắc để an ủi mình. An ủi kiểu gì mà mình cứ thấy im lặng chết chóc, quay sang ngó nó thì thấy nó đã kéo khẩu trang xuống khỏi mồm từ khi nào, mắt nó thì đang nhìn xa xăm thẫn thờ, cũng chả nhận ra là mình đang lom lom nhìn nó. Kiểu này chắc mình phải an ủi nó chứ hy vọng gì được an ủi.

Nó thở dài vài lần và mình cũng thở dài vài lần thì bác sĩ lật đật chạy vào, mồm liến thoắng “tê đến đâu rồi? tê đến đâu rồi”, mình nhún vai “rất tê”, bác sĩ ko giấu nổi niềm sung sướng “Oh yeah?”. Sau khi kiểm tra lại lần nữa, hoàn toàn hài lòng, bác sĩ bắt đầu công đoạn nhổ răng, nào kìm nào kéo, trịnh trọng bày hết cả ra như mổ trâu mổ bò “You are ready?”. Mình lại nhún vai “you’re never ready enough anyway”. Thấy bác sĩ thò kìm vào miệng cặp vào cái răng, lung lay mấy lần, cứ tưởng ông ấy đang định tháo cái chụp ra hoặc ước lượng tình hình, thế mà chỉ một giây sau, sau vài tiếng răng rắc, đã thấy cái răng nằm chỏng chơ trên khay. “Is that all?”, “yeah. You want to have more teeth pulled out?”, tức “có thế thôi à?”, “ờ, thế cô muốn nhổ thêm nữa à?”.

Nhổ cái răng mất 2 giây. Chuẩn bị mất một tiếng. Loạn hết cả lên.

Kế toán chìa vào mặt hoá đơn gần 1000us, chỉ để nhổ mỗi cái răng đã lung lay sẵn. Biết thế tự nhổ. Buộc cái chỉ vòng quanh gốc răng, giật vài lần răng gì cũng ra hết. Ngày xưa toàn thế có sao.

Ở New York, nếu muốn đến phòng mạch tư nào vào loại có tiếng một tí mà lại ko được ai giới thiệu thì cứ gặp bác sĩ xong là phải xì tiền ngay, về nhà đòi được bảo hiểm hay ko ko phải là việc của bác sĩ. Chỉ trừ khi phải là khách hàng quen, quan trọng, kiểu như bác sĩ rất muốn có khách hàng này để lấy quan hệ, thì mới được miễn cái khoản đẻ con nào cắt rốn con đấy thế này. Thay vào đó, các cô trợ lý sẽ phải làm việc trầy trật với bảo hiểm để đòi tiền của chúng.

Ngại nhất là phải làm việc với bảo hiểm. Chúng nó cứ như deaf and dumb hết cả lượt.

- (mình giọng quả quyết) Tôi gửi cái hoá đơn đó rồi

- (giọng đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (mình bức xúc) Tôi gửi đến lần thứ 3 rồi

- (giọng vẫn đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (đành xử nhũn) Thế chị nói địa chỉ để tôi gửi lại

- Nói địa chỉ một hồi

- (phẫn nộ) Tôi gửi đúng cái địa chỉ này mà, sao các chị lại ko nhận được

- (lại vô cảm) Tôi ko biết, chúng tôi ko nhận được

- (vò đầu bứt tai) Thế bây giờ tôi phải làm sao?

- (cộc lốc) Gửi lại

- (hỏi cố cho ra vấn đề) Thế nếu các chị lại ko nhận được nữa thì sao?

- (thở dài đánh oạch kiểu hỏi lắm thế) Cứ gửi đi rồi tính sau

Lại hì hục gửi. Rồi vài tuần sau lại đúng cuộc trò chuyện này, chỉ khác là lần này số lần gửi đã lên thành 4.

Cái 1000us này, chắc chắn phải 6 tháng sau mới được hoàn lại.

Về đến nhà, thuốc tê vẫn chưa tan hết, sờ vào cằm chả có cảm giác gì. Ngồi ăn với Bình Nguyên, đang bình thường tự dưng chú chỉ cái ngón tay be bé cong cong vào tận mặt mẹ “Mamma, mồm mamma, cằm mamma kìa”. Ngó vào gương, trời ạ, đúng là mất cảm giác có khác. Nước chảy xuống tận cằm mà vẫn thấy như thường. May mà mỗi chú nhìn thấy, chứ người ngoài nhìn thấy chắc phải kiếm cái lỗ mà nhảy xuống lấy đất đắp lên.

Một nha sĩ ở NY bảo ông đã đến VN và cũng chữa cho nhiều người VN, luôn luôn có cùng vấn đề là hay ê răng khi ăn đồ nóng đồ lạnh đồ cứng, tức là bị mòn răng. Không hiểu có phải tại nguồn nước ko?

Thursday, August 21, 2008

Con buồn




Những ngày trước khi chị giúp việc về Bình Nguyên còn giãy nảy lên khóc mỗi khi có ai nhắc đến chủ đề này. Đêm cuối cùng chị giúp việc bảo chú cứ nằm ôm riết chị ấy, thủ thỉ “Lê buồn, Lê yêu bác, Lê nhớ bác, bác đừng khóc mà”.

Nhưng đến sáng hôm chị ấy ra sân bay, chú chẳng nói năng gì, chỉ gục đầu trên vai bố nhìn, đến tận khi chiếc taxi chở mẹ và chị giúp việc lăn bánh chú mới thảng thốt, oà khóc, tay với với theo.

Hai hôm nay rồi, nhà vắng hẳn tiếng chân chạy, tiếng cười, tiếng nói líu lo của con, cả tiếng con làm đổ làm vỡ cái gì đó cứ 5 phút một, cả tiếng con ngã hự một cái, 3 phút một…

Ngày đầu tiên con ngồi một chỗ, mặt buồn thiu. Cho ăn con lặng lẽ ăn, trệu trạo, ko nói gì cả, ko phản đối, ko tán thưởng. Bình thường vừa ăn con vừa hét, tay giơ lên trời, mồm cười toe toét, ăn cái gì thích con còn bảo "bác, ngon". Chỉ mỗi lúc bà Nuôi rán thịt con bình luận “Bà Nuôi, thơm”, rồi con lại ngồi yên một chỗ, mặt buồn thiu.

Ngày thứ hai con thơ thẩn đi một mình trong nhà, mặt vẫn buồn thiu. Buổi trưa ngủ dậy, mẹ lấy cho chai nước. Con ôm chai nước bò vào lòng bà Nuôi, nói “Lê nhớ bác”

Mẹ chạy xuống chợ Tàu, mua xương đuôi bò, mua hành mùi, bánh phở, mua cả gà già để cho vào nước phở cho ngọt. Về nhà mẹ bảo “con yêu, ngày mai mẹ nấu phở cho con ăn”. Con cười toe ‘vâng”. Mẹ lại bảo “con vui đi, con hứa với mẹ là con vui”, con bảo “con hứa”

Mẹ lại chảy nước mắt. Mẹ sẽ cố gắng ko đổi giúp việc nữa, dù cung nô bộc của mẹ chả ra gì. Cùng lắm, mẹ chả cần giúp việc, nếu chỉ vì mấy tiện nghi vớ vẩn mà làm con buồn.

Rồi sẽ còn nhiều mất mát nữa con ạ. Đó là cái giá gia đình mình phải trả. Nếu con mạnh mẽ, con sẽ thấy rất nhiều điều thú vị của cuộc sống xung quanh con.

Còn mẹ, từ mấy năm nay rồi chẳng dám khăng khít với ai.

Mẹ con mình cùng cố gắng nhé, con yêu. Mẹ sẽ luôn luôn ở bên con

Con cười đi, mẹ thích nụ cười toe của con, những cái răng xinh xinh đều đặn như răng chuột của con

Con buồn




Những ngày trước khi chị giúp việc về Bình Nguyên còn giãy nảy lên khóc mỗi khi có ai nhắc đến chủ đề này. Đêm cuối cùng chị giúp việc bảo chú cứ nằm ôm riết chị ấy, thủ thỉ “Lê buồn, Lê yêu bác, Lê nhớ bác, bác đừng khóc mà”.

Nhưng đến sáng hôm chị ấy ra sân bay, chú chẳng nói năng gì, chỉ gục đầu trên vai bố nhìn, đến tận khi chiếc taxi chở mẹ và chị giúp việc lăn bánh chú mới thảng thốt, oà khóc, tay với với theo.

Hai hôm nay rồi, nhà vắng hẳn tiếng chân chạy, tiếng cười, tiếng nói líu lo của con, cả tiếng con làm đổ làm vỡ cái gì đó cứ 5 phút một, cả tiếng con ngã hự một cái, 3 phút một…

Ngày đầu tiên con ngồi một chỗ, mặt buồn thiu. Cho ăn con lặng lẽ ăn, trệu trạo, ko nói gì cả, ko phản đối, ko tán thưởng. Bình thường vừa ăn con vừa hét, tay giơ lên trời, mồm cười toe toét, ăn cái gì thích con còn bảo "bác, ngon". Chỉ mỗi lúc bà Nuôi rán thịt con bình luận “Bà Nuôi, thơm”, rồi con lại ngồi yên một chỗ, mặt buồn thiu.

Ngày thứ hai con thơ thẩn đi một mình trong nhà, mặt vẫn buồn thiu. Buổi trưa ngủ dậy, mẹ lấy cho chai nước. Con ôm chai nước bò vào lòng bà Nuôi, nói “Lê nhớ bác”

Mẹ chạy xuống chợ Tàu, mua xương đuôi bò, mua hành mùi, bánh phở, mua cả gà già để cho vào nước phở cho ngọt. Về nhà mẹ bảo “con yêu, ngày mai mẹ nấu phở cho con ăn”. Con cười toe ‘vâng”. Mẹ lại bảo “con vui đi, con hứa với mẹ là con vui”, con bảo “con hứa”

Mẹ lại chảy nước mắt. Mẹ sẽ cố gắng ko đổi giúp việc nữa, dù cung nô bộc của mẹ chả ra gì. Cùng lắm, mẹ chả cần giúp việc, nếu chỉ vì mấy tiện nghi vớ vẩn mà làm con buồn.

Rồi sẽ còn nhiều mất mát nữa con ạ. Đó là cái giá gia đình mình phải trả. Nếu con mạnh mẽ, con sẽ thấy rất nhiều điều thú vị của cuộc sống xung quanh con.

Còn mẹ, từ mấy năm nay rồi chẳng dám khăng khít với ai.

Mẹ con mình cùng cố gắng nhé, con yêu. Mẹ sẽ luôn luôn ở bên con

Con cười đi, mẹ thích nụ cười toe của con, những cái răng xinh xinh đều đặn như răng chuột của con

Wednesday, August 20, 2008

Underthings

Là để chỉ tất cả những nội y và phụ kiện mặc ở bên dưới quần áo váy vóc bình thường. Theo mình, underthings còn quan trọng hơn cả quần áo bên ngoài.

Với xã hội hiện đại như bây giờ, nhìn một cô gái mặc đầm đẹp long lanh, chân thon, eo nhỏ miên man, mông cao, ngực tròn, nhiều khi chỉ có nghĩa là underthings của cô ta hiệu quả.

Tức là có thể cô ta đã dùng stockings/hosiery, tất da chân dài, rất khoẻ để làm cho chân thon thẳng lại

Hoặc dùng pantyhose, nôm na là quần tất, để làm cho mông gọn lại

Eo nhỏ thì có khó gì. Dùng waspie bó lại, nhỏ hơn Kate Moss. Thế nên nếu thấy cô nào chụp ảnh này eo bé tí tẹo, thắt ngẵng cả lại, mà ảnh kia bụng lại cả rổ, nếu ko vì ảnh đã được chỉnh sửa, hoặc vì do cô ta béo lên hoặc gầy đi bất ngờ, thì chỉ có thể là bên dưới lớp quần áo đã dùng waspie hoặc corset.

Ngực đầy lên cũng chả khó gì, dùng corset hoặc nếu ngại khổ thì dùng áo ngực loại có thể đẩy từ dưới lên và ép từ hai bên vào. Ngực có lép hay có chảy đến mấy cũng thành gọn gàng đầy đặn.

Chưa kể những người hơi xum xuê quá còn có thể dùng một loại underdress bằng chất liệu cực khoẻ, đảm bảo gọn đi trông thấy. Khổ cái nhiều khi tác dụng ngược, thon được cái bụng thì lại tẹt hết cả đường cong, và nhiều khi, để đẹp được như vậy thì cũng gần chết ngạt trong cái váy lót đó.

Nhưng ngoài tác dụng làm đẹp, underthings là một phần ko thể thiếu trong trang phục.

Ví dụ, trừ khi là quần áo casual mặc ngoài, giặt sà sã ko vấn đề, những trang phục phải giặt khô, là hơi, vv và vv, tiền giặt là nào cho thấu, chưa kể giặt nhiều còn làm xơ chất liệu, hỏng dáng và làm hôi trang phục.

Như vậy, muốn giữ trang phục đẹp, chỉ có dùng một cái váy lót mặc ở bên dưới, xong chỉ việc giặt váy lót, còn cái váy mặc ngoài lại treo vào tủ. Với những người ăn uống hay làm rớt làm đổ vào quần áo thì bó tay, chỉ còn cách đeo yếm dãi trước khi ăn.

Một tác dụng nữa của váy lót là làm cho người mặc dễ chịu, vì nhiều khi váy bên ngoài lại làm bằng chất liệu thô, sần, ráp. Váy lót lại thường làm bằng satin, lụa, cotton, thoáng, mát, thấm mồ hôi.

Ví dụ khác, tất chân, loại có tác dụng tự hold-up, tức là tự bám dính vào đùi, bằng một viền silicone, thì còn ko sao. Có loại ko có viền silicone đó, thì chỉ có cách dùng suspenders, kẹp, để giữ. Nếu ko có suspenders mà còn cố dùng, chắc chắn đi được 3 bước ra khỏi nhà là tất tự tụt xuống tận mắt cá chân.

Nhiều bạn ngực tròn đẹp, cảm thấy ko cần phải mặc áo lót. Nhưng tròn thì tròn chứ, còn cái kia kia chẳng nhẽ lại cứ để thiên hạ nhìn thấy hết à. Chả khó gì, mua hai miếng dán áp vào, chả cần mặc áo lót mà vẫn cứ lịch sự như thường.

Hoặc có những người phụ nữ mặc váy dài hở trần lưng và khoét ngực rất sâu, ko thể mặc áo lót vì kiểu gì cũng bị nhìn thấy, thế mà sao ngực vẫn tròn và cao thế. Bí quyết chẳng có gì ngoài một đôi đỡ ngực bằng silicone trong suốt, áp vào hai bên ngực, đảm bảo cao gọn mà lại cứ như đẹp tự nhiên chứ ko dùng phụ kiện gì. Hoặc có khi nẹp váy, phần chạy qua ngực, đã được dán vào da bằng các miếng dán, đảm bảo có nhảy múa quay lên quay xuống kiểu gì ngực cũng ko bị rơi ra khỏi váy.

Thế đấy, toàn phụ kiện thôi, chứ bỏ hết ra, chúng ta giống nhau tất tật, hoặc chí ít cũng chả hơn kém nhau là mấy.

Thế nên, nếu có ai bảo ‘ôi con bé kia người đẹp thế”, thì trừ khi là cô ta naked, hoặc mặc đồ bơi hai mảnh có thể nhìn thấy ngay, còn lại thì cứ tà tà để xem cái đã.


Underthings

Là để chỉ tất cả những nội y và phụ kiện mặc ở bên dưới quần áo váy vóc bình thường. Theo mình, underthings còn quan trọng hơn cả quần áo bên ngoài.

Với xã hội hiện đại như bây giờ, nhìn một cô gái mặc đầm đẹp long lanh, chân thon, eo nhỏ miên man, mông cao, ngực tròn, nhiều khi chỉ có nghĩa là underthings của cô ta hiệu quả.

Tức là có thể cô ta đã dùng stockings/hosiery, tất da chân dài, rất khoẻ để làm cho chân thon thẳng lại

Hoặc dùng pantyhose, nôm na là quần tất, để làm cho mông gọn lại

Eo nhỏ thì có khó gì. Dùng waspie bó lại, nhỏ hơn Kate Moss. Thế nên nếu thấy cô nào chụp ảnh này eo bé tí tẹo, thắt ngẵng cả lại, mà ảnh kia bụng lại cả rổ, nếu ko vì ảnh đã được chỉnh sửa, hoặc vì do cô ta béo lên hoặc gầy đi bất ngờ, thì chỉ có thể là bên dưới lớp quần áo đã dùng waspie hoặc corset.

Ngực đầy lên cũng chả khó gì, dùng corset hoặc nếu ngại khổ thì dùng áo ngực loại có thể đẩy từ dưới lên và ép từ hai bên vào. Ngực có lép hay có chảy đến mấy cũng thành gọn gàng đầy đặn.

Chưa kể những người hơi xum xuê quá còn có thể dùng một loại underdress bằng chất liệu cực khoẻ, đảm bảo gọn đi trông thấy. Khổ cái nhiều khi tác dụng ngược, thon được cái bụng thì lại tẹt hết cả đường cong, và nhiều khi, để đẹp được như vậy thì cũng gần chết ngạt trong cái váy lót đó.

Nhưng ngoài tác dụng làm đẹp, underthings là một phần ko thể thiếu trong trang phục.

Ví dụ, trừ khi là quần áo casual mặc ngoài, giặt sà sã ko vấn đề, những trang phục phải giặt khô, là hơi, vv và vv, tiền giặt là nào cho thấu, chưa kể giặt nhiều còn làm xơ chất liệu, hỏng dáng và làm hôi trang phục.

Như vậy, muốn giữ trang phục đẹp, chỉ có dùng một cái váy lót mặc ở bên dưới, xong chỉ việc giặt váy lót, còn cái váy mặc ngoài lại treo vào tủ. Với những người ăn uống hay làm rớt làm đổ vào quần áo thì bó tay, chỉ còn cách đeo yếm dãi trước khi ăn.

Một tác dụng nữa của váy lót là làm cho người mặc dễ chịu, vì nhiều khi váy bên ngoài lại làm bằng chất liệu thô, sần, ráp. Váy lót lại thường làm bằng satin, lụa, cotton, thoáng, mát, thấm mồ hôi.

Ví dụ khác, tất chân, loại có tác dụng tự hold-up, tức là tự bám dính vào đùi, bằng một viền silicone, thì còn ko sao. Có loại ko có viền silicone đó, thì chỉ có cách dùng suspenders, kẹp, để giữ. Nếu ko có suspenders mà còn cố dùng, chắc chắn đi được 3 bước ra khỏi nhà là tất tự tụt xuống tận mắt cá chân.

Nhiều bạn ngực tròn đẹp, cảm thấy ko cần phải mặc áo lót. Nhưng tròn thì tròn chứ, còn cái kia kia chẳng nhẽ lại cứ để thiên hạ nhìn thấy hết à. Chả khó gì, mua hai miếng dán áp vào, chả cần mặc áo lót mà vẫn cứ lịch sự như thường.

Hoặc có những người phụ nữ mặc váy dài hở trần lưng và khoét ngực rất sâu, ko thể mặc áo lót vì kiểu gì cũng bị nhìn thấy, thế mà sao ngực vẫn tròn và cao thế. Bí quyết chẳng có gì ngoài một đôi đỡ ngực bằng silicone trong suốt, áp vào hai bên ngực, đảm bảo cao gọn mà lại cứ như đẹp tự nhiên chứ ko dùng phụ kiện gì. Hoặc có khi nẹp váy, phần chạy qua ngực, đã được dán vào da bằng các miếng dán, đảm bảo có nhảy múa quay lên quay xuống kiểu gì ngực cũng ko bị rơi ra khỏi váy.

Thế đấy, toàn phụ kiện thôi, chứ bỏ hết ra, chúng ta giống nhau tất tật, hoặc chí ít cũng chả hơn kém nhau là mấy.

Thế nên, nếu có ai bảo ‘ôi con bé kia người đẹp thế”, thì trừ khi là cô ta naked, hoặc mặc đồ bơi hai mảnh có thể nhìn thấy ngay, còn lại thì cứ tà tà để xem cái đã.


Nỗi buồn của ngày hôm qua




Cách đây 8 năm, đang chờ lấy bằng tốt nghiệp, tôi bắt đầu công việc thứ hai của mình, ở đó tôi gặp anh.

Tôi ngẩng lên khỏi bàn làm việc của mình. Chúng tôi bắt tay nhau mà mắt nhìn nhau như thôi miên.

Hôm anh về, tôi đã bỏ làm để đi tiễn. Sếp của tôi nhảy dựng lên, bà ấy nói sẽ đuổi việc tôi nếu tôi đi. Anh bảo anh rất ấn tượng, bởi vì trong đoàn từ xưa đến nay chẳng ai dám làm trái điều Tatt muốn.

Tôi và anh ra đến sân bay, lúc ấy sân bay Nội Bài còn đìu hiu và cũ kỹ lắm, anh cứ nấn ná bịn rịn mãi. Cho đến tận khi đám nhân viên lục tục thu xếp gấp ghế cất rổ anh mới chạy vào. Anh vừa cho hành lý vào băng chuyền vừa quay ra nhìn tôi, ánh mắt vừa nghiêm nghị vừa buồn rầu.

Tôi quay về, khóc đến mức những đầu ngón tay của mình tê dại.

Tôi trèo lên xe ôm. Hồi đó với tôi taxi là một điều xa xỉ. Taxi mất mấy trăm nghìn, xe ôm chỉ mất 20,000đ. Vừa ra khỏi cổng sân bay, bên trời một chiếc máy bay cất cánh, lao vút vào khoảng không như ko gì cưỡng nổi. Tôi thấy mình bất lực. Nhiều năm sau đó tôi ko dám đi tiễn ai ở sân bay. Tôi sợ cảm giác bị bỏ lại, phải đối mặt với nỗi cô độc của mình.

Tôi lên văn phòng đứa bạn thân ngồi ăn vạ, tóc rối, mặt vẫn tái mét và những ngón tay vẫn tê dại.

Tôi chỉ vừa nín khóc thì thấy điện thoại reo. Ôi, là anh đây mà. Lần đầu tiên tôi nghi ngờ sự minh mẫn của mình. Hoá ra tất cả những khổ sở vừa rồi chỉ là giấc mơ thôi, tại sao tôi lại khóc. Anh vẫn ở đó mà, vẫn gọi điện cho tôi lúc 6h chiều khi anh vừa xong việc, tôi hay phải làm muộn, anh sẽ đợi, rồi tôi sẽ đến đón anh ở Hilton, rồi tôi và anh sẽ rong ruổi phố phường, sẽ ăn tối cùng nhau ở một nơi bình dân nào đó, rồi tôi sẽ thả anh ở Hilton, anh sẽ nắm tay tôi tạm biệt, rồi nếu trời mưa anh sẽ, với bàn tay thô ráp vụng về của mình, loay hoay buộc hai cái dây nút quả chuông ở áo mưa tôi, khuôn mặt anh sẽ nghiêm nghị và buồn rầu, tôi lạnh lùng nhưng tôi lại khóc, chỉ có điều nước mắt lẫn vào nước mưa và anh ko biết. Hoá ra tất cả những đau khổ ấy chỉ là giấc mơ thôi, tại sao tôi lại khóc.

- Chào em, anh đây

Tôi cuống quít mừng rỡ

- Anh đang ở đâu thế?

- Anh đang chuyển tiếp máy bay ở Sài gòn

Ngón tay tôi lại tê đi vì tuyệt vọng

- Em có sang đó với anh không?

Tôi lại nói Không, tôi lại khóc. Anh bực bội “kể cả lúc này em vẫn nói không ư”. Rồi anh bỏ máy. Hồi đó tôi ngu dại đến mức không biết đường gọi lại, để giải thích, để vỗ về, để nói với anh rằng tôi yêu anh dẫu có xa nhau nghìn trùng chăng nữa.

Nhiều năm sau đó, tôi tránh sân bay, tránh những cuộc tiễn đưa, và ngay cả bây giờ, mỗi khi nhìn thấy một chiếc máy bay cất cánh vút vào khoảng không tôi đều cảm thấy lòng mình cồn lên một nỗi gì rất lạ.

Nhưng nếu phải làm lại, tôi vẫn sẽ làm y như thế. Tôi cần một người đàn ông yêu tôi đủ và yêu tôi duy nhất, để tôi có thể thay đổi.

Hôm nay tôi tiễn chị giúp việc về. Nhìn cái dáng thấp thấp đi vội vã vào trong cửa, khóc sụt sịt, tôi lại buồn.

Nhưng New York bận rộn đến mức không ai nghĩ đến một điều của ngày hôm qua, và một người đã gặp từ hôm qua.

Nỗi buồn của ngày hôm qua




Cách đây 8 năm, đang chờ lấy bằng tốt nghiệp, tôi bắt đầu công việc thứ hai của mình, ở đó tôi gặp anh.

Tôi ngẩng lên khỏi bàn làm việc của mình. Chúng tôi bắt tay nhau mà mắt nhìn nhau như thôi miên.

Hôm anh về, tôi đã bỏ làm để đi tiễn. Sếp của tôi nhảy dựng lên, bà ấy nói sẽ đuổi việc tôi nếu tôi đi. Anh bảo anh rất ấn tượng, bởi vì trong đoàn từ xưa đến nay chẳng ai dám làm trái điều Tatt muốn.

Tôi và anh ra đến sân bay, lúc ấy sân bay Nội Bài còn đìu hiu và cũ kỹ lắm, anh cứ nấn ná bịn rịn mãi. Cho đến tận khi đám nhân viên lục tục thu xếp gấp ghế cất rổ anh mới chạy vào. Anh vừa cho hành lý vào băng chuyền vừa quay ra nhìn tôi, ánh mắt vừa nghiêm nghị vừa buồn rầu.

Tôi quay về, khóc đến mức những đầu ngón tay của mình tê dại.

Tôi trèo lên xe ôm. Hồi đó với tôi taxi là một điều xa xỉ. Taxi mất mấy trăm nghìn, xe ôm chỉ mất 20,000đ. Vừa ra khỏi cổng sân bay, bên trời một chiếc máy bay cất cánh, lao vút vào khoảng không như ko gì cưỡng nổi. Tôi thấy mình bất lực. Nhiều năm sau đó tôi ko dám đi tiễn ai ở sân bay. Tôi sợ cảm giác bị bỏ lại, phải đối mặt với nỗi cô độc của mình.

Tôi lên văn phòng đứa bạn thân ngồi ăn vạ, tóc rối, mặt vẫn tái mét và những ngón tay vẫn tê dại.

Tôi chỉ vừa nín khóc thì thấy điện thoại reo. Ôi, là anh đây mà. Lần đầu tiên tôi nghi ngờ sự minh mẫn của mình. Hoá ra tất cả những khổ sở vừa rồi chỉ là giấc mơ thôi, tại sao tôi lại khóc. Anh vẫn ở đó mà, vẫn gọi điện cho tôi lúc 6h chiều khi anh vừa xong việc, tôi hay phải làm muộn, anh sẽ đợi, rồi tôi sẽ đến đón anh ở Hilton, rồi tôi và anh sẽ rong ruổi phố phường, sẽ ăn tối cùng nhau ở một nơi bình dân nào đó, rồi tôi sẽ thả anh ở Hilton, anh sẽ nắm tay tôi tạm biệt, rồi nếu trời mưa anh sẽ, với bàn tay thô ráp vụng về của mình, loay hoay buộc hai cái dây nút quả chuông ở áo mưa tôi, khuôn mặt anh sẽ nghiêm nghị và buồn rầu, tôi lạnh lùng nhưng tôi lại khóc, chỉ có điều nước mắt lẫn vào nước mưa và anh ko biết. Hoá ra tất cả những đau khổ ấy chỉ là giấc mơ thôi, tại sao tôi lại khóc.

- Chào em, anh đây

Tôi cuống quít mừng rỡ

- Anh đang ở đâu thế?

- Anh đang chuyển tiếp máy bay ở Sài gòn

Ngón tay tôi lại tê đi vì tuyệt vọng

- Em có sang đó với anh không?

Tôi lại nói Không, tôi lại khóc. Anh bực bội “kể cả lúc này em vẫn nói không ư”. Rồi anh bỏ máy. Hồi đó tôi ngu dại đến mức không biết đường gọi lại, để giải thích, để vỗ về, để nói với anh rằng tôi yêu anh dẫu có xa nhau nghìn trùng chăng nữa.

Nhiều năm sau đó, tôi tránh sân bay, tránh những cuộc tiễn đưa, và ngay cả bây giờ, mỗi khi nhìn thấy một chiếc máy bay cất cánh vút vào khoảng không tôi đều cảm thấy lòng mình cồn lên một nỗi gì rất lạ.

Nhưng nếu phải làm lại, tôi vẫn sẽ làm y như thế. Tôi cần một người đàn ông yêu tôi đủ và yêu tôi duy nhất, để tôi có thể thay đổi.

Hôm nay tôi tiễn chị giúp việc về. Nhìn cái dáng thấp thấp đi vội vã vào trong cửa, khóc sụt sịt, tôi lại buồn.

Nhưng New York bận rộn đến mức không ai nghĩ đến một điều của ngày hôm qua, và một người đã gặp từ hôm qua.

Tuesday, August 19, 2008

Amagansett




Cuối tuần cả nhà lên Amagansett chơi. Mẹ rồng rắn một đoàn con trai, con gái, chị giúp việc, bà giúp việc, hành lý, xe đẩy, hùng hục lên tàu đi từ trưa. Bố chiều xong việc mới nhàn tản lái ô tô lên. Lúc về mẹ lại rồng rắn một đoàn như trên, bớt được ít hành lý, lên tàu về. Bố lại nhàn tản lái ô tô về. Mẹ rồng rắn cả đoàn về tới nơi, chân tay trầy xước, quần áo xộc xệch, mặt mũi lấm lem, bảo ‘em ghét mấy cái Porsche bé tí của anh”.

Cái nhà ở Amagansett là của một cậu bạn thuê, tháng nào cũng trả tiền, chỉ để cuối tuần thỉnh thoảng có chỗ lên nghỉ ngơi. Cái nhà đấy ngày xưa là một cái cối xay gió, giờ cải tạo lại thành một ngôi nhà bé, cái gì cũng bé, 3 phòng ngủ bé, phòng khách bé, bếp cũng be bé, tường mỏng dính như làm bằng bìa, rất đặc trưng kiểu Mỹ. Thích nhất là xung quanh là đồng cỏ xanh mơn mởn, xén tỉa cẩn thận, hoàn toàn là khu riêng của mình nên tuyệt đối yên tĩnh và sạch sẽ, nhiều cây, gần nông trang gà vịt có những con gà mái mơ xoè đuôi cục tác, trứng ngổn ngang, gần cả một cánh đồng trồng toàn lê táo organic quả sai trĩu trịt.

Đi ra đến ngoài đường là có ngay một nông trang khác. Các gia đình thành phố lên nghỉ phải trả tiền cho nông dân để họ cho mình vào trảy quả cho họ, tức là phải trả tiền để được làm việc. Trời nắng chang chang, các gia đình đầy đủ bố mẹ con cái lom khom bên luống cà chua vạch vạch hái hái, mặt mũi đỏ như tôm luộc. Xong rồi cũng chả được mang cà chua về mà phải nộp lại cho các bác nông dân hết. Sướng quá hoá rồ, mẹ Bình Nguyên nghĩ vậy.

Bố Bình Nguyên dành gần trọn hai ngày cuối tuần chụp ảnh ô tô, bên gốc cây, dưới cối xay gió, bên hồ nước, cạnh hàng rào, cạnh bãi cỏ, trước garage, trên con đường ngoắn ngoèo, cái thì bắt Bình Nguyên hết đứng lại ngồi làm mẫu, cái thì đuổi chú ra chỗ khác để chụp xe không. Thời gian còn lại thì ngồi táy máy nghịch cái điện thoại hình như là HTC mới mua, sau khi vỡ mộng Iphone 3G.

Chú Bình Nguyên thì dành cả hai ngày cuối tuần ăn hùng hục rồi chạy như hoá rồ trên bãi cỏ, đuổi hươi nai, chim trĩ, sóc. Chị giúp việc nhìn thấy 3 con chim trĩ thì gọi ầm lên ‘G ơi ra đây mà xem đà điểu”.

Lila được yên tĩnh và mát mẻ gió trời nên cứ nằm trong nhà ngủ tít. Ở Manhattan chật chội, nóng bức, mà thằng Lê lại có quá nhiều năng lượng, nó hét nó nhảy nó phá suốt ngày bé cứ giật mình thon thót. Ở đây bé ngủ thẳng giấc, đến bữa mới dậy ăn, cười toe toét.

Cô giúp việc và chị giúp việc phần lớn thời gian nấu nấu nướng nướng, phần thời gian còn lại thì ngồi dưới gốc cây tán chuyện, thỉnh thoảng lại gọi mình ra làm phó nháy. Dạo này chị giúp việc gầy hẳn, cái bụng xẹp hẳn xuống, vui phơi phới, làm cô giúp việc đã 55 tuổi cứ ghen tị “trời ơi bụng nhỏ như vầy mới đã, chứ bụng tôi to vầy trông già nua quá trời”. Lại làm mình nhớ tới bà ngoại của bạn mình, má nó mua tặng bà ngoại một mảnh vải màu nâu, bà ngoại chê “trời ơi mua màu này má ko mặc đâu, già lắm”. Bà ngoại nó hơn 60 tuổi.

Còn mình thì cứ nằm khoèo dưới bóng cây đọc sách, thỉnh thoảng ra chụp hộ vài kiểu ảnh cô giúp việc đứng nghiêm dưới cây táo tay hờ hờ vịn cành, hoặc chị giúp việc xoã tóc nấp sau gốc cây cổ thụ ngó nửa người ra nhí nhảnh như chơi trốn tìm.

Cô giúp việc mới, một điều cô G hai điều cô G, dặn dò hay chỉnh sửa gì đều “vâng” hoặc “dạ”, nghe rất sướng. Các đời giúp việc nhà này, với chồng mình thì còn monsieur, hoặc anh ấy, ông ấy, chứ với mình, toàn chị em, cô cháu, thậm chí còn nó, tao, mày, nghe nhức hết cả đầu.

Amagansett




Cuối tuần cả nhà lên Amagansett chơi. Mẹ rồng rắn một đoàn con trai, con gái, chị giúp việc, bà giúp việc, hành lý, xe đẩy, hùng hục lên tàu đi từ trưa. Bố chiều xong việc mới nhàn tản lái ô tô lên. Lúc về mẹ lại rồng rắn một đoàn như trên, bớt được ít hành lý, lên tàu về. Bố lại nhàn tản lái ô tô về. Mẹ rồng rắn cả đoàn về tới nơi, chân tay trầy xước, quần áo xộc xệch, mặt mũi lấm lem, bảo ‘em ghét mấy cái Porsche bé tí của anh”.

Cái nhà ở Amagansett là của một cậu bạn thuê, tháng nào cũng trả tiền, chỉ để cuối tuần thỉnh thoảng có chỗ lên nghỉ ngơi. Cái nhà đấy ngày xưa là một cái cối xay gió, giờ cải tạo lại thành một ngôi nhà bé, cái gì cũng bé, 3 phòng ngủ bé, phòng khách bé, bếp cũng be bé, tường mỏng dính như làm bằng bìa, rất đặc trưng kiểu Mỹ. Thích nhất là xung quanh là đồng cỏ xanh mơn mởn, xén tỉa cẩn thận, hoàn toàn là khu riêng của mình nên tuyệt đối yên tĩnh và sạch sẽ, nhiều cây, gần nông trang gà vịt có những con gà mái mơ xoè đuôi cục tác, trứng ngổn ngang, gần cả một cánh đồng trồng toàn lê táo organic quả sai trĩu trịt.

Đi ra đến ngoài đường là có ngay một nông trang khác. Các gia đình thành phố lên nghỉ phải trả tiền cho nông dân để họ cho mình vào trảy quả cho họ, tức là phải trả tiền để được làm việc. Trời nắng chang chang, các gia đình đầy đủ bố mẹ con cái lom khom bên luống cà chua vạch vạch hái hái, mặt mũi đỏ như tôm luộc. Xong rồi cũng chả được mang cà chua về mà phải nộp lại cho các bác nông dân hết. Sướng quá hoá rồ, mẹ Bình Nguyên nghĩ vậy.

Bố Bình Nguyên dành gần trọn hai ngày cuối tuần chụp ảnh ô tô, bên gốc cây, dưới cối xay gió, bên hồ nước, cạnh hàng rào, cạnh bãi cỏ, trước garage, trên con đường ngoắn ngoèo, cái thì bắt Bình Nguyên hết đứng lại ngồi làm mẫu, cái thì đuổi chú ra chỗ khác để chụp xe không. Thời gian còn lại thì ngồi táy máy nghịch cái điện thoại hình như là HTC mới mua, sau khi vỡ mộng Iphone 3G.

Chú Bình Nguyên thì dành cả hai ngày cuối tuần ăn hùng hục rồi chạy như hoá rồ trên bãi cỏ, đuổi hươi nai, chim trĩ, sóc. Chị giúp việc nhìn thấy 3 con chim trĩ thì gọi ầm lên ‘G ơi ra đây mà xem đà điểu”.

Lila được yên tĩnh và mát mẻ gió trời nên cứ nằm trong nhà ngủ tít. Ở Manhattan chật chội, nóng bức, mà thằng Lê lại có quá nhiều năng lượng, nó hét nó nhảy nó phá suốt ngày bé cứ giật mình thon thót. Ở đây bé ngủ thẳng giấc, đến bữa mới dậy ăn, cười toe toét.

Cô giúp việc và chị giúp việc phần lớn thời gian nấu nấu nướng nướng, phần thời gian còn lại thì ngồi dưới gốc cây tán chuyện, thỉnh thoảng lại gọi mình ra làm phó nháy. Dạo này chị giúp việc gầy hẳn, cái bụng xẹp hẳn xuống, vui phơi phới, làm cô giúp việc đã 55 tuổi cứ ghen tị “trời ơi bụng nhỏ như vầy mới đã, chứ bụng tôi to vầy trông già nua quá trời”. Lại làm mình nhớ tới bà ngoại của bạn mình, má nó mua tặng bà ngoại một mảnh vải màu nâu, bà ngoại chê “trời ơi mua màu này má ko mặc đâu, già lắm”. Bà ngoại nó hơn 60 tuổi.

Còn mình thì cứ nằm khoèo dưới bóng cây đọc sách, thỉnh thoảng ra chụp hộ vài kiểu ảnh cô giúp việc đứng nghiêm dưới cây táo tay hờ hờ vịn cành, hoặc chị giúp việc xoã tóc nấp sau gốc cây cổ thụ ngó nửa người ra nhí nhảnh như chơi trốn tìm.

Cô giúp việc mới, một điều cô G hai điều cô G, dặn dò hay chỉnh sửa gì đều “vâng” hoặc “dạ”, nghe rất sướng. Các đời giúp việc nhà này, với chồng mình thì còn monsieur, hoặc anh ấy, ông ấy, chứ với mình, toàn chị em, cô cháu, thậm chí còn nó, tao, mày, nghe nhức hết cả đầu.

Thương con lắm con ạ




Hôm kia dẫn chị giúp việc đi shopping lần cuối trước khi chị ấy về VN. Bình Nguyên ở nhà với bà Nuôi. Từ một năm nay chú luôn luôn dính với chị ấy 24/24h. Lần này chị ấy đi mà ko đem chú theo, lúc về bà Nuôi kể chú cứ chạy đi tìm cuống quít , hỏi liên tục “bà Nuôi, bác Hằng đâu rồi?”. Lúc chị ấy mở cửa vào, chú mừng cuống “bác Hằng đi chợ về rồi. Lê chào bác”, quên cả mẹ cũng đi vào ngay sau.

Mẹ chú cố gắng giải thích cho chú rằng bác Hằng phải về VN với chị Nga nhưng e chừng chú chả muốn nghe, chả muốn hiểu. Mỗi lần bác Hằng khóc lóc chú lại “Bác nín đi. Lê yêu bác. Lê thương bác”, và bao giờ cũng chốt lại một câu “Lê đi VN với bác”

Tối nay nhà có khách. Lúc khách về, mẹ chú đến tận giường chú, bảo “con à, sáng mai mẹ đi tiễn bác Hằng ở sân bay, bác Hằng về VN với chị Nga. Con ở lại với bà Nuôi, với mẹ, với papa và Lila nhé”. Chú hoảng hốt “Không, không, Lê yêu bác, ối, gối bác đâu rồi?”. Bà Nuôi bảo “Gối bác ở bên phòng bà Nuôi”, thế là chú đang ngồi trên lòng chị giúp việc, đầu đang gục vào ngực chị ấy, tụt vội xuống, chạy lon ton đi “Lê đi sang Lê lấy gối cho bác”. Chị giúp việc thì cứ khóc ròng. Chị ấy đã khóc mấy hôm nay sưng hết cả mắt.

Thương chị giúp việc. Thương cả con nữa, thương chảy nước mắt. Từ lâu lắm rồi mặt mình cứ trơ trơ, vênh váo, không biết khóc là gì. Mình cứ tự hỏi một việc thế này thôi mà mình đã thương con đến đứt cả ruột, thì những người mẹ khác, gặp những hoàn cảnh còn nghiêm trọng hơn, thì họ sẽ thương con họ đến chừng nào.

Nhưng hình như đàn ông họ không có cái cảm giác đó. Hình như họ ko cảm nhận sự việc sâu xa đến vậy, hay u ám chừng ấy. Họ thật là sướng.


Thương con lắm con ạ




Hôm kia dẫn chị giúp việc đi shopping lần cuối trước khi chị ấy về VN. Bình Nguyên ở nhà với bà Nuôi. Từ một năm nay chú luôn luôn dính với chị ấy 24/24h. Lần này chị ấy đi mà ko đem chú theo, lúc về bà Nuôi kể chú cứ chạy đi tìm cuống quít , hỏi liên tục “bà Nuôi, bác Hằng đâu rồi?”. Lúc chị ấy mở cửa vào, chú mừng cuống “bác Hằng đi chợ về rồi. Lê chào bác”, quên cả mẹ cũng đi vào ngay sau.

Mẹ chú cố gắng giải thích cho chú rằng bác Hằng phải về VN với chị Nga nhưng e chừng chú chả muốn nghe, chả muốn hiểu. Mỗi lần bác Hằng khóc lóc chú lại “Bác nín đi. Lê yêu bác. Lê thương bác”, và bao giờ cũng chốt lại một câu “Lê đi VN với bác”

Tối nay nhà có khách. Lúc khách về, mẹ chú đến tận giường chú, bảo “con à, sáng mai mẹ đi tiễn bác Hằng ở sân bay, bác Hằng về VN với chị Nga. Con ở lại với bà Nuôi, với mẹ, với papa và Lila nhé”. Chú hoảng hốt “Không, không, Lê yêu bác, ối, gối bác đâu rồi?”. Bà Nuôi bảo “Gối bác ở bên phòng bà Nuôi”, thế là chú đang ngồi trên lòng chị giúp việc, đầu đang gục vào ngực chị ấy, tụt vội xuống, chạy lon ton đi “Lê đi sang Lê lấy gối cho bác”. Chị giúp việc thì cứ khóc ròng. Chị ấy đã khóc mấy hôm nay sưng hết cả mắt.

Thương chị giúp việc. Thương cả con nữa, thương chảy nước mắt. Từ lâu lắm rồi mặt mình cứ trơ trơ, vênh váo, không biết khóc là gì. Mình cứ tự hỏi một việc thế này thôi mà mình đã thương con đến đứt cả ruột, thì những người mẹ khác, gặp những hoàn cảnh còn nghiêm trọng hơn, thì họ sẽ thương con họ đến chừng nào.

Nhưng hình như đàn ông họ không có cái cảm giác đó. Hình như họ ko cảm nhận sự việc sâu xa đến vậy, hay u ám chừng ấy. Họ thật là sướng.


Monday, August 18, 2008

Mình già đi ở đâu?




Bây giờ có lôi áo dài trắng trong tủ ra mặc, mặt cũng ko thể ngây thơ như cũ

Bây giờ có bỏ hết son phấn trên mặt, mặt cũng ko thể ngây thơ như cũ

Nhìn mặt mình trong gương, ko biết mình già đi ở đâu, vẫn ko nếp nhăn, tóc vẫn đen, mắt mũi mồm thì cũng y hệt ngày xưa chứ chẳng nhẽ lại khác? Thế thì mình già đi ở đâu nhỉ, khó hiểu? Mà sao trông cái mặt cứ nhàu nhàu nhĩ nhĩ, phong trần kiểu gì.

Mà bây giờ nhé, lưng gù rồi. Thế đấy, gù xừ nó rồi. Chụp ảnh ngồi săm soi mới thấy lưng mình giống hình dấu hỏi in trên nền trời quá trời là giống.

Trăm sự cũng tại chồng con mà ra, mình đoán thế.

Vất vả quá. Đi Hamptons về, chân tay trầy xước vì khuân con, khuân hành lý, khuân xe đẩy, hai cô giúp việc tiếng Anh bập bõm chạy lúp xúp đằng sau.

Thế mà vừa về đến nhà, đặt hành lý xuống là lại cuống cuồng thắng bộ để đi dự đám cưới.

Làm gì mà chả già nua.

Mình già đi ở đâu?




Bây giờ có lôi áo dài trắng trong tủ ra mặc, mặt cũng ko thể ngây thơ như cũ

Bây giờ có bỏ hết son phấn trên mặt, mặt cũng ko thể ngây thơ như cũ

Nhìn mặt mình trong gương, ko biết mình già đi ở đâu, vẫn ko nếp nhăn, tóc vẫn đen, mắt mũi mồm thì cũng y hệt ngày xưa chứ chẳng nhẽ lại khác? Thế thì mình già đi ở đâu nhỉ, khó hiểu? Mà sao trông cái mặt cứ nhàu nhàu nhĩ nhĩ, phong trần kiểu gì.

Mà bây giờ nhé, lưng gù rồi. Thế đấy, gù xừ nó rồi. Chụp ảnh ngồi săm soi mới thấy lưng mình giống hình dấu hỏi in trên nền trời quá trời là giống.

Trăm sự cũng tại chồng con mà ra, mình đoán thế.

Vất vả quá. Đi Hamptons về, chân tay trầy xước vì khuân con, khuân hành lý, khuân xe đẩy, hai cô giúp việc tiếng Anh bập bõm chạy lúp xúp đằng sau.

Thế mà vừa về đến nhà, đặt hành lý xuống là lại cuống cuồng thắng bộ để đi dự đám cưới.

Làm gì mà chả già nua.

Friday, August 15, 2008

Lila 8




Lila háu ăn. Lúc nào đói mà sữa ko pha kịp thì khóc lóc khổ sở, nước mắt thành hai hàng lã chã, và cũng chỉ khóc lúc đói. Chứ còn, ngay cả khi tiêm, lúc bác sĩ chọc mũi tiêm vào đùi thì khóc ré lên, nhưng rút mũi tiêm ra thì mặt lại tỉnh queo, chả có tí nước mắt nào.

Lúc Lila đói, mẹ pha sữa, bé ngừng khóc nhìn theo chai sữa hau háu. Tưởng được ăn đến nơi rồi mà mẹ lại mang chai sữa đi mất (vì quên lấy khăn) là bé lại oà lên khóc. Đưa chai sữa đến gần thì bé giơ tay chộp vội vàng đưa vào miệng mút chùn chụt. Lúc đó thì ai có làm trò kiểu gì bé cũng làm lơ, chỉ tập trung ăn uống. Nhưng lửng dạ một cái là bắt đầu vừa chóp chép vừa toét miệng ra cười. Nếu đã no mà còn cố “nốt chỗ này nốt chỗ này đi con” là vừa ăn vừa nhè, hoặc lấy tay gạt phịch chai sữa ra, môi mím lại mỏng dính.

Hôm nọ bé ngủ dậy, chắc đói, nhìn thấy chai nước gần đấy bé lóp ngóp bò đến gần, tay quờ quờ. Nhưng mới chỉ cào cấu được vào chai nước thôi thì thằng Lê thò tay nhấc biến cái chai đi mất. Nó ra một góc giường khác nằm mút, mà đấy là chai của bé. Bé lại nhẫn nại vừa bò vừa lăn đến gần. Thằng Lê nhìn nhìn đề phòng, dợm chân định lảng ra chỗ khác, mẹ bảo “con cho em uống tí nước đi con”, nó ngẫm nghĩ một lúc rồi cũng nhét cái chai vào mồm bé. Nhưng nó để cái chai nằm ngang, thế là khổ thân Lila mút lấy mút để mà chẳng mút được tí nước nào. Còn đang loay hoay đánh vật thì thằng Lê lại rút phịch cái chai ra đưa lên mồm nó, làm Lila chưng hửng.

Một hôm thằng Lê đang lân la chơi cạnh bé và chị giúp việc, nó vạch bụng chị giúp việc lên xem rốn. Không hiểu nó nhìn thấy cái gì mà nó kêu ầm lên “Ối, rốn bác đâu rồi?”, chưa ai kịp nói gì nó đã lại kêu tiếp “chết, Mickey lấy rốn bác rồi”, rồi quay sang thấy Lila đang bò lồm cồm cạnh đấy, vừa bò vừa đưa tay vào mồm dãi chảy lèo xèo, nó lại tiếp “Ớ, Lila ăn rốn bác rồi”. Dịch cho bố nó nghe, bố nó cứ băn khoăn “what did he see?”. Bảo ‘Ai mà biết được”.

Một hôm khác thằng Lê phi cái ô tô chui ngay vào trong gầm lò nướng. Nó định thò tay vào lấy thì chị giúp việc doạ có chuột. Nó sợ rúm rụt ngay tay lại. Mẹ bảo “đợi Lila lớn thêm một tí nữa em lấy cho con, tay em nhỏ hơn”. Thế là nó chạy ra chỗ Lila, mồm liến thoắng “La ra lấy tô cho anh, tô trốn”, tay túm em định lôi đi xềnh xệch. Đấy, sẵn sàng cho ngay em làm tốt thí.

Thế mà mẹ hỏi “Con yêu em ko? Có đi, vâng đi” là nó nói ngay tắp lự “Có vâng”, chả cần suy nghĩ gì.


Còn hôm nay, thằng Lê ra ôm mẹ, mồm leo lẻo:

-Mamma, Lê iêu mamma

- Lê nói thật không?

- Lê nói thật

- Thật gì mà thật

- Lê thề

Lila 8




Lila háu ăn. Lúc nào đói mà sữa ko pha kịp thì khóc lóc khổ sở, nước mắt thành hai hàng lã chã, và cũng chỉ khóc lúc đói. Chứ còn, ngay cả khi tiêm, lúc bác sĩ chọc mũi tiêm vào đùi thì khóc ré lên, nhưng rút mũi tiêm ra thì mặt lại tỉnh queo, chả có tí nước mắt nào.

Lúc Lila đói, mẹ pha sữa, bé ngừng khóc nhìn theo chai sữa hau háu. Tưởng được ăn đến nơi rồi mà mẹ lại mang chai sữa đi mất (vì quên lấy khăn) là bé lại oà lên khóc. Đưa chai sữa đến gần thì bé giơ tay chộp vội vàng đưa vào miệng mút chùn chụt. Lúc đó thì ai có làm trò kiểu gì bé cũng làm lơ, chỉ tập trung ăn uống. Nhưng lửng dạ một cái là bắt đầu vừa chóp chép vừa toét miệng ra cười. Nếu đã no mà còn cố “nốt chỗ này nốt chỗ này đi con” là vừa ăn vừa nhè, hoặc lấy tay gạt phịch chai sữa ra, môi mím lại mỏng dính.

Hôm nọ bé ngủ dậy, chắc đói, nhìn thấy chai nước gần đấy bé lóp ngóp bò đến gần, tay quờ quờ. Nhưng mới chỉ cào cấu được vào chai nước thôi thì thằng Lê thò tay nhấc biến cái chai đi mất. Nó ra một góc giường khác nằm mút, mà đấy là chai của bé. Bé lại nhẫn nại vừa bò vừa lăn đến gần. Thằng Lê nhìn nhìn đề phòng, dợm chân định lảng ra chỗ khác, mẹ bảo “con cho em uống tí nước đi con”, nó ngẫm nghĩ một lúc rồi cũng nhét cái chai vào mồm bé. Nhưng nó để cái chai nằm ngang, thế là khổ thân Lila mút lấy mút để mà chẳng mút được tí nước nào. Còn đang loay hoay đánh vật thì thằng Lê lại rút phịch cái chai ra đưa lên mồm nó, làm Lila chưng hửng.

Một hôm thằng Lê đang lân la chơi cạnh bé và chị giúp việc, nó vạch bụng chị giúp việc lên xem rốn. Không hiểu nó nhìn thấy cái gì mà nó kêu ầm lên “Ối, rốn bác đâu rồi?”, chưa ai kịp nói gì nó đã lại kêu tiếp “chết, Mickey lấy rốn bác rồi”, rồi quay sang thấy Lila đang bò lồm cồm cạnh đấy, vừa bò vừa đưa tay vào mồm dãi chảy lèo xèo, nó lại tiếp “Ớ, Lila ăn rốn bác rồi”. Dịch cho bố nó nghe, bố nó cứ băn khoăn “what did he see?”. Bảo ‘Ai mà biết được”.

Một hôm khác thằng Lê phi cái ô tô chui ngay vào trong gầm lò nướng. Nó định thò tay vào lấy thì chị giúp việc doạ có chuột. Nó sợ rúm rụt ngay tay lại. Mẹ bảo “đợi Lila lớn thêm một tí nữa em lấy cho con, tay em nhỏ hơn”. Thế là nó chạy ra chỗ Lila, mồm liến thoắng “La ra lấy tô cho anh, tô trốn”, tay túm em định lôi đi xềnh xệch. Đấy, sẵn sàng cho ngay em làm tốt thí.

Thế mà mẹ hỏi “Con yêu em ko? Có đi, vâng đi” là nó nói ngay tắp lự “Có vâng”, chả cần suy nghĩ gì.


Còn hôm nay, thằng Lê ra ôm mẹ, mồm leo lẻo:

-Mamma, Lê iêu mamma

- Lê nói thật không?

- Lê nói thật

- Thật gì mà thật

- Lê thề

Ăn mày hi-tech

Có lần, đã rất yêu một người. Người đó cứ đòi đến nhà mà mình từ chối. Không biết đã làm tổn thương nhiều đến thế. Chỉ nghĩ đơn giản, đến làm gì, anh giàu có, đến để thấy sự nghèo nàn, để làm gì. Người hào hiệp như anh chắc chắn sẽ ái ngại, mà có khi lại tìm cách giúp ko biết chừng (cứ lo xa thế). Mà mình thì ko thể chịu nổi sự thương hại của bất kỳ ai.

Khi tiếp xúc với nước ngoài, và khi đi ra nước ngoài, mình ko thể chịu nổi khi thấy một số người VN luồn cúi bợ đỡ bọn có tiền, kể nghèo kể khổ để chúng nó động lòng trắc ẩn. Ăn mày kiểu chìa tay ra “lạy ông đi qua lạy bà đi lại” là trình quá thấp. Gặp người chả phải họ hàng gì hay thân thuộc gì cũng kể nghèo kể khổ, luôn luôn chứng tỏ rằng mình đã nghị lực vươn lên một cách hoành tráng như thế nào, để cho bọn tư bản phải cảm phục mà tự nguyện móc túi cho tiền (chứ chả thèm xin ra mồm), mới gọi là ăn mày trình cao.

Lấy ví dụ, mình đã đỏ mặt khi có một người VN phát biểu trong một private party mà cô đánh đàn với tư cách là con nuôi của chủ tiệc, bằng thứ tiếng Anh nhả nhớt “ba mẹ tôi đã bán đi chiếc TV đen trắng, tài sản duy nhất trong nhà, để cho tôi học đàn”. Ai cũng biết nghệ sĩ piano nếu thành công thì thành công lâu rồi, chứ 36 tuổi mà vẫn đang trên đà tiến tới thì e chừng là chỉ có tiến xuống lỗ. Thế mà cũng làm cho bọn tư bản vỗ tay rào rào. Ông bố nuôi giàu bự giật luôn chiếc micro, tuyên bố tặng luôn một chiếc piano Steinway hoành tráng. Cử toạ lại vỗ tay rào rào.

Lấy một ví dụ khác, một bạn bụng chửa vượt mặt, có ông sếp bự từ nước ngoài tới, bạn nhất định phải dành phần đẩy xe lăn cho ông ta, lăng xăng hì hục. Các anh lái xe bảo vệ đồng nghiệp nam trai tráng thấy bạn bụng chửa vật lộn với cỗ xe lăn có ông chắc cũng cỡ 70, 80 cân ngồi thu lu ở trên thì có nhã ý chạy ra giúp là bạn gạt ra hết. Kết quả là bạn cũng kiếm chác được rất khá với ông ấy.

Vấn đề không phải là kiểu luồn cúi câu kéo ở trên, mà là ở chỗ, với người VN khác thì những ngườiVN kiểu này có thái độ và giọng điệu khác hẳn.

Ở ví dụ thứ nhất, cái bạn piano kia chỉ một tháng trước party nọ nói chuyện với vợ chồng mình vẫn còn ba hoa quen hết nhân vật nổi tiếng này đến nhân vật nổi tiếng nọ, nổi tiếng thật sự chứ ko phải nổi tiếng trong phạm vi gia đình đâu nhé, lại còn khoe cách đây hơn 15 năm bạn trai của bạn ấy đưa cho bạn ấy 10,000usd để mua mảnh đất trên Tây Hồ. Thế là bạn ấy giàu phết chứ nghèo ở chỗ nào? Lại thêm nói chuyện với mình tiếng Việt chuẩn mà bạn ấy lại cứ nổ 100% tiếng Anh ko chuẩn ra nghe cứ nhức hết cả đầu.

Ở ví dụ thứ hai, ai cũng có thể nói “ơ thế nhỡ nó có tình cảm cha con thật sự với ông già xe lăn kia thì sao nhề?”. Vơng, chả thấy bạn có tình cảm ở chỗ nào ko có lợi. Đồng nghiệp VN chả bao giờ ăn được của bạn 1 xu, thậm chí ăn xong bạn toàn ngồi chống cằm đợi đồng nghiệp trả tiền hộ, đồng nghiệp cũng lỳ, cũng chống cằm đợi, nhưng cuối cùng ko lỳ bằng bạn đành móc túi trả tiền. Ấy thế mà mấy anh nước ngoài đến thì bạn chủ động cạy cục mời họ đi ăn bạn trả tiền bằng được, anh nảo anh nào cũng được chén một bữa. Nói chung là quan hệ rất khá. Thì đã bảo, nói chuyện với bọn đồng nghiệp VN mắt toét thì bạn là người nước ngoài danh giá, quan trọng, uy tín, nhưng nói chuyện với bọn tư bản lắm tiền thì bạn lại là người VN nghèo khổ lắm ước mơ đầy nghị lực, nếu có ai giúp được thì tốt quá.

Mình thì nghĩ, bọn tư bản chúng nó có khi chả ngu. Chúng nó cũng đọc vị được phần nào. Nhưng có thể chúng nó nghĩ, mình thì thừa thãi, nó thì thèm quá, thôi cứ thả cho nó một ít cho tâm hồn thanh thản, lại được tiếng nhân nghĩa với đời.

Đất nước mình phát triển nhanh thật. Cả ăn mày cả leo cột mỡ cũng đều trở thành hi-tech mất rồi.

P.S Mình cứ tinh vi ở đâu, chứ thật ra mấy bạn nói trên mới gọi là thành công để tiếng thơm với đời, còn mình thì giờ này vẫn làng nhàng nửa ông nửa thằng với một cục sĩ diện to tướng ngồi gặm không xuể

Dù gì thì gì vẫn nhất quyết ko ăn mày, ko leo cột mỡ, và sẽ đì đọt tất cả những người làm những người sĩ diện hão như mình xấu mặt với hội tư bản.

Hôm qua đọc được bài báo ngợi ca về bạn trên net. Đọc được mấy dòng thì tắt đi vì thấy bullshit quá trắng trợn, thế mà cũng đăng được thì thật là lạ cho báo chí VN. Nhưng hôm nay, nghĩ ngợi, quyết định comment một cái thì tìm mãi ko thấy bài báo đó đâu. Cũng chẳng thừa hơi đâu, nhưng nghĩ nếu mình biết mà mình ko nói thì bạn đó còn lừa đảo mỵ dân biết bao người nữa, nếu ai cũng như mình, thấy việc bất bình mà cứ tha như vậy thì bao giờ xã hội khá lên được. Nhưng tìm mãi mà ko thấy bài báo đó đâu.

Ăn mày hi-tech

Có lần, đã rất yêu một người. Người đó cứ đòi đến nhà mà mình từ chối. Không biết đã làm tổn thương nhiều đến thế. Chỉ nghĩ đơn giản, đến làm gì, anh giàu có, đến để thấy sự nghèo nàn, để làm gì. Người hào hiệp như anh chắc chắn sẽ ái ngại, mà có khi lại tìm cách giúp ko biết chừng (cứ lo xa thế). Mà mình thì ko thể chịu nổi sự thương hại của bất kỳ ai.

Khi tiếp xúc với nước ngoài, và khi đi ra nước ngoài, mình ko thể chịu nổi khi thấy một số người VN luồn cúi bợ đỡ bọn có tiền, kể nghèo kể khổ để chúng nó động lòng trắc ẩn. Ăn mày kiểu chìa tay ra “lạy ông đi qua lạy bà đi lại” là trình quá thấp. Gặp người chả phải họ hàng gì hay thân thuộc gì cũng kể nghèo kể khổ, luôn luôn chứng tỏ rằng mình đã nghị lực vươn lên một cách hoành tráng như thế nào, để cho bọn tư bản phải cảm phục mà tự nguyện móc túi cho tiền (chứ chả thèm xin ra mồm), mới gọi là ăn mày trình cao.

Lấy ví dụ, mình đã đỏ mặt khi có một người VN phát biểu trong một private party mà cô đánh đàn với tư cách là con nuôi của chủ tiệc, bằng thứ tiếng Anh nhả nhớt “ba mẹ tôi đã bán đi chiếc TV đen trắng, tài sản duy nhất trong nhà, để cho tôi học đàn”. Ai cũng biết nghệ sĩ piano nếu thành công thì thành công lâu rồi, chứ 36 tuổi mà vẫn đang trên đà tiến tới thì e chừng là chỉ có tiến xuống lỗ. Thế mà cũng làm cho bọn tư bản vỗ tay rào rào. Ông bố nuôi giàu bự giật luôn chiếc micro, tuyên bố tặng luôn một chiếc piano Steinway hoành tráng. Cử toạ lại vỗ tay rào rào.

Lấy một ví dụ khác, một bạn bụng chửa vượt mặt, có ông sếp bự từ nước ngoài tới, bạn nhất định phải dành phần đẩy xe lăn cho ông ta, lăng xăng hì hục. Các anh lái xe bảo vệ đồng nghiệp nam trai tráng thấy bạn bụng chửa vật lộn với cỗ xe lăn có ông chắc cũng cỡ 70, 80 cân ngồi thu lu ở trên thì có nhã ý chạy ra giúp là bạn gạt ra hết. Kết quả là bạn cũng kiếm chác được rất khá với ông ấy.

Vấn đề không phải là kiểu luồn cúi câu kéo ở trên, mà là ở chỗ, với người VN khác thì những ngườiVN kiểu này có thái độ và giọng điệu khác hẳn.

Ở ví dụ thứ nhất, cái bạn piano kia chỉ một tháng trước party nọ nói chuyện với vợ chồng mình vẫn còn ba hoa quen hết nhân vật nổi tiếng này đến nhân vật nổi tiếng nọ, nổi tiếng thật sự chứ ko phải nổi tiếng trong phạm vi gia đình đâu nhé, lại còn khoe cách đây hơn 15 năm bạn trai của bạn ấy đưa cho bạn ấy 10,000usd để mua mảnh đất trên Tây Hồ. Thế là bạn ấy giàu phết chứ nghèo ở chỗ nào? Lại thêm nói chuyện với mình tiếng Việt chuẩn mà bạn ấy lại cứ nổ 100% tiếng Anh ko chuẩn ra nghe cứ nhức hết cả đầu.

Ở ví dụ thứ hai, ai cũng có thể nói “ơ thế nhỡ nó có tình cảm cha con thật sự với ông già xe lăn kia thì sao nhề?”. Vơng, chả thấy bạn có tình cảm ở chỗ nào ko có lợi. Đồng nghiệp VN chả bao giờ ăn được của bạn 1 xu, thậm chí ăn xong bạn toàn ngồi chống cằm đợi đồng nghiệp trả tiền hộ, đồng nghiệp cũng lỳ, cũng chống cằm đợi, nhưng cuối cùng ko lỳ bằng bạn đành móc túi trả tiền. Ấy thế mà mấy anh nước ngoài đến thì bạn chủ động cạy cục mời họ đi ăn bạn trả tiền bằng được, anh nảo anh nào cũng được chén một bữa. Nói chung là quan hệ rất khá. Thì đã bảo, nói chuyện với bọn đồng nghiệp VN mắt toét thì bạn là người nước ngoài danh giá, quan trọng, uy tín, nhưng nói chuyện với bọn tư bản lắm tiền thì bạn lại là người VN nghèo khổ lắm ước mơ đầy nghị lực, nếu có ai giúp được thì tốt quá.

Mình thì nghĩ, bọn tư bản chúng nó có khi chả ngu. Chúng nó cũng đọc vị được phần nào. Nhưng có thể chúng nó nghĩ, mình thì thừa thãi, nó thì thèm quá, thôi cứ thả cho nó một ít cho tâm hồn thanh thản, lại được tiếng nhân nghĩa với đời.

Đất nước mình phát triển nhanh thật. Cả ăn mày cả leo cột mỡ cũng đều trở thành hi-tech mất rồi.

P.S Mình cứ tinh vi ở đâu, chứ thật ra mấy bạn nói trên mới gọi là thành công để tiếng thơm với đời, còn mình thì giờ này vẫn làng nhàng nửa ông nửa thằng với một cục sĩ diện to tướng ngồi gặm không xuể

Dù gì thì gì vẫn nhất quyết ko ăn mày, ko leo cột mỡ, và sẽ đì đọt tất cả những người làm những người sĩ diện hão như mình xấu mặt với hội tư bản.

Hôm qua đọc được bài báo ngợi ca về bạn trên net. Đọc được mấy dòng thì tắt đi vì thấy bullshit quá trắng trợn, thế mà cũng đăng được thì thật là lạ cho báo chí VN. Nhưng hôm nay, nghĩ ngợi, quyết định comment một cái thì tìm mãi ko thấy bài báo đó đâu. Cũng chẳng thừa hơi đâu, nhưng nghĩ nếu mình biết mà mình ko nói thì bạn đó còn lừa đảo mỵ dân biết bao người nữa, nếu ai cũng như mình, thấy việc bất bình mà cứ tha như vậy thì bao giờ xã hội khá lên được. Nhưng tìm mãi mà ko thấy bài báo đó đâu.

Wednesday, August 13, 2008

Diamonds are forever!




Hôm nọ mình vào De Beers.

Mình thử một sợi dây chuyền rất mảnh có treo một viên kim cương solitaire 2.05 carat round brilliant, hạng màu E, clarity VS không nhớ là 1 hay 2, tiêu chuẩn GIA. Đứng yên trong bóng tối viên kim cương sáng trưng lên như có điện, chứng tỏ độ brilliance rất tốt. Lúc di chuyển ra ngoài sáng, viên kim cương bắt sáng nhấp nháy, hắt ra những chùm lửa vô cùng rực rỡ, chứng tỏ fire và scintillation cũng rất tốt. Cậu bán hàng thấy mình đứng yên ngắm nghía, chả nói năng gì, mới hỏi “Viên này to quá đối với cô à?”. Mình bảo “với tôi thì ko nhưng với chồng tôi thì chắc là to quá”. Viên kim cương trị giá 53,000usd chưa kể thuế.

Ngán ngẩm, mình hỏi bố mẹ đỡ đầu của Bình Nguyên. Hai ông bà quen một thương gia chuyên buôn kim cương, đảm bảo luôn lấy được giá gốc, thấy bảo là nhỏ hơn giá tiền bán tại cửa hàng nhiều. Nhưng vấn đề là chỉ mua được kim cương viên thôi, còn muốn đưa vào đồ trang sức thì phải tự tìm thợ kim hoàn mà thuê làm. Việc này vô cùng phức tạp vì thứ nhất là phải tìm được thợ kim hoàn và mô tả kiểu dáng mình muốn, thứ hai phải làm thế nào đó để viên kim cương của mình ko bị đánh tráo. Một viên kim cương chỉ cần đánh tráo từ hạng màu này xuống hạng màu dưới, mắt thường ko thể phân biệt được, nhưng giá đã khác nhau từ vài nghìn đến vài chục nghìn đô la. Lợi nhuận lớn đến mức ngay cả khi đưa đồ trang sức kim cương đi service cũng phải service trong tầm nhìn của mình chứ ko được mang đi chỗ khác kẻo bị tráo như chơi.

Chàng thì ko thích kim cương. Theo chàng, kim cương đắt chẳng qua là do mấy thủ thuật marketing của mấy công ty mua bán kim cương và kìm đầu ra để giữ giá. Chứ chàng bảo mấy cái mỏ kim cương ở châu Phi có mà xúc ra cả tấn, cần bao nhiêu chả có.

Biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng mà cứ thích thì làm thế nào. Chưa thấy người phụ nữ nào lại ko thích kim cương cả, nhá.

Hay là mình cứ nhờ bố mẹ đỡ đầu của Bình Nguyên và Lila mua giá gốc kim cương viên, rồi bán lại cho bạn nào có nhu cầu nhỉ? Tiền chênh lệch mình sắm kim cương cho bản thân. Tính toán thế cũng ổn phết đấy chứ nhỉ?

Chỉ mỗi tội mình đã bán cho con bạn thân của mình bao nhiêu thứ, nó cũng đồng ý mua, hoặc nó ko đồng ý ra lời nhưng mà cứ cầm đồ về thì mình cũng coi như là nó đồng ý, nhưng mà chưa bao giờ thu được của nó xu nào.

Bạn thân mà còn thế, thì mong gì thu được tiền của thiên hạ đây?

Diamonds are forever!




Hôm nọ mình vào De Beers.

Mình thử một sợi dây chuyền rất mảnh có treo một viên kim cương solitaire 2.05 carat round brilliant, hạng màu E, clarity VS không nhớ là 1 hay 2, tiêu chuẩn GIA. Đứng yên trong bóng tối viên kim cương sáng trưng lên như có điện, chứng tỏ độ brilliance rất tốt. Lúc di chuyển ra ngoài sáng, viên kim cương bắt sáng nhấp nháy, hắt ra những chùm lửa vô cùng rực rỡ, chứng tỏ fire và scintillation cũng rất tốt. Cậu bán hàng thấy mình đứng yên ngắm nghía, chả nói năng gì, mới hỏi “Viên này to quá đối với cô à?”. Mình bảo “với tôi thì ko nhưng với chồng tôi thì chắc là to quá”. Viên kim cương trị giá 53,000usd chưa kể thuế.

Ngán ngẩm, mình hỏi bố mẹ đỡ đầu của Bình Nguyên. Hai ông bà quen một thương gia chuyên buôn kim cương, đảm bảo luôn lấy được giá gốc, thấy bảo là nhỏ hơn giá tiền bán tại cửa hàng nhiều. Nhưng vấn đề là chỉ mua được kim cương viên thôi, còn muốn đưa vào đồ trang sức thì phải tự tìm thợ kim hoàn mà thuê làm. Việc này vô cùng phức tạp vì thứ nhất là phải tìm được thợ kim hoàn và mô tả kiểu dáng mình muốn, thứ hai phải làm thế nào đó để viên kim cương của mình ko bị đánh tráo. Một viên kim cương chỉ cần đánh tráo từ hạng màu này xuống hạng màu dưới, mắt thường ko thể phân biệt được, nhưng giá đã khác nhau từ vài nghìn đến vài chục nghìn đô la. Lợi nhuận lớn đến mức ngay cả khi đưa đồ trang sức kim cương đi service cũng phải service trong tầm nhìn của mình chứ ko được mang đi chỗ khác kẻo bị tráo như chơi.

Chàng thì ko thích kim cương. Theo chàng, kim cương đắt chẳng qua là do mấy thủ thuật marketing của mấy công ty mua bán kim cương và kìm đầu ra để giữ giá. Chứ chàng bảo mấy cái mỏ kim cương ở châu Phi có mà xúc ra cả tấn, cần bao nhiêu chả có.

Biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng mà cứ thích thì làm thế nào. Chưa thấy người phụ nữ nào lại ko thích kim cương cả, nhá.

Hay là mình cứ nhờ bố mẹ đỡ đầu của Bình Nguyên và Lila mua giá gốc kim cương viên, rồi bán lại cho bạn nào có nhu cầu nhỉ? Tiền chênh lệch mình sắm kim cương cho bản thân. Tính toán thế cũng ổn phết đấy chứ nhỉ?

Chỉ mỗi tội mình đã bán cho con bạn thân của mình bao nhiêu thứ, nó cũng đồng ý mua, hoặc nó ko đồng ý ra lời nhưng mà cứ cầm đồ về thì mình cũng coi như là nó đồng ý, nhưng mà chưa bao giờ thu được của nó xu nào.

Bạn thân mà còn thế, thì mong gì thu được tiền của thiên hạ đây?

Cô giúp việc mới




Nhà có cô giúp việc mới, nói giọng Cần Thơ. Rau thì cứ bảo là “gao” làm mình nghe mãi mới thủng. “Rồi” thì bảo là “gồi”. Bình Nguyên sáng nay nói leo lẻo “Bà Nuôi, papa đi làm gồi”. Mình nghe xong cứ ngồi lịm lìm lim ko cất nổi tiếng nào.

Lại thêm chị giúp việc, “Bà Nuôi bà mần cái này xong chưa để cháu còn đi đổ rác”

Bà Nuôi mới sang được 3 ngày. Trông tướng hiền lành phúc hậu, bảo cái gì cũng “Vơng”. Tử vi bảo mình là thiên thượng hoả, tức lửa trên trời, tức chả sợ bố con thằng nào. Mình cho rằng tại ở trên trời chẳng gần thằng nào nên ko sợ, chứ cũng chả phải mình yêng hùng gì. Ngày xưa con bạn thân có lần còn chửi “em hèn như chó ấy em ạ” cái tội mình và nó chéo cánh mà mình lại ko chặt 2 làm nó thua bét dem. Hèn thế nên gặp người hiền lành ko sợ bị bắt nạt là rất thích.

Chị giúp việc thì, cứ có mỗi mình và chị ấy thì ko sao, có thêm người thứ 3 VN vào là ko gì lay chuyển nổi. Lần trước mẹ mình ở đây cũng thế, nói gì phản đối đấy. Lần này thì:

- Chị H đừng xúc cho bé thìa cơm đầy thế nhé

- Không đầy

- Em thấy đầy

- Không đầy

- Đầy như thế bé ko chịu nhai mà toàn nuốt chửng

- Nó nhai đấy chứ

- Em có thấy nó nhai đâu, chị nhìn kìa, nó toàn nuốt chửng

- Nó nhai đấy chứ

Bótay.com

Bây giờ xin so sánh hai người giúp việc như sau:

Bác Hằng

Bà Nuôi

Nhanh nhẹn, nhờ việc gì có khi mình chưa nói xong chị ấy đã làm xong rồi, có việc đi vắng thì lúc về yên tâm là mọi việc đã được làm xong xuôi, chị ấy đang ngồi chơi rất chi là nhàn tản trên bậu cửa

Chậm lù đù. Là có hai cái áo sơ mi mà gần 1 tiếng mới thấy chầm chậm đi ra. Đi bước khoan bước nhặt, như kiểu vừa đi vừa suy ngẫm

Không cẩn thận lắm (vì nhanh quá). Nhờ chị lau cho em cái bếp nấu thì chị ấy lấy luôn một cái khăn bất kể sạch bẩn lau nhoắng nhoằng, thậm chí chú Bình Nguyên mà đang ngồi gần đấy là chị ấy cũng thò tay lau luôn mặt chú cũng bằng cái khăn đang lau bếp cũng nên

Rất cẩn thận. Nhờ làm cái gì là làm tỉ mẩn đến tận lúc xong, làm việc nào ra việc nấy, khá là high standard

Vì tháo vát đảm đang nên động nói cái gì cũng phản đối, hoặc “chị biết rồi”, hoặc “khiếp em cứ làm như chị trẻ con” hoặc chả thèm nói gì làm mình ko hiểu là chị ấy đã nghe thấy hay chưa, lại phải nói lại

Nói gì cũng “vơng” hoặc “dạ”. Một điều cô G hai điều cô G nghe rất sướng.

Không gọn gàng lắm. Mình vừa lụi hụi gấp đống quần áo của Bình Nguyên trong tủ cho gọn ghẽ, chị ấy đi vào lấy áo thay cho chú, rút xoạch cái áo dưới cùng, cả chồng áo đổ kềnh, chị ấy cứ thế thản nhiên đi ra, mình chưng hửng

Cực kỳ gọn gàng. Vừa đến một cái quần áo giày dép của hai ông bà chủ và hai đứa bé cô ấy gấp lại hết, sắp xếp rất gọn ghẽ, gấp rất pờ rồ. Vừa gấp vừa than ‘trời ơi quần áo mua chi mua dữ vậy nè”

Xoáy nút chai nước thì xoáy lệch, lấy đồ trong giỏ quần áo bẩn xong thì giỏ quần áo để lệch, mở ngăn kéo ra lấy khăn khi đóng vào cũng đóng lệch, mà mình thì lại rất ghét đồ đạc để xiên xẹo

Cái gì cũng phải thẳng hàng ngay lối, xiên xẹo là không có được. Xiên xẹo thì ngồi tỉ mẩn chỉnh cho đến hết xiên xẹo mới thôi.

Rất quan trọng chuyện thịt thà cá mú, lúc nào cũng nhồi cho chú Bình Nguyên rõ là nhiều thịt cá. Đến mức mỗi bữa ăn mình phải xuống kiểm tra số thịt chú ăn

Ăn gì cũng được. Thấy chú Bình Nguyên thích ăn rau thì khen rối rít. Cứ bị chị giúp việc ép ăn nhiều là kêu “cô muốn làm tôi mất phoọc hả?”.

Rất chăm chút việc ăn uống của mình. Giữa buổi mà mình chạy xuống nhà kêu đói là lại lọ mọ đi chuẩn bị đồ ăn cho mình

Động đến khoản nấu ăn thì cô ấy sợ rúm “trời tôi hổng có biết nấu ăng đâu à nha”

Tóm lại, giá mà có cả hai cô một lúc thì tốt. Nhưng mà làm sao bố mẹ Bình Nguyên đủ tiền nuôi hai cô giúp việc trong nhà giữa Manhattan đây?

Mà thế thì thành xóm nhà lá mất. Ngay bây giờ hàng ngày đã diễn ra các cuộc thảo luận về sắc đẹp, giữ form, chồng, con, vàng, đô la, đất miếng, vv giữa hai người rất chi là náo nhiệt, mà vì tế nhị mình chẳng dám kể ra đây.