Friday, August 22, 2008

Nhổ răng ở New York

Đi nhổ răng. Bác sĩ khua khoắng mãi, loay hoay hết lắp vào rồi lại tháo ra mấy cái mũi tiêm, mồm liến thoắng “đừng nhìn đừng nhìn”. Nhưng ko nhìn sao được, khua chân múa tay ngay trước mũi mà lại bắt bệnh nhân ko nhìn. Tiêm hai mũi thuốc tê đau gần chết, nằm còng queo đợi thuốc ngấm một lúc rõ lâu, bác sĩ chạy mất, có mỗi con bé ý tá trợ lý gì đó đứng bên cạnh chắc để an ủi mình. An ủi kiểu gì mà mình cứ thấy im lặng chết chóc, quay sang ngó nó thì thấy nó đã kéo khẩu trang xuống khỏi mồm từ khi nào, mắt nó thì đang nhìn xa xăm thẫn thờ, cũng chả nhận ra là mình đang lom lom nhìn nó. Kiểu này chắc mình phải an ủi nó chứ hy vọng gì được an ủi.

Nó thở dài vài lần và mình cũng thở dài vài lần thì bác sĩ lật đật chạy vào, mồm liến thoắng “tê đến đâu rồi? tê đến đâu rồi”, mình nhún vai “rất tê”, bác sĩ ko giấu nổi niềm sung sướng “Oh yeah?”. Sau khi kiểm tra lại lần nữa, hoàn toàn hài lòng, bác sĩ bắt đầu công đoạn nhổ răng, nào kìm nào kéo, trịnh trọng bày hết cả ra như mổ trâu mổ bò “You are ready?”. Mình lại nhún vai “you’re never ready enough anyway”. Thấy bác sĩ thò kìm vào miệng cặp vào cái răng, lung lay mấy lần, cứ tưởng ông ấy đang định tháo cái chụp ra hoặc ước lượng tình hình, thế mà chỉ một giây sau, sau vài tiếng răng rắc, đã thấy cái răng nằm chỏng chơ trên khay. “Is that all?”, “yeah. You want to have more teeth pulled out?”, tức “có thế thôi à?”, “ờ, thế cô muốn nhổ thêm nữa à?”.

Nhổ cái răng mất 2 giây. Chuẩn bị mất một tiếng. Loạn hết cả lên.

Kế toán chìa vào mặt hoá đơn gần 1000us, chỉ để nhổ mỗi cái răng đã lung lay sẵn. Biết thế tự nhổ. Buộc cái chỉ vòng quanh gốc răng, giật vài lần răng gì cũng ra hết. Ngày xưa toàn thế có sao.

Ở New York, nếu muốn đến phòng mạch tư nào vào loại có tiếng một tí mà lại ko được ai giới thiệu thì cứ gặp bác sĩ xong là phải xì tiền ngay, về nhà đòi được bảo hiểm hay ko ko phải là việc của bác sĩ. Chỉ trừ khi phải là khách hàng quen, quan trọng, kiểu như bác sĩ rất muốn có khách hàng này để lấy quan hệ, thì mới được miễn cái khoản đẻ con nào cắt rốn con đấy thế này. Thay vào đó, các cô trợ lý sẽ phải làm việc trầy trật với bảo hiểm để đòi tiền của chúng.

Ngại nhất là phải làm việc với bảo hiểm. Chúng nó cứ như deaf and dumb hết cả lượt.

- (mình giọng quả quyết) Tôi gửi cái hoá đơn đó rồi

- (giọng đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (mình bức xúc) Tôi gửi đến lần thứ 3 rồi

- (giọng vẫn đều đều vô cảm) Chúng tôi chả nhận được cái nào

- (đành xử nhũn) Thế chị nói địa chỉ để tôi gửi lại

- Nói địa chỉ một hồi

- (phẫn nộ) Tôi gửi đúng cái địa chỉ này mà, sao các chị lại ko nhận được

- (lại vô cảm) Tôi ko biết, chúng tôi ko nhận được

- (vò đầu bứt tai) Thế bây giờ tôi phải làm sao?

- (cộc lốc) Gửi lại

- (hỏi cố cho ra vấn đề) Thế nếu các chị lại ko nhận được nữa thì sao?

- (thở dài đánh oạch kiểu hỏi lắm thế) Cứ gửi đi rồi tính sau

Lại hì hục gửi. Rồi vài tuần sau lại đúng cuộc trò chuyện này, chỉ khác là lần này số lần gửi đã lên thành 4.

Cái 1000us này, chắc chắn phải 6 tháng sau mới được hoàn lại.

Về đến nhà, thuốc tê vẫn chưa tan hết, sờ vào cằm chả có cảm giác gì. Ngồi ăn với Bình Nguyên, đang bình thường tự dưng chú chỉ cái ngón tay be bé cong cong vào tận mặt mẹ “Mamma, mồm mamma, cằm mamma kìa”. Ngó vào gương, trời ạ, đúng là mất cảm giác có khác. Nước chảy xuống tận cằm mà vẫn thấy như thường. May mà mỗi chú nhìn thấy, chứ người ngoài nhìn thấy chắc phải kiếm cái lỗ mà nhảy xuống lấy đất đắp lên.

Một nha sĩ ở NY bảo ông đã đến VN và cũng chữa cho nhiều người VN, luôn luôn có cùng vấn đề là hay ê răng khi ăn đồ nóng đồ lạnh đồ cứng, tức là bị mòn răng. Không hiểu có phải tại nguồn nước ko?

5 comments:

  1. hic, thế cún béo đã kiểm tra lại xem cái răng vứt còng queo ở đấy có phải răng của mình kh đấy:-P

    ReplyDelete
  2. Ôi New York cũng bất tiện nhỉ? Ở chỗ bọn tớ thì có thẻ bảo hiểm là được trừ tiền luôn, đòi tiền bảo hiểm thế nào là việc của bệnh viện/phòng khám.

    ReplyDelete
  3. ở đây phần lớn là như thế, phòng khám/bệnh viện coi đòi tiền bảo hiểm như một dịch vụ họ làm cho khách hàng, để khách hàng thấy tiện lợi mà đến. Nhưng một vài bác sĩ đã có danh tiếng như cồn rồi, có lượng khách hàng ổn lắm rồi, họ chẳng buồn cung cấp dịch vụ kia nữa, nhất là để đòi tiền bảo hiểm thì rất lâu, trong khi giá trị hoá đơn lại lớn :-)

    ReplyDelete
  4. Người VN hay bị vấn đề răng lợi thế đó. Tao đi khám bác sỹ răng, chồng tao được tuyên bố ko vấn đề gì, riêng tao ông ấy chụp X-quang rồi tuyên bố tủy răng của tao đã mòn như ông lão 70. Tao nghĩ tại thiếu can-xi từ bé chăng?

    ReplyDelete
  5. @ Hà Thuỷ: bác sĩ ở chỗ tao bảo nguồn nước của mình sao đó làm men răng mòn hết. chứ chưa chắc đã tại ăn uống.
    @ Myselfvn: ui quả thật là tớ rất tin người, nhìn cái răng còng queo ở đấy thì cũng ko đặt câu hỏi là liệu đó có phải răng mình hay ko :-)

    ReplyDelete