Sunday, March 30, 2008

Entry for March 31, 2008

Mấy hôm nay cả ngày chị giúp việc cứ phải chạy xuống mở cửa mấy lần để nhận hoa hoặc quà mọi người gửi đến, nhất là buổi trưa khi chị ấy đang ôm Bình Nguyên ngủ. Nếu quà là một lẵng hoa quả hoặc bánh kẹo vv gì đó thì chị ấy còn hăng hái, chạy qua chạy lại bận bịu mải mê xếp vào tủ, xếp vào giỏ. Còn nếu quà là một lẵng hoa thì chị ấy bảo "rác nhà", rồi cứ để thù lù đâu đó, chẳng sờ mò tới nữa .
Phải là chị giúp việc cũ thì chị ấy có khi lại bày hoa trong phòng khách rồi ngồi mơ mộng ngắm ngắm nghía nghía ngửi ngửi hít hít hàng giờ đồng hồ, rồi đến tối, canh đúng giờ ở VN chồng con vừa dậy, có khi chưa kịp oánh răng ăn sáng, là gọi điện về kể lể, tức là kể là hôm nay mọi người gửi hoa đến chúc mừng hoa đẹp lắm em ngồi ngắm mãi tự dưng lại buồn lại nhớ anh và con vv và vv.

Ko phải tớ thiếu sự cảm thông nhưng mà quả tình là chịu ko nổi cứ hai ngày một lần chị giúp việc cũ lại phải làm quả nói chuyện tình củ xuyên đại dương cứ khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ kể lể đủ chuyện trên đời từ chuyện cái chai cái lọ. Ví dụ, chị ấy ngồi thu lu trước oép căm (chị ấy gọi thế) tay cầm cái áo len mới mua giơ ra trước mặt "anh ơi em mới mua cái áo len này đẹp ko? khi nào về hà nội em mặc chắc chắn anh sẽ thích". Chị ấy 50 tuổi và chồng chị ấy gần 70 đấy nhé.

Kể ra nếu tớ ko nghe thấy thì ko sao, nhưng đằng này nói chuyện trên YM, nhiều khi mạng ko tốt chị ấy cứ phải gào lên hoặc nói đi nói lại nhiều lần, và rất nhiều khi cứ liên tục "anh có nghe em nói ko, tại sao em nói mãi mà anh cứ ko nói gì?, anh ơi, anh ơi, alô". Cả buổi tối như thế, hai ngày một lần, mỗi lần khoảng 2, 3 tiếng. Qủa tình là tớ điên hết cả đầu và cảm thấy mình bị làm phiền kinh khủng.

Cũng may là chị giúp việc này ko đến nỗi bi luỵ thế. Nhưng chị ấy cũng cứ hai ngày lại điện thoại về VN một lần lần nào cũng hỏi xem ở nhà đã xảy ra chuyện gì chưa , và lần nào anh chồng cũng hỏi lại "chuyện gì là chuyện gì, làm gì có chuyện gì" nên lần nào nói chuyện xong chị ấy cũng than thở với tớ là chồng chị khô khan ít nói lắm em ạ mặc dù tình cảm thì anh ấy có .
Hài hước ko thể tả được.
À chị giúp việc còn mê mẩn Lila. Cứ xểnh ra một cái là chị ấy bế tót Lila vào trong phòng ngồi đóng cửa cho chú Bình Nguyên khỏi phá, đặt bé lên lòng ngắm, có khi cứ hàng tiếng đồng hồ ko chán. Mà Lila thì đỏ như tôm luộc, ngủ thin thít, môi huýt sáo, chỉ tỉnh dậy hét khi đói.



Entry for March 31, 2008

Mấy hôm nay cả ngày chị giúp việc cứ phải chạy xuống mở cửa mấy lần để nhận hoa hoặc quà mọi người gửi đến, nhất là buổi trưa khi chị ấy đang ôm Bình Nguyên ngủ. Nếu quà là một lẵng hoa quả hoặc bánh kẹo vv gì đó thì chị ấy còn hăng hái, chạy qua chạy lại bận bịu mải mê xếp vào tủ, xếp vào giỏ. Còn nếu quà là một lẵng hoa thì chị ấy bảo "rác nhà", rồi cứ để thù lù đâu đó, chẳng sờ mò tới nữa .
Phải là chị giúp việc cũ thì chị ấy có khi lại bày hoa trong phòng khách rồi ngồi mơ mộng ngắm ngắm nghía nghía ngửi ngửi hít hít hàng giờ đồng hồ, rồi đến tối, canh đúng giờ ở VN chồng con vừa dậy, có khi chưa kịp oánh răng ăn sáng, là gọi điện về kể lể, tức là kể là hôm nay mọi người gửi hoa đến chúc mừng hoa đẹp lắm em ngồi ngắm mãi tự dưng lại buồn lại nhớ anh và con vv và vv.

Ko phải tớ thiếu sự cảm thông nhưng mà quả tình là chịu ko nổi cứ hai ngày một lần chị giúp việc cũ lại phải làm quả nói chuyện tình củ xuyên đại dương cứ khoảng 2, 3 tiếng đồng hồ kể lể đủ chuyện trên đời từ chuyện cái chai cái lọ. Ví dụ, chị ấy ngồi thu lu trước oép căm (chị ấy gọi thế) tay cầm cái áo len mới mua giơ ra trước mặt "anh ơi em mới mua cái áo len này đẹp ko? khi nào về hà nội em mặc chắc chắn anh sẽ thích". Chị ấy 50 tuổi và chồng chị ấy gần 70 đấy nhé.

Kể ra nếu tớ ko nghe thấy thì ko sao, nhưng đằng này nói chuyện trên YM, nhiều khi mạng ko tốt chị ấy cứ phải gào lên hoặc nói đi nói lại nhiều lần, và rất nhiều khi cứ liên tục "anh có nghe em nói ko, tại sao em nói mãi mà anh cứ ko nói gì?, anh ơi, anh ơi, alô". Cả buổi tối như thế, hai ngày một lần, mỗi lần khoảng 2, 3 tiếng. Qủa tình là tớ điên hết cả đầu và cảm thấy mình bị làm phiền kinh khủng.

Cũng may là chị giúp việc này ko đến nỗi bi luỵ thế. Nhưng chị ấy cũng cứ hai ngày lại điện thoại về VN một lần lần nào cũng hỏi xem ở nhà đã xảy ra chuyện gì chưa , và lần nào anh chồng cũng hỏi lại "chuyện gì là chuyện gì, làm gì có chuyện gì" nên lần nào nói chuyện xong chị ấy cũng than thở với tớ là chồng chị khô khan ít nói lắm em ạ mặc dù tình cảm thì anh ấy có .
Hài hước ko thể tả được.
À chị giúp việc còn mê mẩn Lila. Cứ xểnh ra một cái là chị ấy bế tót Lila vào trong phòng ngồi đóng cửa cho chú Bình Nguyên khỏi phá, đặt bé lên lòng ngắm, có khi cứ hàng tiếng đồng hồ ko chán. Mà Lila thì đỏ như tôm luộc, ngủ thin thít, môi huýt sáo, chỉ tỉnh dậy hét khi đói.



Thursday, March 27, 2008

Entry for March 28, 2008

Trời đang ấm dần lên rồi. Nhiệt độ ban ngày cao nhất đã có thể lên gần 10 độ C. Không khí đã ẩm hơn. Cây hoa trồng trước cửa nhà bên cạnh đã thấy lác đác hoa trắng. Trên đại lộ Park đã thấy người ta trồng hoa tulip. Những hàng cây bên đường đã nảy lộc đỏ ối.
Thế là 6 tháng mùa đông dài dằng dặc đã qua đi.
Thích ơi là thích, mặc dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm mà chưa có thời gian nào làm.

Entry for March 28, 2008

Trời đang ấm dần lên rồi. Nhiệt độ ban ngày cao nhất đã có thể lên gần 10 độ C. Không khí đã ẩm hơn. Cây hoa trồng trước cửa nhà bên cạnh đã thấy lác đác hoa trắng. Trên đại lộ Park đã thấy người ta trồng hoa tulip. Những hàng cây bên đường đã nảy lộc đỏ ối.
Thế là 6 tháng mùa đông dài dằng dặc đã qua đi.
Thích ơi là thích, mặc dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm mà chưa có thời gian nào làm.

Wednesday, March 26, 2008

Ở nhà tớ nó thế

Mấy tiếng sau khi sinh xong, chị giúp việc dắt díu Bình Nguyên vào bệnh viện thăm. Vừa nhìn thấy em bé, chú kêu to "aha" rồi hùng hục trèo lên giường lấy ngón tay be bé chọc vào đầu em . Khổ thân Bình Nguyên mắc bệnh hậu đậu thái quá, tức là vì hậu đậu mà chú định một đằng lại cứ làm thành một nẻo. Ví dụ, trước khi ra về, chú có nhã ý hôn tạm biệt em bé. Chú lại hùng hục trèo lên giường, chổng mông định hôn em, thế là mất đà ngã chúi cả mặt xuống đệm, suýt nữa lăn cả tấm thân bồ tượng (so với em bé) của chú vào em làm cả nhà xanh mặt. Thế là chú bị lôi đi, vừa chống cự chú vừa kêu "Lê no baby" tức là ý chú định bảo để chú hôn em cái đã.

Còn chị giúp việc thì ngay lúc đến đã lập tức ngắm cái bụng tớ và phấn khởi kêu to "ối giời ơi bụng em giống hệt bụng chị rồi". Mà mọi người có biết cái bụng chị ấy thế nào ko, tròn xoe, sổ lung tung và đầy mỡ. Nghe đến là rụng rời. Mà chị ấy còn bồi thêm "hồi trước chị cũng nhỏ nhắn lắm, có 42kg thôi. Sau khi đẻ xong đứa thứ hai thì tự dưng phát phì, bụng cứ một rổ thế này ko co lại được, em cũng bị sổ rồi".

Buổi tối đầu tiên về nhà, mẹ chú Bình Nguyên đánh thức bố chú đang ngáy khò khò dậy nhờ mở hộ chai sữa. Bố chú được sai bật dậy như lò xo, mắt nhắm mắt mở vồ lấy chai sữa vặn lấy vặn để. Vừa vặn được cái nắp ra, cả chai sữa có khoảng 60ml thì phải đến 50ml văng ra khỏi chai, văng xuống cả chăn cả đệm. Sự việc này lại làm mẹ chú nhớ tới hồi ngày xưa đi học, mấy đứa con gái chung tiền mua được một gói ô mai mận, một con hăng hái xung phong xé gói ô mai, xé hăng quá thế nào cả cái gói rách toạc, có bao nhiêu ô mai văng hết ra ngoài, rơi hết xuống đất, chỉ còn vướng lại đúng 3 quả trong cái túi ni lông rách. Con bé hăng hái đó bị chửi cho một trận thôi rồi.

Nhưng mẹ chú Bình Nguyên thì quá mệt và cũng chẳng cáu, chẳng nói gì. Chỉ tự dưng nhớ đến đúng hai câu thơ Bút tre ngày xưa rất tâm đắc, đại loại:
Chồng người du kích sông Lô

Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần


Nhưng nào đã hết. Sau khi làm sữa văng hết ra phần chăn đệm của mình, bố chú Bình Nguyên lại nằm ghé sang phần giường của mẹ chú, lại ngáy khò khò. Khổ thân mẹ chú người đã đang đau ê ẩm khắp nơi mà lại phải nằm co ro nhường chỗ. Mà ngay cả không nhường thì cũng chẳng cạnh tranh được.
Đúng là móm nặng.




Ở nhà tớ nó thế

Mấy tiếng sau khi sinh xong, chị giúp việc dắt díu Bình Nguyên vào bệnh viện thăm. Vừa nhìn thấy em bé, chú kêu to "aha" rồi hùng hục trèo lên giường lấy ngón tay be bé chọc vào đầu em . Khổ thân Bình Nguyên mắc bệnh hậu đậu thái quá, tức là vì hậu đậu mà chú định một đằng lại cứ làm thành một nẻo. Ví dụ, trước khi ra về, chú có nhã ý hôn tạm biệt em bé. Chú lại hùng hục trèo lên giường, chổng mông định hôn em, thế là mất đà ngã chúi cả mặt xuống đệm, suýt nữa lăn cả tấm thân bồ tượng (so với em bé) của chú vào em làm cả nhà xanh mặt. Thế là chú bị lôi đi, vừa chống cự chú vừa kêu "Lê no baby" tức là ý chú định bảo để chú hôn em cái đã.

Còn chị giúp việc thì ngay lúc đến đã lập tức ngắm cái bụng tớ và phấn khởi kêu to "ối giời ơi bụng em giống hệt bụng chị rồi". Mà mọi người có biết cái bụng chị ấy thế nào ko, tròn xoe, sổ lung tung và đầy mỡ. Nghe đến là rụng rời. Mà chị ấy còn bồi thêm "hồi trước chị cũng nhỏ nhắn lắm, có 42kg thôi. Sau khi đẻ xong đứa thứ hai thì tự dưng phát phì, bụng cứ một rổ thế này ko co lại được, em cũng bị sổ rồi".

Buổi tối đầu tiên về nhà, mẹ chú Bình Nguyên đánh thức bố chú đang ngáy khò khò dậy nhờ mở hộ chai sữa. Bố chú được sai bật dậy như lò xo, mắt nhắm mắt mở vồ lấy chai sữa vặn lấy vặn để. Vừa vặn được cái nắp ra, cả chai sữa có khoảng 60ml thì phải đến 50ml văng ra khỏi chai, văng xuống cả chăn cả đệm. Sự việc này lại làm mẹ chú nhớ tới hồi ngày xưa đi học, mấy đứa con gái chung tiền mua được một gói ô mai mận, một con hăng hái xung phong xé gói ô mai, xé hăng quá thế nào cả cái gói rách toạc, có bao nhiêu ô mai văng hết ra ngoài, rơi hết xuống đất, chỉ còn vướng lại đúng 3 quả trong cái túi ni lông rách. Con bé hăng hái đó bị chửi cho một trận thôi rồi.

Nhưng mẹ chú Bình Nguyên thì quá mệt và cũng chẳng cáu, chẳng nói gì. Chỉ tự dưng nhớ đến đúng hai câu thơ Bút tre ngày xưa rất tâm đắc, đại loại:
Chồng người du kích sông Lô

Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần


Nhưng nào đã hết. Sau khi làm sữa văng hết ra phần chăn đệm của mình, bố chú Bình Nguyên lại nằm ghé sang phần giường của mẹ chú, lại ngáy khò khò. Khổ thân mẹ chú người đã đang đau ê ẩm khắp nơi mà lại phải nằm co ro nhường chỗ. Mà ngay cả không nhường thì cũng chẳng cạnh tranh được.
Đúng là móm nặng.




Entry for March 26, 2008

Làm đàn bà khổ nhất là cái chuyện sinh đẻ. Đẻ khó đẻ dễ thế nào cũng phải một trận đau nhớ đời. Chưa kể về sau hàng họ còn hỏng hết cả.

Đúng ngày lễ phục sinh hai vợ chồng đi vào bệnh viện. Bệnh viện vắng teo vì ko có khách thăm. Mấy cô y tá rỗi rãi đang tụ tập tán gẫu quanh bàn tổng đài, thấy hai người vào mặt tươi như hoa thì quay ra nhìn vẻ rất nghi ngờ. Mình hăng hái định cất quần áo vào vali mang theo sau khi mặc bộ quần áo khám lên người thì một cô còn ngăn “từ từ để chúng tôi kiểm tra xem chị có được ở lại đây ko đã”.

Ông bác sĩ đến, càu nhàu là mình làm hỏng lễ phục sinh của ông ấy. Con gái lái xe từ Pensylvania đến nghỉ phục sinh cùng bố biết bố phải đi thì nổi giận đùng đùng. Ngại quá. Mình có chọn ngày này đâu???

Cuối cùng, mọi việc diễn ra rất nhanh. Ông bác sĩ hớn hở về nhà, về đến nhà còn gọi điện bảo ông ấy còn về nhà sớm hơn cả giờ cô con gái đến.

Bé Lila chào đời nặng 3.5kg, dài 53cm, giống hệt chú Bình Nguyên mỗi tội tóc vàng hoe. Khi no bé chỉ nằm ngủ, thỉnh thoảng kêu ọ ẹ, khi đói thì mặt đỏ tưng bừng, mỗi cái mũi là trắng, mặt hằn các nếp nhăn và cái gì chạm vào mặt cũng quay ra mồm há như sáo đớp đớp, hơi chậm cho ăn một tí là kêu inh ỏi.

Bố chú thấy con tóc vàng thì thích quá gọi điện khắp nơi khoe. Nhưng chắc chỉ vàng lúc bé thôi, một thời gian nữa chắc lại thành tóc nâu, giống bố chú, giống Bình Nguyên, còn mẹ chú lúc nào cũng đen thì ko kể.

Đẻ xong ngắm cái bụng mình, eo ôi chỉ muốn khóc.

Entry for March 26, 2008

Làm đàn bà khổ nhất là cái chuyện sinh đẻ. Đẻ khó đẻ dễ thế nào cũng phải một trận đau nhớ đời. Chưa kể về sau hàng họ còn hỏng hết cả.

Đúng ngày lễ phục sinh hai vợ chồng đi vào bệnh viện. Bệnh viện vắng teo vì ko có khách thăm. Mấy cô y tá rỗi rãi đang tụ tập tán gẫu quanh bàn tổng đài, thấy hai người vào mặt tươi như hoa thì quay ra nhìn vẻ rất nghi ngờ. Mình hăng hái định cất quần áo vào vali mang theo sau khi mặc bộ quần áo khám lên người thì một cô còn ngăn “từ từ để chúng tôi kiểm tra xem chị có được ở lại đây ko đã”.

Ông bác sĩ đến, càu nhàu là mình làm hỏng lễ phục sinh của ông ấy. Con gái lái xe từ Pensylvania đến nghỉ phục sinh cùng bố biết bố phải đi thì nổi giận đùng đùng. Ngại quá. Mình có chọn ngày này đâu???

Cuối cùng, mọi việc diễn ra rất nhanh. Ông bác sĩ hớn hở về nhà, về đến nhà còn gọi điện bảo ông ấy còn về nhà sớm hơn cả giờ cô con gái đến.

Bé Lila chào đời nặng 3.5kg, dài 53cm, giống hệt chú Bình Nguyên mỗi tội tóc vàng hoe. Khi no bé chỉ nằm ngủ, thỉnh thoảng kêu ọ ẹ, khi đói thì mặt đỏ tưng bừng, mỗi cái mũi là trắng, mặt hằn các nếp nhăn và cái gì chạm vào mặt cũng quay ra mồm há như sáo đớp đớp, hơi chậm cho ăn một tí là kêu inh ỏi.

Bố chú thấy con tóc vàng thì thích quá gọi điện khắp nơi khoe. Nhưng chắc chỉ vàng lúc bé thôi, một thời gian nữa chắc lại thành tóc nâu, giống bố chú, giống Bình Nguyên, còn mẹ chú lúc nào cũng đen thì ko kể.

Đẻ xong ngắm cái bụng mình, eo ôi chỉ muốn khóc.

Friday, March 21, 2008

Một buổi tối đảm đang

Bố Bình Nguyên tối qua xung phong cho chú đi ngủ. Hai bố con trèo lên giường giở truyện ra đọc, rất chi là khoa học. Khoảng 15 phút sau bố chú đi ra, mặt mũi tự hào “ngủ rồi”, trông mặt rõ ràng ngóng đợi một lời khen từ mẹ chú đang ngồi mê mải blogging. Nhưng mẹ chú kinh nghiệm đầy mình, chả nói gì quá sớm.

Biết ngay, được chưa đầy 1 phút sau, có tiếng chú gọi vừa dịu dàng vừa yếu ớt từ trong phòng chú “papa”. Bố chú lại tất tả chạy vào. Chắc lại thêm một session đọc truyện và hát nữa (quên chưa kể là chú đi thay bỉm thì có bài hát thay bỉm, đi ngủ thì có bài hát đi ngủ, cầu kỳ lắm í).

Rồi 15 phút sau thấy cái bô Elmo của chú kêu ầm lên trong phòng “Hello, I am so proud of you”. Chắc là chú đã trèo xuống khỏi giường và ra nhấn cái bô chơi.

Cái bô còn nói véo von một hồi nữa rồi mới im. Và mẹ chú đang blogging tự dưng nghe cửa mở cái xoạch, chú chạy ra, mắt sáng trưng, mồm cười hết cỡ, tóc dựng đứng, má đỏ như táo, co cẳng chạy biến ra phòng khách, bố chú vừa hấp tấp xỏ dép vừa tất tả chạy theo.

Rồi mẹ chú thấy bố chú vác chú đang giẫy giụa cười sằng sặc, như một con heo sữa, quay lại vào phòng, đóng cửa lại. Mẹ chú đoán bố chú lại kiên nhẫn một session đọc truyện và hát với hy vọng chú sẽ chìm vào giấc ngủ.

Lần này thì im ắng hẳn. Chắc cả hai bố con chú cùng ôm nhau ngủ rồi.

Hai tiếng sau mẹ chú mở cửa phòng chú để lôi bố chú dậy. Bố chú nghe tiếng động thì bật dậy bảo "hình như là anh ngủ thiếp đi hay sao ấy".

Chán hẳn.

Một buổi tối đảm đang

Bố Bình Nguyên tối qua xung phong cho chú đi ngủ. Hai bố con trèo lên giường giở truyện ra đọc, rất chi là khoa học. Khoảng 15 phút sau bố chú đi ra, mặt mũi tự hào “ngủ rồi”, trông mặt rõ ràng ngóng đợi một lời khen từ mẹ chú đang ngồi mê mải blogging. Nhưng mẹ chú kinh nghiệm đầy mình, chả nói gì quá sớm.

Biết ngay, được chưa đầy 1 phút sau, có tiếng chú gọi vừa dịu dàng vừa yếu ớt từ trong phòng chú “papa”. Bố chú lại tất tả chạy vào. Chắc lại thêm một session đọc truyện và hát nữa (quên chưa kể là chú đi thay bỉm thì có bài hát thay bỉm, đi ngủ thì có bài hát đi ngủ, cầu kỳ lắm í).

Rồi 15 phút sau thấy cái bô Elmo của chú kêu ầm lên trong phòng “Hello, I am so proud of you”. Chắc là chú đã trèo xuống khỏi giường và ra nhấn cái bô chơi.

Cái bô còn nói véo von một hồi nữa rồi mới im. Và mẹ chú đang blogging tự dưng nghe cửa mở cái xoạch, chú chạy ra, mắt sáng trưng, mồm cười hết cỡ, tóc dựng đứng, má đỏ như táo, co cẳng chạy biến ra phòng khách, bố chú vừa hấp tấp xỏ dép vừa tất tả chạy theo.

Rồi mẹ chú thấy bố chú vác chú đang giẫy giụa cười sằng sặc, như một con heo sữa, quay lại vào phòng, đóng cửa lại. Mẹ chú đoán bố chú lại kiên nhẫn một session đọc truyện và hát với hy vọng chú sẽ chìm vào giấc ngủ.

Lần này thì im ắng hẳn. Chắc cả hai bố con chú cùng ôm nhau ngủ rồi.

Hai tiếng sau mẹ chú mở cửa phòng chú để lôi bố chú dậy. Bố chú nghe tiếng động thì bật dậy bảo "hình như là anh ngủ thiếp đi hay sao ấy".

Chán hẳn.

Thursday, March 20, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 29)

Chú Bình Nguyên buổi sáng tíu tít mở cửa cho bố đi làm, gió lạnh ùa vào, chú co rúm, quay sang bảo mẹ “nạnh phết”. Mẹ chú trố mắt, ko hiểu chú học được câu cảm thán nọ từ đâu. Chạy lên hỏi chị giúp việc hoá ra chú vừa học được buổi sáng lúc chú nghe thấy chị ấy chui ra khỏi chăn than “lạnh phết ale ạ”.

Dạo này ngoài những từ lẻ tẻ chú đang cố xâu thành một câu chú cũng đặc biệt chú ý đến phần cảm thán. Ví dụ, “ối, Lê ngá Lê ngá, chết, chết”.

Tự nhiên tối hôm nọ đang chơi trong phòng khách, mẹ chú thấy chú vác ra cái chăn mẹ chú hay dùng mỗi khi ngồi xem phim. Chú bảo mẹ “mamma, Lê khò Lê khò”, rồi chú nằm dài xuống sàn ko động đậy, giở chăn đắp lên người, mắt nhắm ti hí giả vờ ngủ. Mỗi ngày chú lại có một ý tưởng mới, một trò quỷ sứ mới.

Chú cũng rất hay nhắc nhở moị người, cứ như là sợ nếu ko nhắc thì người lớn sẽ làm sai. Đánh răng rửa mặt xong là chú nhắc “bôi ke, bôi ke”, tức là phải bôi kem lên mặt cho chú. Không hiểu sao chú chỉ chọn nói một số chữ nhất định chứ hiếm khi nói trọn cả từ. Ví dụ khác, chú ra báo cáo mẹ là Lê ngá, và mô tả cú ngã xe đạp của chú. Mẹ chú bảo mẹ chú sẽ “xử lý xe đạp” của chú. Thế là chú cứ nhắc đi nhắc lại “lý đạp lý đạp”. Không theo sát vụ việc từ đầu thì có giời cũng ko hiểu được chú muốn nói gì.

Chú giờ cũng đã đến hồi khó bảo. Muốn chú làm cái gì thì nhất định phải nghĩ cho ra được lý lẽ nào thích hợp, ko thì thôi rồi mỏi mồm thuyết phục. Mẹ một bên, bác giúp việc một bên, nói rã cả họng mà chú cứ đứng giữa mắt gườm gườm lông mày nhíu nhíu quay nhìn hết bên này đến bên kia đầy vẻ nghi ngờ. Nhưng tìm được lý do thuyết phục là chú lon ton đi ngay. Ví dụ, chị giúp việc bảo chú đi thay bỉm, giải thích mãi nào là bỉm thối, nào là chú mà ko thay thì con Mickey nó sẽ ra cắn đít vv và vv, chú cứ lờ đi như điếc. Nhưng bảo “Ale đi thay bỉm rồi bác cháu mình ra chào xe rác” là chú đi thay ngay. Chả là sáng nào rỗi việc chú và chị giúp việc cũng ra cưả sổ ngắm xe cộ, chú đặc biệt ấn tượng với cái xe tải thu rác kềnh càng, xi nhan ầm ĩ để tấp vào lề cho mấy chú nhân viên nhảy xuống xách từng bao rác vứt lên xe. Mỗi lần như thế chú ríu rít vẫy tay “cháo xe” ầm ĩ, mấy cậu nhân viên cũng hồ hởi vẫy lại.

Chú cũng đã đến hồi thích chui rúc trốn mọi người. Có hôm chú chui vào tủ quần áo, đóng cửa lại ngồi im trong đó làm cả nhà đi tìm chú hết hơi. Thấy mẹ mở tủ lạnh là chú cũng lẻn vào ngồi thu lu trên ngăn đựng thịt. Thế này mà chú chui vào rồi tự đóng cửa lại thì chắc chết ngạt. Hỏi bố chú thế này thì nó giống ai, bố chú khoe hồi 3 tuổi bố chú chơi trốn tìm, bố chú dùng cái thang trong thư viện gia đình trèo tít lên ngăn tủ sách cao nhất chạm trần, len vào đó nằm im nửa ngày trốn rồi ngủ quên, ko ai tìm thấy. Cuối cùng bà nội tìm thấy, cho bố chú một trận nhừ đòn, may là ko ngã gãy cổ. Mẹ chú nghe xong chẹp miệng “Bad habits run in the family” làm bố chú lại mặt đỏ tưng bừng định bật lại (nhưng như thường lệ là ko bật được)


Tuyển tập Bình Nguyên (phần 29)

Chú Bình Nguyên buổi sáng tíu tít mở cửa cho bố đi làm, gió lạnh ùa vào, chú co rúm, quay sang bảo mẹ “nạnh phết”. Mẹ chú trố mắt, ko hiểu chú học được câu cảm thán nọ từ đâu. Chạy lên hỏi chị giúp việc hoá ra chú vừa học được buổi sáng lúc chú nghe thấy chị ấy chui ra khỏi chăn than “lạnh phết ale ạ”.

Dạo này ngoài những từ lẻ tẻ chú đang cố xâu thành một câu chú cũng đặc biệt chú ý đến phần cảm thán. Ví dụ, “ối, Lê ngá Lê ngá, chết, chết”.

Tự nhiên tối hôm nọ đang chơi trong phòng khách, mẹ chú thấy chú vác ra cái chăn mẹ chú hay dùng mỗi khi ngồi xem phim. Chú bảo mẹ “mamma, Lê khò Lê khò”, rồi chú nằm dài xuống sàn ko động đậy, giở chăn đắp lên người, mắt nhắm ti hí giả vờ ngủ. Mỗi ngày chú lại có một ý tưởng mới, một trò quỷ sứ mới.

Chú cũng rất hay nhắc nhở moị người, cứ như là sợ nếu ko nhắc thì người lớn sẽ làm sai. Đánh răng rửa mặt xong là chú nhắc “bôi ke, bôi ke”, tức là phải bôi kem lên mặt cho chú. Không hiểu sao chú chỉ chọn nói một số chữ nhất định chứ hiếm khi nói trọn cả từ. Ví dụ khác, chú ra báo cáo mẹ là Lê ngá, và mô tả cú ngã xe đạp của chú. Mẹ chú bảo mẹ chú sẽ “xử lý xe đạp” của chú. Thế là chú cứ nhắc đi nhắc lại “lý đạp lý đạp”. Không theo sát vụ việc từ đầu thì có giời cũng ko hiểu được chú muốn nói gì.

Chú giờ cũng đã đến hồi khó bảo. Muốn chú làm cái gì thì nhất định phải nghĩ cho ra được lý lẽ nào thích hợp, ko thì thôi rồi mỏi mồm thuyết phục. Mẹ một bên, bác giúp việc một bên, nói rã cả họng mà chú cứ đứng giữa mắt gườm gườm lông mày nhíu nhíu quay nhìn hết bên này đến bên kia đầy vẻ nghi ngờ. Nhưng tìm được lý do thuyết phục là chú lon ton đi ngay. Ví dụ, chị giúp việc bảo chú đi thay bỉm, giải thích mãi nào là bỉm thối, nào là chú mà ko thay thì con Mickey nó sẽ ra cắn đít vv và vv, chú cứ lờ đi như điếc. Nhưng bảo “Ale đi thay bỉm rồi bác cháu mình ra chào xe rác” là chú đi thay ngay. Chả là sáng nào rỗi việc chú và chị giúp việc cũng ra cưả sổ ngắm xe cộ, chú đặc biệt ấn tượng với cái xe tải thu rác kềnh càng, xi nhan ầm ĩ để tấp vào lề cho mấy chú nhân viên nhảy xuống xách từng bao rác vứt lên xe. Mỗi lần như thế chú ríu rít vẫy tay “cháo xe” ầm ĩ, mấy cậu nhân viên cũng hồ hởi vẫy lại.

Chú cũng đã đến hồi thích chui rúc trốn mọi người. Có hôm chú chui vào tủ quần áo, đóng cửa lại ngồi im trong đó làm cả nhà đi tìm chú hết hơi. Thấy mẹ mở tủ lạnh là chú cũng lẻn vào ngồi thu lu trên ngăn đựng thịt. Thế này mà chú chui vào rồi tự đóng cửa lại thì chắc chết ngạt. Hỏi bố chú thế này thì nó giống ai, bố chú khoe hồi 3 tuổi bố chú chơi trốn tìm, bố chú dùng cái thang trong thư viện gia đình trèo tít lên ngăn tủ sách cao nhất chạm trần, len vào đó nằm im nửa ngày trốn rồi ngủ quên, ko ai tìm thấy. Cuối cùng bà nội tìm thấy, cho bố chú một trận nhừ đòn, may là ko ngã gãy cổ. Mẹ chú nghe xong chẹp miệng “Bad habits run in the family” làm bố chú lại mặt đỏ tưng bừng định bật lại (nhưng như thường lệ là ko bật được)


Khổ thân chị giúp việc

Có một chị bạn hồi xưa tự dưng đi xem tướng số thế nào về phán “tôi xem cho cô rồi, cô cung gì cũng tốt, mỗi cung nô bộc là ko tốt”. Thế mà lại đúng mới đau.

Có thể nói vấn đề giúp việc là vấn đề đau đầu nhất của tớ.

Việc nhà thì chẳng cần giúp việc. Mình làm cố một tí thì cũng xong, hoặc nếu ko thì cứ hai ngày cho người đến dọn dẹp là lượt quần áo một lần. Chị Blanquitta hồi trước cũng ngồi chơi suốt, làm có hết thời gian tớ thuê đâu.

Phải cái tội hầu như tối nào cũng phải đi vắng, nhiều khi quá nửa đêm mới về. Chẳng nhẽ lại cứ tối đến thì mới gọi trông trẻ đến trông con mình. Chính vì thế bắt buộc phải có người giúp việc ở trong nhà.

Cũng long đong chán ra rồi, đấy bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt vì giúp việc, mà toàn chuyện thật 100% thề ko bịa câu nào. Cuối cùng cũng tìm được chị giúp việc tạm ổn. Không pờ phệch nhưng được cái vui vẻ, biết điều và nhanh nhẹn, khéo thu xếp công việc. Nói chung là để ở chung trong một mái nhà thì cũng chỉ được đến thế mà thôi, những cái khác phải chịu khó điều chỉnh mỗi bên một tí.

Tưởng thế là yên ổn được 2 năm, vì chị này chỉ muốn làm 2 năm, rồi trước khi về Ý thì mang chị khác sang, thì đùng một phát biết là để mang giúp việc về Ý thì giúp việc phải làm cùng nhà chủ ít nhất 1 năm ở nước ngoài. Thế tức là chỉ giữ chị này được 1 năm, còn ngay từ bây giờ phải tìm người mới mang sang.

Khổ thân chị ấy, nhìn chị ấy khóc mà thấy thương.

Khóc vì tưởng là đi hai năm, trong đầu đã vạch ra kế hoạch để dành được chừng này, về nhà sẽ mở business chừng này, còn chừng này để tiết kiệm tuổi già cho cả hai vợ chồng đều chẳng có lương hưu vv và vv.

Khóc vì bây giờ ở nhà giá cả tăng kinh quá, cuộc sống khó khăn. Bây giờ về lại vẫn ko có việc, lại vẫn chẳng có lối thoát nào cho chồng con.

Khóc vì nhớ Bình Nguyên, vì gắn bó với chú quá rồi, vì mỗi lần thấy chị ấy khóc chú lại bò lổm ngổm lên lòng chị ấy và gọi “bác bác”, lại còn lấy cái tay mũm mĩm vuốt vuốt má an ủi nữa.

Thực lòng thì tớ cũng muốn giúp. Hội ngoại giao bên này đầy, hội bên Liên Hiệp Quốc, bên DC, bên lãnh sự, thể nào chả có gia đình cần người. Mỗi tội chị này ko nói được tiếng gì. Cộng thêm chị ấy bảo chị ấy chỉ muốn làm cho tớ, vì chỉ có tớ với Bình Nguyên mới làm chị ấy bớt nhớ nhà, chứ ko thì khóc suốt, như lần trước đi Hàn Quốc làm cho gia đình Mỹ- Mexico.

Ở trên đời sợ nhất là khi mình đã cố gắng hết sức mà vẫn thấy tương lai mình mù mịt.

Đến là thương chị giúp việc của tớ

Khổ thân chị giúp việc

Có một chị bạn hồi xưa tự dưng đi xem tướng số thế nào về phán “tôi xem cho cô rồi, cô cung gì cũng tốt, mỗi cung nô bộc là ko tốt”. Thế mà lại đúng mới đau.

Có thể nói vấn đề giúp việc là vấn đề đau đầu nhất của tớ.

Việc nhà thì chẳng cần giúp việc. Mình làm cố một tí thì cũng xong, hoặc nếu ko thì cứ hai ngày cho người đến dọn dẹp là lượt quần áo một lần. Chị Blanquitta hồi trước cũng ngồi chơi suốt, làm có hết thời gian tớ thuê đâu.

Phải cái tội hầu như tối nào cũng phải đi vắng, nhiều khi quá nửa đêm mới về. Chẳng nhẽ lại cứ tối đến thì mới gọi trông trẻ đến trông con mình. Chính vì thế bắt buộc phải có người giúp việc ở trong nhà.

Cũng long đong chán ra rồi, đấy bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt vì giúp việc, mà toàn chuyện thật 100% thề ko bịa câu nào. Cuối cùng cũng tìm được chị giúp việc tạm ổn. Không pờ phệch nhưng được cái vui vẻ, biết điều và nhanh nhẹn, khéo thu xếp công việc. Nói chung là để ở chung trong một mái nhà thì cũng chỉ được đến thế mà thôi, những cái khác phải chịu khó điều chỉnh mỗi bên một tí.

Tưởng thế là yên ổn được 2 năm, vì chị này chỉ muốn làm 2 năm, rồi trước khi về Ý thì mang chị khác sang, thì đùng một phát biết là để mang giúp việc về Ý thì giúp việc phải làm cùng nhà chủ ít nhất 1 năm ở nước ngoài. Thế tức là chỉ giữ chị này được 1 năm, còn ngay từ bây giờ phải tìm người mới mang sang.

Khổ thân chị ấy, nhìn chị ấy khóc mà thấy thương.

Khóc vì tưởng là đi hai năm, trong đầu đã vạch ra kế hoạch để dành được chừng này, về nhà sẽ mở business chừng này, còn chừng này để tiết kiệm tuổi già cho cả hai vợ chồng đều chẳng có lương hưu vv và vv.

Khóc vì bây giờ ở nhà giá cả tăng kinh quá, cuộc sống khó khăn. Bây giờ về lại vẫn ko có việc, lại vẫn chẳng có lối thoát nào cho chồng con.

Khóc vì nhớ Bình Nguyên, vì gắn bó với chú quá rồi, vì mỗi lần thấy chị ấy khóc chú lại bò lổm ngổm lên lòng chị ấy và gọi “bác bác”, lại còn lấy cái tay mũm mĩm vuốt vuốt má an ủi nữa.

Thực lòng thì tớ cũng muốn giúp. Hội ngoại giao bên này đầy, hội bên Liên Hiệp Quốc, bên DC, bên lãnh sự, thể nào chả có gia đình cần người. Mỗi tội chị này ko nói được tiếng gì. Cộng thêm chị ấy bảo chị ấy chỉ muốn làm cho tớ, vì chỉ có tớ với Bình Nguyên mới làm chị ấy bớt nhớ nhà, chứ ko thì khóc suốt, như lần trước đi Hàn Quốc làm cho gia đình Mỹ- Mexico.

Ở trên đời sợ nhất là khi mình đã cố gắng hết sức mà vẫn thấy tương lai mình mù mịt.

Đến là thương chị giúp việc của tớ

Tuesday, March 18, 2008

Child labour

Hồi bé tôi ở với bác. Bác ko chồng, tính cực kỳ sạch sẽ.

Còn nhớ một lần, tôi đã lau gần xong cái nhà, chưa kịp vuốt mồ hôi trên mặt thì một anh họ tôi đi chơi về, giày bê bết bùn đất chẳng nói chẳng rằng dẫm luôn vào nhà, đi một đường chéo cánh sẻ qua đúng phần nhà vừa lau sạch bong, vào tận giữa buồng trong mới cúi xuống cởi giầy ra.

Tôi tức đến điên cả lên trước gần chục lốt giầy bê bết bùn, tôi vặn anh tôi “tại sao anh ko cởi giày ra?”.

Cái giọng tức tối của tôi lọt tai bác tôi. Bác tôi gọi tôi lại mà bảo “anh ấy là con trai, mày ko được nói với anh ấy như thế. Việc mày lau thì mày cứ phải lau”.

Lúc đó tôi chỉ thấy ko công bằng. Nhưng giờ lớn lên nghĩ lại mới thấy, những người đàn ông được hay bị lớn lên trong những môi trường tương tự như thế thì có gì là khó hiểu quá đâu khi họ trở nên vô cảm với sự vất vả của những người xung quanh mình. Có gì là khó hiểu quá đâu nếu sau giờ làm người vợ tất bật về nhà con cái cơm nước, còn anh chồng thì ngất nghểu bia bọt hoặc có về nhà thì cũng gật gù xem TV trong phòng khách.

Cũng có gì là khó hiểu quá đâu nếu con mới sinh khóc đòi ăn giữa đêm, vợ thức dậy xuống bếp đun nước pha sữa, nhờ chồng dậy bế con hộ một lúc chồng lại ngái ngủ gắt “thôi em làm một mình đi”.

Thế nên tôi sai Bình Nguyên tối tăm mặt mũi, mỗi lần được mẹ sai chú chạy chân ko bén đất.

- Ale, con ra phòng khách lấy cho mẹ cái gối tròn màu đỏ để mẹ tựa lưng, đang đau hết cả lưng đây này.

hoặc

- Ale, con chạy vào bếp lấy cho mẹ cái áo len xanh mẹ để trên cái ghế mẹ hay ngồi ấy. Mẹ lạnh lắm đây này.

Lấy cho mẹ xong, được mẹ khen nhiệt liệt và gọi chú lại để thưởng chú một nụ hôn, chú chạy lại, ngửa sẵn mặt lên, nhắm sẵn mắt và chu sẵn môi để nhận nụ hôn. Chú làm sẵn thế cho nhanh để còn chạy đi chơi trò khác. Chú bận rộn lắm ý, chẳng ngơi chân ngơi tay bao giờ.

Yêu chú lắm.

Child labour

Hồi bé tôi ở với bác. Bác ko chồng, tính cực kỳ sạch sẽ.

Còn nhớ một lần, tôi đã lau gần xong cái nhà, chưa kịp vuốt mồ hôi trên mặt thì một anh họ tôi đi chơi về, giày bê bết bùn đất chẳng nói chẳng rằng dẫm luôn vào nhà, đi một đường chéo cánh sẻ qua đúng phần nhà vừa lau sạch bong, vào tận giữa buồng trong mới cúi xuống cởi giầy ra.

Tôi tức đến điên cả lên trước gần chục lốt giầy bê bết bùn, tôi vặn anh tôi “tại sao anh ko cởi giày ra?”.

Cái giọng tức tối của tôi lọt tai bác tôi. Bác tôi gọi tôi lại mà bảo “anh ấy là con trai, mày ko được nói với anh ấy như thế. Việc mày lau thì mày cứ phải lau”.

Lúc đó tôi chỉ thấy ko công bằng. Nhưng giờ lớn lên nghĩ lại mới thấy, những người đàn ông được hay bị lớn lên trong những môi trường tương tự như thế thì có gì là khó hiểu quá đâu khi họ trở nên vô cảm với sự vất vả của những người xung quanh mình. Có gì là khó hiểu quá đâu nếu sau giờ làm người vợ tất bật về nhà con cái cơm nước, còn anh chồng thì ngất nghểu bia bọt hoặc có về nhà thì cũng gật gù xem TV trong phòng khách.

Cũng có gì là khó hiểu quá đâu nếu con mới sinh khóc đòi ăn giữa đêm, vợ thức dậy xuống bếp đun nước pha sữa, nhờ chồng dậy bế con hộ một lúc chồng lại ngái ngủ gắt “thôi em làm một mình đi”.

Thế nên tôi sai Bình Nguyên tối tăm mặt mũi, mỗi lần được mẹ sai chú chạy chân ko bén đất.

- Ale, con ra phòng khách lấy cho mẹ cái gối tròn màu đỏ để mẹ tựa lưng, đang đau hết cả lưng đây này.

hoặc

- Ale, con chạy vào bếp lấy cho mẹ cái áo len xanh mẹ để trên cái ghế mẹ hay ngồi ấy. Mẹ lạnh lắm đây này.

Lấy cho mẹ xong, được mẹ khen nhiệt liệt và gọi chú lại để thưởng chú một nụ hôn, chú chạy lại, ngửa sẵn mặt lên, nhắm sẵn mắt và chu sẵn môi để nhận nụ hôn. Chú làm sẵn thế cho nhanh để còn chạy đi chơi trò khác. Chú bận rộn lắm ý, chẳng ngơi chân ngơi tay bao giờ.

Yêu chú lắm.

Đì làm gì cho mang tiếng nhỏ mọn

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy Tây được, thì đã lấy Tây rồi?

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy đại gia VN được, thì cũng đã lấy đại gia rồi?

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy Việt kiều được, thì cũng đã lấy rồi?

Ai dám bảo là tôi chỉ có tình yêu, ngoài ra ko tính toán gì hết? Hay là trước khi yêu cũng tính chán ra rồi, thấy được thì mới yêu, nếu ko nói là được nhất trong khả năng của mình, nếu ko thì loại ngay từ vòng gửi xe cho đỡ mất thời gian?

Ở Hà nội, rất ít Tây giàu, giàu theo tiêu chuẩn của Tây, cực kỳ ít, đếm trên đầu ngón tay. Tớ biết điều này vì tính chất công việc PR phải quan hệ rộng và nắm vững lý lịch khách hàng. Chứ còn giàu theo tiêu chuẩn VN thì nhiều, vì các anh Tây làm việc ở VN mèng ra lương tháng cũng vài nghìn. Vài nghìn là ngon quá rồi, có thể thoải mái đưa em đi ăn khách sạn 4, 5 sao ở Hà nội, đi nghỉ cuối tuần ở mấy nước gần gần, mà ko phải bắn khắn gì hết. Những anh Tây làm business ở VN thì lại càng giàu, nhưng vẫn chỉ là giàu so với VN thôi, chứ còn ở nước của anh ấy thì cùng lắm cũng chỉ là khá giả mà thôi.

Còn những anh Tây đã dạt đến tận VN làm việc mà vẫn lúi xùi, ba lô túi dết dép tông hơi thở nồng nặc mùi rượu mạnh thì ở nước họ đúng là ế vợ ế cả bồ. Mà những anh này thì vô thiên lủng, lố nhố, nhan nhản, thì đã bảo là dạt mà lại.

Còn các anh Việt kiều thì 100 anh chỉ có khoảng 1 vài anh gọi là khá khẩm ở xứ người, còn lại thì giỏi lắm cũng chỉ tạm ổn. Tức là ở xứ người cũng kiếm ăn bạc mặt như những người khác ở VN thôi chứ cũng chẳng sung sướng gì. Anh Johnny Trí Nguyễn về VN thành sao lớn, nhà cao cửa rộng xe xịn, tăm tia vào đám người mẫu diễn viên, chứ ở Mỹ có khi lại toàn cãi nhau với vợ vì chẳng thằng nào chịu thay bỉm cho con. Anh ấy cũng thú nhận thế đấy thây (đấy thây là bắt chước giọng cô giúp việc cũ của tớ).

Đang định nói cái gì quên mất rồi.

Thế nên mọi người đừng có tưởng cứ lấy Tây hoặc Việt kiều là ngon. Nói vậy vì thấy ở VN bây giờ cứ thấy Tây hoặc Việt kiều là tít cả mắt, còn bố mẹ thì cứ tưởng là gả được con gái cho Tây hoặc cho Việt kiều là ấm thân con rồi.

Thật ko gì có thể ấu trĩ hơn.

Thế nên thiết tưởng cũng chả nên đì đọt những người lấy Tây hay lấy Việt kiều làm gì. Vì tóm lại họ cũng chẳng phong lưu gì hơn mình là mấy mà đì cho bõ công nhỏ mọn. Nếu có đì thì đì đứa nào lấy được đại gia Việt Nam ấy bà con ạ, bọn đấy mới lắm tiền mà thường lại chả biết tiêu vào đâu.

Đì làm gì cho mang tiếng nhỏ mọn

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy Tây được, thì đã lấy Tây rồi?

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy đại gia VN được, thì cũng đã lấy đại gia rồi?

Có bao nhiêu người trong chúng ta nếu lấy Việt kiều được, thì cũng đã lấy rồi?

Ai dám bảo là tôi chỉ có tình yêu, ngoài ra ko tính toán gì hết? Hay là trước khi yêu cũng tính chán ra rồi, thấy được thì mới yêu, nếu ko nói là được nhất trong khả năng của mình, nếu ko thì loại ngay từ vòng gửi xe cho đỡ mất thời gian?

Ở Hà nội, rất ít Tây giàu, giàu theo tiêu chuẩn của Tây, cực kỳ ít, đếm trên đầu ngón tay. Tớ biết điều này vì tính chất công việc PR phải quan hệ rộng và nắm vững lý lịch khách hàng. Chứ còn giàu theo tiêu chuẩn VN thì nhiều, vì các anh Tây làm việc ở VN mèng ra lương tháng cũng vài nghìn. Vài nghìn là ngon quá rồi, có thể thoải mái đưa em đi ăn khách sạn 4, 5 sao ở Hà nội, đi nghỉ cuối tuần ở mấy nước gần gần, mà ko phải bắn khắn gì hết. Những anh Tây làm business ở VN thì lại càng giàu, nhưng vẫn chỉ là giàu so với VN thôi, chứ còn ở nước của anh ấy thì cùng lắm cũng chỉ là khá giả mà thôi.

Còn những anh Tây đã dạt đến tận VN làm việc mà vẫn lúi xùi, ba lô túi dết dép tông hơi thở nồng nặc mùi rượu mạnh thì ở nước họ đúng là ế vợ ế cả bồ. Mà những anh này thì vô thiên lủng, lố nhố, nhan nhản, thì đã bảo là dạt mà lại.

Còn các anh Việt kiều thì 100 anh chỉ có khoảng 1 vài anh gọi là khá khẩm ở xứ người, còn lại thì giỏi lắm cũng chỉ tạm ổn. Tức là ở xứ người cũng kiếm ăn bạc mặt như những người khác ở VN thôi chứ cũng chẳng sung sướng gì. Anh Johnny Trí Nguyễn về VN thành sao lớn, nhà cao cửa rộng xe xịn, tăm tia vào đám người mẫu diễn viên, chứ ở Mỹ có khi lại toàn cãi nhau với vợ vì chẳng thằng nào chịu thay bỉm cho con. Anh ấy cũng thú nhận thế đấy thây (đấy thây là bắt chước giọng cô giúp việc cũ của tớ).

Đang định nói cái gì quên mất rồi.

Thế nên mọi người đừng có tưởng cứ lấy Tây hoặc Việt kiều là ngon. Nói vậy vì thấy ở VN bây giờ cứ thấy Tây hoặc Việt kiều là tít cả mắt, còn bố mẹ thì cứ tưởng là gả được con gái cho Tây hoặc cho Việt kiều là ấm thân con rồi.

Thật ko gì có thể ấu trĩ hơn.

Thế nên thiết tưởng cũng chả nên đì đọt những người lấy Tây hay lấy Việt kiều làm gì. Vì tóm lại họ cũng chẳng phong lưu gì hơn mình là mấy mà đì cho bõ công nhỏ mọn. Nếu có đì thì đì đứa nào lấy được đại gia Việt Nam ấy bà con ạ, bọn đấy mới lắm tiền mà thường lại chả biết tiêu vào đâu.

Sunday, March 16, 2008

Tớ đi bằng vành

Tối qua nhà có khách. Chị giúp việc làm cho cả chủ cả khách được phen thất kinh.
Số là bảo chị ấy lấy mấy cái cốc cho mọi người dùng, có 6 người tất cả, chị ấy 5 ngón tay quắp 4 cái cốc, chắc để cho nhanh, thế là ngón tay ngón nào ngón nấy thò hết cả vào trong lòng cốc sạch

Hôm kia nhà cũng có khách. Tự dưng tớ lại muốn nấu món sốt hải sản ăn cùng bánh mỳ baguette. Thế là tất bật chế biến tôm cua cá ngao mực một lúc, chẳng có thời gian quay ra xem bàn ăn chị ấy xếp đã ổn chưa. Khách thì lại đến sớm, đúng là chợ chưa họp kẻ cắp đã tới. Đến tận lúc ngồi vào bàn rồi mới phát hiện ra chị ấy xếp dao thìa dĩa sai bét cả. Thường nếu thực đơn ko được báo trước thì người ta chỉ nhìn vào dao thìa dĩa trên bàn mà đoán thực đơn, từ đó còn ăn ít ăn nhiều từng món một cho phù hợp. Thế là hôm đó chị giúp việc làm cho khách của tớ bị đói trong khi đồ ăn thì vẫn thừa, vì là do khách nhìn dao dĩa trên bàn tưởng còn món sau nữa nên để dành bụng ăn món sau. Đến lúc bày tráng miệng ra thì mới tiếc hùi hụi món trước.
Thôi thế cũng ko sao, tại tớ chưa hướng dẫn chị ấy về vấn đề này. Nhưng chị ấy lại lôi Bình Nguyên ngồi xệp lê xuống sàn cho chú ăn đu đủ, và chị ấy cũng tranh thủ ăn luôn, lúc đó chủ và khách vẫn còn ngồi ăn tại bàn

Tớ phiền lòng ghê gớm

Mà sao tớ thấy cái tiếng Việt của chúng ta bất lực thế. Nếu đã là một vấn đề nhạy cảm thì nói cái gì, nói kiểu gì vẫn cứ làm cho người khác phật lòng.
Tại tiếng Việt của tớ kém, hay tại nhiều người trong chúng ta tự ái cao quá (lại còn tự hào vì có tự ái cao trong khi tự ái cao và thiển cận nhiều khi là một) nên ko còn lý trí để nhìn nhận đúng sai nữa?
Hay tại vì tớ lấy Tây nên tự nhiên tớ đã ở trong một hoàn cảnh nhạy cảm, bị đì đọt, bị phán xét nhiều hơn những cô lấy chồng VN, đại loại ăn mặc ăn nói hành xử cho cẩn thận kẻo lại bị gọi là đua đòi nửa tây nửa ta?
Phức tạp quá
Mà thôi, trở lại vấn đề giúp việc, cứ tiếp diễn thế này thì đúng là tớ đi bằng vành.

Tớ đi bằng vành

Tối qua nhà có khách. Chị giúp việc làm cho cả chủ cả khách được phen thất kinh.
Số là bảo chị ấy lấy mấy cái cốc cho mọi người dùng, có 6 người tất cả, chị ấy 5 ngón tay quắp 4 cái cốc, chắc để cho nhanh, thế là ngón tay ngón nào ngón nấy thò hết cả vào trong lòng cốc sạch

Hôm kia nhà cũng có khách. Tự dưng tớ lại muốn nấu món sốt hải sản ăn cùng bánh mỳ baguette. Thế là tất bật chế biến tôm cua cá ngao mực một lúc, chẳng có thời gian quay ra xem bàn ăn chị ấy xếp đã ổn chưa. Khách thì lại đến sớm, đúng là chợ chưa họp kẻ cắp đã tới. Đến tận lúc ngồi vào bàn rồi mới phát hiện ra chị ấy xếp dao thìa dĩa sai bét cả. Thường nếu thực đơn ko được báo trước thì người ta chỉ nhìn vào dao thìa dĩa trên bàn mà đoán thực đơn, từ đó còn ăn ít ăn nhiều từng món một cho phù hợp. Thế là hôm đó chị giúp việc làm cho khách của tớ bị đói trong khi đồ ăn thì vẫn thừa, vì là do khách nhìn dao dĩa trên bàn tưởng còn món sau nữa nên để dành bụng ăn món sau. Đến lúc bày tráng miệng ra thì mới tiếc hùi hụi món trước.
Thôi thế cũng ko sao, tại tớ chưa hướng dẫn chị ấy về vấn đề này. Nhưng chị ấy lại lôi Bình Nguyên ngồi xệp lê xuống sàn cho chú ăn đu đủ, và chị ấy cũng tranh thủ ăn luôn, lúc đó chủ và khách vẫn còn ngồi ăn tại bàn

Tớ phiền lòng ghê gớm

Mà sao tớ thấy cái tiếng Việt của chúng ta bất lực thế. Nếu đã là một vấn đề nhạy cảm thì nói cái gì, nói kiểu gì vẫn cứ làm cho người khác phật lòng.
Tại tiếng Việt của tớ kém, hay tại nhiều người trong chúng ta tự ái cao quá (lại còn tự hào vì có tự ái cao trong khi tự ái cao và thiển cận nhiều khi là một) nên ko còn lý trí để nhìn nhận đúng sai nữa?
Hay tại vì tớ lấy Tây nên tự nhiên tớ đã ở trong một hoàn cảnh nhạy cảm, bị đì đọt, bị phán xét nhiều hơn những cô lấy chồng VN, đại loại ăn mặc ăn nói hành xử cho cẩn thận kẻo lại bị gọi là đua đòi nửa tây nửa ta?
Phức tạp quá
Mà thôi, trở lại vấn đề giúp việc, cứ tiếp diễn thế này thì đúng là tớ đi bằng vành.

Saturday, March 15, 2008

Entry for March 16, 2008

Dạo này đi đến đâu cũng nghe mọi người bàn tán về vụ Spitzer và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Vụ Spitzer thì có gì để nói, anh hùng còn ko thoát ải mỹ nhân, huống chi ko phải anh hùng.

Còn cuộc bầu cử Tổng thống, thấy tình hình những người mình đã nói chuyện có vẻ ủng hộ McCain. Mình có nghe qua qua mấy bài diễn thuyết của những ứng cử viên này và thấy quả thật chỉ có McCain là nghe có vẻ khiêm nhường và ít loè loẹt nhất. Obama với khuôn mặt tủm tỉm và những bài diễn văn hùng hồn bóng bẩy làm mình dị ứng, thế nhưng có vẻ các cô gái trẻ của Mỹ lại mê tít anh ta vì cái charisma của anh ta đấy.

Còn Hillary, mình vẫn nhớ sau khi dành chiến thắng tại Ohio, Hillary phát biểu mà ko giấu được nụ cười thu hoạch trên khuôn mặt phúng phính, đại loại “We are going on, we are going strong and we are going all the way”, mà ko nhớ tờ báo điện tử nào của VN, Vietnamnet hay vnexpress hay dantri đã dịch là “…chúng ta sẽ đi mọi con đường”, trong khi ý của người phát biểu là “chúng ta vẫn đang tiến bước, mạnh mẽ, và sẽ đi đến tận đích/ tận cuối con đường”.

Rồi ai sẽ trở thành tổng thống nước Mỹ nhỉ, liệu nước Mỹ sẽ có vị tổng thống già khụ, hay là tổng thống da màu đầu tiên, hay tổng thống nữ đầu tiên? Mình chẳng quan tâm mấy đến việc ai sẽ trở thành Tổng thống của nước Mỹ. Vì dù có là ai chăng nữa, nước Mỹ vẫn sẽ ko thể từ bỏ thói quen can thiệp vào nội bộ của nước khác.

Mà đây là do chính người Mỹ nói đấy nhé, chứ ko phải mình bịa ra “the problem with American people is they always think they have to tell people what to do”.



Entry for March 16, 2008

Dạo này đi đến đâu cũng nghe mọi người bàn tán về vụ Spitzer và cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.

Vụ Spitzer thì có gì để nói, anh hùng còn ko thoát ải mỹ nhân, huống chi ko phải anh hùng.

Còn cuộc bầu cử Tổng thống, thấy tình hình những người mình đã nói chuyện có vẻ ủng hộ McCain. Mình có nghe qua qua mấy bài diễn thuyết của những ứng cử viên này và thấy quả thật chỉ có McCain là nghe có vẻ khiêm nhường và ít loè loẹt nhất. Obama với khuôn mặt tủm tỉm và những bài diễn văn hùng hồn bóng bẩy làm mình dị ứng, thế nhưng có vẻ các cô gái trẻ của Mỹ lại mê tít anh ta vì cái charisma của anh ta đấy.

Còn Hillary, mình vẫn nhớ sau khi dành chiến thắng tại Ohio, Hillary phát biểu mà ko giấu được nụ cười thu hoạch trên khuôn mặt phúng phính, đại loại “We are going on, we are going strong and we are going all the way”, mà ko nhớ tờ báo điện tử nào của VN, Vietnamnet hay vnexpress hay dantri đã dịch là “…chúng ta sẽ đi mọi con đường”, trong khi ý của người phát biểu là “chúng ta vẫn đang tiến bước, mạnh mẽ, và sẽ đi đến tận đích/ tận cuối con đường”.

Rồi ai sẽ trở thành tổng thống nước Mỹ nhỉ, liệu nước Mỹ sẽ có vị tổng thống già khụ, hay là tổng thống da màu đầu tiên, hay tổng thống nữ đầu tiên? Mình chẳng quan tâm mấy đến việc ai sẽ trở thành Tổng thống của nước Mỹ. Vì dù có là ai chăng nữa, nước Mỹ vẫn sẽ ko thể từ bỏ thói quen can thiệp vào nội bộ của nước khác.

Mà đây là do chính người Mỹ nói đấy nhé, chứ ko phải mình bịa ra “the problem with American people is they always think they have to tell people what to do”.



Friday, March 14, 2008

FMR

Tối qua đi dự một buổi reception và ăn tối hoành tráng do tờ báo FMR tổ chức đánh dấu sự trở lại ấn tượng của mình ở NY.

Buổi tiệc diễn ra tại bảo tàng Metropolitan (MET). Khách mời sẽ đi tua một vòng để đến chỗ tổ chức lễ tiếp tân. Đi xem bảo tàng lúc ko có nhiều người cực kỳ thú vị, vắng tanh, yên tĩnh, muốn xem bao lâu thì xem, muốn tấp vào chỗ nào thì tấp. Mình vốn ghét bảo tàng, cứ nghe đến bảo tàng là lắc đầu quầy quậy, một phần vì là dân trí thấp một phần vì là ngày xưa hồi học đại học cứ năm một lần nhà trường lại cưỡng ép đi thăm bảo tàng cách mạng ghét ko chịu được. Bảo tàng toàn quần áo rách, nồi thủng, cối đá lỗ mà cứ bắt người ta đi xem.

Nhưng nói một cách công bằng, mình buộc phải trầm trồ khi vào MET. Lần này là lần thứ 3 mà vẫn ấn tượng. Buổi lễ tân diễn ra tại khu vực trưng bày tượng, mà mình thì lại thích nhất tượng, nhất là tượng người bằng đá cẩm thạch. Mình thích nhìn ngắm những đường cong hoàn hảo của cơ thể người cả nam lẫn nữ, mỗi bức tượng lại thường gắn với tích nào đó trong thần thoại Hy Lạp, cũng là tác phẩm ngày bé mình đọc mê mải. Mình ấn tượng nhất với bức tượng đặt chính giữa phòng, bức tượng người anh hùng Perseus thần thoại (ko còn nhớ phiên âm ra tiếng Việt thì gọi là gì) đứng hiên ngang, cầm trên tay đầu ác quỷ Medusa có khả năng biến tất cả những ai nhìn vào nó thành đá. Ko thể có thân hình nào cân đối tuyệt mỹ hơn. Chính những khuôn mặt tượng thần Hy Lạp làm mình cứ mường tượng ra vẻ đẹp của những người đàn ông Hy Lạp, nhưng trên thực tế thì hơi thất vọng vì gặp 10 anh Hy Lạp thì chẳng hiểu sao phải đến 8 anh hói và 9 anh rậm râu.

Sau buổi lễ tân khách mời được đưa tới một cánh khác của MET, nơi có trưng bày đền thờ Dendur mang về từ Ai Cập. Một khung cảnh cực kỳ hoành tráng. Hồ nước chính giữa phòng phản chiếu ánh nước lấp lánh trên tường, ánh đèn bố trí rất nghệ thuật trong đền thờ Dendur hắt lên phía bức tường đối diện một màu sắc như kiểu bầu trời vảy tê tê màu cam rực rỡ những buổi hoàng hôn nhiệt đới.

Những bàn tiệc xếp toàn đồ bạc, khăn ăn hồ bột cứng đanh dựng lên ko đổ, cột hoa cao cả mét toàn một loại hoa đỏ rủ bóng xuống bàn chỉ có hai màu đen trắng, đám nhân viên phục vụ toàn các cậu đẹp trai dã man, dáng đi nhẹ nhàng, một tay bê đồ phục vụ một tay luôn chắp sau lưng. Xin chú thích là ở NY rất nhiều bồi bàn là diễn viên, nghề bồi bàn chỉ là nghề kiếm thêm khi họ đợi được gọi đi thử vai.

Đầu bếp danh tiếng của nhà hàng San Domenico, Imola, ở Bologna của Ý được mời sang để nấu riêng cho buổi tối nay. Đầu bếp chỉ cao khoảng 1 mét nhưng thực đơn làm khách phải trầm trồ.

Chưa kể đến các chi phí cho công ty phục vụ tiệc, ban nhạc, vv, để được tổ chức sự kiện tại MET số tiền bỏ ra thuê địa điểm chắc chắn phải kinh hoàng. Mọi người cứ hỏi nhau tại sao một công ty kinh doanh lại có thể bỏ ra chừng ấy tiền cho một buổi tối xa hoa như vậy, trong khi chính tổng thống của Ý khi sang NY cũng ko thể có buổi lễ tân ở đó. Thế sao mọi người ko hỏi tại sao doanh nhân bao giờ cũng phải đi xe đẹp, cặp sách xịn, điện thoại xịn vv và vv, để làm lác mắt đối tác chứ còn gì nữa.

Còn mình, miễn là cứ có buổi tối hoành tráng thế này để tham gia là được, chả có tự hỏi gì hết, chấp nhận thương đau ôm bụng chửa vượt mặt đứng sừng sững trên giày cao gót 7 phân mấy tiếng đồng hồ đau lưng và đau chân thê thảm.

FMR

Tối qua đi dự một buổi reception và ăn tối hoành tráng do tờ báo FMR tổ chức đánh dấu sự trở lại ấn tượng của mình ở NY.

Buổi tiệc diễn ra tại bảo tàng Metropolitan (MET). Khách mời sẽ đi tua một vòng để đến chỗ tổ chức lễ tiếp tân. Đi xem bảo tàng lúc ko có nhiều người cực kỳ thú vị, vắng tanh, yên tĩnh, muốn xem bao lâu thì xem, muốn tấp vào chỗ nào thì tấp. Mình vốn ghét bảo tàng, cứ nghe đến bảo tàng là lắc đầu quầy quậy, một phần vì là dân trí thấp một phần vì là ngày xưa hồi học đại học cứ năm một lần nhà trường lại cưỡng ép đi thăm bảo tàng cách mạng ghét ko chịu được. Bảo tàng toàn quần áo rách, nồi thủng, cối đá lỗ mà cứ bắt người ta đi xem.

Nhưng nói một cách công bằng, mình buộc phải trầm trồ khi vào MET. Lần này là lần thứ 3 mà vẫn ấn tượng. Buổi lễ tân diễn ra tại khu vực trưng bày tượng, mà mình thì lại thích nhất tượng, nhất là tượng người bằng đá cẩm thạch. Mình thích nhìn ngắm những đường cong hoàn hảo của cơ thể người cả nam lẫn nữ, mỗi bức tượng lại thường gắn với tích nào đó trong thần thoại Hy Lạp, cũng là tác phẩm ngày bé mình đọc mê mải. Mình ấn tượng nhất với bức tượng đặt chính giữa phòng, bức tượng người anh hùng Perseus thần thoại (ko còn nhớ phiên âm ra tiếng Việt thì gọi là gì) đứng hiên ngang, cầm trên tay đầu ác quỷ Medusa có khả năng biến tất cả những ai nhìn vào nó thành đá. Ko thể có thân hình nào cân đối tuyệt mỹ hơn. Chính những khuôn mặt tượng thần Hy Lạp làm mình cứ mường tượng ra vẻ đẹp của những người đàn ông Hy Lạp, nhưng trên thực tế thì hơi thất vọng vì gặp 10 anh Hy Lạp thì chẳng hiểu sao phải đến 8 anh hói và 9 anh rậm râu.

Sau buổi lễ tân khách mời được đưa tới một cánh khác của MET, nơi có trưng bày đền thờ Dendur mang về từ Ai Cập. Một khung cảnh cực kỳ hoành tráng. Hồ nước chính giữa phòng phản chiếu ánh nước lấp lánh trên tường, ánh đèn bố trí rất nghệ thuật trong đền thờ Dendur hắt lên phía bức tường đối diện một màu sắc như kiểu bầu trời vảy tê tê màu cam rực rỡ những buổi hoàng hôn nhiệt đới.

Những bàn tiệc xếp toàn đồ bạc, khăn ăn hồ bột cứng đanh dựng lên ko đổ, cột hoa cao cả mét toàn một loại hoa đỏ rủ bóng xuống bàn chỉ có hai màu đen trắng, đám nhân viên phục vụ toàn các cậu đẹp trai dã man, dáng đi nhẹ nhàng, một tay bê đồ phục vụ một tay luôn chắp sau lưng. Xin chú thích là ở NY rất nhiều bồi bàn là diễn viên, nghề bồi bàn chỉ là nghề kiếm thêm khi họ đợi được gọi đi thử vai.

Đầu bếp danh tiếng của nhà hàng San Domenico, Imola, ở Bologna của Ý được mời sang để nấu riêng cho buổi tối nay. Đầu bếp chỉ cao khoảng 1 mét nhưng thực đơn làm khách phải trầm trồ.

Chưa kể đến các chi phí cho công ty phục vụ tiệc, ban nhạc, vv, để được tổ chức sự kiện tại MET số tiền bỏ ra thuê địa điểm chắc chắn phải kinh hoàng. Mọi người cứ hỏi nhau tại sao một công ty kinh doanh lại có thể bỏ ra chừng ấy tiền cho một buổi tối xa hoa như vậy, trong khi chính tổng thống của Ý khi sang NY cũng ko thể có buổi lễ tân ở đó. Thế sao mọi người ko hỏi tại sao doanh nhân bao giờ cũng phải đi xe đẹp, cặp sách xịn, điện thoại xịn vv và vv, để làm lác mắt đối tác chứ còn gì nữa.

Còn mình, miễn là cứ có buổi tối hoành tráng thế này để tham gia là được, chả có tự hỏi gì hết, chấp nhận thương đau ôm bụng chửa vượt mặt đứng sừng sững trên giày cao gót 7 phân mấy tiếng đồng hồ đau lưng và đau chân thê thảm.

Thursday, March 13, 2008

Con đường của mỗi người

Thế là đã mấy năm bỏ làm. Giờ mà quay lại thì cũng ko thể cao giá như ngày xưa được, lại sẽ phải bắt đầu lại hầu như từ đầu.

Nếu bạn bị ném vào một môi trường mới, chỉ với tấm bằng đại học trong nước coi như là ko có, mà ngay cả tấm bằng đấy cũng mất toi ở chỗ nào rồi chẳng tìm thấy, ngôn ngữ mới, văn hoá mới, bạn sẽ làm gì?

Lost, tất nhiên là lost.

Bạn sẽ mất thời gian đầu để làm quen với hệ thống xã hội mới, những mối quan hệ mới, xin học cho con, sắp đặt nhà cửa đâu vào đấy từ container đồ đạc công ty vận chuyển đưa đến, thiết lập những routine để ổn định cuộc sống. Chồng bạn sẽ ko thể giúp gì cho bạn, vì ngày 26 rời nước này thì ngày 27 phải bắt đầu làm việc ở nước khác. Tóm lại, bất kể là có kinh nghiệm hay ko, bạn sẽ phải tự thu xếp tất cả mọi thứ một mình.

Rồi khi nhà cửa và con cái đã tạm đi vào nề nếp, bạn mới có thời gian đi tìm hiểu thành phố, tìm một công việc thú vị. Nhưng rồi lại gặp phải một vấn đề đau đầu: nếu bạn có thu nhập thì bạn sẽ bị cắt phần allowance ở Bộ Ngoại Giao, chưa kể lương của chồng còn bị trừ đi một phần bằng đúng phần thu nhập bạn kiếm được. Như vậy, xét về mặt kinh tế, bạn chẳng nên đi làm làm gì cho mất thời gian và mất tiền.

Nhưng lại có một giải pháp, bạn đi làm không công vậy. Nhưng đi làm không công nghe chừng ko hấp dẫn lắm, nhất là nếu bạn đã quá quen với những công việc có mức thù lao ngất ngưởng.

Nếu bạn cũng ko tin vào những công việc kiểu khoác túi dết đi làm từ thiện, thì bạn lại càng chẳng muốn mó tay vào một công việc không công làm gì.

Nhất là khi bạn chẳng có niềm tin lý tưởng cao đẹp cóc khô gì, bạn chỉ tin nếu đã nhận một công việc, bạn làm hết sức mình và cuối tháng nhận mức lương đủ làm bạn cảm thấy hậu hĩnh.

Bạn cũng chẳng máu mê làm giàu kinh doanh tiền đẻ ra tiền. Ngoài giờ làm việc bạn muốn đầu óc thoải mái, hưởng thụ cuộc sống, hoàn toàn miễn nhiễm với những lên xuống bất ổn của xã hội.

Với lại, công việc nghiêm túc nào cho phép bạn 4h được lủi về nhà để còn chuẩn bị khăn áo sẵn sàng cho buổi tiệc tối mà vào mùa cao điểm khoảng 5 lần mỗi tuần từ khoảng 6h tối đến nửa đêm?

Thế nên là cứ ăn chơi dài thôi, mặc dù biết mình đã rẽ sang một ngả khác và nếu phải bắt đầu lại như cũ thì bọn bạn mình đã bỏ mình một quãng quá xa. Và có xin làm trợ lý cho chúng cũng ko đắt.

Nhưng trên đời mỗi người có một con đường riêng, và khi đã chọn con đường của mình thì nên chú mục vào đường của mình thôi, cũng chẳng nên ngó sang đường người khác làm gì, kẻo lại đi xuống rệ.

Con đường của mỗi người

Thế là đã mấy năm bỏ làm. Giờ mà quay lại thì cũng ko thể cao giá như ngày xưa được, lại sẽ phải bắt đầu lại hầu như từ đầu.

Nếu bạn bị ném vào một môi trường mới, chỉ với tấm bằng đại học trong nước coi như là ko có, mà ngay cả tấm bằng đấy cũng mất toi ở chỗ nào rồi chẳng tìm thấy, ngôn ngữ mới, văn hoá mới, bạn sẽ làm gì?

Lost, tất nhiên là lost.

Bạn sẽ mất thời gian đầu để làm quen với hệ thống xã hội mới, những mối quan hệ mới, xin học cho con, sắp đặt nhà cửa đâu vào đấy từ container đồ đạc công ty vận chuyển đưa đến, thiết lập những routine để ổn định cuộc sống. Chồng bạn sẽ ko thể giúp gì cho bạn, vì ngày 26 rời nước này thì ngày 27 phải bắt đầu làm việc ở nước khác. Tóm lại, bất kể là có kinh nghiệm hay ko, bạn sẽ phải tự thu xếp tất cả mọi thứ một mình.

Rồi khi nhà cửa và con cái đã tạm đi vào nề nếp, bạn mới có thời gian đi tìm hiểu thành phố, tìm một công việc thú vị. Nhưng rồi lại gặp phải một vấn đề đau đầu: nếu bạn có thu nhập thì bạn sẽ bị cắt phần allowance ở Bộ Ngoại Giao, chưa kể lương của chồng còn bị trừ đi một phần bằng đúng phần thu nhập bạn kiếm được. Như vậy, xét về mặt kinh tế, bạn chẳng nên đi làm làm gì cho mất thời gian và mất tiền.

Nhưng lại có một giải pháp, bạn đi làm không công vậy. Nhưng đi làm không công nghe chừng ko hấp dẫn lắm, nhất là nếu bạn đã quá quen với những công việc có mức thù lao ngất ngưởng.

Nếu bạn cũng ko tin vào những công việc kiểu khoác túi dết đi làm từ thiện, thì bạn lại càng chẳng muốn mó tay vào một công việc không công làm gì.

Nhất là khi bạn chẳng có niềm tin lý tưởng cao đẹp cóc khô gì, bạn chỉ tin nếu đã nhận một công việc, bạn làm hết sức mình và cuối tháng nhận mức lương đủ làm bạn cảm thấy hậu hĩnh.

Bạn cũng chẳng máu mê làm giàu kinh doanh tiền đẻ ra tiền. Ngoài giờ làm việc bạn muốn đầu óc thoải mái, hưởng thụ cuộc sống, hoàn toàn miễn nhiễm với những lên xuống bất ổn của xã hội.

Với lại, công việc nghiêm túc nào cho phép bạn 4h được lủi về nhà để còn chuẩn bị khăn áo sẵn sàng cho buổi tiệc tối mà vào mùa cao điểm khoảng 5 lần mỗi tuần từ khoảng 6h tối đến nửa đêm?

Thế nên là cứ ăn chơi dài thôi, mặc dù biết mình đã rẽ sang một ngả khác và nếu phải bắt đầu lại như cũ thì bọn bạn mình đã bỏ mình một quãng quá xa. Và có xin làm trợ lý cho chúng cũng ko đắt.

Nhưng trên đời mỗi người có một con đường riêng, và khi đã chọn con đường của mình thì nên chú mục vào đường của mình thôi, cũng chẳng nên ngó sang đường người khác làm gì, kẻo lại đi xuống rệ.

Wednesday, March 12, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 28)




Chú Bình Nguyên rất tình cảm. Chú ko nỡ để ai mất lòng bao giờ (giống bố). Đại loại nhiều buổi tối đi ngủ, khi chị giúp việc mở quyển sách ra đọc cho chú, chú đã cuống cả lên vì muốn nghe đọc sách rồi nhưng khi mẹ bảo “con chào bố mẹ đi” thì chú cũng cố gắng chào lấy lệ cho mẹ khỏi phật lòng. Thế nên chú bảo “nháo mamma, nháo papa”, rất nhanh, mồm nói tay giở sách, trong khi nếu bình thường ko mải thì chú sẽ thẽ thọt “cháo mamma”, rồi hôn mẹ chùn chụt, rồi lại “cháo papa”, rồi lại hôn chùn chụt.

Lâu lắm ko thấy chú ốm (trộm vía). Mà khi ko ốm thì chú lên cân rất nhanh. Hồi này trông chú phổng phao hẳn ra dù chân tay thì lêu nghêu. Ý nói là cái đầu chú to tướng, trán vuông, hai cằm, lúc chú cười thì hai má chú xệ xuống thành hai múi thịt hai bên nên trông mặt như hình vuông. Chị giúp việc gọi chú là thằng múp thủ. Nhưng chị ấy cũng chẳng tha bố chú. Chị ấy ngồi xem ảnh bố chú mới chụp, chẹp miệng một cái “khiếp, béo múp thủ”. Trong khi mẹ chú lại thấy chị ấy cũng béo múp thủ luôn nhưng chả dám bình loạn gì.

Mỗi ngày chú cũng bày ra một trò tai quái mới. Ví dụ như tối qua, chú xỏ chân vào cái cốc nhựa và bắt đầu chạy quáng quàng. Rồi vì cái cốc trơn nên được 3 bước là chú trượt chân ngã lăn quay, chú lại ”Lê ngá Lê ngá” rồi hì hục tự đứng lên.

Mẹ chú mở tủ lạnh lấy ra bắp ngô sống. Chú nhìn thấy, chú kêu lên “ôi nhô nhô, măm măm”. Mẹ chú bảo “sống con ạ, để mẹ nấu chín lên đã”. Thế là chú chạy ra lò nướng, chỉ trỏ và bảo mẹ “nướng, nướng”. Chẳng ai dạy chú những cái đó bao giờ, toàn là chú nghe lỏm hoặc quan sát được.

Mẹ chú đang đọc sách tự dưng thấy chú đến bên giọng rất hối thúc “mamma nhìn”, ngoảnh ra hoá ra ông con quý tử đang bôi lip balm toe toét lên mồm, bôi ra cả mép, bắt chước ai đó trong nhà. Bây giờ làm cái gì mà chú cho là đáng kể là chú cũng bắt mamma nhìn. Chú trèo lên lưng chị giúp việc rồi loay hoay tìm cách trèo lên cổ, chú cũng “mamma nhìn, nhìn”. Chú cho đoàn tàu lên dốc, trước khi tàu lao xuống là chú cũng “mamma nhìn, tàu lao xuống”. Suốt ngày phải nhìn rồi khen “eo ôi con giai giỏi thế”, là chú thích lắm.

Bây giờ chú độc lập hơn, ko cần bám mẹ như trước. Chú chơi một mình, nói chuyện với đồ chơi một mình. Nhưng thỉnh thoảng chú nhất định bắt mẹ phải ôm phải bế, phải nựng nịu, thế là dù đang làm gì mẹ chú cũng phải vứt đấy, ôm chú vào lòng, nói chuyện phiếm với chú một lúc, rồi chú mới yên tâm chơi một mình tiếp.

Thỉnh thoảng mẹ chú lại hỏi chú “Ale, ai là thằng chó con yêu mẹ?”, thế là chú lại chỉ thẳng một ngón tay lên trời, mặt ngửa lên tươi hơn hớn, mồm hét “Lê”. Yêu chú lắm.

Cái ảnh này mới chụp từ cái máy ảnh chú làm vỡ toác và móp méo, chưa có xiền mua máy mới, hết xiền rồi. Thôi cứ cho tạm lên cho có tư liệu vâỵ.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 28)




Chú Bình Nguyên rất tình cảm. Chú ko nỡ để ai mất lòng bao giờ (giống bố). Đại loại nhiều buổi tối đi ngủ, khi chị giúp việc mở quyển sách ra đọc cho chú, chú đã cuống cả lên vì muốn nghe đọc sách rồi nhưng khi mẹ bảo “con chào bố mẹ đi” thì chú cũng cố gắng chào lấy lệ cho mẹ khỏi phật lòng. Thế nên chú bảo “nháo mamma, nháo papa”, rất nhanh, mồm nói tay giở sách, trong khi nếu bình thường ko mải thì chú sẽ thẽ thọt “cháo mamma”, rồi hôn mẹ chùn chụt, rồi lại “cháo papa”, rồi lại hôn chùn chụt.

Lâu lắm ko thấy chú ốm (trộm vía). Mà khi ko ốm thì chú lên cân rất nhanh. Hồi này trông chú phổng phao hẳn ra dù chân tay thì lêu nghêu. Ý nói là cái đầu chú to tướng, trán vuông, hai cằm, lúc chú cười thì hai má chú xệ xuống thành hai múi thịt hai bên nên trông mặt như hình vuông. Chị giúp việc gọi chú là thằng múp thủ. Nhưng chị ấy cũng chẳng tha bố chú. Chị ấy ngồi xem ảnh bố chú mới chụp, chẹp miệng một cái “khiếp, béo múp thủ”. Trong khi mẹ chú lại thấy chị ấy cũng béo múp thủ luôn nhưng chả dám bình loạn gì.

Mỗi ngày chú cũng bày ra một trò tai quái mới. Ví dụ như tối qua, chú xỏ chân vào cái cốc nhựa và bắt đầu chạy quáng quàng. Rồi vì cái cốc trơn nên được 3 bước là chú trượt chân ngã lăn quay, chú lại ”Lê ngá Lê ngá” rồi hì hục tự đứng lên.

Mẹ chú mở tủ lạnh lấy ra bắp ngô sống. Chú nhìn thấy, chú kêu lên “ôi nhô nhô, măm măm”. Mẹ chú bảo “sống con ạ, để mẹ nấu chín lên đã”. Thế là chú chạy ra lò nướng, chỉ trỏ và bảo mẹ “nướng, nướng”. Chẳng ai dạy chú những cái đó bao giờ, toàn là chú nghe lỏm hoặc quan sát được.

Mẹ chú đang đọc sách tự dưng thấy chú đến bên giọng rất hối thúc “mamma nhìn”, ngoảnh ra hoá ra ông con quý tử đang bôi lip balm toe toét lên mồm, bôi ra cả mép, bắt chước ai đó trong nhà. Bây giờ làm cái gì mà chú cho là đáng kể là chú cũng bắt mamma nhìn. Chú trèo lên lưng chị giúp việc rồi loay hoay tìm cách trèo lên cổ, chú cũng “mamma nhìn, nhìn”. Chú cho đoàn tàu lên dốc, trước khi tàu lao xuống là chú cũng “mamma nhìn, tàu lao xuống”. Suốt ngày phải nhìn rồi khen “eo ôi con giai giỏi thế”, là chú thích lắm.

Bây giờ chú độc lập hơn, ko cần bám mẹ như trước. Chú chơi một mình, nói chuyện với đồ chơi một mình. Nhưng thỉnh thoảng chú nhất định bắt mẹ phải ôm phải bế, phải nựng nịu, thế là dù đang làm gì mẹ chú cũng phải vứt đấy, ôm chú vào lòng, nói chuyện phiếm với chú một lúc, rồi chú mới yên tâm chơi một mình tiếp.

Thỉnh thoảng mẹ chú lại hỏi chú “Ale, ai là thằng chó con yêu mẹ?”, thế là chú lại chỉ thẳng một ngón tay lên trời, mặt ngửa lên tươi hơn hớn, mồm hét “Lê”. Yêu chú lắm.

Cái ảnh này mới chụp từ cái máy ảnh chú làm vỡ toác và móp méo, chưa có xiền mua máy mới, hết xiền rồi. Thôi cứ cho tạm lên cho có tư liệu vâỵ.

Sunday, March 9, 2008

Chân to đi cho vững

Hồi trước ở văn phòng có một chị có bàn chân rất to. Ai cũng biết là con gái có lẽ bàn chân nên nhỏ nhắn xinh xắn thì hơn. Do vậy ai cũng đồng ý là bàn chân to là nhược điểm lớn. Nhưng khi có người hỏi “sao bàn chân mày to thế?” thì chị ấy bảo “kệ tao, chồng tao bảo chân to đi cho vững”.

Lại làm mình nhớ tới câu ca dao “Lỗ mũi thì tám gánh lông, chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho”.

Trên đời thì có ai hoàn hảo. Và chúng ta ko phải đi tìm người hoàn hảo, mà là đi tìm người có thể yêu, hoặc ít nhất ko yêu thì cũng chấp nhận, những điểm ko hoàn hảo ở ta mà thôi.

Thế nên ta tìm một người mà với người đó ta có thể trải qua cả một ngày thứ 7 hoặc chủ nhật biếng lười và ko hào nhoáng, loanh quanh chân trần trong nhà trong bộ quần áo lếch thếch mặc ở nhà mà ko sợ trông mình nhàu nhĩ quá. Hoặc thức dậy bên người đó trong ánh sáng ban ngày mà ko ngại mặt mình ko son phấn trông xanh xao quá, mắt mình ko kẻ chì trông ngơ ngác quá, đầu tóc bù rối quá, còn đâu vẻ sexy quyến rũ khi ta có đầy đủ tất cả các phụ kiện trang điểm trên người. Hoặc ta cũng tìm một người mà với người đó ta có thể nhe răng cười mà ko sợ răng mình xấu, cũng ko cần phải mặc áo độn mặc dù ngực mình ko được hấp dẫn, có thể bỏ giày cao gót mà ko sợ mình quá lùn, tóm lại, có thể làm tất cả mọi thứ.

Có những lúc rõ ràng ta rất yêu một người, và rõ ràng người đó cũng yêu ta tha thiết, nhưng ở bên cạnh người đó ta ko thấy ổn, ta ko thấy yên tĩnh, ta chỉ thấy lo, thấy sợ, thấy tổn thương, thấy hoài nghi. Vậy thì người đó ko dành cho ta.

Vậy nên ta tìm một người mà với người đó ta có thể thoải mái và tự tin vì ta là chính ta, chứ ko phải gồng mình lên hơn những cái bản thân mình có. Tình yêu của người đó làm lòng ta yên ổn.

Và hơn hết cả, người đó làm cho ta cười, thậm chí cười vì cả những nhược điểm của chính mình.

Chứ còn trên đời, chẳng có ai hoàn hảo.

Chân to đi cho vững

Hồi trước ở văn phòng có một chị có bàn chân rất to. Ai cũng biết là con gái có lẽ bàn chân nên nhỏ nhắn xinh xắn thì hơn. Do vậy ai cũng đồng ý là bàn chân to là nhược điểm lớn. Nhưng khi có người hỏi “sao bàn chân mày to thế?” thì chị ấy bảo “kệ tao, chồng tao bảo chân to đi cho vững”.

Lại làm mình nhớ tới câu ca dao “Lỗ mũi thì tám gánh lông, chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho”.

Trên đời thì có ai hoàn hảo. Và chúng ta ko phải đi tìm người hoàn hảo, mà là đi tìm người có thể yêu, hoặc ít nhất ko yêu thì cũng chấp nhận, những điểm ko hoàn hảo ở ta mà thôi.

Thế nên ta tìm một người mà với người đó ta có thể trải qua cả một ngày thứ 7 hoặc chủ nhật biếng lười và ko hào nhoáng, loanh quanh chân trần trong nhà trong bộ quần áo lếch thếch mặc ở nhà mà ko sợ trông mình nhàu nhĩ quá. Hoặc thức dậy bên người đó trong ánh sáng ban ngày mà ko ngại mặt mình ko son phấn trông xanh xao quá, mắt mình ko kẻ chì trông ngơ ngác quá, đầu tóc bù rối quá, còn đâu vẻ sexy quyến rũ khi ta có đầy đủ tất cả các phụ kiện trang điểm trên người. Hoặc ta cũng tìm một người mà với người đó ta có thể nhe răng cười mà ko sợ răng mình xấu, cũng ko cần phải mặc áo độn mặc dù ngực mình ko được hấp dẫn, có thể bỏ giày cao gót mà ko sợ mình quá lùn, tóm lại, có thể làm tất cả mọi thứ.

Có những lúc rõ ràng ta rất yêu một người, và rõ ràng người đó cũng yêu ta tha thiết, nhưng ở bên cạnh người đó ta ko thấy ổn, ta ko thấy yên tĩnh, ta chỉ thấy lo, thấy sợ, thấy tổn thương, thấy hoài nghi. Vậy thì người đó ko dành cho ta.

Vậy nên ta tìm một người mà với người đó ta có thể thoải mái và tự tin vì ta là chính ta, chứ ko phải gồng mình lên hơn những cái bản thân mình có. Tình yêu của người đó làm lòng ta yên ổn.

Và hơn hết cả, người đó làm cho ta cười, thậm chí cười vì cả những nhược điểm của chính mình.

Chứ còn trên đời, chẳng có ai hoàn hảo.

Friday, March 7, 2008

Scuola d'Italia

Mỗi năm một lần trường Ý ở New York lại tổ chức Gala. Cứ ngoảnh đi ngoảnh lại lại thấy được mời tham dự Gala của Scuola d’Italia, tức là đã lại một năm trôi qua. Đã 3 gala như thế.

Trừ những nhân vật được mời là những người đại diện cho tổ chức nọ chính phủ kia, tất cả những người tham dự đều phải mua vé với giá tiền rất cao, và thường là phụ huynh có con em học trong trường.

Cả 3 lần đi mình đều rất ấn tượng với một cặp phụ huynh có một cô con gái. Lần đầu tiên mình nhớ họ vì bà mẹ đang làm ầm lên vì cô con gái ko dành được vương miện hoa hậu trong một cuộc thi hoa hậu vườn. Rất nhiều người đã than thở với mình rằng thái độ của bà ta ko ai chịu nổi. Bà ta ôm lấy mình và thao thao bất tuyệt về vẻ đẹp của những đứa con lai, rằng chúng, như con gái của bà đấy, là những đứa trẻ đẹp nhất trên đời, chúng ko chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, còn đặc biệt, nói chung là miễn chê, ko đứa nào xứng vương miện hơn con bà hết, rằng bọn thi cùng viết đơn tố cáo con bà ko fair play làm con bé bị loại chẳng qua là vì chúng ghen với vẻ đẹp của con bà. Mặc dù nhan sắc cô bé chỉ có thể được liệt vào dạng kha khá chứ ko thể được gọi là mỹ nhân.

Chắc vì luôn luôn được mẹ tiêm tư tưởng ấy vào đầu nên cô bé rất khác những bạn cùng lứa. Ngoài vẻ kênh kiệu cố tình, trong khi lũ bạn cả trai cả gái nhaỷ nhót vô tư cùng nhau trên sàn nhảy giữa buổi tiệc thì cô bé chỉ nhằng nhằng bám lấy mẹ để mẹ dẫn đến làm quen với những nhân vật tạm gọi là “tầng lớp thượng lưu”. Chưa kể tới phong cách thì vô cùng lady-like, tức là vô cùng điệu đà kiểu cách cả hai mẹ con. Bố mẹ cô bé thì thấy anh chàng nào độc thân ngon nghẻ một tí là quàng ngay vào cho con gái mình, như kiểu bà Bennet trong Kiêu hãnh và định kiến ráo riết tìm gả chồng cho 5 cô con gái. Bằng chứng là một lúc sau, đồng nghiệp của chồng mình, cậu tổng lãnh sự bang New Jersey vừa nhậm chức, đã đến thì thầm với chồng mình rằng bố cô bé kia cứ bắt tôi đến nhà chơi, lại còn lên kế hoạch đãi tôi món bánh ngọt công thức gia truyền của bà ngoại, rồi cả hai thằng đàn ông cùng cười hinh hích rất khả ố.

Mình cực lực phản đối những vị phụ huynh luôn nhồi vào đầu con cái họ tư tưởng rằng chúng đặc biệt, chúng quý tộc hơn người, và đám bạn của chúng ko đáng xách dép cho chúng. Mình đã thấy nhiều gia đình thực sự có tiềm lực, những gia đình nhắc đến tên thiên hạ phải nể, thì lại vô cùng giản dị. Ngược lại, nhiều gia đình chỉ vừa có tí tẹo, thậm chí là chả có gì, lại cứ loạn hết cả lên.

Thế nên nhiều đứa trẻ lớn lên với niềm tin rằng chúng một là nữ hoàng, hai là công chúa, ba là cái rốn của vũ trụ. Thật nguy hiểm và khổ thân cho chúng.

Còn mình thì sợ mẹ của cô bé này gần chết. Cứ thấy bà ấy chỗ nào là mình lảng ra xa. Lần trước bị bà ấy bấu lấy huyên thuyên cho gần nửa tiếng về vẻ đẹp của con gái bà, giờ vẫn còn ngán. Chưa kể tối nay bà ấy còn mặc một chiếc váy đầm xoè dài quét đất bằng nhung rất dày màu huyết dụ và trên cánh tay khoác hờ hững một chiếc khăn cũng nhung huyết dụ, trông cứ như một bức màn sân khấu di động.

Nhưng mình cũng chả dám chê nhiều đâu. Tối nay mình đi dự tiệc mặc váy của mẹ chồng để lại. Thật là nhất quả đất. Dưng mà chẳng có cái đầm dạ hội nào của mình còn mặc vừa nữa. Thôi cố nghiến răng tí, sắp xong nhiệm vụ rồi. Híc.

Scuola d'Italia

Mỗi năm một lần trường Ý ở New York lại tổ chức Gala. Cứ ngoảnh đi ngoảnh lại lại thấy được mời tham dự Gala của Scuola d’Italia, tức là đã lại một năm trôi qua. Đã 3 gala như thế.

Trừ những nhân vật được mời là những người đại diện cho tổ chức nọ chính phủ kia, tất cả những người tham dự đều phải mua vé với giá tiền rất cao, và thường là phụ huynh có con em học trong trường.

Cả 3 lần đi mình đều rất ấn tượng với một cặp phụ huynh có một cô con gái. Lần đầu tiên mình nhớ họ vì bà mẹ đang làm ầm lên vì cô con gái ko dành được vương miện hoa hậu trong một cuộc thi hoa hậu vườn. Rất nhiều người đã than thở với mình rằng thái độ của bà ta ko ai chịu nổi. Bà ta ôm lấy mình và thao thao bất tuyệt về vẻ đẹp của những đứa con lai, rằng chúng, như con gái của bà đấy, là những đứa trẻ đẹp nhất trên đời, chúng ko chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, còn đặc biệt, nói chung là miễn chê, ko đứa nào xứng vương miện hơn con bà hết, rằng bọn thi cùng viết đơn tố cáo con bà ko fair play làm con bé bị loại chẳng qua là vì chúng ghen với vẻ đẹp của con bà. Mặc dù nhan sắc cô bé chỉ có thể được liệt vào dạng kha khá chứ ko thể được gọi là mỹ nhân.

Chắc vì luôn luôn được mẹ tiêm tư tưởng ấy vào đầu nên cô bé rất khác những bạn cùng lứa. Ngoài vẻ kênh kiệu cố tình, trong khi lũ bạn cả trai cả gái nhaỷ nhót vô tư cùng nhau trên sàn nhảy giữa buổi tiệc thì cô bé chỉ nhằng nhằng bám lấy mẹ để mẹ dẫn đến làm quen với những nhân vật tạm gọi là “tầng lớp thượng lưu”. Chưa kể tới phong cách thì vô cùng lady-like, tức là vô cùng điệu đà kiểu cách cả hai mẹ con. Bố mẹ cô bé thì thấy anh chàng nào độc thân ngon nghẻ một tí là quàng ngay vào cho con gái mình, như kiểu bà Bennet trong Kiêu hãnh và định kiến ráo riết tìm gả chồng cho 5 cô con gái. Bằng chứng là một lúc sau, đồng nghiệp của chồng mình, cậu tổng lãnh sự bang New Jersey vừa nhậm chức, đã đến thì thầm với chồng mình rằng bố cô bé kia cứ bắt tôi đến nhà chơi, lại còn lên kế hoạch đãi tôi món bánh ngọt công thức gia truyền của bà ngoại, rồi cả hai thằng đàn ông cùng cười hinh hích rất khả ố.

Mình cực lực phản đối những vị phụ huynh luôn nhồi vào đầu con cái họ tư tưởng rằng chúng đặc biệt, chúng quý tộc hơn người, và đám bạn của chúng ko đáng xách dép cho chúng. Mình đã thấy nhiều gia đình thực sự có tiềm lực, những gia đình nhắc đến tên thiên hạ phải nể, thì lại vô cùng giản dị. Ngược lại, nhiều gia đình chỉ vừa có tí tẹo, thậm chí là chả có gì, lại cứ loạn hết cả lên.

Thế nên nhiều đứa trẻ lớn lên với niềm tin rằng chúng một là nữ hoàng, hai là công chúa, ba là cái rốn của vũ trụ. Thật nguy hiểm và khổ thân cho chúng.

Còn mình thì sợ mẹ của cô bé này gần chết. Cứ thấy bà ấy chỗ nào là mình lảng ra xa. Lần trước bị bà ấy bấu lấy huyên thuyên cho gần nửa tiếng về vẻ đẹp của con gái bà, giờ vẫn còn ngán. Chưa kể tối nay bà ấy còn mặc một chiếc váy đầm xoè dài quét đất bằng nhung rất dày màu huyết dụ và trên cánh tay khoác hờ hững một chiếc khăn cũng nhung huyết dụ, trông cứ như một bức màn sân khấu di động.

Nhưng mình cũng chả dám chê nhiều đâu. Tối nay mình đi dự tiệc mặc váy của mẹ chồng để lại. Thật là nhất quả đất. Dưng mà chẳng có cái đầm dạ hội nào của mình còn mặc vừa nữa. Thôi cố nghiến răng tí, sắp xong nhiệm vụ rồi. Híc.

Thursday, March 6, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 26)

Chú Bình Nguyên ngồi mê mải xem một bức tranh chụp hình ông bác sĩ đang áp cái ống nghe vào ngực một chú bé cởi trần. Chú chỉ vào ngực thằng bé và bảo mẹ “mamma, tí”. Sau đó chú thọc tay vào cổ áo chú, khua khoắng tìm một lúc rồi bảo “mamma, tí lê”. Dạo này chú luôn luôn tự xưng là Lê như thế.

Mẹ chú mở tủ lạnh. Chú đứng hóng hớt nhìn. Mẹ chú lôi chai nước Evian ra xịt vào cái mặt đang ngửa lên hóng hớt của chú. Chú co cẳng chạy mất, chạy ra chỗ chị giúp việc chú mách “bác, bác, mamma bắng Lê”, ngọng líu ngọng lô.

Mẹ chú bảo chị giúp việc “em chạy ra siêu thị tí đây”. Chú nghe lỏm được, chú dặn mẹ ngay “mamma, mỳ Lê”, tức làm mẹ ơi nhớ mua bánh mỳ cho Ale. Đi về là chú giở túi kiểm tra ngay, ko thấy bánh mỳ đâu là chết với chú. Thế nên bánh mỳ cứ phải mua chồng chất ở nhà, chưa hết cái này đã phải mua cái mới.

Chú nghịch đứt cả cúc áo. Chú cầm cái cúc bé tí ra bảo mẹ “mamma, cúc Lê rotto”, tức là mẹ ơi cúc áo Lê hỏng. Khổ lắm. Cứ Anh, Ý, Việt lẫn lẫn lộn lộn.

Sau đó chú trèo lên xe đạp 3 bánh. Chú trèo hẳn lên ý, đứng sừng sững, và dùng hai tay lái, rồi lại quàng cả hai chân lên tay lái, thế là chú ngã. Nhưng chú ko ngã uỵch xuống đất mà lại cứ từ từ đổ xuống, may cái xe đạp khá nặng nên ko tùng bê. Chú la hoảng để mẹ đến ứng cứu chú kịp thời “Mamma, Lê ngá, Lê ngá”. Làm mẹ chú lại hốt hoảng chạy lại xốc cổ chú lên.

Suốt ngày như thế. Đầu gối chú đã có cái sẹo to đùng còn trán thì ko bao giờ hết u bướu.

Bây giờ cái gì chú cũng lanh chanh đòi làm. Ví dụ, mẹ và chú ra khỏi phòng, mẹ với tay định đóng cửa, chú kêu ầm lên “Lê làm, Lê làm”. Còn mẹ đi chơi về là chú lăng xăng giúp mẹ cởi giầy và khệ nệ vác giầy đến đứng trước cái tủ giày của mẹ, rồi chú đưa từng chiếc cho mẹ cất, vừa làm chú vừa nói “mamma cất, cao, cao” ý chừng giải thích là cao quá nên chú ko tự cất được.

Còn hôm qua, chú đứng giữa nhà chỉ vào từng bộ phận cơ thể và giải thích cho mẹ: mamma, toóc Lê (tức là tóc Ale), múi Lê (mũi Ale), mùm Lê (mồm Ale), tay Lê, chân Lê, tí Lê, và cuối cùng thì vỗ bồm bộp vào bỉm “mamma, đít Lê”.

Đến là chịu chú.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 26)

Chú Bình Nguyên ngồi mê mải xem một bức tranh chụp hình ông bác sĩ đang áp cái ống nghe vào ngực một chú bé cởi trần. Chú chỉ vào ngực thằng bé và bảo mẹ “mamma, tí”. Sau đó chú thọc tay vào cổ áo chú, khua khoắng tìm một lúc rồi bảo “mamma, tí lê”. Dạo này chú luôn luôn tự xưng là Lê như thế.

Mẹ chú mở tủ lạnh. Chú đứng hóng hớt nhìn. Mẹ chú lôi chai nước Evian ra xịt vào cái mặt đang ngửa lên hóng hớt của chú. Chú co cẳng chạy mất, chạy ra chỗ chị giúp việc chú mách “bác, bác, mamma bắng Lê”, ngọng líu ngọng lô.

Mẹ chú bảo chị giúp việc “em chạy ra siêu thị tí đây”. Chú nghe lỏm được, chú dặn mẹ ngay “mamma, mỳ Lê”, tức làm mẹ ơi nhớ mua bánh mỳ cho Ale. Đi về là chú giở túi kiểm tra ngay, ko thấy bánh mỳ đâu là chết với chú. Thế nên bánh mỳ cứ phải mua chồng chất ở nhà, chưa hết cái này đã phải mua cái mới.

Chú nghịch đứt cả cúc áo. Chú cầm cái cúc bé tí ra bảo mẹ “mamma, cúc Lê rotto”, tức là mẹ ơi cúc áo Lê hỏng. Khổ lắm. Cứ Anh, Ý, Việt lẫn lẫn lộn lộn.

Sau đó chú trèo lên xe đạp 3 bánh. Chú trèo hẳn lên ý, đứng sừng sững, và dùng hai tay lái, rồi lại quàng cả hai chân lên tay lái, thế là chú ngã. Nhưng chú ko ngã uỵch xuống đất mà lại cứ từ từ đổ xuống, may cái xe đạp khá nặng nên ko tùng bê. Chú la hoảng để mẹ đến ứng cứu chú kịp thời “Mamma, Lê ngá, Lê ngá”. Làm mẹ chú lại hốt hoảng chạy lại xốc cổ chú lên.

Suốt ngày như thế. Đầu gối chú đã có cái sẹo to đùng còn trán thì ko bao giờ hết u bướu.

Bây giờ cái gì chú cũng lanh chanh đòi làm. Ví dụ, mẹ và chú ra khỏi phòng, mẹ với tay định đóng cửa, chú kêu ầm lên “Lê làm, Lê làm”. Còn mẹ đi chơi về là chú lăng xăng giúp mẹ cởi giầy và khệ nệ vác giầy đến đứng trước cái tủ giày của mẹ, rồi chú đưa từng chiếc cho mẹ cất, vừa làm chú vừa nói “mamma cất, cao, cao” ý chừng giải thích là cao quá nên chú ko tự cất được.

Còn hôm qua, chú đứng giữa nhà chỉ vào từng bộ phận cơ thể và giải thích cho mẹ: mamma, toóc Lê (tức là tóc Ale), múi Lê (mũi Ale), mùm Lê (mồm Ale), tay Lê, chân Lê, tí Lê, và cuối cùng thì vỗ bồm bộp vào bỉm “mamma, đít Lê”.

Đến là chịu chú.

Wednesday, March 5, 2008

Entry for March 05, 2008

Tự nhiên thời gian gần đây tình hình chứng khoán, lạm phát, nhà đất ở VN vv cứ rối tinh rối mù cả lên, làm mình ngày nào lên Internet cũng phải đọc ngay xem thị trường chứng khoán thế nào rồi, giá rau giá thịt giá gas giá điện ở nhà tăng làm sao, thị trường bất động sản đã bớt điên rồ chưa.

Quan tâm đến lạm phát thì còn là điều dễ hiểu. Vì gia đình mình còn ở đấy, gia đình mình với thu nhập chẳng bao giờ tăng dù lạm phát có trầm trọng thế nào. Mình có nhiều bạn bè ở đấy. Bạn bè, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều kêu như vạc. Chúng nó bảo tiền lương kiếm được may ra chỉ đủ tiêu, chứ còn ko thể tính đến chuyện để dành. Lại thêm chị giúp việc ngày nào cũng lo âu phiền muộn về tình hình chi tiêu cuả chồng con ở nhà.

Quan tâm đến thị trường bất động sản cũng là có lý do của nó. Năm ngoái mình nhăm nhe định mua một căn hộ hoặc một vila nho nhỏ ở Hà nội một là để thỉnh thoảng về chơi có chỗ mà ở, hai là lúc ko về thì lại cho thuê, cũng tích cóp được một khoản kha khá hàng tháng. Nhưng sau khi thấy tình hình giá cả thật điên rồ, và chất lượng nhà cửa rồi những khoản phí phải đóng háng tháng thật giơì ơi thì mình cũng ngán luôn. Thôi cứ từ từ để xem có người quen nào bán thì mua cho rẻ vậy

Nhưng cái mình chẳng liên can gì là chứng khoán. Chứng khoán một thời lên cơn sốt. Mọi người cứ nháo nhào hết cả lên. Mà cũng chẳng có nhiều người thực sự hiểu về nó hay được đào tạo bài bản, chỉ là theo cảm tính hoặc mua bán theo trào lưu. Thế nên lúc thì ào ào mua làm thị trường phát sốt, lúc thì ào ào bán làm mọi người lại được phen tháo chạy liểng xiểng. Chẳng biết đường nào mà lần.

Chị bạn mình kể, cách đây khoảng gần 2 năm, có một anh chắc vừa trúng chứng khoán ôm tiền đi mua biệt thự ở Phú Mỹ Hưng. Người ta ra giá 1 triệu đô một căn. Anh ấy lắc đầu bảo thế thì ít quá, anh ấy ko muốn phải mua 20 căn một lúc, có biệt thự nào cao tiền hơn thế hay ko . Anh chị bạn mình lác hết cả mắt, mặc dù chả biết thực hư thế nào.

Nền kinh tế Mỹ cũng đã đến hồi liểng xiểng. Thông thường chúng ta vay để đầu tư đúng ko? Nhưng dân Mỹ lại vay để tiêu. Tự nhiên ngân hàng cứ gửi thẻ tín dụng đến nhà mời vay. Các trung tâm mua sắm lúc nào cũng nườm nượp người. Cứ xem trong Sex and the City thì biết. Các cô gái thu nhập cũng ko vào loại ngất ngưởng gì nhưng cứ đi mua sắm là xách túi lớn túi nhỏ về, đến mức lúc thanh toán tiền ngân hàng còn yêu cầu cửa hàng cắt đứt đôi thẻ tín dụng, cho cô ấy khỏi tiêu nữa.

Nền kinh tế Ý cũng không khá khẩm gì. Người ta đã nhận thấy cứ đến tuần cuối tháng là các siêu thị vắng hẳn người, đơn giản là vì cuối tháng hết tiền rồi mà lương lại chưa được lĩnh.
vv và vv

Hay là chúng ta lại đang trải qua mức lạm phát phi mã năm 85? Mình còn nhớ hai bác mình đang làm việc giữa buổi đạp xe hồng hộc về nhà lục lọi vali xem có đồng nào mang đi đổi tiền hết, rồi với vài đồng tiền mới trong tay bác gái ra chợ cứ đứng ngẩn ra vì chẳng mua được cái gì.
Hay là chúng ta lại đang sống qua một giai đoạn đáng nhớ trong lịch sử để về sau còn có cái mà kể cho con cháu, đại loại kiểu mẹ đã sống qua giai đoạn chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở nước Nga, người ta đập tượng Lê Nin đầu lăn lông lốc trên đường, dã man lắm con ạ? Còn bây giờ thì phải nói: bát phở hồi trước 5000đ thì đã là xênh xang lắm, thế mà bây giờ 20,000đ vẫn còn thấy thòm thèm con ạ?
Hay là chúng ta cứ cố sống cho qua đận này, để rồi được trở thành những chứng nhân của lịch sử?






Entry for March 05, 2008

Tự nhiên thời gian gần đây tình hình chứng khoán, lạm phát, nhà đất ở VN vv cứ rối tinh rối mù cả lên, làm mình ngày nào lên Internet cũng phải đọc ngay xem thị trường chứng khoán thế nào rồi, giá rau giá thịt giá gas giá điện ở nhà tăng làm sao, thị trường bất động sản đã bớt điên rồ chưa.

Quan tâm đến lạm phát thì còn là điều dễ hiểu. Vì gia đình mình còn ở đấy, gia đình mình với thu nhập chẳng bao giờ tăng dù lạm phát có trầm trọng thế nào. Mình có nhiều bạn bè ở đấy. Bạn bè, bất kể thu nhập cao hay thấp, đều kêu như vạc. Chúng nó bảo tiền lương kiếm được may ra chỉ đủ tiêu, chứ còn ko thể tính đến chuyện để dành. Lại thêm chị giúp việc ngày nào cũng lo âu phiền muộn về tình hình chi tiêu cuả chồng con ở nhà.

Quan tâm đến thị trường bất động sản cũng là có lý do của nó. Năm ngoái mình nhăm nhe định mua một căn hộ hoặc một vila nho nhỏ ở Hà nội một là để thỉnh thoảng về chơi có chỗ mà ở, hai là lúc ko về thì lại cho thuê, cũng tích cóp được một khoản kha khá hàng tháng. Nhưng sau khi thấy tình hình giá cả thật điên rồ, và chất lượng nhà cửa rồi những khoản phí phải đóng háng tháng thật giơì ơi thì mình cũng ngán luôn. Thôi cứ từ từ để xem có người quen nào bán thì mua cho rẻ vậy

Nhưng cái mình chẳng liên can gì là chứng khoán. Chứng khoán một thời lên cơn sốt. Mọi người cứ nháo nhào hết cả lên. Mà cũng chẳng có nhiều người thực sự hiểu về nó hay được đào tạo bài bản, chỉ là theo cảm tính hoặc mua bán theo trào lưu. Thế nên lúc thì ào ào mua làm thị trường phát sốt, lúc thì ào ào bán làm mọi người lại được phen tháo chạy liểng xiểng. Chẳng biết đường nào mà lần.

Chị bạn mình kể, cách đây khoảng gần 2 năm, có một anh chắc vừa trúng chứng khoán ôm tiền đi mua biệt thự ở Phú Mỹ Hưng. Người ta ra giá 1 triệu đô một căn. Anh ấy lắc đầu bảo thế thì ít quá, anh ấy ko muốn phải mua 20 căn một lúc, có biệt thự nào cao tiền hơn thế hay ko . Anh chị bạn mình lác hết cả mắt, mặc dù chả biết thực hư thế nào.

Nền kinh tế Mỹ cũng đã đến hồi liểng xiểng. Thông thường chúng ta vay để đầu tư đúng ko? Nhưng dân Mỹ lại vay để tiêu. Tự nhiên ngân hàng cứ gửi thẻ tín dụng đến nhà mời vay. Các trung tâm mua sắm lúc nào cũng nườm nượp người. Cứ xem trong Sex and the City thì biết. Các cô gái thu nhập cũng ko vào loại ngất ngưởng gì nhưng cứ đi mua sắm là xách túi lớn túi nhỏ về, đến mức lúc thanh toán tiền ngân hàng còn yêu cầu cửa hàng cắt đứt đôi thẻ tín dụng, cho cô ấy khỏi tiêu nữa.

Nền kinh tế Ý cũng không khá khẩm gì. Người ta đã nhận thấy cứ đến tuần cuối tháng là các siêu thị vắng hẳn người, đơn giản là vì cuối tháng hết tiền rồi mà lương lại chưa được lĩnh.
vv và vv

Hay là chúng ta lại đang trải qua mức lạm phát phi mã năm 85? Mình còn nhớ hai bác mình đang làm việc giữa buổi đạp xe hồng hộc về nhà lục lọi vali xem có đồng nào mang đi đổi tiền hết, rồi với vài đồng tiền mới trong tay bác gái ra chợ cứ đứng ngẩn ra vì chẳng mua được cái gì.
Hay là chúng ta lại đang sống qua một giai đoạn đáng nhớ trong lịch sử để về sau còn có cái mà kể cho con cháu, đại loại kiểu mẹ đã sống qua giai đoạn chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở nước Nga, người ta đập tượng Lê Nin đầu lăn lông lốc trên đường, dã man lắm con ạ? Còn bây giờ thì phải nói: bát phở hồi trước 5000đ thì đã là xênh xang lắm, thế mà bây giờ 20,000đ vẫn còn thấy thòm thèm con ạ?
Hay là chúng ta cứ cố sống cho qua đận này, để rồi được trở thành những chứng nhân của lịch sử?






Sunday, March 2, 2008

Entry for March 02, 2008

Trời chuẩn bị ấm lên rồi, dân NY đi mua sắm ầm ầm, nhất là vào dịp cuối tuần.
Chủ nghĩa tiêu dùng ở các nước châu Á phát triển tuy cũng rầm rộ lắm rồi nhưng quả thực ko thể bằng nước Mỹ. Macy's đông đến nỗi ngó vào mình đã ngại, từ bỏ luôn ý định bước chân vào. Muốn ít người đi một chút thì chỉ có cách lên Saks Fifth Avenue, Bergdorf Goodman và những cửa hiệu nằm trên phố 57th giao với đường số 5 hoặc đường Madison khu Upper East. Đó là những nơi bán những mặt hàng thời trang rất cao cấp do đó khách hàng cũng chọn lọc hơn.
Hôm qua mình xuống khu phố 34th và đường số 6, ngay gần Macy's. Đây cũng là một trung tâm mua bán rất tấp nập ở NY và giá cả bình dân nên đại loại lúc nào người cũng đông như kiến cỏ. Ngoài Macy's còn có cửa hiệu rất to của Victoria's Secret, H&M, Gap, vv và vv. Mình tranh thủ lượn vào Bebe mua mấy cái áo để khi nào đẻ xong trời ấm sẽ mặc. Tuy ko thử được lên người nhưng mình vẫn chọn size XS . Nếu đẻ xong mặc ko vừa thì còn lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để giảm cân. Đồ của Bebe tuy ko phải là cao cấp nhưng được cái kiểu dáng trẻ trung, chất liệu mặc lên rất dễ chịu nên có thể dùng hàng ngày rất tiện lợi và thoải mái.
Sau đó mình chạy sang Express mua mấy cái áo mới tung ra dịp Xuân hè này. Cũng cái tội mua ko thử. Mặc trên người đám ma nơ canh thì trông ngon lành thế, mà về đến nhà mặc lên người mình thấy xấu òm. Có khi lại mang đi trả.
Hứng chí mua sắm của mình toàn bị chị giúp việc làm cụt. Mình đã rút ra kết luận rồi. Chị giúp việc này là cạ mua sắm chán nhất từ trước đến giờ. Chưa kể ra ngoài đường về là chị ấy sổ mũi nhức đầu hắt hơi cành cạch, cái gì chị ấy cũng muốn xem, cũng muốn mình dắt đến tận nơi xem và sờ cho biết, nhưng cấm có mua cái gì bao giờ. Cái gì cũng tính ra tiền đồng VN rồi chê đắt. Nhiều lúc mệt bã cả người vì bỏ công bỏ sức dắt đi mà chả bao giờ mua được cái gì.
Chưa kể dẫn chị ấy đi xem son, chị ấy hồn nhiên mở ngay tuýp son mới toanh của người ta ra quẹt thử lên tay
Hoặc đẩy xe đẩy của Bình Nguyên thế nào toàn chẹt vào chân người đi đường, nói mãi vẫn ko sửa được tính lanh chanh. Có thằng quay lại nhìn vẻ khó chịu chị ấy cậy nó ko biết tiếng Việt còn bảo nó là đồ phải gió mặc dù rõ ràng là mình chẹt vào chân người ta
Hoặc mình đang có điện thoại, chị ấy lại mải mê xem quần áo để Bình Nguyên chạy đâu mất. Lúc điện thoại xong mình hỏi Ale đâu hả chị thì lại bảo "nó đi cùng em cơ mà". Được phen hết hồn và tức điên cả lên. Mà xem mải mê thế xong rồi cũng chả mua, ko mua nhưng cái gì cũng muốn xem, cũng bắt dẫn đi xem .
Tóm lại là lần sau cho chị ấy ở nhà thôi, rút kinh nghiệm mấy lần rồi. Mệt nhắm.
Mình thì lại hay áy náy. Thương người giúp việc xa nhà buồn thì cứ cố làm cái nọ cái kia để cho họ khuây khoả , mà cũng chưa chắc có giúp họ khuây khoả được ko.



Entry for March 02, 2008

Trời chuẩn bị ấm lên rồi, dân NY đi mua sắm ầm ầm, nhất là vào dịp cuối tuần.
Chủ nghĩa tiêu dùng ở các nước châu Á phát triển tuy cũng rầm rộ lắm rồi nhưng quả thực ko thể bằng nước Mỹ. Macy's đông đến nỗi ngó vào mình đã ngại, từ bỏ luôn ý định bước chân vào. Muốn ít người đi một chút thì chỉ có cách lên Saks Fifth Avenue, Bergdorf Goodman và những cửa hiệu nằm trên phố 57th giao với đường số 5 hoặc đường Madison khu Upper East. Đó là những nơi bán những mặt hàng thời trang rất cao cấp do đó khách hàng cũng chọn lọc hơn.
Hôm qua mình xuống khu phố 34th và đường số 6, ngay gần Macy's. Đây cũng là một trung tâm mua bán rất tấp nập ở NY và giá cả bình dân nên đại loại lúc nào người cũng đông như kiến cỏ. Ngoài Macy's còn có cửa hiệu rất to của Victoria's Secret, H&M, Gap, vv và vv. Mình tranh thủ lượn vào Bebe mua mấy cái áo để khi nào đẻ xong trời ấm sẽ mặc. Tuy ko thử được lên người nhưng mình vẫn chọn size XS . Nếu đẻ xong mặc ko vừa thì còn lấy đó làm mục tiêu phấn đấu để giảm cân. Đồ của Bebe tuy ko phải là cao cấp nhưng được cái kiểu dáng trẻ trung, chất liệu mặc lên rất dễ chịu nên có thể dùng hàng ngày rất tiện lợi và thoải mái.
Sau đó mình chạy sang Express mua mấy cái áo mới tung ra dịp Xuân hè này. Cũng cái tội mua ko thử. Mặc trên người đám ma nơ canh thì trông ngon lành thế, mà về đến nhà mặc lên người mình thấy xấu òm. Có khi lại mang đi trả.
Hứng chí mua sắm của mình toàn bị chị giúp việc làm cụt. Mình đã rút ra kết luận rồi. Chị giúp việc này là cạ mua sắm chán nhất từ trước đến giờ. Chưa kể ra ngoài đường về là chị ấy sổ mũi nhức đầu hắt hơi cành cạch, cái gì chị ấy cũng muốn xem, cũng muốn mình dắt đến tận nơi xem và sờ cho biết, nhưng cấm có mua cái gì bao giờ. Cái gì cũng tính ra tiền đồng VN rồi chê đắt. Nhiều lúc mệt bã cả người vì bỏ công bỏ sức dắt đi mà chả bao giờ mua được cái gì.
Chưa kể dẫn chị ấy đi xem son, chị ấy hồn nhiên mở ngay tuýp son mới toanh của người ta ra quẹt thử lên tay
Hoặc đẩy xe đẩy của Bình Nguyên thế nào toàn chẹt vào chân người đi đường, nói mãi vẫn ko sửa được tính lanh chanh. Có thằng quay lại nhìn vẻ khó chịu chị ấy cậy nó ko biết tiếng Việt còn bảo nó là đồ phải gió mặc dù rõ ràng là mình chẹt vào chân người ta
Hoặc mình đang có điện thoại, chị ấy lại mải mê xem quần áo để Bình Nguyên chạy đâu mất. Lúc điện thoại xong mình hỏi Ale đâu hả chị thì lại bảo "nó đi cùng em cơ mà". Được phen hết hồn và tức điên cả lên. Mà xem mải mê thế xong rồi cũng chả mua, ko mua nhưng cái gì cũng muốn xem, cũng bắt dẫn đi xem .
Tóm lại là lần sau cho chị ấy ở nhà thôi, rút kinh nghiệm mấy lần rồi. Mệt nhắm.
Mình thì lại hay áy náy. Thương người giúp việc xa nhà buồn thì cứ cố làm cái nọ cái kia để cho họ khuây khoả , mà cũng chưa chắc có giúp họ khuây khoả được ko.