Friday, December 21, 2007

Entry for December 21, 2007




Mấy tháng rồi mới đi bar ở New York. Từ hồi sang đến giờ liên tục bận bịu. Buổi tối xong tiệc tùng họp hành về đến nhà thì cũng đã mệt rũ, chẳng muốn đi đâu nữa. Tự dưng thấy nếu đến chỗ nào có nhạc funky một chút, ko phải nền nếp giữ đúng vai trò chào hỏi bắt tay bắt chân thì cũng hay hay.
Các quán bar có nhạc nhảy ở New York bề ngoài luôn luôn rách rưới như nhà ổ chuột. Hiếm có biển hiệu. Những nơi này luôn luôn muốn giữ thông tin về mình rất hạn chế để khiến người đến có cảm giác đặc biệt, kiểu như phải là người sành sỏi mới biết mà đến, hoặc được mời nên mới được đến. Và đặc biệt ko mời chào nhã nhặn với khách mấy. Thường là chỉ có mấy chú da đen mặt hầm hầm ăn nói nhát gừng đối xử khá là thậm tệ với người đến xếp hàng.
Bar tối qua khá nhỏ, khá nhiều người Nhật. Những cô gái Nhật mặt trắng bốp bờ lờ, mắt một mí, chân vòng kiềng, quần áo tóc tai kỳ dị và nhảy bốc không ai bằng. Ban nhạc chơi nhạc của những năm 70 khá ấn tượng, ko phải là loại nhạc disco giật thình thình thường thấy ở các vũ trường ở nhà.
Tự dưng lại nhớ đến không khí của những chốn ăn chơi "sa đoạ" đất Hà thành. Những Apocalypse, Funky Monkey, rồi mấy bar bên bờ sông, rồi hình như 25 độ J trước khi nó bị đóng cửa. Apocalypse cách đây 6, 7 năm nhạc khá hay, nhưng sau đó thì ở đâu ra mà lắm đồng tính thế. Nhìn trước nhìn sau toàn mấy anh đồng tính bé tí tẹo lại còn mặc áo bó ôm nhau nhảy uốn éo nhìn phát khiếp. 25độ J kiểm soát nghiêm ngặt là thế mà cũng ngay lập tức bị triệt, chắc ô dù bé. Mấy bar ngoài bờ sông chỉ được cái mới lạ, hôm nào mưa còn sình lầylép nhép, toàn mấy anh chị trang phục kiểu Di gan hoặc ba lô . Có một lần còn thấy anh Đào Anh Khánh nhảy nhót lên đồng một mình giữa sàn mà chẳng thấy ai xem, làm anh cứ vừa nhảy vừa cười tủm tỉm, mắt dáo dác.
Nói là sa đoạ chứ làm gì mà sa đoạ lắm. Bởi đến đó cũng có nhiều hạng người. Nhiều người đến theo nhóm đơn thuần chỉ muốn xả stress sau một tuần làm việc mệt nhọc, nhảy nhót, tán dóc và uống cho đã, cả người bản xứ lẫn nước ngoài. Những người này chẳng bao giờ tìm "đối tác" ở những nơi chốn như thế này. Nhiều cô đến rõ ràng là để câu giai, thường giả đò ko để ý đến ai, chỉ mặc áo trễ cổ và hờ hững thụt bi a ở một góc, hoặc nếu ko thụt bi a thì ngồi trầm tư bên một ly nước ở quầy. Những đối tượng này thì hay quơ được những anh chàng Tây già đang tìm kiếm những one night stand hoặc những mối quan hệ đánh đổi chóng vánh.
Những cô cave ngả ngốn ở New Century bất đắc chí hay chửi đổng.
Cách đây khoảng 3, 4 năm, một địa chỉ mới nổi là Nutz của Sheraton. Đến đó có thể gặp rất nhiều nam thanh nữ tú dập dìu. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, trước khi đại đa số dân tình kéo tới.
Tóm lại, sau một thời gian thì chỉ còn muốn ở nhà.
Cuối cùng, trước khi rời khỏi Hà nội, địa chỉ yêu thích chỉ còn là bar private của chị bạn, chỉ dành riêng cho bạn bè với đồ uống ngon, nhiều chương trình thời trang thú vị, nhạc sống, bài trí đẹp, và nhất định là ko có những màn phê thuốc dặt dẹo hay những trò quái đản mất thẩm mỹ.
Ừ nhưng đã muốn đi bar thì phải coi những chuyện đó là thường, mình ko thích thì ko làm theo, hoặc nếu dị ứng quá thì ở nhà. Chứ mang đạo đức vào đó giảng e chừng hơi bị dở hơi, và e ấp thôn nữ vào đó thì cũng chẳng ai khen là gái ngoan.




Entry for December 21, 2007




Mấy tháng rồi mới đi bar ở New York. Từ hồi sang đến giờ liên tục bận bịu. Buổi tối xong tiệc tùng họp hành về đến nhà thì cũng đã mệt rũ, chẳng muốn đi đâu nữa. Tự dưng thấy nếu đến chỗ nào có nhạc funky một chút, ko phải nền nếp giữ đúng vai trò chào hỏi bắt tay bắt chân thì cũng hay hay.
Các quán bar có nhạc nhảy ở New York bề ngoài luôn luôn rách rưới như nhà ổ chuột. Hiếm có biển hiệu. Những nơi này luôn luôn muốn giữ thông tin về mình rất hạn chế để khiến người đến có cảm giác đặc biệt, kiểu như phải là người sành sỏi mới biết mà đến, hoặc được mời nên mới được đến. Và đặc biệt ko mời chào nhã nhặn với khách mấy. Thường là chỉ có mấy chú da đen mặt hầm hầm ăn nói nhát gừng đối xử khá là thậm tệ với người đến xếp hàng.
Bar tối qua khá nhỏ, khá nhiều người Nhật. Những cô gái Nhật mặt trắng bốp bờ lờ, mắt một mí, chân vòng kiềng, quần áo tóc tai kỳ dị và nhảy bốc không ai bằng. Ban nhạc chơi nhạc của những năm 70 khá ấn tượng, ko phải là loại nhạc disco giật thình thình thường thấy ở các vũ trường ở nhà.
Tự dưng lại nhớ đến không khí của những chốn ăn chơi "sa đoạ" đất Hà thành. Những Apocalypse, Funky Monkey, rồi mấy bar bên bờ sông, rồi hình như 25 độ J trước khi nó bị đóng cửa. Apocalypse cách đây 6, 7 năm nhạc khá hay, nhưng sau đó thì ở đâu ra mà lắm đồng tính thế. Nhìn trước nhìn sau toàn mấy anh đồng tính bé tí tẹo lại còn mặc áo bó ôm nhau nhảy uốn éo nhìn phát khiếp. 25độ J kiểm soát nghiêm ngặt là thế mà cũng ngay lập tức bị triệt, chắc ô dù bé. Mấy bar ngoài bờ sông chỉ được cái mới lạ, hôm nào mưa còn sình lầylép nhép, toàn mấy anh chị trang phục kiểu Di gan hoặc ba lô . Có một lần còn thấy anh Đào Anh Khánh nhảy nhót lên đồng một mình giữa sàn mà chẳng thấy ai xem, làm anh cứ vừa nhảy vừa cười tủm tỉm, mắt dáo dác.
Nói là sa đoạ chứ làm gì mà sa đoạ lắm. Bởi đến đó cũng có nhiều hạng người. Nhiều người đến theo nhóm đơn thuần chỉ muốn xả stress sau một tuần làm việc mệt nhọc, nhảy nhót, tán dóc và uống cho đã, cả người bản xứ lẫn nước ngoài. Những người này chẳng bao giờ tìm "đối tác" ở những nơi chốn như thế này. Nhiều cô đến rõ ràng là để câu giai, thường giả đò ko để ý đến ai, chỉ mặc áo trễ cổ và hờ hững thụt bi a ở một góc, hoặc nếu ko thụt bi a thì ngồi trầm tư bên một ly nước ở quầy. Những đối tượng này thì hay quơ được những anh chàng Tây già đang tìm kiếm những one night stand hoặc những mối quan hệ đánh đổi chóng vánh.
Những cô cave ngả ngốn ở New Century bất đắc chí hay chửi đổng.
Cách đây khoảng 3, 4 năm, một địa chỉ mới nổi là Nutz của Sheraton. Đến đó có thể gặp rất nhiều nam thanh nữ tú dập dìu. Nhưng cũng chỉ được thời gian đầu, trước khi đại đa số dân tình kéo tới.
Tóm lại, sau một thời gian thì chỉ còn muốn ở nhà.
Cuối cùng, trước khi rời khỏi Hà nội, địa chỉ yêu thích chỉ còn là bar private của chị bạn, chỉ dành riêng cho bạn bè với đồ uống ngon, nhiều chương trình thời trang thú vị, nhạc sống, bài trí đẹp, và nhất định là ko có những màn phê thuốc dặt dẹo hay những trò quái đản mất thẩm mỹ.
Ừ nhưng đã muốn đi bar thì phải coi những chuyện đó là thường, mình ko thích thì ko làm theo, hoặc nếu dị ứng quá thì ở nhà. Chứ mang đạo đức vào đó giảng e chừng hơi bị dở hơi, và e ấp thôn nữ vào đó thì cũng chẳng ai khen là gái ngoan.




Entry for December 21, 2007

Đóng đồ đi biển cho Bình Nguyên. Chị giúp việc để thìa lẫn vào với dép, và quần áo bỉm tất cứ lẫn lộn vào nhau. Nhắc cái gì chị ấy cũng bảo "chị biết rồi", nhưng vẫn làm sai như thường, bệnh của những người nhanh nhảu .

Entry for December 21, 2007

Đóng đồ đi biển cho Bình Nguyên. Chị giúp việc để thìa lẫn vào với dép, và quần áo bỉm tất cứ lẫn lộn vào nhau. Nhắc cái gì chị ấy cũng bảo "chị biết rồi", nhưng vẫn làm sai như thường, bệnh của những người nhanh nhảu .

Thursday, December 20, 2007

Entry for December 21, 2007

New York có khác. Hôm nọ đang đứng ở tầng trệt toà nhà nơi cậu em trai ở đợi nó về, nửa đêm, thì thấy một bác già đi khệnh khạng từ trên cầu thang xuống. Ngẩng lên nhìn, tá hoả, suýt ngất. Ông già chỉ mặc mỗi cái áo sơ mi, mà cũng ko buồn cài mấy cúc cuối, nói chung cái gì ko nên phơi ra thì phơi ra hết. Nếu ko có chồng mình đứng cạnh thì chắc mình phải chạy mất dép. Bác già khệnh khạng đi ngang ra hòm thư lấy thư từ, rồi lại khệnh khạng đi vào cứ như thế gian này là của mỗi mình.

Trưa nay đi ăn trưa cùng một cô bạn. Đang đi thì trố mắt vì thấy một ông già tự dưng vạch quần chổng mông trắng tinh đái tồ tồ ra đường, ngay trước mũi ô tô đang đậu và có một hàng dài dân tình đang xếp hàng mua đồ ăn trưa ở một hiệu ăn nổi tiếng. Nhưng thôi chắc đây là dạng tâm thần ko kể.

Vào đến nhà hàng, đang chuyện trò rôm rả thì lại được dịp trố mắt vì có một cô gái son phấn rất kỹ lưỡng, thân hình khá đẹp, đi ủng cao, trên người mặc mỗi một cái áo ngủ mỏng tang vì vải nó thế hay vì sờn cũ thì chẳng biết, che gần hết mông, khoét cổ khoét nách sâu nói chung chẳng còn che được cái gì ở phần trên, phần dưới từ nửa mông trở xuống thì cứ hở toang hoác ra. Chẳng cứ mình giật nảy mình mà hai anh chàng mặc complet đeo cà vạt ở bàn bên cạnh còn "wow", mắt nháy nháy, còn mấy cậu nhân viên phục vụ thì cứ tủm tỉm cười chạy ra chạy vào.

Đúng là NY.



Entry for December 21, 2007

New York có khác. Hôm nọ đang đứng ở tầng trệt toà nhà nơi cậu em trai ở đợi nó về, nửa đêm, thì thấy một bác già đi khệnh khạng từ trên cầu thang xuống. Ngẩng lên nhìn, tá hoả, suýt ngất. Ông già chỉ mặc mỗi cái áo sơ mi, mà cũng ko buồn cài mấy cúc cuối, nói chung cái gì ko nên phơi ra thì phơi ra hết. Nếu ko có chồng mình đứng cạnh thì chắc mình phải chạy mất dép. Bác già khệnh khạng đi ngang ra hòm thư lấy thư từ, rồi lại khệnh khạng đi vào cứ như thế gian này là của mỗi mình.

Trưa nay đi ăn trưa cùng một cô bạn. Đang đi thì trố mắt vì thấy một ông già tự dưng vạch quần chổng mông trắng tinh đái tồ tồ ra đường, ngay trước mũi ô tô đang đậu và có một hàng dài dân tình đang xếp hàng mua đồ ăn trưa ở một hiệu ăn nổi tiếng. Nhưng thôi chắc đây là dạng tâm thần ko kể.

Vào đến nhà hàng, đang chuyện trò rôm rả thì lại được dịp trố mắt vì có một cô gái son phấn rất kỹ lưỡng, thân hình khá đẹp, đi ủng cao, trên người mặc mỗi một cái áo ngủ mỏng tang vì vải nó thế hay vì sờn cũ thì chẳng biết, che gần hết mông, khoét cổ khoét nách sâu nói chung chẳng còn che được cái gì ở phần trên, phần dưới từ nửa mông trở xuống thì cứ hở toang hoác ra. Chẳng cứ mình giật nảy mình mà hai anh chàng mặc complet đeo cà vạt ở bàn bên cạnh còn "wow", mắt nháy nháy, còn mấy cậu nhân viên phục vụ thì cứ tủm tỉm cười chạy ra chạy vào.

Đúng là NY.



Wednesday, December 19, 2007

Entry for December 19, 2007

Cuối tuần đi nghỉ đến nơi mà chú Bình Nguyên lại bắt đầu hâm hấp sốt. Mùa đông New York khắc nghiệt. Không chỉ trẻ con ốm liên tục mà người lớn cũng ốm. Những phòng cấp cứu quá tải
Lạy trời lạy phật đừng để chú ốm đúng lúc đi nghỉ.
Trước khi 1 tuổi rưỡi hầu như chú chẳng ốm bao giờ, chỉ thỉnh thoảng bị cảm lạnh tí ti. Thế mà từ hồi 1 tuổi rưỡi đến giờ chú cứ ốm liên tục, trung bình cứ 3 tuần khoẻ là có 1 tuần ốm quặt quẹo.
Chán thật là chán.

Entry for December 19, 2007

Cuối tuần đi nghỉ đến nơi mà chú Bình Nguyên lại bắt đầu hâm hấp sốt. Mùa đông New York khắc nghiệt. Không chỉ trẻ con ốm liên tục mà người lớn cũng ốm. Những phòng cấp cứu quá tải
Lạy trời lạy phật đừng để chú ốm đúng lúc đi nghỉ.
Trước khi 1 tuổi rưỡi hầu như chú chẳng ốm bao giờ, chỉ thỉnh thoảng bị cảm lạnh tí ti. Thế mà từ hồi 1 tuổi rưỡi đến giờ chú cứ ốm liên tục, trung bình cứ 3 tuần khoẻ là có 1 tuần ốm quặt quẹo.
Chán thật là chán.

Monday, December 17, 2007

Ta phải nghĩ cách (phần 4)




Thế còn vấn đề đứng đâu thả đồ xuống đất ở đấy thì làm thế nào?

Vấn đề này cực kỳ nan giải và có thể nói là hầu như ko thể chữa trị nổi. Không chỉ quần áo giày tất mà là tất cả mọi thứ. Ví dụ, cầm dao rạch hộp bưu phẩm gửi tới thì sau đó đứng đâu để ngay dao xuống đấy. Đã có lần thằng con vớ được con dao sắc hí hửng vừa chạy vừa huơ lên làm cả nhà tái xanh mặt phải phân công nhau từ tốn bắt nó vì ko dám làm nó sợ chạy cuống lên lại ngã. Sau vụ này không cần nhắc nữa. Còn một lần khác đang đi nghỉ, cứ hỏi nhặng lên cái máy ảnh đâu. Ta cực chẳng đã phải hỏi lộ trình thế anh đã đi những đâu, vào những phòng nào ra những phòng nào rồi. Khai với ta là anh đi vào nhà kho, rồi đi vào 2 phòng ngủ, rồi đi tiếp ra sân thượng, sau đó ngồi ở phòng khách. Thế mà ta lần theo đúng lộ trình hắn khai mà vẫn tìm toét mắt ko thấy. Cuối cùng thấy máy ảnh nằm ngay trên cửa sổ cạnh cửa ra vào thì hắn mới à lên bảo ta ôi anh quên anh từ sân thượng đi vòng ra cửa trước rồi mới đi vào phòng khách ngồi

Nhưng giờ thì ta ko tìm hộ nữa. Thằng nào làm mất thằng đấy đi tìm, nếu ko thì khỏi dùng, ta chỉ cần ngọt ngào vài câu là chả trách gì ta được. Tội gì cứ ôm rơm cho dặm bụng, nó chả nhớ mình đã ôm rơm mà chỉ nhớ mình dặm bụng thành cáu gắt. Còn quần áo bừa bãi thì ta chỉ nhắc rất dịu dàng “anh ơi quần áo thay ra anh cho vào giỏ đồ giặt cho em nhé. Anh làm được phải ko? Nếu mình tạo điều kiện làm cho công việc của chị giúp việc bớt nặng nhọc thì chị ấy sẽ sẵn sàng làm những việc khác cho mình”. Thế là thấy lon ton vơ đồ cho vào giỏ đồ giặt. Thỉnh thoảng có quên thì ta lại nhắc, thỉnh thoảng ta lại làm hộ cho, vợ hiền mà lại , thỉnh thoảng chị giúp việc thấy thì lại làm. Miễn là mỗi người có ý thức một tí thì vui vẻ cả làng.

Một vấn đề nữa là hay đánh mất đồ. Cái gì cũng mất được, điển hình là kính râm, đặc biệt chỉ mất kính đắt tiền. Mỗi đôi kính đắt tiền chỉ đeo được mấy tháng, có khi chỉ vài tuần là mất. Trụ lại lâu nhất là một đôi kính mua trên vỉa hè Hội An giá 20 nghìn đồng, mấy năm ko mất, bây giờ vẫn chễm chệ trên giá sách. Thậm chí có hôm cố tình để quên trên bàn mà thằng làm ở nhà hàng còn chạy theo đưa lại. Nhận lại kính rồi còn càu nhàu với ta “kính rẻ tiền nó mới trả lại thế này”. Mất liên tục thế mà ta cũng ko bực mình. Có tiền thì mua mới, ko có tiền thì khỏi mua khỏi dùng, có chết ai mà bực.

Giờ chỉ còn một vấn đề mà ta rất bức xúc chưa tìm được cách giải quyết. Đó là khi hai người xem phim thì luôn hỏi ta cái điều khiển đâu. Trước khi xem cần lắp bộ máy chiếu là em có biết điều khiển đâu ko, trong khi xem cần pause hay chỉnh cái gì lại em có biết điều khiển đâu ko, sau khi xem cần cất dọn máy chiếu là lại em có biết điều khiển đâu ko Trăm lần thì cả trăm lần hỏi như vậy, ko trệch lần nào, trung bình mỗi lần xem phim hỏi khoảng 5 lần, mà rõ ràng vừa thấy điều khiển cầm trên tay. Người đâu cứ quệt vào cái lá là quên. Vấn đề này chưa có cách trị. Cứ để từ từ rồi nghĩ cách.



Ta phải nghĩ cách (phần 4)




Thế còn vấn đề đứng đâu thả đồ xuống đất ở đấy thì làm thế nào?

Vấn đề này cực kỳ nan giải và có thể nói là hầu như ko thể chữa trị nổi. Không chỉ quần áo giày tất mà là tất cả mọi thứ. Ví dụ, cầm dao rạch hộp bưu phẩm gửi tới thì sau đó đứng đâu để ngay dao xuống đấy. Đã có lần thằng con vớ được con dao sắc hí hửng vừa chạy vừa huơ lên làm cả nhà tái xanh mặt phải phân công nhau từ tốn bắt nó vì ko dám làm nó sợ chạy cuống lên lại ngã. Sau vụ này không cần nhắc nữa. Còn một lần khác đang đi nghỉ, cứ hỏi nhặng lên cái máy ảnh đâu. Ta cực chẳng đã phải hỏi lộ trình thế anh đã đi những đâu, vào những phòng nào ra những phòng nào rồi. Khai với ta là anh đi vào nhà kho, rồi đi vào 2 phòng ngủ, rồi đi tiếp ra sân thượng, sau đó ngồi ở phòng khách. Thế mà ta lần theo đúng lộ trình hắn khai mà vẫn tìm toét mắt ko thấy. Cuối cùng thấy máy ảnh nằm ngay trên cửa sổ cạnh cửa ra vào thì hắn mới à lên bảo ta ôi anh quên anh từ sân thượng đi vòng ra cửa trước rồi mới đi vào phòng khách ngồi

Nhưng giờ thì ta ko tìm hộ nữa. Thằng nào làm mất thằng đấy đi tìm, nếu ko thì khỏi dùng, ta chỉ cần ngọt ngào vài câu là chả trách gì ta được. Tội gì cứ ôm rơm cho dặm bụng, nó chả nhớ mình đã ôm rơm mà chỉ nhớ mình dặm bụng thành cáu gắt. Còn quần áo bừa bãi thì ta chỉ nhắc rất dịu dàng “anh ơi quần áo thay ra anh cho vào giỏ đồ giặt cho em nhé. Anh làm được phải ko? Nếu mình tạo điều kiện làm cho công việc của chị giúp việc bớt nặng nhọc thì chị ấy sẽ sẵn sàng làm những việc khác cho mình”. Thế là thấy lon ton vơ đồ cho vào giỏ đồ giặt. Thỉnh thoảng có quên thì ta lại nhắc, thỉnh thoảng ta lại làm hộ cho, vợ hiền mà lại , thỉnh thoảng chị giúp việc thấy thì lại làm. Miễn là mỗi người có ý thức một tí thì vui vẻ cả làng.

Một vấn đề nữa là hay đánh mất đồ. Cái gì cũng mất được, điển hình là kính râm, đặc biệt chỉ mất kính đắt tiền. Mỗi đôi kính đắt tiền chỉ đeo được mấy tháng, có khi chỉ vài tuần là mất. Trụ lại lâu nhất là một đôi kính mua trên vỉa hè Hội An giá 20 nghìn đồng, mấy năm ko mất, bây giờ vẫn chễm chệ trên giá sách. Thậm chí có hôm cố tình để quên trên bàn mà thằng làm ở nhà hàng còn chạy theo đưa lại. Nhận lại kính rồi còn càu nhàu với ta “kính rẻ tiền nó mới trả lại thế này”. Mất liên tục thế mà ta cũng ko bực mình. Có tiền thì mua mới, ko có tiền thì khỏi mua khỏi dùng, có chết ai mà bực.

Giờ chỉ còn một vấn đề mà ta rất bức xúc chưa tìm được cách giải quyết. Đó là khi hai người xem phim thì luôn hỏi ta cái điều khiển đâu. Trước khi xem cần lắp bộ máy chiếu là em có biết điều khiển đâu ko, trong khi xem cần pause hay chỉnh cái gì lại em có biết điều khiển đâu ko, sau khi xem cần cất dọn máy chiếu là lại em có biết điều khiển đâu ko Trăm lần thì cả trăm lần hỏi như vậy, ko trệch lần nào, trung bình mỗi lần xem phim hỏi khoảng 5 lần, mà rõ ràng vừa thấy điều khiển cầm trên tay. Người đâu cứ quệt vào cái lá là quên. Vấn đề này chưa có cách trị. Cứ để từ từ rồi nghĩ cách.



Saturday, December 15, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 17)




Chú Bình Nguyên gọi con mèo là con mao mao, chim bồ câu là con coóc coóc, và chó là con bau bau.

Tối nào chú cũng nhăm nhăm cầm thỏi dưỡng môi mời mọc bố mẹ chìa môi cho chú bôi. Không bôi chú nài nỉ đến tận khi đồng ý mới thôi. Mà có đồng ý thì vẫn chết dở với chú vì chân tay chú lóng ngóng. Bảo bôi vào môi mà chú vẽ vòng vèo ra trên mặt bố mẹ, trông nhoe nhoét như hề. Tối nào cũng thế.

Buổi tối mẹ chú đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay rồi bôi kem dưỡng ẩm vào má cho chú, trước khi chị giúp việc cõng chú đi ngủ. Tất cả các khâu đều được làm tuần tự như thế. Chú ngoan ngoãn nhe răng chìa tay ngửa mặt ngửa cổ cho mẹ làm tất cả các công đoạn. Riêng đến phần bôi kem thì hơi khó, vì chú nhất định phải chìa một ngón tay xinh xinh của chú ra để xin mẹ cho ít kem lên đầu ngón tay, để từ đó chú còn bắt chước bôi loằng ngoằng lên má mẹ. Thế là tối nào sau công đoạn chuẩn bị cho chú đi ngủ mặt mẹ chú cũng lem nha lem nhem.

Có lần chú chỉ chỉ tay vào cái bụng tròn của mẹ, mặt tỏ vẻ rất băn khoăn. Mẹ chú mới giải thích là “baby”. Chú gật gật ra vẻ hiểu lắm. Rồi chú chạy ra chỗ chị giúp việc, giơ ngón tay trỏ trỏ vào cái bụng tròn đầy mỡ và hay mặc áo bó của chị ấy rồi cũng bập bẹ “baby”. Thế này hôm nào nhà mời khách để tăng quan hệ mà chú lại làm vố này với một ông khách bụng phệ nào đó thì đúng là kính chả bõ phiền.

Hôm qua bố chú sửa máy pha cà phê, tâm sự với chú rằng “è rotto”, tức là “bị hỏng”. Thế là chú học được một câu, chú chạy lăng quăng khắp nhà nói líu lo. Nhưng chú ko phát âm được chữ r, chú nói “è lotto”, làm cả nhà cười gần chết.

Chú lợi dụng bà ngoại thôi rồi. Đang chạy chơi loăng quăng mà muốn uống nước là chú chạy ra lấy bình nước, rồi mon men ra khều khều cánh tay bà ngoại, mồm kêu 'bà bà”, thế là bà ngoại biết ý, xuống đất ngồi duỗi chân cho chú dựa để chú còn uống nước.

Đây là ảnh bố chú khi bố chú khoảng 4, 5 tuổi gì đó. Hai bố con chú giống nhau y hệt.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 17)




Chú Bình Nguyên gọi con mèo là con mao mao, chim bồ câu là con coóc coóc, và chó là con bau bau.

Tối nào chú cũng nhăm nhăm cầm thỏi dưỡng môi mời mọc bố mẹ chìa môi cho chú bôi. Không bôi chú nài nỉ đến tận khi đồng ý mới thôi. Mà có đồng ý thì vẫn chết dở với chú vì chân tay chú lóng ngóng. Bảo bôi vào môi mà chú vẽ vòng vèo ra trên mặt bố mẹ, trông nhoe nhoét như hề. Tối nào cũng thế.

Buổi tối mẹ chú đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay rồi bôi kem dưỡng ẩm vào má cho chú, trước khi chị giúp việc cõng chú đi ngủ. Tất cả các khâu đều được làm tuần tự như thế. Chú ngoan ngoãn nhe răng chìa tay ngửa mặt ngửa cổ cho mẹ làm tất cả các công đoạn. Riêng đến phần bôi kem thì hơi khó, vì chú nhất định phải chìa một ngón tay xinh xinh của chú ra để xin mẹ cho ít kem lên đầu ngón tay, để từ đó chú còn bắt chước bôi loằng ngoằng lên má mẹ. Thế là tối nào sau công đoạn chuẩn bị cho chú đi ngủ mặt mẹ chú cũng lem nha lem nhem.

Có lần chú chỉ chỉ tay vào cái bụng tròn của mẹ, mặt tỏ vẻ rất băn khoăn. Mẹ chú mới giải thích là “baby”. Chú gật gật ra vẻ hiểu lắm. Rồi chú chạy ra chỗ chị giúp việc, giơ ngón tay trỏ trỏ vào cái bụng tròn đầy mỡ và hay mặc áo bó của chị ấy rồi cũng bập bẹ “baby”. Thế này hôm nào nhà mời khách để tăng quan hệ mà chú lại làm vố này với một ông khách bụng phệ nào đó thì đúng là kính chả bõ phiền.

Hôm qua bố chú sửa máy pha cà phê, tâm sự với chú rằng “è rotto”, tức là “bị hỏng”. Thế là chú học được một câu, chú chạy lăng quăng khắp nhà nói líu lo. Nhưng chú ko phát âm được chữ r, chú nói “è lotto”, làm cả nhà cười gần chết.

Chú lợi dụng bà ngoại thôi rồi. Đang chạy chơi loăng quăng mà muốn uống nước là chú chạy ra lấy bình nước, rồi mon men ra khều khều cánh tay bà ngoại, mồm kêu 'bà bà”, thế là bà ngoại biết ý, xuống đất ngồi duỗi chân cho chú dựa để chú còn uống nước.

Đây là ảnh bố chú khi bố chú khoảng 4, 5 tuổi gì đó. Hai bố con chú giống nhau y hệt.

Friday, December 14, 2007

Entry for December 15, 2007

Khiếp, lạnh đâu mà lạnh thế. Ra ngoài đường ko đi legging mà chỉ dùng tất da chân, gần rụng mất đôi chân.
Hôm nay phải đi ăn trưa ở ngoài, được mời. Xong rồi đến chiều phải đi nghe hoà nhạc. Nghe hoà nhạc xong lại phải đi dự sinh nhật, tức là ăn tối. Cả ngày cứ thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ về nhà để thay quần áo, chơi được với Bình Nguyên đúng khoảng 10 phút tổng cộng.
Lạnh thế này mà ngày mai lại bị đi ăn dinner dance bắt đầu từ 12 rưỡi trưa , dự đoán may ra khoảng 10h đêm thì xong . Ngoài đồ ăn chán kinh dị, diễn văn dài dòng, nhạc đinh tai nhức óc, thì còn phải nhìn ko chớp mắt những cặp đôi già khụ ôm nhau nhảy xì lô hoặc mấy điệu cổ điển rất kiểu cách, và tiếp chuyện mà ko được ngáp vì thất lễ những cụ già tai nghễnh ngãng, hét cả lên rồi mà vẫn "I am sorry?".
Mất toi hai ngày cuối tuần.

Entry for December 15, 2007

Khiếp, lạnh đâu mà lạnh thế. Ra ngoài đường ko đi legging mà chỉ dùng tất da chân, gần rụng mất đôi chân.
Hôm nay phải đi ăn trưa ở ngoài, được mời. Xong rồi đến chiều phải đi nghe hoà nhạc. Nghe hoà nhạc xong lại phải đi dự sinh nhật, tức là ăn tối. Cả ngày cứ thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ về nhà để thay quần áo, chơi được với Bình Nguyên đúng khoảng 10 phút tổng cộng.
Lạnh thế này mà ngày mai lại bị đi ăn dinner dance bắt đầu từ 12 rưỡi trưa , dự đoán may ra khoảng 10h đêm thì xong . Ngoài đồ ăn chán kinh dị, diễn văn dài dòng, nhạc đinh tai nhức óc, thì còn phải nhìn ko chớp mắt những cặp đôi già khụ ôm nhau nhảy xì lô hoặc mấy điệu cổ điển rất kiểu cách, và tiếp chuyện mà ko được ngáp vì thất lễ những cụ già tai nghễnh ngãng, hét cả lên rồi mà vẫn "I am sorry?".
Mất toi hai ngày cuối tuần.

Wednesday, December 12, 2007

Entry for December 13, 2007

New York lạnh quá, vừa mưa vừa tuyết, cả ngày ko thấy ánh mặt trời. Đang giữa trưa mà nhìn ra ngoài trời thấy tối như 6h chiều.
Chiều nay Tổng thống Ý sẽ rời NYC, lúc đó có thể tạm coi như công việc bận rộn của năm đã qua. Năm nào cũng thế, tháng 8, 9 , 10, 11, 12 là mùa của những chuyến viếng thăm, những sự kiện tiệc tùng, nên hầu như tối nào cũng phải tham dự. Tháng 1, 2, 3, 4 là khoảng thời gian im ắng, thì lại phải liên tục mời khách đến nhà ăn tối để giải quyết khoản ngân sách tiếp khách do Bộ Ngoại Giao quy định hàng năm, chỉ có tháng 5, 6, 7 là thực sự được nghỉ ngơi hoặc đi chơi tối với bạn bè, khám phá NY vì đây là 3 tháng hè, ai cũng đi nghỉ vì bọn trẻ con ko phải đến trường, ko ai tổ chức sự kiện gì hay mời mọc gì ai trong khoảng thời gian này cả.
Thông thường rất nhiều đồng nghiệp của bố Bình Nguyên hay tổ chức một party mời thật nhiều người, đứng ăn buffet hoặc tray- passed, thế là chỉ trong vòng một buổi tối giải quyết được phần lớn ngân sách tiếp khách, đỡ mất thời gian. Nhưng bố Bình Nguyên thì ko thích thế. Bố Bình Nguyên muốn mời ăn tối mà lại phải là sit-down dinner cho đàng hoàng. Thế nên từ tháng 1 đến hết tháng 4, cứ ít nhất tuần hai buổi tối là nhà Bình Nguyên có khách.
Cứ như thế mà hơn 2 năm đã trôi qua thật nhanh. Bao giờ về Ý cuộc sống sẽ im ắng hơn ở nước ngoài nhiều, sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Nhưng bây giờ thì chẳng nghĩ gì đến tháng 1, 2, 3, 4 cho mệt. Hai tuần nữa đi nghỉ cái đã, về tính sau.
Ăn trưa xong chị giúp việc ôm Bình Nguyên ngủ tít. Còn mình trời mưa gió bão bùng lại phải lên lãnh sự quán Bahamas lấy visa cho chị ấy .
Ngại quá.

Entry for December 13, 2007

New York lạnh quá, vừa mưa vừa tuyết, cả ngày ko thấy ánh mặt trời. Đang giữa trưa mà nhìn ra ngoài trời thấy tối như 6h chiều.
Chiều nay Tổng thống Ý sẽ rời NYC, lúc đó có thể tạm coi như công việc bận rộn của năm đã qua. Năm nào cũng thế, tháng 8, 9 , 10, 11, 12 là mùa của những chuyến viếng thăm, những sự kiện tiệc tùng, nên hầu như tối nào cũng phải tham dự. Tháng 1, 2, 3, 4 là khoảng thời gian im ắng, thì lại phải liên tục mời khách đến nhà ăn tối để giải quyết khoản ngân sách tiếp khách do Bộ Ngoại Giao quy định hàng năm, chỉ có tháng 5, 6, 7 là thực sự được nghỉ ngơi hoặc đi chơi tối với bạn bè, khám phá NY vì đây là 3 tháng hè, ai cũng đi nghỉ vì bọn trẻ con ko phải đến trường, ko ai tổ chức sự kiện gì hay mời mọc gì ai trong khoảng thời gian này cả.
Thông thường rất nhiều đồng nghiệp của bố Bình Nguyên hay tổ chức một party mời thật nhiều người, đứng ăn buffet hoặc tray- passed, thế là chỉ trong vòng một buổi tối giải quyết được phần lớn ngân sách tiếp khách, đỡ mất thời gian. Nhưng bố Bình Nguyên thì ko thích thế. Bố Bình Nguyên muốn mời ăn tối mà lại phải là sit-down dinner cho đàng hoàng. Thế nên từ tháng 1 đến hết tháng 4, cứ ít nhất tuần hai buổi tối là nhà Bình Nguyên có khách.
Cứ như thế mà hơn 2 năm đã trôi qua thật nhanh. Bao giờ về Ý cuộc sống sẽ im ắng hơn ở nước ngoài nhiều, sẽ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Nhưng bây giờ thì chẳng nghĩ gì đến tháng 1, 2, 3, 4 cho mệt. Hai tuần nữa đi nghỉ cái đã, về tính sau.
Ăn trưa xong chị giúp việc ôm Bình Nguyên ngủ tít. Còn mình trời mưa gió bão bùng lại phải lên lãnh sự quán Bahamas lấy visa cho chị ấy .
Ngại quá.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 16)




Chú Bình Nguyên có cái xe đạp 3 bánh. Chú rất yêu thích nó. Đi đâu chú cũng dùng xe đạp để di chuyển. Ví dụ, thấy mẹ vào nhà tắm là chú hớt hải đạp xe vào theo, đỏ mặt tía tai cố nhấc cái xe đạp lên thềm nhà tắm. Buổi sáng chị giúp việc thay bỉm cho chú, thay xong là chú hớn hở cho cuộn bỉm nặng trịch lên xe đạp và đạp ra thùng rác để tự vứt bỉm vào.

Dạo này ai bảo cái gì chú cũng No rất dứt khoát và bướng bỉnh. Bác sĩ bảo bây giờ các chú đang ở cái tuổi thể hiện cá tính nên nói gì các chú cũng sẽ phản đối hoặc từ chối. Con măm nhé, No. Con đi thay bỉm nhé, No. Ra đây mẹ bảo, No vv và vv. Chỉ còn mỗi Con có yêu mẹ ko là Cá cá và con đi chơi ko là ừ.

Chú cũng rất hay tạm biệt mọi người. Ví dụ khi tạm biệt mẹ để đạp xe ra phòng khách chú sẽ đạp đi một đoạn rồi mới quay lại vẫy vẫy cái tay bé tí, cổ tay chú ngoáy rất dẻo, mồm thì líu lo mamma, ciao. Ciao là từ chào hỏi tiếng Ý, phát âm giống chào tiếng Việt. Nhưng chú thì ko nói chào, chú nói cháo, rồi còn ngân nga mãi mới dứt.

Bố mẹ định đặt tên em bé là Lila. Mẹ dạy chú nói, “ale con nói Li đi”, chú “Li”, lưỡi líu ríu. Mẹ lại bảo “thế con nói La đi”, chú lại “La” rất chuẩn. Rồi mẹ bảo “thế con nói cả tên Lila đi”, chú ngẫm nghĩ một hồi rồi mắt sáng lên “lá lẩu”, tức là cavallo, con ngựa tiếng Ý mà chú nói suốt ngày. Mẹ chú lắc đầu, chú lại thử nói được “la li” và “la la” và “li li”, nhưng Lila thì chú chịu.

Hôm qua thấy chú mân mê trên tay cái phích cắm, mẹ chú xui “nếu con cắm cái phích cắm vào mũi rồi chạy vòng quanh là con sẽ phát ra điện đấy”. Chú nhìn mẹ vẻ nghi ngờ. Rồi tự dưng mắt chú sáng lên, chú chạy lại chỗ chị giúp việc và nhăm nhăm định cắm cái phích vào mũi chị ấy. Chị ấy kêu ầm lên phản đối và bỏ chạy. Chú rượt chị ấy vòng quanh bếp.

Rồi tự dưng chú dừng lại. Chú cầm cái toa tàu bị gãy do chị giúp việc ngã ngồi vào lên, chú ra hiệu gì gì mà mẹ chú ngẩn ra ko hiểu. Chú lùi ra xa khoảng 2 mét, đưa cái toa tàu lên mắt, mắt nheo nheo, một tay chú bưng ở dưới, tay kia chú xoay xoay cái núm, chân chú khuỵu xuống. Bây giờ thì mẹ chú đã hiểu là chú đang muốn mẹ tạo dáng để chú chụp ảnh. Bộ điệu chú y hệt ông cậu của chú hôm trước, một tay bưng cái máy ảnh pro, tay kia xoay xoay ống kính tác nghiệp. Cả nhà được một phen cười gần chết.

Ngày nào chú cũng có thêm trò mới.

Cái ảnh này chụp khi chú chưa được 1 tuổi. Sau vụ tự biên tự diễn quả đầu cho chú, bố mẹ chú ko dám tự cắt tóc cho chú nữa. Chú trông như thằng ngố tàu suốt mấy tháng trời.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 16)




Chú Bình Nguyên có cái xe đạp 3 bánh. Chú rất yêu thích nó. Đi đâu chú cũng dùng xe đạp để di chuyển. Ví dụ, thấy mẹ vào nhà tắm là chú hớt hải đạp xe vào theo, đỏ mặt tía tai cố nhấc cái xe đạp lên thềm nhà tắm. Buổi sáng chị giúp việc thay bỉm cho chú, thay xong là chú hớn hở cho cuộn bỉm nặng trịch lên xe đạp và đạp ra thùng rác để tự vứt bỉm vào.

Dạo này ai bảo cái gì chú cũng No rất dứt khoát và bướng bỉnh. Bác sĩ bảo bây giờ các chú đang ở cái tuổi thể hiện cá tính nên nói gì các chú cũng sẽ phản đối hoặc từ chối. Con măm nhé, No. Con đi thay bỉm nhé, No. Ra đây mẹ bảo, No vv và vv. Chỉ còn mỗi Con có yêu mẹ ko là Cá cá và con đi chơi ko là ừ.

Chú cũng rất hay tạm biệt mọi người. Ví dụ khi tạm biệt mẹ để đạp xe ra phòng khách chú sẽ đạp đi một đoạn rồi mới quay lại vẫy vẫy cái tay bé tí, cổ tay chú ngoáy rất dẻo, mồm thì líu lo mamma, ciao. Ciao là từ chào hỏi tiếng Ý, phát âm giống chào tiếng Việt. Nhưng chú thì ko nói chào, chú nói cháo, rồi còn ngân nga mãi mới dứt.

Bố mẹ định đặt tên em bé là Lila. Mẹ dạy chú nói, “ale con nói Li đi”, chú “Li”, lưỡi líu ríu. Mẹ lại bảo “thế con nói La đi”, chú lại “La” rất chuẩn. Rồi mẹ bảo “thế con nói cả tên Lila đi”, chú ngẫm nghĩ một hồi rồi mắt sáng lên “lá lẩu”, tức là cavallo, con ngựa tiếng Ý mà chú nói suốt ngày. Mẹ chú lắc đầu, chú lại thử nói được “la li” và “la la” và “li li”, nhưng Lila thì chú chịu.

Hôm qua thấy chú mân mê trên tay cái phích cắm, mẹ chú xui “nếu con cắm cái phích cắm vào mũi rồi chạy vòng quanh là con sẽ phát ra điện đấy”. Chú nhìn mẹ vẻ nghi ngờ. Rồi tự dưng mắt chú sáng lên, chú chạy lại chỗ chị giúp việc và nhăm nhăm định cắm cái phích vào mũi chị ấy. Chị ấy kêu ầm lên phản đối và bỏ chạy. Chú rượt chị ấy vòng quanh bếp.

Rồi tự dưng chú dừng lại. Chú cầm cái toa tàu bị gãy do chị giúp việc ngã ngồi vào lên, chú ra hiệu gì gì mà mẹ chú ngẩn ra ko hiểu. Chú lùi ra xa khoảng 2 mét, đưa cái toa tàu lên mắt, mắt nheo nheo, một tay chú bưng ở dưới, tay kia chú xoay xoay cái núm, chân chú khuỵu xuống. Bây giờ thì mẹ chú đã hiểu là chú đang muốn mẹ tạo dáng để chú chụp ảnh. Bộ điệu chú y hệt ông cậu của chú hôm trước, một tay bưng cái máy ảnh pro, tay kia xoay xoay ống kính tác nghiệp. Cả nhà được một phen cười gần chết.

Ngày nào chú cũng có thêm trò mới.

Cái ảnh này chụp khi chú chưa được 1 tuổi. Sau vụ tự biên tự diễn quả đầu cho chú, bố mẹ chú ko dám tự cắt tóc cho chú nữa. Chú trông như thằng ngố tàu suốt mấy tháng trời.

Chị ấy chỉ thích thịt!




Ở một entry nào đó trước tớ đã tiết lộ thông tin về việc chị giúp việc của tớ chỉ thích và quan tâm đến thịt. Hôm nay lại thêm một bằng chứng nữa. Số là u giúp việc từ lâu lắc rất thích đọc báo mạng. Buổi sáng cô ấy dậy sớm xem hết các loại tin tức, đến lúc tớ xuống nhà ăn sáng là cô ấy đã nắm vững hết tình hình, báo cáo cho tớ đầy đủ nào là ông này đang bị truy tố, ông kia bị nghi ăn bao nhiêu hối lộ, ông nào vừa đắc cử, vv và vv. Các thông tin chi tiết và đầy đủ đến mức có hồi tớ bỏ hẳn đọc báo.
Quay trở lại chuyện chị giúp việc hiện thời chỉ thích thịt. Sau khi cô giúp việc mê đọc báo về nước cách đây lâu lâu thì tớ lại đọc báo trở lại. Sáng nay tớ vừa bảo chị giúp việc "có khi Việt Nam và TQ chuẩn bị đánh nhau to chị ạ", chị ấy hỏi "tại sao thế?", "tớ bảo "thì vẫn là vụ Hoàng Sa Trường Sa thôi", thì chị ấy chẹp miệng bình luận một câu chẳng ăn nhập gì "này thịt ở nhà đắt lắm rồi em nhé, gấp đôi hồi chị ở nhà", làm tớ cụt cả hứng.
Cứ hai ngày một lần, sau khi gọi điện về nhà là chị ấy đều cập nhật cho tớ tình hình thịt cá ở nhà. Nào là thịt gà đã lên bao nhiêu một cân, thịt bò em ạ đắt kinh khủng, vv và vv.
Chị ấy là người rất đơn giản. Quần áo xoàng xĩnh, có gì mặc nấy, ko thích son phấn, ca nhạc, ko thích điện ảnh, thơ văn gì hết. Thế mà chị ấy vẫn vui vẻ tươi cười và lạc quan yêu đời.
Còn chị giúp việc cũ của tớ, chị ấy đang lau nhà mà thấy tớ bật nhạc lên là chị ấy đặt cái chổi lau nhà sang bên, từ từ ngồi xuống trên sofa, mắt mơ màng, cứ ngồi lịm đi như thế đến khi hết nhạc thì thôi. Thỉnh thoảng lại tuyên bố một câu "em mua hoa đi em ạ, chị thích hoa lắm". Hôm nào tớ mua hoa cắm trong phòng khách thì chị ấy mơ màng ngồi ngoài đấy hàng giờ ngắm hoa. Ngắm hoa hoặc nghe nhạc xong thì cứ đi ra đi vào như người mất hồn cả ngày. Đời sống tâm hồn phong phú ơi là phong phú.
Lại thêm cái tật coi thường người khác. Ví dụ thỉnh thoảng nổi cơn đì đọt lên chị ấy lại bảo u giúp việc cũ của tớ là "trông như bà bán thịt lợn", cái tội cô ấy béo mà lại hay xắn quần móng lợn lúc làm việc. Còn tớ cũng ko thoát. Cứ trung bình một tuần một lần chị ấy lại thình lình độp một câu "em thế là quá may mắn, vì chị là người biết việc". Nghe cứ xanh cả mặt. Mình đi thuê giúp việc trả một đống tiền ăn ở đi lại bao hết còn chưa bao giờ nói "chị là người may mắn". Đúng là có một ko hai.
Tại cái ảnh này mà cô giúp việc cũ bị chị giúp việc dở người gọi là bà bán thịt lợn!!!

Chị ấy chỉ thích thịt!




Ở một entry nào đó trước tớ đã tiết lộ thông tin về việc chị giúp việc của tớ chỉ thích và quan tâm đến thịt. Hôm nay lại thêm một bằng chứng nữa. Số là u giúp việc từ lâu lắc rất thích đọc báo mạng. Buổi sáng cô ấy dậy sớm xem hết các loại tin tức, đến lúc tớ xuống nhà ăn sáng là cô ấy đã nắm vững hết tình hình, báo cáo cho tớ đầy đủ nào là ông này đang bị truy tố, ông kia bị nghi ăn bao nhiêu hối lộ, ông nào vừa đắc cử, vv và vv. Các thông tin chi tiết và đầy đủ đến mức có hồi tớ bỏ hẳn đọc báo.
Quay trở lại chuyện chị giúp việc hiện thời chỉ thích thịt. Sau khi cô giúp việc mê đọc báo về nước cách đây lâu lâu thì tớ lại đọc báo trở lại. Sáng nay tớ vừa bảo chị giúp việc "có khi Việt Nam và TQ chuẩn bị đánh nhau to chị ạ", chị ấy hỏi "tại sao thế?", "tớ bảo "thì vẫn là vụ Hoàng Sa Trường Sa thôi", thì chị ấy chẹp miệng bình luận một câu chẳng ăn nhập gì "này thịt ở nhà đắt lắm rồi em nhé, gấp đôi hồi chị ở nhà", làm tớ cụt cả hứng.
Cứ hai ngày một lần, sau khi gọi điện về nhà là chị ấy đều cập nhật cho tớ tình hình thịt cá ở nhà. Nào là thịt gà đã lên bao nhiêu một cân, thịt bò em ạ đắt kinh khủng, vv và vv.
Chị ấy là người rất đơn giản. Quần áo xoàng xĩnh, có gì mặc nấy, ko thích son phấn, ca nhạc, ko thích điện ảnh, thơ văn gì hết. Thế mà chị ấy vẫn vui vẻ tươi cười và lạc quan yêu đời.
Còn chị giúp việc cũ của tớ, chị ấy đang lau nhà mà thấy tớ bật nhạc lên là chị ấy đặt cái chổi lau nhà sang bên, từ từ ngồi xuống trên sofa, mắt mơ màng, cứ ngồi lịm đi như thế đến khi hết nhạc thì thôi. Thỉnh thoảng lại tuyên bố một câu "em mua hoa đi em ạ, chị thích hoa lắm". Hôm nào tớ mua hoa cắm trong phòng khách thì chị ấy mơ màng ngồi ngoài đấy hàng giờ ngắm hoa. Ngắm hoa hoặc nghe nhạc xong thì cứ đi ra đi vào như người mất hồn cả ngày. Đời sống tâm hồn phong phú ơi là phong phú.
Lại thêm cái tật coi thường người khác. Ví dụ thỉnh thoảng nổi cơn đì đọt lên chị ấy lại bảo u giúp việc cũ của tớ là "trông như bà bán thịt lợn", cái tội cô ấy béo mà lại hay xắn quần móng lợn lúc làm việc. Còn tớ cũng ko thoát. Cứ trung bình một tuần một lần chị ấy lại thình lình độp một câu "em thế là quá may mắn, vì chị là người biết việc". Nghe cứ xanh cả mặt. Mình đi thuê giúp việc trả một đống tiền ăn ở đi lại bao hết còn chưa bao giờ nói "chị là người may mắn". Đúng là có một ko hai.
Tại cái ảnh này mà cô giúp việc cũ bị chị giúp việc dở người gọi là bà bán thịt lợn!!!

Saturday, December 8, 2007

Entry for December 09, 2007




Khi nào đẻ xong ta sẽ:

- đi bơi để lấy lại dáng chuẩn

- mặc quần áo bó để tôn dáng (nếu còn dáng)

- đi những đôi giầy nho nhã cho trẻ trung

- tóc lúc đấy chắc đã dài được một tí, ta sẽ làm lọn xoăn to cho sexy

vv và vv, nhiều kế hoạch lắm một lúc ko kể hết ra được.

Chứ còn bây giờ thì ta chán lắm. Tóc ta xoè xoè như đuôi vịt xiêm, và ngắn cỗng. Da ta bị khô, cứ ngừng bôi kem là trông giống ruộng nẻ chân chim. Tại tất cả, tại mang bầu, tại mùa đông không khí hanh khô, tại lò sưởi làm không khí còn khô hơn, khô như trong lò nướng ấy. Ta vẫn còn may chán. Một cô bạn ta mới sinh được thằng cu còn kể với ta rằng đến những tháng mang bầu cuối cùng tự dưng da nó bị ngứa. Ngứa gãi xoành xoạch đêm ngày, gãi đến mức chồng nó phải bảo “tại sao ko nhìn thấy em lúc nào mà ko thấy em gãi”. Đẻ xong thì nó miêu tả da nó như “báo gấm”. Ta mà cũng bị thế thì ta chết mất. Lần trước ta cũng bị ngứa như vậy, ta chạy đến bác sĩ da khám ngay. Bà bác sĩ kê cho một loại thuốc bôi mà hiệu thuốc tính giá hơn 100us cho một cái lọ bé tí, xót hết cả ruột, lại phải đợi mấy ngày mới pha chế được. May quá cứ ngứa một cái bôi vào là hết, cả lần trước cả lần này.

Nhưng vấn đề ngoại hình chưa dừng ở đó. Tệ nhất là phải kể đến cái bụng của ta. Trông như quả dưa hấu, mặc gì cũng ko thấy đẹp. Bụng to thế này mà chú Bình Nguyên cứ khăng khăng bắt mẹ bế. Chú thì nặng lắm rồi, lại còn dài ngoẵng nữa, thế mà lại cứ thích nằm cuộn tròn trong lòng mẹ, đến khổ xương sống của ta.

Ta chỉ sợ có được hai đứa con thì ta thành quá đát. Người ta bảo, gừng càng già càng cay, nhưng ai thích cay thì cay, ta chả thích cay, ta cứ thích làm gừng non thôi.

Ôi con cầu trời cầu phật…

Entry for December 09, 2007




Khi nào đẻ xong ta sẽ:

- đi bơi để lấy lại dáng chuẩn

- mặc quần áo bó để tôn dáng (nếu còn dáng)

- đi những đôi giầy nho nhã cho trẻ trung

- tóc lúc đấy chắc đã dài được một tí, ta sẽ làm lọn xoăn to cho sexy

vv và vv, nhiều kế hoạch lắm một lúc ko kể hết ra được.

Chứ còn bây giờ thì ta chán lắm. Tóc ta xoè xoè như đuôi vịt xiêm, và ngắn cỗng. Da ta bị khô, cứ ngừng bôi kem là trông giống ruộng nẻ chân chim. Tại tất cả, tại mang bầu, tại mùa đông không khí hanh khô, tại lò sưởi làm không khí còn khô hơn, khô như trong lò nướng ấy. Ta vẫn còn may chán. Một cô bạn ta mới sinh được thằng cu còn kể với ta rằng đến những tháng mang bầu cuối cùng tự dưng da nó bị ngứa. Ngứa gãi xoành xoạch đêm ngày, gãi đến mức chồng nó phải bảo “tại sao ko nhìn thấy em lúc nào mà ko thấy em gãi”. Đẻ xong thì nó miêu tả da nó như “báo gấm”. Ta mà cũng bị thế thì ta chết mất. Lần trước ta cũng bị ngứa như vậy, ta chạy đến bác sĩ da khám ngay. Bà bác sĩ kê cho một loại thuốc bôi mà hiệu thuốc tính giá hơn 100us cho một cái lọ bé tí, xót hết cả ruột, lại phải đợi mấy ngày mới pha chế được. May quá cứ ngứa một cái bôi vào là hết, cả lần trước cả lần này.

Nhưng vấn đề ngoại hình chưa dừng ở đó. Tệ nhất là phải kể đến cái bụng của ta. Trông như quả dưa hấu, mặc gì cũng ko thấy đẹp. Bụng to thế này mà chú Bình Nguyên cứ khăng khăng bắt mẹ bế. Chú thì nặng lắm rồi, lại còn dài ngoẵng nữa, thế mà lại cứ thích nằm cuộn tròn trong lòng mẹ, đến khổ xương sống của ta.

Ta chỉ sợ có được hai đứa con thì ta thành quá đát. Người ta bảo, gừng càng già càng cay, nhưng ai thích cay thì cay, ta chả thích cay, ta cứ thích làm gừng non thôi.

Ôi con cầu trời cầu phật…

Chỉ tại con bọ xít

Dạo này tôi có thêm một cái tính của người già, đó là hay nghĩ đến hồi xưa.

Lại nhớ nhất một chuyện về bác tôi. Hồi bé tôi ở cùng bác. Bác ko chồng, tính cực kỳ sạch sẽ, nhà cửa từ trong ra ngoài cứ phải sáng như gương. Cộng thêm việc mũi bác tôi cực kỳ thính và mắt thì ko ai tinh bằng, có cái gì ko ổn là bác tôi phát hiện ra ngay. Thế là ngoài chuyện sáng như gương nhà cửa đồ đạc lúc nào cũng phải thơm tho sạch sẽ.

Thế mà tự dưng một hôm bác tôi ngửi thấy mùi bọ xít. Tôi vội vàng lấy chổi quét, vẫn ko hết mùi bọ xít. Lại vội vàng lấy khăn lau nhà từ trong ra ngoài. Vẫn ko hết mùi bọ xít. Lại lấy chổi cán dài đi tìm quét mạng nhện quanh nhà, nhỡ đâu con bọ xít kia vướng vào mạng nhện dưới gầm giường chẳng hạn. Thế mà vẫn ko có tác dụng gì. Chết thật

Bác tôi lẹp kẹp đôi guốc gỗ từ nhà trong ra nhà ngoài, khám vào từng ngóc ngách, tất cả đều sạch sẽ, ko thấy bóng dáng con bọ xít quái quỷ kia đâu. Mà bác tôi bảo mùi bọ xít nồng nặc, đi đâu cũng ngửi thấy, thế mà ko hiểu sao tôi chỉ ngửi thấy thoang thoảng, có lúc còn ko thấy gì. Bác tôi bảo “mũi mày điếc, cả nhà này mũi điếc, chỉ có mũi tao tinh nên tao khổ”. Bà ngoại tôi phân bua “khổ quá tôi cũng ko ngửi thấy gì, chắc tại mũi tôi đang sưng” (nhưng bà ngoại tôi quanh năm chẳng có lúc nào mũi ko sưng, nên Người chả bao giờ ngửi thấy cái gì).

Tóm lại, cả nhà nháo nhào đi săn con bọ xít. Còn bác tôi khổ sở đứng ngồi ko yên, hết đi từ nhà trong đi ra nhà ngoài, lại xuống cả bếp, rồi đi ra sân, mà vẫn ko thoát nổi mùi bọ xít dai dẳng.

Cuối cùng, chỉ là sự tình cờ, tôi nhìn thấy con bọ xít chết tiệt đang bám lủng lẳng ở quần bác tôi. Hèn nào đi đâu bác tôi cũng ko thoát được nó. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm.

Lại nghĩ rộng ra, sống trên đời nhiều khi rất khó. Nếu ta ko biết cách sống thì ngay cả khi ta có đi đến cùng trời cuối đất cũng ko thể tìm ra được một chỗ yên ổn cho mình. Cuộc sống của ta ổn hay không phần lớn là do bản thân ta tự điều chỉnh. Ngoại cảnh tác động đến tất cả mọi người, rủi ro và may mắn đến với tất cả mọi người. Gặp người biết điều chỉnh thì dữ cũng hoá lành, gặp người ko biết điều chỉnh thì lành lại hoá dữ.

Cũng như chuyện con bọ xít kia, nếu bạn bị một con bọ xít bám vào đít quần thì dù có dọn sang ở khách sạn 5 sao bạn vẫn sẽ phải khổ sở vì mùi bọ xít.

Thế nên nếu thấy cái gì ko ổn, ngay lập tức tôi phải kiểm tra xem quần mình có dính bọ xít hay ko...

Chỉ tại con bọ xít

Dạo này tôi có thêm một cái tính của người già, đó là hay nghĩ đến hồi xưa.

Lại nhớ nhất một chuyện về bác tôi. Hồi bé tôi ở cùng bác. Bác ko chồng, tính cực kỳ sạch sẽ, nhà cửa từ trong ra ngoài cứ phải sáng như gương. Cộng thêm việc mũi bác tôi cực kỳ thính và mắt thì ko ai tinh bằng, có cái gì ko ổn là bác tôi phát hiện ra ngay. Thế là ngoài chuyện sáng như gương nhà cửa đồ đạc lúc nào cũng phải thơm tho sạch sẽ.

Thế mà tự dưng một hôm bác tôi ngửi thấy mùi bọ xít. Tôi vội vàng lấy chổi quét, vẫn ko hết mùi bọ xít. Lại vội vàng lấy khăn lau nhà từ trong ra ngoài. Vẫn ko hết mùi bọ xít. Lại lấy chổi cán dài đi tìm quét mạng nhện quanh nhà, nhỡ đâu con bọ xít kia vướng vào mạng nhện dưới gầm giường chẳng hạn. Thế mà vẫn ko có tác dụng gì. Chết thật

Bác tôi lẹp kẹp đôi guốc gỗ từ nhà trong ra nhà ngoài, khám vào từng ngóc ngách, tất cả đều sạch sẽ, ko thấy bóng dáng con bọ xít quái quỷ kia đâu. Mà bác tôi bảo mùi bọ xít nồng nặc, đi đâu cũng ngửi thấy, thế mà ko hiểu sao tôi chỉ ngửi thấy thoang thoảng, có lúc còn ko thấy gì. Bác tôi bảo “mũi mày điếc, cả nhà này mũi điếc, chỉ có mũi tao tinh nên tao khổ”. Bà ngoại tôi phân bua “khổ quá tôi cũng ko ngửi thấy gì, chắc tại mũi tôi đang sưng” (nhưng bà ngoại tôi quanh năm chẳng có lúc nào mũi ko sưng, nên Người chả bao giờ ngửi thấy cái gì).

Tóm lại, cả nhà nháo nhào đi săn con bọ xít. Còn bác tôi khổ sở đứng ngồi ko yên, hết đi từ nhà trong đi ra nhà ngoài, lại xuống cả bếp, rồi đi ra sân, mà vẫn ko thoát nổi mùi bọ xít dai dẳng.

Cuối cùng, chỉ là sự tình cờ, tôi nhìn thấy con bọ xít chết tiệt đang bám lủng lẳng ở quần bác tôi. Hèn nào đi đâu bác tôi cũng ko thoát được nó. Cả nhà thở phào nhẹ nhõm.

Lại nghĩ rộng ra, sống trên đời nhiều khi rất khó. Nếu ta ko biết cách sống thì ngay cả khi ta có đi đến cùng trời cuối đất cũng ko thể tìm ra được một chỗ yên ổn cho mình. Cuộc sống của ta ổn hay không phần lớn là do bản thân ta tự điều chỉnh. Ngoại cảnh tác động đến tất cả mọi người, rủi ro và may mắn đến với tất cả mọi người. Gặp người biết điều chỉnh thì dữ cũng hoá lành, gặp người ko biết điều chỉnh thì lành lại hoá dữ.

Cũng như chuyện con bọ xít kia, nếu bạn bị một con bọ xít bám vào đít quần thì dù có dọn sang ở khách sạn 5 sao bạn vẫn sẽ phải khổ sở vì mùi bọ xít.

Thế nên nếu thấy cái gì ko ổn, ngay lập tức tôi phải kiểm tra xem quần mình có dính bọ xít hay ko...

Những suy ngẫm bắt đầu từ cái nồi (phần 2)

Hồi cách đây khoảng 5 hay 6 năm, một lần đi chơi về gặp mưa, tôi đã bật cười thấy giai việc đầu tiên khi về nhà là cởi giầy và vo báo nhét vào. Tôi đã nghĩ đúng là dở hơi, người ướt chưa lo đi lo giày. Nhưng rồi nghĩ lại tôi mới thấy mình ấu trĩ. Vì đôi giầy của tôi mua cùng lắm giá 200,000đ, tức là cùng lắm 15usd, trong khi đôi giày của người ta trị giá vài trăm us, dĩ nhiên người ta phải trân trọng. Và vì người ta biết cách giữ nên đi nhiều năm mà đôi giày vẫn như mới, còn đôi giày của mình đi quần quật, ngày nào cũng đi, đi trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, nên chỉ vài tháng là mất dáng, xước mũi, nhăn, gãy, mòn gót, trông y như cái bánh mỳ ôi, vv và vv.

Thế là tôi cứ quan sát, trải nghiệm và học hỏi những gì tôi cho là hay ở mọi người. Tất cả những điều này chẳng trường lớp nào dạy được. Còn chúng ta cũng chẳng phải thần thánh gì mà ko chịu quan sát học hỏi mọi người.

Thế nên nhìn thấy ai cứ dùng thìa nhôm vét nồi chống dính sồn sột là tôi hồi hộp.

Tôi còn hồi hộp nữa nếu thấy ai đó lại giẫm lên đôi giầy của mình trước khi xỏ chân vào

Sống trên đời để cho chỉn chu hoàn toàn ko dễ như một số người tưởng.

Sáng hôm nọ tôi vừa phải bỏ đi một bộ ba nồi chống dính.

Những suy ngẫm bắt đầu từ cái nồi (phần 2)

Hồi cách đây khoảng 5 hay 6 năm, một lần đi chơi về gặp mưa, tôi đã bật cười thấy giai việc đầu tiên khi về nhà là cởi giầy và vo báo nhét vào. Tôi đã nghĩ đúng là dở hơi, người ướt chưa lo đi lo giày. Nhưng rồi nghĩ lại tôi mới thấy mình ấu trĩ. Vì đôi giầy của tôi mua cùng lắm giá 200,000đ, tức là cùng lắm 15usd, trong khi đôi giày của người ta trị giá vài trăm us, dĩ nhiên người ta phải trân trọng. Và vì người ta biết cách giữ nên đi nhiều năm mà đôi giày vẫn như mới, còn đôi giày của mình đi quần quật, ngày nào cũng đi, đi trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, nên chỉ vài tháng là mất dáng, xước mũi, nhăn, gãy, mòn gót, trông y như cái bánh mỳ ôi, vv và vv.

Thế là tôi cứ quan sát, trải nghiệm và học hỏi những gì tôi cho là hay ở mọi người. Tất cả những điều này chẳng trường lớp nào dạy được. Còn chúng ta cũng chẳng phải thần thánh gì mà ko chịu quan sát học hỏi mọi người.

Thế nên nhìn thấy ai cứ dùng thìa nhôm vét nồi chống dính sồn sột là tôi hồi hộp.

Tôi còn hồi hộp nữa nếu thấy ai đó lại giẫm lên đôi giầy của mình trước khi xỏ chân vào

Sống trên đời để cho chỉn chu hoàn toàn ko dễ như một số người tưởng.

Sáng hôm nọ tôi vừa phải bỏ đi một bộ ba nồi chống dính.

Friday, December 7, 2007

Những suy ngẫm bắt đầu từ cái nồi (phần 1)

Có những thói quen ngấm vào ta trong suốt quá trình ta lớn lên. Chính vì thế mà có khi ta ko hề ý thức được nhiều lúc thói quen của chúng ta kỳ dị đến thế nào trong mắt người khác, nhất là khi ta ko chịu khó quan sát.

Hồi bé, tôi chẳng bao giờ đặt câu hỏi đối với nồi niêu đồ đạc nhà tôi, cho đến tận khi tôi nhìn thấy một cái nồi tương tự ở nhà bác tôi. Nói là tương tự vì hai cái nồi giống hệt nhau và cùng mua cùng dùng một lúc. Cái nồi nhà bác tôi tròn trịa, vung sáng bóng, sáng từ trong ra ngoài. Còn cái nồi nhà tôi, ôi chao, móp méo, lòng nồi cháy đen, một bên quai sứt quai bên kia vểnh ngược trông như cái tai người, chưa kể cái vung lúc nào cũng nhờn mỡ.

Từ đó tôi bắt đầu thói quen quan sát và so sánh. Tại sao cùng là một cái áo mà có người mặc thì cứ đẹp mãi, có người qua được lần giặt đầu tiên trông cái áo đã như miếng giẻ lau. Tất cả là vấn đề ý thức và thói quen.

Có phải trong xã hội của chúng ta, đồ đạc rẻ rúng quá nên chúng ta ko có ý thức giữ gìn, cái gì cũng chỉ vài nghìn, cùng lắm là vài trăm thôi nên thôi cứ thoải con gà mái, một đời ta muôn vàn đời nó, hỏng thì lại mua cái khác, và nhất là ko bao giờ thèm mất thời gian đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, ném mẹ nó cái hướng dẫn sử dụng vào sọt rác cho nhanh, lắm chuyện?

Ví dụ, chưa nói đến chuyện giặt nhiều tốn thời gian công sức nước bột giặt và hao mòn máy giặt, áo len giặt nhiều sẽ hỏng dáng và phai màu, nhất là những chiếc áo bằng cashmere hay wool thì đặc biệt lại phải giặt khô, chỉ may ra còn những chiếc cotton thì có thể cho vào máy giặt được. Biết thế tại sao cứ mặc áo len trực tiếp lên người thay vì mặc một chiếc sơ mi ở bên trong trước, để ít nhất phần cổ áo và tay áo, phần dễ bẩn nhất, sẽ được chiếc sơ mi kia hứng cho, còn áo len thì vẫn được sạch sẽ?

(còn tiếp)

Những suy ngẫm bắt đầu từ cái nồi (phần 1)

Có những thói quen ngấm vào ta trong suốt quá trình ta lớn lên. Chính vì thế mà có khi ta ko hề ý thức được nhiều lúc thói quen của chúng ta kỳ dị đến thế nào trong mắt người khác, nhất là khi ta ko chịu khó quan sát.

Hồi bé, tôi chẳng bao giờ đặt câu hỏi đối với nồi niêu đồ đạc nhà tôi, cho đến tận khi tôi nhìn thấy một cái nồi tương tự ở nhà bác tôi. Nói là tương tự vì hai cái nồi giống hệt nhau và cùng mua cùng dùng một lúc. Cái nồi nhà bác tôi tròn trịa, vung sáng bóng, sáng từ trong ra ngoài. Còn cái nồi nhà tôi, ôi chao, móp méo, lòng nồi cháy đen, một bên quai sứt quai bên kia vểnh ngược trông như cái tai người, chưa kể cái vung lúc nào cũng nhờn mỡ.

Từ đó tôi bắt đầu thói quen quan sát và so sánh. Tại sao cùng là một cái áo mà có người mặc thì cứ đẹp mãi, có người qua được lần giặt đầu tiên trông cái áo đã như miếng giẻ lau. Tất cả là vấn đề ý thức và thói quen.

Có phải trong xã hội của chúng ta, đồ đạc rẻ rúng quá nên chúng ta ko có ý thức giữ gìn, cái gì cũng chỉ vài nghìn, cùng lắm là vài trăm thôi nên thôi cứ thoải con gà mái, một đời ta muôn vàn đời nó, hỏng thì lại mua cái khác, và nhất là ko bao giờ thèm mất thời gian đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, ném mẹ nó cái hướng dẫn sử dụng vào sọt rác cho nhanh, lắm chuyện?

Ví dụ, chưa nói đến chuyện giặt nhiều tốn thời gian công sức nước bột giặt và hao mòn máy giặt, áo len giặt nhiều sẽ hỏng dáng và phai màu, nhất là những chiếc áo bằng cashmere hay wool thì đặc biệt lại phải giặt khô, chỉ may ra còn những chiếc cotton thì có thể cho vào máy giặt được. Biết thế tại sao cứ mặc áo len trực tiếp lên người thay vì mặc một chiếc sơ mi ở bên trong trước, để ít nhất phần cổ áo và tay áo, phần dễ bẩn nhất, sẽ được chiếc sơ mi kia hứng cho, còn áo len thì vẫn được sạch sẽ?

(còn tiếp)

Thursday, December 6, 2007

Cập nhật chú Bình Nguyên và chú Minh




Chú Minh bị cảm lạnh, mũi dãi sụt sùi. Tự dưng đang ngồi chú hắt hơi đánh cạch một cái, hai dòng nước mũi chảy xuống tận mồm. Chú Bình Nguyên đang đứng nhìn thấy cười ầm lên, gập cả bụng xuống mà cười. Chú Minh ngơ ngác rồi cũng nhe răng ra cười rõ ngố. Chú Minh hơi lùn, nên chú đi thì ko ngã, có lẽ vì trọng tâm chú gần mặt đất, nhưng chú ngồi thì lại hay ngã ngửa giơ cả hai chân lên trời. Một lần đang ngồi chơi tự dưng chú ngã chổng vó, chú Bình Nguyên ngơ ngác nhìn mấy giây rồi cũng phá lên cười sằng sặc. Chú Minh lồm cồm bò dậy mặt rất khó chịu. May mà các chú chưa biết chửi nhau.

Một lần khác, mũi chú Bình Nguyên có cái gỉ to đùng làm chú thở phì phò. Chị giúp việc loay hoay lấy ra được một bên, nhưng chưa kịp xong thì chú Bình Nguyên đã chạy mất. Kết quả là cái gỉ mũi dính ngay lên bên trên mép chú. Chú thì chả biết gì vẫn chạy qua chạy lại chơi như thường. Tự dưng chú Minh nhìn thấy, chú cười phá lên tay chỉ chỉ. Chú Bình Nguyên ngơ ngác chả hiểu chuyện gì xảy ra. Chị giúp việc cười gần chết, mãi mới khuyên chú Bình Nguyên ra mà soi gương. Chú Bình Nguyên hấp tấp chạy ra soi gương, thấy trên mặt mình dính cái vật thể gớm ghiếc kia thì mặt chú lộ rõ vẻ kinh tởm, chú khóc ầm lên và kiên quyết bắt chị giúp việc lấy đi cho chú chứ chú thì ko chạm tay vào.

Đến là chán các chú cơ.

Cập nhật chú Bình Nguyên và chú Minh




Chú Minh bị cảm lạnh, mũi dãi sụt sùi. Tự dưng đang ngồi chú hắt hơi đánh cạch một cái, hai dòng nước mũi chảy xuống tận mồm. Chú Bình Nguyên đang đứng nhìn thấy cười ầm lên, gập cả bụng xuống mà cười. Chú Minh ngơ ngác rồi cũng nhe răng ra cười rõ ngố. Chú Minh hơi lùn, nên chú đi thì ko ngã, có lẽ vì trọng tâm chú gần mặt đất, nhưng chú ngồi thì lại hay ngã ngửa giơ cả hai chân lên trời. Một lần đang ngồi chơi tự dưng chú ngã chổng vó, chú Bình Nguyên ngơ ngác nhìn mấy giây rồi cũng phá lên cười sằng sặc. Chú Minh lồm cồm bò dậy mặt rất khó chịu. May mà các chú chưa biết chửi nhau.

Một lần khác, mũi chú Bình Nguyên có cái gỉ to đùng làm chú thở phì phò. Chị giúp việc loay hoay lấy ra được một bên, nhưng chưa kịp xong thì chú Bình Nguyên đã chạy mất. Kết quả là cái gỉ mũi dính ngay lên bên trên mép chú. Chú thì chả biết gì vẫn chạy qua chạy lại chơi như thường. Tự dưng chú Minh nhìn thấy, chú cười phá lên tay chỉ chỉ. Chú Bình Nguyên ngơ ngác chả hiểu chuyện gì xảy ra. Chị giúp việc cười gần chết, mãi mới khuyên chú Bình Nguyên ra mà soi gương. Chú Bình Nguyên hấp tấp chạy ra soi gương, thấy trên mặt mình dính cái vật thể gớm ghiếc kia thì mặt chú lộ rõ vẻ kinh tởm, chú khóc ầm lên và kiên quyết bắt chị giúp việc lấy đi cho chú chứ chú thì ko chạm tay vào.

Đến là chán các chú cơ.

Wednesday, December 5, 2007

Cụ Khốt ta bít ở NY

Bảo bà già sang NY sớm ko thì trời sẽ rất lạnh, ko đi đâu được đâu, thì bà già cứ đủng đỉnh mãi ko thèm sang. Giờ sang được đến nơi thì đúng là trời lạnh gần chết, cả ngày ngồi bó gối bên cửa sổ ngáp rồi than thở “suốt ngày chỉ đợi ăn đợi ngủ”.

Ăn trưa xong bảo cụ đi ngủ đi rồi chiều dậy con dẫn đi chơi, cụ lại còn càu nhàu ôi còn ngủ nữa thì đi đâu được. Càu nhàu thế mà cụ cũng ngủ tít thò lò, mãi ko thấy dậy đánh thức dậy còn hỏi “dậy làm gì?”.

Đến mỗi bữa cơm mới hài. Cụ già ăn rất ít, lại rất nhanh, nên cứ nhoắng một cái 5 phút là xong, ngồi đợi, nhìn lom lom và giục. Chuyện này làm mình nhớ lại cô giúp việc cũ của mình. Cô ấy đã được đào tạo rất kỹ nên nếu đã làm tử tế thì ko chê vào đâu được. Ví dụ trải ga giường, gấp áo quần, treo áo quần lên mắc, nấu ăn, tất cả đều đúng ý. Nhưng cô ấy lại mắc bệnh lười. Nhà cửa bụi bặm nhưng cô ấy chả chịu dọn, nhắc mới dọn, cứ ăn sáng xong là ngồi thù lù ở bàn, tay chống cằm chắc đợi mình dùng xong máy tính biến xới ra chỗ khác để cô ấy còn đọc báo mạng. Ngồi chưa đủ, nhiều lúc bored quá cô ấy còn ngáp, phần thời gian ko ngáp thì cô ấy nhìn mình lom lom, hoặc kể cho mình những chuyện kiểu "ở nhà cô bọn cháu cô chúng nó giống cô nên chúng nó cao lắm, chứ giống ông nội thì lại lùn". Xin chú thích là cô ấy cao khoảng 1m50 và nặng hơn 60kg. Mình cứ phải liên tục hít hít thở thở đều đặn để giữ vẻ mặt bình thường.

Hôm nọ dẫn bà già đi lượn. Bà già bảo muốn mua giày. Dẫn đi mua giày. Đôi này thì ‘cao vòi vọi thế ai đi”, đôi kia thì “thấp thế tao chả đi”. Cuối cùng bà già chỉ thấy quần áo cái nào lóng lánh thì lao vào xem và mua cả túi to. Khiếp, ăn chơi hơn cả con gái. Khệ nệ về đến nhà, chị giúp việc hăm hở mở túi, lôi hết cả đống quần áo ra, cái nào cũng ướm lên người, cái nào thích chị ấy còn mặc lên xoay đi xoay lại ngắm nghía nữa.

Chết tôi.

Cụ Khốt ta bít ở NY

Bảo bà già sang NY sớm ko thì trời sẽ rất lạnh, ko đi đâu được đâu, thì bà già cứ đủng đỉnh mãi ko thèm sang. Giờ sang được đến nơi thì đúng là trời lạnh gần chết, cả ngày ngồi bó gối bên cửa sổ ngáp rồi than thở “suốt ngày chỉ đợi ăn đợi ngủ”.

Ăn trưa xong bảo cụ đi ngủ đi rồi chiều dậy con dẫn đi chơi, cụ lại còn càu nhàu ôi còn ngủ nữa thì đi đâu được. Càu nhàu thế mà cụ cũng ngủ tít thò lò, mãi ko thấy dậy đánh thức dậy còn hỏi “dậy làm gì?”.

Đến mỗi bữa cơm mới hài. Cụ già ăn rất ít, lại rất nhanh, nên cứ nhoắng một cái 5 phút là xong, ngồi đợi, nhìn lom lom và giục. Chuyện này làm mình nhớ lại cô giúp việc cũ của mình. Cô ấy đã được đào tạo rất kỹ nên nếu đã làm tử tế thì ko chê vào đâu được. Ví dụ trải ga giường, gấp áo quần, treo áo quần lên mắc, nấu ăn, tất cả đều đúng ý. Nhưng cô ấy lại mắc bệnh lười. Nhà cửa bụi bặm nhưng cô ấy chả chịu dọn, nhắc mới dọn, cứ ăn sáng xong là ngồi thù lù ở bàn, tay chống cằm chắc đợi mình dùng xong máy tính biến xới ra chỗ khác để cô ấy còn đọc báo mạng. Ngồi chưa đủ, nhiều lúc bored quá cô ấy còn ngáp, phần thời gian ko ngáp thì cô ấy nhìn mình lom lom, hoặc kể cho mình những chuyện kiểu "ở nhà cô bọn cháu cô chúng nó giống cô nên chúng nó cao lắm, chứ giống ông nội thì lại lùn". Xin chú thích là cô ấy cao khoảng 1m50 và nặng hơn 60kg. Mình cứ phải liên tục hít hít thở thở đều đặn để giữ vẻ mặt bình thường.

Hôm nọ dẫn bà già đi lượn. Bà già bảo muốn mua giày. Dẫn đi mua giày. Đôi này thì ‘cao vòi vọi thế ai đi”, đôi kia thì “thấp thế tao chả đi”. Cuối cùng bà già chỉ thấy quần áo cái nào lóng lánh thì lao vào xem và mua cả túi to. Khiếp, ăn chơi hơn cả con gái. Khệ nệ về đến nhà, chị giúp việc hăm hở mở túi, lôi hết cả đống quần áo ra, cái nào cũng ướm lên người, cái nào thích chị ấy còn mặc lên xoay đi xoay lại ngắm nghía nữa.

Chết tôi.

Tuesday, December 4, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 16)




Tối hôm kia chú Bình Nguyên được mẹ bế lên cho ngủ cùng. Chú đang ngủ mở choàng mắt ra, rồi cứ thế nằm mở mắt thao láo ko dám ngủ tiếp, sợ mẹ lại bế trả xuống nhà.

Lúc mẹ chui vào nằm cạnh chú, chú cười rúc rích, vòng tay ôm cổ mẹ. Thấy tóc mẹ xoà xuống mắt chú còn lấy cái tay mũm mĩm nhặt nhặt vuốt vuốt sang một bên cho mẹ. Rồi chú lấy hai tay ôm lấy mặt mẹ, nhìn mẹ rất lâu, mắt hiếng hiếng, rồi từ từ hôn lên mũi mẹ một cái vừa kêu vừa lâu, làm mẹ chú lác hết cả mắt.

Rồi chú mới yên tâm ngủ khò. Chỉ 5 phút sau, chú đã xoay ngang, hai chân đạp vào cổ bố, đầu rúc vào cổ mẹ, cả đêm chú cứ nằm như cái ê ke như thế.

Ngủ cùng chú thích lắm. Vì chú thơm ơi là thơm, chỗ nào cũng thơm, chú lại mềm ơi là mềm, cái gì cũng mềm, má mềm, tóc mềm, cổ mềm, cánh tay mềm. Mẹ chú cứ rúc đầu vào cổ chú gáy chú hít hít rồi ngủ khò lúc nào ko biết. Sáng tỉnh dậy, việc đầu tiên chú làm khi thấy mẹ nằm cạnh là rúc đầu vào ngực mẹ, cười cười và gọi “mamma”.

Có bà ngoại sang chơi chú tranh thủ lợi dụng bà chết thôi. Bà ngoại già và đồng bóng thế mà không thể từ chối chú điều gì. Chú cứ nhờ vả mẹ cái gì ko được, mẹ bảo “mẹ bận, con ra nhờ bà lấy cho” là chú chạy ra tìm bà ngoại, mồm gọi ơi ới “bà bà”, tìm được bà là chú nắm tay bà bi bô giải thích. Thế là bà ngoại lại lọ mọ đi theo chú và làm theo các yêu cầu nhiều khi rất là oái ăm của chú. Ví dụ, chui vào gầm sofa lấy cho chú cái ô tô, bắc ghế lấy cái hộp đồ chơi mẹ chú cất trên nóc tủ lạnh, ghé lưng cõng chú và hát bài “bà còng đi chợ trời mưa” vv. Bà ngoại mê tít chú, mê tít cái câu nịnh bợ “bà bà” của chú.

Thầy giáo ở Gymboree trông như em chã cũng mê tít chú. Suốt ngày cứ quấn quít chú. Học xong rồi lại chạy ra hỏi chuyện chú mãi mới cho chú về.

Chú làm hỏng máy ảnh của bố nên bây giờ chụp lên ảnh cứ loé sáng. Thế là lâu lắm rồi chẳng chụp được cho chú cái ảnh nào.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 16)




Tối hôm kia chú Bình Nguyên được mẹ bế lên cho ngủ cùng. Chú đang ngủ mở choàng mắt ra, rồi cứ thế nằm mở mắt thao láo ko dám ngủ tiếp, sợ mẹ lại bế trả xuống nhà.

Lúc mẹ chui vào nằm cạnh chú, chú cười rúc rích, vòng tay ôm cổ mẹ. Thấy tóc mẹ xoà xuống mắt chú còn lấy cái tay mũm mĩm nhặt nhặt vuốt vuốt sang một bên cho mẹ. Rồi chú lấy hai tay ôm lấy mặt mẹ, nhìn mẹ rất lâu, mắt hiếng hiếng, rồi từ từ hôn lên mũi mẹ một cái vừa kêu vừa lâu, làm mẹ chú lác hết cả mắt.

Rồi chú mới yên tâm ngủ khò. Chỉ 5 phút sau, chú đã xoay ngang, hai chân đạp vào cổ bố, đầu rúc vào cổ mẹ, cả đêm chú cứ nằm như cái ê ke như thế.

Ngủ cùng chú thích lắm. Vì chú thơm ơi là thơm, chỗ nào cũng thơm, chú lại mềm ơi là mềm, cái gì cũng mềm, má mềm, tóc mềm, cổ mềm, cánh tay mềm. Mẹ chú cứ rúc đầu vào cổ chú gáy chú hít hít rồi ngủ khò lúc nào ko biết. Sáng tỉnh dậy, việc đầu tiên chú làm khi thấy mẹ nằm cạnh là rúc đầu vào ngực mẹ, cười cười và gọi “mamma”.

Có bà ngoại sang chơi chú tranh thủ lợi dụng bà chết thôi. Bà ngoại già và đồng bóng thế mà không thể từ chối chú điều gì. Chú cứ nhờ vả mẹ cái gì ko được, mẹ bảo “mẹ bận, con ra nhờ bà lấy cho” là chú chạy ra tìm bà ngoại, mồm gọi ơi ới “bà bà”, tìm được bà là chú nắm tay bà bi bô giải thích. Thế là bà ngoại lại lọ mọ đi theo chú và làm theo các yêu cầu nhiều khi rất là oái ăm của chú. Ví dụ, chui vào gầm sofa lấy cho chú cái ô tô, bắc ghế lấy cái hộp đồ chơi mẹ chú cất trên nóc tủ lạnh, ghé lưng cõng chú và hát bài “bà còng đi chợ trời mưa” vv. Bà ngoại mê tít chú, mê tít cái câu nịnh bợ “bà bà” của chú.

Thầy giáo ở Gymboree trông như em chã cũng mê tít chú. Suốt ngày cứ quấn quít chú. Học xong rồi lại chạy ra hỏi chuyện chú mãi mới cho chú về.

Chú làm hỏng máy ảnh của bố nên bây giờ chụp lên ảnh cứ loé sáng. Thế là lâu lắm rồi chẳng chụp được cho chú cái ảnh nào.