Friday, December 7, 2007

Những suy ngẫm bắt đầu từ cái nồi (phần 1)

Có những thói quen ngấm vào ta trong suốt quá trình ta lớn lên. Chính vì thế mà có khi ta ko hề ý thức được nhiều lúc thói quen của chúng ta kỳ dị đến thế nào trong mắt người khác, nhất là khi ta ko chịu khó quan sát.

Hồi bé, tôi chẳng bao giờ đặt câu hỏi đối với nồi niêu đồ đạc nhà tôi, cho đến tận khi tôi nhìn thấy một cái nồi tương tự ở nhà bác tôi. Nói là tương tự vì hai cái nồi giống hệt nhau và cùng mua cùng dùng một lúc. Cái nồi nhà bác tôi tròn trịa, vung sáng bóng, sáng từ trong ra ngoài. Còn cái nồi nhà tôi, ôi chao, móp méo, lòng nồi cháy đen, một bên quai sứt quai bên kia vểnh ngược trông như cái tai người, chưa kể cái vung lúc nào cũng nhờn mỡ.

Từ đó tôi bắt đầu thói quen quan sát và so sánh. Tại sao cùng là một cái áo mà có người mặc thì cứ đẹp mãi, có người qua được lần giặt đầu tiên trông cái áo đã như miếng giẻ lau. Tất cả là vấn đề ý thức và thói quen.

Có phải trong xã hội của chúng ta, đồ đạc rẻ rúng quá nên chúng ta ko có ý thức giữ gìn, cái gì cũng chỉ vài nghìn, cùng lắm là vài trăm thôi nên thôi cứ thoải con gà mái, một đời ta muôn vàn đời nó, hỏng thì lại mua cái khác, và nhất là ko bao giờ thèm mất thời gian đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, ném mẹ nó cái hướng dẫn sử dụng vào sọt rác cho nhanh, lắm chuyện?

Ví dụ, chưa nói đến chuyện giặt nhiều tốn thời gian công sức nước bột giặt và hao mòn máy giặt, áo len giặt nhiều sẽ hỏng dáng và phai màu, nhất là những chiếc áo bằng cashmere hay wool thì đặc biệt lại phải giặt khô, chỉ may ra còn những chiếc cotton thì có thể cho vào máy giặt được. Biết thế tại sao cứ mặc áo len trực tiếp lên người thay vì mặc một chiếc sơ mi ở bên trong trước, để ít nhất phần cổ áo và tay áo, phần dễ bẩn nhất, sẽ được chiếc sơ mi kia hứng cho, còn áo len thì vẫn được sạch sẽ?

(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment