Friday, May 30, 2008

Mình bị chê là nhùn!!!

Hôm nay mình bị chê là nhùn đấy các bạn ạ. Mình rất tức.

Ừ thì mình biết mình nhùn thật. Ở VN còn thấy đỡ nhùn, chứ ở Mỹ thì thấy mình nhùn ơi là nhùn. Chỉ còn lên mặt được với mấy anh Mexico vừa nhùn vừa béo, cứ thấy mình là mắt tròn mắt dẹt muốn làm quen (chắc tại mỗi mình còn ở tầm cao chấp nhận được chứ gái Mỹ thì cao quá cân không nổi). Mà nói thật ở VN bây giờ các em 8x cũng cao ngất trời, chỉ có hội 7x như mình là thế hệ cuối cùng còn nhùn thôi.

Nhưng mà cái gì chả có lý do của nó, mình chống chế “thì hồi bao cấp cả Hà nội thiếu ăn. Tuổi lớn mà cơm còn ko có mà ăn, chả lùn thì sao. Mà em cũng chả lùn mấy so với đám bạn của em”.

Thế xong lại bảo mình “em nói thế nào. Anh thấy con gái VN kể cả sinh trước em cũng cao đấy chứ”. Ý ám chỉ đến các cô bạn VN của người. Mà công nhận các cô bạn VN của người cao thật, toàn chân dài đến nách, thân hình đẹp mặt sexy, ăn mặc sành điệu, chả kém gì người mẫu, mà lại toàn giữ những vị trí hoành tráng trong các tập đoàn kinh tế, chứ ko NGO quê mùa như mình nhá.

Thế là mình tức, mình phản công dư lày “nếu muốn em dễ dàng lấy được người cao hơn anh nhiều mà trông vẫn đẹp đôi. Còn nếu anh mà lấy người cao hơn em nhiều thì cô ta lại quá cao so với anh, trông bọn anh sẽ giống cột đèn máy nước”. Rồi mình còn chua thêm cho khỏi hiểu nhầm “trong đó cô ấy là cột đèn còn anh là máy nước”!!!

Mình ko đanh đá các bạn nhờ, mình chỉ tự vệ thôi nhờ. Để yên mình hiền như mèo, mình có tấn công ai bao giờ đâu nhờ.

Bịt mìn.

PS: nhắc đến chuyện tự vệ lại nhớ tới chuyện một chị bạn bị cô giáo của con gọi điện đến nhà vì thằng bé oánh bạn chảy cả máu mồm. Khi chị ấy hỏi tại sao mày lại đánh bạn chảy máu mồm thì thằng bé bảo “con ko đánh bạn. Bạn đấm con, con giơ tay lên đỡ, thế là bạn chảy máu mồm”.

Mình bị chê là nhùn!!!

Hôm nay mình bị chê là nhùn đấy các bạn ạ. Mình rất tức.

Ừ thì mình biết mình nhùn thật. Ở VN còn thấy đỡ nhùn, chứ ở Mỹ thì thấy mình nhùn ơi là nhùn. Chỉ còn lên mặt được với mấy anh Mexico vừa nhùn vừa béo, cứ thấy mình là mắt tròn mắt dẹt muốn làm quen (chắc tại mỗi mình còn ở tầm cao chấp nhận được chứ gái Mỹ thì cao quá cân không nổi). Mà nói thật ở VN bây giờ các em 8x cũng cao ngất trời, chỉ có hội 7x như mình là thế hệ cuối cùng còn nhùn thôi.

Nhưng mà cái gì chả có lý do của nó, mình chống chế “thì hồi bao cấp cả Hà nội thiếu ăn. Tuổi lớn mà cơm còn ko có mà ăn, chả lùn thì sao. Mà em cũng chả lùn mấy so với đám bạn của em”.

Thế xong lại bảo mình “em nói thế nào. Anh thấy con gái VN kể cả sinh trước em cũng cao đấy chứ”. Ý ám chỉ đến các cô bạn VN của người. Mà công nhận các cô bạn VN của người cao thật, toàn chân dài đến nách, thân hình đẹp mặt sexy, ăn mặc sành điệu, chả kém gì người mẫu, mà lại toàn giữ những vị trí hoành tráng trong các tập đoàn kinh tế, chứ ko NGO quê mùa như mình nhá.

Thế là mình tức, mình phản công dư lày “nếu muốn em dễ dàng lấy được người cao hơn anh nhiều mà trông vẫn đẹp đôi. Còn nếu anh mà lấy người cao hơn em nhiều thì cô ta lại quá cao so với anh, trông bọn anh sẽ giống cột đèn máy nước”. Rồi mình còn chua thêm cho khỏi hiểu nhầm “trong đó cô ấy là cột đèn còn anh là máy nước”!!!

Mình ko đanh đá các bạn nhờ, mình chỉ tự vệ thôi nhờ. Để yên mình hiền như mèo, mình có tấn công ai bao giờ đâu nhờ.

Bịt mìn.

PS: nhắc đến chuyện tự vệ lại nhớ tới chuyện một chị bạn bị cô giáo của con gọi điện đến nhà vì thằng bé oánh bạn chảy cả máu mồm. Khi chị ấy hỏi tại sao mày lại đánh bạn chảy máu mồm thì thằng bé bảo “con ko đánh bạn. Bạn đấm con, con giơ tay lên đỡ, thế là bạn chảy máu mồm”.

Thursday, May 29, 2008

Entry for May 30, 2008

Một chị bạn viết entry kể chuyện đi đúng một đoạn đường Hoàng Diệu mà bị ve tè cho 3 phát vào mặt. Mùa này ở Hà nội đúng là có hiểm hoạ ve tè thật. Còn gì là thơ mộng.

Ở các quảng trường của Ý thì ngại nhất là bị chim bồ câu ỉa vào đầu. Nhìn xa xa thấy đàn bồ câu lon ton thì thơ mộng thế thôi, chứ lại gần, chúng nó bay vù lên, ỉa tứ tung, chết dở.

Ở New York thì ai mặc váy vừa xoè vừa ngắn ra ngoài đường thì cứ cẩn thận, nhất là váy mùa hè toàn chất liệu mỏng mảnh. Bởi vì trên vỉa hè dọc những phố tàu điện ngầm chạy, cứ thỉnh thoảng lại có một khoảng thông hơi. Ai mặc váy đi qua chỗ đó đúng lúc tàu điện ngầm chạy vù qua bên dưới thì thôi rồi, tốc hết cả váy. Giống hệt Marilyn Monroe trong bức hình tốc váy nổi tiếng ấy.

Gần đây lại có thêm hiểm hoạ cần cẩu rơi. Hơi một tí là rơi.

Chết chết, chẳng còn nơi nào vừa an toàn vừa thơ mộng để sống hay sao???


Entry for May 30, 2008

Một chị bạn viết entry kể chuyện đi đúng một đoạn đường Hoàng Diệu mà bị ve tè cho 3 phát vào mặt. Mùa này ở Hà nội đúng là có hiểm hoạ ve tè thật. Còn gì là thơ mộng.

Ở các quảng trường của Ý thì ngại nhất là bị chim bồ câu ỉa vào đầu. Nhìn xa xa thấy đàn bồ câu lon ton thì thơ mộng thế thôi, chứ lại gần, chúng nó bay vù lên, ỉa tứ tung, chết dở.

Ở New York thì ai mặc váy vừa xoè vừa ngắn ra ngoài đường thì cứ cẩn thận, nhất là váy mùa hè toàn chất liệu mỏng mảnh. Bởi vì trên vỉa hè dọc những phố tàu điện ngầm chạy, cứ thỉnh thoảng lại có một khoảng thông hơi. Ai mặc váy đi qua chỗ đó đúng lúc tàu điện ngầm chạy vù qua bên dưới thì thôi rồi, tốc hết cả váy. Giống hệt Marilyn Monroe trong bức hình tốc váy nổi tiếng ấy.

Gần đây lại có thêm hiểm hoạ cần cẩu rơi. Hơi một tí là rơi.

Chết chết, chẳng còn nơi nào vừa an toàn vừa thơ mộng để sống hay sao???


Tuesday, May 27, 2008

Những ghi chép vụn vặt

Đây không phải là kể xấu chồng vì thực ra cũng chẳng có gì là xấu. Đây chỉ là những ghi chép vui vui về sau cho Bình Nguyên đọc, để Bình Nguyên thấy mẹ chú quả là thánh sống thế nào đó mới cân nổi hai bố con chú cộng thêm Lila và chị giúp việc, mà hầu như chẳng bao giờ cáu. Để public cho mọi người đọc vì chắc chắn ai có chồng thì cũng biết tỏng hết mấy sự vụ này chứ ko phải mới mẻ gì.

Mình nói có khi chẳng ai tin, vì hồi trước mình cũng ko tin. Nhưng quả thật có những người cứ đến giờ muộn là đầu óc đờ đẫn, lại có những người cứ buổi sáng là đầu óc đờ đẫn. Như bố Bình Nguyên chẳng hạn, buổi sáng ngủ dậy thì bố chú hầu như chẳng nói năng gì, mà có nói cũng ko ai hiểu vì phát âm sai lung tung cả. Tương tự, ai có nói gì thì bố chú cũng ko hiểu.

Ví dụ,

- anh ơi, lấy cho em cái ti của cái bình kia, cái ti này Lila ko thích

- Ừ (chạy liêu xiêu đến, rồi đứng ngẩn ra)

- Cái ti của cái bình kia anh ạ (tay chỉ chỉ minh hoạ)

- Ừ, cái ti (nhắc lại rất máy móc, rồi nhăm nhăm định vớ lấy cái cốc)

- Không, em bảo cái ti cơ mà (đã bắt đầu sốt ruột vì Lila đợi mãi ko được ăn bắt đầu vặn vẹo đỏ mặt tía tai)

- Ừ đúng rồi, cái ti (bây giờ mới lấy đúng cái ti). (Rồi tự bình luận) Buổi sáng anh ko smart lắm nhỉ

Mình im lặng rất cao thượng.

Những ghi chép vụn vặt

Đây không phải là kể xấu chồng vì thực ra cũng chẳng có gì là xấu. Đây chỉ là những ghi chép vui vui về sau cho Bình Nguyên đọc, để Bình Nguyên thấy mẹ chú quả là thánh sống thế nào đó mới cân nổi hai bố con chú cộng thêm Lila và chị giúp việc, mà hầu như chẳng bao giờ cáu. Để public cho mọi người đọc vì chắc chắn ai có chồng thì cũng biết tỏng hết mấy sự vụ này chứ ko phải mới mẻ gì.

Mình nói có khi chẳng ai tin, vì hồi trước mình cũng ko tin. Nhưng quả thật có những người cứ đến giờ muộn là đầu óc đờ đẫn, lại có những người cứ buổi sáng là đầu óc đờ đẫn. Như bố Bình Nguyên chẳng hạn, buổi sáng ngủ dậy thì bố chú hầu như chẳng nói năng gì, mà có nói cũng ko ai hiểu vì phát âm sai lung tung cả. Tương tự, ai có nói gì thì bố chú cũng ko hiểu.

Ví dụ,

- anh ơi, lấy cho em cái ti của cái bình kia, cái ti này Lila ko thích

- Ừ (chạy liêu xiêu đến, rồi đứng ngẩn ra)

- Cái ti của cái bình kia anh ạ (tay chỉ chỉ minh hoạ)

- Ừ, cái ti (nhắc lại rất máy móc, rồi nhăm nhăm định vớ lấy cái cốc)

- Không, em bảo cái ti cơ mà (đã bắt đầu sốt ruột vì Lila đợi mãi ko được ăn bắt đầu vặn vẹo đỏ mặt tía tai)

- Ừ đúng rồi, cái ti (bây giờ mới lấy đúng cái ti). (Rồi tự bình luận) Buổi sáng anh ko smart lắm nhỉ

Mình im lặng rất cao thượng.

Sunday, May 25, 2008

Ngày Chủ nhật hoành tráng




Nhà Bình Nguyên nếu muốn đi chơi công viên ngày chủ nhật thì phải chuẩn bị lục đục từ đêm hôm trước. Vì nếu không thì sẽ có buổi đi chơi hoành tráng như sau:

Sáng ngủ dậy, bố Bình Nguyên ngồi lỳ Internet, giục đứng lên mỏi mồm, rồi cả nhà ăn sáng, chuẩn bị bỉm sữa, rồi mặc quần áo cho con nhỏ, đánh vật để mặc quần áo cho con lớn (có khi phải 2 người chia nhau rượt đuổi nó khắp nhà để xỏ giày vào chân nó), nói chung nếu 11h lục tục ra được khỏi nhà là may.

Đến được công viên, vừa mới đi vài bước trong công viên đã thấy đói bụng, vì đã đến giờ ăn trưa. Lại lục tục kéo nhau ra khỏi công viên, tìm nơi ăn. Ăn xong thì đến lúc buồn ngủ. Phân vân nên đi chơi hay đi ngủ? Cả nhà buồn ngủ, hai đứa con thì đã ngủ oặt, giúp việc buồn ngủ ngáp chảy cả nước mắt, chồng buồn ngủ hỏi mãi vẫn chưa nghe ra được là hỏi cái gì, thế thì mình ko buồn ngủ thì tỉnh táo làm sao được? Thế là lại kéo nhau về nhà. Cả nhà đi ngủ, tỉnh dậy thì trời đã nhá nhem tối. Đến giờ nấu ăn tối. Ăn tối xong ai về phòng người nấy ngủ.

Hết một ngày chủ nhật hoành tráng

Nhưng chủ nhật hôm nay thì cũng đỡ. Tức là vào công viên bố con Bình Nguyên dẫn nhau vào sở thú xem. Mà lạ lắm nhé, sở thú có bao nhiêu con mà hai bố con xem được mỗi hai con thú là dư lào? Trong thời gian đó mình ra ngồi vẽ chân dung. Ngồi vẽ đúng là cực hình, mình ngọ nguậy liên tục làm ông họa sĩ cứ rên lên. Đầu tiên mỗi lần mình ngọ nguậy ông ấy còn giơ một ngón tay lên, miệng nhắc “làm ơn ngồi yên”. Về sau ngọ nguậy nhiều quá ông ấy chán, chỉ giơ mỗi ngón tay lên ra hiệu, chả buồn nói nữa. Tranh vẽ xong, chẳng thấy giống gì cả, bố Bình Nguyên lúc xem chẳng bình loạn câu nào, chỉ “ha’ lên một tiếng, hỏi “anh thấy thế nào?”, lại “ha” lên tiếng nữa.

Ngày Chủ nhật hoành tráng




Nhà Bình Nguyên nếu muốn đi chơi công viên ngày chủ nhật thì phải chuẩn bị lục đục từ đêm hôm trước. Vì nếu không thì sẽ có buổi đi chơi hoành tráng như sau:

Sáng ngủ dậy, bố Bình Nguyên ngồi lỳ Internet, giục đứng lên mỏi mồm, rồi cả nhà ăn sáng, chuẩn bị bỉm sữa, rồi mặc quần áo cho con nhỏ, đánh vật để mặc quần áo cho con lớn (có khi phải 2 người chia nhau rượt đuổi nó khắp nhà để xỏ giày vào chân nó), nói chung nếu 11h lục tục ra được khỏi nhà là may.

Đến được công viên, vừa mới đi vài bước trong công viên đã thấy đói bụng, vì đã đến giờ ăn trưa. Lại lục tục kéo nhau ra khỏi công viên, tìm nơi ăn. Ăn xong thì đến lúc buồn ngủ. Phân vân nên đi chơi hay đi ngủ? Cả nhà buồn ngủ, hai đứa con thì đã ngủ oặt, giúp việc buồn ngủ ngáp chảy cả nước mắt, chồng buồn ngủ hỏi mãi vẫn chưa nghe ra được là hỏi cái gì, thế thì mình ko buồn ngủ thì tỉnh táo làm sao được? Thế là lại kéo nhau về nhà. Cả nhà đi ngủ, tỉnh dậy thì trời đã nhá nhem tối. Đến giờ nấu ăn tối. Ăn tối xong ai về phòng người nấy ngủ.

Hết một ngày chủ nhật hoành tráng

Nhưng chủ nhật hôm nay thì cũng đỡ. Tức là vào công viên bố con Bình Nguyên dẫn nhau vào sở thú xem. Mà lạ lắm nhé, sở thú có bao nhiêu con mà hai bố con xem được mỗi hai con thú là dư lào? Trong thời gian đó mình ra ngồi vẽ chân dung. Ngồi vẽ đúng là cực hình, mình ngọ nguậy liên tục làm ông họa sĩ cứ rên lên. Đầu tiên mỗi lần mình ngọ nguậy ông ấy còn giơ một ngón tay lên, miệng nhắc “làm ơn ngồi yên”. Về sau ngọ nguậy nhiều quá ông ấy chán, chỉ giơ mỗi ngón tay lên ra hiệu, chả buồn nói nữa. Tranh vẽ xong, chẳng thấy giống gì cả, bố Bình Nguyên lúc xem chẳng bình loạn câu nào, chỉ “ha’ lên một tiếng, hỏi “anh thấy thế nào?”, lại “ha” lên tiếng nữa.

Saturday, May 24, 2008

Tôi 30 tuổi




Tôi đã sống đủ để:

Không tự mãn khi một người đàn ông đi cùng người đàn bà của họ mà mắt còn nhìn mình trân trối

Không bực dọc khi người đàn ông của mình đi cùng mình mà lại liếc mắt nhìn một người đàn bà khác

Không thấy mình giàu

Mà cũng chẳng thấy mình nghèo

Không nổi giận khi người khác khác mình

Cũng ko ca ngợi họ khi họ giống mình

Không cho mình quyền phán xét

Và chẳng tin cái gì là mãi mãi

Năm nay tôi 30 tuổi.

Tôi 30 tuổi




Tôi đã sống đủ để:

Không tự mãn khi một người đàn ông đi cùng người đàn bà của họ mà mắt còn nhìn mình trân trối

Không bực dọc khi người đàn ông của mình đi cùng mình mà lại liếc mắt nhìn một người đàn bà khác

Không thấy mình giàu

Mà cũng chẳng thấy mình nghèo

Không nổi giận khi người khác khác mình

Cũng ko ca ngợi họ khi họ giống mình

Không cho mình quyền phán xét

Và chẳng tin cái gì là mãi mãi

Năm nay tôi 30 tuổi.

Friday, May 23, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 34)




Bố Bình Nguyên rất chú trọng dạy khuôn phép cho Bình Nguyên. Hôm rồi bố chú hỏi chú có ăn bánh mỳ ko, chú bảo “No”, bố chú dặn dò chú rất kỹ lưỡng là ko được nói No cộc lốc mà phải nói “No grazie”, tức là “Ko, cảm ơn”.

Thế là từ đó ở nhà mới xảy ra những chuyện như sau:

- Ale bố con mình đi đánh răng đi

- Nâu gát chê (tức là No, grazie, chú trọ trẹ chỉ nói được thế thôi)

Hoặc

- Ale, con đi lấy cho bố cốc nước

- No gát chê

tệ hơn nữa là:

- Ale, con ỉa rồi phải ko?

- No gát chê


Tuyển tập Bình Nguyên (phần 34)




Bố Bình Nguyên rất chú trọng dạy khuôn phép cho Bình Nguyên. Hôm rồi bố chú hỏi chú có ăn bánh mỳ ko, chú bảo “No”, bố chú dặn dò chú rất kỹ lưỡng là ko được nói No cộc lốc mà phải nói “No grazie”, tức là “Ko, cảm ơn”.

Thế là từ đó ở nhà mới xảy ra những chuyện như sau:

- Ale bố con mình đi đánh răng đi

- Nâu gát chê (tức là No, grazie, chú trọ trẹ chỉ nói được thế thôi)

Hoặc

- Ale, con đi lấy cho bố cốc nước

- No gát chê

tệ hơn nữa là:

- Ale, con ỉa rồi phải ko?

- No gát chê


Wednesday, May 21, 2008

Phải làm đúng ngay từ đầu (again)




Hôm nọ trong một entry tớ đã bảo là làm cái gì cũng phải đúng ngay từ đầu rồi đúng ko?

Tớ đã dặn đi dặn lại chị giúp việc rằng khi cho Lila ăn, cứ được khoảng 34, 40, cùng lắm là 50ml sữa là phải tạm dừng để vỗ cho bé ợ hơi, vì Lila là một gassy baby, ko làm thế bé sẽ nôn ộc hết ra ngoài. Nhưng chị ấy ko thích làm thế, chị ấy cứ để Lila ăn hết một lèo rồi vỗ luôn thể. Lúc nào ngồi cùng thì phải giục chị ấy luôn mồm, còn lúc nào đi vắng thì chị ấy cứ thoả sức làm những gì chị ấy thích.

Vì chị ấy thích nhanh, cái gì cũng muốn ba chân bốn cẳng làm cho xong. Nhưng khổ nỗi có nhiều cái để làm đúng ngay từ đầu thì ko thể nhanh được mà cứ phải củ từ. Chị ấy ko thích củ từ. Thế nên:

Hôm đó, vừa mở cửa bước vào, Bình Nguyên lịch bịch chạy ra bảo “mamma, bắng”. Hỏi “bắng gì hả con?”, bảo “Lila bắng mặt Lê”.

Đi vào nhà, thấy một cảnh tượng lanh tanh bành.

Trên sàn nhà khăn, quần áo, đồ chơi vung vãi, sữa bắn toé khắp nơi, còn chị giúp việc thì đang chổng mông cuống quít lau dọn (theo đúng nghĩa đen). Hỏi có chuyện gì thế, mới vỡ lẽ rằng Lila ăn xong, đang vỗ cho bé ợ hơi thì bé phun sữa ra thành vòi, ướt hết cả quần áo mặt mũi bé, quần áo mặt mũi chị giúp việc, quần áo và cả mặt mũi chú Bình Nguyên đang đứng hóng hớt bên dưới nghếch mặt lên xem bác cho Lila ăn. Thế nên mới có cái câu “Lila bắng mặt Lê” là như thế.

Thế vẫn chưa hết. Sau khi cho chị giúp việc một phen lau chùi thay quần áo và giặt, là, gấp quần áo nhớ đời, Lila vì đã phun hết sữa ra ngoài lại đói bụng, hét cho một trận inh nhà, làm chị giúp việc lại lục đục đi mở hộp sữa, hâm nóng sữa và cho ăn lại từ đầu. Cả buổi chiều thay vì ngồi trên cửa sổ hai bác cháu ngắm người qua lại bàn tán như mọi ngày thì hôm nay cứ tất ba tất bật chạy qua chạy lại.

Thế có phải là sai một ly đi một dặm ko?

Được cái Lila quá béo, nên nôn thế chứ nôn nữa vẫn chưa xi nhê gì với bé. Đây là ảnh Lila lúc 6 tuần.

Phải làm đúng ngay từ đầu (again)




Hôm nọ trong một entry tớ đã bảo là làm cái gì cũng phải đúng ngay từ đầu rồi đúng ko?

Tớ đã dặn đi dặn lại chị giúp việc rằng khi cho Lila ăn, cứ được khoảng 34, 40, cùng lắm là 50ml sữa là phải tạm dừng để vỗ cho bé ợ hơi, vì Lila là một gassy baby, ko làm thế bé sẽ nôn ộc hết ra ngoài. Nhưng chị ấy ko thích làm thế, chị ấy cứ để Lila ăn hết một lèo rồi vỗ luôn thể. Lúc nào ngồi cùng thì phải giục chị ấy luôn mồm, còn lúc nào đi vắng thì chị ấy cứ thoả sức làm những gì chị ấy thích.

Vì chị ấy thích nhanh, cái gì cũng muốn ba chân bốn cẳng làm cho xong. Nhưng khổ nỗi có nhiều cái để làm đúng ngay từ đầu thì ko thể nhanh được mà cứ phải củ từ. Chị ấy ko thích củ từ. Thế nên:

Hôm đó, vừa mở cửa bước vào, Bình Nguyên lịch bịch chạy ra bảo “mamma, bắng”. Hỏi “bắng gì hả con?”, bảo “Lila bắng mặt Lê”.

Đi vào nhà, thấy một cảnh tượng lanh tanh bành.

Trên sàn nhà khăn, quần áo, đồ chơi vung vãi, sữa bắn toé khắp nơi, còn chị giúp việc thì đang chổng mông cuống quít lau dọn (theo đúng nghĩa đen). Hỏi có chuyện gì thế, mới vỡ lẽ rằng Lila ăn xong, đang vỗ cho bé ợ hơi thì bé phun sữa ra thành vòi, ướt hết cả quần áo mặt mũi bé, quần áo mặt mũi chị giúp việc, quần áo và cả mặt mũi chú Bình Nguyên đang đứng hóng hớt bên dưới nghếch mặt lên xem bác cho Lila ăn. Thế nên mới có cái câu “Lila bắng mặt Lê” là như thế.

Thế vẫn chưa hết. Sau khi cho chị giúp việc một phen lau chùi thay quần áo và giặt, là, gấp quần áo nhớ đời, Lila vì đã phun hết sữa ra ngoài lại đói bụng, hét cho một trận inh nhà, làm chị giúp việc lại lục đục đi mở hộp sữa, hâm nóng sữa và cho ăn lại từ đầu. Cả buổi chiều thay vì ngồi trên cửa sổ hai bác cháu ngắm người qua lại bàn tán như mọi ngày thì hôm nay cứ tất ba tất bật chạy qua chạy lại.

Thế có phải là sai một ly đi một dặm ko?

Được cái Lila quá béo, nên nôn thế chứ nôn nữa vẫn chưa xi nhê gì với bé. Đây là ảnh Lila lúc 6 tuần.

Tuesday, May 20, 2008

Women Together Award at UN

Hôm qua tại trụ sở LHQ có tổ chức một buổi trao tặng danh hiệu Women Together cho 10 người phụ nữ có những đóng góp xuất chúng được bình chọn từ khắp nơi trên thế giới. Thấy có thương gia, banker, hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà hoạt động từ thiện, nhiếp ảnh gia, một nhà hải dương học, và cả cô người mẫu Petra Nemcova.

Mình chủ quan, nghe nói là event ở UN, lại là lễ trao tặng danh hiệu rồi ăn tối nên ko buồn hỏi dress code vì tất cả các events tổ chức ở UN toàn khô khan và buồn tẻ. Bước vào hội trường thấy bà con ăn mặc lộng lẫy, váy dài hàng tấc kéo lê lết đằng sau, khăn choàng, đồ trang sức lịch bịch. Nhìn lại mình, quần xám áo sơ mi trắng, ko đeo trang sức, son phấn nhạt nhoà, thậm chí lục túi còn ko có cả lip gloss, thấy mỗi cái ví tiền và mấy coupon mua sữa bột cho Lila. Giở giấy mời ra xem, trời ạ, black tie dinner. Thế là cả buổi gầm gừ với bố Bình Nguyên “tại anh mà hôm nay em trông như con gà mái đứng giữa đàn công”.

Trước vụ sóng thần Thailand thì mình ko biết người mẫu Nemcova. Sau vụ đó thì mới biết cô người mẫu đi tắm biển gặp sóng thần bị mắc trên cây, sau đó thì cô tuyên bố cạch sàn diễn, mà đâu hình như chỉ 6 tháng sau lại lên sàn diễn như thường. Bài phát biểu của cô khá thú vị, mặc dù rất ngắc ngứ. Trong đó cô có kể trong một chuyến thăm một bệnh viện tim ở VN, một vị bác sĩ VN đã hỏi cô “cô có biết bệnh tim thường gặp nhất là gì ko?”, cô bảo cô ko, ông bảo “đấy là lack of compassion”, tức là bệnh thiếu lòng trắc ẩn. Cử toạ vỗ tay rầm rĩ.

Sau lễ trao giải là phần ăn tối có biểu diễn thời trang, với nhà thiết kế thời trang đồng thời là cựu người mẫu những năm 70s, 80s Bibi Russel. Khách tham gia buổi ăn tối chủ yếu là giới người mẫu, diễn viên, ngôi sao truyền hình, bankers, nhiếp ảnh gia. Ngồi cùng bàn với mình là một nhiếp ảnh gia thấy bảo rất nổi tiếng mà mình ko biết (vì mình ko biết ai vào với ai hết), đi cùng cô vợ đẹp như nữ thần. Ngoài ra khách mời đến từ khắp nơi trên thế giới vì là họ hàng hoặc bạn bè của những người được nhận giải.

Bố BN hỏi ‘em có thích làm từ thiện ko?”. Mình bảo ko. Mình đã từng làm từ thiện và ko tin nó. Quá nhiều người nhảy đi làm từ thiện trong khi chẳng có mục đích từ thiện mà chỉ để trục lợi theo đóm ăn tàn. Quá nhiều người cao giọng rao giảng những mục tiêu cao cả và những hoàn cảnh thương tâm cốt chỉ để xin được tiền để còn dùng tiền chi cho việc khác, còn những người thực sự là benefactor thì cứ mòn mỏi ngồi đợi trợ giúp, mà có trợ giúp thì cũng nhỏ giọt, chẳng đáng vào đâu so với số tiền được tài trợ. Mỗi lần nhận được xu nào thì lại quay phim chụp ảnh bắt tay rầm rĩ. Càng những tổ chức lớn lắm tiền càng phô trương thanh thế.

Nói về lĩnh vực từ thiện ở Hà nội, những người thực sự có tấm lòng rất ít, chủ yếu là những người make a living bằng tiền từ thiện. Những người ko chỉ có tấm lòng mà thực sự make a difference còn ít hơn. Trong 2 năm làm trong lĩnh vực này, mình chỉ thấy những ông sếp từ thiện đi máy bay hạng nhất (hạng nhất chứ ko thèm đi hạng thương gia nhé), ở khách sạn 5 sao, tìm cách biến hoá chi phí xăng xe cho gia đình đi việc riêng, và giãy giụa đòi tăng lương tăng thưởng, còn dự án ko có tiền cứ nằm chờ đấy nhé.

Thế cho nên ai có nhiều tiền ko biết tiêu vào việc gì mà muốn bỏ tiền làm từ thiện, tốt nhất là bỏ cả công sức thời gian để trực tiếp đi làm, đừng có mà giao cho bố con thằng nào.

Một buổi tối thú vị. Anh chàng ngồi bên trái mình, record producer, nói giọng London rõ hay.

Women Together Award at UN

Hôm qua tại trụ sở LHQ có tổ chức một buổi trao tặng danh hiệu Women Together cho 10 người phụ nữ có những đóng góp xuất chúng được bình chọn từ khắp nơi trên thế giới. Thấy có thương gia, banker, hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà hoạt động từ thiện, nhiếp ảnh gia, một nhà hải dương học, và cả cô người mẫu Petra Nemcova.

Mình chủ quan, nghe nói là event ở UN, lại là lễ trao tặng danh hiệu rồi ăn tối nên ko buồn hỏi dress code vì tất cả các events tổ chức ở UN toàn khô khan và buồn tẻ. Bước vào hội trường thấy bà con ăn mặc lộng lẫy, váy dài hàng tấc kéo lê lết đằng sau, khăn choàng, đồ trang sức lịch bịch. Nhìn lại mình, quần xám áo sơ mi trắng, ko đeo trang sức, son phấn nhạt nhoà, thậm chí lục túi còn ko có cả lip gloss, thấy mỗi cái ví tiền và mấy coupon mua sữa bột cho Lila. Giở giấy mời ra xem, trời ạ, black tie dinner. Thế là cả buổi gầm gừ với bố Bình Nguyên “tại anh mà hôm nay em trông như con gà mái đứng giữa đàn công”.

Trước vụ sóng thần Thailand thì mình ko biết người mẫu Nemcova. Sau vụ đó thì mới biết cô người mẫu đi tắm biển gặp sóng thần bị mắc trên cây, sau đó thì cô tuyên bố cạch sàn diễn, mà đâu hình như chỉ 6 tháng sau lại lên sàn diễn như thường. Bài phát biểu của cô khá thú vị, mặc dù rất ngắc ngứ. Trong đó cô có kể trong một chuyến thăm một bệnh viện tim ở VN, một vị bác sĩ VN đã hỏi cô “cô có biết bệnh tim thường gặp nhất là gì ko?”, cô bảo cô ko, ông bảo “đấy là lack of compassion”, tức là bệnh thiếu lòng trắc ẩn. Cử toạ vỗ tay rầm rĩ.

Sau lễ trao giải là phần ăn tối có biểu diễn thời trang, với nhà thiết kế thời trang đồng thời là cựu người mẫu những năm 70s, 80s Bibi Russel. Khách tham gia buổi ăn tối chủ yếu là giới người mẫu, diễn viên, ngôi sao truyền hình, bankers, nhiếp ảnh gia. Ngồi cùng bàn với mình là một nhiếp ảnh gia thấy bảo rất nổi tiếng mà mình ko biết (vì mình ko biết ai vào với ai hết), đi cùng cô vợ đẹp như nữ thần. Ngoài ra khách mời đến từ khắp nơi trên thế giới vì là họ hàng hoặc bạn bè của những người được nhận giải.

Bố BN hỏi ‘em có thích làm từ thiện ko?”. Mình bảo ko. Mình đã từng làm từ thiện và ko tin nó. Quá nhiều người nhảy đi làm từ thiện trong khi chẳng có mục đích từ thiện mà chỉ để trục lợi theo đóm ăn tàn. Quá nhiều người cao giọng rao giảng những mục tiêu cao cả và những hoàn cảnh thương tâm cốt chỉ để xin được tiền để còn dùng tiền chi cho việc khác, còn những người thực sự là benefactor thì cứ mòn mỏi ngồi đợi trợ giúp, mà có trợ giúp thì cũng nhỏ giọt, chẳng đáng vào đâu so với số tiền được tài trợ. Mỗi lần nhận được xu nào thì lại quay phim chụp ảnh bắt tay rầm rĩ. Càng những tổ chức lớn lắm tiền càng phô trương thanh thế.

Nói về lĩnh vực từ thiện ở Hà nội, những người thực sự có tấm lòng rất ít, chủ yếu là những người make a living bằng tiền từ thiện. Những người ko chỉ có tấm lòng mà thực sự make a difference còn ít hơn. Trong 2 năm làm trong lĩnh vực này, mình chỉ thấy những ông sếp từ thiện đi máy bay hạng nhất (hạng nhất chứ ko thèm đi hạng thương gia nhé), ở khách sạn 5 sao, tìm cách biến hoá chi phí xăng xe cho gia đình đi việc riêng, và giãy giụa đòi tăng lương tăng thưởng, còn dự án ko có tiền cứ nằm chờ đấy nhé.

Thế cho nên ai có nhiều tiền ko biết tiêu vào việc gì mà muốn bỏ tiền làm từ thiện, tốt nhất là bỏ cả công sức thời gian để trực tiếp đi làm, đừng có mà giao cho bố con thằng nào.

Một buổi tối thú vị. Anh chàng ngồi bên trái mình, record producer, nói giọng London rõ hay.

Monday, May 19, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 33)

Chú Bình Nguyên đã ăn xong, ngồi nhìn mẹ ăn, thỉnh thoảng chú lại xin mẹ một cọng celery ngồi nhai rau ráu, chú gọi cọng rau là “e ơ i”. Tự dưng, chú nhìn mẹ, tay chú chống cằm, chú tâm sự “mamma, Lê mệt”, đầu gật gật. Mệt chú lắm. Chú cứ như ông cụ non.

Mẹ chú đang ngồi, chú chạy ra ngồi ké vào lòng, giải thích với mẹ rằng “Mamma, Lê nhồi, Lê mi-ỏi chưn”, tức là chú bảo chú ngồi xuống vì chú mỏi chân.

Mẹ chú đang nằm thì chú trèo lên nằm cùng, ghé vào gối mẹ bảo “Mamma, Lê mệt, Lê khò tí”.

Chú thấy mẹ đang bế em bé, chú muốn mẹ bế chú thì chú phân công như sau “mamma bế Lê bác Cằng bế Lila”. Nhưng nếu em bé mà khóc toáng lên thì chú sợ chạy cuống giò, mẹ đang làm gì chú cũng bắt mẹ bỏ xuống để “mamma bế Lila”.

Bố chú vừa về đến nhà, chú chạy ra bảo “papa, Lila ợ ợ ợ”, giọng kéo dài giả tiếng ợ. Ý chú muốn kể cho bố chuyện chú nhìn thấy em bé ợ hơi. Chú quan sát rất giỏi. Cả nhà cười đau bụng.

Dạo này chú hay nhắc lại những từ cuối mọi người nói, như con vẹt. Nghe chú mô tả em bé ợ xong, mẹ chú bảo “mệt Lê lắm cơ”, chú nhảy nhót và nhắc lại “Lê lắm cơ Lê lắm cơ”. Hoặc chị giúp việc bảo “tao đến chịu mày” là y như rằng chú nhắc đi nhắc lại “chịu mày chịu mày”.

Còn hôm nọ, chú trèo lên ghế, chú đập cái ô tô đồ chơi của chú vào thành ghế, mồm liến thoắng “Lê phá Lê phá”. Chắc là mỗi lần chú chơi đồ chơi ko giữ gìn chị giúp việc lại nhắc đến từ ‘phá’đây mà.

Nghe em bé khóc, chú chạy ra bảo chị giúp việc “bác Cằng, papa về lý Lila”. Hỏi ra mới biết mỗi lần chú khóc chị ấy lại doạ là papa sẽ về xử lý, nên thấy em bé khóc chú cũng bảo papa sẽ về xử lý em bé.

Đến là chịu chú. Mỗi ngày là một trò mới.

Mọi khi lúc nào mặt chú hơn hớn, má đỏ như táo, mắt long lanh, môi ướt. Từ hôm ngã đến giờ mặt chú ko hiểu sao cứ xanh mét, mặc dù vẫn líu lo như thường. Thương chú lắm cơ.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 33)

Chú Bình Nguyên đã ăn xong, ngồi nhìn mẹ ăn, thỉnh thoảng chú lại xin mẹ một cọng celery ngồi nhai rau ráu, chú gọi cọng rau là “e ơ i”. Tự dưng, chú nhìn mẹ, tay chú chống cằm, chú tâm sự “mamma, Lê mệt”, đầu gật gật. Mệt chú lắm. Chú cứ như ông cụ non.

Mẹ chú đang ngồi, chú chạy ra ngồi ké vào lòng, giải thích với mẹ rằng “Mamma, Lê nhồi, Lê mi-ỏi chưn”, tức là chú bảo chú ngồi xuống vì chú mỏi chân.

Mẹ chú đang nằm thì chú trèo lên nằm cùng, ghé vào gối mẹ bảo “Mamma, Lê mệt, Lê khò tí”.

Chú thấy mẹ đang bế em bé, chú muốn mẹ bế chú thì chú phân công như sau “mamma bế Lê bác Cằng bế Lila”. Nhưng nếu em bé mà khóc toáng lên thì chú sợ chạy cuống giò, mẹ đang làm gì chú cũng bắt mẹ bỏ xuống để “mamma bế Lila”.

Bố chú vừa về đến nhà, chú chạy ra bảo “papa, Lila ợ ợ ợ”, giọng kéo dài giả tiếng ợ. Ý chú muốn kể cho bố chuyện chú nhìn thấy em bé ợ hơi. Chú quan sát rất giỏi. Cả nhà cười đau bụng.

Dạo này chú hay nhắc lại những từ cuối mọi người nói, như con vẹt. Nghe chú mô tả em bé ợ xong, mẹ chú bảo “mệt Lê lắm cơ”, chú nhảy nhót và nhắc lại “Lê lắm cơ Lê lắm cơ”. Hoặc chị giúp việc bảo “tao đến chịu mày” là y như rằng chú nhắc đi nhắc lại “chịu mày chịu mày”.

Còn hôm nọ, chú trèo lên ghế, chú đập cái ô tô đồ chơi của chú vào thành ghế, mồm liến thoắng “Lê phá Lê phá”. Chắc là mỗi lần chú chơi đồ chơi ko giữ gìn chị giúp việc lại nhắc đến từ ‘phá’đây mà.

Nghe em bé khóc, chú chạy ra bảo chị giúp việc “bác Cằng, papa về lý Lila”. Hỏi ra mới biết mỗi lần chú khóc chị ấy lại doạ là papa sẽ về xử lý, nên thấy em bé khóc chú cũng bảo papa sẽ về xử lý em bé.

Đến là chịu chú. Mỗi ngày là một trò mới.

Mọi khi lúc nào mặt chú hơn hớn, má đỏ như táo, mắt long lanh, môi ướt. Từ hôm ngã đến giờ mặt chú ko hiểu sao cứ xanh mét, mặc dù vẫn líu lo như thường. Thương chú lắm cơ.

Saturday, May 17, 2008

Entry for May 17, 2008

Giận chị giúp việc ko để đâu cho hết. Tức là giận mấy hôm trước thôi, chứ hôm nay thì tớ quên tiệt rồi.

Về nhà thấy vết rách trên đầu Bình Nguyên vẫn đang ri rỉ máu, hỏi “bé ngã bao giờ?”, bảo “khoảng nửa tiếng trước”

Lại hỏi “sao chị ko gọi điện ngay cho em?”, bảo “nó vừa mới ngã, mà chị biết em cũng sắp về”

Hỏi “bé có chảy nhiều máu ko?”, bảo “ko, chảy ít”.

Hôm sau, lại hỏi “bé ngã xong chị tắm cho bé à?”

Bảo “Ừ”.

Lại hỏi “nó bé thế mà 3 vết khâu, chị cứ tưởng tượng nếu là chị thì sẽ là bao nhiêu vết. Khi chị vừa ngã da đầu rách một đoạn dài thế ai bắt chị đi tắm chị có chịu được ko mà chị bắt bé tắm, chưa kể vết thương hở mà để nước vào thì rất dễ nhiễm trùng”

Bảo “lúc nó ngã máu chảy bê bết nên chị chỉ lấy khăn lau đầu thôi chứ ko tắm”.

Thế là lộ ra chuyện Bình Nguyên chảy rất nhiều máu. Tớ cũng đoán vậy, vì vết rách dài và khá sâu.

Tớ ko giận chị ấy vì Bình Nguyên ngã, tớ chỉ giận chị ấy giấu giấu giếm giếm trong lúc tớ lại cần miêu tả chính xác sự việc với bác sĩ, mặc dù đã nói đi nói lại rằng đó ko phải là lỗi của ai cả, rằng Bình Nguyên hiếu động, ai trông cũng có thể xảy ra chuyện đó.

Một người có bao nhiêu mạng để đền?

Làm cách nào để thay đổi những suy nghĩ và nhận thức sai lầm và ignorant của người khác?

Entry for May 17, 2008

Giận chị giúp việc ko để đâu cho hết. Tức là giận mấy hôm trước thôi, chứ hôm nay thì tớ quên tiệt rồi.

Về nhà thấy vết rách trên đầu Bình Nguyên vẫn đang ri rỉ máu, hỏi “bé ngã bao giờ?”, bảo “khoảng nửa tiếng trước”

Lại hỏi “sao chị ko gọi điện ngay cho em?”, bảo “nó vừa mới ngã, mà chị biết em cũng sắp về”

Hỏi “bé có chảy nhiều máu ko?”, bảo “ko, chảy ít”.

Hôm sau, lại hỏi “bé ngã xong chị tắm cho bé à?”

Bảo “Ừ”.

Lại hỏi “nó bé thế mà 3 vết khâu, chị cứ tưởng tượng nếu là chị thì sẽ là bao nhiêu vết. Khi chị vừa ngã da đầu rách một đoạn dài thế ai bắt chị đi tắm chị có chịu được ko mà chị bắt bé tắm, chưa kể vết thương hở mà để nước vào thì rất dễ nhiễm trùng”

Bảo “lúc nó ngã máu chảy bê bết nên chị chỉ lấy khăn lau đầu thôi chứ ko tắm”.

Thế là lộ ra chuyện Bình Nguyên chảy rất nhiều máu. Tớ cũng đoán vậy, vì vết rách dài và khá sâu.

Tớ ko giận chị ấy vì Bình Nguyên ngã, tớ chỉ giận chị ấy giấu giấu giếm giếm trong lúc tớ lại cần miêu tả chính xác sự việc với bác sĩ, mặc dù đã nói đi nói lại rằng đó ko phải là lỗi của ai cả, rằng Bình Nguyên hiếu động, ai trông cũng có thể xảy ra chuyện đó.

Một người có bao nhiêu mạng để đền?

Làm cách nào để thay đổi những suy nghĩ và nhận thức sai lầm và ignorant của người khác?

Thursday, May 15, 2008

Bình Nguyên bị ngã

Hôm qua, vừa mở cửa vào nhà đã thấy Bình Nguyên chạy ra chỉ tay lên đầu mách.

Chị giúp việc bảo chú ngã. Vạch đầu chú ra thấy da đầu rách một đoạn dài, máu vẫn chảy ri rỉ.

Vội vàng gọi điện cho bác sĩ, rồi vội vàng đưa chú đến phòng cấp cứu để khâu.

Bác sĩ không khâu mà lấy dụng cụ gì trông như cái dập ghim, dập 3 nhát ghim vào vết rách. Không hiểu mình lạc hậu hay tại nước Mỹ phát triển quá. Thế là trên đầu chú, chỗ tóc đỏ máu lại thấy thấp thoáng ánh kim loại, trông cứ ghê ghê.

Bác sĩ bảo về phải theo dõi.

Lúc nằm ôm con ru con ngủ, chợt nhận thấy con lớn nhanh quá chừng. Mới mấy tháng trước con ốm sốt còn nằm gọn trong lòng mẹ ngủ mê mệt, giờ mẹ đã ko thể ôm gọn con trong lòng.

Cả đêm ngửi thấy mùi máu tanh tanh trên mái đầu tóc vẫn bết bết của con.

Cả đêm nghe thấy tiếng xe cứu hoả, xe cứu thương, xe cảnh sát rú còi ngoài kia.

Mới thấy trong này mẹ con mình thật ấm áp và yên ổn.

Mẹ ko bao giờ dám than phiền, vì biết cuộc sống rất khó lường, có tất rồi mất tất, thế nên có được chừng nào thì chừng đó đã là may mắn.

Yêu con nhất trên đời.

Bình Nguyên bị ngã

Hôm qua, vừa mở cửa vào nhà đã thấy Bình Nguyên chạy ra chỉ tay lên đầu mách.

Chị giúp việc bảo chú ngã. Vạch đầu chú ra thấy da đầu rách một đoạn dài, máu vẫn chảy ri rỉ.

Vội vàng gọi điện cho bác sĩ, rồi vội vàng đưa chú đến phòng cấp cứu để khâu.

Bác sĩ không khâu mà lấy dụng cụ gì trông như cái dập ghim, dập 3 nhát ghim vào vết rách. Không hiểu mình lạc hậu hay tại nước Mỹ phát triển quá. Thế là trên đầu chú, chỗ tóc đỏ máu lại thấy thấp thoáng ánh kim loại, trông cứ ghê ghê.

Bác sĩ bảo về phải theo dõi.

Lúc nằm ôm con ru con ngủ, chợt nhận thấy con lớn nhanh quá chừng. Mới mấy tháng trước con ốm sốt còn nằm gọn trong lòng mẹ ngủ mê mệt, giờ mẹ đã ko thể ôm gọn con trong lòng.

Cả đêm ngửi thấy mùi máu tanh tanh trên mái đầu tóc vẫn bết bết của con.

Cả đêm nghe thấy tiếng xe cứu hoả, xe cứu thương, xe cảnh sát rú còi ngoài kia.

Mới thấy trong này mẹ con mình thật ấm áp và yên ổn.

Mẹ ko bao giờ dám than phiền, vì biết cuộc sống rất khó lường, có tất rồi mất tất, thế nên có được chừng nào thì chừng đó đã là may mắn.

Yêu con nhất trên đời.

Tuesday, May 13, 2008

Entry for May 14, 2008

Chị giúp việc nấu canh cá. Nhà hết cà chua chưa kịp đi mua, chị ấy cho luôn ketchup vào. Theo chị ấy thì ketchup cũng là cà chua chứ là cái gì. Thế là mình ko đụng đũa. Chị ấy càng sướng, ngồi ăn một mình, luôn miệng khen ngon. Còn mình thì đành ăn cơm không

Chị ấy lác mắt khi thấy chỉ sau mấy tuần người mình lại thon thả như trước, nhưng chị ấy vẫn chưa tâm phục khẩu phục. Chị ấy bảo “giống chị thôi em ơi, đẻ xong chưa béo đâu, con cứ phải vài tháng ăn ngủ đều đặn rồi lúc đấy mình mới béo”. Ừ thì lại đợi mấy tháng nữa xem tình hình thế lào.

Chị ấy cứ than với mình là chị béo quá em ạ bụng chị như cái thúng. Dạo này nghe lời khuyên của mình nên chị ấy giảm khẩu phần cơm và tăng khẩu phần rau và thịt. Khổ nỗi thỉnh thoảng chị ấy quên vẫn thổi nhiều cơm như trước, mà lại ko muốn ăn cơm nguội. Thế nên chị ấy lấy một bát nhỏ xíu cho bản thân, còn lại làm một bát tô toàn cơm là cơm cho mình. Nhiều khi mình lại ko để ý, cứ thấy cái bát trước mặt là ăn hì hục. Thế nên cứ tuần vài bữa mình lại ngồi ngắc ngoải chén bát cơm to, chẳng còn bụng dạ nào ăn cái gì khác. Ăn xong làm cốc nước lọc to tướng, thế là no đến tận tối, vẫn chẳng có bụng dạ nào ăn cái gì khác nữa. Không biết có phải ăn uống thiếu chất ko mà người cứ dặt dà dặt dẹo.

Được cái là lại vừa hết vào những cái quần cạp trễ chân gầy…

Entry for May 14, 2008

Chị giúp việc nấu canh cá. Nhà hết cà chua chưa kịp đi mua, chị ấy cho luôn ketchup vào. Theo chị ấy thì ketchup cũng là cà chua chứ là cái gì. Thế là mình ko đụng đũa. Chị ấy càng sướng, ngồi ăn một mình, luôn miệng khen ngon. Còn mình thì đành ăn cơm không

Chị ấy lác mắt khi thấy chỉ sau mấy tuần người mình lại thon thả như trước, nhưng chị ấy vẫn chưa tâm phục khẩu phục. Chị ấy bảo “giống chị thôi em ơi, đẻ xong chưa béo đâu, con cứ phải vài tháng ăn ngủ đều đặn rồi lúc đấy mình mới béo”. Ừ thì lại đợi mấy tháng nữa xem tình hình thế lào.

Chị ấy cứ than với mình là chị béo quá em ạ bụng chị như cái thúng. Dạo này nghe lời khuyên của mình nên chị ấy giảm khẩu phần cơm và tăng khẩu phần rau và thịt. Khổ nỗi thỉnh thoảng chị ấy quên vẫn thổi nhiều cơm như trước, mà lại ko muốn ăn cơm nguội. Thế nên chị ấy lấy một bát nhỏ xíu cho bản thân, còn lại làm một bát tô toàn cơm là cơm cho mình. Nhiều khi mình lại ko để ý, cứ thấy cái bát trước mặt là ăn hì hục. Thế nên cứ tuần vài bữa mình lại ngồi ngắc ngoải chén bát cơm to, chẳng còn bụng dạ nào ăn cái gì khác. Ăn xong làm cốc nước lọc to tướng, thế là no đến tận tối, vẫn chẳng có bụng dạ nào ăn cái gì khác nữa. Không biết có phải ăn uống thiếu chất ko mà người cứ dặt dà dặt dẹo.

Được cái là lại vừa hết vào những cái quần cạp trễ chân gầy…

Một ngày tự sướng

Sau những đêm dài mất ngủ đến phờ phạc, và những ngày dài chạy chân ko bén đất,

Thứ sáu vừa rồi mình quyết định để hẳn một ngày để tự sướng.

Tức là bùng buổi ăn tối với ty cảnh sát NY, để bố Bình Nguyên đi một mình, vừa đi vừa làu bàu.

Buổi sáng, mình lên mạng blogging một chặp hoành tráng

Buổi trưa ăn xong mình cho phép mình thú vui xa xỉ là chui vào chăn ấm sực cuộn tròn ngủ một giấc say tít, xế chiều mới mò dậy. Không biết mọi người có tin ko chứ theo mình thú vui nho nhã nhất ở đời là chui vào chăn ấm ngủ trưa khi ngoài trời mưa lạnh.

Mò dậy mình gọi điện đặt hẹn massage. Cửa hàng massage gần nhà. Tiếc cái là chị massage xinh đẹp mà mình rất thích đã chuyển chỗ làm, cái em mới to khoẻ, làm cái gì cũng mạnh tay. Chỉ khổ mình có mỗi một nhúm toàn xương với da, cứ phải gồng mình trong suốt 1 tiếng đồng hồ chống đỡ với đôi bàn tay hộ pháp của em ấy. Lúc xong nhức hết cả đầu.

Tối về mình lại nấu bữa tối hoành tráng, ăn no căng bụng.

Xong mình lên ngồi vi tính.

Tự dưng mình thấy thấp thoáng khung cửa sổ nhà bên có anh hàng xóm thân hình săn chắc mặc quần đùi đỏ đang tập tạ. Thật là một cảnh tượng dễ chịu. Ở NY nhà nọ bao giờ cũng nhìn sang được nhà kia. Nhiều người NY sắm ống nhòm để nghía sang nhà hàng xóm. Cũng nhiều khi nghía được nhiều cảnh hay ra phết.

Rồi thì mình đi tắm một phát.

Thật là một ngày nho nhã.

Giá mà có nhiều hơn những ngày như thế này.

Một ngày tự sướng

Sau những đêm dài mất ngủ đến phờ phạc, và những ngày dài chạy chân ko bén đất,

Thứ sáu vừa rồi mình quyết định để hẳn một ngày để tự sướng.

Tức là bùng buổi ăn tối với ty cảnh sát NY, để bố Bình Nguyên đi một mình, vừa đi vừa làu bàu.

Buổi sáng, mình lên mạng blogging một chặp hoành tráng

Buổi trưa ăn xong mình cho phép mình thú vui xa xỉ là chui vào chăn ấm sực cuộn tròn ngủ một giấc say tít, xế chiều mới mò dậy. Không biết mọi người có tin ko chứ theo mình thú vui nho nhã nhất ở đời là chui vào chăn ấm ngủ trưa khi ngoài trời mưa lạnh.

Mò dậy mình gọi điện đặt hẹn massage. Cửa hàng massage gần nhà. Tiếc cái là chị massage xinh đẹp mà mình rất thích đã chuyển chỗ làm, cái em mới to khoẻ, làm cái gì cũng mạnh tay. Chỉ khổ mình có mỗi một nhúm toàn xương với da, cứ phải gồng mình trong suốt 1 tiếng đồng hồ chống đỡ với đôi bàn tay hộ pháp của em ấy. Lúc xong nhức hết cả đầu.

Tối về mình lại nấu bữa tối hoành tráng, ăn no căng bụng.

Xong mình lên ngồi vi tính.

Tự dưng mình thấy thấp thoáng khung cửa sổ nhà bên có anh hàng xóm thân hình săn chắc mặc quần đùi đỏ đang tập tạ. Thật là một cảnh tượng dễ chịu. Ở NY nhà nọ bao giờ cũng nhìn sang được nhà kia. Nhiều người NY sắm ống nhòm để nghía sang nhà hàng xóm. Cũng nhiều khi nghía được nhiều cảnh hay ra phết.

Rồi thì mình đi tắm một phát.

Thật là một ngày nho nhã.

Giá mà có nhiều hơn những ngày như thế này.

Thursday, May 8, 2008

Loyola




Chú Bình Nguyên đã đến tuổi đi học. Chú ăn mặc xoàng xĩnh, đồ chơi ko có, nhưng đi học thì phải đi những trường tốt nhất. Bố mẹ chú đã quyết như vậy.

Khi về Ý, lúc đó chú đã 4 tuổi, bố mẹ chú đã có kế hoạch cho chú đi học trường Pháp cho nó quý xờ tộc. Gì chứ cái môi cong cong của chú mà nói tiếng Pháp nhẹ như gió thoảng mây bay thì bọn con gái chúng nó chết chú đứ đừ. Chateaubriand là một trong những trường tốt nhất ở Rome. Nhưng xin vào đó được thì cũng còn lắm gian nan.

Nhưng vấn đề nan giải bây giờ là xin cho chú đi học ở New York. Năm ngoái chú đi học ở gần nhà nhưng vì chú ốm lên ốm xuống nên mẹ chú xót ruột giữ rịt chú ở nhà. Năm nay thì chắc phải cho chú đi học kẻo bọn trẻ con cùng tuổi được phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn còn chú lại toàn ‘đôi bạn cùng lùi’ với chị giúp việc thì hỏng.

Trường dòng Loyola là day nursery tốt nhất ở NY. Trường nằm ở khu phố trên, hình như do các thầy tu thành lập và hiện được các bà sơ trông nom. Bọn trẻ con đi học ở đó toàn mặc đồ hiệu và có bảo mẫu đi kèm từng bước.

Mẹ chú gọi điện đến xin học. Chúng bảo “năm nay đã fully booked, năm sau cũng đã fully booked”. Mẹ chú nhún nhường yêu cầu được vào danh sách đợi, chúng lại bảo “nếu muốn thì chúng cho vào cũng được nhưng chúng khuyên là ko nên vào phí công đợi, vì danh sách đợi cũng đã dài lắm rồi, nhất là danh sách đợi cho lớp trẻ từ 2 đến 3 tuổi”. Tinh vi sờ ti con lợn.

Than thở với mấy người bạn, mẹ chú được nghe họ bảo “ở đây con vừa sinh ra là bố mẹ đã phải tính chuyện xin cho con học trường nào rồi”. Ôi, chiến lược tầm xa thế thì mẹ chú chịu.

Hiện giờ thì bố chú vẫn đang loay hoay xem có cách nào cho chú bon chen vào lớp học kia ko.

Còn chú thì vẫn hàng ngày đôi bạn cùng lùi với chị giúp việc. Nhìn con rái cá chị ấy bảo “đây là con hải cẩu”. Thế là chú nhảy nhót khắp nhà nhắc đi nhắc lại hải khẩu hải khẩu.

Cũng như bây giờ chú làm cái gì mà theo chú đáng được khen là chú tự động bảo “Gút”. Chả là chị ấy hay khen chú bằng tiếng Anh.

Còn tối hôm qua, chú và chị giúp việc đùa nhau rúc rích trong phòng, ko hiểu chú nghịch phá cái gì mà chị ấy kêu ầm lên “Âu mai gót-sờ” (tức là Oh my god, có thêm sờ ở cuối câu???). Bố mẹ chú đang ăn tối nghe thấy, tròn mắt nhìn nhau một lúc rồi bò ra cười ko dám phát ra tiếng vì sợ chị ấy phật ý.

Ngày nào cũng một trận cười tưởng chết.

Loyola




Chú Bình Nguyên đã đến tuổi đi học. Chú ăn mặc xoàng xĩnh, đồ chơi ko có, nhưng đi học thì phải đi những trường tốt nhất. Bố mẹ chú đã quyết như vậy.

Khi về Ý, lúc đó chú đã 4 tuổi, bố mẹ chú đã có kế hoạch cho chú đi học trường Pháp cho nó quý xờ tộc. Gì chứ cái môi cong cong của chú mà nói tiếng Pháp nhẹ như gió thoảng mây bay thì bọn con gái chúng nó chết chú đứ đừ. Chateaubriand là một trong những trường tốt nhất ở Rome. Nhưng xin vào đó được thì cũng còn lắm gian nan.

Nhưng vấn đề nan giải bây giờ là xin cho chú đi học ở New York. Năm ngoái chú đi học ở gần nhà nhưng vì chú ốm lên ốm xuống nên mẹ chú xót ruột giữ rịt chú ở nhà. Năm nay thì chắc phải cho chú đi học kẻo bọn trẻ con cùng tuổi được phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn còn chú lại toàn ‘đôi bạn cùng lùi’ với chị giúp việc thì hỏng.

Trường dòng Loyola là day nursery tốt nhất ở NY. Trường nằm ở khu phố trên, hình như do các thầy tu thành lập và hiện được các bà sơ trông nom. Bọn trẻ con đi học ở đó toàn mặc đồ hiệu và có bảo mẫu đi kèm từng bước.

Mẹ chú gọi điện đến xin học. Chúng bảo “năm nay đã fully booked, năm sau cũng đã fully booked”. Mẹ chú nhún nhường yêu cầu được vào danh sách đợi, chúng lại bảo “nếu muốn thì chúng cho vào cũng được nhưng chúng khuyên là ko nên vào phí công đợi, vì danh sách đợi cũng đã dài lắm rồi, nhất là danh sách đợi cho lớp trẻ từ 2 đến 3 tuổi”. Tinh vi sờ ti con lợn.

Than thở với mấy người bạn, mẹ chú được nghe họ bảo “ở đây con vừa sinh ra là bố mẹ đã phải tính chuyện xin cho con học trường nào rồi”. Ôi, chiến lược tầm xa thế thì mẹ chú chịu.

Hiện giờ thì bố chú vẫn đang loay hoay xem có cách nào cho chú bon chen vào lớp học kia ko.

Còn chú thì vẫn hàng ngày đôi bạn cùng lùi với chị giúp việc. Nhìn con rái cá chị ấy bảo “đây là con hải cẩu”. Thế là chú nhảy nhót khắp nhà nhắc đi nhắc lại hải khẩu hải khẩu.

Cũng như bây giờ chú làm cái gì mà theo chú đáng được khen là chú tự động bảo “Gút”. Chả là chị ấy hay khen chú bằng tiếng Anh.

Còn tối hôm qua, chú và chị giúp việc đùa nhau rúc rích trong phòng, ko hiểu chú nghịch phá cái gì mà chị ấy kêu ầm lên “Âu mai gót-sờ” (tức là Oh my god, có thêm sờ ở cuối câu???). Bố mẹ chú đang ăn tối nghe thấy, tròn mắt nhìn nhau một lúc rồi bò ra cười ko dám phát ra tiếng vì sợ chị ấy phật ý.

Ngày nào cũng một trận cười tưởng chết.

Pravda




Tối qua nhân thể có vợ chồng chị bạn sang NY triển lãm hàng, mình tranh thủ trốn đi uống nước. Chồng đi đá bóng về bảo “anh đi với”, “thôi xin ông, mời ông ở nhà”.

Thế là tung tẩy đi một mình, quần xanh giày đỏ.

Cả nhóm kéo vào một bar của Nga, Pravda. Nhạc ầm ĩ. Những anh bồi bàn cao lớn. Mình chả biết từ tiếng Nga nào, cứ đứng tần ngần mãi trước cửa toilet ko dám vào vì chẳng hiểu cái nào dành cho con gái. Tên đồ uống bằng tiếng Nga cũng chả hiểu mô tê gì. Chết, tụt hậu mất rồi.

Anh chồng chị bạn chỉ đi toilet có mấy phút, trước lúc đi tuyên bố bằng tiếng Việt “Anh đi đái một tí nhé”, thế mà lúc quay về đã thấy 3 cô gái đang chụm đầu săm soi mỹ phẩm của nhau. Anh ấy chán quá bảo “I go back to the toilet”. Thực ra là hai chị kia lôi mỹ phẩm ra tán với nhau, mình chỉ ngó vào xem hóng hớt. Mình thấy thán phục những cô gái luôn có mỹ phẩm, khăn giấy, kẹo cao su trong túi xách. Thật là cầu kỳ và nữ tính.

Còn mình, đi đâu hầu như cũng chỉ tung tẩy cái túi không. Đúng là trên răng dưới dép.

Nửa đêm, đi về một mình, đêm NY ấm áp. Tự dưng nhớ những lúc rôm rả tán gẫu đủ chuyện vớ vẩn với bạn bè sau một ngày làm việc căng thẳng, ngồi trong một fancy bar, nhìn Hà nội trôi chảy ngoài cửa kính.

Nhớ cả những lúc một mình.

Lâu lắm chẳng có lúc nào một mình.

Đây là bức ảnh chụp ở bar Illy dưới Sài Gòn tháng 11/2006.

Pravda




Tối qua nhân thể có vợ chồng chị bạn sang NY triển lãm hàng, mình tranh thủ trốn đi uống nước. Chồng đi đá bóng về bảo “anh đi với”, “thôi xin ông, mời ông ở nhà”.

Thế là tung tẩy đi một mình, quần xanh giày đỏ.

Cả nhóm kéo vào một bar của Nga, Pravda. Nhạc ầm ĩ. Những anh bồi bàn cao lớn. Mình chả biết từ tiếng Nga nào, cứ đứng tần ngần mãi trước cửa toilet ko dám vào vì chẳng hiểu cái nào dành cho con gái. Tên đồ uống bằng tiếng Nga cũng chả hiểu mô tê gì. Chết, tụt hậu mất rồi.

Anh chồng chị bạn chỉ đi toilet có mấy phút, trước lúc đi tuyên bố bằng tiếng Việt “Anh đi đái một tí nhé”, thế mà lúc quay về đã thấy 3 cô gái đang chụm đầu săm soi mỹ phẩm của nhau. Anh ấy chán quá bảo “I go back to the toilet”. Thực ra là hai chị kia lôi mỹ phẩm ra tán với nhau, mình chỉ ngó vào xem hóng hớt. Mình thấy thán phục những cô gái luôn có mỹ phẩm, khăn giấy, kẹo cao su trong túi xách. Thật là cầu kỳ và nữ tính.

Còn mình, đi đâu hầu như cũng chỉ tung tẩy cái túi không. Đúng là trên răng dưới dép.

Nửa đêm, đi về một mình, đêm NY ấm áp. Tự dưng nhớ những lúc rôm rả tán gẫu đủ chuyện vớ vẩn với bạn bè sau một ngày làm việc căng thẳng, ngồi trong một fancy bar, nhìn Hà nội trôi chảy ngoài cửa kính.

Nhớ cả những lúc một mình.

Lâu lắm chẳng có lúc nào một mình.

Đây là bức ảnh chụp ở bar Illy dưới Sài Gòn tháng 11/2006.

Tuesday, May 6, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 32)




Chú Bình Nguyên khổ đường ăn uống. Thấy bác giúp việc đặt nồi cơm lên bếp, chú vội vàng kéo cái ghế cao, hì hục trèo lên, ngồi sẵn sàng, mồm kêu “Lê đói Lê măm măm”. Sau được giải thích là vừa bắc nồi cơm, vẫn sống, chưa ăn được, chú lại trèo xuống.

Mấy phút sau, bác giúp việc vớt rau ra cái đĩa có hình con gấu của chú. Chú kiễng chân lên nhìn thấy, lại thở ành ạch trèo lên cái ghế cao, ngồi ngay ngắn, mồm kêu “Lê đói Lê măm măm”. Lại được giải thích là rau còn nóng lắm, với lại phải chờ cơm chín, chú lại trèo xuống.

Mấy phút sau nữa, bác giúp việc rán trứng với thịt, mùi thơm lừng bay khắp nhà, chú Bình Nguyên đang chơi tha thẩn ngửi thấy lại một lần nữa hì hục mặt đỏ tía tai trèo lên cái ghế cao, ngồi ngay ngắn, nhắc lại “Lê đói Lê măm măm”.

Nhưng mà cơm vẫn chưa chín. Chú lại kiên nhẫn trèo xuống.

Ngày nào cũng trèo lên trèo xuống vài bận như thế.

Đúng là chú khổ đường ăn uống.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 32)




Chú Bình Nguyên khổ đường ăn uống. Thấy bác giúp việc đặt nồi cơm lên bếp, chú vội vàng kéo cái ghế cao, hì hục trèo lên, ngồi sẵn sàng, mồm kêu “Lê đói Lê măm măm”. Sau được giải thích là vừa bắc nồi cơm, vẫn sống, chưa ăn được, chú lại trèo xuống.

Mấy phút sau, bác giúp việc vớt rau ra cái đĩa có hình con gấu của chú. Chú kiễng chân lên nhìn thấy, lại thở ành ạch trèo lên cái ghế cao, ngồi ngay ngắn, mồm kêu “Lê đói Lê măm măm”. Lại được giải thích là rau còn nóng lắm, với lại phải chờ cơm chín, chú lại trèo xuống.

Mấy phút sau nữa, bác giúp việc rán trứng với thịt, mùi thơm lừng bay khắp nhà, chú Bình Nguyên đang chơi tha thẩn ngửi thấy lại một lần nữa hì hục mặt đỏ tía tai trèo lên cái ghế cao, ngồi ngay ngắn, nhắc lại “Lê đói Lê măm măm”.

Nhưng mà cơm vẫn chưa chín. Chú lại kiên nhẫn trèo xuống.

Ngày nào cũng trèo lên trèo xuống vài bận như thế.

Đúng là chú khổ đường ăn uống.

Monday, May 5, 2008

Tớ lại đi bằng vành




Con thì còn nhỏ. Nó ngủ suốt ngày, nhưng cứ đến 10h đêm thì mắt mở to thao láo, đảo qua đảo lại như rang lạc, điệu bộ rất chi là linh hoạt. Xin nó là con ngủ đi cho mẹ ngủ cái, thì nó nhìn nhìn mình điệu bộ rất thờ ơ, mồm chúm lại như huýt sáo.

Tưởng là nó thức thế kệ nó, mình đi ngủ cũng được. Nhưng khốn nỗi nó thức thì lại phải có người thức hầu chuyện, thấy im ắng một cái là khóc inh ỏi, khóc là “nga nga nga…”.

Thế nên đêm nào cũng vật vờ, nếu được đi ngủ lúc 2h sáng là còn may chán. Chưa kể cứ 2 tiếng phải cho ăn một lần, ăn xong thì nào là thay bỉm, nào là ru ngủ lại, chưa kể trước lúc khóc đòi ăn thì đã lục đục hị hị phải đến 15 phút, vv và vv. Nói chung giữa hai lần nàng ăn thì mẹ chỉ ngủ được giỏi lắm là 1 tiếng. Cứ phải đến sáng thì nàng mới ngủ yên.

Thế cho nên đến 7h sáng thì mình mới may ra được ngủ tứ tế. Nhưng…

Đang ngủ ngon lành, một giấc ngủ sâu chưa từng thấy, thì tự dưng ò ò e í, do you think I’m sexy …, giọng vịt đực của anh chàng Rod Stewart, kèm theo tiếng lạo xạo như tiếng bát đĩa xô nhau. Bật dậy quáng quàng mắt nhắm mắt mở, tinh thần hơi hơi hoảng loạn vì ko hiểu âm thanh kia đến từ đâu. Họ cũng bật dậy, chẳng nói chẳng rằng nhanh như cắt chaỵ tót ra cái đồng hồ cỗ lỗ sĩ mua 1 đô la nhưng tiền vận chuyển 15đô, tắt bụp một cái, rồi lại nhanh như cắt chạy lại giường nằm vật ra ngủ. Hoá ra là vì để chuông báo thức trên di động ko dậy được, vì di động để ngay cạnh giường, kêu một phát là tắt luôn, nên lần này quyết chí để báo thức thật xa, để chứng tỏ cho vợ thấy thiện chí ‘dậy sớm đi làm sớm về nhà sớm để giúp vợ việc nhà’ của mình. Cái đồng hồ cổ lỗ sĩ, báo thức bằng cách bật đài to tướng lên cực kỳ phản cảm (có lẽ đó là dụng ý của nhà sản xuất, cho mấy thằng ngủ nướng thấy bực mình mà tỉnh ngủ), mà muốn tắt thì phải vặn vặn xoay xoay mấy nấc liền mới tắt được, thế mà ko hiểu làm sao tắt nhanh thế. Chứ bình thường, đang ngủ mà bị dựng dậy như thế thì thậm chí còn ko nói được, tức là nói ngọng ríu mình có căng tai lên cũng chịu ko hiểu được.

Thế là bây giờ, ngay cả khi để báo thức rất xa giường, cứ sáng sáng, khi tiếng đài bật to ầm lên là có kẻ ngồi bật dậy, chạy như ma đuổi ra tắt, rồi lại chạy như ma đuổi quay lại giường làm nốt giấc phụ. Thế là vẫn cứ đi làm muộn như thường.

Mà thậm chí còn đi làm muộn hơn trước nhiều. Vì vợ thức suốt đêm nên sáng ra ngủ đến 9h mới dậy. Chồng thể hiện sự đồng cảm với sự vất vả của vợ bằng cách cũng ngủ luôn đến 9h. Thế tức là đã ngủ từ chập tối một mạch đến sáng, giờ lại làm thêm giấc phụ vài tiếng nữa.

Béo vẫn hoàn béo, mà đi làm muộn thì vẫn hoàn đi làm muộn.

Tớ lại đi bằng vành




Con thì còn nhỏ. Nó ngủ suốt ngày, nhưng cứ đến 10h đêm thì mắt mở to thao láo, đảo qua đảo lại như rang lạc, điệu bộ rất chi là linh hoạt. Xin nó là con ngủ đi cho mẹ ngủ cái, thì nó nhìn nhìn mình điệu bộ rất thờ ơ, mồm chúm lại như huýt sáo.

Tưởng là nó thức thế kệ nó, mình đi ngủ cũng được. Nhưng khốn nỗi nó thức thì lại phải có người thức hầu chuyện, thấy im ắng một cái là khóc inh ỏi, khóc là “nga nga nga…”.

Thế nên đêm nào cũng vật vờ, nếu được đi ngủ lúc 2h sáng là còn may chán. Chưa kể cứ 2 tiếng phải cho ăn một lần, ăn xong thì nào là thay bỉm, nào là ru ngủ lại, chưa kể trước lúc khóc đòi ăn thì đã lục đục hị hị phải đến 15 phút, vv và vv. Nói chung giữa hai lần nàng ăn thì mẹ chỉ ngủ được giỏi lắm là 1 tiếng. Cứ phải đến sáng thì nàng mới ngủ yên.

Thế cho nên đến 7h sáng thì mình mới may ra được ngủ tứ tế. Nhưng…

Đang ngủ ngon lành, một giấc ngủ sâu chưa từng thấy, thì tự dưng ò ò e í, do you think I’m sexy …, giọng vịt đực của anh chàng Rod Stewart, kèm theo tiếng lạo xạo như tiếng bát đĩa xô nhau. Bật dậy quáng quàng mắt nhắm mắt mở, tinh thần hơi hơi hoảng loạn vì ko hiểu âm thanh kia đến từ đâu. Họ cũng bật dậy, chẳng nói chẳng rằng nhanh như cắt chaỵ tót ra cái đồng hồ cỗ lỗ sĩ mua 1 đô la nhưng tiền vận chuyển 15đô, tắt bụp một cái, rồi lại nhanh như cắt chạy lại giường nằm vật ra ngủ. Hoá ra là vì để chuông báo thức trên di động ko dậy được, vì di động để ngay cạnh giường, kêu một phát là tắt luôn, nên lần này quyết chí để báo thức thật xa, để chứng tỏ cho vợ thấy thiện chí ‘dậy sớm đi làm sớm về nhà sớm để giúp vợ việc nhà’ của mình. Cái đồng hồ cổ lỗ sĩ, báo thức bằng cách bật đài to tướng lên cực kỳ phản cảm (có lẽ đó là dụng ý của nhà sản xuất, cho mấy thằng ngủ nướng thấy bực mình mà tỉnh ngủ), mà muốn tắt thì phải vặn vặn xoay xoay mấy nấc liền mới tắt được, thế mà ko hiểu làm sao tắt nhanh thế. Chứ bình thường, đang ngủ mà bị dựng dậy như thế thì thậm chí còn ko nói được, tức là nói ngọng ríu mình có căng tai lên cũng chịu ko hiểu được.

Thế là bây giờ, ngay cả khi để báo thức rất xa giường, cứ sáng sáng, khi tiếng đài bật to ầm lên là có kẻ ngồi bật dậy, chạy như ma đuổi ra tắt, rồi lại chạy như ma đuổi quay lại giường làm nốt giấc phụ. Thế là vẫn cứ đi làm muộn như thường.

Mà thậm chí còn đi làm muộn hơn trước nhiều. Vì vợ thức suốt đêm nên sáng ra ngủ đến 9h mới dậy. Chồng thể hiện sự đồng cảm với sự vất vả của vợ bằng cách cũng ngủ luôn đến 9h. Thế tức là đã ngủ từ chập tối một mạch đến sáng, giờ lại làm thêm giấc phụ vài tiếng nữa.

Béo vẫn hoàn béo, mà đi làm muộn thì vẫn hoàn đi làm muộn.

Saturday, May 3, 2008

Ấy cứ NIỆU HỒN!!!




Tớ bảo ấy nhé,

Ngày xưa ấy luôn luôn đến đúng hẹn, ngồi đợi, đứng đợi tớ rất kiên nhẫn.

Giờ tớ đến hẹn đúng giờ và ngồi đợi, đứng đợi ấy rất kiên nhẫn.

Ngày xưa ấy luôn luôn chụp ảnh tớ bất cứ khi nào có dịp, và chỉ chụp tớ mà thôi, ko trời mây non nước gì sất

Bây giờ ấy cầm máy ảnh lom khom chụp hoa lá chim cò tranh tượng, tớ đứng tựa cây vịn hoa chân bắt chéo mãi mới xin được một pô, lại còn bị rung

Ngày xưa ấy lăng xăng nấu nướng dọn bàn tớ ngồi thu lu ở bàn nhìn

Giờ ấy ngồi thu lu ở bàn nhìn tớ lăng xăng nấu nướng dọn bàn

Ngày xưa đi ăn đi chơi ấy luôn nằng nặc đòi trả tiền

Giờ ăn xong ấy ngồi ngáp ngáp đợi tớ trả tiền, chưa kể thỉnh thoảng lại vợ ơi em có tiền mặt ko anh phải mua cái này cái nọ mà ko có thời gian ra ngân hàng rút tiền (thực ra tớ biết thừa ấy toàn xin tiền lẻ mua bánh kẹo dưới bến tàu điện ngầm để ăn vặt).

Ngày xưa ấy đưa đón tớ tận văn phòng, thậm chí là chờ tớ vào hẳn văn phòng rồi ấy mới yên tâm cho xe đi (để chắc chắn là tớ ko tót đi chỗ khác)

Giờ nếu có việc đi đâu đó cùng nhau gần văn phòng, thể nào ấy cũng mặc cả để tớ phải đi tiễn ấy về tận văn phòng mới thôi, rồi ấy tót vào văn phòng để mặc tớ một mình lọ mọ đi về.

Ngày xưa ấy hào hoa phong nhã, ở nhà cũng như ngoài đường, nước hoa thơm nức, casual hay formal đều lịch sự vô cùng. Giờ thì áo len thủng một lỗ ở nách (chả biết vì sao), quần cái thì rách một lỗ ở gối (vì có lần ngã ngoài đường), cái thì cộc đến nửa bắp chân (tại chị giúp việc cho vào sấy nóng nên co tít lại), đầu tóc dựng ngược đi dật dờ trong nhà, ôi thôi chả nói nữa.

Thế nên nếu ấy mà có định chê bai tớ thì ấy cứ NIỆU HỒN , tớ có hẳn danh sách kể tội ấy, ở trên chỉ là phần nhỏ thôi nhoá .

PS: phủ đầu địch trước, vì dạo này tự thấy bản thân hơi lôi thôi một tí, và thân hình thì cũng ko còn eo ót được như ngày xưa. Hai con rồi, có siêu mẫu thì cũng mất eo nữa là mình. Kaka

Ấy cứ NIỆU HỒN!!!




Tớ bảo ấy nhé,

Ngày xưa ấy luôn luôn đến đúng hẹn, ngồi đợi, đứng đợi tớ rất kiên nhẫn.

Giờ tớ đến hẹn đúng giờ và ngồi đợi, đứng đợi ấy rất kiên nhẫn.

Ngày xưa ấy luôn luôn chụp ảnh tớ bất cứ khi nào có dịp, và chỉ chụp tớ mà thôi, ko trời mây non nước gì sất

Bây giờ ấy cầm máy ảnh lom khom chụp hoa lá chim cò tranh tượng, tớ đứng tựa cây vịn hoa chân bắt chéo mãi mới xin được một pô, lại còn bị rung

Ngày xưa ấy lăng xăng nấu nướng dọn bàn tớ ngồi thu lu ở bàn nhìn

Giờ ấy ngồi thu lu ở bàn nhìn tớ lăng xăng nấu nướng dọn bàn

Ngày xưa đi ăn đi chơi ấy luôn nằng nặc đòi trả tiền

Giờ ăn xong ấy ngồi ngáp ngáp đợi tớ trả tiền, chưa kể thỉnh thoảng lại vợ ơi em có tiền mặt ko anh phải mua cái này cái nọ mà ko có thời gian ra ngân hàng rút tiền (thực ra tớ biết thừa ấy toàn xin tiền lẻ mua bánh kẹo dưới bến tàu điện ngầm để ăn vặt).

Ngày xưa ấy đưa đón tớ tận văn phòng, thậm chí là chờ tớ vào hẳn văn phòng rồi ấy mới yên tâm cho xe đi (để chắc chắn là tớ ko tót đi chỗ khác)

Giờ nếu có việc đi đâu đó cùng nhau gần văn phòng, thể nào ấy cũng mặc cả để tớ phải đi tiễn ấy về tận văn phòng mới thôi, rồi ấy tót vào văn phòng để mặc tớ một mình lọ mọ đi về.

Ngày xưa ấy hào hoa phong nhã, ở nhà cũng như ngoài đường, nước hoa thơm nức, casual hay formal đều lịch sự vô cùng. Giờ thì áo len thủng một lỗ ở nách (chả biết vì sao), quần cái thì rách một lỗ ở gối (vì có lần ngã ngoài đường), cái thì cộc đến nửa bắp chân (tại chị giúp việc cho vào sấy nóng nên co tít lại), đầu tóc dựng ngược đi dật dờ trong nhà, ôi thôi chả nói nữa.

Thế nên nếu ấy mà có định chê bai tớ thì ấy cứ NIỆU HỒN , tớ có hẳn danh sách kể tội ấy, ở trên chỉ là phần nhỏ thôi nhoá .

PS: phủ đầu địch trước, vì dạo này tự thấy bản thân hơi lôi thôi một tí, và thân hình thì cũng ko còn eo ót được như ngày xưa. Hai con rồi, có siêu mẫu thì cũng mất eo nữa là mình. Kaka

Thursday, May 1, 2008

Entry for May 02, 2008




Tuần vừa rồi có anh trai chồng và gia đình sang NY chơi, cả nhà đi chơi quần quật từ sáng tới tối, hết bảo tàng đến công viên. Buồn cười nhất là con bé 8 tuổi con của ông anh trai chồng. Lúc đứng trước nhóm tượng La Mã/Hy Lạp mình ưa thích trong bảo tàng Metropolitan, mình bảo “đẹp nhỉ”, nó lắc đầu, và lý do của nó là cái thì gẫy chân, cái thì gẫy tay, cái thì gẫy mũi, và hầu như cái tượng nam nào cũng gẫy … hé hé, thì làm sao mà đẹp được.

Hôm sang Woodbury Common trời lại còn mưa tầm tã. 4 lần sang đây thì cả 4 lần đều mưa ko hiểu sao lại thế. Chú Bình Nguyên chạy nhảy thế nào ngã lăn vào vũng nước, ướt hết cả giày tất quần áo. Thế là lại phải đi sắm cho chú, chứ ướt sũng như thế chắc chú ốm chết mất. Đi sắm đủ bộ cánh cho chú xong thì mẹ chú, vốn đã mệt từ hôm trước, nản hẳn, chẳng còn thiết tha mua sắm gì nữa. Thế là trong khi mọi người è cổ vác túi lớn túi nhỏ, cứ thỉnh thoảng lại chạy ra ô tô cất bớt, thì mẹ chú mua mỗi vài món mà mẹ chú rất ưng ý, lại còn được giảm giá phải đến 80%.

Hôm sau thì cả nhà đi xem Mary Poppins trên Broadway. Vở ca kịch rất hoành tráng, nhảy nhót hát hò váy vóc loạn xạ. Chú Bình Nguyên lần đầu tiên được đi xem Broadway show mắt tròn mắt dẹt từ đầu đến cuối. Nhất là đến cảnh cuối, lúc Mary Poppins bay lừ lừ lên trần nhà, bay qua đầu khán giả tầng 1, bay lên tận khán giả trên tầng 2, thì chú Bình Nguyên gần ngất vì ngạc nhiên, chú lại còn “mamma, ối, bay mất, bay mất”, hai bàn tay be bé xoè xoè. Ở bên này phim chiếu ngoài cinema giá rất rẻ, chỉ bằng 1/10 vé xem kịch. Chẳng giống ở nhà mình tẹo nào. Cũng như ở bên này cái gì handmade là thấy trầm trồ lắm, ở nhà thì lại chẳng coi là gì, đúng là lao động rẻ có khác.

May quá đến tận lúc cả nhà anh trai chồng về rồi thì mình mới lăn ra ốm.

Entry for May 02, 2008




Tuần vừa rồi có anh trai chồng và gia đình sang NY chơi, cả nhà đi chơi quần quật từ sáng tới tối, hết bảo tàng đến công viên. Buồn cười nhất là con bé 8 tuổi con của ông anh trai chồng. Lúc đứng trước nhóm tượng La Mã/Hy Lạp mình ưa thích trong bảo tàng Metropolitan, mình bảo “đẹp nhỉ”, nó lắc đầu, và lý do của nó là cái thì gẫy chân, cái thì gẫy tay, cái thì gẫy mũi, và hầu như cái tượng nam nào cũng gẫy … hé hé, thì làm sao mà đẹp được.

Hôm sang Woodbury Common trời lại còn mưa tầm tã. 4 lần sang đây thì cả 4 lần đều mưa ko hiểu sao lại thế. Chú Bình Nguyên chạy nhảy thế nào ngã lăn vào vũng nước, ướt hết cả giày tất quần áo. Thế là lại phải đi sắm cho chú, chứ ướt sũng như thế chắc chú ốm chết mất. Đi sắm đủ bộ cánh cho chú xong thì mẹ chú, vốn đã mệt từ hôm trước, nản hẳn, chẳng còn thiết tha mua sắm gì nữa. Thế là trong khi mọi người è cổ vác túi lớn túi nhỏ, cứ thỉnh thoảng lại chạy ra ô tô cất bớt, thì mẹ chú mua mỗi vài món mà mẹ chú rất ưng ý, lại còn được giảm giá phải đến 80%.

Hôm sau thì cả nhà đi xem Mary Poppins trên Broadway. Vở ca kịch rất hoành tráng, nhảy nhót hát hò váy vóc loạn xạ. Chú Bình Nguyên lần đầu tiên được đi xem Broadway show mắt tròn mắt dẹt từ đầu đến cuối. Nhất là đến cảnh cuối, lúc Mary Poppins bay lừ lừ lên trần nhà, bay qua đầu khán giả tầng 1, bay lên tận khán giả trên tầng 2, thì chú Bình Nguyên gần ngất vì ngạc nhiên, chú lại còn “mamma, ối, bay mất, bay mất”, hai bàn tay be bé xoè xoè. Ở bên này phim chiếu ngoài cinema giá rất rẻ, chỉ bằng 1/10 vé xem kịch. Chẳng giống ở nhà mình tẹo nào. Cũng như ở bên này cái gì handmade là thấy trầm trồ lắm, ở nhà thì lại chẳng coi là gì, đúng là lao động rẻ có khác.

May quá đến tận lúc cả nhà anh trai chồng về rồi thì mình mới lăn ra ốm.

Ferrari/Maserati 1000 Miglia

Tối qua đi dự cocktail/presentation/concert/dinner do Ferrari/Maserati 1000 Miglia tổ chức ở Morgan Library. 1000 Miglia là cuộc đua xuyên Ý của những chiếc xe Ferrari/ Maserati cực cổ và cực độc. Về sau, do nhiều tai nạn thương tâm quá mà chính phủ chấm dứt cuộc đua này. Giờ lại đang muốn tổ chức lại.

Không hiểu bố Bình Nguyên làm thế nào mà lại liên đới chứ nhà Bình Nguyên thì chẳng có cái Ferrari hay Maserati nào.Tối qua, đến đó, ngoài đối tác có liên quan đến đơn vị tổ chức, còn lại là những nhân vật rất giàu có, sở hữu những chiếc xe Ferrari/Maserati có giá tiền đến nhiều triệu đô la.

Người Ý thường rất tự hào về âm nhạc, ẩm thực và những chiếc xe của họ. Thế nên tối qua mới có màn hát opera mãi ko chấm dứt. Thực ra ca sĩ hát rất hay, nhưng thính phòng lạnh quá, lạnh như nhà mồ, mà dân tình lại đói. Lại chả ko, cocktail lúc 7h, presentation lúc 8h, opera từ 8h30 đến gần 10h rồi mới được măm măm, đói gần chết. Vừa lạnh vừa đói thì ai còn thưởng thức ca nhạc được nữa. Lúc nghệ sĩ piano cất quyển nhạc trước mặt đi, tưởng thế là hết rồi, ai ngờ lại thấy cô ấy hì hục lôi ra quyển khác bày lên trước mặt và chuẩn bị đánh tiếp, làm chị nào đó ngồi đằng sau mình rên lên “Oh No”, làm mình nén lắm mới không cười ầm lên.

Còn mình thì mệt gần chết mà vẫn phải cố gắng đi, lúc ngồi trong phòng hoà nhạc lạnh run cầm cập thấy mình khổ như trong địa ngục. Cũng may là vì bị ốm nên mặc quần dài và áo len cao cổ, chứ lại chơi váy cocktail thì chắc qua đời trước khi buổi tối kết thúc. May mà đến lúc ăn tối thì ngồi cạnh một nhân vật thú vị. Ông ta biết và kể vanh vách tên và số phận của từng chiếc xe một, cũng như những người từng lái nó, tất nhiên chỉ là những chiếc lừng danh thế giới thôi. Đầu tiên mẹ Bình Nguyên hơi ngạc nhiên vì thấy mấy đại gia sưu tầm xe hơi ở NY cứ lượn lờ đến cười nói vỗ vai ra vẻ rất thân thiện với ông ấy mà ông ấy mặt cứ lạnh như băng. Về sau bố Bình Nguyên mới bảo những người sở hữu xe giàu có và nổi tiếng đến mấy đến gặp những nhân vật kiểu này cũng phải nịnh nọt lạy lục để họ nhận lời trùng tu bảo dưỡng xe cho, và những chuyên gia đủ kiến thức và tự tin để chạm tay vào những chiếc xe thế này trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay, và họ thường chỉ đích thân làm một mình, có xưởng riêng, có thêm một hai cậu phụ việc, chứ ko mở công ty hoành tráng bao giờ.

Ông này người Pháp, sinh ra ở VN và ở VN đến tận năm 9 tuổi, rồi cả gia đình mới bị trục xuất khỏi Hà nội lúc Nhật vào chiếm đóng. Từ hồi sang NY đến nay đây là người thứ hai sinh ra ở VN mà mình gặp. Ông ấy bảo bạn bè khuyên tôi nên về thăm lại Hà nội trước khi nó disappear và trở thành một Bangkok thứ hai. Lại còn chêm một câu “very bad” vào nữa chứ.


Ferrari/Maserati 1000 Miglia

Tối qua đi dự cocktail/presentation/concert/dinner do Ferrari/Maserati 1000 Miglia tổ chức ở Morgan Library. 1000 Miglia là cuộc đua xuyên Ý của những chiếc xe Ferrari/ Maserati cực cổ và cực độc. Về sau, do nhiều tai nạn thương tâm quá mà chính phủ chấm dứt cuộc đua này. Giờ lại đang muốn tổ chức lại.

Không hiểu bố Bình Nguyên làm thế nào mà lại liên đới chứ nhà Bình Nguyên thì chẳng có cái Ferrari hay Maserati nào.Tối qua, đến đó, ngoài đối tác có liên quan đến đơn vị tổ chức, còn lại là những nhân vật rất giàu có, sở hữu những chiếc xe Ferrari/Maserati có giá tiền đến nhiều triệu đô la.

Người Ý thường rất tự hào về âm nhạc, ẩm thực và những chiếc xe của họ. Thế nên tối qua mới có màn hát opera mãi ko chấm dứt. Thực ra ca sĩ hát rất hay, nhưng thính phòng lạnh quá, lạnh như nhà mồ, mà dân tình lại đói. Lại chả ko, cocktail lúc 7h, presentation lúc 8h, opera từ 8h30 đến gần 10h rồi mới được măm măm, đói gần chết. Vừa lạnh vừa đói thì ai còn thưởng thức ca nhạc được nữa. Lúc nghệ sĩ piano cất quyển nhạc trước mặt đi, tưởng thế là hết rồi, ai ngờ lại thấy cô ấy hì hục lôi ra quyển khác bày lên trước mặt và chuẩn bị đánh tiếp, làm chị nào đó ngồi đằng sau mình rên lên “Oh No”, làm mình nén lắm mới không cười ầm lên.

Còn mình thì mệt gần chết mà vẫn phải cố gắng đi, lúc ngồi trong phòng hoà nhạc lạnh run cầm cập thấy mình khổ như trong địa ngục. Cũng may là vì bị ốm nên mặc quần dài và áo len cao cổ, chứ lại chơi váy cocktail thì chắc qua đời trước khi buổi tối kết thúc. May mà đến lúc ăn tối thì ngồi cạnh một nhân vật thú vị. Ông ta biết và kể vanh vách tên và số phận của từng chiếc xe một, cũng như những người từng lái nó, tất nhiên chỉ là những chiếc lừng danh thế giới thôi. Đầu tiên mẹ Bình Nguyên hơi ngạc nhiên vì thấy mấy đại gia sưu tầm xe hơi ở NY cứ lượn lờ đến cười nói vỗ vai ra vẻ rất thân thiện với ông ấy mà ông ấy mặt cứ lạnh như băng. Về sau bố Bình Nguyên mới bảo những người sở hữu xe giàu có và nổi tiếng đến mấy đến gặp những nhân vật kiểu này cũng phải nịnh nọt lạy lục để họ nhận lời trùng tu bảo dưỡng xe cho, và những chuyên gia đủ kiến thức và tự tin để chạm tay vào những chiếc xe thế này trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay, và họ thường chỉ đích thân làm một mình, có xưởng riêng, có thêm một hai cậu phụ việc, chứ ko mở công ty hoành tráng bao giờ.

Ông này người Pháp, sinh ra ở VN và ở VN đến tận năm 9 tuổi, rồi cả gia đình mới bị trục xuất khỏi Hà nội lúc Nhật vào chiếm đóng. Từ hồi sang NY đến nay đây là người thứ hai sinh ra ở VN mà mình gặp. Ông ấy bảo bạn bè khuyên tôi nên về thăm lại Hà nội trước khi nó disappear và trở thành một Bangkok thứ hai. Lại còn chêm một câu “very bad” vào nữa chứ.