Thursday, May 8, 2008

Loyola




Chú Bình Nguyên đã đến tuổi đi học. Chú ăn mặc xoàng xĩnh, đồ chơi ko có, nhưng đi học thì phải đi những trường tốt nhất. Bố mẹ chú đã quyết như vậy.

Khi về Ý, lúc đó chú đã 4 tuổi, bố mẹ chú đã có kế hoạch cho chú đi học trường Pháp cho nó quý xờ tộc. Gì chứ cái môi cong cong của chú mà nói tiếng Pháp nhẹ như gió thoảng mây bay thì bọn con gái chúng nó chết chú đứ đừ. Chateaubriand là một trong những trường tốt nhất ở Rome. Nhưng xin vào đó được thì cũng còn lắm gian nan.

Nhưng vấn đề nan giải bây giờ là xin cho chú đi học ở New York. Năm ngoái chú đi học ở gần nhà nhưng vì chú ốm lên ốm xuống nên mẹ chú xót ruột giữ rịt chú ở nhà. Năm nay thì chắc phải cho chú đi học kẻo bọn trẻ con cùng tuổi được phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn còn chú lại toàn ‘đôi bạn cùng lùi’ với chị giúp việc thì hỏng.

Trường dòng Loyola là day nursery tốt nhất ở NY. Trường nằm ở khu phố trên, hình như do các thầy tu thành lập và hiện được các bà sơ trông nom. Bọn trẻ con đi học ở đó toàn mặc đồ hiệu và có bảo mẫu đi kèm từng bước.

Mẹ chú gọi điện đến xin học. Chúng bảo “năm nay đã fully booked, năm sau cũng đã fully booked”. Mẹ chú nhún nhường yêu cầu được vào danh sách đợi, chúng lại bảo “nếu muốn thì chúng cho vào cũng được nhưng chúng khuyên là ko nên vào phí công đợi, vì danh sách đợi cũng đã dài lắm rồi, nhất là danh sách đợi cho lớp trẻ từ 2 đến 3 tuổi”. Tinh vi sờ ti con lợn.

Than thở với mấy người bạn, mẹ chú được nghe họ bảo “ở đây con vừa sinh ra là bố mẹ đã phải tính chuyện xin cho con học trường nào rồi”. Ôi, chiến lược tầm xa thế thì mẹ chú chịu.

Hiện giờ thì bố chú vẫn đang loay hoay xem có cách nào cho chú bon chen vào lớp học kia ko.

Còn chú thì vẫn hàng ngày đôi bạn cùng lùi với chị giúp việc. Nhìn con rái cá chị ấy bảo “đây là con hải cẩu”. Thế là chú nhảy nhót khắp nhà nhắc đi nhắc lại hải khẩu hải khẩu.

Cũng như bây giờ chú làm cái gì mà theo chú đáng được khen là chú tự động bảo “Gút”. Chả là chị ấy hay khen chú bằng tiếng Anh.

Còn tối hôm qua, chú và chị giúp việc đùa nhau rúc rích trong phòng, ko hiểu chú nghịch phá cái gì mà chị ấy kêu ầm lên “Âu mai gót-sờ” (tức là Oh my god, có thêm sờ ở cuối câu???). Bố mẹ chú đang ăn tối nghe thấy, tròn mắt nhìn nhau một lúc rồi bò ra cười ko dám phát ra tiếng vì sợ chị ấy phật ý.

Ngày nào cũng một trận cười tưởng chết.

4 comments:

  1. ~ Scottie Đậu Pụ ~May 8, 2008 at 11:31 PM

    Sing lợn bé bằng cái nắm tay, 6,5 triệu dân. Trẻ con muốn đi học cấp 1 trường xịn (công lập) phải có các tiêu chuẩn sau:
    1. Phải sống trong bán kính 2km tính từ tâm là trường (tức là muốn con học trường nào bố mẹ phải move nhà đến gần trường đó. Thuê thôi chứ không mua được đâu vì các khu có trường xịn đó mua bán xong xuôi từ cách đây 20 năm rồi).
    2. Vào waiting list tầm 2, 3 năm (tức là con khoảng hơn 3 tuổi đã phải xác định trường cấp 1, move nhà xong rồi).
    3. Phụ huynh phải donate một khoản... tùy tâm, hoặc volunteer vào các hoạt động của trường tầm 1 năm (tức là hầu hạ chúng nó 1 năm, volunteer tính điểm cao hơn donate).
    Khổ sở cái đất chật người đông.

    ReplyDelete
  2. Hê hê, hôm nay mới được chiêm ngưỡng dung nhan chị bạn cùng lùi của Bình Nguyên. Cái ảnh này chú BN lại nhìn nghiêng mất rồi.!!!Nhìn hai bé nhà G da trắng, má đỏ au, thích thật đấy.
    Hóa ra ở nước ngoài việc học trường nào cũng quan trọng nhỉ. Chả trách ở VN cũng thế.
    Thế bố mẹ chú BN đã chắc chân được cái trường ở Italia kia cho chú chưa?

    ReplyDelete
  3. @ Đậu Pụ: thế thì còn khổ hơn ở Manhattan hehe
    @ Mummy: bố mẹ BN chưa xí chỗ cho chú được ở đâu cả Quyên ạ. Cái sự học hành cũng lắm gian nan.

    ReplyDelete
  4. ~ Scottie Đậu Pụ ~May 13, 2008 at 3:31 AM

    A em nói rõ hơn sợ các bác hoảng. 1 năm volunteer đó chỉ có 40 hours, nhưng phụ huynh phải nghe ngóng xem trường nó có function gì để còn nhanh chân đến xin được hầu hạ, chứ nộp đơn xong ngồi vênh râu thì chưa chắc nó đã thèm gọi các bác. Trường nó xét tuyển từ công dân (citizen) xong đến định cư (PR) rồi mới đến người nước ngoài (foreigner). Trong từng category thì từ đầu tiên là tính theo bán kính, rồi đến waiting list, rồi mới đến điểm volunteer... Tóm lại là đau đầu lắm.

    ReplyDelete