Thursday, August 30, 2007

Nhưng chỉ có anh

Anh lúc nào cũng dịu dàng và che chở.

Anh có đôi mắt rợp buồn và nụ cười trắng xoá. Đôi mắt rợp buồn khi tôi ko đến, khi tôi mải vui cười cùng những người trai khác. Nụ cười trắng xoá khi tôi nhìn anh, khi tôi ngại ngùng hỏi một câu vu vơ.

Tôi đã viết về anh. Bài viết của tôi đoạt giải trong một cuộc thi Apollo, tôi chẳng còn nhớ giải mấy nữa. Thế mà tôi cũng ko giữ lại bản viết đó. Lúc đó tôi chỉ muốn giải thoát những xúc cảm trong lòng về mắt buồn của anh, mặt buồn của anh và nụ cười trắng xoá.

Tôi từng ko thích thứ tình cảm dễ dàng, những hạnh phúc nhỏ nhoi kiểu chở nhau lòng vòng, đi ăn chè, ngồi bờ tre tâm sự. Chính vì vậy thái độ lạnh lùng xa lánh của tôi là một sự khước từ. Tôi thích thứ cảm giác bạo liệt, nghiệt ngã, thích sự tột cùng. Tôi thích yêu một mình, bởi thứ tình yêu hai mình chẳng còn gì là bí mật. Khi tình yêu đã bị thú nhận, sự hấp dẫn giảm đi một nửa. Cả sau này cũng thế, khi tôi nhìn thấy người đàn ông hoàn toàn thuần phục là tôi rũ bỏ. Một con thú thuần là một con vật cảnh. Đôi khi tôi cần cảm giác dịu dàng tĩnh lặng, nhưng tôi cũng cần cả cảm giác giông bão, bị vùi dập nghiệt ngã, để tôi phải yêu phải luỵ, điều một con vật cảnh ko bao giờ có thể mang lại.

Nhưng tôi đã rất yêu anh, yêu theo cái kiểu kiêu kỳ mâu thuẩn của riêng tôi. Tôi đã run rẩy biết bao khi anh lặng lẽ đến ngồi sau tôi suốt từng đấy năm học. Tôi đã đau lòng biết bao khi tôi bỏ học đi chơi bạn tôi bảo giữa chừng anh cũng bỏ về, mắt buồn ơi là buồn. Tôi đã hân hoan biết bao khi anh làm ra vẻ vô tình đến gần tôi, nói vu vơ với tôi. Tôi đã lấm lét biết bao khi vừa làm một điều gì trái khoáy làm anh giận. Tôi đã hối hận biết bao khi anh giận ko thèm đến lớp, để mặc tôi loay hoay trách móc mình, và nhớ anh quay quắt. Tôi đã rung động biết bao khi anh, sau nhiều ngày nghỉ học, đến lớp, nhìn tôi bằng ánh mắt vừa yêu thương vừa hờn giận, vừa như cảnh cáo tôi phải chấm dứt những trò quái quỉ của mình.

Tôi đã được hồn nhiên nhảy nhót và cười vang như một đứa trẻ trong suốt những năm học bởi tình yêu dịu dàng che chở và cũng đầy quyền uy của anh. Có nhiều lúc tôi tưởng mình sẽ đầu hàng tình yêu thiết tha và rộng lượng của anh.

Thế mà tôi đã ko đầu hàng.

Tình yêu đó cũng ko ngăn nổi tôi đi.

Tôi đã đi rất xa. Tôi không nhớ hết tên những gã đàn ông trong danh sách chinh phục của mình. Tôi đã yêu, ở một chừng mực nào đó, tất cả bọn họ, và cũng quên tuốt tuột hầu hết trong số họ, ko nhớ nổi cả tên tuổi lẫn dáng hình.

Nhưng vẫn còn đâu đó thẳm sâu trong ký ức, một khoảnh sân trường vắng lặng, vắng hoe, đầy nắng, mắt anh vời vợi, câu chào làm quen vừa dịu dàng vừa ngượng ngịu; một lớp học mới tinh bảng đen và phấn trắng, bầu trời đầy mây xám, những cơn gió mùa đông thổi, đóng sầm một cánh cửa nào xa xa và lay động những ngọn bạch đàn, anh sẽ ngồi đâu đó rất gần, im lặng, nhưng tôi biết sự im lặng đó hướng về tôi, và mùa đông trở nên ấm áp bao nhiêu, những tiết học không còn đáng chán.

Những giờ học cuối cùng, anh vu vơ hát "người yêu ơi, dù mai ngày cách xa, mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta..."

Nhiều năm rồi ngoảnh lại, tôi vẫn tự hỏi anh đang làm gì, mắt buồn của tôi…

...Nhưng chỉ có anh, có anh



Thắp những chiếc lá bàng



thành lửa trong em...


Nhưng chỉ có anh

Anh lúc nào cũng dịu dàng và che chở.

Anh có đôi mắt rợp buồn và nụ cười trắng xoá. Đôi mắt rợp buồn khi tôi ko đến, khi tôi mải vui cười cùng những người trai khác. Nụ cười trắng xoá khi tôi nhìn anh, khi tôi ngại ngùng hỏi một câu vu vơ.

Tôi đã viết về anh. Bài viết của tôi đoạt giải trong một cuộc thi Apollo, tôi chẳng còn nhớ giải mấy nữa. Thế mà tôi cũng ko giữ lại bản viết đó. Lúc đó tôi chỉ muốn giải thoát những xúc cảm trong lòng về mắt buồn của anh, mặt buồn của anh và nụ cười trắng xoá.

Tôi từng ko thích thứ tình cảm dễ dàng, những hạnh phúc nhỏ nhoi kiểu chở nhau lòng vòng, đi ăn chè, ngồi bờ tre tâm sự. Chính vì vậy thái độ lạnh lùng xa lánh của tôi là một sự khước từ. Tôi thích thứ cảm giác bạo liệt, nghiệt ngã, thích sự tột cùng. Tôi thích yêu một mình, bởi thứ tình yêu hai mình chẳng còn gì là bí mật. Khi tình yêu đã bị thú nhận, sự hấp dẫn giảm đi một nửa. Cả sau này cũng thế, khi tôi nhìn thấy người đàn ông hoàn toàn thuần phục là tôi rũ bỏ. Một con thú thuần là một con vật cảnh. Đôi khi tôi cần cảm giác dịu dàng tĩnh lặng, nhưng tôi cũng cần cả cảm giác giông bão, bị vùi dập nghiệt ngã, để tôi phải yêu phải luỵ, điều một con vật cảnh ko bao giờ có thể mang lại.

Nhưng tôi đã rất yêu anh, yêu theo cái kiểu kiêu kỳ mâu thuẩn của riêng tôi. Tôi đã run rẩy biết bao khi anh lặng lẽ đến ngồi sau tôi suốt từng đấy năm học. Tôi đã đau lòng biết bao khi tôi bỏ học đi chơi bạn tôi bảo giữa chừng anh cũng bỏ về, mắt buồn ơi là buồn. Tôi đã hân hoan biết bao khi anh làm ra vẻ vô tình đến gần tôi, nói vu vơ với tôi. Tôi đã lấm lét biết bao khi vừa làm một điều gì trái khoáy làm anh giận. Tôi đã hối hận biết bao khi anh giận ko thèm đến lớp, để mặc tôi loay hoay trách móc mình, và nhớ anh quay quắt. Tôi đã rung động biết bao khi anh, sau nhiều ngày nghỉ học, đến lớp, nhìn tôi bằng ánh mắt vừa yêu thương vừa hờn giận, vừa như cảnh cáo tôi phải chấm dứt những trò quái quỉ của mình.

Tôi đã được hồn nhiên nhảy nhót và cười vang như một đứa trẻ trong suốt những năm học bởi tình yêu dịu dàng che chở và cũng đầy quyền uy của anh. Có nhiều lúc tôi tưởng mình sẽ đầu hàng tình yêu thiết tha và rộng lượng của anh.

Thế mà tôi đã ko đầu hàng.

Tình yêu đó cũng ko ngăn nổi tôi đi.

Tôi đã đi rất xa. Tôi không nhớ hết tên những gã đàn ông trong danh sách chinh phục của mình. Tôi đã yêu, ở một chừng mực nào đó, tất cả bọn họ, và cũng quên tuốt tuột hầu hết trong số họ, ko nhớ nổi cả tên tuổi lẫn dáng hình.

Nhưng vẫn còn đâu đó thẳm sâu trong ký ức, một khoảnh sân trường vắng lặng, vắng hoe, đầy nắng, mắt anh vời vợi, câu chào làm quen vừa dịu dàng vừa ngượng ngịu; một lớp học mới tinh bảng đen và phấn trắng, bầu trời đầy mây xám, những cơn gió mùa đông thổi, đóng sầm một cánh cửa nào xa xa và lay động những ngọn bạch đàn, anh sẽ ngồi đâu đó rất gần, im lặng, nhưng tôi biết sự im lặng đó hướng về tôi, và mùa đông trở nên ấm áp bao nhiêu, những tiết học không còn đáng chán.

Những giờ học cuối cùng, anh vu vơ hát "người yêu ơi, dù mai ngày cách xa, mãi mãi diệu kỳ là tình yêu chúng ta..."

Nhiều năm rồi ngoảnh lại, tôi vẫn tự hỏi anh đang làm gì, mắt buồn của tôi…

...Nhưng chỉ có anh, có anh



Thắp những chiếc lá bàng



thành lửa trong em...


Monday, August 27, 2007

Ta phải nghĩ cách (phần 2)




Hôm nọ đang nói dở là đã nho nhã đến thế rồi mà vẫn không xong.


Vẫn không xong bởi khổ nỗi, tí nữa chú Bình Nguyên về nhà nhìn thấy mọi thứ bố chú vứt lộn xộn thể nào chú cũng hùng hục mang đi cất, lại toàn cất ở những nơi ít người ngờ đến nhất. Thế là y như rằng sáng hôm sau sẽ có cuộc đối thoại hoặc độc thoại như sau:

- Em ơi, hôm nay em khuyên anh mặc áo sơ mi gì? (ta ko nói ko rằng chạy đi lấy một cái áo sơ mi ném ra giường. Ném ra giường vì đợi đến lúc người ấy cần đến sơ mi thì phải chục phút nữa)

- Áo sơ mi này thì nên đi với cà vạt gì? (ta lại chạy đi lấy cà vạt ném ra giường, kiệm lời vì biết còn hỏi nhiều)

- Thế rồi complet nào? (lại chạy đi lấy ra ném ra giường)

- Tất này có được ko? (gật)

- Giầy này chắc hợp với tất em nhỉ? (gật)

- A em này, em có biết đồng hồ anh để đâu ko? (chạy đi tìm đồng hồ)

- Cám ơn vợ (ta ngắn gọn you are welcome, kiệm lời vì biết còn hỏi nhiều)

Xuống dưới nhà, ăn sáng xong, bỏ qua những câu hỏi muỗi kiểu đường để đâu hả em, dao ở chỗ nào, bánh mỳ em cất ở đâu, sao anh ko tìm thấy muối, sao anh cũng ko tìm thấy cái cốc mọi khi anh hay dùng. Đây chỉ tập trung vào phần trang phục và phụ kiện đi kèm. Đang nói dở, ăn sáng xong:

- Em ơi, ví anh đâu ý nhỉ? (lại chạy đi tìm ví, vứt xuống bàn ngay trước mặt)

- Thế còn ba lô em có biết hôm qua anh để đâu ko? (nóng mặt lắm rồi, nhưng vẫn kiên nhẫn chỉ tay ra hướng treo balô)

- Cám ơn vợ. Chúc em một ngày tốt lành (gật đầu, same to you)

- À, chìa khoá anh đâu ý nhỉ? (chỉ lên chỗ mọi khi hay để chìa khoá, lại hít một hơi dài nuốt giận, sắp biến rồi, nhịn nốt câu hỏi này)

- Cám ơn vợ. Thôi anh đi nhé (gật, tự nhủ Chã đến thế là cùng)

Chưa được 5 giây, ta chưa kịp thở phào, thì lại thấy hồng hộc chạy lên.

- Em ơi, anh quên điện thoại. Em có nhìn thấy điện thoại của anh đâu ko?

Ôi thế này thì ta phát điên lên mất. Thấy ta nổi cáu thì sợ rúm vó tôm,

- Ôi ôi em đừng cáu. Anh hỏi cái gì em ko biết thì thôi em ko trả lời, em đừng cáu.

Bảo ta ko biết thì ta lại càng cáu. Vì ko phải là ta ko biết , mà là có biết ta cũng ko trả lời. Nhưng nghe ta bảo có biết cũng ko trả lời thì lại nổi cơn giận dỗi:

- Em ko dịu dàng với anh (rồi đóng cửa cái sầm bỏ đi, tất nhiên là sau khi chộp điện thoại cho vào túi quần)

Thế có tức không.
Thế là ta phải ngồi nghĩ cách trị. Chứ cáu kỉnh ta cũng chả thích, vừa không khí nặng nề vừa ảnh hưởng đến nhan sắc đang đến hồi suy tàn.

Thế là ta ngồi nghĩ cách.

Ta phải nghĩ cách (phần 2)




Hôm nọ đang nói dở là đã nho nhã đến thế rồi mà vẫn không xong.


Vẫn không xong bởi khổ nỗi, tí nữa chú Bình Nguyên về nhà nhìn thấy mọi thứ bố chú vứt lộn xộn thể nào chú cũng hùng hục mang đi cất, lại toàn cất ở những nơi ít người ngờ đến nhất. Thế là y như rằng sáng hôm sau sẽ có cuộc đối thoại hoặc độc thoại như sau:

- Em ơi, hôm nay em khuyên anh mặc áo sơ mi gì? (ta ko nói ko rằng chạy đi lấy một cái áo sơ mi ném ra giường. Ném ra giường vì đợi đến lúc người ấy cần đến sơ mi thì phải chục phút nữa)

- Áo sơ mi này thì nên đi với cà vạt gì? (ta lại chạy đi lấy cà vạt ném ra giường, kiệm lời vì biết còn hỏi nhiều)

- Thế rồi complet nào? (lại chạy đi lấy ra ném ra giường)

- Tất này có được ko? (gật)

- Giầy này chắc hợp với tất em nhỉ? (gật)

- A em này, em có biết đồng hồ anh để đâu ko? (chạy đi tìm đồng hồ)

- Cám ơn vợ (ta ngắn gọn you are welcome, kiệm lời vì biết còn hỏi nhiều)

Xuống dưới nhà, ăn sáng xong, bỏ qua những câu hỏi muỗi kiểu đường để đâu hả em, dao ở chỗ nào, bánh mỳ em cất ở đâu, sao anh ko tìm thấy muối, sao anh cũng ko tìm thấy cái cốc mọi khi anh hay dùng. Đây chỉ tập trung vào phần trang phục và phụ kiện đi kèm. Đang nói dở, ăn sáng xong:

- Em ơi, ví anh đâu ý nhỉ? (lại chạy đi tìm ví, vứt xuống bàn ngay trước mặt)

- Thế còn ba lô em có biết hôm qua anh để đâu ko? (nóng mặt lắm rồi, nhưng vẫn kiên nhẫn chỉ tay ra hướng treo balô)

- Cám ơn vợ. Chúc em một ngày tốt lành (gật đầu, same to you)

- À, chìa khoá anh đâu ý nhỉ? (chỉ lên chỗ mọi khi hay để chìa khoá, lại hít một hơi dài nuốt giận, sắp biến rồi, nhịn nốt câu hỏi này)

- Cám ơn vợ. Thôi anh đi nhé (gật, tự nhủ Chã đến thế là cùng)

Chưa được 5 giây, ta chưa kịp thở phào, thì lại thấy hồng hộc chạy lên.

- Em ơi, anh quên điện thoại. Em có nhìn thấy điện thoại của anh đâu ko?

Ôi thế này thì ta phát điên lên mất. Thấy ta nổi cáu thì sợ rúm vó tôm,

- Ôi ôi em đừng cáu. Anh hỏi cái gì em ko biết thì thôi em ko trả lời, em đừng cáu.

Bảo ta ko biết thì ta lại càng cáu. Vì ko phải là ta ko biết , mà là có biết ta cũng ko trả lời. Nhưng nghe ta bảo có biết cũng ko trả lời thì lại nổi cơn giận dỗi:

- Em ko dịu dàng với anh (rồi đóng cửa cái sầm bỏ đi, tất nhiên là sau khi chộp điện thoại cho vào túi quần)

Thế có tức không.
Thế là ta phải ngồi nghĩ cách trị. Chứ cáu kỉnh ta cũng chả thích, vừa không khí nặng nề vừa ảnh hưởng đến nhan sắc đang đến hồi suy tàn.

Thế là ta ngồi nghĩ cách.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 7)




Chú Bình Nguyên máu ngọt. Ngồi cùng bao nhiêu người chỉ có chú bị muỗi đốt. Mà nốt muỗi đốt trên người chú thì cứ sưng phồng và đỏ tấy, mãi mới lặn.

Tuần trước mẹ chú dẫn chú ra công viên chơi. Chạy lăng quăng được vài phút thì mặt chú đã chi chít nốt côn trùng cắn, trông như thằng hề. Nhưng chú ko biết là chú hề đâu, chú tưởng chú sành điệu lắm lắm, chú bám sát mấy cô bé tóc vàng, chú đặc biệt mê mẩn một cô bé tóc vàng óng, dây cột tóc sành điệu, quần áo toàn màu hồng và đeo cặp kính râm to tướng bổ chảng cũng màu hồng, trên gọng có gắn hai con thỏ màu hồng, cô bé trông giống hệt Paris Hilton. Để thu hút sự chú ý của cô bé, chú cứ đứng trước mặt cô ngửa mặt lên trời cười sằng sặc, nhe hết cả răng, và nói ầm ĩ, mặc dù chú nói ko ai hiểu. Cô bé đang chơi thấy chú ầm ĩ quá thì ngẩng lên nhìn nhìn một lúc, rồi ngoảy cái đuôi tóc rất kiêu kỳ đi ra chỗ khác, làm chú lại lật đật chạy theo, chân vòng kiềng cứ cuống quít cả lên. Chú thấy cô ra cầu trượt thì chú cũng hùng hục chạy ra cầu trượt. Khổ nỗi cô bé có cả bố mẹ đứng đỡ ở hai đầu cầu trượt, còn chú có mỗi mẹ nên mẹ chú ko cho chú chơi cầu trượt được. Mẹ ko cho chú vẫn lăn xả lên cầu trượt theo cô bé, làm một chú thấy buồn cười quá nên đành đứng dưới đỡ cho chú.

Chú đang bám sát mấy cô bé thì tự dưng có một thằng bé lớn hơn hẳn chú, chạy ra chắn đường, mắt gườm gườm, nó húc cả trán nó vào trán chú như kiểu “thích đánh nhau ko”. Đầu gấu gớm. Chú đang cười tí tởn mặt đần thối, đứng lại ngơ ngác ko biết nên làm gì. Đến tận khi mẹ thằng bé chạy đến lôi nó xềnh xệch ra chỗ khác mồm xin lỗi rối rít chú mới co cẳng chạy tiếp, vẫn cười khanh khách.

Mấy hôm nay nhà có khách, chú bị đánh tơi tả. Mà thằng bé con khách đánh rất ác. Nó cứ đứng nhìn nhìn rồi bất thình lình giơ tay đẩy vào mặt chú một cái rõ mạnh, làm lần nào chú cũng ngã lăn cu chiêng, khóc ré lên. Khổ thân chú. Hôm qua chú đang ngồi trên ghế chơi cái ô tô của chú, thấy thằng bé kia khóc lóc vì bị bố mẹ mắng, chú bắt mẹ cho chú xuống khỏi ghế. Xuống khỏi ghế rồi chú lon ton chạy lại chỗ thằng bé đang khóc và chìa cho nó cái ô tô chú đang cầm trên tay. Thằng bé kia đang cáu quay ngay lại đẩy chú một cái làm chú ngã chỏng chơ, đập đầu vào lò sưởi. Chú nước mắt ràn rụa cứ vừa khóc vừa nhìn mẹ chú như kiểu “mẹ ơi con làm gì sai mà nó lại đánh con”. Thương chú lắm.

Thương chú lắm lắm. Chú hiền, ngoan, tốt tính và rất rộng lượng. Không bao giờ chú đánh hay giật đồ chơi của ai khác. Và điều quan trọng là bao giờ chú cũng là thằng bé vui vẻ, tươi cười và hồn nhiên. Bố chú bảo với cá tính như vậy chú sẽ luôn luôn là người hạnh phúc.

Có một lần chú Minh đến chơi. Lúc về tự dưng chú Minh tiến đến gần chú Nguyên và dí mặt vào má chú Nguyên. Mẹ chú Nguyên vốn kinh nghiệm ngồi từ xa nhìn thấy, la hoảng “trời ơi lôi thằng Minh ra nó cắn thằng Alê đấy” thì bố mẹ chú Minh ngồi ngay gần đấy lắc đầu quầy quậy “Ko, nó hôn đấy. Thằng Minh nó có cắn ai bao giờ đâu”. Vừa nói xong thì chú Nguyên khóc rú lên, lôi được chú Minh ra thì má chú Nguyên đã đỏ bầm mấy vệt răng. Đau thế mà chỉ mấy giây sau, được bế lên là chú nín, lại cười toe toét.

Thương chú lắm lắm cơ. Mỗi lần xót chú quá mẹ chú lại ôm chú vào lòng thủ thỉ, bảo chú rằng “đừng khóc con, có sao đâu con”, là chú lại nín khóc ngay, lại cười lỏn lẻn, lại dí cái mũi xinh của chú vào má mẹ hít hít, lại nói líu lo như chưa từng xảy ra chuyện gì. Nếu mẹ chú hát là chú còn ngọng nghịu hát theo.

Thương chú lắm lắm cơ.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 7)




Chú Bình Nguyên máu ngọt. Ngồi cùng bao nhiêu người chỉ có chú bị muỗi đốt. Mà nốt muỗi đốt trên người chú thì cứ sưng phồng và đỏ tấy, mãi mới lặn.

Tuần trước mẹ chú dẫn chú ra công viên chơi. Chạy lăng quăng được vài phút thì mặt chú đã chi chít nốt côn trùng cắn, trông như thằng hề. Nhưng chú ko biết là chú hề đâu, chú tưởng chú sành điệu lắm lắm, chú bám sát mấy cô bé tóc vàng, chú đặc biệt mê mẩn một cô bé tóc vàng óng, dây cột tóc sành điệu, quần áo toàn màu hồng và đeo cặp kính râm to tướng bổ chảng cũng màu hồng, trên gọng có gắn hai con thỏ màu hồng, cô bé trông giống hệt Paris Hilton. Để thu hút sự chú ý của cô bé, chú cứ đứng trước mặt cô ngửa mặt lên trời cười sằng sặc, nhe hết cả răng, và nói ầm ĩ, mặc dù chú nói ko ai hiểu. Cô bé đang chơi thấy chú ầm ĩ quá thì ngẩng lên nhìn nhìn một lúc, rồi ngoảy cái đuôi tóc rất kiêu kỳ đi ra chỗ khác, làm chú lại lật đật chạy theo, chân vòng kiềng cứ cuống quít cả lên. Chú thấy cô ra cầu trượt thì chú cũng hùng hục chạy ra cầu trượt. Khổ nỗi cô bé có cả bố mẹ đứng đỡ ở hai đầu cầu trượt, còn chú có mỗi mẹ nên mẹ chú ko cho chú chơi cầu trượt được. Mẹ ko cho chú vẫn lăn xả lên cầu trượt theo cô bé, làm một chú thấy buồn cười quá nên đành đứng dưới đỡ cho chú.

Chú đang bám sát mấy cô bé thì tự dưng có một thằng bé lớn hơn hẳn chú, chạy ra chắn đường, mắt gườm gườm, nó húc cả trán nó vào trán chú như kiểu “thích đánh nhau ko”. Đầu gấu gớm. Chú đang cười tí tởn mặt đần thối, đứng lại ngơ ngác ko biết nên làm gì. Đến tận khi mẹ thằng bé chạy đến lôi nó xềnh xệch ra chỗ khác mồm xin lỗi rối rít chú mới co cẳng chạy tiếp, vẫn cười khanh khách.

Mấy hôm nay nhà có khách, chú bị đánh tơi tả. Mà thằng bé con khách đánh rất ác. Nó cứ đứng nhìn nhìn rồi bất thình lình giơ tay đẩy vào mặt chú một cái rõ mạnh, làm lần nào chú cũng ngã lăn cu chiêng, khóc ré lên. Khổ thân chú. Hôm qua chú đang ngồi trên ghế chơi cái ô tô của chú, thấy thằng bé kia khóc lóc vì bị bố mẹ mắng, chú bắt mẹ cho chú xuống khỏi ghế. Xuống khỏi ghế rồi chú lon ton chạy lại chỗ thằng bé đang khóc và chìa cho nó cái ô tô chú đang cầm trên tay. Thằng bé kia đang cáu quay ngay lại đẩy chú một cái làm chú ngã chỏng chơ, đập đầu vào lò sưởi. Chú nước mắt ràn rụa cứ vừa khóc vừa nhìn mẹ chú như kiểu “mẹ ơi con làm gì sai mà nó lại đánh con”. Thương chú lắm.

Thương chú lắm lắm. Chú hiền, ngoan, tốt tính và rất rộng lượng. Không bao giờ chú đánh hay giật đồ chơi của ai khác. Và điều quan trọng là bao giờ chú cũng là thằng bé vui vẻ, tươi cười và hồn nhiên. Bố chú bảo với cá tính như vậy chú sẽ luôn luôn là người hạnh phúc.

Có một lần chú Minh đến chơi. Lúc về tự dưng chú Minh tiến đến gần chú Nguyên và dí mặt vào má chú Nguyên. Mẹ chú Nguyên vốn kinh nghiệm ngồi từ xa nhìn thấy, la hoảng “trời ơi lôi thằng Minh ra nó cắn thằng Alê đấy” thì bố mẹ chú Minh ngồi ngay gần đấy lắc đầu quầy quậy “Ko, nó hôn đấy. Thằng Minh nó có cắn ai bao giờ đâu”. Vừa nói xong thì chú Nguyên khóc rú lên, lôi được chú Minh ra thì má chú Nguyên đã đỏ bầm mấy vệt răng. Đau thế mà chỉ mấy giây sau, được bế lên là chú nín, lại cười toe toét.

Thương chú lắm lắm cơ. Mỗi lần xót chú quá mẹ chú lại ôm chú vào lòng thủ thỉ, bảo chú rằng “đừng khóc con, có sao đâu con”, là chú lại nín khóc ngay, lại cười lỏn lẻn, lại dí cái mũi xinh của chú vào má mẹ hít hít, lại nói líu lo như chưa từng xảy ra chuyện gì. Nếu mẹ chú hát là chú còn ngọng nghịu hát theo.

Thương chú lắm lắm cơ.

Thursday, August 23, 2007

Ta phải nghĩ cách (phần 1)




Dạo này chú Bình Nguyên có mốt cất, tức là cái gì vào tầm tay của chú là chú cũng mang đi cất.

Con rùa bông chú nhồi vào ngăn kéo để dao dĩa

Tuýp kem răng cất gọn ghẽ trong chồng quần áo vừa gấp

Giày đi về chú mở nồi cất luôn vào, đậy nắp lại

Mở laptop ra thì thấy hai múi quít nằm xẹp lép như gián trên bàn phím

Ca uống nước cất luôn vào giỏ quần áo, ướt hết cả

Miếng bánh mỳ ăn dở chú kiễng chân cất vào túi xách của mẹ

Bàn chải đánh răng chú với lên cất vào chỗ để chìa khoá

Quần áo sạch chú cất xuống dưới gối, quần áo bẩn chú chổng mông lẳng vào gầm giường

Bố chú cũng quyết ko kém cạnh trong sứ mệnh làm cho nhà cửa lộn tùng phèo lên. Chỉ xin phép đưa ra một ví dụ trong muôn ngàn ví dụ.

Bố chú đi đến đâu thả đồ đến đấy, như người ta biểu diễn striptease (thoát y vũ). Cứ lần theo những thứ bố chú thả trên mặt đất như kiểu lần theo dấu vết con mồi thì thể nào cũng lần được đến chỗ bố chú. Có một lần mẹ chú đi chơi về, mở cửa ko thấy bố chú đâu, gọi cũng ko thấy thưa, thấy mỗi cái balô nằm chềnh ềnh ngay cửa ra vào. Mẹ chú bèn lần theo dấu vết bố chú để lại trên mặt đất. Sau cái ba lô là đôi giầy, cái trước cái sau đúng theo nhịp bước chân, thêm vài bước nữa là đến một chiếc tất, thêm bước nữa là chiếc tất kia, vài mét nữa thấy cái áo complet (ví và điện thoại tất nhiên vẫn ở bên trong túi áo), tiếp nữa là đến thắt lưng. Lúc này mẹ chú đã đi đến chân cầu thang. Trên cầu thang thấy cà vạt nằm chỏng chơ, đỉnh cầu thang thấy áo sơ mi vắt hững hờ. Mở cửa phòng ra thì thấy đồng hồ nằm ngay lối ra vào (được cái là đồng hồ được đặt khá trân trọng chứ ko vứt toẹt xuống đất như những phụ tùng kia). Lúc này thì mẹ chú phải rẽ gấp vì có cái quần dài điệp màu áo complet nằm chỏng chơ ngay đấy, tức là ngay trước cửa buồng tắm. Mở cửa buồng tắm ra thấy ngay cái quần đùi, và ngay tại cái quần đùi đấy (thực ra là cách một bước chân thôi), điểm tận cùng của dấu vết, là bố chú ngồi mê mẩn đọc tạp chí về Porsche.

Ta máu dồn lên mặt, vì ta thích gọn ghẽ, nhìn thấy nhà cửa lộn xộn là ta phát điên lên, nhưng ta hít một hơi dài trấn tĩnh. Không, ta ko thèm nổi cáu. Thằng nào bày bừa thằng đấy dọn, ta ko việc gì phải cáu. Ta thấy khi ta nhấm nhẳn ta giống hệt một bà vợ khọm xấu xí, chả ai khen ta khéo léo đảm đang thu xếp gia đình mà chỉ bảo ta là giỏi cằn nhằn. Nghĩ thế nên ta nở một nụ cười dịu dàng “chào anh, hôm nay ngày làm việc của anh thế nào?”, trời, nho nhã đến thế là cùng.


Thế mà vẫn không xong.

Chú thích: cái mũ ô này dùng để khi ngồi ngoài trời xem cái gì đấy thì đội cho khỏi nắng. Bố chú mua từ lâu mà chưa có dịp dùng, vẫn còn nguyên cái mác treo lủng lẳng. Mẹ chú bắt vứt đi thì bố chú tiếc rẻ, nên mẹ chú bảo đội lên làm kiểu ảnh kỷ niệm cho đỡ phí. Cặp kính đồi mồi này ko hiểu của ai, hiện chỉ còn mỗi gọng, còn mắt kính thì đã rơi mất từ đời nào. Thế mà bố chú vẫn tiếc ko muốn vứt đi. Mẹ chú lại bảo đeo lên, làm kiểu ảnh kỷ niệm rồi vứt kính đi cũng đỡ phí.

Ta phải nghĩ cách (phần 1)




Dạo này chú Bình Nguyên có mốt cất, tức là cái gì vào tầm tay của chú là chú cũng mang đi cất.

Con rùa bông chú nhồi vào ngăn kéo để dao dĩa

Tuýp kem răng cất gọn ghẽ trong chồng quần áo vừa gấp

Giày đi về chú mở nồi cất luôn vào, đậy nắp lại

Mở laptop ra thì thấy hai múi quít nằm xẹp lép như gián trên bàn phím

Ca uống nước cất luôn vào giỏ quần áo, ướt hết cả

Miếng bánh mỳ ăn dở chú kiễng chân cất vào túi xách của mẹ

Bàn chải đánh răng chú với lên cất vào chỗ để chìa khoá

Quần áo sạch chú cất xuống dưới gối, quần áo bẩn chú chổng mông lẳng vào gầm giường

Bố chú cũng quyết ko kém cạnh trong sứ mệnh làm cho nhà cửa lộn tùng phèo lên. Chỉ xin phép đưa ra một ví dụ trong muôn ngàn ví dụ.

Bố chú đi đến đâu thả đồ đến đấy, như người ta biểu diễn striptease (thoát y vũ). Cứ lần theo những thứ bố chú thả trên mặt đất như kiểu lần theo dấu vết con mồi thì thể nào cũng lần được đến chỗ bố chú. Có một lần mẹ chú đi chơi về, mở cửa ko thấy bố chú đâu, gọi cũng ko thấy thưa, thấy mỗi cái balô nằm chềnh ềnh ngay cửa ra vào. Mẹ chú bèn lần theo dấu vết bố chú để lại trên mặt đất. Sau cái ba lô là đôi giầy, cái trước cái sau đúng theo nhịp bước chân, thêm vài bước nữa là đến một chiếc tất, thêm bước nữa là chiếc tất kia, vài mét nữa thấy cái áo complet (ví và điện thoại tất nhiên vẫn ở bên trong túi áo), tiếp nữa là đến thắt lưng. Lúc này mẹ chú đã đi đến chân cầu thang. Trên cầu thang thấy cà vạt nằm chỏng chơ, đỉnh cầu thang thấy áo sơ mi vắt hững hờ. Mở cửa phòng ra thì thấy đồng hồ nằm ngay lối ra vào (được cái là đồng hồ được đặt khá trân trọng chứ ko vứt toẹt xuống đất như những phụ tùng kia). Lúc này thì mẹ chú phải rẽ gấp vì có cái quần dài điệp màu áo complet nằm chỏng chơ ngay đấy, tức là ngay trước cửa buồng tắm. Mở cửa buồng tắm ra thấy ngay cái quần đùi, và ngay tại cái quần đùi đấy (thực ra là cách một bước chân thôi), điểm tận cùng của dấu vết, là bố chú ngồi mê mẩn đọc tạp chí về Porsche.

Ta máu dồn lên mặt, vì ta thích gọn ghẽ, nhìn thấy nhà cửa lộn xộn là ta phát điên lên, nhưng ta hít một hơi dài trấn tĩnh. Không, ta ko thèm nổi cáu. Thằng nào bày bừa thằng đấy dọn, ta ko việc gì phải cáu. Ta thấy khi ta nhấm nhẳn ta giống hệt một bà vợ khọm xấu xí, chả ai khen ta khéo léo đảm đang thu xếp gia đình mà chỉ bảo ta là giỏi cằn nhằn. Nghĩ thế nên ta nở một nụ cười dịu dàng “chào anh, hôm nay ngày làm việc của anh thế nào?”, trời, nho nhã đến thế là cùng.


Thế mà vẫn không xong.

Chú thích: cái mũ ô này dùng để khi ngồi ngoài trời xem cái gì đấy thì đội cho khỏi nắng. Bố chú mua từ lâu mà chưa có dịp dùng, vẫn còn nguyên cái mác treo lủng lẳng. Mẹ chú bắt vứt đi thì bố chú tiếc rẻ, nên mẹ chú bảo đội lên làm kiểu ảnh kỷ niệm cho đỡ phí. Cặp kính đồi mồi này ko hiểu của ai, hiện chỉ còn mỗi gọng, còn mắt kính thì đã rơi mất từ đời nào. Thế mà bố chú vẫn tiếc ko muốn vứt đi. Mẹ chú lại bảo đeo lên, làm kiểu ảnh kỷ niệm rồi vứt kính đi cũng đỡ phí.

Tuesday, August 21, 2007

Một ngày đen đủi

Mình ngồi đọc lại entry hôm qua của mình, lại càng thèm hơn. Hôm nay nàng Blanquitta làm hỏng bữa trưa của mình, làm mình phải ôm bụng đói đi ngủ. Trước khi đi mình đã hỏi nàng kỹ càng là nàng có biết nấu cơm không, nàng gật lia lịa. Thế mà lúc về nồi cơm của mình khê nồng nặc, nàng lại còn xâm mấy cái lỗ chắc cho đỡ mùi khê.
Sau hơn 5 tuần nằm bẹp trên giường, mình ra trước gương ngắm nghía đằng trước đằng sau. Một cảnh tượng khủng khiếp. Tóc xơ xác, ngực phẳng lỳ, mông chảy xệ, eo nhìn hai bên thẳng đuột nhìn nghiêng thấy phưỡn ra đằng trước, lưng đã khòng khòng lại còn như cánh phản. Nhan sắc vốn đã hiếm hoi lại càng xuống cấp nghiêm trọng.
Để lấy lại tâm trạng phấn chấn mình quyết định đi massage. Chị nhân viên massage chân tay quờ quạng như mèo cào làm mình sốt ruột, mình bèn yêu cầu chị ấy mạnh tay hơn. Đen cho mình lại đúng đến màn véo tai và ấn đầu (ấn đầu thì thấy rồi nhưng véo tai thì mình chưa gặp bao giờ), chị ấy véo mình tưởng đứt tai và ấn mình đến lủng sọ. Mình chắc là mặt nhăn như khỉ nhưng ko dám kêu.
Mình về nhà, sau khi nhìn thấy nồi cơm khê của nàng Blanquitta thì mình ôm chú Bình Nguyên đi ngủ. Ngủ dậy đói quá mình vơ sách đọc. Chú Bình Nguyên chơi tha thẩn xung quanh. Tự dưng ngửi thấy mùi inh ỏi, biết ngay là chú đã ỉa. Ỉa một cái là y như rằng chú bỏ đồ chơi chạy xông đến chỗ mẹ ôm hôn nồng nhiệt. Lại phải bỏ cuốn truyện đang đến hồi gay cấn đấy. Cáu chú lắm.
Hôm nay là một ngày đen đủi.

Một ngày đen đủi

Mình ngồi đọc lại entry hôm qua của mình, lại càng thèm hơn. Hôm nay nàng Blanquitta làm hỏng bữa trưa của mình, làm mình phải ôm bụng đói đi ngủ. Trước khi đi mình đã hỏi nàng kỹ càng là nàng có biết nấu cơm không, nàng gật lia lịa. Thế mà lúc về nồi cơm của mình khê nồng nặc, nàng lại còn xâm mấy cái lỗ chắc cho đỡ mùi khê.
Sau hơn 5 tuần nằm bẹp trên giường, mình ra trước gương ngắm nghía đằng trước đằng sau. Một cảnh tượng khủng khiếp. Tóc xơ xác, ngực phẳng lỳ, mông chảy xệ, eo nhìn hai bên thẳng đuột nhìn nghiêng thấy phưỡn ra đằng trước, lưng đã khòng khòng lại còn như cánh phản. Nhan sắc vốn đã hiếm hoi lại càng xuống cấp nghiêm trọng.
Để lấy lại tâm trạng phấn chấn mình quyết định đi massage. Chị nhân viên massage chân tay quờ quạng như mèo cào làm mình sốt ruột, mình bèn yêu cầu chị ấy mạnh tay hơn. Đen cho mình lại đúng đến màn véo tai và ấn đầu (ấn đầu thì thấy rồi nhưng véo tai thì mình chưa gặp bao giờ), chị ấy véo mình tưởng đứt tai và ấn mình đến lủng sọ. Mình chắc là mặt nhăn như khỉ nhưng ko dám kêu.
Mình về nhà, sau khi nhìn thấy nồi cơm khê của nàng Blanquitta thì mình ôm chú Bình Nguyên đi ngủ. Ngủ dậy đói quá mình vơ sách đọc. Chú Bình Nguyên chơi tha thẩn xung quanh. Tự dưng ngửi thấy mùi inh ỏi, biết ngay là chú đã ỉa. Ỉa một cái là y như rằng chú bỏ đồ chơi chạy xông đến chỗ mẹ ôm hôn nồng nhiệt. Lại phải bỏ cuốn truyện đang đến hồi gay cấn đấy. Cáu chú lắm.
Hôm nay là một ngày đen đủi.

Thèm quá!!!

Cách đây mấy hôm ngày còn trong veo, nắng huy hoàng, gió mát hây hẩy, còn bầu trời thì xanh ko thể tưởng tượng nổi. Thế mà hôm nay đã thấy u ám, đã thấy mưa lạnh. Lại một mùa đông chuẩn bị đến, lại đến tháng 5 năm sau may ra mới hết những ngày tháng lạnh tê người. Chán New York, New York hầu như lạnh quanh năm, những ngày nóng thì nóng phát điên, hầu như rất ít ngày ra đường mà cảm thấy dễ chịu.

Lạnh quá. Ngồi trong nhà đã phải mặc áo len. Và thèm ăn bún măng. Bây giờ mà ở nhà thì sẽ phi ngay đến Ngan Khoa đánh chén xì xụp, sẽ gọi nguyên một bát măng với mùi tàu nóng hổi ăn cho sướng. Miếng măng mềm ngậy, nước măng ngọt lừ, mùi tàu thơm ơi là thơm. Sau đó sẽ lê đi đâu đó ăn nem chua, ko cần nướng cũng được, chấm thật nhiều ớt, suýt xoa vì cay. Mình nhớ vị chua chua của nem và dai dai của miến trộn lẫn, chấm ngập trong cốc ớt cay xé lưỡi.

Sau đó mình sẽ đáp vỉa hè nào đó ăn trứng ngải cứu chấm muối vắt quất, rán đến đâu ăn đến đấy, ngồi cạnh cái bếp lò âm ấm. Nghe nói quất toàn thuốc trừ sâu. Không sao, thứ nhất mình là người chứ ko phải sâu, thứ hai ăn với liều lượng nhỏ thế thì chết ai được.

Ừ rồi mình sẽ đi ăn ốc. Nhưng bây giờ ốc mít thì tìm ở chỗ nào được? Ốc nhồi cứ to thô lố mình ko thích, cắn thì ko đứt, nuốt cả con thì cứ phải trợn mắt rướn cổ mới trôi xuống được, ốc vặn thì bé quá hì hụi mãi mà chưa lưng bụng. Để đánh chén tàm tạm thì mình phải tập trung nhể thật nhanh và ăn nhoay nhoáy, ko chuyện trò gì hết. Hồi trước con bạn mình nổi tiếng ăn nhanh, ăn cái gì cũng nhanh hơn mình, mình mới cắn được một hai miếng mà nó đã nuốt chửng xong phần của nó, ngồi nhìn mình ăn lom lom, luôn mồm giục, thế mà riêng ốc thì nó thua bét dem. Mình cứ nhoay nhoáy làm nó khó chịu kêu ầm lên là mình ăn nhanh quá hết cả phần của nó.

Rồi mình sẽ đi ăn gì nữa? Mình còn thèm ốc nấu chuối đậu nữa. Đậu nướng vàng ươm, chuối bùi bùi bột bột, mẻ chua chua, con ốc giòn giòn. À mình còn quên món bún đậu mắm tôm trên đường Yên Phụ, chị bán hàng mắt hiếng hiếng nhưng vầng ngực trắng nhễ nhại sau cổ áo trễ, có bí quyết chan nước mỡ sôi vào mắm tôm trước khi vắt chanh, ngon ơi là ngon.

Ôi mình cứ mơ mộng hão huyền. Bao giờ về mà ăn được. Mà về cũng khó mà đi ăn được, chồng con cứ kè kè như mấy cái đuôi. Đi ăn mấy kiểu lê lết này mình chỉ thích đi cùng mấy đứa bạn gái, ăn uống tá lả buôn xuyên đại dương, cũng như đi uống bia hơi thì để bọn đàn ông đi riêng với nhau ấy, bái phục những ai đi đâu cũng phải dìu dắt người yêu/chồng/vợ đi cùng.

Sự thực đáng buồn là sáng nay mình ngồi ăn mỳ ăn liền, ko hiểu mỳ ăn liền của nước nào, thấy ghi chữ Ramen, có khi của mấy anh đạo Hồi, ăn chán chết, chắc chắn mỳ 2 tôm mà nếu xịn ra hẳn 4 tôm của Việt Nam ngày xưa còn khá hơn nhiều. Vừa chua vừa nhạt. Cám cảnh ẩm thực Mỹ quá nên mình phải ngồi mơ mộng thế này.







Thèm quá!!!

Cách đây mấy hôm ngày còn trong veo, nắng huy hoàng, gió mát hây hẩy, còn bầu trời thì xanh ko thể tưởng tượng nổi. Thế mà hôm nay đã thấy u ám, đã thấy mưa lạnh. Lại một mùa đông chuẩn bị đến, lại đến tháng 5 năm sau may ra mới hết những ngày tháng lạnh tê người. Chán New York, New York hầu như lạnh quanh năm, những ngày nóng thì nóng phát điên, hầu như rất ít ngày ra đường mà cảm thấy dễ chịu.

Lạnh quá. Ngồi trong nhà đã phải mặc áo len. Và thèm ăn bún măng. Bây giờ mà ở nhà thì sẽ phi ngay đến Ngan Khoa đánh chén xì xụp, sẽ gọi nguyên một bát măng với mùi tàu nóng hổi ăn cho sướng. Miếng măng mềm ngậy, nước măng ngọt lừ, mùi tàu thơm ơi là thơm. Sau đó sẽ lê đi đâu đó ăn nem chua, ko cần nướng cũng được, chấm thật nhiều ớt, suýt xoa vì cay. Mình nhớ vị chua chua của nem và dai dai của miến trộn lẫn, chấm ngập trong cốc ớt cay xé lưỡi.

Sau đó mình sẽ đáp vỉa hè nào đó ăn trứng ngải cứu chấm muối vắt quất, rán đến đâu ăn đến đấy, ngồi cạnh cái bếp lò âm ấm. Nghe nói quất toàn thuốc trừ sâu. Không sao, thứ nhất mình là người chứ ko phải sâu, thứ hai ăn với liều lượng nhỏ thế thì chết ai được.

Ừ rồi mình sẽ đi ăn ốc. Nhưng bây giờ ốc mít thì tìm ở chỗ nào được? Ốc nhồi cứ to thô lố mình ko thích, cắn thì ko đứt, nuốt cả con thì cứ phải trợn mắt rướn cổ mới trôi xuống được, ốc vặn thì bé quá hì hụi mãi mà chưa lưng bụng. Để đánh chén tàm tạm thì mình phải tập trung nhể thật nhanh và ăn nhoay nhoáy, ko chuyện trò gì hết. Hồi trước con bạn mình nổi tiếng ăn nhanh, ăn cái gì cũng nhanh hơn mình, mình mới cắn được một hai miếng mà nó đã nuốt chửng xong phần của nó, ngồi nhìn mình ăn lom lom, luôn mồm giục, thế mà riêng ốc thì nó thua bét dem. Mình cứ nhoay nhoáy làm nó khó chịu kêu ầm lên là mình ăn nhanh quá hết cả phần của nó.

Rồi mình sẽ đi ăn gì nữa? Mình còn thèm ốc nấu chuối đậu nữa. Đậu nướng vàng ươm, chuối bùi bùi bột bột, mẻ chua chua, con ốc giòn giòn. À mình còn quên món bún đậu mắm tôm trên đường Yên Phụ, chị bán hàng mắt hiếng hiếng nhưng vầng ngực trắng nhễ nhại sau cổ áo trễ, có bí quyết chan nước mỡ sôi vào mắm tôm trước khi vắt chanh, ngon ơi là ngon.

Ôi mình cứ mơ mộng hão huyền. Bao giờ về mà ăn được. Mà về cũng khó mà đi ăn được, chồng con cứ kè kè như mấy cái đuôi. Đi ăn mấy kiểu lê lết này mình chỉ thích đi cùng mấy đứa bạn gái, ăn uống tá lả buôn xuyên đại dương, cũng như đi uống bia hơi thì để bọn đàn ông đi riêng với nhau ấy, bái phục những ai đi đâu cũng phải dìu dắt người yêu/chồng/vợ đi cùng.

Sự thực đáng buồn là sáng nay mình ngồi ăn mỳ ăn liền, ko hiểu mỳ ăn liền của nước nào, thấy ghi chữ Ramen, có khi của mấy anh đạo Hồi, ăn chán chết, chắc chắn mỳ 2 tôm mà nếu xịn ra hẳn 4 tôm của Việt Nam ngày xưa còn khá hơn nhiều. Vừa chua vừa nhạt. Cám cảnh ẩm thực Mỹ quá nên mình phải ngồi mơ mộng thế này.







Monday, August 20, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 6)




Chú Bình Nguyên ko được bố mẹ mua đồ chơi gì bao giờ. Chú gần 19 tháng mà đồ chơi duy nhất bố mua cho chú là bộ logo xếp hình và mấy cái ô tô Porsche con con, thực ra mua cho bố chú chơi là chính, chú thỉnh thoảng lại được hân hạnh sờ vào một tí. Mẹ chú thì chưa mua gì cho chú bao giờ. Một lần lượn vào FAO SCHWARZ định mua cho chú một con cá heo thật to làm gối ôm mà ko tìm thấy. Ngoài ra đồ chơi chú có toàn do mọi người cho. Mỗi lần mang chú đến nhà bạn có trẻ con chơi, nhìn chú mắt tròn mắt dẹt nhìn mẹ, thấy mẹ ko nói gì là chú lao vào đống đồ chơi của chúng đầy vẻ thèm thuồng mà thấy thương. Thương nhưng mẹ chú quyết tâm ko mua đồ chơi cho chú. Mẹ chú ghét nhất những đứa trẻ con có hàng núi đồ chơi trong phòng, chơi ko hết để mốc meo bụi bặm hoặc phá tan nát, thành ra cái tính ko biết trân trọng đồ vật, chưa kể còn hoang phí, chưa kể còn những hoá chất độc hại từ đồ chơi Trung Quốc mà báo đài suốt ngày nói ầm ầm.

Chú Bình Nguyên cũng ko được mặc những bộ quần áo xịn như nhiều đứa trẻ khác. Chú toàn mặc quần áo rẻ tiền, miễn là cotton, hoặc nếu có là hàng hiệu thì chẳng qua là mẹ chú thấy chúng bán giảm giá ít nhất là một nửa thì mới mua cho chú. Chú có khoảng chục cái quần Made in Vietnam có cái mác may lộn ra ngoài như cái đuôi, năm ngoái dài phải xắn lên mấy gấu và rộng thùng thình như quần bom mốt ở VN những năm 90, 91, năm nay cộc đến đầu gối lại còn bó chít làm chú giống hệt Napoleon cởi truồng. Áo chú chẳng cái nào vừa, cái thì cộc hở rốn cái thì dài đến tận đầu gối vì mẹ chú đề phòng mua áo to hơn cỡ của chú để mặc được cho lâu đỡ phải mua liên tục.

Thế nên nhiều lúc trông chú như thằng đánh bả gà hoặc cất vó tôm.

Chú cũng ko được xem TV bao giờ. Bố mẹ chú ghét nhất những bậc cha mẹ lười thấy con khóc một cái là bật ngay TV lên cho rảnh nợ. Đến nhà ai có TV là chú thích lắm, ngồi lịm trước màn hình xem. Ở nhà chỉ khi nào bố mẹ xem phim bằng máy chiếu lên tường thì chú mới được xem ké, cho đỡ hại mắt.

Chú ngoan lắm. Thấy bố hí húi sắp đặt máy chiếu mà mẹ chú vẫn ngồi đọc báo là chú chạy vào, cầm tay mẹ líu lo rồi kéo ra phòng khách để rủ mẹ xem cùng. Mẹ ra đến nơi thì chú lại hăm hở trèo lên sofa ngồi mẫu để mẹ cũng ngồi xuống cùng. Hôm đến chơi nhà bạn, chú đang mải xem TV, mẹ chú gọi "về đi con", thế là chú gật đầu, vội vàng trèo xuống ghế, chạy ra tắt TV đầy vẻ trách nhiệm rồi ra nắm tay mẹ dắt về phía cửa, làm đám bạn của bố mẹ chú đang ngồi quây quần xem TV vô cùng ấn tượng.

Tí nữa đến nhà trẻ đón chú về thể nào khi thấy mẹ chú cũng chạy ào ra, ôm mẹ hôn chíu chít, rồi nắm tay mẹ dắt ra cửa, ko quên đòi cầm cái thẻ mật mã dùng để mở cửa thang máy, đi qua cái máy tính chú sẽ chỉ chỉ tay miệng nói líu lo, ý chừng nhắc mẹ chú phải check out cho chú, rồi chú thành thạo dắt mẹ đến cái thang máy, cầm cái thẻ đưa qua đưa lại chỗ máy đọc thẻ, nhưng tất nhiên là chú ko với tới, lần nào mẹ cũng phải giúp. Vào thang máy thì chú lại chỉ chỉ ra vẻ nhắc mẹ phải ấn tầng lên, vì chú ko với tới được nút tầng, mà chỉ với được tới nút alarm. Chú tỏ vẻ hiểu biết lắm ý.

Thương chú lắm.

Trong ảnh là chú được hơn 4 tháng, chú nằm ngủ dãi chảy sang một bên, còn bố chú thì mặc áo len rách. Hai bố con chú Lênin mà thấy thì vẫn phải vái cả nón.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 6)




Chú Bình Nguyên ko được bố mẹ mua đồ chơi gì bao giờ. Chú gần 19 tháng mà đồ chơi duy nhất bố mua cho chú là bộ logo xếp hình và mấy cái ô tô Porsche con con, thực ra mua cho bố chú chơi là chính, chú thỉnh thoảng lại được hân hạnh sờ vào một tí. Mẹ chú thì chưa mua gì cho chú bao giờ. Một lần lượn vào FAO SCHWARZ định mua cho chú một con cá heo thật to làm gối ôm mà ko tìm thấy. Ngoài ra đồ chơi chú có toàn do mọi người cho. Mỗi lần mang chú đến nhà bạn có trẻ con chơi, nhìn chú mắt tròn mắt dẹt nhìn mẹ, thấy mẹ ko nói gì là chú lao vào đống đồ chơi của chúng đầy vẻ thèm thuồng mà thấy thương. Thương nhưng mẹ chú quyết tâm ko mua đồ chơi cho chú. Mẹ chú ghét nhất những đứa trẻ con có hàng núi đồ chơi trong phòng, chơi ko hết để mốc meo bụi bặm hoặc phá tan nát, thành ra cái tính ko biết trân trọng đồ vật, chưa kể còn hoang phí, chưa kể còn những hoá chất độc hại từ đồ chơi Trung Quốc mà báo đài suốt ngày nói ầm ầm.

Chú Bình Nguyên cũng ko được mặc những bộ quần áo xịn như nhiều đứa trẻ khác. Chú toàn mặc quần áo rẻ tiền, miễn là cotton, hoặc nếu có là hàng hiệu thì chẳng qua là mẹ chú thấy chúng bán giảm giá ít nhất là một nửa thì mới mua cho chú. Chú có khoảng chục cái quần Made in Vietnam có cái mác may lộn ra ngoài như cái đuôi, năm ngoái dài phải xắn lên mấy gấu và rộng thùng thình như quần bom mốt ở VN những năm 90, 91, năm nay cộc đến đầu gối lại còn bó chít làm chú giống hệt Napoleon cởi truồng. Áo chú chẳng cái nào vừa, cái thì cộc hở rốn cái thì dài đến tận đầu gối vì mẹ chú đề phòng mua áo to hơn cỡ của chú để mặc được cho lâu đỡ phải mua liên tục.

Thế nên nhiều lúc trông chú như thằng đánh bả gà hoặc cất vó tôm.

Chú cũng ko được xem TV bao giờ. Bố mẹ chú ghét nhất những bậc cha mẹ lười thấy con khóc một cái là bật ngay TV lên cho rảnh nợ. Đến nhà ai có TV là chú thích lắm, ngồi lịm trước màn hình xem. Ở nhà chỉ khi nào bố mẹ xem phim bằng máy chiếu lên tường thì chú mới được xem ké, cho đỡ hại mắt.

Chú ngoan lắm. Thấy bố hí húi sắp đặt máy chiếu mà mẹ chú vẫn ngồi đọc báo là chú chạy vào, cầm tay mẹ líu lo rồi kéo ra phòng khách để rủ mẹ xem cùng. Mẹ ra đến nơi thì chú lại hăm hở trèo lên sofa ngồi mẫu để mẹ cũng ngồi xuống cùng. Hôm đến chơi nhà bạn, chú đang mải xem TV, mẹ chú gọi "về đi con", thế là chú gật đầu, vội vàng trèo xuống ghế, chạy ra tắt TV đầy vẻ trách nhiệm rồi ra nắm tay mẹ dắt về phía cửa, làm đám bạn của bố mẹ chú đang ngồi quây quần xem TV vô cùng ấn tượng.

Tí nữa đến nhà trẻ đón chú về thể nào khi thấy mẹ chú cũng chạy ào ra, ôm mẹ hôn chíu chít, rồi nắm tay mẹ dắt ra cửa, ko quên đòi cầm cái thẻ mật mã dùng để mở cửa thang máy, đi qua cái máy tính chú sẽ chỉ chỉ tay miệng nói líu lo, ý chừng nhắc mẹ chú phải check out cho chú, rồi chú thành thạo dắt mẹ đến cái thang máy, cầm cái thẻ đưa qua đưa lại chỗ máy đọc thẻ, nhưng tất nhiên là chú ko với tới, lần nào mẹ cũng phải giúp. Vào thang máy thì chú lại chỉ chỉ ra vẻ nhắc mẹ phải ấn tầng lên, vì chú ko với tới được nút tầng, mà chỉ với được tới nút alarm. Chú tỏ vẻ hiểu biết lắm ý.

Thương chú lắm.

Trong ảnh là chú được hơn 4 tháng, chú nằm ngủ dãi chảy sang một bên, còn bố chú thì mặc áo len rách. Hai bố con chú Lênin mà thấy thì vẫn phải vái cả nón.

Sunday, August 19, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 5)




Cái trán ống bương của chú Bình Nguyên ko bao giờ hết sẹo. Hôm cuối tuần lâu lâu bố mẹ cho chú đến nhà bạn có bể bơi để bơi. Chú được ra ngoài chơi sướng lắm, vừa chạy lon ton, vừa hoa chân múa tay, lại còn vừa ngoái đầu nhìn lại đằng sau. Thế là binh một cái vào cái cột điện thoại bên đường, trán tím bầm, khóc mãi mới nín.

Mấy hôm sau mặt chú trông như thằng hề. Ngoài cái vết tím bầm trên trán ra thì chú còn vập vào đâu nên mắt cũng tím bầm. Ngoài ra môi chú còn vều lên trông rất kỳ. Nguyên cớ là do thằng con đang chổng mông nhìn đời qua khe chân thì thằng bố đùa con thế nào lại đẩy vào mông con một cái , thế là thằng con ngã ập mặt xuống đất, lúc bế lên máu chảy nhoe nhoét, môi sưng vều, ko uống nước được, còn mỗi lần hôn mẹ một cái thì lại kêu hị hị vì đau.

Bây giờ chú nói bye bye điệu nghệ lắm rồi. Đến nhà trẻ là chú Hi. Về là chú vẫy tay bye bye mặc dù chú bé nhất lớp làm được ít trò nhất nên chẳng đứa nào để ý đến chú. Sáng bố chú cho chú đi nhà trẻ thì chú vẫy tay chào mẹ Bye mamma làm bố chú ấn tượng gần chết.

Bây giờ chú mà ko đồng ý cái gì thì ngoài lắc đầu chú còn nói Na hoặc Nê, nghe giọng rất ngầu. Không biết tại chú nói bập bẹ thế hay tại mấy cô trông trẻ nói ko chuẩn. Lại nhớ đến ở Hà nội một chị đã hoảng hồn sa thải cả 3 cô giúp việc một lúc vì một buổi sáng nghe được đứa con gái 4 tuổi nói “Mẹ ơi mẹ em đi nên nầu”, tức là đi lên lầu. Hỏng hẳn.

Chú Bình Nguyên giống hệt một con khỉ con. Chú mà bắt chước thì tài hết chỗ nói. Hôm chú ốm mẹ chú vén áo chú lên để nhét cặp nhiệt độ vào nách. Sốt li bì thế mà chú vẫn quan sát được. Mẹ chú xong một cái là chú lồm cồm bò dậy, tay với cặp nhiệt độ tay vén áo để nhét cái cặp nhiệt độ vào. Khổ cái là tay chân chú lóng ngóng nên cái cặp nhiệt độ toàn đâm vào rốn chú. Sau một hồi thì chú bỏ cuộc.

Buổi sáng bố chú đứng cạo râu. Chú thấp tè đứng dưới nhóng cổ lên nhìn. Bố chú vừa để cái máy cạo râu xuống một cái là chú với luôn, rồi chú mê mải đưa cái máy cạo lên cằm chú, đưa qua đưa lại bộ điệu y hệt bố chú, môi cũng bĩu bĩu cằm rướn rướn tay cũng mân mê chỗ vừa cạo vẻ chăm chú.

Mẹ chú vén áo bôi kem. Chú cũng quan sát rồi ngay lập tức chú cũng cầm chai kem lên dốc dốc rồi phưỡn bụng xoa lấy xoa để, mặc dù chú quên chi tiết phải vén áo nên cứđể nguyên cái áo lấm lem xoa xoa.

Chú hay cười lắm. Nhưng làm chú tức một cái thì mặt chú rắn đanh lại môi mím chặt mặt hờn thấy rõ, làm mẹ chú cứ phải ôm ấp nựng nịu hôn hít mãi chú mới thèm nhoẻn cười cho. Chú cậy lắm ấy.

Cái ảnh này chụp lúc chú mới được gần 1 tuổi, thế mà chú đã điệu ko thể tả. Vừa giơ máy ảnh lên một cái là chú uốn tôm luôn.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 5)




Cái trán ống bương của chú Bình Nguyên ko bao giờ hết sẹo. Hôm cuối tuần lâu lâu bố mẹ cho chú đến nhà bạn có bể bơi để bơi. Chú được ra ngoài chơi sướng lắm, vừa chạy lon ton, vừa hoa chân múa tay, lại còn vừa ngoái đầu nhìn lại đằng sau. Thế là binh một cái vào cái cột điện thoại bên đường, trán tím bầm, khóc mãi mới nín.

Mấy hôm sau mặt chú trông như thằng hề. Ngoài cái vết tím bầm trên trán ra thì chú còn vập vào đâu nên mắt cũng tím bầm. Ngoài ra môi chú còn vều lên trông rất kỳ. Nguyên cớ là do thằng con đang chổng mông nhìn đời qua khe chân thì thằng bố đùa con thế nào lại đẩy vào mông con một cái , thế là thằng con ngã ập mặt xuống đất, lúc bế lên máu chảy nhoe nhoét, môi sưng vều, ko uống nước được, còn mỗi lần hôn mẹ một cái thì lại kêu hị hị vì đau.

Bây giờ chú nói bye bye điệu nghệ lắm rồi. Đến nhà trẻ là chú Hi. Về là chú vẫy tay bye bye mặc dù chú bé nhất lớp làm được ít trò nhất nên chẳng đứa nào để ý đến chú. Sáng bố chú cho chú đi nhà trẻ thì chú vẫy tay chào mẹ Bye mamma làm bố chú ấn tượng gần chết.

Bây giờ chú mà ko đồng ý cái gì thì ngoài lắc đầu chú còn nói Na hoặc Nê, nghe giọng rất ngầu. Không biết tại chú nói bập bẹ thế hay tại mấy cô trông trẻ nói ko chuẩn. Lại nhớ đến ở Hà nội một chị đã hoảng hồn sa thải cả 3 cô giúp việc một lúc vì một buổi sáng nghe được đứa con gái 4 tuổi nói “Mẹ ơi mẹ em đi nên nầu”, tức là đi lên lầu. Hỏng hẳn.

Chú Bình Nguyên giống hệt một con khỉ con. Chú mà bắt chước thì tài hết chỗ nói. Hôm chú ốm mẹ chú vén áo chú lên để nhét cặp nhiệt độ vào nách. Sốt li bì thế mà chú vẫn quan sát được. Mẹ chú xong một cái là chú lồm cồm bò dậy, tay với cặp nhiệt độ tay vén áo để nhét cái cặp nhiệt độ vào. Khổ cái là tay chân chú lóng ngóng nên cái cặp nhiệt độ toàn đâm vào rốn chú. Sau một hồi thì chú bỏ cuộc.

Buổi sáng bố chú đứng cạo râu. Chú thấp tè đứng dưới nhóng cổ lên nhìn. Bố chú vừa để cái máy cạo râu xuống một cái là chú với luôn, rồi chú mê mải đưa cái máy cạo lên cằm chú, đưa qua đưa lại bộ điệu y hệt bố chú, môi cũng bĩu bĩu cằm rướn rướn tay cũng mân mê chỗ vừa cạo vẻ chăm chú.

Mẹ chú vén áo bôi kem. Chú cũng quan sát rồi ngay lập tức chú cũng cầm chai kem lên dốc dốc rồi phưỡn bụng xoa lấy xoa để, mặc dù chú quên chi tiết phải vén áo nên cứđể nguyên cái áo lấm lem xoa xoa.

Chú hay cười lắm. Nhưng làm chú tức một cái thì mặt chú rắn đanh lại môi mím chặt mặt hờn thấy rõ, làm mẹ chú cứ phải ôm ấp nựng nịu hôn hít mãi chú mới thèm nhoẻn cười cho. Chú cậy lắm ấy.

Cái ảnh này chụp lúc chú mới được gần 1 tuổi, thế mà chú đã điệu ko thể tả. Vừa giơ máy ảnh lên một cái là chú uốn tôm luôn.

Thursday, August 16, 2007

Thằng nào nói nhảm hơn

Tớ ngồi ăn mỳ Ý sốt cà chua và thịt gà rán. Chồng tớ hôm nay lại chiến dịch ăn kiêng, ngồi bên kia bàn ăn rau cải luộc rắc muối, mặt hằm hằm,

- Sao em cứ ăn những đồ béo thế?
- Vâng nếu em béo như một số người thì em đã không ăn những món này
- Anh cũng không béo đâu đấy nhé
- Vâng
- Em chẳng yêu anh gì cả
- Có đấy chứ
- Nếu em mà cho tay vào La Bocca della Verità thì chắc nó phải cắn em cụt hẳn cánh tay.
(truyền thuyết kể rằng người nào nói dối đến cho bàn tay vào La Bocca della Verità này thì sẽ bị nó cắn mất bàn tay)

Một chuyện khác:

- (Mân mê sờ mó bụng chú Bình Nguyên) Này em, thằng Ale nhà mình cái bụng to gớm
- Thôi anh ơi, bụng trẻ con thế là bé rồi
- (Mân mê ngắm nghía thêm tí nữa) Thế này mà em còn bảo bé. Bụng anh mà như bụng nó chắc em ly dị anh từ mấy năm nay rồi.

Tớ chả thèm nói gì.


Thằng nào nói nhảm hơn

Tớ ngồi ăn mỳ Ý sốt cà chua và thịt gà rán. Chồng tớ hôm nay lại chiến dịch ăn kiêng, ngồi bên kia bàn ăn rau cải luộc rắc muối, mặt hằm hằm,

- Sao em cứ ăn những đồ béo thế?
- Vâng nếu em béo như một số người thì em đã không ăn những món này
- Anh cũng không béo đâu đấy nhé
- Vâng
- Em chẳng yêu anh gì cả
- Có đấy chứ
- Nếu em mà cho tay vào La Bocca della Verità thì chắc nó phải cắn em cụt hẳn cánh tay.
(truyền thuyết kể rằng người nào nói dối đến cho bàn tay vào La Bocca della Verità này thì sẽ bị nó cắn mất bàn tay)

Một chuyện khác:

- (Mân mê sờ mó bụng chú Bình Nguyên) Này em, thằng Ale nhà mình cái bụng to gớm
- Thôi anh ơi, bụng trẻ con thế là bé rồi
- (Mân mê ngắm nghía thêm tí nữa) Thế này mà em còn bảo bé. Bụng anh mà như bụng nó chắc em ly dị anh từ mấy năm nay rồi.

Tớ chả thèm nói gì.


Tuesday, August 14, 2007

Thói tưởng bở của đàn ông

Bọn đàn ông thích tưởng tượng chúng là những con thú hoang đẹp đẽ, là kẻ lãng du đường trần bụi bặm, đẹp trai được thì càng tốt, nếu không thể đẹp trai được thì chúng lại cố tưởng tượng rằng chúng cá tính nam tính nọ kia. Ngày xưa thì chúng cưỡi ngựa hoặc cưỡi bò lội qua cánh đồng, ngày nay thì chúng cưỡi xe phân khối lớn trên những xa lộ. Chúng sẽ tưởng tượng chúng lãng du phần lớn cuộc đời, trải qua bao nhiêu mối tình hời hợt vì chẳng ai giữ được trái tim cô đơn và lang thang của chúng, cho đến tận khi chúng hoặc là mệt mỏi mà dừng bước hoặc là bị cảm hoá bởi sự chân thành và kiên nhẫn của một cô em nào đó.

Xin lấy ví dụ như sau:

Bài hát Le Métèque của Georges Moustaki, một bản tình ca ngọt ngào nhất mà tớ từng nghe

Aveq ma geule de métèque
De Juif errant, de pâtre grec
Et mes cheveux aux quatre vents
Aveq mes yeux tout délavés
Qui me donnent l’air de rêver
Moi qui ne rêve plus souvent
Aveq mes mains de maraudeur
De musicien et de rôdeur
Qui ont pillé tant de jardins
…aveq ma peau qui s’est frottée
au soleil des tous les étés
et tout ce qui portait jupon

Bài hát đã nâng anh chàng gốc Hy lạp lên hàng những ca sĩ hát tiếng Pháp hay nhất mọi thời đại. Bài hát kể về một chàng trai lang thang du mục, nếm đủ mùi bụi bặm đường trần, tưởng chẳng có gì làm cho ngạc nhiên, yêu đương thì lại càng hiếm, thế mà đến khi gặp em, gặp tuổi 20 đẹp đẽ và trong trắng, thì như nắng hạn gặp mưa rào.

hoặc :

bài hát Gentle on my mind của Elvis Presley, nghe như một lời dỗ dành, một lời sám hối, đúng như tên của bài hát, như một dòng sông ký ức êm đềm dịu ngọt. Một bài hát mà khi đang vội vã, đang cáu kỉnh tớ cũng phải dừng lại, ngồi xuống để nghe

It’s knowing that your door is always open
And your path is free to walk
That makes me tend to keep my sleeping bag rolled up
And stashed behind your couch

It’s knowing that I am not shackled
By forgotten words and bonds
And the heat stains that have dried up on some lovin’
That keeps you in the back roads
By the river of my memory
It keeps you ever gentle on my mind

… though the wheat fields and the clothes lines
and the junk yards, and the highways come between us
and some other woman crying to her mother
‘cause she turned and I was gone
I still might run in silence
Till the join might stain my face
And the summer sun might burn me till I am blind
But not to where I cannot see you
Walking in the back roads
By the river flowing gently on my mind

Bài hát kể về một anh chàng lang thang, phiêu lưu trong cuộc đời và trong tình ái. Những cô nàng luôn muốn ràng buộc anh, hoặc làm ầm ĩ lên khi anh làm một cái gì đó trái khoáy, hoặc khi bị anh bỏ rơi, thì chỉ tổ làm cho anh chạy thêm xa. Nhưng nàng, lúc nào nàng cũng dịu dàng, lúc nào cửa nhà nàng cũng mở rộng, lối vào cũng chào đón, sofa nhà nàng lúc nào cũng êm ái, thì khiến anh dù xa cách nghìn trùng vẫn cảm thấy muốn quay về, muốn dừng nghỉ. Đấy là suy diễn ra, chứ nguyên văn là chàng chỉ muốn mang chiếc túi ngủ của mình cuộn lại nhét vào sau ghế sofa nhà nàng (tức là để đến ngủ lúc nào cũng được cho tiện), còn cái khoảng cách nghìn trùng nói văn hoa kia nguyên tác được diễn tả bằng hình ảnh những cánh đồng lúa mạch, những dây phơi quần áo, những sân sau đầy đồ phế thải, và những xa lộ chia cách hai người.

hoặc

Turn the page của Metallica, bài hát đầy gió của những chặng đường xa đơn độc, là thứ âm nhạc vừa hoài bão vừa mệt mỏi, khi cất lên chỉ làm bạn muốn xách xe ra ngoài đường, chọn một cao tốc để đi thật nhanh, gió quất vào mặt, và thấm thía cảm giác đơn độc

On a long and lonesome highway
East of
Omaha
You can listen to the engines
Moaning its one old song
You can think about the woman
Or the girl you knew the night before
But your thoughts will soon be wandering
The way they always do
When you are riding sixteen hours
And there’s not much to do…

nội dung bài hát này thế nào thì đã nói ở entry lâu lâu về rock. Tóm lại là cũng phân khối lớn, cũng tóc dài, cũng lang thang trên những nẻo đường gió bụi mỗi đêm có một cô nhưng lúc nào cũng cô đơn thấu trời xanh như thế.

Bọn đàn ông cứ tưởng chúng là người cầm trịch, muốn đi lúc nào thì đi, về lúc nào thì về. Không có sai lầm nào chết người hơn thế. Xin phân tích như sau:

Bởi chàng bụi bặm, chàng chinh chiến chán chê, chàng gặp em ngây thơ 20 tuổi, em cũng choáng vì chất cá tính bụi bặm của chàng, nên em đổ rạp. Nếu em cứ yên vị với chàng cả đời thì là chàng may hiếm thấy. Nhưng sự đời hay xảy ra thế này: được một thời gian, có thể em thấy sự bụi bặm ấy nhàm rồi, có thể em ko thích bụi bặm nữa, em thích xe hơi bóng lộn và quần áo đầu tóc chải chuốt nước hoa thơm nức cơ. Chàng phải làm sao, chàng phải tìm một cô du mục cũng đã nếm đủ mùi đời cho phù hợp với chàng thôi vậy.

Bởi vì chàng đi lang thang giang hồ tứ chiếng, nhưng biết cửa nhà em lúc nào cũng mở rộng, em lúc nào cũng ân tình không trách móc chàng nửa lời, nên chàng có một miền ký ức êm đềm dịu ngọt. Chàng rất khờ, em chẳng trách móc níu kéo vì chàng đến hay chàng đi không quan trọng với em. Vì khi chàng vắng mặt thì em đã có chàng khác thế chân vào. Cái túi ngủ chàng cuộn sau ghế có ai chui vào đó bao giờ mà biết. Chàng thì dăm bữa nửa tháng về một lần, lại càng chẳng ai biết. Nhưng cũng có lúc chàng đen, chàng đi mệt quay về thì thấy em đã đề huề chồng con sum vầy, em vẫn tươi cười ân tình chào đón, nhưng chàng đành phải lủi thủi quay lưng.

Bởi vì chàng lang thang mỗi đêm một em, sáng ra là chàng bỏ đi biệt tích. Có sao đâu, em cũng đâu cần biết chàng là ai, vì tối nào em chả có một chàng khác. Giả sử em có khóc lóc níu kéo thì chàng cũng đừng lấy đó làm hãnh diện, em khóc lóc níu kéo chàng thì cũng khóc lóc níu kéo người khác. Em có tài làm cho chàng nào cũng cảm thấy mình đặc biệt vì em biết tự ái đàn ông luôn luôn cần được ve vuốt.

Sự đời, có vay có trả, có đi có lại. Chẳng lấy không được của ai cái gì, tình cảm lại càng không.

Tình cảm cần cả hai phải cùng ở lại, phải cùng xây dựng, phải cùng kiên nhẫn, phải cùng hy sinh, vv. Tóm lại phải cùng tất cả mọi thứ. Nếu không thì say mê mấy cũng chỉ là phút qua đường mà thôi, cho cả chàng và cho cả em.


Thói tưởng bở của đàn ông

Bọn đàn ông thích tưởng tượng chúng là những con thú hoang đẹp đẽ, là kẻ lãng du đường trần bụi bặm, đẹp trai được thì càng tốt, nếu không thể đẹp trai được thì chúng lại cố tưởng tượng rằng chúng cá tính nam tính nọ kia. Ngày xưa thì chúng cưỡi ngựa hoặc cưỡi bò lội qua cánh đồng, ngày nay thì chúng cưỡi xe phân khối lớn trên những xa lộ. Chúng sẽ tưởng tượng chúng lãng du phần lớn cuộc đời, trải qua bao nhiêu mối tình hời hợt vì chẳng ai giữ được trái tim cô đơn và lang thang của chúng, cho đến tận khi chúng hoặc là mệt mỏi mà dừng bước hoặc là bị cảm hoá bởi sự chân thành và kiên nhẫn của một cô em nào đó.

Xin lấy ví dụ như sau:

Bài hát Le Métèque của Georges Moustaki, một bản tình ca ngọt ngào nhất mà tớ từng nghe

Aveq ma geule de métèque
De Juif errant, de pâtre grec
Et mes cheveux aux quatre vents
Aveq mes yeux tout délavés
Qui me donnent l’air de rêver
Moi qui ne rêve plus souvent
Aveq mes mains de maraudeur
De musicien et de rôdeur
Qui ont pillé tant de jardins
…aveq ma peau qui s’est frottée
au soleil des tous les étés
et tout ce qui portait jupon

Bài hát đã nâng anh chàng gốc Hy lạp lên hàng những ca sĩ hát tiếng Pháp hay nhất mọi thời đại. Bài hát kể về một chàng trai lang thang du mục, nếm đủ mùi bụi bặm đường trần, tưởng chẳng có gì làm cho ngạc nhiên, yêu đương thì lại càng hiếm, thế mà đến khi gặp em, gặp tuổi 20 đẹp đẽ và trong trắng, thì như nắng hạn gặp mưa rào.

hoặc :

bài hát Gentle on my mind của Elvis Presley, nghe như một lời dỗ dành, một lời sám hối, đúng như tên của bài hát, như một dòng sông ký ức êm đềm dịu ngọt. Một bài hát mà khi đang vội vã, đang cáu kỉnh tớ cũng phải dừng lại, ngồi xuống để nghe

It’s knowing that your door is always open
And your path is free to walk
That makes me tend to keep my sleeping bag rolled up
And stashed behind your couch

It’s knowing that I am not shackled
By forgotten words and bonds
And the heat stains that have dried up on some lovin’
That keeps you in the back roads
By the river of my memory
It keeps you ever gentle on my mind

… though the wheat fields and the clothes lines
and the junk yards, and the highways come between us
and some other woman crying to her mother
‘cause she turned and I was gone
I still might run in silence
Till the join might stain my face
And the summer sun might burn me till I am blind
But not to where I cannot see you
Walking in the back roads
By the river flowing gently on my mind

Bài hát kể về một anh chàng lang thang, phiêu lưu trong cuộc đời và trong tình ái. Những cô nàng luôn muốn ràng buộc anh, hoặc làm ầm ĩ lên khi anh làm một cái gì đó trái khoáy, hoặc khi bị anh bỏ rơi, thì chỉ tổ làm cho anh chạy thêm xa. Nhưng nàng, lúc nào nàng cũng dịu dàng, lúc nào cửa nhà nàng cũng mở rộng, lối vào cũng chào đón, sofa nhà nàng lúc nào cũng êm ái, thì khiến anh dù xa cách nghìn trùng vẫn cảm thấy muốn quay về, muốn dừng nghỉ. Đấy là suy diễn ra, chứ nguyên văn là chàng chỉ muốn mang chiếc túi ngủ của mình cuộn lại nhét vào sau ghế sofa nhà nàng (tức là để đến ngủ lúc nào cũng được cho tiện), còn cái khoảng cách nghìn trùng nói văn hoa kia nguyên tác được diễn tả bằng hình ảnh những cánh đồng lúa mạch, những dây phơi quần áo, những sân sau đầy đồ phế thải, và những xa lộ chia cách hai người.

hoặc

Turn the page của Metallica, bài hát đầy gió của những chặng đường xa đơn độc, là thứ âm nhạc vừa hoài bão vừa mệt mỏi, khi cất lên chỉ làm bạn muốn xách xe ra ngoài đường, chọn một cao tốc để đi thật nhanh, gió quất vào mặt, và thấm thía cảm giác đơn độc

On a long and lonesome highway
East of
Omaha
You can listen to the engines
Moaning its one old song
You can think about the woman
Or the girl you knew the night before
But your thoughts will soon be wandering
The way they always do
When you are riding sixteen hours
And there’s not much to do…

nội dung bài hát này thế nào thì đã nói ở entry lâu lâu về rock. Tóm lại là cũng phân khối lớn, cũng tóc dài, cũng lang thang trên những nẻo đường gió bụi mỗi đêm có một cô nhưng lúc nào cũng cô đơn thấu trời xanh như thế.

Bọn đàn ông cứ tưởng chúng là người cầm trịch, muốn đi lúc nào thì đi, về lúc nào thì về. Không có sai lầm nào chết người hơn thế. Xin phân tích như sau:

Bởi chàng bụi bặm, chàng chinh chiến chán chê, chàng gặp em ngây thơ 20 tuổi, em cũng choáng vì chất cá tính bụi bặm của chàng, nên em đổ rạp. Nếu em cứ yên vị với chàng cả đời thì là chàng may hiếm thấy. Nhưng sự đời hay xảy ra thế này: được một thời gian, có thể em thấy sự bụi bặm ấy nhàm rồi, có thể em ko thích bụi bặm nữa, em thích xe hơi bóng lộn và quần áo đầu tóc chải chuốt nước hoa thơm nức cơ. Chàng phải làm sao, chàng phải tìm một cô du mục cũng đã nếm đủ mùi đời cho phù hợp với chàng thôi vậy.

Bởi vì chàng đi lang thang giang hồ tứ chiếng, nhưng biết cửa nhà em lúc nào cũng mở rộng, em lúc nào cũng ân tình không trách móc chàng nửa lời, nên chàng có một miền ký ức êm đềm dịu ngọt. Chàng rất khờ, em chẳng trách móc níu kéo vì chàng đến hay chàng đi không quan trọng với em. Vì khi chàng vắng mặt thì em đã có chàng khác thế chân vào. Cái túi ngủ chàng cuộn sau ghế có ai chui vào đó bao giờ mà biết. Chàng thì dăm bữa nửa tháng về một lần, lại càng chẳng ai biết. Nhưng cũng có lúc chàng đen, chàng đi mệt quay về thì thấy em đã đề huề chồng con sum vầy, em vẫn tươi cười ân tình chào đón, nhưng chàng đành phải lủi thủi quay lưng.

Bởi vì chàng lang thang mỗi đêm một em, sáng ra là chàng bỏ đi biệt tích. Có sao đâu, em cũng đâu cần biết chàng là ai, vì tối nào em chả có một chàng khác. Giả sử em có khóc lóc níu kéo thì chàng cũng đừng lấy đó làm hãnh diện, em khóc lóc níu kéo chàng thì cũng khóc lóc níu kéo người khác. Em có tài làm cho chàng nào cũng cảm thấy mình đặc biệt vì em biết tự ái đàn ông luôn luôn cần được ve vuốt.

Sự đời, có vay có trả, có đi có lại. Chẳng lấy không được của ai cái gì, tình cảm lại càng không.

Tình cảm cần cả hai phải cùng ở lại, phải cùng xây dựng, phải cùng kiên nhẫn, phải cùng hy sinh, vv. Tóm lại phải cùng tất cả mọi thứ. Nếu không thì say mê mấy cũng chỉ là phút qua đường mà thôi, cho cả chàng và cho cả em.


Bố con chú Bình Nguyên




Mấy hôm nay mẹ chú BN ốm. Bố chú ko muốn giữa đêm chú làm phiền mẹ nên xung phong vác chú lên gác ngủ. Mẹ chú nằm dưới nhà nửa đêm vẫn thấy tiếng hai bố con chí choé, rồi một lúc sau có tiếng chân chú chạy bình bịch quanh phòng một mình, chắc bố chú ngủ còng queo rồi. Toàn thế. Mấy lần nhờ bố chú cho chú đi ngủ, im ắng tưởng chú ngủ rồi, đang định khen bố chú, thế mà chỉ một lúc sau thấy chú đẩy cửa phòng chạy ra, mặt mũi tỉnh táo hơn hớn. Lần thì mẹ chú chạy vào phòng kiểm tra thì thấy bố chú nằm ngủ khò khò con chạy mất rồi vẫn ko biết, lần khác mẹ chú cứ ngồi ở ngoài đợi xem bố chú cuối cùng có nhận thấy thằng con đã biến mất ko thì phải đến nửa tiếng sau mới thấy bố chú mắt nhắm mắt mở cập quạng đi ra “cái thằng này nó ko chịu ngủ em ạ”. Chán hẳn.

Ở nhà bố mẹ chú Bình Nguyên có những phương pháp dạy chú rất khác nhau. Bố chú phản đối việc ép buộc. Ví dụ, thay bỉm, mẹ chú cứ vác chú lên vai, kệ chú kêu inh ỏi phản đối khi chú đang mải chơi, loáng 1 cái thay xong, chỉnh sửa quần áo cho chú, vỗ vào mông chú một phát bảo “phắn trẩu” là chú biết mẹ đã thay xong, chú ôm đồ nghề của chú dông thẳng ko ngoái đầu lại. Bố chú lại ko muốn ép chú đi thay bỉm. Bố chú cầu kỳ sáng tác hẳn một bài hát thay bỉm, có lời đại loại “nào chúng ta cùng đi thay bỉm”, cứ như thế hát đi hát lại khoảng 5, 6 lần rồi kết thúc bằng một câu lãng xẹt “thế là alessandro sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Hôm nay mẹ chú bảo bố chú đi thay bỉm cho chú, bố chú y như rằng ca lên bài ca thay bỉm. Nhưng chú chẳng thèm vào, chú cứ đứng ngoài ngó ngó bố rồi quay ra cười cười với mẹ, làm bố chú hát đi hát lại mỏi mồm. Sốt cả ruột, từ nãy giờ chắc mẹ chú phải thay xong 10 cái bỉm.

Buổi tối bố mẹ chú xem phim, lại là kiểu phim bọn đàn ông thích, tức là toàn gái đẹp ăn mặc hở hang và xe đua. Mẹ chú xem cùng vì có ca sĩ yêu thích thủ vai chính. Bố chú thích lịm cả người vì xe đua và gái đẹp ăn mặc hở hang nhưng vẫn ko quên đay nghiến anh chẳng hiểu sao em thích được cái thằng Elvis ấy. Chú Bình Nguyên cũng ngồi trên ghế xem cùng, điệu bộ chăm chú. Đến giờ ngủ của chú, chú buồn ngủ lắm nhưng ko muốn ngủ. Chú cứ xỉu xuống rồi lại vùng dậy, cứ xỉu xuống rồi lại vùng dậy, 4, 5 lần như thế. Có một lần có đoạn thoại hơi lâu, chú dũi dũi vào ngực mẹ mấy cái liền, dọn chỗ ngủ. Thế mà tự dưng lại sang đoạn đua xe làm chú ngồi phắt ngay dậy, tỉnh như sáo.

Bây giờ chú có cả một bộ sưu tập ô tô lớn nhỏ, vừa là được cho vừa là do bố chú mua cho chú và cũng là mua cho bản thân mình. Ô tô lăn lóc khắp nơi trong nhà, còn bản thân chú thì ko đi đâu mà ko nắm một cái ô tô trong tay. Mẹ chú đùa với chú nhảy bụp lên giường, ngã ngay vào một cái ô tô lẫn trong chăn, tưởng gãy sống lưng. Buổi tối ko bật đèn mò vào nhà tắm, dẫm ngay vào ô tô của chú giữa đường, chân đến hôm sau vẫn đi cà nhắc.

Cứ động phàn nàn với bố chú là bố chú lại ra vẻ rất thông cảm “Oh I have created a monster”, nhưng mặt lại hớn ha hớn hở. Chả thế, tự hào lắm. Giữa cả bãi đỗ xe bao nhiêu xe mà thằng con dắt đến đúng cái Porsche của mình.

Bố con chú Bình Nguyên




Mấy hôm nay mẹ chú BN ốm. Bố chú ko muốn giữa đêm chú làm phiền mẹ nên xung phong vác chú lên gác ngủ. Mẹ chú nằm dưới nhà nửa đêm vẫn thấy tiếng hai bố con chí choé, rồi một lúc sau có tiếng chân chú chạy bình bịch quanh phòng một mình, chắc bố chú ngủ còng queo rồi. Toàn thế. Mấy lần nhờ bố chú cho chú đi ngủ, im ắng tưởng chú ngủ rồi, đang định khen bố chú, thế mà chỉ một lúc sau thấy chú đẩy cửa phòng chạy ra, mặt mũi tỉnh táo hơn hớn. Lần thì mẹ chú chạy vào phòng kiểm tra thì thấy bố chú nằm ngủ khò khò con chạy mất rồi vẫn ko biết, lần khác mẹ chú cứ ngồi ở ngoài đợi xem bố chú cuối cùng có nhận thấy thằng con đã biến mất ko thì phải đến nửa tiếng sau mới thấy bố chú mắt nhắm mắt mở cập quạng đi ra “cái thằng này nó ko chịu ngủ em ạ”. Chán hẳn.

Ở nhà bố mẹ chú Bình Nguyên có những phương pháp dạy chú rất khác nhau. Bố chú phản đối việc ép buộc. Ví dụ, thay bỉm, mẹ chú cứ vác chú lên vai, kệ chú kêu inh ỏi phản đối khi chú đang mải chơi, loáng 1 cái thay xong, chỉnh sửa quần áo cho chú, vỗ vào mông chú một phát bảo “phắn trẩu” là chú biết mẹ đã thay xong, chú ôm đồ nghề của chú dông thẳng ko ngoái đầu lại. Bố chú lại ko muốn ép chú đi thay bỉm. Bố chú cầu kỳ sáng tác hẳn một bài hát thay bỉm, có lời đại loại “nào chúng ta cùng đi thay bỉm”, cứ như thế hát đi hát lại khoảng 5, 6 lần rồi kết thúc bằng một câu lãng xẹt “thế là alessandro sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Hôm nay mẹ chú bảo bố chú đi thay bỉm cho chú, bố chú y như rằng ca lên bài ca thay bỉm. Nhưng chú chẳng thèm vào, chú cứ đứng ngoài ngó ngó bố rồi quay ra cười cười với mẹ, làm bố chú hát đi hát lại mỏi mồm. Sốt cả ruột, từ nãy giờ chắc mẹ chú phải thay xong 10 cái bỉm.

Buổi tối bố mẹ chú xem phim, lại là kiểu phim bọn đàn ông thích, tức là toàn gái đẹp ăn mặc hở hang và xe đua. Mẹ chú xem cùng vì có ca sĩ yêu thích thủ vai chính. Bố chú thích lịm cả người vì xe đua và gái đẹp ăn mặc hở hang nhưng vẫn ko quên đay nghiến anh chẳng hiểu sao em thích được cái thằng Elvis ấy. Chú Bình Nguyên cũng ngồi trên ghế xem cùng, điệu bộ chăm chú. Đến giờ ngủ của chú, chú buồn ngủ lắm nhưng ko muốn ngủ. Chú cứ xỉu xuống rồi lại vùng dậy, cứ xỉu xuống rồi lại vùng dậy, 4, 5 lần như thế. Có một lần có đoạn thoại hơi lâu, chú dũi dũi vào ngực mẹ mấy cái liền, dọn chỗ ngủ. Thế mà tự dưng lại sang đoạn đua xe làm chú ngồi phắt ngay dậy, tỉnh như sáo.

Bây giờ chú có cả một bộ sưu tập ô tô lớn nhỏ, vừa là được cho vừa là do bố chú mua cho chú và cũng là mua cho bản thân mình. Ô tô lăn lóc khắp nơi trong nhà, còn bản thân chú thì ko đi đâu mà ko nắm một cái ô tô trong tay. Mẹ chú đùa với chú nhảy bụp lên giường, ngã ngay vào một cái ô tô lẫn trong chăn, tưởng gãy sống lưng. Buổi tối ko bật đèn mò vào nhà tắm, dẫm ngay vào ô tô của chú giữa đường, chân đến hôm sau vẫn đi cà nhắc.

Cứ động phàn nàn với bố chú là bố chú lại ra vẻ rất thông cảm “Oh I have created a monster”, nhưng mặt lại hớn ha hớn hở. Chả thế, tự hào lắm. Giữa cả bãi đỗ xe bao nhiêu xe mà thằng con dắt đến đúng cái Porsche của mình.

Politically correct

Phú quý sinh lễ nghĩa, các cụ bảo thế chẳng sai.

Những năm trở lại đây, khái niệm politically correct càng ngày càng làm cho người ta rén. Ăn nói ko cẩn thận những người hiểu biết bụng đầy chữ người ta lại vạc vào mặt cho.

Tiêu biểu là đám chính trị gia và các tổ chức nhân quyền.

Ví dụ, người da đen thì phải gọi là Afro-American, hoặc African, tuỳ xuất thân hoặc quốc tịch. Chứ lớ ngớ mà giữa đường gọi chúng là black thì có khi là bị ăn đòn vì cái tội phỉ báng.

Người da đỏ thì phải gọi là Native American. Có một lần tớ hồn nhiên giữa buổi tiệc, khi đang nói về sắc tộc, tớ bảo người VN chúng tôi quan niệm người châu Á là da vàng, người châu Âu là da trắng, người Phi là da đen, còn người Mỹ bản xứ chúng tôi cứ gọi nôm na là da đỏ. Nghe thấy thế chồng tớ thiếu điều lôi vợ ra một góc phòng sụp xuống lạy như tế sao “ăn nói cẩn thận ko gặp rắc rối to bây giờ”. Lạ thế, nó bảo mình yellow mình thấy bình thường, thế mà mình bảo nó da đỏ thì lại động đến vong linh chúng nó.

Rõ là bây giờ ai cũng đòi quyền bình đẳng, thế nên ăn nói thì cũng phải tôn trọng nhau tí chút, chứ ko phải cứ xách mé là xong chuyện. Nhưng mà ở đời, cái gì đi quá đà cũng thành lố bịch.

Ví dụ, phò thì bảo là phò. Phò thô quá thì dùng cave, gái điếm, gái gọi cho nho nhã hơn tí chút. Nhưng để tôn trọng phò thì lại phải cầu kỳ ko được gọi phò mà phải gọi là nữ lao động tình dục để kiếm tiền (commercial female sex worker) thì nghe chỉ muốn chửi tổ sư chúng nó. Chúng nó là cái bọn lắm chữ nhưng ko dùng được vào việc gì thì phải nghĩ ra cách này để loè thiên hạ.

Thế giới càng phát triển, con người càng nghĩ ra lắm giới hạn để hành nhau.

Chả thế mà khi anh chàng Sacha Baron Cohen làm phim Borat cách đây hơn 1 năm thì thiên hạ kéo nhau đi xem rầm rập. Phim lại còn mang giải hình như MTV hay Quả cầu vàng phim hài về cho anh chàng. Trong phim anh Borat phỉ báng tất tật, anh gọi chính trị gia da đen hay lai đen gì đó là chocolate face, anh chế nhạo một tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ, đến mức một thành viên của tổ chức đã phải đứng bật dậy bỏ đi, anh xuyên tạc quốc ca Mỹ, anh bài Do Thái vv và vv.

Bộ phim khá nhảm nhí nhưng lại được người xem đón nhận nồng nhiệt, bởi có lẽ nó đánh trúng vào tâm lý bức xúc của người dân trước xã hội hiện đại nói gì cũng bị cấm làm gì cũng bị lườm.

Politically correct

Phú quý sinh lễ nghĩa, các cụ bảo thế chẳng sai.

Những năm trở lại đây, khái niệm politically correct càng ngày càng làm cho người ta rén. Ăn nói ko cẩn thận những người hiểu biết bụng đầy chữ người ta lại vạc vào mặt cho.

Tiêu biểu là đám chính trị gia và các tổ chức nhân quyền.

Ví dụ, người da đen thì phải gọi là Afro-American, hoặc African, tuỳ xuất thân hoặc quốc tịch. Chứ lớ ngớ mà giữa đường gọi chúng là black thì có khi là bị ăn đòn vì cái tội phỉ báng.

Người da đỏ thì phải gọi là Native American. Có một lần tớ hồn nhiên giữa buổi tiệc, khi đang nói về sắc tộc, tớ bảo người VN chúng tôi quan niệm người châu Á là da vàng, người châu Âu là da trắng, người Phi là da đen, còn người Mỹ bản xứ chúng tôi cứ gọi nôm na là da đỏ. Nghe thấy thế chồng tớ thiếu điều lôi vợ ra một góc phòng sụp xuống lạy như tế sao “ăn nói cẩn thận ko gặp rắc rối to bây giờ”. Lạ thế, nó bảo mình yellow mình thấy bình thường, thế mà mình bảo nó da đỏ thì lại động đến vong linh chúng nó.

Rõ là bây giờ ai cũng đòi quyền bình đẳng, thế nên ăn nói thì cũng phải tôn trọng nhau tí chút, chứ ko phải cứ xách mé là xong chuyện. Nhưng mà ở đời, cái gì đi quá đà cũng thành lố bịch.

Ví dụ, phò thì bảo là phò. Phò thô quá thì dùng cave, gái điếm, gái gọi cho nho nhã hơn tí chút. Nhưng để tôn trọng phò thì lại phải cầu kỳ ko được gọi phò mà phải gọi là nữ lao động tình dục để kiếm tiền (commercial female sex worker) thì nghe chỉ muốn chửi tổ sư chúng nó. Chúng nó là cái bọn lắm chữ nhưng ko dùng được vào việc gì thì phải nghĩ ra cách này để loè thiên hạ.

Thế giới càng phát triển, con người càng nghĩ ra lắm giới hạn để hành nhau.

Chả thế mà khi anh chàng Sacha Baron Cohen làm phim Borat cách đây hơn 1 năm thì thiên hạ kéo nhau đi xem rầm rập. Phim lại còn mang giải hình như MTV hay Quả cầu vàng phim hài về cho anh chàng. Trong phim anh Borat phỉ báng tất tật, anh gọi chính trị gia da đen hay lai đen gì đó là chocolate face, anh chế nhạo một tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ, đến mức một thành viên của tổ chức đã phải đứng bật dậy bỏ đi, anh xuyên tạc quốc ca Mỹ, anh bài Do Thái vv và vv.

Bộ phim khá nhảm nhí nhưng lại được người xem đón nhận nồng nhiệt, bởi có lẽ nó đánh trúng vào tâm lý bức xúc của người dân trước xã hội hiện đại nói gì cũng bị cấm làm gì cũng bị lườm.

Sunday, August 12, 2007

Entry for August 12, 2007

Mình ho như chó sủa mấy tuần nay rồi. Đêm ho ngày ho ăn ho uống ho ngủ cũng ho. Ôi mệt quá.
Hồi trước bà ngoại mình bị ho lao, nằm viện lao cả tháng trời. Đám con cháu phải cách ly hết, sợ lây. Mỗi mình đêm nào cũng được cử vào trông bà trong bệnh viện. 7h tối, sau khi cơm nước hầu hạ mèo, gà và mấy ông anh họ lộc ngộc xong mình lại đạp xe tất tả vào bệnh viện. Ở bệnh viện quy định là 8h30 tối phải tắt hết đèn đi ngủ, nhưng những bệnh nhân trong phòng của bà biết mình phải học bài nên hôm nào cũng nấn ná để đèn cho mình đến tận 9h. Đến 9h mọi người phải tắt hết đèn thì mình lại học bằng ánh sáng đèn cao áp từ ngoài đường rọi vào.
Bác dâu mình từ Nam Định lên thăm bà, hăng hái xung phong ngủ một đêm trong bệnh viện thay mình. Sáng hôm sau mắt thâm quầng. Bác về nhà thấy mình thì ôm chầm lấy thì thào mày ạ đêm qua tao ko ngủ được vì sợ, có ông ở phòng bên cạnh cứ ho như gà gáy. Thế mà mình đêm nào cũng vào đó học xong ngủ khì chẳng nhớ có ông nào ho như gà gáy.
Ông bác sĩ phụ khoa của mình cằn nhằn tại sao mày ko gọi điện báo tao ngay là mày bị ho. Mình định cãi ông ấy là ho thì có liên quan gì đến phụ khoa mà tôi báo nhưng lại sợ ông ý phật ý. Bác sĩ của mình năm nay 80 tuổi rồi, gần 60 năm kinh nghiệm. Gặp bệnh nhân nào ông ấy cũng nhăn nhó, chỉ gặp mình là cười và lúc nào cũng nấn ná nói chuyện. Ông ấy có hoàn cảnh rất đáng thương. Ông ấy vốn là một bác sĩ rất giỏi, có độc nhất một thằng con trai thì nó lại chết vì sốc thuốc ở tuổi 20. Vợ ông ấy ko thể tha thứ cho ông ấy sau cái chết của thằng con trai, bà ấy kết tội vì ông ấy tham công tiếc việc quá ko ngó ngàng gì đến con để nó nghiện ngập. 5 năm sau cái chết của nó thì bà ấy cũng ly dị. Thế là 15 năm nay ông ấy sống một mình, cứ tiếp tục làm việc để vượt qua.
Ông ấy khoe với mình "tao vừa xin được cái bàn thằng đồng nghiệp của tao vứt đi, mày thấy có đẹp ko? cái bàn cũ của tao nát quá tao vứt ra ngoài đường rồi". Ông ấy cứ thoải mái thế, những người khi đã ở đỉnh cao thì thường thoải mái như vậy.
Mình mời ông ấy đến nhà ăn cơm, nhưng khi nghe mình sẽ là người nấu nướng thì ông ấy cố lắm mới nén được cười. Hình như trong mắt ông ấy mình là một spoiled brat chỉ biết mỗi ăn chơi và tiêu tiền thôi hay sao ấy.


Entry for August 12, 2007

Mình ho như chó sủa mấy tuần nay rồi. Đêm ho ngày ho ăn ho uống ho ngủ cũng ho. Ôi mệt quá.
Hồi trước bà ngoại mình bị ho lao, nằm viện lao cả tháng trời. Đám con cháu phải cách ly hết, sợ lây. Mỗi mình đêm nào cũng được cử vào trông bà trong bệnh viện. 7h tối, sau khi cơm nước hầu hạ mèo, gà và mấy ông anh họ lộc ngộc xong mình lại đạp xe tất tả vào bệnh viện. Ở bệnh viện quy định là 8h30 tối phải tắt hết đèn đi ngủ, nhưng những bệnh nhân trong phòng của bà biết mình phải học bài nên hôm nào cũng nấn ná để đèn cho mình đến tận 9h. Đến 9h mọi người phải tắt hết đèn thì mình lại học bằng ánh sáng đèn cao áp từ ngoài đường rọi vào.
Bác dâu mình từ Nam Định lên thăm bà, hăng hái xung phong ngủ một đêm trong bệnh viện thay mình. Sáng hôm sau mắt thâm quầng. Bác về nhà thấy mình thì ôm chầm lấy thì thào mày ạ đêm qua tao ko ngủ được vì sợ, có ông ở phòng bên cạnh cứ ho như gà gáy. Thế mà mình đêm nào cũng vào đó học xong ngủ khì chẳng nhớ có ông nào ho như gà gáy.
Ông bác sĩ phụ khoa của mình cằn nhằn tại sao mày ko gọi điện báo tao ngay là mày bị ho. Mình định cãi ông ấy là ho thì có liên quan gì đến phụ khoa mà tôi báo nhưng lại sợ ông ý phật ý. Bác sĩ của mình năm nay 80 tuổi rồi, gần 60 năm kinh nghiệm. Gặp bệnh nhân nào ông ấy cũng nhăn nhó, chỉ gặp mình là cười và lúc nào cũng nấn ná nói chuyện. Ông ấy có hoàn cảnh rất đáng thương. Ông ấy vốn là một bác sĩ rất giỏi, có độc nhất một thằng con trai thì nó lại chết vì sốc thuốc ở tuổi 20. Vợ ông ấy ko thể tha thứ cho ông ấy sau cái chết của thằng con trai, bà ấy kết tội vì ông ấy tham công tiếc việc quá ko ngó ngàng gì đến con để nó nghiện ngập. 5 năm sau cái chết của nó thì bà ấy cũng ly dị. Thế là 15 năm nay ông ấy sống một mình, cứ tiếp tục làm việc để vượt qua.
Ông ấy khoe với mình "tao vừa xin được cái bàn thằng đồng nghiệp của tao vứt đi, mày thấy có đẹp ko? cái bàn cũ của tao nát quá tao vứt ra ngoài đường rồi". Ông ấy cứ thoải mái thế, những người khi đã ở đỉnh cao thì thường thoải mái như vậy.
Mình mời ông ấy đến nhà ăn cơm, nhưng khi nghe mình sẽ là người nấu nướng thì ông ấy cố lắm mới nén được cười. Hình như trong mắt ông ấy mình là một spoiled brat chỉ biết mỗi ăn chơi và tiêu tiền thôi hay sao ấy.


Saturday, August 11, 2007

Thư góp ý




Cùn lợn của mẹ,

Chán thật mẹ chẳng có cái tên nào thi vị hơn cho con. Bạn bè hoặc những người mẹ biết đặt cho con họ những cái tên ở nhà rất hay, ví dụ Tun, Tũn, Cua, Nồi vv. Mẹ lười nghĩ, chỉ gọi con là Cùn lợn. Cùn vì con rất cùn, chẳng lý lẽ nào xử lý nổi con cả. Lợn vì khi ngủ con hay nằm nghiêng sang một bên, chân tay béo mẫm gác lên nhau trông như lợn sữa đem thui rồi mang bán cả con trên mâm ngoài chợ.

Cùn lợn này, con là nguyên nhân của mọi rắc rối đấy nhé. Con phá tanh bành nhà cửa, con nhom nhem mũi dãi lòng thòng như thằng mọi, con hò hét nhảy múa mồ hôi đầm đìa làm công mẹ vừa đánh vật tắm cho con thế là đi toi, cả công mẹ tắm cho mẹ nữa cũng đi toi, vì mẹ vừa tắm xong mặt mũi quần áo sạch sẽ chưa kịp ngồi xuống thở mà con lại nhào vô ôm mẹ hôn túi bụi rồi dụi mặt khắp ngực mẹ làm mặt mẹ, tóc tai mẹ và quần áo của mẹ be bét nước mũi của con.

Cùn lợn ạ, con là lằng nhằng lắm nhé. Mẹ vừa toát mồ hôi cho con ăn, cho con uống, dọn đồ chơi cho con, tưởng con nằm im trên ghế ngủ cho mẹ nhờ thì con lại ỉa. Mà con ko ỉa thường đâu nhé, con ỉa thối um tí tỏi lên ấy. Làm mẹ đói nhăn răng chưa kịp ăn miếng cơm nào của mẹ thì lại phải bê con đi thay bỉm, vừa thay nín thở. Thay cho con xong thì mẹ chịu chẳng ăn nổi cơm nữa.

Mẹ thích đọc sách lắm. Thế mà từ ngày có con mẹ chẳng đọc nổi trang sách nào ra hồn. Vì ngồi cạnh con lại muốn mẹ tiếp chuyện con cơ, nếu ko thì con ăn vạ như Chí Phèo ấy. Ngồi đọc sách mà ko tập trung nổi vào những gì hay ho sách viết mà cứ phải lo chống đỡ với con ko thì thành thương tật. Vì lúc thì con trèo lên lòng mẹ chìa cái môi xinh xinh đòi mẹ hôn, lúc thì con đạp, lúc con lăn đùng ngã ngửa, lúc con lại bổ nhào, lúc con lộn tùng phèo, lúc thì con lại vung cái tay mũm mĩm ngắn ngủn của con lên làm mắt mẹ nổ đom đóm.

Ngày trước khi làm xong một báo cáo đối với mẹ là thành tựu, khi gạch nốt việc phải làm cuối cùng trong danh sách việc phải làm trong ngày đối với mẹ thành tựu, khi giải quyết xong một vấn đề khó sếp giao đối với mẹ cũng là thành tựu. Bây giờ thành tựu đối với mẹ là gì con biết ko, đấy là khi con ỉa một bãi phân đẹp. Nghe thô thiển học con nhở nhưng đúng là như vậy đấy. Vì phân đẹp tức là bữa ăn của con đủ tinh bột, chất xơ, đạm, con uống đủ nước, và con khoẻ mạnh.

Ngày trước mẹ rất lạnh lùng. Những gì diễn ra bên ngoài ko ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Nhưng bây giờ, khi con ốm, chẳng điều gì làm mẹ vui cả. Khi con ốm ấy mà, chim con cứ chảy nhão ra, thương lắm. Mẹ thức trắng đêm cạnh con, chốc chốc lại sờ trán con, sờ ngực con, lắng nghe trái tim bé nhỏ của con đập hối hả. Thế mà con cậy lắm nhé, con còn làu bàu đẩy mẹ ra vì làm phiền ko cho con ngủ cơ đấy. Rồi một buổi sáng khi thay bỉm thấy chim con gọn ghẽ lại, biết là con đã khoẻ, mẹ mừng như được quà ấy Cùn lợn biết ko.

Khi lớn lên đọc những dòng này thể nào con cũng cáu mẹ vì mẹ toàn nhắc chuyện chim cò ỉa đái. Nhưng con đừng lo. Cậu của con, tức là em của mẹ ấy mà, hồi bé còn khóc tu tu vì bà ngoại cứ nựng Chim cò xộc xệch, ngay cả khi có bạn của cậu đến nhà chơi bà ngoại cũng không tha. Thế mà bây giờ cậu vẫn lấy vợ có con bình thường. Chả ai nhớ đến cái chuyện chim cò xộc xệch kia nữa.

Cùn lợn, bố gọi con là kỳ đà cản mũi chẳng sai. Con kiểu gì cũng phải len vào giữa. Đêm nằm ngủ con tay để lên mặt mẹ còn chân gác lên mặt bố. Cự li cứ phải bằng đúng chiều dài của con như thế. Léng phéng con đạp cho lè lưỡi.

Ngôn ngữ của con thì trời cũng ko hiểu nổi. Nhưng nếu mà làm sai ý con thì chết với con. Con cứ giơ cái ngón tay bé xíu cong cong của con chỉ trỏ linh tinh, mồm ngọng líu ngọng lô liến thoắng. Mẹ ko hiểu phải ghé sát tai vào miệng con để ko bỏ sót từ vàng ngọc nào của con, lại còn cầu kỳ ghé sát mắt vào mặt con để có được point of view y như của con, để nhìn theo hướng con chỉ, và căng óc cố đoán già đoán non xem con muốn chỉ cái gì. Nhưng mẹ vẫn phải hết sức cảnh giác, vì vớ vẩn là ngón tay bé teo của con sẽ móc ngay vào mắt mẹ, vì dạo này con lại có sở thích đặc biệt là chọc ngón tay vào mắt người lớn cho vui.

À mẹ còn quên chưa kể tội con làm hỏng cái kính Gucci của mẹ đấy nhé. Dạo này tự dưng con lại thích đeo kính đen. Con cứ nằng nặc lấy kính đeo, kể cả lúc ở trong nhà. Đeo kính đen vào rồi con chẳng nhìn thấy gì, cứ đi quáng quàng như thầy bói mù, thế mà con vẫn thích. Đeo ko đủ, con lại còn vặn ngoéo một cái nữa.

Những chuyện rắc rối của con thì kể cả ngày ko hết.

Tranh thủ tí thời gian con ngủ mẹ mới viết được bức thư này. Mà con vớ vẩn lắm nhé, con vừa nằm vừa chơi con hổ nhựa. Rồi con ngủ khì, thả con hổ nhựa bộp một cái, ko vào mặt con lại vào mặt mẹ, làm mẹ đang lơ mơ ngủ theo con quáng quàng nhỏm dậy. Môi mẹ lại sưng vù lên đây này. Thế cũng tốt vì thế thì mẹ mới tỉnh ngủ để viết thư góp ý cho con.

Có những lúc mẹ thú thật nhé, mẹ mệt đến mức phải trốn con, lượn đi chơi cho thoải mái. Lần trốn lâu nhất của mẹ là 5 ngày. Nhưng mẹ nhớ con đến mức không thể làm ăn được gì. Trên đường về mẹ đếm từng cây số máy bay bay, mẹ bực mình vì hôm đó tailwind quá yếu, có 2 dặm/giờ con ạ, yếu như sên chết, làm máy bay bay chậm rì rì, mẹ lại còn sợ nếu máy bay rơi thì mẹ sẽ mãi mãi ko gặp lại con, ko được nhìn thấy con lớn lên.
Mẹ gọi có con là vé một chiều tới sự tù đày, đã đi là ko có đường quay về, nhưng đó là một sự tù đày ngọt ngào.

Chẳng có gì đặc biệt đâu con ạ, mẹ ko đặc biệt, tình yêu của mẹ cũng ko đặc biệt. Bà mẹ nào với thần kinh bình thường trên thế giới này cũng yêu con của mình như thế. Nhưng con vẫn phải yêu mẹ in return đấy nhé, mẹ cứ thích có qua có lại thế. Những trò chơi khăm của con với mẹ, mẹ ghi chép đầy đủ vào blog và cứ cho con nợ đấy. Khi nào mẹ già, nếu mẹ sống được tận đến lúc già cấc lẫn cẫn ra ấy, mẹ sẽ cho con nếm mùi đau khổ mặc dù mẹ sẽ ko cố tình...

Đây là ảnh con đấy, lúc con mới được 3 tháng, trên bãi biển Miami.

Thư góp ý




Cùn lợn của mẹ,

Chán thật mẹ chẳng có cái tên nào thi vị hơn cho con. Bạn bè hoặc những người mẹ biết đặt cho con họ những cái tên ở nhà rất hay, ví dụ Tun, Tũn, Cua, Nồi vv. Mẹ lười nghĩ, chỉ gọi con là Cùn lợn. Cùn vì con rất cùn, chẳng lý lẽ nào xử lý nổi con cả. Lợn vì khi ngủ con hay nằm nghiêng sang một bên, chân tay béo mẫm gác lên nhau trông như lợn sữa đem thui rồi mang bán cả con trên mâm ngoài chợ.

Cùn lợn này, con là nguyên nhân của mọi rắc rối đấy nhé. Con phá tanh bành nhà cửa, con nhom nhem mũi dãi lòng thòng như thằng mọi, con hò hét nhảy múa mồ hôi đầm đìa làm công mẹ vừa đánh vật tắm cho con thế là đi toi, cả công mẹ tắm cho mẹ nữa cũng đi toi, vì mẹ vừa tắm xong mặt mũi quần áo sạch sẽ chưa kịp ngồi xuống thở mà con lại nhào vô ôm mẹ hôn túi bụi rồi dụi mặt khắp ngực mẹ làm mặt mẹ, tóc tai mẹ và quần áo của mẹ be bét nước mũi của con.

Cùn lợn ạ, con là lằng nhằng lắm nhé. Mẹ vừa toát mồ hôi cho con ăn, cho con uống, dọn đồ chơi cho con, tưởng con nằm im trên ghế ngủ cho mẹ nhờ thì con lại ỉa. Mà con ko ỉa thường đâu nhé, con ỉa thối um tí tỏi lên ấy. Làm mẹ đói nhăn răng chưa kịp ăn miếng cơm nào của mẹ thì lại phải bê con đi thay bỉm, vừa thay nín thở. Thay cho con xong thì mẹ chịu chẳng ăn nổi cơm nữa.

Mẹ thích đọc sách lắm. Thế mà từ ngày có con mẹ chẳng đọc nổi trang sách nào ra hồn. Vì ngồi cạnh con lại muốn mẹ tiếp chuyện con cơ, nếu ko thì con ăn vạ như Chí Phèo ấy. Ngồi đọc sách mà ko tập trung nổi vào những gì hay ho sách viết mà cứ phải lo chống đỡ với con ko thì thành thương tật. Vì lúc thì con trèo lên lòng mẹ chìa cái môi xinh xinh đòi mẹ hôn, lúc thì con đạp, lúc con lăn đùng ngã ngửa, lúc con lại bổ nhào, lúc con lộn tùng phèo, lúc thì con lại vung cái tay mũm mĩm ngắn ngủn của con lên làm mắt mẹ nổ đom đóm.

Ngày trước khi làm xong một báo cáo đối với mẹ là thành tựu, khi gạch nốt việc phải làm cuối cùng trong danh sách việc phải làm trong ngày đối với mẹ thành tựu, khi giải quyết xong một vấn đề khó sếp giao đối với mẹ cũng là thành tựu. Bây giờ thành tựu đối với mẹ là gì con biết ko, đấy là khi con ỉa một bãi phân đẹp. Nghe thô thiển học con nhở nhưng đúng là như vậy đấy. Vì phân đẹp tức là bữa ăn của con đủ tinh bột, chất xơ, đạm, con uống đủ nước, và con khoẻ mạnh.

Ngày trước mẹ rất lạnh lùng. Những gì diễn ra bên ngoài ko ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Nhưng bây giờ, khi con ốm, chẳng điều gì làm mẹ vui cả. Khi con ốm ấy mà, chim con cứ chảy nhão ra, thương lắm. Mẹ thức trắng đêm cạnh con, chốc chốc lại sờ trán con, sờ ngực con, lắng nghe trái tim bé nhỏ của con đập hối hả. Thế mà con cậy lắm nhé, con còn làu bàu đẩy mẹ ra vì làm phiền ko cho con ngủ cơ đấy. Rồi một buổi sáng khi thay bỉm thấy chim con gọn ghẽ lại, biết là con đã khoẻ, mẹ mừng như được quà ấy Cùn lợn biết ko.

Khi lớn lên đọc những dòng này thể nào con cũng cáu mẹ vì mẹ toàn nhắc chuyện chim cò ỉa đái. Nhưng con đừng lo. Cậu của con, tức là em của mẹ ấy mà, hồi bé còn khóc tu tu vì bà ngoại cứ nựng Chim cò xộc xệch, ngay cả khi có bạn của cậu đến nhà chơi bà ngoại cũng không tha. Thế mà bây giờ cậu vẫn lấy vợ có con bình thường. Chả ai nhớ đến cái chuyện chim cò xộc xệch kia nữa.

Cùn lợn, bố gọi con là kỳ đà cản mũi chẳng sai. Con kiểu gì cũng phải len vào giữa. Đêm nằm ngủ con tay để lên mặt mẹ còn chân gác lên mặt bố. Cự li cứ phải bằng đúng chiều dài của con như thế. Léng phéng con đạp cho lè lưỡi.

Ngôn ngữ của con thì trời cũng ko hiểu nổi. Nhưng nếu mà làm sai ý con thì chết với con. Con cứ giơ cái ngón tay bé xíu cong cong của con chỉ trỏ linh tinh, mồm ngọng líu ngọng lô liến thoắng. Mẹ ko hiểu phải ghé sát tai vào miệng con để ko bỏ sót từ vàng ngọc nào của con, lại còn cầu kỳ ghé sát mắt vào mặt con để có được point of view y như của con, để nhìn theo hướng con chỉ, và căng óc cố đoán già đoán non xem con muốn chỉ cái gì. Nhưng mẹ vẫn phải hết sức cảnh giác, vì vớ vẩn là ngón tay bé teo của con sẽ móc ngay vào mắt mẹ, vì dạo này con lại có sở thích đặc biệt là chọc ngón tay vào mắt người lớn cho vui.

À mẹ còn quên chưa kể tội con làm hỏng cái kính Gucci của mẹ đấy nhé. Dạo này tự dưng con lại thích đeo kính đen. Con cứ nằng nặc lấy kính đeo, kể cả lúc ở trong nhà. Đeo kính đen vào rồi con chẳng nhìn thấy gì, cứ đi quáng quàng như thầy bói mù, thế mà con vẫn thích. Đeo ko đủ, con lại còn vặn ngoéo một cái nữa.

Những chuyện rắc rối của con thì kể cả ngày ko hết.

Tranh thủ tí thời gian con ngủ mẹ mới viết được bức thư này. Mà con vớ vẩn lắm nhé, con vừa nằm vừa chơi con hổ nhựa. Rồi con ngủ khì, thả con hổ nhựa bộp một cái, ko vào mặt con lại vào mặt mẹ, làm mẹ đang lơ mơ ngủ theo con quáng quàng nhỏm dậy. Môi mẹ lại sưng vù lên đây này. Thế cũng tốt vì thế thì mẹ mới tỉnh ngủ để viết thư góp ý cho con.

Có những lúc mẹ thú thật nhé, mẹ mệt đến mức phải trốn con, lượn đi chơi cho thoải mái. Lần trốn lâu nhất của mẹ là 5 ngày. Nhưng mẹ nhớ con đến mức không thể làm ăn được gì. Trên đường về mẹ đếm từng cây số máy bay bay, mẹ bực mình vì hôm đó tailwind quá yếu, có 2 dặm/giờ con ạ, yếu như sên chết, làm máy bay bay chậm rì rì, mẹ lại còn sợ nếu máy bay rơi thì mẹ sẽ mãi mãi ko gặp lại con, ko được nhìn thấy con lớn lên.
Mẹ gọi có con là vé một chiều tới sự tù đày, đã đi là ko có đường quay về, nhưng đó là một sự tù đày ngọt ngào.

Chẳng có gì đặc biệt đâu con ạ, mẹ ko đặc biệt, tình yêu của mẹ cũng ko đặc biệt. Bà mẹ nào với thần kinh bình thường trên thế giới này cũng yêu con của mình như thế. Nhưng con vẫn phải yêu mẹ in return đấy nhé, mẹ cứ thích có qua có lại thế. Những trò chơi khăm của con với mẹ, mẹ ghi chép đầy đủ vào blog và cứ cho con nợ đấy. Khi nào mẹ già, nếu mẹ sống được tận đến lúc già cấc lẫn cẫn ra ấy, mẹ sẽ cho con nếm mùi đau khổ mặc dù mẹ sẽ ko cố tình...

Đây là ảnh con đấy, lúc con mới được 3 tháng, trên bãi biển Miami.

Thursday, August 9, 2007

Entry for August 10, 2007

Hôm nay mình vẫn ốm. Thế mà chiều lại phải đi bác sĩ. Nàng Blanquita đến lọ mọ dọn dẹp từ sáng, đống tay nải lại để trên bậu cửa sổ. Đến xấu hổ vì thằng con. Nàng mải làm ko để ý thấy nó chui vào lục lọi. Một lúc sau nó chạy ra tay cầm cái bánh phồng, đồ ăn trưa thường lệ của nàng. Mình nhìn thấy nó, nó cũng nhìn thấy mình, mình chưa kịp động thủ thì nó đã hấp tấp cắn đại một miếng rõ to đứt đôi cái bánh phồng. Xin lỗi mãi mà vẫn ngại.
Mình thích thái độ của những người Philippines, nhún nhường, học hỏi và chăm chỉ. Lần trước mình ko để ý để kệ nàng muốn làm gì thì làm, sau phải ra hướng dẫn làm lại. Lần này chắc ăn mình hướng dẫn ngay từ đầu và để ý thấy nànglàm đúng như mình yêu cầu, nhà cửa tất cả sạch bóng.
Nếu ko có thằng chó con kia thì có lẽ mình sẽ chỉ gọi người đến dọn dẹp nhà cửa cứ hai ngày một lần. Như với chị giúp việc này, cứ hai ngày chị ấy lại đến làm 5 tiếng, vừa làm vừa trêu thằng ale đang líu lo thể hiện, thời gian xông xênh ko biết làm gì cho hết giờ. Cuối tháng trả vài trăm usd, thế là hết nghĩa vụ, chả phải lo bảo hiểm, vé máy bay, ăn ở, visa, đồ dùng cá nhân, rồi ốm yếu, tâm trạng thất thường, chốc lại "em ơi hết băng vệ sinh", "em ơi hết sữa tắm", "em ơi hết dầu gội đầu", vv và vv.
Có người giúp việc ở ngay trong nhà, ra vào cứ lù lù, nếu gặp người ý tứ thì còn đỡ, gặp người ko ý tứ thì đến là khó chịu. Chưa kể lại còn tốn kém ko để đâu cho hết. Chị giúp việc cũ trông thằng chó con kiểu gì làm nó ngã, mắt tím bầm dập, càng ngày càng tím, chị ấy sợ mất ăn mất ngủ. Mình cũng sợ quá phải mang nó đi khám, tiền khám hết 4000us, hết chiếu rồi lại soi lại chụp, may mà bảo hiểm nó trả cho 80%. Cái máy vắt nước quả mình vừa mua, để dùng cho bền mình mua cái máy đắt gấp 3 lần những cái máy thông thường, vì nhiều loại đồ gia dụng của Mỹ rất rẻ nên chóng hỏng. Chị ấy ko biết cách dùng, cũng ko hỏi, cho củ cải đường già câng như đá vào ép, được 3 miếng thì cái máy rung lên bần bật, bốc khói mù mịt. Mình đã ko nói gì thì thôi, chị ấy đã ko rút kinh nghiệm lại còn bảo "cái máy này chán lắm", cứ như là nhà chị ấy có cái máy tốt hơn. Mắng cho một trận thì mặt chị ấy sưng vù vù cho 3 ngày liền.
Chị ấy rất thích nằm phơi cái bụng tròn đầy mỡ của chị ấy ngoài phòng khách cùng thằng ale. Đi lại đã chậm chạp mà lại còn khệnh khạng, tức là hai chân cứ khuỳnh ra một con chó béc giê cũng chạy qua lọt. Thỉnh thoảng chị ấy lại ra những tuyên ngôn bất hủ kiểu:
- Ở cái nhà này em ko làm cho chị cười, chồng em cũng ko làm cho chị cười, chỉ có ale làm cho chị cười
- Em mà ko có chị thì em khóc ra tiếng mán
Nghe có tức anh ách ko.
Động chỉnh sửa về nghiệp vụ một cái thì lại "chị là người biết việc, em ko phải nhắc". Thế là mình góp ý gì cũng như điếc, thích gì làm nấy.
Động chỉnh sửa về thái độ thì ngay lập tức "chị bằng tuổi mẹ em".
Cuối cùng cứ như là rước mẹ già về hầu chứ ko phải là có người giúp việc để họ làm việc cho mình. Khiếp, sợ mẹ giúp việc cũ đến già. Cứ nghĩ đến chị ấy và lòng tự trọng của chị ấy là sởn gai ốc.

Mưa quá. Được cái là mưa nên mát. Mấy hôm rồi NY nóng quá. Nóng như kiểu ngồi trong một cái hòm xi măng để giữa trời lúc 12h trưa.





Entry for August 10, 2007

Hôm nay mình vẫn ốm. Thế mà chiều lại phải đi bác sĩ. Nàng Blanquita đến lọ mọ dọn dẹp từ sáng, đống tay nải lại để trên bậu cửa sổ. Đến xấu hổ vì thằng con. Nàng mải làm ko để ý thấy nó chui vào lục lọi. Một lúc sau nó chạy ra tay cầm cái bánh phồng, đồ ăn trưa thường lệ của nàng. Mình nhìn thấy nó, nó cũng nhìn thấy mình, mình chưa kịp động thủ thì nó đã hấp tấp cắn đại một miếng rõ to đứt đôi cái bánh phồng. Xin lỗi mãi mà vẫn ngại.
Mình thích thái độ của những người Philippines, nhún nhường, học hỏi và chăm chỉ. Lần trước mình ko để ý để kệ nàng muốn làm gì thì làm, sau phải ra hướng dẫn làm lại. Lần này chắc ăn mình hướng dẫn ngay từ đầu và để ý thấy nànglàm đúng như mình yêu cầu, nhà cửa tất cả sạch bóng.
Nếu ko có thằng chó con kia thì có lẽ mình sẽ chỉ gọi người đến dọn dẹp nhà cửa cứ hai ngày một lần. Như với chị giúp việc này, cứ hai ngày chị ấy lại đến làm 5 tiếng, vừa làm vừa trêu thằng ale đang líu lo thể hiện, thời gian xông xênh ko biết làm gì cho hết giờ. Cuối tháng trả vài trăm usd, thế là hết nghĩa vụ, chả phải lo bảo hiểm, vé máy bay, ăn ở, visa, đồ dùng cá nhân, rồi ốm yếu, tâm trạng thất thường, chốc lại "em ơi hết băng vệ sinh", "em ơi hết sữa tắm", "em ơi hết dầu gội đầu", vv và vv.
Có người giúp việc ở ngay trong nhà, ra vào cứ lù lù, nếu gặp người ý tứ thì còn đỡ, gặp người ko ý tứ thì đến là khó chịu. Chưa kể lại còn tốn kém ko để đâu cho hết. Chị giúp việc cũ trông thằng chó con kiểu gì làm nó ngã, mắt tím bầm dập, càng ngày càng tím, chị ấy sợ mất ăn mất ngủ. Mình cũng sợ quá phải mang nó đi khám, tiền khám hết 4000us, hết chiếu rồi lại soi lại chụp, may mà bảo hiểm nó trả cho 80%. Cái máy vắt nước quả mình vừa mua, để dùng cho bền mình mua cái máy đắt gấp 3 lần những cái máy thông thường, vì nhiều loại đồ gia dụng của Mỹ rất rẻ nên chóng hỏng. Chị ấy ko biết cách dùng, cũng ko hỏi, cho củ cải đường già câng như đá vào ép, được 3 miếng thì cái máy rung lên bần bật, bốc khói mù mịt. Mình đã ko nói gì thì thôi, chị ấy đã ko rút kinh nghiệm lại còn bảo "cái máy này chán lắm", cứ như là nhà chị ấy có cái máy tốt hơn. Mắng cho một trận thì mặt chị ấy sưng vù vù cho 3 ngày liền.
Chị ấy rất thích nằm phơi cái bụng tròn đầy mỡ của chị ấy ngoài phòng khách cùng thằng ale. Đi lại đã chậm chạp mà lại còn khệnh khạng, tức là hai chân cứ khuỳnh ra một con chó béc giê cũng chạy qua lọt. Thỉnh thoảng chị ấy lại ra những tuyên ngôn bất hủ kiểu:
- Ở cái nhà này em ko làm cho chị cười, chồng em cũng ko làm cho chị cười, chỉ có ale làm cho chị cười
- Em mà ko có chị thì em khóc ra tiếng mán
Nghe có tức anh ách ko.
Động chỉnh sửa về nghiệp vụ một cái thì lại "chị là người biết việc, em ko phải nhắc". Thế là mình góp ý gì cũng như điếc, thích gì làm nấy.
Động chỉnh sửa về thái độ thì ngay lập tức "chị bằng tuổi mẹ em".
Cuối cùng cứ như là rước mẹ già về hầu chứ ko phải là có người giúp việc để họ làm việc cho mình. Khiếp, sợ mẹ giúp việc cũ đến già. Cứ nghĩ đến chị ấy và lòng tự trọng của chị ấy là sởn gai ốc.

Mưa quá. Được cái là mưa nên mát. Mấy hôm rồi NY nóng quá. Nóng như kiểu ngồi trong một cái hòm xi măng để giữa trời lúc 12h trưa.





Wednesday, August 8, 2007

Ốm to rồi đây!!!

Híc!
Ốm quá. Ốm quặt xà lai, ốm lăn lóc, ốm liệt giường liệt chiếu, thậm chí blogging cũng phải hạn chế.
Chưa kể ho húng hoắng như chó sủa ma suốt ngày. Ho đến mất cả giọng. Gã chồng vẫn quen thói ăn nói nhảm nhí, như mọi ngày chắc bị mình tỉn cho liên tục, nhưng mấy hôm nay mình toàn im lặng cao thượng, được đà lại càng nói nhảm nhí tợn.
Hôm nay sinh nhật con bạn. Gọi điện hết hơi nó ko nghe máy. Viết email thì bị gửi trả lại vì hòm thư của nó quá tải. Thế này mà gọi nó là Cu Tí thì nó phản đối ầm ĩ. Nhớ ngày xưa còn đi học suốt ngày nó ăn xong rồi nằm xem chưởng bộ hoặc ngủ lơ mơ thì thiên hạ thái bình, cả nhà yên tâm. Một hôm tự dưng nó lại quyết định đi làm cho cứng cáp. Lại còn đi tiếp thị dầu gội đầu. Hèn nào hôm đấy trời mưa tầm tã, cả nhà nó 4 người phải lần lượt ra gọi nó về, can thôi chả làm nữa. Cái biệt danh Cu Tí có từ đấy.
Phỏng vấn mấy chị Philippines rồi mà chưa ưng chị nào. Chị đầu tiên tên Eden, cực kỳ pờ rồ, hẹn 4h đúng 4h kém 5 giây bấm chuông cửa. Complet xanh thẫm kẻ sọc, túi khoác Prada, kính râm cài trên tóc, giày vớ nghiêm chỉnh, son môi đỏ toe toét, răng cửa thưa rỉnh thưa rảng, và béo tròn như cái cối xay. Nhưng chị ấy đòi lương ít nhất 500us/tuần, chưa kể chi phí ăn ở tại gia, visa, bảo hiểm và vé máy bay đi lại thăm nhà hàng năm. Chưa kể đòi hỏi giời ơi, mình cũng ko muốn có người giúp việc mà béo như cối xay thế, đi lại chật nhà. Mình thì lại gầy như que.
Chị thứ hai đến phỏng vấn với quần soóc và giày thể thao, tên Purita. Hỏi cái gì cũng cười. Hỏi chị làm ở Mỹ bao lâu rồi thì ngửa mặt lên trời cười mãi mới nói. Hỏi chị nói về bản thân chị một chút được ko thì nhìn lên trần nhà một lúc rồi lắc đầu bảo bản thân tôi chả có gì mà nói.
Chị thứ ba phỏng vấn qua điện thoại. Chị ấy ở Florida muốn chuyển sang New York làm việc. Nhưng tên chị ấy lại là Rubella. Có người giúp việc mà suốt ngày cứ phải gọi Rubella thì e chừng hơi ngại. Mình thì lại kén tên.
Chị thứ ba cũng phỏng vấn qua điện thoại. Vừa nhấc điện thoại lên chị ấy làm cho một tràng tiếng Ý sai ngữ pháp. Chị ấy đang ở Ý và muốn qua Mỹ làm việc. Nghe chừng có vẻ phức tạp.
Nản quá. Thôi đành kiếm cô nào đến dọn dẹp nấu nướng mấy tiếng rồi về. Kiếm người ở cùng thì mới phải khắt khe, chứ kiếm người làm vài tiếng rồi về thì dễ ợt. Phỏng vấn hôm trước hôm sau có người. Buổi đầu tiên nàng Blanquita (nghe giống tên cừu tên ngựa quá đi, nhưng thôi đành) đi muộn 2 tiếng, đến nơi mắt tròn mắt dẹt. Nàng thanh minh tại đêm hôm trước mưa to, phần hạ Manhattan ngập lụt, tàu điện ko chạy. Thế là nàng, vì sống ở đảo khác nên phải đi xe bus hơn 4 tiếng đồng hồ tắc đường mới đến nơi.
Nàng dọn dẹp đổ đình đổ chùa. Dọn xong phòng khách lại để quên ống hút bụi chễm chệ trên sofa. Nàng làm cực nhanh, cả cái nhà to nàng lau quáng quàng 30 phút sau đã xong, nhà vệ sinh mất 2 phút. Làm mình đang ốm vẫn phải mò dậy hướng dẫn từng bước lau nhà cụ thể, tức là phải hút bụi sạch sẽ, sau đó dùng Swiffer xoa khô một lần, rồi mới lau nước. Không phải mình khó tính, mà làm cái gì là phải làm tử tế, ko thì thôi khỏi làm cho phí sức.
Được cái nàng rất xởi lởi. Nàng mua bánh mỳ Philippines cho mình. Nàng lại còn cứ bắt mình ăn bánh phồng mà nàng tự làm mang đi từ nhà.
Mình ốm quá. Ốm quặt xà lai, ốm lăn lóc, ốm liệt giường liệt chiếu, thậm chí blogging cũng phải hạn chế.
Híc!