Tuesday, August 14, 2007

Politically correct

Phú quý sinh lễ nghĩa, các cụ bảo thế chẳng sai.

Những năm trở lại đây, khái niệm politically correct càng ngày càng làm cho người ta rén. Ăn nói ko cẩn thận những người hiểu biết bụng đầy chữ người ta lại vạc vào mặt cho.

Tiêu biểu là đám chính trị gia và các tổ chức nhân quyền.

Ví dụ, người da đen thì phải gọi là Afro-American, hoặc African, tuỳ xuất thân hoặc quốc tịch. Chứ lớ ngớ mà giữa đường gọi chúng là black thì có khi là bị ăn đòn vì cái tội phỉ báng.

Người da đỏ thì phải gọi là Native American. Có một lần tớ hồn nhiên giữa buổi tiệc, khi đang nói về sắc tộc, tớ bảo người VN chúng tôi quan niệm người châu Á là da vàng, người châu Âu là da trắng, người Phi là da đen, còn người Mỹ bản xứ chúng tôi cứ gọi nôm na là da đỏ. Nghe thấy thế chồng tớ thiếu điều lôi vợ ra một góc phòng sụp xuống lạy như tế sao “ăn nói cẩn thận ko gặp rắc rối to bây giờ”. Lạ thế, nó bảo mình yellow mình thấy bình thường, thế mà mình bảo nó da đỏ thì lại động đến vong linh chúng nó.

Rõ là bây giờ ai cũng đòi quyền bình đẳng, thế nên ăn nói thì cũng phải tôn trọng nhau tí chút, chứ ko phải cứ xách mé là xong chuyện. Nhưng mà ở đời, cái gì đi quá đà cũng thành lố bịch.

Ví dụ, phò thì bảo là phò. Phò thô quá thì dùng cave, gái điếm, gái gọi cho nho nhã hơn tí chút. Nhưng để tôn trọng phò thì lại phải cầu kỳ ko được gọi phò mà phải gọi là nữ lao động tình dục để kiếm tiền (commercial female sex worker) thì nghe chỉ muốn chửi tổ sư chúng nó. Chúng nó là cái bọn lắm chữ nhưng ko dùng được vào việc gì thì phải nghĩ ra cách này để loè thiên hạ.

Thế giới càng phát triển, con người càng nghĩ ra lắm giới hạn để hành nhau.

Chả thế mà khi anh chàng Sacha Baron Cohen làm phim Borat cách đây hơn 1 năm thì thiên hạ kéo nhau đi xem rầm rập. Phim lại còn mang giải hình như MTV hay Quả cầu vàng phim hài về cho anh chàng. Trong phim anh Borat phỉ báng tất tật, anh gọi chính trị gia da đen hay lai đen gì đó là chocolate face, anh chế nhạo một tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ, đến mức một thành viên của tổ chức đã phải đứng bật dậy bỏ đi, anh xuyên tạc quốc ca Mỹ, anh bài Do Thái vv và vv.

Bộ phim khá nhảm nhí nhưng lại được người xem đón nhận nồng nhiệt, bởi có lẽ nó đánh trúng vào tâm lý bức xúc của người dân trước xã hội hiện đại nói gì cũng bị cấm làm gì cũng bị lườm.

4 comments:

  1. E càng đọc càng thấy đúng, ai cũng nhìn nhận ra được điều chị viết có điều người ta có dám viết để thế hiện cái tôi và quan điểm của mình hay ko mà thôi. Đọc blog của chị thấy rất gần gũi và chân thực, khi nào buồn thì còn xả được stress nữa

    ReplyDelete
  2. Hehehe, mày nhắc tới Borat làm tao k0 nhịn được cười. Nhớ đến cái accent Kazakh của chú này khi nói: "This is Natalya. She is my sister. She is number-four prostitute in whole of Kazakhstan." :))

    ReplyDelete
  3. Chắc khỏi ốm rồi đúng không ? Bắt đầu ní na lí nuận.....nhưng cũng hay.

    ReplyDelete
  4. Lại còn xuyên tạc quốc ca Mỹ nữa chứ, Kazakhstan is a great (nghỉ xuống dòng) country in the world... nhưng hình như trong phim chúng nó lược mất đoạn này...

    ReplyDelete