Tuesday, March 18, 2008

Child labour

Hồi bé tôi ở với bác. Bác ko chồng, tính cực kỳ sạch sẽ.

Còn nhớ một lần, tôi đã lau gần xong cái nhà, chưa kịp vuốt mồ hôi trên mặt thì một anh họ tôi đi chơi về, giày bê bết bùn đất chẳng nói chẳng rằng dẫm luôn vào nhà, đi một đường chéo cánh sẻ qua đúng phần nhà vừa lau sạch bong, vào tận giữa buồng trong mới cúi xuống cởi giầy ra.

Tôi tức đến điên cả lên trước gần chục lốt giầy bê bết bùn, tôi vặn anh tôi “tại sao anh ko cởi giày ra?”.

Cái giọng tức tối của tôi lọt tai bác tôi. Bác tôi gọi tôi lại mà bảo “anh ấy là con trai, mày ko được nói với anh ấy như thế. Việc mày lau thì mày cứ phải lau”.

Lúc đó tôi chỉ thấy ko công bằng. Nhưng giờ lớn lên nghĩ lại mới thấy, những người đàn ông được hay bị lớn lên trong những môi trường tương tự như thế thì có gì là khó hiểu quá đâu khi họ trở nên vô cảm với sự vất vả của những người xung quanh mình. Có gì là khó hiểu quá đâu nếu sau giờ làm người vợ tất bật về nhà con cái cơm nước, còn anh chồng thì ngất nghểu bia bọt hoặc có về nhà thì cũng gật gù xem TV trong phòng khách.

Cũng có gì là khó hiểu quá đâu nếu con mới sinh khóc đòi ăn giữa đêm, vợ thức dậy xuống bếp đun nước pha sữa, nhờ chồng dậy bế con hộ một lúc chồng lại ngái ngủ gắt “thôi em làm một mình đi”.

Thế nên tôi sai Bình Nguyên tối tăm mặt mũi, mỗi lần được mẹ sai chú chạy chân ko bén đất.

- Ale, con ra phòng khách lấy cho mẹ cái gối tròn màu đỏ để mẹ tựa lưng, đang đau hết cả lưng đây này.

hoặc

- Ale, con chạy vào bếp lấy cho mẹ cái áo len xanh mẹ để trên cái ghế mẹ hay ngồi ấy. Mẹ lạnh lắm đây này.

Lấy cho mẹ xong, được mẹ khen nhiệt liệt và gọi chú lại để thưởng chú một nụ hôn, chú chạy lại, ngửa sẵn mặt lên, nhắm sẵn mắt và chu sẵn môi để nhận nụ hôn. Chú làm sẵn thế cho nhanh để còn chạy đi chơi trò khác. Chú bận rộn lắm ý, chẳng ngơi chân ngơi tay bao giờ.

Yêu chú lắm.

5 comments:

  1. Dung day, dung day. Dac biet la may ong chong Viet. Dung la " chong chua', vo toi".Cha biet bao gio moi thay doi duoc ay ah.
    Nhung ma nay. Ve sau Ale ma co vo. Vo no sai no rua bat, quet nha, giat quan ao de vo no ngoi nghi ngoi thi ay thay ay co buc khong vay????

    ReplyDelete
  2. Tớ cũng cực kỳ bất bình kiểu dạy con trai ở VN. Khổ nỗi tớ thấy rất nhiều phụ nữ VN không coi trọng lắm đàn ông biết/thích nấu cơm, hoặc cho rằng "đàn ông thành đạt thì ko biết nấu cơm". Thế nên chẳng biết đến bao giờ mới thay đổi được.
    Dù sao thì sau này tớ cũng dạy con trai tớ theo cách của G, hehe. Tớ trân trọng những ai hiểu thực sự cái từ "bình đẳng".

    ReplyDelete
  3. Ấy ơi, kể cả được giáo dục từ bé nhưng các cậu bé trai Việt Nam khi trưởng thành vẫn nguyên hình mẫu "nói không" với việc nhà và chuyện bếp núc lẹp nhẹp. Kể ra xã hội Việt Nam thật bất công với phụ nữ chúng ta. Chẳng bao giờ thay đổi được.

    ReplyDelete
  4. Entry nay dung cai minh dang buc xuc Hic

    ReplyDelete
  5. To all: cả nhà ơi tớ có nói riêng trường hợp của con trai VN đâu. Ở đâu cũng thế thôi, nhất là ở những nơi trọng nam khinh nữ, nhưng trong một xã hội vẫn có nhiều gia đình giáo dục con khác nhau.
    To An: An đang bức xúc chuyện gì đới? Tại vì An là hoa hậu duy nhất trong nhà nên phải "lội trợ" à?
    To Mummy: nếu thỉnh thoảng Bình Nguyên chiều vợ rửa bát quét nhà cho vợ ngồi nghỉ thì tớ thấy rất hay. Còn nếu chuyện đó ngày nào cũng xảy ra thì có lẽ vợ nó cũng nên xem lại.
    To SM: Có nhiều người phụ nữ nếm mùi đau khổ khi bị đối xử trọng nam khinh nữ nhưng đến lượt mình thì lại lặp lại đúng vết xe đổ như thế, chẳng trách đàn ông còn khó thay đổi hơn. Tớ nghĩ điều quan trọng nhất khi giáo dục con mình ko phải ở việc ai rửa bát quét nhà mà là ở việc có ý thức mang lại niềm vui và sự quan tâm chia sẻ cho người khác kể cả từ những điều nhỏ nhặt.
    To Diep: họ như vậy vì quan niệm của số đông xã hội là như vậy. Nhiêù người khi chạm tay vào việc nhà còn xấu hổ vì sợ bạn bè chê cười. Nhưng tóm lại đấy cũng chỉ là cái cớ để trốn việc thôi. Nhiều người việc to ko làm được mà việc bé lại chê lẹp nhẹp, thế tóm lại là chả làm việc gì cả. Botay.com đấy

    ReplyDelete