Lại nhớ tới con bạn thân ở Dubai. Có lần nó và mình ngồi ngẩn ra trước một món gì đó của người Ả rập. Sau khi chủ nhà tự hào bỏ công giới thiệu món ăn đặc sản chế biến kỳ công mà thực khách vẫn ù ù cạc cạc, nó ghé sang mình thì thầm « mày biết món này ăn cách nào tốt nhất không ? ». Mình ngơ ngẩn « không, cách nào? ». Nó bảo « là ném mọe nó ra ngoài cửa sổ chứ còn cách nào » :-)))))
Giờ đây sang Nga,
nhiều món gặp quả thực cũng muốn ném mọe nó ra ngoài cửa sổ, tỉ như pate gan tuần
lộc. Giời ơi, gan gà, gan lợn là được rồi, sao lại phải gan tuần lộc mới chịu.
Chắc lại quà ai tặng. Bình thường thịt thà mình ăn ít và cũng chỉ ăn thịt gà,
thịt lợn, thịt bò, cùng lắm là thịt bê. Vịt, ngan, dê, thỏ, cừu, ngựa, vv và
vv, là mình cũng không đụng tới vì thấy mùi hơi nặng. Nhưng lại tặc lưỡi, ăn
cho đỡ đói lại khỏi phải bỏ đi phí. Thế nên pate gan tuần lộc, ừ thì ăn. Đồ ăn cho
các du hành vũ trụ một thùng to tướng, không biết ai tặng, để mấy tháng cả nhà
không ai đụng tới mình cũng lại ừ thì ăn cho khỏi phí, lại đỡ công nấu nướng. Mấy
khi được trải nghiệm ăn đồ ăn của các nhà du hành vũ trụ. Thế nên lại kiên nhẫn
ngồi ăn. Ăn riết toàn đồ cả nhà chả ai thèm ăn, nhiều lúc cảm tưởng mình hơi
giống thùng nước gạo. Nhưng cũng có lúc mình hết chịu nổi với các thể loại ẩm
thực sáng tạo. Cái gì mà sốt thịt rừng với quả mâm xôi??? Thịt rừng là thịt con
gì, lại gây phát ốm lên. Tệ hơn nữa, có một lọ ghi sốt quả mọng với tỏi! Giời
ơi, các người muốn gì ở tôi???
Nói vui thế chứ nước Nga nhiều sản vật, nhiều món ngon vô cùng. Mình nhớ hồi ở châu Phi, mình chuyên mua cá hồi đưa từ Na-Uy đến, kiểu xe lạnh chờ sẵn, máy bay đáp xuống là chuyển cá về cửa hàng ngay. Đắt cắt cổ chứ rẻ gì đâu, thế mà có lần để khúc cá lên đĩa thấy lúc sau chảy ra nước màu cam, nhìn mất cả hứng. Nhưng ở Nga thì khác, cá hồi đánh bắt trong tự nhiên rất ngon. Bọn La Na suốt ngày đòi ăn cá hồi sống. Nhiều cá hồi đến nỗi cứ đến mùa cá lên thượng nguồn đẻ trứng là lũ gấu ranh ma sẽ đứng đợi sẵn, tóm từng con cá nhảy lên, dùng vuốt rọc bụng cá để móc trứng ăn rồi quăng xác cá sang một bên, rất sang chảnh. Nói chuyện gấu, hồi lâu lâu có anh người quen của ngài rủ đi ăn món tay gấu, mình phải dọa em sẽ ngất anh ý mới thôi.
Chị bạn mình thỉnh
thoảng lại mang cho một hộp tôm Sakhalin. Tôm đỏ, vác bụng trứng xanh lơ.
Chị ý bảo tôm này đánh bắt từ độ sâu 600m, đưa lên là xuất thẳng sang thị
trường Nhật bản nên không thể tìm được trên thị trường nội địa. Tôm bóc ra
ăn sống chấm với xì dầu kiểu Nhật, ngon tuyệt vời. Hay lạng đôi dọc thân cho
mỏng, rắc tí muối tiêu, vắt tí chanh và rưới ít dầu olive, thậm chí còn ngon
hơn. Thịt tôm dẻo quánh, ngọt lịm, hòa trộn cùng vị chua chua của chanh, hạt
tiêu thơm và dầu olive extra virgin ngon nhức nhối.
Chị bạn mình còn
bảo trên đầu con tôm có một bộ phận gọi là gan tôm, theo người Nga thì vô cùng
bổ dưỡng, họ quan niệm ăn gan tôm chữa được rất nhiều bệnh, thế nên đừng vứt
đầu tôm đi. Dĩ nhiên mình con nhà nghèo có vứt đi cái gì. Chẳng cần chị ý
bảo mình đã cho phần vỏ và đầu tôm vào máy xay nhuyễn, lọc bã, đun lên, thế là
có ngay nước cốt ngọt lừ, gạch tôm nổi như thật. Nấu canh, nấu mỳ hải sản ăn
liền hay làm pasta hải sản đều ngon. Mỗi tội lần đầu làm mình dùng lưới lọc hơi
to, gạch tôm ăn nghe chừng hơi bị giáp xác một tí. Lần sau mình rút kinh nghiệm
dùng lưới lọc nhỏ, ôi chao mịn màng ngọt ngon.
Hải sản Nga đánh
bắt từ biển lạnh Kamchatka cực ngon khi ăn sống. Hàu tươi để trên mâm đá, lúc
ăn chỉ vắt thật nhiều chanh. Vị béo mát lạnh của hàu được trung hòa bằng vị
chua của chanh. Ăn đi ăn lại không chán. Nhím biển, hay còn gọi là nhum biển
hoặc cầu gai, chỉ ăn được con cái vì có trứng. Người Nga dùng xì dầu đập thêm
lòng đỏ trứng cút sống vào để ăn cùng nhím biển. Ngon cực kỳ, không hề có vị
tanh. Hay cua biển Kamchatka thịt ngọt lừ và chân dài cả mét.
Mấy tuần chăm chỉ
ăn uống để lấy lại số cân đã mất. Vẫn còn thiếu 1kg so với trước. Nhưng đang tự
hỏi có khi mùa hè cứ để gầy gầy lại hay, bao giờ mùa đông thì lên lại cũng chưa
muộn, các cụ nhỉ ?
Ảnh 1 : đồ ăn
của các nhà du hành vũ trụ
Ảnh 2 : một
anh bạn đang bảo năm sau em đi cùng anh đến dự dạ hội mùa xuân chỗ anh tổ chức. Ball à, hay đấy nhỉ. Mặc
váy thuở 25 tuổi được không?
Ôi. Em thích mấy bài tả đồ ăn này lắm chị. Đọc mà muốn rớt nước miếng.
ReplyDeleteNói về chim nhỏ nhỏ thì xứ mình có món chim cút chiên bơ ngon lắm chị.
Hồi xưa có lần chị đi ăn nộm chim, không hiểu chim gì. Nhưng tanh lắm, chị chịu thôi. Bạn chị còn bảo có cả món xôi chim ngon lắm mà chị không dám thử. Loài hai chân chị chỉ ăn được gà thôi.
DeleteSao có được thân hình không mỡ thừa hả Cún ơi? 😍. Tui cũng đẻ 3 con nhưng di chứng luôn tồn tại ở vòng 2 😭
ReplyDeleteTui nghĩ trên cơ thể mình cứ chỗ nào hay thả lỏng là cùng với thời gian sẽ trở nên chùng nhão và tích mỡ. Vậy nên không được thả lỏng chỗ nào hết. Như vấn đề bụng, đi, đứng hay ngồi đều phải hóp bụng hết. Chịu khó tập hóp bụng một thời gian sẽ thành phản xạ hóp bụng tự nhiên.
DeleteCảm ơn lời khuyên của Cún. Từ hôm nay phải tập thói quen hóp bụng.
Deletechị không chú thích ảnh 1 e lại tưởng xi đánh giày :D
ReplyDeleteHahaahahahha y chang tui
DeleteỪ, y hệt. Đồ ăn ở bên trong, dùng nước ion gì đó hâm nóng rồi bóp ra ăn.
Deletetrời ơi, ăn nhiều món ngon như vậy mà vẫn mặc vừa cái váy của chị thợ may Hanoi bling ngày xưa, ghen tị quá. Tui đây chỉ thở cũng tăng cưn.
ReplyDeleteVáy co dãn mà. Tui có béo lên một chút nhưng hình dáng thì hầu như không đổi.
DeleteTrump đang đuổi hết sv nước ngoài học ở Mỹ, không biết Lê có bị ảnh hưởng gì không hả chị Giang? Em thấy nhiều phụ huynh nháo nhác lắm :(
ReplyDeleteLê hộ chiếu Mỹ mà, ảnh hưởng gì đâu.
DeleteMà chị đang không hiểu đuổi hết sinh viên nước ngoài là đuổi thế nào? Sinh viên nước ngoài đóng học phí còn nhiều hơn sinh viên bản xứ. Có muốn hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài thì theo chị nên xem hạn chế sinh viên Trung quốc thôi. Hội đấy hay có tiền chạy chỗ và làm gián điệp ăn cắp công nghệ.
Em nghĩ làm gì có chuyện đuổi hết sv nước ngoài khỏi Mỹ. Ai chả biết giáo dục chính là một ngành công nghiệp kiếm bộn tiền của Mỹ, Úc, Anh, .... Làm gì có chuyện đuổi? Chẳng qua có một số trường college lập ra đào tạo 2 năm nghề ngỗng không rõ ràng, chủ yếu là cấp visa cho hs các nước nghèo vào như TQ, VN, Ấn Độ... thì ông Trump bắt xét chặt thôi.
DeleteChính xác luôn, tui biết một đống người VN làm giấy tờ du học cho con kiểu đó. Họ bảo “cứ qua ở kiếm thẻ xanh cái đã” còn mấy đứa nhỏ thì qua đó làm nails trước.
DeleteThật đúng ngành giáo dục của mấy nơi này là con gà đẻ trứng vàng. Hồi chị đang làm thủ tục cho thằng Ale du học ở Anh, visa du học hơn 2000 bảng Anh. Mấy khóa học hè 6000, 7000 bảng Anh trong đâu gần 2 tuần. Học phí đại học cho sinh viên nước ngoài gấp 3 lần sinh viên bản xứ.
DeleteĐúng là nếu chỉ đọc báo mà không biết nội tình thì cứ tưởng ngày mai là ngày tận thế đến nơi rồi.
Hôm trước em comment bằng máy tính văn phòng không login account của em được. Dân tình giờ quen các cập nhật mxh nhanh như tiktok, thành ra họ lười đọc và tìm hiểu, nghe hóng qua mấy cái tít giật gân của các báo. Xong rồi đồn láo nháo như thật. So sánh mức học phí của Mỹ và Anh là mức cao chót vót so với các nước khác. Thường các bạn Châu Á sang Mỹ, Anh học đã cố gắng được học bổng 75% rồi mà mức đóng vẫn còn gấp đôi ba lần học phí đóng vào Nhật và Hàn. Chưa kể chi phí ăn ở. Chẳng nước nào ngu ngốc đến mức tự chặn mảng kiếm bộn tiền của mình. Học hành tử tế cứ yên tâm mà học, trừ khi bố mẹ hết tiền :D.
Delete@ Rosie: khởi đầu bằng đồ ăn nhanh ăn nhiều mà không khỏe, sau lan sang thời trang nhanh mặc rõ nhiều mà không bền, giờ đến mạng xã hội nhanh, cộng thêm AI, cái gì cũng biết mà không biết rốt ráo cái gì, tóm lại loài người là chúa phiền phức hihi.
DeleteNgày xưa em còn thích món nọ, mê món kia. Dần dà xem quá nhiều Animal Planet, NG, BBC earth...em chẳng còn thấy hào hứng với đồ ăn nữa. Ăn miễn cưỡng những đồ thực phẩm mà được quy định là sinh ra làm thức ăn, chứ các đồ tự nhiên quá, độc lạ, hoang dã là em không thấy ngon lành gì cả. Giá có loại thực phẩm nào mà chỉ cần ăn một hạt đậu là đủ chất, cân bằng thì tốt quá.
ReplyDeleteChị cũng nghĩ như em. Ăn vừa đủ và ăn những món quanh ta, không cần phải chú trọng tẩm bổ quá mức. Giá mà có loại đồ ăn nào đó giống lương khô, ăn một miếng nhỏ là xong bữa, là tốt nhất.
DeleteThật sự, em thấy ăn uống tinh tế, nấu nướng cũng xả stress. Tuy nhiên em cảm thấy loài người quá tham lam và lạm dụng sự tinh tế trong ẩm thực để áp bức các giống loài khác một cách phi tự nhiên. Ví dụ ăn gan ngỗng, gan tuần lộc, chả biết ngon lành bổ béo đến mức nào, nhưng cảm giác món ăn ấy đầy lòng tham chứ em chẳng thấy tinh tế ở đâu. Còn bản thân em thấy bớt thời gian nấu nướng, có khi lại nhiều thời gian tìm hiểu các cái hay hơn, đọc sách chẳng hạn. Con người đến thế giới này ngoài trải nghiệm thì còn phải tiến hoá nữa chứ.
DeleteỪ, từ sáng đến tối phải ăn tận 3 lần. Tức là cứ ngoảnh đi ngoảnh lại lại đã đến giờ phải ăn. Không ăn thì đói. Đói thì yếu và mất dáng. Năm này qua năm khác. Nan giải.
DeleteThật sự em thấy phân bổ thời gian cho 3 bữa ăn quá tốn kém (về mặt thời gian) và mất công. Nhất là ngày nghỉ cuối tuần, vừa cho ăn bữa sáng, vèo cái đã phải nấu bữa trưa, nghỉ mồm tí là đến tối. Nếu không ra ngoài chơi và ăn ở ngoài thì em thấy toàn nấu nấu và nấu.
DeleteTui ở HL, đang cố tập sống như dân HL. Họ từ sáng đến tối ăn bánh mì bánh mì và bánh mì. Và ăn bánh mì vô cùng đơn giản, kẹp miếng phô mai hoặc miếng thịt nguội, xong. Trưa cũng thế, tối dĩ nhiên có khác chút ít. Có lần tui thấy con bé bạn của con gái tui, nó nghe đt mẹ nó xong nó cười vui vô cùng hỏi nó gì mà vui nó kêu “tối nay được ăn pancake”, chỉ pancake với mức dâu. Thế nên họ mới có thời gian mà nghĩ ra bao thứ lớn lao có ích cho xã hội.
DeleteNhư Rosie nói đó, tui mỗi ngày mỗi việc nghĩ ăn gì rồi đi chợ rồi nấu nấu và nấu, mệt mỏi vô cùng.
Mình ăn như dân HL được nhưng bốn cái miệng còn lại thì ko :(((
Tui mà ở một mình, tui nấu một lần là đủ ăn cho 2 hoặc 3 ngày. Sau đó tui thay món mới. Như vậy nhìn chung vẫn ăn đa dạng các loại thực phẩm mà lại không phải nấu nướng nhiều.
DeleteThật sự, vừa ăn sáng xong ngoảnh đi ngoảnh lại đã đến giờ nấu ăn trưa. Ăn trưa xong chưa kịp thở lại tiếp tục phải nghĩ tối nay ăn gì. Năm này qua năm khác, và các tàu há mồm thì càng ngày càng ăn khỏe lên. Nhiều lúc cảm thấy không cái mệt nào bằng cái mệt hôm nay ăn gì.
Tui nhiều lúc cũng phải chống đỡ bằng bánh mỳ, tức là dùng bánh mỳ để đỡ phải nấu các món tinh bột như cơm hay pasta. Nhưng nếu dùng bánh mỳ thì món đạm và món rau lại phải tăng lên, gọi là đổi món tí thôi chứ lượng công việc thì vẫn chẳng bớt được mấy. Hội nhà tôi mà cho ăn bánh mỳ kẹp phô mai thịt nguội thì kêu ầm lên ngay. Bét ra thì chỉ ăn buổi sáng thôi, và bánh mỳ thì phải nướng cho nóng giòn và phô mai thì phải nung chảy ra.
@ Rosie: nhà chị cũng thế. Trong tuần, trẻ con ăn trưa ở canteen trường, thì chị còn xuê xoa bữa trưa của chị được. Cuối tuần chúng nó ăn ở nhà, nếu không ra hàng ăn thì hầu như cả ngày chị chỉ loay hoay trong bếp.
DeleteNhất là khi nấu món nào kỳ công một tý thì thôi rồi, nấu xong rồi dọn dẹp là mất toi cả buổi.
Dân Hà Lan từ sáng đến tối ăn bánh mì bánh mì và bánh mì, thảo nào da thô, người thô, mặt mũi xấu (so với dân Pháp chẳng hạn). Chả có gì đáng khen.
DeleteBánh mì là tinh bột, lại còn qua chế biến (chứ không phải tinh bột nguyên chất) => ăn nhiều không tốt cả cho sức khoẻ lẫn dung nhan.Ăn tinh bột nhiều gây tiểu đường, áp huyết cùng đủ thứ bệnh khác.
Ngày nay ăn uống khoa học là hạn chế tinh bột càng nhiều càng tốt, tăng cường rau củ quả, protein (đạm từ thực vật thì càng tốt), canxi (phô mai ...) v.v.
Nếu có ăn tinh bột thì ăn ít thôi, chọn tinh bột thô ít qua chế biến (kiểu như gạo lứt, bánh mì đen ...).
Ừ đúng rồi, họ ăn bánh mì đen bằng ngũ cốc nguyên hạt í bạn
Delete"Dân Hà Lan từ sáng đến tối ăn bánh mì bánh mì và bánh mì"
Deletekhông biết bạn ở HL vùng nào chứ tôi ở HL 22 năm rồi không biết gia đình nào ăn bánh mì 3 bữa một ngày cả. Buổi tối truyền thống của HL là khoai tây luộc, rau luộc và thịt. Nhưng giờ họ cũng ăn đủ thứ rồi. Buổi sáng thì ngoài bánh mì còn có nhiều nhà/người ăn pap hoặc ya-ua với các loại hạt
Bánh mì thì họ ăn bánh mì nâu (bruin brood) là chủ yếu. Và không chỉ ăn bánh mì với phô mai & thịt nguội mà còn các loại cốm (hagelslag, muisjes), bơ đậu phộng pindakaas (hoặc từ các loại hạt khác). Ngay cả thịt nguội cũng muôn hình vạn trạng. Buổi trưa thì đồng nghiệp của tôi hay làm toast hoặc ăn salad (maaltijd salade).
Việc ăn bánh mì như chị nói cũng chỉ là một phần lý do thôi ạ. Em từng sống ở một số nước khác, và em nhận thấy rằng chuyện đồ ăn ngon hay dở còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền của từng dân tộc nữa.
DeleteVí dụ, tổ tiên mình bao đời sống ở vùng nóng, thiên nhiên lại ưu đãi nên trồng được nhiều rau cỏ – từ đó hình thành thói quen ăn uống phải có nhiều rau. Khẩu phần rau mỗi bữa của người Việt thường gấp 3–4 lần so với thực đơn của nhiều nước phương Tây. Vì thực phẩm ấy đã được cơ thể thích nghi qua nhiều thế hệ, nên nếu chỉ ăn thịt cá, ít rau, thì mình rất khó chịu, thậm chí sinh bệnh.
Tương tự, nhiều người Việt không uống được sữa là do cơ thể không sản sinh đủ enzym tiêu hoá lactose – điều này cũng do di truyền, vì tổ tiên mình không có thói quen dùng sữa qua nhiều thế hệ. Trong khi đó, người Mông Cổ có thể ăn toàn thịt, uống sữa mà vẫn khoẻ vì hệ tiêu hoá của họ đã thích nghi lâu đời rồi.
Trở lại với người Hà Lan – em nghĩ không phải họ ăn bánh mì mà da thô hay mặt mũi xấu đâu, mà là do đặc điểm di truyền của người Viking: vóc dáng to, xương thô, làn da mỏng yếu vì sống ở vùng lạnh và ít nắng. Dân phương Tây cũng thường già nhanh hơn người Á Đông, không hẳn chỉ vì thực phẩm mà còn vì khí hậu, cường độ tia UV, và cơ địa da ít melanin nữa ạ.
Tất nhiên, ăn uống cân bằng vẫn là quan trọng nhất. Nhưng em nghĩ các lý thuyết dinh dưỡng thay đổi theo thời gian và không nên áp dụng một cách rập khuôn. Thiếu tinh bột (carb), đặc biệt với những người hoạt động trí óc nhiều, cũng không tốt, vì glucose là nguồn năng lượng chính của não bộ.
Thông thường dân Tây ăn bánh mì không nhiều, chỉ vài lát ăn kèm với món chính (bao gồm thịt, cá, rau ...).
Delete(Thế nên thấy ai ở trên nói người Hà Lan ăn từ sáng đến tối toàn bánh mì là bánh mì (kể cả là bánh mì đen) thì thật sự rất ngạc nhiên).
Nhiều người Việt ko quen ăn sữa thì có thể chỉ là với váng sữa (phô mai) thôi, chứ dân Vn giờ cũng tiêu thụ sữa nhiều không thua kém các nước (xem công ty Vinamilk bán sữa doanh số khủng thế nào là biết, dù thật ra sữa VN sản xuất thì cũng chả khác gì nước lọc pha có vị sữa. Lấy đâu ra hàm lượng canxi giống như phô mai thứ thiệt của Tây).
Người Việt ăn nhiều rau so với các nước khác ? Chưa chắc. Ở các xứ lạnh như Bắc Âu thì ít rau quả, chứ Tây Âu, Nam Âu khí hậu tốt thì rau quả dồi dào quanh năm, tính ra họ ăn rau quả nhiều hơn người châu Á.
Điển hình là dân Tây bữa sáng hầu như luôn uống một cốc nước cam (cam vắt từ cam tươi chứ ko phải nước cam đóng chai công nghiệp). Ăn salad thường xuyên (trong salad đủ loại rau, hạt, phô mai, v.v).
(Dân Mỹ thì thôi chả tính, vì nông nghiệp Mỹ quá nhiều đồ biến đổi gien. Kể cả có trào lưu ăn đồ hữu cơ đi nữa, Mỹ vẫn luôn là quốc gia có số lượng người béo phì nhiều nhất thế giới).
Còn tinh bột / đường thì y học đã khuyến cáo từ lâu là nên ăn ít thôi.
Dân VN và dân châu Á nói chung ăn rất nhiều cơm (bữa nào trung bình cũng ít nhất 2 bát cơm, ở nông thôn còn 3-4 bát cho chắc bụng) => không tốt.
Thói quen ăn nhiều cơm /tinh bột cần phải thay đổi để ko mắc nhiều bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, thừa cân v.v
Vâng bạn nói đúng quá. Mình đúng là nói quá rằng họ ăn bánh mì sáng trưa chiều tối nhưng nhìn chung ý của mình là họ ăn đơn giản í. Nhưng có nhà mình quen nếu buổi chiều họ có lịch đi chơi hay đi đâu đó thì họ ăn bánh mì qua bữa rồi đi luôn, chứ ko phải bày biện nấu nướng.
Delete@Roóie có khi da xấu một phần là vì họ uống rượu với cả hút thuốc nữa nhỉ?
DeleteKhen ai không khen lại khen dân Hà Lan nghĩ ra bao thứ lớn lao có ích cho xã hội. Dân Hà Lan là dân buôn, hai ba trăm năm trước còn nghèo đói bủng beo mà nhờ đi buôn mà giàu. Bạn nào có cơ hội làm ăn hợp tác với Hà Lan sẽ thấy dân của họ chẳng có gì đáng ngưỡng mộ ngoài giàu. Giàu có văn minh mà giữa thủ đô có cả một khu phố trưng gái như bán bánh mì, mà chỉ có gái nước ngoài thôi nhé. Làm ăn thì đủ mọi thủ đoạn vì tiền là trên hết. Còn ai ở Việt Nam làm du lịch thì thừa biết danh tiếng đàn ông Hà Lan ở Đông Nam Á thế nào rồi, ai chưa biết thì mời sang mấy khu đèn đỏ ở Thái, anh nào 1m9 2m thân hình bồ tượng mà vắt víu với một chị mặt phụ huynh thân hình nhi đồng thì 99% là quốc tịch Hà Lan.
DeleteDân Bắc Âu ăn uống giản tiện lý do chính là vì họ vốn rất nghèo. Thổ nhưỡng và khí hậu ấy thì quanh năm chỉ có từng ấy món ăn, ăn để sinh tồn chứ không phải là thú vui ẩm thực. Nhưng mà ăn như thế thì chỉ có dân sinh ra ở đấy họ mới thích nghi được, và ngay cả khi thích nghi được thì họ cũng có rất nhiều vấn đề về sức khoẻ mà dân châu Á chẳng bao giờ nghe đến.
Mình nghĩ cơm không nên bị quy trách nhiệm quá nhiều 😊 Ông bà mình ngày xưa ăn cơm suốt mà sống khoẻ vì làm việc chân tay, ăn uống điều độ, ít căng thẳng, gần gũi với thiên nhiên nên cơ thể chuyển hoá tốt. Giờ bệnh tật phổ biến hơn là do cuộc sống hiện đại dư thừa, thiếu vận động, áp lực tâm lý, ăn vặt nhiều, thực phẩm chế biến sẵn... chứ không chỉ vì cơm.
DeleteCòn chuyện ăn rau thì đúng là Tây Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha ăn rau và trái cây tươi rất đa dạng – nhưng đó cũng là vì khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, còn lại các nước khác thực đơn chỉ có ít rau. Ngay cả đến Nhật Hàn thì họ cũng không ăn nhiều rau như VN. Khẩu phần ăn của mỗi vùng chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, nguồn thực phẩm sẵn có, và cả yếu tố di truyền. Nên không thể so sánh đơn thuần được ai ăn gì là tốt hay xấu – quan trọng là phù hợp với môi trường sống và giữ được sự cân bằng. Còn cá nhân mình thấy chúng ta vẫn nên ăn ít hơn so với nhu cầu một ít, để cơ thể đói một tí nó mới khoẻ được.
Nhiều người mắc bệnh tiểu đuờng, mỡ máu … ở VN sau khi giảm bớt ăn cơm, thậm chí bỏ hẳn, đã khỏi bệnh hoặc thuyên giảm hẳn.
DeleteKết luận nghiên cứu mối liên hệ giữa ăn gạo trắng (gạo qua xay xát) với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhóm 2 đây.
"Eating white rice regularly may raise type 2 diabetes risk"
https://hsph.harvard.edu/news/eating-white-rice-regularly-may-raise-type-2-diabetes-risk
"The researchers found that people who ate the most rice—three to four servings a day—were 1.5 times more likely to have diabetes than people who ate the least amount of rice. In addition, for every additional large bowl of white rice a person ate each day, the risk rose 10 percent. The link was stronger for people in Asian countries, who eat an average of three to four servings of white rice per day. People in Western countries eat, on average, one to two servings a week".
Người Nhật ăn cơm rất nhiều nhưng họ không bị nhiều các bệnh như tiểu đường, mỡ máu đâu ạ. Ông bà ta xưa nay cũng ăn cơm đó có sao đâu. Tuỳ vào thổ nhưỡng và đặc tính sinh học của mỗi vùng đất mà cơ thể hợp với những loại thực phẩm khác nhau. Người phương Tây có cơ địa không hợp gạo vì họ quen ăn lúa mì, dân châu Á thì cơ địa hợp gạo.
DeleteĐọc kỹ đi nhé.
DeleteỞ trên đã trích rõ.
Nguy cơ mắc tiểu đường nhóm 2 cao gấp 1,5 lần ở những người ăn gạo trắng thường xuyên, điển hình là dân châu Á ăn cơm 3-4 lần một ngày (trong khi dân các nước phương Tây chỉ ăn cơm 1-2 lần / tuần).
Kết luận này rút ra từ nghiên cứu trên hơn 352 000 người tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc trong độ tuổi từ 4 đến 22.
(...) HSPH researchers from the Department of Nutrition—led by Emily Hu, research assistant, and Qi Sun, research associate—reviewed four earlier studies involving more than 352,000 people from China, Japan, the United States, and Australia who were tracked between four and 22 years (...)
Chứ người Nhật đâu có 'miễn nhiễm' với bệnh tiểu đường.
"Cơ địa" hay "thổ nhưỡng" "đặc tính sinh học của mỗi vùng đất" là những suy diễn không có cơ sở khoa học.
Ăn cơm nhiều từ đời này sang đời khác, thành thói quen nên ko chấp nhận được ý nghĩ là gạo trắng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như tiểu đường v.v.. Nhưng đó là thực tế.
Ở nhiều nước phương Tây, người ta càng ngày càng chú ý nhiều đến hàm lượng đường trong thực phẩm vì đường (có trong tinh bột như gạo, bánh mì và rất nhiều thành phần khác trong đồ ăn thức uống), là tác nhân gây đủ loại bệnh. Thế nên mới có đường tổng hợp "không đường",, Coca Cola "không đường", bánh ngọt "không đường" v.v.
Nghiên cứu chị đưa link chỉ là một báo cáo nghiên cứu của một nhóm sv trường Havard School Public Health, và kết luận của nó là "suggested that there might be a possible link between white rice and diabetes risk."
DeleteTiếp theo: "The study involved more than 352,000 people from the United States, Japan, and China. It also had follow-up periods with the respondents that ranged anywhere from 4 to 22 years.
According to the results, people who ate white rice indeed had an increased risk of diabetes. However, their study only confirmed an association between the two, and the researchers were not establishing whether rice can directly cause diabetes."
Nghiên cứu thì ai cũng có thể thực hiện được, tuy nhiên trong y tế, không phải kết quả nghiên cứu được publish lên các tạp chí, Pubmed,.... thì nó là kết quả chính xác. Tất cả các nghiên cứu đều đưa ra một giả thuyết (hypothesis) và kết luận kết quả sẽ support hoặc reject cái Hypothesis đó. Thế nên nguồn chị dẫn không phải là kết luận khoa học 100%. Trừ khi cung cấp được statistic của số mẫu, những người tham gia nghiên cứu được khống chế lượng ăn nạp vào trong thời gian bao lâu? Lượng thức ăn/carb/protein trên cân nặng thế nào?? Còn đầy thứ phải kiểm chứng khi cho ra kết quả chính xác. Còn đây chỉ là "khả năng liên quan giữa cơm và tiểu đường type II là có thể" thôi.
"Chứ người Nhật đâu có 'miễn nhiễm' với bệnh tiểu đường.
Delete"Cơ địa" hay "thổ nhưỡng" "đặc tính sinh học của mỗi vùng đất" là những suy diễn không có cơ sở khoa học.
Ăn cơm nhiều từ đời này sang đời khác, thành thói quen nên ko chấp nhận được ý nghĩ là gạo trắng có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như tiểu đường v.v.. Nhưng đó là thực tế.
Ở nhiều nước phương Tây, người ta càng ngày càng chú ý nhiều đến hàm lượng đường trong thực phẩm vì đường (có trong tinh bột như gạo, bánh mì và rất nhiều thành phần khác trong đồ ăn thức uống), là tác nhân gây đủ loại bệnh. Thế nên mới có đường tổng hợp "không đường",, Coca Cola "không đường", bánh ngọt "không đường" v.v."
Em xin phản bác ý của chị một chút thế này, tất nhiên ý của chị không sai, nhưng không thể dẫn vài nguồn ít ỏi rồi tuyệt đối hoá thông tin được. Vì:
1) Không chỉ phương Tây mới chú trọng đến nghiên cứu hàm lượng đường trong thực phẩm. Việc kiểm soát lượng đường trong thực phẩm không phải là “đặc quyền” nhận thức của phương Tây. Tại nhiều quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và cả Việt Nam, ý thức về dinh dưỡng lành mạnh và phòng tránh bệnh tật do chế độ ăn uống gây ra (including tiểu đường) đã và đang phát triển mạnh mẽ. Các nghiên cứu dinh dưỡng, phong trào “ăn sạch”, và mô hình thực dưỡng (macrobiotic) vốn phổ biến từ châu Á cho thấy mối quan tâm đến đường đã có từ rất sớm, chỉ là cách tiếp cận khác phương Tây.
2) Việc quy kết rằng gạo, bánh mì hay tinh bột nói chung là nguyên nhân gây tiểu đường là sự đơn giản hóa quá mức. Đường trong gạo (carbohydrate phức) được tiêu hóa và hấp thụ chậm hơn rất nhiều so với đường tinh luyện (sucrose hoặc high-fructose corn syrup) được thêm vào các loại bánh kẹo, nước ngọt, và thức ăn nhanh.
Hơn nữa, chính văn hóa ăn kèm đồ ngọt trong trà chiều phương Tây hay Nhật Bản (trà đạo kèm wagashi - bánh ngọt truyền thống) mới là một yếu tố tăng đường huyết nhanh, nhưng lại ít khi bị nhắc đến trong các tranh luận “chống tinh bột”. Gạo, khi ăn kèm rau, chất đạm và ăn theo khẩu phần hợp lý, không gây nguy hại như nhiều người lầm tưởng. Chưa kể chị dẫn chứng người ở quê ăn một bữa 3-4 bát cơm, nhưng chị không kể người ở quê họ lao động chân tay thế nào, bữa ăn có đủ protein hay không?
3. Việc họ chọn sử dụng "Đường tổng hợp" gây hiểu lầm lớn bắt nguồn từ quảng cáo chứ không phải từ các chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ khuyến cáo sử dụng đường tổng hợp thay thế đường tự nhiên để tránh bị tiểu đường. Sự xuất hiện của các sản phẩm “không đường” với chất tạo ngọt nhân tạo (artificial sweeteners) như aspartame, sucralose, saccharin... không hề đồng nghĩa với “an toàn hơn” hay “lành mạnh hơn”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất tạo ngọt có thể: --> Gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột (gut microbiota) --> ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa đường và mỡ. -->Làm tăng cảm giác thèm ăn và dẫn đến ăn quá mức ở các bữa sau. Có khả năng liên quan đến hội chứng chuyển hóa hoặc rối loạn glucose ở một số người nhạy cảm.
Nói cách khác, việc dán nhãn “không đường” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với “tốt cho người tiểu đường” hay “giảm nguy cơ béo phì”. Đây có thể chỉ là chiến thuật marketing.
4)Tiểu đường không chỉ do ăn – mà còn do stress, thiếu vận động. Ngoài chế độ ăn, căng thẳng (stress) là một trong những yếu tố tác động mạnh đến hormone như cortisol, từ đó ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý insulin và glucose. Người sống trong môi trường áp lực cao, ít ngủ, ít vận động, dù ăn uống không quá nhiều đường, vẫn có thể mắc tiểu đường type 2.
Do đó, việc đổ lỗi hoàn toàn cho “ăn tinh bột” hay “ăn đường” là cái nhìn phiến diện, bỏ qua nhiều yếu tố sinh lý, xã hội, tâm lý, và cả yếu tố di truyền.
Còn tất nhiên, em nói thế cũng không có nghĩa em khuyến khích mọi người ăn cơm nhiều. Nếu bỏ cơm trắng, thì cũng nên bỏ cả các loại bánh, đồ uống, nước hoa quả ép ra khỏi khẩu phẩn ăn nếu bản thân mình có bệnh và lo ngại về tiểu đường.
Bạn ở trên nói dài quá, nhưng chỉ cho thấy bạn có lẽ ít biết thế nào là nghiên cứu.
Delete* Bài báo dẫn ở trên dăng ở British Medical Journal vào tháng 3 năm 2012. Ranking của tạp chí nghiên cứu này không phải hạng xoàng.
(The BMJ has an impact factor of 93.7 (JCR 2023) and is ranked third among general medical journals).
* Tác giả đứng tên bai báo không phải là "một nhóm sinh viên".
Có 4 người, 2 người trong số đó là "research fellow" - đương nhiên phải có bằng cấp ít nhất là Ph.D trong lĩnh vực liên quan và đã có kinh nghiệm nghiên cứu.
1 người là "instructor in medecine" tại Harvard Medecal School - "title is typically the first faculty appointment following postdoctoral clinical or research training for those individuals who do not meet the criteria for appointment as Assistant Professor".
Còn 1 người là "research asistant" - thời điểm đó có thể đang là sinh viên được tuyển làm trợ lý nghiên cứu. Về nguyên tắc "A research assistant (RA) is a researcher employed, often on a temporary contract, by a university, research institute, or privately held organization to provide assistance in academic or private research endeavors. Research assistants work under the supervision of a principal investigator or supervisor and typically do not bear direct responsibility for the final outcomes of the research". Trong một số truờng hợp, có thể người chịu trách nhiệm phần lớn công việc triển khai, phân tích dữ liệu, song kết quả nghiên cứu đều phải được duyệt, thông qua bởi người hướng dẫn / chủ trì.
Và dể được đăng trên British Medical Journal không phải đơn giản đâu cho nên đừng hạ thấp vai trò của tác giả bằng cách bảo họ là "nhóm sinh viên" .
* Kết luận rút ra từ mẫu trên 352 000 người - một mẫu rất lớn so với nhiều mẫu nghiên cứu (thông thường chỉ khoảng chục ngàn, vài chục ngàn là nhiều).
Phương pháp nghiên cứu đã được mô tả rõ ràng. Ai biết về nghiên cứu đôi chút hoặc có đầu óc logic ở mức tối thiểu sẽ không phát ngôn thế này : " However, their study only confirmed an association between the two, and the researchers were not establishing whether rice can directly cause diabetes." (câu này hoàn toàn ko có trong nghiên cứu).
*Và đây cũng ko phải là bài báo duy nhất chứng minh ăn gạo trắng có thể gây tiểu đường như thế nào. Bài này đăng cách đây 13 năm. Trước đó nngười ta đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu rồi. Bây giờ mới nghe nói đến không có nghĩa là cái gì đó mới mẻ.
Thôi nhé, nói đến đây là đủ rồi. Không cần phải bàn cãi thêm nhiều về những điểm khác, vì thực sự không cần thiết.
(Chỉ cần nghe bạn lý luận "nông dân ăn nhiều cơm nhưng lao động nặng (thì dễ tiêu hoá), cùng nhiều lý lẽ kiểu tranh luận chém gió online là đủ biết nói thêm với bạn cũng vô ích thôi. Rồi người ta nhắc đến đường tổng hợp không đường , Coca không đường, bánh ngọt không đường không có nghĩa là cổ suý dùng loại đường hay uống coca đó nên bạn ko cần phải mất công giảng giải có hại như thế nào.)
Tóm lại, ai muốn tiếp thu tri thức khoa học để ăn uống cho đúng cách, bảo vệ sức khoẻ bản thân thì tuỳ. Còn ai không muốn tin và vẫn ăn uống theo kiểu của mình thì cứ việc thôi. Chả ai ép.
Chị cũng viết dài quá ạ. Chị có phải là người dẫn link đầu tiên hay không? Bàn luận về một chủ đề nào đó, cách tốt nhất đừng tuyệt đối hoá quan điểm, vì khi tuyệt đối hoá và dẫn vài dẫn chứng thì nó vẫn là ý kiến của mình thôi mà. Khi có bất đồng thì mới có nhiều í kiến, nhờ thế mà mới có phát triển. Tranh luận như chị rồi kết câu người khác thiếu hiểu biết và quy kết rằng luận điểm của người khác là chém gió online thì chị quá tự mãn và cũng thiển cận đấy ạ.
DeleteChị nói em không hiểu gì về nghiên cứu, viện dẫn ra ranking báo Q1 hay Q2, rồi author là research fellow để validate chất lượng bài báo là 100% ư? Chị không biết research là gì à? Là hoặc người ta tìm ra phương pháp mới (method), hoặc người ta tìm ra vấn đề mới. Thế cho nên, một bài báo được đăng trên tạp chí uy tín, kể cả nature đi chăng nữa, nó cũng không có nghĩa là chân lí, chị hiểu rõ không? Ph.D đi chăng nữa, cũng là những người nghiên cứu lâu năm, high lever, hông có nghĩa cover được 100% vấn đề. Chị đọc lại bài kia xem nó là bài đầu tiên chỉ ra sự liên quan của cơm trắng và tiểu đường, hay nó là bài confirm 100%?
DeleteChẳng biết nghiên cứu đúng sai, nhưng có nghiên cứu nào nghiên cứu các nhóm người khác nhau không? Tỉ lệ nông dân ăn cơm và mắc tiểu đường? Tranh cãi mãi trong khi trọng điểm người ta đã nói là cơm trắng gây tiểu đường nhưng là với nhóm người nào? Tại sao ông bà ngày xưa ăn ngày 5-6 bát cơm thì không thấy tiểu đường? Ngoài cơm ra, đồ ăn khác nạp vào thì không nhắc tới rồi cứ tranh cãi khoa học?
DeleteThời buổi thông tin, Gúc một cái thì có mà cả đống thông tin.
DeleteAi bảo ông bà ngày xưa ăn ngày 5-6 bát cơm thì không thấy tiểu đường? Ở đâu, nguồn nào khẳng định thế?
"Theo Hiệp hội Phòng chống đái tháo đường thế giới (IDF), ước tính hiện nay có khoảng trên 537 triệu người trưởng thành ở độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng 10,5% dân số, trong đó có hơn 6,7 triệu người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến bệnh đái tháo đường, có 240 triệu người mắc bệnh đái tháo đường không được chẩn đoán trên thế giới, nghĩa là khoảng một nửa người mắc đái tháo đường mà không biết tình trạng bệnh lý của mình và gần 90% người mắc bệnh không được chẩn đoán nói trên là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình"
"Kết quả khảo sát trên toàn quốc gần đây nhất năm 2020 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam là 7,3%; Tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,8%. Trong đó có các con số chúng ta cần hết sức quan tâm đó là tỷ lệ người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán tại Việt Nam hiện tại là hơn 60% và có hơn một nửa người trưởng thành chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường."
https://suckhoe.vtv.vn/suc-khoe/ty-le-nguoi-mac-dai-thao-duong-chua-duoc-chan-doan-tai-viet-nam-hien-tai-la-hon-60-20241109143256325.htm
Ước tính có hơn 1 nửa số người mắc tiểu đường mà ko biết mình bị mắc, do đó ko được chữa trị kịp thời.
Ngày xưa y học kém phát triển, ở nông thôn thì chỉ ăn cho no rồi đi cày, mấy ai có ý thức phòng chống bệnh tật. Thống lê và quản lý thông tin y tế ngày xưa làm gì có đầy đủ, hiện đại như bây giờ mà biết có bao nhiêu người mắc tiểu đường bảo "ông bà ta ngày xưa không mắc tiểu đường".
Trong vòng 5 năm gần đây thì mình làm nhiều các nghiên cứu về béo phì/tiểu đường và cũng có dùng physical activity therapy cho những người có BMI lớn hơn 30. Theo các quan sát của mình cũng như các publication mà mình đọc tham khảo thì chế độ ăn có một ảnh hưởng lớn. Tất cả những metabolism disease như thế này thì không bao giờ có 1 nguyên nhân và cũng khó có thể nói nguyên nhân chính là gì. Tuy nhiên mình có thể khẳng định rằng, những tinh bột trắng, như ăn nhiều cơm là một trong những nguy cơ gây tiểu đường type II. Cái này tuỳ vào cơ địa, tuỳ vào yếu tố nguy cơ có tính di truyền trong gia đình, tuỳ thuộc vào lối sống (chế độ ăn, thể thao) mà việc ăn nhiều cơm thì nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường ở tuổi nào. Nhưng với những người gia đình có người mắc tiểu đường type II, thì luôn ý thức giảm cơm. Cá nhân mình từ khi mẹ mình được chẩn đoán tiểu đường type II thì mình đã hoàn toàn cắt cơm và thay bằng các loại tinh bột khác.
Delete(Mình thấy 2 bạn trên không nên tranh luận với nhau như cách ai cũng phải đúng, mình thảo luận để có các view khác nhau và cùng update kiến thức chung mà. Thân)
Cảm ơn bạn vì cách chia xẻ rất thiện chí!
DeleteBạn có thể chia xẻ chi tiết hơn về những tinh bột hàng ngày bạn dùng để thay thế cơm được không? Cảm ơn nhiều!
Cảm ơn chị ở trên chia sẻ về cách ăn uống và kinh nghiệm từ chính chị và gia đình. Thực ra em không có ý định tranh luận gì. Vì ban đầu em không bảo vệ quan điểm nên ăn cơm trắng đâu. Ý của em luôn là: Các nghiên cứu chỉ thể hiện được sự tương quan giữa hai yếu tố, không phải là tuyệt đối tất cả. Ngoài ra con người cần quay về sống gần với thiên nhiên hơn, vậy thôi ạ. Còn cái chị dẫn chứng dài ngoằng, rất aggressive trên kia chị ấy nói cũng có lý, có dẫn chứng, và không hề sai, chỉ có điều chị ấy một câu chê người khác dốt, hai câu chê không hiểu biết nghiên cứu, thấy chối tỉ quá thì em lại phải comment. Bởi vì một khi đã dẫn chứng hay tranh luận trong nghiên cứu, mà mình luôn hạ thấp người khác là mình đã không hiểu biết đủ rồi. Nhưng suy cho cùng, người nóng nảy như vậy mình cũng không nên tranh luận nhiều và không bao giờ thay đổi được họ nên em lại thôi đó.
DeleteCó nhiều loại tinh bột thay cơm lắm nên mình thấy còn đa dạng hơn nếu chỉ ăn cơm. Mình ăn khoai tây nghiền, ăn bánh mỳ, ăn lentil, chicken pea, ăn salad với các loại hạt, ăn quả bơ… Nếu ăn món Việt thì mình ăn thức ăn kèm rau luộc. Mình cũng k cắt giảm hoàn toàn đường, mình vẫn ăn các loại quả quả ngọt nhg tuyệt đối k uống nước ngọt đóng chai. Bên cạnh đó mình chỉ ăn thịt gà và cá, hầu như k ăn thịt đỏ. Thời gian đầu cong phải suy nghĩ nhưng sau này thì mở tủ lạnh ra là thấy cái gì cũng có thể ăn ngay đc, giảm hẳn thời gian nấu nướng.
DeleteNói chứ em ở Ý, qua nhà bạn ở bắc Ý chơi mấy ngày thấy nhà có 3 đứa trẻ con nhưng bà nấu cũng đơn giản, kiểu bánh mì luôn có trên bàn, salad thì rau bỏ vào trộn với oliu, dấm, muối tiêu, và 1 món nấu trong cái nồi ăn cả mấy bữa. Trẻ con khoẻ mạnh, năng động thông minh, không cần phải cầu kỳ 3 món/bữa và đổi món ngày 3 lần. Nấu kiểu Vn thật là quá cực, phần dọn dẹp cũng mệt hơn nấu đồ tây.
ReplyDeleteNhà em có mẹ phụ giúp nấu mà cứ ăn uống liên tục công nhận mệt thật, em sẽ bảo mẹ em thay đổi đi thôi ăn ít món thôi hihi
ReplyDeleteChị nào phía trên chê dân Hà Lan xấu vậy ạ :))) Em ở Hà Lan 6 năm, Ý 1 năm. Nam nữ Hà Lan nói chung thuộc dạng đẹp nhất nhì châu Âu đấy. Ý Pháp thì bị lùn, nét cũng ít người đẹp.
ReplyDeleteMình ở châu Âu gần 20 năm mà giờ mới thấy có người khen ngườii Hà Lan "đẹp nhất nhì châu Âu".
DeleteMà cũng hiếm thấy người Hà Lan có mặt trong các bảng xếp hạng sắc đẹp của thế giới, cả đàn ông lẫn phụ nữ.
(Có "cô gái Hà Lan" (Dutch lady) thì nổi tiếng vì ... bán sữa thôi (chắc nhờ sữa cô gái Hà Lan mà đàn ông Hà Lan cao to vạm vỡ) :)
Tất nhiên đẹp xấu còn tuỳ mắt người nhìn. Ở đâu cũng có người đẹp người xấu.
Nhưng xét một cách tổng thể thì giai Pháp tuy dáng dấp không cao to như giai Hà Lan nhưng vóc dáng mặt mũi hài hoà, thon gọn, rất ít người béo / thừa cân. Gái Pháp cũng thế, mặt mũi thanh tú, dáng dấp thanh mảnh, chân thon dài, rất hiếm người béo, từ trẻ tới già. Ăn mặc thì thanh lịch khỏi chê, nhất là gái Paris chính hiệu. Tụi nó mặt mũi, dáng dấp đẹp một phần nhờ gien di truyền, nhưng có lẽ phần nhiều cũng nhờ chế độ ăn uống vừa ngon lành, vừa hợp lý, khoa học.
Đi lượn phố ở Paris, nhìn dân Pháp với dân nước ngoài đến Paris du lịch, đúng là một trời một vực. Nhất là nhìn tụi Mỹ nhiều đứa to béo cả trăm kilo dềnh dàng lạch bạch trên phố, rất là nản.
Bạn Giang mấy năm trước nhận định đúng về TT https://vnexpress.net/tuan-lien-tiep-chien-thang-cua-ong-trump-4907900.html
ReplyDeleteCông nhận Giang đã đúng.
ReplyDelete