Monday, June 6, 2011

6/6/2011

 
Mình không hay mua đồ chơi cho con. Một phần vì ghét đồ tàu, một phần vì mình thích con chơi với đoạn cành cây, bông hoa, cái lá, quả thông, hơn là những món đồ chơi bằng nhựa. Đặc biệt phản đối nhiều bậc cha mẹ có thói quen mua rất nhiều đồ chơi cho con, như kiểu phòng con phải ngập trong đồ chơi thì mới sang, thì mới bõ cho tuổi thơ cha mẹ phải rờ rẫm nặn bi từ đất sét.
Đồ chơi tầm này toàn Made in China, giá rất rẻ và chất lượng thì ko biết đằng nào mà lần. Ngay cả khi tìm mua đồ chơi của những hãng danh tiếng cũng rất khó tìm được đồ không Made in China. Lego là một kiểu đồ chơi theo mình rất lành mạnh và bổ ích. Thế mà chỉ còn những bộ phận phức tạp trong một bộ Lego là còn được làm ở các nước phát triển, ngoài ra những cấu kiện đơn giản cũng lại toàn Made in China.
Mình rất ghét cái kiểu đi đâu đó, thấy món đồ chơi rẻ, tặc lưỡi mua luôn. Đồ làm ở tàu cái gì chả rẻ. Cái gì rẻ cũng tặc lưỡi mua luôn, ngay cả khi ko thực sự cần, cuối cùng tưởng rẻ mà lại thành lãng phí. Có lần mình đã phải hét khi thấy ông chồng quý hóa đi chơi về lại chìa cho con một món đồ chơi vớ vẩn “ko mua đồ chơi Made in China nữa. Phí tiền, rác nhà, hại môi trường, lại làm giàu cho bọn tàu khốn kiếp”. Ai đi ngang qua nhà mình thấy mình hét thế có khi tưởng mình chập cheng.
Cứ dăm bữa nửa tháng mình lại phải thu dọn đồ chơi của bọn trẻ con, cho vào một cái túi để mang đi vứt. Toàn đồ được khách cho khách tặng. Ngay cả khi ko có khách thì cũng chỉ dăm bữa nửa tháng lại thấy nhà toàn những mẩu những món đồ chơi tủn mủn. Mua hộp kem, hộp ngũ cốc, mở ra cũng thấy một món đồ chơi nhỏ nhỏ nhét kèm như một hình thức khuyến mại. Xì choét vô cùng.
Mình không bao giờ lo sợ một ngày tàu sẽ trở thành siêu cường. Kiểu bần tiện tham lam vặt vãnh kẻ cướp, có mà siêu cường vào mắt. Cũng như giới quý tộc ko sợ nouveau riche chen chân được vào tầng lớp thượng lưu. Hay nói một cách dân dã, cái kiểu như cướp ngày của tàu ko thể đưa họ đi quá xa. Quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ nhâu nhâu ở đó, huênh hoang với người ở xa, ăn cướp của người ở gần, là cùng. Dân đàng hoàng tử tế có chất ai làm thế.
Nhiều bạn cứ kêu ghét tàu chứ đồ tàu dùng thả phanh, thì cái sự ghét ấy theo mình nó ko thực tế chút nào. Công nhận là nhiều khi ko mua đồ tàu thì cũng khó mà mua được đồ khác, vì trên thị trường ko bán, vì nếu có bán thì lại ko vừa túi tiền vv và vv. Nhưng cũng phải công nhận là rất nhiều khi cứ móc túi mua đồ tàu trong khi nếu nghĩ ngợi lại một tý, ko mua thì cũng chẳng sao.
Buổi lễ tân hơn 1000 khách mời, rất nhiều nhân vật của giới ngoại giao Madrid. Mình cứ nghiêng ngó xem có anh ngoại giao tàu khựa nào để mình ra hỏi xem anh ấy nghĩ sao về hành vi kẻ cướp của các anh ý gần đây. Mình đã chuẩn bị sẵn là mình sẽ đợi nó trả lời xong, mà mình chắc chắn sẽ là một câu mang tính ngoại giao vô thưởng vô phạt, rồi mình sẽ dồn tiếp “ông là một nhà ngoại giao rất có nghề, nghe câu trả lời của ông thì tôi có thể kết luận thế, chúc mừng ông .Nhưng on a personal off-record note, tôi hỏi ông, cá nhân ông thì nghĩ sao?”. Trước khi lượn khắp khu vườn để tìm tàu khựa, mình cũng đã hỏi chồng “hỏi thế thì ko ảnh hưởng gì đến quan hệ của hai đại sứ quán Ý-Trung phải không?”. Tức là chuẩn bị kịch bản rất kỹ nhé. Chồng mặt lưỡng lự “chắc nó cũng ko biết đâu mà”. Tuy nhiên nỗi lo sợ con vợ gây hấn của chồng ko thành hiện thực vì tìm mãi chả thấy bóng thằng khựa nào.
Ảnh: hồi mới gặp, chồng trẻ măng, nói 32 tuổi ko ai tin, cứ tưởng mới ngoài 20. Lấy vợ có mấy năm mà tóc bạc phơ thế kia, ko hiểu mấy năm nữa thì ra sao? Có khi lời nguyền “chục năm nữa là hết xí quách” của bà N lại thành hiện thực cũng nên .

No comments:

Post a Comment