Thursday, June 20, 2013

Maid in the UAE (phần 3)

Hôm nay nói tiếp chuyện maid bỏ dở từ cách đây mấy tuần.
 
Dân Trung Đông dầu lửa giầu lắm. Mà họ không có thói quen giấu giàu như dân old money ở châu Âu, họ mới giàu và thích thể hiện cái sự giàu của họ ra. Dinh thự của họ bề thế sơn son thếp vàng nhung gấm lộng lẫy, garage họ chứa đầy những chiếc xe siêu sang kiểu Rolls Royce, Ferrari, Lamborghini, Cadillac, nhân viên phục vụ họ có hàng chục người một lúc, đi lại tấp nập trong nhà, đồ trang sức họ đeo đại đa số dân Âu chẳng bao giờ dám mơ tới. Quần áo giày dép túi thì thôi xoàng quá không kể.
Trong mắt họ, giúp việc, làm vườn, nấu bếp, lái xe vv chỉ có một cái tên chung là servant. Servant theo nghĩa nô lệ. Họ giàu thế nhưng trả lương servants rất ít thậm chí quỵt lương, bắt làm việc nhiều, điều kiện sống thảm hại, tịch thu hộ chiếu để người làm không dám trốn, vớ vẩn là bị ăn đòn. Một con bé thâm niên giúp việc 6 năm cho một nhà Saudi bảo mình “không ngày nào bà chủ không tát tôi ít nhất một cái”. Nhiều cô maid chạy đến các lãnh sự quán nước họ xin trú ẩn với chân tay thâm tím bầm dập vì bị tra tấn đánh đập trong thời gian dài. Hỏi tại sao không trốn ngay từ đầu thì họ bảo “tường cao, hàng rào có điện, cửa đóng im ỉm và có người gác, hộ chiếu bị tịch thu, không thể trốn được”. Nói đâu xa, maid của mình, bị tra tấn điếc một bên tai chắc từ hồi làm ở Saudi, nhiều lúc cứ thấy nghiêng tai sang một bên, vai co rút lên, để nghe cho rõ.

Có lần mình phỏng vấn một cô maid người Philippines. Trông cô ta cũng nhanh nhẹn mồm miệng mau mắn, thế mà nhắc đến ông chủ (người Iran) thì cứ run cầm cập, luôn miệng bảo “ông chủ tôi là người tốt”. Bà hàng xóm người Pháp nói chuyện với mình kể cho mình rằng “Nó phải làm việc nhiều lắm, làm tất cả mọi việc trong nhà. Ông chủ của nó nếu nổi hứng tắm gội lúc 2h sáng thì cũng bắt nó dậy lau nhà tắm cho ông ta lúc 2h sáng luôn. Nó sợ ông ấy lắm, nếu chị giúp được nó thì chị giúp nó đi”.

Cậu lái xe của mình trước làm cho nhà Ả rập. Họ cho 6 lái xe vào ngủ trong một phòng chật chội, buổi sáng xếp hàng trước cửa toilet, cuống cuồng cãi vã vì ai cũng phải đưa các cô chủ cậu chủ đến trường đúng giờ, ăn đồ thừa từ trong bếp nhà chủ, toàn bị ăn đồ hỏng. Vì điều kiện sống chật chội khổ sở nên cùng là người làm mà ghét nhau như xúc đất đổ đi, kiểu cậu ta vừa chở chủ đi về muộn, ngồi ăn trong bếp thì bị người làm khác đi qua quăng cả vốc cát vào đĩa cơm. Cát bên này lại hơi sẵn.

Bị khổ thế rồi nên nhìn CV cô cậu nào có thâm niên làm cho nhà Ả rập thì chắc chắn rất ngoan ngoãn phục tùng, thông minh sáng dạ giỏi việc hay không thì lại là chuyện khác. Một cậu bạn của ngài cũng khuyên mình “chị nhìn CV thấy có kinh nghiệm làm việc ở Saudi, Kuwait, thì thường là giúp việc tốt”.

13 comments:

  1. Đọc bài này lại nhớ đến nô tì Isaura, sao mà có người khổ thế nhỉ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thì em cứ tưởng tượng, em đang ở một nơi khỉ ho cò gáy nào đó kiểm vài chục euro một tháng không đủ ăn đủ mặc, tự dưng có người hứa hẹn đưa em sang làm giúp việc cho nhà chủ rất giàu có và thế lực, ăn ở quần áo chủ lo, thậm chí đau ốm chủ cũng lo cho luôn, lương tháng hơn 100 euro, nếu tiết kiệm không tiêu gì thì mỗi tháng cũng tiết kiệm được 100 euro, thì em có đồng ý đi làm giúp việc ngay không? Nghĩ thì đơn giản thế, ai ngờ không may thì gặp phải nhà chủ quỵt lương thậm chí đánh đập.

      Delete
  2. Đọc bài này của chị lại lần nữa thấy đời mình còn sướng. Kiểu giàu của dân Trung Đông thật không mê được!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Họ không xấu đâu em ạ, họ thân thiện, hào phóng, nói chung chị thấy họ dễ mến (miễn là đừng đụng đến tôn giáo của họ). Họ đối xử với người làm như vậy vì quan niệm của họ về nô lệ là như thế. Họ phát triển ở đâu đâu nhưng riêng trong lĩnh vực này thì họ sau phương tây có khi cả nghìn năm mất.

      Delete
  3. Ngay ở VN mình cũng nhiều trường hợp thuê trẻ con đi giúp việc hay phụ hàng phở rồi đánh đập tra tấn, thỉnh thoảng lại lên báo... Người với người mà dã man quá, cái này em thấy dân Á đúng là thua Âu cả ngàn năm chị ạ. Người mình đi giúp việc Malay gì gì cũng toàn bị thu hộ chiếu, vào nhà người ta là bị khám khắp người và hành lý, ra cũng bị khám khắp lượt đề phòng ăn cắp, cũng như servant :(

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người VN mình đi làm giúp việc ở Malaysia ý hả, chị chưa nghe bao giờ. Đi giúp việc ở Malaysia thì thà làm luôn giúp việc ở Hà nội hay thành phố HCMC có phải hơn không?

      Delete
    2. Em cũng không rõ lương lậu thế nào, đi dạng xuất khẩu lao động sang giúp việc đấy chị, em gặp mấy trường hợp họ kể thế ạ

      Delete
  4. Cam on ban Giang da giai thich ky cang cho minh biet ve Dubai va Abu Dahbi ! Cam on nhieu nhieu ! Mai mot co gi khong hieu , minh lai hoi nua nhe ! :-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ok, không sao, cậu có thắc mắc gì thì cứ hỏi, nếu tớ biết thì tớ sẽ trả lời.

      Delete
  5. Khong biet sao cung la giup viec: ma sao em thay giup viec cho nguoi phuong Tay thi ho sach se, cu xu nha nhan, noi chung ho lam cong viec cua ho, ko co ho thi cung rac roi. Chu nhung nguoi giup viec cho Trung Dong thi em lai thay ho den, hoi rinh..di cach xa ca met ma em con so.

    Boi vay, vi ly do cong viec thi moi phai di Trung Dong, chu ai co quang cao no dep me man toi dau, em cung ko bao gio dat chan den nuoc Trung Dong nao het. List cac nuoc cua em hien tai chua co Trung Dong, moi co transit 2 lan o Quatar ma em tu hua la lan sau se ko bao gio quay lai nua, du co phai tra ve tien tui may bay cao len mot chut :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sân bay Doha, Qatar chị đi hai lần cũng sợ mất vía vì bị nhốt trong xe bus lạnh gần chết cả tiếng đồng hồ đợi chúng nó dọn máy bay, từ đó chị cạch hàng không Qatar mặc dù giá vé của nó đã rẻ mà chị còn được mua discount thêm 30% . Nói chung khâu tổ chức rất kém. Nhưng Qatar là một nước đang lên, rất có tương lai, thu nhập khủng khiếp từ dầu lửa và khí gas. Họ có tiền nên xây sân bay, từ từ rồi họ sẽ biết cách tổ chức hoạt động của sân bay cho hợp lý.

      Delete
    2. Chị thì thấy thế này: ở VN, giúp việc cho người phương tây thường là giỏi hơn giúp việc cho nhà VN, biết nhiều thứ, có thể lau chùi nhà cửa sạch sẽ hơn, ăn mặc cũng tử tế hơn. Cũng phải thôi, nhà chủ Tây họ yêu cầu phải sạch, phải tây, thế nên giúp việc làm một thời gian thì phải học được ít nhiều, và giúp việc cho tây không có ai vừa từ quê ra cả. Họ được cái rất lễ phép tươi tỉnh với tây, nhưng em mà là bà chủ người VN thì em chắc không có được sự lễ phép tươi tỉnh ấy từ họ đâu.
      Ở đây, với những nhà chủ giàu có quyền thế thì hội Tây có chạy đứt dép cũng không bằng về độ choáng lộn của nhà cửa, độ phẳng phiu độ trắng bong của quần áo, độ hoành tráng của xe vv và vv. Và vì giúp việc cho những nhà này không cẩn thận là nhừ đòn nên họ rất lễ phép nghe lời. Hơn đứt những cô giúp việc cho tây ăn nói chả coi ai ra gì, vào nhà người ta thì cười hố hố.
      Nhưng ở bên này cũng có dân thường, giúp việc cho nhà dân thường thì cũng quần áo cháo lòng giường đệm nhàu nhĩ. Ở đâu cũng có nhiều loại giúp việc, hầu hết phụ thuộc vào standard nhà chủ.

      Delete
  6. Thế là sau bao vất vả, nhà bác lại tìm được giúp việc ưng ý rùi hả bác?

    ReplyDelete