Wednesday, February 6, 2008

Entry for February 06, 2008




Tất cả chúng ta đều có gốc rễ của mình. Đó là một điều may mắn mà nhiều khi chúng ta ko nhận ra.

Chồng tôi có thành phố nơi anh ấy sinh ra và lớn lên. Bất cứ lúc nào anh ấy cũng có thể trở về, ngồi trên quảng trường quen thuộc, hoặc đi dạo trên những con đường quen, hoặc gặp gỡ những người bạn biết nhau từ thuở lên 2 lên 3.

Còn tôi, tôi có Hà nội. Bất cứ lúc nào mỏi mệt, thất bại, hay khi cuộc sống không suôn sẻ, tôi cũng có thể trở về. Nơi đó có những người bạn lúc nào cũng sẵn sàng nghe tôi kể lể than vãn…

Nhưng Bình Nguyên thì ko.

Bình Nguyên sẽ ko có thành phố nào là quê hương, sẽ ko có những người bạn để cùng lớn lên và cùng trải nghiệm. Thời gian tối đa cho mỗi nhiệm kỳ ngoại giao của bố là 4 năm. Một cuộc sống nay đây mai đó như vậy biến tất cả những mối quan hệ gắn bó thành xa xỉ. Bởi nếu gắn bó quá lúc rời đi lại thấy mất mát và thương tổn.

Hôm chia tay bà ngoại BN khóc. Tự dưng tôi thương con xót ruột. Rồi con sẽ còn có nhiều cuộc chia tay hơn thế nữa trong đời. Sẽ có những điều đang rất tốt đẹp mà lại phải đứt đoạn, những tình bạn, và có thể cả tình yêu nữa sẽ phải dang dở. Sẽ có những tháng ngày lạc lõng trong môi trường mới. Con sẽ nhận thấy rằng con rất khác so với những bạn cùng trang lứa, khác từ giọng phát âm lai ko thể xác định được quê quán cho đến đôi mắt hình quả hạnh. Con sẽ khóc đấy, như rất nhiều đứa trẻ con nhà ngoại giao đã khóc.

Nhưng con yêu, con sẽ được đi khắp nơi, khám phá nhiều nền văn hoá, nói nhiều thứ tiếng và có tầm nhìn rộng mở. Và nếu con là người mạnh mẽ, con sẽ có bạn bè trên khắp cả thế giới.

Còn mẹ thì lúc nào cũng sẽ ở bên con.

3 comments:

  1. ừ, tao cũng nghĩ thế. Chắc chắn những đứa trẻ như thế sẽ có nhiều thứ ko thể thuận lợi may mắn bằng những đứa được lớn lên bình thường. Có nhiều đứa điều chỉnh được, nhiều đứa ko điều chỉnh được thì lại trở thành rất khép kín và cô độc.

    ReplyDelete
  2. Bình Nguyên giống chồng tao đấy Giang ạ. Gia đình đi khắp thế giới nên Hans khi được hỏi là người nước nào thì nói rằng mình là "international person" vì bố mẹ người Mỹ, nhưng đẻ con ở Canada, lại đi khắp Châu Phi Châu Á, tóm lại chỉ ở Mỹ được 4 năm trước khi về Mỹ học đại học. Có nhiều thứ nó sẽ phải điều chỉnh khi về quê hương bố mẹ. Nhiều thứ "shock" lắm. Những đứa trẻ như thế được gọi là "third culture kids". Có khi những trẻ rất khó hòa nhập thực sự với một nền văn hóa nào. Bố mẹ cần hiểu để giúp con.

    ReplyDelete