Wednesday, March 24, 2010

Tranh luận (1)

Mấy hôm nay ko viết bài mới vì dành hết thời gian online trả lời comment bên Facebook. Câu chuyện bắt đầu từ việc một anh bạn post lên bản dịch tiếng Anh bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan. Trong số rất nhiều comments một anh bình luận là dịch dở, mình bình luận là dịch ổn. Thế là tranh luận bắt đầu từ đây. Copy lại làm kỷ niệm: Hai comments đầu là comment chung chung, mỗi người nói ra ý của mình. Bắt đầu tranh luận là từ comment thứ 3.

ATP: Mình không có bản nào cả nhưng mình đọc thấy "tiếng Anh" trong bài dịch này rất buồn cười. Lối diễn đạt bằng Anh ngữ khá ngô nghê tương tự như người dân tộc nói tiếng Kinh.



GV: Em chưa nghiền ngẫm bản tiếng Anh anh post. Nhưng đọc qua qua thì thấy có nhiều chi tiết dịch giả xử lý cũng rất khéo. Tiếng Việt của mình trúc trắc, cũng khó mà dịch hay hơn được.

ATP: Mình không hiểu bạn Giang Vũ nói "dịch giả" xử lý cũng khéo là xử lý cái gì và khéo như thế nào. Đây chắc chắn không phải là một dịch giả mà chỉ là một ông dân chơi nổi hứng là một và thứ hai là bài thơ này không có cái gì cần phải xử lý để mà khéo hay không khéo là hai. Tiếng Việt mình trúc trắc thì có liên quan gì đâu đến chất lượng bản dịch tiếng Anh? Việc dịch bài thơ vần tiếng Việt sang bài thơ có vần tiếng Anh (hay bất kỳ tiếng nào khác) tự nó đã là việc bất khả thi nên chắc bạn Giang Vũ với anh nông dân dịch thơ trên kia đều bị nhầm ở cái chỗ tưởng rằng cứ nói nhát gừng, cắc bụp, kiệm lời tới mức tối tăm mù mịt là thành thơ trong tiếng Anh.



Đây không phải là một ứng cử viên tốt làm đại diện cho thơ Việt Nam dịch qua tiếng Anh. Những hình ảnh nên thơ của nó không có nhiều ý nghĩa trong tiếng Anh. Cái đó mới là thứ cần phải xử lý mà không thể xử lý được chứ không phải giọng điệu thơ Việt trúc trắc hay không.

GV: Mình ko nói tới những hình ảnh nên thơ trong bài thơ mà bạn Tuấn bảo là ko xử lý được. Chính bạn cũng nói là nó nên thơ trong tiếng Việt nhưng chẳng có nhiều ý nghĩa trong tiếng Anh. Như vậy ko phải lỗi của người dịch bài thơ này, ai xử lý những hình ảnh nên thơ đó thì cũng vậy thôi. Muốn hiểu thơ của một đất nước có lẽ người đọc cũng phải tìm hiểu văn hóa của đất nước đó một chút, chứ lúc nào cũng cứ bắt dịch giả phải chuyển nó sang thành những hình ảnh quen thuộc với mình thì mình mới hiểu mới rung động, thì e chừng là chả ai dám dịch thơ nữa.

Ở đây mình chỉ bàn tới cách tác giả xử lý câu chữ. Ví dụ, mình rất thích cách tác giả thêm thắt vào tiếng Anh ở đây, vẫn sát ý mà lại làm câu tiếng Anh mềm hẳn lại thay vì cụt ngủn nếu ko thêm thắt :

Yet not perished the man at war

But did pass on in peaceful rear

The bride that should find safety near...

Bạn nói bài thơ dịch nhát gừng, cắc bụp, kiệm lời tới mức tối tăm mù mịt. Sao mình chả thấy nó tối tăm mù mịt ở chỗ nào? Còn "nhát gừng và cắc bụp" thì bản tiếng Việt cũng thế sao chẳng thấy ai chê, có khi lại bảo tại vì nghẹn ngào vì xúc cảm nên mới thành nhát gừng cắc bụp như thế? Còn cá nhân mình thích những bài thơ kiệm lời và cắc bụp, ko thích những câu chữ lê thê chủ vị đầy đủ rõ ràng vần điệu dập dình, nghe nhàm tai rồi.

Mình ko biết người dịch bài thơ này là ai, cậu ta là dịch giả chuyên nghiệp, nghiệp dư, hay là dân chơi nổi hứng, hay là nông dân cầm bút, đấy ko phải là việc của mình.

ATP: Bạn Giang Vũ cho mình hỏi tiếng Anh của bạn có tạm dùng được không vì cái đoạn bạn trích dẫn trên kia không phải là các câu có nghĩa. Mình sẽ chỉ ra cho bạn thế này:

Yet not perished the man at war

Câu này gượng ép có thể hiểu được là người đàn ông đi đánh nhau không chết, mặc dù cách đặt câu hoàn toàn là vô duyên, không có tiếng Anh nào kể cả thơ có cái cấu trúc câu kỳ lạ thế....

Câu thứ 2 hoàn toàn vô nghĩa...peaceful rear - rear là đằng sau, thông tục là cái mông, như chữ rear-end - peaceful rear không có nghĩa gì, cả câu này hoàn toàn vô nghĩa

the bride that should find safety near - tương tự như câu đầu tạm ra có thể hiểu là cái cô dâu đáng ra có thể có sự an toàn ở gần.

Mình là một người dịch chuyên nghiệp, rất chuyên nghiệp, mặc dù nghề của mình không phải là nghề dịch. Thấy bạn Giang Vũ khen những thứ xử lý hay mình thành thật là thấy bất ngờ.

Cái gọi là bản dịch thơ kia mình có thể nói cho các bạn biết là nó còn ít ý nghĩa hơn một bài viết nhăng cuội của một đứa trẻ lớp 2 lớp 3 người bản ngữ.

GV: Tiếng Anh của mình tàm tạm, hay đủ dùng, hay rất chuẩn, hay gì gì đi nữa, chắc phải để người khác nhận xét, chứ mình tự nhận xét mình thì với mình nó chả có trọng lượng gì cả. Thế nên mình ko thể giải tỏa mối thắc mắc này của bạn rồi.
Bạn chú ý hộ cho mình nói có nhiều chỗ tác giả xử lý câu chữ khéo léo, chứ ko khen tác giả dùng từ hay và ngữ pháp chuẩn. Nếu mà soi kiểu bạn mình cũng soi được, nhưng mà mình ko soi như thế. Nhìn tổng thể một bài thơ tiếng Việt như thế, dịch ra tiếng Anh được như thế, theo mình là được. Sạn thì có, nhưng sạn cũng có đầy trong nhiều tác phẩm dịch khác, ko thể chỉ vì vài cục sạn mà đã có thể gạt hẳn tác phẩm sang bên coi nó như đồ bỏ.
Về đoạn thơ mà cả bạn và mình đang bàn, tất cả các cấu trúc đảo câu dịch giả dùng đều chấp nhận được. Và bạn chú ý nó ko phải là 3 câu như bạn tưởng, mà chỉ là 1 câu. Bạn tách nó làm 3 câu thì bạn chê người ta dốt tiếng Anh là phải.
Nếu bạn đã đọc văn cổ kiểu như Shakespeare thì bạn sẽ thấy những cái tạm gọi là “đảo lộn, rối rắm, mất trật tự, như hũ nút” này hoàn toàn bình thường.
Và nếu bảo rear chỉ có nghĩa như bạn nói thì tức là bạn mới chỉ biết một nghĩa, mà lại là nghĩa nhỏ, của từ rear trong tiếng Anh mà thôi. ...

Tí về mình copy tiếp. Không hiểu sao copy từ FB sang bên này rất chậm.

No comments:

Post a Comment