Anh chị bạn vợ chồng tớ được liệt vào hàng đại gia ở Việt Nam, sở hữu công ty, nhà hàng, biệt thự Pháp cổ, biệt thự hồ Tây, biệt thự Phú Mỹ Hưng trả 20 tỉ còn không thèm bán và cũng cứ để không chẳng cho ai thuê.
Chúng tớ quay trở về Rome thì đã khá muộn. Siêu thị cửa hàng đóng hết. Hai anh chị chạy đôn chạy đáo đi mua thịt bò và hành lá để đãi cô em mê ăn phở. Lâu lắm rồi mới lại được ăn phở Bắc Kỳ ngon như thế, ngon hơn cả phở mậu dịch và phở Bát đàn xếp hàng tại Hà nội, tất nhiên là bánh phở phải kỳ công mang từ Việt Nam sang, chứ bánh phở mua ở bên này, cả bún nữa, cứ cứng quèo quèo. Cứ bảo tại sao bánh phở formol lại vẫn có chỗ đứng, vì người Hà nội ai cũng muốn ăn bánh phở dai dai chứ cứ bở bùng bục thì chỉ có nước ế khách. Lại nhớ hồi làm phim trong Sài gòn, đi đâu cũng gặp phở ngọt (mà người Nam gọi là hủ tíu) và phở miền Nam cho rau húng chó và rất nhiều giá đỗ

Khi chúng ta "xê dịch", chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều thứ buồn cười. Ví dụ ở Hà nội thì có quán phở trương biển Phở Nam Định. Đến Nam Định lại thấy hàng phở trưng biển Phở Hà nội. Ở nhà thì ăn dầu rau, dầu ngô, thậm chí dầu ô liu mới là sành điệu, ai dùng mỡ lợn rán ra nước để xào nấu thì một là ở nhà quê hai là người thành phố đi sau thời đại. Thế mà ở New York chỉ có những nhà hàng thuộc loại ẩm thực tinh tuý lắm mới dùng mỡ lợn để chế món ăn và phục vụ món khai vị là từng lát mỡ lợn thái mỏng có thể thổi bay được. Lại nữa, ở nhà mời khách đến ăn hoặc đám cưới đám hỏi thì cứ phải ăn rõ nhiều, phải đủ các loại thịt, ăn phải thừa mứa thì mới được, chứ vừa xoẳn hoặc tệ hơn nữa là thiếu thì chủ nhà chỉ còn nước kêu trời. Rau không có cũng được, chứ thịt mà không có thì chết. Phong tục này cũng tồn tại ở miền Nam nước Ý, những vùng nghèo nhất của Ý. Ai được chủ nhà là người xuất thân từ miền Nam nước Ý mời ăn thì cứ phải chuẩn bị tinh thần, ăn mỗi món một ít thôi, thế thì mới bám trụ được đến món cuối cùng. Có một lần tớ được mời như vậy, ăn đến món thứ 8 (mà toàn là hải sản


Chú Bình Nguyên Việt Nam mít chính hiệu. Bố chú nhét mỳ Ý kiểu Carbonara và hoa bí bọc bột rán vào mồm chú thì chú giãy đành đạch và nhè ra. Mẹ chú cho chú ăn phở thì chú giật nảy mình và cứ bám chân mẹ măm măm liên tục đầy vẻ thúc bách. Chưa kể khi nào chú quấy khóc mẹ chú lại véo von Trịnh Công Sơn cho chú nghe thì chú im bặt ngay, mắt sáng bừng lên thích thú. Ngay cả mấy tiếng cà cà cưa cưa mà chú nói suốt bố chú cũng khẳng định là tiếng VN, chứ trẻ con Ý tập nói không đứa nào nói cà cà cưa cưa cả.
Hình như tớ không viết được bài nào mở đầu và kết thúc cùng một chủ đề

No comments:
Post a Comment