Thursday, March 15, 2012

Đến mệt với các bẹn tàu (phần cuối)


Nếu gặp nhau trong cương vị khác, chắc chắn chàng trai Tung Của kia sẽ bị đòn chết người chứ không phải đòn cảnh cáo nhẹ nhàng lịch sự như thế. Ví dụ gặp tại một bữa tiệc ngoại giao chẳng hạn, chắc chắn mình sẽ kéo nó đến tận chỗ sếp của nó để mà hỏi “Thưa đại sứ, cấp dưới của ông nói VN hồi trước là một phần của Trung Quốc, phát ngôn đó thuộc chính sách đối ngoại của nước ngài hay đơn giản chỉ là sự thiếu kiến thức của chính anh ta?”.
Mà nếu gặp nhau ở ngoài đường mình chỉ là một đứa cha căng chú kiết mới sướng, chắc chắn mình sẽ tương cho câu “các nhà ngoại giao đại diện cho một quốc gia phải là người cực kỳ thông tuệ. Như vậy một là anh phải cực kỳ dốt nát không xứng đáng đại diện cho nước anh, hai là anh phải là một người nói dối rất khủng khiếp mới có thể tiêm vào đầu lũ trẻ con ngây thơ khao khát kiến thức một thông tin bịa đặt như vậy”.
Nhưng cùng là phụ huynh trong trường với nhau, nói thế thì cũng ko ổn. Bố mẹ choảng nhau thì bọn trẻ con sẽ nghĩ ra làm sao. Dù sao mình cũng hy vọng từ nay nó sẽ ko dám nói càn cái kiểu đấy nữa, ít nhất trong phạm vi trường học.
Mình không thích dân Tàu. Cái sự không thích của mình nói một cách công bằng cũng có bắt nguồn từ cảm giác nhược tiểu, nhưng ngoài ra còn vì dân tàu thực sự có tâm lý bành trướng, ngang ngược, xảo trá, sẵn sàng nói láo ngay cả khi hậu quả của nói láo là nhãn tiền. Hình như phương châm của họ là cứ nên nói láo, lặp đi lặp lại mãi một lời nói láo thì cuối cùng mọi người sẽ tin là thật (và chính bản thân họ cũng tin thật)?. Nhắc đến chuyện tính cách dân tàu mình lại nhớ lời một vị cựu ngoại giao VN, có thời gian dài đi sứ bên tàu, đại loại “đối phó với tàu khó lắm, vì nó vừa to, vừa khỏe, vừa tham, lại vừa bẩn”.
Về cái chuyện đưa tiếng tàu vào dạy trong trường phổ thông, cá nhân mình rất phản đối. Thứ nhất, có nhiều thứ tiếng hay hơn để học. Với tiếng Anh, tiếng Pháp, thậm chí là tiếng Ý, giới trẻ VN sẽ được trang bị tốt hơn để tiếp thu được những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhiều hơn là tiếng Tàu. Văn hóa tàu cũng đồ sộ, nhưng với cách hành xử thô lỗ kiểu kẻ cướp và não bị tẩy như của dân tàu hiện giờ, mình thực sự nghi ngờ sự toàn vẹn của nền văn hóa đó.
Thứ hai, làm gì ở đâu ra nhiều cơ hội giao tiếp với dân tàu. Tiếng tàu là một thứ tiếng rất local. Khi tính đến sự phổ quát của một ngôn ngữ, người ta phải tính đến cả sự phân bố địa lý của nó, chứ ko chỉ tính mỗi con số người dùng. Dân tàu thì đông, nhưng đại đa số nhung nhúc ở tàu rồi còn đâu, chưa kể phần lớn lại là nông dân, trong chúng ta mấy ai có cơ hội được sang tàu tìm hiểu các bác nông dân tàu? Nếu ai đó lại bảo mình là dân tàu ko chỉ đông mà còn có mặt ở hầu như tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, thì mình lại phải bảo họ “có mặt ở khắp mọi nơi nhưng toàn sống túm tụm xủng xoẻng hoặc nhổ bậy với nhau trong một khu Chinatown nào đó, sinh sống bằng nghề bán rau cỏ cá mú, chứ nào có ló ra ngoài. Bắt trẻ con mài đũng quần học tiếng tàu để làm gì, để nhằm mục đích là ra nước ngoài giao lưu được với các ông bà bán rau ở chợ tàu à?”. Nghề bán rau ko xấu, nhưng có lẽ nên nhằm mục đích nào cao xa hơn một tý cho bõ công học, nhỉ.
Nếu muốn khuyến khích dân học tiếng tàu, chỉ cần ưu đãi các khoa tiếng tàu của các trường đại học là đủ, cần gì mà phải bắt toàn dân đánh vật học một thứ tiếng phát âm xủng xoẻng vẽ chữ tréo ngoe như vậy?
Tuy nhiên có một chi tiết mình chú ý trong bài báo mình đọc, đại loại đưa tiếng Hoa vào danh sách tiếng dân tộc thiểu số gì đó. Là do các bác nhà mình thâm nho muốn chơi xỏ tàu, gọi dân tàu là một tộc thiểu số trong số gần 60 dân tộc thiểu số VN, hay tại mình cứ suy diễn quá đà ra thế, nhỉ?

Ảnh: buổi sáng ngày cuối đông, mimosa cuối mùa, và William Tell Overture (xong chiều con đi học về con cấu mimosa vãi ra khắp nhà).

No comments:

Post a Comment