Sunday, April 1, 2007

Một tí về thiên văn học

Tớ thích thiên văn. Đơn giản là nhìn mãi cuộc sống quanh mình thấy nhàm chán thì thích nhìn vào vũ trụ một cái cho đổi gió. Chỉ tiếc là ở Việt Nam những tài liệu như vậy không nhiều, mà trong số những tài liệu ít ỏi mượn được về tự mày mò đọc thì nhiều cái đọc cũng chẳng hiểu gì. Giá mà có ai thông thạo thiên văn bên cạnh thì thích, không biết hoặc không hiểu cái gì là hỏi được luôn. Chồng tớ hỏi chính trị gia nào cũng biết, hoặc cũng đọc qua về tiểu sử rồi hoặc cũng nghe tiếng. Nhưng bảo "hệ mặt trời của chúng ta chỉ là một trong số vô vàn hệ hành tinh trong thiên hà" thì chồng tớ hỏi "are you sure?"
Về mặt không gian, theo lý thuyết hiện nay vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ lớn mà hàng tỷ năm sau các nhà khoa học vẫn còn đo được bức xạ trong không gian. Trong vũ trụ có hàng tỷ tỷ thiên hà, mỗi thiên hà lại gồm tỷ tỷ các vì sao nhóm lại thành các hệ. Thiên hà của chúng ta bao gồm rất nhiều các hệ mặt trời và trái đất của chúng ta là một hành tinh trong một hệ mặt trời như thế. Nếu so sánh cụ thể thì trái đất của chúng ta trong vũ trụ chẳng khác nào một hạt cát của biển.
Còn về mặt thời gian, cùngvới sự sinh ra và diệt vong không ngừng của các vì sao, vũ trụ có thể nói là vĩnh cửu. Trong hệ mặt trời của chúng ta, mặt trời là một ngôi sao đã cháy được 4 tỉ năm, và còn tiếp tục cháy như vậy thêm 4 tỷ năm nữa. Hết 4 tỷ năm này, các nhà khoa học tin rằng mặt trời sẽ phình to thành một quả cầu lửa khổng lồ, và sẽ nổ tung, trái đất của chúng ta sẽ diệt vong. Một vì sao nhỏ khi cháy hết sẽ collapse thành một sao lùn trắng (white dwarf), một vì sao vừa vừa khi cháy hết sẽ collapse thành một sao neutron, còn một vì sao khổng lồ khi cháy hết sẽ hóa thành một lỗ đen, nơi chẳng vật chất nào lọt được ra ngoài, kể cả ánh sáng. Mặt trời của chúng ta thuộc loại nhỏ nên sẽ thành sao lùn trắng sau khi cháy hết và nổ tung. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta sống vào những giờ khắc cuối cùng của 4 tỷ năm tới, khi mặt trời đã phình to và vụ nổ dự đoán chỉ còn tính bằng ngày tháng. Bạn có sợ không? Còn tớ thì sợ chết đi được. Cũng may mà tớ chẳng sống đến lúc ấy. Con cháu tớ cũng không lo phải chịu thảm cảnh đấy. Vì tuổi thọ của một con người thật chẳng là gì so với 4 tỷ năm tớ nói, nên xác suất rơi vào khoảng thời gian thảm họa đó là quá nhỏ. Chẳng nhẽ tớ nói thế không đúng. Xem này, vũ trụ thì tồn tại vĩnh cửu, riêng cái mặt trời của chúng ta sơ sơ cũng phải tồn tại 8 tỷ năm. Tớ thì may ra sống được vài chục năm. Chẳng nhẽ có vài chục năm quý báu mà lại rơi trúng vào cái kết thúc của 8 tỷ năm kia thì có phải tớ thiệt đơn thiệt kép không.
Ở một nơi nào đó trong vũ trụ chắc chắn là có sự sống chứ, nhưng vì mỗi hành tinh nơi có thể có sự sống quá nhỏ bé trong vũ trụ, và tuổi thọ của sự sống trên hành tinh đó quá ngắn ngủi so với tuổi thọ của vũ trụ, nên khả năng các nền văn minh gặp gỡ hoặc nhận được tín hiệu của nhau hầu như là không thể. Hãy tưởng tượng thế này, nếu trái đất của chúng ta gửi vào không gian một thông điệp về sự tồn tại của chúng ta, hàng tỷ năm sau một hành tinh xa xôi nào đó có thể sẽ nhận được tín hiệu này, nhưng lúc đó trái đất của chúng ta chắc chắn đã bị diệt vong từ lâu.
Chúng ta nhỏ bé như vậy, và cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi như vậy so với sự trường tồn và bao la của vũ trụ. Tự dưng thấy nhiều cuộc vật lộn của chúng ta vô nghĩa quá. Cả những bẳn gắt và muộn phiền của chúng ta. Có những vết thương sẽ làm chúng ta đau cả đời, nhưng cái quãng thời gian cả đời mà chúng ta cứ muốn nhấn mạnh cho thiên hạ lác mắt ấy cũng chẳng bằng một tích tắc trong vũ trụ. Chưa kể đến những xung đột nho nhỏ, bạn bè hục hoặc vì tại sao mày không gọi điện cho tao, rồi vợ muốn đi ngủ chồng muốn đi chơi, vợ muốn đi muộn chồng muốn đi sớm, rồi "em chẳng quan tâm gì đến anh" và "anh cũng chẳng quan tâm gì đến em", rồi cãi vã, rồi khóc lóc vv. Nếu chúng ta nhìn rộng ra một chút, nhìn ra ngoài cái vỏ ốc của chúng ta, có phải tất cả những "đau khổ" mà theo chúng ta là vô bờ bến đấy là rất tầm phào không?
Bạn có biết câu hát này không, life is a moment in space, when the dream is gone it's a lonelier place...









No comments:

Post a Comment