Wednesday, May 2, 2012

Sự nghiệp học hành (1)

    

Người không thích học hành như mình gần 4 tháng qua phải vật vã chuyện học hành của con.

Đầu tiên là phải chọn loại trường cho con học, trường Anh, trường Mỹ hay trường quốc tế. Đầu tiên chọn trường quốc tế, tức là học theo chương trình IB (International Baccalaureate) hiện đang là mốt. Học sinh học theo hệ này về sau có thể ghi tên học ở hầu như bất cứ trường đại học nào trên thế giới. Ghi tên Lê La vào hai trường IB rất danh giá, kiểu trường thường tiếp đón những nhân vật nổi tiếng kiểu Bill Clinton đến nói chuyện với sinh viên trường.

Với mốt IB, trường nào cũng phấn đấu cho tí IB vào cho oai. Trường IB nào rẻ rẻ thì tức là mới đang phấn đấu chứ chưa được công nhận. Chứ còn trường IB nào fully accredited thì rất đắt, gấp đôi những trường khác là thường.

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, trung bình mỗi đứa 15k euro một năm, 3 đứa thành 45k, cộng thêm chi phí các loại kiểu đồng phục, ngoại khóa, đóng góp nọ kia sẽ thành khoảng 50k một năm, chưa kể càng lên các lớp trên càng đắt. Học 13 năm như thế là hơn 600k, cộng thêm tiền học đại học của 3 đứa sẽ là 1tr euro, thậm chí còn hơn nhiều nếu học đại học tư và học lên cao. Có một đứa thì còn muốn thế nào cũng được, chứ có 3 đứa, chừng ấy tiền kể ra cũng nặng. Không phải là mình ko cố được nhưng mình muốn tiết kiệm để làm việc khác có ý nghĩa cho con hơn, ví dụ một căn hộ nhỏ xinh cho mỗi đứa. Chưa kể bọn Lê La Na nứt mắt biết gì mà Clinton mới chả Clinteo, chỉ cần một cô giáo giỏi, một sân bóng đá tốt, một sân thể dục tốt, một bể bơi tốt, là quá ổn chứ gì.

Thế là email khắp nơi, ai hỏi được là gặp hỏi tất, đọc tới đọc lui các trang mạng của các trường, search thông tin trên google, cuối cùng quyết định cho con theo học trường Anh đến tận năm lớp 10, sau đó chuyển sang hệ IB mấy năm cuối trước khi thi đại học nếu Lê La Na muốn ra nước ngoài học đại học. Còn nếu muốn học đại học trong nước thì càng tốt, đỡ tốn tiền IB của bố mẹ. Dù sao British curriculum mang hơi hướng bảo thủ cũng chú trọng học văn, toán và tiếng Anh. Với căn bản đó về sau đổi hệ hay học thêm cái gì cũng dễ, lại tiết kiệm được đến một nửa tiền. Ra được quyết định này mình nhẹ hết cả người.

Thế là bỏ hai trường IB đã đăng ký, bắt đầu tìm trường Anh. Tìm được hai trường Anh rồi thì đến phần đăng ký. Cả hai trường đều phải vào waiting list rất dài. Nhờ quan hệ của bà education consultant mình đã thuê từ trước, một trường đồng ý làm một cuộc kiểm tra với chú Bình Nguyên, nếu đạt thì mới cân nhắc khả năng nhận.

Thế là bố mẹ phải đặt vé cùng chú Bình Nguyên sang Dubai gặp trường cho họ kiểm tra đồng thời tour cả hai trường luôn một thể.

49 comments:

  1. ôi cây cọ, thế là ảnh này chụp hai me con ở Dubai à chị?

    ReplyDelete
  2. ừ, đúng là ở Dubai em ạ. Nhưng bọn này đồ giả nhiều quá chị cũng chẳng biết đấy là cọ thật hay cọ giả nữa

    ReplyDelete
  3. Ôi nhìn váy ngắn chưn thon thích nhỉ :D châu Âu vẫn lạnh quá. Em thấy cấp một vừa học vừa chơi là tốt nhất, đến cuối cấp hai và cấp ba mới bắt đầu quan trọng cho việc định hướng ngành học đại học và việc làm sau này

    ReplyDelete
  4. hen chi may hom nay chang thay tam hoi nang dau ca

    ReplyDelete
  5. Nghe thong ke tien hoc xong thay choang vang, ma co phai chi moi tien hoc dau. The em La hoc cung truong voi Le ha bac?

    ReplyDelete
  6. Chân chị ko đẹp vì cẳng chân thì thon nhưng đùi lại to. Thế nên chị rất sợ béo vì béo một cái là mông và đùi to tướng lên ngay. Chưa kể chân chị nó còn cong em ạ, thật là đáng tiếc há há.
    Chị cũng cổ vũ trẻ con chơi nhiều. Thế nên xem trường chị luôn để ý thái độ cô giáo có dịu hiền yêu thương trẻ con hay ko, sân chơi thế nào, bể bơi ra sao vv và vv. Thế thôi chứ còn đọc viết thì sớm hay muộn ai chẳng học được.

    ReplyDelete
  7. Dạo này tớ đi suốt, mệt quá mà vẫn phải đi. Kế hoạch di chuyển lên lịch hết từ giờ đến cuối hè.

    ReplyDelete
  8. Em La trường đã nhận đâu. Lý do là hết chỗ rồi, phải đợi xem có ai bỏ chỗ ko thì mới hy vọng thế vào đó được. Chưa kể trường nó sẽ ko xem xét nếu nó chưa làm một cuộc kiểm tra toàn diện trước đã.
    Chị nghĩ đến từng ấy tiền học cho con trong từng ấy năm chị cũng hốt hoảng. Cũng bằng hai căn hộ nhỏ chứ tưởng. Bên này là thế mà em. Học trường công thì ko mất tiền còn trường tư thì bố mẹ lõm túi. Lại còn trường tư quốc tế nữa thì chết hẳn.
    Mà có phải mỗi tiền học như thế đâu, còn đủ các loại tiền linh tinh khác nữa, động đến chúng nó là động đến tiền rồi.

    ReplyDelete
  9. hố hố thế là bác giống em...chưn em cũng cong :)), nhưng trông bác thế kia mà cứ than gầy là seo? thế Dubai nó sơ sơ thế nào hả bác? Chú BN thi cử ra sao? Bác định lo chuyện hoc hành cho chúng nó đến tận ngoài đại học cơ à? em là em đang kế hoạch lo hết đại học rồi thì em quăng...mà lo đại học là chỉ tiền học thoi, tiền chi tiêu...là tự mà lo nhá :)) mình có đem con bỏ chợ quá ko nhỉ? hị hị hị

    ReplyDelete
  10. Thế sau khi tour kiểm tra trường và với họ kiểm tra trình độ BN thì mọi việc ổn chứ bác?

    Tấm hình nào của bác cũng rất đẹp, bác cũng đen y chang em đấy.

    ReplyDelete
  11. Giống thế nào được. Chân em dài nên cong một tý chả sao, chân bác vừa cong lại còn vừa ngắn nữa mới sầu đời chứ.
    Dubai thế nào ý hả, everything is damned fake, just the sand is real. Nghe bác phát ngôn thế chồng bác lườm vợ một cái đứt mặt.
    Bác luôn nghĩ rằng có bố mẹ giúp thì con cái rất may mắn. Em sống ở nước tư bản em biết rồi, bố mẹ mà ko giúp cho tiền mua nhà thì cả đời con toàn đi ở nhà thuê thôi. Nếu có làm mortgage với ngân hàng thì cũng trả vài chục năm mới hết.

    ReplyDelete
  12. Vâng e cũng lõm túi với bạn Nhi r, mà bạn ấy chỉ mới là con một và e cũng chưa dám mon men cho bạn ấy vào trường tư quốc tế, chỉ dám tạm tống vào trường tư bình thường. Ngoài ra bạn ấy tuần 2 buổi đi học múa, 1 buổi cưỡi ngựa và 1 buổi đến câu lạc bộ tập thể thao. Bạn ấy còn đang đòi học thêm piano. Bạn ấy toàn đòi học những thứ rất trưởng giả, cái quan trọng là đọc viết và làm toán thì bạn ấy cứ lơ đi, k thấy đả động đòi học bao giờ. Chả hiểu bạn ấy có học xong nổi cấp 3 k, chứ chưa nói đến đại học. Có khi e phải đổi plan, đầu tư kiếm cho bạn ấy tấm chồng kha khá, chứ trông vào thực lực của bạn ấy để nuôi thân thì e là hơi bị khó. Mà e là e k thể nuổi bạn ấy mãi được, e còn có bao nhiêu ước mơ chưa thực hiện được hết hehe
    Thế trong lúc chờ đợi thì e La ở nhà với bác à?

    ReplyDelete
  13. haizzz bac oi, chac bac nham e voi cô chưn dài nào roi ý chớ, em còn chưa đến mét sáu kia kìa...
    Dubai thế thì.. bác rảnh thì chắc chả biet có chỗ nào bán mà mua ít đất potty mix bỏ chậu roi trồng tý rau thơm quá bác ạ...rau chắc phải đắt chết nhỉ...

    Em chỉ muốn chúng nó tự thân vận động kiếm tiền cho quen thôi, còn neu có mà giup chung nó mua nhà thì là nhất, nhưng e chỉ sợ chúng nó ỉ lại...lúc đó mình lại buồn phiền mất ngủ vì chúng nó....con voi cái, lớn lo lớn, bé lo bé...

    ReplyDelete
  14. Tớ thì nghĩ đầu tư cho giáo dục là ko bao giờ thừa, nhưng ở cấp tiểu học thì chúng chủ yếu chơi là chính chứ học hành giề, nên mình có tiết kiệm đc thì cố tiết kiệm thôi. Tớ thấy cậu quyết định như thế cũng hay đấy. Thế kết quả ra sao rồi, chú BN đỗ phỏng vấn chứ? :-)

    ReplyDelete
  15. Tấm ảnh nào của bác cũng đẹp, tấm này chân dài miên man. Đúng là đầu tư cho giáo dục là việc quan trọng cả đời cho con nên bố mẹ nào cũng cố. Ở bên này, con đẻ một phát ra có số an sinh xã hội là bố mẹ phải bỏ tiền vào quĩ giáo dục 529 cho tụi nó đi học đại học sau này. Mấy cô bạn em có 2 đứa vào đại học cách nhau một năm, một năm cứ trường công là 25K là trường thường, trường tư 45K/năm, méo cả mặt. Nhà bác 3 em bé thì đúng là sợ lắm luôn.
    Con bé béo nhà em mới nứt mắt ra đã có trust fund và hàng năm lấy mất của cha nó 5% tiền lương bỏ vào quĩ 529 rồi.

    ReplyDelete
  16. Học ĐH ở bên Anh, Mỹ đắt chứ em thấy bọn Úc sướng quá chừng, bên này chả có trường tư (chắc có 1, 2 cái, mà chả ai học), mấy trường công danh giá như Sydney Uni hay National (Canberra) Uni thì học phí chả đắt hơn mấy trường khác, nếu là local resident thì chưa tới 8,000 k/năm (mấy ngành ko ai thèm học như Maths có $3,000/năm - nhưng mà hễ là international student thì mấy cái tuition fee này cứ nhân 2 hoặc nhân 3 lên - tùy ngành) Đã vậy là citizen thì khỏi trả tiền luôn mà vay, học xong tới khi có việc làm thì sẽ trừ dần vào income tax. Thế nên cha mẹ bên Úc chả ai lo tiền học đại học cho con cả, tới lúc nó đi làm thì tự động trừ vào tax của nó thôi, tính ra còn lợi hơn á

    ReplyDelete
  17. Cứ từ từ rồi bác sẽ kể.
    Giờ em công nhận là bác đen như em rồi hả, chứ hồi trước em bảo em đen hơn bác cơ mà. Cứ từ từ rồi chức đen nhất sẽ thuộc về bác, em cứ yên tâm, từ xưa đến nay chưa có người VN nào đen hơn bác cả.

    ReplyDelete
  18. Em cho bạn ấy học nhiều quá như thế theo bác là rất phí tiền, lớn lên những kỹ năng này cũng mất hết trừ khi đeo đuổi đến tận khi lớn lên. Thằng Nguyên nhà bác hơn 6 tuổi rồi mà bác chỉ cho đá bóng ngoại khóa. Lila hơn 4 tuổi mà bác chưa cho học gì mặc dù nó xin bác cho nó học piano. Bác nghĩ dáng nó ngồi đàn cũng hợp, đánh đấm thế nào thì chưa biết, nhưng nhà bác di chuyển suốt, mang đàn piano theo thủ tục giấy phép cực kỳ lằng nhằng.

    ReplyDelete
  19. Cái ảnh: nhìn mà nhỏ dãi, chân bác tuy k dài nhưng được cái rất thon và nuột nà (điều mà em mơ ước cả đời k bao giờ được)
    Đúng là đầu tư cho giáo dục là đầu tư không bao giờ lỗ, nhưng đầu tư quá mạng như thế em thấy cũng nên cân nhắc đúng k bác. Bữa giờ em lẩm nhẩm sao k thấy bác ra entry mới, hóa ra là đi Dubai

    Ủa mà không phải tiền học của 3 anh em bên Bộ bác trai cover hả bác? Công ty em đây toàn trả full tiền học cho con của expat đến năm 18t, học ĐH thì tự lo. Nên Expat bên em sướng lắm, có người cũng 3 đứa học trường quốc tế Anh, 1 năm cũng 15k$/em mà ko tốn 1 xu vì công ty cover hết tất tần tật.

    ReplyDelete
  20. Nhìn cái ảnh mê dáng ng` chị qá đi ạ :D. Em có vào thăm nhà chị nhiều lần nhưng cũng nói thật là em chưa để lại cm n`, mong chị thông cảm nhé :)
    Chị ơi anh chị đưa Lê đi thế này, hai bạn nhỏ kia ở nhà với bà Nuôi hả chị?

    ReplyDelete
  21. nghe xong tiền học của 3 đứa mình cũng ngã ngửa...bà mẹ thông minh quyết định sáng suốt, con vẫn được học trường tốt mà mẹ bớt thủng túi tiền. Chân cậu nuột nà quá, tớ thích. Mà trông cậu ảnh này có gầy đâu.

    ReplyDelete
  22. Thế chắc là chân em dài so với thân người rồi vì bác nhớ là chân em dài mà.
    Ở Dubai cái gì cũng có em ạ, hệ thống siêu thị và các trung tâm mua sắm của nó rất hoành tráng. Thời tiết rất nóng, toàn cát là cát, chỉ có thể trồng một số loại cây nhất định thôi.
    Về việc giúp đỡ con về mặt tài chính, bác chỉ có kế hoạch lâu dài thế thôi, chứ còn các tài sản đứng tên bố mẹ, bao giờ bố mẹ ngoẻo thì con thừa kế chứ ko có chuyện cho ngay từ đầu. Chỉ hy vọng chúng nó đừng mong mình nghẻo nhanh -D

    ReplyDelete
  23. Tớ cũng nghĩ như thế. Ở độ tuổi này trường xịn thầy cô giáo xịn quá cũng ko cần thiết. Ví dụ, chúng nó thì cần gì máy tính hiện đại, phòng thí nghiệp tối tân, với lại visitor yếu nhân này nọ. Tớ chỉ cần thấy các cô giáo nice and sweet, sân chơi rộng rãi an toàn, sân bóng đá, bể bơi đạt chất lượng, là đủ. Ở tuổi này với tớ chúng nó chỉ cần được đối xử tử tế và được vui chơi.
    Tiết kiệm bây giờ để lúc nào cần chi thì bao nhiêu cũng phải chi.

    ReplyDelete
  24. Tiền con đi học, mà là học ở những trường chất lượng, đúng là phải lấy ra từ tiền tiết kiệm cả đời của bố mẹ. Bên em có các loại quỹ, bên bác chẳng biết có quỹ gì ko.
    Thế là mới đại học thôi đấy nhé. Chúng nó mà học master vài năm nữa thì cứ gọi là vài trăm nghìn chi ra, đúng là chết tiền bố mẹ.

    ReplyDelete
  25. Hệ thống trường bên Úc đều tốt cả. Hồi vợ chồng bác đang suy nghĩ nhiệm kỳ đi Melbourne bác dò hỏi thông tin trường. Nếu mà đi nhiệm kỳ bên đó thì bác xin cho con vào trường công thôi, ko cần phải học trường tư làm gì.

    ReplyDelete
  26. Bộ ngoại giao Ý ko cover tiền học và tiền nhà. Họ trả em một cục trong đó có cả phần lương của vợ và trợ cấp cho con, em muốn làm gì thì làm. Nếu em muốn ở nhà đẹp, cho con học trường đắt, thì em tự chi từ túi em ra.

    ReplyDelete
  27. Không sao em ạ.
    Khi vợ chồng chị và Lê đi vắng thì bà N ở nhà cùng La Na. Có một cô nữa đến dọn nhà.

    ReplyDelete
  28. Tớ có lẽ thuộc diện xương nhỏ cũng nên cậu ạ. Tớ mà sụt cân quá thì mặt trông hốc hác, ngực bé và vai trơ xương, tức là sụt phần trên nhiều hơn phần dưới. Chân tớ hình như ko có cái sẹo nào thì phải. Bạn tớ ở nhà đứa nào cũng bị bỏng ống bô xe máy để lại sẹo, thế mà sao tớ rất may ko bị lần nào.
    Hình chụp buổi tối, mờ ảo nên có lẽ trông nuột nà hơn bình thường

    ReplyDelete
  29. Tien bac khong mua duoc tai nang,
    Bang chung la con nha giau khong phai 100% deu chac chac thanh cong giau co,
    xac suat con nha giau la 5%, xac xuat con nha ngheo la 0.3 % - 4.5% tiet kiem duoc 600K
    Ban than toi lam viec o mot cong ty da quoc gia,
    Thuo nho, hoi con o VNam chi di hoc truong cong tam thuong thoi, ma qua day luong khong thua gi MIT, Oxfor, the very best Uni in the world
    Tien bac khong mua duoc khat vong thanh cong, cua nhung nguoi xuat thang tu mot nuoc ngheo kho
    Goi tui nhoc ve VNam song 1 nam cho no biet mui cay dang, qua lai se hoc gioi,

    ReplyDelete
  30. Nghe đến chuyện học của Lê La và đóng tiền học đúng là choáng q úa.
    Trông nàng nuột với nắng đẹp và biển xanh rồi đó :)

    ReplyDelete
  31. Cám ơn bạn đã comment. Với tôi, giáo dục không chỉ là việc cố học kiến thức sách vở để sau này ra trường kiếm được việc làm tốt, lương cao, thành đạt nhà lầu xe hơi, như quan niệm rất phổ biến ở nhà. Với tôi, việc học được kỹ năng sống quan trọng hơn những kiến thức sách vở. Tôi ko nói rằng tôi ko muốn con tôi thành đạt, kiếm ra tiền, được trọng vọng, nhưng với tôi điều quan trọng hơn cả là con tôi biết sống vui, sống thiện, biết chơi một vài môn thể thao cho thể chất mạnh khỏe, biết chấp nhận và bao dung với sự khác biệt của người khác. Mặc dù điều này ko khiến tôi ngừng việc vạch ra tương lai của con trong khả năng của tôi.
    Kiến thức sách vở và tấm bằng xuất sắc là giá trị hữu hình, nhưng phương pháp giáo dục tốt sẽ mang lại những giá trị vô hình mà chính những giá trị vô hình này mới làm cho cuộc sống đáng sống hơn nhiều đó bạn.
    Tôi phải chúc mừng bạn vì những thành công ở xứ người. Bạn là thiểu số xuất sắc kể cả ở VN hay nước ngoài. Tôi ko mơ con mình sẽ thành công như thế. Nhưng bạn chú ý rằng chỉ có những người có hoàn cảnh như dân ta mới có khát vọng thành công mãnh liệt như thế. Đời với chúng ta là một cuộc lội ngược dòng. Nhưng trên thế giới này có những dân tộc họ may mắn đến mức đời với họ là một cuộc dạo chơi, khám phá và hưởng thụ đấy bạn ạ.

    ReplyDelete
  32. Nghe tien hoc cua Le ma chong mat chi nhey~. Ba me nao ma hoh co gang, danh phan tot nhat cho con cai! em ung ho cach lam cua chi.

    ReplyDelete
  33. Thật nực cười, sao lại phải "cho tụi nhóc về Việt Nam để nếm mùi cay đắng, qua lại sẽ học giỏi"??? Khác gì bác chacdakao kêu trẻ con thành phố nên về quê học, noi gương các bạn ngoại tỉnh vượt khó, phải nếm mùi tân khổ như thế thì mới thành thủ khoa đại học?

    Không có ý đả kích gì học sinh nghèo ngoại tỉnh. Đơn giản là trên đời mỗi người có một cái lộc, lộc rơi vào ai thì người đó hưởng, sướng không thích tự dưng "lộn về bần" làm gì không biết?

    Bố mẹ có điều kiện, để con cái mình được học ở trường xịn (trong khả năng chi trả của họ) là điều tốt chứ sao lại phải chỉ trích? Thậm chí bản thân tôi thấy họ chịu đầu tư vào giáo dục của con là lựa chọn khôn ngoan và văn minh nữa.

    Ở nhà, tôi đã thấy có trường hợp bố mẹ ăn nên làm ra giàu nứt đố đổ vách, bà mẹ sẵn sàng bỏ cả đống tiền ra sắm một cái bàn phấn xịn nhưng lại chặc lưỡi tiếc rẻ khi hàng tháng phải xì ít tiền ra cho con đi học thêm ngoại ngữ ở chỗ tốt.

    ReplyDelete
  34. "Tôi phải chúc mừng bạn vì những thành công ở xứ người. Bạn là thiểu số xuất sắc kể cả ở VN hay nước ngoài. Tôi ko mơ con mình sẽ thành công như thế. Nhưng bạn chú ý rằng chỉ có những người có hoàn cảnh như dân ta mới có khát vọng thành công mãnh liệt như thế. Đời với chúng ta là một cuộc lội ngược dòng. Nhưng trên thế giới này có những dân tộc họ may mắn đến mức đời với họ là một cuộc dạo chơi, khám phá và hưởng thụ đấy bạn ạ. "

    Tâm đắc nhất đoạn này của chị. Hình như số người lờ phở ít ham hố với đời rất ít trong dân mình, thôi cũng là một cái may mắn của dân tộc, chứ đã xuất phát điểm thấp lại còn dửng dưng cả dân tộc nữa thì chắc cũng gay ;D

    ReplyDelete
  35. Cái này đúng quá chị ạ. Như em ở bên Úc thấy tụi nó quá chừng sướng, ko phải lo ngay cả công ăn việc làm vì nếu thất nghiệp thì được trả tiền thất nghiệp, có thẻ Health card để đi khám bệnh ko mất tiền, có Rent Assistance hay ở nhà chính phủ... (sướng hơn Mỹ nhiều vì nhận tiền mặt, ko như Mỹ chỉ cho food stamp). Bởi vậy dân VN mình làm đám cưới giả qua đây nhiều lắm, nhiều gia đình còn li dị giả vì tiền cho single parent sẽ nhiều hơn người thất nghiệp bình thường. Haizz Dân Úc cũng ko thiếu những đứa sống bằng tiền single parent kiểu vậy nhưng đó là nước của nó, còn mình nhìn người mình như vậy thấy ...oải gì đâu :(

    ReplyDelete
  36. Đấy, toàn ngồi trong xe chứ ko đi bộ phút nào ngoài trời mà còn đen như vậy đấy.
    Tiền học của Lê La chiếm phần đáng kể trong tổng thu nhập, nhưng đành chấp nhận cậu ạ. Nhà tớ di chuyển suốt thế, ngoại ngữ ko tốt thì hòa nhập làm quen với nơi mới sẽ khó khăn hơn nhiều.

    ReplyDelete
  37. Chóng mặt nhưng là một khoản phải tiêu. Chị phải hạn chế những cái khác lại vậy chứ biết sao.

    ReplyDelete
  38. Là cái may nhưng cũng là cái không may em ạ. Nhưng dù sao có thì vẫn hơn là không.
    Chị thuộc thiểu số người dửng dưng, cũng may mình chỉ là thiểu số thôi. Khi chị làm một việc gì chị muốn làm thật tốt, đôi khi là tốt nhất khả năng có thể. Nhưng chỉ là cho cá nhân chị thôi chứ ko hề đặt mình so sánh với người khác. Thế nên thôi mình về làm nội trợ là đúng.

    ReplyDelete
  39. Thôi đừng vận behaviour của người khác vào mình em ạ. Miễn mình trung thực và cư xử đàng hoàng là mình đã không phải xấu hổ gì với ai rồi.
    Nhiều khi thấy buồn cười là cái mà người dân các nước phát triển được hưởng như một lẽ rất tự nhiên thì ở mình chẳng biết mơ đến kiếp nào mới được :-D

    ReplyDelete
  40. @ laberei: Cái comment của cô laberei đi đằng nào mất rồi. Thực ra cái ý tưởng của bác chackadao cho bọn trẻ về vn cho nếm mùi khổ cũng có lý của nó, ý là ko nên nuông chiều thái quá trẻ sẽ hư và sẽ ko có ý chí vượt khó.
    Nhưng cái chính là trẻ con vn (thành thị) như quan sát của chị bây giờ thì sướng hơn trẻ con tây nhiều. Bố mẹ VN đặt rất nhiều kỳ vọng vào con và do đó đầu tư vào con rất mạnh tay, điều mà bọn tây ko bao giờ làm, cả về công sức lẫn tiền bạc. Việc ăn uống của trẻ con VN được bố mẹ rất đầu tư chăm bẵm. Hình ảnh con ăn mà mẹ đút bố hát bà múa ông vỗ tay không phải là hiếm ở VN nhưng ở nước ngoài tuyệt nhiên ko có. Trẻ em VN ở thành phố đứa nào cũng có người giúp việc bế ẵm hoặc đi theo từng bước, bên này ko có. Trẻ em bên này đi nhà trẻ hoặc đi học ko bao giờ có chuyện được đối xử khác với những trẻ em khác, kiểu như mẹ gửi gắm cô giáo quan tâm đặc biệt tới con mình. Cháu bà Nuôi đi học gia đình còn trả thêm tiền để cô giáo đút cho ăn vv và vv.
    Lê La Na là khổ so với ở nhà đấy vì chị rất nghiêm. Lê La Na nhìn thấy đồ chơi, bánh kẹo, party của bạn là cứ thèm nhỏ dãi.

    ReplyDelete
  41. Em nghe giá thôi mà choáng thật.
    Ở VN, có nhiều đại gia cho con học trường QT xịn, học phí cao ngất ngưỡng, họ cũng phải suy nghĩ kỹ vì khi học QT thì học hết 12 năm, rồi phải vào đại học QT tiếp, mà kinh doanh đâu phải lúc nào cũng thuận lợi, vì khi học QT là không học trường VN nổi đâu. Nhức đầu lắm!

    --- Em thấy cách chọn trường của chị hợp lý, 3 năm cuối cấp đầu tư cho con. Chứ mấy năm đầu thì không cần phải trường xuất sắc lắm.
    --- Em thấy chị phân tích ở mail trên đúng, vì ở VN, con nít được chăm bẵm quá nhiều, ăn uống - đồ chơi...đủ kiểu. Nhưng học hành lại phụ thuộc vào nền giáo dục VN, phải học thêm, học bớt. Nên chúng học nhiều, muốn tương lai sáng lạng thì học T.Anh cho giỏi để lấy xuất học bổng đi du học hoặc để xin được việc làm tốt, lương cao...Haizzz, nói chung, học hành nặng quá chị!

    ReplyDelete
  42. Em cũng ủng hộ việc không nuông chiều trẻ con vô lối vì chính bản thân em lớn lên trong một môi trường rất hà khắc. Nhưng đó là nuông chiều theo kiểu "muốn gì được nấy" làm trẻ con sinh hư, chứ còn bố mẹ có điều kiện kinh tế để cho con cái mình hưởng một chế độ giáo dục tốt nhất thì không phải là nuông chiều. Đầu tư cho học hành thậm chí còn là nhu cầu thiết yếu và căn bản, quan trọng không kém việc cho ăn no tắm mát để trẻ con lớn.

    Em chỉ không thích cái ý nghĩ của bác ý: "bắt tụi trẻ về VN nếm mùi tân khổ rồi quay sang sẽ học giỏi".

    ReplyDelete
  43. Chúc mừng chị có chú bé Ale không chê vào đâu được! Giờ chị thoải mái quay về thành Rome chăm sóc lông mày cho cô tiểu thư rồi. Thích Lê La Na, thích chị thì nhiều lắm lắm! Được khen hoài chị cũng chán, nhưng em ngưỡng mộ nhất cách giáo dục của chị quá nên phải xả ra thôi, không xả thì nổ mất.

    Em quen nhiều bạn bè bị ép học lên bờ xuống ruộng lắm. Ép mãi thành khuôn nên chúng nó quen, ở Paris thêm cùng lắm vài năm, ngày nghỉ rủ đi chơi còn mắng em ham chơi nên em rất là bức xúc. Tấm bằng xuất sắc thì bọn em mỗi đứa chắc cũng sưu tầm được hai ba cái rồi, nhưng biết sống vui thì chịu, hòa nhập học hỏi càng khó hơn nữa. Gần đây có một đứa PhD student người Anh qua lab em trao đổi. Nửa chữ tiếng Pháp cũng không biết. Nhưng nó chỉ cần 1 tháng là hòa nhập tốt, nhảy nhót, chơi thể thao, kiếm thêm 1 lô 1 lốc bạn bè bù khú nên hầu như rất ít stress với project của nó, vơ thêm một mớ kiến thức thực tế về người Pháp, nước Pháp. Thấy mình như mớ cơm nếp mốc. Lại phải xách dép lên mà học theo nó.

    Còn Việt Nam tiêu biểu nhất chắc phải kể đến giải IMO 2 3 năm trước, cánh nhà báo vào hỏi được đúng 5 phút rồi đi ra, lắc đầu bảo thằng đấy chả biết gì ngoài Toán T_T VN chỉ cần 1 hay 2 người như thế để kiếm Field thôi, chứ cả nước mà như thế thì có mà che chòi ra đồng làm toán hết à. Chưa kể em đi RER B, hai lần gặp lão Cédric Villani, lão chuyên thắt nơ thay cà vạt và đeo nhện thế huân chương, giải Field cùng lúc với Ngô Bảo Châu đấy ạ. Không thấy nhện trên ve áo lão thì em không nhận ra ông giám đốc viện Henri Poincaré mà lầm thành ông tâm thần trốn trại nào rồi. Tay đút túi, vai đeo 2 ba lô to uỳnh, mắt thì nhìn tận sao Bắc Đẩu, mặt ngơ ngơ như trên trời rơi xuống. Em chẳng hiểu sao Pháp không trao huân chương can đảm cho vợ lão sau khi lão được Field chị nhỉ.

    ReplyDelete
  44. Bây giờ nên có giải Field và giải Vợ Field mới phải.
    Đùa thế. Thiên tài bao giờ cũng lập dị, như kiểu họ quá giỏi một việc thì những việc khác phải dốt đi để bù, bởi nếu giỏi tất thì hệ thần kinh không chịu nổi nhiệt, chị nghĩ thế.
    Nhưng chị nghĩ thiên tài có ít lắm, mình lại càng ko phải thiên tài, thế nên mình ko thể afford được sự lập dị. Không gì chán hơn lập dị mà lại ko phải thiên tài.

    ReplyDelete
  45. Giải vợ Field là quá chuẩn ế bác:)) Gì chứ nam giới làm khoa học mà có bóng hồng "lâng khăn sửa túi" cho là nhất đó, như thế ngựa mới chạy đường trường được.

    Bác C lấy vợ sớm, lại được vợ hiền thục như thế là may cực kỳ. Mọi người chỉ nhìn vào thành quả chói sáng sau này chứ giai đoạn bác ý làm PhD hết sức khó khăn, may đến tận những tháng cuối lại ra được kết quả quan trọng. Thành quả bác ý có được ngày hôm nay cũng nhờ phần không nhỏ công lao và cái "đức" của người vợ (dù chỉ là người phụ nữ rất bình thường)

    Dân làm KH nhất là toán lập dị kinh lên được. Em biết có ông đi lang thang lúc 2h đêm trong thư viện trường, lảm nhảm một mình, ở office suốt tuần, về nhà đúng 2 lần để tắm chứ stress liên tục nên người bốc mùi hoi hoi rất kì lạ. Có ông người gầy mõ, mặt quắt lại, mỏ nhọn hoắt ra như Xeko vì thức khuya nhiều quá thì lại suốt ngày kêu "Anh bị đau đuôi em ạ!", hỏi ra mới biết đuôi chính là phần đốt sống cụt ở lưng do ngồi nhiều quá thành ra bị thoái hóa, chết cười:D

    ReplyDelete
  46. đúng chị ạ. Trời không cho ai nhiều hơn ai bao giờ. Trời không cho thiên tài mà cứ bỏ tất cả những thứ còn lại để thành thiên tài là mình trắng tay luôn. Các bạn bị học lên bờ xuống ruộng lý luận rằng với một vấn đề, thiên tài bỏ ra 1 giờ mỗi ngày để giải quyết thì mình bỏ 5 giờ, không đủ nữa thì 10 giờ, không thì làm nốt luôn 24 giờ cho nó chẵn, thể nào mà chẳng xong ặc ặc. Bởi thế nên thành thiên tai luôn.

    ReplyDelete
  47. Ấy chạm vào nỗi đau mới khai quật của tớ rồi. Tớ không làm toán nhưng tớ cũng thấy dân KH trong đó có tớ khô khô ẩm ẩm thế nào ấy. Trường tớ là trường của các giải Field của Pháp, tớ cũng chứng kiến trình của các anh Toán rồi. Ngày xưa tớ đi ăn trưa một mình ở resto của trường, có anh cứ bưng khay lại ngồi trước mặt tớ. Mấy lần liên tục thế mà chả nói câu nào. Lần cuối cùng là hôm anh thấy tớ ăn bánh mì bơ rắc thêm tí đường, anh ấy reo lên cứ như bắt được vàng: "Ô thế em thích ăn đường cùng với bơ à, thật là génial (có thể hiểu là thiên tài/tuyệt vời/... buồn cười)" ặc ặc! Còn có anh người gốc Việt, bạn của cô bạn mình. Gặp mình ăn một mình thì "Anh chào em ạ" rồi giới thiệu, "anh làm ở lab toán, nhưng anh không làm toán, anh làm vi tính thôi".

    Nhưng tớ thấy dân Toán dù sao vẫn trong sáng nhất trong các ngành KH. Tớ vào ngành CNSH được 1 năm, phát hiện ra KH bây giờ không phải là "thiên đường" như sách giáo khoa vẫn mô tả, tớ nghe đầy lỗ tai rồi, vẫn bán tín bán nghi nhưng giờ sure hoàn toàn sau khi đọc một cuốn sách về khoa học của nhà xuất bản AP vốn có tiếng nghiêm túc. KH bây giờ đầy rẫy chính trị đấu đá đến khổ.

    ReplyDelete
  48. Ừ con gái nghiên cứu KH khổ lắm chứ chả sung sướng gì, áp lực gia đình xã hội con cái nhất là vấn đề thời gian và tuổi tác bó hẹp nhiều thứ.

    ReplyDelete