Thursday, July 19, 2007

Tính máy móc của người Mỹ

Người dân Mỹ ko quen đối phó với tình huống bất ngờ.
Xã hội Mỹ có tổ chức rất cao, tất cả đều hoạt động vào guồng như một cỗ máy. Nếu tất cả các phần của cỗ máy đều hoạt động tốt thì Mỹ là xã hội cực kỳ hiệu quả. Nhưng cũng chính vì thế mà nếu có một phần bị hỏng thôi thì cả cỗ máy sẽ ngừng hoạt động.
Cũng như chỉ có vụ nổ hôm qua thôi, có 6 hay 7 người bị thương gì đó, thấm tháp gì, chưa bằng một vụ đụng xe ô tô ở Việt Nam, mà tất cả nháo nhào. Chính quyền thành phố đóng cửa Grand Central, thế là bà con hoảng loạn vì sáng sáng bao nhiêu người phải đi bằng tàu điện ngầm từ các đảo ngoài vào thành phố mà ga đến là Grand Central. Như ở Hà nội thì chả là cái gì. Hỏng đường này đi đường khác, xe máy hỏng thì đi xe bus, bus hỏng thì nhảy xe ôm, cùng lắm là lấy cái taxi hoặc gọi bạn đến chở đi.

Đại lộ Lexington và đại lộ số 3 bị phong toả phần midtown, nơi hàng ngày có lưu lượng giao thông cực kỳ lớn. Cảnh sát đứng đầy đường, mà ko hiểu đứng làm cái gì, ko phải khủng bố rồi thì thôi.
Một xã hội có tổ chức cao quá như vậy biến con người thành máy móc hết. Cứ theo đúng thường lệ mà làm thì ko sao, cứ lệch ra một cái là thấy luống cuống.
Ví dụ, bên ngoài những quán bar ở NY luôn có cảnh sát trực. Tức là muốn uống thoải mái thế nào thì uống, nhưng ra ngoài đường đi bộ mà ngửi có hơi cồn là chết. Một khách du lịch người Ý xiêu vẹo từ quán bar bước ra, đang chành choẹ gì đó với cô bạn gái, tiện thể giáng cho cô ấy một cái tát nổ đom đóm mắt. Cảnh sát trực bên ngoài nhìn thấy gô cổ luôn dẫn vào tù, mặc dù cô bạn gái van xin hết lời rằng họ chỉ đánh đùa nhau thôi. Nói thế nào mặc kệ, chàng trai vẫn đứng suốt đêm ở trong tù và hôm sau nhờ có sự can thiệp của lãnh sự quán mới được điệu ra thẳng sân bay trục xuất về nước mặc dù mới bắt đầu kỳ nghỉ, với lời cảnh cáo rằng chừng nào còn chưa ra khỏi lãnh thổ Mỹ thì chàng và cô kia còn chưa được nói chuyện với nhau.
Lại thêm một chuyện khác, đám thanh niên rủ nhau đi bar vì có người hôm sau lấy vợ. Ra khỏi bar cảnh sát yêu cầu kiểm tra gì đó lại chống đối, cảnh sát hoảng quá nổ súng luôn, chết đúng anh chàng hôm sau lấy vợ.
Có một hôm chúng tớ đi chơi ra ngoại thành. Lúc về lớ ngớ thế nào bị cảnh sát chặn lại hỏi thăm. Chồng tớ vừa trả lời vừa cho tay vào túi định lấy giấy tờ, thế mà thằng cảnh sát kia tưởng mình có vũ khí hoảng hồn gào lên như hoá dại, lùi ra xa giơ súng lên ngắm. Tí chết.
Chả bù cho xã hội Ý, một xã hội hỗn loạn, luật pháp thì có đấy nhưng ngoại lệ lại quá nhiều nên cũng coi như chả có luật lệ gì. Nhưng dân Ý lại rất giỏi trong những tình huống bất thường. Cứ có tình huống bất thường một cái là chúng linh hoạt thông minh hẳn lên.
Lấy ví dụ, salami, một đặc sản Ý, là món ko được mang lên máy bay, cũng bị cấm như nước mắm hoặc mắm tôm của ta vậy. Thế mà thế nào một anh lại mang được hẳn 20kg salami lên chuyến máy bay của hàng không Ý. Lúc đi kiểm tra tiếp viên phát hiện ra. Nếu là tiếp viên Mỹ thì chắc chắn chuyến máy bay đó đã bị hạ cánh khẩn cấp và anh kia bị điệu vào tù hoặc ít nhất cũng bị trục xuất về nước. Nhưng đám tiếp viên Ý kia lại nghĩ ra một giải pháp rất thông minh là đem cả 20kg salami kia thái lát phục vụ hành khách ăn trên máy bay luôn. Tiện cả đôi đường vì chuyến bay ko bị gián đoạn, anh chàng kia cũng ko gặp rắc rối với hải quan tại sân bay đến, mà hành khách thì hỉ hả vì được bữa đặc sản ngoài chương trình.
Lại lấy một ví dụ khác về tính máy móc của người Mỹ, hợp đồng sử dụng Internet tớ đã cắt và chuyển sang provider khác từ hồi đầu năm, thế mà đến tận tháng 6 bọn công ty cũ vẫn cứ gửi hoá đơn đều đặn như vắt chanh. Mấy tháng đầu thì còn gọi điện ời ời phản đối, yêu cầu chúng mày đừng gửi hoá đơn cho tao nữa, đến mấy tháng sau thì mặc xác. Chúng nó cho tất cả vào guồng, muốn sửa một cái gì đấy chắc phải mất hàng năm.

1 comment:

  1. Dân Ý với dân Việt giống nhau phết:láu cá ,mafia và vô chính phủ,cái tốt đẹp thì ko thèm nói.

    ReplyDelete