Thursday, August 24, 2017

V (tiếp theo và hết)



V không hiểu rằng trên đời này số người thực sự phân biệt chủng tộc chắc chắn ít hơn số người lợi dụng vấn đề chủng tộc để trục lợi. Những kẻ cơ hội này hô hào kêu gọi chống phân biệt chủng tộc nhưng thực ra chỉ toàn kích động để khoét thêm mâu thuẫn sắc tộc. Vì càng mâu thuẫn thì họ càng được lợi, càng được đám đông ngờ nghệch hậu thuẫn. Sự nghiệp của họ do đó càng lên như diều gặp gió.

V không hiểu rằng Mỹ là nơi ít phân biệt chủng tộc nhất. Ở đó mà còn không sống được thì cứ xác định là không sống được ở đâu hết. Ở châu Phi, các anh còn bị phân biệt đối xử hơn. Dân Phi bản xứ, từ quan tới dân, gọi những người da đen sinh ra ở Mỹ một cách coi thường là “bọn con cháu của tụi nô lệ”. Mỹ đã có lần gửi đại sứ là một phụ nữ da đen đến đây. Tại bàn ăn, bà đại sứ vừa đứng lên đi lấy đồ ăn thì một quan chức chính phủ lập tức quay sang nói nhỏ với một ông khách “Chẳng hiểu chính phủ Mỹ nghĩ gì mà thiếu tôn trọng chúng tôi đến thế, gửi con cháu của nô lệ đến làm đại sứ ở nước chúng tôi”. Thế chưa hết. Ở châu Phi đen, dân thuộc các bộ lạc khác nhau, các quốc gia khác nhau, có màu da đen ở các cấp độ khác nhau, cũng phân biệt đối xử chèn ép nhau kinh lắm chứ không có bình đẳng đoàn kết tẹo nào. 

V không thấy rằng một cặp vợ chồng da đen đã được dân tin tưởng bầu làm chủ Nhà Trắng, thế mà vẫn có đủ dũng khí để đứng trước dân chúng kể lể làm da đen nên khổ thế nào bị ức hiếp ra sao phải tranh đấu thế nào, rồi hô hào mạng đen mới chả mạng trắng, quả là có vấn đề lớn về lòng tự trọng. Nhìn ảnh chị vợ mặt mũi kịch tính, răng nhe nhe, mồ hôi túa ra đầm đìa trong một bài diễn văn hô hào nọ kia kia nọ, thật là hãi. Khiếp, ở xứ tôi chúng tôi gọi là ăn dầy ăn cả bít tất ăn cả đất xung quanh. Phân biệt chủng tộc thì anh chị làm gì có cửa ở trong Nhà Trắng 8 năm. Thử đi nơi khác xem vợ chồng chị có làm nên trò trống gì không. À, chị thử đến xứ Ả rập lập nghiệp, thử to mồm vớ vẩn xem chúng nó có nện cho một trận ra trò hay không. Xứ Ả rập, nhất là vài nước Ả rập Bắc Phi, đến giờ vẫn kỳ thị, trấn lột, thậm chí đánh đập người da đen giải khuây. Hoặc anh chị thử đến châu Á lập nghiệp. Cái bọn Á da chúng nó vàng ệch ra nhưng chúng nó kỳ thị màu da cũng khiếp lắm, anh chị cứ đến thử là biết ngay. Dắt nhau tự đến với tư cách cá nhân chứ đừng dựa vào danh nghĩa phái đoàn quốc gia nào cử đến.
Người ta cũng đến mức hòa giải dân tộc, xóa bỏ chế độ nô lệ, trao cho người da đen mọi quyền bình đẳng, trợ cấp y tế, giáo dục, trừng trị theo pháp luật những kẻ phỉ báng phân biệt màu da của người khác, và bầu lên tổng thống da đen tận 2 nhiệm kỳ liền, thế thôi chứ còn thế nào nữa. Còn lại thì bản thân mình phải tự thân vận động để hóa giải những định kiến cá nhân chứ chờ sung rụng đến mức nào nữa.

V cũng không hiểu rằng rất nhiều người da đen các anh tự cho mình quyền thoải mái chê bai hằn học với người da trắng, còn bất cứ ai dám động chạm gì tới mình thì đều gán cho họ tội phân biệt chủng tộc. Như vậy là các anh muốn trả thù, muốn kỳ thị ngược chứ muốn gì công bằng bình đẳng. Nếu đã muốn trả thù thì hãy trả thù kiểu dân Do thái. Lao động chăm chỉ, xây dựng một quốc gia giàu mạnh, làm chủ những doanh nghiệp lớn, thâu tóm những quyền lực khủng khiếp, và sở hữu những khối tài sản kếch xù nhất thế giới. Chứ các anh muốn trả thù bằng cách lợi dụng quyền bình đẳng dân chủ để bully ngược người da trắng, thì tất nhiên chẳng ai người ta chịu để cho các anh cậy màu da chặn họng đánh úp người ta mãi.

V không hiểu rằng gặp một người ngổ ngáo, bặm trợn, nói thứ tiếng Anh khúc khuỷu với giọng điệu chỏng lỏn, khuyên xỏ xăm trổ lung tung, lối sống bê bối du thủ du thực, thì có màu da gì người ta cũng sợ, cũng tránh xa, cũng không muốn thân thiện, chứ chả cứ mỗi da đen. Nhưng những người cùng màu da với anh có thói quen quy mọi thứ về phân biệt chủng tộc. Đổ tội cho người khác nghe chừng dễ hơn nhìn vào khuyết điểm của mình mà sửa rất nhiều. Nếu tôi là anh, tôi sẽ dùng năng lượng của mình để khuyến khích cộng đồng của mình tập bỏ cái tâm lý hơi tí là dỗi dằn thù địch đổ tại màu da, chịu khó học hành, lao động, học nếp sống văn minh lịch sự, tuân thủ luật pháp, trau dồi bản thân để người khác chả có lý do gì coi thường mình, thay vì tối ngày biểu tình đứng biểu tình ngồi và hò hét đập phá chỗ nọ chỗ kia.

PS: mấy tháng trước ông con xin mẹ mua cái gì đó. Mẹ bảo “Ở đây đắt lắm con ạ. Thôi đợi về Ý mẹ mua cho”. Thế là bị ông bảo luôn “mamma phân biệt chủng tộc”. Mình nhớ hồi còn ở Dubai, có lần mình bảo “Ơ Ale có cái nốt ruồi này trên mặt từ bao giờ ý nhỉ?”, thế là cũng bị nó bảo “mamma phân biệt chủng tộc”. Cứ nghĩ đến chuyện cả một thế hệ vàng trắng đen sẽ lớn lên với định nghĩa biến tướng méo mó như thế về phân biệt chủng tộc, mà hãi hết cả người.

29 comments:

  1. Bài viết thật tuyệt! Tôi đọc một hơi và tâm đắc với những gì chị viết quá! Khâm phục chị!

    ReplyDelete
  2. Chuẩn quá chị G ạ. Em chán nhất là Black lives mater, lệch lạc hết rồi. Vụ ferguson là bằng chứng, lợi dụng để sách động mà dân da đen dân trí thấp nhưng sự quá khích và cực đoan lại quá thừa.

    Nói về phân biệt, em cùng suy nghĩ với chị là ko 1 nc nào mà thoải mái và dễ sống như Mỹ. Tất cả những ng đã từng sống qua ở nc khác đến Mỹ đều nói như vậy. Hay cứ thử xem giữa VN mình và Mỹ là biết. Phân biệt vùng miền, xấu đẹp, thấp cao còn khắc nghiệt hơn nhiều. Những con ng lười biếng và hung hăng dùng chiêu bài racist để bắt nạt những con ng chính trực điển hình. Và Mỹ đen mới là bọn có đầu óc phân biệt thô thiển ko ai bằng đó chị.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hay có lẽ chị nên viết cho V nhỉ. Rồi anh ấy cho chị nổi như váng trên mạng xã hội luôn.
      Ở đây, cứ có cuộc tranh luận nào về vấn đề nô lệ với chủng tộc là da trắng ngồi im như thóc hết vì sợ nói gì làm người đối diện phật ý là họ sẽ quy thành phân biệt chủng tộc. Chị may là da vàng chứ không phải da trắng, nên cái gì chị thấy vớ vẩn quá là chị phản đối ngay.

      Delete
  3. Em đọc phần 1 xong ko để ý đã vội comment. Phần 2 chị đã nói đủ hết những điều em nói.
    Cho em share ở facebook em nha chị

    ReplyDelete
  4. yêu quan điểm của Giang. Đổ lỗi cho người khác dễ hơn rất nhiều so với nhìn vào khuyết điểm của mình mà sửa. :).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình tiếp xúc với nhiều người ở đây. Những người cực kỳ thông minh hiểu biết, du học nước ngoài, thành đạt, họ đều bất mãn với thói quen đổ lỗi và thói quen luôn trông chờ vào sự viện trợ từ bên ngoài của dân họ.

      Delete
  5. Em thay My dung la nuoc it phan biet chung toc nhat. Em o Uc thay tui no phan biet ghe lam, ma ko noi ra thoi. Di lam thay may position thap thap la Indian hay may sac dan khac, chu CEO hay executive phai la dan Uc. Chi viet rat hay, doc ma tam phuc khau phuc

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị nghĩ trên đời này sẽ không bao giờ hết sự phân biệt chủng tộc. Nhiều khi mình cứ muốn nó hết phân biệt với mình nhưng mình vẫn cứ phân biệt với nó chứ mình có chịu bỏ cái phân biệt đó ra khỏi đầu mình đâu.
      Miễn là pháp luật đủ nghiêm để trừng trị những kẻ phỉ báng xúc phạm màu da và gốc gác của người khác, là đủ. Còn lại thì cá nhân phải tự thân vận động để kiếm được sự tôn trọng của người khác. Gặp những đứa đầy cực đoan hận thù thì mình cũng chả cần phải kiếm sự tôn trọng quý mến từ nó, nên mình tránh xa là xong. Chị nghĩ thế.

      Delete
  6. Chị ơi Mỹ, Châu Âu và Úc chỗ nào phân biệt chủng tộc hơn ạ
    Em nghe có người không quen lắm ở bên Úc nghe nói bên đó có vẻ ngon ăn lắm, lương cao lắm, cô ấy không bằng cấp gì sang Úc quen được anh bác sỹ mới ra trường đi làm được vài năm lương 2 tỉ/năm chẳng biết họ có nổ phóng đại ra không
    Chỉ thắc mắc vậy thôi chứ em hài lòng với cuộc sống của mình nên cũng không muốn dây dưa với mấy người nổ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mỹ chắc chắn là nơi ít phân biệt chủng tộc nhất. Úc và Âu chị chưa biết nơi nào hơn nơi nào kém. Nhưng theo kinh nghiệm của chị ở Ý, nhiều người họ ghét sự thiếu ý thức của dân da màu và sự thiếu tự trọng của nhiều người nhập cư chứ họ chả quan tâm đến màu da.
      Cô người quen của em sao kỳ thế. Tưởng khoe Úc ngon ăn thì phải khoe cô ấy không bằng cấp gì mà đến đó xin được việc lương ngon ngay, chứ lại khoe Úc ngon lắm vì cô ấy không bằng cấp gì sang vợt được ngay một anh lương ngon. Mà thôi em ạ, cái tâm lý người Việt mình hay nhòm vào túi tiền và tài sản của người khác, trong câu chuyện phiếm đàn bà hay hỏi nhau "thằng đó cho mày bao nhiêu?" và hay trầm trồ khi một cô vớ được một anh chịu chi, cũng là một trong những nguyên nhân dân mình bị coi thường ở nước ngoài. Em không nên để mình bị cuốn vào vòng xoáy đó.

      Delete
    2. Nhiều người tính nết kì quặc lắm chị. Như cái cô bạn này 1 hồi em cứ post cái ảnh nào trên Face là chui vào dò hỏi quen anh này khi làm, đi làm chưa, làm sao xin được việc bên đấy, quen lâu sao chưa cưới, cưới sao chưa có gì... trong khi ngoài đời thật ra chả quen thân gì

      Xong chắc cũng mới tìm được mối gì nên chủ động inbox em để ngồi khoe, mà toàn kể quen được anh này giàu lắm, nhà đấy sộp lắm tốt lắm, nó cưới cho rồi ở lại, mà toàn một mình ngồi khoe độc thoại như kiểu cho hả dạ ý.e đọc ko nổi. Mới đầu em còn lịch sự chat lại, sau em block luôn cho ra đảo đọc mỏi cả mắt

      Delete
  7. Hồi nào chị nói với một bạn độc giả blog của chị chị sẽ viết về phân biệt chủng tộc, giờ em đã được đọc bài chị viết. Cảm ơn chị nhiều vì bài viết hay ơi là hay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ chị còn muốn trao đổi về nhiều chủ đề lắm, như vấn đề nô lệ, nhập cư, Brexit, kiến trúc vv và vv. Nhưng cứ phải có chuyện gì xảy ra có liên quan thì mới có hứng để viết được, chứ tự dưng bảo ngồi viết thì chịu, rặn mãi chả ra.

      Delete
    2. Mong chị sớm viếtvì em rất muốn đọc ạ.

      Delete
  8. Bạn anh mình sang học và định cư ở Úc từ lâu , cũng thành phần elite trong xã hội, mà ảnh bảo ko dám hó hé tiếng Việt ra với hàng xóm, sợ bị nhìn vs con mắt khác! Nhưng mình nghĩ phân biệt dân tộc thì đúng hơn là chủng tộc. 1 dân tộc đến nơi mới mà trai thì trồng cần sa, gái thì đi bán vốn tự có ( đa số) thì ng bản địa họ ko đề phòng mới là chuyện lạ. Chưa kể nước mình đâu có j hay ho đáng tự hào. Họ thì nước văn minh từ lâu nên tràn ngập tự hào. Do đó, vô hình dung, đã có 1 khoảng cách sẵn rồi!
    Em đang tìm thuê nhà ở nước ngoài mà nghe nói tới VN phát là họ ko muốn share nhà chung chị ạ! Còn bạn em ở Bỉ nó bảo TV phát mấy cái phóng sự lấy chồng nước ngoài vì tiền nọ kia của mấy cô Phi, nên dân bản xứ thấy nó đi vs chồng là ng Bỉ thì rất tỏ thái độ nọ kia. Mình vô trường hợp khác biệt số đông nên phải vạ lây thôi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị thì có phương án tác chiến ngược lại, tức là cứ gặp ai là chị giới thiệu luôn chị là người VN, cho chúng nó sốc ngay từ phút đầu. Qua được cơn sốc đó là tình hình chỉ có tốt lên haha.
      Chị chia sẻ với em vụ không tìm được người share nhà chung. Chị nghĩ là có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân có thể là đồ ăn VN khi nấu rất có mùi vì mình gia giảm bằng các loại mắm. Mình quen thấy không sao chứ người khác họ chịu không nổi. Thế nên mình phải rất chú ý đến chuyện đó để không làm ảnh hưởng tới người ở chung nhà hoặc hàng xóm.
      Dân ngoại giao như bọn chị cũng khó thuê nhà lắm, nhất là ở các nước tư bản có hệ thống luật chặt chẽ nên dân không dám dùng luật rừng. Lý do là nếu không trả tiền thì chủ nhà cũng không kiện được vì người thuê có miễn trừ ngoại giao.

      Delete
    2. Phát khổ chị ạ! Mình toàn muốn thuê ở chung với gái nhưng tình hình các gái cứ vớ vẩn, ban đầu thắm thiết à ơi lắm, mà cuối cùng toàn đổ cho chủ nhà nọ kia. Em buộc phải đưa ảnh nghiêm túc thiếu nữ dịu dàng lên làm ava để ng cho thuê trên fb còn tin tưởng thì 1 cơ số trai bản xứ nhảy vào bảo dạy em tiếng rồi em dạy lại tiếng Anh! Em chả thấy liên quan gì , bùng luôn :)))) Em thì rất ngại nấu bốc mùi đặc trưng. Cứ tưởng tượng đi qua cửa hàng KFC em kinh thế nào nên em chỉ nấu nếu ngoài trời thoáng!

      Delete
  9. chị viết hay quá́́..nhưng mà không phải ai cũng nhận ra điều đó, trong cuộc sống thì đôi lúc mình sẽ bị phân biệt từ một người nào đó, và chính mình cũng sẽ đi phân biệt ai đó. Life is unfair. những người rãnh rỗi lười biếng mới đi kêu gào, còn người khôn ngoan thì người ta đã find solution cho cuộc đời người ta rồi, màu da gì thì với nhứng người này đều sẽ đươc̣ người khác tôn trọng. Chị viết sắc sảo. viết tiếp đi người ơi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. emvthấy khựa vẫn đáng tin hơn người Trung Đông chị . trời mẹ ơi, ở pháp trung đông thật khủng khiếp. em tránh xa 10 ngàn dặm cũng không thể thoát. khựa em vẫn thích hơn, dù sao vẫn có thể nói chuyện. trung đông thật như một nhúm rẻ rách đứng trước mặt, trùm ngược trùm xuôi..mệt.

      Delete
    2. Dân Trung đông đạo Hồi họ chỉ bị cái tính hung hãn thích giải quyết mọi vấn đề bằng bạo lực, cộng thêm bị trói buộc bởi một thứ đạo cổ lỗ bảo thủ với những quy định khắt khe tréo ngoe so với các giá trị phương tây, khiến họ trở nên khó coi trong mắt người khác. Ngoài ra, họ không xấu xí và nham hiểm, và trong kinh doanh họ không phải là thể loại tham lam vơ vét táng tận sống chết mặc bay vô đạo đức kiểu dân tàu.

      Delete
  10. Tôi ở Mỹ và không thể không đồng ý hơn với bạn. Cười té ghế với đoạn nhe nhe...Bạn thật thông minh và hài hước. Tôi hận anh nhà...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước giờ toàn thấy gái hận tôi vì anh nhà, mãi thì cuối cùng cũng có người hận anh nhà vì tôi. Cám ơn anh đã khiến cho tôi cảm thấy thế trận giờ tạm gọi là cân bằng ;-)

      Delete
  11. Mới hôm rồi em có dịp ngồi nói chuyện với bạn em. Bạn em làm tiếp viên một hãng hàng không của Đài , được promote lên tiếp viên trưởng thế là bị cả tụi tiếp viên Đài nó chèn ép vì mày là người VN sao lên được chức đó , kì thị dân tộc khiếp luôn á chị

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị ở Ý cũng gặp vài đứa tỏ vẻ ghen tỵ khó chịu vì mình dân da vàng mũi tẹt, vốn mặc định là phải kém hơn nó, thế mà mình lại phong lưu hơn nó. Bảo là kỳ thị vì hiểu nhầm, vì định kiến, thì mình còn hóa giải được. Chứ còn kỳ thị vì ghen tỵ thì kệ xác chúng nó, việc mình mình làm.

      Delete
  12. Cach day 11 nam luc em con hoc trong high school. Truong cua em thuoc 1 khu cung rat "ghetto", k co My trang, chi co My den, Latino va 1 phan nho Chau A (chung 20 dua). Vay ma lai co 1 co giao, co kha lon tuoi, co co bang PhD, du suc de day len den University nhung co chon o lai day de day Creative Writting va English Literature. Co rat quan tam hoc sinh nhung cuc ki nghiem khac voi hoc sinh My de. Quan ao ma mac ko dang hoang, quan tut tut le le let let la co chan ngay tu cua lop bat sua sang dang hoang moi cho vo. Luc co noi ve viec discrimination, co noi generation cua co la generation phai suffer va phai chien dau. Nhung chien dau la cho nhung generation nay duoc song 1 cach tu te, duoc tu do huong quyen loi lon nhat ma moi dua tre can co la cai "right to get the education". Co noi hoi do muon hoc cung kho khan thieu thon lam, nen gio tui bay phai hoc hoc va hoc, chu dung co lay cai cong suc chien dau cua tui tao dem ra de song ngang tang, nobody is indebt with the history.
    Vay ma chac trong so do, chi co nhung em da den tu Chau Phi di cu qua la chiu nghe, co gang hoc, con My den thuan thi dau lai vao day
    Chan lam chi G oi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bà giáo em nếu là da đen, chặn học sinh da đen lại thì không sao. Chứ nếu bà ấy là da trắng, lại dám chặn học sinh da đen bắt mặc quần áo cho tử tế, thì thể nào cũng có một số kẻ nhảy vào lu loa phân biệt chủng tộc, rồi dư luận bị dắt mũi lại điên lên gây sức ép khiến bà ấy phải thôi việc. Ở xứ tư bản tự do dân chủ nhiều chuyện khiếp lắm.

      Delete
  13. Ôi em thích bài này của chị quá hic hic. Thực trạng hiện nay :((.

    ReplyDelete