Saturday, June 27, 2009

Lila 24




Gần đây thấy Lila đã lại người được một tý, nên hai cái má lại phính ra làm cái mũi lún tịt đi đâu mất, còn mu bàn chân bàn tay trông đã lại sưng phồng lên toàn mỡ là mỡ. Mặc váy đi lũn đũn trong công viên gặp ai cũng giơ tay chào.

Bé giờ đã rất khôn. Làm rơi cái gì, hay muốn với cái gì mà ko với được, là đứng sõng lưng gọi lảnh lót “mamma”. Buổi trưa bà Nuôi ru bé ngủ mà mãi bé chả ngủ, cứ ngồi bật dậy “chơi chơi”. Giờ được mẹ cho đi chơi quen chân, sáng ra là bé tự vào phòng lấy giày của bé rồi ra cửa ngồi đợi sẵn, hai tay cầm hai chiếc giày, mũ tự đội chỉnh tề, mồm giục mọi người “chơi chơi”. Giày mà đi vào chân rồi thì đố ai cởi được ra, có lần còn đành phải cho đi ngủ chân còn đi nguyên đôi giày.

Ngôn ngữ cũng đã đến hồi phong phú. Ngoài papa, mamma, giày, chơi, bế, cạc cạc (vịt), coóc coóc (chim bồ câu), chim, cây, bóng, thì tất cả đều là caca. Có bận thằng Lê đang ngồi ị trên toilet, bé ngó vào thọc ngay bàn tay béo mẫm xoắn chim anh. Giật mình vì bị xoắn chim thằng Lê hét lên phản đối. Thế là bé giơ một ngón tay vừa mũm mĩm vừa cong cong lên chỉ thẳng vào mặt thằng Lê giọng the thé suốt hơn 1 phút “ca ca ca ca ca ca”.

Được Lila hôn mới thích. Bé sẽ bò lại gần, lấy hai tay ấp vào hai bên má mẹ, nhìn lom lom vào mặt mẹ, mắt hiếng ơi là hiếng, cười cười, rồi từ từ hôn lên môi. Nhưng ai có kinh nghiệm được bé hôn đến khi cảm thấy môi bé rờ rờ trên môi mình thì cần phải cám ơn và chấm dứt nụ hôn ngay, nếu ko thì sẽ bị bé cắn cho tơi bời khói lửa. Mấy hôm trước bé cảm lạnh mũi dãi sụt sịt, lại cứ muốn hôn mẹ làm mẹ cứ phải miễn cưỡng đón nhận nụ hôn của bé sợ từ chối bé phật ý. Bé hôn xong mà một sợi dây mũi nối từ mũi bé sang má mẹ và cứ đánh qua đánh lại như đưa võng làm mẹ phát khiếp. Nhưng mà tình hình là bé chỉ hào phóng đến hôn hoặc chìa má cho hôn những lúc mẹ đi đâu lâu mới về, hoặc lúc cạnh tranh với thằng Lê đang hôn mẹ chíu chít. Còn bình thường ko có lý do nào thì hãy đợi đấy, năn nỉ mấy cũng giả điếc.

Lila được cái tính kiên nhẫn. Thằng Lê có hai cái mũ, một cái là mũ lính cứu hoả, cái kia là mũ được nó đặt tên là Speedy Gonzalez. Tất nhiên là Lila thích cái mũ lính cứu hoả hơn, nhưng toàn bị thằng Lê tranh mất. Thế là bé đành đội tạm cái mũ Speedy Gonzalez lên đầu, ngồi một góc nhà theo dõi thằng Lê chăm chú. Thấy thằng Lê chơi chán bỏ cái mũ lính cứu hoả xuống đất là bé chạy mải ra, bỏ cái mũ Speedy Gonzalez ra khỏi đầu, và vội vàng đội cái mũ lính cứu hỏa lên. Mà nếu thằng Lê ko bỏ cái mũ quý báu của nó ra thì bé lại mở tủ, lấy ra cái rổ có cán dài, đội lên đầu, cũng thành cái mũ cứu hỏa như ai.

Lại nói đến chuyện mở tủ, hôm nọ cả nhà hết hồn khi thấy cái tay béo nhấc chai nước mắm nặng trịch ra, chắc nặng quá cầm ko nổi nên để ịch xuống sàn. Vỡ một cái thì chắc bố bé phải đi sơ tán khỏi nhà vài hôm. Còn tủ ly chén thì bé mở thường xuyên, tay cầm cái ly pha lê giơ lên như chiến lợi phẩm.

Bé cứ tưởng rằng cứ câu hỏi nào có chữ Không ở cuối thì phải trả lời là Có, ko cần hiểu câu hỏi hỏi gì. Mẹ hỏi “béo có yêu mẹ ko?”, bé bảo “Cá”, mẹ lại hỏi “thế có hôn mẹ ko?”, bé gật “cá” rồi lẫm chẫm đi thẳng, tưởng là đã xong nghĩa vụ. Đêm mẹ dậy cho bé ăn, bé làm một hơi hết chai sữa, nằm lăn xuống ngủ, miệng cười cười, mẹ lại hỏi “béo có yêu mẹ ko?”, bé đã ngủ mê mẩn đến 9 phần, phần còn lại vẫn cố gật gật đầu. Lại giống ai rồi, chả muốn làm người khác mất lòng bao giờ .

Lila 24




Gần đây thấy Lila đã lại người được một tý, nên hai cái má lại phính ra làm cái mũi lún tịt đi đâu mất, còn mu bàn chân bàn tay trông đã lại sưng phồng lên toàn mỡ là mỡ. Mặc váy đi lũn đũn trong công viên gặp ai cũng giơ tay chào.

Bé giờ đã rất khôn. Làm rơi cái gì, hay muốn với cái gì mà ko với được, là đứng sõng lưng gọi lảnh lót “mamma”. Buổi trưa bà Nuôi ru bé ngủ mà mãi bé chả ngủ, cứ ngồi bật dậy “chơi chơi”. Giờ được mẹ cho đi chơi quen chân, sáng ra là bé tự vào phòng lấy giày của bé rồi ra cửa ngồi đợi sẵn, hai tay cầm hai chiếc giày, mũ tự đội chỉnh tề, mồm giục mọi người “chơi chơi”. Giày mà đi vào chân rồi thì đố ai cởi được ra, có lần còn đành phải cho đi ngủ chân còn đi nguyên đôi giày.

Ngôn ngữ cũng đã đến hồi phong phú. Ngoài papa, mamma, giày, chơi, bế, cạc cạc (vịt), coóc coóc (chim bồ câu), chim, cây, bóng, thì tất cả đều là caca. Có bận thằng Lê đang ngồi ị trên toilet, bé ngó vào thọc ngay bàn tay béo mẫm xoắn chim anh. Giật mình vì bị xoắn chim thằng Lê hét lên phản đối. Thế là bé giơ một ngón tay vừa mũm mĩm vừa cong cong lên chỉ thẳng vào mặt thằng Lê giọng the thé suốt hơn 1 phút “ca ca ca ca ca ca”.

Được Lila hôn mới thích. Bé sẽ bò lại gần, lấy hai tay ấp vào hai bên má mẹ, nhìn lom lom vào mặt mẹ, mắt hiếng ơi là hiếng, cười cười, rồi từ từ hôn lên môi. Nhưng ai có kinh nghiệm được bé hôn đến khi cảm thấy môi bé rờ rờ trên môi mình thì cần phải cám ơn và chấm dứt nụ hôn ngay, nếu ko thì sẽ bị bé cắn cho tơi bời khói lửa. Mấy hôm trước bé cảm lạnh mũi dãi sụt sịt, lại cứ muốn hôn mẹ làm mẹ cứ phải miễn cưỡng đón nhận nụ hôn của bé sợ từ chối bé phật ý. Bé hôn xong mà một sợi dây mũi nối từ mũi bé sang má mẹ và cứ đánh qua đánh lại như đưa võng làm mẹ phát khiếp. Nhưng mà tình hình là bé chỉ hào phóng đến hôn hoặc chìa má cho hôn những lúc mẹ đi đâu lâu mới về, hoặc lúc cạnh tranh với thằng Lê đang hôn mẹ chíu chít. Còn bình thường ko có lý do nào thì hãy đợi đấy, năn nỉ mấy cũng giả điếc.

Lila được cái tính kiên nhẫn. Thằng Lê có hai cái mũ, một cái là mũ lính cứu hoả, cái kia là mũ được nó đặt tên là Speedy Gonzalez. Tất nhiên là Lila thích cái mũ lính cứu hoả hơn, nhưng toàn bị thằng Lê tranh mất. Thế là bé đành đội tạm cái mũ Speedy Gonzalez lên đầu, ngồi một góc nhà theo dõi thằng Lê chăm chú. Thấy thằng Lê chơi chán bỏ cái mũ lính cứu hoả xuống đất là bé chạy mải ra, bỏ cái mũ Speedy Gonzalez ra khỏi đầu, và vội vàng đội cái mũ lính cứu hỏa lên. Mà nếu thằng Lê ko bỏ cái mũ quý báu của nó ra thì bé lại mở tủ, lấy ra cái rổ có cán dài, đội lên đầu, cũng thành cái mũ cứu hỏa như ai.

Lại nói đến chuyện mở tủ, hôm nọ cả nhà hết hồn khi thấy cái tay béo nhấc chai nước mắm nặng trịch ra, chắc nặng quá cầm ko nổi nên để ịch xuống sàn. Vỡ một cái thì chắc bố bé phải đi sơ tán khỏi nhà vài hôm. Còn tủ ly chén thì bé mở thường xuyên, tay cầm cái ly pha lê giơ lên như chiến lợi phẩm.

Bé cứ tưởng rằng cứ câu hỏi nào có chữ Không ở cuối thì phải trả lời là Có, ko cần hiểu câu hỏi hỏi gì. Mẹ hỏi “béo có yêu mẹ ko?”, bé bảo “Cá”, mẹ lại hỏi “thế có hôn mẹ ko?”, bé gật “cá” rồi lẫm chẫm đi thẳng, tưởng là đã xong nghĩa vụ. Đêm mẹ dậy cho bé ăn, bé làm một hơi hết chai sữa, nằm lăn xuống ngủ, miệng cười cười, mẹ lại hỏi “béo có yêu mẹ ko?”, bé đã ngủ mê mẩn đến 9 phần, phần còn lại vẫn cố gật gật đầu. Lại giống ai rồi, chả muốn làm người khác mất lòng bao giờ .

Friday, June 26, 2009

Làm phim ở Việt Nam (phần cuối)/ Đằng nào cũng là bội bạc

Kết thúc bộ phim, tất cả những gì mình mang về nhà là một folder tài liệu chứng từ để nhỡ hội Úc có gọi sang hỏi thì còn giải trình, một folder tên họ, chức danh và điện thoại của đoàn làm phim mấy trăm người, quyển kịch bản đoàn phim phát cho anh, có tên anh đề bằng tay ở một góc. Quyển kịch bản anh bỏ lại vì ko cần nữa, nhờ mình vứt đi hộ, thế mà mình mang về nhà nâng niu mấy năm trời.

Một thời gian sau khi kết thúc phim, ông già Tim phụ trách phần xe đạo cụ, biết anh đang nằng nặc thuyết phục mình sang Úc chơi, đã vô cùng lo lắng. Ông ấy liên lạc bảo bạn mình phải đưa số điện thoại của ông ấy cho mình, để nếu sang đó có chuyện gì sẽ phải báo cho ông ấy. Ông già Tim tốt bụng lo anh sẽ nhanh chóng bỏ rơi mình, cũng như đã bỏ rơi nhiều người khác. Còn cô bé trợ lý của anh, mấy năm sau ra Hà nội còn đến tận cơ quan mình chơi, cô bé đó vẫn bảo “hồi đó ảnh rất là yêu chị”.

Nếu phải làm lại, vẫn sẽ yêu anh khủng khiếp. Nhưng sẽ quên anh nhanh hơn, đằng nào cũng là bội bạc.

Trong những tháng ngày khổ sở, chị bạn rất thân của mình, thường bảo “quên nó đi em ạ, em cần một người đàn ông tinh tế”. Mãi sau này mình mới hiểu, làm gì có người đàn ông nào đủ tinh tế cho đàn bà, vì những người đàn ông đủ tinh tế thì đã đi yêu những người đàn ông khác cả rồi.

Nếu phải làm lại, mình sẽ đến dự đám cưới bạn mình. Cô ấy tổ chức đám cưới với một anh cùng đoàn, người VN, khoảng một năm sau khi phim kết thúc. Mình đã cố tình đi xa khỏi Hà nội ngày hôm đó để ko đến dự, bởi dù ko ghen tỵ, mình vẫn ko đủ can đảm chứng kiến hạnh phúc của họ, giữa tất cả những gương mặt làm phim quen thuộc. Bạn mình sau lần đó mỗi lần mình gọi điện hỏi thăm là gắt gỏng. Dần dần mình cũng ko liên lạc nữa, và cũng chưa bao giờ giải thích.

Nếu được làm lại, gần hai năm sau anh trở lại Hà nội tìm, I wouldn’t do what I did. Đó là lần bội bạc với đàn ông duy nhất mà chính mình cảm thấy đau đớn, vì nó làm cho anh đau đớn.

Nhiều năm sau, anh vẫn hỏi “they did it, why didn’t we?”. They ở đây là anh bạn thân nhất của anh và vợ anh ấy, cô ấy người VN, hình như quê Hải Phòng. Họ quen nhau ở Hà nội thời điểm đoàn phim Người Mỹ trầm lặng, hai người vẫn giữ liên lạc khi anh kia đã về nước, và họ cưới nhau hơn một năm sau đó.

Bạn biết đấy, khi ta mới chỉ ngoài 20 tuổi, ta thường hay làm đau người khác, và làm đau cả chính mình.

Đằng nào cũng là bội bạc.

Làm phim ở Việt Nam (phần cuối)/ Đằng nào cũng là bội bạc

Kết thúc bộ phim, tất cả những gì mình mang về nhà là một folder tài liệu chứng từ để nhỡ hội Úc có gọi sang hỏi thì còn giải trình, một folder tên họ, chức danh và điện thoại của đoàn làm phim mấy trăm người, quyển kịch bản đoàn phim phát cho anh, có tên anh đề bằng tay ở một góc. Quyển kịch bản anh bỏ lại vì ko cần nữa, nhờ mình vứt đi hộ, thế mà mình mang về nhà nâng niu mấy năm trời.

Một thời gian sau khi kết thúc phim, ông già Tim phụ trách phần xe đạo cụ, biết anh đang nằng nặc thuyết phục mình sang Úc chơi, đã vô cùng lo lắng. Ông ấy liên lạc bảo bạn mình phải đưa số điện thoại của ông ấy cho mình, để nếu sang đó có chuyện gì sẽ phải báo cho ông ấy. Ông già Tim tốt bụng lo anh sẽ nhanh chóng bỏ rơi mình, cũng như đã bỏ rơi nhiều người khác. Còn cô bé trợ lý của anh, mấy năm sau ra Hà nội còn đến tận cơ quan mình chơi, cô bé đó vẫn bảo “hồi đó ảnh rất là yêu chị”.

Nếu phải làm lại, vẫn sẽ yêu anh khủng khiếp. Nhưng sẽ quên anh nhanh hơn, đằng nào cũng là bội bạc.

Trong những tháng ngày khổ sở, chị bạn rất thân của mình, thường bảo “quên nó đi em ạ, em cần một người đàn ông tinh tế”. Mãi sau này mình mới hiểu, làm gì có người đàn ông nào đủ tinh tế cho đàn bà, vì những người đàn ông đủ tinh tế thì đã đi yêu những người đàn ông khác cả rồi.

Nếu phải làm lại, mình sẽ đến dự đám cưới bạn mình. Cô ấy tổ chức đám cưới với một anh cùng đoàn, người VN, khoảng một năm sau khi phim kết thúc. Mình đã cố tình đi xa khỏi Hà nội ngày hôm đó để ko đến dự, bởi dù ko ghen tỵ, mình vẫn ko đủ can đảm chứng kiến hạnh phúc của họ, giữa tất cả những gương mặt làm phim quen thuộc. Bạn mình sau lần đó mỗi lần mình gọi điện hỏi thăm là gắt gỏng. Dần dần mình cũng ko liên lạc nữa, và cũng chưa bao giờ giải thích.

Nếu được làm lại, gần hai năm sau anh trở lại Hà nội tìm, I wouldn’t do what I did. Đó là lần bội bạc với đàn ông duy nhất mà chính mình cảm thấy đau đớn, vì nó làm cho anh đau đớn.

Nhiều năm sau, anh vẫn hỏi “they did it, why didn’t we?”. They ở đây là anh bạn thân nhất của anh và vợ anh ấy, cô ấy người VN, hình như quê Hải Phòng. Họ quen nhau ở Hà nội thời điểm đoàn phim Người Mỹ trầm lặng, hai người vẫn giữ liên lạc khi anh kia đã về nước, và họ cưới nhau hơn một năm sau đó.

Bạn biết đấy, khi ta mới chỉ ngoài 20 tuổi, ta thường hay làm đau người khác, và làm đau cả chính mình.

Đằng nào cũng là bội bạc.

Tuesday, June 23, 2009

Làm phim ở Việt Nam (phần 7)/ Anh

Khổ thân mình, rất quê mùa, thế mà lại được anh yêu.

Anh có ánh mắt màu xanh thép rất mạnh mẽ và cái nhìn sững vời vợi dưới hàng lông mày cực nét, half sad, half mesmerised, rất khó tả. Mình, ngay từ lúc hờ hững ngẩng lên khỏi bàn làm việc khi được giới thiệu có người mới đến, gặp ánh mắt ấy, đã nhìn thấy định mệnh. Anh theo mình như trẻ con, nghe ngóng, bắt phiên dịch dò hỏi, đoán mình ở đâu là tò tò đến đấy, gặp rồi thì toàn kiếm cớ nói chuyện, ko gặp thì toàn kiếm cớ gọi điện ngày mấy lần. Một lần mình có việc phải xuống xưởng, đang dặn dò cô thư ký của anh mấy việc thì thấy anh hấp tấp đi vào, sững lại trước cửa khi thấy mình. Khuôn cửa ngược sáng hắt thân hình đàn ông rất hấp dẫn. Mắt anh rất tha thiết “anh lên văn phòng, nhưng mọi người bảo em đang ở đây, nên anh quay lại ngay to see you”. Mọi người trong đoàn bảo “thằng đó bossy rất ghét”. Thế mà lúc nào mình cũng thấy anh hiền.

Cô trợ lý của anh có lần còn lên văn phòng đứng nói bâng quơ “sếp mình dạo này ko muốn làm việc dưới xưởng phim nữa, toàn kiếm cớ lên văn phòng vì bị hút hồn rồi, văn phòng toàn gái đẹp”. Trước còn rào đón, sau cô ấy gọi điện bảo thẳng mình “chị à, chị làm thế nào mà sếp em tức tối từ sáng đến giờ, quát tất cả mọi người, và ăn hết nửa hộp sô cô la em để cho mọi người ăn chung”. Còn anh, đến lời mời thứ tư vẫn bị từ chối, thì bảo “đời anh chưa bao giờ bị ai từ chối nhiều lần như vậy”.

Có một anh làm bên tổ dựng cảnh, người sau khi quay phim xong ngoài bối cảnh sẽ quay trở về văn phòng, ngồi đâu đó nhìn mình chăm chú, và sẽ nói mà mắt nhìn xuống chân “sao em đẹp thế hả G?”. Mình cho rằng anh ấy là họa sĩ, nên có khi tiêu chuẩn cái đẹp của anh ấy cũng hơi khác người (hic híc). Khi biết chuyện, anh ấy lại hỏi mình, giọng âm thầm như ko muốn mình nghe thấy, mắt vẫn nhìn xuống chân “chê bọn anh hả em?”. Có anh còn bảo “anh ko cổ hủ, yêu tây cũng được, nhưng sao em ko chọn ai khác, thằng đó sẽ làm em khổ”. Vợ anh ấy, cũng làm trong đoàn, cũng bảo “mày yêu nó làm gì, nó là một thằng sát gái”. Chị bạn mình thì bảo “bao nhiêu thằng sao đâm đầu vào thằng đó làm gì, hấp dẫn vật vã nhỉ, nhưng nó ko phải để dành cho em”.

Hoang mang, mình hỏi cậu bạn thân nhất của anh, một anh chàng rất giản dị và tốt bụng “anh ấy có đẹp trai theo tiêu chuẩn của người Úc ko?”, cậu ta bảo “yes, he is very very handsome”. Mình lại hỏi chú phiên dịch của anh, chú ấy người miền Nam, “anh ấy có phải người tốt ko?”, chú ấy trả lời mình rất dịu dàng “nó đẹp trai, giàu có, độc thân, ko thể tránh khỏi chuyện này chuyện nọ, nhưng nó là người tốt đấy cháu à”.

Làm phim ở Việt Nam (phần 7)/ Anh

Khổ thân mình, rất quê mùa, thế mà lại được anh yêu.

Anh có ánh mắt màu xanh thép rất mạnh mẽ và cái nhìn sững vời vợi dưới hàng lông mày cực nét, half sad, half mesmerised, rất khó tả. Mình, ngay từ lúc hờ hững ngẩng lên khỏi bàn làm việc khi được giới thiệu có người mới đến, gặp ánh mắt ấy, đã nhìn thấy định mệnh. Anh theo mình như trẻ con, nghe ngóng, bắt phiên dịch dò hỏi, đoán mình ở đâu là tò tò đến đấy, gặp rồi thì toàn kiếm cớ nói chuyện, ko gặp thì toàn kiếm cớ gọi điện ngày mấy lần. Một lần mình có việc phải xuống xưởng, đang dặn dò cô thư ký của anh mấy việc thì thấy anh hấp tấp đi vào, sững lại trước cửa khi thấy mình. Khuôn cửa ngược sáng hắt thân hình đàn ông rất hấp dẫn. Mắt anh rất tha thiết “anh lên văn phòng, nhưng mọi người bảo em đang ở đây, nên anh quay lại ngay to see you”. Mọi người trong đoàn bảo “thằng đó bossy rất ghét”. Thế mà lúc nào mình cũng thấy anh hiền.

Cô trợ lý của anh có lần còn lên văn phòng đứng nói bâng quơ “sếp mình dạo này ko muốn làm việc dưới xưởng phim nữa, toàn kiếm cớ lên văn phòng vì bị hút hồn rồi, văn phòng toàn gái đẹp”. Trước còn rào đón, sau cô ấy gọi điện bảo thẳng mình “chị à, chị làm thế nào mà sếp em tức tối từ sáng đến giờ, quát tất cả mọi người, và ăn hết nửa hộp sô cô la em để cho mọi người ăn chung”. Còn anh, đến lời mời thứ tư vẫn bị từ chối, thì bảo “đời anh chưa bao giờ bị ai từ chối nhiều lần như vậy”.

Có một anh làm bên tổ dựng cảnh, người sau khi quay phim xong ngoài bối cảnh sẽ quay trở về văn phòng, ngồi đâu đó nhìn mình chăm chú, và sẽ nói mà mắt nhìn xuống chân “sao em đẹp thế hả G?”. Mình cho rằng anh ấy là họa sĩ, nên có khi tiêu chuẩn cái đẹp của anh ấy cũng hơi khác người (hic híc). Khi biết chuyện, anh ấy lại hỏi mình, giọng âm thầm như ko muốn mình nghe thấy, mắt vẫn nhìn xuống chân “chê bọn anh hả em?”. Có anh còn bảo “anh ko cổ hủ, yêu tây cũng được, nhưng sao em ko chọn ai khác, thằng đó sẽ làm em khổ”. Vợ anh ấy, cũng làm trong đoàn, cũng bảo “mày yêu nó làm gì, nó là một thằng sát gái”. Chị bạn mình thì bảo “bao nhiêu thằng sao đâm đầu vào thằng đó làm gì, hấp dẫn vật vã nhỉ, nhưng nó ko phải để dành cho em”.

Hoang mang, mình hỏi cậu bạn thân nhất của anh, một anh chàng rất giản dị và tốt bụng “anh ấy có đẹp trai theo tiêu chuẩn của người Úc ko?”, cậu ta bảo “yes, he is very very handsome”. Mình lại hỏi chú phiên dịch của anh, chú ấy người miền Nam, “anh ấy có phải người tốt ko?”, chú ấy trả lời mình rất dịu dàng “nó đẹp trai, giàu có, độc thân, ko thể tránh khỏi chuyện này chuyện nọ, nhưng nó là người tốt đấy cháu à”.

Làm phim ở Việt Nam (phần 6)/ Những kỷ niệm khó quên

Nếu bỏ sang bên chuyện tranh giành đấu đá xâu xé nói xấu lẫn nhau, thì làm phim vui nổ trời. Thế nên thỉnh thoảng mình lại chỉ muốn bỏ tất xông đi làm phim tiếp. Có nhiều cảnh quay công tác chuẩn bị rất khổ cực nên mọi người rất đoàn kết gắn bó. Trong bộ phim nhỏ đầu tiên, mình còn nằm khểnh xuống vỉa hè Sài gòn ngủ lúc 2h sáng, rất vô tư vì có cô phục trang ngồi canh, còn cho mượn bọc quần áo gối đầu, hoặc dầm mưa suốt đêm trong rừng già Mai Châu, 3h sáng, cuộn tròn như sâu kèn nằm ngủ trong lòng một anh diễn viên, anh ấy đang khóc vì vừa toạc ngón chân cái trong một cảnh quay, thế mà cứ lấy một mảnh nilon che cho mình khỏi ướt, mà chả tình ý gì, chỉ là anh ấy thương mình bé nhất đoàn. Hoặc phim nhỏ, ít tiền, mưa rừng ròng rã ngoài dự kiến, cả đoàn đói đến vêu vao hai tuần trong rừng, lúc xe chạy qua một cái chợ dân tộc, Quang Hải nhảy tót xuống mua lên một túi bột mỳ rán từng cục từng cục bằng nửa nắm tay, rán bằng dầu mỡ gì hôi xì, thế mà cả xe xúm vào ăn lấy ăn để như chết đói. Hoặc phim Người Mỹ trầm lặng, có anh thương mình sáng mùng một tết mà vẫn phải ngồi làm việc một mình, lên tận văn phòng mừng tuổi. Hoặc có anh thấy mình làm việc muộn, chắc sợ cô em đói mới rủ đi ăn kem, thì cô em giọng rất thịt thà “em ko thích kem, anh cho em đi ăn phở”

Và hình như bất kỳ ai đi làm phim ở VN đều ít nhiều tính tình vô cùng tếu táo. Mình ko phải là dân chuyên nghiệp, ko biết mấy về nội tình giới nghệ sĩ, nghe cái gì cũng ô a nên mọi người càng có lý do để nổ. Một anh, để minh họa cho cái sự mình non nớt và anh ấy kinh nghiệm thế nào, đã bảo “cái hồi anh bắt đầu vào sự nghiệp phim ảnh này thì có khi em…(ngừng lại suy nghĩ chắc để tìm hình ảnh cho đắt) … vẫn còn cởi truồng đứng đái ngoài đường”.

Lúc đoàn phim từ trong Nam chuẩn bị ra Hà nội quay, các anh chị đoàn Hà nội chuẩn bị tư tưởng cho mình về một nhan sắc chim sa cá lặn, người làm vị trí tương đương với mình ở phía Nam cô ấy đẹp vô cùng, em cứ nhìn rồi em biết, mắt nhung, da lụa, và vô vàn những câu mô tả làm mình hồi hộp mất mấy ngày về một đại mỹ nhân Sà ghềnh. Lúc diện kiến bắt tay chào hỏi, chắc chị ấy ko thể hiểu nổi tại sao mồm mình cứ ngoác ra tận mang tai. Còn mấy anh kia đã biến vào phòng Bối cảnh cười sằng sặc.

Mấy anh bối cảnh đàn ông vật vã, ăn to nói lớn, toàn dùng những từ ngữ đao búa, thế mà đứng trước cái máy photocopy định copy một bản vẽ bối cảnh thì chả biết đường nào mà lần, anh nọ dọa anh kia “mày ko biết gì mà cho bản vẽ vào đấy thì có mà nó cắt nát”, là anh ấy nhầm với cái máy hủy tài liệu, làm cho anh kia (chủ nhân của bản vẽ tốn rất nhiều tâm sức) cứ chân tay cà cuống suýt rơi cả điếu thuốc khỏi môi. Nói linh tinh nhiều quá nên kết quả cuối cùng là chẳng ai tin ai, cứ anh/chị nào vừa định nói cái gì thì bị ngay một anh/chị khác kê luôn quả tủ đứng vào miệng “sư mày, mày lại diễn phỏng?”.

Giờ thỉnh thoảng đọc báo hay a lên, ơ anh này ngày xưa làm phim cùng mình, giờ đã nổi tiếng thế này rồi đấy. Còn mình, với phim ảnh luôn chỉ là một tay ngang, ko qua trường lớp nào, ko nghề ngỗng gì cụ thể. Thế mà phim nước ngoài nào vào Hà nội hồi đó cũng có trong danh sách được mời cộng tác. Cho đến tận khi mình từ chối hẳn con đường phim ảnh. Giờ đời lại xuống dốc đến độ phải sắm vai nội trợ hạng bét dư lày, chẹp chẹp.

Làm phim ở Việt Nam (phần 6)/ Những kỷ niệm khó quên

Nếu bỏ sang bên chuyện tranh giành đấu đá xâu xé nói xấu lẫn nhau, thì làm phim vui nổ trời. Thế nên thỉnh thoảng mình lại chỉ muốn bỏ tất xông đi làm phim tiếp. Có nhiều cảnh quay công tác chuẩn bị rất khổ cực nên mọi người rất đoàn kết gắn bó. Trong bộ phim nhỏ đầu tiên, mình còn nằm khểnh xuống vỉa hè Sài gòn ngủ lúc 2h sáng, rất vô tư vì có cô phục trang ngồi canh, còn cho mượn bọc quần áo gối đầu, hoặc dầm mưa suốt đêm trong rừng già Mai Châu, 3h sáng, cuộn tròn như sâu kèn nằm ngủ trong lòng một anh diễn viên, anh ấy đang khóc vì vừa toạc ngón chân cái trong một cảnh quay, thế mà cứ lấy một mảnh nilon che cho mình khỏi ướt, mà chả tình ý gì, chỉ là anh ấy thương mình bé nhất đoàn. Hoặc phim nhỏ, ít tiền, mưa rừng ròng rã ngoài dự kiến, cả đoàn đói đến vêu vao hai tuần trong rừng, lúc xe chạy qua một cái chợ dân tộc, Quang Hải nhảy tót xuống mua lên một túi bột mỳ rán từng cục từng cục bằng nửa nắm tay, rán bằng dầu mỡ gì hôi xì, thế mà cả xe xúm vào ăn lấy ăn để như chết đói. Hoặc phim Người Mỹ trầm lặng, có anh thương mình sáng mùng một tết mà vẫn phải ngồi làm việc một mình, lên tận văn phòng mừng tuổi. Hoặc có anh thấy mình làm việc muộn, chắc sợ cô em đói mới rủ đi ăn kem, thì cô em giọng rất thịt thà “em ko thích kem, anh cho em đi ăn phở”

Và hình như bất kỳ ai đi làm phim ở VN đều ít nhiều tính tình vô cùng tếu táo. Mình ko phải là dân chuyên nghiệp, ko biết mấy về nội tình giới nghệ sĩ, nghe cái gì cũng ô a nên mọi người càng có lý do để nổ. Một anh, để minh họa cho cái sự mình non nớt và anh ấy kinh nghiệm thế nào, đã bảo “cái hồi anh bắt đầu vào sự nghiệp phim ảnh này thì có khi em…(ngừng lại suy nghĩ chắc để tìm hình ảnh cho đắt) … vẫn còn cởi truồng đứng đái ngoài đường”.

Lúc đoàn phim từ trong Nam chuẩn bị ra Hà nội quay, các anh chị đoàn Hà nội chuẩn bị tư tưởng cho mình về một nhan sắc chim sa cá lặn, người làm vị trí tương đương với mình ở phía Nam cô ấy đẹp vô cùng, em cứ nhìn rồi em biết, mắt nhung, da lụa, và vô vàn những câu mô tả làm mình hồi hộp mất mấy ngày về một đại mỹ nhân Sà ghềnh. Lúc diện kiến bắt tay chào hỏi, chắc chị ấy ko thể hiểu nổi tại sao mồm mình cứ ngoác ra tận mang tai. Còn mấy anh kia đã biến vào phòng Bối cảnh cười sằng sặc.

Mấy anh bối cảnh đàn ông vật vã, ăn to nói lớn, toàn dùng những từ ngữ đao búa, thế mà đứng trước cái máy photocopy định copy một bản vẽ bối cảnh thì chả biết đường nào mà lần, anh nọ dọa anh kia “mày ko biết gì mà cho bản vẽ vào đấy thì có mà nó cắt nát”, là anh ấy nhầm với cái máy hủy tài liệu, làm cho anh kia (chủ nhân của bản vẽ tốn rất nhiều tâm sức) cứ chân tay cà cuống suýt rơi cả điếu thuốc khỏi môi. Nói linh tinh nhiều quá nên kết quả cuối cùng là chẳng ai tin ai, cứ anh/chị nào vừa định nói cái gì thì bị ngay một anh/chị khác kê luôn quả tủ đứng vào miệng “sư mày, mày lại diễn phỏng?”.

Giờ thỉnh thoảng đọc báo hay a lên, ơ anh này ngày xưa làm phim cùng mình, giờ đã nổi tiếng thế này rồi đấy. Còn mình, với phim ảnh luôn chỉ là một tay ngang, ko qua trường lớp nào, ko nghề ngỗng gì cụ thể. Thế mà phim nước ngoài nào vào Hà nội hồi đó cũng có trong danh sách được mời cộng tác. Cho đến tận khi mình từ chối hẳn con đường phim ảnh. Giờ đời lại xuống dốc đến độ phải sắm vai nội trợ hạng bét dư lày, chẹp chẹp.

Làm phim ở Việt Nam (phần 5)

Những ngày làm việc cuối cùng của Người Mỹ trầm lặng, đoàn phim nước ngoài đã rút hết, giao tất cả lại cho mình thanh lý, cái cho cái bán. Mình đang ngồi làm việc thấy con bạn mình lừ lừ đi đến mặt mũi tức tối “mẹ con mụ đấy, tao vừa mới nhặt được vài thứ văn phòng phẩm với cái sạc điện thoại để vào cái túi ni lông con con để góc nhà, mà vừa đi sang phòng khác, quay lại nó đã lấy mất rồi”, thì đủ biết là tình hình văn phòng náo loạn đến mức nào. “Con mụ đấy” là vợ của một bác quyền khá to trong bộ văn hóa. Cô ấy mua rẻ được hai cái bàn phải ngồi lên canh gần một tiếng trước khi gọi được người đến khiêng đi, vì sợ xểnh ra là có người bê đi mất ko biết đường nào mà tìm. Mình đi ra thấy cô ấy đang ngồi thu lu canh giữ, cười toe toét “tao cứ phải ngồi đây canh mày ạ, mẹ chúng nó, một mét vuông bốn thằng kẻ cắp”.

Chỉ trong vòng mấy tiếng toàn bộ văn phòng đã trống trơn, còn mỗi cái bàn làm việc của mình vì mình vẫn đang làm việc. Thế mà vừa vào toilet đi ra, đã thấy toàn bộ giấy tờ sổ sách điện thoại nằm một đống trên sàn nhà, bàn ghế đã biến mất tiêu. Tức hết chịu nổi, mắng cho phu nhân quan chức quan trọng kia một trận. Đúng lúc đó anh gọi điện, anh hỏi “anh nhớ em, em khỏe ko? Mấy giờ rồi? Em đang làm gì?”, bảo “em khỏe, em đang ngồi làm việc trên sàn nhà, và vừa bị gọi là chó”. Chẳng là phu nhưn kia bị mình mắng thì nổi tự ái gọi mình là chó luôn. Cũng xin chú thích là lúc ấy cô ấy tự ái vì bị mình mắng nên mới nổi cùn gọi mình là chó. Chứ bình thường, làm cùng nhau mấy phim, và ngay cả khi mình đã thôi ko làm phim nữa, hai cô cháu vẫn có mối quan hệ khá thân thiết, và một lần cô ấy còn nhiệt tình đến tận cơ quan mình cho mình vé xem phim, và cô ấy thường bảo mình “u thích mày vì mày rất ngoan”.

Hôm nọ tự nhiên dọn dẹp phòng, giở đống ảnh cũ, nhìn thấy cái ảnh anh Vũ Huy chụp mình tóc tai dựng ngược. Anh Vũ Huy cao to lừng lững nên được mọi người đặt cho biệt danh Huy Voi, hay cứ đang nói lại dừng và hay cười tủm tỉm rất bí hiểm, lắc lắc mái đầu cợp tóc. Chỉ vì bức ảnh đó mà mình đã bị anh ghen lồng lộn, cứ hỏi thằng nào chụp. Sự thật đơn giản vô cùng là anh Vũ Huy sau khi đi chụp bối cảnh về đến văn phòng, thấy em G đang đầu bù tóc rối nghe 3 điện thoại một lúc, nhân cơ hội máy ảnh còn thừa đúng một phim cuối cùng, nên giơ máy lên bấm luôn cho đỡ phí. Bức ảnh đen trắng khá đẹp, mình trông còn rất ngây thơ.


Làm phim ở Việt Nam (phần 5)

Những ngày làm việc cuối cùng của Người Mỹ trầm lặng, đoàn phim nước ngoài đã rút hết, giao tất cả lại cho mình thanh lý, cái cho cái bán. Mình đang ngồi làm việc thấy con bạn mình lừ lừ đi đến mặt mũi tức tối “mẹ con mụ đấy, tao vừa mới nhặt được vài thứ văn phòng phẩm với cái sạc điện thoại để vào cái túi ni lông con con để góc nhà, mà vừa đi sang phòng khác, quay lại nó đã lấy mất rồi”, thì đủ biết là tình hình văn phòng náo loạn đến mức nào. “Con mụ đấy” là vợ của một bác quyền khá to trong bộ văn hóa. Cô ấy mua rẻ được hai cái bàn phải ngồi lên canh gần một tiếng trước khi gọi được người đến khiêng đi, vì sợ xểnh ra là có người bê đi mất ko biết đường nào mà tìm. Mình đi ra thấy cô ấy đang ngồi thu lu canh giữ, cười toe toét “tao cứ phải ngồi đây canh mày ạ, mẹ chúng nó, một mét vuông bốn thằng kẻ cắp”.

Chỉ trong vòng mấy tiếng toàn bộ văn phòng đã trống trơn, còn mỗi cái bàn làm việc của mình vì mình vẫn đang làm việc. Thế mà vừa vào toilet đi ra, đã thấy toàn bộ giấy tờ sổ sách điện thoại nằm một đống trên sàn nhà, bàn ghế đã biến mất tiêu. Tức hết chịu nổi, mắng cho phu nhân quan chức quan trọng kia một trận. Đúng lúc đó anh gọi điện, anh hỏi “anh nhớ em, em khỏe ko? Mấy giờ rồi? Em đang làm gì?”, bảo “em khỏe, em đang ngồi làm việc trên sàn nhà, và vừa bị gọi là chó”. Chẳng là phu nhưn kia bị mình mắng thì nổi tự ái gọi mình là chó luôn. Cũng xin chú thích là lúc ấy cô ấy tự ái vì bị mình mắng nên mới nổi cùn gọi mình là chó. Chứ bình thường, làm cùng nhau mấy phim, và ngay cả khi mình đã thôi ko làm phim nữa, hai cô cháu vẫn có mối quan hệ khá thân thiết, và một lần cô ấy còn nhiệt tình đến tận cơ quan mình cho mình vé xem phim, và cô ấy thường bảo mình “u thích mày vì mày rất ngoan”.

Hôm nọ tự nhiên dọn dẹp phòng, giở đống ảnh cũ, nhìn thấy cái ảnh anh Vũ Huy chụp mình tóc tai dựng ngược. Anh Vũ Huy cao to lừng lững nên được mọi người đặt cho biệt danh Huy Voi, hay cứ đang nói lại dừng và hay cười tủm tỉm rất bí hiểm, lắc lắc mái đầu cợp tóc. Chỉ vì bức ảnh đó mà mình đã bị anh ghen lồng lộn, cứ hỏi thằng nào chụp. Sự thật đơn giản vô cùng là anh Vũ Huy sau khi đi chụp bối cảnh về đến văn phòng, thấy em G đang đầu bù tóc rối nghe 3 điện thoại một lúc, nhân cơ hội máy ảnh còn thừa đúng một phim cuối cùng, nên giơ máy lên bấm luôn cho đỡ phí. Bức ảnh đen trắng khá đẹp, mình trông còn rất ngây thơ.


Sunday, June 21, 2009

Làm phim ở Việt Nam (phần 4)/ Những nỗi hổ thẹn

Nhưng nỗi hổ thẹn nhất theo mình lại ko liên quan đến mối quan hệ ta tây, mà lại là chính mối quan hệ người Việt với nhau. Người Nam người Bắc ko ai chịu ai, nói xấu nhau, ko chịu làm việc với nhau, khích bác nhau, người ăn ít hận kẻ ăn nhiều, kẻ ở ngoài cú kẻ ở trong, dây này tìm cách tống cổ dây kia để giành phần, bên này vui sướng khui ra khuyết điểm của bên kia cho sếp biết đặng mà còn xử lý, tất cả tạo thành một mớ hỗn độn nhức đầu, thậm chí còn chửi bới ầm ĩ văn phòng và dọa đánh nhau, ai cũng nói rất hùng hồn và ko biết là ai nói sự thật.

Mình lơ ngơ ngồi giữa không khí hỗn loạn, ko về phe cánh nào vì ko phải dân làm phim chuyên nghiệp, ko chia chác phần trăm, chỉ cắm đầu làm việc, lại còn nhỏ tuổi, nên cứ tưởng được yên. Thế mà cuối phim, mình chưng hửng khi được cô phụ trách hóa trang chạy đến rỉ tai “con D nó bảo mày ghen tức với nó nên chuyên môn đi nói xấu nó”. Xin chú thích là mình hoàn toàn ko có lý do gì để ghen với chị D này. Mình và chị ấy đã cùng làm với nhau từ phim trước. Ở phim trước, mình vào sau, bé nhất đoàn, rất lễ phép, ko hiểu tại sao lại có chị ghét mình đến thế, mình hỏi ko thèm nói, mình chào ko thèm gật, thậm chí làm sai còn đổ cho mình làm mình bị mắng tơi tả. Mãi sau mới biết chị ấy muốn từ vị trí phiên dịch xin vào vị trí trợ lý cho Đồng sản xuất (Co-producer), nhưng bị bà ấy chê dốt, ko nhận, và tuyển mình vào. Ở phim này cũng thế, tất cả những ai xin vào vị trí của mình ko được thì mới chuyển sang làm phiên dịch, trừ những người vào sau. Đã thế, chị ấy còn thích anh. Chị ấy theo anh khắp mọi nơi, chiều hết giờ làm việc anh lên văn phòng, chị ấy đứng loanh quanh đợi. Anh chào mình xong đi về, mình ngó qua cửa sổ thấy anh vừa gọi một cái taxi đi mất thì chị ấy lon ton chạy theo ra, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau tìm, chỉ nhỡ có đúng một chuyến thang máy. Cuối cùng, ko cưa được anh sau rất nhiều lần kiếm cớ tới xưởng phim nơi anh làm việc và phải khóc lóc ra về (mình được chị giúp việc văn phòng rỉ tai kể thế vì chị ấy biết anh theo đuổi mình, mình ngồi mọc rễ ở văn phòng nên rất hay được rỉ tai), chị ấy yêu luôn một anh cùng tổ với anh, là cấp dưới, thấy cũng hạnh phúc. Hạnh phúc thế rồi mà vẫn chả tha cho mình là sao?

Sau hai phim, mình chợt nhận thấy hầu như các cô gái trẻ trong đoàn, cô nào cô nấy đều cặp với một anh nước ngoài, thậm chí có cô còn có người yêu VN sắp cưới hẳn hoi. Mình cũng ko là ngoại lệ, nhưng mà chuyện này sẽ kể sau

Làm phim ở Việt Nam (phần 4)/ Những nỗi hổ thẹn

Nhưng nỗi hổ thẹn nhất theo mình lại ko liên quan đến mối quan hệ ta tây, mà lại là chính mối quan hệ người Việt với nhau. Người Nam người Bắc ko ai chịu ai, nói xấu nhau, ko chịu làm việc với nhau, khích bác nhau, người ăn ít hận kẻ ăn nhiều, kẻ ở ngoài cú kẻ ở trong, dây này tìm cách tống cổ dây kia để giành phần, bên này vui sướng khui ra khuyết điểm của bên kia cho sếp biết đặng mà còn xử lý, tất cả tạo thành một mớ hỗn độn nhức đầu, thậm chí còn chửi bới ầm ĩ văn phòng và dọa đánh nhau, ai cũng nói rất hùng hồn và ko biết là ai nói sự thật.

Mình lơ ngơ ngồi giữa không khí hỗn loạn, ko về phe cánh nào vì ko phải dân làm phim chuyên nghiệp, ko chia chác phần trăm, chỉ cắm đầu làm việc, lại còn nhỏ tuổi, nên cứ tưởng được yên. Thế mà cuối phim, mình chưng hửng khi được cô phụ trách hóa trang chạy đến rỉ tai “con D nó bảo mày ghen tức với nó nên chuyên môn đi nói xấu nó”. Xin chú thích là mình hoàn toàn ko có lý do gì để ghen với chị D này. Mình và chị ấy đã cùng làm với nhau từ phim trước. Ở phim trước, mình vào sau, bé nhất đoàn, rất lễ phép, ko hiểu tại sao lại có chị ghét mình đến thế, mình hỏi ko thèm nói, mình chào ko thèm gật, thậm chí làm sai còn đổ cho mình làm mình bị mắng tơi tả. Mãi sau mới biết chị ấy muốn từ vị trí phiên dịch xin vào vị trí trợ lý cho Đồng sản xuất (Co-producer), nhưng bị bà ấy chê dốt, ko nhận, và tuyển mình vào. Ở phim này cũng thế, tất cả những ai xin vào vị trí của mình ko được thì mới chuyển sang làm phiên dịch, trừ những người vào sau. Đã thế, chị ấy còn thích anh. Chị ấy theo anh khắp mọi nơi, chiều hết giờ làm việc anh lên văn phòng, chị ấy đứng loanh quanh đợi. Anh chào mình xong đi về, mình ngó qua cửa sổ thấy anh vừa gọi một cái taxi đi mất thì chị ấy lon ton chạy theo ra, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau tìm, chỉ nhỡ có đúng một chuyến thang máy. Cuối cùng, ko cưa được anh sau rất nhiều lần kiếm cớ tới xưởng phim nơi anh làm việc và phải khóc lóc ra về (mình được chị giúp việc văn phòng rỉ tai kể thế vì chị ấy biết anh theo đuổi mình, mình ngồi mọc rễ ở văn phòng nên rất hay được rỉ tai), chị ấy yêu luôn một anh cùng tổ với anh, là cấp dưới, thấy cũng hạnh phúc. Hạnh phúc thế rồi mà vẫn chả tha cho mình là sao?

Sau hai phim, mình chợt nhận thấy hầu như các cô gái trẻ trong đoàn, cô nào cô nấy đều cặp với một anh nước ngoài, thậm chí có cô còn có người yêu VN sắp cưới hẳn hoi. Mình cũng ko là ngoại lệ, nhưng mà chuyện này sẽ kể sau

Làm phim ở Việt Nam (phần 3)/ Những nỗi hổ thẹn

Một ngày đẹp trời, Nhà sản xuất (sếp to nhất đoàn phim cùng với đạo diễn) và Giám đốc sản xuất (sếp trực tiếp của mình) đến trước bàn làm việc của mình “chúng tao cần nhờ mày một việc”. Xin chú thích là Nhà sản xuất là một chị to ngang, mặt vuông lạnh như tiền, đeo kính mắt hình chữ nhật góc nào ra góc nấy, lúc nào cũng lừ lừ như tàu điện, ko bao giờ nói chuyện với nhân viên, có chỉ thị nào thì chỉ gọi sếp các bộ phận vào ra lệnh, đi đến đâu nhân viên cả ta cả tây dạt ra đến đấy. Bà sếp của mình đã vào loại sát thủ lắm rồi, đứng trước chị này mà chân còn phải xoắn quẩy.

Mình chả hiểu mô tê gì, lon ton đi theo. Vào đến nơi đã thấy chú đó ngồi thu lu. Chú đó hình như là người bên công an văn hóa, nếu xét theo cấp bậc thì là người cao nhất trong đoàn VN. Chị Producer quay sang mình nói rất nhẹ nhàng “cuộc họp này tối mật, và bọn tao muốn mày dịch”. Đứng trước những câu huỵch toẹt kiểu “chúng mày gian dối, chúng mày là đồ ăn cắp, chúng mày ko chuyên nghiệp, chúng mày vi phạm hợp đồng vv ”của chị gái kia, anh kia ko thể tìm được lời nào để nói, anh ấy toàn lắp bắp những câu mình ko thể dịch được kiểu “khổ quá, em bảo với nó, khổ quá ko biết giải thích thế nào, khổ quá ai lại nói nhau thế, nó ko thích làm nữa thì thôi…”. Hai chị gái già sốt ruột vì thấy anh kia cứ lắp bắp liên hồi mà ko thấy mình dịch, thì cứ lồng lộn lên ép mình “nó nói gì, sao nó nói bao nhiêu mà mày ko dịch”, làm mình cứ phải nhìn lom lom vào mồm anh ấy ko dám cả chớp mắt để ko bỏ sót từ ngữ quý báu nào. Đến giờ mình vẫn nhớ cái mồm nhọn nhọn của anh ấy, mấy cái ria thưa thớt, cái chót mũi lấm tấm mồ hôi, mái tóc bết bết, còn hai chị gái già kia thì mồm mím lại đến dẩu hết cả ra, chị sếp trực tiếp của mình mắt còn nheo nheo chân chim chi chít, tóc vàng hoe, son môi đỏ chót.

Giờ thì chắc phải khác rồi chứ. Hồi mình làm phim, ở miền Bắc chỉ có xưởng phim truyện, ở miền Nam chỉ có hãng phim giải phóng. Đoàn nước ngoài nào vào cũng phải liên doanh với hai cơ quan đó. Giờ các hãng phim tư nhân được phép hoạt động, tính cạnh tranh cao hơn, chắc chắn phải chuyên nghiệp và ít nhũng nhiễu hơn. Ở đâu cũng thế, độc quyền là kìm hãm sự phát triển.

Làm phim ở Việt Nam (phần 3)/ Những nỗi hổ thẹn

Một ngày đẹp trời, Nhà sản xuất (sếp to nhất đoàn phim cùng với đạo diễn) và Giám đốc sản xuất (sếp trực tiếp của mình) đến trước bàn làm việc của mình “chúng tao cần nhờ mày một việc”. Xin chú thích là Nhà sản xuất là một chị to ngang, mặt vuông lạnh như tiền, đeo kính mắt hình chữ nhật góc nào ra góc nấy, lúc nào cũng lừ lừ như tàu điện, ko bao giờ nói chuyện với nhân viên, có chỉ thị nào thì chỉ gọi sếp các bộ phận vào ra lệnh, đi đến đâu nhân viên cả ta cả tây dạt ra đến đấy. Bà sếp của mình đã vào loại sát thủ lắm rồi, đứng trước chị này mà chân còn phải xoắn quẩy.

Mình chả hiểu mô tê gì, lon ton đi theo. Vào đến nơi đã thấy chú đó ngồi thu lu. Chú đó hình như là người bên công an văn hóa, nếu xét theo cấp bậc thì là người cao nhất trong đoàn VN. Chị Producer quay sang mình nói rất nhẹ nhàng “cuộc họp này tối mật, và bọn tao muốn mày dịch”. Đứng trước những câu huỵch toẹt kiểu “chúng mày gian dối, chúng mày là đồ ăn cắp, chúng mày ko chuyên nghiệp, chúng mày vi phạm hợp đồng vv ”của chị gái kia, anh kia ko thể tìm được lời nào để nói, anh ấy toàn lắp bắp những câu mình ko thể dịch được kiểu “khổ quá, em bảo với nó, khổ quá ko biết giải thích thế nào, khổ quá ai lại nói nhau thế, nó ko thích làm nữa thì thôi…”. Hai chị gái già sốt ruột vì thấy anh kia cứ lắp bắp liên hồi mà ko thấy mình dịch, thì cứ lồng lộn lên ép mình “nó nói gì, sao nó nói bao nhiêu mà mày ko dịch”, làm mình cứ phải nhìn lom lom vào mồm anh ấy ko dám cả chớp mắt để ko bỏ sót từ ngữ quý báu nào. Đến giờ mình vẫn nhớ cái mồm nhọn nhọn của anh ấy, mấy cái ria thưa thớt, cái chót mũi lấm tấm mồ hôi, mái tóc bết bết, còn hai chị gái già kia thì mồm mím lại đến dẩu hết cả ra, chị sếp trực tiếp của mình mắt còn nheo nheo chân chim chi chít, tóc vàng hoe, son môi đỏ chót.

Giờ thì chắc phải khác rồi chứ. Hồi mình làm phim, ở miền Bắc chỉ có xưởng phim truyện, ở miền Nam chỉ có hãng phim giải phóng. Đoàn nước ngoài nào vào cũng phải liên doanh với hai cơ quan đó. Giờ các hãng phim tư nhân được phép hoạt động, tính cạnh tranh cao hơn, chắc chắn phải chuyên nghiệp và ít nhũng nhiễu hơn. Ở đâu cũng thế, độc quyền là kìm hãm sự phát triển.

Saturday, June 20, 2009

Làm phim ở Việt Nam (phần 1)

Hôm nọ ở một party mình tình cờ nói chuyện với một ông tên là Roger, người Anh, làm phim. Ông ta kể là cách đây khoảng chục năm đoàn làm phim điệp viên 007 có định quay một phần phân cảnh ở VN, cuối cùng vì lý do sao đó mà chính phủ VN ko cho quay, làm cho đoàn phim đành phải sang Thái lan quay, trong khi đã chi hơn 4 triệu đô la cho công việc chuẩn bị ở VN. Mình buồn cười quá cũng kể cho ông ấy nghe vụ phim Nỗi buồn chiến tranh năm ngoái cũng đã rậm rịch bấm máy mà cuối cùng vì lý do sao đó cả đoàn phim lại phải cuốn gói về nước. Các hãng phim nước ngoài đâm ra cũng sợ VN luôn.

Bộ phim nước ngoài có kinh phí lớn nhất từng vào VN là Người Mỹ trầm lặng, kinh phí 40 triệu đô la, mặc dù so với thế giới thì là một bộ phim có kinh phí nhỏ. Lúc gần kết thúc phim, giám đốc tài chính người Úc tâm sự với mình “bọn tôi sẽ ko bao giờ đến VN làm phim nữa, thật là khủng khiếp”. Sở dĩ có câu nói này là vì nhân sự phía đoàn Úc khốn khổ vì nhân sự phía VN ăn cắp kinh quá. Nói ra thì ngượng, nhưng hầu như cả đoàn phim phía VN, mạnh ai nấy ăn, ăn hết khả năng có thế. Người phụ trách diễn viên quần chúng thì ăn bớt thù lao và khẩu phần ăn của diễn viên quần chúng (đến mức diễn viên quần chúng có thằng phủi đít đứng dậy bỏ về thì biết rồi đấy), người lo bối cảnh thì khai khống tiền thù lao bối cảnh, tiền xăng dầu đi tìm bối cảnh, người lo việc vận chuyển thì ăn bớt tiền của tài xế, người lo ăn uống cho đoàn thì câu kết với khách sạn để ăn bớt khẩu phần, mèng nhất ra thì cũng phải xin được vài cái thẻ điện thoại ba trăm nghìn, năm trăm nghìn một cái.

Ví trí của mình là béo bở nhất đoàn, vì nắm phần chi tiêu của tất cả các công việc hậu cần cho đoàn phim, liên quan đến hậu cần mua bất kỳ cái gì cũng phải hỏi ý kiến mình và đợi tiền mình ứng trước. Để cho dễ hình dung, chị làm tương đương vị trí của mình, nhưng ở trong Nam (mình phụ trách phần ngoài Bắc), sau vụ phim này nghe nói mua đất xây được nhà ba tầng. Mặt rỗ, mồm nhếu nháo dẻo như kẹo kéo, ăn mặc rất sành điệu từ đầu xuống đến đầu gối, từ đầu gối trở xuống là quần xắn móng lợn và đi dép lê loẹt xoẹt, tay ngoe ngoảy. Ăn chán ở trong Nam, chị ấy định ra ngoài Bắc ăn tiếp. Bị vướng mình nên ko làm ăn gì được, buổi làm việc cuối cùng còn định lấy trộm cái điện thoại bàn mình trang bị cho bỏ túi mang về. Bị mình phát hiện bắt bỏ lại chị ấy còn tức tối chửi vung lên.

Giờ thỉnh thoảng trên báo hay thấy phỏng vấn anh này anh nọ, nói nghe hay lắm, hùng hồn cá tính lắm. Hồi làm phim cùng thấy họ sao mà thảm hại. Mình quản lý rất chặt mà vẫn còn phải lờ đi nhiều vụ vì quản ko xuể, thế mà vẫn bị trách vì đã ko để họ ăn hết mức họ có thể. Một cô bạn cùng đoàn còn có lần khuyên mình “các anh ấy bảo mày dại lắm, bọn Úc chúng nó lắm tiền, lấy của chúng nó thế có đáng là bao, chúng nó làm xong chúng nó về, mày tốt với chúng nó chả để làm gì, tốt thì tốt với người VN đây này”. Nói thế thì mình có khóc ra tiếng mán hay ko

Làm phim ở Việt Nam (phần 1)

Hôm nọ ở một party mình tình cờ nói chuyện với một ông tên là Roger, người Anh, làm phim. Ông ta kể là cách đây khoảng chục năm đoàn làm phim điệp viên 007 có định quay một phần phân cảnh ở VN, cuối cùng vì lý do sao đó mà chính phủ VN ko cho quay, làm cho đoàn phim đành phải sang Thái lan quay, trong khi đã chi hơn 4 triệu đô la cho công việc chuẩn bị ở VN. Mình buồn cười quá cũng kể cho ông ấy nghe vụ phim Nỗi buồn chiến tranh năm ngoái cũng đã rậm rịch bấm máy mà cuối cùng vì lý do sao đó cả đoàn phim lại phải cuốn gói về nước. Các hãng phim nước ngoài đâm ra cũng sợ VN luôn.

Bộ phim nước ngoài có kinh phí lớn nhất từng vào VN là Người Mỹ trầm lặng, kinh phí 40 triệu đô la, mặc dù so với thế giới thì là một bộ phim có kinh phí nhỏ. Lúc gần kết thúc phim, giám đốc tài chính người Úc tâm sự với mình “bọn tôi sẽ ko bao giờ đến VN làm phim nữa, thật là khủng khiếp”. Sở dĩ có câu nói này là vì nhân sự phía đoàn Úc khốn khổ vì nhân sự phía VN ăn cắp kinh quá. Nói ra thì ngượng, nhưng hầu như cả đoàn phim phía VN, mạnh ai nấy ăn, ăn hết khả năng có thế. Người phụ trách diễn viên quần chúng thì ăn bớt thù lao và khẩu phần ăn của diễn viên quần chúng (đến mức diễn viên quần chúng có thằng phủi đít đứng dậy bỏ về thì biết rồi đấy), người lo bối cảnh thì khai khống tiền thù lao bối cảnh, tiền xăng dầu đi tìm bối cảnh, người lo việc vận chuyển thì ăn bớt tiền của tài xế, người lo ăn uống cho đoàn thì câu kết với khách sạn để ăn bớt khẩu phần, mèng nhất ra thì cũng phải xin được vài cái thẻ điện thoại ba trăm nghìn, năm trăm nghìn một cái.

Ví trí của mình là béo bở nhất đoàn, vì nắm phần chi tiêu của tất cả các công việc hậu cần cho đoàn phim, liên quan đến hậu cần mua bất kỳ cái gì cũng phải hỏi ý kiến mình và đợi tiền mình ứng trước. Để cho dễ hình dung, chị làm tương đương vị trí của mình, nhưng ở trong Nam (mình phụ trách phần ngoài Bắc), sau vụ phim này nghe nói mua đất xây được nhà ba tầng. Mặt rỗ, mồm nhếu nháo dẻo như kẹo kéo, ăn mặc rất sành điệu từ đầu xuống đến đầu gối, từ đầu gối trở xuống là quần xắn móng lợn và đi dép lê loẹt xoẹt, tay ngoe ngoảy. Ăn chán ở trong Nam, chị ấy định ra ngoài Bắc ăn tiếp. Bị vướng mình nên ko làm ăn gì được, buổi làm việc cuối cùng còn định lấy trộm cái điện thoại bàn mình trang bị cho bỏ túi mang về. Bị mình phát hiện bắt bỏ lại chị ấy còn tức tối chửi vung lên.

Giờ thỉnh thoảng trên báo hay thấy phỏng vấn anh này anh nọ, nói nghe hay lắm, hùng hồn cá tính lắm. Hồi làm phim cùng thấy họ sao mà thảm hại. Mình quản lý rất chặt mà vẫn còn phải lờ đi nhiều vụ vì quản ko xuể, thế mà vẫn bị trách vì đã ko để họ ăn hết mức họ có thể. Một cô bạn cùng đoàn còn có lần khuyên mình “các anh ấy bảo mày dại lắm, bọn Úc chúng nó lắm tiền, lấy của chúng nó thế có đáng là bao, chúng nó làm xong chúng nó về, mày tốt với chúng nó chả để làm gì, tốt thì tốt với người VN đây này”. Nói thế thì mình có khóc ra tiếng mán hay ko

Làm phim ở Việt Nam (phần 2)




Lề thói làm việc của nước mình dột từ trên dột xuống. Một cậu bạn làm trong ngành xây dựng có lần bảo “bọn ăn hàng tỷ thì ko ai làm gì được, thằng công nhân lấy có bao xi măng thì kỷ luật lên kỷ luật xuống”. Mình thì nghĩ khác. Thằng có chức ăn được đến tiền tỷ thì ăn tiền tỷ, thằng công nhân chỉ ăn được đến tiền chục, tức là bao xi măng, thì cũng ăn tiền chục. Nào có ai chịu kém ai miếng nào.

Mình hồi đó mới 22 tuổi, chưa tốt nghiệp đại học, chưa va chạm với đời mấy. Thế nên có nhiều chuyện cứ ớ ra ko thể tin nổi. Ví dụ, hàng ngày điều rất nhiều xe cho đoàn phim dùng, thường mình ko trực tiếp nói chuyện với tài xế mà chỉ gọi anh điều phối vận chuyển lên giao lịch. Cũng tin tưởng anh ấy vì thấy nhanh nhẹn, đúng giờ, nói chắc như đinh đóng cột. Thế mà một hôm, một xe tải từ Sài Gòn ra bị ách lại ngoài cửa ô vì lý do sao đó, gọi anh điều phối ko được, lái xe gọi thẳng lên văn phòng gặp chị G, chắc tưởng chị G phải thế nào chứ ko ngờ chị Giang mới có 22 tuổi trẻ gần nhất đoàn. Anh ấy than thở “khổ lắm chị ạ, mỗi chuyến Nam Bắc thế này anh C chỉ trả có 1tr rưỡi thôi, giờ lại còn bị công an phạt”. Mình ngớ hết cả người vì mỗi chuyến xe Nam Bắc mình thanh toán cho anh ấy 6tr, và mỗi tuần thì trên dưới chục chuyến. Giận quá, gọi anh ấy lên, anh ấy điệu bộ rất ngượng ngùng lí nhí và buổi chiều thì cầm hai phong bì tiền cực dày lên, hóa ra ngượng ngùng vì tưởng mình trách ăn dày thế mà ko chia cho mình một ít. Mình bảo “anh cầm lại tiền đi, em ko lấy, anh có ăn chênh lệch của lái xe thì cũng vừa phải thôi cho họ còn có thu nhập”. Nói thế ko hiểu anh ấy có động lòng trắc ẩn mà bớt ăn chặn của lái xe ko.

Mình vẫn còn nhớ, một ngày quay bình thường, tự nhiên mình thấy sếp của Production, tức là sếp trực tiếp của mình, đùng đùng quay về văn phòng giữa giờ, theo sau là anh phụ trách diễn viên quần chúng mặt ngắn tũn. Sếp đuổi hết phiên dịch, lôi cổ mình vào “tao muốn mày dịch cho tao”, rồi sếp gằn giọng với anh kia “tao muốn mày trả lời tao tại sao mỗi diễn viên quần chúng chỉ được đúng một ổ bánh mỳ ăn trưa?”. Khẩu phần ăn của đoàn là 17usd/người/bữa do khách sạn Metropole Sofitel cung cấp, thế mà qua tay anh ấy mỗi diễn viên quần chúng chỉ còn được một cái bánh mỳ, mình cũng ko còn nhớ là bánh mỳ không hay bánh mỳ pa tê. Nhìn con mụ già mắt long sòng sọc mặt ko giấu nổi vẻ khinh bỉ căm ghét, răng sít lại đay nghiến “a roll of bread?” còn anh kia bình thường rất phong độ, giờ mặt tái xanh mồ hôi lấm tấm trên râu tóc mà mình cũng nhột nhạt hết cả người. Dịch xong ra ngoài mình còn bị anh ấy bảo “cháu được tín nhiệm thế mà chả nói đỡ cho chú một câu”.

Ở miền Nam cũng một vụ động trời như thế, diễn viên quần chúng được trả thù lao 500,000đ/ngày, qua tay anh phụ trách diễn viên quần chúng thì mỗi người chỉ còn 50,000đ. Mà đây là diễn viên quần chúng, chứ ko phải diễn viên phụ, tức là hàng trăm người mỗi lần. Anh chàng đó lần đó suýt bị kiện ra tòa. Lâu lâu đọc báo thấy hình như đã thành đại gia, hô một tiếng có khi bao em trẻ đẹp nhao đến xin chết hòng kiếm được một vai để đời.

Phần Special Effect trong phim do một anh mình ko còn nhớ tên rất giỏi phụ trách. Anh này nghe đâu đã đoạt Oscar hay giải thưởng điện ảnh nào đó mà mình ko nhớ. Rất đẹp trai tài tử, hay lên văn phòng nói chuyện với mình sau giờ làm việc, thường hay trêu mình “You are the trouble of the office”. Trợ lý của trợ lý của anh này là một chú người VN, hơn 60 tuổi, hom hem khắc khổ, lần nào lên chỗ mình lấy lương cũng rất khép nép rất thương. Mình còn nhớ một hôm, lúc đoàn đang quay trên Lương Sơn, chú ấy gọi điện cho mình ‘cháu ơi, chú đang ngồi trong lô cốt đây này, mưa, quần áo ướt hết rồi, rét lắm”, mình chưa kịp an ủi gì thì đã “cháu cho chú một thẻ điện thoại đi, điện thoại chú hết tiền”, trong khi đó mình vừa phát cho chú ấy một thẻ chỉ vài ngày trước dù thừa biết rằng đoàn đã ăn ở hết trên Lương Sơn rồi thì ở vị trí của chú ấy cũng chả có việc gì để mà gọi điện đi đâu. Mình tin chú này là người trung thực, nhưng thấy mọi người ăn kinh quá mình ko ăn cũng chả ai khen nên mới làm liều.

Trong các đoàn phim nước ngoài vô duyên nhất là các anh công an văn hóa họa hoằn lắm mới thấy cắp cặp đen đến thăm quan văn phòng, nhưng lương vẫn nhận đầy đủ và mỗi lần lên văn phòng là một lần chìa ra một tập hóa đơn ăn uống nhậu nhẹt ở đâu đó, có khi mặt vẫn còn đo đỏ và hơi thở vẫn nồng nặc mùi bia rượu. Không có thì ko được, mà có thì họ cũng đâu có làm gì ngoài việc lĩnh lương. Phim 007 nói ở trên ko quay được là vì các bác sản xuất nước ngoài ko chịu tìm hiểu kỹ lề lối làm việc ở VN, vào thẳng Sài gòn xin quay. Các anh công an văn hóa ở Hà nội nổi cơn hờn dỗi, đào ra một loạt nào là 007 rất nhiều tập chống cộng, nào là VN làm gì có cái thứ chạy trên nóc nhà bắn súng ko hợp thuần phong mỹ tục, vv và vv. Tóm lại cắt luôn giấy phép, nhà sản xuất đã đưa trực thăng đạo cụ vào Sài gòn lại phải chạy vạy mãi mới đưa được trực thăng ra. 4 triệu đô la pre-production đi tong. Từ đó, tốn kém đến mấy phim nào cũng phải có một vài anh công an văn hóa ngồi làm cảnh, tiền lương và nhậu nhẹt cho các anh ấy kiểu gì cũng ko thể bằng tiền triệu làm phim.

Ảnh ko liên quan đến entry: Joseph Guccione, US Marshal, chức vị do tổng thống bổ nhiệm, người đã bắt giam siêu lừa thế kỷ Madoff và một siêu lừa khác, Follieri, kẻ bán khống nhà thờ của Vatican cho một tỷ phú (hình như người Mỹ) với số tiền 50tr đô la, beau của nàng Anne Hathaway đóng trong The devil wears Prada. Nhưng khi chàng chuẩn bị vào tù thì nàng cũng xa chạy cao bay. Nói chung, ở khắp nơi trên thế giới, đại gia mới có khả năng sánh vai được với chân dài. Thế nên ở nhà mọi người cũng đừng nên lên án mối quan hệ đại gia- chân dài một cách thái quá

Làm phim ở Việt Nam (phần 2)




Lề thói làm việc của nước mình dột từ trên dột xuống. Một cậu bạn làm trong ngành xây dựng có lần bảo “bọn ăn hàng tỷ thì ko ai làm gì được, thằng công nhân lấy có bao xi măng thì kỷ luật lên kỷ luật xuống”. Mình thì nghĩ khác. Thằng có chức ăn được đến tiền tỷ thì ăn tiền tỷ, thằng công nhân chỉ ăn được đến tiền chục, tức là bao xi măng, thì cũng ăn tiền chục. Nào có ai chịu kém ai miếng nào.

Mình hồi đó mới 22 tuổi, chưa tốt nghiệp đại học, chưa va chạm với đời mấy. Thế nên có nhiều chuyện cứ ớ ra ko thể tin nổi. Ví dụ, hàng ngày điều rất nhiều xe cho đoàn phim dùng, thường mình ko trực tiếp nói chuyện với tài xế mà chỉ gọi anh điều phối vận chuyển lên giao lịch. Cũng tin tưởng anh ấy vì thấy nhanh nhẹn, đúng giờ, nói chắc như đinh đóng cột. Thế mà một hôm, một xe tải từ Sài Gòn ra bị ách lại ngoài cửa ô vì lý do sao đó, gọi anh điều phối ko được, lái xe gọi thẳng lên văn phòng gặp chị G, chắc tưởng chị G phải thế nào chứ ko ngờ chị Giang mới có 22 tuổi trẻ gần nhất đoàn. Anh ấy than thở “khổ lắm chị ạ, mỗi chuyến Nam Bắc thế này anh C chỉ trả có 1tr rưỡi thôi, giờ lại còn bị công an phạt”. Mình ngớ hết cả người vì mỗi chuyến xe Nam Bắc mình thanh toán cho anh ấy 6tr, và mỗi tuần thì trên dưới chục chuyến. Giận quá, gọi anh ấy lên, anh ấy điệu bộ rất ngượng ngùng lí nhí và buổi chiều thì cầm hai phong bì tiền cực dày lên, hóa ra ngượng ngùng vì tưởng mình trách ăn dày thế mà ko chia cho mình một ít. Mình bảo “anh cầm lại tiền đi, em ko lấy, anh có ăn chênh lệch của lái xe thì cũng vừa phải thôi cho họ còn có thu nhập”. Nói thế ko hiểu anh ấy có động lòng trắc ẩn mà bớt ăn chặn của lái xe ko.

Mình vẫn còn nhớ, một ngày quay bình thường, tự nhiên mình thấy sếp của Production, tức là sếp trực tiếp của mình, đùng đùng quay về văn phòng giữa giờ, theo sau là anh phụ trách diễn viên quần chúng mặt ngắn tũn. Sếp đuổi hết phiên dịch, lôi cổ mình vào “tao muốn mày dịch cho tao”, rồi sếp gằn giọng với anh kia “tao muốn mày trả lời tao tại sao mỗi diễn viên quần chúng chỉ được đúng một ổ bánh mỳ ăn trưa?”. Khẩu phần ăn của đoàn là 17usd/người/bữa do khách sạn Metropole Sofitel cung cấp, thế mà qua tay anh ấy mỗi diễn viên quần chúng chỉ còn được một cái bánh mỳ, mình cũng ko còn nhớ là bánh mỳ không hay bánh mỳ pa tê. Nhìn con mụ già mắt long sòng sọc mặt ko giấu nổi vẻ khinh bỉ căm ghét, răng sít lại đay nghiến “a roll of bread?” còn anh kia bình thường rất phong độ, giờ mặt tái xanh mồ hôi lấm tấm trên râu tóc mà mình cũng nhột nhạt hết cả người. Dịch xong ra ngoài mình còn bị anh ấy bảo “cháu được tín nhiệm thế mà chả nói đỡ cho chú một câu”.

Ở miền Nam cũng một vụ động trời như thế, diễn viên quần chúng được trả thù lao 500,000đ/ngày, qua tay anh phụ trách diễn viên quần chúng thì mỗi người chỉ còn 50,000đ. Mà đây là diễn viên quần chúng, chứ ko phải diễn viên phụ, tức là hàng trăm người mỗi lần. Anh chàng đó lần đó suýt bị kiện ra tòa. Lâu lâu đọc báo thấy hình như đã thành đại gia, hô một tiếng có khi bao em trẻ đẹp nhao đến xin chết hòng kiếm được một vai để đời.

Phần Special Effect trong phim do một anh mình ko còn nhớ tên rất giỏi phụ trách. Anh này nghe đâu đã đoạt Oscar hay giải thưởng điện ảnh nào đó mà mình ko nhớ. Rất đẹp trai tài tử, hay lên văn phòng nói chuyện với mình sau giờ làm việc, thường hay trêu mình “You are the trouble of the office”. Trợ lý của trợ lý của anh này là một chú người VN, hơn 60 tuổi, hom hem khắc khổ, lần nào lên chỗ mình lấy lương cũng rất khép nép rất thương. Mình còn nhớ một hôm, lúc đoàn đang quay trên Lương Sơn, chú ấy gọi điện cho mình ‘cháu ơi, chú đang ngồi trong lô cốt đây này, mưa, quần áo ướt hết rồi, rét lắm”, mình chưa kịp an ủi gì thì đã “cháu cho chú một thẻ điện thoại đi, điện thoại chú hết tiền”, trong khi đó mình vừa phát cho chú ấy một thẻ chỉ vài ngày trước dù thừa biết rằng đoàn đã ăn ở hết trên Lương Sơn rồi thì ở vị trí của chú ấy cũng chả có việc gì để mà gọi điện đi đâu. Mình tin chú này là người trung thực, nhưng thấy mọi người ăn kinh quá mình ko ăn cũng chả ai khen nên mới làm liều.

Trong các đoàn phim nước ngoài vô duyên nhất là các anh công an văn hóa họa hoằn lắm mới thấy cắp cặp đen đến thăm quan văn phòng, nhưng lương vẫn nhận đầy đủ và mỗi lần lên văn phòng là một lần chìa ra một tập hóa đơn ăn uống nhậu nhẹt ở đâu đó, có khi mặt vẫn còn đo đỏ và hơi thở vẫn nồng nặc mùi bia rượu. Không có thì ko được, mà có thì họ cũng đâu có làm gì ngoài việc lĩnh lương. Phim 007 nói ở trên ko quay được là vì các bác sản xuất nước ngoài ko chịu tìm hiểu kỹ lề lối làm việc ở VN, vào thẳng Sài gòn xin quay. Các anh công an văn hóa ở Hà nội nổi cơn hờn dỗi, đào ra một loạt nào là 007 rất nhiều tập chống cộng, nào là VN làm gì có cái thứ chạy trên nóc nhà bắn súng ko hợp thuần phong mỹ tục, vv và vv. Tóm lại cắt luôn giấy phép, nhà sản xuất đã đưa trực thăng đạo cụ vào Sài gòn lại phải chạy vạy mãi mới đưa được trực thăng ra. 4 triệu đô la pre-production đi tong. Từ đó, tốn kém đến mấy phim nào cũng phải có một vài anh công an văn hóa ngồi làm cảnh, tiền lương và nhậu nhẹt cho các anh ấy kiểu gì cũng ko thể bằng tiền triệu làm phim.

Ảnh ko liên quan đến entry: Joseph Guccione, US Marshal, chức vị do tổng thống bổ nhiệm, người đã bắt giam siêu lừa thế kỷ Madoff và một siêu lừa khác, Follieri, kẻ bán khống nhà thờ của Vatican cho một tỷ phú (hình như người Mỹ) với số tiền 50tr đô la, beau của nàng Anne Hathaway đóng trong The devil wears Prada. Nhưng khi chàng chuẩn bị vào tù thì nàng cũng xa chạy cao bay. Nói chung, ở khắp nơi trên thế giới, đại gia mới có khả năng sánh vai được với chân dài. Thế nên ở nhà mọi người cũng đừng nên lên án mối quan hệ đại gia- chân dài một cách thái quá

Wednesday, June 17, 2009

Tớ gặm giò, yêu cầu các bạn đọc cẩn thận




Cái đồng hồ Yahoo nó cứ đếm ngược nhoay nhoáy. Mới hôm nào còn thấy đầu 4, giờ đã đầu 2 từ lúc nào. Chỉ còn hơn 20 ngày nữa.

Loay hoay mãi mà chưa chuyển được đống của nả đồng nát đi đâu. Sang Y Profile thì thấy entry cụt đầu cụt đuôi. Gì mà toàn chỗ in nghiêng, trong ngoặc, chữ to hơn hay nhỏ hơn thì đều biến mất. Entry thú vị là ở mấy chỗ in nghiêng to nhỏ đậm nhạt này ý chứ, còn chữ bình thường thì nói làm gì. Vả lại, sau vụ Yahoo đóng dịch vụ briefcase mấy tháng trước và giờ đến dịch vụ blog 360 thì mình cũng chẳng tin tưởng Yahoo nữa. Chuyển nhà sang đó được mấy tháng nó lại bẩu đóng tiếp thì chắc chả còn nghị lực và sức khoẻ để đi xây cái mới, chắc ra ô ten đờ la hiên luôn quá.

Hì hục khuân đống của nả sang wordpress, chữ thì import sang ngon, nhưng hình thì lại mất. Nhiều khi viết cả entry chỉ để bình loạn cái hình, mà hình lại ko có, thế thì nói làm rề.

Mấy hôm nữa có thời gian tớ sẽ thử import sang multiply một lần nữa. Ngại nhứt là buổi sáng các bạn tỉnh dậy thấy có hơn 500 update, toàn là những entry nhăng cuội của tớ, nhiều entry lại còn viết từ mấy năm trước, cái hồi tớ chưa trưởng thành, suy nghĩ chưa chín muồi, ngại chết shin lỗi các bạn trước. Còn nữa, bạn nào đang để mail alert báo entry mới của tớ làm ơn tắt chức năng đó đi hộ, ko lúc giở mail ra có hơn 500 cái thư, mất công các bạn xoá các bạn lại réo tớ lên làm mắt tớ cứ nháy liên tục, ở nhà nháy thì no vấn đề, chồng tớ đã quá quen với những hành động kỳ quặc của tớ, chứ đang tiệc tùng mà mắt cứ nháy loạn lên thì tớ chắc phải đào cái lỗ rồi nhảy xuống đó trốn mất. Tớ dặn rồi đấy nhá nhá nhá.

Tớ gặm giò, yêu cầu các bạn đọc cẩn thận




Cái đồng hồ Yahoo nó cứ đếm ngược nhoay nhoáy. Mới hôm nào còn thấy đầu 4, giờ đã đầu 2 từ lúc nào. Chỉ còn hơn 20 ngày nữa.

Loay hoay mãi mà chưa chuyển được đống của nả đồng nát đi đâu. Sang Y Profile thì thấy entry cụt đầu cụt đuôi. Gì mà toàn chỗ in nghiêng, trong ngoặc, chữ to hơn hay nhỏ hơn thì đều biến mất. Entry thú vị là ở mấy chỗ in nghiêng to nhỏ đậm nhạt này ý chứ, còn chữ bình thường thì nói làm gì. Vả lại, sau vụ Yahoo đóng dịch vụ briefcase mấy tháng trước và giờ đến dịch vụ blog 360 thì mình cũng chẳng tin tưởng Yahoo nữa. Chuyển nhà sang đó được mấy tháng nó lại bẩu đóng tiếp thì chắc chả còn nghị lực và sức khoẻ để đi xây cái mới, chắc ra ô ten đờ la hiên luôn quá.

Hì hục khuân đống của nả sang wordpress, chữ thì import sang ngon, nhưng hình thì lại mất. Nhiều khi viết cả entry chỉ để bình loạn cái hình, mà hình lại ko có, thế thì nói làm rề.

Mấy hôm nữa có thời gian tớ sẽ thử import sang multiply một lần nữa. Ngại nhứt là buổi sáng các bạn tỉnh dậy thấy có hơn 500 update, toàn là những entry nhăng cuội của tớ, nhiều entry lại còn viết từ mấy năm trước, cái hồi tớ chưa trưởng thành, suy nghĩ chưa chín muồi, ngại chết shin lỗi các bạn trước. Còn nữa, bạn nào đang để mail alert báo entry mới của tớ làm ơn tắt chức năng đó đi hộ, ko lúc giở mail ra có hơn 500 cái thư, mất công các bạn xoá các bạn lại réo tớ lên làm mắt tớ cứ nháy liên tục, ở nhà nháy thì no vấn đề, chồng tớ đã quá quen với những hành động kỳ quặc của tớ, chứ đang tiệc tùng mà mắt cứ nháy loạn lên thì tớ chắc phải đào cái lỗ rồi nhảy xuống đó trốn mất. Tớ dặn rồi đấy nhá nhá nhá.

Monday, June 15, 2009

Chán

Mấy hôm nay cứ thấy chán ngán, chả muốn viết gì.

Nhà cửa bắt đầu bừa bộn ra vì chuẩn bị phân loại đồ để chuyển. Quanh nhà vẫn còn rất nhiều vết tích của chị giúp việc thứ ba. Chị ấy nhanh nhẹn tháo vát, chỉ cần nhìn theo là học được, thì lại mắc bệnh của người tháo vát, tức là ko thích bị ai chỉ huy, và bệnh của người nhanh nhẹn nhưng thiếu kiến thức, tức là nhanh nhảu đoảng. Con chuột máy tính để trên bàn. Chị ấy lau bàn lau vòng quanh con chuột, cũng chả buồn nhấc nó lên để lau. Chị ấy đến khoảng 1 tháng thì chân giường chân bàn chân ghế chân tủ tróc hết cả. Hoá ra là chị ấy khi hút bụi đến chỗ chân bàn chân giường cứ lao ruỳnh ruỳnh máy hút bụi vào, chả uốn lượn tránh né gì cho mệt, làm gì chả tróc. Bảo chị ấy đẩy một cái gì đó qua khe hẹp, chị ấy thay vì lựa cho nó đi qua ko trầy xước thì chỉ cong đít dùng sức đẩy một cái thật mạnh, qua luôn can ko kịp, xước toe toét. Được cái chị ấy còn khoẻ hơn cả bố Bình Nguyên. Có lần có cái đinh vít gỉ bố chú đỏ mặt tía tai vặn ko ra, chị ấy nhìn thấy chắc ngứa mắt, giật lấy vặn ngoéo một cái ra luôn, bố chú trầm trồ.

Tâm trạng ko vui lắm nên hôm qua cao giọng với anh bán hàng người Do Thái ở tiệm đồng hồ. Có lẽ trông mình hiền hiền anh ấy lại tưởng anh ấy át vía được mình, nên anh ta cứ nằn nì nhì nhèo trong khi mình đã nói đi nói lại là mình ko mua. Cuối cùng, bực lên, mình lớn tiếng ngay giữa cửa hàng “tôi phải nói với anh bao nhiêu lần là tôi ko muốn mua cái đồng hồ đó nữa? Anh giữ tôi ở đây lâu quá rồi đấy, mà thời gian thì tôi ko có”. Thế thì anh ta mới chịu thua. Kể ra bình thường, nếu đang ko bực, mình sẽ chẳng làm mất mặt anh ta trước mặt toàn thể đám nhân viên như vậy. Người Do Thái kinh doanh kiên nhẫn thế nên họ mới giàu, chứ như mình mà bán hàng, khách hàng mua thì mua chả mua thì thôi, có lẽ thế nên mình nghèo rớt mùng tơi cũng nên.

Thế giới đang đưa người lên vũ trụ tham quan, cả những người bình thường miễn đủ tiền. Từ vũ trụ nhìn về trái đất chẳng hiểu họ thấy trái đất nhỏ bé đến đâu. Thế mà trên một khoảnh đất nhỏ xíu của cái trái đất nhỏ xíu trong vũ trụ ấy, chúng ta vẫn phải nhọc nhằn đấu tranh và phải trả giá đắt cho một cái quyền hết sức cơ bản của con người là quyền được nói lên những gì mình suy nghĩ mà ko dùng đến bạo lực.

Trong cuộc đấu tranh để được tự do về tư tưởng, thì nhiều người thậm chí còn mất luôn cả tự do thân thể.

Chán. Không theo dõi chính trị nữa.

Chán

Mấy hôm nay cứ thấy chán ngán, chả muốn viết gì.

Nhà cửa bắt đầu bừa bộn ra vì chuẩn bị phân loại đồ để chuyển. Quanh nhà vẫn còn rất nhiều vết tích của chị giúp việc thứ ba. Chị ấy nhanh nhẹn tháo vát, chỉ cần nhìn theo là học được, thì lại mắc bệnh của người tháo vát, tức là ko thích bị ai chỉ huy, và bệnh của người nhanh nhẹn nhưng thiếu kiến thức, tức là nhanh nhảu đoảng. Con chuột máy tính để trên bàn. Chị ấy lau bàn lau vòng quanh con chuột, cũng chả buồn nhấc nó lên để lau. Chị ấy đến khoảng 1 tháng thì chân giường chân bàn chân ghế chân tủ tróc hết cả. Hoá ra là chị ấy khi hút bụi đến chỗ chân bàn chân giường cứ lao ruỳnh ruỳnh máy hút bụi vào, chả uốn lượn tránh né gì cho mệt, làm gì chả tróc. Bảo chị ấy đẩy một cái gì đó qua khe hẹp, chị ấy thay vì lựa cho nó đi qua ko trầy xước thì chỉ cong đít dùng sức đẩy một cái thật mạnh, qua luôn can ko kịp, xước toe toét. Được cái chị ấy còn khoẻ hơn cả bố Bình Nguyên. Có lần có cái đinh vít gỉ bố chú đỏ mặt tía tai vặn ko ra, chị ấy nhìn thấy chắc ngứa mắt, giật lấy vặn ngoéo một cái ra luôn, bố chú trầm trồ.

Tâm trạng ko vui lắm nên hôm qua cao giọng với anh bán hàng người Do Thái ở tiệm đồng hồ. Có lẽ trông mình hiền hiền anh ấy lại tưởng anh ấy át vía được mình, nên anh ta cứ nằn nì nhì nhèo trong khi mình đã nói đi nói lại là mình ko mua. Cuối cùng, bực lên, mình lớn tiếng ngay giữa cửa hàng “tôi phải nói với anh bao nhiêu lần là tôi ko muốn mua cái đồng hồ đó nữa? Anh giữ tôi ở đây lâu quá rồi đấy, mà thời gian thì tôi ko có”. Thế thì anh ta mới chịu thua. Kể ra bình thường, nếu đang ko bực, mình sẽ chẳng làm mất mặt anh ta trước mặt toàn thể đám nhân viên như vậy. Người Do Thái kinh doanh kiên nhẫn thế nên họ mới giàu, chứ như mình mà bán hàng, khách hàng mua thì mua chả mua thì thôi, có lẽ thế nên mình nghèo rớt mùng tơi cũng nên.

Thế giới đang đưa người lên vũ trụ tham quan, cả những người bình thường miễn đủ tiền. Từ vũ trụ nhìn về trái đất chẳng hiểu họ thấy trái đất nhỏ bé đến đâu. Thế mà trên một khoảnh đất nhỏ xíu của cái trái đất nhỏ xíu trong vũ trụ ấy, chúng ta vẫn phải nhọc nhằn đấu tranh và phải trả giá đắt cho một cái quyền hết sức cơ bản của con người là quyền được nói lên những gì mình suy nghĩ mà ko dùng đến bạo lực.

Trong cuộc đấu tranh để được tự do về tư tưởng, thì nhiều người thậm chí còn mất luôn cả tự do thân thể.

Chán. Không theo dõi chính trị nữa.

Saturday, June 13, 2009

H1N1?




Lớp chú Bình Nguyên có bạn đi học nghi là nhiễm cúm A từ chị, nhưng ko biết có phải là H1N1 hay ko. Gia đình ko biết, đến tận khi đứa chị bị trường kia trả về thì mới tá hoả gọi điện cho trường này thông báo. Thế là cả lớp chú giải tán, lớp học và các giáo cụ phải tiệt trùng hết, ban giám hiệu phát thư thông báo như phát truyền đơn, tình hình rất là xôn xao. Trong vụ này chú Bình Nguyên lời to, chú được ở nhà bám đuôi mẹ cả tuần, ngày nào chú cũng được mẹ cho đi vui chơi giải trí ở đâu đó (kẻo ở nhà chắc chú phá sập nhà). Chú quen mui đến nỗi cứ sáng sáng là ra ngó trời ngó đất rồi chạy vào bảo mẹ “mamma hôm nay trời đẹp lắm mình đi chơi ở đâu?”.

Đọc báo chí ở nhà thấy tình hình cứ xôn xao hết cả lên vì cúm này cúm nọ, thế mà mình ở chính giữa NY đây mà chả thấy gì, ngoài thỉnh thoảng dưới tàu điện ngầm thấy có người đeo khẩu trang trông cứ kỳ kỳ.

Bằng thế nào được hồi dịch SARS ở nhà. Hồi đó tự nhiên thấy chàng chuẩn bị sắm nắm, hỏi ra mới biết chàng chuẩn bị đi thăm cặp vợ chồng anh chị bạn cả hai cùng bị SARS đang cách ly trong bệnh viện, hình như lây từ người chú làm bác sĩ vừa từ Pháp về. Chàng bảo “anh ấy là bạn rất thân của anh, anh muốn đi thăm”. Mình gật gù “anh đi đi, nếu bạn thân của em bị như vậy thì em cũng đi”. Người chú của anh bạn chàng cuối cùng ko qua khỏi, còn anh chị ấy thì may quá khỏi bệnh.

Thương nhất là Carlo Urbani. Cả hội tuần trước tụ tập, nhảy nhót loạn xạ, anh ấy cứ ngồi như ngồi thiền ở bàn, cười cười rất hiền giữa cả đám nhí nhố. Thế mà tuần sau đã thấy bị bệnh, rồi chẳng qua khỏi, để lại chị vợ cùng 3 đứa con nhỏ chả biết bấu víu vào đâu, đành quyết định về nước, bỏ lại nhà cửa tất tật. Cuối năm một cậu bạn trong nhóm tổ chức một buổi tưởng niệm, mình vẫn nhớ thằng con lớn của Carlo mặt buồn thiu lên chơi bài My way “and now the end is near and so I face my final curtain…”.

Không có Carlo Urbani, chả hiểu dịch SARS ở Hà nội có được chặn đứng hiệu quả như vậy ko nhỉ, hay lại giống bọn tàu khựa giấu như mèo giấu cứt vì sợ khách du lịch ko đến nữa thì lại ko đạt tăng trưởng vũ bão. Mình vẫn nhớ hồi đó ngành nhà hàng khách sạn ở Hà nội thật thê thảm, khách vắng teo, doanh thu chỉ còn chưa đầy 1/3. Những cuộc họp Executive ở cơ quan mình buổi sáng điểm doanh thu hôm trước lèo tèo, vị nào vị nấy mặt cứ dài như cái bơm nghe tổng quản lý chỉ tay xỉa xói.

Hồi đó còn chẳng thấy sợ, vẫn tụ tập đông người ăn chơi nhảy múa, nên bây giờ ko sợ là phải. Con gái bà Nuôi gọi điện sang giọng hớt hải nêu rất cụ thể số người chết số người nhiễm bệnh ở Mỹ, thế mà bà Nuôi mắt tròn mắt dẹt hỏi lại mình thì mình cứ ngớ hết cả ra chả nắm được tình hình ra sao.

Vài dòng báo cáo cho các bạn tớ cứ hỏi tớ tình hình cúm kiếc ở Mỹ nó ra làm sao.

H1N1?




Lớp chú Bình Nguyên có bạn đi học nghi là nhiễm cúm A từ chị, nhưng ko biết có phải là H1N1 hay ko. Gia đình ko biết, đến tận khi đứa chị bị trường kia trả về thì mới tá hoả gọi điện cho trường này thông báo. Thế là cả lớp chú giải tán, lớp học và các giáo cụ phải tiệt trùng hết, ban giám hiệu phát thư thông báo như phát truyền đơn, tình hình rất là xôn xao. Trong vụ này chú Bình Nguyên lời to, chú được ở nhà bám đuôi mẹ cả tuần, ngày nào chú cũng được mẹ cho đi vui chơi giải trí ở đâu đó (kẻo ở nhà chắc chú phá sập nhà). Chú quen mui đến nỗi cứ sáng sáng là ra ngó trời ngó đất rồi chạy vào bảo mẹ “mamma hôm nay trời đẹp lắm mình đi chơi ở đâu?”.

Đọc báo chí ở nhà thấy tình hình cứ xôn xao hết cả lên vì cúm này cúm nọ, thế mà mình ở chính giữa NY đây mà chả thấy gì, ngoài thỉnh thoảng dưới tàu điện ngầm thấy có người đeo khẩu trang trông cứ kỳ kỳ.

Bằng thế nào được hồi dịch SARS ở nhà. Hồi đó tự nhiên thấy chàng chuẩn bị sắm nắm, hỏi ra mới biết chàng chuẩn bị đi thăm cặp vợ chồng anh chị bạn cả hai cùng bị SARS đang cách ly trong bệnh viện, hình như lây từ người chú làm bác sĩ vừa từ Pháp về. Chàng bảo “anh ấy là bạn rất thân của anh, anh muốn đi thăm”. Mình gật gù “anh đi đi, nếu bạn thân của em bị như vậy thì em cũng đi”. Người chú của anh bạn chàng cuối cùng ko qua khỏi, còn anh chị ấy thì may quá khỏi bệnh.

Thương nhất là Carlo Urbani. Cả hội tuần trước tụ tập, nhảy nhót loạn xạ, anh ấy cứ ngồi như ngồi thiền ở bàn, cười cười rất hiền giữa cả đám nhí nhố. Thế mà tuần sau đã thấy bị bệnh, rồi chẳng qua khỏi, để lại chị vợ cùng 3 đứa con nhỏ chả biết bấu víu vào đâu, đành quyết định về nước, bỏ lại nhà cửa tất tật. Cuối năm một cậu bạn trong nhóm tổ chức một buổi tưởng niệm, mình vẫn nhớ thằng con lớn của Carlo mặt buồn thiu lên chơi bài My way “and now the end is near and so I face my final curtain…”.

Không có Carlo Urbani, chả hiểu dịch SARS ở Hà nội có được chặn đứng hiệu quả như vậy ko nhỉ, hay lại giống bọn tàu khựa giấu như mèo giấu cứt vì sợ khách du lịch ko đến nữa thì lại ko đạt tăng trưởng vũ bão. Mình vẫn nhớ hồi đó ngành nhà hàng khách sạn ở Hà nội thật thê thảm, khách vắng teo, doanh thu chỉ còn chưa đầy 1/3. Những cuộc họp Executive ở cơ quan mình buổi sáng điểm doanh thu hôm trước lèo tèo, vị nào vị nấy mặt cứ dài như cái bơm nghe tổng quản lý chỉ tay xỉa xói.

Hồi đó còn chẳng thấy sợ, vẫn tụ tập đông người ăn chơi nhảy múa, nên bây giờ ko sợ là phải. Con gái bà Nuôi gọi điện sang giọng hớt hải nêu rất cụ thể số người chết số người nhiễm bệnh ở Mỹ, thế mà bà Nuôi mắt tròn mắt dẹt hỏi lại mình thì mình cứ ngớ hết cả ra chả nắm được tình hình ra sao.

Vài dòng báo cáo cho các bạn tớ cứ hỏi tớ tình hình cúm kiếc ở Mỹ nó ra làm sao.

Thursday, June 11, 2009

Anh Muôn

Hôm qua đi dự buổi nói chuyện với Ban Ki-Moon do B’nai B’rith tổ chức. Người Do Thái lắm tiền nên là một cộng đồng khá có thế lực ở NY, chứ bình thường cũng khó ai mời được Tổng thư ký Liên hợp quốc đến nói chuyện cả buổi và trả lời đủ thứ câu hỏi cắc cớ của khán giả. Vụ siêu lừa Madoff vừa rồi, khá nhiều tổ chức Do Thái mất tiền chỉ bởi họ nhiều tiền quá ko biết để vào đâu, ngân hàng thì họ vốn ko tin tưởng từ xưa, hồi thảm hoạ diệt chủng bao nhiêu ngân hàng cứ thế cướp ko toàn bộ số tiền và tài sản gửi của họ. Khổ thân người Do Thái, cứ com cóp tích luỹ, rồi nhiều tiền quá ko biết để vào đâu, và để vào đâu cũng mất.

Tuy nhiên trở lại với anh Ban Ki-Moon, mình hoàn toàn ko ấn tượng với buổi nói chuyện này. Người châu Á khó thành công ở trời Âu, theo mình vì những lý do chủ yếu như sau:

- Tiềm lực kinh tế của nước họ ko ấn tượng

- Phông văn hoá

- Vóc dáng

Để thành công ngang một người châu Âu, một người châu Á phải giỏi hơn và nỗ lực hơn anh châu Âu kia gấp nhiều lần. Một cá nhân châu Á dù xuất sắc đến đâu, vướng phải một trong 3 lý do trên thì đã tụt hạng ko biết đường nào mà kể. Ví dụ, trong một cuộc gặp gỡ quốc tế, nếu mình là dân nước nghèo, nước nhỏ, thì dù có vững vàng đến mấy cũng khó tránh khỏi suy nghĩ nhược tiểu, chưa kể còn chả mấy ai để ý đến mình. Ngược lại, mấy thằng Mỹ, Anh, Đức, nhiều khi như mấy thằng điên thế mà vẫn tự tin dõng dạc. Cộng thêm nữa là phông văn hoá. Người châu Á (viễn Á chứ ko phải Trung Á) trọng lễ nghi, nhiều khi thành khúm núm, vòng vèo nói giảm nói tránh chỉ sợ làm tổn thương người đối diện, riêng cái đó cũng làm cho mình trông nhược hẳn so với bọn tư bản khệnh khạng nói cười rổn rảng, Không là Không mà Có là Có, ai tự ái thì tough luck. Lý do cuối cùng là vóc dáng. Mấy người tự tin được như thời xưa có Napoleon từng bảo chiều cao của một người đàn ông tính từ đầu lên đến trời, hoặc thời nay là Berlusconi lùn như cái nấm nhưng giàu nứt đố đổ vách quyền thế nghiêng thiên hạ. Lấy ví dụ đơn giản như cuộc gặp gần đây giữa Obama và Sarkozy, anh Obama cao, thẳng, thân hình chuẩn, làm cho anh Sarkozy phải kê bục trèo lên phát biểu trông cho đỡ cột đèn máy nước. Chẳng cần biết anh nào giỏi anh nào kém, ai đúng ai sai, chỉ biết anh đứng thu lu trên bục trông cứ kỳ kỳ.

Đấy, xuất sắc đến mấy, vướng phải một trong 3 lý do trên thì thành công cũng đã giảm mấy phần, chưa kể nhiều khi còn dính cả 3 lý do một lúc thì…chậc chậc. Mà là người châu Á thì nào có ai thoát được ít nhất một trong các lý do trên.

Anh Ban Ki-Moon hẳn nhiên phải là một cá nhân rất xuất sắc mới được chọn vào trọng trách trên. Nhưng anh chẳng gây ấn tượng vì anh nhỏ nhẹ, cúi chào liên tục, hai tay cứ bắt chéo che che đằng trước rất Hàn Quốc, lưng cũng liên tục cúi khòng khòng. Được cái anh rất nice, lúc kết thúc cuộc nói chuyện, giữa vòng vây vệ sĩ hộ tống anh đi ra, chẳng hiểu sao anh lại rẽ đám vệ sĩ ra bắt tay mình đang đứng nhìn lơ láo gần đó?

Anh Muôn

Hôm qua đi dự buổi nói chuyện với Ban Ki-Moon do B’nai B’rith tổ chức. Người Do Thái lắm tiền nên là một cộng đồng khá có thế lực ở NY, chứ bình thường cũng khó ai mời được Tổng thư ký Liên hợp quốc đến nói chuyện cả buổi và trả lời đủ thứ câu hỏi cắc cớ của khán giả. Vụ siêu lừa Madoff vừa rồi, khá nhiều tổ chức Do Thái mất tiền chỉ bởi họ nhiều tiền quá ko biết để vào đâu, ngân hàng thì họ vốn ko tin tưởng từ xưa, hồi thảm hoạ diệt chủng bao nhiêu ngân hàng cứ thế cướp ko toàn bộ số tiền và tài sản gửi của họ. Khổ thân người Do Thái, cứ com cóp tích luỹ, rồi nhiều tiền quá ko biết để vào đâu, và để vào đâu cũng mất.

Tuy nhiên trở lại với anh Ban Ki-Moon, mình hoàn toàn ko ấn tượng với buổi nói chuyện này. Người châu Á khó thành công ở trời Âu, theo mình vì những lý do chủ yếu như sau:

- Tiềm lực kinh tế của nước họ ko ấn tượng

- Phông văn hoá

- Vóc dáng

Để thành công ngang một người châu Âu, một người châu Á phải giỏi hơn và nỗ lực hơn anh châu Âu kia gấp nhiều lần. Một cá nhân châu Á dù xuất sắc đến đâu, vướng phải một trong 3 lý do trên thì đã tụt hạng ko biết đường nào mà kể. Ví dụ, trong một cuộc gặp gỡ quốc tế, nếu mình là dân nước nghèo, nước nhỏ, thì dù có vững vàng đến mấy cũng khó tránh khỏi suy nghĩ nhược tiểu, chưa kể còn chả mấy ai để ý đến mình. Ngược lại, mấy thằng Mỹ, Anh, Đức, nhiều khi như mấy thằng điên thế mà vẫn tự tin dõng dạc. Cộng thêm nữa là phông văn hoá. Người châu Á (viễn Á chứ ko phải Trung Á) trọng lễ nghi, nhiều khi thành khúm núm, vòng vèo nói giảm nói tránh chỉ sợ làm tổn thương người đối diện, riêng cái đó cũng làm cho mình trông nhược hẳn so với bọn tư bản khệnh khạng nói cười rổn rảng, Không là Không mà Có là Có, ai tự ái thì tough luck. Lý do cuối cùng là vóc dáng. Mấy người tự tin được như thời xưa có Napoleon từng bảo chiều cao của một người đàn ông tính từ đầu lên đến trời, hoặc thời nay là Berlusconi lùn như cái nấm nhưng giàu nứt đố đổ vách quyền thế nghiêng thiên hạ. Lấy ví dụ đơn giản như cuộc gặp gần đây giữa Obama và Sarkozy, anh Obama cao, thẳng, thân hình chuẩn, làm cho anh Sarkozy phải kê bục trèo lên phát biểu trông cho đỡ cột đèn máy nước. Chẳng cần biết anh nào giỏi anh nào kém, ai đúng ai sai, chỉ biết anh đứng thu lu trên bục trông cứ kỳ kỳ.

Đấy, xuất sắc đến mấy, vướng phải một trong 3 lý do trên thì thành công cũng đã giảm mấy phần, chưa kể nhiều khi còn dính cả 3 lý do một lúc thì…chậc chậc. Mà là người châu Á thì nào có ai thoát được ít nhất một trong các lý do trên.

Anh Ban Ki-Moon hẳn nhiên phải là một cá nhân rất xuất sắc mới được chọn vào trọng trách trên. Nhưng anh chẳng gây ấn tượng vì anh nhỏ nhẹ, cúi chào liên tục, hai tay cứ bắt chéo che che đằng trước rất Hàn Quốc, lưng cũng liên tục cúi khòng khòng. Được cái anh rất nice, lúc kết thúc cuộc nói chuyện, giữa vòng vây vệ sĩ hộ tống anh đi ra, chẳng hiểu sao anh lại rẽ đám vệ sĩ ra bắt tay mình đang đứng nhìn lơ láo gần đó?

Tuesday, June 9, 2009

Hồi ký của một thằng hèn

Tên sách : Hồi ký của một thằng hèn

Tác giả nhạc sĩ Tô Hải

Mình khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này. Những bạn ở Mỹ càng có điều kiện đặt mua, chỉ cần gửi email về uyenthao1@juno.com, nhớ ghi tên và địa chỉ, sách sẽ gửi đến tận nhà, nhận sách rồi mới gửi séc trả tiền, 25usd tiền sách và 3usd tiền bưu phí.

Thực ra với những người hay đọc sách đen như mình thì những điều Tô Hải viết chẳng có gì là mới. Chỉ có điều thêm một nhân chứng sống nữa dám đứng lên vạch mặt sự dối trá, dốt nát của chủ nghĩa cộng sản và một bè lũ sống bám theo nó để trục lợi trên xương máu dân tộc, thì là một điều rất đáng đọc và suy ngẫm. Nó lý giải tại sao chúng ta, cần cù có tiếng, trí thông minh cũng chả đến nỗi nào, mà vẫn cứ nghèo mãi và hèn mãi.

Mấy thế kỷ trước, ko hiểu mấy ông tây nhiều râu rỗi việc ra sao, hay chỉ đơn giản muốn nêu lên một học thuyết gì đó khác người một tý để còn ghi lại tiếng với đời, mà lại vẽ ra chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, để cho những thằng tham vọng bệnh hoạn và những thằng cơ hội níu lấy như chân lý. Ở VN, thứ chủ nghĩa đó còn trở nên cực kỳ lố bịch khi nó được giai cấp nông dân i tờ thứ thiệt lãnh đạo.

Thực ra, đến giờ thì cũng chẳng còn ai tin, từ quan đến dân, chỉ còn những thằng giả vờ tin hoặc giả vờ điếc để tiếp tục kiếm chác những khoản lợi kếch xù cuối cùng, rồi chắc chúng nó sẽ hạ cánh an toàn ở một nơi nào đó với những tài khoản bộn đô la đặt ở những nước trung lập.

Mình mới đọc được một nửa, buồn cười nhất là ông Cù Huy Cận bị tác giả vạch mặt. Ông Cù này còn sống hay đã chết nhỉ chả nhớ. Chỉ nhớ lớp 9, chương trình làm văn suốt ngày phải ca ngợi những vần thơ ngô nghê khó ngửi của các bậc lão thành cách mạng, hết Hồ Chí Minh đến Tố Hữu, mệt vô cùng, thế nên khi phải ca ngợi cả ông Cù này nữa thì mình hết chịu nổi, tương ngay cho một câu vào bài tập làm văn “bài thơ này khó có thể gọi là hay về mặt nghệ thuật” và bị cô giáo dạy văn đồng thời là chủ nhiệm xướng lên sang sảng giữa lớp, mắt sáng quắc lườm mình nhoay nhoáy (thực ra là cô răn đe để học trò yêu khỏi làm bậy).

Thế nên bạn nào có điều kiện thì rất nên đọc cuốn sách này, ngoài sự chua chát cho cả một dân tộc bị buộc phải đi lầm đường, buộc phải hèn, những tài năng hiếm có bị buộc phải thui chột, thì có những chi tiết hài ko thể tả, ví dụ nhà văn Phùng Quán khi bị ép phải viết bản tự kiểm điểm cái tội của mình đối với nông dân thì đã viết như sau “tôi đã lấy trộm của bác nông dân cái quần duy nhất khi bác ta cởi truồng đánh dậm dưới sông để đến nỗi bác ta, khi về nhà, phải úp hai tay trên chim làm trò cười cho cả làng” hoặc “ở chiến khu, do bị ghẻ tầu tôi ko mặc quần được nên đã ăn cắp một lá cờ thờ thành hoàng quấn xung quanh người, tôi đã xúc phạm tín ngưỡng thiêng liêng của nông dân”.

Nhạc sĩ Tô Hải, nếu còn ở VN nhất định tôi phải đến thăm ông ấy.

Hồi ký của một thằng hèn

Tên sách : Hồi ký của một thằng hèn

Tác giả nhạc sĩ Tô Hải

Mình khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này. Những bạn ở Mỹ càng có điều kiện đặt mua, chỉ cần gửi email về uyenthao1@juno.com, nhớ ghi tên và địa chỉ, sách sẽ gửi đến tận nhà, nhận sách rồi mới gửi séc trả tiền, 25usd tiền sách và 3usd tiền bưu phí.

Thực ra với những người hay đọc sách đen như mình thì những điều Tô Hải viết chẳng có gì là mới. Chỉ có điều thêm một nhân chứng sống nữa dám đứng lên vạch mặt sự dối trá, dốt nát của chủ nghĩa cộng sản và một bè lũ sống bám theo nó để trục lợi trên xương máu dân tộc, thì là một điều rất đáng đọc và suy ngẫm. Nó lý giải tại sao chúng ta, cần cù có tiếng, trí thông minh cũng chả đến nỗi nào, mà vẫn cứ nghèo mãi và hèn mãi.

Mấy thế kỷ trước, ko hiểu mấy ông tây nhiều râu rỗi việc ra sao, hay chỉ đơn giản muốn nêu lên một học thuyết gì đó khác người một tý để còn ghi lại tiếng với đời, mà lại vẽ ra chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, để cho những thằng tham vọng bệnh hoạn và những thằng cơ hội níu lấy như chân lý. Ở VN, thứ chủ nghĩa đó còn trở nên cực kỳ lố bịch khi nó được giai cấp nông dân i tờ thứ thiệt lãnh đạo.

Thực ra, đến giờ thì cũng chẳng còn ai tin, từ quan đến dân, chỉ còn những thằng giả vờ tin hoặc giả vờ điếc để tiếp tục kiếm chác những khoản lợi kếch xù cuối cùng, rồi chắc chúng nó sẽ hạ cánh an toàn ở một nơi nào đó với những tài khoản bộn đô la đặt ở những nước trung lập.

Mình mới đọc được một nửa, buồn cười nhất là ông Cù Huy Cận bị tác giả vạch mặt. Ông Cù này còn sống hay đã chết nhỉ chả nhớ. Chỉ nhớ lớp 9, chương trình làm văn suốt ngày phải ca ngợi những vần thơ ngô nghê khó ngửi của các bậc lão thành cách mạng, hết Hồ Chí Minh đến Tố Hữu, mệt vô cùng, thế nên khi phải ca ngợi cả ông Cù này nữa thì mình hết chịu nổi, tương ngay cho một câu vào bài tập làm văn “bài thơ này khó có thể gọi là hay về mặt nghệ thuật” và bị cô giáo dạy văn đồng thời là chủ nhiệm xướng lên sang sảng giữa lớp, mắt sáng quắc lườm mình nhoay nhoáy (thực ra là cô răn đe để học trò yêu khỏi làm bậy).

Thế nên bạn nào có điều kiện thì rất nên đọc cuốn sách này, ngoài sự chua chát cho cả một dân tộc bị buộc phải đi lầm đường, buộc phải hèn, những tài năng hiếm có bị buộc phải thui chột, thì có những chi tiết hài ko thể tả, ví dụ nhà văn Phùng Quán khi bị ép phải viết bản tự kiểm điểm cái tội của mình đối với nông dân thì đã viết như sau “tôi đã lấy trộm của bác nông dân cái quần duy nhất khi bác ta cởi truồng đánh dậm dưới sông để đến nỗi bác ta, khi về nhà, phải úp hai tay trên chim làm trò cười cho cả làng” hoặc “ở chiến khu, do bị ghẻ tầu tôi ko mặc quần được nên đã ăn cắp một lá cờ thờ thành hoàng quấn xung quanh người, tôi đã xúc phạm tín ngưỡng thiêng liêng của nông dân”.

Nhạc sĩ Tô Hải, nếu còn ở VN nhất định tôi phải đến thăm ông ấy.

Sunday, June 7, 2009

Những chuyện tẽn tò (phần 4)

Khỏi phải nói con bạn mình nó hét lên như còi thế nào sau khi được mình tường thuật lại chuyện mình dạy đại sư phụ ở trên. Từ ngày đó mình được gọi đến với cái tên “bạn của H” làm con bạn mình tên H cứ giật thon thót. Đến ngày thầy cô giáo, cả lớp võ đến thăm đại sư phụ, mình đã phải chọn chỗ ngồi ngoài cửa, nấp sau lưng một anh to béo, mà vẫn nghe giọng đại sư phụ sang sảng “cái cô dạy tôi Vĩnh Xuân đâu rồi?”. Lúc đó nếu đất mà nứt ra một lỗ thì chắc mình cũng nhảy vào đó quá. Híc híc

Con bạn mình sau vụ đó cạch mình, nó bảo mình đi đâu chỉ tổ làm nó xấu mặt, nó âm thầm đi học Vĩnh Xuân ở hai chỗ một lúc để lên trình và kiên quyết ko khai báo nơi học thứ hai cho mình biết để mình còn đi theo, chỗ cột cờ này thì vì mình biết rồi nên tiếp tục lên ám quẻ nó thì nó đành chịu.

Đó là tình huống tẽn tò thứ 3. Kể nốt chuyện, sự nghiệp Vĩnh Xuân của mình ko biết có phải vì khởi đầu quá tẽn tò hay ko mà chả cất cánh được. Bài quyền khởi động, người càng giỏi thì có khả năng đi quyền và điều khiển hơi thở càng chậm. Nghe nói các sư phụ tập xong bài này có khi mất 1 tiếng rưỡi, đại sư phụ có khi còn lâu hơn, các môn sinh trong lớp mèng ra thì cũng được 15 phút, thì mình nhoắng một phát 2 phút xong luôn, thở hồng hộc, biết là càng chậm thì càng tốt mà ko chậm được. Được mỗi cái đứng tấn giỏi, và tập đến bài quyền mô phỏng các thế báo, hổ, mèo, vạc gì đó còn được các anh khen thế đẹp hình đẹp, tức là mô phỏng hình báo vồ thì quả thật cũng ra vuốt báo, dáng vạc bay thì quả thật cũng ra thế vạc, chứ ko phải ra mai thế đào thế.

Tình hình trở nên trầm trọng khi đến bài học ngã, tức là phải ngã thế nào cho ko đau, thì mình ngã sai tư thế thế nào mà cả hai vai đều thâm tím nhấc cánh tay lên cũng đau. Cao trào của sự trầm trọng là đến bài học đấm, mình đấm sai tư thế thế nào trẹo luôn cổ tay bên trái, thế là bỏ. Mấy năm sau đi học nhảy Rap và Hip hop trẹo nốt cổ tay bên phải, từ đó chấm dứt hẳn những trò điên rồ.

Vĩnh Xuân là môn võ tự vệ, mà lại là kiểu tự vệ mềm, nhất là với những môn sinh léng phéng như mình thì tự vệ được đã là quá cả sự mong đợi, còn để tấn công hoặc đánh trả thì có khi nội công phải lên tới mức thượng thừa như đại sư phụ, người như đã nói khi vận công lên có thể dùng ngón tay chọc vỡ một cái chum, nhưng thượng thừa đến mức thế rồi thì lại chả có khát vọng oánh ai. Một lần, một thằng cu tóc rẽ ngôi giữa ở lớp học nó cho mình đánh nó thoải mái để nó biểu diễn các món tránh né linh hoạt. Mình vốn tức thằng này từ lâu vì nó gọi mình là bánh mỳ cháy. Trước khi mình xuất hiện thì nó đen nhất lớp, từ khi mình xuất hiện thì nó trở thành đen nhì lớp. Được lời như cởi tấm lòng, mình thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nó ko khách khí gì.Thế mà mình ko thể chạm được vào người nó, vì tất cả những đòn đấm đá thậm chí cả cù và dứt tóc rất tiểu nhân của mình đều bị nó uốn éo gạt ra hết.

Vậy nên, mình thích triết lý của Vĩnh Xuân, nếu có phải phản ứng thì chỉ là để tự vệ, mà cũng chỉ tự vệ để vô hiệu hoá một sự tấn công, làm kẻ tấn công phải phát điên phát rồ lên vì bất lực. Còn đệ tử Vĩnh Xuân lúc bình thường chỉ thấy đứng quay quay tay điệu bộ rất vô hồn, tuyệt nhiên chả thấy đấm đá sát thương ai bao giờ

Những chuyện tẽn tò (phần 4)

Khỏi phải nói con bạn mình nó hét lên như còi thế nào sau khi được mình tường thuật lại chuyện mình dạy đại sư phụ ở trên. Từ ngày đó mình được gọi đến với cái tên “bạn của H” làm con bạn mình tên H cứ giật thon thót. Đến ngày thầy cô giáo, cả lớp võ đến thăm đại sư phụ, mình đã phải chọn chỗ ngồi ngoài cửa, nấp sau lưng một anh to béo, mà vẫn nghe giọng đại sư phụ sang sảng “cái cô dạy tôi Vĩnh Xuân đâu rồi?”. Lúc đó nếu đất mà nứt ra một lỗ thì chắc mình cũng nhảy vào đó quá. Híc híc

Con bạn mình sau vụ đó cạch mình, nó bảo mình đi đâu chỉ tổ làm nó xấu mặt, nó âm thầm đi học Vĩnh Xuân ở hai chỗ một lúc để lên trình và kiên quyết ko khai báo nơi học thứ hai cho mình biết để mình còn đi theo, chỗ cột cờ này thì vì mình biết rồi nên tiếp tục lên ám quẻ nó thì nó đành chịu.

Đó là tình huống tẽn tò thứ 3. Kể nốt chuyện, sự nghiệp Vĩnh Xuân của mình ko biết có phải vì khởi đầu quá tẽn tò hay ko mà chả cất cánh được. Bài quyền khởi động, người càng giỏi thì có khả năng đi quyền và điều khiển hơi thở càng chậm. Nghe nói các sư phụ tập xong bài này có khi mất 1 tiếng rưỡi, đại sư phụ có khi còn lâu hơn, các môn sinh trong lớp mèng ra thì cũng được 15 phút, thì mình nhoắng một phát 2 phút xong luôn, thở hồng hộc, biết là càng chậm thì càng tốt mà ko chậm được. Được mỗi cái đứng tấn giỏi, và tập đến bài quyền mô phỏng các thế báo, hổ, mèo, vạc gì đó còn được các anh khen thế đẹp hình đẹp, tức là mô phỏng hình báo vồ thì quả thật cũng ra vuốt báo, dáng vạc bay thì quả thật cũng ra thế vạc, chứ ko phải ra mai thế đào thế.

Tình hình trở nên trầm trọng khi đến bài học ngã, tức là phải ngã thế nào cho ko đau, thì mình ngã sai tư thế thế nào mà cả hai vai đều thâm tím nhấc cánh tay lên cũng đau. Cao trào của sự trầm trọng là đến bài học đấm, mình đấm sai tư thế thế nào trẹo luôn cổ tay bên trái, thế là bỏ. Mấy năm sau đi học nhảy Rap và Hip hop trẹo nốt cổ tay bên phải, từ đó chấm dứt hẳn những trò điên rồ.

Vĩnh Xuân là môn võ tự vệ, mà lại là kiểu tự vệ mềm, nhất là với những môn sinh léng phéng như mình thì tự vệ được đã là quá cả sự mong đợi, còn để tấn công hoặc đánh trả thì có khi nội công phải lên tới mức thượng thừa như đại sư phụ, người như đã nói khi vận công lên có thể dùng ngón tay chọc vỡ một cái chum, nhưng thượng thừa đến mức thế rồi thì lại chả có khát vọng oánh ai. Một lần, một thằng cu tóc rẽ ngôi giữa ở lớp học nó cho mình đánh nó thoải mái để nó biểu diễn các món tránh né linh hoạt. Mình vốn tức thằng này từ lâu vì nó gọi mình là bánh mỳ cháy. Trước khi mình xuất hiện thì nó đen nhất lớp, từ khi mình xuất hiện thì nó trở thành đen nhì lớp. Được lời như cởi tấm lòng, mình thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nó ko khách khí gì.Thế mà mình ko thể chạm được vào người nó, vì tất cả những đòn đấm đá thậm chí cả cù và dứt tóc rất tiểu nhân của mình đều bị nó uốn éo gạt ra hết.

Vậy nên, mình thích triết lý của Vĩnh Xuân, nếu có phải phản ứng thì chỉ là để tự vệ, mà cũng chỉ tự vệ để vô hiệu hoá một sự tấn công, làm kẻ tấn công phải phát điên phát rồ lên vì bất lực. Còn đệ tử Vĩnh Xuân lúc bình thường chỉ thấy đứng quay quay tay điệu bộ rất vô hồn, tuyệt nhiên chả thấy đấm đá sát thương ai bao giờ

Friday, June 5, 2009

Những chuyện tẽn tò (phần 3)

Hồi đó đánh đu theo con bạn, nó đi học võ với hy vọng (hão huyền) là cái bụng như cái trống của nó sẽ thon thả lại từ đó ngực và mông trông sẽ to ra tương đối vv và vv, nó lại còn bảo sư phụ gầy như một cái que gió thổi bay thế mà nội lực thâm hậu đến độ có thể dùng ngón tay trỏ chọc vỡ một cái chum, mình nghe xong mắt lác quệch, thế là mình cũng tò tò lên lớp học võ định là buổi đầu tiên kiến tập và các buổi sau sẽ tập nghiêm chỉnh, hy vọng là nội lực bằng một phần nhỏ của sư phụ thôi cũng đã là mãn nguyện lắm rồi.

Buổi kiến tập, mình vẫn nhớ mình đứng vắt vẻo trên tầng 3 Cột cờ Hà nội chổng mông ngó xuống lớp tập trên tầng 2, nơi con bạn mình đang lăn lê bò toài với bộ dạng vô cùng ẻo lả.

Đứng cạnh mình là một chú tầm trung niên, đến sau mình một tý. Mình đứng một mình xem mọi người oánh nhau bên dưới thì rất ngứa mồm, thú tính nói nhảm đang nổi lên đùng đùng, thế nên mình mừng như mở cờ khi thấy chú ấy làm quen trước:

- Cháu định đến tập đấy à?

- (mặt rất quan trọng) cháu xem thôi, buổi đầu kiến tập cho có khái niệm buổi sau mới vào tập cho đỡ bỡ ngỡ.

- Ừ, hay đấy. Thế cháu tập Vĩnh Xuân bao giờ chưa?

- Chưa ạ

- Tại sao cháu lại thích Vĩnh Xuân?

- Chú định tập à? Chú nên tập đi. Cháu thích sự ôn hoà uyển chuyển của nó, thế này này (mồm nói tay mình khua khoắng thể hiện luôn vài nước vừa kiến tập học lỏm được)

- Ôi chỉ xem thôi mà cháu đã học được cơ à giỏi thế. Thế theo cháu chú có tập Vĩnh Xuân được ko?

- (mình ngắm chú ấy từ đầu đến chân ra vẻ rất kẻ cả, dù sao thì mình cũng đã kiến tập hơn chú ấy vài phút) Chú có mềm dẻo ko? Nếu chú mềm dẻo thì chú sẽ học được

- (Chú ấy chìa ra bàn tay nhỏ nhắn trắng nuột nà như tay con gái, đến giờ mình vẫn nhớ y nguyên hình ảnh đôi bàn tay chú ấy chìa ra, và ngoáy ngoáy rất dẻo) Dẻo thế này có được ko?

- Ồ thế này thì dẻo đấy, chú đi tập đi, chắc chắn là chú sẽ tập được. Sao chú là con trai mà chú dẻo thế?

- À chú là bác sĩ phẫu thuật mà

- Ơ chú là bác sĩ phẫu thuật à, thế chú phẫu thuật cái gì thế?

….

Câu chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến tận khi giờ giải lao, con bạn mình chạy ra:

- Liều nhỉ, dám tán chuyện với đại sư phụ

- Đại sư phụ nào?

- Đại sư phụ đứng cạnh ấy đấy còn gì, chú ấy là người cao nhất trong môn phái Vĩnh Xuân ở Hà nội, chú ấy thường chỉ truyền chỉ thị qua các sư phụ, các anh lớp trưởng còn sợ ko dám nói chuyện với chú ấy

- (Mình ngẩn hết cả mặt ) Thế mà chú ấy bảo tớ chú ấy là bác sĩ phẫu thuật đang muốn học Vĩnh Xuân.

- Chết rồi, ấy nói gì với chú ấy?

...