Saturday, March 31, 2007

Mùa xuân ở New York

Cuối cùng thì mùa xuân đã về. Mùa đông New York khắc nghiệt, lạnh giá và dài tưởng không bao giờ dứt cuối cùng cũng đã qua.
Mùa xuân ở New York bạt ngàn hoa, đủ màu sắc. Hoa trồng giữa đường, dọc vỉa hè, trong chậu cảnh bên cửa sổ, trong công viên. Những hàng cây dọc các con phố nở hoa trắng xóa, chẳng biết là hoa gì. Các chợ di động của các trang trại bên ngoài cũng bày bán đủ các loại hoa. Có loại hoa trông rất giống hoa đào, lại có cả loa kèn trắng. Ở nhà tháng 4 cũng là tháng của hoa loa kèn. Sinh nhật của tớ vào cuối tháng 5 nhưng vì tớ thích loa kèn quá nên cứ tự nhận là tớ sinh vào tháng hoa loa kèn chứ thực ra đến cuối tháng 5 thì loa kèn tả tơi hết từ đời nào. Thích thật, giá mà bây giờ được nhìn thấy một chiếc xe đạp chở một rổ loa kèn trắng cao ngất nghểu rong ruổi trên các phố phường Hà nội, mồ hôi ướt đẫm lưng chị bán hoa đội cái nón lá...
Tớ cũng thích trồng hoa. Tớ có ý định trồng hoa bên cửa sổ từ cách đây hơn một năm. Thế là mùa xuân năm ngoái tớ lọ mọ vừa tìm trong nhà vừa mua được ở bên ngoài mấy cái chậu hoa, nhưng đến lúc tớ thu xếp được thời gian đi tìm mua đất thì đã quá mùa, không ai bán đất nữa. Thế là tớ lỡ mất một năm. Năm nay tớ lọ mọ đi mua được đất rồi thì lại không tìm được hạt giống hoa, hình như là muốn trồng hoa thì phải mua hạt giống từ hồi mùa đông. Thế chẳng nhẽ tớ lại lỡ mất một năm nữa?


Mùa xuân ở New York

Cuối cùng thì mùa xuân đã về. Mùa đông New York khắc nghiệt, lạnh giá và dài tưởng không bao giờ dứt cuối cùng cũng đã qua.
Mùa xuân ở New York bạt ngàn hoa, đủ màu sắc. Hoa trồng giữa đường, dọc vỉa hè, trong chậu cảnh bên cửa sổ, trong công viên. Những hàng cây dọc các con phố nở hoa trắng xóa, chẳng biết là hoa gì. Các chợ di động của các trang trại bên ngoài cũng bày bán đủ các loại hoa. Có loại hoa trông rất giống hoa đào, lại có cả loa kèn trắng. Ở nhà tháng 4 cũng là tháng của hoa loa kèn. Sinh nhật của tớ vào cuối tháng 5 nhưng vì tớ thích loa kèn quá nên cứ tự nhận là tớ sinh vào tháng hoa loa kèn chứ thực ra đến cuối tháng 5 thì loa kèn tả tơi hết từ đời nào. Thích thật, giá mà bây giờ được nhìn thấy một chiếc xe đạp chở một rổ loa kèn trắng cao ngất nghểu rong ruổi trên các phố phường Hà nội, mồ hôi ướt đẫm lưng chị bán hoa đội cái nón lá...
Tớ cũng thích trồng hoa. Tớ có ý định trồng hoa bên cửa sổ từ cách đây hơn một năm. Thế là mùa xuân năm ngoái tớ lọ mọ vừa tìm trong nhà vừa mua được ở bên ngoài mấy cái chậu hoa, nhưng đến lúc tớ thu xếp được thời gian đi tìm mua đất thì đã quá mùa, không ai bán đất nữa. Thế là tớ lỡ mất một năm. Năm nay tớ lọ mọ đi mua được đất rồi thì lại không tìm được hạt giống hoa, hình như là muốn trồng hoa thì phải mua hạt giống từ hồi mùa đông. Thế chẳng nhẽ tớ lại lỡ mất một năm nữa?


Người nhập cư ở New York

Tớ chẳng tin những bác tuyên bố là tôi yêu đất nước nên tôi quay về phục vụ cho đất nước tôi. Thật vớ vẩn. Ở thời đại này chẳng ai yêu nước trước khi yêu chính bản thân mình và gia đình mình cả. Cứ thú nhận thế cho nhanh.
Tớ không dám nói là tớ đã đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng tớ có thể nói rằng tớ đã đi khá nhiều nơi và có cơ hội quan sát khá nhiều cuộc sống của những người nhập cư ở các nước phát triển, đặc biệt là ở New York.
Ở New York có sự phân hóa rất rõ ràng. Nếu không ở đây tớ sẽ không thể hình dung được nước Mỹ, tượng trưng của dân chủ, lại có sự phân biệt đối xử và mâu thuẫn trong nội bộ dân cư đến thế.
Ở New York, người Ý mở nhà hàng, người Trung Quốc vừa mở nhà hàng vừa buôn bán nhỏ tại khu chợ Tàu, người Hàn Quốc làm móng tay móng chân hoặc mở hiệu giặt là, người Pakistan lái taxi và làm chủ hiệu bán khung ảnh kiêm luôn chụp ảnh hộ chiếu, người Philippines trông trẻ, người Nam Mỹ làm bồi bàn, người da đen làm bảo vệ, lái taxi và phu khuân vác, phụ nữ da đen thì làm công việc trông trẻ, chăm người già và dọn dẹp thời vụ, đặc biệt mấy công việc khuân vác nặng nhọc thì chỉ có mấy anh Nga, Rumania vv to khỏe làm được.
Còn người Việt Nam ở Manhattan chủ yếu tập trung buôn bán ở khu chợ Tàu. Tớ nghe nói trên Boston thị trường làm móng tay móng chân chủ yếu do người Việt chiếm lĩnh, nhưng tớ chưa lên đó bao giờ.
Mặc dù dân Mỹ nói sâu xa thì ai cũng là người nhập cư, chứ còn người bản xứ thực ra là người da đỏ, mà tại Colombo nhầm lẫn gọi là Indian nên bây giờ nhiều người cứ lẫn lẫn lộn lộn, kể cả tớ, nhưng có rất nhiều loại nhập cư. Những người nhập cư từ châu Á, Nam Mỹ, châu Phi đa phần làm những công việc tay chân nặng nhọc, thu nhập thấp. Còn những người nhập cư châu Âu thì khỏi phải nói.
Bây giờ trở lại vấn đề có nhiều người Việt trở về Việt Nam lập nghiệp, tuyên bố rằng họ yêu quê hương và muốn cống hiến. Xin lỗi nhé, nghe giọng tớ có vẻ hơi thực dụng hoặc chê bai hơi bị nhiều, nhưng mà tớ cứ nói thẳng, chẳng ai từ bỏ cái chỗ tốt hơn tương lai hơn để đến cái chỗ kém hơn. Vậy thì tại sao cứ phải nhân danh này nọ để che dấu bản chất của vấn đề? Sự thực là người Việt ở New York tỷ lệ thành công cực kỳ hiếm. Bởi vì nếu mình giỏi một, và so với trong nước thì mình cũng đã lỗi lạc lắm rồi, thì thiên hạ họ giỏi mười. Ngay cả khi mình giỏi ngang dân bản xứ thì cơ hội công việc của mình cũng kém dân bản xứ rất nhiều. Để có được công việc ngang hàng thì mình sẽ phải giỏi hơn họ 10 lần. Thế thì cứ nói béng là tôi về vì ở nhà tôi có cơ hội hơn và được trọng vọng hơn có phải hơn không.
Lâu lâu rồi tớ đọc một bài báo có một anh chàng học ở Mỹ xong được mời công việc lương 50,000USD một năm nhưng anh đã dứt khoát từ chối mức lương đó để trở về Việt Nam đóng góp. Nghe đến là chết cười. Nếu anh này được mời mức lương này ở New York hoặc các thành phố lớn thì anh ấy về là phải, vì lương tháng có hơn 4000USD thì chỉ bằng ở Việt Nam thu nhập 400USD/tháng. Còn nếu anh ấy ở các bang khác thì anh ấy về cũng là phải, vì mức lương anh ấy được mời mọc rất thường, trong khi cuộc sống ở đó có khi buồn như trấu cắn, đi mua ít đồ ăn cũng trèo lên xe lái nửa tiếng mới ra được đến siêu thị. Ngược lại, nếu về Việt Nam anh ấy sẽ được trọng vọng, có khi lên thành đại gia sau vài năm cũng nên.
Một số sinh viên tớ biết sau khi học xong cũng quyết định về Việt Nam vì hơn ai hết họ hiểu cuộc sống ở xứ người vất vả thế nào. Mặc dù trong nước họ là những sinh viên xuất sắc, ra đến nước ngoài, để không tụt hậu họ phải học bằng mấy lần những sinh viên khác, ra trường thì cũng chẳng xuất sắc hơn là bao, chưa kể còn rất chi là bình thường.
Rồi mấy vị Việt Kiều về nước làm MC (có người còn mạnh mồm tuyên bố muốn làm Oprah Winfrey của châu Á, chẳng ai đánh thuế ước mơ, nhưng ở nước ngoài mà nói thế thiên hạ nó cười cho), diễn viên, ca sĩ, người mẫu. Ca sĩ thì "tôi về tôi hát cho đồng bào tôi nghe" (thị trường hải ngoại nhàm rồi, chẳng ai thích nghe nữa, thì phải tìm thị trường mới, thế thì chả về VN thì đi đâu, chẳng nhẽ sang châu Âu hoặc các nước châu Á khác), người mẫu thì với chiều cao mét bẩy đi làm người mẫu ở các nước Âu Mỹ thế nào được, thôi về VN cho nổi, mà nổi thật; diễn viên thì ở Hollywood đóng thế đóng lót chán rồi thì quay về VN làm sao, làm đạo diễn, làm sản xuất phim.
Người ở nước ngoài thì đã vậy. Thế còn người ở nhà thì sao?
Chắc mọi người cũng thấy có một số ca sĩ diễn viên ở trong nước thì nổi như cồn mà lọt được đến Mỹ thì đúng là con số 0. Xin ví dụ, diễn viên Đơn Dương tôi chắc chắn là đang hối hận đầy mình vì đã bỏ VN ra đi. Tương tự, chàng ca sĩ có cái giọng eo éo xăng pha nhớt Bằng Kiều cũng mất hút ở thị trường hải ngoại, và cô ca sĩ Thu Phương cùng anh chàng Huy MC tóc vàng tóc đỏ. Nếu ở Việt Nam họ đã là tầng lớp thượng lưu của xã hội, xe hơi nhà lầu lái xe gác cổng, mỗi chị giúp việc phụ trách một đứa con.
Không phải tớ thích chê bai đâu, mà tớ chỉ thích nhìn thẳng vào sự thực trần trụi cho đỡ mất thời gian. Sự thực cay đắng dù có được bọc đường cho ngọt thì cũng chỉ lừa được những người ngô nghê, mà cũng chỉ lừa được một thời gian, thiên hạ khôn chán. Như Hà Trần đấy, chị ấy thẳng thắn thừa nhận cuộc sống số 0 của mình ở nước ngoài, đáng nể những người nổi tiếng dám nói thẳng như vậy. Nếu bạn đã chán làm số 0 ở nước ngoài thì bạn cứ về VN, nếu bạn hy vọng rằng ở VN sự nghiệp của bạn sẽ cất cánh được. Nhưng nên nói thật, chứ đừng giở giọng ơn nghĩa. Còn nếu bạn đã chán ở VN thì bạn cứ ra nước ngoài, đến nước mà bạn thích nếu bạn có điều kiện, vì bạn tự do và bạn có quyền làm những gì mình thích. Nhưng nếu bạn tìm cách ra nước ngoài vì bạn có những mơ mộng về thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng. Có bao nhiêu người cả đời không dám thú nhận rằng tôi thất vọng và tôi đã ngốc nghếch, rằng tôi mơ về thiên đường bằng tư tưởng ngô nghê và hạn hẹp của tôi...

Người nhập cư ở New York

Tớ chẳng tin những bác tuyên bố là tôi yêu đất nước nên tôi quay về phục vụ cho đất nước tôi. Thật vớ vẩn. Ở thời đại này chẳng ai yêu nước trước khi yêu chính bản thân mình và gia đình mình cả. Cứ thú nhận thế cho nhanh.
Tớ không dám nói là tớ đã đi khắp nơi trên thế giới. Nhưng tớ có thể nói rằng tớ đã đi khá nhiều nơi và có cơ hội quan sát khá nhiều cuộc sống của những người nhập cư ở các nước phát triển, đặc biệt là ở New York.
Ở New York có sự phân hóa rất rõ ràng. Nếu không ở đây tớ sẽ không thể hình dung được nước Mỹ, tượng trưng của dân chủ, lại có sự phân biệt đối xử và mâu thuẫn trong nội bộ dân cư đến thế.
Ở New York, người Ý mở nhà hàng, người Trung Quốc vừa mở nhà hàng vừa buôn bán nhỏ tại khu chợ Tàu, người Hàn Quốc làm móng tay móng chân hoặc mở hiệu giặt là, người Pakistan lái taxi và làm chủ hiệu bán khung ảnh kiêm luôn chụp ảnh hộ chiếu, người Philippines trông trẻ, người Nam Mỹ làm bồi bàn, người da đen làm bảo vệ, lái taxi và phu khuân vác, phụ nữ da đen thì làm công việc trông trẻ, chăm người già và dọn dẹp thời vụ, đặc biệt mấy công việc khuân vác nặng nhọc thì chỉ có mấy anh Nga, Rumania vv to khỏe làm được.
Còn người Việt Nam ở Manhattan chủ yếu tập trung buôn bán ở khu chợ Tàu. Tớ nghe nói trên Boston thị trường làm móng tay móng chân chủ yếu do người Việt chiếm lĩnh, nhưng tớ chưa lên đó bao giờ.
Mặc dù dân Mỹ nói sâu xa thì ai cũng là người nhập cư, chứ còn người bản xứ thực ra là người da đỏ, mà tại Colombo nhầm lẫn gọi là Indian nên bây giờ nhiều người cứ lẫn lẫn lộn lộn, kể cả tớ, nhưng có rất nhiều loại nhập cư. Những người nhập cư từ châu Á, Nam Mỹ, châu Phi đa phần làm những công việc tay chân nặng nhọc, thu nhập thấp. Còn những người nhập cư châu Âu thì khỏi phải nói.
Bây giờ trở lại vấn đề có nhiều người Việt trở về Việt Nam lập nghiệp, tuyên bố rằng họ yêu quê hương và muốn cống hiến. Xin lỗi nhé, nghe giọng tớ có vẻ hơi thực dụng hoặc chê bai hơi bị nhiều, nhưng mà tớ cứ nói thẳng, chẳng ai từ bỏ cái chỗ tốt hơn tương lai hơn để đến cái chỗ kém hơn. Vậy thì tại sao cứ phải nhân danh này nọ để che dấu bản chất của vấn đề? Sự thực là người Việt ở New York tỷ lệ thành công cực kỳ hiếm. Bởi vì nếu mình giỏi một, và so với trong nước thì mình cũng đã lỗi lạc lắm rồi, thì thiên hạ họ giỏi mười. Ngay cả khi mình giỏi ngang dân bản xứ thì cơ hội công việc của mình cũng kém dân bản xứ rất nhiều. Để có được công việc ngang hàng thì mình sẽ phải giỏi hơn họ 10 lần. Thế thì cứ nói béng là tôi về vì ở nhà tôi có cơ hội hơn và được trọng vọng hơn có phải hơn không.
Lâu lâu rồi tớ đọc một bài báo có một anh chàng học ở Mỹ xong được mời công việc lương 50,000USD một năm nhưng anh đã dứt khoát từ chối mức lương đó để trở về Việt Nam đóng góp. Nghe đến là chết cười. Nếu anh này được mời mức lương này ở New York hoặc các thành phố lớn thì anh ấy về là phải, vì lương tháng có hơn 4000USD thì chỉ bằng ở Việt Nam thu nhập 400USD/tháng. Còn nếu anh ấy ở các bang khác thì anh ấy về cũng là phải, vì mức lương anh ấy được mời mọc rất thường, trong khi cuộc sống ở đó có khi buồn như trấu cắn, đi mua ít đồ ăn cũng trèo lên xe lái nửa tiếng mới ra được đến siêu thị. Ngược lại, nếu về Việt Nam anh ấy sẽ được trọng vọng, có khi lên thành đại gia sau vài năm cũng nên.
Một số sinh viên tớ biết sau khi học xong cũng quyết định về Việt Nam vì hơn ai hết họ hiểu cuộc sống ở xứ người vất vả thế nào. Mặc dù trong nước họ là những sinh viên xuất sắc, ra đến nước ngoài, để không tụt hậu họ phải học bằng mấy lần những sinh viên khác, ra trường thì cũng chẳng xuất sắc hơn là bao, chưa kể còn rất chi là bình thường.
Rồi mấy vị Việt Kiều về nước làm MC (có người còn mạnh mồm tuyên bố muốn làm Oprah Winfrey của châu Á, chẳng ai đánh thuế ước mơ, nhưng ở nước ngoài mà nói thế thiên hạ nó cười cho), diễn viên, ca sĩ, người mẫu. Ca sĩ thì "tôi về tôi hát cho đồng bào tôi nghe" (thị trường hải ngoại nhàm rồi, chẳng ai thích nghe nữa, thì phải tìm thị trường mới, thế thì chả về VN thì đi đâu, chẳng nhẽ sang châu Âu hoặc các nước châu Á khác), người mẫu thì với chiều cao mét bẩy đi làm người mẫu ở các nước Âu Mỹ thế nào được, thôi về VN cho nổi, mà nổi thật; diễn viên thì ở Hollywood đóng thế đóng lót chán rồi thì quay về VN làm sao, làm đạo diễn, làm sản xuất phim.
Người ở nước ngoài thì đã vậy. Thế còn người ở nhà thì sao?
Chắc mọi người cũng thấy có một số ca sĩ diễn viên ở trong nước thì nổi như cồn mà lọt được đến Mỹ thì đúng là con số 0. Xin ví dụ, diễn viên Đơn Dương tôi chắc chắn là đang hối hận đầy mình vì đã bỏ VN ra đi. Tương tự, chàng ca sĩ có cái giọng eo éo xăng pha nhớt Bằng Kiều cũng mất hút ở thị trường hải ngoại, và cô ca sĩ Thu Phương cùng anh chàng Huy MC tóc vàng tóc đỏ. Nếu ở Việt Nam họ đã là tầng lớp thượng lưu của xã hội, xe hơi nhà lầu lái xe gác cổng, mỗi chị giúp việc phụ trách một đứa con.
Không phải tớ thích chê bai đâu, mà tớ chỉ thích nhìn thẳng vào sự thực trần trụi cho đỡ mất thời gian. Sự thực cay đắng dù có được bọc đường cho ngọt thì cũng chỉ lừa được những người ngô nghê, mà cũng chỉ lừa được một thời gian, thiên hạ khôn chán. Như Hà Trần đấy, chị ấy thẳng thắn thừa nhận cuộc sống số 0 của mình ở nước ngoài, đáng nể những người nổi tiếng dám nói thẳng như vậy. Nếu bạn đã chán làm số 0 ở nước ngoài thì bạn cứ về VN, nếu bạn hy vọng rằng ở VN sự nghiệp của bạn sẽ cất cánh được. Nhưng nên nói thật, chứ đừng giở giọng ơn nghĩa. Còn nếu bạn đã chán ở VN thì bạn cứ ra nước ngoài, đến nước mà bạn thích nếu bạn có điều kiện, vì bạn tự do và bạn có quyền làm những gì mình thích. Nhưng nếu bạn tìm cách ra nước ngoài vì bạn có những mơ mộng về thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng. Có bao nhiêu người cả đời không dám thú nhận rằng tôi thất vọng và tôi đã ngốc nghếch, rằng tôi mơ về thiên đường bằng tư tưởng ngô nghê và hạn hẹp của tôi...

Wednesday, March 28, 2007

Bình Nguyên




Trẻ con thì lớn lên, người lớn thì già đi. Trẻ con mỗi ngày học được một điều mới. Người lớn thì mỗi ngày lại quên đi một điều cũ (để dần dần về già là quên sạch). Mà toàn quên những điều có ích. Những điều không có ích thì mãi chả quên. Cũng như bọn trẻ con học, toàn học rất nhanh những cái không có ích.
Bình Nguyên dạo này cứ thỉnh thoảng lại bắt chước tiếng ngựa hý, mặt mũi nhâng nháo tự hào. Tra hỏi mãi, chị giúp việc bảo chị ấy không dạy, tra hỏi sang bố của Bình Nguyên thì hắn hớn hở nhận ngay là hôm trước hắn mới dậy (lại còn tự hào nữa cơ đấy). Thằng bé cứ lon ton khắp nhà, thỉnh thoảng lại hý lên như ngựa. Dạy cái đấy thì một lần là học được ngay. Còn mấy tháng nay mình ra sức dạy Bình Nguyên chơi xong thì xếp đồ chơi vào thùng đồ chơi của nó mà nó cũng chẳng nhập tâm được. Lại còn hiểu nhầm, toàn mang đồ chơi vứt vào thùng rác tái chế (nói thật ra thì thùng rác tái chế trông cũng giống giống thùng đồ chơi của nó). Mấy hôm trước chị giúp việc thấy mất một chiếc dép lê, hóa ra nó đã vứt vào thùng rác từ lúc nào. Bây giờ một ngày chị ấy phải kiểm tra thùng rác mấy lần và tìm thấy vô số tất, giày, đồ chơi, điều khiển, tất cả những thứ mà Bình Nguyên có thể xoáy được và mang cho vào thùng rác. Mà khổ quá, dép người ta đang đi ở chân nó cũng đỏ mặt tía tai rút ra bằng được để đem cất vào thùng rác.
Thỉnh thoảng đang chơi tha thẩn, Bình Nguyên lại chạy ào từ đầu nhà đến cuối nhà, vừa chạy vừa lấy tay lôi tất cả những thứ có thể lôi được xuống đất. Chạy hết một vòng nhìn lại thì thấy đằng sau ngổn ngang như một bãi chiến trường, đánh dấu nơi mình đã đi qua. Như kiểu ngày xưa bà con rắc lông ngỗng ấy.

Bình Nguyên




Trẻ con thì lớn lên, người lớn thì già đi. Trẻ con mỗi ngày học được một điều mới. Người lớn thì mỗi ngày lại quên đi một điều cũ (để dần dần về già là quên sạch). Mà toàn quên những điều có ích. Những điều không có ích thì mãi chả quên. Cũng như bọn trẻ con học, toàn học rất nhanh những cái không có ích.
Bình Nguyên dạo này cứ thỉnh thoảng lại bắt chước tiếng ngựa hý, mặt mũi nhâng nháo tự hào. Tra hỏi mãi, chị giúp việc bảo chị ấy không dạy, tra hỏi sang bố của Bình Nguyên thì hắn hớn hở nhận ngay là hôm trước hắn mới dậy (lại còn tự hào nữa cơ đấy). Thằng bé cứ lon ton khắp nhà, thỉnh thoảng lại hý lên như ngựa. Dạy cái đấy thì một lần là học được ngay. Còn mấy tháng nay mình ra sức dạy Bình Nguyên chơi xong thì xếp đồ chơi vào thùng đồ chơi của nó mà nó cũng chẳng nhập tâm được. Lại còn hiểu nhầm, toàn mang đồ chơi vứt vào thùng rác tái chế (nói thật ra thì thùng rác tái chế trông cũng giống giống thùng đồ chơi của nó). Mấy hôm trước chị giúp việc thấy mất một chiếc dép lê, hóa ra nó đã vứt vào thùng rác từ lúc nào. Bây giờ một ngày chị ấy phải kiểm tra thùng rác mấy lần và tìm thấy vô số tất, giày, đồ chơi, điều khiển, tất cả những thứ mà Bình Nguyên có thể xoáy được và mang cho vào thùng rác. Mà khổ quá, dép người ta đang đi ở chân nó cũng đỏ mặt tía tai rút ra bằng được để đem cất vào thùng rác.
Thỉnh thoảng đang chơi tha thẩn, Bình Nguyên lại chạy ào từ đầu nhà đến cuối nhà, vừa chạy vừa lấy tay lôi tất cả những thứ có thể lôi được xuống đất. Chạy hết một vòng nhìn lại thì thấy đằng sau ngổn ngang như một bãi chiến trường, đánh dấu nơi mình đã đi qua. Như kiểu ngày xưa bà con rắc lông ngỗng ấy.

Tuesday, March 27, 2007

Cuộc sống ở New York

New York là một thành phố của cơ hội. Cơ hội cho tất cả mọi người, già, trẻ, giầu, nghèo. Ở New York nếu bạn chăm chỉ thì bạn không bao giờ sợ chết đói, và nếu bạn đi đúng hướng bạn có thể trở thành tỷ phú nhanh chóng.
Hòn đảo Manhattan là một phần sang trọng của New York. Thường khi nhìn thấy trên phim ảnh những tòa nhà chọc trời là người ta nghĩ ngay đến New York. Thực ra đấy là Manhattan, một quận trong số 5 quận của thành phố New York thuộc bang New York. Chỉ Manhattan là như vậy, còn ở các quận ngoài nhà cao tầng cũng không có mấy. Mỹ nổi tiếng đất rộng người thưa, nên trừ khi bắt buộc còn chẳng ai muốn ở nhà cao tầng.
Manhattan không hoa lệ như Paris, không kiêu kỳ đẳng cấp như London, không cổ kính duyên dáng như thành Rome. Manhattan hấp dẫn vì nó giàu có và hoành tráng, vì tất cả những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới đều phải có mặt tại đây, vì tất cả những vĩ nhân, gọi là vĩ nhân thì hơi quá, nhưng những nhân vật tiếng tăm mà thường ta chỉ nghe qua báo đài sách vở, cũng có mặt tại đây, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, chính trị gia, các nhà lãnh đạo chính phủ và công ty hàng đầu thế giới.
Ở đây trong một buổi tiệc tối bạn có thể nghe một chính khách ngoại giao kể Henry Kissinger đã rất bực mình khi ông cố vấn "The South Vietnam will never accept it", hoặc một quý bà cười nói rất bình thường "I love Bill (Clinton), he is such a great person", hoặc vị thẩm phán của tòa án tối cao NY nói "Oh you are talking about George (Bush)? I love him. Just met him yesterday. He is a friend since 30 years. He is very good".
Ở đây bạn có dịp nghe những bài phát biểu của những người nổi tiếng (nổi tiếng tử tế chứ không phải nổi như cồn vì xì căng đan của mấy người tự nhận là người của công chúng đâu nhé). Những người nổi tiếng cũng mắc bệnh nói dài, nếu là những bài diễn văn tán dương và ca ngợi, cảm ơn vì sự hợp tác vv thì chắc bà con đã lăn ra ngủ từ lâu, sau khi ăn xong phần của mình. Nhưng sự thực là tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe và ấn tượng trước những con số, thực tiễn, và suy nghĩ mà những bộ óc siêu việt kia chia sẻ.
Ở New York có những chuyện làm người ta lác mắt kiểu Mỹ. Tỷ phú của mạng lưới giao thông xe lửa có nhà xe để hơn 20 chiếc xe Ferrari ngay tại trung tâm Manhattan, nơi người ta thường chỉ dám đặt văn phòng, còn ngủ thì phải sang đảo khác cho đỡ đắt đỏ, chắc để xe gần văn phòng để chạy xuống ngắm nghía ôm ấp cho tiện. Một tỷ phú mời bạn đi ăn trưa ngày chủ nhật, bạn bảo "Thôi xa quá, cám ơn. để hôm khác" thì tỷ phú bảo "Không xa. Để tôi bảo trực thăng qua đón".

Tôi sợ đi trực thăng, không cẩn thận lại rơi xuống sông. Năm ngoái người thật việc thật (không lại bảo bịa) có hai thằng đi trực thăng đã bị rơi xuống sông Hudson. Tôi cũng chẳng thích đi lặn, không may mà gặp cá mập nó gặm mất một chân hoặc một tay hoặc cả hai thì mất cả đẹp (nếu đẹp). Trượt tuyết thì cũng ngại, vì nếu lao dốc núi mà không phanh kịp có khi lại lao thẳng xuống vực. Còn đi nhảy dù hả, thôi cho em xin. Em hình như mắc bệnh sợ độ cao, lên máy bay rồi đến lúc nhảy lại không dám nhảy thì ngượng chết, mà cứ nhảy liều để giữ thể diện nhỡ đâu dù không mở hoặc tiếp đất thế nào lại gãy chân thì kính chả bõ phiền. Hào nhoáng thì cũng chỉ được một tí là chán. Hoành tráng thì cũng chỉ ấn tượng lúc đầu, lúc sau là thấy bình thường (như bao người ở ngoài đường). Tiếp xúc với người nổi tiếng mãi cũng thấy chai cả đầu, chả muốn tiếp thu tinh hoa gì nữa. Cuộc đời có rất nhiều nẻo để sống, sống thế nào để thoái mái là được, chứ cứ ngắm nghía xem thiện hạ sống thế nào thì mệt quá. Chắc chắn nếu tôi đã chăm chỉ hơn, có chí tiến thủ hơn, biết tận dụng cơ hội hơn, biết lợi dụng quan hệ hơn, thì tôi đã khá hơn nhiều. Nhưng chắc gì lúc đó tôi đã cảm thấy thoải mái hơn, hay là chỉ cảm thấy trong tim mình thường trực nỗi lo lắng, nỗi sợ, và sự quỵ lụy làm tầm thường cả con người...

Cuộc sống ở New York

New York là một thành phố của cơ hội. Cơ hội cho tất cả mọi người, già, trẻ, giầu, nghèo. Ở New York nếu bạn chăm chỉ thì bạn không bao giờ sợ chết đói, và nếu bạn đi đúng hướng bạn có thể trở thành tỷ phú nhanh chóng.
Hòn đảo Manhattan là một phần sang trọng của New York. Thường khi nhìn thấy trên phim ảnh những tòa nhà chọc trời là người ta nghĩ ngay đến New York. Thực ra đấy là Manhattan, một quận trong số 5 quận của thành phố New York thuộc bang New York. Chỉ Manhattan là như vậy, còn ở các quận ngoài nhà cao tầng cũng không có mấy. Mỹ nổi tiếng đất rộng người thưa, nên trừ khi bắt buộc còn chẳng ai muốn ở nhà cao tầng.
Manhattan không hoa lệ như Paris, không kiêu kỳ đẳng cấp như London, không cổ kính duyên dáng như thành Rome. Manhattan hấp dẫn vì nó giàu có và hoành tráng, vì tất cả những thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới đều phải có mặt tại đây, vì tất cả những vĩ nhân, gọi là vĩ nhân thì hơi quá, nhưng những nhân vật tiếng tăm mà thường ta chỉ nghe qua báo đài sách vở, cũng có mặt tại đây, nhạc sĩ, ca sĩ, diễn viên, chính trị gia, các nhà lãnh đạo chính phủ và công ty hàng đầu thế giới.
Ở đây trong một buổi tiệc tối bạn có thể nghe một chính khách ngoại giao kể Henry Kissinger đã rất bực mình khi ông cố vấn "The South Vietnam will never accept it", hoặc một quý bà cười nói rất bình thường "I love Bill (Clinton), he is such a great person", hoặc vị thẩm phán của tòa án tối cao NY nói "Oh you are talking about George (Bush)? I love him. Just met him yesterday. He is a friend since 30 years. He is very good".
Ở đây bạn có dịp nghe những bài phát biểu của những người nổi tiếng (nổi tiếng tử tế chứ không phải nổi như cồn vì xì căng đan của mấy người tự nhận là người của công chúng đâu nhé). Những người nổi tiếng cũng mắc bệnh nói dài, nếu là những bài diễn văn tán dương và ca ngợi, cảm ơn vì sự hợp tác vv thì chắc bà con đã lăn ra ngủ từ lâu, sau khi ăn xong phần của mình. Nhưng sự thực là tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe và ấn tượng trước những con số, thực tiễn, và suy nghĩ mà những bộ óc siêu việt kia chia sẻ.
Ở New York có những chuyện làm người ta lác mắt kiểu Mỹ. Tỷ phú của mạng lưới giao thông xe lửa có nhà xe để hơn 20 chiếc xe Ferrari ngay tại trung tâm Manhattan, nơi người ta thường chỉ dám đặt văn phòng, còn ngủ thì phải sang đảo khác cho đỡ đắt đỏ, chắc để xe gần văn phòng để chạy xuống ngắm nghía ôm ấp cho tiện. Một tỷ phú mời bạn đi ăn trưa ngày chủ nhật, bạn bảo "Thôi xa quá, cám ơn. để hôm khác" thì tỷ phú bảo "Không xa. Để tôi bảo trực thăng qua đón".

Tôi sợ đi trực thăng, không cẩn thận lại rơi xuống sông. Năm ngoái người thật việc thật (không lại bảo bịa) có hai thằng đi trực thăng đã bị rơi xuống sông Hudson. Tôi cũng chẳng thích đi lặn, không may mà gặp cá mập nó gặm mất một chân hoặc một tay hoặc cả hai thì mất cả đẹp (nếu đẹp). Trượt tuyết thì cũng ngại, vì nếu lao dốc núi mà không phanh kịp có khi lại lao thẳng xuống vực. Còn đi nhảy dù hả, thôi cho em xin. Em hình như mắc bệnh sợ độ cao, lên máy bay rồi đến lúc nhảy lại không dám nhảy thì ngượng chết, mà cứ nhảy liều để giữ thể diện nhỡ đâu dù không mở hoặc tiếp đất thế nào lại gãy chân thì kính chả bõ phiền. Hào nhoáng thì cũng chỉ được một tí là chán. Hoành tráng thì cũng chỉ ấn tượng lúc đầu, lúc sau là thấy bình thường (như bao người ở ngoài đường). Tiếp xúc với người nổi tiếng mãi cũng thấy chai cả đầu, chả muốn tiếp thu tinh hoa gì nữa. Cuộc đời có rất nhiều nẻo để sống, sống thế nào để thoái mái là được, chứ cứ ngắm nghía xem thiện hạ sống thế nào thì mệt quá. Chắc chắn nếu tôi đã chăm chỉ hơn, có chí tiến thủ hơn, biết tận dụng cơ hội hơn, biết lợi dụng quan hệ hơn, thì tôi đã khá hơn nhiều. Nhưng chắc gì lúc đó tôi đã cảm thấy thoải mái hơn, hay là chỉ cảm thấy trong tim mình thường trực nỗi lo lắng, nỗi sợ, và sự quỵ lụy làm tầm thường cả con người...

Monday, March 26, 2007

Sở thú ở công viên trung tâm




Chủ nhật vừa rồi Alessandro được bố mẹ cho đi vào sở thú ở trong công viên trung tâm. Nhưng đi xem sở thú kiểu gì mà Ale ngủ hầu như từ đầu đến cuối. Lúc tỉnh dậy thì lại mải mê đi nhặt củi khô chứ cũng chẳng thèm để ý đến bọn động vật tí nào. Ale số vất vả vì cái gì cũng muốn. Bàn tay thì bé tí teo mà nhìn thấy cành củi khô nào cũng muốn nhặt lên, nên cả buổi cứ chạy đi chạy lại hết nhặt lên lại đánh rơi rồi lại nhặt lên, lọ mọ, đấy là chưa kể thỉnh thoảng còn ngã lăn quay ra và mãi không đứng dậy được vì cái áo khoác to quá.
Sở thú này tương đối nhỏ nhưng cũng có khá nhiều các loại thú. Lũ hải cẩu bơi lượn trong hồ nước, thân mình bóng nhẫy và béo mập, chốc chốc có con lại trèo lên một tảng đá nằm vắt vẻo phơi nắng, cái đầu rướn lên trông oai vệ như Lion King, chả hiểu có phải vì thế mà chúng có tên là sea lion không nhỉ. Lũ chim cánh cụt thì bé tí tẹo mà cũng ra dáng bệ vệ. Có con cứ đứng im lìm cả tiếng đồng hồ, hai cánh xòe sang hai bên. Có con lại cứ tha thẩn đi nhặt những viên sỏi tròn tròn mang ra đặt trước mặt một con khác. Chắc chắn đây là một chú cánh cụt đang muốn tán tỉnh một cô cánh cụt. Bọn khỉ thì không ngừng nhảy nhót, gãi xoành xoạch, cấu chí nhau, và cả bắt rận cho nhau nữa. Thực ra không phải chúng bắt rận cho nhau đâu, làm gì có lắm rận thế mà bắt, mà là chúng cứ táy máy lông lá của nhau thế để thể hiện sự thân mật quan tâm. Mấy con gấu Bắc Cực thì nằm xoài ra bên hồ nước lạnh, trông chúng nó có vẻ nóng nực lắm. Thế mà bà con trên bờ thì cứ run rẩy lẩy bẩy vì lạnh. Một con gấu trúc đỏ lượn lờ với cái đầu nghênh nghênh, mấy con rùa khệnh khạng kềnh càng trèo cả lên nhau, lũ trăn thì im lìm nằm tiêu hóa nốt những bữa ăn của chúng.
Rừng mưa nhiệt đới là nơi rộn ràng hơn cả với các tầng cây cao thấp khác nhau, không khí nóng ẩm và tiếng chim ríu rít đặc trưng. Tôi nhớ xứ sở nhiệt đới của tôi, nơi ánh mặt trời nắng gắt gỏng, hơi nước bốc lên ngùn ngụt trên mặt hồ, hoa gạo đỏ như lửa tháng 3 và cả những cơn mưa ướt áo tháng 5.

Sở thú ở công viên trung tâm




Chủ nhật vừa rồi Alessandro được bố mẹ cho đi vào sở thú ở trong công viên trung tâm. Nhưng đi xem sở thú kiểu gì mà Ale ngủ hầu như từ đầu đến cuối. Lúc tỉnh dậy thì lại mải mê đi nhặt củi khô chứ cũng chẳng thèm để ý đến bọn động vật tí nào. Ale số vất vả vì cái gì cũng muốn. Bàn tay thì bé tí teo mà nhìn thấy cành củi khô nào cũng muốn nhặt lên, nên cả buổi cứ chạy đi chạy lại hết nhặt lên lại đánh rơi rồi lại nhặt lên, lọ mọ, đấy là chưa kể thỉnh thoảng còn ngã lăn quay ra và mãi không đứng dậy được vì cái áo khoác to quá.
Sở thú này tương đối nhỏ nhưng cũng có khá nhiều các loại thú. Lũ hải cẩu bơi lượn trong hồ nước, thân mình bóng nhẫy và béo mập, chốc chốc có con lại trèo lên một tảng đá nằm vắt vẻo phơi nắng, cái đầu rướn lên trông oai vệ như Lion King, chả hiểu có phải vì thế mà chúng có tên là sea lion không nhỉ. Lũ chim cánh cụt thì bé tí tẹo mà cũng ra dáng bệ vệ. Có con cứ đứng im lìm cả tiếng đồng hồ, hai cánh xòe sang hai bên. Có con lại cứ tha thẩn đi nhặt những viên sỏi tròn tròn mang ra đặt trước mặt một con khác. Chắc chắn đây là một chú cánh cụt đang muốn tán tỉnh một cô cánh cụt. Bọn khỉ thì không ngừng nhảy nhót, gãi xoành xoạch, cấu chí nhau, và cả bắt rận cho nhau nữa. Thực ra không phải chúng bắt rận cho nhau đâu, làm gì có lắm rận thế mà bắt, mà là chúng cứ táy máy lông lá của nhau thế để thể hiện sự thân mật quan tâm. Mấy con gấu Bắc Cực thì nằm xoài ra bên hồ nước lạnh, trông chúng nó có vẻ nóng nực lắm. Thế mà bà con trên bờ thì cứ run rẩy lẩy bẩy vì lạnh. Một con gấu trúc đỏ lượn lờ với cái đầu nghênh nghênh, mấy con rùa khệnh khạng kềnh càng trèo cả lên nhau, lũ trăn thì im lìm nằm tiêu hóa nốt những bữa ăn của chúng.
Rừng mưa nhiệt đới là nơi rộn ràng hơn cả với các tầng cây cao thấp khác nhau, không khí nóng ẩm và tiếng chim ríu rít đặc trưng. Tôi nhớ xứ sở nhiệt đới của tôi, nơi ánh mặt trời nắng gắt gỏng, hơi nước bốc lên ngùn ngụt trên mặt hồ, hoa gạo đỏ như lửa tháng 3 và cả những cơn mưa ướt áo tháng 5.

Sunday, March 18, 2007

Hà nội

Gần đây một tờ báo ở New York dành hẳn một trang viết bài về Hà Nội. Người phóng viên viết bài đó đã được đặc phái đến Hà nội một tuần để tìm hiểu Hà nội một cách toàn diện. Nhưng đọc đi đọc lại thấy cứ như đọc Lonely Planet, bệnh viện ở đâu, phòng triển lãm tranh ở đâu, khách sạn nào ngon... Còn chưa kể Hà nội mà nghe cứ như Bangkok.
Ở Hà nội có rất nhiều phóng viên nước ngoài nằm vùng để viết bài. Vô hình chung hình ảnh về Hà nội được giới thiệu ra thế giới qua lăng kính của họ, những người đến từ những vùng văn hóa khác, với cách suy nghĩ và cảm nhận khác. Họ tuyên bố họ hiểu Hà nội, họ biết quầy bar nằm trên tầng 21 của Sofitel Plaza nhìn ra hồ Tây, tầng hầm Fortuna vừa uống rượu vừa chọn gái, mấy quầy bar sàn nhảy trên thuyền thả ngoài bãi sông Hồng cứ phải sau 1, 2 đêm mới đông khách, lớp học Salsa buổi tối của khách sạn gì gì trên hồ Tây tôi quên mất tên rồi, rồi sân trời của Press Club, Met Pub của Metropole toàn nam thanh nữ tú và nhà giàu mới nổi, Apocalypse toàn dân đồng tính vv. Nhưng nếu Hà nội chỉ có thế thì cũng chẳng khác gì Bangkok, lại còn thua cả Bangkok.
Hà nội của tôi. Tôi lang thang khắp các nẻo đường của nhiều thành phố lớn, mà sao không thể thấy lại cảm giác nôn nao khó tả khi đứng giữa lòng Hà nội.
Hà nội là một góc phố vừa thành thị vừa quê mùa. Thành thị vì đủ loại quần áo bày bán giăng mắc, cửa hàng cửa hiệu sáng choang, quê mùa vì ngay cạnh cửa hiệu sáng choang, dưới lòng đường xe cộ đi lại như mắc cửi, là một chú cởi trần mặc quần đùi hở hết xương sườn ngồi vặt lông gà ngay trước cửa ngõ, bên cạnh là một chị hàng hoa có cái rổ sảo rách, một thằng bé con đang chơi trò trốn tìm nấp sau cái lỗ thủng ấy. Những bông hoa hồng bé tí teo, đủ màu sắc rực rỡ, đẹp không thể tả được.
Hà Nội là một buổi trưa đìu hiu vắng người, có ai đó đã viết "cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng". Những khi gió mùa se se thổi, những đợt lá sấu vàng trút xuống những con phố dài làm thành cả một thảm vàng mênh mông. Những lúc đó tôi chỉ sợ người ta sẽ quét mất cái thảm vàng mênh mông ấy, để lộ ra mặt đường nham nhở lồi lõm và vỉa hè đầy những vết sẹo của không biết bao nhiều lần chính quyền đào lên lấp lại.
Hà Nội là một mảnh tường rêu phong còn sót lại bên một khu biệt thự Pháp cổ. Những dây hoa Tigôn quấn quít với những nụ hoa đỏ hồng một nhà thơ nào đó bảo là hình tim vỡ, nhưng tôi lại cứ nhìn ra tim đôi.
Hà Nội là một góc chùa Kim Liên nhìn ra một góc hồ Tây, vừa cô liêu vừa thanh thản. Vắng người qua lại. Đã biết bao lần tôi ngồi ở đó khi bóng tối đang dần buông quanh mình, với tiếng mõ chiều cốc cốc, và trên các nóc nhà thấy thấp thoáng màu khói xanh lam.
Hà nội là quán bún ốc ở góc phố cổ trông ra cửa ô, người ăn ngồi bệt xuống vỉa hè chan chan húp húp. Chẳng biết sạch bẩn thế nào, dư lượng thuốc trừ sâu ra sao, ăn cái đã, ngon thế không ăn có mà thiệt. Này nhé, con ốc mít giòn tan. Nước luộc ốc trong leo lẻo, nóng hổi và ngọt lừ, chấm miếng bún lá vừa mềm vừa trắng, cho thêm ít rau sống thái chỉ, hết lại xin thêm. Mà bà bán hàng mỗi lần cho thêm cũng đủng đỉnh chẹp chẹp cái miệng nhai trầu vài lần rồi mới cho, lại chỉ cho một nửa cái bát bé con con.
Hà Nội là một buổi chiều hoàng hôn bên bờ sông Hồng, nhìn lại thành phố sau lưng. Trên bầu trời buổi hoàng hôn mặt trời đỏ lựng treo lơ lửng ngang nóc mấy toà nhà cao tầng. Gió sông Hồng mát rượi và những bãi ngô bãi dâu xanh ngút ngàn.
Hà Nội là quán lá nhỏ trông ra một góc làng đào Nhật Tân vào một ngày mưa. Những sợi nước mưa mỏng mảnh và trong suốt chảy thành dòng trên ô cửa liếp. Vườn đào chìm trong sương khói, những cành cây gầy guộc vươn ra như những bàn tay.
Mà tại sao lại quên Hà Nội là một góc hồ Gươm, những con đường đi dạo quanh hồ thướt tha bóng liễu rủ, thấp thoáng trong sương khói buổi sáng sớm và trong ánh hoàng hôn buổi chiều tà. Tôi đã nhìn thấy liễu ở nhiều nơi mà chẳng thấy liễu nào đẹp bằng liễu hồ Gươm, từng cọng lá dài lướt thướt chảy...
Hà Nội là những con đường cháy đỏ màu phượng vĩ, bóng áo dài trắng vừa giản dị vừa mãnh liệt. Tôi chưa từng thấy hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh áo dài trắng đơn sơ cùng một nhành phượng đỏ.
Lại còn chuyện áo dài nữa chứ. Áo dài đẹp vì nó giản dị. Và nó đẹp ở đường cắt, chứ không phải vấn đề họa tiết. Nếu lộng lẫy thì áo dài thua xa đầm dạ hội, nếu hấp dẫn theo kiểu sexy thì áo dài cũng không thể cạnh tranh được với những loại váy ngắn váy hở thế giới vẫn dùng. Áo dài đẹp vì nó có một vẻ chân phương mềm mại đặc biệt. Đáng buồn khi có người may áo dài bằng một loại vải cứng queo hoặc đính hoa đính lá đính cườm khắp nơi để tạo thành mốt.
Lan man quá. Xin lỗi. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới, mà lại chỉ xao lòng khi nghe một bài hát Phú Quang phổ nhạc:

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về


Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen


dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ


Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô


Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ....


... vội vã trở về vội vã ra đi


chẳng thể nào qua hết từng con phố


nhưng còn đó mùa thu đầy gió


và rêu xanh dưới những gốc cây già...




Hà nội

Gần đây một tờ báo ở New York dành hẳn một trang viết bài về Hà Nội. Người phóng viên viết bài đó đã được đặc phái đến Hà nội một tuần để tìm hiểu Hà nội một cách toàn diện. Nhưng đọc đi đọc lại thấy cứ như đọc Lonely Planet, bệnh viện ở đâu, phòng triển lãm tranh ở đâu, khách sạn nào ngon... Còn chưa kể Hà nội mà nghe cứ như Bangkok.
Ở Hà nội có rất nhiều phóng viên nước ngoài nằm vùng để viết bài. Vô hình chung hình ảnh về Hà nội được giới thiệu ra thế giới qua lăng kính của họ, những người đến từ những vùng văn hóa khác, với cách suy nghĩ và cảm nhận khác. Họ tuyên bố họ hiểu Hà nội, họ biết quầy bar nằm trên tầng 21 của Sofitel Plaza nhìn ra hồ Tây, tầng hầm Fortuna vừa uống rượu vừa chọn gái, mấy quầy bar sàn nhảy trên thuyền thả ngoài bãi sông Hồng cứ phải sau 1, 2 đêm mới đông khách, lớp học Salsa buổi tối của khách sạn gì gì trên hồ Tây tôi quên mất tên rồi, rồi sân trời của Press Club, Met Pub của Metropole toàn nam thanh nữ tú và nhà giàu mới nổi, Apocalypse toàn dân đồng tính vv. Nhưng nếu Hà nội chỉ có thế thì cũng chẳng khác gì Bangkok, lại còn thua cả Bangkok.
Hà nội của tôi. Tôi lang thang khắp các nẻo đường của nhiều thành phố lớn, mà sao không thể thấy lại cảm giác nôn nao khó tả khi đứng giữa lòng Hà nội.
Hà nội là một góc phố vừa thành thị vừa quê mùa. Thành thị vì đủ loại quần áo bày bán giăng mắc, cửa hàng cửa hiệu sáng choang, quê mùa vì ngay cạnh cửa hiệu sáng choang, dưới lòng đường xe cộ đi lại như mắc cửi, là một chú cởi trần mặc quần đùi hở hết xương sườn ngồi vặt lông gà ngay trước cửa ngõ, bên cạnh là một chị hàng hoa có cái rổ sảo rách, một thằng bé con đang chơi trò trốn tìm nấp sau cái lỗ thủng ấy. Những bông hoa hồng bé tí teo, đủ màu sắc rực rỡ, đẹp không thể tả được.
Hà Nội là một buổi trưa đìu hiu vắng người, có ai đó đã viết "cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng". Những khi gió mùa se se thổi, những đợt lá sấu vàng trút xuống những con phố dài làm thành cả một thảm vàng mênh mông. Những lúc đó tôi chỉ sợ người ta sẽ quét mất cái thảm vàng mênh mông ấy, để lộ ra mặt đường nham nhở lồi lõm và vỉa hè đầy những vết sẹo của không biết bao nhiều lần chính quyền đào lên lấp lại.
Hà Nội là một mảnh tường rêu phong còn sót lại bên một khu biệt thự Pháp cổ. Những dây hoa Tigôn quấn quít với những nụ hoa đỏ hồng một nhà thơ nào đó bảo là hình tim vỡ, nhưng tôi lại cứ nhìn ra tim đôi.
Hà Nội là một góc chùa Kim Liên nhìn ra một góc hồ Tây, vừa cô liêu vừa thanh thản. Vắng người qua lại. Đã biết bao lần tôi ngồi ở đó khi bóng tối đang dần buông quanh mình, với tiếng mõ chiều cốc cốc, và trên các nóc nhà thấy thấp thoáng màu khói xanh lam.
Hà nội là quán bún ốc ở góc phố cổ trông ra cửa ô, người ăn ngồi bệt xuống vỉa hè chan chan húp húp. Chẳng biết sạch bẩn thế nào, dư lượng thuốc trừ sâu ra sao, ăn cái đã, ngon thế không ăn có mà thiệt. Này nhé, con ốc mít giòn tan. Nước luộc ốc trong leo lẻo, nóng hổi và ngọt lừ, chấm miếng bún lá vừa mềm vừa trắng, cho thêm ít rau sống thái chỉ, hết lại xin thêm. Mà bà bán hàng mỗi lần cho thêm cũng đủng đỉnh chẹp chẹp cái miệng nhai trầu vài lần rồi mới cho, lại chỉ cho một nửa cái bát bé con con.
Hà Nội là một buổi chiều hoàng hôn bên bờ sông Hồng, nhìn lại thành phố sau lưng. Trên bầu trời buổi hoàng hôn mặt trời đỏ lựng treo lơ lửng ngang nóc mấy toà nhà cao tầng. Gió sông Hồng mát rượi và những bãi ngô bãi dâu xanh ngút ngàn.
Hà Nội là quán lá nhỏ trông ra một góc làng đào Nhật Tân vào một ngày mưa. Những sợi nước mưa mỏng mảnh và trong suốt chảy thành dòng trên ô cửa liếp. Vườn đào chìm trong sương khói, những cành cây gầy guộc vươn ra như những bàn tay.
Mà tại sao lại quên Hà Nội là một góc hồ Gươm, những con đường đi dạo quanh hồ thướt tha bóng liễu rủ, thấp thoáng trong sương khói buổi sáng sớm và trong ánh hoàng hôn buổi chiều tà. Tôi đã nhìn thấy liễu ở nhiều nơi mà chẳng thấy liễu nào đẹp bằng liễu hồ Gươm, từng cọng lá dài lướt thướt chảy...
Hà Nội là những con đường cháy đỏ màu phượng vĩ, bóng áo dài trắng vừa giản dị vừa mãnh liệt. Tôi chưa từng thấy hình ảnh nào đẹp hơn hình ảnh áo dài trắng đơn sơ cùng một nhành phượng đỏ.
Lại còn chuyện áo dài nữa chứ. Áo dài đẹp vì nó giản dị. Và nó đẹp ở đường cắt, chứ không phải vấn đề họa tiết. Nếu lộng lẫy thì áo dài thua xa đầm dạ hội, nếu hấp dẫn theo kiểu sexy thì áo dài cũng không thể cạnh tranh được với những loại váy ngắn váy hở thế giới vẫn dùng. Áo dài đẹp vì nó có một vẻ chân phương mềm mại đặc biệt. Đáng buồn khi có người may áo dài bằng một loại vải cứng queo hoặc đính hoa đính lá đính cườm khắp nơi để tạo thành mốt.
Lan man quá. Xin lỗi. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới, mà lại chỉ xao lòng khi nghe một bài hát Phú Quang phổ nhạc:

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về


Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen


dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ


Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa ô


Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ....


... vội vã trở về vội vã ra đi


chẳng thể nào qua hết từng con phố


nhưng còn đó mùa thu đầy gió


và rêu xanh dưới những gốc cây già...




Thursday, March 15, 2007

Tự truyện của Lê Vân

Mình đã đọc tự truyện của Lê Vân từ hồi Hà nội đang trong cơn sốt. Thì dân tình là thế, một đồn mười, mười đồn trăm, ai cũng đổ xô đi mua về đọc, chứ chẳng nhẽ chúng nó biết mình không biết thì lại hóa ra không sành điệu.
Tự truyện của Lê Vân đánh trúng vào tâm lý tò mò muốn soi vào đời tư của những người nổi tiếng. Ở nhà mình bây giờ một ngành kinh doanh ăn theo người nổi tiếng cũng đã phát triển khá rầm rộ, dù chưa là gì so với ở các nước phát triển. Thế nên tự dưng có một nghệ sĩ nổi tiếng tuyên bố sám hối thì dĩ nhiên bà con náo nức muốn xem là điều dễ hiểu.
Chứ nói cho cùng cái tự truyện của Lê Vân chẳng có gì đáng nói. Hiện thực cuộc sống khó khăn thời chiến tranh và bao cấp bao nhiêu nhà văn đã viết rồi, đâu có phải đợi đến Lê Vân. Hồi ấy Hà nội tiêu điều, nhà nhà đói ăn, chứ không phải riêng gia đình Lê Vân.
Lê Vân nói là viết để sám hối thế mà chả thấy sám hối mấy, chỉ thấy phủ nhận, oán trách cha mẹ và tự hào về những mối tình bất chính của mình. Tính cách của Lê Vân luôn gây cho chị ấy và người khác sự rắc rối, chứ không phải do hoàn cảnh. Theo lời cuốn sách thì có thể tổng kết Lê Vân có 3 mối tình lớn. Và cả 3 mối tình đều là với những người đàn ông đã có gia đình vợ con. Một người tài sắc như Lê Vân thì có khó khăn gì khi kiếm cho mình một tấm chồng đàng hoàng, tại sao đường quang không đi lại cứ đâm quàng bụi rậm? Nếu chỉ xảy ra một lần thì còn có thể chấp nhận được vì tình yêu ai cũng biết có những lý lẽ riêng của nó, và tình yêu thường không có ranh giới. Nhưng nếu cả 3 lần yêu đều lao vào đàn ông có vợ thì chắc ai cũng đồng ý với mình rằng chị Lê Vân này có vấn đề.
Liệu Lê Vân có hời hợt quá không khi bỏ ngang ông đạo diễn mối tình 10 năm để yêu sang chàng Việt Kiều lãng tử, chỉ vì được chàng chở đi ăn uống lượn phố giữa thanh thiên bạch nhật thay vì phải vung trộm trong bóng tối. Nhưng lúc đó ông đạo diễn đã bỏ vợ, và Lê Vân chính ra cũng chỉ ngày một ngày hai là được khoác tay ông ấy đi giữa thanh thiên bạch nhật rồi còn gì. Như vậy lý do "mệt mỏi" Lê Vân đưa ra nghe chẳng thuyết phục tí nào. Nói gì thì nói, đấy là biểu hiện của sự phù phiếm. Có thể nói Lê Vân yêu chàng ta vì sự lãng tử và sau này chán ngấy chàng ta cũng vì sự lãng tử. Ngày xưa và cả bây giờ cũng vậy nhiều người vẫn còn ảo tưởng về mấy cái mác Việt Kiều. Trong khi thực tế là các Việt Kiều về thăm quê trông long lanh vậy thôi chứ ở nước ngoài họ cũng phải khó nhọc mới kiếm ra được đồng tiền, khó nhọc chẳng kém gì những người khác ở trong nước. Nhiều Việt kiều quyết định về Việt Nam vì ít nhất ở Việt Nam họ còn được trọng vọng, trong khi ở nước ngoài họ chẳng là cái gì cả.
Nhưng tôi sẽ bàn về vấn đề Việt kiều này ở một bài viết khác. Bây giờ xin trở lại tự truyện của Lê Vân. Nói về mối tình cuối cùng mà cuốn tự truyện nhắc tới, mối tình với người đàn ông Hà Lan của Lê Vân. Lê Vân dại quá, Lê Vân làm cho tính ích kỷ của đàn ông càng phát triển. Ai mà cũng như Lê Vân thì đàn ông, nhất là những người làm việc cho các công ty và tổ chức quốc tế, được đặc phái đi nhiều nơi trên thế giới, sẽ tha hồ lập phòng nhì, phòng tam, thậm chí phòng tứ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước nghèo đói hoặc đang phát triển. Tiền nuôi con nếu họ có gửi hàng tháng thì cũng chỉ bằng tiền đi nhà hàng ăn tối vài buổi ở nước họ.
Nếu Lê Vân đã lấy chồng danh chính ngôn thuận, chị ấy sẽ hiểu rằng bảo vệ một gia đình với tư cách là một người vợ, người mẹ, sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc chấp nhận là người tình sống bên lề cuộc đời của người đàn ông mình yêu, được đến đâu hay đến đó, điều mà một người vợ danh chính ngôn thuận hiếm khi chấp nhận.




Tự truyện của Lê Vân

Mình đã đọc tự truyện của Lê Vân từ hồi Hà nội đang trong cơn sốt. Thì dân tình là thế, một đồn mười, mười đồn trăm, ai cũng đổ xô đi mua về đọc, chứ chẳng nhẽ chúng nó biết mình không biết thì lại hóa ra không sành điệu.
Tự truyện của Lê Vân đánh trúng vào tâm lý tò mò muốn soi vào đời tư của những người nổi tiếng. Ở nhà mình bây giờ một ngành kinh doanh ăn theo người nổi tiếng cũng đã phát triển khá rầm rộ, dù chưa là gì so với ở các nước phát triển. Thế nên tự dưng có một nghệ sĩ nổi tiếng tuyên bố sám hối thì dĩ nhiên bà con náo nức muốn xem là điều dễ hiểu.
Chứ nói cho cùng cái tự truyện của Lê Vân chẳng có gì đáng nói. Hiện thực cuộc sống khó khăn thời chiến tranh và bao cấp bao nhiêu nhà văn đã viết rồi, đâu có phải đợi đến Lê Vân. Hồi ấy Hà nội tiêu điều, nhà nhà đói ăn, chứ không phải riêng gia đình Lê Vân.
Lê Vân nói là viết để sám hối thế mà chả thấy sám hối mấy, chỉ thấy phủ nhận, oán trách cha mẹ và tự hào về những mối tình bất chính của mình. Tính cách của Lê Vân luôn gây cho chị ấy và người khác sự rắc rối, chứ không phải do hoàn cảnh. Theo lời cuốn sách thì có thể tổng kết Lê Vân có 3 mối tình lớn. Và cả 3 mối tình đều là với những người đàn ông đã có gia đình vợ con. Một người tài sắc như Lê Vân thì có khó khăn gì khi kiếm cho mình một tấm chồng đàng hoàng, tại sao đường quang không đi lại cứ đâm quàng bụi rậm? Nếu chỉ xảy ra một lần thì còn có thể chấp nhận được vì tình yêu ai cũng biết có những lý lẽ riêng của nó, và tình yêu thường không có ranh giới. Nhưng nếu cả 3 lần yêu đều lao vào đàn ông có vợ thì chắc ai cũng đồng ý với mình rằng chị Lê Vân này có vấn đề.
Liệu Lê Vân có hời hợt quá không khi bỏ ngang ông đạo diễn mối tình 10 năm để yêu sang chàng Việt Kiều lãng tử, chỉ vì được chàng chở đi ăn uống lượn phố giữa thanh thiên bạch nhật thay vì phải vung trộm trong bóng tối. Nhưng lúc đó ông đạo diễn đã bỏ vợ, và Lê Vân chính ra cũng chỉ ngày một ngày hai là được khoác tay ông ấy đi giữa thanh thiên bạch nhật rồi còn gì. Như vậy lý do "mệt mỏi" Lê Vân đưa ra nghe chẳng thuyết phục tí nào. Nói gì thì nói, đấy là biểu hiện của sự phù phiếm. Có thể nói Lê Vân yêu chàng ta vì sự lãng tử và sau này chán ngấy chàng ta cũng vì sự lãng tử. Ngày xưa và cả bây giờ cũng vậy nhiều người vẫn còn ảo tưởng về mấy cái mác Việt Kiều. Trong khi thực tế là các Việt Kiều về thăm quê trông long lanh vậy thôi chứ ở nước ngoài họ cũng phải khó nhọc mới kiếm ra được đồng tiền, khó nhọc chẳng kém gì những người khác ở trong nước. Nhiều Việt kiều quyết định về Việt Nam vì ít nhất ở Việt Nam họ còn được trọng vọng, trong khi ở nước ngoài họ chẳng là cái gì cả.
Nhưng tôi sẽ bàn về vấn đề Việt kiều này ở một bài viết khác. Bây giờ xin trở lại tự truyện của Lê Vân. Nói về mối tình cuối cùng mà cuốn tự truyện nhắc tới, mối tình với người đàn ông Hà Lan của Lê Vân. Lê Vân dại quá, Lê Vân làm cho tính ích kỷ của đàn ông càng phát triển. Ai mà cũng như Lê Vân thì đàn ông, nhất là những người làm việc cho các công ty và tổ chức quốc tế, được đặc phái đi nhiều nơi trên thế giới, sẽ tha hồ lập phòng nhì, phòng tam, thậm chí phòng tứ ở khắp nơi trên thế giới, nhất là các nước nghèo đói hoặc đang phát triển. Tiền nuôi con nếu họ có gửi hàng tháng thì cũng chỉ bằng tiền đi nhà hàng ăn tối vài buổi ở nước họ.
Nếu Lê Vân đã lấy chồng danh chính ngôn thuận, chị ấy sẽ hiểu rằng bảo vệ một gia đình với tư cách là một người vợ, người mẹ, sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với việc chấp nhận là người tình sống bên lề cuộc đời của người đàn ông mình yêu, được đến đâu hay đến đó, điều mà một người vợ danh chính ngôn thuận hiếm khi chấp nhận.




Wednesday, March 14, 2007

Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc có phải là khi chồng bạn về nhà, nếu no thì sẽ ngồi dính ở máy tính, gọi khản cổ cũng không xuống ăn cơm, còn nếu đói thì lượn như đèn cù trong bếp, luôn miệng "ôi anh đói quá. Anh đói nhức cả xương...", còn bạn thì vội vã chuẩn bị bàn ăn, món ăn hôm đó hơi bị cháy nhưng chồng bạn vẫn ăn ngon lành và liên tục khen vợ nấu nướng giỏi?
Hạnh phúc có phải là khi bạn thức dậy vào buổi sáng nghe tiếng thằng con thổi kèn toe toe, và khi nhìn thấy bạn nó nở nụ cười đẹp nhất trong tất cả những nụ cười từng dành cho bạn?
Hạnh phúc có phải là mỗi ngày bạn nhìn thấy con lớn lên, mỗi ngày thêm một trò mới, những trò mang dấu ấn của bạn? Trong con mình bạn nhìn thấy bạn, và cả những ước mơ của bạn ngày xưa?
Hạnh phúc có phải là khi bạn hiểu mình có thể mang lại niềm vui cho một đứa trẻ như một tờ giấy trắng. Và trong con mắt của nó bạn luôn luôn là một người hùng. Một điệu múa vớ vẩn, một bài hát rất tầm phào mà bạn tự sáng tác, nhưng mắt con bạn bừng lên niềm hân hoan và thán phục, và nó cố hết sức để làm được giống như thế, với những cái khua tay múa chân vụng dại và giọng nói ngọng líu lô?
Hạnh phúc có phải là khi được tụ tập cùng bạn bè, được buôn chuyện "xuyên đại dương", được cười đến bể bụng vì một chuyện vớ vẩn nhất trên đời mà chẳng người ngoài cuộc nào thấy đáng để cười?
Hạnh phúc có phải là khi bạn nhìn lại mình, biết rằng mình chưa bao giờ làm điều gì đáng để hổ thẹn với lương tâm mình, ngay cả khi bạn hoàn toàn có thể mà chẳng ai biết?
Cho ta thêm vào một câu hỏi về hạnh phúc, một câu hỏi rất nhỏ nhưng nếu đã là ta thì không thể không hỏi câu hỏi đó. Hạnh phúc có phải là khi ta sải bước chân trên hè phố vào một ngày đẹp trời, có một thằng lạ hoắc chạy theo xin số điện thoại. Và ta sẽ cho đúng số điện thoại của ta, chỉ thay mỗi một số, chỉ thay một tí thôi? Hê hê, hạnh phúc không hề đơn giản.

Hạnh phúc là gì?

Hạnh phúc có phải là khi chồng bạn về nhà, nếu no thì sẽ ngồi dính ở máy tính, gọi khản cổ cũng không xuống ăn cơm, còn nếu đói thì lượn như đèn cù trong bếp, luôn miệng "ôi anh đói quá. Anh đói nhức cả xương...", còn bạn thì vội vã chuẩn bị bàn ăn, món ăn hôm đó hơi bị cháy nhưng chồng bạn vẫn ăn ngon lành và liên tục khen vợ nấu nướng giỏi?
Hạnh phúc có phải là khi bạn thức dậy vào buổi sáng nghe tiếng thằng con thổi kèn toe toe, và khi nhìn thấy bạn nó nở nụ cười đẹp nhất trong tất cả những nụ cười từng dành cho bạn?
Hạnh phúc có phải là mỗi ngày bạn nhìn thấy con lớn lên, mỗi ngày thêm một trò mới, những trò mang dấu ấn của bạn? Trong con mình bạn nhìn thấy bạn, và cả những ước mơ của bạn ngày xưa?
Hạnh phúc có phải là khi bạn hiểu mình có thể mang lại niềm vui cho một đứa trẻ như một tờ giấy trắng. Và trong con mắt của nó bạn luôn luôn là một người hùng. Một điệu múa vớ vẩn, một bài hát rất tầm phào mà bạn tự sáng tác, nhưng mắt con bạn bừng lên niềm hân hoan và thán phục, và nó cố hết sức để làm được giống như thế, với những cái khua tay múa chân vụng dại và giọng nói ngọng líu lô?
Hạnh phúc có phải là khi được tụ tập cùng bạn bè, được buôn chuyện "xuyên đại dương", được cười đến bể bụng vì một chuyện vớ vẩn nhất trên đời mà chẳng người ngoài cuộc nào thấy đáng để cười?
Hạnh phúc có phải là khi bạn nhìn lại mình, biết rằng mình chưa bao giờ làm điều gì đáng để hổ thẹn với lương tâm mình, ngay cả khi bạn hoàn toàn có thể mà chẳng ai biết?
Cho ta thêm vào một câu hỏi về hạnh phúc, một câu hỏi rất nhỏ nhưng nếu đã là ta thì không thể không hỏi câu hỏi đó. Hạnh phúc có phải là khi ta sải bước chân trên hè phố vào một ngày đẹp trời, có một thằng lạ hoắc chạy theo xin số điện thoại. Và ta sẽ cho đúng số điện thoại của ta, chỉ thay mỗi một số, chỉ thay một tí thôi? Hê hê, hạnh phúc không hề đơn giản.

Lấy chồng ngoại

Mình hay thấy thiên hạ bình luận về việc lấy chồng ngoại. Nhiều người cứ bình luận lung tung mà chẳng hiểu cái gì, như kiểu đứng trên bờ chọc gậy xuống nước ấy. Chồng ngoại hay chồng nội thì cũng là đàn ông cả thôi, mà đã là đàn ông thì ai chẳng có thói hư tật xấu na ná nhau, gọi một cách hoa mỹ là những điểm "kém hoàn thiện".
Lẽ dĩ nhiên một người phụ nữ dù giỏi giang đến mấy khi lấy chồng cũng muốn lấy một người mà mình có thể dựa được. Chứ chẳng lẽ lại lấy một thằng chồng về để nó dựa vào mình. Cái từ "dựa" ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng, nhưng ở cái thời đại cái gì cũng quy ra tiền thế này nhiều người cứ vơ đũa cả nắm, cứ nhắc đến chữ "chỗ dựa" là nghĩ ngay đến tài chính, mặc dù chẳng ai phủ nhận tầm quan trọng của tài chính. Và họ càng nói thì mình càng thấy họ ấu trĩ. Dĩ nhiên là không bàn đến những cuộc hôn nhân đổi chác. Nhưng ngay cả các cuộc hôn nhân hai vợ chồng đều là người Việt Nam cũng đầy vụ đổi chác chứ hay ho hơn gì.
Nhiều người cứ lên án sự tính toán trong hôn nhân. Mình lại lên án những cuộc hôn nhân không tính toán. Vấn đề hệ trọng của cả đời người lại không tính toán, hoặc cứ giả vờ như không tính toán, thì đấy gọi là dốt hoặc sĩ diện chứ đâu có hay gì. Có nhiều người suốt ngày lên giọng rao giảng về tình yêu và sự không vụ lợi nhưng trong thâm tâm lại mừng thầm là không ai biết mình cũng vụ lợi chết thôi.
Nhiều người phụ nữ lên án những người phụ nữ lấy chồng nước ngoài hoặc có bạn trai là người nước ngoài. Không bàn đến những cô gái sẵn sàng ngã lăn ra khi có bất kỳ thằng nào miễn là Tây (theo họ Trung Quốc Hàn Quốc cũng là Tây hết) dòm ngó tới. Thử hỏi trong số những người phụ nữ lên án đó có bao nhiêu trong số họ hẳn là đã lấy Tây nếu đã có hoặc sẽ có cơ hội? Nếu họ đã lựa chọn lấy một người đàn ông Việt Nam thì chẳng qua là vì trong tính toán của họ người đàn ông Việt Nam đấy ổn nhất trong số những thằng đàn ông họ có thể chọn làm chồng. Thấy chưa, phụ nữ khi lấy chồng bao giờ chẳng chọn cái thằng theo họ là tốt nhất, cái thằng tốt nhất đấy nhiều khi là một thằng Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng tình cờ lại là một thằng Tây. Ai nói trước được.
Mình biết có chị phụ nữ mồm lúc nào cũng "chị là người phụ nữ truyền thống và bảo thủ" (tức là tự hào vì bản thân bảo thủ) nhưng lại đem lòng yêu sếp Tây, ghen thấu trời khi có đồng nghiệp nữ nào có việc phải bàn bạc riêng với sếp. Mà cũng gia đình con cái đàng hoàng như ai. Thật tội nghiệp cho anh chồng cù lần.
Trong số những người đăng bài lên diễn đàn mình chỉ thấy có một anh là nói có lý nhất (nhưng chả nhớ tên là gì), vừa giữ nguyên được lòng kiêu hãnh đàn ông Việt Nam mà lại tránh được thói miệt thị nhỏ nhen. Đấy mới gọi là đàn ông chứ. Cô nào lấy được anh đấy cũng sướng.
Mình mang tiếng là kiếm được lắm tiền thế mà đi lấy chồng chả có một xu dính túi (theo đúng nghĩa đen). Đồ đạc mang theo chẳng có gì ngoài valy quần áo cũ (cũng theo đúng nghĩa đen luôn). Ai đọc bài này chớ cười, mà có cười mình cũng chẳng quan tâm. Mình tự hỏi nếu mình đã lấy một người đàn ông Việt Nam, tay trắng về nhà chồng thì liệu gia đình nhà chồng, mẹ chồng, em chồng có thỉnh thoảng lại ánh ỏi cho vài câu đau hơn bò đá không. Không thể tự trả lời được vì mình mới lấy có một chồng và chồng mình lại là người nước ngoài. Điều mà mình thích là anh ấy yêu mình vì mình là mình, có quá khứ, có nhược điểm, chứ không cố gắng ép mình theo một khuôn mẫu nào. Chẳng ai có cuộc hôn nhân hoàn hảo, chồng Việt hay chồng Tây. Nhưng cuộc sống thú vị vì nó không hoàn hảo. Vì không hoàn hảo nên người ta mới nỗ lực sửa chữa những vấn đề tồn đọng, để mang cuộc hôn nhân của mình gần hơn đến chỗ hoàn hảo. Thế mới gọi là cuộc sống có ý nghĩa chứ. Có phải không nhể, hay là lại bác nào bảo tớ AQ?

Lấy chồng ngoại

Mình hay thấy thiên hạ bình luận về việc lấy chồng ngoại. Nhiều người cứ bình luận lung tung mà chẳng hiểu cái gì, như kiểu đứng trên bờ chọc gậy xuống nước ấy. Chồng ngoại hay chồng nội thì cũng là đàn ông cả thôi, mà đã là đàn ông thì ai chẳng có thói hư tật xấu na ná nhau, gọi một cách hoa mỹ là những điểm "kém hoàn thiện".
Lẽ dĩ nhiên một người phụ nữ dù giỏi giang đến mấy khi lấy chồng cũng muốn lấy một người mà mình có thể dựa được. Chứ chẳng lẽ lại lấy một thằng chồng về để nó dựa vào mình. Cái từ "dựa" ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng, nhưng ở cái thời đại cái gì cũng quy ra tiền thế này nhiều người cứ vơ đũa cả nắm, cứ nhắc đến chữ "chỗ dựa" là nghĩ ngay đến tài chính, mặc dù chẳng ai phủ nhận tầm quan trọng của tài chính. Và họ càng nói thì mình càng thấy họ ấu trĩ. Dĩ nhiên là không bàn đến những cuộc hôn nhân đổi chác. Nhưng ngay cả các cuộc hôn nhân hai vợ chồng đều là người Việt Nam cũng đầy vụ đổi chác chứ hay ho hơn gì.
Nhiều người cứ lên án sự tính toán trong hôn nhân. Mình lại lên án những cuộc hôn nhân không tính toán. Vấn đề hệ trọng của cả đời người lại không tính toán, hoặc cứ giả vờ như không tính toán, thì đấy gọi là dốt hoặc sĩ diện chứ đâu có hay gì. Có nhiều người suốt ngày lên giọng rao giảng về tình yêu và sự không vụ lợi nhưng trong thâm tâm lại mừng thầm là không ai biết mình cũng vụ lợi chết thôi.
Nhiều người phụ nữ lên án những người phụ nữ lấy chồng nước ngoài hoặc có bạn trai là người nước ngoài. Không bàn đến những cô gái sẵn sàng ngã lăn ra khi có bất kỳ thằng nào miễn là Tây (theo họ Trung Quốc Hàn Quốc cũng là Tây hết) dòm ngó tới. Thử hỏi trong số những người phụ nữ lên án đó có bao nhiêu trong số họ hẳn là đã lấy Tây nếu đã có hoặc sẽ có cơ hội? Nếu họ đã lựa chọn lấy một người đàn ông Việt Nam thì chẳng qua là vì trong tính toán của họ người đàn ông Việt Nam đấy ổn nhất trong số những thằng đàn ông họ có thể chọn làm chồng. Thấy chưa, phụ nữ khi lấy chồng bao giờ chẳng chọn cái thằng theo họ là tốt nhất, cái thằng tốt nhất đấy nhiều khi là một thằng Việt Nam, nhưng thỉnh thoảng tình cờ lại là một thằng Tây. Ai nói trước được.
Mình biết có chị phụ nữ mồm lúc nào cũng "chị là người phụ nữ truyền thống và bảo thủ" (tức là tự hào vì bản thân bảo thủ) nhưng lại đem lòng yêu sếp Tây, ghen thấu trời khi có đồng nghiệp nữ nào có việc phải bàn bạc riêng với sếp. Mà cũng gia đình con cái đàng hoàng như ai. Thật tội nghiệp cho anh chồng cù lần.
Trong số những người đăng bài lên diễn đàn mình chỉ thấy có một anh là nói có lý nhất (nhưng chả nhớ tên là gì), vừa giữ nguyên được lòng kiêu hãnh đàn ông Việt Nam mà lại tránh được thói miệt thị nhỏ nhen. Đấy mới gọi là đàn ông chứ. Cô nào lấy được anh đấy cũng sướng.
Mình mang tiếng là kiếm được lắm tiền thế mà đi lấy chồng chả có một xu dính túi (theo đúng nghĩa đen). Đồ đạc mang theo chẳng có gì ngoài valy quần áo cũ (cũng theo đúng nghĩa đen luôn). Ai đọc bài này chớ cười, mà có cười mình cũng chẳng quan tâm. Mình tự hỏi nếu mình đã lấy một người đàn ông Việt Nam, tay trắng về nhà chồng thì liệu gia đình nhà chồng, mẹ chồng, em chồng có thỉnh thoảng lại ánh ỏi cho vài câu đau hơn bò đá không. Không thể tự trả lời được vì mình mới lấy có một chồng và chồng mình lại là người nước ngoài. Điều mà mình thích là anh ấy yêu mình vì mình là mình, có quá khứ, có nhược điểm, chứ không cố gắng ép mình theo một khuôn mẫu nào. Chẳng ai có cuộc hôn nhân hoàn hảo, chồng Việt hay chồng Tây. Nhưng cuộc sống thú vị vì nó không hoàn hảo. Vì không hoàn hảo nên người ta mới nỗ lực sửa chữa những vấn đề tồn đọng, để mang cuộc hôn nhân của mình gần hơn đến chỗ hoàn hảo. Thế mới gọi là cuộc sống có ý nghĩa chứ. Có phải không nhể, hay là lại bác nào bảo tớ AQ?

Con trai của mẹ




Mùa đông ở New York thật lạnh lẽo và dài lê thê. Hai tuần nữa mùa xuân sẽ đến. Hoa sẽ nở khắp nơi. Tự dưng hôm trước trời ấm. Mình dẫn Bình Nguyên ra ngoài đi dạo. Nó thích lắm, đi lon ta lon ton. Nhanh quá, thế mà đã hơn một năm. Bình Nguyên đã hơn một tuổi. Nhanh thật, trẻ con thì lớn lên, người lớn thì già đi. Đến một lúc nào đó già nhăn nheo thì chán chết. Lúc đấy ra đường chẳng thằng nào thèm liếc, chứ đừng nói đến chuyện chạy theo.
Mình từng rất thích cuộc sống trước đây của mình. Một quãng thời gian chinh phục và khám phá, cả trong công việc và trong tình yêu. Mình không thích sự ổn định, vì sự ổn định làm con người trở nên lờ phờ, chủ quan và thiếu đam mê. Mình không thích sự ràng buộc, vì ràng buộc làm con người mất đi nhiều cơ hội khám phá cuộc sống vốn rất rộng lớn. Nhưng bây giờ tất cả những cuộc chinh phục và đại chinh phục ấy chẳng còn quan trọng nữa.
Bình Nguyên như một tờ giấy trắng, và cả như một con khỉ con nữa. Làm cái gì cũng bắt chước ngay được. Hôm qua mình vừa trả lời điện thoại xong nó cầm luôn điện thoại áp lên tai (nhưng áp ngược), miệng thì líu lo "lô lô", rồi nó cứ đi đi lại lại trong nhà mặt đăm chiêu trong khi không ngừng líu lo vào điện thoại. Nó lớn lên từng ngày một và mỗi ngày lại có thêm một trò mới.
Ôí giời ơi bà con ơi người trong ảnh đứng sau thằng cu con không phải tôi đâu nhé!!!

Con trai của mẹ




Mùa đông ở New York thật lạnh lẽo và dài lê thê. Hai tuần nữa mùa xuân sẽ đến. Hoa sẽ nở khắp nơi. Tự dưng hôm trước trời ấm. Mình dẫn Bình Nguyên ra ngoài đi dạo. Nó thích lắm, đi lon ta lon ton. Nhanh quá, thế mà đã hơn một năm. Bình Nguyên đã hơn một tuổi. Nhanh thật, trẻ con thì lớn lên, người lớn thì già đi. Đến một lúc nào đó già nhăn nheo thì chán chết. Lúc đấy ra đường chẳng thằng nào thèm liếc, chứ đừng nói đến chuyện chạy theo.
Mình từng rất thích cuộc sống trước đây của mình. Một quãng thời gian chinh phục và khám phá, cả trong công việc và trong tình yêu. Mình không thích sự ổn định, vì sự ổn định làm con người trở nên lờ phờ, chủ quan và thiếu đam mê. Mình không thích sự ràng buộc, vì ràng buộc làm con người mất đi nhiều cơ hội khám phá cuộc sống vốn rất rộng lớn. Nhưng bây giờ tất cả những cuộc chinh phục và đại chinh phục ấy chẳng còn quan trọng nữa.
Bình Nguyên như một tờ giấy trắng, và cả như một con khỉ con nữa. Làm cái gì cũng bắt chước ngay được. Hôm qua mình vừa trả lời điện thoại xong nó cầm luôn điện thoại áp lên tai (nhưng áp ngược), miệng thì líu lo "lô lô", rồi nó cứ đi đi lại lại trong nhà mặt đăm chiêu trong khi không ngừng líu lo vào điện thoại. Nó lớn lên từng ngày một và mỗi ngày lại có thêm một trò mới.
Ôí giời ơi bà con ơi người trong ảnh đứng sau thằng cu con không phải tôi đâu nhé!!!