Saturday, November 29, 2008

Lấy Tây

Hôm nọ, ở entry bài Five o’clock shadow của tớ có một bạn giấu mặt đến comment một bài tâm huyết, mời các bạn vào đọc lại (một chiêu câu pageview rất rẻ tiền )

Xong là tớ muốn các bạn chú ý đến một câu vào loại tâm huyết nhất của bạn ấy như sau:

“tôi thấy các anh Tây như chồng bạn hay thích những thứ trông rất phản cảm và đối nghịch theo xu hướng thẩm mỹ chung”. Chưa hiểu thẩm mỹ chung mà bạn ấy nêu ra ở đây là thẩm mỹ nào, thẩm mỹ ao làng, thẩm mỹ giếng làng, thẩm mỹ luỹ tre làng, thẩm mỹ thành phố, hay thẩm mỹ quê em miền trung du. Là tớ nhá, nếu các anh Tây thích hình thức của tớ thì tớ chả dại gì lại đi bảo thẩm mỹ của các anh ấy phản cảm (tội gì, có phúc cứ hưởng chứ từ chối cũng có ai bảo là liêm khiết). Mà ngay cả nếu các anh ấy chê hình thức tớ và đi thích các cô khác có hình thức khác hẳn tớ, thì tớ cũng chả vì vậy mà chưng hửng bảo các anh ấy thẩm mỹ phản cảm kiểu “thằng đấy ngu thế, đi yêu con kia xấu bỏ mẹ, yêu thì yêu tao đây này, tao xinh theo thẩm mỹ chung”.

Công nhận là lấy Tây thì xấu có, đẹp có, mà bình thường cũng có. Nhưng Tây thì cũng là đàn ông bình thường chứ có phải 3 đầu 6 tay gì đâu mà cứ phải đẹp mới lấy Tây được? Nhiều người vốn tự ti, coi Tây là hơn hẳn ta rồi, nên để lấy được một thằng Tây thì cái con kia phải hơn hẳn đồng loại của nó, cụ thể là hơn tao đây này, nếu ko thì nó chỉ là đồ chuột sa chĩnh gạo, chỉ là đồ gái đú, gái dễ, thì mới chài được thằng Tây dại dột, chứ ko đoan trang nền nếp tiết hạnh khả phong như tao (kiểu Tây mà có đến tao cũng cầm dép ném đuổi đi), kiểu thế. Còn chưa kể, phần lớn gái xấu VN là do giai VN gánh đấy chứ, Tây gánh mấy.

Nhiều khi, thấy một cô đi cùng một thằng Tây, nhiều người dè bỉu chê bai này nọ, nhưng là gái thì có khi cũng thầm mong có được cái gì đấy của cô me Tây kia, mà là trai thì biết thừa mẻng của mình mà được ngang con kia thì cũng đã là tốt phước. Còn có khi, cô kia xấu thật, thì sao các bạn lại ghét, là trai thì các bạn phải sung sướng vì cô kia đã có thằng Tây kia gánh cho rồi, chứ rủi cô đó rơi trúng mình thì lại mang tiếng có bồ xấu, mà bạn là gái thì nên mừng cho họ, vì họ ko có lợi thế về nhan sắc mà vẫn tìm được nơi chốn yên ấm chiều chuộng, là cái mà đại đa số phụ nữ đều mong muốn, chứ sao lại bỉ bác, sao lại cứ lòi cái đuôi nhỏ mọn ra cho thiên hạ nghía? Mà nói chung, xấu hay đẹp thì cũng chả nên để ý, Tây đầy đường, để ý có mà để ý suốt ngày, làm gì còn thời gian làm việc riêng của mình.

Nói chung, ở nhà, nhiều người cứ thấy chủ đề lấy Tây một cái là bắt đầu soi mói, kiểu mày lấy được Tây mày đời sống cao hơn tao thì tưởng mày phải hơn bọn tao nhiều, hoá ra mày chỉ thường thế này thôi à, mà ko hiểu rằng Tây nó cũng có những lo toan cuộc sống chả khác gì mình. Ở VN là còn dễ sống. Có thất nghiệp vài tháng thì cũng chả lo lắng mấy, còn họ hàng trợ giúp, có tiền thì ăn sang, ko có tiền thì ăn giản dị, ở thì nhờ nhà bố mẹ. Ở bên Tây, thất nghiệp là méo mặt, vì tiền nhà, tiền xe, tiền nợ ngân hàng, tiền bảo hiểm, tỉ thứ tiền mà một xã hội hiện đại hơn phải chi tiêu. Các bạn gái lấy Tây rồi về nước của anh ấy sống, thừa biết là cuộc sống với chồng bên Tây giản dị hơn cuộc sống bên VN của các bạn rất nhiều. Thỉnh thoảng có về nước chơi trông hoành tráng thì cũng như các bạn ở phố về quê người ở quê bảo các bạn tiền nhiều như nước vậy. Các anh Tây sang VN đều tận dụng cơ hội lương cao giá sinh hoạt rẻ để dành dụm tiền, đặng có lúc nào đó còn về nước mà bắt đầu lại, chứ cũng chả sung sướng gì. Thế nên, yên tâm là Tây nó chả hơn gì mình đâu, nên tự miễn cho bản thân khoản kèn cựa, bỉ bác, càng trẻ lâu.

Báo cáo các bạn là tớ đi ngủ để giữ gìn nhan shắc. Mai tớ rỗi tớ sẽ bàn chuyện nghiêm chỉnh.

Lấy Tây

Hôm nọ, ở entry bài Five o’clock shadow của tớ có một bạn giấu mặt đến comment một bài tâm huyết, mời các bạn vào đọc lại (một chiêu câu pageview rất rẻ tiền )

Xong là tớ muốn các bạn chú ý đến một câu vào loại tâm huyết nhất của bạn ấy như sau:

“tôi thấy các anh Tây như chồng bạn hay thích những thứ trông rất phản cảm và đối nghịch theo xu hướng thẩm mỹ chung”. Chưa hiểu thẩm mỹ chung mà bạn ấy nêu ra ở đây là thẩm mỹ nào, thẩm mỹ ao làng, thẩm mỹ giếng làng, thẩm mỹ luỹ tre làng, thẩm mỹ thành phố, hay thẩm mỹ quê em miền trung du. Là tớ nhá, nếu các anh Tây thích hình thức của tớ thì tớ chả dại gì lại đi bảo thẩm mỹ của các anh ấy phản cảm (tội gì, có phúc cứ hưởng chứ từ chối cũng có ai bảo là liêm khiết). Mà ngay cả nếu các anh ấy chê hình thức tớ và đi thích các cô khác có hình thức khác hẳn tớ, thì tớ cũng chả vì vậy mà chưng hửng bảo các anh ấy thẩm mỹ phản cảm kiểu “thằng đấy ngu thế, đi yêu con kia xấu bỏ mẹ, yêu thì yêu tao đây này, tao xinh theo thẩm mỹ chung”.

Công nhận là lấy Tây thì xấu có, đẹp có, mà bình thường cũng có. Nhưng Tây thì cũng là đàn ông bình thường chứ có phải 3 đầu 6 tay gì đâu mà cứ phải đẹp mới lấy Tây được? Nhiều người vốn tự ti, coi Tây là hơn hẳn ta rồi, nên để lấy được một thằng Tây thì cái con kia phải hơn hẳn đồng loại của nó, cụ thể là hơn tao đây này, nếu ko thì nó chỉ là đồ chuột sa chĩnh gạo, chỉ là đồ gái đú, gái dễ, thì mới chài được thằng Tây dại dột, chứ ko đoan trang nền nếp tiết hạnh khả phong như tao (kiểu Tây mà có đến tao cũng cầm dép ném đuổi đi), kiểu thế. Còn chưa kể, phần lớn gái xấu VN là do giai VN gánh đấy chứ, Tây gánh mấy.

Nhiều khi, thấy một cô đi cùng một thằng Tây, nhiều người dè bỉu chê bai này nọ, nhưng là gái thì có khi cũng thầm mong có được cái gì đấy của cô me Tây kia, mà là trai thì biết thừa mẻng của mình mà được ngang con kia thì cũng đã là tốt phước. Còn có khi, cô kia xấu thật, thì sao các bạn lại ghét, là trai thì các bạn phải sung sướng vì cô kia đã có thằng Tây kia gánh cho rồi, chứ rủi cô đó rơi trúng mình thì lại mang tiếng có bồ xấu, mà bạn là gái thì nên mừng cho họ, vì họ ko có lợi thế về nhan sắc mà vẫn tìm được nơi chốn yên ấm chiều chuộng, là cái mà đại đa số phụ nữ đều mong muốn, chứ sao lại bỉ bác, sao lại cứ lòi cái đuôi nhỏ mọn ra cho thiên hạ nghía? Mà nói chung, xấu hay đẹp thì cũng chả nên để ý, Tây đầy đường, để ý có mà để ý suốt ngày, làm gì còn thời gian làm việc riêng của mình.

Nói chung, ở nhà, nhiều người cứ thấy chủ đề lấy Tây một cái là bắt đầu soi mói, kiểu mày lấy được Tây mày đời sống cao hơn tao thì tưởng mày phải hơn bọn tao nhiều, hoá ra mày chỉ thường thế này thôi à, mà ko hiểu rằng Tây nó cũng có những lo toan cuộc sống chả khác gì mình. Ở VN là còn dễ sống. Có thất nghiệp vài tháng thì cũng chả lo lắng mấy, còn họ hàng trợ giúp, có tiền thì ăn sang, ko có tiền thì ăn giản dị, ở thì nhờ nhà bố mẹ. Ở bên Tây, thất nghiệp là méo mặt, vì tiền nhà, tiền xe, tiền nợ ngân hàng, tiền bảo hiểm, tỉ thứ tiền mà một xã hội hiện đại hơn phải chi tiêu. Các bạn gái lấy Tây rồi về nước của anh ấy sống, thừa biết là cuộc sống với chồng bên Tây giản dị hơn cuộc sống bên VN của các bạn rất nhiều. Thỉnh thoảng có về nước chơi trông hoành tráng thì cũng như các bạn ở phố về quê người ở quê bảo các bạn tiền nhiều như nước vậy. Các anh Tây sang VN đều tận dụng cơ hội lương cao giá sinh hoạt rẻ để dành dụm tiền, đặng có lúc nào đó còn về nước mà bắt đầu lại, chứ cũng chả sung sướng gì. Thế nên, yên tâm là Tây nó chả hơn gì mình đâu, nên tự miễn cho bản thân khoản kèn cựa, bỉ bác, càng trẻ lâu.

Báo cáo các bạn là tớ đi ngủ để giữ gìn nhan shắc. Mai tớ rỗi tớ sẽ bàn chuyện nghiêm chỉnh.

They are living beyond their means!

Tôi lớn lên với một quan niệm như thế này: tôi chi tiêu trong khả năng của mình, nếu phải vay mượn, tôi sẽ vay cho những việc lớn của đời người, khi cất nhà, khi thất cơ lỡ vận, khi người thân ốm nặng cần nhiều tiền chữa trị.

Chính vì vậy, tôi không quen được với thói quen vay mượn, lãng phí và ăn xổi ở thì của người Mỹ.

Những toà nhà mùa đông lò sưởi quá nóng phải mở hé cửa, mùa hè điều hoà quá lạnh phải khoác khăn len, những chiếc xe to lớn kềnh càng hao nhiên liệu tốn chỗ, những thói quen xấu khó bỏ.

Dân Mỹ ăn uống bạt mạng. Một cuộc điều tra mà tôi ko nhớ đọc được ở đâu đã kết luận rằng chỉ có 30% lượng thức ăn mà dân Mỹ ăn vào là thực sự cần cho cơ thể họ, tức là 70% kia là thừa, hoặc sẽ phải tống hết ra ngoài bằng các loại thuốc xổ, bằng các bài tập thể lực mướt mồ hôi, những hoá đơn cắt cổ của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc sẽ biến thành mỡ trên một thể trạng béo phì.

Dân Mỹ mua sắm bạt mạng. Các trung tâm mua sắm lúc nào cũng nườm nượp người ra vào khệ nệ vác theo túi lớn túi nhỏ. Mua thật nhiều, rồi mang trả lại. Đồ dùng chỉ một thời gian ngắn là hê ra đường, để còn mua đồ mới về, vì rẻ vô cùng. Đến mức muốn tìm một món đồ gia dụng thật tốt, đắt tiền cũng được, để dùng bền hàng chục năm, nhiều khi cũng khó.

Đi ngoài đường, nhiều khi bắt gặp những món đồ còn rất mới đã bị bỏ đi, bàn ghế giường tủ, giày dép. Điều lạ lùng là họ ko giàu đến mức có thể lãng phí như vậy (Với tôi, giàu tức là có tích luỹ, có bất động sản, có tiền trong ngân hàng và tiền để đầu tư, chứ ko phải là ở một cái nhà thuê, ăn uống thoả thích và đi mua sắm ở những cửa hiệu tầm tầm).

Điều lạ lùng là người Mỹ làm tất cả những chuyện lãng phí đó bằng tiền vay.

Tôi thì vẫn thích như thế này: tôi đi làm kiếm được 10 đồng, tôi sẽ cố gắng giới hạn chi tiêu của mình trong vòng 6,7 đồng, phần còn lại tôi sẽ nâng niu cho vào tiết kiệm. Theo năm tháng, tôi sẽ có một khoản tiết kiệm xinh xẻo trong ngân hàng, để cho bản thân và cho những người quan trọng với mình những khi phải cần tới. Và khi cất nhà, tôi sẽ cất một ngôi nhà đẹp và bền cho đời tôi và cho cả đời con tôi ở. Tôi sẽ dạy chúng biết tiết kiệm, biết mua những món đồ thật tốt và nâng niu chúng. Với con gái, tôi sẽ dạy chúng sống giản dị nhưng ko xuyềnh xoàng, với con trai, tôi sẽ dạy chúng khả năng cởi mở với người phụ nữ của chúng, để chúng có thể nói “anh ko đủ khả năng” mà ko sợ hèn.

Trong những hình ảnh long lanh mà chúng ta thường tưởng tượng về nước Mỹ, có rất nhiều thứ chỉ là hư ảo.

They are living beyond their means!

Tôi lớn lên với một quan niệm như thế này: tôi chi tiêu trong khả năng của mình, nếu phải vay mượn, tôi sẽ vay cho những việc lớn của đời người, khi cất nhà, khi thất cơ lỡ vận, khi người thân ốm nặng cần nhiều tiền chữa trị.

Chính vì vậy, tôi không quen được với thói quen vay mượn, lãng phí và ăn xổi ở thì của người Mỹ.

Những toà nhà mùa đông lò sưởi quá nóng phải mở hé cửa, mùa hè điều hoà quá lạnh phải khoác khăn len, những chiếc xe to lớn kềnh càng hao nhiên liệu tốn chỗ, những thói quen xấu khó bỏ.

Dân Mỹ ăn uống bạt mạng. Một cuộc điều tra mà tôi ko nhớ đọc được ở đâu đã kết luận rằng chỉ có 30% lượng thức ăn mà dân Mỹ ăn vào là thực sự cần cho cơ thể họ, tức là 70% kia là thừa, hoặc sẽ phải tống hết ra ngoài bằng các loại thuốc xổ, bằng các bài tập thể lực mướt mồ hôi, những hoá đơn cắt cổ của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, hoặc sẽ biến thành mỡ trên một thể trạng béo phì.

Dân Mỹ mua sắm bạt mạng. Các trung tâm mua sắm lúc nào cũng nườm nượp người ra vào khệ nệ vác theo túi lớn túi nhỏ. Mua thật nhiều, rồi mang trả lại. Đồ dùng chỉ một thời gian ngắn là hê ra đường, để còn mua đồ mới về, vì rẻ vô cùng. Đến mức muốn tìm một món đồ gia dụng thật tốt, đắt tiền cũng được, để dùng bền hàng chục năm, nhiều khi cũng khó.

Đi ngoài đường, nhiều khi bắt gặp những món đồ còn rất mới đã bị bỏ đi, bàn ghế giường tủ, giày dép. Điều lạ lùng là họ ko giàu đến mức có thể lãng phí như vậy (Với tôi, giàu tức là có tích luỹ, có bất động sản, có tiền trong ngân hàng và tiền để đầu tư, chứ ko phải là ở một cái nhà thuê, ăn uống thoả thích và đi mua sắm ở những cửa hiệu tầm tầm).

Điều lạ lùng là người Mỹ làm tất cả những chuyện lãng phí đó bằng tiền vay.

Tôi thì vẫn thích như thế này: tôi đi làm kiếm được 10 đồng, tôi sẽ cố gắng giới hạn chi tiêu của mình trong vòng 6,7 đồng, phần còn lại tôi sẽ nâng niu cho vào tiết kiệm. Theo năm tháng, tôi sẽ có một khoản tiết kiệm xinh xẻo trong ngân hàng, để cho bản thân và cho những người quan trọng với mình những khi phải cần tới. Và khi cất nhà, tôi sẽ cất một ngôi nhà đẹp và bền cho đời tôi và cho cả đời con tôi ở. Tôi sẽ dạy chúng biết tiết kiệm, biết mua những món đồ thật tốt và nâng niu chúng. Với con gái, tôi sẽ dạy chúng sống giản dị nhưng ko xuyềnh xoàng, với con trai, tôi sẽ dạy chúng khả năng cởi mở với người phụ nữ của chúng, để chúng có thể nói “anh ko đủ khả năng” mà ko sợ hèn.

Trong những hình ảnh long lanh mà chúng ta thường tưởng tượng về nước Mỹ, có rất nhiều thứ chỉ là hư ảo.

Friday, November 28, 2008

Five o'clock shadow

Nhìn phần lớn các người đẹp VN, các hoa hậu hoặc những nàng thuộc giới showbiz, thật là chán mớ đời.

Nhiều nàng cứ được ca tụng là thuần việt. Thuần Việt thì cũng tốt, nhưng phải đẹp cái đã chứ. Thuần Việt mà xấu nghiêng thùng đổ gánh thì thà đừng thuần Việt còn hơn.

Để đẹp, khuôn mặt phải nhẹ nhõm. Tất cả các quy chuẩn đẹp trên thế giới, ko có quy chuẩn nào bảo mặt cứ phải như thớt như mẹt mới là phúc hậu, do đó mới đẹp.

Mình ngờ rằng các bác giám khảo, bác là nữ thì cứ chấm ai giống mình mới đẹp, bác là nam thì lại chấm đứa nào nghe mình thì đẹp.

Nhưng mà đẹp xấu là do trời sinh, muốn cũng phải có nhiều tiền mới thay đổi được. Hôm nay mình chỉ muốn nói tới một số diễn viên, người mẫu, nhìn qua thì khá đẹp, nhìn kỹ thì ôi thôi ko đẹp.

Ví dụ thứ nhất, mình xem ảnh một bạn tên Hà gì gì đó, bức ảnh bạn chụp khi còn làm người mẫu tuổi teen, một cánh tay chống lên cằm mắt rướn rướn hay sao đó. Nhưng mà, cánh tay toàn lông, lông ko đen nhưng dài, nhìn ra sáng thấy cứ mượt mà. Chả hiểu ai làm stylist mà ko nhắc con người ta. Teen thì teen chứ, cứ phải lông lá thế mới gọi là teen à.

Một ví dụ nữa, mình xem ảnh bạn Thuỳ Linh, bộ ảnh bạn ấy mới chụp gần đây, rất phiêu, rất đẹp. Cũng xin nói thêm rằng mình ko lên án bạn Thuỳ Linh. Mình nghĩ những gì xảy ra với bạn ấy rõ ràng chỉ là do đen đủi, chứ chả có gì gọi là vi phạm đạo đức. Bạn ấy đủ tuổi quan hệ, lại quan hệ với bạn trai mình, lại quan hệ trong phòng kín chứ chả phải giữa nơi công cộng gì, việc bạn ấy quay phim chụp ảnh chả làm hại đến ai, bạn ấy cũng ko chủ định tung nó lên mạng, thì bạn ấy sai ở chỗ nào mà phải bắt bạn ấy nức nở xin lỗi? Nếu ngay cả ở trong phòng ngủ là nơi riêng tư nhất mà người ta cũng ko được làm những gì mình muốn, dù điều đó có điên rồ đến đâu, miễn là chả phương hại đến ai, thì cuộc sống quả thật quá nhà tù. Rất nhiều phụ nữ hùa vào đánh cho dập đầu chỉ vì họ lo người đàn ông của họ đang xem hau háu và thầm thán phục cơ thể thanh xuân của con nhà người ta, còn những người đàn ông dè bỉu vì họ cũng phải tỏ ra đạo đức chứ ko lại mang tiếng. Một nền đạo đức giả vờ và tư lợi.

Tuy nhiên là quay lại với ảnh của bạn Thuỳ Linh. Không hiểu sao cái ảnh nào của bạn Thuỳ Linh tớ cũng nhìn thấy một hàng ria mép xanh mờ, kiểu five o’clock shadow. Nhìn mà mất cả hứng.

Nếu tớ là đàn ông, và nếu phải chọn giữa một cô gái đẹp nhưng ko tinh tế, và một cô gái bình thường nhưng tinh tế, thì tớ sẽ chọn cô tinh tế. Bởi vì tính tớ khọm già, nên tớ chả muốn vừa ghé vào định hôn thì cứ ám ảnh hàng ria mép, hoặc vuốt lên cánh tay thì thấy mượt lông, hoặc vuốt xuống chân thì bị lông chân đâm nhói vào tay, đơn giản chỉ vì đến lúc phải cạo rồi nhưng mà chưa có thời gian cạo, hoặc đẹp long lanh nhưng đứng gần thì cứ ngửi thấy mùi dập tắt hết cả mọi ham muốn, hoặc…

Đẹp thì dễ thôi. Trời sinh ra đã vừa mắt rồi, chỉ cần tí son phấn quần áo lên là thành đẹp. Tinh tế mới khó, vì tinh tế thì phải giữ gìn từng giờ từng phút một.

Hôm nay tớ rất đau răng, nên tớ đâm ra bẩn tính. Mà thôi, ai lông lá mặc xác, tớ nghe tiếng con tớ đang hát "hép pi bớt đây na na nà" ở dưới nhà, tớ xuống chơi với con tớ sướng hơn.

Five o'clock shadow

Nhìn phần lớn các người đẹp VN, các hoa hậu hoặc những nàng thuộc giới showbiz, thật là chán mớ đời.

Nhiều nàng cứ được ca tụng là thuần việt. Thuần Việt thì cũng tốt, nhưng phải đẹp cái đã chứ. Thuần Việt mà xấu nghiêng thùng đổ gánh thì thà đừng thuần Việt còn hơn.

Để đẹp, khuôn mặt phải nhẹ nhõm. Tất cả các quy chuẩn đẹp trên thế giới, ko có quy chuẩn nào bảo mặt cứ phải như thớt như mẹt mới là phúc hậu, do đó mới đẹp.

Mình ngờ rằng các bác giám khảo, bác là nữ thì cứ chấm ai giống mình mới đẹp, bác là nam thì lại chấm đứa nào nghe mình thì đẹp.

Nhưng mà đẹp xấu là do trời sinh, muốn cũng phải có nhiều tiền mới thay đổi được. Hôm nay mình chỉ muốn nói tới một số diễn viên, người mẫu, nhìn qua thì khá đẹp, nhìn kỹ thì ôi thôi ko đẹp.

Ví dụ thứ nhất, mình xem ảnh một bạn tên Hà gì gì đó, bức ảnh bạn chụp khi còn làm người mẫu tuổi teen, một cánh tay chống lên cằm mắt rướn rướn hay sao đó. Nhưng mà, cánh tay toàn lông, lông ko đen nhưng dài, nhìn ra sáng thấy cứ mượt mà. Chả hiểu ai làm stylist mà ko nhắc con người ta. Teen thì teen chứ, cứ phải lông lá thế mới gọi là teen à.

Một ví dụ nữa, mình xem ảnh bạn Thuỳ Linh, bộ ảnh bạn ấy mới chụp gần đây, rất phiêu, rất đẹp. Cũng xin nói thêm rằng mình ko lên án bạn Thuỳ Linh. Mình nghĩ những gì xảy ra với bạn ấy rõ ràng chỉ là do đen đủi, chứ chả có gì gọi là vi phạm đạo đức. Bạn ấy đủ tuổi quan hệ, lại quan hệ với bạn trai mình, lại quan hệ trong phòng kín chứ chả phải giữa nơi công cộng gì, việc bạn ấy quay phim chụp ảnh chả làm hại đến ai, bạn ấy cũng ko chủ định tung nó lên mạng, thì bạn ấy sai ở chỗ nào mà phải bắt bạn ấy nức nở xin lỗi? Nếu ngay cả ở trong phòng ngủ là nơi riêng tư nhất mà người ta cũng ko được làm những gì mình muốn, dù điều đó có điên rồ đến đâu, miễn là chả phương hại đến ai, thì cuộc sống quả thật quá nhà tù. Rất nhiều phụ nữ hùa vào đánh cho dập đầu chỉ vì họ lo người đàn ông của họ đang xem hau háu và thầm thán phục cơ thể thanh xuân của con nhà người ta, còn những người đàn ông dè bỉu vì họ cũng phải tỏ ra đạo đức chứ ko lại mang tiếng. Một nền đạo đức giả vờ và tư lợi.

Tuy nhiên là quay lại với ảnh của bạn Thuỳ Linh. Không hiểu sao cái ảnh nào của bạn Thuỳ Linh tớ cũng nhìn thấy một hàng ria mép xanh mờ, kiểu five o’clock shadow. Nhìn mà mất cả hứng.

Nếu tớ là đàn ông, và nếu phải chọn giữa một cô gái đẹp nhưng ko tinh tế, và một cô gái bình thường nhưng tinh tế, thì tớ sẽ chọn cô tinh tế. Bởi vì tính tớ khọm già, nên tớ chả muốn vừa ghé vào định hôn thì cứ ám ảnh hàng ria mép, hoặc vuốt lên cánh tay thì thấy mượt lông, hoặc vuốt xuống chân thì bị lông chân đâm nhói vào tay, đơn giản chỉ vì đến lúc phải cạo rồi nhưng mà chưa có thời gian cạo, hoặc đẹp long lanh nhưng đứng gần thì cứ ngửi thấy mùi dập tắt hết cả mọi ham muốn, hoặc…

Đẹp thì dễ thôi. Trời sinh ra đã vừa mắt rồi, chỉ cần tí son phấn quần áo lên là thành đẹp. Tinh tế mới khó, vì tinh tế thì phải giữ gìn từng giờ từng phút một.

Hôm nay tớ rất đau răng, nên tớ đâm ra bẩn tính. Mà thôi, ai lông lá mặc xác, tớ nghe tiếng con tớ đang hát "hép pi bớt đây na na nà" ở dưới nhà, tớ xuống chơi với con tớ sướng hơn.

Wednesday, November 26, 2008

Lila 17




Lila ngủ, cái chân gác lên, ngang tàng và béo mập, mỗi bĩu, mắt nhắm nghiền một cách cố tình. Nhắm nghiền một cách cố tình là vì mẹ chỉ cần đứng lên thôi là mở choàng mắt nhổm phắt dậy khóc gọi. Bám người như đỉa.

Lúc nào Lila cởi trần thì nhìn thấy cả hai cái tí phính phính, chân tay toàn ngấn, cái mông tròn chắc nịch, cả người ko còn chỗ nào là ko phồng, cứ ục à ục ịch. Mẹ thích lắm, mẹ hít hà, mẹ hôn chùn chụt, con gái cứ rụt cổ há miệng cười. Mỗi tội kỳ cọ đã khổ, lau khô và bôi phấn bôi kem vào những cái ngấn đấy thì còn khổ hơn, ko cẩn thận là những cái ngấn xinh xinh phồng phồng ấy đỏ tía lên ngay.

Mấy hôm nay Lila lại đang khổ sở vì hàm dưới lại nhú thêm hai răng. Thế là mới có 8 tháng đã nhô lên 8 răng. Bé ngứa ngáy gầm rít, gặp cái gì cũng vơ vào mồm cắn nghiến ngấu. Vịn vào tay mẹ đứng lên là cũng tranh thủ cạp vào cánh tay mẹ luôn, được mẹ bế là cũng vịn vai mẹ cắn. Có lúc tự cắn cả vào ngón tay hoặc ngón chân mình, khóc inh ỏi. Nhưng mà hình như răng con gái khấp khểnh, mẹ ngó vào cứ thấy cái thò cái thụt.

Thằng Lê hay xem hoạt hình vịt Donald chuột Mickey, nhạc nhẽo tèn tén ten cứ loạn xạ cả lên. Lila thì hay bị nhốt trong cũi. Mẹ thường thấy con gái ngồi kênh mông một bên ngó qua chấn song xem ké của thằng Lê, mắt hau háu. Con gái thấy anh trai là cười nắc nẻ làm thân, thấy papa thì nhoẻn miệng cười làm duyên, thấy bà Nuôi thì vòi vĩnh đòi bế, mặt nhăn nhăn răng nhe nhe, thế mà thấy mẹ thì cứ tỉnh bơ như củ khoai lang. Chỉ có đến tối là rúc mẹ, và buổi đêm tỉnh dậy ko thấy mẹ thì bò quýnh quáng đi tìm mồm mếu máo mắt nhắm tịt trông như mèo con mới đẻ, quên, lợn con mới đẻ. Chưa chi đã thấy thực dụng.

Hôm nọ, thằng Lê ôm chim nhảy nhót “mamma, Lê đi đái”. Nó luôn mải chơi đến tận lúc gần són ra quần rồi mới đốc thúc. Mẹ dẫn nó chạy vào toilet, chỉ kịp tụt quần nó xuống là đã thấy cái chim như cái ngón tay của nó động đậy rồi đái luôn, cứ tồ tồ chả dứt. Mẹ đứng đợi, mẹ chẳng biết làm gì, mẹ bảo “eo chim Lê to thế”. Chỉ mấy tiếng sau, mẹ đang thay bỉm cho Lila, thằng Lê mon men ghé vào xem, rồi nó bảo “eo bướm La to thế”. Mẹ giật nảy hết cả người. Tại mẹ bậy bạ trước.

Thế mà La thì chả biết gì. Khổ thân con gái mẹ. Thằng Lê cứ liệu hồn.

Lila 17




Lila ngủ, cái chân gác lên, ngang tàng và béo mập, mỗi bĩu, mắt nhắm nghiền một cách cố tình. Nhắm nghiền một cách cố tình là vì mẹ chỉ cần đứng lên thôi là mở choàng mắt nhổm phắt dậy khóc gọi. Bám người như đỉa.

Lúc nào Lila cởi trần thì nhìn thấy cả hai cái tí phính phính, chân tay toàn ngấn, cái mông tròn chắc nịch, cả người ko còn chỗ nào là ko phồng, cứ ục à ục ịch. Mẹ thích lắm, mẹ hít hà, mẹ hôn chùn chụt, con gái cứ rụt cổ há miệng cười. Mỗi tội kỳ cọ đã khổ, lau khô và bôi phấn bôi kem vào những cái ngấn đấy thì còn khổ hơn, ko cẩn thận là những cái ngấn xinh xinh phồng phồng ấy đỏ tía lên ngay.

Mấy hôm nay Lila lại đang khổ sở vì hàm dưới lại nhú thêm hai răng. Thế là mới có 8 tháng đã nhô lên 8 răng. Bé ngứa ngáy gầm rít, gặp cái gì cũng vơ vào mồm cắn nghiến ngấu. Vịn vào tay mẹ đứng lên là cũng tranh thủ cạp vào cánh tay mẹ luôn, được mẹ bế là cũng vịn vai mẹ cắn. Có lúc tự cắn cả vào ngón tay hoặc ngón chân mình, khóc inh ỏi. Nhưng mà hình như răng con gái khấp khểnh, mẹ ngó vào cứ thấy cái thò cái thụt.

Thằng Lê hay xem hoạt hình vịt Donald chuột Mickey, nhạc nhẽo tèn tén ten cứ loạn xạ cả lên. Lila thì hay bị nhốt trong cũi. Mẹ thường thấy con gái ngồi kênh mông một bên ngó qua chấn song xem ké của thằng Lê, mắt hau háu. Con gái thấy anh trai là cười nắc nẻ làm thân, thấy papa thì nhoẻn miệng cười làm duyên, thấy bà Nuôi thì vòi vĩnh đòi bế, mặt nhăn nhăn răng nhe nhe, thế mà thấy mẹ thì cứ tỉnh bơ như củ khoai lang. Chỉ có đến tối là rúc mẹ, và buổi đêm tỉnh dậy ko thấy mẹ thì bò quýnh quáng đi tìm mồm mếu máo mắt nhắm tịt trông như mèo con mới đẻ, quên, lợn con mới đẻ. Chưa chi đã thấy thực dụng.

Hôm nọ, thằng Lê ôm chim nhảy nhót “mamma, Lê đi đái”. Nó luôn mải chơi đến tận lúc gần són ra quần rồi mới đốc thúc. Mẹ dẫn nó chạy vào toilet, chỉ kịp tụt quần nó xuống là đã thấy cái chim như cái ngón tay của nó động đậy rồi đái luôn, cứ tồ tồ chả dứt. Mẹ đứng đợi, mẹ chẳng biết làm gì, mẹ bảo “eo chim Lê to thế”. Chỉ mấy tiếng sau, mẹ đang thay bỉm cho Lila, thằng Lê mon men ghé vào xem, rồi nó bảo “eo bướm La to thế”. Mẹ giật nảy hết cả người. Tại mẹ bậy bạ trước.

Thế mà La thì chả biết gì. Khổ thân con gái mẹ. Thằng Lê cứ liệu hồn.

Tuesday, November 25, 2008

International Emmy Awards

Tối qua đi dự International Emmy Awards ở khách sạn Hilton. Bên kia đường là buổi chiếu ra mắt phim gì có Nicole Kidman đóng, khán giả hâm mộ, phóng viên, và người hiếu kỳ chen chúc quanh thảm đỏ, đợi ngôi sao đến, mở cửa xe bước ra đứng tạo dáng một cái là máy ảnh loé lên nhoang nhoáng. Một quang cảnh rất hay gặp ở NYC.

Bên mình cũng đông chả kém, nhìn quanh, chẳng biết ai. Không những ko có người quen đã đành, các khuôn mặt diễn viên đạo diễn nhà sản xuất xung quanh cũng lạ hoắc. Mình thì chẳng bao giờ xem TV. Mất thói quen xem TV từ hồi còn ở nhà, mẹ mình cứ nằm ôm TV xem mấy bộ phim sướt mướt rồi ngủ quên lúc nào ko biết. Nhưng rất lạ, mình cứ cầm cái điều khiển âm thầm chuyển kênh một cái là mẹ mình biết ngay, bật dậy “ơ tôi đang xem”. Hoặc nhiều khi, thấy mẹ mình ngáy khò khò rồi, mình mới tắt TV đi, thì mẹ mình cũng bật dậy ngay “ôi bộ phim hay quá, đã hết đâu mà mày tắt đi”. Hoặc chán hơn, mẹ mình xem 3 phim một lúc trên 3 kênh, rồi than thở “sao mà cái số tao nó khổ, xem một bộ phim cũng ko được trọn vẹn”. Nói chung tình hình bi đát vô cùng.

Thế nên là xung quanh rất nhiều ngôi sao xẹt của làng giải trí TV quốc tế mà mình chả biết một ai, chỉ kịp nhớ là có rất nhiều anh đẹp trai thần sầu, và cũng nhiều anh dị hợm ko biết đường nào mà kể. Mình chỉ để ý đến đàn ông thôi, còn đàn bà thì như chồng mình bảo, “có đứng ngay trước mặt em cũng ko nhìn thấy”.

Mình có nhìn thấy đấy chứ, có một chị lên trao giải một hạng mục, cao, thon thả, ngực bự, rất đẹp, mặc váy lụa xẻ sâu và ko mặc áo lót, mà khán phòng thì lạnh nổi da gà nên cứ nhìn rõ mồn một hai thứ. Thích chưa?

Đâu chừng có hơn một chục hạng mục giải được trao, mà toàn trao cho UK mới lạ, chỉ có một giải trao cho Jordan vì hạng mục đó ko có phim Anh, và hạng mục cuối cùng trao cho một bộ phim hay diễn viên Đan Mạch gì đó. Cậu bạn ngồi cạnh mình, làm trong ngành truyền hình, tỏ ra vô cùng bất mãn, bảo ban giám khảo lười xem phụ đề nên chỉ để ý đến phim bằng tiếng Anh. Hoá ra đâu chỉ có mỗi VN tiêu cực và thiếu công bằng.

Giải trao xong hết, ăn uống tại bàn cũng xong, thực khách đi ra quầy ăn đồ tráng miệng, mình tranh thủ chạy vào restroom tút tát lại nhan sắc. Lúc ra lạc mất chồng, điện thoại thì ko mang, và gần 1500 con người, biết chân trời góc bể nào mà tìm?. Tuy nhiên, vì biết tính, mình suy nghĩ một lát rồi đi thẳng ra thác sô cô la, nơi thực khách cầm đồ ăn như bánh hoặc trái cây dí vào dòng thác đó để tự tráng sô cô la vào món của mình. Đến nơi, y như rằng thấy chàng đang hoa chân múa tay vừa ăn vừa nói chuyện.

Nói chung là một buổi tối thú vị, ngắm giai đẹp thoả mắt. Mỗi tội lúc về trời mưa, về đến nhà giày mồi váy mồi ướt lướt thướt phải hong.

Dạo này, ăn không ngon ngủ ko yên vì mấy thằng lừa đảo. Nửa đêm cũng phải dậy gọi điện đòi tiền, sáng bảnh mắt cũng dậy gọi điện trao đổi với luật sư để còn vác củ khoai đi kiện. Thời buổi khó khăn, thằng nào thằng nấy cứ như kẻ cướp.

Muốn sống hiền lành và yên ổn cũng khó

International Emmy Awards

Tối qua đi dự International Emmy Awards ở khách sạn Hilton. Bên kia đường là buổi chiếu ra mắt phim gì có Nicole Kidman đóng, khán giả hâm mộ, phóng viên, và người hiếu kỳ chen chúc quanh thảm đỏ, đợi ngôi sao đến, mở cửa xe bước ra đứng tạo dáng một cái là máy ảnh loé lên nhoang nhoáng. Một quang cảnh rất hay gặp ở NYC.

Bên mình cũng đông chả kém, nhìn quanh, chẳng biết ai. Không những ko có người quen đã đành, các khuôn mặt diễn viên đạo diễn nhà sản xuất xung quanh cũng lạ hoắc. Mình thì chẳng bao giờ xem TV. Mất thói quen xem TV từ hồi còn ở nhà, mẹ mình cứ nằm ôm TV xem mấy bộ phim sướt mướt rồi ngủ quên lúc nào ko biết. Nhưng rất lạ, mình cứ cầm cái điều khiển âm thầm chuyển kênh một cái là mẹ mình biết ngay, bật dậy “ơ tôi đang xem”. Hoặc nhiều khi, thấy mẹ mình ngáy khò khò rồi, mình mới tắt TV đi, thì mẹ mình cũng bật dậy ngay “ôi bộ phim hay quá, đã hết đâu mà mày tắt đi”. Hoặc chán hơn, mẹ mình xem 3 phim một lúc trên 3 kênh, rồi than thở “sao mà cái số tao nó khổ, xem một bộ phim cũng ko được trọn vẹn”. Nói chung tình hình bi đát vô cùng.

Thế nên là xung quanh rất nhiều ngôi sao xẹt của làng giải trí TV quốc tế mà mình chả biết một ai, chỉ kịp nhớ là có rất nhiều anh đẹp trai thần sầu, và cũng nhiều anh dị hợm ko biết đường nào mà kể. Mình chỉ để ý đến đàn ông thôi, còn đàn bà thì như chồng mình bảo, “có đứng ngay trước mặt em cũng ko nhìn thấy”.

Mình có nhìn thấy đấy chứ, có một chị lên trao giải một hạng mục, cao, thon thả, ngực bự, rất đẹp, mặc váy lụa xẻ sâu và ko mặc áo lót, mà khán phòng thì lạnh nổi da gà nên cứ nhìn rõ mồn một hai thứ. Thích chưa?

Đâu chừng có hơn một chục hạng mục giải được trao, mà toàn trao cho UK mới lạ, chỉ có một giải trao cho Jordan vì hạng mục đó ko có phim Anh, và hạng mục cuối cùng trao cho một bộ phim hay diễn viên Đan Mạch gì đó. Cậu bạn ngồi cạnh mình, làm trong ngành truyền hình, tỏ ra vô cùng bất mãn, bảo ban giám khảo lười xem phụ đề nên chỉ để ý đến phim bằng tiếng Anh. Hoá ra đâu chỉ có mỗi VN tiêu cực và thiếu công bằng.

Giải trao xong hết, ăn uống tại bàn cũng xong, thực khách đi ra quầy ăn đồ tráng miệng, mình tranh thủ chạy vào restroom tút tát lại nhan sắc. Lúc ra lạc mất chồng, điện thoại thì ko mang, và gần 1500 con người, biết chân trời góc bể nào mà tìm?. Tuy nhiên, vì biết tính, mình suy nghĩ một lát rồi đi thẳng ra thác sô cô la, nơi thực khách cầm đồ ăn như bánh hoặc trái cây dí vào dòng thác đó để tự tráng sô cô la vào món của mình. Đến nơi, y như rằng thấy chàng đang hoa chân múa tay vừa ăn vừa nói chuyện.

Nói chung là một buổi tối thú vị, ngắm giai đẹp thoả mắt. Mỗi tội lúc về trời mưa, về đến nhà giày mồi váy mồi ướt lướt thướt phải hong.

Dạo này, ăn không ngon ngủ ko yên vì mấy thằng lừa đảo. Nửa đêm cũng phải dậy gọi điện đòi tiền, sáng bảnh mắt cũng dậy gọi điện trao đổi với luật sư để còn vác củ khoai đi kiện. Thời buổi khó khăn, thằng nào thằng nấy cứ như kẻ cướp.

Muốn sống hiền lành và yên ổn cũng khó

Monday, November 24, 2008

Entry for November 24, 2008

Cả tuần bận rộn. Năm nay nhiều gala dinner phải mặc váy dài hơn mình tưởng. Đầu mùa đã may thêm mấy cái mới, tưởng thế là thừa dùng, thế mà mới quá nửa mùa đã thấy gần hết vốn. Những chiếc váy dài hồi trước mặc ở VN giờ cũng chả mặc được nữa, hoặc mặc vào thì hơi chật. Giữa bàn dân thiên hạ phải cúi chào ai đó lại nghe váy mình bục một đường chỉ xong rồi thấy mát mát ở đâu đó thì chắc mình chết mất.

Những gala dinner tổ chức ở NYC chủ yếu là do các đại gia trong ngành kinh doanh tài trợ hoặc đóng góp, khác với những gala dinner ở Washington DC chủ yếu toàn ngoại giao và chính khách. Sau biến động trên thị trường tài chính phố Wall, rất nhiều đại gia ở NY bị mất tiền. Vì thế những gala dinner có tổ chức cũng ko thu về nhiều tiền như thường lệ. Thế mà vẫn cứ tổ chức ầm ầm, và dân NY vẫn cứ đi mua sắm ầm ầm, các trung tâm mua sắm vẫn nghẹt người. Dân Mỹ ko thể một phút một chốc từ bỏ thói quen ăn xổi ở thì của họ.

Lại trở về với vụ ăn mặc trong black tie dinner. Nếu một bữa ăn tối bình thường chỉ cần thuổng một cái váy ngắn đến đầu gối, hoặc mặc complet, trang điểm nhoáng nhoàng nửa tiếng là xong tất, thì một black tie dinner đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ hơn nhiều. Không hiểu sao, đến một dinner, nếu gặp một lady ăn mặc đài các và trang nhã nổi bật thì khả năng lớn đó là vợ của một quan chức ngoại giao cấp cao (cấp cao chứ ko phải cấp thấp như mình nhé, kẻo các bạn lại bảo mình mèo khen mèo dài đuôi) với đồng lương nhà nước hạn hẹp của chồng (ko có màu mè đánh quả như nhiều nhân viên ngoại giao VN), thế mà vẫn nổi bật hơn nhiều so với chính khách, vợ chính khách, và các thương gia tiền tấn.

Những gala dinner thường thú vị, vì gặp gỡ với những người có tầm vóc, đồ ăn ngon, rượu ngon, nhạc hay, lúc về lại được tặng quà, mà phụ nữ thì hay được tặng đồ trang sức và nước hoa, nhất là những loại nước hoa mới ra.

Ở gala dinner của phòng thương mại tổ chức tuần trước, mình ngồi gần cặp vợ chồng quen. Bà vợ buôn bán thực phẩm gì đó giữa Mỹ và Ý. Nói chung đã có mặt tại đây thì đều phải là những thương gia thành đạt. Sau khi rút thăm trúng thưởng và chả trúng cái gì, bà ta quay sang mình bảo “tôi chả trúng xổ số bao giờ, nhưng mà chúng ta đằng nào chả xinh đẹp, cần gì”.

Mình gặp bà này lần đầu tiên ở một buổi ăn tối do cánh nhà báo tổ chức, vì ông chồng làm báo. Gặp mình từ lần đầu tiên đã mê tít, lúc nào gặp cũng vuốt ve, vuốt má, rồi đến vuốt eo, rồi vuốt xuống mông (sầu lắm ý), khen ngợi tấm tắc, nhìn ngắm (ko chán mắt). Chỉ có mỗi vấn đề là ngay từ lần đầu tiên gặp, bà ấy đã bảo “cô rất đẹp, tôi chưa gặp người vn bao giờ, nhưng tôi đi đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, thấy mặt chúng nó cứ tẹt dí, lúc nói chuyện thì bắn hết nước bọt vào mặt người đối diện, nhất là người Trung Quốc thì vừa ăn vừa ợ và còn rất nhiều tiếng động lạ tai nữa”.

Mình nghe xong thì cũng gật gù (mặc dù trong bụng thì nghĩ too much information), rồi từ đó chỉ tiếp chuyện xã giao. Nhiều người Âu Mỹ có nice cũng là kiểu nice của bề trên, tức là đứng từ trên mà khen xuống, mà chê xuống, mà bình phẩm. Còn số người thực sự coi các dân tộc là bình đẳng thì lại ko có nhiều, và cũng phải là người hiểu biết lắm mới được như vậy. Chưa kể những người bằng cấp treo đầy người (tức là hiểu biết lắm), nhưng cả đời quanh quẩn ở một nơi, thì cũng chả hy vọng gì họ ko kỳ thị.

Mình vốn ko để ý đến kỳ thị. Thứ nhất vì cái tính nước đổ lá khoai, ít chuyện xi nhê với mình. Thứ hai là vì ở VN thì chó cậy gần nhà rồi, thằng nào kỳ thị thì cho nó tẹt mỏ. Đến Mỹ thì lại ở NYC, là nơi mà ai cũng là foreigner, nên lại càng ko để ý. Mặc dù nếu nằm vắt chân lên trán suy nghĩ thì thấy cũng có nhiều điều đáng suy nghĩ phết.

Cơ mà, cứ đụng đến suy nghĩ một phát là nhức đầu, lại ko suy nghĩ được

Entry for November 24, 2008

Cả tuần bận rộn. Năm nay nhiều gala dinner phải mặc váy dài hơn mình tưởng. Đầu mùa đã may thêm mấy cái mới, tưởng thế là thừa dùng, thế mà mới quá nửa mùa đã thấy gần hết vốn. Những chiếc váy dài hồi trước mặc ở VN giờ cũng chả mặc được nữa, hoặc mặc vào thì hơi chật. Giữa bàn dân thiên hạ phải cúi chào ai đó lại nghe váy mình bục một đường chỉ xong rồi thấy mát mát ở đâu đó thì chắc mình chết mất.

Những gala dinner tổ chức ở NYC chủ yếu là do các đại gia trong ngành kinh doanh tài trợ hoặc đóng góp, khác với những gala dinner ở Washington DC chủ yếu toàn ngoại giao và chính khách. Sau biến động trên thị trường tài chính phố Wall, rất nhiều đại gia ở NY bị mất tiền. Vì thế những gala dinner có tổ chức cũng ko thu về nhiều tiền như thường lệ. Thế mà vẫn cứ tổ chức ầm ầm, và dân NY vẫn cứ đi mua sắm ầm ầm, các trung tâm mua sắm vẫn nghẹt người. Dân Mỹ ko thể một phút một chốc từ bỏ thói quen ăn xổi ở thì của họ.

Lại trở về với vụ ăn mặc trong black tie dinner. Nếu một bữa ăn tối bình thường chỉ cần thuổng một cái váy ngắn đến đầu gối, hoặc mặc complet, trang điểm nhoáng nhoàng nửa tiếng là xong tất, thì một black tie dinner đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ hơn nhiều. Không hiểu sao, đến một dinner, nếu gặp một lady ăn mặc đài các và trang nhã nổi bật thì khả năng lớn đó là vợ của một quan chức ngoại giao cấp cao (cấp cao chứ ko phải cấp thấp như mình nhé, kẻo các bạn lại bảo mình mèo khen mèo dài đuôi) với đồng lương nhà nước hạn hẹp của chồng (ko có màu mè đánh quả như nhiều nhân viên ngoại giao VN), thế mà vẫn nổi bật hơn nhiều so với chính khách, vợ chính khách, và các thương gia tiền tấn.

Những gala dinner thường thú vị, vì gặp gỡ với những người có tầm vóc, đồ ăn ngon, rượu ngon, nhạc hay, lúc về lại được tặng quà, mà phụ nữ thì hay được tặng đồ trang sức và nước hoa, nhất là những loại nước hoa mới ra.

Ở gala dinner của phòng thương mại tổ chức tuần trước, mình ngồi gần cặp vợ chồng quen. Bà vợ buôn bán thực phẩm gì đó giữa Mỹ và Ý. Nói chung đã có mặt tại đây thì đều phải là những thương gia thành đạt. Sau khi rút thăm trúng thưởng và chả trúng cái gì, bà ta quay sang mình bảo “tôi chả trúng xổ số bao giờ, nhưng mà chúng ta đằng nào chả xinh đẹp, cần gì”.

Mình gặp bà này lần đầu tiên ở một buổi ăn tối do cánh nhà báo tổ chức, vì ông chồng làm báo. Gặp mình từ lần đầu tiên đã mê tít, lúc nào gặp cũng vuốt ve, vuốt má, rồi đến vuốt eo, rồi vuốt xuống mông (sầu lắm ý), khen ngợi tấm tắc, nhìn ngắm (ko chán mắt). Chỉ có mỗi vấn đề là ngay từ lần đầu tiên gặp, bà ấy đã bảo “cô rất đẹp, tôi chưa gặp người vn bao giờ, nhưng tôi đi đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, thấy mặt chúng nó cứ tẹt dí, lúc nói chuyện thì bắn hết nước bọt vào mặt người đối diện, nhất là người Trung Quốc thì vừa ăn vừa ợ và còn rất nhiều tiếng động lạ tai nữa”.

Mình nghe xong thì cũng gật gù (mặc dù trong bụng thì nghĩ too much information), rồi từ đó chỉ tiếp chuyện xã giao. Nhiều người Âu Mỹ có nice cũng là kiểu nice của bề trên, tức là đứng từ trên mà khen xuống, mà chê xuống, mà bình phẩm. Còn số người thực sự coi các dân tộc là bình đẳng thì lại ko có nhiều, và cũng phải là người hiểu biết lắm mới được như vậy. Chưa kể những người bằng cấp treo đầy người (tức là hiểu biết lắm), nhưng cả đời quanh quẩn ở một nơi, thì cũng chả hy vọng gì họ ko kỳ thị.

Mình vốn ko để ý đến kỳ thị. Thứ nhất vì cái tính nước đổ lá khoai, ít chuyện xi nhê với mình. Thứ hai là vì ở VN thì chó cậy gần nhà rồi, thằng nào kỳ thị thì cho nó tẹt mỏ. Đến Mỹ thì lại ở NYC, là nơi mà ai cũng là foreigner, nên lại càng ko để ý. Mặc dù nếu nằm vắt chân lên trán suy nghĩ thì thấy cũng có nhiều điều đáng suy nghĩ phết.

Cơ mà, cứ đụng đến suy nghĩ một phát là nhức đầu, lại ko suy nghĩ được

Thursday, November 20, 2008

Ngôn ngữ của bà Nuôi

Ngôn ngữ sử dụng tại nhà Bình Nguyên đã đến hồi hoang dại.

Nếu bà Nuôi nói cái chai mủ, thì mẹ BN phải tự hiểu ý bà là cái chai bằng nhựa, để phân biệt với chai thuỷ tinh.

Cà rốt thì bà Nuôi sẽ gọi là củ cải cà gốt, hoặc hoang dại hơn, củ cải đỏ. Chú Bình Nguyên thì chắc nghĩ chú nói giỏi lắm rồi, nên chú bắt đầu xuyên tạc, chú gọi cà rốt là cà vằn, cà ngựa.

Quả chanh màu vàng rõ ràng, nhưng bà Nuôi cứ bảo đó là quả chanh đỏ.

Ngũ cốc mẹ Bình Nguyên mua để ăn sáng thì bà Nuôi bảo là bánh. Mẹ BN cứ hỏi “ale ăn sáng chưa hả bà Nuôi, cháu ăn gì thế”, thì bà Nuôi bảo ‘tôi cho nó ăn bánh rồi cô ạ” làm mẹ BN lại “bánh nào, tại sao sáng lại ăn bánh”.

Bột gạo để quấy bột cho Lila thì bà Nuôi gọi là sữa. Cũng chưa hỏi bà Nuôi thế sữa thì bà Nuôi gọi là gì. Ở trên gác thì bà Nuôi bảo là “ở trên trển”, ở phòng khách thì bà Nuôi bảo là “ở trển”. Các loại túi xách, túi ni lông, ba lô, tất tật đều được bà Nuôi gọi là cái bị. Hỏi bà Nuôi cái gì ở đâu mà bà Nuôi bảo là “ở trong cái bị đó cô” thì thôi rồi, tìm toét mắt.

Hoảng nhất là có hôm về muộn, hỏi bà Nuôi ơi hôm nay Lila ăn gì, “nó ăn cá cô ạ”. Nghe mà hết hồn, hỏi dồn “cá nào, sao cô lại cho nó ăn cá”. Hoá ra khi bà Nuôi nói cá ý bà Nuôi định nói “thịt”.

Chú Bình Nguyên thì hay đố bà Nuôi. Chú đố câu nào là bà Nuôi ngẩn tò te ra câu đấy. Ví dụ, chú giở sách và hỏi “Bà Nui, cái xe đâu rồi?”. Bà Nuôi nhìn vào trang sách ngẩn tò te “ủa chết cha, xe đâu gồi, chết cha xe đâu gồi”. Làm chú lại “cái xe rơi xuống nước rồi còn gì nữa”.

Nhưng mẹ BN thấy rầu nhất khi con trai bắt đầu “Bà Nui ơi nực (nóng) quá bà Nui cởi dzớ (tất) cho Lê”. Còn tối qua, chú chạy ra chỗ mẹ, chú chỉ vào tí chú, chú bảo “mamma, đây là dzú Lê”.

Từ hồi có bà Nuôi mẹ chú BN đâm lại hay nghĩ ngợi, nghĩ ngợi kiểu “không hiểu ngày mai bà Nuôi sẽ có sáng kiến rì nhỉ?”.

Bonus thêm một chuyện. Hôm qua mẹ BN đang ngồi ăn cơm thì bà Nuôi bảo “yêu chồng mà đẻ con thì con giống bố lắm”. Mình im chả nói gì. Nói chung mình ko tin mấy cái ko có bằng chứng khoa học. Bà Nuôi lại tiếp:

- Nhưng mà sao tôi ghét cái lão chồng tôi mà 3 đứa con đứa nào cũng giống bố hết trơn hết trọi

- Nhưng mà cái lúc đấy thì có ghét đâu u, về sau mới ghét đấy chứ (ý mình là lúc mới lấy nhau có con thì đâu có chuyện gì, mãi về sau chồng vớ vẩn thì gia đình mới lục đục).

- (thì bà Nuôi hỏi luôn) Ý cô là cái lúc giao hợp thì ko ghét nhau ấy hở.

Mình xanh hết cả mặt mình bảo “khiếp u nói kinh quá”. Bà Nuôi cười sằng sặc, bà Nuôi bảo “cô chả nói chay (ý là nói bậy) bao giờ, chứ mấy cô tôi làm hồi trước các cô ấy nói chay kinh lắm, vui lắm”.

Chết, thế này thì bà Nuôi làm ở nhà Bình Nguyên bà Nuôi buồn như trấu cắn rồi

Ngôn ngữ của bà Nuôi

Ngôn ngữ sử dụng tại nhà Bình Nguyên đã đến hồi hoang dại.

Nếu bà Nuôi nói cái chai mủ, thì mẹ BN phải tự hiểu ý bà là cái chai bằng nhựa, để phân biệt với chai thuỷ tinh.

Cà rốt thì bà Nuôi sẽ gọi là củ cải cà gốt, hoặc hoang dại hơn, củ cải đỏ. Chú Bình Nguyên thì chắc nghĩ chú nói giỏi lắm rồi, nên chú bắt đầu xuyên tạc, chú gọi cà rốt là cà vằn, cà ngựa.

Quả chanh màu vàng rõ ràng, nhưng bà Nuôi cứ bảo đó là quả chanh đỏ.

Ngũ cốc mẹ Bình Nguyên mua để ăn sáng thì bà Nuôi bảo là bánh. Mẹ BN cứ hỏi “ale ăn sáng chưa hả bà Nuôi, cháu ăn gì thế”, thì bà Nuôi bảo ‘tôi cho nó ăn bánh rồi cô ạ” làm mẹ BN lại “bánh nào, tại sao sáng lại ăn bánh”.

Bột gạo để quấy bột cho Lila thì bà Nuôi gọi là sữa. Cũng chưa hỏi bà Nuôi thế sữa thì bà Nuôi gọi là gì. Ở trên gác thì bà Nuôi bảo là “ở trên trển”, ở phòng khách thì bà Nuôi bảo là “ở trển”. Các loại túi xách, túi ni lông, ba lô, tất tật đều được bà Nuôi gọi là cái bị. Hỏi bà Nuôi cái gì ở đâu mà bà Nuôi bảo là “ở trong cái bị đó cô” thì thôi rồi, tìm toét mắt.

Hoảng nhất là có hôm về muộn, hỏi bà Nuôi ơi hôm nay Lila ăn gì, “nó ăn cá cô ạ”. Nghe mà hết hồn, hỏi dồn “cá nào, sao cô lại cho nó ăn cá”. Hoá ra khi bà Nuôi nói cá ý bà Nuôi định nói “thịt”.

Chú Bình Nguyên thì hay đố bà Nuôi. Chú đố câu nào là bà Nuôi ngẩn tò te ra câu đấy. Ví dụ, chú giở sách và hỏi “Bà Nui, cái xe đâu rồi?”. Bà Nuôi nhìn vào trang sách ngẩn tò te “ủa chết cha, xe đâu gồi, chết cha xe đâu gồi”. Làm chú lại “cái xe rơi xuống nước rồi còn gì nữa”.

Nhưng mẹ BN thấy rầu nhất khi con trai bắt đầu “Bà Nui ơi nực (nóng) quá bà Nui cởi dzớ (tất) cho Lê”. Còn tối qua, chú chạy ra chỗ mẹ, chú chỉ vào tí chú, chú bảo “mamma, đây là dzú Lê”.

Từ hồi có bà Nuôi mẹ chú BN đâm lại hay nghĩ ngợi, nghĩ ngợi kiểu “không hiểu ngày mai bà Nuôi sẽ có sáng kiến rì nhỉ?”.

Bonus thêm một chuyện. Hôm qua mẹ BN đang ngồi ăn cơm thì bà Nuôi bảo “yêu chồng mà đẻ con thì con giống bố lắm”. Mình im chả nói gì. Nói chung mình ko tin mấy cái ko có bằng chứng khoa học. Bà Nuôi lại tiếp:

- Nhưng mà sao tôi ghét cái lão chồng tôi mà 3 đứa con đứa nào cũng giống bố hết trơn hết trọi

- Nhưng mà cái lúc đấy thì có ghét đâu u, về sau mới ghét đấy chứ (ý mình là lúc mới lấy nhau có con thì đâu có chuyện gì, mãi về sau chồng vớ vẩn thì gia đình mới lục đục).

- (thì bà Nuôi hỏi luôn) Ý cô là cái lúc giao hợp thì ko ghét nhau ấy hở.

Mình xanh hết cả mặt mình bảo “khiếp u nói kinh quá”. Bà Nuôi cười sằng sặc, bà Nuôi bảo “cô chả nói chay (ý là nói bậy) bao giờ, chứ mấy cô tôi làm hồi trước các cô ấy nói chay kinh lắm, vui lắm”.

Chết, thế này thì bà Nuôi làm ở nhà Bình Nguyên bà Nuôi buồn như trấu cắn rồi

Wednesday, November 19, 2008

Hiện tượng tâm lý thú vị

Sáng, trời lạnh thấu xương, đất khô cong. Mở cửa ra một cái hơi lạnh phả vào mặt như mở tủ đá. Thế mà tuần trước còn mưa ấm. Những trận mưa và gió đã vặt nốt những chiếc lá cuối cùng trên cành. Mùa đông thật rồi.

Dẫn chú Bình Nguyên đi học. Mẹ mải suy nghĩ linh tinh nên cũng ko hát hò nói chuyện với chú như mọi khi. Tự dưng nghe chú bảo:

- Mamma, xe Fe da di kìa

- (mẹ rất hờ hững) ừ

- Mamma, Lê thích xe Fe da di lắm

- (mẹ vẫn lơ đãng) ừ, xe Ferrari ai chả thích hả con

- Mamma, khi nào Lê lớn Lê lái cái xe đấy được Lê chở mamma đi chơi

Mẹ cảm động quá. Tự dưng mẹ chả thấy lo buồn nữa. Điều quan trọng nhất là cả nhà mình khoẻ mạnh, yêu thương và dịu dàng với nhau, cái này nhà mình có rồi (touch wood). Thế là mẹ dạy chú hát bài My darling Clementine. Đến tối về chú đã hát được, nhưng chú hát thế này “âu mai đo linh, âu mai đo linh”, làm bố chú vừa từ sân bay về cứ lác hết cả mắt, và hai bố mẹ cứ bụm miệng cười để ko cho chú biết chú lại mất tự tin.

Mẹ Bình Nguyên biết rằng con trẻ thì ko bao giờ có lỗi. Lỗi luôn luôn là ở người lớn, người lớn với những hỉ nộ ái ố, tham vọng, quyết định sai lầm, hoặc đơn giản chỉ là tính tình ẩm ương của họ.

Khi khó ở, trút vào đầu con trẻ là dễ nhất, chứ trút vào đứa khác thì phải cẩn thận ko nó đánh cho tẹt mỏ.

Mẹ Bình Nguyên là một người rất lạnh lùng. Nguyên nhân sâu xa của đặc tính này là khi còn bé, chẳng bao giờ có một cánh tay giang ra cho mình chạy ào vào, ko có một khuôn mặt dịu hiền tươi cười đáp lại nụ cười ngây thơ kỳ vọng của mình, duy chỉ có những trận mắng mỏ thì như cơm bữa. Mẹ BN xa nhà từ rất sớm, sớm đến nỗi e dè với ngay cả bố mẹ mình.

Bố mẹ BN gặp đôi vợ chồng sau này sẽ trở thành bố mẹ đỡ đầu của Lê La tại nhà Tổng lãnh sự. Sau lần đó và một lần ăn tối cùng nhau nữa, ko hiểu sao bà vợ cứ hầu như cách ngày lại gọi điện nói chuyện với mẹ BN một lần, và cuối cùng thì trở thành thân thiết. Mãi thì mới biết rằng bà ấy gặp mẹ BN thì rất có ấn tượng và quyết tâm tìm hiểu xem tại sao mình lại lạnh lùng như thế. Bà ấy bảo “lần đầu tiên nói chuyện với cô, miệng cô cười nhưng mắt cô nhìn như muốn nói ‘tránh xa tôi ra, đừng đụng vào tôi’”.

Hoá ra bà ấy là tiến sĩ tâm lý rất thành đạt ở NY, và gặp mẹ BN thì như gặp một hiện tượng tâm lý thú vị.

Mẹ không bao giờ muốn con trở thành một hiện tượng tâm lý thú vị, con yêu.

Hiện tượng tâm lý thú vị

Sáng, trời lạnh thấu xương, đất khô cong. Mở cửa ra một cái hơi lạnh phả vào mặt như mở tủ đá. Thế mà tuần trước còn mưa ấm. Những trận mưa và gió đã vặt nốt những chiếc lá cuối cùng trên cành. Mùa đông thật rồi.

Dẫn chú Bình Nguyên đi học. Mẹ mải suy nghĩ linh tinh nên cũng ko hát hò nói chuyện với chú như mọi khi. Tự dưng nghe chú bảo:

- Mamma, xe Fe da di kìa

- (mẹ rất hờ hững) ừ

- Mamma, Lê thích xe Fe da di lắm

- (mẹ vẫn lơ đãng) ừ, xe Ferrari ai chả thích hả con

- Mamma, khi nào Lê lớn Lê lái cái xe đấy được Lê chở mamma đi chơi

Mẹ cảm động quá. Tự dưng mẹ chả thấy lo buồn nữa. Điều quan trọng nhất là cả nhà mình khoẻ mạnh, yêu thương và dịu dàng với nhau, cái này nhà mình có rồi (touch wood). Thế là mẹ dạy chú hát bài My darling Clementine. Đến tối về chú đã hát được, nhưng chú hát thế này “âu mai đo linh, âu mai đo linh”, làm bố chú vừa từ sân bay về cứ lác hết cả mắt, và hai bố mẹ cứ bụm miệng cười để ko cho chú biết chú lại mất tự tin.

Mẹ Bình Nguyên biết rằng con trẻ thì ko bao giờ có lỗi. Lỗi luôn luôn là ở người lớn, người lớn với những hỉ nộ ái ố, tham vọng, quyết định sai lầm, hoặc đơn giản chỉ là tính tình ẩm ương của họ.

Khi khó ở, trút vào đầu con trẻ là dễ nhất, chứ trút vào đứa khác thì phải cẩn thận ko nó đánh cho tẹt mỏ.

Mẹ Bình Nguyên là một người rất lạnh lùng. Nguyên nhân sâu xa của đặc tính này là khi còn bé, chẳng bao giờ có một cánh tay giang ra cho mình chạy ào vào, ko có một khuôn mặt dịu hiền tươi cười đáp lại nụ cười ngây thơ kỳ vọng của mình, duy chỉ có những trận mắng mỏ thì như cơm bữa. Mẹ BN xa nhà từ rất sớm, sớm đến nỗi e dè với ngay cả bố mẹ mình.

Bố mẹ BN gặp đôi vợ chồng sau này sẽ trở thành bố mẹ đỡ đầu của Lê La tại nhà Tổng lãnh sự. Sau lần đó và một lần ăn tối cùng nhau nữa, ko hiểu sao bà vợ cứ hầu như cách ngày lại gọi điện nói chuyện với mẹ BN một lần, và cuối cùng thì trở thành thân thiết. Mãi thì mới biết rằng bà ấy gặp mẹ BN thì rất có ấn tượng và quyết tâm tìm hiểu xem tại sao mình lại lạnh lùng như thế. Bà ấy bảo “lần đầu tiên nói chuyện với cô, miệng cô cười nhưng mắt cô nhìn như muốn nói ‘tránh xa tôi ra, đừng đụng vào tôi’”.

Hoá ra bà ấy là tiến sĩ tâm lý rất thành đạt ở NY, và gặp mẹ BN thì như gặp một hiện tượng tâm lý thú vị.

Mẹ không bao giờ muốn con trở thành một hiện tượng tâm lý thú vị, con yêu.

Tuesday, November 18, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 57)

Chú Bình Nguyên vừa giở sách ra đọc thì em gái bò vào ngồi chỗm chệ trên quyển sách rất chi là tai ngược, làm chú lại la làng “bà Nui bế La ra”. Chú chỉ la làng thế chứ cũng may chả dám động thủ bao giờ.

Lần khác, chú Bình Nguyên lén mẹ mở tủ lấy cái nồi ra chơi. Vừa lấy được cái nồi ra thì em gái xông tới, chú ôm nồi chạy, em gái cướp được cái nắp vung.

Không hiểu sao Lila cứ nhất định ko thèm đồ chơi của bé mà chỉ xông tới giật đồ chơi của chú BN. Mà nhiều khi đồ chơi của chú cũng chả có gì hoành tráng, lúc thì là cái lọ mẹ vứt đi, lúc là đoạn cành cây ngắn bằng ngón tay chú nhặt được trong công viên mang về nhà gọi là máy bay.

Tối hôm kia bà Nuôi bảo chú Bình Nguyên làm con ngựa cho Lila cưỡi. Được ngồi chỗm chê trên lưng anh bé cười như nắc nẻ. Đến lúc phải xuống thì phản đối ầm ĩ, cứ bế xuống là nhè ra khóc. Khổ thân thằng Lê bị làm con ngựa bất đắc dĩ gần 15 phút liền, đến lúc mẹ phải xót lên mẹ chạy ra giải cứu cho con trai.

Mà thằng Lê cũng chả phải vừa, toàn chơi khăm em. Hôm qua, em thì đang chổng mông bò cắm cúi, thằng Lê cầm cái máy bay cành cây chí vào đít em một cái, em chúi nhủi về phía trước. Mẹ điên hết cả người.

Hôm qua, mẹ nghe tiếng bà Nuôi cười ngặt nghẽo trong phòng tắm. Mẹ chạy vào ngó, thấy thằng Lê trần như nhộng chân tay nghều ngoào đang nằm dán bụng xuống bồn tắm, nhất định ko chịu ra. Bà Nuôi túm vó thằng Lê nhấc lên, trơn tuồn tuột nên nó lại chuồi ra được, lại nằm dán bụng xuống bồn tắm tiếp. Nước đã rút đi hết cả, còn mỗi nó nằm trơ như con nhộng. Nó bảo nó muốn tắm tiếp. Đến lúc bà Nuôi lôi nó ra được thì nó chạy bán sống bán chết khắp nhà, cười như nắc nẻ, vẫn trần như nhộng. Mẹ và bà Nuôi lại được phen đuổi bắt toát mồ hôi. Từ hồi con biết đi, mẹ chạy nhanh hẳn lên và vồ bách phát bách trúng.

Thằng Lê nhảy múa hò hét suốt ngày, nhất là từ hồi cắt tóc thì trông nó lại càng nghịch ngợm hơn. Những lúc nó mặc quần tà lỏn, áo ba lỗ, chân tay dài nghêu, mặt tươi hớn, lại còn chắc ngứa nên đưa tay lên gãi gãi quả trán dô, rồi nhân thể gãi xành xạch lên cả cái đầu trọc, thì mẹ chỉ còn nước lắc đầu ngán ngẩm “Lê, mày trông như khỉ con ạ”. Nó lại dỏn mồm cãi “Lê không là con khỉ, Lê là Cộng Phệ”.

Buổi sáng bà Nuôi thường cố bắt nó ngủ muộn thêm một chút mà chả nổi. Vì nó sẽ ngoan ngoãn nằm xuống rúc vào nách bà Nuôi, nằm im một lúc thì nó sẽ ca thán “bà Nui Lê cố rồi mà Lê ko ngủ được, Lê thức rồi trời sáng rồi”, hoặc là nó sẽ cù nách bà Nuôi và gọi bà Nuôi là con lá lẩu của Lê, tức con ngựa. Rồi từ trên nhà mẹ nghe tiếng thịch một cái rồi tiếng chân chạy bình bịch thì mẹ biết là nó đã nhảy ra khỏi giường chạy ra bếp và đòi ăn sáng rồi.

Tối hôm nọ, sau khi đánh răng bôi kem cho hai đứa xong xuôi mẹ lên nhà, đợi thằng Lê ngủ thì sẽ xuống bế Lila lên. Mẹ ngồi đợi mãi vẫn thấy tiếng chân chạy bình bịch và tiếng thằng Lê líu lo. Một lúc sau thấy yên ắng, mẹ mới rón rén đi xuống, ko dám cả bật đèn. Tự dưng trong bóng tốimẹ giật nảy mình khi thấy một cái bóng con con nhảy xổ ra, ôm chân mẹ hôn chíu chít “mamma Lê yêu mamma, Lê không cho mamma lên gác Lê bắt Lê nhốt mamma luôn”. Là thằng con giai mặc quần lót áo phông đầu trọc cười toe toét trong bóng tối, mắt sáng như đèn pha, tỉnh như sáo.

Thế mà có lúc ngoan phết. Mẹ nấu cơm xong bảo “trèo lên ghế đi con”, là trèo phắt ngay lên. Ngồi ngay ngắn, vừa xúc ăn mồm vừa leo lẻo “cám ơn mamma nấu chín cho Lê ăn”.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 57)

Chú Bình Nguyên vừa giở sách ra đọc thì em gái bò vào ngồi chỗm chệ trên quyển sách rất chi là tai ngược, làm chú lại la làng “bà Nui bế La ra”. Chú chỉ la làng thế chứ cũng may chả dám động thủ bao giờ.

Lần khác, chú Bình Nguyên lén mẹ mở tủ lấy cái nồi ra chơi. Vừa lấy được cái nồi ra thì em gái xông tới, chú ôm nồi chạy, em gái cướp được cái nắp vung.

Không hiểu sao Lila cứ nhất định ko thèm đồ chơi của bé mà chỉ xông tới giật đồ chơi của chú BN. Mà nhiều khi đồ chơi của chú cũng chả có gì hoành tráng, lúc thì là cái lọ mẹ vứt đi, lúc là đoạn cành cây ngắn bằng ngón tay chú nhặt được trong công viên mang về nhà gọi là máy bay.

Tối hôm kia bà Nuôi bảo chú Bình Nguyên làm con ngựa cho Lila cưỡi. Được ngồi chỗm chê trên lưng anh bé cười như nắc nẻ. Đến lúc phải xuống thì phản đối ầm ĩ, cứ bế xuống là nhè ra khóc. Khổ thân thằng Lê bị làm con ngựa bất đắc dĩ gần 15 phút liền, đến lúc mẹ phải xót lên mẹ chạy ra giải cứu cho con trai.

Mà thằng Lê cũng chả phải vừa, toàn chơi khăm em. Hôm qua, em thì đang chổng mông bò cắm cúi, thằng Lê cầm cái máy bay cành cây chí vào đít em một cái, em chúi nhủi về phía trước. Mẹ điên hết cả người.

Hôm qua, mẹ nghe tiếng bà Nuôi cười ngặt nghẽo trong phòng tắm. Mẹ chạy vào ngó, thấy thằng Lê trần như nhộng chân tay nghều ngoào đang nằm dán bụng xuống bồn tắm, nhất định ko chịu ra. Bà Nuôi túm vó thằng Lê nhấc lên, trơn tuồn tuột nên nó lại chuồi ra được, lại nằm dán bụng xuống bồn tắm tiếp. Nước đã rút đi hết cả, còn mỗi nó nằm trơ như con nhộng. Nó bảo nó muốn tắm tiếp. Đến lúc bà Nuôi lôi nó ra được thì nó chạy bán sống bán chết khắp nhà, cười như nắc nẻ, vẫn trần như nhộng. Mẹ và bà Nuôi lại được phen đuổi bắt toát mồ hôi. Từ hồi con biết đi, mẹ chạy nhanh hẳn lên và vồ bách phát bách trúng.

Thằng Lê nhảy múa hò hét suốt ngày, nhất là từ hồi cắt tóc thì trông nó lại càng nghịch ngợm hơn. Những lúc nó mặc quần tà lỏn, áo ba lỗ, chân tay dài nghêu, mặt tươi hớn, lại còn chắc ngứa nên đưa tay lên gãi gãi quả trán dô, rồi nhân thể gãi xành xạch lên cả cái đầu trọc, thì mẹ chỉ còn nước lắc đầu ngán ngẩm “Lê, mày trông như khỉ con ạ”. Nó lại dỏn mồm cãi “Lê không là con khỉ, Lê là Cộng Phệ”.

Buổi sáng bà Nuôi thường cố bắt nó ngủ muộn thêm một chút mà chả nổi. Vì nó sẽ ngoan ngoãn nằm xuống rúc vào nách bà Nuôi, nằm im một lúc thì nó sẽ ca thán “bà Nui Lê cố rồi mà Lê ko ngủ được, Lê thức rồi trời sáng rồi”, hoặc là nó sẽ cù nách bà Nuôi và gọi bà Nuôi là con lá lẩu của Lê, tức con ngựa. Rồi từ trên nhà mẹ nghe tiếng thịch một cái rồi tiếng chân chạy bình bịch thì mẹ biết là nó đã nhảy ra khỏi giường chạy ra bếp và đòi ăn sáng rồi.

Tối hôm nọ, sau khi đánh răng bôi kem cho hai đứa xong xuôi mẹ lên nhà, đợi thằng Lê ngủ thì sẽ xuống bế Lila lên. Mẹ ngồi đợi mãi vẫn thấy tiếng chân chạy bình bịch và tiếng thằng Lê líu lo. Một lúc sau thấy yên ắng, mẹ mới rón rén đi xuống, ko dám cả bật đèn. Tự dưng trong bóng tốimẹ giật nảy mình khi thấy một cái bóng con con nhảy xổ ra, ôm chân mẹ hôn chíu chít “mamma Lê yêu mamma, Lê không cho mamma lên gác Lê bắt Lê nhốt mamma luôn”. Là thằng con giai mặc quần lót áo phông đầu trọc cười toe toét trong bóng tối, mắt sáng như đèn pha, tỉnh như sáo.

Thế mà có lúc ngoan phết. Mẹ nấu cơm xong bảo “trèo lên ghế đi con”, là trèo phắt ngay lên. Ngồi ngay ngắn, vừa xúc ăn mồm vừa leo lẻo “cám ơn mamma nấu chín cho Lê ăn”.

Monday, November 17, 2008

Một ngày chủ nhật sóng gió




Kể đúng theo sự thật, ko bịa một tị nào. Mở đầu bằng việc buổi sáng bà Nuôi rón rén lại gần:

- Cô ơi, cái mỏ tôi sao nó tét banh hết trơn

- (mình cứ tưởng mình nghe nhầm) u nói gì cháu chưa hiểu?

- Cái mỏ tôi nè (chỉ chỉ tay vào mồm), nó tét banh hết trơn

- (giờ mới vỡ lẽ) à, ý u là môi u bị nẻ chứ gì?

- Vơng

- Thôi u ơi, u già rồi, lại chả có anh nào, đẹp cho ai ngắm giờ hả u

- thì tôi có đẹp cho ai ngắm đâu, nhưng mà tôi muốn dễ nhìn, chứ tàn phế quá người ta lại bảo đi Mỹ về mà…

Thế là lại lọ mọ đi tìm các loại kem thoa kem bôi cho Mme Nuôi trùng tu lại di tích.

Buổi trưa, giờ nấu cơm, Mme Nuôi cân hai đứa trẻ con, mình chân năm tay mười nấu nướng. Nấu xong cho cả nhà, để hai bà cháu kia khui ra ăn trước, mình lại quay sang chuẩn bị đồ ăn cho Lila. Bà Nuôi ăn xong thì ra cho Lila ăn. Lúc đó mình mới được ngồi xuống ghế vừa thở vừa ăn.

Nhưng đúng lúc đó thì chú Bình Nguyên cũng đã ăn xong. Chú yêu cầu xuống khỏi ghế chú và trèo lên cái ghế cạnh mẹ để đứng đọc sách, mông hướng về phía mẹ. Mẹ chưa kịp “càng tốt” vì như thế là chú đỡ hỏi cho mình được yên thân mà ăn uống, thì bắt đầu nghe “bạch bạch bạch bạch”. Nhìn sang thằng con thấy mồm nó đang ngoác ra đến tận mang tai, còn bà Nuôi ngồi dưới đất thì bắt đầu cười sặc sụa. Vừa cho được thìa cơm vào mồm thế là mất hết cả ngon miệng.

Cứ thế đến lần bạch bạch khoảng thứ 3 của chú Bình Nguyên thì mẹ chịu hết nổi, và chú cũng chịu hết nổi. Chú nhảy bịch xuống đất và kêu “Lê pu pu”. Thế là mẹ bỏ bát cơm dẫn chú chạy ào vào nhà vệ sinh. Chú ngồi thu lu trên bồn cầu, những lúc ko bận rặn thì hát véo von, lúc bận rặn thì im thít, mặt mũi vô cùng nghiêm trọng, mẹ trêu mấy cũng ko cười. Cuối cùng mất tập trung quá chú bảo “mamma đi ra đi bao giờ Lê xong Lê gọi”. Mẹ lại đi ra, ngồi chống cằm đợi ở ngoài, chứ ai còn lòng dạ nào mà ăn tiếp.

Một lúc sau thấy chú í ới “mamma Lê xong rồi”. Mẹ lại như con ở lon ton chạy vào, xả nước, bật thông gió. Chú chẳng nói chẳng rằng nhảy phắt xuống đất, chân vừa chạm đất một cái là chống hai tay, chổng mông lên trời, đầu chúc xuống đất, vừa đợi mẹ chùi vừa hát véo von. Mẹ lau dọn xong xuôi quay ra vẫn thấy con đầu chúc xuống đất mông chổng lên trời rất ngoan ngoãn, mẹ phát cho một cái vào cái mông tròn mẹ bảo “xong rồi ông tướng”. Thế là chú chạy ào đi.

Xong xuôi đi ra, Lila vừa ăn xong. Chả còn muốn ăn tí nào nhưng nghĩ ko ăn thì đói, lại sụt cân, nên ngồi xuống định ăn tiếp, thì thấy mặt con gái tự dưng đần thối ra, rên ư ử. Bà Nuôi hồn nhiên làm cho một tràng như giữa chốn ko người “ỉa rồi đây tiểu thơ ơi. Hôm kia tiểu thơ ỉa cứng, hôm qua thì sệt, hôm nay thì sao đây tiểu thơ ơi”.

Thôi thế là mình bỏ bát cơm đứng dậy. Làm gì mà chả liên tục sút cân.

Buổi chiều chú Bình Nguyên cuồng cẳng, mẹ lại phải mang cái xe ba bánh của chú ra đường cho chú đạp. Chú đạp lên phía Bắc 10 block, sang phía Đông 2 block, quành xuống phía Nam 10 block, rồi lộn lại phía Tây 2 block nữa, mẹ chạy theo bở hết hơi tai.

Buổi tối, từ chối buổi hoà nhạc bên Queens.

Một ngày chủ nhật sóng gió




Kể đúng theo sự thật, ko bịa một tị nào. Mở đầu bằng việc buổi sáng bà Nuôi rón rén lại gần:

- Cô ơi, cái mỏ tôi sao nó tét banh hết trơn

- (mình cứ tưởng mình nghe nhầm) u nói gì cháu chưa hiểu?

- Cái mỏ tôi nè (chỉ chỉ tay vào mồm), nó tét banh hết trơn

- (giờ mới vỡ lẽ) à, ý u là môi u bị nẻ chứ gì?

- Vơng

- Thôi u ơi, u già rồi, lại chả có anh nào, đẹp cho ai ngắm giờ hả u

- thì tôi có đẹp cho ai ngắm đâu, nhưng mà tôi muốn dễ nhìn, chứ tàn phế quá người ta lại bảo đi Mỹ về mà…

Thế là lại lọ mọ đi tìm các loại kem thoa kem bôi cho Mme Nuôi trùng tu lại di tích.

Buổi trưa, giờ nấu cơm, Mme Nuôi cân hai đứa trẻ con, mình chân năm tay mười nấu nướng. Nấu xong cho cả nhà, để hai bà cháu kia khui ra ăn trước, mình lại quay sang chuẩn bị đồ ăn cho Lila. Bà Nuôi ăn xong thì ra cho Lila ăn. Lúc đó mình mới được ngồi xuống ghế vừa thở vừa ăn.

Nhưng đúng lúc đó thì chú Bình Nguyên cũng đã ăn xong. Chú yêu cầu xuống khỏi ghế chú và trèo lên cái ghế cạnh mẹ để đứng đọc sách, mông hướng về phía mẹ. Mẹ chưa kịp “càng tốt” vì như thế là chú đỡ hỏi cho mình được yên thân mà ăn uống, thì bắt đầu nghe “bạch bạch bạch bạch”. Nhìn sang thằng con thấy mồm nó đang ngoác ra đến tận mang tai, còn bà Nuôi ngồi dưới đất thì bắt đầu cười sặc sụa. Vừa cho được thìa cơm vào mồm thế là mất hết cả ngon miệng.

Cứ thế đến lần bạch bạch khoảng thứ 3 của chú Bình Nguyên thì mẹ chịu hết nổi, và chú cũng chịu hết nổi. Chú nhảy bịch xuống đất và kêu “Lê pu pu”. Thế là mẹ bỏ bát cơm dẫn chú chạy ào vào nhà vệ sinh. Chú ngồi thu lu trên bồn cầu, những lúc ko bận rặn thì hát véo von, lúc bận rặn thì im thít, mặt mũi vô cùng nghiêm trọng, mẹ trêu mấy cũng ko cười. Cuối cùng mất tập trung quá chú bảo “mamma đi ra đi bao giờ Lê xong Lê gọi”. Mẹ lại đi ra, ngồi chống cằm đợi ở ngoài, chứ ai còn lòng dạ nào mà ăn tiếp.

Một lúc sau thấy chú í ới “mamma Lê xong rồi”. Mẹ lại như con ở lon ton chạy vào, xả nước, bật thông gió. Chú chẳng nói chẳng rằng nhảy phắt xuống đất, chân vừa chạm đất một cái là chống hai tay, chổng mông lên trời, đầu chúc xuống đất, vừa đợi mẹ chùi vừa hát véo von. Mẹ lau dọn xong xuôi quay ra vẫn thấy con đầu chúc xuống đất mông chổng lên trời rất ngoan ngoãn, mẹ phát cho một cái vào cái mông tròn mẹ bảo “xong rồi ông tướng”. Thế là chú chạy ào đi.

Xong xuôi đi ra, Lila vừa ăn xong. Chả còn muốn ăn tí nào nhưng nghĩ ko ăn thì đói, lại sụt cân, nên ngồi xuống định ăn tiếp, thì thấy mặt con gái tự dưng đần thối ra, rên ư ử. Bà Nuôi hồn nhiên làm cho một tràng như giữa chốn ko người “ỉa rồi đây tiểu thơ ơi. Hôm kia tiểu thơ ỉa cứng, hôm qua thì sệt, hôm nay thì sao đây tiểu thơ ơi”.

Thôi thế là mình bỏ bát cơm đứng dậy. Làm gì mà chả liên tục sút cân.

Buổi chiều chú Bình Nguyên cuồng cẳng, mẹ lại phải mang cái xe ba bánh của chú ra đường cho chú đạp. Chú đạp lên phía Bắc 10 block, sang phía Đông 2 block, quành xuống phía Nam 10 block, rồi lộn lại phía Tây 2 block nữa, mẹ chạy theo bở hết hơi tai.

Buổi tối, từ chối buổi hoà nhạc bên Queens.

Sunday, November 16, 2008

Những chiếc áo cashmere

Được ngày thứ 7 rỗi rãi hẹn đi shopping cùng mẹ đỡ đầu của Lila thì mưa như trút nước. Đến được Bergdorf Goodman thì ướt như chuột lột, còn gì là chất nghệ.

Mang trả lại đôi ủng. Đôi ủng Stella McCartney rất đẹp nhưng hơi nhỏ. Hôm nọ thử thích quá, biết hơi nhỏ nhưng vẫn cố mua. Sáng hôm sau định thần đi thử lại thì như kiểu chân Cám cố ních vào giày Tấm ấy. Sáng mà đã thế, chiều thì còn thế nào? Thế là mang đi trả.

Sau đó chạy sang samples sale của chị Wendy trên phố 57. Hàng mẫu mới về. Mình thì chỉ săm soi dãy đồ của Blumarine. Đồ hãng này toàn bằng lụa và cashmere, mặc dễ chịu vô cùng.

Cashmere là một loại len làm từ lông loài dê vùng Trung Á khí hậu khắc nghiệt, lớp lông lót mềm mại bên trong chứ ko phải lớp lông thô ở bên ngoài. Đặc điểm của loại len này là mềm như da trẻ con, nhẹ bẫng, và cực ấm. Một chiếc áo len cashmere mỏng tang còn ấm hơn một chiếc áo len lông cừu nặng trịch mặc vào lưng cứ gù xuống.

Vì những đặc điểm đó của len cashmere nên quần áo làm từ cashmere có giá thành khá cao. Nhưng cũng vì những đặc tính quý đó nên ai cũng thích cashmere, thành ra thị trường cũng linh hoạt, ngay lập tức phân tầng cashmere để bán cho khách hàng. Những nguyên liệu cashmere đẹp nhất sẽ được các hãng thời trang đầu bảng thu mua, ví dụ như Loro Piana, Blumarine, Versace, Louis Vuitton, Brunello Cucinelli, Valentino, Fendi vv.

Một chiếc áo cashmere xịn, chỉ mỏng tang như tờ giấy thôi, cũng có giá thành ít nhất từ 400, 500us trở lên. Những chiếc dày thì vô cùng, phụ thuộc vào lượng cashmere nguyên liệu, vì để dệt một chiếc áo như vậy thì ko biết phải vặt lông bao nhiêu con dê cho đủ, giá có thể từ vài ba nghìn hoặc thậm chí hàng chục nghìn đô la một chiếc. Mặc cashmere thì thích, nhưng hầu nó thì đến khổ, đặc biệt là nếu bị nước vào thì coi như hỏng.

Những chiếc áo cashmere thấp cấp hơn, thường là made in china, thì giá mềm hơn vài chục lần mặc dù vẫn là rất đắt so với các chất liệu khác. Giá mềm hơn nhưng sờ tay vào thì thấy khác hẳn. Cashmere xịn khi chạm tay vào thấy mềm, mượt, se mặt và mát rượi. Cashmere made in china sờ tay vào đã hơi ram ráp, nát nát và ko có cảm giác mát rượi, mặc dù vẫn rất ấm và rất nhẹ. Lý do là vì trong quá trình lọc, những nguyên liệu nõn nhất, tinh nhất, đã bị các hãng đầu bảng chiếm rồi, còn lại là nguyên liệu thứ phẩm, lẫn tạp, thậm chí còn để lẫn cả lông thô ở bên ngoài vào để hạ giá thành.

Cashmere xa lạ với người VN mình. Cách đây khoảng 5 năm một cửa hàng trên Hàng Ngang bán khăn pashmina, cũng là một dạng cashmere nhưng đã liệt vào hàng thứ phẩm. Giá đắt chỉ là một phần, cái chính là khí hậu vn ko cần đến cashmere, phát ngốt. Cộng thêm độ ẩm không khí cao, áo ko giặt thì hôi mốc, mà giặt thì ko phải hàng giặt khô là hơi nào cũng có thể giặt cashmere, mà mang đến chỗ giặt là xịn hẳn thì tiền bao nhiêu cho thấu.

Những chiếc áo cashmere

Được ngày thứ 7 rỗi rãi hẹn đi shopping cùng mẹ đỡ đầu của Lila thì mưa như trút nước. Đến được Bergdorf Goodman thì ướt như chuột lột, còn gì là chất nghệ.

Mang trả lại đôi ủng. Đôi ủng Stella McCartney rất đẹp nhưng hơi nhỏ. Hôm nọ thử thích quá, biết hơi nhỏ nhưng vẫn cố mua. Sáng hôm sau định thần đi thử lại thì như kiểu chân Cám cố ních vào giày Tấm ấy. Sáng mà đã thế, chiều thì còn thế nào? Thế là mang đi trả.

Sau đó chạy sang samples sale của chị Wendy trên phố 57. Hàng mẫu mới về. Mình thì chỉ săm soi dãy đồ của Blumarine. Đồ hãng này toàn bằng lụa và cashmere, mặc dễ chịu vô cùng.

Cashmere là một loại len làm từ lông loài dê vùng Trung Á khí hậu khắc nghiệt, lớp lông lót mềm mại bên trong chứ ko phải lớp lông thô ở bên ngoài. Đặc điểm của loại len này là mềm như da trẻ con, nhẹ bẫng, và cực ấm. Một chiếc áo len cashmere mỏng tang còn ấm hơn một chiếc áo len lông cừu nặng trịch mặc vào lưng cứ gù xuống.

Vì những đặc điểm đó của len cashmere nên quần áo làm từ cashmere có giá thành khá cao. Nhưng cũng vì những đặc tính quý đó nên ai cũng thích cashmere, thành ra thị trường cũng linh hoạt, ngay lập tức phân tầng cashmere để bán cho khách hàng. Những nguyên liệu cashmere đẹp nhất sẽ được các hãng thời trang đầu bảng thu mua, ví dụ như Loro Piana, Blumarine, Versace, Louis Vuitton, Brunello Cucinelli, Valentino, Fendi vv.

Một chiếc áo cashmere xịn, chỉ mỏng tang như tờ giấy thôi, cũng có giá thành ít nhất từ 400, 500us trở lên. Những chiếc dày thì vô cùng, phụ thuộc vào lượng cashmere nguyên liệu, vì để dệt một chiếc áo như vậy thì ko biết phải vặt lông bao nhiêu con dê cho đủ, giá có thể từ vài ba nghìn hoặc thậm chí hàng chục nghìn đô la một chiếc. Mặc cashmere thì thích, nhưng hầu nó thì đến khổ, đặc biệt là nếu bị nước vào thì coi như hỏng.

Những chiếc áo cashmere thấp cấp hơn, thường là made in china, thì giá mềm hơn vài chục lần mặc dù vẫn là rất đắt so với các chất liệu khác. Giá mềm hơn nhưng sờ tay vào thì thấy khác hẳn. Cashmere xịn khi chạm tay vào thấy mềm, mượt, se mặt và mát rượi. Cashmere made in china sờ tay vào đã hơi ram ráp, nát nát và ko có cảm giác mát rượi, mặc dù vẫn rất ấm và rất nhẹ. Lý do là vì trong quá trình lọc, những nguyên liệu nõn nhất, tinh nhất, đã bị các hãng đầu bảng chiếm rồi, còn lại là nguyên liệu thứ phẩm, lẫn tạp, thậm chí còn để lẫn cả lông thô ở bên ngoài vào để hạ giá thành.

Cashmere xa lạ với người VN mình. Cách đây khoảng 5 năm một cửa hàng trên Hàng Ngang bán khăn pashmina, cũng là một dạng cashmere nhưng đã liệt vào hàng thứ phẩm. Giá đắt chỉ là một phần, cái chính là khí hậu vn ko cần đến cashmere, phát ngốt. Cộng thêm độ ẩm không khí cao, áo ko giặt thì hôi mốc, mà giặt thì ko phải hàng giặt khô là hơi nào cũng có thể giặt cashmere, mà mang đến chỗ giặt là xịn hẳn thì tiền bao nhiêu cho thấu.

Saturday, November 15, 2008

Không cần trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nứa? (phần cuối)




Tại mọi người cứ đốc thúc. Chuyện tình thì cứ phải từ từ mới ra, oạch một phát ra hết thế nào được.

Thế rồi, chỉ gặp nhau uống nước đúng có một lần, chỉ nói chuyện tầm phào, mà chàng lại thành ra đeo đuổi tớ ròng rã bất kể trong con mắt chàng tớ không bằng cái móng chân các cô bạn sexy của chàng. Thế thì ko phải là do vẻ đẹp tâm hồn của tớ thì là do cái giề?

Khổ thân chàng tưởng gặp gái xấu thì ngon ăn, ai dè sau cuộc hẹn lần thứ nhất thì cứ phải gọi điện ơi hời chán chê mới xin được một cuộc nữa. Một lần, chàng năn nỉ quá, tớ hẹn chàng sau 3 tuần nữa tớ mới rỗi. Chàng chắc cũng lộn ruột, nên chàng lỡ mồm ra một câu mỉa “oh I need to book you well in advance”. Tớ mồm thì “exactly” nhưng bụng thì nghĩ “thằng này láo thật”. Chuyện tình Hà Lội lại càng trục trặc.

Con bạn thân của tớ thấy chàng kiên nhẫn quá còn sợ tớ đổ thì nó mất cạ, còn hỏi rất dè chừng “thế có khả năng là em yêu anh ấy ko”. Tớ khảng khái trả lời ko bao rờ. Lý do chủ yếu là lần đầu tiên tớ diện kiến chàng ở văn phòng sếp chàng lại mặc một bộ complet màu vàng, trông chàng như mấy chú cảnh sát giao thông. Các cậu biết đấy, ấn tượng đầu tiên rất là quan trọng. Mãi về sau này tớ mới hỏi chàng “why yellow?” thì chàng dỗi luôn, chàng bảo đấy ko phải là yellow, mà là beige, mắt tớ làm sao.

Túm lại, là sau vài năm, bỏ nhau vài bận, thì kết thúc cũng là èn en en en, èn én èn en. Chuyện tình chỉ có thế, nhảm như cái thảm, chả có gay cấn vật vã.

Nhưng cái mà tớ muốn nói ở đây là vẻ đẹp tâm hồn của tớ. Dạo này tớ hơi lo lo cho vẻ đẹp tâm hồn của tớ. Hồi trước, tớ cũng sách vở chất đống, cũng trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cũng sách vở gì mới ra, kể cả có là sách bị liệt vào hàng phản động (chứ còn mấy cái chuyện tục tĩu bậy bạ là tớ ko có đọc) tớ cũng tìm đọc được, rồi các tác phẩm cổ điển, rồi thơ, rồi nhạc, cái gì mới cũng lõm bõm tí chút.

Thế mà bây giờ, Nở quá.

Lấy được chồng rồi có khác, chả buồn trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nữa, hiện nguyên hình Thị Nở.

Nhưng chỉ tự ti được 5 phút, tớ lại nghĩ ra thế này: thôi, còn trẻ thì cố mà đẹp, khi nào già chát không thể đẹp được nữa thì lúc đấy hãy chuyển sang trau chuốt tâm hồn cho đẹp. Chứ lại vừa đẹp hình thức vừa đẹp tâm hồn thì thằng đàn ông nào đỡ được, PHÍ CỦA.

À quên, tớ ko có ý nói là tớ đẹp. Các bạn tớ toàn bảo tớ xấu, cộng thêm cái chuyện ở trên, đủ để các bạn tưởng tượng. Ý tớ là nói chung chung, bạn nào đẹp rồi mà lại có thằng dám bảo "đẹp nhưng ngu lắm" thì cứ hỏi hộ tớ là nếu em mà thông minh nữa thì để cho anh làm gì cho phí, hoặc bạn nào thông minh nhưng lại bị đàn ông chê xấu thì cũng bảo hộ tớ là em mà đẹp nữa thì thành bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu à.

Chú thích: entry này mục đích ko phải kể chuyện tình, nên cứ động đến tình yêu là vô cùng shơ lược. Cái ảnh này chụp cách đây hơn 1 năm, lúc đó Lila có lẽ còn rất bé. Chú Bình Nguyên đang bò sau mẹ, chú chả mặc cần nên ko được vào ảnh.

Không cần trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nứa? (phần cuối)




Tại mọi người cứ đốc thúc. Chuyện tình thì cứ phải từ từ mới ra, oạch một phát ra hết thế nào được.

Thế rồi, chỉ gặp nhau uống nước đúng có một lần, chỉ nói chuyện tầm phào, mà chàng lại thành ra đeo đuổi tớ ròng rã bất kể trong con mắt chàng tớ không bằng cái móng chân các cô bạn sexy của chàng. Thế thì ko phải là do vẻ đẹp tâm hồn của tớ thì là do cái giề?

Khổ thân chàng tưởng gặp gái xấu thì ngon ăn, ai dè sau cuộc hẹn lần thứ nhất thì cứ phải gọi điện ơi hời chán chê mới xin được một cuộc nữa. Một lần, chàng năn nỉ quá, tớ hẹn chàng sau 3 tuần nữa tớ mới rỗi. Chàng chắc cũng lộn ruột, nên chàng lỡ mồm ra một câu mỉa “oh I need to book you well in advance”. Tớ mồm thì “exactly” nhưng bụng thì nghĩ “thằng này láo thật”. Chuyện tình Hà Lội lại càng trục trặc.

Con bạn thân của tớ thấy chàng kiên nhẫn quá còn sợ tớ đổ thì nó mất cạ, còn hỏi rất dè chừng “thế có khả năng là em yêu anh ấy ko”. Tớ khảng khái trả lời ko bao rờ. Lý do chủ yếu là lần đầu tiên tớ diện kiến chàng ở văn phòng sếp chàng lại mặc một bộ complet màu vàng, trông chàng như mấy chú cảnh sát giao thông. Các cậu biết đấy, ấn tượng đầu tiên rất là quan trọng. Mãi về sau này tớ mới hỏi chàng “why yellow?” thì chàng dỗi luôn, chàng bảo đấy ko phải là yellow, mà là beige, mắt tớ làm sao.

Túm lại, là sau vài năm, bỏ nhau vài bận, thì kết thúc cũng là èn en en en, èn én èn en. Chuyện tình chỉ có thế, nhảm như cái thảm, chả có gay cấn vật vã.

Nhưng cái mà tớ muốn nói ở đây là vẻ đẹp tâm hồn của tớ. Dạo này tớ hơi lo lo cho vẻ đẹp tâm hồn của tớ. Hồi trước, tớ cũng sách vở chất đống, cũng trên thông thiên văn dưới tường địa lý, cũng sách vở gì mới ra, kể cả có là sách bị liệt vào hàng phản động (chứ còn mấy cái chuyện tục tĩu bậy bạ là tớ ko có đọc) tớ cũng tìm đọc được, rồi các tác phẩm cổ điển, rồi thơ, rồi nhạc, cái gì mới cũng lõm bõm tí chút.

Thế mà bây giờ, Nở quá.

Lấy được chồng rồi có khác, chả buồn trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nữa, hiện nguyên hình Thị Nở.

Nhưng chỉ tự ti được 5 phút, tớ lại nghĩ ra thế này: thôi, còn trẻ thì cố mà đẹp, khi nào già chát không thể đẹp được nữa thì lúc đấy hãy chuyển sang trau chuốt tâm hồn cho đẹp. Chứ lại vừa đẹp hình thức vừa đẹp tâm hồn thì thằng đàn ông nào đỡ được, PHÍ CỦA.

À quên, tớ ko có ý nói là tớ đẹp. Các bạn tớ toàn bảo tớ xấu, cộng thêm cái chuyện ở trên, đủ để các bạn tưởng tượng. Ý tớ là nói chung chung, bạn nào đẹp rồi mà lại có thằng dám bảo "đẹp nhưng ngu lắm" thì cứ hỏi hộ tớ là nếu em mà thông minh nữa thì để cho anh làm gì cho phí, hoặc bạn nào thông minh nhưng lại bị đàn ông chê xấu thì cũng bảo hộ tớ là em mà đẹp nữa thì thành bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu à.

Chú thích: entry này mục đích ko phải kể chuyện tình, nên cứ động đến tình yêu là vô cùng shơ lược. Cái ảnh này chụp cách đây hơn 1 năm, lúc đó Lila có lẽ còn rất bé. Chú Bình Nguyên đang bò sau mẹ, chú chả mặc cần nên ko được vào ảnh.

Không cần trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nứa? (phần 1)




Hồi mới gặp, người sau này sẽ thành chồng tớ thậm chí còn ko có một tí cảm tình nào với tớ, chứ lại ngay từ ánh mắt đầu tiên đã nhìn thấy định mệnh thì đã tốt. So với các cô xinh đẹp chân dài sành điệu vui vẻ hài hước quanh chàng thì tớ thậm nhà quê, lùn tìn tịt, ốm nhách, đã thế lại còn “lạnh như dưa chuột”.

Xin nói thêm là ở đời, nhiều thằng đàn ông thích con gái kiêu, con gái càng kiêu nó càng máu. Chàng nhà tớ thì ko phải thế. Chàng thích con gái dễ, càng dễ càng thích, thậm chí bật đèn xanh trước cho chàng hoặc cưa chàng thì chàng còn thích nữa, cứ ngồi rung chân hưởng, khỏi phải suy nghĩ cưa cẩm nhều nhức đầu.

Mỗi lần chàng đến chơi với sếp sếp lại kiếm cớ gọi tớ sang. Tớ phiền cái vụ mối lái của sếp, nên cứ bị gọi sang là tớ mặt lì lì, complet thẫm cài kín cổ, kính gọng đồi mồi, hỏi gì thưa nấy, một điều Mr hai điều Mr, nói chung trông rất ghét. Thế nên, sếp tớ mối lái mấy vẫn bong.

Cũng xin nói thêm là sếp tớ chả phải thương gì cho cái sự độc thân của tớ. Chả qua sếp thấy tớ cứ khinh khỉnh, nên sếp giới thiệu cho một đám theo sếp là rất cao, lại rất chơi bời, cho tớ nếm mùi bị nó “chỉ coi là một thứ đồ chơi” cho biết mùi đau khổ.

Cứ thế, ngày tháng chầm chậm thoi đưa, chuyện tình Hà Lội chả cất cánh được tị nào. Sếp nản, thỉnh thoảng lại dè bỉu tớ một câu cho bõ cay cú, bảo tớ lùn, bảo chân tớ vòng kiềng, bảo răng tớ to. Mà cơ khổ, lùn nhất cơ quan thì là sếp tớ, chân sếp đi từ xa lại tớ cứ thấy khe hở thấp thoáng giữa hai ống chân, còn răng sếp thì ko to nhưng cứ thưa rỉnh thưa rảng, tức cười đến độ có lần tớ còn bảo “tôi thà răng to còn hơn” và suýt bị sếp cho một cái bạt tai.

Trở lại chuyện tình Hà Lội. Đùng cái, một hôm chàng định đến chơi với sếp tớ thì bắt gặp tớ vừa đi ăn trưa trên canteen của cơ quan về, mặt mũi rất phởn phơ, nhìn thấy chàng còn hồ hởi bảo ‘sếp tôi đi vắng rồi, ông cần nhắn gì thì để tôi nhắn lại’. Chàng thấy tớ lần đầu tiên niềm nở mới đánh bạo hỏi xin số điện thoại. Tớ đành đồng ý, chứ chả nhẽ lại bảo thôi ông ạ để khi khác. Cũng xin chú thích là chàng chỉ xin số điện thoại để mời đi uống nước nói chuyện cho vui, chứ trăm phần trăm là chẳng có ý định gì. Vì trong con mắt chàng tớ ko đủ độ hấp dẫn, xách dép cũng chả theo kịp các cô bạn chàng

Không cần trau chuốt vẻ đẹp tâm hồn nứa? (phần 1)




Hồi mới gặp, người sau này sẽ thành chồng tớ thậm chí còn ko có một tí cảm tình nào với tớ, chứ lại ngay từ ánh mắt đầu tiên đã nhìn thấy định mệnh thì đã tốt. So với các cô xinh đẹp chân dài sành điệu vui vẻ hài hước quanh chàng thì tớ thậm nhà quê, lùn tìn tịt, ốm nhách, đã thế lại còn “lạnh như dưa chuột”.

Xin nói thêm là ở đời, nhiều thằng đàn ông thích con gái kiêu, con gái càng kiêu nó càng máu. Chàng nhà tớ thì ko phải thế. Chàng thích con gái dễ, càng dễ càng thích, thậm chí bật đèn xanh trước cho chàng hoặc cưa chàng thì chàng còn thích nữa, cứ ngồi rung chân hưởng, khỏi phải suy nghĩ cưa cẩm nhều nhức đầu.

Mỗi lần chàng đến chơi với sếp sếp lại kiếm cớ gọi tớ sang. Tớ phiền cái vụ mối lái của sếp, nên cứ bị gọi sang là tớ mặt lì lì, complet thẫm cài kín cổ, kính gọng đồi mồi, hỏi gì thưa nấy, một điều Mr hai điều Mr, nói chung trông rất ghét. Thế nên, sếp tớ mối lái mấy vẫn bong.

Cũng xin nói thêm là sếp tớ chả phải thương gì cho cái sự độc thân của tớ. Chả qua sếp thấy tớ cứ khinh khỉnh, nên sếp giới thiệu cho một đám theo sếp là rất cao, lại rất chơi bời, cho tớ nếm mùi bị nó “chỉ coi là một thứ đồ chơi” cho biết mùi đau khổ.

Cứ thế, ngày tháng chầm chậm thoi đưa, chuyện tình Hà Lội chả cất cánh được tị nào. Sếp nản, thỉnh thoảng lại dè bỉu tớ một câu cho bõ cay cú, bảo tớ lùn, bảo chân tớ vòng kiềng, bảo răng tớ to. Mà cơ khổ, lùn nhất cơ quan thì là sếp tớ, chân sếp đi từ xa lại tớ cứ thấy khe hở thấp thoáng giữa hai ống chân, còn răng sếp thì ko to nhưng cứ thưa rỉnh thưa rảng, tức cười đến độ có lần tớ còn bảo “tôi thà răng to còn hơn” và suýt bị sếp cho một cái bạt tai.

Trở lại chuyện tình Hà Lội. Đùng cái, một hôm chàng định đến chơi với sếp tớ thì bắt gặp tớ vừa đi ăn trưa trên canteen của cơ quan về, mặt mũi rất phởn phơ, nhìn thấy chàng còn hồ hởi bảo ‘sếp tôi đi vắng rồi, ông cần nhắn gì thì để tôi nhắn lại’. Chàng thấy tớ lần đầu tiên niềm nở mới đánh bạo hỏi xin số điện thoại. Tớ đành đồng ý, chứ chả nhẽ lại bảo thôi ông ạ để khi khác. Cũng xin chú thích là chàng chỉ xin số điện thoại để mời đi uống nước nói chuyện cho vui, chứ trăm phần trăm là chẳng có ý định gì. Vì trong con mắt chàng tớ ko đủ độ hấp dẫn, xách dép cũng chả theo kịp các cô bạn chàng

Friday, November 14, 2008

Lila 16




Lila bây giờ, rất chi là chủ động. Đói mà thấy chai sữa là chộp lấy đưa lên miệng mút chùn chụt. Đang mút mà ai giật ra là lấy tay giữ lại, đưa lên miệng mút tiếp.

Đêm qua mẹ mải chat, để Lila ngồi chơi trong cũi. Đến hồi buồn ngủ mẹ thấy bé đang ngồi tự dưng úp mặt xuống đệm, khóc bù lu bù loa chả có tí nước mắt nào. Đúng là đồ con gái, giải quyết tất cả các nhu cầu bằng nước mắt.

Hôm nọ đến bữa bột của Lila. Bà Nuôi đút cứ đút, Lila ăn cứ ăn, hai tay ôm khư khư chai nước. Cứ ăn vài thìa bột lại chủ động đưa chai nước lên chiêu một ngụm, rồi lại há mồm đợi bà Nuôi cho thìa bột mới. Bà Nuôi vừa đút vừa bảo “cười muốn té đái”.

Hôm qua, Lila thì đói quá mà bà Nuôi lại chuẩn bị đồ ăn cho bé chậm, đến lúc đút cho bé ăn, bé cứ vừa ăn vừa khóc, nước mắt hai hàng. Thế mà cũng chỉ tích tắc là hết bát bột.

Cũng đã đến hồi bé bò loăng quăng khắp nhà. Bà Nuôi cứ đặt bé xuống sàn, chạy vào nhà vệ sinh một cái là bé bò theo, đẩy cửa vào không được thì ngồi ở ngoài đợi, lưng thẳng đuỗn, thỉnh thoảng đẩy được thì rúc ngay cái mặt hồng hào phúng phính vào cười toe toét, làm bà Nuôi lại gào lên giọng rất quan trọng ‘đây này cô thấy ko, tôi đi một bước nó theo một bước”.

Bà Nuôi sợ Lila ngã nên cứ bế bé suốt ngày, đến mức mẹ phải ra chỉ thị yêu cầu bà Nuôi hạn chế bế tối đa. Mẹ bé cho rằng phải để bé lần mò thì thứ nhất là mới chóng cứng cáp, thứ hai là mới học được nhiều điều, miễn là phải để mắt trông chừng bé, chứ cứ ôm khư khư trong lòng thế thì thành Chã chứ còn rì.

May bà Nuôi cũng nghe lời. Chứ như chị giúp việc từ hai năm trước, Bình Nguyên cứ định bò đi đâu là chị ấy chặn lại, làm chú Bình Nguyên cứ như chó quẩn. Mình bảo chị cho bé tự do khám phá một tí, miễn là đảm bảo môi trường an toàn, thì chị ấy hứ lên một phát, rồi như chưa bõ bực, lại thêm “em thế là quá may mắn, có người làm có trách nhiệm lại còn lắm chuyện”. Liều chưa?

Cả bốn cô giúp việc, thấy cô nào cũng chỉ tập trung nhồi cho trẻ con ăn đẫy tễ, mà chỉ cơm với thịt, ôm khư khư trong lòng để khỏi ngã, ngồi thu lu trong nhà để khỏi gió máy. Không thấy cô nào có ý định rèn cho trẻ sự tự lập hay tập cho trẻ những thói quen tốt. Ví dụ, ngay cái chuyện cho trẻ ăn, chị giúp việc cũ chỉ thích xúc, chứ ko muốn luyện cho Bình Nguyên tự xúc ăn. Con gái chị ấy đến 5 tuổi vẫn phải có người xúc cơm. Chị ấy còn có thói quen mắng mỏ quát tháo, sau khi bị mình quát cho một lần thì ko dám mắng trước mặt mình nữa nhưng mình biết thừa là mình đi vắng thì vẫn mắng mỏ quát tháo chú Bình Nguyên như thường.

Bọn trẻ con rất khôn. Chú Bình Nguyên bây giờ cái gì cũng nhờ bà Nuôi làm hộ “bà Nuôi làm cho Lê đi”. Thậm chí chỉ mới hơn 7 tháng như Lila mà giờ cứ nhìn thấy bà Nuôi là vòi vĩnh đòi bế, tay giơ giơ.

Bà Nuôi lấy làm tự hào lắm.

Lila 16




Lila bây giờ, rất chi là chủ động. Đói mà thấy chai sữa là chộp lấy đưa lên miệng mút chùn chụt. Đang mút mà ai giật ra là lấy tay giữ lại, đưa lên miệng mút tiếp.

Đêm qua mẹ mải chat, để Lila ngồi chơi trong cũi. Đến hồi buồn ngủ mẹ thấy bé đang ngồi tự dưng úp mặt xuống đệm, khóc bù lu bù loa chả có tí nước mắt nào. Đúng là đồ con gái, giải quyết tất cả các nhu cầu bằng nước mắt.

Hôm nọ đến bữa bột của Lila. Bà Nuôi đút cứ đút, Lila ăn cứ ăn, hai tay ôm khư khư chai nước. Cứ ăn vài thìa bột lại chủ động đưa chai nước lên chiêu một ngụm, rồi lại há mồm đợi bà Nuôi cho thìa bột mới. Bà Nuôi vừa đút vừa bảo “cười muốn té đái”.

Hôm qua, Lila thì đói quá mà bà Nuôi lại chuẩn bị đồ ăn cho bé chậm, đến lúc đút cho bé ăn, bé cứ vừa ăn vừa khóc, nước mắt hai hàng. Thế mà cũng chỉ tích tắc là hết bát bột.

Cũng đã đến hồi bé bò loăng quăng khắp nhà. Bà Nuôi cứ đặt bé xuống sàn, chạy vào nhà vệ sinh một cái là bé bò theo, đẩy cửa vào không được thì ngồi ở ngoài đợi, lưng thẳng đuỗn, thỉnh thoảng đẩy được thì rúc ngay cái mặt hồng hào phúng phính vào cười toe toét, làm bà Nuôi lại gào lên giọng rất quan trọng ‘đây này cô thấy ko, tôi đi một bước nó theo một bước”.

Bà Nuôi sợ Lila ngã nên cứ bế bé suốt ngày, đến mức mẹ phải ra chỉ thị yêu cầu bà Nuôi hạn chế bế tối đa. Mẹ bé cho rằng phải để bé lần mò thì thứ nhất là mới chóng cứng cáp, thứ hai là mới học được nhiều điều, miễn là phải để mắt trông chừng bé, chứ cứ ôm khư khư trong lòng thế thì thành Chã chứ còn rì.

May bà Nuôi cũng nghe lời. Chứ như chị giúp việc từ hai năm trước, Bình Nguyên cứ định bò đi đâu là chị ấy chặn lại, làm chú Bình Nguyên cứ như chó quẩn. Mình bảo chị cho bé tự do khám phá một tí, miễn là đảm bảo môi trường an toàn, thì chị ấy hứ lên một phát, rồi như chưa bõ bực, lại thêm “em thế là quá may mắn, có người làm có trách nhiệm lại còn lắm chuyện”. Liều chưa?

Cả bốn cô giúp việc, thấy cô nào cũng chỉ tập trung nhồi cho trẻ con ăn đẫy tễ, mà chỉ cơm với thịt, ôm khư khư trong lòng để khỏi ngã, ngồi thu lu trong nhà để khỏi gió máy. Không thấy cô nào có ý định rèn cho trẻ sự tự lập hay tập cho trẻ những thói quen tốt. Ví dụ, ngay cái chuyện cho trẻ ăn, chị giúp việc cũ chỉ thích xúc, chứ ko muốn luyện cho Bình Nguyên tự xúc ăn. Con gái chị ấy đến 5 tuổi vẫn phải có người xúc cơm. Chị ấy còn có thói quen mắng mỏ quát tháo, sau khi bị mình quát cho một lần thì ko dám mắng trước mặt mình nữa nhưng mình biết thừa là mình đi vắng thì vẫn mắng mỏ quát tháo chú Bình Nguyên như thường.

Bọn trẻ con rất khôn. Chú Bình Nguyên bây giờ cái gì cũng nhờ bà Nuôi làm hộ “bà Nuôi làm cho Lê đi”. Thậm chí chỉ mới hơn 7 tháng như Lila mà giờ cứ nhìn thấy bà Nuôi là vòi vĩnh đòi bế, tay giơ giơ.

Bà Nuôi lấy làm tự hào lắm.

Entry for November 14, 2008

Hồi lâu lâu, đi ngang qua House of Mai, thấy cũng nho nhã, mới ghé vào.

Rồi về bảo chồng “em thích một cái áo len cổ lọ ở House of Mai”. Nói xong thì cũng quên khuấy.

Tự dưng mấy hôm trước thấy chồng đi làm về, đưa cho vợ cái áo len cổ lọ. Cái áo len màu tím, trong ngành thời trang gọi là màu lavender, nhưng ko tím ngắt kiểu hoa oải hương như thế, mà giống bằng lăng đã bị mưa vài trận hơn.

Hôm nay hơi lành lạnh. Nhìn quanh thì tưởng chỉ hơi u ám, nhưng nhìn lên thấy những nóc nhà chọc trời chìm trong sương, thì mới biết ngày rất nhiều sương mù.

Thế là mang cái áo len màu lavender đi đổi sang màu đỏ.

Thích mặc áo đỏ, trong những ngày nhiều sương mù.

Anh ở xa,

Trăng cũng lẻ

Mặt trời cũng lẻ

Biển bỗng thấy mình dài rộng thế,

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn.

Tự dưng nhớ ra đoạn thơ này, hình như của Hữu Thỉnh, chứ cũng chả tâm trạng rì.

Entry for November 14, 2008

Hồi lâu lâu, đi ngang qua House of Mai, thấy cũng nho nhã, mới ghé vào.

Rồi về bảo chồng “em thích một cái áo len cổ lọ ở House of Mai”. Nói xong thì cũng quên khuấy.

Tự dưng mấy hôm trước thấy chồng đi làm về, đưa cho vợ cái áo len cổ lọ. Cái áo len màu tím, trong ngành thời trang gọi là màu lavender, nhưng ko tím ngắt kiểu hoa oải hương như thế, mà giống bằng lăng đã bị mưa vài trận hơn.

Hôm nay hơi lành lạnh. Nhìn quanh thì tưởng chỉ hơi u ám, nhưng nhìn lên thấy những nóc nhà chọc trời chìm trong sương, thì mới biết ngày rất nhiều sương mù.

Thế là mang cái áo len màu lavender đi đổi sang màu đỏ.

Thích mặc áo đỏ, trong những ngày nhiều sương mù.

Anh ở xa,

Trăng cũng lẻ

Mặt trời cũng lẻ

Biển bỗng thấy mình dài rộng thế,

Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn.

Tự dưng nhớ ra đoạn thơ này, hình như của Hữu Thỉnh, chứ cũng chả tâm trạng rì.

Thursday, November 13, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 56)




Hôm nọ chú Bình Nguyên nổi cơn hâm. Thỉnh thoảng chú cũng hay hâm như thế.

Khởi đầu là nhảy múa hò hét loạn xạ khắp nhà tóc tai dựng đứng bết mồ hôi, vẫn chưa hâm lắm.

Sau là đến màn trèo lên ngồi cạnh mẹ, giở sách hỏi lia lịa, sau câu ‘cái này cái gì’ thứ vài trăm thì mẹ chú chỉ còn trả lời cộc lốc (xin chú thích là đến đoạn này vẫn chưa hâm lắm)

- Mamma cái này cái gì?

- Con ngựa

- Cái này cái gì?

- Con cá

- Cái này cái gì?

- Cái cây

- Cái này cái gì?

- Con lợn

- Không phải, đây là thằng hề

- Ờ, sao Lê biết mà Lê cứ hỏi

- (giả điếc, hỏi tiếp) Mamma, cái này cái gì?

- ….

Một hồi, chán hỏi, chú bỏ sách, nhảy xuống. Lila trở thành đối tượng tiếp theo. Lúc này thì đã hâm hẳn.

Mẹ chưa kịp ngồi thở, quay ra đã thấy chú Bình Nguyên đang nhảy xông phi qua đầu em gái. Lila ngồi dưới đất, trông xoè xoè như đụn rạ, mải mê gặm đồ chơi, lưng thẳng đuỗn. Thằng anh chạy lấy đà từ xa lại, nhảy bay qua đầu em, hai cái chân dài ngoẵng. Em thì sợ, mắt nháy lia lịa, mà vẫn há mồm cười thích chí.

Bị mẹ ngăn lại, thì thằng Lê lại giở trò mới. Nó vồ lấy quả bóng bay Halloween vẫn bay vật vờ trong nhà từ mấy hôm trước, đập tưng tưng vào đầu em. Mắt em lại nháy lia lịa, mà mồm thì cười khanh khách.

Lại bị mẹ ngăn lại, thằng Lê bỏ ra ngoài phòng khách. Mẹ yên tâm quay vào nấu nướng. Tự dưng nghe tiếng xìn xịt, quay ra, thấy thằng Lê đang cưỡi lên đầu em, mặt em dí dưới sàn, thở xìn xịt, nhưng nhất quyết ko khóc. Mẹ xót con gái, điên lên, phát cho thằng Lê một cái.

Thằng Lê khóc ầm lên. Nó ôm đít chạy đi tìm bà Nuôi. Bà Nuôi chậm chạp, chắc đang lần mò ở đâu đó dọn dẹp sắp xếp cái gì. Thằng Lê khóc lu loa mách. Bà Nuôi thẽ thọt với nó một hồi thì thấy nó bảo “Vâng, Lê biết. Em gái là của mình”, lúc sau lại “Vâng, Lê biết, Lê ko giận mamma”.

Mẹ hỏi lại “À Lê giỏi nhỉ, mamma ko giận Lê thì thôi Lê lại còn dám giận mamma cơ à”.

Đến thời điểm này thì cơm nước đã xong, thằng Lê chả đôi co gì nhiều. Nó leo phắt lên ghế ngồi chờ sẵn. Cơm tối chả có gì, có mỗi cơm với canh dưa. Nồi canh dưa thịt bò mẹ nấu từ sáng, ăn luôn cả hai bữa trưa chiều. Thằng Lê đánh một bát tô cơm chan canh dưa, bụng như cái trống. Ăn uống xong, nó đòi cho xuống. Xuống đến đất, nó ôm chân mẹ nó hôn rồi nó bảo “Mamma, Lê yêu mamma”.

Giờ nó mới bớt hâm một tị.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 56)




Hôm nọ chú Bình Nguyên nổi cơn hâm. Thỉnh thoảng chú cũng hay hâm như thế.

Khởi đầu là nhảy múa hò hét loạn xạ khắp nhà tóc tai dựng đứng bết mồ hôi, vẫn chưa hâm lắm.

Sau là đến màn trèo lên ngồi cạnh mẹ, giở sách hỏi lia lịa, sau câu ‘cái này cái gì’ thứ vài trăm thì mẹ chú chỉ còn trả lời cộc lốc (xin chú thích là đến đoạn này vẫn chưa hâm lắm)

- Mamma cái này cái gì?

- Con ngựa

- Cái này cái gì?

- Con cá

- Cái này cái gì?

- Cái cây

- Cái này cái gì?

- Con lợn

- Không phải, đây là thằng hề

- Ờ, sao Lê biết mà Lê cứ hỏi

- (giả điếc, hỏi tiếp) Mamma, cái này cái gì?

- ….

Một hồi, chán hỏi, chú bỏ sách, nhảy xuống. Lila trở thành đối tượng tiếp theo. Lúc này thì đã hâm hẳn.

Mẹ chưa kịp ngồi thở, quay ra đã thấy chú Bình Nguyên đang nhảy xông phi qua đầu em gái. Lila ngồi dưới đất, trông xoè xoè như đụn rạ, mải mê gặm đồ chơi, lưng thẳng đuỗn. Thằng anh chạy lấy đà từ xa lại, nhảy bay qua đầu em, hai cái chân dài ngoẵng. Em thì sợ, mắt nháy lia lịa, mà vẫn há mồm cười thích chí.

Bị mẹ ngăn lại, thì thằng Lê lại giở trò mới. Nó vồ lấy quả bóng bay Halloween vẫn bay vật vờ trong nhà từ mấy hôm trước, đập tưng tưng vào đầu em. Mắt em lại nháy lia lịa, mà mồm thì cười khanh khách.

Lại bị mẹ ngăn lại, thằng Lê bỏ ra ngoài phòng khách. Mẹ yên tâm quay vào nấu nướng. Tự dưng nghe tiếng xìn xịt, quay ra, thấy thằng Lê đang cưỡi lên đầu em, mặt em dí dưới sàn, thở xìn xịt, nhưng nhất quyết ko khóc. Mẹ xót con gái, điên lên, phát cho thằng Lê một cái.

Thằng Lê khóc ầm lên. Nó ôm đít chạy đi tìm bà Nuôi. Bà Nuôi chậm chạp, chắc đang lần mò ở đâu đó dọn dẹp sắp xếp cái gì. Thằng Lê khóc lu loa mách. Bà Nuôi thẽ thọt với nó một hồi thì thấy nó bảo “Vâng, Lê biết. Em gái là của mình”, lúc sau lại “Vâng, Lê biết, Lê ko giận mamma”.

Mẹ hỏi lại “À Lê giỏi nhỉ, mamma ko giận Lê thì thôi Lê lại còn dám giận mamma cơ à”.

Đến thời điểm này thì cơm nước đã xong, thằng Lê chả đôi co gì nhiều. Nó leo phắt lên ghế ngồi chờ sẵn. Cơm tối chả có gì, có mỗi cơm với canh dưa. Nồi canh dưa thịt bò mẹ nấu từ sáng, ăn luôn cả hai bữa trưa chiều. Thằng Lê đánh một bát tô cơm chan canh dưa, bụng như cái trống. Ăn uống xong, nó đòi cho xuống. Xuống đến đất, nó ôm chân mẹ nó hôn rồi nó bảo “Mamma, Lê yêu mamma”.

Giờ nó mới bớt hâm một tị.