Tuesday, January 29, 2008

Ta phải nghĩ cách (phần 5)




Yên ổn được mấy hôm, giờ ta lại phải nghĩ cách

Chẳng là sáng nào cũng cứ đều đặn như vắt chanh, chuông đồng hồ kêu lúc 7h. Nghe tiếng chuông một cái là bật dậy như lò xo lùi báo thức thêm 15 phút nữa, rồi đổ vật xuống ngủ tiếp. Trăm lần thì cả trăm lần như vậy. 7h15 đồng hồ lại kêu tiếp, lại bật dậy lùi thêm 15 phút nữa, rồi lại ngã vật xuống ngủ say như chết. 7h30 báo thức lại kêu tiếp, lần này thì nằm im ko động đậy. Nhưng mà báo thức kêu đến lần thứ 3 thế này thì người bình thường ai còn ngủ được. Có nghĩa là đến 7h30 thì chính ta chịu hết nổi ta phải lồm cồm bò dậy. Thế tức là chuông báo thức hình như chỉ dùng để đánh thức ta dậy, còn họ thì vẫn ngủ như ko có chuyện gì xảy ra

Ta mà xuống thẳng nhà ăn sáng ko dựng cổ họ dậy thì đến 8h30 vẫn thấy trên nhà im lặng chết chóc, tức là hắn vẫn chưa ra được khỏi giường, trong khi nhân viên phải đến làm việc bắt đầu từ 7h30 sáng, không hiểu làm việc kiểu gì???

Mà thế chưa hết. Trần đời chưa thấy ai hay quên như thế. Quên đến mức thôi chẳng nhờ vả dặn dò gì cho phí công. Nhưng chỉ có một điều ko bao giờ quên, đó là dậy sớm muộn thế nào, việc đầu tiên làm là bật máy tính lên cái đã, cho nó chạy ro ro khởi động, sau đó mới đi làm gì thì làm.

Hay ngủ muộn là thế, nhưng tai hại là chỉ ngủ muộn trong những ngày làm việc. Sáng thứ 7 hoặc sáng chủ nhật, khoảng 7h sáng là đã thấy hoặc là chạy loăng quăng loạch xoạch trong phòng làm cái gì đấy gây tiếng ồn phá giấc ngủ của người khác, hoặc là nằm trên giường mắt mở thao láo và bắt đầu bàn chuyện với ta lúc đấy vẫn đang ngủ khò ngon lành. Đã thế lại còn cứ than sao cứ sáng thứ 7 chủ nhật là anh ko ngủ được

Bận mất rồi. Tí mới viết tiếp được.


Ta phải nghĩ cách (phần 5)




Yên ổn được mấy hôm, giờ ta lại phải nghĩ cách

Chẳng là sáng nào cũng cứ đều đặn như vắt chanh, chuông đồng hồ kêu lúc 7h. Nghe tiếng chuông một cái là bật dậy như lò xo lùi báo thức thêm 15 phút nữa, rồi đổ vật xuống ngủ tiếp. Trăm lần thì cả trăm lần như vậy. 7h15 đồng hồ lại kêu tiếp, lại bật dậy lùi thêm 15 phút nữa, rồi lại ngã vật xuống ngủ say như chết. 7h30 báo thức lại kêu tiếp, lần này thì nằm im ko động đậy. Nhưng mà báo thức kêu đến lần thứ 3 thế này thì người bình thường ai còn ngủ được. Có nghĩa là đến 7h30 thì chính ta chịu hết nổi ta phải lồm cồm bò dậy. Thế tức là chuông báo thức hình như chỉ dùng để đánh thức ta dậy, còn họ thì vẫn ngủ như ko có chuyện gì xảy ra

Ta mà xuống thẳng nhà ăn sáng ko dựng cổ họ dậy thì đến 8h30 vẫn thấy trên nhà im lặng chết chóc, tức là hắn vẫn chưa ra được khỏi giường, trong khi nhân viên phải đến làm việc bắt đầu từ 7h30 sáng, không hiểu làm việc kiểu gì???

Mà thế chưa hết. Trần đời chưa thấy ai hay quên như thế. Quên đến mức thôi chẳng nhờ vả dặn dò gì cho phí công. Nhưng chỉ có một điều ko bao giờ quên, đó là dậy sớm muộn thế nào, việc đầu tiên làm là bật máy tính lên cái đã, cho nó chạy ro ro khởi động, sau đó mới đi làm gì thì làm.

Hay ngủ muộn là thế, nhưng tai hại là chỉ ngủ muộn trong những ngày làm việc. Sáng thứ 7 hoặc sáng chủ nhật, khoảng 7h sáng là đã thấy hoặc là chạy loăng quăng loạch xoạch trong phòng làm cái gì đấy gây tiếng ồn phá giấc ngủ của người khác, hoặc là nằm trên giường mắt mở thao láo và bắt đầu bàn chuyện với ta lúc đấy vẫn đang ngủ khò ngon lành. Đã thế lại còn cứ than sao cứ sáng thứ 7 chủ nhật là anh ko ngủ được

Bận mất rồi. Tí mới viết tiếp được.


Monday, January 28, 2008

Những cô gái của Gauguin




Lần đầu tiên người ta bảo tôi giống cô gái trong tranh của Gauguin là khi chúng tôi đến thăm bà mẹ của một người bạn thân của chồng tôi. Căn hộ của bà ấy ở Milan rất đẹp, treo đầy các tranh sưu tập. Quản gia là một chú người Philippines đen xì và bé tí teo, bé bằng một nửa bà chủ và luôn luôn cười nhe hàm răng trắng bóng.

Bà cụ ngắm nghía tôi một hồi, rồi khi ra về bà bảo “cháu rất giống cô gái trong tranh của Gauguin. Đẹp lắm”. Tôi chỉ cười và rồi quên bẵng. Cứ thỉnh thoảng đây đó người ta lại bảo tôi giống người này hay giống người kia.

Sau đó mấy năm, chúng tôi đang dự một buổi tiệc tối tôi ko nhớ là tổ chức nhân sự kiện gì. Ngồi cạnh tôi là một ông rất già có chòm râu cứ rối tinh rối mù. Ông ta cứ quay sang nhìn tôi chằm chằm. Mấy lần đầu tôi còn quay sang nhìn lại và nói chuyện cho phải phép. Về sau phát bực tôi tảng lờ quay ra chỗ khác. Khổ thân ông ta cái tội hay nhìn lung tung. Đến lúc có việc định nhờ phải nhìn thật thì mãi mới gọi được tôi. Chẳng là lần này ông ta muốn nhờ tôi lấy hộ lọ muối ở quá xa

Lúc ra về, ông ta không hiểu bói ở đâu ra một cành hoa hồng tặng tôi, sau khi bảo “cô rất đẹp, cô rất giống cô gái trong tranh của Gauguin”.

Á, lại cô gái trong tranh Gauguin. Thế mà tôi cũng quên bẵng chuyện đó.

Thế rồi cách đây mấy tháng hiệp hội Italian Legion of Merit tổ chức một buổi ăn tối rất trọng thể. Tối hôm đó người ta lại sắp bàn ko theo cách thông thường, tức là các đôi đều bị bố trí ngồi vào hai bàn khác nhau thay vì ngồi cạnh nhau như thường lệ. Tôi ngồi cạnh một gentleman đi cùng công chúa Thổ Nhĩ Kỳ, đẹp trai và trẻ trung, trông y hệt Sean Connery hồi trẻ. Bên cạnh anh ta phía bên kia là một bà người Áo có khuôn mặt bự phấn lạnh lùng và đồ trang sức nặng trĩu.

Bà ta ko nói câu gì với tôi trong suốt bữa tiệc. Thế mà đến lúc ra về, bà ta lại đi sang chỗ tôi và bảo “cô rất đẹp. Cô rất giống cô gái trong tranh của Gauguin”.

Ôi lại cô gái trong tranh của Gauguin. Thế này thì tôi ko thể tảng lờ được nữa. Thế là về nhà, tôi tức tốc tra cứu xem cái cô gái trong tranh Gauguin trông nó ra làm sao.

Ối giời ơi, xấu ỉn ìn in. Mà lại còn bị bảo giống đến 3 lần mới đau.

Đấy mọi người xem, thế này thì giống kiểu gì. Chả hiểu mắt mũi mấy vị già cả đó để ở đâu

Bịt cả mìn!

Những cô gái của Gauguin




Lần đầu tiên người ta bảo tôi giống cô gái trong tranh của Gauguin là khi chúng tôi đến thăm bà mẹ của một người bạn thân của chồng tôi. Căn hộ của bà ấy ở Milan rất đẹp, treo đầy các tranh sưu tập. Quản gia là một chú người Philippines đen xì và bé tí teo, bé bằng một nửa bà chủ và luôn luôn cười nhe hàm răng trắng bóng.

Bà cụ ngắm nghía tôi một hồi, rồi khi ra về bà bảo “cháu rất giống cô gái trong tranh của Gauguin. Đẹp lắm”. Tôi chỉ cười và rồi quên bẵng. Cứ thỉnh thoảng đây đó người ta lại bảo tôi giống người này hay giống người kia.

Sau đó mấy năm, chúng tôi đang dự một buổi tiệc tối tôi ko nhớ là tổ chức nhân sự kiện gì. Ngồi cạnh tôi là một ông rất già có chòm râu cứ rối tinh rối mù. Ông ta cứ quay sang nhìn tôi chằm chằm. Mấy lần đầu tôi còn quay sang nhìn lại và nói chuyện cho phải phép. Về sau phát bực tôi tảng lờ quay ra chỗ khác. Khổ thân ông ta cái tội hay nhìn lung tung. Đến lúc có việc định nhờ phải nhìn thật thì mãi mới gọi được tôi. Chẳng là lần này ông ta muốn nhờ tôi lấy hộ lọ muối ở quá xa

Lúc ra về, ông ta không hiểu bói ở đâu ra một cành hoa hồng tặng tôi, sau khi bảo “cô rất đẹp, cô rất giống cô gái trong tranh của Gauguin”.

Á, lại cô gái trong tranh Gauguin. Thế mà tôi cũng quên bẵng chuyện đó.

Thế rồi cách đây mấy tháng hiệp hội Italian Legion of Merit tổ chức một buổi ăn tối rất trọng thể. Tối hôm đó người ta lại sắp bàn ko theo cách thông thường, tức là các đôi đều bị bố trí ngồi vào hai bàn khác nhau thay vì ngồi cạnh nhau như thường lệ. Tôi ngồi cạnh một gentleman đi cùng công chúa Thổ Nhĩ Kỳ, đẹp trai và trẻ trung, trông y hệt Sean Connery hồi trẻ. Bên cạnh anh ta phía bên kia là một bà người Áo có khuôn mặt bự phấn lạnh lùng và đồ trang sức nặng trĩu.

Bà ta ko nói câu gì với tôi trong suốt bữa tiệc. Thế mà đến lúc ra về, bà ta lại đi sang chỗ tôi và bảo “cô rất đẹp. Cô rất giống cô gái trong tranh của Gauguin”.

Ôi lại cô gái trong tranh của Gauguin. Thế này thì tôi ko thể tảng lờ được nữa. Thế là về nhà, tôi tức tốc tra cứu xem cái cô gái trong tranh Gauguin trông nó ra làm sao.

Ối giời ơi, xấu ỉn ìn in. Mà lại còn bị bảo giống đến 3 lần mới đau.

Đấy mọi người xem, thế này thì giống kiểu gì. Chả hiểu mắt mũi mấy vị già cả đó để ở đâu

Bịt cả mìn!

Thèm bánh giò quá!!!

Ôi thèm bánh giò đến phát điên lên được.
Trời lạnh thế này, còn gì thú bằng trốn vào một xó chợ khuất gió, thủ tay vào cái thúng bánh giò trùm bao tải ấm sực, mũi hít hít mùi thơm của lá. Chiếc bánh giò nóng hổi bốc khói nghi ngút, chỉ bóc có tí lá mà mấy đầu ngón tay đau nhức cả lên vì nóng. Lớp vỏ mềm lụn, ngậy mỡ và thơm ơi là thơm. Cục nhân thì bé tí teo...
Hôm nay tự nhiên không khí sắm Tết lại lên phừng phừng. Mình lượn xuống chợ Tàu. Nhìn thấy một hàng bánh mỳ đề Bánh mỳ Sài gòn vội tấp vào nếm thử. Mùi vị cũng giống bánh mỳ Như Lan ở nhà. Nhưng ăn no bụng bánh mỳ rồi vẫn cứ thấy thèm bánh giò.
Khệ nệ vác mấy cái bánh chưng, bánh tét, giò chả về nhà rồi, vẫn cứ thấy thèm bánh giò.
Gìơ này mà ở nhà thì sẽ xách xe đi lùng bánh giò cho bằng được. Ăn xong đau bụng vẫn cam lòng.
Lại nhớ hồi trước cùng văn phòng có một chị gái mang bầu, ăn như hùm đổ đó. Đại loại bánh giò thì chị ấy phải làm 3 chiếc một lúc, phở phải 2 bát, gói xôi thì phải to như cái đầu người lớn mà chị ấy tâm sự là ăn sáng phải 5000 xôi mới đủ. Để tiện bề so sánh thì chỉ xin nói ngắn gọn là mình hồi đấy chỉ 1500đ xôi sáng mà đã ngắc ngoải đến trưa vẫn còn.

Hôm nay trời lạnh căm căm, lại còn thêm mấy giọt mưa lây phây. Đào quất nhựa bày bán tưng bừng ở khu chợ Tàu tự dưng trông cũng không khí ra phết.
Nhưng giờ này mà ở nhà chắc chắn mình vẫn phải xách xe đi tìm bánh giò cái đã. Mấy chuyện khác tính sau.




Thèm bánh giò quá!!!

Ôi thèm bánh giò đến phát điên lên được.
Trời lạnh thế này, còn gì thú bằng trốn vào một xó chợ khuất gió, thủ tay vào cái thúng bánh giò trùm bao tải ấm sực, mũi hít hít mùi thơm của lá. Chiếc bánh giò nóng hổi bốc khói nghi ngút, chỉ bóc có tí lá mà mấy đầu ngón tay đau nhức cả lên vì nóng. Lớp vỏ mềm lụn, ngậy mỡ và thơm ơi là thơm. Cục nhân thì bé tí teo...
Hôm nay tự nhiên không khí sắm Tết lại lên phừng phừng. Mình lượn xuống chợ Tàu. Nhìn thấy một hàng bánh mỳ đề Bánh mỳ Sài gòn vội tấp vào nếm thử. Mùi vị cũng giống bánh mỳ Như Lan ở nhà. Nhưng ăn no bụng bánh mỳ rồi vẫn cứ thấy thèm bánh giò.
Khệ nệ vác mấy cái bánh chưng, bánh tét, giò chả về nhà rồi, vẫn cứ thấy thèm bánh giò.
Gìơ này mà ở nhà thì sẽ xách xe đi lùng bánh giò cho bằng được. Ăn xong đau bụng vẫn cam lòng.
Lại nhớ hồi trước cùng văn phòng có một chị gái mang bầu, ăn như hùm đổ đó. Đại loại bánh giò thì chị ấy phải làm 3 chiếc một lúc, phở phải 2 bát, gói xôi thì phải to như cái đầu người lớn mà chị ấy tâm sự là ăn sáng phải 5000 xôi mới đủ. Để tiện bề so sánh thì chỉ xin nói ngắn gọn là mình hồi đấy chỉ 1500đ xôi sáng mà đã ngắc ngoải đến trưa vẫn còn.

Hôm nay trời lạnh căm căm, lại còn thêm mấy giọt mưa lây phây. Đào quất nhựa bày bán tưng bừng ở khu chợ Tàu tự dưng trông cũng không khí ra phết.
Nhưng giờ này mà ở nhà chắc chắn mình vẫn phải xách xe đi tìm bánh giò cái đã. Mấy chuyện khác tính sau.




Tuyển tập Bình Nguyên (phần 20)




Chú Bình Nguyên bi bô tập nói suốt ngày, nhiều khi nhức hết cả đầu.

Chú đứng trên cửa sổ nhìn xuống đường, thấy mấy con chim sẻ xù lông nhảy nhót, chú gọi chúng là “cá”. Mới học được từ cá hôm trước, chắc hôm nay chú nhầm. Rồi tự nhiên con chim sẻ bay vù đi mất, chú hốt hoảng bảo mẹ “ối, bay, bay”, hai tay bé xíu xoè ra vẻ ngạc nhiên và bất lực.

Chú cũng gọi thịtchịt, mắt mắc, mũi múi, mũ mú, tay tai phát âm ko phân biệt, mồm mầm, con gấu con vấu.

Chú vừa tắm xong, được chị giúp việc bọc kỹ càng trong cái khăn tắm, hở mỗi cái mặt xinh và hai cái cẳng chân mũm mĩm ra ngoài. Đi ngang qua chỗ mẹ chú đang ngồi blogging chú báo cáo “mamma, tắm”, đầu gật gật.

Chú có kiểu tư duy khá buồn cười. Với chú, máy ảnh là cái “tách”, còn cái gì bị ngã cũng là “đau”. Chú cầm máy ảnh chơi, tuột tay làm rơi máy ảnh xuống đất, chú nhặt máy ảnh lên xuýt xoa “đau tách”.

Một lần ăn phải ớt cay chú nhăn nhó khóc lóc, thấy mẹ chú xuýt xoa nựng nịu “cay hả con?”, thế là chú học được từ cay. Từ đó với chú cái gì ko ngon cũng là cay. Thấy mẹ chú nhăn nhó uống thuốc, chú gật gù ra vẻ rất hiểu biết “mamma, cay”. Mẹ chú bảo “ko phải cay con ạ, mà là đắng”. Chú lại gật đầu ra vẻ chú hiểu rồi và bắt chước luôn, giọng đơn đớt “đánh”.

Cho chú xem Donald duck trên máy tính. Đến phần có vịt Donald lái đoàn tàu hoả chú trở nên phấn khích cuồng nhiệt. Lúc chuyển cảnh làm đoàn tàu hoả bị lùi sang bên trái màn hình chú vội vàng chạy sang bên phải ghé mắt nhìn, hy vọng vẫn nhìn được toàn bộ đoàn tàu, rồi khi đoàn tàu mất hút khỏi màn hình thì chú chạy ra cả đằng sau máy tính để tìm.

Chú nghịch trời thần. Hôm qua chú đứng trên cửa sổ mồm kêu chu chù chu chù rồi nhảy tùm xuống dưới. Tuy ko đau đớn gì vì nhảy vào đệm nhưng chắc chú nhảy ngã chúi cái mũi xinh xinh xuống nên mũi chảy máu đầm đìa, chảy thành một dòng, chảy cả vào mồm, nhuộm đỏ cả răng còn má thì nhoe nhoét. Mẹ chú cố bắt chú nằm yên cho máu ngừng chảy nhưng chú cứ vùng dậy để còn tiếp tục chạy nhảy nên máu cứ chảy toe toét ko ngừng.

Đến là mệt với chú.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 20)




Chú Bình Nguyên bi bô tập nói suốt ngày, nhiều khi nhức hết cả đầu.

Chú đứng trên cửa sổ nhìn xuống đường, thấy mấy con chim sẻ xù lông nhảy nhót, chú gọi chúng là “cá”. Mới học được từ cá hôm trước, chắc hôm nay chú nhầm. Rồi tự nhiên con chim sẻ bay vù đi mất, chú hốt hoảng bảo mẹ “ối, bay, bay”, hai tay bé xíu xoè ra vẻ ngạc nhiên và bất lực.

Chú cũng gọi thịtchịt, mắt mắc, mũi múi, mũ mú, tay tai phát âm ko phân biệt, mồm mầm, con gấu con vấu.

Chú vừa tắm xong, được chị giúp việc bọc kỹ càng trong cái khăn tắm, hở mỗi cái mặt xinh và hai cái cẳng chân mũm mĩm ra ngoài. Đi ngang qua chỗ mẹ chú đang ngồi blogging chú báo cáo “mamma, tắm”, đầu gật gật.

Chú có kiểu tư duy khá buồn cười. Với chú, máy ảnh là cái “tách”, còn cái gì bị ngã cũng là “đau”. Chú cầm máy ảnh chơi, tuột tay làm rơi máy ảnh xuống đất, chú nhặt máy ảnh lên xuýt xoa “đau tách”.

Một lần ăn phải ớt cay chú nhăn nhó khóc lóc, thấy mẹ chú xuýt xoa nựng nịu “cay hả con?”, thế là chú học được từ cay. Từ đó với chú cái gì ko ngon cũng là cay. Thấy mẹ chú nhăn nhó uống thuốc, chú gật gù ra vẻ rất hiểu biết “mamma, cay”. Mẹ chú bảo “ko phải cay con ạ, mà là đắng”. Chú lại gật đầu ra vẻ chú hiểu rồi và bắt chước luôn, giọng đơn đớt “đánh”.

Cho chú xem Donald duck trên máy tính. Đến phần có vịt Donald lái đoàn tàu hoả chú trở nên phấn khích cuồng nhiệt. Lúc chuyển cảnh làm đoàn tàu hoả bị lùi sang bên trái màn hình chú vội vàng chạy sang bên phải ghé mắt nhìn, hy vọng vẫn nhìn được toàn bộ đoàn tàu, rồi khi đoàn tàu mất hút khỏi màn hình thì chú chạy ra cả đằng sau máy tính để tìm.

Chú nghịch trời thần. Hôm qua chú đứng trên cửa sổ mồm kêu chu chù chu chù rồi nhảy tùm xuống dưới. Tuy ko đau đớn gì vì nhảy vào đệm nhưng chắc chú nhảy ngã chúi cái mũi xinh xinh xuống nên mũi chảy máu đầm đìa, chảy thành một dòng, chảy cả vào mồm, nhuộm đỏ cả răng còn má thì nhoe nhoét. Mẹ chú cố bắt chú nằm yên cho máu ngừng chảy nhưng chú cứ vùng dậy để còn tiếp tục chạy nhảy nên máu cứ chảy toe toét ko ngừng.

Đến là mệt với chú.

Friday, January 25, 2008

Tản mạn thùng rác

Khổ vì công nghệ cao.

Nhà Bình Nguyên mới có một cái thùng rác cực kỳ hiện đại, gọi là Touchless, tức là hoàn toàn tự động, cứ đưa rác lại gần là nó tự mở, vứt rác vào rồi thì nó tự đóng lại, tay chân người hoàn toàn ko cần phải chạm vào thùng rác làm gì cho mất vệ sinh. Bố Bình Nguyên ôi chao là tự hào với món đồ mới mua của mình.

Nhưng khổ nỗi, cái thùng rác lại nhạy cảm quá. Chẳng cần đưa rác vào nó mới mở, chỉ cần đi ngang qua nó thôi, chẳng liên can gì, nó cũng tự mở toang hoác ra vẻ rất mời mọc.

Còn chưa kể mình dùng thùng rác cơ học quen rồi. Tức là lúc nào cần vứt rác thì dẫm chân vào cái lẫy để mở thùng rác ra, vứt xong rồi thì nhả cái lẫy ra, thùng rác lập tức đóng lại. Với cái thùng rác thông minh này, mình vứt rác vào rồi nó vẫn ngập ngừng đợi mất mấy giây xem mình xong hẳn chưa rồi mới dám đóng lại. Thế là mình vì ko quen, vứt xong rồi thấy thùng rác vẫn mở lại phải đứng đấy đợi hoặc cứ phải để mắt liếc qua liếc lại xem nó đã đóng lại chưa, thấy đóng rồi mới yên tâm đi làm việc khác.

Chú Bình Nguyên thì thích mê cái thùng rác mới. Chú cứ sán lại, huơ tay lên là thùng rác lại nhẹ nhàng mở ra (Chú phải huơ tay vì chú thấp quá bộ phận cảm ứng của thùng rác chắc ko cảm nhận được sự có mặt của chú chăng?). Cứ như có phép thần vậy. Mỗi ngày phải vài chục bận nếu chú ko bị lôi đi chỗ khác.

Chỉ tổ tốn tiền mua pin về chạy thùng rác.

Lại nhớ đến hồi trước ở văn phòng, chị chánh văn phòng mới nhậm chức tuyên bố hùng hồn rằng thời đại này là thời đại nào rồi mà còn dùng thùng rác đậy nắp xấu xấu bẩn bẩn thế này, rằng những văn phòng dự án lắm tiền nhiều của như chị làm hồi trước họ nhất định phải dùng thùng rác có nắp swing (diễn nôm na ra là loại thùng rác có cái nắp cứ đong đa đong đưa ấy). Nói là làm, chị bảo kế toán xuất tiền mua một loạt thùng rác có nắp swing cho hiện đại. Kế toán nghiến răng chi. Thùng rác chở đến ùn ùn. Các cô văn phòng người nào người nấy hớn hở nhận thùng rác mới. Chỉ được 3 hôm nắp của tất cả những thùng rác swing đều bẩn như ma vì thứ nào vứt vào cũng để lại ít dấu vết trên cái nắp đang swing qua swing lại rất ngẫu hứng, đại loại túi chè lipton để lại ít vệt, bánh gato cũng dính một tí, mực, băng dính, vỏ hoa quả, đồ ăn trưa ko ăn hết và đủ thứ linh tinh bà rằn. Mỗi lần có cái gì phải vứt vào thùng rác mọi người đều phải nín thở làm rón rén và cẩn thận kẻo tay lại dính vào cái nắp bẩn cứ khi nào động vào một cái là bắt đầu swing qua swing lại ko kiểm soát được, nhất là những thùng rác đặt trong nhà vệ sinh.

Còn tớ, mấy hôm nay chả dám bén mảng đến khu vực gần chiếc thùng rác thông minh nữa, sau khi ca cẩm với bố chú Bình Nguyên rằng “em chỉ nhìn trộm nó một cái thôi nó cũng đã mở toang ra rồi”.

Bố chú lại than “sao lại có người mồm miệng sắc lẻm thế ko biết”.

Híc.

Tản mạn thùng rác

Khổ vì công nghệ cao.

Nhà Bình Nguyên mới có một cái thùng rác cực kỳ hiện đại, gọi là Touchless, tức là hoàn toàn tự động, cứ đưa rác lại gần là nó tự mở, vứt rác vào rồi thì nó tự đóng lại, tay chân người hoàn toàn ko cần phải chạm vào thùng rác làm gì cho mất vệ sinh. Bố Bình Nguyên ôi chao là tự hào với món đồ mới mua của mình.

Nhưng khổ nỗi, cái thùng rác lại nhạy cảm quá. Chẳng cần đưa rác vào nó mới mở, chỉ cần đi ngang qua nó thôi, chẳng liên can gì, nó cũng tự mở toang hoác ra vẻ rất mời mọc.

Còn chưa kể mình dùng thùng rác cơ học quen rồi. Tức là lúc nào cần vứt rác thì dẫm chân vào cái lẫy để mở thùng rác ra, vứt xong rồi thì nhả cái lẫy ra, thùng rác lập tức đóng lại. Với cái thùng rác thông minh này, mình vứt rác vào rồi nó vẫn ngập ngừng đợi mất mấy giây xem mình xong hẳn chưa rồi mới dám đóng lại. Thế là mình vì ko quen, vứt xong rồi thấy thùng rác vẫn mở lại phải đứng đấy đợi hoặc cứ phải để mắt liếc qua liếc lại xem nó đã đóng lại chưa, thấy đóng rồi mới yên tâm đi làm việc khác.

Chú Bình Nguyên thì thích mê cái thùng rác mới. Chú cứ sán lại, huơ tay lên là thùng rác lại nhẹ nhàng mở ra (Chú phải huơ tay vì chú thấp quá bộ phận cảm ứng của thùng rác chắc ko cảm nhận được sự có mặt của chú chăng?). Cứ như có phép thần vậy. Mỗi ngày phải vài chục bận nếu chú ko bị lôi đi chỗ khác.

Chỉ tổ tốn tiền mua pin về chạy thùng rác.

Lại nhớ đến hồi trước ở văn phòng, chị chánh văn phòng mới nhậm chức tuyên bố hùng hồn rằng thời đại này là thời đại nào rồi mà còn dùng thùng rác đậy nắp xấu xấu bẩn bẩn thế này, rằng những văn phòng dự án lắm tiền nhiều của như chị làm hồi trước họ nhất định phải dùng thùng rác có nắp swing (diễn nôm na ra là loại thùng rác có cái nắp cứ đong đa đong đưa ấy). Nói là làm, chị bảo kế toán xuất tiền mua một loạt thùng rác có nắp swing cho hiện đại. Kế toán nghiến răng chi. Thùng rác chở đến ùn ùn. Các cô văn phòng người nào người nấy hớn hở nhận thùng rác mới. Chỉ được 3 hôm nắp của tất cả những thùng rác swing đều bẩn như ma vì thứ nào vứt vào cũng để lại ít dấu vết trên cái nắp đang swing qua swing lại rất ngẫu hứng, đại loại túi chè lipton để lại ít vệt, bánh gato cũng dính một tí, mực, băng dính, vỏ hoa quả, đồ ăn trưa ko ăn hết và đủ thứ linh tinh bà rằn. Mỗi lần có cái gì phải vứt vào thùng rác mọi người đều phải nín thở làm rón rén và cẩn thận kẻo tay lại dính vào cái nắp bẩn cứ khi nào động vào một cái là bắt đầu swing qua swing lại ko kiểm soát được, nhất là những thùng rác đặt trong nhà vệ sinh.

Còn tớ, mấy hôm nay chả dám bén mảng đến khu vực gần chiếc thùng rác thông minh nữa, sau khi ca cẩm với bố chú Bình Nguyên rằng “em chỉ nhìn trộm nó một cái thôi nó cũng đã mở toang ra rồi”.

Bố chú lại than “sao lại có người mồm miệng sắc lẻm thế ko biết”.

Híc.

Bộ mặt ác quỷ




Tôi ko còn nhớ tên người đàn bà ấy nữa, chỉ nhớ rằng đó là một cái tên dài.

Bạn tôi là một kiến trúc sư, từng biết bà ấy. Đó là một căn hộ cực kỳ tráng lệ nằm trên bờ sông Đông nhìn toàn cảnh Manhattan. Bạn tôi bảo mỗi lần đến gặp bà ấy về ông phải uống thật nhiều rượu mạnh để quên đi cảm giác kinh tởm và ghê sợ.

Bà ấy từng có một khuôn mặt bình thường như tất cả mọi người. Sau hàng chục cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, bà ấy bước ra khỏi phòng tháo băng, dáng điệu hùng dũng và doạ nạt như một con hổ.

Đấy là tôi nghe bạn tôi kể thế.

Gần đây vợ chồng tôi có đi dự một buổi tiệc nhỏ, kiểu tiệc đứng rất nho nhã vừa ăn vừa nghe nghệ sĩ đàn ca sĩ hát thường do những người rất giàu có tổ chức, lại mời những nhân vật vai vế để lấy quan hệ hoặc đơn giản chỉ để phô diễn sự nho nhã. Ở đó tôi gặp những người phụ nữ phục trang lộng lẫy, thơm nức mùi son phấn, dáng điệu kiểu cách kênh kiệu hơn đời, khuôn mặt và thân hình đã qua quá nhiều cuộc giải phẫu thẩm mỹ trông thẳng đơ và cứng ngắc, đôi môi dày vốn định để gợi tình mà lại thành bủng beo, còn đuôi mắt thì xếch ngược vì căng da thái dương nhiều lần.

Tôi lại nhớ đến người đàn bà kia. Tôi nhớ đến cả tình yêu vô tận đối với loài mèo của bà ta và chồng bà ta, đến mức phải thẩm mỹ hàng chục lần, làm biến dạng hoàn toàn khuôn mặt mình, để có một khuôn mặt giống mèo.

Rồi tôi lại nhớ đến những đứa trẻ sứt môi bẩm sinh ko có tiền để phẫu thuật thẩm mỹ, phải lớn lên với giọng nói phều phào và thân hình còi dinh dưỡng.

Rồi tôi lại hoang mang khi thấy mình chẳng thuộc về thế giới nào cả…

Bộ mặt ác quỷ




Tôi ko còn nhớ tên người đàn bà ấy nữa, chỉ nhớ rằng đó là một cái tên dài.

Bạn tôi là một kiến trúc sư, từng biết bà ấy. Đó là một căn hộ cực kỳ tráng lệ nằm trên bờ sông Đông nhìn toàn cảnh Manhattan. Bạn tôi bảo mỗi lần đến gặp bà ấy về ông phải uống thật nhiều rượu mạnh để quên đi cảm giác kinh tởm và ghê sợ.

Bà ấy từng có một khuôn mặt bình thường như tất cả mọi người. Sau hàng chục cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, bà ấy bước ra khỏi phòng tháo băng, dáng điệu hùng dũng và doạ nạt như một con hổ.

Đấy là tôi nghe bạn tôi kể thế.

Gần đây vợ chồng tôi có đi dự một buổi tiệc nhỏ, kiểu tiệc đứng rất nho nhã vừa ăn vừa nghe nghệ sĩ đàn ca sĩ hát thường do những người rất giàu có tổ chức, lại mời những nhân vật vai vế để lấy quan hệ hoặc đơn giản chỉ để phô diễn sự nho nhã. Ở đó tôi gặp những người phụ nữ phục trang lộng lẫy, thơm nức mùi son phấn, dáng điệu kiểu cách kênh kiệu hơn đời, khuôn mặt và thân hình đã qua quá nhiều cuộc giải phẫu thẩm mỹ trông thẳng đơ và cứng ngắc, đôi môi dày vốn định để gợi tình mà lại thành bủng beo, còn đuôi mắt thì xếch ngược vì căng da thái dương nhiều lần.

Tôi lại nhớ đến người đàn bà kia. Tôi nhớ đến cả tình yêu vô tận đối với loài mèo của bà ta và chồng bà ta, đến mức phải thẩm mỹ hàng chục lần, làm biến dạng hoàn toàn khuôn mặt mình, để có một khuôn mặt giống mèo.

Rồi tôi lại nhớ đến những đứa trẻ sứt môi bẩm sinh ko có tiền để phẫu thuật thẩm mỹ, phải lớn lên với giọng nói phều phào và thân hình còi dinh dưỡng.

Rồi tôi lại hoang mang khi thấy mình chẳng thuộc về thế giới nào cả…

Thursday, January 24, 2008

Ngày con tròn hai tuổi




Hôm nay là ngày Bình Nguyên tròn hai tuổi.
Hai hôm liên tiếp bố mẹ Bình Nguyên đều bận ra ngoài ăn tối. Tối nay, tối mai và cả tối ngày kia nữa cũng đều phải đi. Nhưng tối nay thì mẹ BN từ chối vì ko muốn chú ở nhà một mình với chị giúp việc ngày chú tròn hai tuổi.
Bố muốn cuối tuần tổ chức sinh nhật thật to cho chú, đã lên danh sách khách mời. Nhưng cuối cùng mẹ chú lại quyết định thôi. Chú còn bé quá, chưa hiểu sinh nhật là gì. Với lại những người được mời lại tấp nập đem đồ chơi đến, mà mẹ BN thì ko thích chú có nhiều đồ chơi tí nào.
Bố chú chắc cảm thấy có lỗi vì ngày con tròn hai tuổi lại chỉ có mỗi mẹ, còn bố phải dự ăn tối đến khuya mới về, nên cả ngày gọi điện đến 3, 4 lần để hát bài hát mừng sinh nhật cho chú nghe.
Buổi tối mẹ cho chú xem mấy phần Chip n Dale rồi cho chú đi ngủ. Mẹ chú lại hát bài hát mừng sinh nhật. Mắt chú sáng bừng lên, long lanh thích thú, má tròn hồng lên như hai quả táo. Rồi chú thỏ thẻ "chào mamma", tay vẫy vẫy trước khi chui vào chăn.

Sinh nhật của con, ko bánh, ko nến, ko quà. Buổi chiều mẹ dẫn con ra Babies r us mua cho con một cái bô. Cả buổi tối con cứ loay hoay chơi với cái bô...
Mẹ có khắt khe quá với con ko con yêu?

Ngày con tròn hai tuổi




Hôm nay là ngày Bình Nguyên tròn hai tuổi.
Hai hôm liên tiếp bố mẹ Bình Nguyên đều bận ra ngoài ăn tối. Tối nay, tối mai và cả tối ngày kia nữa cũng đều phải đi. Nhưng tối nay thì mẹ BN từ chối vì ko muốn chú ở nhà một mình với chị giúp việc ngày chú tròn hai tuổi.
Bố muốn cuối tuần tổ chức sinh nhật thật to cho chú, đã lên danh sách khách mời. Nhưng cuối cùng mẹ chú lại quyết định thôi. Chú còn bé quá, chưa hiểu sinh nhật là gì. Với lại những người được mời lại tấp nập đem đồ chơi đến, mà mẹ BN thì ko thích chú có nhiều đồ chơi tí nào.
Bố chú chắc cảm thấy có lỗi vì ngày con tròn hai tuổi lại chỉ có mỗi mẹ, còn bố phải dự ăn tối đến khuya mới về, nên cả ngày gọi điện đến 3, 4 lần để hát bài hát mừng sinh nhật cho chú nghe.
Buổi tối mẹ cho chú xem mấy phần Chip n Dale rồi cho chú đi ngủ. Mẹ chú lại hát bài hát mừng sinh nhật. Mắt chú sáng bừng lên, long lanh thích thú, má tròn hồng lên như hai quả táo. Rồi chú thỏ thẻ "chào mamma", tay vẫy vẫy trước khi chui vào chăn.

Sinh nhật của con, ko bánh, ko nến, ko quà. Buổi chiều mẹ dẫn con ra Babies r us mua cho con một cái bô. Cả buổi tối con cứ loay hoay chơi với cái bô...
Mẹ có khắt khe quá với con ko con yêu?

Wednesday, January 23, 2008

Entry for January 24, 2008

Không ngủ được. 5h sáng lọ mọ ngồi viết blog. Giờ này chắc máy bay của bà già vừa hạ cánh ở Bangkok. Chỉ lo bà già lại lỡ chuyến bay Bkk Hà nội. Lúc sang đã bị lỡ chuyến, phải ngồi đợi suốt đêm ở sân bay Bangkok. Lần này mà lỡ chuyến chắc bà già cạch ko bước chân lên máy bay nữa.

Mẹ tôi đã ở bên này được 3 tháng. Cố thuyết phục cụ ở lại thêm 2 tuần nữa đợi thằng em trai tớ cùng vợ và hai con nó cùng về một thể, đi cùng con khỏi sợ lạc, lại còn được chơi với Bình Nguyên thêm 2 tuần nữa đằng nào cũng cùng công bay qua bay lại, thì cứ khăng khăng “ko, tôi phải về, tôi còn nhiều việc”. Mà toàn những việc làm lúc nào cũng được. Nhưng đến hôm về thì lại hối hận giá mà mình đã ở lại.

Nhìn mẹ lủi thủi đi vào cổng kiểm tra an ninh một mình thấy tội. Mẹ tôi thuộc tuýp người cứ thích làm khổ mình.

Không ngủ được. Điện thoại kè kè bên người. Bây giờ mà chuông reo thì chắc chắn lại “mẹ chị đã lỡ chuyến bay ở Bangkok”.

Còn Bình Nguyên, chú tình cảm lắm bà yêu lắm. Lúc chia tay bà cứ ôm chú hôn chú thút thít mãi ko rời. Hôm qua chú được bố bế ra tận xe để tiễn bà. Xe đóng cửa chạy rồi mà vẫn nghe tiếng chú gào thét khóc lóc chìa tay gọi “bà bà”, làm bà cứ ngoái lại nhìn mãi mắt đỏ hoe. Trưa ngủ dậy thấy vắng bà, chú cứ chạy ra hỏi chị giúp việc “bà bà”, rồi đưa một tay áp lên má, ngoẹo đầu sang bên ý nói “bà đang khò”. Chị giúp việc lại phải rành rọt giải thích “ko, bà lên máy bay về vn rồi. Sáng nay con vẫy tay bai bai bà con ko nhớ à?”. Thế là chú lại gật gật ra vẻ chú hiểu rồi, rồi đưa một tay mũm mĩm lên trời giả làm máy bay, mồm nói “báy bay” rồi giả tiếng động cơ ú ú lúc máy bay cất cánh.

Thương cả chú nữa.

Entry for January 24, 2008

Không ngủ được. 5h sáng lọ mọ ngồi viết blog. Giờ này chắc máy bay của bà già vừa hạ cánh ở Bangkok. Chỉ lo bà già lại lỡ chuyến bay Bkk Hà nội. Lúc sang đã bị lỡ chuyến, phải ngồi đợi suốt đêm ở sân bay Bangkok. Lần này mà lỡ chuyến chắc bà già cạch ko bước chân lên máy bay nữa.

Mẹ tôi đã ở bên này được 3 tháng. Cố thuyết phục cụ ở lại thêm 2 tuần nữa đợi thằng em trai tớ cùng vợ và hai con nó cùng về một thể, đi cùng con khỏi sợ lạc, lại còn được chơi với Bình Nguyên thêm 2 tuần nữa đằng nào cũng cùng công bay qua bay lại, thì cứ khăng khăng “ko, tôi phải về, tôi còn nhiều việc”. Mà toàn những việc làm lúc nào cũng được. Nhưng đến hôm về thì lại hối hận giá mà mình đã ở lại.

Nhìn mẹ lủi thủi đi vào cổng kiểm tra an ninh một mình thấy tội. Mẹ tôi thuộc tuýp người cứ thích làm khổ mình.

Không ngủ được. Điện thoại kè kè bên người. Bây giờ mà chuông reo thì chắc chắn lại “mẹ chị đã lỡ chuyến bay ở Bangkok”.

Còn Bình Nguyên, chú tình cảm lắm bà yêu lắm. Lúc chia tay bà cứ ôm chú hôn chú thút thít mãi ko rời. Hôm qua chú được bố bế ra tận xe để tiễn bà. Xe đóng cửa chạy rồi mà vẫn nghe tiếng chú gào thét khóc lóc chìa tay gọi “bà bà”, làm bà cứ ngoái lại nhìn mãi mắt đỏ hoe. Trưa ngủ dậy thấy vắng bà, chú cứ chạy ra hỏi chị giúp việc “bà bà”, rồi đưa một tay áp lên má, ngoẹo đầu sang bên ý nói “bà đang khò”. Chị giúp việc lại phải rành rọt giải thích “ko, bà lên máy bay về vn rồi. Sáng nay con vẫy tay bai bai bà con ko nhớ à?”. Thế là chú lại gật gật ra vẻ chú hiểu rồi, rồi đưa một tay mũm mĩm lên trời giả làm máy bay, mồm nói “báy bay” rồi giả tiếng động cơ ú ú lúc máy bay cất cánh.

Thương cả chú nữa.

Monday, January 21, 2008

Entry for January 21, 2008

Đời lọ mọ.
Ăn tối thòm thèm. Theo đúng yêu cầu của bác sĩ là ko được ăn quá no mà phải chia làm nhiều bữa nhỏ tránh làm lượng đường trong máu "trồi sụt", dùng đúng thuật ngữ chứng khoán kinh chưa. Thấm thía nỗi khổ của những người hay phải ăn kiêng giảm béo.
Ăn xong, ngồi chat chít với bạn một lúc rồi lập cập đi oánh răng, vì mấy hôm nay trời lạnh quá ngồi trong nhà vẫn lạnh. Hăng lên còn làm một chập shower hoành tráng để ấm người ngủ cho ngon. Chồng có việc phải đi vào phòng tắm nghi ngút bình loạn một câu "giống VN nhỉ", tức là cũng hơi nước bốc ngùn ngụt thế.
Tắm xong, hì hục bôi kem, rồi nhảy vào giường, sẵn sàng khò. Tự dưng thấy bụng nôn nao. Lại đói mới chết chứ. Cố nhắm mắt ngủ, dưng mà ko thể ngủ được, bụng sôi réo òng ọc. Ai mà ngủ được khi đói nhỉ.
Lại mò dậy, mặc quần áo, xuống bếp lục tủ lạnh lôi đồ ra ăn. Cơm nguội, vừa ăn vừa lập cập.
Ăn xong thì lại phải đánh răng.
Đánh răng xong lại phải thay quần áo đi ngủ.
Thay quần áo xong lại thấy người lạnh toát. Chả nhẽ lại làm chập tắm nước nóng nữa, nửa đêm?
Đúng là đời thật lọ mọ, không biết thế nào mà lần.



Entry for January 21, 2008

Đời lọ mọ.
Ăn tối thòm thèm. Theo đúng yêu cầu của bác sĩ là ko được ăn quá no mà phải chia làm nhiều bữa nhỏ tránh làm lượng đường trong máu "trồi sụt", dùng đúng thuật ngữ chứng khoán kinh chưa. Thấm thía nỗi khổ của những người hay phải ăn kiêng giảm béo.
Ăn xong, ngồi chat chít với bạn một lúc rồi lập cập đi oánh răng, vì mấy hôm nay trời lạnh quá ngồi trong nhà vẫn lạnh. Hăng lên còn làm một chập shower hoành tráng để ấm người ngủ cho ngon. Chồng có việc phải đi vào phòng tắm nghi ngút bình loạn một câu "giống VN nhỉ", tức là cũng hơi nước bốc ngùn ngụt thế.
Tắm xong, hì hục bôi kem, rồi nhảy vào giường, sẵn sàng khò. Tự dưng thấy bụng nôn nao. Lại đói mới chết chứ. Cố nhắm mắt ngủ, dưng mà ko thể ngủ được, bụng sôi réo òng ọc. Ai mà ngủ được khi đói nhỉ.
Lại mò dậy, mặc quần áo, xuống bếp lục tủ lạnh lôi đồ ra ăn. Cơm nguội, vừa ăn vừa lập cập.
Ăn xong thì lại phải đánh răng.
Đánh răng xong lại phải thay quần áo đi ngủ.
Thay quần áo xong lại thấy người lạnh toát. Chả nhẽ lại làm chập tắm nước nóng nữa, nửa đêm?
Đúng là đời thật lọ mọ, không biết thế nào mà lần.



Sunday, January 20, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 19)




Chú Bình Nguyên việt nam mít chính hiệu rồi. Chú rất thích ăn dưa muối chấm nước mắm. Bữa cơm nào có dưa muối chấm nước mắm là chú ăn cả đĩa cơm đầy, cứ ngơi xúc một cái là chú lại kêu măm măm vẻ thúc giục, chưa kể chú còn nhắc “mắm mắm” nếu thấy chị giúp việc cố tình ko chấm dưa trước khi cho chú ăn. Chú chỉ đĩa dưa mà bà ngoại lại gắp nhầm sang đĩa rau cải là chú No, giơ bàn tay bé xíu ra ngăn cản, bàn tay để vuông góc với cổ tay, các ngón tay chụm khít vào nhau, như kiểu dấu hiệu đèn đỏ với người đi bộ ở NY. Mỗi lần chú làm động tác đó mẹ chú lại chộp tay chú đưa lên gặm, chú cười rinh rích.

Chú mới nói thêm được từ cầu tụt. Nhưng chú ko nói được chính xác cầu tụt mà chỉ nói thành chầu chụt. Chú nghịch quá quần tụt cả xuống, chị giúp việc vừa nói “tụt rồi tụt rồi” vừa kéo lên cho chú, thế là từ đó chú cứ chạy lại báo cáo “chụt chụt” mỗi khi quần bị tụt.

Chú hay có thói quen ai rời nhà là chú hôn tạm biệt ngoài cửa, sau đó chú sẽ chạy ra cửa sổ để vẫy khi người ta đã ra đến ngoài đường. Có lần chị khách đang ở nhờ nhà chia tay tạm biệt chú rồi, đóng cửa lại rồi, tự dưng mẹ chú thấy chú cuống cà kê chân tay chỉ lung tung. Không ai hiểu chú định nói gì. Mãi phải đến 2 phút sau chú mới nhớ ra được từ cửa sổ, chú nói cuống quít “sổ sổ”, lúc đấy mọi người mới hiểu chú muốn ra cửa sổ để vẫy tay chào chị kia ko chị ấy đi mất. Cả nhà được phen cười gần chết.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 19)




Chú Bình Nguyên việt nam mít chính hiệu rồi. Chú rất thích ăn dưa muối chấm nước mắm. Bữa cơm nào có dưa muối chấm nước mắm là chú ăn cả đĩa cơm đầy, cứ ngơi xúc một cái là chú lại kêu măm măm vẻ thúc giục, chưa kể chú còn nhắc “mắm mắm” nếu thấy chị giúp việc cố tình ko chấm dưa trước khi cho chú ăn. Chú chỉ đĩa dưa mà bà ngoại lại gắp nhầm sang đĩa rau cải là chú No, giơ bàn tay bé xíu ra ngăn cản, bàn tay để vuông góc với cổ tay, các ngón tay chụm khít vào nhau, như kiểu dấu hiệu đèn đỏ với người đi bộ ở NY. Mỗi lần chú làm động tác đó mẹ chú lại chộp tay chú đưa lên gặm, chú cười rinh rích.

Chú mới nói thêm được từ cầu tụt. Nhưng chú ko nói được chính xác cầu tụt mà chỉ nói thành chầu chụt. Chú nghịch quá quần tụt cả xuống, chị giúp việc vừa nói “tụt rồi tụt rồi” vừa kéo lên cho chú, thế là từ đó chú cứ chạy lại báo cáo “chụt chụt” mỗi khi quần bị tụt.

Chú hay có thói quen ai rời nhà là chú hôn tạm biệt ngoài cửa, sau đó chú sẽ chạy ra cửa sổ để vẫy khi người ta đã ra đến ngoài đường. Có lần chị khách đang ở nhờ nhà chia tay tạm biệt chú rồi, đóng cửa lại rồi, tự dưng mẹ chú thấy chú cuống cà kê chân tay chỉ lung tung. Không ai hiểu chú định nói gì. Mãi phải đến 2 phút sau chú mới nhớ ra được từ cửa sổ, chú nói cuống quít “sổ sổ”, lúc đấy mọi người mới hiểu chú muốn ra cửa sổ để vẫy tay chào chị kia ko chị ấy đi mất. Cả nhà được phen cười gần chết.

Friday, January 18, 2008

Sắp đến Tết rồi đấy nhỉ (phần cuối)




Tết ngày xưa, mẹ làm mứt quất, mứt cà rốt, mứt cà chua, mỗi thứ để vào một chum, các chum lại xếp hàng trong căn phòng kho nhỏ, ăn rả rích đến tận ra giêng.

Giáp Tết, bố mang gạo nếp được phân phối về, cả nhà lại hí hửng gói bánh chưng. Ngâm gạo, vo gạo, đãi đậu xanh, nấu đậu xanh, thái thịt, rửa lá và chuẩn bị khuôn, lạt thì mẹ đã mua về từ lâu. Ngồi cắt lá và gói mỏi gẫy lưng, nhưng mà vui. Cuối cùng thể nào còn thừa gạo và đậu mấy chị em cũng nịnh nọt bố mẹ gói cho một cái bánh nho nhỏ méo mó để còn vớt ra ăn trước.

Nồi bánh chưng sôi lục bục suốt đêm. 3 chị em trải chiếu xếp bằng đánh tiến lên để canh ko cho lửa tắt, hồi hộp đợi đến lúc bố vớt bánh và ép bánh.

Bây giờ thì cái gì cũng sẵn. Cầm ít tiền chạy ra chợ là muốn mua gì cũng có, xanh thắm, đỏ thắm, vàng rộm. Nhưng tết vui nhất là cái công đoạn chuẩn bị vất vả, chứ dọn lên rồi thì có ăn mấy.

Những ngày Tết cũ, ko quá xa xôi, cứ đến chiều 28, 29 là mình lại lồng lộn đi chợ hoa trên đường Âu Cơ , kiểu gì cũng phải mua được mấy cành hoa chuối rừng đỏ tươi mang về cắm vào chiếc lu sành trong phòng khách, phải tươi được mấy tuần. Những ngày xa hơn thì còn cùng con bạn lọ mọ vào tít sâu trong làng hoa bên ngoài đê, vào tận những góc vườn sục sạo để tìm cho bằng được những cây hoa hồng bạch cành oặt ẹo, gai chi chít, những chùm hoa trắng phơn phớt thơm khó tả, hoặc những cành hồng nhung gầy guộc chúm chím hàm tiếu, chỉ được 3 ngày là sã hết cánh, tránh xa những luống hoa rực rỡ thẳng đơ cắm cả tuần vẫn thẳng đơ đơ như thế. Ông chủ vườn có khi còn ngao ngán ko tính tiền "thôi cho chúng mày".

Bây giờ làng hoa đã không còn nữa. Có một năm tìm đến, ngỡ ngàng nhìn bình địa trước mắt, những chiếc máy xúc động cơ ầm ĩ và những chiếc xe tải chở cát phun khói đen mù mịt…

Chẳng cứ làng hoa. Bây giờ, rất nhiều thứ cũng ko còn nữa…

Viết được có vài dòng mà đuối hết hơi. Đi khò cái cho khoẻ người.

Sắp đến Tết rồi đấy nhỉ (phần cuối)




Tết ngày xưa, mẹ làm mứt quất, mứt cà rốt, mứt cà chua, mỗi thứ để vào một chum, các chum lại xếp hàng trong căn phòng kho nhỏ, ăn rả rích đến tận ra giêng.

Giáp Tết, bố mang gạo nếp được phân phối về, cả nhà lại hí hửng gói bánh chưng. Ngâm gạo, vo gạo, đãi đậu xanh, nấu đậu xanh, thái thịt, rửa lá và chuẩn bị khuôn, lạt thì mẹ đã mua về từ lâu. Ngồi cắt lá và gói mỏi gẫy lưng, nhưng mà vui. Cuối cùng thể nào còn thừa gạo và đậu mấy chị em cũng nịnh nọt bố mẹ gói cho một cái bánh nho nhỏ méo mó để còn vớt ra ăn trước.

Nồi bánh chưng sôi lục bục suốt đêm. 3 chị em trải chiếu xếp bằng đánh tiến lên để canh ko cho lửa tắt, hồi hộp đợi đến lúc bố vớt bánh và ép bánh.

Bây giờ thì cái gì cũng sẵn. Cầm ít tiền chạy ra chợ là muốn mua gì cũng có, xanh thắm, đỏ thắm, vàng rộm. Nhưng tết vui nhất là cái công đoạn chuẩn bị vất vả, chứ dọn lên rồi thì có ăn mấy.

Những ngày Tết cũ, ko quá xa xôi, cứ đến chiều 28, 29 là mình lại lồng lộn đi chợ hoa trên đường Âu Cơ , kiểu gì cũng phải mua được mấy cành hoa chuối rừng đỏ tươi mang về cắm vào chiếc lu sành trong phòng khách, phải tươi được mấy tuần. Những ngày xa hơn thì còn cùng con bạn lọ mọ vào tít sâu trong làng hoa bên ngoài đê, vào tận những góc vườn sục sạo để tìm cho bằng được những cây hoa hồng bạch cành oặt ẹo, gai chi chít, những chùm hoa trắng phơn phớt thơm khó tả, hoặc những cành hồng nhung gầy guộc chúm chím hàm tiếu, chỉ được 3 ngày là sã hết cánh, tránh xa những luống hoa rực rỡ thẳng đơ cắm cả tuần vẫn thẳng đơ đơ như thế. Ông chủ vườn có khi còn ngao ngán ko tính tiền "thôi cho chúng mày".

Bây giờ làng hoa đã không còn nữa. Có một năm tìm đến, ngỡ ngàng nhìn bình địa trước mắt, những chiếc máy xúc động cơ ầm ĩ và những chiếc xe tải chở cát phun khói đen mù mịt…

Chẳng cứ làng hoa. Bây giờ, rất nhiều thứ cũng ko còn nữa…

Viết được có vài dòng mà đuối hết hơi. Đi khò cái cho khoẻ người.

Tuesday, January 15, 2008

Entry for January 16, 2008

Xã hội cởi mở hơn. Báo chí phanh phui ra nhiều chuyện đau lòng quá. Nếu con mình đi gửi trẻ ở nhà con mụ Huệ kia thì chắc mình xót con đến chết mất. Nhìn mặt con mụ đấy đã muốn lộn mửa.

Trời đánh còn tránh miếng ăn. Vô nhân tính đến mức nào mà có thể đánh, tát, túm tóc giật ngửa mặt nhồi cơm vào miệng trẻ con như vậy. Thâm thù căm tức ở đâu mà dồn lên đầu trẻ thơ.

Cha mẹ nào còn yên tâm công việc khi biết trước mặt mình thì chúng chị chị em em mà có thể khi mình vừa quay lưng chúng sẽ đánh, ngắt, nhéo, tát, xô đẩy hoặc nhục mạ đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ và yếu đuối của mình, thậm chí còn ăn bớt phần ăn của trẻ. Đúng là tồi tệ ko ra cái giống người.

Hình phạt nào cho những kẻ ko có tính người như vậy mới là thích đáng?
Nghe ra thì có vẻ dã man, nhưng hình phạt trói chặt lại cho dân tình ném đá đến chết cũng có cái lý của nó. Có những tội ác mà phải dùng nhục hình để xử, cho chúng nó chết từ từ và đau đớn trong khi bị người đời phỉ nhổ, chứ phạt tiền, treo bằng, đi tù vài năm, thậm chí bắn vài phát là chết, vẫn còn là quá nhẹ.
Đọc bài báo xong đúng là ko nuốt nổi miếng cơm.


Entry for January 16, 2008

Xã hội cởi mở hơn. Báo chí phanh phui ra nhiều chuyện đau lòng quá. Nếu con mình đi gửi trẻ ở nhà con mụ Huệ kia thì chắc mình xót con đến chết mất. Nhìn mặt con mụ đấy đã muốn lộn mửa.

Trời đánh còn tránh miếng ăn. Vô nhân tính đến mức nào mà có thể đánh, tát, túm tóc giật ngửa mặt nhồi cơm vào miệng trẻ con như vậy. Thâm thù căm tức ở đâu mà dồn lên đầu trẻ thơ.

Cha mẹ nào còn yên tâm công việc khi biết trước mặt mình thì chúng chị chị em em mà có thể khi mình vừa quay lưng chúng sẽ đánh, ngắt, nhéo, tát, xô đẩy hoặc nhục mạ đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ và yếu đuối của mình, thậm chí còn ăn bớt phần ăn của trẻ. Đúng là tồi tệ ko ra cái giống người.

Hình phạt nào cho những kẻ ko có tính người như vậy mới là thích đáng?
Nghe ra thì có vẻ dã man, nhưng hình phạt trói chặt lại cho dân tình ném đá đến chết cũng có cái lý của nó. Có những tội ác mà phải dùng nhục hình để xử, cho chúng nó chết từ từ và đau đớn trong khi bị người đời phỉ nhổ, chứ phạt tiền, treo bằng, đi tù vài năm, thậm chí bắn vài phát là chết, vẫn còn là quá nhẹ.
Đọc bài báo xong đúng là ko nuốt nổi miếng cơm.


Sắp đến Tết rồi đấy nhỉ (phần 1)




Nhớ Tết. Nhớ bà ngoại. Hồi còn bé cứ khoảng một tháng trước Tết là bà ngoại lại hì hụi muối hành. Những củ hành phải ngâm nước rồi bóc cho thành trắng nõn trước khi muối. Ngồi bóc hành nước mắt chảy ràn rụa, mùi hành hăng nồng.

Nhớ những ngày giáp Tết nhộn nhịp và bận bịu. Lấy Tết làm cái cớ để dọn dẹp nhà cửa từ trong ra ngoài, vứt đi những thứ tích cóp lẩm cẩm cả một năm, lau chùi dọn dẹp đến bóng loáng lên. Chiều 30 chân tay rã rời vẫn cố nấu nồi nước lá mùi để tắm gội, xong còn đi chùa. Sợ nhất là đi chùa cùng con bạn. Nó cứ đứng chảy nước ra trước ban thờ, ko hiểu cầu khấn gì mà cầu khấn lắm thế. Ví dụ, chùa Quán Sứ có khoảng 15 bệ thờ, nó bảo cứ phải đi hết chính điện, cầu thang, rồi sang hai dãy nhà ngang, chỗ nào có bàn thờ hoặc chỉ cần có cái tượng là đứng lại lẩm nhẩm khấn vái. Mình chỉ khấn vái đầy đủ được ở bàn thờ đầu tiên. Đến các bàn thờ tiếp theo là chỉ tóm tắt. Thần Phật cái gì chả biết, thế nên mình khấn vái cầu ước gì ở bàn thờ này thì bàn bên cạnh chắc thần phật nghe được hết, biết tỏng tòng tong rồi, nói đi nói lại có phải làm mất thời gian của các cụ không.

Thế nên mình cứ loáng một cái là xong. Đứng đợi, mỏi chân, rồi ngáp chảy nước mắt. Thấy con bạn đến 15 phút rồi mà vẫn cúi đầu thành kính trước một bàn thờ. Sốt hết cả ruột. Sợ nhất là tại ban thờ cuối cùng bên dãy nhà ngang, hình như nơi kể tích Phật Tổ đi tu thế nào đó, có bàn ghế cho khách ngồi. Sợ nhất chỗ đấy là vì đến đấy là nó lê đít ngồi xuống. Rồi cứ thế trầm mặc cúi đầu bất tận. Chắc vừa nghỉ ngơi vừa tranh thủ tua lại những điều khẩn cầu kẻo thần phật bận quá có khi quên mất. Mình đi loanh quanh, đọc đi đọc lại tích tại sao đang sung sướng thế mà phật tổ lại quyết định đi tu, đọc chán quay lại thấy nó vẫn ngồi im lìm thì mình lại thơ thẩn ra hành lang ngắm cây ngửi hoa. Có lần mình mới đánh bạo hỏi nó là thế em bàn thờ nào cũng khấn đi khấn lại à, thế là bị nó chửi cho một trận. Hehe.

(còn tiếp)

Sắp đến Tết rồi đấy nhỉ (phần 1)




Nhớ Tết. Nhớ bà ngoại. Hồi còn bé cứ khoảng một tháng trước Tết là bà ngoại lại hì hụi muối hành. Những củ hành phải ngâm nước rồi bóc cho thành trắng nõn trước khi muối. Ngồi bóc hành nước mắt chảy ràn rụa, mùi hành hăng nồng.

Nhớ những ngày giáp Tết nhộn nhịp và bận bịu. Lấy Tết làm cái cớ để dọn dẹp nhà cửa từ trong ra ngoài, vứt đi những thứ tích cóp lẩm cẩm cả một năm, lau chùi dọn dẹp đến bóng loáng lên. Chiều 30 chân tay rã rời vẫn cố nấu nồi nước lá mùi để tắm gội, xong còn đi chùa. Sợ nhất là đi chùa cùng con bạn. Nó cứ đứng chảy nước ra trước ban thờ, ko hiểu cầu khấn gì mà cầu khấn lắm thế. Ví dụ, chùa Quán Sứ có khoảng 15 bệ thờ, nó bảo cứ phải đi hết chính điện, cầu thang, rồi sang hai dãy nhà ngang, chỗ nào có bàn thờ hoặc chỉ cần có cái tượng là đứng lại lẩm nhẩm khấn vái. Mình chỉ khấn vái đầy đủ được ở bàn thờ đầu tiên. Đến các bàn thờ tiếp theo là chỉ tóm tắt. Thần Phật cái gì chả biết, thế nên mình khấn vái cầu ước gì ở bàn thờ này thì bàn bên cạnh chắc thần phật nghe được hết, biết tỏng tòng tong rồi, nói đi nói lại có phải làm mất thời gian của các cụ không.

Thế nên mình cứ loáng một cái là xong. Đứng đợi, mỏi chân, rồi ngáp chảy nước mắt. Thấy con bạn đến 15 phút rồi mà vẫn cúi đầu thành kính trước một bàn thờ. Sốt hết cả ruột. Sợ nhất là tại ban thờ cuối cùng bên dãy nhà ngang, hình như nơi kể tích Phật Tổ đi tu thế nào đó, có bàn ghế cho khách ngồi. Sợ nhất chỗ đấy là vì đến đấy là nó lê đít ngồi xuống. Rồi cứ thế trầm mặc cúi đầu bất tận. Chắc vừa nghỉ ngơi vừa tranh thủ tua lại những điều khẩn cầu kẻo thần phật bận quá có khi quên mất. Mình đi loanh quanh, đọc đi đọc lại tích tại sao đang sung sướng thế mà phật tổ lại quyết định đi tu, đọc chán quay lại thấy nó vẫn ngồi im lìm thì mình lại thơ thẩn ra hành lang ngắm cây ngửi hoa. Có lần mình mới đánh bạo hỏi nó là thế em bàn thờ nào cũng khấn đi khấn lại à, thế là bị nó chửi cho một trận. Hehe.

(còn tiếp)

Cám dỗ




Cuộc sống có rất nhiều cám dỗ.

Có những giây, chỉ là những giây thôi, thấy cuộc đời sao mà buồn tẻ. Những lúc đó lại thấy lại khát khao điên cuồng được phiêu lưu, thám hiểm những điều mới mẻ, chinh phục và bị chinh phục.

Mỗi khi thấy mình xao động, em lại chạy về ngôi nhà của chúng mình, nơi có vòng tay lúc nào cũng dịu dàng và nhẫn nại của anh, và một vòng tay khác chỉ ôm em được một nửa nhưng luôn luôn bằng cả trái tim.

Và những bất ổn lại qua đi…

Cám dỗ




Cuộc sống có rất nhiều cám dỗ.

Có những giây, chỉ là những giây thôi, thấy cuộc đời sao mà buồn tẻ. Những lúc đó lại thấy lại khát khao điên cuồng được phiêu lưu, thám hiểm những điều mới mẻ, chinh phục và bị chinh phục.

Mỗi khi thấy mình xao động, em lại chạy về ngôi nhà của chúng mình, nơi có vòng tay lúc nào cũng dịu dàng và nhẫn nại của anh, và một vòng tay khác chỉ ôm em được một nửa nhưng luôn luôn bằng cả trái tim.

Và những bất ổn lại qua đi…

Sunday, January 13, 2008

...Mỗi khi lòng xác xơ...

Một sáng chủ nhật u ám. Bật lại bài hát Hà nội ngày trở về do Trọng Tấn thể hiện. Tự dưng lại nhớ Hà nội khủng khiếp.

Nhớ một buổi sáng hồ Gươm mờ sương
Nhớ gánh hàng hoa rực rỡ
Nhớ những góc phố náo nhiệt và những sân chùa bình yên.

Trọng Tấn là một trong số ít những ca sĩ mà mình ưa thích. Mình thích những chất giọng với âm vực rộng, lên ra lên, xuống ra xuống, lên xuống tưởng hết cung bậc rồi mà vẫn còn dư giọng, phát âm tròn vành rõ chữ. Mình thích cách biểu diễn giản dị, chinh phục khán giả bằng chất giọng hiếm có được học hành bài bản. Mình thích khi ca sĩ thể hiện một bài hát phần nhạc chỉ là phần mờ nhạt, còn giọng hát của ca sĩ phải nổi bật, phải tung hoành trên cái nền nhạc ấy. Chỉ tiếc rằng thị trường ca nhạc bây giờ toàn những cô những cậu chân dài có ngắn có nhảy múa hở sườn hở nách, tung ra những chiêu câu khách học đòi của nước ngoài nhưng học đòi ko đến nơi đến chốn, giọng hát nếu ko có nhạc ầm ĩ lúc bi tráng lúc thê lương thì nghe còn tệ hơn tiếng mèo kêu. Cái kiểu hát mà nghe xong khán giả phải bảo "hát thế tao cũng hát được".

Rất nhiều nhạc sĩ viết về Hà nội. Nhưng ko hiểu sao chất hoài niệm nhớ nhung trong nhạc Phú Quang làm mình ko chịu đựng nổi. Có lẽ người ta cứ phải xa Hà nội, thật xa, để yêu nó nhiều hơn....
...Vội vã trở về vội vã ra đi
Chẳng thể nào qua hết từng con phố
Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió
Và rêu xanh bên những gốc cây già...

P.S Đang "mông thợ" thế này tự dưng lại nhìn thấy trên mạng tên Album của một nam ca sĩ tên Phạm Việt Tú, album mang tên "Đã ko yêu thì thôi", lại làm mình nhớ đến bài hát xuyên tạc hồi còn bé suốt ngày nghe bọn trẻ con nghêu ngao "đã ko yêu thì thôi, sao nàng còn suỵt chó đuổi tôi". Đúng là cụt cả hứng. Lại thêm chị giúp việc nấu cơm trưa xào thịt bò với tỏi mùi bay khắp nhà. Eo ôi hứng tụt ko kéo lên được nữa.


...Mỗi khi lòng xác xơ...

Một sáng chủ nhật u ám. Bật lại bài hát Hà nội ngày trở về do Trọng Tấn thể hiện. Tự dưng lại nhớ Hà nội khủng khiếp.

Nhớ một buổi sáng hồ Gươm mờ sương
Nhớ gánh hàng hoa rực rỡ
Nhớ những góc phố náo nhiệt và những sân chùa bình yên.

Trọng Tấn là một trong số ít những ca sĩ mà mình ưa thích. Mình thích những chất giọng với âm vực rộng, lên ra lên, xuống ra xuống, lên xuống tưởng hết cung bậc rồi mà vẫn còn dư giọng, phát âm tròn vành rõ chữ. Mình thích cách biểu diễn giản dị, chinh phục khán giả bằng chất giọng hiếm có được học hành bài bản. Mình thích khi ca sĩ thể hiện một bài hát phần nhạc chỉ là phần mờ nhạt, còn giọng hát của ca sĩ phải nổi bật, phải tung hoành trên cái nền nhạc ấy. Chỉ tiếc rằng thị trường ca nhạc bây giờ toàn những cô những cậu chân dài có ngắn có nhảy múa hở sườn hở nách, tung ra những chiêu câu khách học đòi của nước ngoài nhưng học đòi ko đến nơi đến chốn, giọng hát nếu ko có nhạc ầm ĩ lúc bi tráng lúc thê lương thì nghe còn tệ hơn tiếng mèo kêu. Cái kiểu hát mà nghe xong khán giả phải bảo "hát thế tao cũng hát được".

Rất nhiều nhạc sĩ viết về Hà nội. Nhưng ko hiểu sao chất hoài niệm nhớ nhung trong nhạc Phú Quang làm mình ko chịu đựng nổi. Có lẽ người ta cứ phải xa Hà nội, thật xa, để yêu nó nhiều hơn....
...Vội vã trở về vội vã ra đi
Chẳng thể nào qua hết từng con phố
Nhưng còn đó mùa thu, mùa thu đầy gió
Và rêu xanh bên những gốc cây già...

P.S Đang "mông thợ" thế này tự dưng lại nhìn thấy trên mạng tên Album của một nam ca sĩ tên Phạm Việt Tú, album mang tên "Đã ko yêu thì thôi", lại làm mình nhớ đến bài hát xuyên tạc hồi còn bé suốt ngày nghe bọn trẻ con nghêu ngao "đã ko yêu thì thôi, sao nàng còn suỵt chó đuổi tôi". Đúng là cụt cả hứng. Lại thêm chị giúp việc nấu cơm trưa xào thịt bò với tỏi mùi bay khắp nhà. Eo ôi hứng tụt ko kéo lên được nữa.


Friday, January 11, 2008

Tán tỉnh ở New York

Dân NY rất thực dụng và thẳng thắn, đặc biệt trong lĩnh vực tán tỉnh. Đàn ông NY, nhất là trong Manhattan, ko có thời gian theo đuổi hão huyền.

Lý do đơn giản, trong Manhattan cái gì cũng đắt, tiền thuê nhà đắt cắt cổ, tiền mua đồ ăn đồ uống cũng giá trên trời, công việc thì cạnh tranh. Ai trụ lại được một cách tươm tất ở đây cũng đã là một việc khó khăn. Chính vì vậy, người ta ko mất thời gian vào những việc bỏ sông bỏ biển.

Thế nên đi ngoài đường ta sẽ hay gặp những tình huống thế này:

- Hello. How are you?

- Hi

- Are you married?

- Yes

- Do you swing?

- No

- Sure?

- Very sure

- Ok, bye bye, God bless you

- Tks

Hoặc cách đây khoảng 2 tháng, tôi đến dự một buổi tiệc tối, mặc váy dài đen nên chắc ko lộ bụng bầu 5 tháng. Vừa mới ra quầy đồ uống lấy cốc nước, quay lại đang định tán chuyện tiếp với mấy cô bạn gái thì thấy một anh chàng rất bảnh bao đã đứng ngay cạnh và bắt đầu nói chuyện rất tự nhiên. Mấy đứa bạn tôi thì tưởng anh ta là bạn tôi, tôi thì lại tưởng anh ta là bạn của họ nên cũng tiếp chuyện lại rất lịch sự. Anh ta giới thiệu anh ta là CEO của một công ty nào đó mà anh ta nêu tên rất tự tin, nhưng tôi lại dốt đặc khoản Who is Who nên mặt cũng chẳng thể hiện cảm xúc gì, làm anh ta lại phải hỏi là tôi chưa nghe tiếng công ty đấy bao giờ à.

Sau đó bắt đầu đến màn điều tra lý lịch

- So, how are you related to this event?

- I am not, but my husband is

Anh ta vẫn còn chưa kịp nói gì thì một cô bạn tôi từ đâu chạy tới,

- Congratulations! I know it is a girl!!!

Anh ta sửng sốt

- Are you pregnant?

- Yes, 5 months, a girl. And I also have a 20-month boy at home.

- Ok, bye bye. Have a nice evening

Rồi anh ta quay lưng bỏ đi luôn, chẳng khách sáo gì thêm.

Một lần khác. Đó là một buổi thử rượu vang. Lúc đó Bình Nguyên mới được có 2 tháng.

- Hi. How are you?

- Very well, thank you.

- Can I invite you out?

- No. I am married.

- Doesn’t matter. Can I have an affair with you?

- I don’t think so

- Pity. Have a nice evening

- Likewise.

Mới đầu thì còn chửi tổ sư bố, bây giờ thì quen rồi. Quen đến mức nếu anh nào mà còn đứng lại nói dăm câu ba điều cho phải phép trước khi nguẩy đít bỏ đi thì thấy cảm động vô cùng. Chả bù cho ở Hà nội, anh nào thế thì lại bảo cái thằng này đến dở hơi, đã nói rõ ràng đến thế mà vẫn ko tha cho con người ta.

Tán tỉnh ở New York

Dân NY rất thực dụng và thẳng thắn, đặc biệt trong lĩnh vực tán tỉnh. Đàn ông NY, nhất là trong Manhattan, ko có thời gian theo đuổi hão huyền.

Lý do đơn giản, trong Manhattan cái gì cũng đắt, tiền thuê nhà đắt cắt cổ, tiền mua đồ ăn đồ uống cũng giá trên trời, công việc thì cạnh tranh. Ai trụ lại được một cách tươm tất ở đây cũng đã là một việc khó khăn. Chính vì vậy, người ta ko mất thời gian vào những việc bỏ sông bỏ biển.

Thế nên đi ngoài đường ta sẽ hay gặp những tình huống thế này:

- Hello. How are you?

- Hi

- Are you married?

- Yes

- Do you swing?

- No

- Sure?

- Very sure

- Ok, bye bye, God bless you

- Tks

Hoặc cách đây khoảng 2 tháng, tôi đến dự một buổi tiệc tối, mặc váy dài đen nên chắc ko lộ bụng bầu 5 tháng. Vừa mới ra quầy đồ uống lấy cốc nước, quay lại đang định tán chuyện tiếp với mấy cô bạn gái thì thấy một anh chàng rất bảnh bao đã đứng ngay cạnh và bắt đầu nói chuyện rất tự nhiên. Mấy đứa bạn tôi thì tưởng anh ta là bạn tôi, tôi thì lại tưởng anh ta là bạn của họ nên cũng tiếp chuyện lại rất lịch sự. Anh ta giới thiệu anh ta là CEO của một công ty nào đó mà anh ta nêu tên rất tự tin, nhưng tôi lại dốt đặc khoản Who is Who nên mặt cũng chẳng thể hiện cảm xúc gì, làm anh ta lại phải hỏi là tôi chưa nghe tiếng công ty đấy bao giờ à.

Sau đó bắt đầu đến màn điều tra lý lịch

- So, how are you related to this event?

- I am not, but my husband is

Anh ta vẫn còn chưa kịp nói gì thì một cô bạn tôi từ đâu chạy tới,

- Congratulations! I know it is a girl!!!

Anh ta sửng sốt

- Are you pregnant?

- Yes, 5 months, a girl. And I also have a 20-month boy at home.

- Ok, bye bye. Have a nice evening

Rồi anh ta quay lưng bỏ đi luôn, chẳng khách sáo gì thêm.

Một lần khác. Đó là một buổi thử rượu vang. Lúc đó Bình Nguyên mới được có 2 tháng.

- Hi. How are you?

- Very well, thank you.

- Can I invite you out?

- No. I am married.

- Doesn’t matter. Can I have an affair with you?

- I don’t think so

- Pity. Have a nice evening

- Likewise.

Mới đầu thì còn chửi tổ sư bố, bây giờ thì quen rồi. Quen đến mức nếu anh nào mà còn đứng lại nói dăm câu ba điều cho phải phép trước khi nguẩy đít bỏ đi thì thấy cảm động vô cùng. Chả bù cho ở Hà nội, anh nào thế thì lại bảo cái thằng này đến dở hơi, đã nói rõ ràng đến thế mà vẫn ko tha cho con người ta.

Tuesday, January 8, 2008

Entry for January 09, 2008

Lần trước đi khám phải thử máu, ông bác sĩ bảo "nốt lần này thôi rồi từ giờ đến lúc đẻ ko phải thử nữa". Chưa kịp mừng. Kết quả thử máu cho thấy lượng đường trong máu hơi cao nên phải đi thử tiếp. Lần này lại còn phải mất 3 tiếng
Kết quả thử máu lần trước cũng cho thấy mình hơi bị thiếu máu. Thế là lại phải uống thêm viên sắt. Phiền thế.
Chưa hết. Đôi tất da chân mới toanh mua của Fogal, hơn 50us, đi được đúng 1 lần đã phải bỏ vì cái tội móng tay bị xước lười ko dũa lại, vô tình chạm vào chân, thế là hỏng đôi tất. Đôi này lại có hoa văn khác tất cả các đôi còn lại, nên ko tái sử dụng chiếc còn lại được, đành phải vứt đi cả hai. Thôi rình đợi hôm nào Victoria's Secret bán giảm giá tất da chân tranh thủ mua vậy, chỉ rẻ bằng 1/3. Mà nếu tranh thủ về Ý ra chợ mua còn rẻ hơn nữa, có 5 euro một đôi, mà lại rất đẹp.
Ở bên này những hôm trời lạnh khủng khiếp ra ngoài đường thấy cô nào hở da chân nổi gai ốc thấy lạnh thay cho họ, dù tất da chân cũng chẳng giúp được nhiều. Vì thế tất da chân lại trở thành một phụ kiện ko thể thiếu.
Hồi ở VN mình chẳng phải dùng tất da chân mấy, trừ khi trời lạnh hoặc phải đi dự cái gì nghiêm túc lắm. Đi tất da chân, nếu biết cách đi, thì tất nhiên là đẹp và thanh lịch hơn, giày cũng sạch và bền hơn, nhưng cũng phiền phức. Vì nếu chỉ đi tất lên đến hết đùi thôi thì lại phải chọn loại tất có silicon để ko tụt xuống nửa chừng. Gặp loại tất ko có silicon để giữ thì lại phải trang bị thêm dụng cụ kẹp tất vào với váy lót. Nếu ko thì lại phải mặc quần tất, vừa bí vừa nóng, lại còn làm tẹt các đường cong.
Nghĩ cho cùng làm phụ nữ khổ ra phết, bởi có rất nhiều khâu tối thiểu ko thể bỏ qua, dù cho có là người giản dị đến mấy. Những người phụ nữ cầu kỳ hoặc có lắm vấn đề chắc còn khổ hơn nữa. Chung quy cũng chỉ vì áp lực phải trông bắt mắt.



Entry for January 09, 2008

Lần trước đi khám phải thử máu, ông bác sĩ bảo "nốt lần này thôi rồi từ giờ đến lúc đẻ ko phải thử nữa". Chưa kịp mừng. Kết quả thử máu cho thấy lượng đường trong máu hơi cao nên phải đi thử tiếp. Lần này lại còn phải mất 3 tiếng
Kết quả thử máu lần trước cũng cho thấy mình hơi bị thiếu máu. Thế là lại phải uống thêm viên sắt. Phiền thế.
Chưa hết. Đôi tất da chân mới toanh mua của Fogal, hơn 50us, đi được đúng 1 lần đã phải bỏ vì cái tội móng tay bị xước lười ko dũa lại, vô tình chạm vào chân, thế là hỏng đôi tất. Đôi này lại có hoa văn khác tất cả các đôi còn lại, nên ko tái sử dụng chiếc còn lại được, đành phải vứt đi cả hai. Thôi rình đợi hôm nào Victoria's Secret bán giảm giá tất da chân tranh thủ mua vậy, chỉ rẻ bằng 1/3. Mà nếu tranh thủ về Ý ra chợ mua còn rẻ hơn nữa, có 5 euro một đôi, mà lại rất đẹp.
Ở bên này những hôm trời lạnh khủng khiếp ra ngoài đường thấy cô nào hở da chân nổi gai ốc thấy lạnh thay cho họ, dù tất da chân cũng chẳng giúp được nhiều. Vì thế tất da chân lại trở thành một phụ kiện ko thể thiếu.
Hồi ở VN mình chẳng phải dùng tất da chân mấy, trừ khi trời lạnh hoặc phải đi dự cái gì nghiêm túc lắm. Đi tất da chân, nếu biết cách đi, thì tất nhiên là đẹp và thanh lịch hơn, giày cũng sạch và bền hơn, nhưng cũng phiền phức. Vì nếu chỉ đi tất lên đến hết đùi thôi thì lại phải chọn loại tất có silicon để ko tụt xuống nửa chừng. Gặp loại tất ko có silicon để giữ thì lại phải trang bị thêm dụng cụ kẹp tất vào với váy lót. Nếu ko thì lại phải mặc quần tất, vừa bí vừa nóng, lại còn làm tẹt các đường cong.
Nghĩ cho cùng làm phụ nữ khổ ra phết, bởi có rất nhiều khâu tối thiểu ko thể bỏ qua, dù cho có là người giản dị đến mấy. Những người phụ nữ cầu kỳ hoặc có lắm vấn đề chắc còn khổ hơn nữa. Chung quy cũng chỉ vì áp lực phải trông bắt mắt.



Cuộc vật lộn của chị giúp việc




Nức tiếng đã lâu, hôm nay mình quyết ngồi tường thuật trực tiếp cuộc đấu tranh nhồi cơm cho Bình Nguyên của chị giúp việc. Đầu tiên là lấy một đĩa cơm to, rau thịt trộn lẫn. Hì hục dụ dỗ chú Bình Nguyên vào vị trí.

- (Thánh thót) Ale, chuẩn bị ăn cơm, đi lấy ghế đi con

Một lúc sau,

- (Không hài lòng) Ale, con có ngoan ko? Con ăn đi

Một lúc sau lại sang sảng

- (Cảnh cáo) Ale, con thế là ko ngoan đâu đấy nhé. Tại sao con lại nhè cơm ra.

- (Thằng bé bảo) Nắng (tức là nóng)

- (Thổi phù phù) Nóng đâu mà nóng

Một lúc sau nữa

- (Thẽ thọt) Ale, con mà ko ăn là bác ko yêu đâu. Rồi bác sẽ bảo con chuột nó ra nó cắn con

- (Thuyết phục) Ale, con nhai đi, con nuốt đi. Ai cho con ngậm cơm

- (Sang sảng) Ale, tại sao con lại ko ăn? Tại sao con lắc đầu?

- (Ngọt ngào) Ale, con mà ko ăn bác bảo mẹ đi lên nhà, mẹ sẽ ko yêu con nữa

- (Doạ dẫm) Ale, bác gọi con chuột nhé. Này này, con chuột đây này (chả có con chuột nào)

- (Nổi đoá) Ale, tại sao con lại No? Cơm ngon thế này tại sao con chê?

- (Sang sảng) Ale, con mà lười ăn là con sẽ ko lớn được đâu. Rồi con sẽ cứ bé như cái kẹo mãi đấy nhớ

Được nửa chừng thì tớ chịu hết nổi phải đi lên gác. Đau hết cả đầu.

Cuộc vật lộn của chị giúp việc




Nức tiếng đã lâu, hôm nay mình quyết ngồi tường thuật trực tiếp cuộc đấu tranh nhồi cơm cho Bình Nguyên của chị giúp việc. Đầu tiên là lấy một đĩa cơm to, rau thịt trộn lẫn. Hì hục dụ dỗ chú Bình Nguyên vào vị trí.

- (Thánh thót) Ale, chuẩn bị ăn cơm, đi lấy ghế đi con

Một lúc sau,

- (Không hài lòng) Ale, con có ngoan ko? Con ăn đi

Một lúc sau lại sang sảng

- (Cảnh cáo) Ale, con thế là ko ngoan đâu đấy nhé. Tại sao con lại nhè cơm ra.

- (Thằng bé bảo) Nắng (tức là nóng)

- (Thổi phù phù) Nóng đâu mà nóng

Một lúc sau nữa

- (Thẽ thọt) Ale, con mà ko ăn là bác ko yêu đâu. Rồi bác sẽ bảo con chuột nó ra nó cắn con

- (Thuyết phục) Ale, con nhai đi, con nuốt đi. Ai cho con ngậm cơm

- (Sang sảng) Ale, tại sao con lại ko ăn? Tại sao con lắc đầu?

- (Ngọt ngào) Ale, con mà ko ăn bác bảo mẹ đi lên nhà, mẹ sẽ ko yêu con nữa

- (Doạ dẫm) Ale, bác gọi con chuột nhé. Này này, con chuột đây này (chả có con chuột nào)

- (Nổi đoá) Ale, tại sao con lại No? Cơm ngon thế này tại sao con chê?

- (Sang sảng) Ale, con mà lười ăn là con sẽ ko lớn được đâu. Rồi con sẽ cứ bé như cái kẹo mãi đấy nhớ

Được nửa chừng thì tớ chịu hết nổi phải đi lên gác. Đau hết cả đầu.

Sunday, January 6, 2008

Dịch ẩu

Chán cho cái tình hình dịch thuật trên sách báo của chúng ta lắm. Ví dụ,

Chẳng có tác dụng gì bất kể là tôi có giải thích thế nào với con chó của tôi rằng nó ko phải là loại chó mà tôi ăn thịt hồi tôi tới thăm Việt Nam.

Ví dụ nữa,

Có một lịch sử phong phú về việc ăn thịt chó ở Canada.

Tiếng Việt chúng ta có nói thế đâu nhỉ?
Không bàn đến chuyện dịch có sát nghĩa hay ko mà chỉ đề cập đến văn phong tiếng Việt. Nếu ai đã từng học ngoại ngữ chắc chắn sẽ tưởng tượng được câu nguyên gốc tác giả dùng cấu trúc gì, và người dịch thay vì chuyển câu đó sang thuần Việt thì lại dùng nguyên xi cấu trúc của tiếng nước ngoài, nghe rất xa lạ trong tiếng Việt.
Vì lẽ thế, nếu hai câu trên đã được cấu trúc lại thế này:
-Tôi cứ giải thích mãi với con chó của tôi rằng vv và vv, thế mà cũng chẳng có tác dụng gì.

- Lịch sử ăn thịt chó ở Canada rất phong phú


thì mặc dù chưa bàn tới độ chính xác nắn nót của câu dịch, chỉ riêng nghe cấu trúc câu thuần Việt đã thấy thuận tai hơn.

Gần đây lại còn thấy ở đâu đó "VN là một người chơi quan trọng trên...".
Cái từ người chơi, mà có lẽ người phát biểu đã dùng player, nghe tiếng Anh thì rất đỗi bình thường, nghe sang tiếng Việt được dịch y nguyên như vậy không lọt tai tí nào. Mình ko đọc nội dung bài nên ko biết player ở đây là về cái gì để tìm danh từ cho phù hợp, nhưng chắc chắn nếu người dịch đã dùng đối thủ, hoặc nhân vật thì tuy ko nguyên tác bằng nhưng chắc chắn là đỡ sượng hơn.

Khi các báo của chúng ta lọc thông tin từ các báo lớn nước ngoài để đưa tin trong nước, nếu các nhà báo và các biên tập viên ko cẩn thận hoặc ko có nghiệp vụ dịch thì sẽ ko những cho ra những bài kém chất lượng mà còn làm hỏng vốn từ vựng của người đọc.
Thầy giáo dạy dịch của mình, nếu còn sống mà đọc được những bài báo này chắc chắn sẽ buông một câu "dịch thế thì có mà ăn cám".

Mình nói có lý thế mà chẳng ai thèm nghe.



Dịch ẩu

Chán cho cái tình hình dịch thuật trên sách báo của chúng ta lắm. Ví dụ,

Chẳng có tác dụng gì bất kể là tôi có giải thích thế nào với con chó của tôi rằng nó ko phải là loại chó mà tôi ăn thịt hồi tôi tới thăm Việt Nam.

Ví dụ nữa,

Có một lịch sử phong phú về việc ăn thịt chó ở Canada.

Tiếng Việt chúng ta có nói thế đâu nhỉ?
Không bàn đến chuyện dịch có sát nghĩa hay ko mà chỉ đề cập đến văn phong tiếng Việt. Nếu ai đã từng học ngoại ngữ chắc chắn sẽ tưởng tượng được câu nguyên gốc tác giả dùng cấu trúc gì, và người dịch thay vì chuyển câu đó sang thuần Việt thì lại dùng nguyên xi cấu trúc của tiếng nước ngoài, nghe rất xa lạ trong tiếng Việt.
Vì lẽ thế, nếu hai câu trên đã được cấu trúc lại thế này:
-Tôi cứ giải thích mãi với con chó của tôi rằng vv và vv, thế mà cũng chẳng có tác dụng gì.

- Lịch sử ăn thịt chó ở Canada rất phong phú


thì mặc dù chưa bàn tới độ chính xác nắn nót của câu dịch, chỉ riêng nghe cấu trúc câu thuần Việt đã thấy thuận tai hơn.

Gần đây lại còn thấy ở đâu đó "VN là một người chơi quan trọng trên...".
Cái từ người chơi, mà có lẽ người phát biểu đã dùng player, nghe tiếng Anh thì rất đỗi bình thường, nghe sang tiếng Việt được dịch y nguyên như vậy không lọt tai tí nào. Mình ko đọc nội dung bài nên ko biết player ở đây là về cái gì để tìm danh từ cho phù hợp, nhưng chắc chắn nếu người dịch đã dùng đối thủ, hoặc nhân vật thì tuy ko nguyên tác bằng nhưng chắc chắn là đỡ sượng hơn.

Khi các báo của chúng ta lọc thông tin từ các báo lớn nước ngoài để đưa tin trong nước, nếu các nhà báo và các biên tập viên ko cẩn thận hoặc ko có nghiệp vụ dịch thì sẽ ko những cho ra những bài kém chất lượng mà còn làm hỏng vốn từ vựng của người đọc.
Thầy giáo dạy dịch của mình, nếu còn sống mà đọc được những bài báo này chắc chắn sẽ buông một câu "dịch thế thì có mà ăn cám".

Mình nói có lý thế mà chẳng ai thèm nghe.



Saturday, January 5, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 18)




Chú Bình Nguyên được bố mẹ mua cho một cái xe đạp ba bánh. Xe mới chuyển đến hôm trước, tối hôm sau bố chú hì hụi ngồi lắp ráp, còn chú hồi hộp chạy vòng quanh. Cái xe lắp xong, chú hăm hở trèo lên đi thử ngay. Nhưng cái xe cao quá, chân chú ko với tới bàn đạp được. Loay hoay một lúc chú phải ngồi lên cái gióng cheo chéo của xe đạp, bộ điệu y hệt bọn trẻ con tập xe đạp người lớn ở nhà. Mỗi lần cần xuống xe là một lần chú ngã phịch một cái xuống đất. Cả nhà được phen cười gần chết. Cuối cùng ko đi xe được thì chú trèo hẳn lên, đứng sừng sững trên ghế xe đạp, hò hét váng nhà trong cơn phấn khích.

Đang phấn khích là thế mà chú lại bị lôi đi ngủ. Chú ôm choàng lấy cái xe ra chiều âu yếm lắm, mãi ko rời. Lúc bị lôi đi chú còn cố nhoài ra ôm lấy cái xe lần cuối, mồm liên tục ciao, bye bye, và cuối cùng thì là hôn chụt một cái vào cái gióng sắt.

Bây giờ chú khôn lắm rồi. Cái gì chú cũng biết, nhắc nhở mọi người rất kinh. Ví dụ nghe mẹ bảo chuẩn bị ăn cơm nào là chú chạy ra bàn, chỉ ghế nào ai phải ngồi. Mẹ bảo đi chơi nào, là chú chạy đi lấy giầy lấy mũ sẵn sàng. Buổi sáng bố đi làm chú chạy đôn chạy đáo tìm đồng hồ, điện thoại, mũ, găng, khăn, lại còn vừa thở ành ạch vừa lôi cặp xách của bố đến đặt phịch dưới chân.

Chú cũng nói được từ táo. Mỗi khi chú muốn uống nước táo chú lại chạy ra lấy hai tay đập bành bạch vào cửa tủ lạnh, mồm chú trọ trẹ “táo táo”, thế là chị giúp việc biết ý lại pha cho chú ít nước táo.

Chú cũng nói được từ tầu bằng cả tiếng Việt và tiếng Ý. Tiếng Ý là barca, chú nói bác ca. Chú gọi được tên khách Marco là mác cô. Có một chú bạn của bố tên là Maurizio có vẻ tên quá dài, chú ngẫm nghĩ ngần ngừ một hồi rồi mặt sáng bừng lên, chú gọi mích ky làm chú ấy dãy nảy lên. Dãy nảy cũng đã quá muộn. Từ hôm đó cứ thấy mặt chú Maurizio ở đâu là chú lại hét ầm lên mích ky.

Còn hôm nay chú gọi quả bóng là quả bắm. Chú đang chơi với quả bóng bay thì tuột tay, quả bóng bay vút lên trần nhà. Chú “ố, bay, bay, ố”, hai tay xoè ra vẻ bất lực và nhún vai.

Hôm ở Bahamas có một bà khách già chơi với chú cả tiếng đồng hồ mà vẫn cứ tưởng chú là con gái. Mẹ chú tức yêu cầu bọn Cozy cắt tóc chú rõ ngắn cho ra dáng con trai khỏi ai nhầm. Chú hớn hở lượn lờ khắp nơi với bộ tóc ngắn ngủn và cái mặt béo phính, chị giúp việc gọi chú là thằng Ba Gai.

Ba Gai chú cũng chẳng quan tâm. Chú hát, chú nhảy, chú múa. Thỉnh thoảng chú lại chạy ào vào phòng cô khách đang ở nhờ nhà, mà toàn vào những lúc cô ấy đang trang điểm hoặc thay quần áo. Cô ấy vào nhà vệ sinh chú cũng ko tha, chú cũng phải chạy theo nhìn.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 18)




Chú Bình Nguyên được bố mẹ mua cho một cái xe đạp ba bánh. Xe mới chuyển đến hôm trước, tối hôm sau bố chú hì hụi ngồi lắp ráp, còn chú hồi hộp chạy vòng quanh. Cái xe lắp xong, chú hăm hở trèo lên đi thử ngay. Nhưng cái xe cao quá, chân chú ko với tới bàn đạp được. Loay hoay một lúc chú phải ngồi lên cái gióng cheo chéo của xe đạp, bộ điệu y hệt bọn trẻ con tập xe đạp người lớn ở nhà. Mỗi lần cần xuống xe là một lần chú ngã phịch một cái xuống đất. Cả nhà được phen cười gần chết. Cuối cùng ko đi xe được thì chú trèo hẳn lên, đứng sừng sững trên ghế xe đạp, hò hét váng nhà trong cơn phấn khích.

Đang phấn khích là thế mà chú lại bị lôi đi ngủ. Chú ôm choàng lấy cái xe ra chiều âu yếm lắm, mãi ko rời. Lúc bị lôi đi chú còn cố nhoài ra ôm lấy cái xe lần cuối, mồm liên tục ciao, bye bye, và cuối cùng thì là hôn chụt một cái vào cái gióng sắt.

Bây giờ chú khôn lắm rồi. Cái gì chú cũng biết, nhắc nhở mọi người rất kinh. Ví dụ nghe mẹ bảo chuẩn bị ăn cơm nào là chú chạy ra bàn, chỉ ghế nào ai phải ngồi. Mẹ bảo đi chơi nào, là chú chạy đi lấy giầy lấy mũ sẵn sàng. Buổi sáng bố đi làm chú chạy đôn chạy đáo tìm đồng hồ, điện thoại, mũ, găng, khăn, lại còn vừa thở ành ạch vừa lôi cặp xách của bố đến đặt phịch dưới chân.

Chú cũng nói được từ táo. Mỗi khi chú muốn uống nước táo chú lại chạy ra lấy hai tay đập bành bạch vào cửa tủ lạnh, mồm chú trọ trẹ “táo táo”, thế là chị giúp việc biết ý lại pha cho chú ít nước táo.

Chú cũng nói được từ tầu bằng cả tiếng Việt và tiếng Ý. Tiếng Ý là barca, chú nói bác ca. Chú gọi được tên khách Marco là mác cô. Có một chú bạn của bố tên là Maurizio có vẻ tên quá dài, chú ngẫm nghĩ ngần ngừ một hồi rồi mặt sáng bừng lên, chú gọi mích ky làm chú ấy dãy nảy lên. Dãy nảy cũng đã quá muộn. Từ hôm đó cứ thấy mặt chú Maurizio ở đâu là chú lại hét ầm lên mích ky.

Còn hôm nay chú gọi quả bóng là quả bắm. Chú đang chơi với quả bóng bay thì tuột tay, quả bóng bay vút lên trần nhà. Chú “ố, bay, bay, ố”, hai tay xoè ra vẻ bất lực và nhún vai.

Hôm ở Bahamas có một bà khách già chơi với chú cả tiếng đồng hồ mà vẫn cứ tưởng chú là con gái. Mẹ chú tức yêu cầu bọn Cozy cắt tóc chú rõ ngắn cho ra dáng con trai khỏi ai nhầm. Chú hớn hở lượn lờ khắp nơi với bộ tóc ngắn ngủn và cái mặt béo phính, chị giúp việc gọi chú là thằng Ba Gai.

Ba Gai chú cũng chẳng quan tâm. Chú hát, chú nhảy, chú múa. Thỉnh thoảng chú lại chạy ào vào phòng cô khách đang ở nhờ nhà, mà toàn vào những lúc cô ấy đang trang điểm hoặc thay quần áo. Cô ấy vào nhà vệ sinh chú cũng ko tha, chú cũng phải chạy theo nhìn.

Những đôi giầy tinh tế

Mình thường chỉ hài lòng với cùng lắm là một đôi giày khi đi vào một hiệu giày chuyên biệt, mà cũng là phải săm soi mãi. Nếu muốn mua nhiều đôi một lúc thì phải vào các department store nơi có nhiều khu giầy của nhiều nhãn hiệu. Thế mà khi vào hiệu giày Tanino Crisci mình kết đến 5, 6 đôi liền

Tất nhiên là sau đó ngân hàng lại phải gọi điện xác minh khoản tiền vừa được lấy ra khỏi tài khoản có phải là do mình ký ko hay lại thằng nào bắt được thẻ tín dụng của mình và tranh thủ tiêu

Người Ý có rất nhiều nhược điểm. Nhưng riêng trong lĩnh vực gia công trên da và trên lụa thì họ là những nghệ nhân giỏi nhất thế giới.

Không giống với kiểu thanh nhã nhưng ăn chơi phù phiếm của Jimmy Choo hoặc sành điệu kiểu ngôi sao như Prada hoặc Christian Louboutin, con nhà giàu như kiểu Louis Vuitton, Chanel, Gucci vv và vv, từng đôi giầy của Tanino Crisci là hiện thân của vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cổ điển. Từng đường nét của mũi giầy, gót giày, dáng giầy đến đường khâu và chất liệu da đều thể hiện một sự vượt trội về chất lượng và gu thẩm mỹ.

Kỹ thuật khâu giấu mũi của Tanino Crisci mình mới chỉ gặp trong một số đôi của Louis Vuitton, không hiểu còn hãng nào khác có kỹ thuật này nữa. Mỗi đôi giày khâu giấu mũi là một kiệt tác và ta ko thể ko tự hỏi những nghệ nhân đã làm thế nào và trong bao lâu để tạo nên một kiệt tác như vậy.

Mình thích nâng niu những đôi giày đẹp...

Những đôi giầy tinh tế

Mình thường chỉ hài lòng với cùng lắm là một đôi giày khi đi vào một hiệu giày chuyên biệt, mà cũng là phải săm soi mãi. Nếu muốn mua nhiều đôi một lúc thì phải vào các department store nơi có nhiều khu giầy của nhiều nhãn hiệu. Thế mà khi vào hiệu giày Tanino Crisci mình kết đến 5, 6 đôi liền

Tất nhiên là sau đó ngân hàng lại phải gọi điện xác minh khoản tiền vừa được lấy ra khỏi tài khoản có phải là do mình ký ko hay lại thằng nào bắt được thẻ tín dụng của mình và tranh thủ tiêu

Người Ý có rất nhiều nhược điểm. Nhưng riêng trong lĩnh vực gia công trên da và trên lụa thì họ là những nghệ nhân giỏi nhất thế giới.

Không giống với kiểu thanh nhã nhưng ăn chơi phù phiếm của Jimmy Choo hoặc sành điệu kiểu ngôi sao như Prada hoặc Christian Louboutin, con nhà giàu như kiểu Louis Vuitton, Chanel, Gucci vv và vv, từng đôi giầy của Tanino Crisci là hiện thân của vẻ đẹp tinh tế và sang trọng cổ điển. Từng đường nét của mũi giầy, gót giày, dáng giầy đến đường khâu và chất liệu da đều thể hiện một sự vượt trội về chất lượng và gu thẩm mỹ.

Kỹ thuật khâu giấu mũi của Tanino Crisci mình mới chỉ gặp trong một số đôi của Louis Vuitton, không hiểu còn hãng nào khác có kỹ thuật này nữa. Mỗi đôi giày khâu giấu mũi là một kiệt tác và ta ko thể ko tự hỏi những nghệ nhân đã làm thế nào và trong bao lâu để tạo nên một kiệt tác như vậy.

Mình thích nâng niu những đôi giày đẹp...

Friday, January 4, 2008

Bạn thiệt gì?

Hồi lớp 12 tôi học hành chểnh mảng. Thi học kỳ 2, môn toán, mà tôi quên ko đến thi. Cả lớp tôi thi xong kéo hết cả đến nhà tôi vì nghĩ rằng chắc phải tai nạn thập tử nhất sinh bất ngờ thế nào thì tôi mới biến mất dạng trong ngày thi môn quan trọng như thế. Ai dè đến nơi thấy con bé mắt nhắm mắt mở ra mở cửa hỏi chúng mày đến có việc gì thế tao đang ngủ.

Thầy giáo dạy toán bảo “tôi chịu em”. Xem chừng tôi chỉ còn nước học lại lớp 12, vì chẳng đời nào nhà trường lại tổ chức một buổi thi riêng cho vị học trò chểnh mảng đến hôm thi cả trường toát mồ hôi làm bài còn mình nằm ngủ còng queo ở nhà. Không có điểm thi toán học kỳ 2 thì tôi ko đủ tư cách dự kỳ thi tốt nghiệp trung học, tức là cũng phải đình luôn việc thi đại học năm đó.

Thầy quyết cứu tôi, không cần tôi phải đến nhà thầy hay phải năn nỉ. Thầy xem điểm toán suốt học kỳ và quyết định lấy điểm trung bình của tất cả những điểm đó làm điểm thi cho tôi. Điểm trung bình của tôi là 9.5, trừ đi nửa điểm cái tội chểnh mảng thầy cho tôi điểm 9. Tôi thoát nạn đi khoe khắp nơi, chết cái vạ mồm. Nhiều học trò trường Ams rất hay hơn thiệt, cạnh tranh nhau từng tí một vì ai cũng nghĩ mình chẳng kém ai. Một cô bạn cùng lớp tương luôn cho một câu “thầy thế là ko công bằng, mày ko thi mà được 9, tao thi mà chỉ được 8”. Tôi cũng chẳng vừa “nếu tao mà đi thi thì tao đã được 10”. Nghe hơi tinh tướng, nhưng thế mới làm cô ấy im tịt, vì cô ấy biết đề thi toán tốt nghiệp lớp 12 và cả quyển bộ đề thi đại học môn toán đối với tôi chỉ như trò trẻ con.

Nhiều khi con người ta cứ đố kỵ đứng ngồi ko yên mặc dù mình chẳng mất gì khi người khác gặp may mắn.

Vài năm về sau lại một chuyện đụng độ nữa. Tôi và con bạn thân muốn đi học nhảy. Con bạn tôi tình cờ lại chơi với cô bạn kia, còn tôi thì ko. Cô bạn ấy đang có một lớp học nhảy rất hay. Con bạn tôi phải năn nỉ gãy lưỡi cô ta mới cho đi cùng, còn tôi thì cô ta nhất định ko cho đi, giấu nhẹm thông tin. Tôi cũng ko hiểu nếu tôi đã có mặt trong cái lớp học nhảy đấy thì cô ta mất gì. Vì rõ ràng cô ta ko định cạnh tranh Đôi giày vàng, mà nếu có định cạnh tranh thật thì tôi cũng chẳng bao giờ đủ tư cách và trình độ đi thi, thế nên khỏi lo tôi là đối thủ.

Từ đó mới thấy trên đời đúng là có những “cái mặt ko chơi được”.

Và tôi lại tự hỏi ko hiểu những người như vậy họ có hạnh phúc ko. Và nếu có thì hạnh phúc của họ chắc phải dễ vỡ lắm, vì nó có thể tan theo mây khói ngay khi người ta thấy ai khác có cái gì hơn họ.