Thursday, September 27, 2007

Thương con




2 tuần nay rồi tối nào cũng phải đi, cũng phải cười nói nhăn nhở suốt buổi tối.
Tối nay ăn tối tình cờ lại ở gần nhà. Bố Ale vì muốn nảy ra sáng kiến cho Ale đi cùng, đến nơi thì cho chú về cùng chị giúp việc còn bố mẹ thì đi vào. Ai ngờ sáng kiến thành tối kiến. Đến địa điểm ăn tối lúc chị giúp việc bế chú quay về, chú khóc như mưa, chắc chú nghĩ bố mẹ lừa chú, cho chú đi nửa chừng rồi lại đuổi chú về để rảnh tay đi một mình. Buổi đêm lúc về mình hỏi chị ấy xem chú thế nào, chị ấy bảo chú khóc đến tận khi về đến nhà. Về đến nhà rồi chú chẳng thiết cái gì, cứ ngồi buồn bã cả buổi, dỗ mãi cũng ko thấy vui vẻ lên tí nào, dỗ mãi mới chịu ăn.
Có gia đình nào như gia đình này ko, cứ đến tối là bố mẹ cắp tay nải đi, con khóc lóc lăn lộn cũng vẫn cứ phải đi. Khuya về thì con ngủ từ đời nào rồi.
Càng đi nhiều tiệc thì càng biết nhiều người. Càng biết nhiều thì lại càng bị mời chào chèo kéo nhiều. Từ chối một lần, hai lần, ko từ chối mãi được. Tóm lại là vẫn cứ phải đến, mà lại phải là cả hai cùng đến, ko thì ko lịch sự. Thế là vẫn cứ tối nào cũng quẳng con ở nhà một mình với giúp việc.
Hai tuần nay rồi đấy, liên tục ko có tối nào được nghỉ. Mà danh sách những tiệc phải dự thì cứ dài mãi ra, ko thấy hồi chấm dứt. Chán cuộc sống NY quá.
Thương con.

Thương con




2 tuần nay rồi tối nào cũng phải đi, cũng phải cười nói nhăn nhở suốt buổi tối.
Tối nay ăn tối tình cờ lại ở gần nhà. Bố Ale vì muốn nảy ra sáng kiến cho Ale đi cùng, đến nơi thì cho chú về cùng chị giúp việc còn bố mẹ thì đi vào. Ai ngờ sáng kiến thành tối kiến. Đến địa điểm ăn tối lúc chị giúp việc bế chú quay về, chú khóc như mưa, chắc chú nghĩ bố mẹ lừa chú, cho chú đi nửa chừng rồi lại đuổi chú về để rảnh tay đi một mình. Buổi đêm lúc về mình hỏi chị ấy xem chú thế nào, chị ấy bảo chú khóc đến tận khi về đến nhà. Về đến nhà rồi chú chẳng thiết cái gì, cứ ngồi buồn bã cả buổi, dỗ mãi cũng ko thấy vui vẻ lên tí nào, dỗ mãi mới chịu ăn.
Có gia đình nào như gia đình này ko, cứ đến tối là bố mẹ cắp tay nải đi, con khóc lóc lăn lộn cũng vẫn cứ phải đi. Khuya về thì con ngủ từ đời nào rồi.
Càng đi nhiều tiệc thì càng biết nhiều người. Càng biết nhiều thì lại càng bị mời chào chèo kéo nhiều. Từ chối một lần, hai lần, ko từ chối mãi được. Tóm lại là vẫn cứ phải đến, mà lại phải là cả hai cùng đến, ko thì ko lịch sự. Thế là vẫn cứ tối nào cũng quẳng con ở nhà một mình với giúp việc.
Hai tuần nay rồi đấy, liên tục ko có tối nào được nghỉ. Mà danh sách những tiệc phải dự thì cứ dài mãi ra, ko thấy hồi chấm dứt. Chán cuộc sống NY quá.
Thương con.

Tuesday, September 25, 2007

Họp thường niên của Liên Hiệp quốc

Đang phiên họp thường niên của UN, đi đâu cũng thấy xe cảnh sát chặn đường. Cạnh nhà có lãnh sự quán Cuba. Sáng nào cũng thấy mấy xe cảnh sát chặn hết mấy nẻo đường, vệ sĩ và cảnh sát đeo kính đen đứng khoanh tay, trầm ngâm nhưng chắc mắt đảo lia lịa sau cặp kính đen, dân tình cứ bị đuổi dạt về phía bên kia đường.
Đám dân nhập cư Cuba có vẻ căm mấy vị lãnh đạo Cuba lắm. Thấy thỉnh thoảng lại biểu tình ồn ã xung quanh lãnh sự quán.
Dư luận đang ồn lên quanh vụ tổng thống Iran được mời phát biểu tại trường Đại học Columbia. Lại nhớ hồi lâu lâu Arafat cũng đến NY để dự phiên họp thường niên của UN. Đến họp ở UN thì chính quyền NY ko được phép can thiệp. Đây bác Arafat buổi tối ko phải họp thì lại lượn ra ngoài chơi, cụ thể là đi nghe nhạc ở Carnegie Hall. Nhận được thông báo, thị trưởng NY lúc bấy giờ hình như là Giuliani ra lệnh cho cảnh sát tống cổ bác ném ra ngoài luôn, với lời biện minh là NY chẳng muốn liên quan gì đến bọn khủng bố hết. Arafat được phen bẽ mặt, còn thị trưởng NY lại nổi danh như cồn. Chẳng là trong nội bộ bang thị trưởng có quyền sinh sát, ngay cả tổng thống cũng ko có quyền can thiệp.
Lại nói chuyện lão Tổng thống Iran, chắc mặt cũng phải trơ hơn thớt mới dám đến phát biểu tại Columbia, mà chắc cũng ko thể phát ngôn bừa bãi như thường lệ, vì lần này chó ko ở gần chuồng. Ăn nói vớ vẩn giọng điệu sặc mùi gây gổ hiếu chiến đám sinh viên vốn nồng nhiệt nó lại tương cho.
Chỉ khổ dân tình NY, đất chật người đông, mỗi năm một lần UN lại họp hành, lại cấm đường, lại cảnh sát. UN chắc cũng đang cân nhắc phương án chuyển đại bản doanh đi chỗ khác, chứ ở NY đắt đỏ và bất tiện quá. Năm ngoái đã mời cả chuyên gia đến tính toán lợi hại nếu chuyển rồi đấy. Nhưng đấy là mới manh nha vậy thôi, chứ cả một quyết định lớn như vậy, trong một bộ máy cồng kềnh là UN, thì còn lâu mới thành hiện thực.

Họp thường niên của Liên Hiệp quốc

Đang phiên họp thường niên của UN, đi đâu cũng thấy xe cảnh sát chặn đường. Cạnh nhà có lãnh sự quán Cuba. Sáng nào cũng thấy mấy xe cảnh sát chặn hết mấy nẻo đường, vệ sĩ và cảnh sát đeo kính đen đứng khoanh tay, trầm ngâm nhưng chắc mắt đảo lia lịa sau cặp kính đen, dân tình cứ bị đuổi dạt về phía bên kia đường.
Đám dân nhập cư Cuba có vẻ căm mấy vị lãnh đạo Cuba lắm. Thấy thỉnh thoảng lại biểu tình ồn ã xung quanh lãnh sự quán.
Dư luận đang ồn lên quanh vụ tổng thống Iran được mời phát biểu tại trường Đại học Columbia. Lại nhớ hồi lâu lâu Arafat cũng đến NY để dự phiên họp thường niên của UN. Đến họp ở UN thì chính quyền NY ko được phép can thiệp. Đây bác Arafat buổi tối ko phải họp thì lại lượn ra ngoài chơi, cụ thể là đi nghe nhạc ở Carnegie Hall. Nhận được thông báo, thị trưởng NY lúc bấy giờ hình như là Giuliani ra lệnh cho cảnh sát tống cổ bác ném ra ngoài luôn, với lời biện minh là NY chẳng muốn liên quan gì đến bọn khủng bố hết. Arafat được phen bẽ mặt, còn thị trưởng NY lại nổi danh như cồn. Chẳng là trong nội bộ bang thị trưởng có quyền sinh sát, ngay cả tổng thống cũng ko có quyền can thiệp.
Lại nói chuyện lão Tổng thống Iran, chắc mặt cũng phải trơ hơn thớt mới dám đến phát biểu tại Columbia, mà chắc cũng ko thể phát ngôn bừa bãi như thường lệ, vì lần này chó ko ở gần chuồng. Ăn nói vớ vẩn giọng điệu sặc mùi gây gổ hiếu chiến đám sinh viên vốn nồng nhiệt nó lại tương cho.
Chỉ khổ dân tình NY, đất chật người đông, mỗi năm một lần UN lại họp hành, lại cấm đường, lại cảnh sát. UN chắc cũng đang cân nhắc phương án chuyển đại bản doanh đi chỗ khác, chứ ở NY đắt đỏ và bất tiện quá. Năm ngoái đã mời cả chuyên gia đến tính toán lợi hại nếu chuyển rồi đấy. Nhưng đấy là mới manh nha vậy thôi, chứ cả một quyết định lớn như vậy, trong một bộ máy cồng kềnh là UN, thì còn lâu mới thành hiện thực.

Monday, September 24, 2007

Ăn tối cùng RAI Corp.

Tối qua đi ăn tối cùng RAI. Ngồi cùng bàn với toàn nhân vật máu mặt, đại loại toàn chính trị gia và giới nghệ sĩ, chỉ mỗi mình là nội trợ hehe. Tự dưng lúc đang đứng đợi quanh bàn mình thấy một vị chỉ tay mời mình đến ngồi bên cạnh. Mình quay sang hỏi chồng “nhân vật kia có quan trọng ko để còn mồi chài nào”. Chồng gật gù “quan trọng lắm đấy”. Hoá ra đây là một trong số ít những nhà ngoại giao lên được đến hàm Đại sứ trong Bộ Ngoại Giao Ý, hiện đang phụ trách những vấn đề về châu Phi, báo cáo trực tiếp lên Prodi. Ông ấy lại còn hỏi mình xem Prodi có đẹp trai ko. Mình hỏi “thế ông muốn trả lời theo kiểu ngoại giao hay thật lòng”. Ông ấy bảo ‘thật lòng”. Mình bảo “thế thì tôi chưa thấy ai có cái mặt buồn cười như Prodi”. Nghe thế thì ông ấy có vẻ rất ko hài lòng, ông ấy bảo “cô nói thế nào, Prodi có khuôn mặt rất tử tế”. Mình bảo “thứ nhất là ông muốn nghe tôi nói thật lòng, thứ hai tôi chắc là khi hỏi tôi về mặt của Prodi chắc chắn là ông đã biết câu trả lời sẽ là thế nào”. Ông ý cười phá lên, làm những nhà ngoại giao khác quanh bàn đều mắt tròn mắt dẹt vì trong Bộ ông ấy nổi tiếng là hắc xì dầu khó gần.

Ngồi cùng bàn còn có một vị thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, hậu đà hậu đậu, một diễn viên đang đến hồi được hâm mộ tóc xoăn bồng bềnh trông biết ngay là diễn viên, một tay quay phim đã đoạt đến 3 giải Oscar và có tham gia trong phim Apocalypse Now, tên là Vittorio Storaro, đã mặc áo sơ mi tím và lại còn đeo cà vạt in tranh của Van Gogh, rồi những gỉ những gì nữa. Sau khi ăn xong thấy mọi người bâu đầy xung quanh hai vị nghệ sĩ này để xin chữ ký và chụp ảnh, lại còn bắt tay đầy vẻ khúm núm. Cứ chẳng biết thằng nào vào thằng nào như mình lại hay.

Tất nhiên là so với những dinner dance khủng khiếp thì đây còn thú vị chán. Bố chú Bình Nguyên như cá gặp nước. Mà vào đâu chả thế, cứ nhìn thấy người để nói chuyện là như cá gặp nước, chân bước đi ko nổi. Về đến nhà là quá nửa đêm. Sáng hôm sau gần 5h sáng nhỏm dậy lật đật ra máy tính làm việc tiếp. Hâm quá nặng.

Ăn tối cùng RAI Corp.

Tối qua đi ăn tối cùng RAI. Ngồi cùng bàn với toàn nhân vật máu mặt, đại loại toàn chính trị gia và giới nghệ sĩ, chỉ mỗi mình là nội trợ hehe. Tự dưng lúc đang đứng đợi quanh bàn mình thấy một vị chỉ tay mời mình đến ngồi bên cạnh. Mình quay sang hỏi chồng “nhân vật kia có quan trọng ko để còn mồi chài nào”. Chồng gật gù “quan trọng lắm đấy”. Hoá ra đây là một trong số ít những nhà ngoại giao lên được đến hàm Đại sứ trong Bộ Ngoại Giao Ý, hiện đang phụ trách những vấn đề về châu Phi, báo cáo trực tiếp lên Prodi. Ông ấy lại còn hỏi mình xem Prodi có đẹp trai ko. Mình hỏi “thế ông muốn trả lời theo kiểu ngoại giao hay thật lòng”. Ông ấy bảo ‘thật lòng”. Mình bảo “thế thì tôi chưa thấy ai có cái mặt buồn cười như Prodi”. Nghe thế thì ông ấy có vẻ rất ko hài lòng, ông ấy bảo “cô nói thế nào, Prodi có khuôn mặt rất tử tế”. Mình bảo “thứ nhất là ông muốn nghe tôi nói thật lòng, thứ hai tôi chắc là khi hỏi tôi về mặt của Prodi chắc chắn là ông đã biết câu trả lời sẽ là thế nào”. Ông ý cười phá lên, làm những nhà ngoại giao khác quanh bàn đều mắt tròn mắt dẹt vì trong Bộ ông ấy nổi tiếng là hắc xì dầu khó gần.

Ngồi cùng bàn còn có một vị thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, hậu đà hậu đậu, một diễn viên đang đến hồi được hâm mộ tóc xoăn bồng bềnh trông biết ngay là diễn viên, một tay quay phim đã đoạt đến 3 giải Oscar và có tham gia trong phim Apocalypse Now, tên là Vittorio Storaro, đã mặc áo sơ mi tím và lại còn đeo cà vạt in tranh của Van Gogh, rồi những gỉ những gì nữa. Sau khi ăn xong thấy mọi người bâu đầy xung quanh hai vị nghệ sĩ này để xin chữ ký và chụp ảnh, lại còn bắt tay đầy vẻ khúm núm. Cứ chẳng biết thằng nào vào thằng nào như mình lại hay.

Tất nhiên là so với những dinner dance khủng khiếp thì đây còn thú vị chán. Bố chú Bình Nguyên như cá gặp nước. Mà vào đâu chả thế, cứ nhìn thấy người để nói chuyện là như cá gặp nước, chân bước đi ko nổi. Về đến nhà là quá nửa đêm. Sáng hôm sau gần 5h sáng nhỏm dậy lật đật ra máy tính làm việc tiếp. Hâm quá nặng.

Sunday, September 23, 2007

Những tiến bộ vượt bậc

Hôm chú Bình Nguyên cắn vỡ ly rượu là mẹ chú mời khách gồm bác sĩ của mẹ chú và một nhà khoa học nữ chuyên nghiên cứu những đột biến gen dẫn đến dị tật ở trẻ sơ sinh, nhất là những dị tật về hệ thần kinh.

Thực đơn tối hôm đó gồm mỳ Ý sốt pesto, cá bỏ lò, rau cải luộc, rồi hoa quả và kem tráng miệng, chưa kể cà phê, chè và rượu đi cùng. Sốt pesto do mẹ chú đi mua rau húng rồi về nhà tự làm, vì mẹ chú ghét những lọ pesto làm sẵn bán đầy trong siêu thị. Mẹ chú ghét tất cả những đồ làm sẵn bày bán tênh hênh, nên nấu món gì cũng phải kỳ công đi chọn mua thành phần rồi về nhà tự chế biến, lúc ngon lúc ko nhưng được cái sạch sẽ và tiết kiệm, nguyên vật liệu lại tử tế. Nấu ăn mời khách ở nhà chú Bình Nguyên rất khổ, vì bếp làm đúng theo kiểu Mỹ, tức là bếp mở, thông luôn với phòng khách. Vì vậy bất cứ xào nấu gì là cả nhà cũng mùi um cả lên, nhiều khi mùi thơm cũng thành mùi khó chịu. Khách đến nhà mà mùi thức ăn bay khắp nơi thì còn gì là lịch sự. Thế nên muốn chế biến món gì cũng phải đảm bảo ko mùi.

Ăn uống nhiệt tình xong ông bác sĩ gật gù nói với bố chú rằng ông ấy cứ tưởng mẹ chú chỉ là một spoiled brat, chỉ giỏi ăn chơi và tiêu tiền, không ngờ mẹ chú nấu ăn ngon như vậy, làm bố chú cứ nở hết cả mũi, luôn miệng nhắc đi nhắc lại với ông ấy bằng tiếng Ý “tôi chọn vợ có giỏi ko”.

Thế mà chỉ mới có mấy năm trước, lúc mẹ chú bảo là mẹ chú sẽ đi nấu ăn, bố chú bỏ tờ báo xuống trợn tròn mắt “em đùa đấy à?”.

Còn một lần khác lại diễn ra một đoạn hội thoại như sau:

Vợ: anh này, đường đến trái tim người đàn ông đi qua dạ dày nhỉ

Chồng (mải mê đọc báo): không, anh yêu em còn gì, em ko nhớ à?

Vợ (cáu): anh tưởng anh hài hước lắm à

Còn chưa kể hồi mới lấy nhau, được một tối vợ nằm còng queo ko thấy buôn điện thoại, nhắn tin hay lượn phố cùng bạn bè, chồng mới khiêm nhường đề nghị là hay mình nấu ăn ở nhà. Vợ nhanh nhảu bảo chồng cứ để vợ nấu cho, rồi cắp rổ ra vườn hái rau. Gọi là vườn cho oai chứ thực ra chỉ là mấy chậu cây cảnh để bên bể bơi. Không biết có phải tại bác gác cổng tháng nào cũng cho hoá chất vào bể bơi rồi lại dùng nước đó tưới cây ko mà mấy chậu cây cảnh cứ oặt ẹo. Cô giúp việc thấy mấy cây cảnh sắp tiêu nên mới tranh thủ lấy chỗ trồng rau húng. Thế nên mới có cái cảnh vợ cắp rổ ra vườn hái rau.

Trước khi ra vườn vợ đã kịp nhắn tin cho mấy cô bạn ruột “tớ đang cắp rổ ra vườn hái rau để nấu ăn tối cho chồng tớ”. Hồi đấy bạn bè nhiều, nhất cử nhất động đều báo cáo nhau như thế cả. Ví dụ, hôm nay tao mua được cái quần bò 50,000đ, hoặc con mèo nhà anh đi đâu mất tiêu mấy hôm nay em ạ, vv và vv

Tiếp chuyện ra vườn hái rau, ra đến nơi thì ôi thôi, bụi rau thơm nhớ rõ ràng là lần trước nhìn vẫn thấy tốt um mà giờ biến đâu mất. Gọi bác gác cổng ra hỏi, bác ấy ngửa mặt lên trời cười mà than rằng “Bà Susanne bà ấy ko trồng nữa vì mùa này nó tự rụi hết cả”. Lại phải chú thích là bà Susanne thực ra tên tục là Thêm, Trần Thị Thêm, nói tiếng Pháp như gió, phải tự lấy cho mình một cái tên ngoại quốc chắc vì Them tiếng Anh lại có nghĩa là “họ”, bọn nước ngoài nó cứ lẫn lộn, ko gọi là Mít xờ Thêm mà lại cứ gọi là Dâm nên thôi tự gọi Susanne, hay Suzane, vv, cho nó tiện.

Thế là lại cắp rổ đi vào, sau khi buôn với bác gác cổng một lúc. Chứ chả nhẽ đi ra lại đi vào ngay.

Vào đến nơi nhận được tận mấy tin nhắn của lũ bạn liền, đại loại toàn hỏi “thế nào, nấu món gì rồi”. Vì rằng hồi đó nghe chuyện G nấu ăn hầu hạ một thằng đàn ông thì nghe rất là hi hữu.

Đành phải soạn một tin nhắn đại ý “cô giúp việc đã bỏ chậu rau thơm, chả nấu được món gì nữa, ko phải lỗi tại tớ”.

Thế là lại gọi đồ ăn từ ngoài vào cho tiện. Bọn nhà hàng nghe tên thì vâng vâng, chị G chứ gì ạ, vâng vâng, để em bảo anh Tú (tức là anh đầu bếp) chuẩn bị ngay cho chị. Chúng nó cũng ko cần hỏi nhà ở đâu hay chị muốn món ăn chế biến thế nào, vì chúng nó còn lạ gì. Vỡ giấc mộng chồng đang ngồi mải mê đọc báo hoặc Internet chợt mùi xào nấu thơm nhức mũi từ cánh cửa bếp đóng im ỉm len lỏi bay ra, buộc phải bỏ tờ báo hoặc vi tính để chạy vào bếp xin ăn…

Vv và vv.

Những tiến bộ vượt bậc

Hôm chú Bình Nguyên cắn vỡ ly rượu là mẹ chú mời khách gồm bác sĩ của mẹ chú và một nhà khoa học nữ chuyên nghiên cứu những đột biến gen dẫn đến dị tật ở trẻ sơ sinh, nhất là những dị tật về hệ thần kinh.

Thực đơn tối hôm đó gồm mỳ Ý sốt pesto, cá bỏ lò, rau cải luộc, rồi hoa quả và kem tráng miệng, chưa kể cà phê, chè và rượu đi cùng. Sốt pesto do mẹ chú đi mua rau húng rồi về nhà tự làm, vì mẹ chú ghét những lọ pesto làm sẵn bán đầy trong siêu thị. Mẹ chú ghét tất cả những đồ làm sẵn bày bán tênh hênh, nên nấu món gì cũng phải kỳ công đi chọn mua thành phần rồi về nhà tự chế biến, lúc ngon lúc ko nhưng được cái sạch sẽ và tiết kiệm, nguyên vật liệu lại tử tế. Nấu ăn mời khách ở nhà chú Bình Nguyên rất khổ, vì bếp làm đúng theo kiểu Mỹ, tức là bếp mở, thông luôn với phòng khách. Vì vậy bất cứ xào nấu gì là cả nhà cũng mùi um cả lên, nhiều khi mùi thơm cũng thành mùi khó chịu. Khách đến nhà mà mùi thức ăn bay khắp nơi thì còn gì là lịch sự. Thế nên muốn chế biến món gì cũng phải đảm bảo ko mùi.

Ăn uống nhiệt tình xong ông bác sĩ gật gù nói với bố chú rằng ông ấy cứ tưởng mẹ chú chỉ là một spoiled brat, chỉ giỏi ăn chơi và tiêu tiền, không ngờ mẹ chú nấu ăn ngon như vậy, làm bố chú cứ nở hết cả mũi, luôn miệng nhắc đi nhắc lại với ông ấy bằng tiếng Ý “tôi chọn vợ có giỏi ko”.

Thế mà chỉ mới có mấy năm trước, lúc mẹ chú bảo là mẹ chú sẽ đi nấu ăn, bố chú bỏ tờ báo xuống trợn tròn mắt “em đùa đấy à?”.

Còn một lần khác lại diễn ra một đoạn hội thoại như sau:

Vợ: anh này, đường đến trái tim người đàn ông đi qua dạ dày nhỉ

Chồng (mải mê đọc báo): không, anh yêu em còn gì, em ko nhớ à?

Vợ (cáu): anh tưởng anh hài hước lắm à

Còn chưa kể hồi mới lấy nhau, được một tối vợ nằm còng queo ko thấy buôn điện thoại, nhắn tin hay lượn phố cùng bạn bè, chồng mới khiêm nhường đề nghị là hay mình nấu ăn ở nhà. Vợ nhanh nhảu bảo chồng cứ để vợ nấu cho, rồi cắp rổ ra vườn hái rau. Gọi là vườn cho oai chứ thực ra chỉ là mấy chậu cây cảnh để bên bể bơi. Không biết có phải tại bác gác cổng tháng nào cũng cho hoá chất vào bể bơi rồi lại dùng nước đó tưới cây ko mà mấy chậu cây cảnh cứ oặt ẹo. Cô giúp việc thấy mấy cây cảnh sắp tiêu nên mới tranh thủ lấy chỗ trồng rau húng. Thế nên mới có cái cảnh vợ cắp rổ ra vườn hái rau.

Trước khi ra vườn vợ đã kịp nhắn tin cho mấy cô bạn ruột “tớ đang cắp rổ ra vườn hái rau để nấu ăn tối cho chồng tớ”. Hồi đấy bạn bè nhiều, nhất cử nhất động đều báo cáo nhau như thế cả. Ví dụ, hôm nay tao mua được cái quần bò 50,000đ, hoặc con mèo nhà anh đi đâu mất tiêu mấy hôm nay em ạ, vv và vv

Tiếp chuyện ra vườn hái rau, ra đến nơi thì ôi thôi, bụi rau thơm nhớ rõ ràng là lần trước nhìn vẫn thấy tốt um mà giờ biến đâu mất. Gọi bác gác cổng ra hỏi, bác ấy ngửa mặt lên trời cười mà than rằng “Bà Susanne bà ấy ko trồng nữa vì mùa này nó tự rụi hết cả”. Lại phải chú thích là bà Susanne thực ra tên tục là Thêm, Trần Thị Thêm, nói tiếng Pháp như gió, phải tự lấy cho mình một cái tên ngoại quốc chắc vì Them tiếng Anh lại có nghĩa là “họ”, bọn nước ngoài nó cứ lẫn lộn, ko gọi là Mít xờ Thêm mà lại cứ gọi là Dâm nên thôi tự gọi Susanne, hay Suzane, vv, cho nó tiện.

Thế là lại cắp rổ đi vào, sau khi buôn với bác gác cổng một lúc. Chứ chả nhẽ đi ra lại đi vào ngay.

Vào đến nơi nhận được tận mấy tin nhắn của lũ bạn liền, đại loại toàn hỏi “thế nào, nấu món gì rồi”. Vì rằng hồi đó nghe chuyện G nấu ăn hầu hạ một thằng đàn ông thì nghe rất là hi hữu.

Đành phải soạn một tin nhắn đại ý “cô giúp việc đã bỏ chậu rau thơm, chả nấu được món gì nữa, ko phải lỗi tại tớ”.

Thế là lại gọi đồ ăn từ ngoài vào cho tiện. Bọn nhà hàng nghe tên thì vâng vâng, chị G chứ gì ạ, vâng vâng, để em bảo anh Tú (tức là anh đầu bếp) chuẩn bị ngay cho chị. Chúng nó cũng ko cần hỏi nhà ở đâu hay chị muốn món ăn chế biến thế nào, vì chúng nó còn lạ gì. Vỡ giấc mộng chồng đang ngồi mải mê đọc báo hoặc Internet chợt mùi xào nấu thơm nhức mũi từ cánh cửa bếp đóng im ỉm len lỏi bay ra, buộc phải bỏ tờ báo hoặc vi tính để chạy vào bếp xin ăn…

Vv và vv.

Friday, September 21, 2007

Đi chơi công viên

Thứ bảy. Bố Bình Nguyên vẫn phải đi làm, cống hiến tài hèn sức mọn cho nước Cộng Hoà Italia. Tuần sau có một bộ trưởng đến thăm nên kể cả là cuối tuần 3 nhà ngoại giao của lãnh sự quán vẫn phải đi làm như thường. Mẹ chú Bình Nguyên cho chú ra công viên chơi. Chị giúp việc béo quay nhưng huyết áp thấp thấy cơm đùm cơm nắm, mang theo cả hai quả trứng luộc đề phòng tụt huyết áp. Chú Bình Nguyên đợi mẹ và chị giúp việc chuẩn bị hành trang, sốt ruột quá chú tự đi lấy dép của chú, sau khi xỏ dép rồi thì chú lại mang cả đôi giày thể thao của chị giúp việc ra để sẵn ở dưới chân chị ấy. Hợp tác đến thế là cùng.
Trời đẹp ghê, ko hẳn nắng, chỉ hưng hửng sáng, gió phe phẩy, sân chơi đầy trẻ con. Chú Bình Nguyên sung sướng chạy loạn xạ. Nhìn bọn trẻ con bằng tuổi chú béo mũm mĩm mà mẹ chú thấy thèm thèm, mặc dù chiều cao có khi chú còn nhỉnh hơn bọn nó, nhưng tay chân thì có khi chỉ to bằng nửa. Chú Bình Nguyên chạy lung tung, mặt ngửa lên trời, ngực ưỡn ra trước, hai tay choãi ra sau như chim cánh cụt, thế là va luôn vào một cô bé cũng đang tí tởn chạy ngược chiều, trán binh vào nhau, may ko đứa nào khóc, chỉ kêu hị hị xoa xoa trán. Để dạy chú Bình Nguyên leo trèo mẹ chú chân tay lóng ngóng cũng phải trèo làm mẫu cho chú. Khổ nỗi chú cứ bắt mẹ trèo lên tụt xuống cái bức tường tập trèo mười mấy bận, chóng cả mặt.
Đang chơi vui thì trời tự dưng đổ mưa. Đúng là được buổi đi công viên. Chị giúp việc trời nắng cũng nhức đầu, trời râm cũng nhức đầu, trời mưa thì lại càng nhức đầu tợn. Thế nên chị ấy chất nghệ gặp trời mưa đội cái ba lô lên đầu chạy quáng quàng tránh mưa.
Bắt xe về nhà. Trời vẫn mưa mưa. Ăn trưa xong chui vào chăn ngủ một giấc cho sướng. Chú Bình Nguyên chạy nhảy leo trèo cả buổi sáng nên mệt quá, ăn một bụng rồi lăn ra ngáy khò khò. Cứ đụng vào chú thì chú lại hết ngáy, thả ra thì mấy giây sau lại khò khò.
Trong thời gian đó thì bố chú đang lọ mọ ở văn phòng. Tí nữa về thể nào cũng được nghe bài ca muôn thuở ôi mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Mẹ chú đọc được vị rồi nên thấy bố chú ló khuôn mặt ỉu xìu như bánh đa ngâm nước về là mẹ chú lại hỏi "lại mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần rồi phải ko?", bố chú gật đầu vẻ thiểu não. Mẹ chú lại tự bình luận một câu "mình đúng là vợ hiền, đọc được cả ý nghĩ của chồng", thì bố chú lại gắt um lên "có nói được câu nào tử tế một tí ko".

Đi chơi công viên

Thứ bảy. Bố Bình Nguyên vẫn phải đi làm, cống hiến tài hèn sức mọn cho nước Cộng Hoà Italia. Tuần sau có một bộ trưởng đến thăm nên kể cả là cuối tuần 3 nhà ngoại giao của lãnh sự quán vẫn phải đi làm như thường. Mẹ chú Bình Nguyên cho chú ra công viên chơi. Chị giúp việc béo quay nhưng huyết áp thấp thấy cơm đùm cơm nắm, mang theo cả hai quả trứng luộc đề phòng tụt huyết áp. Chú Bình Nguyên đợi mẹ và chị giúp việc chuẩn bị hành trang, sốt ruột quá chú tự đi lấy dép của chú, sau khi xỏ dép rồi thì chú lại mang cả đôi giày thể thao của chị giúp việc ra để sẵn ở dưới chân chị ấy. Hợp tác đến thế là cùng.
Trời đẹp ghê, ko hẳn nắng, chỉ hưng hửng sáng, gió phe phẩy, sân chơi đầy trẻ con. Chú Bình Nguyên sung sướng chạy loạn xạ. Nhìn bọn trẻ con bằng tuổi chú béo mũm mĩm mà mẹ chú thấy thèm thèm, mặc dù chiều cao có khi chú còn nhỉnh hơn bọn nó, nhưng tay chân thì có khi chỉ to bằng nửa. Chú Bình Nguyên chạy lung tung, mặt ngửa lên trời, ngực ưỡn ra trước, hai tay choãi ra sau như chim cánh cụt, thế là va luôn vào một cô bé cũng đang tí tởn chạy ngược chiều, trán binh vào nhau, may ko đứa nào khóc, chỉ kêu hị hị xoa xoa trán. Để dạy chú Bình Nguyên leo trèo mẹ chú chân tay lóng ngóng cũng phải trèo làm mẫu cho chú. Khổ nỗi chú cứ bắt mẹ trèo lên tụt xuống cái bức tường tập trèo mười mấy bận, chóng cả mặt.
Đang chơi vui thì trời tự dưng đổ mưa. Đúng là được buổi đi công viên. Chị giúp việc trời nắng cũng nhức đầu, trời râm cũng nhức đầu, trời mưa thì lại càng nhức đầu tợn. Thế nên chị ấy chất nghệ gặp trời mưa đội cái ba lô lên đầu chạy quáng quàng tránh mưa.
Bắt xe về nhà. Trời vẫn mưa mưa. Ăn trưa xong chui vào chăn ngủ một giấc cho sướng. Chú Bình Nguyên chạy nhảy leo trèo cả buổi sáng nên mệt quá, ăn một bụng rồi lăn ra ngáy khò khò. Cứ đụng vào chú thì chú lại hết ngáy, thả ra thì mấy giây sau lại khò khò.
Trong thời gian đó thì bố chú đang lọ mọ ở văn phòng. Tí nữa về thể nào cũng được nghe bài ca muôn thuở ôi mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Mẹ chú đọc được vị rồi nên thấy bố chú ló khuôn mặt ỉu xìu như bánh đa ngâm nước về là mẹ chú lại hỏi "lại mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần rồi phải ko?", bố chú gật đầu vẻ thiểu não. Mẹ chú lại tự bình luận một câu "mình đúng là vợ hiền, đọc được cả ý nghĩ của chồng", thì bố chú lại gắt um lên "có nói được câu nào tử tế một tí ko".

Đi xem biểu diễn thời trang

Tối qua đi xem biểu diễn thời trang. Đấy là một buổi biểu diễn có quy mô khách mời rất nhỏ, ko bán vé. Đại loại runway chạy hình chữ thập, kết thúc bằng bục cao, các bàn của khách mời xếp dọc theo runway, cách người mẫu chỉ vài chục cm, thực khách tha hồ mãn nhãn.

Mẹ chú Bình Nguyên hơi xấu hổ khi bước vào, vì bà con ăn mặc rất lộng lẫy cho ra dáng đi xem thời trang, mẹ chú lại mặc quần bò. Khi đi dự những sự kiện này mà ko nắm kỹ phần dress code thì chắc chắn là sẽ bị hố, vì mặc trang trọng quá hay ko trang trọng đủ đều vô duyên như nhau cả.

Nhưng mà buổi biểu diễn thì cũng vô duyên chả kém. Thực khách được mời vào bàn từ sớm, ngồi chuyện trò ăn uống rôm rả cả tiếng ko thấy chuyện gì xảy ra. Đèn nháy lên nháy xuống mấy lần mới thấy bắt đầu. Thoắt một cái đã thấy mấy chục cô người mẫu trong phục trang trắng bốp bờ lờ đứng sừng sững trên bục, cao như những chiếc cột nhà. Các cô đứng như vậy rất lâu. Thực khách tha hồ giương mắt ngắm nghía bình phẩm. Hình như bị đứng lâu quá có cô có khuôn mặt rất giống Gisele Bundchen nhưng thân hình xấu hơn nhiều còn bĩu cả môi mặt đầy vẻ hờn dỗi. Có cô còn ngó mẹ chú Bình Nguyên lom lom rồi nhe răng cười, làm mẹ chú Bình Nguyên cũng phải bật cười.

Cuối cùng rồi thì nhạc cũng nổi lên, các cô bắt đầu đi lại. Người mẫu trong ảnh cô nào cũng long lanh ấn tượng, nhưng ở ngoài đời thì khó thương được cô nào, trừ khi phải là người mẫu cực nổi. Tóm lại, ở nhà thì cứ cao và ko béo là đi làm người mẫu, chân vòng kiềng chân hoa gấm vẫn người mẫu như thường, có khi cánh báo chí hài hước còn tôn làm vơ đét. Ở nước ngoài cũng thế ạ. Cứ cô nào thật cao thật gầy thì đi làm người mẫu. Được cái là dù ngực có phẳng mông có phẳng, xương hông hai bên nhô cả lên thì dù sao chân cẳng cũng ko có nốt muỗi đốt hay sẹo siếc gì như ở nhà.

Các cô người mẫu ở đây cao thật. Mỗi cô ít nhất phải 1m8, đã cao lại gầy, lại đi giày cao cỡ 20 phân nên trông các cô cứ cao mỏi cổ. Lại nghĩ Bảo Hoà nhà mình sang bên này là thiệt rồi. Vì Bảo Hoà so với người mẫu VN còn ko cao, nói gì đến người mẫu quốc tế. Thiệt là vì ở nhà thì được xếp vào hàng người mẫu top, chứ sang đến đây thì chỉ làm người mẫu lót, báu gì cái nước Mỹ này. Chắc công ty mời Bảo Hoà chỉ muốn có khuôn mặt đại diện VN trong danh sách mẫu của mình nhỡ khi cần đến. Lại nghe một đứa bạn bên này chơi với Bảo Hoà kể dạo này Bảo Hoà gầy tong teo. Chắc phải giảm cân như vậy thì mới diễn được ở đây chứ ngày xưa trên sàn diễn trông Bảo Hoà cũng đường cong ra phết.

Lại nói chuyện đêm diễn tối qua. Các cô lượn qua lượn lại đủ 4 cạnh của hình chữ thập rồi biến mất. Tất cả diễn ra trong vòng khoảng 7 phút. Thực khách tưởng còn nữa nên cứ ngồi nghếch cổ lên chờ, đến tận khi ban tổ chức tiến ra cám ơn mọi người đã đến dự thì mới vỡ lẽ là à hoá ra chỉ có thế thôi đấy. Chưa kể tất cả các bộ mẫu trình diễn, nghe nói là nhà thiết kế này lừng danh lắm, mà xấu ỉn. Tệ hơn cả là cô nào cũng phải đội một mớ hoa giả trên đầu và đeo kính có gắn một con bướm.

Bố chú Bình Nguyên chưng hửng, quay sang bình luận với một cô ngồi cùng bàn “so it’s short and painless”. Cứ như là bình luận về một vụ tự tử. Cũng may mình ko phí thời gian trang điểm và thắng bộ.

Nghe đâu gần nửa triệu đô la tiêu vào tối đó, chỉ để ăn uống và trình diễn mẫu trong gần 10 phút. Đốt tiền. Với nửa triệu đô la này một dự án nhân đạo ở VN có thể cầm chừng thêm được một năm nữa. Đúng là người ăn ko hết người lần chẳng ra.

Đi xem biểu diễn thời trang

Tối qua đi xem biểu diễn thời trang. Đấy là một buổi biểu diễn có quy mô khách mời rất nhỏ, ko bán vé. Đại loại runway chạy hình chữ thập, kết thúc bằng bục cao, các bàn của khách mời xếp dọc theo runway, cách người mẫu chỉ vài chục cm, thực khách tha hồ mãn nhãn.

Mẹ chú Bình Nguyên hơi xấu hổ khi bước vào, vì bà con ăn mặc rất lộng lẫy cho ra dáng đi xem thời trang, mẹ chú lại mặc quần bò. Khi đi dự những sự kiện này mà ko nắm kỹ phần dress code thì chắc chắn là sẽ bị hố, vì mặc trang trọng quá hay ko trang trọng đủ đều vô duyên như nhau cả.

Nhưng mà buổi biểu diễn thì cũng vô duyên chả kém. Thực khách được mời vào bàn từ sớm, ngồi chuyện trò ăn uống rôm rả cả tiếng ko thấy chuyện gì xảy ra. Đèn nháy lên nháy xuống mấy lần mới thấy bắt đầu. Thoắt một cái đã thấy mấy chục cô người mẫu trong phục trang trắng bốp bờ lờ đứng sừng sững trên bục, cao như những chiếc cột nhà. Các cô đứng như vậy rất lâu. Thực khách tha hồ giương mắt ngắm nghía bình phẩm. Hình như bị đứng lâu quá có cô có khuôn mặt rất giống Gisele Bundchen nhưng thân hình xấu hơn nhiều còn bĩu cả môi mặt đầy vẻ hờn dỗi. Có cô còn ngó mẹ chú Bình Nguyên lom lom rồi nhe răng cười, làm mẹ chú Bình Nguyên cũng phải bật cười.

Cuối cùng rồi thì nhạc cũng nổi lên, các cô bắt đầu đi lại. Người mẫu trong ảnh cô nào cũng long lanh ấn tượng, nhưng ở ngoài đời thì khó thương được cô nào, trừ khi phải là người mẫu cực nổi. Tóm lại, ở nhà thì cứ cao và ko béo là đi làm người mẫu, chân vòng kiềng chân hoa gấm vẫn người mẫu như thường, có khi cánh báo chí hài hước còn tôn làm vơ đét. Ở nước ngoài cũng thế ạ. Cứ cô nào thật cao thật gầy thì đi làm người mẫu. Được cái là dù ngực có phẳng mông có phẳng, xương hông hai bên nhô cả lên thì dù sao chân cẳng cũng ko có nốt muỗi đốt hay sẹo siếc gì như ở nhà.

Các cô người mẫu ở đây cao thật. Mỗi cô ít nhất phải 1m8, đã cao lại gầy, lại đi giày cao cỡ 20 phân nên trông các cô cứ cao mỏi cổ. Lại nghĩ Bảo Hoà nhà mình sang bên này là thiệt rồi. Vì Bảo Hoà so với người mẫu VN còn ko cao, nói gì đến người mẫu quốc tế. Thiệt là vì ở nhà thì được xếp vào hàng người mẫu top, chứ sang đến đây thì chỉ làm người mẫu lót, báu gì cái nước Mỹ này. Chắc công ty mời Bảo Hoà chỉ muốn có khuôn mặt đại diện VN trong danh sách mẫu của mình nhỡ khi cần đến. Lại nghe một đứa bạn bên này chơi với Bảo Hoà kể dạo này Bảo Hoà gầy tong teo. Chắc phải giảm cân như vậy thì mới diễn được ở đây chứ ngày xưa trên sàn diễn trông Bảo Hoà cũng đường cong ra phết.

Lại nói chuyện đêm diễn tối qua. Các cô lượn qua lượn lại đủ 4 cạnh của hình chữ thập rồi biến mất. Tất cả diễn ra trong vòng khoảng 7 phút. Thực khách tưởng còn nữa nên cứ ngồi nghếch cổ lên chờ, đến tận khi ban tổ chức tiến ra cám ơn mọi người đã đến dự thì mới vỡ lẽ là à hoá ra chỉ có thế thôi đấy. Chưa kể tất cả các bộ mẫu trình diễn, nghe nói là nhà thiết kế này lừng danh lắm, mà xấu ỉn. Tệ hơn cả là cô nào cũng phải đội một mớ hoa giả trên đầu và đeo kính có gắn một con bướm.

Bố chú Bình Nguyên chưng hửng, quay sang bình luận với một cô ngồi cùng bàn “so it’s short and painless”. Cứ như là bình luận về một vụ tự tử. Cũng may mình ko phí thời gian trang điểm và thắng bộ.

Nghe đâu gần nửa triệu đô la tiêu vào tối đó, chỉ để ăn uống và trình diễn mẫu trong gần 10 phút. Đốt tiền. Với nửa triệu đô la này một dự án nhân đạo ở VN có thể cầm chừng thêm được một năm nữa. Đúng là người ăn ko hết người lần chẳng ra.

Thursday, September 20, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 10)




Chú Bình Nguyên tính tình thực dụng, chú ko bỏ qua cái gì bao giờ.

Chú đang ngoạc mồm ra khóc ăn vạ, mẹ chú chìa ra trước mặt chú miếng dưa, chú nín bặt, há mồm xin, ăn xong chú lại khóc tiếp như ko có chuyện gì xảy ra.

Hôm qua chú đang lắc cái cổng chắn cầu thang, vừa lắc ầm ĩ vừa gào toáng lên papa để gọi bố chú xuống chơi cùng. Chú đang vừa lắc vừa hét thì mẹ chú lại cất giọng hát bài 3 con lợn. Nghe thấy mẹ hát chú vội vàng dừng lại nhảy, chân chú nhún nhảy và tay chú khuỳnh khuỳnh sang hai bên, đầu chú lắc lắc. Mẹ hát xong chú mới thôi nhảy, lại túm cái cánh cổng lắc loảng xoảng và lại gọi papa inh ỏi như ko có chuyện gì xảy ra.

Chú trêu chị giúp việc mới làm chị ấy cứ kêu trời kêu đất. Chú chạy vòng quanh, chú sờ tóc, chú sờ má làm chị ấy cứ cười khanh khách. Có hôm thấy chị ấy đang ngồi xổm, thu lu trên nền nhà, chú lén chạy ra phía sau đẩy vào lưng làm chị ấy kêu ầm ĩ, chúi ra phía trước. Chú thích chí lắm cười sằng sặc. Chị ấy đuổi theo chú, chú cong đít chạy trốn, nhưng chỉ chạy được vài bước là chú ngã cái hự.

Tối nọ chú lên cơn nghịch. Sắp đến giờ đi ngủ mà chú như hoá rồ. Chú cứ xoay vòng tròn trên sàn bếp, vừa xoay vừa hát, đến lúc chóng mặt thì chú đâm tứ tung vào thùng rác, vào cánh tủ, vào máy rửa bát, rồi ngã phệt ra, mặt nghệt nghệt, lảo đảo ra ôm cổ chị giúp việc. Rồi chú ra cầm tay mọi người rủ rê xoay vòng tròn hát bài Giro giro tondo với chú. Hát được 3 lần thì mẹ chú đầu hàng, khổ thân bố chú và chị giúp việc cứ phải nắm tay nhau đi vòng tròn với chú, dừng lại là chú khóc. Cuối cùng bố chú quyết định cho chú đi tắm để chú bình tĩnh lại.

Bây giờ chú nhìn xe Porsche cực kỳ thiện nghệ. Đi ngoài đường có cái Porsche nào là chú phát hiện ngay, hét toáng lên car papa, giỏi thế cơ chứ. Ở nhà chú cứ suốt ngày ra nắm tay mẹ lôi, vẻ rất rủ rê nhờ vả. Ý chú là nhờ mẹ chú ra lấy sách Porsche bố chú để trên giá sách cao xuống cho chú đọc. Mẹ chú đứng lên vẻ ưng thuận một cái là chú kéo mẹ xềnh xệch ra tận chỗ giá sách, tay chỉ chỉ vào quyển mà chú muốn xem. Lấy cho chú một cái là chú khệ nệ ôm quyển sách vào bếp, ngồi bệt xuống đất xem say sưa.

Ngày ngày chị giúp việc mang chú ra ngoài đường đi dạo. Nói là đi dạo cho oai chứ hai bác cháu nắm tay nhau khư khư đi vòng quanh mấy toà nhà rồi đi về. Thế nên cứ đến chiều, chị giúp việc bảo “Ale ơi đi chơi đi” là chú chạy vào phòng chú vác dép ra, được xỏ dép vào một cái là chú chạy ra đứng sẵn ở cửa đợi.

Khổ cái nhà này, giúp việc nào cũng một là huyết áp cao hai là huyết áp thấp, nhưng huyết áp cao hay thấp thì cũng béo như nhau, vừa lùn vừa béo. Béo thì lại phải ăn kiêng. Ăn kiêng cũng ko hết béo nên phải tập cả thể dục. Chị giúp việc cũ cứ nằm lăn trong phòng khách, hở cả rốn, giơ chân lên tập. Chắc từ cửa sổ nhà đối diện hàng xóm nhìn thấy hết, tưởng là mình thì nguy, thế nên cứ phải ý tứ nhắc là nếu chị tập thể dục thì kéo cái rèm lại cho em nhờ. Chị giúp việc này cũng tập ở trong phòng khách. Nhưng theo lời chị ấy thì chị ấy ko nằm huơ chân lên mà chỉ đứng lên ngồi xuống giơ tay cúi người mà thôi. Quả thế thật, vì chỉ sau mấy hôm thì chú Bình Nguyên làm động tác y hệt. Cánh tay ngắn cũn chú giơ lên ko quá đầu, rồi chú cúi xuống nhưng tay cũng ko chạm đất, rồi chú uốn sang phải, rồi chú lại uốn sang trái. Mẹ chú mới đầu chẳng hiểu ra sao, mãi sau chị giúp việc mới thú nhận là hàng ngày khi chị ấy tập trong phòng khách thì chú cũng tập theo cùng. Chán hẳn đấy.

Cách đây 2 hôm mẹ chú Bình Nguyên mời khách đến ăn tối. Chú Bình Nguyên cũng đòi nằng nặc ngồi lên ghế như người lớn, cằm chạm đúng vào bàn ăn, nhô được mỗi cái mặt lên khỏi bàn, nhìn lơ láo. Chỉ vừa rời mắt khỏi chú có mấy giây để hướng dẫn chị giúp việc tiếp đồ ăn cho khách thôi mà chú đã với tay lấy được ly rượu của khách, đưa lên mồm cắn vỡ tan. Bố chú hấp tấp móc trong mồm chú ra được 3 mảnh vỡ, chị giúp việc thì cứ loay hoay lắp 3 mảnh vỡ vào xem còn thiếu mảnh nào không. Môi chú chảy máu còn mồm chú cứ mím chặt. Theo dõi hai ngày nay rồi ko thấy biểu hiện lạ nào mới dám thở phào nhẹ nhõm. Được phen hú hồn với chú. Nhưng hết phen này thì lại đến phen khác thôi. Cứ may đến đâu biết đến đấy vậy.
Mang chú đến Gymboree. Con thiên hạ phúng phính, cánh tay chúng bằng cả cái đùi chú, mặt mũi ngây thơ. Con mình dài ngoẵng, gầy nhẳng, mặt già câng, trông cứ như thằng bé mấy tuổi. Không hiểu là giống ai.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 10)




Chú Bình Nguyên tính tình thực dụng, chú ko bỏ qua cái gì bao giờ.

Chú đang ngoạc mồm ra khóc ăn vạ, mẹ chú chìa ra trước mặt chú miếng dưa, chú nín bặt, há mồm xin, ăn xong chú lại khóc tiếp như ko có chuyện gì xảy ra.

Hôm qua chú đang lắc cái cổng chắn cầu thang, vừa lắc ầm ĩ vừa gào toáng lên papa để gọi bố chú xuống chơi cùng. Chú đang vừa lắc vừa hét thì mẹ chú lại cất giọng hát bài 3 con lợn. Nghe thấy mẹ hát chú vội vàng dừng lại nhảy, chân chú nhún nhảy và tay chú khuỳnh khuỳnh sang hai bên, đầu chú lắc lắc. Mẹ hát xong chú mới thôi nhảy, lại túm cái cánh cổng lắc loảng xoảng và lại gọi papa inh ỏi như ko có chuyện gì xảy ra.

Chú trêu chị giúp việc mới làm chị ấy cứ kêu trời kêu đất. Chú chạy vòng quanh, chú sờ tóc, chú sờ má làm chị ấy cứ cười khanh khách. Có hôm thấy chị ấy đang ngồi xổm, thu lu trên nền nhà, chú lén chạy ra phía sau đẩy vào lưng làm chị ấy kêu ầm ĩ, chúi ra phía trước. Chú thích chí lắm cười sằng sặc. Chị ấy đuổi theo chú, chú cong đít chạy trốn, nhưng chỉ chạy được vài bước là chú ngã cái hự.

Tối nọ chú lên cơn nghịch. Sắp đến giờ đi ngủ mà chú như hoá rồ. Chú cứ xoay vòng tròn trên sàn bếp, vừa xoay vừa hát, đến lúc chóng mặt thì chú đâm tứ tung vào thùng rác, vào cánh tủ, vào máy rửa bát, rồi ngã phệt ra, mặt nghệt nghệt, lảo đảo ra ôm cổ chị giúp việc. Rồi chú ra cầm tay mọi người rủ rê xoay vòng tròn hát bài Giro giro tondo với chú. Hát được 3 lần thì mẹ chú đầu hàng, khổ thân bố chú và chị giúp việc cứ phải nắm tay nhau đi vòng tròn với chú, dừng lại là chú khóc. Cuối cùng bố chú quyết định cho chú đi tắm để chú bình tĩnh lại.

Bây giờ chú nhìn xe Porsche cực kỳ thiện nghệ. Đi ngoài đường có cái Porsche nào là chú phát hiện ngay, hét toáng lên car papa, giỏi thế cơ chứ. Ở nhà chú cứ suốt ngày ra nắm tay mẹ lôi, vẻ rất rủ rê nhờ vả. Ý chú là nhờ mẹ chú ra lấy sách Porsche bố chú để trên giá sách cao xuống cho chú đọc. Mẹ chú đứng lên vẻ ưng thuận một cái là chú kéo mẹ xềnh xệch ra tận chỗ giá sách, tay chỉ chỉ vào quyển mà chú muốn xem. Lấy cho chú một cái là chú khệ nệ ôm quyển sách vào bếp, ngồi bệt xuống đất xem say sưa.

Ngày ngày chị giúp việc mang chú ra ngoài đường đi dạo. Nói là đi dạo cho oai chứ hai bác cháu nắm tay nhau khư khư đi vòng quanh mấy toà nhà rồi đi về. Thế nên cứ đến chiều, chị giúp việc bảo “Ale ơi đi chơi đi” là chú chạy vào phòng chú vác dép ra, được xỏ dép vào một cái là chú chạy ra đứng sẵn ở cửa đợi.

Khổ cái nhà này, giúp việc nào cũng một là huyết áp cao hai là huyết áp thấp, nhưng huyết áp cao hay thấp thì cũng béo như nhau, vừa lùn vừa béo. Béo thì lại phải ăn kiêng. Ăn kiêng cũng ko hết béo nên phải tập cả thể dục. Chị giúp việc cũ cứ nằm lăn trong phòng khách, hở cả rốn, giơ chân lên tập. Chắc từ cửa sổ nhà đối diện hàng xóm nhìn thấy hết, tưởng là mình thì nguy, thế nên cứ phải ý tứ nhắc là nếu chị tập thể dục thì kéo cái rèm lại cho em nhờ. Chị giúp việc này cũng tập ở trong phòng khách. Nhưng theo lời chị ấy thì chị ấy ko nằm huơ chân lên mà chỉ đứng lên ngồi xuống giơ tay cúi người mà thôi. Quả thế thật, vì chỉ sau mấy hôm thì chú Bình Nguyên làm động tác y hệt. Cánh tay ngắn cũn chú giơ lên ko quá đầu, rồi chú cúi xuống nhưng tay cũng ko chạm đất, rồi chú uốn sang phải, rồi chú lại uốn sang trái. Mẹ chú mới đầu chẳng hiểu ra sao, mãi sau chị giúp việc mới thú nhận là hàng ngày khi chị ấy tập trong phòng khách thì chú cũng tập theo cùng. Chán hẳn đấy.

Cách đây 2 hôm mẹ chú Bình Nguyên mời khách đến ăn tối. Chú Bình Nguyên cũng đòi nằng nặc ngồi lên ghế như người lớn, cằm chạm đúng vào bàn ăn, nhô được mỗi cái mặt lên khỏi bàn, nhìn lơ láo. Chỉ vừa rời mắt khỏi chú có mấy giây để hướng dẫn chị giúp việc tiếp đồ ăn cho khách thôi mà chú đã với tay lấy được ly rượu của khách, đưa lên mồm cắn vỡ tan. Bố chú hấp tấp móc trong mồm chú ra được 3 mảnh vỡ, chị giúp việc thì cứ loay hoay lắp 3 mảnh vỡ vào xem còn thiếu mảnh nào không. Môi chú chảy máu còn mồm chú cứ mím chặt. Theo dõi hai ngày nay rồi ko thấy biểu hiện lạ nào mới dám thở phào nhẹ nhõm. Được phen hú hồn với chú. Nhưng hết phen này thì lại đến phen khác thôi. Cứ may đến đâu biết đến đấy vậy.
Mang chú đến Gymboree. Con thiên hạ phúng phính, cánh tay chúng bằng cả cái đùi chú, mặt mũi ngây thơ. Con mình dài ngoẵng, gầy nhẳng, mặt già câng, trông cứ như thằng bé mấy tuổi. Không hiểu là giống ai.

Tuesday, September 18, 2007

Lại thèm!!!

NY vào thu rồi, lá trên cây đã bắt đầu khô. Chỉ khoảng vài tuần nữa là công viên sẽ ngập trong màu vàng chói lọi và những lối đi cũng trải dầy một thảm lá vàng.

Trời đã se lạnh rồi. Ngày vẫn nắng nhưng đi ra ngoài đã phải mặc áo len. Những cơn gió mùa thu hanh hao se môi, tóc cũng dễ rối hơn.

Thực ra là cũng chẳng “mông thợ” gì đâu. Tự dưng có mấy dòng mông thợ ở trên là do trời trở lạnh nên thèm ăn bánh mỳ patê. Thèm mua được cái bánh mỳ kiểu Việt Nam làm điêu mỏng toẹt toàn bột nở, nhưng thế nướng lên mới dòn, chứ cho lắm bột mỳ thì ăn dày bình bịch chỉ tổ khát nước. Thèm cái vị dai dai và ngậy ngậy thơm thơm của xúc xích và thịt mỡ thái mỏng gió thổi bay được. Patê xắt lát lấy cả lớp mỡ phủ, cho vào một cái nồi con con tráng tí mỡ để lên bếp lò, đun cho thành nóng nóng, vừa thơm vừa bùi, lấy thìa phết vào bánh mỳ, lại xin thêm tí ruốc cho có vị đậm đà. Quên mất, phải rưới một tí tương ớt cay xé lưỡi cho vừa ăn vừa xuýt xoa, cho thêm ít rau mùi cho cảnh vẻ. Không ăn dưa chuột, mất thời gian, lắm khi vớ phải dưa chuột đắng nghét thì phí cả cái bánh mỳ nhồi căng.

Tớ đã rất mê mẩn một cửa hàng nho nhỏ bán bánh mỳ patê trong chợ Tam Đa trên đường Hoàng Hoa Thám. Mỗi tội bà bán hàng rất mải chơi. Nhiều khi đến mà ngồi đợi dài cổ vì bà ấy còn mải đi buôn chuyện chưa về. Mãi đến lúc bà ấy te tái chạy về thì mới phát hiện là hoá ra từ nãy tới giờ bà ấy ngồi buôn chuyện ở ngay hiệu may bên cạnh. Nhiều khi bà ấy còn điều cả thằng con đeo kính cận dày cộp ra bán hộ. Được cái thằng cu này hiền, bảo cho thêm cái gì nó cũng ngoan ngoãn làm theo chả cãi câu nào. Patê của hàng bà này rất ngon, nhất là khi đun nóng lên, ăn đứt Nguyên Sinh, Phúc, rồi những gỉ những gì toàn cửa hiệu to vật vã.

Hồi còn đi học tớ hay đến nhà một con bạn nằm chơi. Đúng theo nghĩa đen là nằm chơi, vì đến một cái là tiến thẳng vào buồng trong nhà nó, trèo lên cái giường của nó, nằm khểnh ra buôn chuyện từ sáng đến trưa, nghỉ giải lao một tí ăn trưa cơm mẹ nó nấu, rồi lại nằm khểnh buôn chuyện từ trưa đến xế chiều, chiều tắt nắng thì dắt xe ra ngoài đường đèo nhau đi lượn, đến rủ con bạn nữa nổi tiếng chậm chạp. Chậm chạp là vì gọi điện cho nó từ 10h sáng rủ đi chơi, nó bảo nó rất bận, vì nó còn phải rửa bát và gội đầu. Lại hỏi thế bao lâu thì xong hai cái việc đấy, nó bảo đến 4h chiều thì xong. Ngất.

Trong quá trình đợi con bạn chậm chạp rửa bát và gội đầu trong 6 tiếng đồng hồ, tớ và con bạn kia khi nằm tán gẫu rôm rả, bất kể là đã ăn cơm trưa, vẫn thấy ngót bụng. Thế là hai chị lại lồm cồm bò dậy, đứa nọ hỏi đứa kia “ấy có tiền ko”, rồi hai đứa gom góp tiền đi mua bánh mỳ patê đun tít sâu trong ngõ nhà nó. Ngon ra phết, ko hiểu ngon thật hay nửa cái bánh mỳ mua bằng tiền cả hai đứa vét túi nên mới ngon thế. Nhiều hôm trời mưa tầm tã hai đứa vẫn đội nón rách đi mua, ướt lướt thướt, ngồi cạnh cái bếp lò ấm sực sưởi tay sưởi chân, nuốt nước bọt ừng ực và nhìn hau háu đợi chị bán hàng chuẩn bị bánh mỳ, mới thấy cái sự ăn uống cứ phải gian khổ thì mới ngon, chứ cứ nhà cao cửa rộng xênh xang sạch sẽ lại thấy nhạt. Chả thế mà ăn phở cứ phải lê trên vỉa hè, xếp hàng dằng dặc, rồi mồ hôi nhễ nhại bê được bát phở len vào một góc ngồi ăn, cứ phải vừa ăn vừa thế thủ ko thì ăn cùi chỏ của thằng bên cạnh, thì mới thấy không khí.

Lại nói chuyện ăn phở, cũng đến xấu hổ với con bạn. Chúng tớ có một hàng phở quen trên đường Đội Cấn, ko hẳn là ngon xuất sắc nhưng gần nhà con bạn chậm chạp, nên hôm nào tụ tập ở nhà nó là thể nào cũng mò ra đấy. Anh bán hàng xởi lởi, gặp khách quen nên lại càng xởi lởi, mỗi tội anh ý chửi con anh ý thì thôi rồi, khách chỉ còn nước bịt tai vào mà ăn. Xấu hổ với con bạn là vì 3 chị con gái đến ngồi chỗm chệ gọi phở. Con bạn tớ giọng lanh lảnh, “anh ơi, cho em một bát phở vừa tái vừa chín vừa sốt vang nhiều bánh nhiều thịt nhiều hành nhiều nước”, chắc sợ bỏ qua chi tiết nào nên nó kết luận cho gọn, cũng lanh lảnh “tóm lại cái gì cũng nhiều anh ạ”, rồi mấy giây sau “à quên, anh đập cho em quả trứng”. Nhiều khi thực khách trong quán cứ trố mắt nhìn, làm tớ và con bạn chậm chạp thiếu điều độn thổ.

Thế mà giờ mình đã già chát thế này rồi. Híc!!!

Lại thèm!!!

NY vào thu rồi, lá trên cây đã bắt đầu khô. Chỉ khoảng vài tuần nữa là công viên sẽ ngập trong màu vàng chói lọi và những lối đi cũng trải dầy một thảm lá vàng.

Trời đã se lạnh rồi. Ngày vẫn nắng nhưng đi ra ngoài đã phải mặc áo len. Những cơn gió mùa thu hanh hao se môi, tóc cũng dễ rối hơn.

Thực ra là cũng chẳng “mông thợ” gì đâu. Tự dưng có mấy dòng mông thợ ở trên là do trời trở lạnh nên thèm ăn bánh mỳ patê. Thèm mua được cái bánh mỳ kiểu Việt Nam làm điêu mỏng toẹt toàn bột nở, nhưng thế nướng lên mới dòn, chứ cho lắm bột mỳ thì ăn dày bình bịch chỉ tổ khát nước. Thèm cái vị dai dai và ngậy ngậy thơm thơm của xúc xích và thịt mỡ thái mỏng gió thổi bay được. Patê xắt lát lấy cả lớp mỡ phủ, cho vào một cái nồi con con tráng tí mỡ để lên bếp lò, đun cho thành nóng nóng, vừa thơm vừa bùi, lấy thìa phết vào bánh mỳ, lại xin thêm tí ruốc cho có vị đậm đà. Quên mất, phải rưới một tí tương ớt cay xé lưỡi cho vừa ăn vừa xuýt xoa, cho thêm ít rau mùi cho cảnh vẻ. Không ăn dưa chuột, mất thời gian, lắm khi vớ phải dưa chuột đắng nghét thì phí cả cái bánh mỳ nhồi căng.

Tớ đã rất mê mẩn một cửa hàng nho nhỏ bán bánh mỳ patê trong chợ Tam Đa trên đường Hoàng Hoa Thám. Mỗi tội bà bán hàng rất mải chơi. Nhiều khi đến mà ngồi đợi dài cổ vì bà ấy còn mải đi buôn chuyện chưa về. Mãi đến lúc bà ấy te tái chạy về thì mới phát hiện là hoá ra từ nãy tới giờ bà ấy ngồi buôn chuyện ở ngay hiệu may bên cạnh. Nhiều khi bà ấy còn điều cả thằng con đeo kính cận dày cộp ra bán hộ. Được cái thằng cu này hiền, bảo cho thêm cái gì nó cũng ngoan ngoãn làm theo chả cãi câu nào. Patê của hàng bà này rất ngon, nhất là khi đun nóng lên, ăn đứt Nguyên Sinh, Phúc, rồi những gỉ những gì toàn cửa hiệu to vật vã.

Hồi còn đi học tớ hay đến nhà một con bạn nằm chơi. Đúng theo nghĩa đen là nằm chơi, vì đến một cái là tiến thẳng vào buồng trong nhà nó, trèo lên cái giường của nó, nằm khểnh ra buôn chuyện từ sáng đến trưa, nghỉ giải lao một tí ăn trưa cơm mẹ nó nấu, rồi lại nằm khểnh buôn chuyện từ trưa đến xế chiều, chiều tắt nắng thì dắt xe ra ngoài đường đèo nhau đi lượn, đến rủ con bạn nữa nổi tiếng chậm chạp. Chậm chạp là vì gọi điện cho nó từ 10h sáng rủ đi chơi, nó bảo nó rất bận, vì nó còn phải rửa bát và gội đầu. Lại hỏi thế bao lâu thì xong hai cái việc đấy, nó bảo đến 4h chiều thì xong. Ngất.

Trong quá trình đợi con bạn chậm chạp rửa bát và gội đầu trong 6 tiếng đồng hồ, tớ và con bạn kia khi nằm tán gẫu rôm rả, bất kể là đã ăn cơm trưa, vẫn thấy ngót bụng. Thế là hai chị lại lồm cồm bò dậy, đứa nọ hỏi đứa kia “ấy có tiền ko”, rồi hai đứa gom góp tiền đi mua bánh mỳ patê đun tít sâu trong ngõ nhà nó. Ngon ra phết, ko hiểu ngon thật hay nửa cái bánh mỳ mua bằng tiền cả hai đứa vét túi nên mới ngon thế. Nhiều hôm trời mưa tầm tã hai đứa vẫn đội nón rách đi mua, ướt lướt thướt, ngồi cạnh cái bếp lò ấm sực sưởi tay sưởi chân, nuốt nước bọt ừng ực và nhìn hau háu đợi chị bán hàng chuẩn bị bánh mỳ, mới thấy cái sự ăn uống cứ phải gian khổ thì mới ngon, chứ cứ nhà cao cửa rộng xênh xang sạch sẽ lại thấy nhạt. Chả thế mà ăn phở cứ phải lê trên vỉa hè, xếp hàng dằng dặc, rồi mồ hôi nhễ nhại bê được bát phở len vào một góc ngồi ăn, cứ phải vừa ăn vừa thế thủ ko thì ăn cùi chỏ của thằng bên cạnh, thì mới thấy không khí.

Lại nói chuyện ăn phở, cũng đến xấu hổ với con bạn. Chúng tớ có một hàng phở quen trên đường Đội Cấn, ko hẳn là ngon xuất sắc nhưng gần nhà con bạn chậm chạp, nên hôm nào tụ tập ở nhà nó là thể nào cũng mò ra đấy. Anh bán hàng xởi lởi, gặp khách quen nên lại càng xởi lởi, mỗi tội anh ý chửi con anh ý thì thôi rồi, khách chỉ còn nước bịt tai vào mà ăn. Xấu hổ với con bạn là vì 3 chị con gái đến ngồi chỗm chệ gọi phở. Con bạn tớ giọng lanh lảnh, “anh ơi, cho em một bát phở vừa tái vừa chín vừa sốt vang nhiều bánh nhiều thịt nhiều hành nhiều nước”, chắc sợ bỏ qua chi tiết nào nên nó kết luận cho gọn, cũng lanh lảnh “tóm lại cái gì cũng nhiều anh ạ”, rồi mấy giây sau “à quên, anh đập cho em quả trứng”. Nhiều khi thực khách trong quán cứ trố mắt nhìn, làm tớ và con bạn chậm chạp thiếu điều độn thổ.

Thế mà giờ mình đã già chát thế này rồi. Híc!!!

Toà nhà ko có toilet

Nhớ ngày xưa đọc ở đâu đó về thiết kế của 1 toà nhà 4 tầng ko có toilet được giải thưởng lớn như sau: tầng 1 là dành cho các em mẫu giáo, chúng ỉa vào bô; tầng 2 dành cho sinh viên, chúng làm gì có cái gì ăn mà ỉa; tầng 3 dành cho quan chức, chúng ỉa lên đầu dân; tầng 4 dành cho giới văn nghệ sĩ, chúng ỉa vào mồm nhau. Thế nên cái nhà này tuyệt đối là ko cần toilet.

Tớ đang muốn bàn đến cái tầng 4, bọn văn nghệ sĩ ỉa vào mồm nhau.

Không biết ở các nước khác ra sao, chứ đúng là văn nghệ sĩ ở Việt Nam ỉa vào mồm nhau xoen xoét thật. Tức là cứ ai có cái gì dù mới dù cũ dù hay dù dở thế nào cũng bị thằng nào đó ỉa vào mồm cái đã, phải trái tính sau.

Tớ không phải là văn nghệ sĩ nhưng tớ cũng phải bắt chước ỉa một cái mới được.

Ngày xưa có Hồ Xuân Hương gây sốc kiểu một trái trăng thu chính mõm mòm, nứt ra đôi mảnh hõm hòm hom, kể ra cũng chưa thấm gì. Hồ Xuân Hương giờ sống lại chắc phải vái các nữ nhà văn bây giờ cả nón.

Phụ nữ đòi quyền bình đẳng có khác. Bao nhiêu ấp ủ thầm kín bấy lâu giờ được các nhà văn nữ lôi ra nói tuốt tuồn tuột, vừa được tiếng cá tính vừa có khi lại thành best seller.

Mà sự đời lại trớ trêu là, không cấm thì còn đỡ, càng cấm chúng nó càng máu. Như kiểu đạo Hồi cấm uống rượu, mấy chú đạo Hồi lại máu uống rượu, lại toàn rượu mạnh, hơn bất kỳ thằng tây tự do uống rượu nào. Tương tự Do Thái cấm ăn thịt lợn (ko hiểu nếu thịt lợn được chế biến kiểu Kosher thì các chú có được ăn ko) . Đi ăn cùng cứ gọi thịt lợn là các chú Do Thái lắc đầu vẻ kinh tởm. Nhưng tình cờ một hôm vào nhà hàng (ở VN thì lấy đâu ra nhà hàng Kosher) lại gặp chú Do Thái nọ ngồi ngất ngưởng một mình trước đĩa thịt lợn. Mình tế nhị ko nói gì thì chú Do Thái này lại chữa ngượng bằng cách kể là chú Do Thái kia một hôm cũng bị chú Do Thái này bắt gặp ăn thịt lợn một mình. Tương tự ở Việt Nam, tại thuần phong mỹ tục nên tình dục là cái chuyện cấm kỵ bẩn thỉu. Đã thế được tháo cũi sổ lồng, bắt chước mấy trào lưu văn học thịnh hành ở TQ, mấy nhà văn nữ VN cũng tung ra một loạt truyện ngắn, ko viết được thì đi tìm dịch lại, đại loại quanh đi quẩn lại cũng toàn mấy cái chuyện chăn gối giường chiếu, kiểu nọ kiểu kia, cứ như là ước gì mình được chăn gối giường chiếu giống nhân vật mình đang viết/dịch thì có phải là thích bao nhiêu ko. Mấy nam nhà văn xách dép chạy theo cũng ko kịp.

Có nhà văn nữ gì gì, chả nhớ nổi tên, có cái chuyện ngắn gì gì mà có cô con dâu về quê nhà chồng ăn giỗ thì lại bị hồn ma của bố chồng cưỡng hiếp. Lần đầu thì cô sợ chết khiếp lần sau thì cô thích mê ấy. Chuyện gì của nhà văn gì tự dưng quên mất tên. Thấy bảo nào là nổi tiếng lắm, nào là trùm bóng, cũng cố gắng tìm đọc cho khỏi lạc hậu. Cứ cố suy diễn là truyện ngắn này muốn đả kích thực tế là ở VN người phụ nữ khi lập gia đình ko chỉ cưới một ông chồng mà còn phải cưới cả họ nhà chồng, sợ từ mẹ chồng chú chồng bác họ xa của chồng bắn đại bác ko tới, đến ngay cả con em chồng ranh con nứt mắt có khi thất học cũng có quyền e hèm soi mói mình. Ừ, nhưng nếu có tầng ý nghĩa như thế thì việc gì mà phải mô tả những pha chăn gối giường chiếu bạo liệt, đến cuối cùng thì nhân vật nữ phải lột tung cả áo ra để mà thách thức, ko hiểu thách thức ai, hình như thách thức ruộng ngô, nơi linh hồn bố chồng môi mỏng đanh ác đang lởn vởn vv và vv.

Lại có nhà văn nữ cũng chuyên dịch các truyện ngắn chủ đề chăn gối giường chiếu như trên từ văn học TQ, Đài Loan, vv và vv. Quanh đi quẩn lại thì cũng là sau khi chăn gối giường chiếu chán chê với người tình thì một là nó bỏ đi (ko rõ lý do) hai là mình bỏ đi (vì vẫn cảm thấy cô độc ngay cả khi có đôi), hoặc là một thằng có tiền thuê cave về ngủ cho sướng, dài hạn hoặc ngắn hạn. Trong hầu hết các trường hợp ngủ xong rồi quên, nhưng cũng có một số trường hợp chính ra là lấy nhau nhưng ko lấy được vì em chỉ là con đĩ. Quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ có từng đấy, những dòng văn sống sượng và trơ như mõ.

Lại nghĩ, những tác phẩm văn học để đời với thế giới, những Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Thằng cười, Anna Karenina, vv cũng toàn về tình yêu trai gái và tình cảm hoặc bi kịch giữa người với người, mà chẳng phải dùng một dòng về mấy cái chuyện chăn gối giường chiếu rẻ tiền kia để câu khách, mà vẫn lay động lòng người. Đây chăn gối giường chiếu cho lắm vào mà cũng chỉ để đọc một lần rồi quên, chưa kể nhiều khi người đọc còn phải nhăn mặt vì phản cảm.

Không biết điên tình có phải là một tên bệnh trong y học hay ko…

Toà nhà ko có toilet

Nhớ ngày xưa đọc ở đâu đó về thiết kế của 1 toà nhà 4 tầng ko có toilet được giải thưởng lớn như sau: tầng 1 là dành cho các em mẫu giáo, chúng ỉa vào bô; tầng 2 dành cho sinh viên, chúng làm gì có cái gì ăn mà ỉa; tầng 3 dành cho quan chức, chúng ỉa lên đầu dân; tầng 4 dành cho giới văn nghệ sĩ, chúng ỉa vào mồm nhau. Thế nên cái nhà này tuyệt đối là ko cần toilet.

Tớ đang muốn bàn đến cái tầng 4, bọn văn nghệ sĩ ỉa vào mồm nhau.

Không biết ở các nước khác ra sao, chứ đúng là văn nghệ sĩ ở Việt Nam ỉa vào mồm nhau xoen xoét thật. Tức là cứ ai có cái gì dù mới dù cũ dù hay dù dở thế nào cũng bị thằng nào đó ỉa vào mồm cái đã, phải trái tính sau.

Tớ không phải là văn nghệ sĩ nhưng tớ cũng phải bắt chước ỉa một cái mới được.

Ngày xưa có Hồ Xuân Hương gây sốc kiểu một trái trăng thu chính mõm mòm, nứt ra đôi mảnh hõm hòm hom, kể ra cũng chưa thấm gì. Hồ Xuân Hương giờ sống lại chắc phải vái các nữ nhà văn bây giờ cả nón.

Phụ nữ đòi quyền bình đẳng có khác. Bao nhiêu ấp ủ thầm kín bấy lâu giờ được các nhà văn nữ lôi ra nói tuốt tuồn tuột, vừa được tiếng cá tính vừa có khi lại thành best seller.

Mà sự đời lại trớ trêu là, không cấm thì còn đỡ, càng cấm chúng nó càng máu. Như kiểu đạo Hồi cấm uống rượu, mấy chú đạo Hồi lại máu uống rượu, lại toàn rượu mạnh, hơn bất kỳ thằng tây tự do uống rượu nào. Tương tự Do Thái cấm ăn thịt lợn (ko hiểu nếu thịt lợn được chế biến kiểu Kosher thì các chú có được ăn ko) . Đi ăn cùng cứ gọi thịt lợn là các chú Do Thái lắc đầu vẻ kinh tởm. Nhưng tình cờ một hôm vào nhà hàng (ở VN thì lấy đâu ra nhà hàng Kosher) lại gặp chú Do Thái nọ ngồi ngất ngưởng một mình trước đĩa thịt lợn. Mình tế nhị ko nói gì thì chú Do Thái này lại chữa ngượng bằng cách kể là chú Do Thái kia một hôm cũng bị chú Do Thái này bắt gặp ăn thịt lợn một mình. Tương tự ở Việt Nam, tại thuần phong mỹ tục nên tình dục là cái chuyện cấm kỵ bẩn thỉu. Đã thế được tháo cũi sổ lồng, bắt chước mấy trào lưu văn học thịnh hành ở TQ, mấy nhà văn nữ VN cũng tung ra một loạt truyện ngắn, ko viết được thì đi tìm dịch lại, đại loại quanh đi quẩn lại cũng toàn mấy cái chuyện chăn gối giường chiếu, kiểu nọ kiểu kia, cứ như là ước gì mình được chăn gối giường chiếu giống nhân vật mình đang viết/dịch thì có phải là thích bao nhiêu ko. Mấy nam nhà văn xách dép chạy theo cũng ko kịp.

Có nhà văn nữ gì gì, chả nhớ nổi tên, có cái chuyện ngắn gì gì mà có cô con dâu về quê nhà chồng ăn giỗ thì lại bị hồn ma của bố chồng cưỡng hiếp. Lần đầu thì cô sợ chết khiếp lần sau thì cô thích mê ấy. Chuyện gì của nhà văn gì tự dưng quên mất tên. Thấy bảo nào là nổi tiếng lắm, nào là trùm bóng, cũng cố gắng tìm đọc cho khỏi lạc hậu. Cứ cố suy diễn là truyện ngắn này muốn đả kích thực tế là ở VN người phụ nữ khi lập gia đình ko chỉ cưới một ông chồng mà còn phải cưới cả họ nhà chồng, sợ từ mẹ chồng chú chồng bác họ xa của chồng bắn đại bác ko tới, đến ngay cả con em chồng ranh con nứt mắt có khi thất học cũng có quyền e hèm soi mói mình. Ừ, nhưng nếu có tầng ý nghĩa như thế thì việc gì mà phải mô tả những pha chăn gối giường chiếu bạo liệt, đến cuối cùng thì nhân vật nữ phải lột tung cả áo ra để mà thách thức, ko hiểu thách thức ai, hình như thách thức ruộng ngô, nơi linh hồn bố chồng môi mỏng đanh ác đang lởn vởn vv và vv.

Lại có nhà văn nữ cũng chuyên dịch các truyện ngắn chủ đề chăn gối giường chiếu như trên từ văn học TQ, Đài Loan, vv và vv. Quanh đi quẩn lại thì cũng là sau khi chăn gối giường chiếu chán chê với người tình thì một là nó bỏ đi (ko rõ lý do) hai là mình bỏ đi (vì vẫn cảm thấy cô độc ngay cả khi có đôi), hoặc là một thằng có tiền thuê cave về ngủ cho sướng, dài hạn hoặc ngắn hạn. Trong hầu hết các trường hợp ngủ xong rồi quên, nhưng cũng có một số trường hợp chính ra là lấy nhau nhưng ko lấy được vì em chỉ là con đĩ. Quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ có từng đấy, những dòng văn sống sượng và trơ như mõ.

Lại nghĩ, những tác phẩm văn học để đời với thế giới, những Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà, Thằng cười, Anna Karenina, vv cũng toàn về tình yêu trai gái và tình cảm hoặc bi kịch giữa người với người, mà chẳng phải dùng một dòng về mấy cái chuyện chăn gối giường chiếu rẻ tiền kia để câu khách, mà vẫn lay động lòng người. Đây chăn gối giường chiếu cho lắm vào mà cũng chỉ để đọc một lần rồi quên, chưa kể nhiều khi người đọc còn phải nhăn mặt vì phản cảm.

Không biết điên tình có phải là một tên bệnh trong y học hay ko…

Sunday, September 16, 2007

Ăn trưa ở Condé Nast

Hôm nay chúng tớ ăn trưa cùng giám đốc một tờ báo thuộc tập đoàn Condé Nast, tập đoàn sở hữu rất nhiều tờ báo danh tiếng kiểu Glamour, Vogue, GQ, Allure, vv và vv. Tiếc rằng ông giám đốc này ko thuộc những tờ báo thời trang như vậy, nhưng buổi ăn trưa vẫn rất thú vị. Chúng tớ ăn trưa trong Cafeteria của toà nhà Condé Nast Publication. Nghe nói phần này được một kiến trúc sư nổi tiếng lắm thiết kế, Gehry gì gì đó.
Nếu ai đã xem bộ phim The Devil wears Prada thì sẽ có khái niệm về toà nhà này vì bộ phim quay tại đây. Nhân vật nữ chính trong phim cũng được xây dựng từ một nhân vật có thật chủ bút một tờ báo ở đây, nổi tiếng hống hách. John bảo tớ rằng suốt mấy năm ông ấy chạm mặt bà này trong thang máy, bà này ko bao giờ đưa mắt nhìn đàn ông nhưng nếu phụ nữ mà bước vào là bà ấy đưa mắt nhìn từ chân lên cổ, chắc xem ăn mặc thế nào.
Trong các tầng của toà nhà Condé Nast chắc tầng của Vogue là thú vị nhất. Chỉ ngồi ở Cafeteria giờ ăn trưa thôi mà nhìn thấy toàn người mẫu cao kều chân dài bất tận ăn mặc cực kỳ bắt mắt. Đám nhân viên nam chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 2000 người làm việc trong toà nhà, và khoảng hơn một nửa trong số đó là gay. Thế nên khi đi trong toà nhà bạn sẽ gặp những hảo hán ăn mặc chẳng giống ai. Đại loại trông thì rõ ràng đực rựa, nhưng chân lại đi giày cao gót, có người thì đánh mắt xanh và chải mascara, còn quần áo đầu tóc thì thôi rồi, tất cả những trí tưởng tượng hoang dại nhất thế giới chắc đến đây thì cũng phải ngả nón vái.
Sếp sòng của tập đoàn Condé Nast ngồi khiêm nhường ở một góc Cafeteria, lưng gù tóc bạc, mặc một cái áo gió màu vàng, bộ dạng giống hệt một bác đưa thư. Nhưng cứ coi chừng, sáng nào ông ta cũng có mặt tại văn phòng đúng 5h sáng. Cho đến lúc nhân viên đến đầy đủ thì ông ấy đã đọc xong toàn bộ tài liệu phải đọc duyệt trong ngày. John bảo nếu ai được mời đến nhà ông ấy dự tiệc thì khôn hồn nên về sớm trước giờ khi trên giấy mời. Vì đến giờ về mà còn nấn ná nói chuyện thì vợ ông ấy sẽ cầm đèn pin nháy liên hồi, ra dấu mời khách về. Cứ như ở rạp chiếu phim ấy thôi.
Hồi trước ở văn phòng tớ làm có một cô nhân viên ko hiểu mất ngủ ra sao mà ngày nào cũng đến văn phòng lúc 2, 3h sáng làm việc, càng đến sớm càng gửi nhiều email tá lá phân công nhiệm vụ cho đồng nghiệp và cc cho sếp, mặc dù cũng chỉ thuộc hàng nhân viên quèn. Sáng nào chị gái cùng phòng tớ, làm đến chức Chánh văn phòng, tức là to vật vã ra rồi, mở email cũng chửi đổng ầm ĩ vì nhận được khoảng 5, 6 email "giao việc" của cô nhân viên nọ, được gửi đi lúc 2h sáng. Cứ tưởng thế là hâm nhất quả đất rồi, hoá ra vẫn còn những người hâm hơn.
Đấy, cứ khoẻ khoẻ lại một cái là cứ phải chửi đời chửi người thế.
Đi nấu cơm cái đã.



Ăn trưa ở Condé Nast

Hôm nay chúng tớ ăn trưa cùng giám đốc một tờ báo thuộc tập đoàn Condé Nast, tập đoàn sở hữu rất nhiều tờ báo danh tiếng kiểu Glamour, Vogue, GQ, Allure, vv và vv. Tiếc rằng ông giám đốc này ko thuộc những tờ báo thời trang như vậy, nhưng buổi ăn trưa vẫn rất thú vị. Chúng tớ ăn trưa trong Cafeteria của toà nhà Condé Nast Publication. Nghe nói phần này được một kiến trúc sư nổi tiếng lắm thiết kế, Gehry gì gì đó.
Nếu ai đã xem bộ phim The Devil wears Prada thì sẽ có khái niệm về toà nhà này vì bộ phim quay tại đây. Nhân vật nữ chính trong phim cũng được xây dựng từ một nhân vật có thật chủ bút một tờ báo ở đây, nổi tiếng hống hách. John bảo tớ rằng suốt mấy năm ông ấy chạm mặt bà này trong thang máy, bà này ko bao giờ đưa mắt nhìn đàn ông nhưng nếu phụ nữ mà bước vào là bà ấy đưa mắt nhìn từ chân lên cổ, chắc xem ăn mặc thế nào.
Trong các tầng của toà nhà Condé Nast chắc tầng của Vogue là thú vị nhất. Chỉ ngồi ở Cafeteria giờ ăn trưa thôi mà nhìn thấy toàn người mẫu cao kều chân dài bất tận ăn mặc cực kỳ bắt mắt. Đám nhân viên nam chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng số hơn 2000 người làm việc trong toà nhà, và khoảng hơn một nửa trong số đó là gay. Thế nên khi đi trong toà nhà bạn sẽ gặp những hảo hán ăn mặc chẳng giống ai. Đại loại trông thì rõ ràng đực rựa, nhưng chân lại đi giày cao gót, có người thì đánh mắt xanh và chải mascara, còn quần áo đầu tóc thì thôi rồi, tất cả những trí tưởng tượng hoang dại nhất thế giới chắc đến đây thì cũng phải ngả nón vái.
Sếp sòng của tập đoàn Condé Nast ngồi khiêm nhường ở một góc Cafeteria, lưng gù tóc bạc, mặc một cái áo gió màu vàng, bộ dạng giống hệt một bác đưa thư. Nhưng cứ coi chừng, sáng nào ông ta cũng có mặt tại văn phòng đúng 5h sáng. Cho đến lúc nhân viên đến đầy đủ thì ông ấy đã đọc xong toàn bộ tài liệu phải đọc duyệt trong ngày. John bảo nếu ai được mời đến nhà ông ấy dự tiệc thì khôn hồn nên về sớm trước giờ khi trên giấy mời. Vì đến giờ về mà còn nấn ná nói chuyện thì vợ ông ấy sẽ cầm đèn pin nháy liên hồi, ra dấu mời khách về. Cứ như ở rạp chiếu phim ấy thôi.
Hồi trước ở văn phòng tớ làm có một cô nhân viên ko hiểu mất ngủ ra sao mà ngày nào cũng đến văn phòng lúc 2, 3h sáng làm việc, càng đến sớm càng gửi nhiều email tá lá phân công nhiệm vụ cho đồng nghiệp và cc cho sếp, mặc dù cũng chỉ thuộc hàng nhân viên quèn. Sáng nào chị gái cùng phòng tớ, làm đến chức Chánh văn phòng, tức là to vật vã ra rồi, mở email cũng chửi đổng ầm ĩ vì nhận được khoảng 5, 6 email "giao việc" của cô nhân viên nọ, được gửi đi lúc 2h sáng. Cứ tưởng thế là hâm nhất quả đất rồi, hoá ra vẫn còn những người hâm hơn.
Đấy, cứ khoẻ khoẻ lại một cái là cứ phải chửi đời chửi người thế.
Đi nấu cơm cái đã.



Friday, September 14, 2007

Dinner dance

Cứ nhận được giấy mời nào ghi dinner dance là sợ, là biết chắc rằng sẽ phải mất cả buổi tối ngồi trong phòng ăn nào đó lạnh chết người, nghe toàn diễn văn, trao tặng bằng khen, đồ ăn cả trăm lần thì cả trăm lần chán như nhau.

Dinner dance tức là vừa ăn vừa nhảy. Vừa ăn vừa nhảy tức là cứ ăn một tí thì lại nhảy một tí, nhảy cho tiêu. Tiêu xong thì lại ăn tiếp sang món khác, rồi lại nhảy. Vì thế một buổi dinner dance bao giờ cũng dài dằng dặc. Buổi tối nay là một ví dụ, bắt đầu từ 5h chiều và kết thúc lúc 12h đêm.

Một buổi dinner dance bao giờ cũng bắt đầu bằng một buffet hoành tráng, lướt qua điểm mặt món bao giờ cũng thấy mực tẩm bột rán, tôm chấm ớt, các loại rau củ sống cắt thành khúc chấm mayonnaise, các loại pho mát cắt vuông như quân cờ, mấy loại mỳ hải sản, rồi thịt gà thịt lợn ê hề phát sợ, vv và vv.

Ăn chán chê buffet thì đến màn nhà hàng ra gọi khách vào phòng ăn. Bây giờ mới đến phần chính, tức là giới thiệu khách mời, vỗ tay, hát quốc ca, rồi ăn đến món đầu tiên, bao giờ cũng là salad hoặc pho mát sữa trâu chất lượng tồi. Ăn xong thì ra nhảy.

Nhảy một hồi thì lại bị ngồi vào bàn. Lại diễn văn, chúc tụng, trao tặng bằng khen này nọ, rồi hát. Màn hát thì còn thú vị. Rồi đến món thứ hai, nhất định phải là mỳ Ý sốt cà chua chua loét loãng toét. Sau đó lại nhảy.

Nhảy chán lại diễn văn, lại trao tặng bằng khen, rồi mới ăn đến món chính. Món chính bao giờ cũng là lựa chọn hoặc là thịt bò hoặc là thịt gà hoặc là cá hồi. Nghe thì tưởng hay lắm nhưng thực chất đây là những chất liệu rẻ nhất mà lại có thể chế biến được cho cả huyện người ăn.

Rồi lại nhảy. Hết nhảy lại hát. Tương tự chu trình qua món ngọt rồi sang cà phê hoặc trà.

Cứ thế làm gì chẳng 5, 6 tiếng mỗi lần. Chưa kể trong 5, 6 tiếng đó người ăn chết run chết rét trong phòng ăn lạnh chết người, âm nhạc thì đinh tai nhức óc, hầu như ko thể nói chuyện được với ai vì quá ầm ĩ. Mà có nói được thì trong hầu hết các trường hợp cũng ko có gì để nói ,vì toàn bị xếp vào bàn các ông bà già lụ khụ, tai nghễnh ngãng hết cả.

Vì vậy kết luận rằng cứ nhìn thấy giấy mời dinner dance là biết lại chuẩn bị bị tra tấn.

Tối nay cũng tương tự như vậy. Chỉ có đúng hai điều thú vị:

Thứ nhất, cô bé ca sĩ mới có 10 tuổi đầu, mảnh mai và xinh xắn với giọng hát đặc biệt. Âm vực ko giới hạn và kỹ thuật điêu luyện. Cô bé này rất nổi tiếng, đoạt rất nhiều giải thưởng âm nhạc. Mình đã nghe cô bé này hát hai năm trước, khi mới chân ướt chân ráo tới nước Mỹ. Đó là một cuộc thi hoa hậu vườn. Cô giám khảo ngồi cạnh mình nói với mình rằng cô ấy đồng ý đến chỉ vì muốn được nghe cô bé hát. Tối nay cô bé hát quốc ca Mỹ và Because you love me. Đến Celine Dion nếu nghe được chắc cũng phải thán phục.

Thứ hai, bố chú Bình Nguyên. Bố chú sau khi ngồi gật gù theo nhạc thì quyết định bảo mẹ chú ra nhảy. Mẹ chú vốn rất ngại nhảy với bố chú, vì nhạc muốn chơi điệu gì thì chơi với bố chú ko quan trọng, vì bố chú chỉ có mỗi một điệu nhảy mà điệu đó lại cũng chẳng khớp với kiểu nhạc nào. Tóm lại, mẹ chú vẫn bảo rằng vì kỹ thuật nhảy của bố chú khác thường quá mà suýt bố chú ế vợ. Tối nay, đúng lúc bố chú quyết định ra nhảy là nhạc đang chơi điệu cha cha. Bố chú uốn éo tay chân vòng vèo đi lại loanh quanh trên sàn nhảy hoàn toàn ko logic gì với nhạc, nhưng mặt thì lại rất hớn hở. Chú Bình Nguyên 19 tháng tuổi nhảy còn đẹp hơn (Nói xấu chồng ngoay ngoảy, chồng đang ngồi trước mặt soạn thư đây này). Đang hớn hở như vậy tự dưng thấy bố chú kêu giời kêu đất chạy ra khỏi sàn nhảy ngồi bệt xuống kiểm tra chân, mồm tru tréo. Hoá ra là vừa bị dẫm vào chân. 10 phút sau vẫn thấy than thở, ôm lấy cô ban tổ chức than thở chán lại quay sang mẹ chú bảo “con mụ ấy phải nặng đến 2 tấn em ạ, mà nó dẫm vào chân anh thế mà nó ko biết gì hết em ạ”. Mẹ chú nhìn ra sàn nhảy, khổ thân bố chú thật, thủ phạm dẫm vào chân bố chú quả thật to béo nhất sàn nhảy và đi đôi guốc nhọn hoắt cao phải đến 15 phân.

Nhưng cũng may, khập khiễng thế nên bố chú ra về, quyết ko đợi đến màn cà phê và bánh ngọt. Trên đường về bố chú vẫn giở chân ra xuýt xoa tâm sự với cậu lái xe về cân nặng của bà béo ấy làm cậu lái xe cứ gập bụng cười.

Chán bố chú lắm lắm ấy. Hy vọng về sau chú Bình Nguyên sẽ khá hơn chứ ko thì chết.

Dinner dance

Cứ nhận được giấy mời nào ghi dinner dance là sợ, là biết chắc rằng sẽ phải mất cả buổi tối ngồi trong phòng ăn nào đó lạnh chết người, nghe toàn diễn văn, trao tặng bằng khen, đồ ăn cả trăm lần thì cả trăm lần chán như nhau.

Dinner dance tức là vừa ăn vừa nhảy. Vừa ăn vừa nhảy tức là cứ ăn một tí thì lại nhảy một tí, nhảy cho tiêu. Tiêu xong thì lại ăn tiếp sang món khác, rồi lại nhảy. Vì thế một buổi dinner dance bao giờ cũng dài dằng dặc. Buổi tối nay là một ví dụ, bắt đầu từ 5h chiều và kết thúc lúc 12h đêm.

Một buổi dinner dance bao giờ cũng bắt đầu bằng một buffet hoành tráng, lướt qua điểm mặt món bao giờ cũng thấy mực tẩm bột rán, tôm chấm ớt, các loại rau củ sống cắt thành khúc chấm mayonnaise, các loại pho mát cắt vuông như quân cờ, mấy loại mỳ hải sản, rồi thịt gà thịt lợn ê hề phát sợ, vv và vv.

Ăn chán chê buffet thì đến màn nhà hàng ra gọi khách vào phòng ăn. Bây giờ mới đến phần chính, tức là giới thiệu khách mời, vỗ tay, hát quốc ca, rồi ăn đến món đầu tiên, bao giờ cũng là salad hoặc pho mát sữa trâu chất lượng tồi. Ăn xong thì ra nhảy.

Nhảy một hồi thì lại bị ngồi vào bàn. Lại diễn văn, chúc tụng, trao tặng bằng khen này nọ, rồi hát. Màn hát thì còn thú vị. Rồi đến món thứ hai, nhất định phải là mỳ Ý sốt cà chua chua loét loãng toét. Sau đó lại nhảy.

Nhảy chán lại diễn văn, lại trao tặng bằng khen, rồi mới ăn đến món chính. Món chính bao giờ cũng là lựa chọn hoặc là thịt bò hoặc là thịt gà hoặc là cá hồi. Nghe thì tưởng hay lắm nhưng thực chất đây là những chất liệu rẻ nhất mà lại có thể chế biến được cho cả huyện người ăn.

Rồi lại nhảy. Hết nhảy lại hát. Tương tự chu trình qua món ngọt rồi sang cà phê hoặc trà.

Cứ thế làm gì chẳng 5, 6 tiếng mỗi lần. Chưa kể trong 5, 6 tiếng đó người ăn chết run chết rét trong phòng ăn lạnh chết người, âm nhạc thì đinh tai nhức óc, hầu như ko thể nói chuyện được với ai vì quá ầm ĩ. Mà có nói được thì trong hầu hết các trường hợp cũng ko có gì để nói ,vì toàn bị xếp vào bàn các ông bà già lụ khụ, tai nghễnh ngãng hết cả.

Vì vậy kết luận rằng cứ nhìn thấy giấy mời dinner dance là biết lại chuẩn bị bị tra tấn.

Tối nay cũng tương tự như vậy. Chỉ có đúng hai điều thú vị:

Thứ nhất, cô bé ca sĩ mới có 10 tuổi đầu, mảnh mai và xinh xắn với giọng hát đặc biệt. Âm vực ko giới hạn và kỹ thuật điêu luyện. Cô bé này rất nổi tiếng, đoạt rất nhiều giải thưởng âm nhạc. Mình đã nghe cô bé này hát hai năm trước, khi mới chân ướt chân ráo tới nước Mỹ. Đó là một cuộc thi hoa hậu vườn. Cô giám khảo ngồi cạnh mình nói với mình rằng cô ấy đồng ý đến chỉ vì muốn được nghe cô bé hát. Tối nay cô bé hát quốc ca Mỹ và Because you love me. Đến Celine Dion nếu nghe được chắc cũng phải thán phục.

Thứ hai, bố chú Bình Nguyên. Bố chú sau khi ngồi gật gù theo nhạc thì quyết định bảo mẹ chú ra nhảy. Mẹ chú vốn rất ngại nhảy với bố chú, vì nhạc muốn chơi điệu gì thì chơi với bố chú ko quan trọng, vì bố chú chỉ có mỗi một điệu nhảy mà điệu đó lại cũng chẳng khớp với kiểu nhạc nào. Tóm lại, mẹ chú vẫn bảo rằng vì kỹ thuật nhảy của bố chú khác thường quá mà suýt bố chú ế vợ. Tối nay, đúng lúc bố chú quyết định ra nhảy là nhạc đang chơi điệu cha cha. Bố chú uốn éo tay chân vòng vèo đi lại loanh quanh trên sàn nhảy hoàn toàn ko logic gì với nhạc, nhưng mặt thì lại rất hớn hở. Chú Bình Nguyên 19 tháng tuổi nhảy còn đẹp hơn (Nói xấu chồng ngoay ngoảy, chồng đang ngồi trước mặt soạn thư đây này). Đang hớn hở như vậy tự dưng thấy bố chú kêu giời kêu đất chạy ra khỏi sàn nhảy ngồi bệt xuống kiểm tra chân, mồm tru tréo. Hoá ra là vừa bị dẫm vào chân. 10 phút sau vẫn thấy than thở, ôm lấy cô ban tổ chức than thở chán lại quay sang mẹ chú bảo “con mụ ấy phải nặng đến 2 tấn em ạ, mà nó dẫm vào chân anh thế mà nó ko biết gì hết em ạ”. Mẹ chú nhìn ra sàn nhảy, khổ thân bố chú thật, thủ phạm dẫm vào chân bố chú quả thật to béo nhất sàn nhảy và đi đôi guốc nhọn hoắt cao phải đến 15 phân.

Nhưng cũng may, khập khiễng thế nên bố chú ra về, quyết ko đợi đến màn cà phê và bánh ngọt. Trên đường về bố chú vẫn giở chân ra xuýt xoa tâm sự với cậu lái xe về cân nặng của bà béo ấy làm cậu lái xe cứ gập bụng cười.

Chán bố chú lắm lắm ấy. Hy vọng về sau chú Bình Nguyên sẽ khá hơn chứ ko thì chết.

Entry for September 14, 2007

Chị giúp việc mới có vẻ rất ổn.
Mình biết chị ấy rất nhớ nhà, nhưng chị ấy cố gắng kìm nén để ko ảnh hưởng đến công việc.
Chị ấy cũng có vẻ là người chăm chỉ và chịu khó quan sát học hỏi, ý tứ và khéo léo thu xếp mọi việc trong nhà. Vì chị ấy nhanh nhẹn nên việc nhà chị ấy làm loáng một cái là xong.
Chồng mình có vẻ hài lòng. Hôm qua thấy tâm sự "em ạ, chị này có vẻ được, chứ chị giúp việc cũ của nhà mình lúc nào trông cũng như vừa ngã từ trên cây xuống". Không hiểu sao lại nghĩ ra hình ảnh so sánh mỹ miều ấy.
Nhưng mình cũng biết sống xa gia đình thế này chắc cũng chẳng ai chịu được lâu. Nếu chị giúp việc này sau khoảng thời gian thử thách mà vẫn ổn thì có lẽ mình sẽ cân nhắc khả năng mang cả chồng chị ấy sang Mỹ rồi mang về Ý cùng. Đằng nào ở Ý cũng cần lái xe đưa Bình Nguyên đi học, mà anh này lại là lái xe. Nhưng mới là có khả năng thế thôi, chứ mang theo hai người làm trong nhà cũng nhiều vấn đề phức tạp và tốn kém.
Mình cảm thấy thoải mái ngay với chị giúp việc mới. Hy vọng mọi việc sẽ ổn. Blanquitta gặp chị ấy hôm chị ấy vừa đến, bảo với chị ấy rằng "cô rất may mắn khi được G chọn, vì G rất tốt". Hehe. Cũng có người khen mình tốt, tưởng từ xưa đến nay toàn bị chửi, mà toàn bị chửi sau lưng nên tai thỉnh thoảng cứ thấy nóng nóng.
Hôm nay mình đi mua mấy thứ đồ chơi cho một cô bé, cho cả chú Bình Nguyên và chị giúp việc đi cùng. Khổ thân cô bé, mới có 6 tuổi đầu đã phẫu thuật tim 6 lần, chỉ còn một lần cuối cùng nữa, ko được là bó tay. Bố mẹ cô bé này được đặc cách của Bộ Ngoại giao cho tái nhiệm kỳ ở Mỹ, vì chỉ ở Mỹ mới có khả năng thực hiện được cuộc phẫu thuật tim này. Đẻ một đứa con khoẻ mạnh bình thường thật ko dễ dàng chút nào.
Mình cũng quyết định cho chú Bình Nguyên thôi nhà trẻ. Vì chi phí tốn kém mà tác dụng lại chẳng là bao. Mình quyết định gửi Bình Nguyên đến Gymboree là nơi trẻ con gặp gỡ chơi đùa cùng nhau có cô giáo hướng dẫn, mỗi tội cứ phải có người lớn đi kèm. Mỗi khoá học là 3 tháng. Bình Nguyên hôm nay đi thử buổi đầu tiên, nhìn thấy sân chơi hoành tráng thì thích mê mẩn. Cô giáo cứ nói ra rả ở một góc còn chú Bình Nguyên thì cứ tha thẩn chơi ở một góc khác. Lớp này gọi là Gym class, tức là lớp vận động thể lực. Nhưng chỉ thấy cô giáo vận động là chính, còn bọn trẻ con mỗi đứa lỉnh đi chơi một góc, hoặc ngồi thao láo nhìn cô giáo đang nhí nha nhí nhảnh tập luyện một mình.
Sau 6 tối liên tiếp phải tiệc tùng này nọ đến hôm nay thì mình đầu hàng. Mệt lắm rồi, để bố chú Bình Nguyên đi một mình. Ngày mai và cả ngày kia nữa đều đã hẹn ko thể vắng mặt. Thế là coi như ko có ngày nghỉ cuối tuần. Chưa kể sang tuần cũng lại lịch ăn tối ăn trưa dày đặc. Dạo này mình đau đầu, mệt mỏi, sụt cân, mất ngủ, mặt mũi vêu vao và sờ thấy cả xương sườn. Email ko trả lời, comment cũng ko trả lời, offline hầu như ko trả lời, blog đọc như tuần tin tức. Chết thật, bao giờ lấy lại phong độ.




Entry for September 14, 2007

Chị giúp việc mới có vẻ rất ổn.
Mình biết chị ấy rất nhớ nhà, nhưng chị ấy cố gắng kìm nén để ko ảnh hưởng đến công việc.
Chị ấy cũng có vẻ là người chăm chỉ và chịu khó quan sát học hỏi, ý tứ và khéo léo thu xếp mọi việc trong nhà. Vì chị ấy nhanh nhẹn nên việc nhà chị ấy làm loáng một cái là xong.
Chồng mình có vẻ hài lòng. Hôm qua thấy tâm sự "em ạ, chị này có vẻ được, chứ chị giúp việc cũ của nhà mình lúc nào trông cũng như vừa ngã từ trên cây xuống". Không hiểu sao lại nghĩ ra hình ảnh so sánh mỹ miều ấy.
Nhưng mình cũng biết sống xa gia đình thế này chắc cũng chẳng ai chịu được lâu. Nếu chị giúp việc này sau khoảng thời gian thử thách mà vẫn ổn thì có lẽ mình sẽ cân nhắc khả năng mang cả chồng chị ấy sang Mỹ rồi mang về Ý cùng. Đằng nào ở Ý cũng cần lái xe đưa Bình Nguyên đi học, mà anh này lại là lái xe. Nhưng mới là có khả năng thế thôi, chứ mang theo hai người làm trong nhà cũng nhiều vấn đề phức tạp và tốn kém.
Mình cảm thấy thoải mái ngay với chị giúp việc mới. Hy vọng mọi việc sẽ ổn. Blanquitta gặp chị ấy hôm chị ấy vừa đến, bảo với chị ấy rằng "cô rất may mắn khi được G chọn, vì G rất tốt". Hehe. Cũng có người khen mình tốt, tưởng từ xưa đến nay toàn bị chửi, mà toàn bị chửi sau lưng nên tai thỉnh thoảng cứ thấy nóng nóng.
Hôm nay mình đi mua mấy thứ đồ chơi cho một cô bé, cho cả chú Bình Nguyên và chị giúp việc đi cùng. Khổ thân cô bé, mới có 6 tuổi đầu đã phẫu thuật tim 6 lần, chỉ còn một lần cuối cùng nữa, ko được là bó tay. Bố mẹ cô bé này được đặc cách của Bộ Ngoại giao cho tái nhiệm kỳ ở Mỹ, vì chỉ ở Mỹ mới có khả năng thực hiện được cuộc phẫu thuật tim này. Đẻ một đứa con khoẻ mạnh bình thường thật ko dễ dàng chút nào.
Mình cũng quyết định cho chú Bình Nguyên thôi nhà trẻ. Vì chi phí tốn kém mà tác dụng lại chẳng là bao. Mình quyết định gửi Bình Nguyên đến Gymboree là nơi trẻ con gặp gỡ chơi đùa cùng nhau có cô giáo hướng dẫn, mỗi tội cứ phải có người lớn đi kèm. Mỗi khoá học là 3 tháng. Bình Nguyên hôm nay đi thử buổi đầu tiên, nhìn thấy sân chơi hoành tráng thì thích mê mẩn. Cô giáo cứ nói ra rả ở một góc còn chú Bình Nguyên thì cứ tha thẩn chơi ở một góc khác. Lớp này gọi là Gym class, tức là lớp vận động thể lực. Nhưng chỉ thấy cô giáo vận động là chính, còn bọn trẻ con mỗi đứa lỉnh đi chơi một góc, hoặc ngồi thao láo nhìn cô giáo đang nhí nha nhí nhảnh tập luyện một mình.
Sau 6 tối liên tiếp phải tiệc tùng này nọ đến hôm nay thì mình đầu hàng. Mệt lắm rồi, để bố chú Bình Nguyên đi một mình. Ngày mai và cả ngày kia nữa đều đã hẹn ko thể vắng mặt. Thế là coi như ko có ngày nghỉ cuối tuần. Chưa kể sang tuần cũng lại lịch ăn tối ăn trưa dày đặc. Dạo này mình đau đầu, mệt mỏi, sụt cân, mất ngủ, mặt mũi vêu vao và sờ thấy cả xương sườn. Email ko trả lời, comment cũng ko trả lời, offline hầu như ko trả lời, blog đọc như tuần tin tức. Chết thật, bao giờ lấy lại phong độ.




Wednesday, September 12, 2007

Nghe jazz ở New York

New York đã se lạnh. Nắng vàng như mật ong. Sáng nay lượn ra chợ cóc gần nhà mua rau. Đang đứng chọn táo chợt ngửi thấy mùi nước hoa Chanel Mademoiselle phảng phất trong gió, thơm kỳ lạ trong tiết trời se lạnh của mùa thu.
Giảm 3kg trong vòng 2 tuần, bác sĩ kêu ầm ĩ. Sau khi gợi ý hết món nọ đến món kia mà mình vẫn lắc đầu bướng bỉnh, ông ấy dọa nếu mình ko chịu ăn ông ấy sẽ bắt vào bệnh viện truyền dịch.
Khám bác sĩ xong mình về văn phòng chồng, nằm khoèo trên sofa đánh một giấc, người ra người vào họp hành mặc kệ, mình cứ ngủ. Phải chầu trực đợi đến giờ đi nghe nhạc jazz. Không đi không được.
Nhạc jazz bộ tứ. Mình ngồi ngay sát sân khấu, gần quá cũng khổ. Lúc nào anh đánh trống lên cơn phiêu là đinh tai nhức óc toàn phèng la loảng xoảng. Trong những buổi biểu diễn ở những nhà hát chuyên nghiệp, ví dụ Nhà hát lớn ở Hà nội, nhiều người cứ tưởng ngồi hàng ghế đầu là nhất. Thực ra ngồi hàng ghế đầu chỉ tiện cho việc phát biểu mà thôi. Chứ khi cả dàn nhạc biểu diễn, chỗ ngồi tốt nhất là ngồi sao cho bao quát được toàn bộ dàn nhạc, đặc biệt phải nhìn được đôi bàn tay múa trên phím đàn của nghệ sĩ dương cầm, nhiều khi tức là ngồi trên tầng 2, cùng phía với nghệ sĩ dương cầm.
Chứ ngồi ngay hàng một tầng một, nếu cạnh trống thì nhức đầu. Mà thế cũng chưa tệ bằng ngồi nghe hát opera, vì ca sĩ hát văng miểng tung toé, ko tránh được. Chưa kể ngồi gần quá mà sân khấu cao thì cả buổi cứ phải nghển cổ lên ngó.
Mình cũng thích nhạc jazz, mà nói chung nhạc nào cũng thích được, miễn là hay. Những ngày đầu nhạc jazz mới gia nhập vào VN, mình nhớ có bài "tiếng ve trên đường vắng, hát theo khúc hành quân, mãi xa vẫn còn ngân..." được phối lại theo phong cách jazz. Lúc đó mình đã ấn tượng với những giai điệu ngang ngang mới mẻ của jazz.
Hoạt động jazz tại NY rất rầm rộ, ko kể những bar và nhà hàng riêng lẻ, có rất nhiều nhà hát lớn đêm nào cũng biểu diễn jazz. Một lần đi nghe jazz, khán phòng vài nghìn người im thin thít mà có một khán giả chắc phê quá cứ thỉnh thoảng lại nói "yeah", một lúc sau "oh yeah", cứ liên tục ầm ĩ như vậy trong suốt buổi biểu diễn. Người NY đúng là ko ai quan tâm đến ai, ai muốn làm gì cũng ko bị nhòm ngó nên chẳng mấy ai cười hành động lạ thường trên, chứ ở VN chắc đã cười đổ rạp, hoặc có khi thằng ngồi cạnh nóng tính góp ý trật tự vài lần ko được còn tỉn cho.
Hà nội như mấy năm trước là mùa này lại sắp bước vào tháng nhạc jazz. Không hiểu bây giờ còn nữa ko.



Nghe jazz ở New York

New York đã se lạnh. Nắng vàng như mật ong. Sáng nay lượn ra chợ cóc gần nhà mua rau. Đang đứng chọn táo chợt ngửi thấy mùi nước hoa Chanel Mademoiselle phảng phất trong gió, thơm kỳ lạ trong tiết trời se lạnh của mùa thu.
Giảm 3kg trong vòng 2 tuần, bác sĩ kêu ầm ĩ. Sau khi gợi ý hết món nọ đến món kia mà mình vẫn lắc đầu bướng bỉnh, ông ấy dọa nếu mình ko chịu ăn ông ấy sẽ bắt vào bệnh viện truyền dịch.
Khám bác sĩ xong mình về văn phòng chồng, nằm khoèo trên sofa đánh một giấc, người ra người vào họp hành mặc kệ, mình cứ ngủ. Phải chầu trực đợi đến giờ đi nghe nhạc jazz. Không đi không được.
Nhạc jazz bộ tứ. Mình ngồi ngay sát sân khấu, gần quá cũng khổ. Lúc nào anh đánh trống lên cơn phiêu là đinh tai nhức óc toàn phèng la loảng xoảng. Trong những buổi biểu diễn ở những nhà hát chuyên nghiệp, ví dụ Nhà hát lớn ở Hà nội, nhiều người cứ tưởng ngồi hàng ghế đầu là nhất. Thực ra ngồi hàng ghế đầu chỉ tiện cho việc phát biểu mà thôi. Chứ khi cả dàn nhạc biểu diễn, chỗ ngồi tốt nhất là ngồi sao cho bao quát được toàn bộ dàn nhạc, đặc biệt phải nhìn được đôi bàn tay múa trên phím đàn của nghệ sĩ dương cầm, nhiều khi tức là ngồi trên tầng 2, cùng phía với nghệ sĩ dương cầm.
Chứ ngồi ngay hàng một tầng một, nếu cạnh trống thì nhức đầu. Mà thế cũng chưa tệ bằng ngồi nghe hát opera, vì ca sĩ hát văng miểng tung toé, ko tránh được. Chưa kể ngồi gần quá mà sân khấu cao thì cả buổi cứ phải nghển cổ lên ngó.
Mình cũng thích nhạc jazz, mà nói chung nhạc nào cũng thích được, miễn là hay. Những ngày đầu nhạc jazz mới gia nhập vào VN, mình nhớ có bài "tiếng ve trên đường vắng, hát theo khúc hành quân, mãi xa vẫn còn ngân..." được phối lại theo phong cách jazz. Lúc đó mình đã ấn tượng với những giai điệu ngang ngang mới mẻ của jazz.
Hoạt động jazz tại NY rất rầm rộ, ko kể những bar và nhà hàng riêng lẻ, có rất nhiều nhà hát lớn đêm nào cũng biểu diễn jazz. Một lần đi nghe jazz, khán phòng vài nghìn người im thin thít mà có một khán giả chắc phê quá cứ thỉnh thoảng lại nói "yeah", một lúc sau "oh yeah", cứ liên tục ầm ĩ như vậy trong suốt buổi biểu diễn. Người NY đúng là ko ai quan tâm đến ai, ai muốn làm gì cũng ko bị nhòm ngó nên chẳng mấy ai cười hành động lạ thường trên, chứ ở VN chắc đã cười đổ rạp, hoặc có khi thằng ngồi cạnh nóng tính góp ý trật tự vài lần ko được còn tỉn cho.
Hà nội như mấy năm trước là mùa này lại sắp bước vào tháng nhạc jazz. Không hiểu bây giờ còn nữa ko.



Tuesday, September 11, 2007

Ăn tối cùng hiệp hội nhà báo

Tối qua ăn tối cùng hiệp hội nhà báo. Toàn những ông già bà cả, chỉ có vài cô trẻ măng thôi. Cánh nhà báo đi nhiều biết nhiều, nói lắm thế ko biết. Không biết ở VN thế nào, chứ cánh nhà báo ở NY khá giàu, nhất là mấy tay nhà báo kỳ cựu của những tờ báo lớn.
Có một bà ngồi cùng bàn cứ nhìn mình chằm chằm từ đầu đến cuối bữa ăn. Cuối cùng lúc thấy bên cạnh mình có chỗ trống bà ấy chạy sang ngồi cạnh. Bà ấy là doanh nhân, vợ của một nhà báo kỳ cựu. Mình đã lên nghỉ cuối tuần ở nhà bà ấy trên Hamptons nhưng lại gặp đợt bà ấy đi vắng nên tận tối qua mới biết mặt. Bà ấy hỏi mình là người nước nào. Sau khi biết mình là người VN thì bà ấy hỏi "ở vn ai cũng có khuôn mặt giống cô à". Bà ấy bảo bà ấy đã đi đến nhiều nước châu Á nhưng chưa đến VN bao giờ. Theo bà ấy thì con gái TQ ko đẹp vì mặt nhiều thịt quá trông nặng nề, con gái Hàn Quốc ko đẹp vì đôi mắt xấu, còn sau khi mỹ viện thì cô nào cũng giống cô nào, con gái Nhật thì mắt xấu, mặt tẹt, dáng người xấu, chưa kể còn ăn mặc lạ lùng. Bà ấy cứ thán phục cái gò má cao của mình, làm mình suýt nữa chân thật là ở VN nhà tôi các cụ bảo gò má cao là sát chồng. Hehe. Nhưng may mà mình đã kìm nén được.
Không hiểu sao các cụ nhà mình lại cứ lên án gò má cao. Có thể những cô nào gò má cao thì đều cá tính, cá tính vậy thì bắt nạt chồng chứ ko chịu để chồng bắt nạt, có lẽ vậy. Nhưng thực ra gò má rất quan trọng, gò má tạo hình cho khuôn mặt, cũng như lông mày và cằm. Không gì chán hơn một khuôn mặt nần nẫn, chỗ chính ra phải là gò má thì lại nần nẫn thịt. Trong trang điểm, người trang điểm luôn chấm phấn má từ đỉnh gò má rồi vuốt ngược lên phía tóc mai cũng là để tạo gò má nổi bật, làm cho khuôn mặt cân xứng và thon gọn.
Người châu Âu phần lớn thiểu xương gò má, nhiều người còn thiểu cả xương cằm, tức là cằm ngắn và trợt. Chính vì vậy khuôn mặt nào có xương gò má cao đối với họ là cả niềm mơ ước. Cũng như người châu Á, cụ thể là người VN mình chân ngắn so với người châu Âu. Ngay cả có người đạt chiều cao ko kém gì người châu Âu nhưng chân thì vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với chiều dài thân người. Hôm thứ 7 mình đi dự một buổi trình diễn thời trang giày trong tuần lễ thời trang NY. Mấy cô người mẫu da đen chân dài vắt vẻo, đẹp ko chịu nổi. Nhưng nếu nhìn sang người Á, cùng chiều cao như vậy nhưng chân đã thấy ngắn hẳn.
Đang kể dở vụ ăn uống tối qua. Nhìn sang thực đơn ăn tối đã chóng mặt. Thực đơn khai vị tray passed thì khá ngon, nhưng mình đến muộn quá nên phải ngồi thẳng vào bàn. Món thứ nhất là sò, chả biết có phải gọi là sò trong tiếng Việt ko vì ở vn có lẽ ko có loại này, chỉ biết tiếng Anh là mussels còn tiếng Ý là cozze. Thứ nhất là mình ko ăn sò. Thứ hai là sò lại nấu với đậu gì trắng trắng như đậu Hà lan ở nhà. Mình ko ăn đậu Hà Lan vì hồi bé có lần mẹ mình hầm đậu Hà lan với sườn lợn. Bọn mình khen nức nở. Được thể bà già làm luôn cho cả tuần ăn đậu Hà lan hầm với sườn lợn. Lúc bọn mình chê ko ăn nữa thì bà già mắng cho một trận là tại sao tuần trước thích mà tuần này chúng mày ko thích nữa. Thế là từ đó cứ nhìn thấy đậu Hà lan là mình sợ, và tất cả các loại đậu hạt khác mình cũng cạch luôn.
Thế là món đầu tiên mình ngồi nhìn thiên hạ ăn.
Món thứ hai là cơm Ý nấu với củ cải đỏ. Trời ơi, giai đoạn này mình ko ăn được món cơm Ý nấu cứ nửa chín nửa sống, tức là hạt gạo nấu xong cắn đôi phải còn lõi trắng mới gọi là nấu giỏi. Lại còn món củ cải đỏ cứ ngòn ngọt, như ăn cơm với đường ấy. Mà ai đã ăn củ cải đỏ hôm trước hôm sau đi toilet mới gọi là kịch tính.
Thế là món thứ hai mình cũng ngồi nhìn thiên hạ ăn.
Món thứ ba là món sườn cừu nướng sốt nấm. Ngửi thấy mùi sườn cừu nướng thì mình gần ngất. Mình ko hiểu sao mọi người ăn được lắm loại thịt thế. Bọn Ý hay ăn thịt ngựa và thịt thỏ, lại còn có cả sữa bột thịt ngựa nữa có kinh ko, mặc dù thịt ngựa có hàm lượng sắt và đạm cao hơn thịt bò nhiều lần. Người Mỹ hay ăn thịt cừu, hoi thế mà cũng ăn được thì giỏi thật. Ở nhà mọi người hay ăn thịt thú rừng, thịt rắn, thịt chó, mình chịu ko thể ăn nổi.
Thêm món tráng miệng là các loại bánh ngọt. Đồ ngọt thì mình ko ăn bao giờ, nên cũng ngồi nhìn. Tóm lại, cả buổi tối nhịn đói.
Nhấp nhổm muốn về, chồng cứ hết đứng lên rồi lại ngồi xuống. Đứng lên vì chuẩn bị về thì lại có thằng chạy ra chào, lại nói chuyện, nói chuyện một hồi mỏi chân thì lại ngồi xuống, vài lần như thế. Sau hơn 1 tiếng thì cũng tiến ra gần được đến cửa. Ở cửa lại bị một thằng chặn lại, lại thằng nói liên hồi kỳ trận thằng gật gù hưởng ứng, làm mình đứng đợi cứ đổi hết chân này sang chân khác. Mãi mới ra được đến bên ngoài, mình bảo "em đi toilet". Chồng nghe xong bảo "vậy hả thế em cứ đi bình tĩnh, anh lại chạy vào trong này một tí vậy". Mồm nói chân bước lật đật định quay trở lại phòng ăn tối, chắc vẫn tiếc rẻ câu chuyện đang buôn dở. Mình gọi ngay lại "đi đâu đấy, quay vào đấy thì ít nhất một tiếng nữa mới quay ra được. Ra đây, ra đây". Lại lũn tũn chạy ra, tỏ vẻ rất dễ dãi "ừ thế thì anh cũng đi toilet vậy".
Mang tiếng đi ăn tối mà về nhà bụng đói meo. Lại ngồi nhằn miếng bánh mỳ khô rồi lên giường đi ngủ. Khổ quen rồi sướng ko chịu được.




Ăn tối cùng hiệp hội nhà báo

Tối qua ăn tối cùng hiệp hội nhà báo. Toàn những ông già bà cả, chỉ có vài cô trẻ măng thôi. Cánh nhà báo đi nhiều biết nhiều, nói lắm thế ko biết. Không biết ở VN thế nào, chứ cánh nhà báo ở NY khá giàu, nhất là mấy tay nhà báo kỳ cựu của những tờ báo lớn.
Có một bà ngồi cùng bàn cứ nhìn mình chằm chằm từ đầu đến cuối bữa ăn. Cuối cùng lúc thấy bên cạnh mình có chỗ trống bà ấy chạy sang ngồi cạnh. Bà ấy là doanh nhân, vợ của một nhà báo kỳ cựu. Mình đã lên nghỉ cuối tuần ở nhà bà ấy trên Hamptons nhưng lại gặp đợt bà ấy đi vắng nên tận tối qua mới biết mặt. Bà ấy hỏi mình là người nước nào. Sau khi biết mình là người VN thì bà ấy hỏi "ở vn ai cũng có khuôn mặt giống cô à". Bà ấy bảo bà ấy đã đi đến nhiều nước châu Á nhưng chưa đến VN bao giờ. Theo bà ấy thì con gái TQ ko đẹp vì mặt nhiều thịt quá trông nặng nề, con gái Hàn Quốc ko đẹp vì đôi mắt xấu, còn sau khi mỹ viện thì cô nào cũng giống cô nào, con gái Nhật thì mắt xấu, mặt tẹt, dáng người xấu, chưa kể còn ăn mặc lạ lùng. Bà ấy cứ thán phục cái gò má cao của mình, làm mình suýt nữa chân thật là ở VN nhà tôi các cụ bảo gò má cao là sát chồng. Hehe. Nhưng may mà mình đã kìm nén được.
Không hiểu sao các cụ nhà mình lại cứ lên án gò má cao. Có thể những cô nào gò má cao thì đều cá tính, cá tính vậy thì bắt nạt chồng chứ ko chịu để chồng bắt nạt, có lẽ vậy. Nhưng thực ra gò má rất quan trọng, gò má tạo hình cho khuôn mặt, cũng như lông mày và cằm. Không gì chán hơn một khuôn mặt nần nẫn, chỗ chính ra phải là gò má thì lại nần nẫn thịt. Trong trang điểm, người trang điểm luôn chấm phấn má từ đỉnh gò má rồi vuốt ngược lên phía tóc mai cũng là để tạo gò má nổi bật, làm cho khuôn mặt cân xứng và thon gọn.
Người châu Âu phần lớn thiểu xương gò má, nhiều người còn thiểu cả xương cằm, tức là cằm ngắn và trợt. Chính vì vậy khuôn mặt nào có xương gò má cao đối với họ là cả niềm mơ ước. Cũng như người châu Á, cụ thể là người VN mình chân ngắn so với người châu Âu. Ngay cả có người đạt chiều cao ko kém gì người châu Âu nhưng chân thì vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với chiều dài thân người. Hôm thứ 7 mình đi dự một buổi trình diễn thời trang giày trong tuần lễ thời trang NY. Mấy cô người mẫu da đen chân dài vắt vẻo, đẹp ko chịu nổi. Nhưng nếu nhìn sang người Á, cùng chiều cao như vậy nhưng chân đã thấy ngắn hẳn.
Đang kể dở vụ ăn uống tối qua. Nhìn sang thực đơn ăn tối đã chóng mặt. Thực đơn khai vị tray passed thì khá ngon, nhưng mình đến muộn quá nên phải ngồi thẳng vào bàn. Món thứ nhất là sò, chả biết có phải gọi là sò trong tiếng Việt ko vì ở vn có lẽ ko có loại này, chỉ biết tiếng Anh là mussels còn tiếng Ý là cozze. Thứ nhất là mình ko ăn sò. Thứ hai là sò lại nấu với đậu gì trắng trắng như đậu Hà lan ở nhà. Mình ko ăn đậu Hà Lan vì hồi bé có lần mẹ mình hầm đậu Hà lan với sườn lợn. Bọn mình khen nức nở. Được thể bà già làm luôn cho cả tuần ăn đậu Hà lan hầm với sườn lợn. Lúc bọn mình chê ko ăn nữa thì bà già mắng cho một trận là tại sao tuần trước thích mà tuần này chúng mày ko thích nữa. Thế là từ đó cứ nhìn thấy đậu Hà lan là mình sợ, và tất cả các loại đậu hạt khác mình cũng cạch luôn.
Thế là món đầu tiên mình ngồi nhìn thiên hạ ăn.
Món thứ hai là cơm Ý nấu với củ cải đỏ. Trời ơi, giai đoạn này mình ko ăn được món cơm Ý nấu cứ nửa chín nửa sống, tức là hạt gạo nấu xong cắn đôi phải còn lõi trắng mới gọi là nấu giỏi. Lại còn món củ cải đỏ cứ ngòn ngọt, như ăn cơm với đường ấy. Mà ai đã ăn củ cải đỏ hôm trước hôm sau đi toilet mới gọi là kịch tính.
Thế là món thứ hai mình cũng ngồi nhìn thiên hạ ăn.
Món thứ ba là món sườn cừu nướng sốt nấm. Ngửi thấy mùi sườn cừu nướng thì mình gần ngất. Mình ko hiểu sao mọi người ăn được lắm loại thịt thế. Bọn Ý hay ăn thịt ngựa và thịt thỏ, lại còn có cả sữa bột thịt ngựa nữa có kinh ko, mặc dù thịt ngựa có hàm lượng sắt và đạm cao hơn thịt bò nhiều lần. Người Mỹ hay ăn thịt cừu, hoi thế mà cũng ăn được thì giỏi thật. Ở nhà mọi người hay ăn thịt thú rừng, thịt rắn, thịt chó, mình chịu ko thể ăn nổi.
Thêm món tráng miệng là các loại bánh ngọt. Đồ ngọt thì mình ko ăn bao giờ, nên cũng ngồi nhìn. Tóm lại, cả buổi tối nhịn đói.
Nhấp nhổm muốn về, chồng cứ hết đứng lên rồi lại ngồi xuống. Đứng lên vì chuẩn bị về thì lại có thằng chạy ra chào, lại nói chuyện, nói chuyện một hồi mỏi chân thì lại ngồi xuống, vài lần như thế. Sau hơn 1 tiếng thì cũng tiến ra gần được đến cửa. Ở cửa lại bị một thằng chặn lại, lại thằng nói liên hồi kỳ trận thằng gật gù hưởng ứng, làm mình đứng đợi cứ đổi hết chân này sang chân khác. Mãi mới ra được đến bên ngoài, mình bảo "em đi toilet". Chồng nghe xong bảo "vậy hả thế em cứ đi bình tĩnh, anh lại chạy vào trong này một tí vậy". Mồm nói chân bước lật đật định quay trở lại phòng ăn tối, chắc vẫn tiếc rẻ câu chuyện đang buôn dở. Mình gọi ngay lại "đi đâu đấy, quay vào đấy thì ít nhất một tiếng nữa mới quay ra được. Ra đây, ra đây". Lại lũn tũn chạy ra, tỏ vẻ rất dễ dãi "ừ thế thì anh cũng đi toilet vậy".
Mang tiếng đi ăn tối mà về nhà bụng đói meo. Lại ngồi nhằn miếng bánh mỳ khô rồi lên giường đi ngủ. Khổ quen rồi sướng ko chịu được.




Sunday, September 9, 2007

Entry for September 10, 2007

Bận quá đi mất. Tiệc tùng triền miên, lại vào mùa tiệc tùng rồi. Trong tuần có 5 ngày thì đi cả 5, chưa kể cuối tuần còn phải đi hội nghị hội thảo mà toàn ở ngoài thành phố. Bực mình vì mấy cái váy mới may. Thằng thợ may ko hiểu mắt mũi thế nào may cộc tớn, chưa kể có cái còn xoè ra như cái nơm, mặc vào giống hệt đà điểu. Thằng thợ may trẻ, tính tình nghệ sĩ. Dặn đi dặn lại vẫn ko nhớ, mặt lúc nào cũng hơn hớn "rồi rồi yên tâm", thế mà vẫn làm sai như thường.
Sáng nay phải đi thử máu, ko phải chọc ven như bình thường mà lại chọc vào đầu ngón tay. Mình rất sợ chích máu ở đầu ngón tay. Hồi bé mình phải đi khám như vậy. Thấy bà y tá cầm một đoạn ống philatốp gãy đôi nhọn lởm chởm xọc ngay vào ngón tay mình, khóc ré lên mãi ko nín được, đầu ngón tay máu vằn vện. Từ đó mình sợ tất cả các loại hình thử máu. Hôm nay cũng thế. Mình ngơ ngác ngồi xuống ghế, nhìn quanh xem các loại dụng cụ lấy máu, ko thấy cái gì giống nửa ống philatốp ngày xưa, chỉ thấy một vật giống cái gọt bút chì. Chưa kịp thở mẹ y tá đã túm ngón tay mình, cầm cái gọt bút chì nọ xọc luôn vào, rồi cứ bóp chặt ngón tay mình để lấy máu. Mình khóc nức nở, vì sợ hơn là vì đau. Xong rồi vẫn ko thể nín được, cứ đứng khóc hu hu mãi trước cửa bệnh viện, tưởng phát điên cả lên vì vẫn còn sợ.
Ôi ôi, bao giờ thì những cực hình này chấm dứt.

Entry for September 10, 2007

Bận quá đi mất. Tiệc tùng triền miên, lại vào mùa tiệc tùng rồi. Trong tuần có 5 ngày thì đi cả 5, chưa kể cuối tuần còn phải đi hội nghị hội thảo mà toàn ở ngoài thành phố. Bực mình vì mấy cái váy mới may. Thằng thợ may ko hiểu mắt mũi thế nào may cộc tớn, chưa kể có cái còn xoè ra như cái nơm, mặc vào giống hệt đà điểu. Thằng thợ may trẻ, tính tình nghệ sĩ. Dặn đi dặn lại vẫn ko nhớ, mặt lúc nào cũng hơn hớn "rồi rồi yên tâm", thế mà vẫn làm sai như thường.
Sáng nay phải đi thử máu, ko phải chọc ven như bình thường mà lại chọc vào đầu ngón tay. Mình rất sợ chích máu ở đầu ngón tay. Hồi bé mình phải đi khám như vậy. Thấy bà y tá cầm một đoạn ống philatốp gãy đôi nhọn lởm chởm xọc ngay vào ngón tay mình, khóc ré lên mãi ko nín được, đầu ngón tay máu vằn vện. Từ đó mình sợ tất cả các loại hình thử máu. Hôm nay cũng thế. Mình ngơ ngác ngồi xuống ghế, nhìn quanh xem các loại dụng cụ lấy máu, ko thấy cái gì giống nửa ống philatốp ngày xưa, chỉ thấy một vật giống cái gọt bút chì. Chưa kịp thở mẹ y tá đã túm ngón tay mình, cầm cái gọt bút chì nọ xọc luôn vào, rồi cứ bóp chặt ngón tay mình để lấy máu. Mình khóc nức nở, vì sợ hơn là vì đau. Xong rồi vẫn ko thể nín được, cứ đứng khóc hu hu mãi trước cửa bệnh viện, tưởng phát điên cả lên vì vẫn còn sợ.
Ôi ôi, bao giờ thì những cực hình này chấm dứt.

Saturday, September 8, 2007

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 8)




Dòng được chú Bình Nguyên từ nhà trẻ về nhà đến khổ. Đoạn đường có hơn 100 mét thôi mà đi nửa tiếng ko về đến nhà. Lý do là vì chú thơ thẩn phát khiếp lên được, thấy ai đi ngang chú cũng vẫy chào, có khi còn túm người ta lại nói chuyện. Đi ngang qua cái xe tải đang đỗ chú dừng lại chỉ trỏ líu lo, làm cậu lái xe lại phải ngó ra tiếp chuyện chú một lúc. Đi ngang qua một toà nhà chung cư chú cũng phải ngó vào vẫy tay chào ông bảo vệ, chưa kể có lúc chú còn chạy vút vào trong. Đi ngang qua garage để xe là chú phải vẫy cậu nhân viên, tiện thể chú chạy vào xem xe cộ một cái. Đi ngang qua cánh cửa nào đóng im ỉm là chú cũng kiễng lên xoay xoay cái tay nắm, thử xem có mở được ko. Chưa kể thấy cái bậc thềm nào là chú cũng ghé đít ngồi nghỉ. Mẹ chú thấy chú ngồi nghỉ, tranh thủ quệt mồ hôi chưa kịp thở một cái thì đã thấy chú chạy vút đi, toàn chạy theo hướng ko về nhà.

Có lần mẹ chú mang cái xe kéo của chú đến nhà trẻ đón chú vì mẹ chú tưởng rằng với cái xe kéo đấy thì chú sẽ ngoan ngoãn kéo xe về tận nhà. Ai dè chú cứ kéo cái xe chạy thục mạng rẽ phải rẽ trái, làm mẹ chú chạy theo chú bở hơi tai, cuối cùng phải vác cả chú lẫn cái xe kéo to tướng trên tay mang về nhà.

Chú Bình Nguyên đứng trên bậu cửa sổ. Mẹ chú ngồi bên dưới, tay cầm hộp ngũ cốc. Chú cúi xuống xin ăn. Mẹ chú lấy 5 cánh ngũ cốc nhét vào mồm chú. Chú há mồm rõ to hòng lấy chỗ cho cả 5, thế mà vẫn rơi một cánh ra ngoài. Mẹ chú bảo “thôi ăn 4 cái kia đi đã, cái này để tí nữa ăn nốt con ạ”. Chú lắc đầu ko đồng ý, kiên quyết chỉ tay vào cánh ngũ cốc còn lại đòi ăn nốt. Cực chẳng đã mẹ chú đành chiều chú. Chú cúi xuống há miệng rõ to để mẹ nhét nốt vào. Ai ngờ vừa há mồm ra một cái thì cả 4 cánh kia rơi tiệt cả xuống đất. Khổ thân chú lại hấp tấp nhảy xuống, hấp tấp nhặt từng cánh cho vào mồm.

Buổi tối bố chú đánh răng cho chú. Mẹ chú đã khuyên là đóng cửa buồng tắm lại mà ko thèm nghe. Đựơc 10 phút thì bố chú rên lên vì chú cứ chén cục kem răng bố chú quệt vào bàn chải rồi chạy thẳng làm bố chú lại phải hớt hải chạy theo. Đánh xong hàm răng thì chú phải chén được kha khá kem răng. Cũng may mà mẹ chú dùng loại kem răng cho trẻ em tức là nuốt được chứ ko thì lại đi viện sớm.

Tối nọ chú đang ngồi dạng chân trên nền nhà xem tạp chí Porsche của bố, mẹ chú mon men đến gần định nằm gối đầu lên chân chú để đọc tiếp quyển truyện. Chú buồn quá rụt ngay chân lại, mẹ chú nhắm tịt mắt giả vờ khóc, chú thấy mẹ ko hài lòng thì lại vội vàng xoè cái cẳng chân mũm mĩm của chú ra cho mẹ gối. Có phải chú đúng là thằng chó con ko.

Hôm qua chắc ban ngày chú ngủ nhiều nên đêm chú trằn trọc ngủ ko ngon giấc. Chú cứ tung chân đá và thỉnh thoảng tay chú lại vung lên một cái, thậm chí tự dưng mẹ chú còn nghe chú nói rất to và rành rọt “car”, chắc chú ngủ mơ. Mọi khi ngủ say thì dựng chú dậy chú vẫn ngoẹo đầu ngủ, lần này chú ngủ ko say, mẹ chú hôn chú vào đâu là chú gãi ở đấy. Hôn vào má thì chú gãi má, hôn vào cánh tay thì chú gãi cánh tay, hôn vào đùi thì chú gãi đùi, hôn lên tóc thì chú cũng gãi đầu sồn sột. Trông chú ko khác gì con khỉ con. Chú Minh sang chơi có một ngày mà cánh tay chú Bình Nguyên đã lưu vết 4 hàm răng cong cong còn nửa mặt thì sứt sẹo vì bị cấu. Có khổ thân chú ko. Chú giống bố chú, cứ hiền như hạt cơm thiu ấy. Giống được mẹ thì có phải là may mắn rồi ko.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 8)




Dòng được chú Bình Nguyên từ nhà trẻ về nhà đến khổ. Đoạn đường có hơn 100 mét thôi mà đi nửa tiếng ko về đến nhà. Lý do là vì chú thơ thẩn phát khiếp lên được, thấy ai đi ngang chú cũng vẫy chào, có khi còn túm người ta lại nói chuyện. Đi ngang qua cái xe tải đang đỗ chú dừng lại chỉ trỏ líu lo, làm cậu lái xe lại phải ngó ra tiếp chuyện chú một lúc. Đi ngang qua một toà nhà chung cư chú cũng phải ngó vào vẫy tay chào ông bảo vệ, chưa kể có lúc chú còn chạy vút vào trong. Đi ngang qua garage để xe là chú phải vẫy cậu nhân viên, tiện thể chú chạy vào xem xe cộ một cái. Đi ngang qua cánh cửa nào đóng im ỉm là chú cũng kiễng lên xoay xoay cái tay nắm, thử xem có mở được ko. Chưa kể thấy cái bậc thềm nào là chú cũng ghé đít ngồi nghỉ. Mẹ chú thấy chú ngồi nghỉ, tranh thủ quệt mồ hôi chưa kịp thở một cái thì đã thấy chú chạy vút đi, toàn chạy theo hướng ko về nhà.

Có lần mẹ chú mang cái xe kéo của chú đến nhà trẻ đón chú vì mẹ chú tưởng rằng với cái xe kéo đấy thì chú sẽ ngoan ngoãn kéo xe về tận nhà. Ai dè chú cứ kéo cái xe chạy thục mạng rẽ phải rẽ trái, làm mẹ chú chạy theo chú bở hơi tai, cuối cùng phải vác cả chú lẫn cái xe kéo to tướng trên tay mang về nhà.

Chú Bình Nguyên đứng trên bậu cửa sổ. Mẹ chú ngồi bên dưới, tay cầm hộp ngũ cốc. Chú cúi xuống xin ăn. Mẹ chú lấy 5 cánh ngũ cốc nhét vào mồm chú. Chú há mồm rõ to hòng lấy chỗ cho cả 5, thế mà vẫn rơi một cánh ra ngoài. Mẹ chú bảo “thôi ăn 4 cái kia đi đã, cái này để tí nữa ăn nốt con ạ”. Chú lắc đầu ko đồng ý, kiên quyết chỉ tay vào cánh ngũ cốc còn lại đòi ăn nốt. Cực chẳng đã mẹ chú đành chiều chú. Chú cúi xuống há miệng rõ to để mẹ nhét nốt vào. Ai ngờ vừa há mồm ra một cái thì cả 4 cánh kia rơi tiệt cả xuống đất. Khổ thân chú lại hấp tấp nhảy xuống, hấp tấp nhặt từng cánh cho vào mồm.

Buổi tối bố chú đánh răng cho chú. Mẹ chú đã khuyên là đóng cửa buồng tắm lại mà ko thèm nghe. Đựơc 10 phút thì bố chú rên lên vì chú cứ chén cục kem răng bố chú quệt vào bàn chải rồi chạy thẳng làm bố chú lại phải hớt hải chạy theo. Đánh xong hàm răng thì chú phải chén được kha khá kem răng. Cũng may mà mẹ chú dùng loại kem răng cho trẻ em tức là nuốt được chứ ko thì lại đi viện sớm.

Tối nọ chú đang ngồi dạng chân trên nền nhà xem tạp chí Porsche của bố, mẹ chú mon men đến gần định nằm gối đầu lên chân chú để đọc tiếp quyển truyện. Chú buồn quá rụt ngay chân lại, mẹ chú nhắm tịt mắt giả vờ khóc, chú thấy mẹ ko hài lòng thì lại vội vàng xoè cái cẳng chân mũm mĩm của chú ra cho mẹ gối. Có phải chú đúng là thằng chó con ko.

Hôm qua chắc ban ngày chú ngủ nhiều nên đêm chú trằn trọc ngủ ko ngon giấc. Chú cứ tung chân đá và thỉnh thoảng tay chú lại vung lên một cái, thậm chí tự dưng mẹ chú còn nghe chú nói rất to và rành rọt “car”, chắc chú ngủ mơ. Mọi khi ngủ say thì dựng chú dậy chú vẫn ngoẹo đầu ngủ, lần này chú ngủ ko say, mẹ chú hôn chú vào đâu là chú gãi ở đấy. Hôn vào má thì chú gãi má, hôn vào cánh tay thì chú gãi cánh tay, hôn vào đùi thì chú gãi đùi, hôn lên tóc thì chú cũng gãi đầu sồn sột. Trông chú ko khác gì con khỉ con. Chú Minh sang chơi có một ngày mà cánh tay chú Bình Nguyên đã lưu vết 4 hàm răng cong cong còn nửa mặt thì sứt sẹo vì bị cấu. Có khổ thân chú ko. Chú giống bố chú, cứ hiền như hạt cơm thiu ấy. Giống được mẹ thì có phải là may mắn rồi ko.