Monday, September 3, 2007

Buôn một tí về hàng hiệu




Tuần trước mình đến Bloomingdales trả lại cái túi xách Louis Vuitton mua hôm trước. Tại hôm đó lượn vào lúc chỉ còn 5 phút nữa là chúng nó đóng cửa nên nhìn thấy dáng túi ưng ý là mua luôn ko xem xét gì. Lúc về nhà mới giở ra săm soi, thấy LV gì mà thường thế, mới lần đọc xem làm ở đâu. Trời ạ, LV made in USA. Thế là mang đi trả.

Hàng gì của Mỹ tốt thì ko biết, nhưng hàng thủ công của Mỹ nhất định là ko có gì đặc biệt. Bọn dân nhập cư Nam Mỹ và kể cả bọn Mỹ to béo kềnh càng, ngón tay chuối mắn thế thì thủ công gì chúng nó. Mà nếu nhân công người châu Á, nhất là Trung Quốc, thì chả hoá ra mình mua hàng Tàu à. May ra thì rẻ hơn được phí vận chuyển.

Không phải cứ khoác lên một cái túi hàng hiệu là tất cả đều như nhau. Một cái túi hàng hiệu làm tại chính xuất xứ bao giờ cũng xịn hơn gấp nhiều lần làm ở những nơi khác. Ví dụ, LV thì phải Made in France, Burberry thì phải Made in England, Prada thì phải Made in Italy vv và vv.

Những sản phẩm làm tại chính quốc thường cực kỳ đắt, ko phải ai cũng mua được, và không phải ở đâu cũng có. Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay nhiều hãng thời trang dù nổi tiếng và chảnh đến đâu cũng phải tìm cách mở rộng thị trường, phổ biến sản phẩm đến tay nhiều tầng lớp tiêu dùng. Muốn vậy phải giảm chi phí, tức là phải đầu tư xây nhà máy ở những nước có nguồn nhân công rẻ, tiêu biểu là Trung Quốc. Nhưng các hãng thời trang hầu như chỉ để các nhà máy TQ gia công những mặt hàng phụ hoặc những chi tiết phụ, còn những mặt hàng làm nên thương hiệu thì chỉ sản xuất ở chính quốc. Ví dụ, một chiếc khăn tay Burberry Made in China thì trông vẫn long lanh. Nhưng nếu một chiếc áo khoác trench mà lại Made in China thì hỏng. Tương tự chẳng có đôi giày nào của LV lại made in China cả.

Rất nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng trên thế giới đặt nhà máy sản xuất ở Ý. Thậm chí những nhãn hiệu thời trang đỉnh còn bao nguyên cả làng ở Ý chỉ để gia công hàng cho chúng. Nước Ý có những người thợ thủ công tài hoa nhất thế giới. Đặc thù này xuất phát từ văn hoá. Người Ý có tính cẩn thận, cái gì cũng phải đẹp hoàn hảo và phải đẹp đến từng chi tiết. Chính vì vậy một chiếc túi xách hàng hiệu made in Italy sẽ làm người mua phải trầm trồ khi sờ vào bề mặt da, khi ngắm nghía chiếc khoá, và nhất là từng đường kim mũi chỉ, tất cả đều hoàn hảo, thậm chí cả từ bên trong. Chỉ một mũi khâu lệch ra ngoài hàng một chút thôi là đủ khiến chiếc túi đó bị loại trong quá trình kiểm tra chất lượng gắt gao. Người Ý có tiếng trong lĩnh vực chế tác hàng tinh xảo ko chỉ bởi tay nghề của họ khéo léo, bí quyết của họ truyền qua nhiều đời mà còn bởi đôi mắt của họ sành sỏi và tiêu chuẩn của họ khắt khe không khoan nhượng. Người Ý cũng nổi tiếng soi mói. Nếu bạn mặc một chiếc váy rõ đẹp mà tà lại sứt một ít chỉ do con bé thợ may may ẩu hoặc cổ lại thập thò đoạn chỉ do con bé thợ may trong khâu hoàn tất lười ko chịu cắt đi thì bạn mất điểm. Cũng như người Ý dễ dàng nổi điên lên khi đôi giày của họ bị ai đánh đổ nước vào.

Sau khi shopping khắp các hang cùng ngõ hẻm, mình thấy chỉ còn yêu thích mỗi một khu mua sắm ở Ý. Một khu rất nhỏ, có khi chỉ vẻn vẹn hai chục cửa hàng, gọi là The Mall, gần Florence, thiết kế đẹp, và toàn những tên tuổi nổi nhất trong làng thời trang. Lần nào về Ý mình cũng phải ghé qua. Một nơi khác cũng rất hay là mô hình outlet cũng ở gần Florence, với outlet của rất nhiều hãng thời trang danh tiếng. Mình mới đi có hai outlet của Prada/Miu miu/Helmut Lang và Dolce Gabbana. Thích outlet của Prada hơn. Outlet ko khuyến khích khách đến, chỉ những người biết mới đến. Đến đó phải lấy số, nếu còn phát số, vì outlet hạn chế số lượng tối đa khách trong cửa hàng. Nếu số khách đến ngưỡng rồi thì người đến sau phải đợi có thằng nào shopping xong về bớt thì mới được vào tiếp. Kín tiếng thế mà vẫn có hàng đoàn xe bus loại lớn đổ xuống hàng trăm khách du lịch từ Bắc Âu, từ châu Á. Những khách du lịch châu Á mua mới khiếp. Có đoàn khách ko rõ là TQ hay HQ đứng tính tiền, thấy hoá đơn đã dài hơn 2 mét rồi mà máy vẫn đang tành tạch in tiếp. Chắc mấy chú gom hàng về nước bán đây, tha hồ mà lãi vì giá ở outlet rẻ muốn rụng tim, tất nhiên là chỉ rẻ so với giá chính ra sẽ bán trên thị trường, chứ còn so với những nhãn hàng thường thường thì vẫn còn rất chát.

Tranh thủ buôn một tí, không hiểu sao giới nghệ sĩ ở VN rất thích khoe tổng số tiền cụ thể, lại toàn khoe theo cái kiểu làm cho người ta nghĩ mình không khoe thì ko ai biết mình tiêu những chừng ấy tiền. Một cô không nhớ ca sĩ hay diễn viên hay người mẫu tự dưng lại đi nói một câu chẳng ăn nhập gì với nội dung phỏng vấn, đại loại kiểu “tôi đi giày của Sergio Rossi”. Một cô khác lại cứ nói đi nói lại trong một cuộc phỏng vấn “bộ váy của tôi may mất mấy triệu”. Một cô khác lại còn dở hơn, giày của tôi đôi đắt nhất 750us, đôi rẻ nhất 150 nghìn. Một anh chàng ca sĩ mắt hiếng lại còn chụp ảnh quần áo giày dép trắng bốp bờ lờ từ trên xuống dưới với tuyên ngôn tôi chỉ dùng hàng hiệu, cộng thêm vài phép tự tính nhẩm có bộ đồ của tôi lên đến vài chục ngàn đô. Nói ở giữa những người thân cận hoặc ở xó nhà thì được. Trả lời phỏng vấn mà lại xưng xưng ra thế, nghe chừng đầu óc có vấn đề.

Ôi mỗi lần buôn bán thế này mình thấy mình cứ xấu tính khọm già thế nào. Thôi mình chả nói nữa vậy.

Mấy hồi này mình ốm, cộng thêm nhiều việc phải làm, nhiều giấy tờ phải lo quá làm mình stress nặng, chẳng hứng thú gì với việc lượn lờ shopping. Bố chú Bình Nguyên thấy vợ đi ngang qua những cửa hàng đèn điện sáng choang, ma nơ canh đứng ưỡn ẹo trình diễn những kiểu trang phục mới nhất, mà mặt cứ tỉnh bơ như củ khoai lang, cũng chẳng buồn liếc mắt nhìn, thì sướng âm ỉ, lại còn cứ ư ử hát một đoạn tự sáng tác “ôi ko hiểu đã xảy ra chuyện gì mà vợ tôi lại thờ ơ với thời trang thế nhỉ”. Mình chả nói gì. Tình trạng này chỉ là tạm thời. Rồi đến lúc ông lấy lại phong độ thì lại méo mặt. Hehe.

No comments:

Post a Comment