Wednesday, December 31, 2008

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần cuối)

Một ngày mệt nhoài toàn là dọn dẹp, mấy túi rác chất cao ở hiên sau nhà, chiều lại còn tranh thủ đi tập (bài tập mông và bụng mà nhất quyết mình chỉ đau cánh tay chưa hiểu là tại sao). Đến tối, bảo “anh yêu, hôm nay đi ngủ sớm nhé, em mệt lắm”. Hồn đang ngồi mê mẩn ở máy tính tỏ vẻ rất hợp tác, đứng phắt lên ngay “yes, love, anh đi đánh răng cái nhé”. Nói đoạn cầm quyển tạp chí chạy biến vào toilet (logic chưa?). Mình thấy cầm tạp chí vào thì đã ngán ngẩm, lại bế con ngồi chờ, vì hồn còn chạy qua chạy lại thì con còn vùng dậy nhìn, ko chịu ngủ. Đợi mãi mới thấy hồn đi ra tay cầm bàn chải vừa đánh răng vừa tranh thủ xem nốt tí Internet (thế tức là kem răng lại chảy hết cả xuống bàn mai mình lại phải lau, bảo thì toàn chối). Điên lắm rồi nhưng vẫn kiên nhẫn ôm con ngồi chờ (vì cái bàn chải máy đánh ầm ầm sát tai hồn, có nói cũng chả nghe được nào).

Răng cỏ xong xuôi, quần áo ngủ bận vào xong xuôi, hồn chui vào chăn, bấy giờ mới lôi con ra nghịch. Con bé cười như nắc nẻ, hồn mặt mũi tự hào quay sang mình “am I good?”, ý là anh dỗ con giỏi ko? (mà nó có khóc đâu mà dỗ, nửa đêm đi ngủ đến nơi còn làm nó phấn khích thế thì ngủ nghê gì), mình chả nói gì, hồn lại còn gặng “Am I good or not?”, mình cùng bất đắc dĩ phải bảo “Of course you are” (hờ hờ, theo đúng lý thuyết, phụ nữ phải khen ngợi đàn ông, cho cái tôi khỉ gió của chúng nó được ve vuốt đặng mà còn phục thiện, chứ chê một phát là chày bửa ngay khổ thế). Thế rồi, rất hồn nhiên, hồn xây lưng lại con bé, lôi sách ra đọc, chả chơi bời gì nữa. Con bé chưng hửng, nhưng đang phấn khích dở nên vẫn tự lăn lộn đứng lên rồi giả vờ ngã lăn quay và cười khanh khách, liếm tường, đập ben bét vào tranh, vật lộn cách mấy cũng ko chịu ngủ.

Nhìn đồng hồ, gần nửa đêm, chịu hết nổi, mình phải bảo hồn tắt đèn đi. Đèn vừa tắt một cái con bé ngẩn ra, mồm ơ ơ mấy tiếng, rồi tìm tay mẹ gối xuống, chỉ mấy phút sau là đã thấy tiếng thở đều đặn, tức là đã ngủ.

Mình nhẹ hết cả người, nhắm mắt ngủ. Mệt mỏi dã man. Vừa đang thiu thiu thì hồn bắt đầu cất tiếng ngáy ro ro. Chịu hết nổi giơ chân đá cho một phát, tiếng ngáy im bặt.

Híc híc. Ai bảo mình sướng nên xem lại đi nhé.

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần cuối)

Một ngày mệt nhoài toàn là dọn dẹp, mấy túi rác chất cao ở hiên sau nhà, chiều lại còn tranh thủ đi tập (bài tập mông và bụng mà nhất quyết mình chỉ đau cánh tay chưa hiểu là tại sao). Đến tối, bảo “anh yêu, hôm nay đi ngủ sớm nhé, em mệt lắm”. Hồn đang ngồi mê mẩn ở máy tính tỏ vẻ rất hợp tác, đứng phắt lên ngay “yes, love, anh đi đánh răng cái nhé”. Nói đoạn cầm quyển tạp chí chạy biến vào toilet (logic chưa?). Mình thấy cầm tạp chí vào thì đã ngán ngẩm, lại bế con ngồi chờ, vì hồn còn chạy qua chạy lại thì con còn vùng dậy nhìn, ko chịu ngủ. Đợi mãi mới thấy hồn đi ra tay cầm bàn chải vừa đánh răng vừa tranh thủ xem nốt tí Internet (thế tức là kem răng lại chảy hết cả xuống bàn mai mình lại phải lau, bảo thì toàn chối). Điên lắm rồi nhưng vẫn kiên nhẫn ôm con ngồi chờ (vì cái bàn chải máy đánh ầm ầm sát tai hồn, có nói cũng chả nghe được nào).

Răng cỏ xong xuôi, quần áo ngủ bận vào xong xuôi, hồn chui vào chăn, bấy giờ mới lôi con ra nghịch. Con bé cười như nắc nẻ, hồn mặt mũi tự hào quay sang mình “am I good?”, ý là anh dỗ con giỏi ko? (mà nó có khóc đâu mà dỗ, nửa đêm đi ngủ đến nơi còn làm nó phấn khích thế thì ngủ nghê gì), mình chả nói gì, hồn lại còn gặng “Am I good or not?”, mình cùng bất đắc dĩ phải bảo “Of course you are” (hờ hờ, theo đúng lý thuyết, phụ nữ phải khen ngợi đàn ông, cho cái tôi khỉ gió của chúng nó được ve vuốt đặng mà còn phục thiện, chứ chê một phát là chày bửa ngay khổ thế). Thế rồi, rất hồn nhiên, hồn xây lưng lại con bé, lôi sách ra đọc, chả chơi bời gì nữa. Con bé chưng hửng, nhưng đang phấn khích dở nên vẫn tự lăn lộn đứng lên rồi giả vờ ngã lăn quay và cười khanh khách, liếm tường, đập ben bét vào tranh, vật lộn cách mấy cũng ko chịu ngủ.

Nhìn đồng hồ, gần nửa đêm, chịu hết nổi, mình phải bảo hồn tắt đèn đi. Đèn vừa tắt một cái con bé ngẩn ra, mồm ơ ơ mấy tiếng, rồi tìm tay mẹ gối xuống, chỉ mấy phút sau là đã thấy tiếng thở đều đặn, tức là đã ngủ.

Mình nhẹ hết cả người, nhắm mắt ngủ. Mệt mỏi dã man. Vừa đang thiu thiu thì hồn bắt đầu cất tiếng ngáy ro ro. Chịu hết nổi giơ chân đá cho một phát, tiếng ngáy im bặt.

Híc híc. Ai bảo mình sướng nên xem lại đi nhé.

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần 1)

9h30 sáng. Chàng đóng cửa sau lưng. Bà Nuôi cười rũ rượi khi thấy mình ngồi phịch xuống ghế mặt mũi chán nản “cô ơi, người nhanh nhẹn tháo vát như cô lại cứ phải gặp người như dượng cơ cô ạ”. By the way là bà Nuôi cứ gọi chàng là băn ni (ko cố tình).

Nguyên do là, 6h sáng, hồn lệch múi giờ chả ngủ được đã lồm cồm bò dậy chuẩn bị đến chỗ làm (khiếp, mẫn cán thế). Hồn dậy chạy lịch bịch quanh nhà thì Lila cũng lồm cồm bò dậy, tức là mình cũng phải dậy. Tưởng hồn dậy sớm thì đi sớm, hoá ra là chạy qua chạy lại mãi cũng tận hơn 8h mới mò xuống ăn sáng. Mình dại dột lởn vởn gần đó bị hồn nhờ “em ơi chuẩn bị đồ ăn trưa cho anh mang đi làm”. Gói ghém đồ ăn cẩn thận xong, hỏi “ba lô anh đâu?” thì hồn ngẩn tò te chả nhớ để ở đâu. Hồn tặc lưỡi “thôi anh mang một cái túi đi cũng được”. Nói đoạn hồn cho gói đồ ăn vào một cái túi vải. Nhưng sau chắc thấy bô nhếch quá sợ gái chê nên hồn lại lọ mọ dỡ ra và chạy đôn đáo khắp nơi tìm ba lô. Hồn chạy sầm sập lên gác làm bà Nuôi đang đứng lù khù giữa đường phát hoảng, dúm cả vào tường lấy chỗ cho hồn chạy qua khỏi vướng.

Mình ngồi dưới nhà nghe tiếng chân hồn chạy đôn chạy đáo trên gác, cuối cùng cũng xuống hí hửng mang theo cái ba lô. Tưởng thế là xong, đi đi để mình còn làm việc khác, thì lại bắt đầu chuỗi hỏi vô cùng tận “mũ anh đâu?, găng anh đâu? Khăn anh đâu? Ví anh đâu? Mũ bảo hiểm anh đâu? chết rồi điện thoại anh đâu?” (Xin chú thích là mới lạnh được khoảng 2 tháng thì hồn đã kịp làm mất toàn bộ găng, khăn, mũ và vừa phải đi sắm mới lại toàn bộ). Giải quyết xong hết các vấn đề trên, mình mở sẵn cửa cho hồn ra cho nhanh, thì lại đứng tim khi thấy hồn đập đập tay vào túi quần túi áo “chìa khoá xe máy anh đâu?”. Cái xe máy mới bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 2 tháng thì hồn đã đánh mất một bộ chìa chỉ sau gần 1 tháng. Giờ đang sử dụng bộ chìa dự phòng, mất nốt chắc phải gọi xe tải đến chở xe máy đi làm chìa mới.

Thế là lại công đoạn lục tung nhà lên để tìm chìa khoá. Dưới nhà ko có, hồn lại hùng hục chạy lên gác. Bà Nuôi hớt hải chạy xuống “cô ơi ổng mất cái gì đó?”.

Vì vậy, lục đục từ 6h sáng mà đến 9h30 mới hấp tấp ra được khỏi nhà.

Thế nên mới có đoạn mình mệt mỏi ngồi xuống ghế mặt mũi chán nản còn bà Nuôi thì ôm bụng cười rũ rượi.

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần 1)

9h30 sáng. Chàng đóng cửa sau lưng. Bà Nuôi cười rũ rượi khi thấy mình ngồi phịch xuống ghế mặt mũi chán nản “cô ơi, người nhanh nhẹn tháo vát như cô lại cứ phải gặp người như dượng cơ cô ạ”. By the way là bà Nuôi cứ gọi chàng là băn ni (ko cố tình).

Nguyên do là, 6h sáng, hồn lệch múi giờ chả ngủ được đã lồm cồm bò dậy chuẩn bị đến chỗ làm (khiếp, mẫn cán thế). Hồn dậy chạy lịch bịch quanh nhà thì Lila cũng lồm cồm bò dậy, tức là mình cũng phải dậy. Tưởng hồn dậy sớm thì đi sớm, hoá ra là chạy qua chạy lại mãi cũng tận hơn 8h mới mò xuống ăn sáng. Mình dại dột lởn vởn gần đó bị hồn nhờ “em ơi chuẩn bị đồ ăn trưa cho anh mang đi làm”. Gói ghém đồ ăn cẩn thận xong, hỏi “ba lô anh đâu?” thì hồn ngẩn tò te chả nhớ để ở đâu. Hồn tặc lưỡi “thôi anh mang một cái túi đi cũng được”. Nói đoạn hồn cho gói đồ ăn vào một cái túi vải. Nhưng sau chắc thấy bô nhếch quá sợ gái chê nên hồn lại lọ mọ dỡ ra và chạy đôn đáo khắp nơi tìm ba lô. Hồn chạy sầm sập lên gác làm bà Nuôi đang đứng lù khù giữa đường phát hoảng, dúm cả vào tường lấy chỗ cho hồn chạy qua khỏi vướng.

Mình ngồi dưới nhà nghe tiếng chân hồn chạy đôn chạy đáo trên gác, cuối cùng cũng xuống hí hửng mang theo cái ba lô. Tưởng thế là xong, đi đi để mình còn làm việc khác, thì lại bắt đầu chuỗi hỏi vô cùng tận “mũ anh đâu?, găng anh đâu? Khăn anh đâu? Ví anh đâu? Mũ bảo hiểm anh đâu? chết rồi điện thoại anh đâu?” (Xin chú thích là mới lạnh được khoảng 2 tháng thì hồn đã kịp làm mất toàn bộ găng, khăn, mũ và vừa phải đi sắm mới lại toàn bộ). Giải quyết xong hết các vấn đề trên, mình mở sẵn cửa cho hồn ra cho nhanh, thì lại đứng tim khi thấy hồn đập đập tay vào túi quần túi áo “chìa khoá xe máy anh đâu?”. Cái xe máy mới bắt đầu sử dụng cách đây khoảng 2 tháng thì hồn đã đánh mất một bộ chìa chỉ sau gần 1 tháng. Giờ đang sử dụng bộ chìa dự phòng, mất nốt chắc phải gọi xe tải đến chở xe máy đi làm chìa mới.

Thế là lại công đoạn lục tung nhà lên để tìm chìa khoá. Dưới nhà ko có, hồn lại hùng hục chạy lên gác. Bà Nuôi hớt hải chạy xuống “cô ơi ổng mất cái gì đó?”.

Vì vậy, lục đục từ 6h sáng mà đến 9h30 mới hấp tấp ra được khỏi nhà.

Thế nên mới có đoạn mình mệt mỏi ngồi xuống ghế mặt mũi chán nản còn bà Nuôi thì ôm bụng cười rũ rượi.

Tuesday, December 30, 2008

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần 2)




Bà Nuôi cười xong đi lên gác dọn tiếp. Mình vừa mệt vừa đói, tự nhủ thôi ăn sáng cái đã, ăn no một bụng thì lại thấy đời tươi như thường.

Nhưng,

Vừa đưa được miếng bánh mì lên gần mồm thì thằng con, đứng lặng im rất bất thường từ nãy, giờ ôm mông tru tréo “mamma cho Lê đi pu pu”. Vội vàng đặt miếng bánh mỳ xuống, dẫn ông con chạy vào toilet. Cởi quần trong quần ngoài, xếp ghế, đặt ông con ngồi chễm chệ lên toilet xong, dỗ dành “con cứ pu pu đi, bao giờ xong gọi mẹ mẹ ngồi ngay ở bên ngoài đợi con nhé”. Rửa tay chạy ra, ngồi xuống ghế, thở, rồi vừa định đưa miếng bánh mì lên miệng lần nữa thì, “mamma, mamma kên cái ấy cho Lê rồi Lê đái ra ngài rồi”. Lại đặt miếng bánh mì xuống chạy vào, hoá ra là quên cái “hứng chim”, là một cái mẩu nho nhỏ lắp phía trước chim chú để chú đái ko bị bắn ra ngoài”. Vội vàng bật thông gió, lau chùi, lắp cái hứng chim, ko quên xin lỗi chú một câu lấy lệ, rồi lại rửa tay chạy ra ăn nốt.

Chỉ ăn được đúng có 2 miếng, “mamma, Lê shong dồi”. Lại bỏ xuống tức tốc chạy vào ngay. Vì nếu ko chú Bình Nguyên sẽ nhảy phắt xuống đất, và chạy như phát cuồng khắp nhà, thậm chí leo cả lên sô pha, lăn cả ra giường, thì hỏng bét. Có lần người đi đường đã đứng lại cười ha hả khi thấy chú Bình Nguyên cởi truồng chạy qua chạy lại trên cửa sổ, cười nhăn nhở, cái chim bị lạnh sun hết cả lại, trong khi mẹ thì đang tay chống tay với để cố túm con lại.

Sau đó, cả ngày dọn dẹp giấy tờ thư từ sách vở, điên hết cả người mấy lần định gọi điện mắng cho một mẻ. Xả cơn giận bằng cách ném tất vào thùng rác và bảo bà Nuôi cho hết vào túi rác, buộc kín lại rồi để ra sân sau đợi ngày vứt (vì chất đống ở thùng rác hồn về nhìn thấy lại lục ra lấy lại). Biết làm sao được, bất độc bất anh hùng.

Chán nào cao bằng 'chán' Lê nin? (phần 2)




Bà Nuôi cười xong đi lên gác dọn tiếp. Mình vừa mệt vừa đói, tự nhủ thôi ăn sáng cái đã, ăn no một bụng thì lại thấy đời tươi như thường.

Nhưng,

Vừa đưa được miếng bánh mì lên gần mồm thì thằng con, đứng lặng im rất bất thường từ nãy, giờ ôm mông tru tréo “mamma cho Lê đi pu pu”. Vội vàng đặt miếng bánh mỳ xuống, dẫn ông con chạy vào toilet. Cởi quần trong quần ngoài, xếp ghế, đặt ông con ngồi chễm chệ lên toilet xong, dỗ dành “con cứ pu pu đi, bao giờ xong gọi mẹ mẹ ngồi ngay ở bên ngoài đợi con nhé”. Rửa tay chạy ra, ngồi xuống ghế, thở, rồi vừa định đưa miếng bánh mì lên miệng lần nữa thì, “mamma, mamma kên cái ấy cho Lê rồi Lê đái ra ngài rồi”. Lại đặt miếng bánh mì xuống chạy vào, hoá ra là quên cái “hứng chim”, là một cái mẩu nho nhỏ lắp phía trước chim chú để chú đái ko bị bắn ra ngoài”. Vội vàng bật thông gió, lau chùi, lắp cái hứng chim, ko quên xin lỗi chú một câu lấy lệ, rồi lại rửa tay chạy ra ăn nốt.

Chỉ ăn được đúng có 2 miếng, “mamma, Lê shong dồi”. Lại bỏ xuống tức tốc chạy vào ngay. Vì nếu ko chú Bình Nguyên sẽ nhảy phắt xuống đất, và chạy như phát cuồng khắp nhà, thậm chí leo cả lên sô pha, lăn cả ra giường, thì hỏng bét. Có lần người đi đường đã đứng lại cười ha hả khi thấy chú Bình Nguyên cởi truồng chạy qua chạy lại trên cửa sổ, cười nhăn nhở, cái chim bị lạnh sun hết cả lại, trong khi mẹ thì đang tay chống tay với để cố túm con lại.

Sau đó, cả ngày dọn dẹp giấy tờ thư từ sách vở, điên hết cả người mấy lần định gọi điện mắng cho một mẻ. Xả cơn giận bằng cách ném tất vào thùng rác và bảo bà Nuôi cho hết vào túi rác, buộc kín lại rồi để ra sân sau đợi ngày vứt (vì chất đống ở thùng rác hồn về nhìn thấy lại lục ra lấy lại). Biết làm sao được, bất độc bất anh hùng.

Monday, December 29, 2008

Giày bục hay là chết?

Đã phải bước lên những đôi giày bục, nếu ko muốn vài năm nữa phải chống gậy vì hỏng xương sống.

Những đôi giày bục là giải pháp tối ưu vì đảm bảo:

- Thứ nhất, tăng được chiều cao khiêm tốn của mình. Mà rất khổ, hồi mình còn ở Hà nội thấy mình ko cao những cũng chả vào loại lùn, vì hồi đó các em xì tin 8x thì còn mải học chưa quán xá nhiều, còn 9x thì còn bé, mà bọn bạn mình thì cũng chỉ sàn sàn nhau, hiếm có đứa nào cao vượt trội. Sang đây, dân Mỹ vốn đã cao to, các cô gái lại toàn vắt vẻo trên giày cao 10cm, thậm chí còn hơn, nên cứ ra ngoài đường là gặp đầy những người mình chỉ đứng cao đến rốn. Mà có khi là giờ về VN cũng thế.

- Thứ hai, đảm bảo ko quá mệt mỏi. Chỉ thêm một phân bục phía trước là chân đã bớt dốc đi rất nhiều và do vậy các cơ lưng cơ chân cũng ko phải gồng lên chống đỡ nếu ko thì ko chịu nổi nhiệt, nhất là khi nhiệt quá 15 phút.

- Thứ ba, đảm bảo thẩm mỹ tàm tạm. Vì, thường là, với một cặp chân phổ biến của thế hệ mình, đi giày bệt thì chân cong đứt đuôi đi rồi, mà đi giày dốc quá chân lại còn cong đứt đuôi hơn nữa, chưa kể đi giày dốc quá chân còn bị nổi bắp cuồn cuộn lên khác gì Lý Đức, còn gì là nữ tính. Mà đi giày ko cao lắm thì lùn vẫn hoàn lùn. Một đôi giầy bục dù có cao đến 7cm, 10cm, thêm một phân hoặc một phân rưỡi bục độ dốc sẽ giảm rất đáng kể, do vậy chân bớt căng thẳng hơn, do vậy bớt cong và bớt cơ bắp hơn. Mặc dù một đôi giày bục ko bao giờ có thể trông elegant như một đôi giày gót nhọn cổ điển.

Cũng như dùng nước hoa, nếu ko cẩn thận thì càng dùng lâu sẽ càng mạnh tay xịt vì sợ ko đủ thơm ko ai ngửi thấy mùi hương quý phái/sexy/sang trọng/tươi mát/đằm thắm tóm lại là vô cùng đặc biệt của mình. Giày cao gót, trước 5 phân đã thấy mình cải thiện hẳn, giờ phải 7 phân chứ ko thì chả mùi mẽ gì, rồi từ 7 phân lại phải nghía đến những đôi cao hơn nữa.

Nhưng nói chung, đã lùn thì cũng chả nên đi giày cao quá, vì khi nhìn từ đằng sau, cái cẳng chân ngắn tý nối vào cái phần gót giày dài nghêu trông lại càng ngắn, nhất là khi mặc váy hoặc quần bó. Đấy, có phải cứ giày cao là giải quyết hết được vấn đề lùn liếc đâu. Biết thế nhưng nhiều khi vẫn khó cưỡng lại một đôi giày quá cao so với chiều cao của mình.

Platform shoes, bubble dress và clutch bag, đặc trưng của những cô gái NY sành điệu...

Chú Bình Nguyên cứ lèo nhèo gì đó với bà Nuôi ở dưới nhà, làm mình ko thể tập trung mà nói về giày dép được

Giày bục hay là chết?

Đã phải bước lên những đôi giày bục, nếu ko muốn vài năm nữa phải chống gậy vì hỏng xương sống.

Những đôi giày bục là giải pháp tối ưu vì đảm bảo:

- Thứ nhất, tăng được chiều cao khiêm tốn của mình. Mà rất khổ, hồi mình còn ở Hà nội thấy mình ko cao những cũng chả vào loại lùn, vì hồi đó các em xì tin 8x thì còn mải học chưa quán xá nhiều, còn 9x thì còn bé, mà bọn bạn mình thì cũng chỉ sàn sàn nhau, hiếm có đứa nào cao vượt trội. Sang đây, dân Mỹ vốn đã cao to, các cô gái lại toàn vắt vẻo trên giày cao 10cm, thậm chí còn hơn, nên cứ ra ngoài đường là gặp đầy những người mình chỉ đứng cao đến rốn. Mà có khi là giờ về VN cũng thế.

- Thứ hai, đảm bảo ko quá mệt mỏi. Chỉ thêm một phân bục phía trước là chân đã bớt dốc đi rất nhiều và do vậy các cơ lưng cơ chân cũng ko phải gồng lên chống đỡ nếu ko thì ko chịu nổi nhiệt, nhất là khi nhiệt quá 15 phút.

- Thứ ba, đảm bảo thẩm mỹ tàm tạm. Vì, thường là, với một cặp chân phổ biến của thế hệ mình, đi giày bệt thì chân cong đứt đuôi đi rồi, mà đi giày dốc quá chân lại còn cong đứt đuôi hơn nữa, chưa kể đi giày dốc quá chân còn bị nổi bắp cuồn cuộn lên khác gì Lý Đức, còn gì là nữ tính. Mà đi giày ko cao lắm thì lùn vẫn hoàn lùn. Một đôi giầy bục dù có cao đến 7cm, 10cm, thêm một phân hoặc một phân rưỡi bục độ dốc sẽ giảm rất đáng kể, do vậy chân bớt căng thẳng hơn, do vậy bớt cong và bớt cơ bắp hơn. Mặc dù một đôi giày bục ko bao giờ có thể trông elegant như một đôi giày gót nhọn cổ điển.

Cũng như dùng nước hoa, nếu ko cẩn thận thì càng dùng lâu sẽ càng mạnh tay xịt vì sợ ko đủ thơm ko ai ngửi thấy mùi hương quý phái/sexy/sang trọng/tươi mát/đằm thắm tóm lại là vô cùng đặc biệt của mình. Giày cao gót, trước 5 phân đã thấy mình cải thiện hẳn, giờ phải 7 phân chứ ko thì chả mùi mẽ gì, rồi từ 7 phân lại phải nghía đến những đôi cao hơn nữa.

Nhưng nói chung, đã lùn thì cũng chả nên đi giày cao quá, vì khi nhìn từ đằng sau, cái cẳng chân ngắn tý nối vào cái phần gót giày dài nghêu trông lại càng ngắn, nhất là khi mặc váy hoặc quần bó. Đấy, có phải cứ giày cao là giải quyết hết được vấn đề lùn liếc đâu. Biết thế nhưng nhiều khi vẫn khó cưỡng lại một đôi giày quá cao so với chiều cao của mình.

Platform shoes, bubble dress và clutch bag, đặc trưng của những cô gái NY sành điệu...

Chú Bình Nguyên cứ lèo nhèo gì đó với bà Nuôi ở dưới nhà, làm mình ko thể tập trung mà nói về giày dép được

Thursday, December 25, 2008

Thất vọng chàn chề :-(




Bố Bình Nguyên đi mấy hôm, sáng canh chừng mấy mẹ con đã dậy là gọi điện good morning, tối đến giờ đi ngủ là gọi điện good night, nhã vô cùng.

Sáng qua, vừa mắt nhắm mắt mở dậy đã thấy điện thoại reo. Em yêu, chúc giáng sinh vui vẻ, em khoẻ ko, em ngủ ngon ko?, vợ ngắn gọn em rất khoẻ, ngủ ngon, but I may need a Christmas present. Chồng giọng ko giấu nổi vẻ tự hào “anh mua rồi, mua cho em một món quà nhỏ”. Hờ hờ, chồng biết tính cô gái vật chất của vợ mà lại còn mua món quà nhỏ. Nhưng biết đâu, vòng, nhẫn, hoa tai, đều nhỏ cả. Biết đâu.

Cố kìm chế lòng tham sôi sục, chỉ định cám ơn rồi ko gặng hỏi nữa cho nhã, nhưng mà chả kìm chế được, mới hỏi “anh mua cái gì đó?”. Chồng nhất quyết bí mật “bao giờ anh về em sẽ biết”.

Thế mà hôm nay, sáng ngủ dậy nói chuyện, thì lại lộ bét de ra là mua MỘT QUYỂN NHẬT KÝ. Trời ạ, bao nhiêu thứ chả mua đi mua nhật ký thì để làm gì hả trời. Nhưng mình vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi ra vẻ rất tò mò háo hức thú vị về ý tưởng mua nhật ký, “why a diary?”, “because I heard you say you need one, and this one is very cute”. Trời, mình cần quyển lịch ghi chép các cuộc hẹn hò và tiệc tùng của năm mới, chạy ra Staples mua thì hơn chục đô một quyển chứ gì mà phải tặng. Mà cute là cute thế nào nhể? In hoa hồng, giấy thơm mùi nước hoa, hay có ảnh một đôi đang ngồi trên bãi cỏ ôm nhau và sau lưng là đôi thiên nga vẫy cánh, chưa hiểu cute là cute thế nào. Xanh hết cả mặt.

Hị hị, ngày xưa, lúc mình còn ngoài 20 (đúng là gái trẻ có khác), lúc còn yêu nhau chàng toàn tặng giày, nước hoa, mỹ phẩm, trang sức, túi xách, khăn áo. Giờ mình ngoài 30, được tặng tận MỘT QUYỂN NHẬT KÝ. Đời không xuống dốc thì là cái giề?

Xong rồi mình tưởng tượng lúc chàng đưa quyển nhật ký, mặt ko giấu nổi niềm tự hào đắc thắng với ý tưởng quà tặng độc đáo, thì mình lại phải làm điệu bộ háo hức tò mò mở ra xem, rồi nhìn thấy thì mắt phải sáng lên “Oh this is sooooo cute, I love it, thank you very much you are wonderful”.

Muốn làm người MÔNG THỢ và TRUNG THỰC ở đời sao mà khó quá híc híc

Thất vọng chàn chề :-(




Bố Bình Nguyên đi mấy hôm, sáng canh chừng mấy mẹ con đã dậy là gọi điện good morning, tối đến giờ đi ngủ là gọi điện good night, nhã vô cùng.

Sáng qua, vừa mắt nhắm mắt mở dậy đã thấy điện thoại reo. Em yêu, chúc giáng sinh vui vẻ, em khoẻ ko, em ngủ ngon ko?, vợ ngắn gọn em rất khoẻ, ngủ ngon, but I may need a Christmas present. Chồng giọng ko giấu nổi vẻ tự hào “anh mua rồi, mua cho em một món quà nhỏ”. Hờ hờ, chồng biết tính cô gái vật chất của vợ mà lại còn mua món quà nhỏ. Nhưng biết đâu, vòng, nhẫn, hoa tai, đều nhỏ cả. Biết đâu.

Cố kìm chế lòng tham sôi sục, chỉ định cám ơn rồi ko gặng hỏi nữa cho nhã, nhưng mà chả kìm chế được, mới hỏi “anh mua cái gì đó?”. Chồng nhất quyết bí mật “bao giờ anh về em sẽ biết”.

Thế mà hôm nay, sáng ngủ dậy nói chuyện, thì lại lộ bét de ra là mua MỘT QUYỂN NHẬT KÝ. Trời ạ, bao nhiêu thứ chả mua đi mua nhật ký thì để làm gì hả trời. Nhưng mình vẫn còn đủ bình tĩnh để hỏi ra vẻ rất tò mò háo hức thú vị về ý tưởng mua nhật ký, “why a diary?”, “because I heard you say you need one, and this one is very cute”. Trời, mình cần quyển lịch ghi chép các cuộc hẹn hò và tiệc tùng của năm mới, chạy ra Staples mua thì hơn chục đô một quyển chứ gì mà phải tặng. Mà cute là cute thế nào nhể? In hoa hồng, giấy thơm mùi nước hoa, hay có ảnh một đôi đang ngồi trên bãi cỏ ôm nhau và sau lưng là đôi thiên nga vẫy cánh, chưa hiểu cute là cute thế nào. Xanh hết cả mặt.

Hị hị, ngày xưa, lúc mình còn ngoài 20 (đúng là gái trẻ có khác), lúc còn yêu nhau chàng toàn tặng giày, nước hoa, mỹ phẩm, trang sức, túi xách, khăn áo. Giờ mình ngoài 30, được tặng tận MỘT QUYỂN NHẬT KÝ. Đời không xuống dốc thì là cái giề?

Xong rồi mình tưởng tượng lúc chàng đưa quyển nhật ký, mặt ko giấu nổi niềm tự hào đắc thắng với ý tưởng quà tặng độc đáo, thì mình lại phải làm điệu bộ háo hức tò mò mở ra xem, rồi nhìn thấy thì mắt phải sáng lên “Oh this is sooooo cute, I love it, thank you very much you are wonderful”.

Muốn làm người MÔNG THỢ và TRUNG THỰC ở đời sao mà khó quá híc híc

Wednesday, December 24, 2008

Cho 2 điểm hình thức

Hôm qua, trời ấm hẳn lên nhưng lại đổ mưa tầm tã. Vẫn cố đi lượn xem tình hình giảm giá Giáng sinh thế nào. Kinh nghiệm là nếu chỉ định đi xem cho vui mà ko định mua gì thì phải ăn mặc sành điệu, để nếu có xem thôi ko mua thì chúng nó lại tưởng mình chê hàng chúng nó ko đủ độ đẹp nên ko thèm mua (lần sau cho chúng nó rút kinh nghiệm). Còn nếu đã định đi mua thật thì muốn ăn mặc mẹ đốp thế nào thì tuỳ.

Hôm qua chỉ định lượn xem tình hình mua sắm của dân tình thế nào, chứ cũng chả cần mua gì, thế mà vẫn ăn mặc như Thị Nở. Cái chính là trời mưa, phải mặc cái gì mà dính nước vào vẫn ko sao cho đỡ tiếc.

Đi qua Elie Tahari thấy vui vui mắt mới rẽ vào. Thấy mợ nhân viên bán hàng nhìn xéo một phát chả chào hỏi giề. Con điên, đồ Elie Tahari có mời mình cũng No thanks, vì giá cả chả đi liền với chất lượng. Thứ nhất là với mức giá đó, mình bỏ thêm tiền mua hẳn đồ hiệu đỉnh dùng cho thích hẳn. Thứ hai, với kiểu dáng đó, mình đi ra Zara, Armani Exchange, Bebe, được đồ ngon lành chả kém mà giá lại ngon hơn rất nhiều. Elie Tahari theo mình là dòng đồ chỉ được tiếng chứ chả được miếng, cũng giống như rất nhiều nhãn hiệu lưng chừng khác. Tóm lại chỉ loè được người cứ thấy đồ hiệu là mê mẩn.

Khi mua một món quần áo mà ko muốn chi nhiều tiền, mình một là phải thích kiểu. Nhiều khi duyệt kiểu rồi, chất liệu ko êm ái vẫn mua được. Mua về rồi tìm cách mặc sao cho khắc phục được cái khoản chất liệu ko êm ái kia đi. Nếu kiểu ko có gì đặc biệt thì phải thích chất liệu, nhiều khi chỉ là cotton, vì để mặc cho thích. Còn nếu muốn cả kiểu đẹp và chất liệu xịn thì chỉ có cách nghiến răng chi tiền. Quần áo của Elie Tahari chả rơi vào hạng mục nào ở trên, thế nên là có bán rẻ cho cũng từ chối.

Thường là một nhãn hiệu sẽ có nhiều cấp hàng khác nhau để phục vụ những tầng lớp khách hàng khác nhau. Điển hình là Ralph Lauren, Calvin Klein, Burberry. Ralph Lauren dòng Black Label thì khá xịn. Burberry những chiếc váy hoặc áo khoác Made in England thì là xịn. Còn lại, dòng Polo, label xanh, tím, vv của Ralph Lauren, ô, túi, khăn, thậm chí giày dép của Burbery đã thấp cấp hơn rất nhiều. Calvin Klein theo mình đang đi theo vết của Pierre Cardin, từ một nhãn hiệu danh giá thành hàng chợ, kết quả của việc lạm dụng thái quá thương hiệu, mặc dù Calvin Klein vẫn còn sản xuất vài mặt hàng khá đắt tiền.

Chỉ còn những nhãn hiệu như Gucci, Versace, Louis Vuitton, Jil Sander, Armani, Balenciaga, Prada, Missoni, Dolce and Gabbana vv là ít chịu lùi bước về chất lượng và đúng là chỉ dành cho người có tiền, chủ yếu là giới sao, vì kiểu dáng nhiều khi quá nổi bật đảm bảo ko đụng hàng. Đặc biệt là Louis Vuitton, ko giảm giá, ko bán hàng tại outlet, ko có dòng hàng thứ phẩm. Muốn sở hữu một món đồ có logo Louis Vuitton thứ thiệt chỉ có cách bỏ ra nhiều tiền.

Bên cạnh đó còn những nhãn hiệu cực kỳ xa xỉ như Blumarine, Brunello Cuccinelli, lại chỉ dành cho giới nhà giàu ăn mặc có gu, lại thường là những người đứng tuổi thích sang trọng nhưng ko phô diễn. Về mặt thời trang kiểu dáng, những nhãn hiệu này ko có gì nổi bật, nhưng về từng đường kim mũi chỉ thì miễn chê, và chất liệu thì tuyệt đẹp.

Đi mỏi chân mà chỉ mua được mỗi một món quà cho mẹ đỡ đầu của Lê La.

Chả muốn rề, chỉ muốn trèo lên nóc tủ ngồi chơi với hoa quả nhựa .

Đêm qua, cánh tay con gái mũm mĩm lại huỵch một phát vào mũi mẹ. Sáng nay dậy chạy ra soi gương thấy mũi mình sưng vù. Còn Nô en nô iếc giề.

Cho 2 điểm hình thức

Hôm qua, trời ấm hẳn lên nhưng lại đổ mưa tầm tã. Vẫn cố đi lượn xem tình hình giảm giá Giáng sinh thế nào. Kinh nghiệm là nếu chỉ định đi xem cho vui mà ko định mua gì thì phải ăn mặc sành điệu, để nếu có xem thôi ko mua thì chúng nó lại tưởng mình chê hàng chúng nó ko đủ độ đẹp nên ko thèm mua (lần sau cho chúng nó rút kinh nghiệm). Còn nếu đã định đi mua thật thì muốn ăn mặc mẹ đốp thế nào thì tuỳ.

Hôm qua chỉ định lượn xem tình hình mua sắm của dân tình thế nào, chứ cũng chả cần mua gì, thế mà vẫn ăn mặc như Thị Nở. Cái chính là trời mưa, phải mặc cái gì mà dính nước vào vẫn ko sao cho đỡ tiếc.

Đi qua Elie Tahari thấy vui vui mắt mới rẽ vào. Thấy mợ nhân viên bán hàng nhìn xéo một phát chả chào hỏi giề. Con điên, đồ Elie Tahari có mời mình cũng No thanks, vì giá cả chả đi liền với chất lượng. Thứ nhất là với mức giá đó, mình bỏ thêm tiền mua hẳn đồ hiệu đỉnh dùng cho thích hẳn. Thứ hai, với kiểu dáng đó, mình đi ra Zara, Armani Exchange, Bebe, được đồ ngon lành chả kém mà giá lại ngon hơn rất nhiều. Elie Tahari theo mình là dòng đồ chỉ được tiếng chứ chả được miếng, cũng giống như rất nhiều nhãn hiệu lưng chừng khác. Tóm lại chỉ loè được người cứ thấy đồ hiệu là mê mẩn.

Khi mua một món quần áo mà ko muốn chi nhiều tiền, mình một là phải thích kiểu. Nhiều khi duyệt kiểu rồi, chất liệu ko êm ái vẫn mua được. Mua về rồi tìm cách mặc sao cho khắc phục được cái khoản chất liệu ko êm ái kia đi. Nếu kiểu ko có gì đặc biệt thì phải thích chất liệu, nhiều khi chỉ là cotton, vì để mặc cho thích. Còn nếu muốn cả kiểu đẹp và chất liệu xịn thì chỉ có cách nghiến răng chi tiền. Quần áo của Elie Tahari chả rơi vào hạng mục nào ở trên, thế nên là có bán rẻ cho cũng từ chối.

Thường là một nhãn hiệu sẽ có nhiều cấp hàng khác nhau để phục vụ những tầng lớp khách hàng khác nhau. Điển hình là Ralph Lauren, Calvin Klein, Burberry. Ralph Lauren dòng Black Label thì khá xịn. Burberry những chiếc váy hoặc áo khoác Made in England thì là xịn. Còn lại, dòng Polo, label xanh, tím, vv của Ralph Lauren, ô, túi, khăn, thậm chí giày dép của Burbery đã thấp cấp hơn rất nhiều. Calvin Klein theo mình đang đi theo vết của Pierre Cardin, từ một nhãn hiệu danh giá thành hàng chợ, kết quả của việc lạm dụng thái quá thương hiệu, mặc dù Calvin Klein vẫn còn sản xuất vài mặt hàng khá đắt tiền.

Chỉ còn những nhãn hiệu như Gucci, Versace, Louis Vuitton, Jil Sander, Armani, Balenciaga, Prada, Missoni, Dolce and Gabbana vv là ít chịu lùi bước về chất lượng và đúng là chỉ dành cho người có tiền, chủ yếu là giới sao, vì kiểu dáng nhiều khi quá nổi bật đảm bảo ko đụng hàng. Đặc biệt là Louis Vuitton, ko giảm giá, ko bán hàng tại outlet, ko có dòng hàng thứ phẩm. Muốn sở hữu một món đồ có logo Louis Vuitton thứ thiệt chỉ có cách bỏ ra nhiều tiền.

Bên cạnh đó còn những nhãn hiệu cực kỳ xa xỉ như Blumarine, Brunello Cuccinelli, lại chỉ dành cho giới nhà giàu ăn mặc có gu, lại thường là những người đứng tuổi thích sang trọng nhưng ko phô diễn. Về mặt thời trang kiểu dáng, những nhãn hiệu này ko có gì nổi bật, nhưng về từng đường kim mũi chỉ thì miễn chê, và chất liệu thì tuyệt đẹp.

Đi mỏi chân mà chỉ mua được mỗi một món quà cho mẹ đỡ đầu của Lê La.

Chả muốn rề, chỉ muốn trèo lên nóc tủ ngồi chơi với hoa quả nhựa .

Đêm qua, cánh tay con gái mũm mĩm lại huỵch một phát vào mũi mẹ. Sáng nay dậy chạy ra soi gương thấy mũi mình sưng vù. Còn Nô en nô iếc giề.

Tuesday, December 23, 2008

Nhạt :-P




Ở nhà Bình Nguyên mọi người hay có thói quen làm nhiều việc một lúc.

Có hôm mẹ phải đi ra ngoài. Chú khóc ko cho mẹ đi. Lúc mẹ về bà Nuôi kể chú vừa chổng mông thu dọn đồ đạc của nả cất vào vali vừa khóc hu hu, rồi lại vừa kéo vali vào phòng ngủ vừa khóc.

Hôm nay mang Lila đi bác sĩ tiêm phòng. Bé đang lơ láo nhìn quanh thì bị kim tiêm bác sĩ đâm nhoáy một cái vào cái đùi béo. Bé gào lên khóc. Mẹ bắt đầu hát bài Ba con lợn. Bé nghe thấy mẹ hát thì rối rít vỗ tay, nhưng vừa vỗ tay vừa khóc hu hu.

Bố chú Bình Nguyên thì hôm nọ vừa khóc vừa ăn một que kem mini…

Chuyện rất nhạt

Nhạt :-P




Ở nhà Bình Nguyên mọi người hay có thói quen làm nhiều việc một lúc.

Có hôm mẹ phải đi ra ngoài. Chú khóc ko cho mẹ đi. Lúc mẹ về bà Nuôi kể chú vừa chổng mông thu dọn đồ đạc của nả cất vào vali vừa khóc hu hu, rồi lại vừa kéo vali vào phòng ngủ vừa khóc.

Hôm nay mang Lila đi bác sĩ tiêm phòng. Bé đang lơ láo nhìn quanh thì bị kim tiêm bác sĩ đâm nhoáy một cái vào cái đùi béo. Bé gào lên khóc. Mẹ bắt đầu hát bài Ba con lợn. Bé nghe thấy mẹ hát thì rối rít vỗ tay, nhưng vừa vỗ tay vừa khóc hu hu.

Bố chú Bình Nguyên thì hôm nọ vừa khóc vừa ăn một que kem mini…

Chuyện rất nhạt

Monday, December 22, 2008

Son đỏ và móng tay đỏ

Vittorio mó tay ra tiền. Ở trong Manhattan cứ một bước đi là thấy một nhà hàng, mỗi ngày có biết bao nhiêu nhà hàng phải tuyên bố phá sản vì doanh thu không đủ chi phí. Nhưng Vittorio thì khác, chuỗi nhà hàng Serafina của anh ta đông nườm nượp. Geisha cũng rất phát đạt. Đầu năm nay anh ta còn mở thêm nhà hàng mang tên Cognac. Vittorio toàn quen biết với những nhân vật thuộc loại có máu mặt ở NY.

Ở buổi tiệc khai trương nhà hàng Cognac hôm đó, chàng và mình tình cờ đi ngang qua một cặp vợ chồng già. Ông chồng níu lấy chàng chào hỏi. Mình theo phép lịch sự cũng chào bà vợ. Bà vợ, nhìn qua cũng biết khinh người, son đỏ, móng tay đỏ, túi kiểu quilted (tức may theo kiểu quả trám) của Chanel, mặc một bộ váy với hoạ tiết sóng đặc trưng của Missoni.

Đáp lại câu chào lịch sự và ngắn gọn của mình, bà ta gật đầu chào lại, nhìn liếc một cái rất nhanh rồi nhìn xéo ra chỗ khác, mặt rất đỗi khinh khỉnh. Hị hị.

Khoảng mấy phút sau, mình đang lơ đãng ngoảnh một hướng, bà ta đang ngoảnh một hướng, thì chồng bà ta đang liến thoắng với chàng, sực tỉnh, quay sang giới thiệu rối rít cho vợ đây là đây là, vv và vv.

Lúc đó bà ta mới quay ra, mắt mới sáng lên, mồm mới cười ngoác ra tận mang tai nhìn thấy cả hai quả răng cửa bị dính tí son đo đỏ, gần như là ôm choàng lấy mình vồn vã kể chuyện. Nào là 30 năm trước, 30 năm nhé (nhấn mạnh) tôi là người đầu tiên mang những nhãn hiệu thời trang đỉnh nhất của Ý sang NY. Nào là lần này tôi đến NYC vì Gucci mời. Mình “wow that’s wonderful”. Hị hị.

Kết thúc cuộc nói chuyện liến láu, bà ta tỏ vẻ mong muốn mời mình và chàng đi ăn tối. Mình “It sounds great”.

Hôm sau chàng báo cáo ông chồng email mời đi ăn, mình bảo chàng từ chối, lấy lý do là vì lúc đó Lila mới được có 2 tuần. Có một luật bất thành văn thế này, nếu mình nhã ý muốn gặp lại ai đó, mà họ lại chỉ nói ‘tuyệt quá”, mà ko nói thêm “thế bao giờ gặp”, thì nên tự hiểu câu “tuyệt quá” kia chỉ là mồm mép. Chứ chả nhẽ người ta lại bảo “thôi tôi chán bà lắm gặp gỡ giề”, thì còn gì là nhã.

Gần 3 tháng sau gặp lại ở buổi lễ quốc khánh Ý, đang chào cờ và hát quốc ca mà mình lại thấy ai cứ cười cười liếc liếc nhấm nháy từ đằng xa cứ như thân thiết lắm, quay ra nhìn mới nhận ra lại bà nàng, vẫn son đỏ, móng tay đỏ và toàn đồ hiệu trên người.

Chào cờ và quốc ca vừa dứt, mình theo phép lịch sự đi lại chào. Kính lão đắc thọ mà, phải không? Bà ta vồn vã, con gái cô thế nào rồi, tôi vẫn nhớ tên nó là Lila nhé, trí nhớ tôi tốt chưa, 3 tháng rồi đúng ko, trí nhớ tôi tốt không, hôm nào cô rảnh chúng ta đi ăn tối nhé. Mình lại cảm ơn rối rít “Oh thank you, it sounds great. Oh sorry I have to say Hi to a friend. Nice meeting you”. Hị hị.


Gặp người Chí Phèo, ai nó cũng khinh tất, thì nhiều khi lại rất thú vị.

Gặp người khúm núm, ai nó cũng khúm núm hết, thì nhiều khi lại thấy tội nghiệp

Khó nhất là những người rén trên nạt dưới. Gặp những người này, tốt nhất là cứ tránh cho xa.


P.S Tớ ko ghê gớm, tớ chỉ hiền lành và tránh va chạm. Gặp những người này chắc chắn tớ thua, tớ chả tránh từ bây giờ thì đợi đến bao rờ?


HỊ HỊ !!!

Son đỏ và móng tay đỏ

Vittorio mó tay ra tiền. Ở trong Manhattan cứ một bước đi là thấy một nhà hàng, mỗi ngày có biết bao nhiêu nhà hàng phải tuyên bố phá sản vì doanh thu không đủ chi phí. Nhưng Vittorio thì khác, chuỗi nhà hàng Serafina của anh ta đông nườm nượp. Geisha cũng rất phát đạt. Đầu năm nay anh ta còn mở thêm nhà hàng mang tên Cognac. Vittorio toàn quen biết với những nhân vật thuộc loại có máu mặt ở NY.

Ở buổi tiệc khai trương nhà hàng Cognac hôm đó, chàng và mình tình cờ đi ngang qua một cặp vợ chồng già. Ông chồng níu lấy chàng chào hỏi. Mình theo phép lịch sự cũng chào bà vợ. Bà vợ, nhìn qua cũng biết khinh người, son đỏ, móng tay đỏ, túi kiểu quilted (tức may theo kiểu quả trám) của Chanel, mặc một bộ váy với hoạ tiết sóng đặc trưng của Missoni.

Đáp lại câu chào lịch sự và ngắn gọn của mình, bà ta gật đầu chào lại, nhìn liếc một cái rất nhanh rồi nhìn xéo ra chỗ khác, mặt rất đỗi khinh khỉnh. Hị hị.

Khoảng mấy phút sau, mình đang lơ đãng ngoảnh một hướng, bà ta đang ngoảnh một hướng, thì chồng bà ta đang liến thoắng với chàng, sực tỉnh, quay sang giới thiệu rối rít cho vợ đây là đây là, vv và vv.

Lúc đó bà ta mới quay ra, mắt mới sáng lên, mồm mới cười ngoác ra tận mang tai nhìn thấy cả hai quả răng cửa bị dính tí son đo đỏ, gần như là ôm choàng lấy mình vồn vã kể chuyện. Nào là 30 năm trước, 30 năm nhé (nhấn mạnh) tôi là người đầu tiên mang những nhãn hiệu thời trang đỉnh nhất của Ý sang NY. Nào là lần này tôi đến NYC vì Gucci mời. Mình “wow that’s wonderful”. Hị hị.

Kết thúc cuộc nói chuyện liến láu, bà ta tỏ vẻ mong muốn mời mình và chàng đi ăn tối. Mình “It sounds great”.

Hôm sau chàng báo cáo ông chồng email mời đi ăn, mình bảo chàng từ chối, lấy lý do là vì lúc đó Lila mới được có 2 tuần. Có một luật bất thành văn thế này, nếu mình nhã ý muốn gặp lại ai đó, mà họ lại chỉ nói ‘tuyệt quá”, mà ko nói thêm “thế bao giờ gặp”, thì nên tự hiểu câu “tuyệt quá” kia chỉ là mồm mép. Chứ chả nhẽ người ta lại bảo “thôi tôi chán bà lắm gặp gỡ giề”, thì còn gì là nhã.

Gần 3 tháng sau gặp lại ở buổi lễ quốc khánh Ý, đang chào cờ và hát quốc ca mà mình lại thấy ai cứ cười cười liếc liếc nhấm nháy từ đằng xa cứ như thân thiết lắm, quay ra nhìn mới nhận ra lại bà nàng, vẫn son đỏ, móng tay đỏ và toàn đồ hiệu trên người.

Chào cờ và quốc ca vừa dứt, mình theo phép lịch sự đi lại chào. Kính lão đắc thọ mà, phải không? Bà ta vồn vã, con gái cô thế nào rồi, tôi vẫn nhớ tên nó là Lila nhé, trí nhớ tôi tốt chưa, 3 tháng rồi đúng ko, trí nhớ tôi tốt không, hôm nào cô rảnh chúng ta đi ăn tối nhé. Mình lại cảm ơn rối rít “Oh thank you, it sounds great. Oh sorry I have to say Hi to a friend. Nice meeting you”. Hị hị.


Gặp người Chí Phèo, ai nó cũng khinh tất, thì nhiều khi lại rất thú vị.

Gặp người khúm núm, ai nó cũng khúm núm hết, thì nhiều khi lại thấy tội nghiệp

Khó nhất là những người rén trên nạt dưới. Gặp những người này, tốt nhất là cứ tránh cho xa.


P.S Tớ ko ghê gớm, tớ chỉ hiền lành và tránh va chạm. Gặp những người này chắc chắn tớ thua, tớ chả tránh từ bây giờ thì đợi đến bao rờ?


HỊ HỊ !!!

Chestnut roasting on an open fire...




Lạnh quá. Một dòng nước chảy ngoằn nghoèo từ vỉa hè xuống đường nửa chừng đã đông cứng lại. Tuyết vun thành từng đống trên hè, cả ngày dưới ánh nắng chói chang mà vẫn ko thể tan chảy. Vỉa hè khô cong.

Sáng ngủ dậy, mở vòi, nước ko chảy. Hứng nước lọc từ tủ lạnh, ko chảy. Là do ngoài trời lạnh quá phần đường ống lộ thiên đã bị đóng đá.

Đảo Manhattan hai bên Đông Tây là sông, trên dưới Nam Bắc là biển, nên gió lộng tứ bề. Đã lạnh càng thêm lạnh.

Ông nội Bình Nguyên mất, sau một thời gian dài chịu đựng bệnh tật. Chỉ mình chàng về Ý. Ba mẹ con ở lại NY. Chàng vừa ra xe vừa phụng phịu. Thương chàng lắm. Từ mấy tuần trước chàng đã hoan hỉ tưởng được nghỉ mấy ngày liền ở nhà chơi với vợ con. Công việc ở NY bận bịu và áp lực, chàng đã bạc hết cả tóc rồi. Rất may vợ lại thích đàn ông tóc bạc. Chứ vợ mà thích đàn ông tóc xanh thanh niên thì chồng móm nhá.

All I need for Christmas is you

Chestnut roasting on an open fire...




Lạnh quá. Một dòng nước chảy ngoằn nghoèo từ vỉa hè xuống đường nửa chừng đã đông cứng lại. Tuyết vun thành từng đống trên hè, cả ngày dưới ánh nắng chói chang mà vẫn ko thể tan chảy. Vỉa hè khô cong.

Sáng ngủ dậy, mở vòi, nước ko chảy. Hứng nước lọc từ tủ lạnh, ko chảy. Là do ngoài trời lạnh quá phần đường ống lộ thiên đã bị đóng đá.

Đảo Manhattan hai bên Đông Tây là sông, trên dưới Nam Bắc là biển, nên gió lộng tứ bề. Đã lạnh càng thêm lạnh.

Ông nội Bình Nguyên mất, sau một thời gian dài chịu đựng bệnh tật. Chỉ mình chàng về Ý. Ba mẹ con ở lại NY. Chàng vừa ra xe vừa phụng phịu. Thương chàng lắm. Từ mấy tuần trước chàng đã hoan hỉ tưởng được nghỉ mấy ngày liền ở nhà chơi với vợ con. Công việc ở NY bận bịu và áp lực, chàng đã bạc hết cả tóc rồi. Rất may vợ lại thích đàn ông tóc bạc. Chứ vợ mà thích đàn ông tóc xanh thanh niên thì chồng móm nhá.

All I need for Christmas is you

Sunday, December 21, 2008

And I will always love you...

Bình thường chỉ 9h tối là chú Bình Nguyên đã díp hết cả mắt vào. Được gọi đi ngủ là chú kéo ngay vali của nả của chú vào phòng mồm leo lẻo “gụt nái sơ mamma” (good night mamma, tiếng Anh nghiêng thùng đổ gánh của chị giúp việc cũ, câu nào cũng phải thêm chữ sờ vào cuối).

Thế mà hôm đó, quá 10h chú vẫn múa lên ko chịu vào phòng đi ngủ. Mẹ chú mới nghĩ ra một cách. Mẹ chú đặt chú lên chiếc ghế êm ái nhất phòng khách, lại kê thêm dưới lưng chú một cái gối, và mẹ chú đứng trước mặt chú hát cho chú nghe.

Bài thứ nhất, một đêm bước chân về gác nhỏ, chú tựa trên cái gối, mắt chú sáng ngời, mồm líu lo hát theo, tay múa chân múa.

Bài thứ hai, there was a time when all you could do was wish on a four leaf clover, chú tựa trên cái gối, mắt vẫn sáng ngời, mồm vẫn líu lo hát theo, tay chân thôi ko múa nữa

Bài thứ ba, nothing here is so good that lasts eternally, chú tựa trên cái gối, mắt nhìn mẹ chăm chú, mồm thôi ko líu lo hát nữa

Bài thứ tư, a few stolen moments is all that we share, chú tựa trên cái gối, hai hàng mi cong veo đã bắt đầu chập chờn hạ xuống

Bài thứ năm, and I will always love you, chú đã ngả hẳn xuống gối, hai hàng mi khép chặt. Mẹ bế chú lên cho chú vào giường ngủ. Mẹ hát cho chú 5 bài, toàn bài giọng cao chót vót, đi luôn bữa tối.


Nhiều năm trước, giữa hai tiết học, anh sẽ bật bài hát này. Giọng hát với âm vực ko giới hạn của Whitney Houston sẽ vang qua các hành lang, vọng đến tận chỗ em ngồi, những buổi sáng mùa thu trong veo và nôn nao. Hơn 10 năm sau anh vẫn gọi em là Whitney.

I hope life treats you kind, and I hope you have all you’ve dreamed of. And I will always love you

And I will always love you...

Bình thường chỉ 9h tối là chú Bình Nguyên đã díp hết cả mắt vào. Được gọi đi ngủ là chú kéo ngay vali của nả của chú vào phòng mồm leo lẻo “gụt nái sơ mamma” (good night mamma, tiếng Anh nghiêng thùng đổ gánh của chị giúp việc cũ, câu nào cũng phải thêm chữ sờ vào cuối).

Thế mà hôm đó, quá 10h chú vẫn múa lên ko chịu vào phòng đi ngủ. Mẹ chú mới nghĩ ra một cách. Mẹ chú đặt chú lên chiếc ghế êm ái nhất phòng khách, lại kê thêm dưới lưng chú một cái gối, và mẹ chú đứng trước mặt chú hát cho chú nghe.

Bài thứ nhất, một đêm bước chân về gác nhỏ, chú tựa trên cái gối, mắt chú sáng ngời, mồm líu lo hát theo, tay múa chân múa.

Bài thứ hai, there was a time when all you could do was wish on a four leaf clover, chú tựa trên cái gối, mắt vẫn sáng ngời, mồm vẫn líu lo hát theo, tay chân thôi ko múa nữa

Bài thứ ba, nothing here is so good that lasts eternally, chú tựa trên cái gối, mắt nhìn mẹ chăm chú, mồm thôi ko líu lo hát nữa

Bài thứ tư, a few stolen moments is all that we share, chú tựa trên cái gối, hai hàng mi cong veo đã bắt đầu chập chờn hạ xuống

Bài thứ năm, and I will always love you, chú đã ngả hẳn xuống gối, hai hàng mi khép chặt. Mẹ bế chú lên cho chú vào giường ngủ. Mẹ hát cho chú 5 bài, toàn bài giọng cao chót vót, đi luôn bữa tối.


Nhiều năm trước, giữa hai tiết học, anh sẽ bật bài hát này. Giọng hát với âm vực ko giới hạn của Whitney Houston sẽ vang qua các hành lang, vọng đến tận chỗ em ngồi, những buổi sáng mùa thu trong veo và nôn nao. Hơn 10 năm sau anh vẫn gọi em là Whitney.

I hope life treats you kind, and I hope you have all you’ve dreamed of. And I will always love you

Friday, December 19, 2008

Entry for December 20, 2008




Nhìn ảnh hai năm trước thấy mình đã già đi quá nhiều.

Với lại hồi trước còn có nhiều thời gian đi nghỉ. Chứ thời gian gần đây nhà xảy ra bao chuyện, có đi thì cũng chỉ về Ý thăm ông nội, chứ cũng chẳng đi được đến đâu. Thiếu nắng và xì trét khiến da khác hẳn, lại cộng thêm khí hậu khô khắc nghiệt, da vàng vàng, nhăn nheo, nhìn phát chán.

Buổi thứ hai đi tập, vừa khoác túi vải vào đến nơi đã thấy có anh nhìn nhìn. Chả hiểu là phòng tập dành cho nữ thì sao lại lạc một chàng đực rựa vào đây. Lúc vào lớp mới được giới thiệu là có anh personal trainer mới. Mặt trông như Lionel Richie mỗi tội thân hình thì rất đẹp. Bọn personal trainer ở NYC thân hình rất đẹp, vì có đẹp thì khách hàng mới tin tưởng mà đến nhờ huấn luyện.

Bình thường được giai nhìn thì một là thích hai là thấy tỉnh queo, chứ hiếm khi khó chịu. Mình đi tập ăn mặc tựa gypsy và mặt mộc, tự cho bản thân điểm 2/10. 2/10 thì mình cũng chả ngại, anh chấp nhận được xấu mà nhìn thì cứ nhìn. Chỉ khổ nỗi là mình vào sau, tập rất lóng ngóng cứ nhìn nhìn cô giáo rồi rối rít tập theo, lại còn bị giai soi, thì khó chịu ko để đâu cho hết. Bình thường chắc tập đã chả ra gì, bị anh soi thành ra chân tay cứ thừa thãi, tự ý thức được rằng là trong khi thiên hạ ngoáy mông rất điệu nghệ thì mình cứ múa hươu múa vượn, ngượng ngập vô cùng, còn gì là hình tượng.

Không biết thể dục bữa đực bữa cái thế này thì có làm chậm tốc độ lão hoá ko nhỉ, hay ra sức tập xong một tháng sau nhìn vào gương lại thấy tóc mình bạc phơ?

Chết mất

Entry for December 20, 2008




Nhìn ảnh hai năm trước thấy mình đã già đi quá nhiều.

Với lại hồi trước còn có nhiều thời gian đi nghỉ. Chứ thời gian gần đây nhà xảy ra bao chuyện, có đi thì cũng chỉ về Ý thăm ông nội, chứ cũng chẳng đi được đến đâu. Thiếu nắng và xì trét khiến da khác hẳn, lại cộng thêm khí hậu khô khắc nghiệt, da vàng vàng, nhăn nheo, nhìn phát chán.

Buổi thứ hai đi tập, vừa khoác túi vải vào đến nơi đã thấy có anh nhìn nhìn. Chả hiểu là phòng tập dành cho nữ thì sao lại lạc một chàng đực rựa vào đây. Lúc vào lớp mới được giới thiệu là có anh personal trainer mới. Mặt trông như Lionel Richie mỗi tội thân hình thì rất đẹp. Bọn personal trainer ở NYC thân hình rất đẹp, vì có đẹp thì khách hàng mới tin tưởng mà đến nhờ huấn luyện.

Bình thường được giai nhìn thì một là thích hai là thấy tỉnh queo, chứ hiếm khi khó chịu. Mình đi tập ăn mặc tựa gypsy và mặt mộc, tự cho bản thân điểm 2/10. 2/10 thì mình cũng chả ngại, anh chấp nhận được xấu mà nhìn thì cứ nhìn. Chỉ khổ nỗi là mình vào sau, tập rất lóng ngóng cứ nhìn nhìn cô giáo rồi rối rít tập theo, lại còn bị giai soi, thì khó chịu ko để đâu cho hết. Bình thường chắc tập đã chả ra gì, bị anh soi thành ra chân tay cứ thừa thãi, tự ý thức được rằng là trong khi thiên hạ ngoáy mông rất điệu nghệ thì mình cứ múa hươu múa vượn, ngượng ngập vô cùng, còn gì là hình tượng.

Không biết thể dục bữa đực bữa cái thế này thì có làm chậm tốc độ lão hoá ko nhỉ, hay ra sức tập xong một tháng sau nhìn vào gương lại thấy tóc mình bạc phơ?

Chết mất

Thursday, December 18, 2008

Răng của người Mỹ




Người Mỹ rất cầu kỳ về hàm răng của họ. Do vậy họ làm đủ cách để có một bộ răng đều tăm tắp như hạt bắp và trắng muốt. Tức là niềng răng, tẩy trắng răng định kỳ, đến nha sĩ thường xuyên, làm răng giả, chụp răng, vv và vv, mặc dù các dịch vụ nha khoa ở Mỹ khá đắt và bảo hiểm lại thường chầy bửa khoản này.

Người Mỹ chê răng người châu Âu vàng, xỉn màu hoặc khấp khểnh. Trong khi người châu Âu lại thấy răng người Mỹ trắng loá quá thành ra trông cứ như răng giả. Làm giả là một đặc trưng của xã hội Mỹ thực dụng, nhất là ở NYC đất chật người đông cái gì cũng đắt đỏ. Ví dụ đầu tiên là hoa giả, hoa giả khắp nơi và trông y như thật, ko sờ vào thì ko thể tưởng tượng được đó là hoa giả. Chỉ những nơi sang trọng đắt tiền lắm mới dám cắm hoa thật. Ví dụ thứ hai là lò sưởi giả. Tức là vẫn thấy than hồng rực, ấm sực, từng lưỡi lửa lo le rất hoành tráng, nhưng mà là đồ giả tất, để trông cho đẹp, còn đâu chạy toàn bằng ga. Ví dụ thứ 3, hôm nọ đi ngang qua một công trường đang xây dựng dở, thấy một hàng rào hoa bìm bìm tím ngắt, lại gần hoá ra các chú thợ xây treo tấm vải bố vẽ hình dậu hoa bìm bìm lên vừa để che công trường đang thi công vừa để cho đẹp. Tóm lại, cái gì giả được là giả luôn.

Lại nói chuyện răng. Ông bác sĩ răng mình hay đến thấy cả năm trông hàm răng ông ấy cứ kỳ kỳ. Nhất là khi ngồi trên ghế cho ông ấy chữa răng, chả có việc gì làm nên mình thường nhìn lơ láo, toàn nhìn trúng cái mồm cứ há há của ông ấy lúc đang mải tập trung. Nghĩ mãi mà ko hiểu đấy là kiểu răng gì, nhưng tế nhị chả dám hỏi. Một hôm, mình đến, thấy ông ấy cười xoè ra, lộ hàm răng trên đều tăm tắp trắng muốt, đẹp mỹ mãn. Chưa kịp khen ông ấy đã khoe là con gái sắp đám cưới nên phải hoàn thiện hàm răng để còn đi dự.

Xong rồi, chắc ông ấy quá đỗi tự hào về hàm răng mới toanh, quay sang chê răng mình vàng (điên không?). Răng mình thì cũng ko trắng trẻo gì nhưng so với hội bạn toàn có hàm răng bị xỉn do uống kháng sinh tetracycline hồi bé thì răng mình vẫn còn khá chán vì vẫn còn men răng. Ông bác sĩ khuyên mình nên tẩy trắng răng. Nhưng mình nghĩ viễn cảnh ngồi im 3 tiếng mồm há hốc không được nói gì, ko được làm gì, mà cũng ko được lăn ra ngủ, thì xua tay rối rít.

Ông bác sĩ thấy mình bĩu môi lắc đầu quầy quậy thì cười phá lên chả ý tứ rì. Mình ngó mặt ông ấy lom lom, cụ thể là ngó vào hàm răng dưới.

Nói chung ai vớ vẩn gặp mình cũng sướng. Vì mình hiền lành và tế nhị nên thường im lặng THA THỨ chứ chả trả đũa rì. Chứ gặp đứa ghê gớm, nó lại chả đì cho. Hàm răng dưới của ông bác sĩ chưa được tút tát lại, 9, 6, 3, 0, chưa kể màu sắc cứ nhờ nhờ rất khó định nghĩa. Nói chung theo mình hai hàm răng, hàm thì trắng toát hàm thì nhờ nhờ thế thì thà vàng hết còn hơn (xấu đều còn hơn tốt lỏi còn giề?). Nhưng mình đã bảo là mình tế nhị nên chả nói rì.

Nói chung ai vớ vẩn gặp mình cũng sướng

Răng của người Mỹ




Người Mỹ rất cầu kỳ về hàm răng của họ. Do vậy họ làm đủ cách để có một bộ răng đều tăm tắp như hạt bắp và trắng muốt. Tức là niềng răng, tẩy trắng răng định kỳ, đến nha sĩ thường xuyên, làm răng giả, chụp răng, vv và vv, mặc dù các dịch vụ nha khoa ở Mỹ khá đắt và bảo hiểm lại thường chầy bửa khoản này.

Người Mỹ chê răng người châu Âu vàng, xỉn màu hoặc khấp khểnh. Trong khi người châu Âu lại thấy răng người Mỹ trắng loá quá thành ra trông cứ như răng giả. Làm giả là một đặc trưng của xã hội Mỹ thực dụng, nhất là ở NYC đất chật người đông cái gì cũng đắt đỏ. Ví dụ đầu tiên là hoa giả, hoa giả khắp nơi và trông y như thật, ko sờ vào thì ko thể tưởng tượng được đó là hoa giả. Chỉ những nơi sang trọng đắt tiền lắm mới dám cắm hoa thật. Ví dụ thứ hai là lò sưởi giả. Tức là vẫn thấy than hồng rực, ấm sực, từng lưỡi lửa lo le rất hoành tráng, nhưng mà là đồ giả tất, để trông cho đẹp, còn đâu chạy toàn bằng ga. Ví dụ thứ 3, hôm nọ đi ngang qua một công trường đang xây dựng dở, thấy một hàng rào hoa bìm bìm tím ngắt, lại gần hoá ra các chú thợ xây treo tấm vải bố vẽ hình dậu hoa bìm bìm lên vừa để che công trường đang thi công vừa để cho đẹp. Tóm lại, cái gì giả được là giả luôn.

Lại nói chuyện răng. Ông bác sĩ răng mình hay đến thấy cả năm trông hàm răng ông ấy cứ kỳ kỳ. Nhất là khi ngồi trên ghế cho ông ấy chữa răng, chả có việc gì làm nên mình thường nhìn lơ láo, toàn nhìn trúng cái mồm cứ há há của ông ấy lúc đang mải tập trung. Nghĩ mãi mà ko hiểu đấy là kiểu răng gì, nhưng tế nhị chả dám hỏi. Một hôm, mình đến, thấy ông ấy cười xoè ra, lộ hàm răng trên đều tăm tắp trắng muốt, đẹp mỹ mãn. Chưa kịp khen ông ấy đã khoe là con gái sắp đám cưới nên phải hoàn thiện hàm răng để còn đi dự.

Xong rồi, chắc ông ấy quá đỗi tự hào về hàm răng mới toanh, quay sang chê răng mình vàng (điên không?). Răng mình thì cũng ko trắng trẻo gì nhưng so với hội bạn toàn có hàm răng bị xỉn do uống kháng sinh tetracycline hồi bé thì răng mình vẫn còn khá chán vì vẫn còn men răng. Ông bác sĩ khuyên mình nên tẩy trắng răng. Nhưng mình nghĩ viễn cảnh ngồi im 3 tiếng mồm há hốc không được nói gì, ko được làm gì, mà cũng ko được lăn ra ngủ, thì xua tay rối rít.

Ông bác sĩ thấy mình bĩu môi lắc đầu quầy quậy thì cười phá lên chả ý tứ rì. Mình ngó mặt ông ấy lom lom, cụ thể là ngó vào hàm răng dưới.

Nói chung ai vớ vẩn gặp mình cũng sướng. Vì mình hiền lành và tế nhị nên thường im lặng THA THỨ chứ chả trả đũa rì. Chứ gặp đứa ghê gớm, nó lại chả đì cho. Hàm răng dưới của ông bác sĩ chưa được tút tát lại, 9, 6, 3, 0, chưa kể màu sắc cứ nhờ nhờ rất khó định nghĩa. Nói chung theo mình hai hàm răng, hàm thì trắng toát hàm thì nhờ nhờ thế thì thà vàng hết còn hơn (xấu đều còn hơn tốt lỏi còn giề?). Nhưng mình đã bảo là mình tế nhị nên chả nói rì.

Nói chung ai vớ vẩn gặp mình cũng sướng

Lila 18

Mẹ gọi Lila “eng ơi”, bé quay ra cười toe toét. Mẹ lại bảo “Eng ra đây cho mẹ hôn cái má béo xinh cái nào”. Bé tỉnh bơ quay vào gặm giá sách tiếp. Chỉ có khi nào thằng Lê bắt đầu nhảy và hát thì mới quay ra vỗ tay. Nhìn bé ngồi lưng thẳng đuỗn, nhạc nổi một đằng, hai cái tay múp míp vỗ một nẻo, vừa hoan hỉ vừa rối rít, mà cả nhà cười đau cả bụng.

Mấy hôm nay Lila có trò mới. Bé vịn giá sách đứng lên, lấy tay móc cho sách rơi xuống đất, cứ rơi được 3, 4 quyển là bé ngồi xuống tự thưởng cho mình một tràng vỗ tay, rồi lại đứng lên móc sách rơi xuống, thêm được 3, 4 quyển nữa là lại ngồi xuống vỗ tay. Một ngày ko biết bao nhiêu lần phải xếp sách lên giá, sách nát bét hết cả.

Lila được cái cẩn thận. Đang đứng mà muốn ngồi là từ từ khuỵu hai chân xuống, một tay vẫn bám chặt, tay kia rờ rờ xuống tìm chỗ chống. Chống chắc rồi mới từ từ thả cái tay vịn trên ra. Giờ cũng đã đến hồi đứng lên tênh tênh bỏ tay ra, được mấy giây là ngã chổng kềnh. Mà Lila ngã cũng có võ rất cao, lăn quay ra một cái là gồng cổ lên để tránh đập đầu, nên tổn thất giảm cũng khá nhiều. Chứ cứ như thằng Lê thì mẹ cũng chết mất. Nó cứ chạy nhảy ầm ầm trong nhà, tự nhiên thấy rầm một cái, rồi im bặt, rồi khóc toáng lên, nhìn ra thì y như rằng là đang ôm mũi, hoặc ôm mồm, rồi một dòng máu chảy ra chầm chậm, hoặc bắn toé loe, ngày hôm sau ngang mũi một vệt tím bầm hoặc môi sưng vếu uống nước cũng khó nhọc.

Buổi sáng thức dậy sau giấc ngủ dài, mặt Lila đã mọng càng mọng lên, hồng phúng phính, môi mềm, cười toe toét nhe hết mấy cái răng sún khấp khểnh, cổ ngấn, mẹ phải kiềm chế lắm mới ko cắn nghiến vào cái má mềm ấm thơm tho. Được cái con gái mũi bé, chứ bằng tuổi bé ngày xưa mũi thằng Lê to gấp đôi.

Tối qua, bố giữ Lila ngồi sau cái xe đạp 3 bánh, thằng Lê ngồi đằng trước đạp, em ôm eo chặt cứng. Lila thích lắm cười khanh khách, thỉnh thoảng bỏ tay ôm eo anh ra để vỗ. Được đâu 4 vòng thì bố mệt. Bố nhấc con gái đặt xuống đất, thằng Lê thì đạp đi du lịch tiếp. Lila bò rối rít đuổi theo, khóc như mưa gió chắc vì nghĩ là hai người kia bỏ mình đi chơi lẻ với nhau. Lila giờ đã khôn đến độ ai làm gì chơi gì mà ko cho bé tham gia là bé hoặc xông vào cướp, hoặc lăn ra khóc, đập đầu xuống đất khóc, nước mắt cứ thành hai hàng lã chã.

Mẹ ngán võ đập đầu của con gái. Con gái ngồi trong cũi gặm bút bi. Mẹ nhìn thấy mới cất cái bút bi đi ko cho con gặm. Con gái chưng hửng, khóc oà lên, đập đầu đánh rầm một cái vào thành cũi, rồi hình như thấy chưa xi nhê gì, lại đập rầm cái nữa, mẹ phải bế ra dỗ.

Mẹ cũng ngán những trận ăn vạ đến phát ho của con gái. Vì thường ho xong con sẽ nôn như vòi, mẹ và con sẽ ướt từ cổ đến tận chân, và 2h sáng mẹ sẽ phải lọ mọ dậy thay quần áo, và cho con ăn lại từ đầu, và nằm cả đêm trên khăn vì giường ướt. Nhìn cái mặt bướng câng câng mẹ chỉ muốn cắn cho một cái cho đứt cái mũi xinh ra.

Nhưng mẹ mà doạ “liệu hồn nhá” mà thằng Lê nghe thấy thì nó sẽ can thiệp ngay. Nó can thiệp thế này “mamma đừng liệu hồn La”.

Lila 18

Mẹ gọi Lila “eng ơi”, bé quay ra cười toe toét. Mẹ lại bảo “Eng ra đây cho mẹ hôn cái má béo xinh cái nào”. Bé tỉnh bơ quay vào gặm giá sách tiếp. Chỉ có khi nào thằng Lê bắt đầu nhảy và hát thì mới quay ra vỗ tay. Nhìn bé ngồi lưng thẳng đuỗn, nhạc nổi một đằng, hai cái tay múp míp vỗ một nẻo, vừa hoan hỉ vừa rối rít, mà cả nhà cười đau cả bụng.

Mấy hôm nay Lila có trò mới. Bé vịn giá sách đứng lên, lấy tay móc cho sách rơi xuống đất, cứ rơi được 3, 4 quyển là bé ngồi xuống tự thưởng cho mình một tràng vỗ tay, rồi lại đứng lên móc sách rơi xuống, thêm được 3, 4 quyển nữa là lại ngồi xuống vỗ tay. Một ngày ko biết bao nhiêu lần phải xếp sách lên giá, sách nát bét hết cả.

Lila được cái cẩn thận. Đang đứng mà muốn ngồi là từ từ khuỵu hai chân xuống, một tay vẫn bám chặt, tay kia rờ rờ xuống tìm chỗ chống. Chống chắc rồi mới từ từ thả cái tay vịn trên ra. Giờ cũng đã đến hồi đứng lên tênh tênh bỏ tay ra, được mấy giây là ngã chổng kềnh. Mà Lila ngã cũng có võ rất cao, lăn quay ra một cái là gồng cổ lên để tránh đập đầu, nên tổn thất giảm cũng khá nhiều. Chứ cứ như thằng Lê thì mẹ cũng chết mất. Nó cứ chạy nhảy ầm ầm trong nhà, tự nhiên thấy rầm một cái, rồi im bặt, rồi khóc toáng lên, nhìn ra thì y như rằng là đang ôm mũi, hoặc ôm mồm, rồi một dòng máu chảy ra chầm chậm, hoặc bắn toé loe, ngày hôm sau ngang mũi một vệt tím bầm hoặc môi sưng vếu uống nước cũng khó nhọc.

Buổi sáng thức dậy sau giấc ngủ dài, mặt Lila đã mọng càng mọng lên, hồng phúng phính, môi mềm, cười toe toét nhe hết mấy cái răng sún khấp khểnh, cổ ngấn, mẹ phải kiềm chế lắm mới ko cắn nghiến vào cái má mềm ấm thơm tho. Được cái con gái mũi bé, chứ bằng tuổi bé ngày xưa mũi thằng Lê to gấp đôi.

Tối qua, bố giữ Lila ngồi sau cái xe đạp 3 bánh, thằng Lê ngồi đằng trước đạp, em ôm eo chặt cứng. Lila thích lắm cười khanh khách, thỉnh thoảng bỏ tay ôm eo anh ra để vỗ. Được đâu 4 vòng thì bố mệt. Bố nhấc con gái đặt xuống đất, thằng Lê thì đạp đi du lịch tiếp. Lila bò rối rít đuổi theo, khóc như mưa gió chắc vì nghĩ là hai người kia bỏ mình đi chơi lẻ với nhau. Lila giờ đã khôn đến độ ai làm gì chơi gì mà ko cho bé tham gia là bé hoặc xông vào cướp, hoặc lăn ra khóc, đập đầu xuống đất khóc, nước mắt cứ thành hai hàng lã chã.

Mẹ ngán võ đập đầu của con gái. Con gái ngồi trong cũi gặm bút bi. Mẹ nhìn thấy mới cất cái bút bi đi ko cho con gặm. Con gái chưng hửng, khóc oà lên, đập đầu đánh rầm một cái vào thành cũi, rồi hình như thấy chưa xi nhê gì, lại đập rầm cái nữa, mẹ phải bế ra dỗ.

Mẹ cũng ngán những trận ăn vạ đến phát ho của con gái. Vì thường ho xong con sẽ nôn như vòi, mẹ và con sẽ ướt từ cổ đến tận chân, và 2h sáng mẹ sẽ phải lọ mọ dậy thay quần áo, và cho con ăn lại từ đầu, và nằm cả đêm trên khăn vì giường ướt. Nhìn cái mặt bướng câng câng mẹ chỉ muốn cắn cho một cái cho đứt cái mũi xinh ra.

Nhưng mẹ mà doạ “liệu hồn nhá” mà thằng Lê nghe thấy thì nó sẽ can thiệp ngay. Nó can thiệp thế này “mamma đừng liệu hồn La”.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 60)




Cả hai anh em Lê La đều háu ăn. Thích nhưng cũng mệt. Ví dụ, Lila thì cứ 2 tiếng phải ăn một lần, nên suốt ngày cứ quần quật cho ăn. Còn thằng Lê thì ăn bữa của nó muộn một phút cũng ko được, vì gần đến giờ ăn là nó tự động trèo tót lên ghế ngồi đợi, đợi mãi ko thấy được ăn là nó trèo xuống quấn lấy chân mồm giục “chín rồi, đừng nấu nữa, cho Lê ăn đi”, mà vẫn ko được ăn là khóc oà lên nước mắt lã chã đau khổ như chết đói. Ăn nhiều quá bà Nuôi phải can “con ăn nữa là vỡ bụng đó”, thì nó bảo “Lê ko sợ vỡ”. Ăn xong bữa của nó thì lại đến bố mẹ ăn, là nó cũng chấm mút xin xỏ thêm được một tí. Mẹ ngồi ăn chốc chốc lại thấy một bàn tay be bé thò lên, xoè ra nhờ “mamma lau cho Lê”. Là do nó đứng dưới thò tay lên bốc trộm đồ ăn trên bàn, ko nhìn thấy gì nên lắm lúc thò cả tay vào bát nước chấm hoặc bốc phải sốt.

Nhiều hôm bà Nuôi căn giờ ko khéo, để cả hai anh em Lê La đều đói một lúc, thì nhà thành cái chợ, khóc như ri, bà Nuôi cũng thiếu nước oà lên khóc theo. Bà Nuôi chậm rủ rỉ rù rì, cứ động bị giục một cái là bà Nuôi quýnh hết tay chân, nhầm lẫn lung tung. Dặn bà Nuôi việc gì thì bà Nuôi phải lọ mọ chuẩn bị từ tận đêm trước.

Đưa đón thằng Lê đi học mà nhiều khi mẹ chết mệt. Vì có hôm đang dùng ô nâu nó lại muốn có ô đỏ, mà ô đỏ thì ở nhà, ko được là lăn ra khóc, trời thì mưa, mẹ ướt sũng. Hoặc đang đi thì tự dưng nó nằm lăn ra đường, mẹ dỗ kiểu gì cũng như điếc, nằm chơi rất tự nhiên trên vỉa hè. Hoặc xuống cầu thang tàu điện thì tự dưng muốn bò xuống chứ ko muốn bước từng bước xuống, thế là mẹ cứ một tay níu lan can, một tay xách con hai chân buông thõng cười nhe cả hai cái răng nanh nhọn nhọn. Sáng hôm kia, nó lộn cổ trên cầu thang, may bố túm được hai cái chân. Mẹ mà có định nói “Sao Lê cứ như rở hơi thế nhỉ?” thì sẽ được nó hỏi lại “mamma dở hơi đâu rồi?”, hoặc “Lê, mamma chán Lê” thì chưa kịp nói xong nó đã nói trước “Lê cũng chán mamma luôn”, hoặc “Liệu hồn Lê nhé” thì nó làm luôn cho một tràng “Lê cũng liệu hồn mamma luôn chinh cô beo chinh cô beo na ná nà na ná”, tức là jingle bells jingle bells jingle all the way.

Cái ảnh này chụp từ hồi Halloween. Hôm đó chú Bình Nguyên mặc bộ quần áo ma cà rồng. Mẹ chú nghĩ răng nanh chú nhọn sẵn rồi nên chả cần hoá trang hai cái nanh ma cà rồng cho chú nữa. Cuối cùng trông chú chả giống ma cà rồng tí nào. Giờ thì chú khác nhiều rồi, đầu trọc và béo múp thủ, trông như thằng du côn

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 60)




Cả hai anh em Lê La đều háu ăn. Thích nhưng cũng mệt. Ví dụ, Lila thì cứ 2 tiếng phải ăn một lần, nên suốt ngày cứ quần quật cho ăn. Còn thằng Lê thì ăn bữa của nó muộn một phút cũng ko được, vì gần đến giờ ăn là nó tự động trèo tót lên ghế ngồi đợi, đợi mãi ko thấy được ăn là nó trèo xuống quấn lấy chân mồm giục “chín rồi, đừng nấu nữa, cho Lê ăn đi”, mà vẫn ko được ăn là khóc oà lên nước mắt lã chã đau khổ như chết đói. Ăn nhiều quá bà Nuôi phải can “con ăn nữa là vỡ bụng đó”, thì nó bảo “Lê ko sợ vỡ”. Ăn xong bữa của nó thì lại đến bố mẹ ăn, là nó cũng chấm mút xin xỏ thêm được một tí. Mẹ ngồi ăn chốc chốc lại thấy một bàn tay be bé thò lên, xoè ra nhờ “mamma lau cho Lê”. Là do nó đứng dưới thò tay lên bốc trộm đồ ăn trên bàn, ko nhìn thấy gì nên lắm lúc thò cả tay vào bát nước chấm hoặc bốc phải sốt.

Nhiều hôm bà Nuôi căn giờ ko khéo, để cả hai anh em Lê La đều đói một lúc, thì nhà thành cái chợ, khóc như ri, bà Nuôi cũng thiếu nước oà lên khóc theo. Bà Nuôi chậm rủ rỉ rù rì, cứ động bị giục một cái là bà Nuôi quýnh hết tay chân, nhầm lẫn lung tung. Dặn bà Nuôi việc gì thì bà Nuôi phải lọ mọ chuẩn bị từ tận đêm trước.

Đưa đón thằng Lê đi học mà nhiều khi mẹ chết mệt. Vì có hôm đang dùng ô nâu nó lại muốn có ô đỏ, mà ô đỏ thì ở nhà, ko được là lăn ra khóc, trời thì mưa, mẹ ướt sũng. Hoặc đang đi thì tự dưng nó nằm lăn ra đường, mẹ dỗ kiểu gì cũng như điếc, nằm chơi rất tự nhiên trên vỉa hè. Hoặc xuống cầu thang tàu điện thì tự dưng muốn bò xuống chứ ko muốn bước từng bước xuống, thế là mẹ cứ một tay níu lan can, một tay xách con hai chân buông thõng cười nhe cả hai cái răng nanh nhọn nhọn. Sáng hôm kia, nó lộn cổ trên cầu thang, may bố túm được hai cái chân. Mẹ mà có định nói “Sao Lê cứ như rở hơi thế nhỉ?” thì sẽ được nó hỏi lại “mamma dở hơi đâu rồi?”, hoặc “Lê, mamma chán Lê” thì chưa kịp nói xong nó đã nói trước “Lê cũng chán mamma luôn”, hoặc “Liệu hồn Lê nhé” thì nó làm luôn cho một tràng “Lê cũng liệu hồn mamma luôn chinh cô beo chinh cô beo na ná nà na ná”, tức là jingle bells jingle bells jingle all the way.

Cái ảnh này chụp từ hồi Halloween. Hôm đó chú Bình Nguyên mặc bộ quần áo ma cà rồng. Mẹ chú nghĩ răng nanh chú nhọn sẵn rồi nên chả cần hoá trang hai cái nanh ma cà rồng cho chú nữa. Cuối cùng trông chú chả giống ma cà rồng tí nào. Giờ thì chú khác nhiều rồi, đầu trọc và béo múp thủ, trông như thằng du côn

Wednesday, December 17, 2008

Thể dục

Cứ nhắc đến chuyện thể dục là mình thấy mặc cảm.

Chẳng là, khi còn trẻ, lười vận động, thay thể dục bằng massage cho nhàn, vẫn thấy người mình ổn. Bây giờ vẫn duy trì những thói quen cũ là bắt đầu cảm thấy rệu rã. Người cứ phình những chỗ chả muốn phình bực thế.

Sau lần thể dục danh tiếng cuối cùng, cách đây khoảng 5 tháng, mọi người tập còn mình thì ngồi dựa tường uống nước, thì mình mất hút con mẹ hàng lươn. Thế mà đảng phí tháng nào cũng phải đóng đầy đủ. Vừa mất tiền, vừa ko được người đẹp, nên cứ nghĩ đến là thấy bất mãn.

Hai tháng vừa rồi, tuần nào cũng lên gân đi tập thể dục. 4,5 tuần liền đều ko hở ra một buổi tối nào nên mọi sự chỉ dừng ở mức nghĩ ngợi. Hai tuần trước định đi thì tự dưng trời lạnh xuống âm 7 độ C, lạnh nhất từ đầu mùa. Chặc lưỡi thôi ở trong nhà cho ấm. Tuần trước định đi, chuẩn bị ráo riết thu xếp mọi việc từ sáng để đến chiều còn rảnh mà đi, thì đến trưa chàng tự dưng lại nhờ một việc gấp, chạy đi làm xong thì muộn thể dục. Tại cái tính hay thương người và cả nể.

Tuần này, đúng ngày đi thể dục là ngày thứ 3 thì trời đổ mưa tuyết xối xả. Cô Nuôi cứ trầm trồ “trời đẹp dữ vậy trời” mà mình thì ngán ngẩm vô cùng. Nhưng thôi, đã chán cảm giác loser nên mình bất chấp, khoác balô lon ton đi tập.

Có đến sàn tập mới thấy không khí làm đẹp nó khẩn trương ráo riết thế nào. Các cô gái ko son phấn, tóc buộc túm, mồ hôi nhễ nhại, lăn lê bò toài vô cùng quyết liệt. Bọn Mỹ nó ko tập như ta thể dục nhịp điệu ở nhà , chúng nó tập như hành xác. Vì nói chung là chúng ta đều gọn ghẽ, chúng ta tập chỉ vì muốn giảm một vài cân, hoặc chỉnh một số chỗ chưa đẹp chưa gọn trên cơ thể, nên cũng chỉ vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Chứ ở NYC, dân toàn ăn ngoài, lại ăn đồ ăn kiểu Mỹ rất dễ béo phì. Thế nên ăn bao nhiêu thì phải thể dục lại bấy nhiêu. Nhưng mà theo mình mấy cô tập thể dục và ăn kiêng kinh quá, người thì có mảnh mai thật, nhưng trông cứ sắt seo gân guốc như ngựa nòi, thì đẹp ở chỗ nào?

Lớp tập hôm nay toàn cô béo, chắc mỗi cô phải giảm ít nhất 20kg thì may ra mới gọn ghẽ. Là mình mình đi hút mỡ bụng mỡ hông luôn cho xong, rồi từ đó mới ăn kiêng và tập thể dục để duy trì. Chứ tập ko thế này có mà đến tết.

Tóm lại, mình vẫn bỏ quá nửa bài tập, vẫn một số lớn thời gian ngồi dựa tường duỗi chân uống nước trong khi mọi người lăn lê vờn bóng múa gậy, lúc đi về mệt quá xuống cầu thang phải bíu lan can không ngã, và lúc ra đến ngoài đường thì lại đi lạc vì mệt quá nên chân cứ bước đi rất vô định. Hôm sau đau hết cả cơ quan đoàn thể, ho một cái cũng đau. Không biết là duy trì thể dục được bao lâu?

Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở

Thể dục

Cứ nhắc đến chuyện thể dục là mình thấy mặc cảm.

Chẳng là, khi còn trẻ, lười vận động, thay thể dục bằng massage cho nhàn, vẫn thấy người mình ổn. Bây giờ vẫn duy trì những thói quen cũ là bắt đầu cảm thấy rệu rã. Người cứ phình những chỗ chả muốn phình bực thế.

Sau lần thể dục danh tiếng cuối cùng, cách đây khoảng 5 tháng, mọi người tập còn mình thì ngồi dựa tường uống nước, thì mình mất hút con mẹ hàng lươn. Thế mà đảng phí tháng nào cũng phải đóng đầy đủ. Vừa mất tiền, vừa ko được người đẹp, nên cứ nghĩ đến là thấy bất mãn.

Hai tháng vừa rồi, tuần nào cũng lên gân đi tập thể dục. 4,5 tuần liền đều ko hở ra một buổi tối nào nên mọi sự chỉ dừng ở mức nghĩ ngợi. Hai tuần trước định đi thì tự dưng trời lạnh xuống âm 7 độ C, lạnh nhất từ đầu mùa. Chặc lưỡi thôi ở trong nhà cho ấm. Tuần trước định đi, chuẩn bị ráo riết thu xếp mọi việc từ sáng để đến chiều còn rảnh mà đi, thì đến trưa chàng tự dưng lại nhờ một việc gấp, chạy đi làm xong thì muộn thể dục. Tại cái tính hay thương người và cả nể.

Tuần này, đúng ngày đi thể dục là ngày thứ 3 thì trời đổ mưa tuyết xối xả. Cô Nuôi cứ trầm trồ “trời đẹp dữ vậy trời” mà mình thì ngán ngẩm vô cùng. Nhưng thôi, đã chán cảm giác loser nên mình bất chấp, khoác balô lon ton đi tập.

Có đến sàn tập mới thấy không khí làm đẹp nó khẩn trương ráo riết thế nào. Các cô gái ko son phấn, tóc buộc túm, mồ hôi nhễ nhại, lăn lê bò toài vô cùng quyết liệt. Bọn Mỹ nó ko tập như ta thể dục nhịp điệu ở nhà , chúng nó tập như hành xác. Vì nói chung là chúng ta đều gọn ghẽ, chúng ta tập chỉ vì muốn giảm một vài cân, hoặc chỉnh một số chỗ chưa đẹp chưa gọn trên cơ thể, nên cũng chỉ vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Chứ ở NYC, dân toàn ăn ngoài, lại ăn đồ ăn kiểu Mỹ rất dễ béo phì. Thế nên ăn bao nhiêu thì phải thể dục lại bấy nhiêu. Nhưng mà theo mình mấy cô tập thể dục và ăn kiêng kinh quá, người thì có mảnh mai thật, nhưng trông cứ sắt seo gân guốc như ngựa nòi, thì đẹp ở chỗ nào?

Lớp tập hôm nay toàn cô béo, chắc mỗi cô phải giảm ít nhất 20kg thì may ra mới gọn ghẽ. Là mình mình đi hút mỡ bụng mỡ hông luôn cho xong, rồi từ đó mới ăn kiêng và tập thể dục để duy trì. Chứ tập ko thế này có mà đến tết.

Tóm lại, mình vẫn bỏ quá nửa bài tập, vẫn một số lớn thời gian ngồi dựa tường duỗi chân uống nước trong khi mọi người lăn lê vờn bóng múa gậy, lúc đi về mệt quá xuống cầu thang phải bíu lan can không ngã, và lúc ra đến ngoài đường thì lại đi lạc vì mệt quá nên chân cứ bước đi rất vô định. Hôm sau đau hết cả cơ quan đoàn thể, ho một cái cũng đau. Không biết là duy trì thể dục được bao lâu?

Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở

Sunday, December 14, 2008

Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 5)

Nhớ khoảng hơn 4 năm trước, nhà có đám cưới đám hỏi nào cậu mình cũng thấy một anh Tây mũi lõ mặt mũi hiền lành lăng xăng có mặt, nên cậu mới hỏi mình “thế có định lấy nhau ko đấy?”. Cháu gái mặt tỉnh queo bảo “Không ạ”, “sao lại ko?”, “vì hiền quá ạ”, “hiền thì càng tốt chứ sao?”, “hiền vừa thì tốt chứ hiền quá ko tốt ạ”, hiền quá là hiền thế nào?”, “thì hiền đến mức cấu cho sứt mặt vẫn ko cáu thì là hiền quá ạ”. Cậu cười ngất.

Mà nào đã hết,

Một lần, hai vợ chồng đang ở hình như là La Veranda dưới Phú Quốc. Đi từ biển lên, ngang bể bơi, vợ đi trước, chồng đi sau mấy bước mải mê đọc báo. Vợ đang đi thấy chồng te te chạy lên ngay cạnh, hỏi như khoe “em có biết chuyện gì vừa xảy ra với anh ko?”, vợ ko quay sang “anh lại vừa ngã chứ gì?”, chồng hỏi “sao em biết?”, vợ bảo “anh lại vừa ngã xuống bể bơi chứ gì?”, chồng ngạc nhiên nhất trần đời “làm sao em biết được?”, “biết anh từng đấy năm rồi, đi ngang bể bơi mà lại còn đọc báo, easy guess”. Chồng nghe nhắc đến từ “báo” mới sực nhớ ra quay lại vớt tờ báo đang nổi lềnh phềnh trong cái bể bơi của trẻ con. Cũng may là bể bơi trẻ con nên bước hụt xuống cũng chỉ ướt đến thắt lưng. Mình thì ko thú nhận với chàng là mình có nghe thấy một tiếng tũm thì biết ngay là người vừa ngã xuống nước, chả cần quay lại nhìn.

Ở một chỗ khác, đang trên đường ra sân bay, chàng lại còn muốn đỗ lại ở một bãi biển để lái xe máy nước. Bãi biển đó nhiều sứa. Can người chẳng nghe, nên mình đành ngồi trên bờ đợi. Thấy người hùng dũng lái xe máy nước phi qua phi lại, ngã lăn tòm xuống nước lại lóp ngóp trèo lên phi qua phi lại tiếp. Sau lần ngã ko biết là thứ bao nhiêu thì người được mấy tay dịch vụ ra vớt vào. Lên đến bờ mới phát hiện ra bị một con sứa bâu vào chân, bóc được con sứa ra thì người nhảy nhót kêu ngứa. Mấy tay dịch vụ lại lăng xăng hình như lấy xăng dầu gì đó rửa chân cho người cho khỏi ngứa. Chả biết nếu ko rửa thì còn ngứa đến đâu, chỉ biết hôm đó ra sân bay mình đến khổ vì nghe người vừa gãi xành xạch, vừa than ngứa vừa chửi con sứa. Mình lại còn phải xách vali bã hết cả người, vì tay người mỏi rã sau vụ điều khiển xe dưới nước kia nên ko xách xiếc được cái gì hết.

Năm ngoái, ở Bahamas, 3,4 ngày đều trời yên biển lặng, chả có tí gió nào, người đứng ngồi ko yên. Đến hôm thứ 5 thì trời nổi gió. Người hí hửng lấy thuyền buồm ra chạy. Ai dè trời nổi một cơn giông dữ dội. Mình vẫn đứng chơi trên bãi biển, cố chụp nốt mấy cái ảnh giông bão, con bé làm nhiệm vụ cứu hộ bờ biển vừa chụp ảnh cho mình vừa lẩm bẩm "mưa bão thế này còn thằng điên nào đi thuyền thế kia, ôi nó vừa ngã rồi, ôi nó đang hét cái thằng bơi dưới nước tránh xa ra kìa". Mình tò mò mới quay ra xem, thấy một cái thuyền buồm đổ chổng kềnh, một chấm đen đang vùng vẫy cố thoát thân, còn một chấm đen khác đang sải tay bơi rối rít tránh xa cái thuyền vừa bị đổ, cũng một thằng điên mưa gió còn ra biển bơi lặn. Mãi sau, thấy chàng khập khiễng đi từ dưới bến lên, mới biết là thuyền đổ nghiêng, chàng lăn xuống nước, chân còn mắc vào dây buồm, chàng vừa vùng vẫy thoát thân vừa quát một thằng đang lặn ngụp gần đấy tránh xa ra ko thuyền đổ vào vỡ đầu, thằng kia nghe nói thì hoảng quá, chẳng nói chẳng rằng bơi một mạch vào bờ.

Đụng đâu ngã đấy mà vẫn ko chừa. Gần đây chàng còn có ý định đi nhảy dù bên New Jersey

Phải kiên nhẫn là ngần nào? (phần 5)

Nhớ khoảng hơn 4 năm trước, nhà có đám cưới đám hỏi nào cậu mình cũng thấy một anh Tây mũi lõ mặt mũi hiền lành lăng xăng có mặt, nên cậu mới hỏi mình “thế có định lấy nhau ko đấy?”. Cháu gái mặt tỉnh queo bảo “Không ạ”, “sao lại ko?”, “vì hiền quá ạ”, “hiền thì càng tốt chứ sao?”, “hiền vừa thì tốt chứ hiền quá ko tốt ạ”, hiền quá là hiền thế nào?”, “thì hiền đến mức cấu cho sứt mặt vẫn ko cáu thì là hiền quá ạ”. Cậu cười ngất.

Mà nào đã hết,

Một lần, hai vợ chồng đang ở hình như là La Veranda dưới Phú Quốc. Đi từ biển lên, ngang bể bơi, vợ đi trước, chồng đi sau mấy bước mải mê đọc báo. Vợ đang đi thấy chồng te te chạy lên ngay cạnh, hỏi như khoe “em có biết chuyện gì vừa xảy ra với anh ko?”, vợ ko quay sang “anh lại vừa ngã chứ gì?”, chồng hỏi “sao em biết?”, vợ bảo “anh lại vừa ngã xuống bể bơi chứ gì?”, chồng ngạc nhiên nhất trần đời “làm sao em biết được?”, “biết anh từng đấy năm rồi, đi ngang bể bơi mà lại còn đọc báo, easy guess”. Chồng nghe nhắc đến từ “báo” mới sực nhớ ra quay lại vớt tờ báo đang nổi lềnh phềnh trong cái bể bơi của trẻ con. Cũng may là bể bơi trẻ con nên bước hụt xuống cũng chỉ ướt đến thắt lưng. Mình thì ko thú nhận với chàng là mình có nghe thấy một tiếng tũm thì biết ngay là người vừa ngã xuống nước, chả cần quay lại nhìn.

Ở một chỗ khác, đang trên đường ra sân bay, chàng lại còn muốn đỗ lại ở một bãi biển để lái xe máy nước. Bãi biển đó nhiều sứa. Can người chẳng nghe, nên mình đành ngồi trên bờ đợi. Thấy người hùng dũng lái xe máy nước phi qua phi lại, ngã lăn tòm xuống nước lại lóp ngóp trèo lên phi qua phi lại tiếp. Sau lần ngã ko biết là thứ bao nhiêu thì người được mấy tay dịch vụ ra vớt vào. Lên đến bờ mới phát hiện ra bị một con sứa bâu vào chân, bóc được con sứa ra thì người nhảy nhót kêu ngứa. Mấy tay dịch vụ lại lăng xăng hình như lấy xăng dầu gì đó rửa chân cho người cho khỏi ngứa. Chả biết nếu ko rửa thì còn ngứa đến đâu, chỉ biết hôm đó ra sân bay mình đến khổ vì nghe người vừa gãi xành xạch, vừa than ngứa vừa chửi con sứa. Mình lại còn phải xách vali bã hết cả người, vì tay người mỏi rã sau vụ điều khiển xe dưới nước kia nên ko xách xiếc được cái gì hết.

Năm ngoái, ở Bahamas, 3,4 ngày đều trời yên biển lặng, chả có tí gió nào, người đứng ngồi ko yên. Đến hôm thứ 5 thì trời nổi gió. Người hí hửng lấy thuyền buồm ra chạy. Ai dè trời nổi một cơn giông dữ dội. Mình vẫn đứng chơi trên bãi biển, cố chụp nốt mấy cái ảnh giông bão, con bé làm nhiệm vụ cứu hộ bờ biển vừa chụp ảnh cho mình vừa lẩm bẩm "mưa bão thế này còn thằng điên nào đi thuyền thế kia, ôi nó vừa ngã rồi, ôi nó đang hét cái thằng bơi dưới nước tránh xa ra kìa". Mình tò mò mới quay ra xem, thấy một cái thuyền buồm đổ chổng kềnh, một chấm đen đang vùng vẫy cố thoát thân, còn một chấm đen khác đang sải tay bơi rối rít tránh xa cái thuyền vừa bị đổ, cũng một thằng điên mưa gió còn ra biển bơi lặn. Mãi sau, thấy chàng khập khiễng đi từ dưới bến lên, mới biết là thuyền đổ nghiêng, chàng lăn xuống nước, chân còn mắc vào dây buồm, chàng vừa vùng vẫy thoát thân vừa quát một thằng đang lặn ngụp gần đấy tránh xa ra ko thuyền đổ vào vỡ đầu, thằng kia nghe nói thì hoảng quá, chẳng nói chẳng rằng bơi một mạch vào bờ.

Đụng đâu ngã đấy mà vẫn ko chừa. Gần đây chàng còn có ý định đi nhảy dù bên New Jersey

Thursday, December 11, 2008

:-(

Hôm qua đón chú Bình Nguyên đi học về, đi dọc vỉa hè, tự dưng nghe chú bảo “mamma, Lê khoái cái xe kia lắm”. Mình tưởng nghe nhầm, hỏi lại “Lê bảo gì cơ?”, chú lại nhắc lại “Lê khoái cái xe kia lắm”. Mới nhớ ra là bà Nuôi hay bảo ‘cô ơi, cái thằng này nó khoái củ cải cà gốt lắm”.

Về đến nhà, mình ngồi chống cằm suy nghĩ. Nhớ lại những câu của chú Bình Nguyên kiểu “mamma nực quá mamma cởi dzớ cho Lê”, hoặc “Mamma đây là dzú Lê đây là dzú bà Nuôi”, hoặc “mamma xuống rước Lê lên gác”, giờ lại đến “Lê khoái…”, tự dưng rầu lòng quá mới quay ra bà Nuôi tâm sự:

- U ơi, cháu chán lắm ý u ạ

- (ngạc nhiên rất chân thành) Trời ơi, cô chán dzì dzậy?

- (phẩy tay) Khó mô tả lắm u ạ, chỉ biết là chán lắm ý

- (lẩm bẩm) Ủa lạ quá, còn trẻ tuổi mà chán chi chán dzữ dzậy trời

Chán hẳn đấy.

Cứ tưởng tượng chú Bình Nguyên về VN cưa gái mà lại bảo “anh khoái em lắm”, thì chắc gái chạy mất dép, có đẹp trai bằng giời cũng ko gỡ lại được.

Chán quá.

:-(

Hôm qua đón chú Bình Nguyên đi học về, đi dọc vỉa hè, tự dưng nghe chú bảo “mamma, Lê khoái cái xe kia lắm”. Mình tưởng nghe nhầm, hỏi lại “Lê bảo gì cơ?”, chú lại nhắc lại “Lê khoái cái xe kia lắm”. Mới nhớ ra là bà Nuôi hay bảo ‘cô ơi, cái thằng này nó khoái củ cải cà gốt lắm”.

Về đến nhà, mình ngồi chống cằm suy nghĩ. Nhớ lại những câu của chú Bình Nguyên kiểu “mamma nực quá mamma cởi dzớ cho Lê”, hoặc “Mamma đây là dzú Lê đây là dzú bà Nuôi”, hoặc “mamma xuống rước Lê lên gác”, giờ lại đến “Lê khoái…”, tự dưng rầu lòng quá mới quay ra bà Nuôi tâm sự:

- U ơi, cháu chán lắm ý u ạ

- (ngạc nhiên rất chân thành) Trời ơi, cô chán dzì dzậy?

- (phẩy tay) Khó mô tả lắm u ạ, chỉ biết là chán lắm ý

- (lẩm bẩm) Ủa lạ quá, còn trẻ tuổi mà chán chi chán dzữ dzậy trời

Chán hẳn đấy.

Cứ tưởng tượng chú Bình Nguyên về VN cưa gái mà lại bảo “anh khoái em lắm”, thì chắc gái chạy mất dép, có đẹp trai bằng giời cũng ko gỡ lại được.

Chán quá.

Tuesday, December 9, 2008

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 59)

Tối nọ bố chú BN bảo chú ra cầu thang gọi mẹ xuống ăn cơm, chú đứng dưới hóng cổ lên nhà chú gọi “à mố dê”, bắt chước bố chú gọi “amore” . Bố chú tí ngất.

Thương bà Nuôi mấy tuần nay rồi hầu như tối nào bố mẹ BN cũng phải đi tận khuya mới về. Bà Nuôi phải chăm và ngủ cùng cả hai anh em Lê La đến tận khi hai vợ chồng về đón Lila lên nhà mới thôi. Sáng thì dù trời nóng trời lạnh trời nắng trời bão thế nào, cứ tầm 7h30 là chú Bình Nguyên bật dậy như lò xo, tỉnh như sáo, nhảy ra khỏi giường, nhảy phóc lên xe đạp 3 bánh đạp ra khỏi phòng, mồm gọi "Bà Nuôi ra ăn sáng đi Lê đói rồi". Chẳng là tối nào trước khi đi ngủ chú cũng kéo vali của nả của chú vào, đạp xe đạp 3 bánh vào, đỗ cạnh giường cẩn thận rồi mới yên tâm đi ngủ. Có hôm mẹ về vào giường kiểm tra con, thấy chú Bình Nguyên ngủ mồm há hốc quyển sách vịt Donald và bức tranh Bạch Tuyết dựng bên gối (chú bảo đấy là cô giáo chú), lật chăn lên thì thấy súng (là cái thìa múc kem), kiếm (cái đón gót giày cán dài của bố chú), ô tô các loại và con chó bằng gỗ có bánh tròn chú hay kéo đi lê lết đằng sau chú, tất tật xếp cẩn thận cạnh sườn rồi trùm chăn lên.

Tối nào ko có bố mẹ ở nhà, chú BN cũng khoát khoát tay bảo bà Nuôi “Bà Nuôi đi tắm đi, bẩn lắm, để Lê trông La cho”, mà bà Nuôi chả dám giao trứng cho ác. Hôm nào Lila đã lên nhà cùng bố mẹ thì chú lại khoát khoát tay bảo “bà Nuôi đi tắm đi. Lê đọc sách Lê chờ”. Bà Nuôi nghe lời chú, đi tắm. Thế mà lúc vào đã thấy chú ngủ chỏng vó, quyển sách rơi trên ngực, chỉ được cái mồm chứ chờ đợi giề.

Buổi tối khi bố mẹ chú đi vắng, chú thường bảo Lila khi bé ko chịu ngủ “La ngủ đi, papa mamma đi vắng rồi, muộn papa mamma mới về”. Rồi chú quay sang bà Nuôi, chú bảo “bà Nui quay sang ôm La đi, bao giờ papa mamma về đón La lên gác thì bà Nui quay sang với Lê”. Bà Nuôi bảo nếu ko tận tai nghe thì bà Nuôi ko thể tin là chú lại nói được những câu như thế.

Ở nhà thì như vẹt, thế mà đến lớp, cô giáo hỏi gì cũng chỉ gật hoặc lắc. Cô giáo bảo mãi gần đây chú mới bắt đầu líu lo. Có lẽ bố mẹ chú phải xem xét lại quyết định cho con đi học trường Pháp. Thêm một thứ tiếng nữa chắc chú khó mà cân nổi. Ở nhà mẹ nói tiếng Việt một kiểu, bà Nuôi nói tiếng Việt kiểu khác, bố nói tiếng Ý, đến trường thì nói tiếng Anh, lại có thêm giờ học tiếng Tây Ban Nha.

Thêm tiếng Pháp nữa thì củ su hào xinh xinh của chú nhồi vào đâu?

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 59)

Tối nọ bố chú BN bảo chú ra cầu thang gọi mẹ xuống ăn cơm, chú đứng dưới hóng cổ lên nhà chú gọi “à mố dê”, bắt chước bố chú gọi “amore” . Bố chú tí ngất.

Thương bà Nuôi mấy tuần nay rồi hầu như tối nào bố mẹ BN cũng phải đi tận khuya mới về. Bà Nuôi phải chăm và ngủ cùng cả hai anh em Lê La đến tận khi hai vợ chồng về đón Lila lên nhà mới thôi. Sáng thì dù trời nóng trời lạnh trời nắng trời bão thế nào, cứ tầm 7h30 là chú Bình Nguyên bật dậy như lò xo, tỉnh như sáo, nhảy ra khỏi giường, nhảy phóc lên xe đạp 3 bánh đạp ra khỏi phòng, mồm gọi "Bà Nuôi ra ăn sáng đi Lê đói rồi". Chẳng là tối nào trước khi đi ngủ chú cũng kéo vali của nả của chú vào, đạp xe đạp 3 bánh vào, đỗ cạnh giường cẩn thận rồi mới yên tâm đi ngủ. Có hôm mẹ về vào giường kiểm tra con, thấy chú Bình Nguyên ngủ mồm há hốc quyển sách vịt Donald và bức tranh Bạch Tuyết dựng bên gối (chú bảo đấy là cô giáo chú), lật chăn lên thì thấy súng (là cái thìa múc kem), kiếm (cái đón gót giày cán dài của bố chú), ô tô các loại và con chó bằng gỗ có bánh tròn chú hay kéo đi lê lết đằng sau chú, tất tật xếp cẩn thận cạnh sườn rồi trùm chăn lên.

Tối nào ko có bố mẹ ở nhà, chú BN cũng khoát khoát tay bảo bà Nuôi “Bà Nuôi đi tắm đi, bẩn lắm, để Lê trông La cho”, mà bà Nuôi chả dám giao trứng cho ác. Hôm nào Lila đã lên nhà cùng bố mẹ thì chú lại khoát khoát tay bảo “bà Nuôi đi tắm đi. Lê đọc sách Lê chờ”. Bà Nuôi nghe lời chú, đi tắm. Thế mà lúc vào đã thấy chú ngủ chỏng vó, quyển sách rơi trên ngực, chỉ được cái mồm chứ chờ đợi giề.

Buổi tối khi bố mẹ chú đi vắng, chú thường bảo Lila khi bé ko chịu ngủ “La ngủ đi, papa mamma đi vắng rồi, muộn papa mamma mới về”. Rồi chú quay sang bà Nuôi, chú bảo “bà Nui quay sang ôm La đi, bao giờ papa mamma về đón La lên gác thì bà Nui quay sang với Lê”. Bà Nuôi bảo nếu ko tận tai nghe thì bà Nuôi ko thể tin là chú lại nói được những câu như thế.

Ở nhà thì như vẹt, thế mà đến lớp, cô giáo hỏi gì cũng chỉ gật hoặc lắc. Cô giáo bảo mãi gần đây chú mới bắt đầu líu lo. Có lẽ bố mẹ chú phải xem xét lại quyết định cho con đi học trường Pháp. Thêm một thứ tiếng nữa chắc chú khó mà cân nổi. Ở nhà mẹ nói tiếng Việt một kiểu, bà Nuôi nói tiếng Việt kiểu khác, bố nói tiếng Ý, đến trường thì nói tiếng Anh, lại có thêm giờ học tiếng Tây Ban Nha.

Thêm tiếng Pháp nữa thì củ su hào xinh xinh của chú nhồi vào đâu?

Sunday, December 7, 2008

Chả tin bố con thằng nào

Những buổi ăn tối mà bố mẹ Bình Nguyên hay phải đi dự thường có đấu giá từ thiện. Những món đồ đấu giá thường là rượu quý, đồ trang sức, hay vé máy bay hạng nhất đi đâu đó.

Những năm trước, những doanh nhân lắm tiền có thể vung tay trả hàng chục nghìn đô la cho vài chai rượu có tuổi thọ vài chục năm, hoặc một món đồ đấu giá xuất phát từ vài trăm đô la có thể kết thúc đến vài chục nghìn, bất kể giá trị thật của món đồ, mục đích làm từ thiện là chính.

Năm nay, nhiều nhân vật tầm cỡ lao đao trên thị trường chứng khoán. Điều này thấy rõ nhất ở tầng lớp thượng lưu, nhất là ở New York toàn doanh nhân cỡ bự. Mặc dù vẫn ăn uống tưng bừng nhưng phần từ thiện đã chẳng còn sôi nổi. Ở buổi ăn tối mấy hôm trước, mấy món mang ra đấu giá live có 50 chai rượu quý và một chiếc vòng cổ vàng trắng nạm kim cương của Damiani. Chánh án toà án tối cao New York Justice Massaro thắng số rượu (ông này có hầm rượu sưu tầm toàn rượu quý ở nhà, nâng niu như báu vật, mẹ Bình Nguyên đã có dịp chiêm ngưỡng), còn bố Bình Nguyên thắng chiếc vòng cổ, cả hai người đều là nô bộc của dân, ko có chú thương gia nào.

Trong tình hình náo loạn này, xem ra chỉ còn những công việc nhà nước là còn ổn định. Tất cả những người khác, kể cả cực kỳ giỏi giang, cũng mất việc như chơi. Cuối tuần bố mẹ Bình Nguyên ăn trưa cùng một người quen của bố Bình Nguyên. Nhóm bạn đó toàn những người giàu cự phách ở Mexico, Argentina. Họ cũng đang tìm cách tháo chạy tài sản khỏi những nước bất ổn. Ở Argentina sau động thái xung công một số tài sản và quỹ cá nhân của chính phủ, bà vợ ông này đang tính chuyện lấy tài sản khỏi safe box trong ngân hàng tại Argentina để tha đi gửi chỗ khác.

Bố mẹ Bình Nguyên sau hai vụ bị lừa (trong đó một vụ là do bạn lừa) thì cũng khá lao đao về mặt tài chính. Toàn bộ số tiền định dùng mua nhà thế là ko cánh mà bay. Không biết còn phải ở nhà thuê đến bao rờ?

Mình ko có tiền khổ đã đành. Nhìn bọn có tiền cũng thấy chúng nó khổ. Thậm thà thậm thụt, nơm nớp sợ chính phủ cướp mất, sợ ngân hàng xù mất, đầu tư thì sợ đối tác là thằng lừa đảo, công đi khắp nơi cất giấu mà vẫn sợ. Thời buổi khó khăn này tốt nhất là chả tin thằng nào, nhưng mang về nhà để dưới gối thì còn sợ hơn.

Nói chung, ko có tiền có lẽ lại thanh thản hơn.

Chỉ thương bố Bình Nguyên, cứ ấp ủ ngôi nhà mơ ước, thấy bàn bạc với kiến trúc sư từ gần năm nay. Bây giờ cứ động đến cái gì gợi nhớ đến ngôi nhà mơ ước là mặt cứ ngắn tũn

Chả tin bố con thằng nào

Những buổi ăn tối mà bố mẹ Bình Nguyên hay phải đi dự thường có đấu giá từ thiện. Những món đồ đấu giá thường là rượu quý, đồ trang sức, hay vé máy bay hạng nhất đi đâu đó.

Những năm trước, những doanh nhân lắm tiền có thể vung tay trả hàng chục nghìn đô la cho vài chai rượu có tuổi thọ vài chục năm, hoặc một món đồ đấu giá xuất phát từ vài trăm đô la có thể kết thúc đến vài chục nghìn, bất kể giá trị thật của món đồ, mục đích làm từ thiện là chính.

Năm nay, nhiều nhân vật tầm cỡ lao đao trên thị trường chứng khoán. Điều này thấy rõ nhất ở tầng lớp thượng lưu, nhất là ở New York toàn doanh nhân cỡ bự. Mặc dù vẫn ăn uống tưng bừng nhưng phần từ thiện đã chẳng còn sôi nổi. Ở buổi ăn tối mấy hôm trước, mấy món mang ra đấu giá live có 50 chai rượu quý và một chiếc vòng cổ vàng trắng nạm kim cương của Damiani. Chánh án toà án tối cao New York Justice Massaro thắng số rượu (ông này có hầm rượu sưu tầm toàn rượu quý ở nhà, nâng niu như báu vật, mẹ Bình Nguyên đã có dịp chiêm ngưỡng), còn bố Bình Nguyên thắng chiếc vòng cổ, cả hai người đều là nô bộc của dân, ko có chú thương gia nào.

Trong tình hình náo loạn này, xem ra chỉ còn những công việc nhà nước là còn ổn định. Tất cả những người khác, kể cả cực kỳ giỏi giang, cũng mất việc như chơi. Cuối tuần bố mẹ Bình Nguyên ăn trưa cùng một người quen của bố Bình Nguyên. Nhóm bạn đó toàn những người giàu cự phách ở Mexico, Argentina. Họ cũng đang tìm cách tháo chạy tài sản khỏi những nước bất ổn. Ở Argentina sau động thái xung công một số tài sản và quỹ cá nhân của chính phủ, bà vợ ông này đang tính chuyện lấy tài sản khỏi safe box trong ngân hàng tại Argentina để tha đi gửi chỗ khác.

Bố mẹ Bình Nguyên sau hai vụ bị lừa (trong đó một vụ là do bạn lừa) thì cũng khá lao đao về mặt tài chính. Toàn bộ số tiền định dùng mua nhà thế là ko cánh mà bay. Không biết còn phải ở nhà thuê đến bao rờ?

Mình ko có tiền khổ đã đành. Nhìn bọn có tiền cũng thấy chúng nó khổ. Thậm thà thậm thụt, nơm nớp sợ chính phủ cướp mất, sợ ngân hàng xù mất, đầu tư thì sợ đối tác là thằng lừa đảo, công đi khắp nơi cất giấu mà vẫn sợ. Thời buổi khó khăn này tốt nhất là chả tin thằng nào, nhưng mang về nhà để dưới gối thì còn sợ hơn.

Nói chung, ko có tiền có lẽ lại thanh thản hơn.

Chỉ thương bố Bình Nguyên, cứ ấp ủ ngôi nhà mơ ước, thấy bàn bạc với kiến trúc sư từ gần năm nay. Bây giờ cứ động đến cái gì gợi nhớ đến ngôi nhà mơ ước là mặt cứ ngắn tũn

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 58)

Chú Bình Nguyên ngồi đung đưa chân trên toilet đọc truyện. Lila đứng bám thành bồn tắm chơi bên cạnh. Chú Bình Nguyên vừa đọc truyện vừa update bà Nuôi tình hình của chú như sau:

- Bà Nuôi ơi nó vẫn ở trong này (chỉ vào bụng) nó chưa ra.

Một lúc sau,

- Bà Nuôi ơi, nó chưa ra, nhưng pee pee ra rồi

Một lúc sau,

- Bà Nuôi ơi nó ra rồi, xả nước đi thối quá

Ị xong, chú cầm quyển sách nhảy tót xuống đất, chúc đầu vào tấm thảm trải sàn, mông chổng lên trời, đợi mẹ lau chùi. Lila thấy anh trong tư thế chổng ngược thì ngay lập tức bỏ thành bồn tắm, luồn tọt ngay xuống dưới bụng anh và giơ tay túm chim. Chú Bình Nguyên vừa nhìn vừa hỏi mẹ:

- Mamma, Lila đang làm gì đấy?

- Lila túm chim Lê còn gì nữa

- (chú lại hỏi tiếp) Thế Lê đang làm gì đấy?

- Lê đang chổng mông.

Thế là chú học được từ chổng mông.

Hai anh em Lê La rất thân nhau. Anh tắm thì em đứng ngoài nhún nhảy cười khanh khách, mà em tắm thì anh ngồi trên nắp toilet nhìn bình phẩm, thả vào nước lúc thì con vịt nhựa, lúc thì tàu thuỷ nhựa (thả vào rồi lại vớt ra ngay, em chả chạm được vào). Thấy anh vào toilet là em cũng hùng hục bò vào theo. Cửa mà đóng ko vào được là oà lên khóc.

Một tối bố mẹ đi vắng, bà Nuôi ở nhà với hai đứa bé. Bà Nuôi chạy vào toilet, dặn chú Bình Nguyên “con ôm em cho bà, đừng để em bò đi mất”, chú mồm nói “vâng” tay ôm chặt lấy Lila. Lúc bà Nuôi đi ra, thấy mỗi chú ngồi trơ khấc, mới hỏi “Lila đâu rồi?”, chú bảo “bà Nuôi ơi Lila khoẻ quá Lê ko giữ nổi Lila bò đi mất rồi”.

Tuyển tập Bình Nguyên (phần 58)

Chú Bình Nguyên ngồi đung đưa chân trên toilet đọc truyện. Lila đứng bám thành bồn tắm chơi bên cạnh. Chú Bình Nguyên vừa đọc truyện vừa update bà Nuôi tình hình của chú như sau:

- Bà Nuôi ơi nó vẫn ở trong này (chỉ vào bụng) nó chưa ra.

Một lúc sau,

- Bà Nuôi ơi, nó chưa ra, nhưng pee pee ra rồi

Một lúc sau,

- Bà Nuôi ơi nó ra rồi, xả nước đi thối quá

Ị xong, chú cầm quyển sách nhảy tót xuống đất, chúc đầu vào tấm thảm trải sàn, mông chổng lên trời, đợi mẹ lau chùi. Lila thấy anh trong tư thế chổng ngược thì ngay lập tức bỏ thành bồn tắm, luồn tọt ngay xuống dưới bụng anh và giơ tay túm chim. Chú Bình Nguyên vừa nhìn vừa hỏi mẹ:

- Mamma, Lila đang làm gì đấy?

- Lila túm chim Lê còn gì nữa

- (chú lại hỏi tiếp) Thế Lê đang làm gì đấy?

- Lê đang chổng mông.

Thế là chú học được từ chổng mông.

Hai anh em Lê La rất thân nhau. Anh tắm thì em đứng ngoài nhún nhảy cười khanh khách, mà em tắm thì anh ngồi trên nắp toilet nhìn bình phẩm, thả vào nước lúc thì con vịt nhựa, lúc thì tàu thuỷ nhựa (thả vào rồi lại vớt ra ngay, em chả chạm được vào). Thấy anh vào toilet là em cũng hùng hục bò vào theo. Cửa mà đóng ko vào được là oà lên khóc.

Một tối bố mẹ đi vắng, bà Nuôi ở nhà với hai đứa bé. Bà Nuôi chạy vào toilet, dặn chú Bình Nguyên “con ôm em cho bà, đừng để em bò đi mất”, chú mồm nói “vâng” tay ôm chặt lấy Lila. Lúc bà Nuôi đi ra, thấy mỗi chú ngồi trơ khấc, mới hỏi “Lila đâu rồi?”, chú bảo “bà Nuôi ơi Lila khoẻ quá Lê ko giữ nổi Lila bò đi mất rồi”.

Friday, December 5, 2008

Các thuật ngữ cao siêu

Vốn từ vựng của mình về y tế thì hơi kém, cả tiếng Việt cả tiếng Anh.

Nhớ có lần, trên da tự dưng nổi mấy nốt, mới tức tốc gọi điện đặt hẹn với Việt Pháp để đến khám, khoảng năm 2003.

Đến trước quầy Lễ tân, tự dưng quên biến tên bác sĩ, vắt óc không nhớ ra. Cô Lễ tân mới lịch sự hỏi “thế chị đến khám bệnh gì ạ?”. Mình, đứng oai phong lẫm liệt ngay sảnh, trả lời rất bình thường (tức là ko hề hạ giọng thì thầm tí nào) “hoa liễu em ạ”.

Nói xong thì tự dưng thấy mọi người cứ liếc liếc, còn cô Lễ tân thì tự dưng mặt đỏ tưng bừng, mình mới ngẩn tò te, nghĩ lại rồi bảo “hình như da liễu em ạ, thế chị bị mấy nốt phồng trên cánh tay thì có phải da liễu ko”. Đến bây giờ mình vẫn chả hiểu cái từ “liễu” đấy, đang bệnh tật lại cây cối gì ở đây nhể.

Một lần khác, hồi còn học đại học, khoảng năm 2000, mẹ một đứa bạn nằm viện, mình và con bạn thân ăn mặc lịch sự lọ mọ vào viện thăm, bệnh viện gì sau lưng bệnh viện Bạch Mai ấy. Con bạn mình trước đó đã gọi điện hỏi địa chỉ phòng khoa cẩn thận, thế mà đến nơi lại lẫn lộn, nó lẫn lộn còn ác hơn mình. Thế là hai đứa bắt đầu suy đoán, xem nào, Não khoa hay Lão khoa nhỉ, mẹ nó tuổi cũng đứng đứng nữa, nhưng mẹ nó bị đau đầu, lại nghe nó nói loáng thoáng là bị não, thế chắc chắn là Não khoa rồi. Thế là hai chị hăm hở đi vào, gặp mấy chú ngồi chơi gần đấy, hỏi luôn chả khách khí rì “chú ơi, chú cho cháu hỏi NÃO KHOA ở đâu ạ?”. Im lặng chết chóc, các chú nhìn nhau, rồi một chú bảo “à, LÃO KHOA ở…”. Bọn mình cám ơn rồi vừa đi vừa cười rúc rích là chú này trông thế mà nói ngọng.

Xong rồi đến nơi, nhìn thấy biển, thì hai chị mới tẽn tò. Còn gì là chất nghệ. Con bạn có mẹ ốm còn càu nhàu là sao bọn ấy đi đến đâu cũng có chuyện ở đấy. Khổ quá, ai cố tình.

Cuối năm 2008 rồi, tình hình là vẫn chẳng tiến hoá rì so với hồi đấy. Đi khám bác sĩ, bác sĩ mà cứ giở từ chuyên môn ra một cái là mình gạt ngay “bác sĩ, ông có thể dùng normal language được ko ạ”. Híc, làm nghề nào ăn nghề đấy chứ.


Các thuật ngữ cao siêu

Vốn từ vựng của mình về y tế thì hơi kém, cả tiếng Việt cả tiếng Anh.

Nhớ có lần, trên da tự dưng nổi mấy nốt, mới tức tốc gọi điện đặt hẹn với Việt Pháp để đến khám, khoảng năm 2003.

Đến trước quầy Lễ tân, tự dưng quên biến tên bác sĩ, vắt óc không nhớ ra. Cô Lễ tân mới lịch sự hỏi “thế chị đến khám bệnh gì ạ?”. Mình, đứng oai phong lẫm liệt ngay sảnh, trả lời rất bình thường (tức là ko hề hạ giọng thì thầm tí nào) “hoa liễu em ạ”.

Nói xong thì tự dưng thấy mọi người cứ liếc liếc, còn cô Lễ tân thì tự dưng mặt đỏ tưng bừng, mình mới ngẩn tò te, nghĩ lại rồi bảo “hình như da liễu em ạ, thế chị bị mấy nốt phồng trên cánh tay thì có phải da liễu ko”. Đến bây giờ mình vẫn chả hiểu cái từ “liễu” đấy, đang bệnh tật lại cây cối gì ở đây nhể.

Một lần khác, hồi còn học đại học, khoảng năm 2000, mẹ một đứa bạn nằm viện, mình và con bạn thân ăn mặc lịch sự lọ mọ vào viện thăm, bệnh viện gì sau lưng bệnh viện Bạch Mai ấy. Con bạn mình trước đó đã gọi điện hỏi địa chỉ phòng khoa cẩn thận, thế mà đến nơi lại lẫn lộn, nó lẫn lộn còn ác hơn mình. Thế là hai đứa bắt đầu suy đoán, xem nào, Não khoa hay Lão khoa nhỉ, mẹ nó tuổi cũng đứng đứng nữa, nhưng mẹ nó bị đau đầu, lại nghe nó nói loáng thoáng là bị não, thế chắc chắn là Não khoa rồi. Thế là hai chị hăm hở đi vào, gặp mấy chú ngồi chơi gần đấy, hỏi luôn chả khách khí rì “chú ơi, chú cho cháu hỏi NÃO KHOA ở đâu ạ?”. Im lặng chết chóc, các chú nhìn nhau, rồi một chú bảo “à, LÃO KHOA ở…”. Bọn mình cám ơn rồi vừa đi vừa cười rúc rích là chú này trông thế mà nói ngọng.

Xong rồi đến nơi, nhìn thấy biển, thì hai chị mới tẽn tò. Còn gì là chất nghệ. Con bạn có mẹ ốm còn càu nhàu là sao bọn ấy đi đến đâu cũng có chuyện ở đấy. Khổ quá, ai cố tình.

Cuối năm 2008 rồi, tình hình là vẫn chẳng tiến hoá rì so với hồi đấy. Đi khám bác sĩ, bác sĩ mà cứ giở từ chuyên môn ra một cái là mình gạt ngay “bác sĩ, ông có thể dùng normal language được ko ạ”. Híc, làm nghề nào ăn nghề đấy chứ.


Thursday, December 4, 2008

Tính hài hước của người Mỹ

Tại phòng khám nha sĩ, mình giương báo lên đọc. Cười ha hả. Nhìn thấy kim tiêm bác sĩ thì bắt đầu khóc. Lúc bị tiêm thì khóc rền rĩ. Tiêm xong, mặt tỉnh queo, lại giương báo lên đọc tiếp. Lại cười ha hả.

Ở bang nào đó có một vụ, một thằng ăn trộm trèo vào nhà nạn nhân bằng đường cửa sổ, loay hoay thế nào chân mắc kẹt, ko thể gỡ ra được, và càng giẫy giụa thì càng mắc. Ai đó còn chụp được ảnh nó bị treo ngược, chắc giãy giụa mạnh quá tụt cả quần hở quần lót kẻ sọc. Cuối cùng nó đành bó tay trong tư thế treo ngược, kêu cứu ầm ĩ, giải thích với người qua lại rằng nó trèo vào nhà người ta định ăn trộm nhưng bị mắc chân, giờ ai cứu nó thì cứu . Người đi đường tò mò đứng lại xem. Cảnh sát đến, ko thèm cứu nó ngay, còn nói vọng lên ‘I think you can hang about a little longer”. Khổ chủ về nhà cứ ngớ hết cả ra khi thấy đám đông trước nhà đang cười ha hả.

Vị quan toà xử thằng trộm kia, lúc nghị án xong xuôi, vẫn chưa tha cho con nhà người ta, còn bình loạn một câu, bảo thằng trộm kia là đồ “pathetic”, tức là “thảm hại”.

Khổ thân cái thằng trộm kia, chẳng trộm được xu nào, lại còn thành trò cười cho thiên hạ.

Người Mỹ chính ra hài hước ra phết