Thursday, November 5, 2020

5/11/2020

Khi anh lên, thiên hạ nhiều đứa la làng chết dồi tại thằng bệnh hoạn đó mà từ giờ bạo loạn hatred phần ác quỷ trong con người sẽ lấn át phần lương thiện. 4 năm qua, dân chủ hay cộng hòa bạo loạn gây hấn và hatred?

Anh Putin của nước Nga có dạo cứ thích bay vờn qua mũi nước khác. Quan ngại, cực lực phản đối, suông thôi vì ai dám đụng tới cường quốc hạt nhân. Anh Tin rất cáo già, anh thừa biết cái đám dân chủ ông chẳng bà chuộc EU sẽ chẳng ngã ngũ được cái gì. Thế nên anh thích bay vờn là anh cứ bay vờn chúng mày làm gì ông. Trump lên, cảnh cáo một lần không chuyển, anh làm đòm cho một phát rụng máy bay anh Tin. Thế giới nín thở, chết mẹ rồi thằng điên chiến tranh hạt nhân nổ ra đến nơi rồi. Cuối cùng chẳng thấy chiến tranh hạt nhân ở đâu, còn anh Tin ngoài dằn dỗi mấy câu thì từ đó cũng không dám bay loạng quạng trêu ngươi nữa.

Xưa giờ ai cũng phải đi nhẹ nói khẽ không dám đụng đến Ủn Ỉn. Còn anh, lúc căng lên anh bảo bom tao súng tao còn to hơn, thằng tên lửa kia mày thích tao chơi luôn. Thế giới hốt hoảng, thằng thần kinh mày đụng đến Chí Phèo nó cho một quả tên lửa tiêu đời nước Mỹ sinh mạng bao người ngàn kilogram treo sợi tóc. Cuối cùng, có bắn đâu, lại còn gặp nhau bắt tay nhau. Bao nhiêu hoa hậu thân thiện có ai làm được điều đó?

Lúc anh lên, những kẻ ghét anh tru lên anh thân Nga, đi đêm với Nga. Nhưng hóa ra ca ngợi nhau vẫn ca ngợi, nhưng động đến lợi ích quốc gia và đồng minh, Nga vớ vẩn anh vả cho phát nào ra phát nấy, thân thuộc gì. Còn vụ vu cho anh thông đồng với Nga, anh nạn nhân thì trắng án lâu rồi, còn kẻ chủ mưu vẫn hạ hồi phân giải. Luật pháp Mỹ lâu thế ư?

Thế giới trước anh không ai dám động đến lông chân tàu khựa, ai cũng sợ siêu cường của thì tương lai. Bao nhiêu chuỗi cung ứng bắt nguồn từ đó hết, đứt cái là chết, không thể thiếu tàu khựa được đâu. Thị trường hơn tỉ dân, không làm phật ý khựa được đâu. Cuối cùng anh cho vài chưởng khựa bò lê bò càng, chơi bẩn thế bố éo cần chúng mài. Cùng với đà do anh khởi xướng đó, một số nước cũng bắt đầu ủa lên sao chúng ta lại ngậm tăm để khựa lếu láo lộng ngôn lâu như vậy? Về khựa tôi sẽ viết riêng một bài sau, tựa đề Fake built on fake.

Khi anh bắt đồng minh chi thêm tiền góp nuôi NATO, nhiều con vẹt kêu ầm lên Ối thằng ngu làm thế là mất đồng minh gây dựng bao lâu, đồng minh mạnh thì nước Mỹ mới mạnh chớ. Cơ mà, đồng minh mà cứ phải chi tiền bao hết mới chịu làm đồng minh, thì…ai muốn chi tiền bao đồng minh giơ tay. Trước Mỹ hót gì thì EU hót phụ họa lập tức, gọi là đồng chí hướng chia sẻ các giá trị cốt lõi của nhao. Giờ vì đang căng nhau nên có việc gì Mỹ hót vài ngày rồi EU mới hót, cũng hót y hệt thôi nhưng đợi vài ngày mới hót cơ. Các vị cứ làm trò. Chị Merkel tưởng hay mà vì bị bắt móc túi chi thêm, chị làm mặt nặng mày nhẹ với người ta, hóa ra chị cũng chả hay. Ngoài việc yêu cầu đóng góp sòng phẳng và tuyên bố dễ khiến người khác nóng mặt “America first” đó ra, thực tế là 4 năm qua Mỹ vẫn là nước đầu tiên và hào phóng nhất gửi viện trợ khi các nước khác gặp nạn hoặc cần tới trợ giúp. 

Khi anh công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, nhiều con vẹt ào lên kinh sợ, thế này Trung Đông bạo loạn tới nơi rồi. Cuối cùng, chả thấy chiến tranh bạo loạn đâu, mà lại thấy ký được bao nhiêu hiệp định hòa bình. Nhiều chục năm trước, mảnh đất chó ăn đá gà ăn sỏi ấy được chia cho hai bên, đến giờ, một bên thành cường quốc trên một cơ số lĩnh vực, còn bên kia vẫn ăn viện trợ quốc tế và đào hầm xuyên sang đất nhà người ta để đánh bom khủng bố. Tôi cũng chả thích cái sự tham lam của dân Do thái, nhưng anh làm thế là đúng. Ai o bế các ông Hồi giáo Palestine được mãi, thôi các ông dẹp sang bên cho người nghiêm túc người ta làm việc. Hòa bình thịnh vượng của cả một khu vực lại chả quan trọng hơn một nhúm mấy ông phá đám.  

Đó là về chính sách đối ngoại, còn về đối nội cún không tìm hiểu. Mà chỉ cần nhìn đám đông đổ ra đường đón đợi tổng thống của họ, thì cũng đủ hiểu họ cảm nhận được tổng thống của họ đấu tranh cho quyền lợi của họ thế nào. Làm lãnh đạo thì chỉ cần thế thôi, nhỉ. Đừng nói chỉ có bọn thất học ủng hộ Trump. Những doanh nhân kếch sù và những nhân vật thượng lưu trong xã hội mà tôi biết, họ đều ủng hộ Trump cả. Nhưng họ còn phải làm ăn, mà bọn kia thì đông láo và phát ngôn bất kể, họ không thể ra mặt để hứng về những búa rìu phiền nhiễu. 

Tôi từ lâu không quan tâm chuyện chính trị, nhưng phải thú thật nếu anh thua thì tôi hơi buồn. Tôi cứ nghĩ anh sẽ làm 8 năm, và vài chục năm nữa sẽ đi vào lịch sử như một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, người đã tiên phong hứng búa rìu dư luận để thực hiện những thay đổi bất tiện, đau đớn, khó chịu, nhưng về lâu dài là cần thiết. Chứ 4 năm thì chưa đủ để thiên hạ dẹp qua được hẹp hòi cá nhân và công nhận anh có lý, trừ khi Biden tiếp tục các chính sách đó. Mà nếu Biden tiếp tục các chính sách đó, thì cuối cùng thiên hạ chửi anh vì lý do gì? Vì anh tinh vi ngứa mắt con nhà giàu lại còn cao to trẻ đẹp trai già đẹp lão ngoài 70 đầu vẫn toàn tóc là tóc (trong khi người khác thì đã hói từ lâu) vợ siêu mẫu cả dàn con thành đạt sáng láng, ư? Hay vì người có đủ thứ như anh rồi thường sẽ triết gia ngậm miệng chịu làm bị bông cho thiên hạ đấm đá vài cái hả cơn thì kéo nhau đi chỗ khác, nhưng anh lại khác, anh vừa lu loa vừa đấm lại nhiệt tình nên chúng bu lại cho anh đòn hội đồng chết bỏ?

Mà nếu Biden lật ngược lại các chính sách đối ngoại của anh, thì tương lai sẽ là thảm họa. Nhiều thành tựu quốc tế đạt được trong 4 năm qua vì anh là Donald Trump huỵch toẹt sòng phẳng, vừa có sự hào sảng rất Mỹ vừa có sự nhỏ mọn thù dai của riêng Donald Trump, tử tế cũng tử tế được mà nhây cũng nhây được. Chứ giờ lại thêm một ông ngọt như mía lùi đến nói vài câu vô thưởng vô phạt, thì những bế tắc của hơn 4 năm trước lại phẩy tay đâu vào đấy mà thôi. Chính trị từ lâu đã thành một cuộc thi nói ngọt cho đỡ rầy rà và giữ phiếu cho đảng, đồng thời kiếm tiền cật lực để lúc lui về có một mớ. Người như anh không còn thấy nữa... 

P.S: Còn về covid, chúng nó cứ chửi anh xử lý covid không tốt, cứ như thể chúng có cách xử lý tốt hơn. Cứ như thể chúng chưa từng chửi anh khi anh đòi dừng các chuyến bay từ tàu và các nước châu Âu để ngăn dịch vào Mỹ. Cứ như thể chúng đã hợp tác tạo điều kiện tối đa cho anh làm việc không đánh phá gì anh mà anh vẫn còn làm không nên nên giờ chúng có quyền phê phán lên lớp anh. Nếu chúng chỉ cần có một xíu xiu lòng tự trọng, thế gian này sẽ dễ sống lên biết bao nhiêu. 

103 comments:

  1. Em mong bài này của chị từ hôm qua đến giờ. Vì buồn khi thấy các kết quả bất lợi cho ông. Tuy nhiên vì em tin ông sẽ làm TT, thôi thì cứ tin đến phút cuối cùng. 4 năm qua ông làm rất nhiều rồi, vừa đối nội đối ngoại, chấp luôn dư luận, chỗ nào khó thì có anh. Ko né tránh. Thấy ông từng ấy tuổi, cái gì cũng có mà ngày đêm cần mẫn chiến đấu. Làm sao mà ko nể cho được?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị cũng thấy ông ý làm được rất nhiều việc mà bên kia vẫn lu loa lên rằng ông ý không làm được việc gì. Chị chỉ tự hỏi người có trí não và nhất là có lòng tự trọng tại sao lại có thể phát ngôn như thế được.

      Delete
  2. Em tin là anh sẽ lội ngược dòng thôi, để đám democRATS kia phải hậm hực ra về. Bao người đang sợ anh vạch mặt cả một hệ thống truyền thông mục ruỗng đi để dân được sống với niềm tin chứ không phải sống trong sợ hãi như mấy năm nay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Demon-rats chứ hihi.
      Với tính cách anh anh mà không được tung hô là có khi anh tung hê hết thật. Công nhận đúng là cả một hệ thống truyền thông chính thống bẩn tưởi. Chị từ lâu không muốn đọc báo nữa. Chị biết nhiều thứ sự thật một đằng báo chí rùm beng một nẻo, lèo lái bịa chuyện chỉ để thu hút độc giả vào tương tác chửi bới công kích, nói chung rất bệnh.

      Delete
    2. Lần bầu cử này em chán chả muốn mình luận nữa, vì xung quanh em, ngay cả người thân và bạn bè thân, cũng chỉ nghe TV đọc báo hóng mà quy chụp Trump thế này Trump thế kia. Lạ một cái là bạn em người Mỹ ở VN mấy đứa bọn nó vote Trump hết, em theo dõi vụ này từ những lần anh Trump chạy campaign. Rally của anh đông như thế, rally cụ Biden toàn indoor events ghế ngồi trong vòng tròn chả có ma nào, thế mà sao số phiếu cao vút. Chuyện dài nói ra lại bị bảo thuyết âm mưu nên đọc được bài của chị em thấy đúng là hả dạ. Các cụ biết xem tử vi hoàng đạo đã dự đoán vụ này từ lâu, bầu cử xong còn dùng dằng 3 tuần nữa và vài tháng cãi nhau chí choé, nhưng sau portal ngày 26/12 năm nay thì anh Trump sẽ thắng thôi và tầm 20/1 năm sau sẽ chính thức báo tin. Anh lên thì lắm đứa đến đất cũng còn chẳng có mà cạp, hoặc sớm phải đi ngủ với giun, nên chó cùng rứt rậu bọn nó còn chiêu nào tung hết chiêu đấy. Bạn bè thân của em đa phần đều biết những chuyện ngoài lề truyền thông nên không sợ, em chỉ sợ đến khi những phi vụ đen tối che giấu hàng chục năm của bao nhiêu nhân vật sừng sỏ được dân ngưỡng mộ tôn kính kia bị khui ra thì những người vẫn đang ngờ nghệch cả tin truyền thông chính ngạch ấy họ sẽ shock thế nào.

      Delete
    3. Chị chỉ nghĩ những người cứ quy chụp Trump thế này thế nọ, nếu không vì họ có thâm thù cá nhân, nếu không vì họ có lợi ích cá nhân tức là càng vu vạ cho Trump thì họ càng được cho tiền, hoặc họ ăn cơm của ai đó nên phải múa theo yêu cầu, nếu không vì những lý do trên thì hẳn họ phải có bộ não hơi bó tay. Qua những vụ thế này mới thấy ai có khả năng suy nghĩ độc lập ai chỉ đơn giản là những con vẹt. Có nhiều con vẹt thật thà, lại có cả nhiều con vẹt gian trá. Thế gian quả là khó sống :-)

      Delete
    4. Chị thấy an ủi khi đọc bài em viết. Em thật tuyệt vời! Cách em viết thấy lối sống, cách suy nghĩ hào sảng của em. May mắn trong đời khi biết được blog của em. Chị theo em thấm thoắt hơn 10 năm, từ Yahoo 360 sang Multi bây giờ ở đây, từ tuyển tập Bình Nguyên đến em Lila Thạch Thảo rồi em Anna ra đời. Yêu từ những bài viết, những tấm hình em từ New York, về lại Rome, qua Dubai rồi Ghana. Chị học được sự hài hước, tử tế, kiến thức, sự thông minh, uyên bác trong từng câu chữ của em. Cảm ơn em thật nhiều vì những điều tốt đẹp em chia sẻ. Chúc em và gia đình mọi điều tốt lành. Chị Hương (Canada)

      Delete
    5. Chị Hương (Canada) ơi chị nói hộ lòng em.

      Delete
    6. Cả em nữa ạ. Em cũng nghĩ y như chị Hương (Canada). Thích chị Cún lắm lắm luôn.

      Delete
    7. Chị Hương nói hộ lòng anh!

      Delete
    8. Cám ơn mọi người nhưng mọi người đừng quá khen. Nếu một người thực sự muốn thế giới này trở nên tốt đẹp hơn thì không có cách nào khác là phải lên tiếng bất chấp ngược dòng.
      Thực ra mình thích Trump nhưng cũng chẳng có vấn đề gì nếu người khác ủng hộ Biden. Mình chỉ dị ứng kiểu bới bèo ra bọ, double standard và kiểu công kích thiếu não của một cơ số người. Nhìn qua thì thấy bộ phận nào cũng có thế mà hóa ra lại không có não hihi.

      Delete
  3. Ngưòi như Biden thì cũng là Obama ver.2 chỉ múa lưỡi ko dám làm

    Người như Trump thì ngàn năm mới có một.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Biden thì còn kém cả Obama. Dù sao thì Obama cũng trẻ khỏe hơn lại có tài ăn nói. Mình sống ở châu Phi mấy năm, thấy dân da đen nhiều người rất có tài ăn nói, tầm chương trích cú ngọt tới xương luôn. Chắc vì cứ cuối tuần là họ đi nhà thờ, ngồi hàng tiếng mê mẩn nghe cha xứ giảng đạo. Các vụ tụ tập ma chay cưới hỏi sinh nhật họ cũng ngồi hàng tiếng nghe giảng đạo rồi từng người đều muốn dành mic để phát biểu. Nói chung nghe họ nói thì thấy ngọt tới xương luôn, còn nhìn họ làm thì lại là chuyện khác.

      Người như ông Trump gian hùng lão luyện bản lĩnh thì đúng là nghìn năm có một.

      Delete
  4. Mà em thấy càng giàu càng hiểu biết lại càng ủng hộ Trump í. Đúng là bận te tái nên ko còn thời gian đôi co với đám dân chủ hung hăng bắt bẻ câu chữ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hung hăng, chửi bới vu vạ vô lối, khiến những người có học và có ngôn ngữ tử tế cảm thấy bất lực không thể đôi co được.

      Delete
    2. Cái này em đồng ý bác ạ. Chúng nó cứ thấy ủng hộ Trump là kéo hội đồng vô cãi già. Luôn luôn tự xưng là dân cổ cồn trắng, có ăn có học có tư tưởng cấp tiến và già mồm nhục mạ người ủng hộ Trump là vô học. Nghe chúng nó cãi già cãi dai cảm thấy bất lực không thể đôi co với đám vô liêm sỉ được í chị ạ.

      Delete
    3. @ Huong Amy: em cứ phải cẩn thận với đám tự xưng cổ cồn trắng tư tưởng cấp tiến bằng cấp treo đầy người nọ kia, vì rất có thể chúng chỉ là những kẻ ăn theo nói leo, nước nổi bèo cũng nổi. Từ ngày mạng ảo phất lên, những thể loại này cũng phất lên theo cấp số nhân.

      Delete
  5. Cún ơi là Cún! Người đẹp nói hộ lòng tôi! Đọc đến đâu mát từng khúc ruột tới đó! Thiệt khen Cún viết hay thì quá thừa!

    Chị copy qua Facebook được không em?

    ReplyDelete
  6. Em buồn lắm. Đọc bài của chị đã quá!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị cũng hơi buồn và thấy tội nghiệp anh Trump. Chúng quá đông và quá vô sỉ.

      Delete
  7. Còn Pelosi xuống phố tàu nữa em!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Các diễn viên tuồng có thù lao nên diễn không mệt mỏi. Người ta bảo từ tuồng đã thành hài nhảm từ lâu ngán quá các vị ngưng dùm nhưng các diễn viên bị bệnh nghề nghiệp nên vẫn diễn không ngừng. Còn có màn cả lũ cả lĩ quỳ gối cúi đầu xin lỗi da đen khi vụ cảnh sát chẹn cổ một người đàn ông da đen đang nóng. Quỳ chưa đủ, mỗi bọn chúng còn khoác thêm một cái khăn của thổ dân châu Phi. Buồn cười nhất là cái khăn đó rất lạc quẻ. Chị Pelosi đi công cán Ghana lúc em vẫn còn ở đấy. Chắc chị được tặng rất nhiều kente của bộ lạc Ashanti nên chị có tối kiến lôi nó ra dùng để màn nịnh nọt kiếm phiếu của các anh chị thêm nặng đô. Nhưng Ashanti vốn chỉ là một bộ lạc trong rất nhiều bộ lạc của châu Phi. Mỗi bộ lạc lại có một kiểu trang phục dệt may khác nhau. Thế nên việc chị muốn nịnh dân da đen nói chung mà lại khoác đồ của Ashanti thì theo em chị đừng khoác gì thì hơn, vì nó không khác gì muốn nịnh VN mà lại khoác đồ của cô gái Hơ mông bên bếp lửa.

      Delete
  8. Trong thời gian chờ đợi phân xử, em xin hầu chuyện về một trong những cố vấn quan trọng của team Trump 2016: Roger Stone, để thấy rằng với khả năng xây dựng dream team, ông già sẽ trở mình quật chết mie phường gian trá. nếu có thời gian thêm thì sẽ hầu chuyên về chiến lược gia phe của Dem - sư phụ ruôt của nhà ms.Đồi nhà Clinton.

    Sau đây là chiếc chuyện về Trump's brain.

    Quái kiệt Roger Stone - phù thủy chính trị.

    Trong bối cảnh Donald Trump liên tục thất thế gần đây, có một điều gì đó làm người ta không khỏi kỳ lạ. Đặc biệt là ông Tổng Thống này có lẽ không còn "fighting" nữa, các miếng đánh chính trị của Trump trở nên vô lực, không còn tạo ra "woo" and "whao" như năm 2016. Rõ ràng là nhóm tư vấn cho Trump có vấn đề.

    Thứ mang ông lại với chiến thắng nhiệm kỳ đầu là sự kết nối với cử tri cổ cồn xanh, công nhân hãng xưởng,... bây giờ thấy ông rất ít nhắc tới nhóm người này. Trong khi Sleepy Joe, ông già cà lăm gà gật này lại không hề đơn giản, không phải là tự ông không đơn giản, mà chính là những người giật dây đằng sau ông là cả một nhóm chuyên gia rất có đảm lược. Nhóm người tranh cử cho Biden năm nay nhìn ra sai lầm năm 2016, và cũng nhìn ra được vì sao Trump đắc cử, nên năm nay trở cờ mà quay lại dùng chính lá bài dân túy, “Bring jobs back to America”. Team của Biden hôm thứ 5 cách đây hai tuần đã tuyên bố dự thảo đầu tư vào sản phẩm và nghiên cứu của Hoa Kỳ, gói đầu tư này tới 700 tỷ Mỹ Kim – ‘Made in America”. Song song với đó là “Supply Chain Review”, yêu cầu các cơ quan liên bang chỉ được phép mua hàng hóa sản xuất tại Hoa Kỳ. Tiền thuế của người Mỹ phải được dùng để mua hàng do người Mỹ sản xuất.
    Tới đây thì thấy kỳ lạ. Đúng là Joe Biden đang “bắt chước” chiêu của Steve Bannon. Điều này có đáng sợ không? Nếu đúng như Biden sẽ làm như vậy, thì quả thực là hết sức đáng gờm. Bởi Biden thực ra ngoài việc gà gật, tính cách không tới nỗi mạnh bạo như Donald Trump. Biden không phải là một “tough guy”. Và vấn đề của “tough guy” là họ dễ tạo ra kẻ thù. Donald Trump đã có quá nhiều kẻ thù, đồng thời người ta cũng nhận ra vấn đề của POTUS Donald Trump là cái ego của ông vẫn rất lớn, lớn tới mức mà ông không chấp nhận được hào quang của người khác. Tính cách này không có ở Barack Obama, người ta gọi ông là vịt què thì có sao? Gọi ông là diễn viên thì có sao? Truyền thông thiên tả có lần nói đểu rằng Valerie Jarret là real president, cũng không sao. Trump rất bản lĩnh, nhưng Trump có cái ego. Và cái ego của Trump, không biết lần này có phản tác dụng hay không.

    ReplyDelete
  9. Joe Biden là một globalist – chứ không phải là một nationalist. Nay chuyển hướng tấn công, dùng miếng đánh khác, rõ ràng là đã nhìn ra lợi thế mà POTUS có năm 2016. Trung Quốc cần người Mỹ, hơn người Mỹ cần Trung Quốc. Giữa Biden và Trump, đương nhiên, Trung Cộng sẽ hỗ trợ cho Biden, bởi Trung Cộng đã biết tình thế với Donald Trump là không thể vãn hồi. Tương lai sẽ như thế nào, liệu Steve Bannon có quay lại hay không? Rất khó nói.
    Bạn nhìn vào tấm hình bên dưới, có thể nhìn ra được đây là một ông già chăm đi Gym. Đây là người được truyền thông giành tặng cho cái danh xưng làm Trump không mấy thích thú: "Trump's brain" (bộ não của Trump).

    Tài năng của Roger Stone như thế nào? Quay lại chuyện xưa một chút. Năm 1992, Bush 41 tái tranh cử tổng thống, tỷ phú Ross Perot từ một đảng mới, có tên là Reform Party xuất hiện. Thiên thời cho Bill Clinton, vì nếu đem Bill Clinton so sánh với Bush 41, Clinton không thể đạt được quá bán ở bất kỳ một bầu chọn nào. Ross Perot và Reform Party xuất hiện, trở thành một lựa chọn mới cho nhóm người không tin vào Republicans và Democrats. Nên cái đảng Reform hày hút một lượng lớn cử tri khỏi người Republicans. Kết cục là Bill Clinton đắc cử, Bush 41 ê chề trở thành Tổng Thống Một Nhiệm Kỳ, một danh xưng của những tổng thống thất bại, cỡ như Jimmy Carter.

    Phe Cộng Hòa bất tài lại ỷ y, Bill Clinton đi qua nhiệm kỳ đầu hết sức bê bối. Người ta đùa ở Washington rằng, cứ có cô gái nào nhan sắc một chút mặc váy ngắn đứng gần Bill là… xảy ra chuyện. Có chuyện rùm beng, có chuyện thì các cô tự biết lấy mà … khoe với nhau. Các cô đào Hollywood còn chẳng muốn “make the fuss” – vì có nhiều người “muốn mà không được”, việc gì phải ồn ào. Sự đời trớ trêu với Đảng Cộng Hòa, Bill Clinton thành thật rằng đối với cần sa thì ông có hút chứ không … hít. Đối với phụ nữ thì ông … rất tôn trọng sắc đẹp. Người tranh cử cho Bill năm đó còn trơ tráo “It’s nothing wrong for Bill to have his c*ck sucked” (câu này không dám dịch ra tiếng Việt như thế nào cho đỡ thất lễ, đại loại như người tranh cử cho Bill thấy chuyện các cô ngả vào vòng tay của Bill là chuyện không có gì sai). Không có miếng đánh hữu hiệu đáp trả, phe Cộng Hòa thua banh xác pháo, Bill Clinton tiếp tục nhiệm kỳ hai. Lúc này thì người ta buộc phải nhờ tới Roger Stone, khi Bush 43 xuất hiện. Bush 43 thực chất là một nhân vật rất nhàm chán. Ông học hành cũng bình thường, charisma không có gì nổi bật. Nói chung, năm đó người Cộng Hòa không tìm ra được một ứng viên nào khả dĩ, Bush 43 dựa vào truyền thống gia đình và nhờ có nhóm Cộng Hòa kỳ cựu nâng đỡ. Nhưng Bush 43 tranh cử … rất dở. Và nếu nói về việc Al Gore nhàm chán, thì người ta không chắc là Bush 43 … ít nhàm chán hơn.

    ReplyDelete
  10. Phe Cộng Hòa trước đó đã đẩy Roger Stone ra rìa, nay lật đật lôi ông về. Roger Stone bắt đầu ra tay phù thủy. Lúc này, tình thế của Reform Party lại xuất hiện, và người ta sợ rằng cái Reform Party này lại trở thành cái đảng thọc gậy bánh xe như năm xưa. Bush 41 không bao giờ quên cái thất bại ê chề đó. Nếu bây giờ mà không giải quyết cái Reform Party này, thì hậu quả đối với người Cộng Hòa sẽ không hề đơn giản.
    Roger Stone ra tay, Donald Trump lúc đó là trùm địa ốc khá thành công ở New York xuất hiện, tham gia… Reform Party. Và Donald Trump làm người ta hết sức ngạc nhiên, khi ông cũng bộc lộ ý định tranh cử Tổng Thống. Có điều, ngôi sao sáng của Reform Party lúc đó là Buchanan gần như đã chắc suất nomination của Reform Party, vậy Donald Trump xuất hiện để làm gì? Không lẽ liên danh tranh cử, và chấp nhận làm cấp phó. Nghi ngờ của người ta bắt đầu có cơ sở. Bởi vì khi Donald Trump xuất hiện trong đảng Reform Party, công luận bắt đầu dồn sự chú ý từ phía hai đảng kia vào đảng Reform Party này. Roger Stone mà làm không khéo, dám lại giúp cái Reform Party kia vũ nhục Đảng Cộng Hòa lần nữa. Donald Trump quậy tưng. Nay chê Buchanan cái này, mai chê Buchanan cái kia. Sự căng thẳng của hai ngôi sao sáng trong Reform Party làm người ta bắt đầu ngán ngẩm.
    “Same shit! Different smell!”

    Thế là nhờ có Donald Trump quậy “tưng” cái đảng Reform Party, năm đó Buchanan tịt, Bush 43 lách qua một khe hở rất hẹp để vươn lên dẫn đầu. Có điều, cách biệt của ông đối với Al Gore mong manh tới độ cử tri Democrats muốn… kiểm phiếu lại. Nếu như chỉ cần ở Florida, có ai đó bắt tay trong đêm với Democrats, một vài phiếu được lấy ra ngoài và chỉnh sửa lại, có lẽ Bush 43 không thể có cơ hội đi tiếp. Nhưng Roger Stone đánh hơi thấy mùi tanh, ông cùng rất nhiều người Cộng Hòa khác xuất hiện tại địa điểm kiểm phiếu gây tranh cãi nhất, mỗi một lá phiếu lấy ra mà không cho nhóm người Cộng Hòa xem, họ sẽ đập vào tường liên tục và kêu gọi những người bên trong phải minh bạch nội dung của lá phiếu. Tới độ người bên trong quá sợ hãi, và phe Democrats không thể phù phép số phiếu này để tạo cách biệt cho Al Gore.

    Bush 43 bước vào nhà trắng, danh tiếng của Roger Stone càng lúc càng vững chãi trong nội bộ đảng Cộng Hòa. Có điều, Roger Stone không phải là một người Cộng Hòa. Ông ủng hộ hôn nhân đồng giới, và một vài giá trị libertarian. Ông không ưa đám người Democrats, nhưng không phải vì thế mà ông là người Cộng Hòa.
    Có điều gì đó kỳ lạ ở ông, người Cộng Hòa thâm căn cố đế rất ngán ông. Tuy nhờ ông giúp, nhưng cũng rất hồi hộp.

    ReplyDelete
  11. Cho tới khi Donald Trump tranh cử, Roger Stone giúp Trump lần lượt hạ đài từng ứng viên một bên đảng Cộng Hòa. Phe Cộng Hòa kỳ cựu rất khó chịu. Paul Ryan, Ted Cruz, Mitt Romney, Mitch McConnel đã có ý định tước đoạt nomination từ phía đảng Cộng Hòa giành cho Donald Trump, và họ quyết định làm chuyện đó ở Super PAC, có thể xem là một kỳ đại hội Đảng Cộng Hòa rất lớn. Roger Stone xuất chiêu, ông nói rằng sẽ cho những người "deplorable" - những người ủng hộ Trump số phòng khách sạn của những người chống Trump (delegate) trong SuperPac. Ông cũng nói rằng, đám người này trong phòng khách sạn thường chờ "gái" vào lúc mấy giờ, chỉ cần gõ vào lúc đó, là họ mở cửa, lúc đó cứ việc tràn vào. Ông làm đám người Cộng Hòa kỳ cựu tức điên. Vì những chuyện tế nhị đó, gọi "đào" mỗi dịp đi công cán là chuyện... không nói nhưng ai cũng biết. Vui vẻ một chút sau giờ làm việc, bộ quá đáng lắm sao? Chỉ là, Roger Stone biết rõ, nên hạ thủ dưới thắt lưng. Nhóm người này không muốn lên news, nên Trump năm đó có nomination của người Cộng Hòa.

    Roger Stone cao tay là ở những chuyện như vậy.

    Roger Stone giúp Donald Trump trong một thời gian đầu thì có lí do gì đó, ông rời nhóm tranh cử của Trump. Người ta nói rằng ông bị đuổi, ông kiên quyết nói là ông từ bỏ, chứ không phải bị đuổi. Tuy không làm việc nữa với nhóm của Trump, nhưng khi nhắc tới POTUS, ông không hề giành một lời lẽ nào thiếu tôn trọng đối với tổng thống như John Bolton. Người thiên tả nhiều khi không hiểu, hỏi thẳng ông rốt cuộc là có chuyện gì? Vì cái cặp Jared và Ivanka kia rõ ràng là đã leak thông tin ra ngoài, và người ta đều biết là ông bị đuổi. Sau khi ông đi, người bạn của ông là Manafort thay. Chiến dịch của Trump dần dần đi vào ngõ cụt, thì Steve Bannon, một người bạn của Roger Stone xuất hiện. Steve Bannon và Roger Stone là hai người có quan điểm tương đồng trong rất nhiều vấn đề. Chỉ có điều, tính cách của Roger Stone và Steve Bannon lại không thể cùng nhóm với Jared và Ivanka. Nên Steve Bannon cũng phải ra đi.

    ReplyDelete
  12. --- bổ sung thêm mấy chuyện juicy giúp dzui

    POTUS Trump ký ân xá cho độ chục người, trong chục người đó, có hai nhân vật đáng chú ý, một là Dinesh Souza, hai là Roger Stone. Dinesh Souza là di dân gốc Ấn Độ, ông từng là du học sinh, học ở Dartmouth, sau đại học thì làm phim, viết sách. Ông không ngừng nghiên cứu vấn đề từ phía Democrats qua nhiều năm, và ông trở thành cái gai trong mắt chính quyền Obama. Ông phạm một lỗi trong tranh cử, đó là việc ông dùng tiền riêng của mình đóng góp cho quỹ tranh cử chính trị của người bạn thân quá hạn mức quy định (quy ra tiền Việt độ ... vài trăm triệu Hồ Tệ, không bằng một lần quan chức nào đó qua đêm với hoa hậu). Ông biết việc ông làm là sai, nên có nhờ người khác đứng tên hộ, chia nhỏ khoản tiền tranh cử, để giúp người bạn lâu năm kia. Việc này tưởng chừng như vô hại, nhưng luật pháp Hoa Kỳ có quy định về hạn mức mà một cá nhân đóng góp cho các cuộc vận động chính trị là bao nhiêu. Thời gian trôi qua thì nhanh, chi phí truyền thông cũng tăng lên rất nhanh, mà luật lệ thì thay đổi rất chậm chạp. Nên rất nhiều người tìm cách lách luật, bằng cách này khác bơm tiền vào các cuộc tranh cử của các ứng viên chính trị mà mình tin tưởng. Có nhiều người làm như vậy, và cũng không gặp vấn đề.
    Nhưng với Dinesh Souza, ông đã trở thành cái gai trong mắt Obama từ lâu. Obama là người phù phiếm, và rất insecure. Đơn cử như tính cách insecure của ông chính là việc ông đi nhà hàng, chọn món main course rất lâu, tới độ bà vợ phát bực mà lên Ellen Show phàn nàn – dẫu là một câu chuyện vui. Thêm chuyện Obama mất rất nhiều thời giờ chọn tie (tiếng việt là cà vạt) buổi sáng. Mà người đưa ra lời khuyên cuối cùng không phải từ bà vợ, mà là từ quân sư chính trị khét tiếng – Valerie Jarret. Dinesh Souza bị đám công tố và quan tòa thiên tả khép đủ thứ tội, mà ông viết rất chi tiết trong sách của mình. Tới đây thì nhiều người sẽ giật mình, vì hệ thống pháp lý của Hoa Kỳ vốn hết sức phức tạp, lẽ nào đám thẩm phán lại có thể luồn lách mà có những quyết định phục vụ cho các mục tiêu chính trị khác nhau? Luật pháp ở xứ tư bản, dẫu sao, vẫn là sản phẩm của con người, trong khi đời sống thiên biến vạn hóa, mà con người thì không thể không mắc lỗi lầm. Đám quan tòa này câu kết với đám công tố, truy tố Dinesh với hàng loạt các tội danh lừa đảo khác nhau, cuối cùng ông vào tù 8 tháng bởi một tội danh mà không ai trước đó phải vào tù. Đám bạn tù của ông nghe chuyện, biết là ông làm cái chính quyền Obama kia mắc cỡ.

    ReplyDelete
  13. Nhưng đó là chuyện của Dinesh Souza, vốn không phải là mục tiêu nhắc tới trong bài này. Ta quay lại chuyện khá phù phiếm của Barrack Obama, về chuyện cái cà vạt. Tại sao tự mình không thể quyết định được chuyện trang phục, mà lại phải nhờ tới người khác? Tại sao người vợ lại không thể cho ý kiến, mà lại là Valerie Jarret ở West Wing của tòa Bạch Cung?
    Trang phục của chính trị gia ảnh hưởng hình ảnh của họ trước công chúng. Và đừng quên, Valerie Jarret mới thực sự là real president trong 8 năm của Barrack Obama. Donald Trump rất thường hay đeo cà vạt bản lớn, màu xanh. Chỉ có từ lúc tranh cử với tư cách ứng viên Cộng Hòa, ông thường xuất hiện với màu đỏ. Skinny tie (cà vạt mỏng) chỉ để điệu, chứ không mang tới cái thông điệp nghiêm túc như cà vạt bản lớn.

    Màu xanh Navy mang lại cảm giác authority, nghiêm túc. Nhưng màu xanh là màu của người Democrats, vốn không gây thiện cảm, và cũng lạc loài trong đám đông cử tri Cộng Hòa đỏ rực. Nên nếu phải đi ra ngoài, gặp các người đồng cấp khác, Donald Trump thường mang Tie màu xanh dương. Nhưng tranh cử, thì ông mang màu đỏ. Đó là một chi tiết thú vị. Hillary Clinton trong đêm cuối cùng của kỳ tranh cử 2016 mặc màu tím. Tại sao lại là màu tím? Thông điệp của bà là “United America” – một nước Mỹ đoàn kết sau một kỳ tranh cử đầy chia rẽ. Đỏ với Xanh, hợp lại ra màu tím. Bà muốn để lại một dấu ấn như vậy đối với những người Cộng Hòa rằng bà tranh cử là vì nước Mỹ, và cử tri Cộng Hòa hãy bỏ phiếu cho bà. Tiếc cho bà là cử tri Cộng Hòa năm 2016 kêu bà BULLSHIT. Vậy điều này có liên hệ gì tới Roger Stone?

    ReplyDelete
  14. Roger Stone là một quái kiệt từ thời Nixon. Nhắc tới Nixon thì nhiều người Việt hải ngoại sẽ có mấy ấn tượng không tốt. Ông là người nổ phát súng vào lưng Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đi đêm với Mao Trạch Đông. Dẫu là ông không muốn là nguồn cơn sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng việc bắt tay với Trung Cộng báo hiệu tai ương không mấy tốt đẹp lên một nền Cộng Hòa còn non trẻ. Chưa kể việc dưới trướng ông, nắm hồ sơ về đối ngoại lại là một ma đầu khét tiếng, Henry Kissinger. Chuyện đó, xin nhắc ở lúc khác. Nixon rất được lòng thuộc cấp. So với cậu ấm Kennedy, ông là một lãnh tụ điển hình. Sự tình Watergate, thực ra cũng không phải do ông, mà là do phe cánh của ông làm, nhưng ông đứng ra chịu trách nhiệm. Nixon rất nghiêm túc, và làm việc cũng rất nguyên tắc. Ông đặc biệt đúng giờ. Có một chuyện thế này. Những năm 1970s trong giới chính trị có một nhóm người, gọi là “Nixon men” – nhóm người này làm việc và vận động chính trị cùng Nixon theo năm tháng để lại một dấu ấn hết sức sâu đậm trong tâm trí người Cộng Hòa, là họ rất đúng giờ. Nhiều người thường muốn kiểm chứng cái tin đồn này, nên thường canh đồng hồ mỗi lần hẹn với nhóm người Nixon, sai biệt luôn sớm hơn ít thì vài giây, nhiều thì vài phút. Nếu có trễ, thì trễ "đúng nửa tiếng", bởi vì lúc trễ đó là hữu ý để các ứng viên tiềm năng giới thiệu mình trước công chúng. Nixon để lại cái ấn tượng nghiêm túc như vậy, nên rất nhiều người tin tưởng.
    Khác với Hillary Clinton, bà nổi tiếng "giờ dây thun", có lần để cử tri chờ tới 2 tiếng. Có lẽ bà hợp với một số cử tri gốc Việt ở điểm này. Nên mỗi lần Hillary Clinton hẹn speech, hay gặp cử tri, nhóm của bà thường lên kế hoạch trừ hao, mời một số nhân vật khác lấp vào khoảng trống lúc bà "lỡ tới trễ".

    Roger Stone, chính là người thuộc nhóm Nixon Men đó. Ông gia nhập chính trị từ khi còn rất trẻ. Và ảnh hưởng của Nixon lên nhóm người của ông rất sâu đậm. Sâu đậm tới mức vài người trong số họ có hình xăm ông trên lưng. Roger Stone xăm khuôn mặt của Nixon ngay giữa hai bả vai. Trong các sách của mình, đều giành những lời đầy tôn trọng cho Nixon.
    Roger Stone là một chiến lược gia bên phía Cộng Hòa. Nhưng khác với cách tiếp cận của Steve Bannon là nhắm vào dân Mỹ ruộng, Roger Stone có phương pháp tiếp cận bất nguyên tắc. Miễn là chiến thuật của ông có hiệu quả là được – “Tùy Cơ Ứng Biến”. Đối với Roger Stone, chính trị là một Show Business, gọi tắt là một dạng ShowBiz! Và vì vậy, chính trị gia cũng là nghệ sĩ trên sân khấu.
    Sai lầm lớn nhất trong chính trị đối với Roger Stone chính là sự nhàm chán. Dẫu chính trị gia có tệ bại tới đâu, nhưng miễn là không nhàm chán, thì còn thu hút được cử tri. Bill Clinton chính là một chính khách như vậy. Hàng loạt các vụ bê bối tình dục ngay từ nhiệm kỳ đầu, nhưng giai đoạn đó TV là phương tiện truyền thông chủ yếu, và Bill Clinton gần như làm chủ tất cả các talkshow mời ông tới. Ông không cần nhìn script, gần như có thể trả lời bất kỳ vấn đề nào với hiểu biết rất rộng. Nói chuyện với ông “One thing leads to others”, liên tục mà không nhàm chán. Là bởi vì ông “dò đài” người đối diện rất hay.

    Trong đời, bạn hiếm khi gặp người như thế này. Kiến thức uyên bác, giao thiệp trôi chảy, người như vậy ngoài sở học uyên thâm, đầu óc nhạy bén, còn phải là người có biệt tài đọc vị người đối diện. Bill Clinton gặp các cô đào ở Hollywood thì các cô mê mẩn, gặp các host như David Letterman hay Larry King thì làm mấy ông già này cười tít mắt. Bill Clinton là người không hề nhàm chán. Nên như cái cô Monica Lewinski kia rơi vào lưới tình cũng không phải là chuyện lạ, lúc thực tập ở nhà trắng cô còn rất trẻ.
    Bạn có thể truy lại các chính khách thành công, Obama là một “smooth talker”, ông nói chuyện rất mềm mại. Ronald Reagan không học hành gì, nhưng ông có cái charisma đầy uy quyền. Donald Trump, dĩ nhiên, càng không phải là một người nhàm chán. Ông làm mấy ông “bợm” rất thích – “chụp con mèo của mấy ẻm”.

    ReplyDelete
  15. Roger Stone nhìn ra rằng Trump là ứng viên tiềm năng cho vị trí POTUS từ năm 1988, nhưng thời cuộc đó tình huống chưa rõ ràng và thuận lợi cho Donald Trump. Sau này, cùng với Steve Bannon, ông hỗ trợ Trump tranh cử hết sức hiệu quả. Nhưng nếu như Steve Bannon là ở góc độ nghị sự - agenda, thì Roger Stone lại ở góc độ khác. Steve Bannon nhìn hơi… luộm thuộm, dù ông từng trải qua năm tháng phục vụ Hải Quân Lục Chiến, rồi học Georgetown, Harvard, làm việc trong lĩnh vực tư vấn tài chính cho Goldman Sach. Roger Stone luôn là một chính trị gia xuất hiện với style rất phong phú.

    Ông có một vài kinh nghiệm rất sinh động, kể lại qua các sách của mình. Điều đầu tiên là phải có cơ thể khỏe mạnh, nên ông rất để ý chuyện dinh dưỡng. Kỳ tài chiến tranh như Napoleon Bonaparte lúc lâm bệnh cũng ra những quyết định rất khó hiểu, đặc biệt là lúc ông bị trĩ, lại phải ngồi yên ngựa nhiều ngày, trận Waterloo thất bại rất khó hiểu. Nên Roger Stone cho rằng, ngay cả cơ thể mà không chăm sóc tốt, đừng nghĩ tới chuyện tiến xa. Chính trị là một cuộc marathon hàng triệu km. Tuy vậy, ông vẫn hút thuốc, nhưng là hút xì gà. Thực ra không phải ông thích hút, mà bởi vì xì gà ở Hoa Kỳ, là biểu tượng một thời của lớp doanh gia từng trải, có tiền. Châm lửa cho một điếu xì gà thì mất thời giờ, hơn là điếu thuốc. Rít điếu xì gà, cũng không phải như điếu thuốc lá. Nên muốn thể hiện authority, uy quyền một chút, châm lửa hút xì gà chính là một cách “khoe cơ bắp” khá tinh tế. Bạn để ý Bill Clinton châm xì gà rất điệu nghệ. Donald Trump thì khác, ông thích ăn… cà rem. Hình ảnh một ông già mút kem xem chừng không xài được, nên rất hiếm khi thấy POTUS ăn kem lọt vào ống kính.

    Hai nữa là tính “bất cần” – detachment. Tại sao lãnh đao nữ thường không hiệu quả. Bởi người nữ nghiêm túc và cẩn trọng trong công việc. Họ rất khó bỏ qua tiểu tiết, và vì vậy nên trong công việc nếu không được đào tạo về quản trị rất dễ lâm vào tình trạng micromanagement. Chú ý tới tiểu tiết không phải là xấu, nhưng để tâm tới tiểu tiết lại không phải là tố chất của lãnh đạo, bởi giành tâm lực cho nó thì dễ quên đi bức tranh lớn – grand strategy. Jimmy Carter, Hillary Clinton là những người như vậy, rất để tâm tới tiểu tiết từ phía người khác. Jimmy Carter giành rất nhiều thời giờ lên kế hoạch cho việc đánh tennis ở nhà trắng lúc mấy giờ, trong khi mấy việc này, Ronald Reagan chẳng quan tâm, có thời gian thì chơi, không thì thôi. Jimmy Carter rất thông minh, nhưng ông là type người perfectionist, kiên trì hoàn thiện những tiểu tiết nhỏ, mà quên đi mục tiêu dài hạn. Ông thất cử nhiệm kỳ thứ hai về tay một người không học hành gì, nói chuyện kinh tế thì ù ù cạc cạc, nhưng rất quyết tâm mang lại chiến thắng cho nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Lạnh là Reagan. Al Gore, cấp phó của Bill Clinton cũng là một người nhàm chán như vậy, tới độ Gerald Ford từng nhắc tới người này trong “Write it when I’m gone”, còn riêng Bill Clinton - Gerald Ford biết chắc là sẽ tiến xa, nhưng phải lo trị chứng "nghiện sex".

    Đừng là người nhàm chán. Hiểu biết, viễn kiến, lòng quảng đại, là thứ nên tôi luyện mỗi ngày.

    ReplyDelete
  16. Trong sách của Roger Stone, tay quái kiệt này cũng viết rất nhiều về cách phục trang, kiểu tóc. Ví như Vest đen nên mặc thế nào, vào dịp nào. Đi thương thuyết thì nên mặc vest màu gì, mặc vest theo phong cách Sprezzatula ra sao.
    Sprezzatula là như thế này: vest mà cài cúc từ trên xuống dưới, nghiêm chỉnh từ trong ra ngoài gây cảm giác rất gò bó, chỉ có phục vụ phòng hay bảo vệ mới mặc vest như vậy. Phong cách Sprezzatula chính là có hơi casual một chút, mở nút ở cổ, không mang cà vạt, giày thể thao…. Nói chung. Sprezzatula là một phong cách phù hợp riêng với mỗi người, khiến người đó mặc dù mặc trang phục formal, nhưng rất tự nhiên. Và vì rất tự nhiên, nên mỗi khi nói chuyện, người ta dễ có cảm giác tin tưởng.
    Roger Stone, chính là một làn gió như vậy cho chiến dịch tranh cử của Donald Trump. Bạn có thể tìm “Get me Roger Stone” trên Netflix để xem về nhân vật này.

    Từ lúc ông xuất hiện, phong cách của Donald Trump thay đổi đáng kể, không còn xộc xệch như trước nữa.
    Thực ra, đây là kinh nghiệm, vẻ bề ngoài đặc biệt quan trọng.
    Nếu như Steve Bannon mang Donald Trump tới dân Mỹ ruộng, thì Roger Stone mang Trump tới với nhóm doanh gia Cộng Hòa thành công trong chuyện làm ăn.
    Ông không hề nhàm chán. Người Democrats biết sự nguy hiểm của ông, nhốt ông cho bằng được.

    (Note: có một series phim truyền hình rất nổi tiếng, có tên là Suits, bộ phim này tổng hợp đầy đủ tất cả những kiểu tóc, phong thái, cách mặc suits, lên hai nhân vật chính là Harvey và Mike. Không chỉ có người có cơ thể chuẩn như Harvey, mà người thấp lùn như Litt, Zane, hay người nữ nên mặc suits và dress thế nào, bạn xem series này thì có thể học được nhiều.)
    by Andrew Nguyen
    (bài này lâu rồi nhưng tác giả ko set public vì chúng ghét report mất fb. m có copy lại để làm tư liệu nay post lại phục vụ mọi người)

    Ai không có thời gian đọc có thể lên Netflix tìm phim tài liệu về Roger Stone coi cho sinh động, đảm bảo không bổ ngang cũng bổ dọc. Hoặc sách "Đường đến nhà trắng" - by Roger Stone đã đc xuất bản tại Vn.

    Cả tuần mỗi ngày bay liên tục 4 5 điểm để hò hét diễn thuyết từ sáng tới đêm, ngày rally cuối cùng đi đi 6 điểm, kết thúc nửa đêm về sáng hôm sau, mấy ông già 74 tuổi khác làm việc cường độ như vậy chắc đứng tim chết ngắc từ lâu rồi. khâm phục work ethic của cụ.

    ReplyDelete
  17. Chính trị tự nó ở cấp vi tế có rất nhiều vấn đề phức tạp, tranh đoạt phe phái, một bà cụ ở quê không được học hành gì nhiều, vẫn có một lá phiếu tương đương với 1 giáo sư đại học. Một giáo sư đại học có thể tiếp thụ được những tranh biện chính sách hết sức phức tạp, nhưng một bà lão như trên, nhiều khi bà nghe câu sau, bà quên mất tiêu câu trước. Nếu ở xứ là 70% dân số ù ù cạc cạc như bà lão trên thì thế nào? Chẳng phải là vấn đề, tự nhiên sẽ xuất hiện các ứng viên chính trị có thể nói chuyejn với đám đông cử tri kia. Các thông điệp, các biểu ngữ, sẽ được căn chỉnh (tuning, calibrating) sao cho thật phù hợp với trình độ nhận thức của nhóm cử tri mà người ta nhắm tới.

    Ronald Reagan học hành làng nhàng, nhưng ông có sense of humor. Lúc ông đã có dấu hiệu của việc "lẫn lẫn" (alzheimer), trong một debate với ứng viên Mondale, người điều hợp mới hỏi ông là ông có nghĩ rằng tuổi tác và sức khỏe sẽ cản trở ông trong công việc không. Ông trả lời thế này: "tôi không muốn khai thác sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của đối thủ cho các mục tiêu chính trị!"
    Ai cũng mắc cười, Mondale cũng không nhịn được cười. Anh già này vừa khôn vừa tỉnh. Mondale cố gắng lái Reagan vào những chi tiết kỹ thuật về nền kinh tế, thuế má, chính sách... Reagan luôn tránh nói về những chuyện đó, các terminology nhiều khi ông cũng còn không hiểu hết.

    Nên chính trị có cái hay là như vậy, người Á Đông luôn nghĩ rằng phải là người có trí tuệ, hết sức trí tuệ thì mới có thể bước ra làm chính trị.

    Thực ra, như ta thấy, ứng viên chính trị là người đại diện cho cử tri, họ là chiến binh. Đại biểu dân cử ở Đài Loan hay Nam Hàn nhiều lúc lao vào đánh nhau là chuyện không hề lạ, và chúng ta cần những người phụng sự cử tri như thế. Và Trump cũng chính là một nhân vật như thế. Nên Trump "dán nhãn" đối thủ chính trị của mình rất tài tình, Sleepy Joe là một ví dụ, Crooked Hillary là một ví dụ khác. Khi người ta đi bầu, nhiều khi người ta chỉ có thể nhớ tới nhiêu đó thôi. Sai lầm lớn nhất của chính trị gia là nhàm chán, Roger Stone phát hiện ra sai lầm đó của McCain, của Mitt Romney. Mấy ông lịch sự thì sao, đạo mạo thì sao? Không ai tin mấy ông. Mấy ông mà thua cuộc thì rất nhiều người theo ông cũng thua cuộc. Losers dont legislate!

    Cho nên nhiều khi thông điệp tranh cử rất ngắn gọn, và việc các đối thủ công kích nhau cũng phải cô đọng sao cho lợi thế chính trị mang lại là tối ưu.

    Trump là một dạng chiến binh như vậy, nên người ta rất thích ông. Chính Trị cũng là một dạng showbusiness, có như vậy mới có thể huy động được sự quan tâm của đông đảo quần chúng, và đó mới là nền chính trị khỏe mạnh. Còn không, khi chúng ta đặt kẻ trí cao hơn các giá trị đạo đức, ta chỉ đơn giản là tạo ra những con quái vật mới.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn em đã chia sẻ nhiều thông tin rất thứ vị

      Delete
  18. Đám báo chí vớ vẩn, chưa gì đã chụp mũ kết quả bầu cử có lợi cho Biden . Số lượng phiếu chưa kiểm vẫn cao gấp nhiều lần con số phiếu Biden đang dẫn ở từng bang "key swing state", nhiều vụ mờ ám ở các địa điểm kiểm phiếu cũng đã bị phát giác. Tôi quan sát từ khi mới kiểm phiếu và phát hiện một hiện tượng lạ. Sau khi Trump đang hiên ngang chiếm ưu thế, thắng như chẻ tre ở mấy tiểu bang cộng hòa, thì bỗng nhiên dãy đất bên bờ đông cũng nhanh chóng chuyển xanh lè. Tôi click vào tiểu bang ma giáo MD của tôi xem chúng kiểm phiếu tới đâu thì số phiếu kiểm là 0!!! Tưởng nhầm, bấm tiếp vào các tiểu bang xanh lè khác cũng chỉ mới vài % được kiểm. Đã biết Biden có nhiều cơ hội thắng ở những tiểu bang dân chủ đậm đặc thế này, nhưng chưa kiểm phiếu nào mà cho Biden thắng luôn để tạo ảo giác Biden đang dẫn Trump là chơi không đẹp. Ngủ tới sáng, Arizona vẫn đang sát sao quyết liệt, bỗng dưng vài tiếng sau chuyển sang xanh. Mình cứ đinh ninh các "chuyên gia" đã có những công cụ tuyệt hảo để dự đoán chính xác như mọi năm, thì vào lại website của ủy ban bầu cử Arizona mới ngã ngửa, chỉ mới 84% phiếu kiểm mà hệ thống "trục trặc" báo 98% đã kiểm! Mà county sau cùng chưa được kiểm cũng chính là county lớn nhất Arizona, cũng là county lớn nhất nước Mỹ vốn luôn bầu Cộng Hòa từ mấy chục năm nay! Thế nên khoảng cách đang thu hẹp lại cho Trump và nhiều khả năng Trump sẽ thắng Arizona.

    Đó chỉ là một ví dụ điển hình cho thấy sự xảo trá đồng bộ của truyền thông Mỹ. Theo luật, các tiểu bang còn phải mất nhiều ngày, có khi nhiều tuần sau ngày bầu cử để kiểm cho hết phiếu và cuối cùng certify rồi mới thông báo kết quả chính thức. Tôi không thèm đọc báo và xem những con số giả tạo đó nữa mà chỉ theo dõi các động thái sắp tới của Trump và Trump campaign, họ đang tăng cường an ninh tối đa và kiểm tra việc kiểm phiếu ở các bang lớn như Pennsylvania, Georgia. Hiện Michigan và Wisconsin cũng đang rất sát sao, vẫn còn rất nhiều phiếu phải kiểm, mà chúng đã ăn mừng rồi vui ghê. Wall Street vẫn đang xanh lè, chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn lạc quan. Lạc quan vì lý do gì thì người có đầu óc cũng phải hiểu thôi.

    Chân lý và chính nghĩa chỉ có một, tôi vẫn vững tin rằng Trump sẽ thắng, dù cho rất chật vật, hơn nhiều lần so với 2016 do bên kia chơi quá bẩn. Sẽ phải chờ nhiều ngày, có khi nhiều tuần mới ngã ngũ, nên tôi cứ rung đùi chờ chiến thắng thôi :D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy là còn phải chờ dài cổ ạ. Huhu . E cứ nghĩ 4.11 là xong hết. Mong Trump thắng chứ ko lại lết đi học tiếng Trung.

      Delete
    2. Em vào hóng tí, các trang chiêm tinh, tử vi và kinh dịch đều cho kết quả anh Trung sẽ tái đắc cử, nhưng nhiệm kì sau sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
      Về truyền thông, em gửi chị clip này https://www.youtube.com/watch?v=Wcds8yahOO0&t=65s

      Delete
    3. Các thầy bên Kinh Dịch Hội cũng bốc quẻ Trump thắng

      Delete
    4. @ Baglady: tôi cứ lạ là nhân viên kiểm phiếu nhầm nhọt, hoặc báo chí láu táu nên cũng nhầm nhọt, nhưng toàn nhầm có lợi cho Biden. Nhiều bang swing ngày 3/11 Biden đang thua xa, thế mà qua một đêm biểu đồ phiếu của Biden vọt lên thẳng đứng, thêm mấy trăm nghìn phiếu toàn cho Biden cả. Lúc bên Cộng hòa làm rầm rĩ lên thì tốc độ mới chậm lại tí. Tôi nghĩ có khi phải kiểm lại hết ở mấy bang này. Mấy năm qua đảng Dân chủ đã chứng tỏ trò gì bẩn đến đâu họ cũng giở ra được nên gian lận phiếu có tổ chức là khả năng không nên loại trừ.

      Delete
    5. Bốc quẻ chiêm tinh và bói toán kiểu sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai ý hả hihi. Tui chịu không tâm linh được đến thế đâu.

      Delete
    6. Gian lận là có thật bà ạ. Từ cả năm nay các quan sát viên bầu cử đã cảnh báo rồi. Nevada vừa báo cáo có trên 3 nghìn trường hợp gian lận, điển hình là những người không còn sống ở đó vẫn đi bầu bằng lá phiếu của tiểu bang này (và vẫn tiếp tục bầu ở tiểu bang mới). Rồi một nhân viên bưu điện vừa bị bắt ở biên giới Canada với thùng xe chứa đầy thư tín bị đánh cắp, trong đó có nhiều phiếu bầu. Trước đây cũng có vài trường hợp nhân viên bưu điện bị bắt vì định đánh cắp phiếu bầu rồi. Phe cộng hòa đòi giám sát quá trình kiểm phiếu ở Pennsylvania thì bọn nó bưng máy kiểm giấu phía sau tòa nhà chính dù cho đã có court order, lão sheriff cũng trốn không đi làm nhiệm vụ tạo điều kiện cho giám sát viên được vào tòa nhà. (Lão này là democrat). Tôi nói sơ sơ như thế để mọi người thấy gian lận lần này là cả một hệ thống, chúng nó đã chuẩn bị từ 4 năm nay rồi. Thương anh Trump lại gian nan lên bờ xuống ruộng với tụi nó. Nhưng mọi người có để ý hiện tượng nhan sắc tổng thống Mỹ luôn xuống cấp thảm hai sau nhiệm kỳ đầu và xuống không phanh sau nhiệm kỳ hai, trong khi anh Trump vẫn luôn phong độ chẳng có dấu hiệu già xấu gì cả không? Chính nghĩa là ở chỗ đó đó. Anh ấy chẳng sợ bố con thằng nào nên ban ngày sau khi choảng bọn ác xong, tối ôm vợ đẹp ngủ ngon không mộng mị. Tổng thống không phải làm thuê cho ai cả nên luôn ung dung tự tại thế, tôi ưng!

      Delete
    7. @ Baglady: Các anh kia toàn nhậm chức lúc còn tương đối trẻ nên mới tàn tạ được theo thời gian, chứ còn anh Trump của bà lên nhậm chức lúc đã già hết nấc rồi thì còn già thêm thế nào được nữa, có khả năng đó không xin bà hãy trả lời tui :-)))) Nhưng tui công nhận hoa hậu Obama của lòng tui, sau mấy năm tui mới tình cờ ngó cái mặt anh, tui bất ngờ vì anh không chỉ già mà mặt anh còn có một vẻ evil không tả được, khiến tui cứ nghĩ tới câu "tướng tại tâm sinh".
      Nhưng những cái trên là nói cho vui thôi vì chỉ là cảm giác chủ quan của mình. Còn về khách quan vụ bầu cử, tôi nghĩ việc gửi qua bưu điện một lượng lớn phiếu bầu như thế cho người dân thì sai sót gửi phiếu bầu cho người đã chết, cho người đã chuyển nhà, hay bưu điện bỏ sót một tập mail nào đó, là không thể tránh khỏi, điều đó không có nghĩa là bên Dem gian lận. Cần thời gian để tập hợp tất cả những "sai sót" này và tìm ra nguyên nhân là do negligence hay do gian lận cá nhân của một số thành viên Dem muốn Biden thắng bằng mọi giá hay do gian lận có tổ chức của đảng Dem. Bà ở bên đó sẽ biết rõ hơn tôi nên nhờ bà cập nhật. Chỉ có điều rõ ràng ai cũng biết gửi phiếu bầu qua bưu điện là sẽ có những vấn đề phức tạp loạn lạc như này, và nếu vì covid thì hoàn toàn có thể thực hiện giãn cách ngay cả khi xếp hàng bỏ phiếu vào hòm phiếu chứ không nhất thiết phải dùng tới bưu điện. Vậy vì lý do gì mà bên Dem cứ khăng khăng đòi bỏ phiếu qua thư, lại qua một đêm mà đồ thị phiếu của Biden ở vài bang Biden đang thua thảm vọt lên thẳng đứng khó tin như vậy. Tình hình quả cũng có mùi thum thủm. Mong là cùng với thời gian chúng ta sẽ có câu trả lời.

      Delete
    8. Chết cười với các chị =]]] mẹ em cũng bảo làm TT Hoa Kỳ là nghề vất vả nhất vì anh nào sau một nhiệm kỳ cũng bạc trắng đầu. Mà anh Ồ được cái dáng đẹp chứ mặt dơi tai chuột em chưa bao giờ thấy anh Ồ đẹp nổi haizz

      Delete
  19. Em đợi bài của chị mãi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị cũng chẳng muốn viết, nhưng nghĩ nếu mình im lặng thì ngang để bên kia lộng giả thành chân, nên thôi lại cố vài dòng.

      Delete
  20. còn vụ anh rút khỏi hiệp định Paris thì sao? hội yêu môi trường phản đối anh vì điểm này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vụ anh rút khỏi một cơ số hiệp định là nằm trong quan điểm nhất quán của anh, rằng ký hiệp định, tự trói chân trói tay mình tuân thủ, trong khi không có cách nào đảm bảo bên kia (tàu khựa, iran, nga, toàn các chính thể độc tài bưng bít) cũng tuân thủ hiệp định như mình. Mình cắt giảm sản xuất của mình để tuân thủ hiệp định, tức là làm doanh nghiệp trong nước của mình chết, trong khi bên kia lại vẫn âm thầm tiến hành rồi báo cáo láo. Một thời gian sau nhìn lại thì nó đã bỏ xa mình từ lúc nào. Thanh tra cho ra nhẽ thì cũng còn khướt. Đến như vụ covid ầm ĩ tới giờ nó cũng có cho thanh tra quái đâu. Tóm lại, cụ là dân kinh doanh, thấy mông lung như một trò đùa là cụ chuồn thôi.
      Mình ủng hộ việc không ký tá gì với chính phủ tàu vốn là bọn không bao giờ chơi theo luật. Hãy nhìn tốc độ phá rừng và khai thác hải sản cạn kiệt của tàu ở châu Phi. Tàu khựa mà cam kết bảo vệ môi trường thì chỉ là trò cười thôi.
      Mình cũng là người yêu môi trường nhưng mình nghĩ sản xuất ở các nước phát triển với các quy định chặt chẽ về môi trường có khi còn hay hơn sản xuất bạt mạng ở tàu. Giá thành sản phẩm sẽ đắt hơn, nhưng bù lại chất lượng cao hơn và do đó dùng được lâu hơn, vứt ít rác thải hơn, cuối cùng lại tốt cho môi trường hơn.
      Chưa kể theo như dân trong nghề mà mình có cơ hội nói chuyện, họ nói rằng trong vòng ít nhất 100 năm tới không có nhiên liệu nào rẻ hơn nhiên liệu hóa thạch. Họ rất mạnh trong mảng dự án nhiên liệu xanh mà họ còn nói như vậy, thì đủ hiểu cụ Trump có lý của cụ khi thẳng thừng rút.

      Delete
    2. có thể những gì nàng phân tích chính là logic để Trump quyết định rút khỏi HĐ Paris nó phù hợp với việc Tump quyết thắng kg về kinh tế, giữ vị trí cường quốc, ở khía cạnh rút sản xuất về Mỹ mình nghĩ kg khả thi, có thể rút 1 số rất ít ngành thì còn ok, chứ còn lại vẫn phụ thuộc các manufacturing hubs ở Châu Á do giá nhân công và nguyên liệu của supply chain rẻ, Mỹ kg thể nào cạnh tranh được về giá, và với lifestyle tiêu dùng lớn như ở Mỹ thì cần lượng hàng rất lớn, năm nay dù Covid nhưng lượng hàng của Mỹ nhập từ châu Á kg hề thuyên giảm, có giảm ở TQ thì bù lại tăng ở Việt Nam. Vừa rồi anh Adam, CEO của DFC lại vừa đi 1 vòng sang Vietnam, Indonesia và Myanmar trong mùa Covid này để thúc đẩy alternative manufacturing locations cho Mỹ.

      Delete
    3. còn về khía cạnh môi trường, lifestyle của Mỹ là tiêu dùng, là nhà to, mỗi người 1 xe, xài điện nhiều - thì việc Trump rút khỏi HĐ Paris thì rất hợp lòng lối sống Mỹ - chứ bây giờ bảo dân sống nhà bé lại, đi chung xe, giảm shopping thì còn gì là Mỹ nữa. bài này tớ post bên FB lâu lâu rồi, share lại đây để thấy thật ra bọn giàu là bọn ĐÃ phá hoại môi trường rồi, bây giờ chúng nó sang nước nghèo nói chuyện môi trường cho sang mồm thôi: Mỹ đóng góp vào tàn phá môi trường, dùng nhiều nhiên liệu hoá thạch và đóng góp vào biến đổi khí hậu nhiều hơn các nước nghèo.
      “It’s much easier to condemn people who do the wrong thing than it is to do the right thing yourself.”
      ― Kanae Minato, Confessions
      "I'm sorry to say this and I know you're American, so please don't take this the wrong way, but your consumption is really going to put a hole in the planet. I think that's the conversation we need to have. I'll show you charts from this perspective. Electricity consumed by one American at home is equivalent to 1.5 citizens of France, 2.2 citizens of Japan and 10 citizens of China, 34 of India and 61 of Nigeria. Why? Because you're building bigger, you're building more and using much more than before. The fact is we need to put the issue of lifestyle and consumption at the centre of climate negotiations."
      If you (Americans) created the problem in the past, we will create it in the future. We have 700 million households who cook using biomass today. If those households move to coal, there’ll be that much more use of fossil fuels. Then the entire world is fried. If it was that easy I'd really like the US to move to solar. We are doing more investment in solar today... China is doing much more investment in solar today than the US is. What is the US doing which the rest of the world can learn from? You're a fossil-addicted country.
      - Sunita Narain of India's Centre for Science and Environment in New Delhi
      ---
      Following the exchange, Dicaprio interrogates his new found knowledge that is expressed as the narrator's inner monologue.
      "The U.S. has been the biggest emitter of greenhouse gases in history. And there's no doubt that we've all benefited from fossil fuels. I know I have. My footprint is probably a lot bigger than most people's. And there are times when I question what is the right thing to do? What actions should we be taking? There are over a billion people out there without electricity and they want lights, they want heat, they want the lifestyle that we've had in the United States for the last 100 years ..."
      Dicaprio's new-found epiphany, however, doesn't excuse his carbon emissions generated from flying around in a jet to China, India, the Arctic, Miami, Italy, Indonesia, while meeting the Pope, UN Secretary General Ban Ki-Moon, addressing the UN in New York and Paris and chatting with US President Barack Obama in Washington.
      Neither does the afterword of the film, where producers say that they have reduced the 90-minute documentary's carbon footprint to zero by paying a voluntary carbon tax to support the rainforests.
      All it does is expose the question surrounding equity that is impeding progress for collective action due to the hypocrisy of the western world. It bolsters Narain's argument that American lifestyle is a testament to excessive consumption.
      https://www.youtube.com/watch?v=tQZfP517E2c

      Delete
    4. Đúng vậy. Môi trường với Mỹ là xa xỉ. Nr.1 nên lượng khí thải cũng nhất thế giới luôn, gấp nhiều lần trung của.

      Delete
    5. Bạn nói đúng. Mỹ là nước đứng đầu trong lĩnh vực gây ô nhiễm. Dân Mỹ tiêu dùng rất phí phạm. Đồ còn rất mới đã vứt bỏ. Điện năng tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí mùa đông nhà cửa cũng được sưởi ấm quá mức. Lý do là vì giá điện giá sưởi và đồ tiêu dùng rất rẻ. Giờ tự dưng lại bắt dân Mỹ phải tiết kiệm giảm tiêu dùng thì khó lắm. Thế nên mình mới nói nên chăng chuyển bớt sản xuất về Mỹ, vừa tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, vừa nâng giá thành sản phẩm (đồng thời nâng chất lượng sản phẩm) và như vậy sẽ khiến sản phẩm bền hơn và người dân sẽ dùng nó lâu hơn thay vì động tí là vứt bỏ như hiện nay.
      Mà không cứ Mỹ, các nước phát triển nói chung cực kỳ lãng phí và có lượng rác khổng lồ. Cái này mình biết vì mình từng sống ở Ghana nơi vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa cực kỳ nghiêm trọng. Nghiêm trọng là vì họ dùng xong túi nhựa rồi vứt bừa thôi chứ thực ra mức tiêu thụ đồ nhựa của họ không bằng một phần nhỏ các nước tư bản. Các nước tư bản cứ nói tái chế nhưng không hiểu tái chế được đến đâu, vì cách đây lâu lâu mấy nước châu Á trong đó có VN bất bình vì bị nhận về một lô container toàn rác thải. Các vị sạch bằng cách đổ rác sang nhà hàng xóm thế thì nói chuyện gì.
      Thế nên mình mới nói cốt lõi của bảo vệ môi trường là phải giảm tiêu dùng đồng thời dọn sạch rác trong rừng, dưới biển, trên núi, vv và vv. Anh Trump có thể rút khỏi hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris và khăng khăng đòi đẩy mạnh khai thác dầu đá phiến trong nước, nhưng miễn anh có các biện pháp khác ví như dọn sạch môi trường biển, tạo điều kiện cho các ngành công nghệ xanh phát triển để chuẩn bị cho tương lai khi nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt, thì vẫn không thể quy cho anh là phản môi trường. Chỉ là cách tiếp cận của anh khác mà thôi.

      Delete
  21. Cụ Bi đen hồi đi tranh cử ngẫn đến mức nói hớ việc làm phiếu giả được chuẩn bị hết rồi. Có dự đoán mãi tới 20/1 mới chính thức biết ai chiến thắng do sẽ kiện lên tối cao pháp viện. Phe DC mất 4 năm chuẩn bị nên sẽ không để anh Trung quay lại dễ dàng đâu.

    Báo chí lờ đi mọi thành tự suốt 4 năm qua của ảnh mà tập trung bươi móc cứ chuyện "chụp con mèo" vốn là câu nói đùa thời nảo thời nào và cũng chỉ nói đùa với thằng đàn ông khác để quy chụp ôi thôi đủ thứ nào là không tôn trọng phụ nữ rồi bao nhiêu tội trạng. Quy chụp ghét bỏ thì cũng được thôi, nhưng để cho công bằng không hiểu sao mọi người không thấy việc cụ kia sàm sỡ bao nhiêu nhân viên nữ, có bằng chứng tố cáo hẳn hoi, hay việc cụ hốt vợ người bạn, việc cụ ủng hộ con trai lấy ngay chị dâu khi anh trai vừa mất, hay bao nhiêu chuyện loạn luân ghê tởm vừa bị leak từ máy tính "từ địa ngục" kia. Nếu lấy tiêu chuẩn đạo đức ra để chống anh thì cũng nên dùng đúng tiêu chuẩn đó mà xem cụ thế nào chứ đằng này mọi người mặc định luôn anh xấu thì chắc chắn đối thủ của anh phải hơn anh =))
    Chưa nói đến khả năng và thành tựu, một người 4 năm đã làm được bao nhiêu việc mà suốt 8 năm của a Ô bỏ ngõ, vực dậy kinh tế, đưa hãng xưởng về nước, bị đùng cái cúm Tàu thì chúng vu hết cho anh, bảo là nếu cụ lên thì đã không để người chết, trong khi suốt thời gian dịch, anh lên livestream mỗi ngày 2 tiếng, cập nhật là đưa ra các biện pháp đóng cửa rất sớm, cụ trốn tiệt dưới hầm không ngoi lên =)) Đó là chưa nhắc nhẹ thiệt hại dịch bệnh của cụ và đời trước xử lý thế nào. Trong suốt 47 năm làm chính trị của cụ, tuyệt nhiên chưa có một thành tựu nào mà lên tranh luận hứa như khứu. Anh Trung hỏi dồn thế sao 8 năm qua không thấy cụ làm những gì cụ nói thì cụ cứ lờ lớ lơ =))
    Lần này như quyết tử chị ạ, vì anh ở lại anh xử đến cùng việc bán nước của cụ và gia đình và các thế lực đằng sau, các bằng chứng từ máy tính cậu ấm cụ để lại, dù cho bị ém hơn cả năm nhưng đang bị leak các email làm ăn nhận tiền từ Ukraine và tàu hàng tỷ đô.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bên ủng hộ Biden có một kiểu tư duy rất kỳ quặc, là con kiến cũng soi ra được nhưng con voi thì lại không nhìn thấy. Như em nói đúng đấy. Nếu họ dùng chung một tiêu chuẩn họ bới móc Trump để bới móc đối thủ của Trump, thì mọi chuyện đã khác. Việc họ chỉ bâu vào nhiếc móc Trump làm chị đặt dấu hỏi với lòng tự trọng và khả năng tư duy của họ.

      Delete
  22. Sau đây là chương trình giải độc thông tin, giáo trình "The rules for radicals" do Saul Alinsky - chiếc lược gia của người Democrats - sư phụ ruột của ms.Đồi cờ lin tần thỉnh giảng.
    Hơn hạnh được phục vụ quý bạn đọc gần xa.

    Thứ chủ nghĩa cộng sản của Marx vĩnh viễn không bao giờ có thể tới được quần chúng, nếu như không có kỹ thuật tuyên truyền dối trá đại tài của Lenin. Dựa trên các kỹ thuật khủng bố và tuyên truyền sơ khai ban đầu của Lenin, Beria và Stalin sau đó liên tục kiện toàn, cộng với kinh nghiệm tương hỗ qua lại từ Phát Xít Đức, tạo thành một bộ kỹ thuật gần như là one-size-fits-all đối với rất nhiều phong trào quần chúng.

    Bộ kỹ thuật này, được Mao Trạch Đông vận dụng nhuần nhuyễn, các thế hệ cộng sản đi sau không ngừng học tập, kiện toàn, và như rất nhiều người hiện nay đã từng nếm mùi ở Việt Nam. Chưa dừng lại đó, ở các quốc gia Hồi Giáo, áp dụng các kỹ thuật này, các nhóm khủng bố Al Qaeda, ISIS sau này, thành hình dựa trên một bộ các kỹ thuật tương tự.

    Xung đột giai cấp, đấu tranh giai cấp là trọng tâm của chủ nghĩa Marx. Xung đột giữa các nhóm chủng tộc là trọng tâm của chủ nghĩa Phát Xít, thì xung đột giữa người tin và Thượng đế và những người không tin là trọng tâm trong lý luận của Sayyid Qutb.

    Ba thứ chủ nghĩa ma quỷ này, đều nhắm tới lực lượng bị “áp bức”, là nhóm công-nông, nhóm người tin vào Chúa (theo định nghĩa của người Hồi Giáo), và nhóm người Aryan. Vì vậy, một xã hội tốt đẹp là một xã hội không còn bị áp bức, nói đúng hơn là ba nhóm trên không còn bị áp bức.

    Nhưng để bước tới tình huống đó thì Marx không biết làm thế nào, Hitler cho rằng phải thanh tẩy chủng tộc, và Sayyid Qutb cho rằng những người có đức tin phải biết “tự vệ” – và tự vệ nghĩa là phải “chặt đầu” những người không có đức tin, hay những người không tin vào Chúa của người Hồi Giáo.

    https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/14690760601121648

    Nên Marxism, Islamism, và Fascism có điểm tương đồng kỳ lạ, và hai nhà nghiên cứu Đức là Hendrik Hansen và Peter Kainz cất công nghiên cứu, bạn có thể đọc bài nghiên cứu bằng link trên.

    Nếu bạn muốn hiểu văn hóa của người Tàu, buộc phải đọc rất nhiều sách. Mà một dân tộc ngay từ cách đây vài ngàn năm trước đã xuất hiện Pháp Gia, Âm Dương Gia… Hàn Phi Tử, Lão Tử, Tam Thập Lục Kế,… Đọc xong mấy quyển này, bạn sẽ thấy sách của Machiavelli, hay các chiến lược gia khác của Tây Phương trở nên dễ tiếp cận, và có lẽ, cũng không có gì mới.

    (Note: có nhiều người miệng thì bài Hoa, ghét Tàu, nhưng không bao giờ nghiên cứu họ. Kỳ lạ! Khinh địch là đại kỵ của binh gia, không biết chúng làm gì thì sao mà đương đầu với chúng? Làm sao đỡ được nhát dao đâm từ bóng tối? Những người này quả thực ngu xuẩn)

    Với lối tiếp cận đó, muốn hiểu được kỹ thuật xách động của phe thiên tả, Đảng Dân Chủ, ở Hoa Kỳ, sách của Saul Alinsky – rules for radicals là quyển không thể không đọc. Đây là sách gối đầu của Barrack Obama, và Hillary Clinton. Quyển này mô tả chi tiết các kinh nghiệm của Saul Alinsky, về kỹ thuật xách động biểu tình, tổ chức quần chúng, nếu có thời gian, bạn có thể tìm trên mạng, có thể có bản Epub free. Hoặc có thể liên lạc inbox.

    Tóm tắt quyển này thì rất đơn giản, sau là mấy nguyên tắc mà phe Democrats vận dụng rất thành thục, bạn có thể dựa vào đây, giải thích được các move của các phong trào feminism, liberalism,…

    ReplyDelete
  23. 1. Power is not only what you have but what the enemy thinks you have.

    Quyền Lực không phải chỉ là những gì ta có, mà là cái mà kẻ thù tưởng ta có. Quyền lực tới từ tiền bạc, và quan hệ. Những người không có hai thứ này buộc phải dùng “flesh and blood” để xây dựng quyền lực (nghĩa là dùng bạo lực) .

    (Note: nhớ đâu đó bài viết của nhà báo Đoan Trang, về việc an ninh dọa “khai đi! Chúng tôi biết hết rồi!”. Thực ra là họ có biết gì đâu, nhưng họ làm ra vẻ cái gì họ cũng biết, nên ai yếu bóng vía gặp họ cũng khai sạch, kể cả khai theo ý họ. )

    2. Never go outside the experience of your people.
    Việc gì không có kinh nghiệm thì không làm. Dễ làm người phe mình cảm giác bất an.
    3. “Whenever possible, go outside the expertise of the enemy.”
    Làm những việc kẻ địch không có hiểu biết hay kinh nghiệm.

    4. “Make the enemy live up to its own book of rules.” If the rule is that every letter gets a reply, send 30,000 letters. You can kill them with this because no one can possibly obey all of their own rules.

    Làm kẻ thù phải tuân thủ nguyên tắc. Ví dụ như nguyên tắc của kẻ thù là mỗi một bức thư sẽ được nhận hồi đáp, gửi họ 30,000 bức thư. Ta có thể tiêu diệt họ bằng cách này bởi không ai có thể kiên trì gìn giữ tất cả các nguyên tắc.
    5. “Ridicule is man’s most potent weapon.” There is no defense. It’s irrational. It’s infuriating. It also works as a key pressure point to force the enemy into concessions.
    Chế giễu, chê bai là vũ khí hiệu quả nhất. Đây là cách hiệu quả tạo áp lực để kẻ thù nhượng bộ.

    (Note: Người Cộng Sản ở Việt Nam chẳng phải vận dụng phương pháp này rất nhuần nhuyễn sao? Họ nhục mạ kẻ địch rất kiên trì, chửi bới rất thô lậu. Bạn đi khắp các diễn đàn, khắp các facebook đều thấy chuyện này. Đọc thì rất nhức đầu, vì chẳng có nội dung gì, mất thời giờ trả lời là coi như thua họ. Muốn kiên trì làm mấy việc này thì cũng phải giành tâm sức, nhiều người có học, có trình độ, đương nhiên sẽ thấy không đáng thời giờ làm mấy việc này. Nên đội quân này đa phần thất học, thu nhập thấp và có khả năng sử dụng mạng xã hội. Mấy năm gần đây cộng sản huy động giáo viên, sinh viên trường đại học … rất hiệu quả. Họ chửi bới ngu muội tới độ, như Saul Alinsky nói, không có cách gì khả dĩ chống đỡ)

    6. “A good tactic is one your people enjoy.” They’ll keep doing it without urging and come back to do more. They’re doing their thing, and will even suggest better ones.

    Chiên thuật tốt là chiến thuật mà nhóm mình ưa thích. Nếu tự họ làm không cần hối thúc thì cứ để họ làm, thậm chí khi họ làm họ còn có thể nghĩ ra điều tốt hơn.

    (Note: không lạ khi thấy đám bò đỏ liên tục kiên trì chửi bới. Việc này quá dễ làm, và chúng thích làm, đỡ phải ra đường)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Số 5 ấn tượng quá nhỉ. Bên Dem rất tích cực dùng vũ khí này với anh Trump. Cơ mà anh ý là trùm truyền thông nên mặt anh ý cũng dày ngang mặt bọn chúng :-))))

      Delete
  24. 7. “A tactic that drags on too long becomes a drag.” Don’t become old news.

    Sự đời luôn xuất hiện nhiều vấn đề mới, ví dụ như tẩy chay thì cũng được, nhưng chiến dịch tẩy chay không thể kéo dài quá lâu.

    8. “Keep the pressure on. Never let up.” Keep trying new things to keep the opposition off balance. As the opposition masters one approach, hit them from the flank with something new.

    9. “The threat is usually more terrifying than the thing itself.” Imagination and ego can dream up many more consequences than any activist.

    (Note: tâm lý chiến, dọa nạt.)

    10. "The major premise for tactics is the development of operations that will maintain a constant pressure upon the opposition." It is this unceasing pressure that results in the reactions from the opposition that are essential for the success of the campaign.

    (Note: áp lực liên tục, không bao giờ ngừng)

    11. “If you push a negative hard enough, it will push through and become a positive.” Violence from the other side can win the public to your side because the public sympathizes with the underdog.

    (Note: nếu bạn nói điều tiêu cực, đám bò đỏ sẽ tấn công bạn e.g.: "năng lượng tiêu cực". Nhưng chúng sẽ liên tục tấn công bạn bằng những thông tin tiêu cực. Vậy nên, đừng mắc lừa).

    12. “The price of a successful attack is a constructive alternative.” Never let the enemy score points because you’re caught without a solution to the problem.

    Không bao giờ được để lâm vào tình trạng chấp nhận rằng kẻ thù là đúng, và mình không có giải pháp.

    (Note: Climate Change vận dụng rất nhuyễn kỹ thuật này. Họ đưa ra những solutions điên khùng như việc cắt giảm toàn bộ số xe dùng fossil fuels ở Hoa Kỳ - “đeo lục lạc lên cổ con mèo”, nghe thì vô lý, nhưng đám con nít thì không nghĩ sâu được tới như vậy)

    13. “Pick the target, freeze it, personalize it, and polarize it.” Cut off the support network and isolate the target from sympathy. Go after people and not institutions; people hurt faster than institutions.

    Đánh vào kho lương của địch, hay nguồn cung của địch. Nếu đó là kẻ sĩ trí thức, đức cao vọng trọng, có thể khai thác đời tư, ví dụ như vụ Cù Huy Hà Vũ bị gán tội đi chơi gái trong khách sạn, an ninh phát hiện bao cao su. Hay các nhà bất đồng chính kiến khác bị ghép ảnh với gái trong khách sạn. Nói chung, trong sách của Saul Alinsky, có lần ông từ chối dùng tài liệu chứng minh đối thủ có sở thích ấu dâm với bé trai, sau đó thì thua cuộc, ông tiếc mãi, và có nhắc tới việc người sau ông không nên mắc sai lầm.

    Hy vọng ly cà phê này, giúp bạn hiểu thêm được về người Democrats, và tất nhiên ở Việt Nam, bạn cũng có thể nhìn ra vài sự tình từ người Cộng Sản.

    Nhiều lúc có nói người Cộng Hòa bất tài, chính là bởi vì rất nhiều trong số họ không chịu nghiên cứu ma quỷ.

    Một người liêm chính không bao giờ lại ủng hộ người Democrats

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị thích cái câu "Một người liêm chính không bao giờ lại ủng hộ người Democrats". Tuy nhiên chị thấy là có những người theo DC có nhìn thấy người bên họ lố bịch quá mức nhưng vì truyền thống họ theo DC nên họ cứ tiếp tục theo thôi. Chị nghĩ miễn họ không hùa vào chửi bới bôi nhọ anh Trump thì mình cứ coi như là họ có một tư tưởng và hệ giá trị khác.

      Delete
  25. Chị Cún viết bài hay tuyệt vời. Anh ý vẫn đang fight không ngừng, twitter còn block tweet của anh ấy. :(((

    ReplyDelete
  26. Bài hay quá. Comment cũng hay. Thank u!

    ReplyDelete
  27. Hy vọng chính nghĩa luôn thắng chị nhỉ :)

    ReplyDelete
  28. Biết bạn em Luz muốn chia sẻ nhưng thật sự mà nói vào comments mà copy and paste dài dằng dặc như spam mệt quá. Buồn ơi là buồn khi phải chia tay bác Đỗ.

    ReplyDelete
  29. nhờ chị Giang xoá bớt còm của em nếu thấy dài hay làm phiền các chị ah. em xin cảm ơn. ngại quá hihi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không sao em, có người thấy dài, có người thấy nó có nhiều thông tin đáng quan tâm.

      Delete
    2. Mình cũng thấy comments của bạn em Luz có nhiều thông tin hay, mình đọc comments của bạn xong cũng muốn đi tìm hiểu thêm nhiều hơn. Mong bạn cứ tiếp tục chia sẻ nếu có thể.

      Delete
    3. Bài của bạn share rất đáng để đọc mà, giữ lại nhé. Cảm ơn bạn

      Delete
    4. Mình thích comment đa chiều của bạn luz

      Delete
  30. Phe antitrump phân tích như thế này, bác nghĩ sao ạ?

    TRUMP TẠO RA HAY THỪA HƯỞNG MỘT NỀN KINH TẾ MẠNH?
    Nền kinh tế Mỹ đang trong năm thứ 11 liên tiếp phát triển, với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục. Mặc dù có vài dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang suy yếu do chiến tranh thương mại và một số yếu tố khác, nhìn chung, nền kinh tế Mỹ đang phát triển tốt.
    Tổng thống Trump cho rằng mình là lý do của nền kinh tế mạnh hiện tại, và nói rằng ông thừa hưởng một nền kinh tế “thảm họa” từ Tổng thống Obama và Trump đã “vực dậy nền kinh tế Mỹ”. Tuy nhiên, sự thật là khi Trump lên làm tổng thống, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng 2008 và đã gần hồi phục hoàn toàn. Câu hỏi đặt ra rằng, liệu những chính sách thất thường của Tổng thống Trump có làm suy yếu đi nền kinh tế mạnh mà ông thừa hưởng.
    Obama thừa hưởng một cuộc khủng hoảng kinh tế - và ngăn nó trở nên tệ hơn
    Khi Barack Obama trở thành Tổng thống năm 2009, nền kinh tế được cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ miêu tả là “cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử, vượt qua cả cuộc Đại khủng hoảng”. Trong quý 4 năm 2008, GDP thực giảm 8.4% và nền kinh tế mất đi hơn 1.9 triệu việc làm.
    Barack Obama và các thành viên quốc hội Dân chủ đã thực hiện nhiều biện pháp mạnh để cứu lấy nền kinh tế, bao gồm thực hiện nhiều gói cứu trợ, như Troubled Asset Relief Program (TARP), cải cách tài chính và bảo lãnh. Thêm vào đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ hạ thấp lãi suất và thực thi hàng loạt biện pháp nhằm kích thích tăng trưởng. Nghiên cứu bởi nhà kinh tế Alan Blinder và Mark Zandi cho thấy rằng, nếu không nhờ những biện pháp này, cuộc khủng hoảng có thể kéo dài gấp đôi, số công việc bị mất sẽ tăng gấp đôi và GDP sẽ sụt giảm gấp ba lần.
    Trump thừa hưởng một nền kinh tế mạnh
    · Tỷ lệ thất nghiệp: Dưới thời Obama, tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức đỉnh điểm 10% xuống còn 4.7%. Và nó tiếp tực giảm xuống 3.5%
    · Việc làm mới:Tới cuối nhiệm kỳ của Obama, nền kinh tế đã có 76 tháng việc làm mới được tạo ra, trung bình mỗi tháng có 227,000 việc làm mới được tạo ra. Trong 35 tháng đầu của nhiệm kỳ Trump, số việc làm được tạo ra trung bình mỗi tháng là 191,000 việc làm, ít hơn 36,000 so với kỳ trước.
    · Tăng trưởng GDP: GDP thực bình quân vẫn giữ như mức trước (2.6%) trong 11 quý đầu nhiệm kỳ Trump và 11 quý cuối nhiệm kỳ Obama
    · Thu nhập: Trong 2 năm cuối nhiệm kỳ Obama, thu nhập bình quân hộ gia đình tăng $4,800, cao gấp 3 lần mức tăng $1,400 trong 2 năm đầu nhiệm kỳ Trump
    · Thị trường chứng khoán:Tổng thống Trump thường xuyên chỉ ra thị trường chứng khoán là bằng chứng cho thành công của ông, mặc dù thị trường chứng khoán không phải là thước đo tốt cho nền kinh tế, bởi vì một nửa người dân Mỹ không sở hữu chứng khoán, dù trực tiếp hay gián tiếp. Tuy nhiên, ngay cả trong vấn đề này, Trump vẫn không bằng Obama. Trong 3 năm đầu nhiệm kỳ Trump, chỉ số Dow Jones Industrial Average (DJIA) tăng gần 50%, trong khi trung bình 8 năm của Obama, DJIA tăng 140%.

    ReplyDelete
  31. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng nền kinh tế đã mạnh trước khi Trump trở thành Tổng thống
    Greg Mankiw, Chủ tịch hội đồng Tư vấn kinh tế của Tổng thống George W.Bush nói rằng “nền kinh tế đang phát triển tốt vào cuối nhiệm kỳ Obama, không như những gì Tổng thống Trump đã nói”
    Phần lớn thành tựu kinh tế dưới thời Trump diễn ra trước khi những chính sách của Trump bắt đầu có hiệu lực
    Chính sách nổi tiếng nhất của Tổng thống Trump, khoản giảm thuế 1.9 triệu tỷ đô, có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018 – một năm sau khi Trump lên làm tổng thống. Tới lúc đó, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 4.7% còn 4.1%, thu nhập bình quân hộ gia đình tăng $850 và 2.3 triệu việc làm mới được tạo ra
    Khoản giảm thuế có thể kích thích kinh tế trong thời gian ngắn – nhưng với cái giá quá đắt
    Khoản cắt giảm thuế có thể kích thích nền kinh tế bởi vì nó tăng lợi nhuận doanh nghiệp (có lợi cho cổ đông) và giúp nhiều cá nhân có nhiều tiền hơn để chi tiêu. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học đã nói rằng hiệu ứng này đang giảm dần. Thật ra, đầu tư vào kinh tế đã giảm trong 2 quý liên tiếp và phân tích của The New York Times không tìm ra mối quan hệ nào giữa quy mô của các công ty/ngành được giảm thuế và đầu tư vào những công ty/ngành đó. Trong dài hạn, khoản nợ công 1.9 triệu tỷ đô sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
    Chiến tranh thương mại của Trump gây thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và nền kinh tế
    Các công ty và người tiêu dùng Mỹ, không phải là người nước ngoài, sẽ phải trả những khoản thuế xuất nhập khẩu. Mặc dù các khoản thuế xuất nhập khẩu này sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc bởi vì nó giảm nhu cầu cho hàng hóa Trung Quốc, nó cũng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Mỹ phải trả nhiều thuế hơn, người tiêu dùng Mỹ phải mua hàng hóa giá cao hơn, nông dân Mỹ phải trả nhiều thuế hơn và nền kinh tế bị trì trệ.
    Những hệ quả mà Mỹ phải gánh chịu do chiến tranh thương mại là rõ ràng – mức độ thiệt hại lâu dài vẫn chưa thấy hết được. Một bài phân tích cho thấy rằng, chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã làm mất 300,000 việc làm cho tới tháng 9/2019 và con số này sẽ tăng đến 450,000 cho đến cuối năm 2019. Thêm vào đó, Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính rằng chiến tranh thương mại sẽ gây giảm GDP 0.3% vào năm 2020. Trong khi Trump cho rằng thỏa thuận thương mại là một cột mốc đáng nhớ, nó yếu kém trên nhiều phương diện: nó không xóa bỏ đc thuế nhập khẩu, không giải quyết được những vấn đề cơ bản như việc Trung Quốc trợ giá cho các công ty và một số chiêu trò không công bằng khác và nó dựa vào việc Trung Quốc hứa sẽ mua nhiều hàng hóa Mỹ hơn, mà có vẻ Trung Quốc sẽ không giữ lời.
    Trump thừa hưởng một nền kinh tế mạnh – liệu Trump có làm nó yếu đi?
    Một việc rõ ràng là Trump thừa hưởng một nền kinh tế mạnh và có xu hướng đi lên khi nhậm chức. Nền kinh tế được kích thích bởi việc cắt giảm thuế nhưng nhiều nhà kinh tế học cho rằng những kích thích này sẽ không tồn tại lâu. Trong khi đó, chiến tranh thương mại của Trump đã gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ và giảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nói ngắn gọn, Trump thừa hưởng một nền kinh tế mạnh từ Barack Obama. Câu hỏi đặt ra là Trump là làm nó yếu đi không?

    Nguồn: https://www.jec.senate.gov/public/_cache/files/2c298bda-8aee-4923-84a3-95a54f7f6e6f/did-trump-create-or-inherit-the-strong-economy.pdf
    (Bài dịch bài từ tác giả là Hạ nghị sĩ Don Beyer bang Virginia, trong link gốc có đầy đủ dẫn chứng, các bạn vào link gốc để xem nhé)
    ------
    Tăng trưởng kinh tế ở các đời tổng thống thời gian gần đây:
    • Jimmy Carter (D): 3.25%
    • Ronald Reagan (R): 3.48%
    • George H.W. Bush (R): 2.25%
    • Bill Clinton (D): 3.88%
    • George W. Bush (R): 2.2%
    • Barack Obama (D): 1.62%
    • Donald Trump (R): 0.95%
    Vâng theo như những con số thì Trump đã làm cho nền kinh tế Mỹ " thịnh vượng " trở lại.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mấy người kia mình không biết chứ Greg Mankiw đổi từ Rep sang Independent vì có sẵn định kiến chủ quan về Trump nên phân tích thế cũng không fair lắm đâu.

      Thêm nữa, mình ko biết ý "nền kinh tế mạnh dưới thời Obama" là mạnh ntn, bài viết không nói rõ mà chung chung chỉ bash Trump và định hướng dư luận nên ko thuyết phục.

      Delete
    2. Riêng việc so sánh Obama làm 8 năm tăng trưởng đc 1.62% so vs Trump mới làm 4 năm là đã thấy k thuyết phục rồi.

      Delete
    3. Hồi chị còn đi học, có lần chị vác vở lên hỏi cô giáo môn Kinh tế của lớp chị, rằng cũng những biến số này cô vừa phân tích ra kết quả như này, nhưng em lại phân tích ra kết quả ngược với kết quả của cô, vậy thì ai đúng? Cô giáo nhìn tới nhìn lui không trả lời được. Thế là từ đó chị học hành chểnh mảng môn Kinh tế vì cho rằng nó rất chủ quan và do đó chị không biết trả lời em sao.
      Tuy nhiên đọc bài em trích ở trên thì chị thấy rằng: kinh tế thời Obama mạnh là nhờ Obama, kinh tế thời Trump mạnh cũng là nhờ Obama nốt. Giờ mà Biden thành tổng thống thật, kinh tế thời Biden mà yếu là tại Trump phá, còn kinh tế thời Biden vẫn tiếp tục mạnh thì chắc lại nhờ công Biden chứ chẳng anti nào dám thừa nhận đó là có công của ông già tội nghiệp tên Trump.
      Bên cạnh đó, nếu chị không nhầm thì lúc Trump đắc cử năm 2016, hàng mấy chục nhà kinh tế đồng loạt rên rỉ cảnh báo nước Mỹ về thảm họa kinh tế. Cuối cùng mọi sự diễn ra theo chiều ngược lại và không nhà kinh tế nào xin lỗi Trump cả. Nên with all due respect chị nghĩ thôi chúng ta nên để các nhà kinh tế yên nghỉ :-))))))

      Delete
    4. Kinh tế Obama tỷ lệ thất nghiệp cao, nợ công bằng mấy đời tổng thống trước cộng lại, đạt mức kỷ lục, kinh tế ỳ ạch liên tục hạ lãi suất bơm tiền kéo nền kinh tế đi lên thì đều là do khủng hoảng chứ, còn kinh tế phục hồi là nhờ chính sách Obama. Kinh tế Trump mạnh mẽ, số người thất nghiệp thất nhất trong hơn 50 năm, số việc làm mới tạo ra đều là chính sách nối dài từ thời Obama còn nếu có khủng hoảng thì là do Trump hết =))
      Nửa cái bánh mì thì là bánh mì, nửa sự thật là lưu manh.
      Bài báo trên lấy các chỉ số tăng GDP, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập để chứng minh kinh tế Obama hùng mạnh mà thiếu lương thiện để nói rõ nền kinh tế phục hồi từ khủng hoảng 2008 và là sự phục hồi rất chậm so với các cuộc khủng hoảng trước đó.
      Gia tài Obama để lại là gì mà đòi xưng tên với thành quả kinh tế thời Trump? Suốt 8 năm, Fed Funds rate gần như bằng 0, tời thời Trump thì lãi suất này đã tăng lên, đây là mức lãi suất điều hành cả nền kinh tế do Ngân hàng Liên Bang đưa ra để điều hành kinh tế gián tiếp (không phải do Trump quyết định). Núi nợ công tăng gấp đổi từ 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ trong 8 năm, kỷ lục về các loại trợ cấp, thủ tục kinh doanh rườm rà nhất lịch sử và Obama care gây gánh nặng cho trung lưu, tiểu thương (nhưng tăng x2 doanh thu cho các công ty bảo hiểm). Năm 2014, lần đầu tiên trong lịch sử điểm tín dụng của Mỹ bị hạ do lãi suất vay nước ngoài tăng, gây gánh nặng tài chính lâu dài thì không thấy nhắc tới.
      Ở bài báo trên có nhắc đến việc giảm thuế mà New York Times bảo không tìm thấy mối liên hệ giữa giảm thuế với việc đầu tư. Việc giảm thuế là để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là đối tượng của lực lượng chính người lao động trong xã hội chứ không phải các đại doanh nghiệp. Trong cuộc bầu cử lần này, tỷ lệ dân gốc Latino và da đen bầu cho Trump cao nhất trong lịch sử vì thu nhập của họ được cải thiện nhờ chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp này. Việc giảm thuế sẽ gây thâm hụt ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ được bù lại nhiều hơn vào các năm sau nhờ việc doanh nghiệp làm ăn tốt như kinh nghiệm từ các tổng thống Kennedy, Reagan và Bush.
      Tỷ lệ số người khai báo thất nghiệp vào tháng 8/2019 là 209.000 người, thấp nhất trong nửa thế kỷ. Nếu không có cúm Tàu thì với những thành quả kinh tế Trump tạo ra, cuộc bầu cử có thể sẽ thuận lợi hơn nhiều cho Trump. Người Mỹ thực tế sẽ quan tâm ai bỏ vào túi họ nhiều tiền hơn.

      Delete
    5. Về cuộc chiến thương mại, em copy một số ý từ diendantraichieu.blogspot.com để có cái nhìn toàn diện hơn
      Việc TT Trump tăng thuế quan hàng TC nằm trong sách lược kinh tế nhắm ba mục tiêu rõ rệt:
      - - Chặn bớt hàng TC vào Mỹ để cổ võ và giúp đỡ kỹ nghệ Mỹ phát triển lại, tạo công ăn việc làm cho nhân công Mỹ, và giảm thất thu ngoại thương của Mỹ;
      - - Gây khó khăn kinh tế trong nội địa TC, đưa đến bất ổn chính trị trong nước, làm suy yếu chế độ nói chung và họ Tập nói riêng;
      - - Suy yếu đó sẽ chặn đứng chính sách bành trướng kinh tế và chính trị của TC trên thế giới, đặc biệt là trong vùng Đông Nam Á và trong các khu vực đang phát triển như Phi Châu và Nam Mỹ.
      Việc tăng thuế quan dường như chỉ mới là bước đầu, những phát súng khai hỏa. Hiệp ước mới giữa Mỹ-Mễ–Canada thay thế NAFTA cũng có điều khoản ngăn không cho TC chui cửa hậu vào Mỹ qua hai xứ láng giềng này. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton tuyên bố sẽ tăng cường hơn nữa lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, nói rằng “hành vi của Bắc Kinh cần được điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại quốc tế, quân sự và chính trị”.
      Hiển nhiên, đây không phải là cuộc chiến mậu dịch mà là một cuộc chiến toàn diện về kinh tế và chính trị, chỉ là chưa có động thủ bằng bom đạn thôi.
      Sau hai đợt thuế quan đầu tiên trên 34 tỷ đô đến đợt 16 tỷ đô hàng hóa của Trung Cộng, Mỹ tung ra đợt ba tăng thuế quan trên hàng hóa của TC trị giá 200 tỷ đô, nhưng qua hai bước, là 10% từ 24/9, sau đó là 25% từ đầu năm tới. Danh sách 6.000 ngàn mặt hàng của TC bị tăng thuế quan trong hai đợt đầu gồm hầu hết là các máy móc, cơ khí đơn giản, mà TC sản xuất nhờ ăn cắp kỹ thuật của Mỹ. Đợt 200 tỷ phần lớn đánh vào dầu hỏa và các phó sản cũng như các nguyên liệu hóa học. Ba đợt tăng thuế quan đầu của Mỹ tổng cộng 250 tỷ đô. Trong khi đó, ông Trump còn nói đến biện pháp tăng thuế trên một số hàng hóa của TC trị giá tới 260 tỷ đô la nữa nếu TC trả đũa cho những biện pháp mới nhất của Mỹ.

      Delete
    6. Cho đến nay, mỗi lần Mỹ ra chiêu là TC trả đũa. Nhưng tiếp tục kiểu này thì TC không đủ hơi để chạy theo Mỹ. Ta đừng quên Mỹ nhập cảng 500 tỷ đô hàng TC trong khi TC nhập cảng có hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ, nghiã là Mỹ có thể tăng thuế hàng TC trị giá tới 500 tỷ trong khi TC chỉ có thể tăng thuế quan trên hơn 100 tỷ đô hàng Mỹ.
      Một cụ tỵ nạn viết bài đả kích việc tăng thuế quan trên hàng TC và cho đó chỉ là hình thức đánh thuế mà nạn nhân là dân Mỹ, trong đó có đám tỵ nạn chúng ta, trong khi các Chú Ba chẳng hề hấn gì.
      Cụ đưa ra một thí dụ giản dị: một cái áo trẻ em nhập cảng từ TC bán 20 đô; TT Trump đánh thuế quan 25%, ngay sau đó giá cái áo sẽ tăng lên 25 đô. Cái 5 đô khác biệt do bà mẹ tỵ nạn trả khi mua áo cho con, chứ Chú Ba vẫn lãnh đủ vốn lẫn lời. Cụ cũng nói thêm đó là ‘món quà TT Trump tặng cho trẻ em nhân dịp lễ thiếu nhi Trung Thu. Lý luận kiểu này sẽ thấy TT Trump và đám ‘siêu phụ tá’ đúng là cực kỳ ngu xuẩn: ra một biện pháp chỉ có hại cho dân Mỹ mà chẳng đụng lông chân các Chú Ba. Chắc tại TT Trump quên tham khảo ý kiến cụ tỵ nạn trước khi ra quyết định?
      Xin lỗi quý vị, đây là một ví dụ tiêu biểu cho kiểu lý luận thiếu lương thiện, với mục đích khích động sự thù ghét TT Trump, không hơn không kém. Trừ phi cụ này tình ngay nhưng chẳng biết mô tê gì về kinh tế nhập môn nhưng lại thích bàn về chiến lược kinh tế cấp đại cường.
      Ta nhìn lại vấn đề cho rõ hơn.
      Trước hết, phải nói ngay, TT Trump tăng thuế quan trên những loại hàng có tính ‘chiến lược’. Hàng ‘chiến lược’ là gì? Thưa quý vị, đó không phải là loại hàng tiêu thụ -consumer products- thông dụng như quần áo trẻ em hay đồ ăn hàng ngày. Không có chuyện tăng thuế quan trên quần áo trẻ em hay mì gói ma-dzê in China đâu, các cụ ạ! Mà là tăng thuế trên những mặt hàng có thể đã cạnh tranh trực tiếp với hàng của Mỹ. Trong bài diễn văn đọc trước Liên Hiệp Quốc, TT Trump đã cho biết từ ngày Trung Cộng gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế WTO, Mỹ đã mất ba triệu jobs và đóng cửa 60.000 hãng xưởng. Bây giờ TT Trump tăng thuế quan căn bản là trên những mặt hàng mà việc giới hạn nhập cảng sẽ giúp mở lại những hãng xưởng đó và tạo lại những việc làm đã mất.

      Delete
    7. TT Obama đã từng nói ngành chế suất của Mỹ coi như đã chết, không phục hồi lại được nữa, các nhân công Mỹ cần đi học nghề khác. Giải pháp của TT Obama là giải pháp vô lý khi ông bắt các nhân công với cả vài chục năm kinh nghiệm, làm lương cao, bây giờ phải đi học nghề mới. Thứ nhất, phần lớn họ quá già không còn đủ khả năng học nghề mới, thứ nhì có học cũng chưa chắc kiếm được việc vì không kinh nghiệm mà lại già nua, làm sao cạnh tranh được với các thanh niên trẻ hơn, năng suất cao hơn? Thứ ba có kiếm được việc làm cũng không thể nào có lại mức lương cao cũ.
      Ý định của TT Trump chính là khôi phục lại những việc làm mà TT Obama cho là mất luôn rồi. Mọi người có được việc làm cũ với mức lương cũ hay có thể thấp hơn một chút (vẫn còn hơn nằm nhà lãnh tiền thất nghiệp). Dĩ nhiên vẫn phải học thêm, cập nhật với kỹ thuật và máy móc mới, nhưng khỏi phải đi học nghề mới. Một giải pháp thực tế và tốt đẹp hơn nhiều. Khác xa giải pháp của TT Obama.
      Nhìn vào danh sách các mặt hàng bị tăng thuế quan trong hai đợt đầu (50 tỷ đô) thì thấy toàn là những máy móc, dụng cụ mà Mỹ đã từng làm và có thể làm lại dễ dàng.
      Việc tăng thuế quan dĩ nhiên sẽ tăng giá món hàng nhập cảng đó phần nào, giảm việc nhập cảng và khuyến khích các công ty Mỹ mở hãng xưởng chế tạo những món hàng đó lại. Tức là phục hồi ngành chế suất đó lại tại Mỹ. Tăng thuế quan sẽ giúp các hãng Mỹ cạnh tranh hữu hiệu hơn với hàng TC.
      Dĩ nhiên, món hàng có thể sẽ tăng giá ít nhiều và đó là một hình thức tăng thuế thật trên những người mua những món hàng đặc biệt đó (chứ không phải trên các thiếu nhi đâu) và đó là một hậu quả tiêu cực thật, nhưng phải nhìn lại những hậu quả tích cực khác như khôi phục lại kỹ nghệ Mỹ, tạo công ăn việc làm cho cả triệu người, giảm thất cân bằng mậu dịch, giảm thâm thủng ngân sách, giảm công nợ.

      Delete
    8. Các Chú Ba dĩ nhiên bị ảnh hưởng tai hại, nếu không thì làm sao giải thích thị trường chứng khoán TC đã bốc hơi hơn 5.000 tỷ đô từ ngày TT Trump khai chiến. Vì tăng thuế quan, hàng xuất cảng của TC sẽ đắt hơn, Mỹ sẽ mua ít đi. Bán ít hơn thì thu nhập của công ty TC sẽ giảm, lợi nhuận giảm theo, thuế lợi nhuận Nhà Nước TC thu vào cũng sẽ giảm đi. Thặng dư cán cân mậu dịch của TC sẽ giảm, xuất cảng giảm thì số lượng dự trữ ngoại tệ -đôla- sẽ giảm, Nhà Nước Tầu giảm khả năng nhập cảng, chẳng hạn như ít đô-la để mua dầu hỏa Trung Đông hơn. Kế hoạch kinh tế Nhà Nước định ra sẽ bị đảo lộn, tiền vào ít đi tất nhiên nhiều dự án của chính phủ phải hủy bỏ, bớt công ăn việc làm cho nhân công TC. Cả triệu công ty kinh doanh TC sẽ bị khó khăn.
      Ngoài ra kinh tế TC lệ thuộc nặng vào xuất nhập cảng (40%-50% tổng sản lượng quốc gia GDP) trong khi trong kinh tế Mỹ, xuất nhập cảng là thứ yếu (10%). Mỹ có thể sống không cần xuất nhập cảng, trong khi TC không có xuất nhập cảng sẽ chết ngay. Kinh tế TC, cũng như kinh tế nhiều quốc gia Á Châu hay các nước chậm tiến, nhất là những nước ‘cọp con’ hay ‘rồng con’ như Nam Hàn, Đài Loan, Mã Lai,..., lệ thuộc rất nhiều vào xuất cảng.
      Nhìn chung cuộc, cái hại hiển nhiên nặng hơn rất nhiều cho TC. Nói các Chú Ba không hề hấn gì khi Mỹ tăng thuế quan là nói mà không biết mình đang nói gì.

      Delete
  32. CNN lại tung fake news òi

    1 - Biden 273 votes - Project chứ không phải là declaration, chừng nào có xác nhận của Federation Election commission (FEC) tức là ủy ban bầu cử liên bang thì mới chính thức.

    2 - Kể cả FEC ra declaration là trên 270, nhưng nếu còn vướng mắc pháp lý thì vẫn chưa ngã ngủ cho tới khi có phán quyết sau cùng của tối cao pháp viện, đừng để truyền thông cánh tả gây hoang mang.

    3 - Chờ xem đến kết quả chung cuộc ở tối cao pháp viện.

    22nd January

    ReplyDelete
  33. Cái này từ Twitter ông Ari Fleischer "Resist. Overturn. Boycott. Surveil. Leak. Impeach. And now they tell us it's time to heal. Where were they for the last four years?" Haha. Các bạn bên kia cũng double standards quá thể.
    Em thấy hài quá. Giờ xong bảo #shameonTrump vì ko chịu tôn trọng đối thủ với thừa nhận thất bại. Xưa thì cũng claim chả có bằng chứng gì nói Trump bắt tay với Nga ngố can thiệp bầu cử, đòi phế truất TT nọ kia, đủ trò.

    ReplyDelete
  34. Với giống chị Hương Nguyễn (Canada) trên kia, em cũng rất thích những bài viết của chị G - và tất nhiên là tính cách nữa, vì cách viết thể hiện con người. Em cũng thích cách nhìn thẳng vào thực chất của mỗi sự việc. Lộng giả thành chân, có những sự dối trá được nhắc đi nhắc lại sẽ thành sự thật, và có những dối trá xây dựng trên sự dối trá như chị nói (e cũng gặp nhiều rồi :D). Nên là cần hiểu rõ và nhìn ra được bản chất để không bị lừa phỉnh bởi media hay ý kiến người khác. Em thấy có bài này cũng giống ý chị https://m.cafebiz.vn/thu-tu-nuoc-my-mot-nua-u-e-nhu-nha-co-dam-nua-con-lai-tung-bung-nhung-du-sao-nuoc-my-van-tru-vung-20201108074826803.chn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ờ ông Terry Buss này viết hay đấy. Miễn là công bằng khách quan, còn lại theo đảng phái nào là lựa chọn cá nhân của mỗi người.

      Delete
  35. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, câu nói của Bác đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người và nó lại càng đúng với đạo đức của một người thầy. Bác dạy “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hoá, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức”[1]. Võ Văn Chỉ, Học viện Chính trị khu vực IV

    http://truongchinhtribentre.edu.vn/noi-dung/chu-tich-ho-chi-minh-noi-ve-tai-va-duc-hai-chu-can-phai-co-cua-mot-nguoi-thay

    Đem hai phạm trù này để nhận định giữa hai Bác T & B, để cả nhà góp ý, cho dzui, ạ.

    Để lãnh đạo [dẫn đường (đạo) cao đến đỉnh (núi)], chữ tài chữ "đức" [character (?)] có khéo là ghét nhau không? Dọc theo giòng lịch sử Việt và cận đại cả nhà ấn tượng thế nào?

    Từ đâu dẫn đến lãnh đạo vừa không tài không đức ạ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Giới tinh hoa trong xã hội qua đêm từ ông thành thằng. Còn bần nông qua đêm từ thằng thành ông. Thì lấy đâu ra lãnh đạo tài đức hả bạn.

      Delete
  36. Em cũng nghĩ nếu ông Trump là bạo chúa độc tài, chắc chắn là kẻ độc tài thất bại nhất trong lịch sử khi từ phó thường dân đến hội celeb và giới trí thức đều chửi ông và chính quyền của ông như hát mà chẳng may mảy lo sợ có chuyện gì xảy đến với mình, thậm chí càng chửi càng được tung hô. Trong khi đó hội ủng hộ Trump từ thiếu niên đến người già, từ trong trường học đến ngoài đường nhẹ thì bị bắt nạt, chửi rủa đánh đập mà nặng thì mất mạng. Đáng bị hiệp hội độc tài đá đít và tước thẻ hội viên.

    Một nỗi ô nhục cho hiệp hội!

    Hitler: loại này mà có đứa nộp đơn đòi kết nạp thì hiệp hội cho luôn đứa nộp đơn vào phòng hơi ngạt 😞

    p/s cám ơn bạn Luz ở trên đã chia sẻ. toàn thứ m mới biết lần đầu mà đọc thấy hợp lý quá. m phải tìm hiểu thêm mới được vì đọc xong thấy quá ngu ngơ ngờ nghệch với truyền thông.

    kiểu media manipulate thế này sợ con mình đi học chắc cũng bị đầu độc dần. hơi rén với thế giới này rồi, chắc tại trước đây m sống sung sướng quá ko để ý gì.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ, nhiều đứa trên răng dưới dép hạng loser chung thân mà chửi người ta như hát hay xong lại bảo người ta độc tài. Mịe độc tài thật mài chả còn răng mà húp cháo. Xứ tự do dân chủ quá đà nên cũng có nhiều thứ thổ tả, căn bản là mình phải biết cái gì nên học và cái gì không nên.

      Delete
  37. 1. Cái tin ông B con trai nghiện, con gái nghiện. Con trai khác cặp với chị dâu sau khi anh trai mất chả biết đúng ko. Chứ đúng thật thì gia đạo bất an thế, ổng tề gia còn ko nổi, mong đợi ổng trị quốc - bình thiên hạ sao đây?!

    2. Công nhận nhiều đứa cứ tưởng gì mình cũng biết mà nó ko biết nó là ai. Mới chân ướt chân ráo sang Mỹ vài năm, tiếng còn chả sõi bày đặt, chửi ổng trumpiest, nói ổng ko xứng đáng lãnh đạo nước Mỹ đồ ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. chị vào trong web gtv.org và theo dõi steve bannon và tỉ phú trung quốc lưu vong mike gou có leak các nội dung ở trên. thâm chí còn có một lá thư và nhật ký của cô con gái nhà Biden bị chấn thương tâm lý vì lúc bé đi tắm với bố đã bị làm cái gì đó.

      các cô đào holywood qua tay cậu ba nhà biden: cô tiên hắc ám, cô wonder woman, cô gaga, cô hoa mộc lan... leak thêm chắc nhiều cô chết. và hai cô nhà obama đã có hình ảnh sex và hít ma tuý chung với cậu biden. việc này cũng ko quá bất ngờ vì cô lớn nhà obama đã có scandal hút cần sa hồi thiếu niên, 17 18 chi đó em ko nhớ.

      có 1 đoạn nhỏ trong clip đã được, nội dung là biden đang rape 1 đứa nhỏ underage nghi là người china trong tình trạng say thuốc. cô bé đó ra máu rất nhiều và người thuyết minh nói là biden làm chuyện đó rất lâu. clip này gây chấn thương tâm lý cho người có thần kinh yếu nên em ko biết bây giờ họ đã gỡ xuống chưa.

      nói chung cả cái nhà biden này gia môn bại hoại.

      hôm qua còn đọc dc tin từ đồng đội cũ của ông mc cain là ông sau khi trở về từ vn đã bỏ vợ (bị tai nạn chấn thương xương chậu nghiêm trọng) và con gái (gửi nhà người quen nuôi vì vợ bệnh) mà đi lấy tiểu thư con nhà giàu để dọn đường tiến thân vào giới chính trị. ông cain dc bây giờ cũng là nhờ mấy đồng ketchup dollar. ông cain và ông john kerry chắc là hai ông gold digger nổi bật nhất ở W.DC

      Delete
    2. Chị không dám xem. Thứ nhất là không hiểu nó thật giả tới mức độ nào. Thứ hai là không muốn có cảm giác kinh tởm.
      Mấy cô showbiz hô hào bình đẳng giới cấp tiến nọ kia ghê lắm mà cứ khui ra vụ nào là lộ ra các cô ấy dùng vốn tự có để đi lên vụ nấy. Im im kiếm chác thì ai bảo gì, đây lại cứ phải tiên phong đi đầu trong công cuộc nọ kia cơ. Đến là nẫu mề với các cô.
      Vụ ông McCain bỏ vợ con chị không biết nhưng chị có biết 1 ông cựu binh ngồi xe lăn hẳn hoi mà cũng lấy vợ giàu nứt đố đổ vách và cũng vận động chính trị ghê lắm. Sau thì hai vợ chồng ly dị nhưng chị không biết có liên quan tới việc John Kerry thất bại trong cuộc đua tổng thống không.
      Mô hình kết hợp anh hùng chiến tranh với tiểu thư con nhà giàu, chàng có khả năng chớp thời cơ vụt sáng thành ngôi sao chính trị, nàng có tài chính để hỗ trợ chàng, chàng làm nên thì nàng cũng tỏa sáng, thực ra là một mô hình đôi bên cùng có lợi chứ không phải mình các ông đào mỏ đâu.
      Bình thường mình chỉ thấy những ca kết hợp thành công còn những ca thất bại như ca chị kể trên thì ít người biết.

      Delete
    3. trong link dưới đây, về việc McCain cố tình làm khó dễ, tạo ra một mê cung hành chính để việc truy tìm lại các tù binh chiến tranh ở Việt Nam, Nam Hàn,... là một sự xúc phạm đối với lính Mỹ. Sở dĩ xúc phạm là như thế này. Năm 1990 hạ viện có một dự luật, có tên là "Truth Bill". Điều cơ bản của luật này là hễ người đứng đầu các cơ quan chính phủ nếu được nhận bất kỳ thông tin nào liên quan tới các tù binh chiến tranh Hoa Kỳ tính từ Đệ Nhị thế chiến, phải ngay lập tức thông báo cho công luận. Việc này giúp các thân nhân có thể có hy vọng tìm lại những quân nhân Mỹ đang bị cầm tù ở Việt Nam, hay Bắc Hàn...
      “[The] head of each department or agency which holds or receives any records and information, including live-sighting reports, which have been correlated or possibly correlated to United States personnel listed as prisoner of war or missing in action from World War II, the Korean conflict and the Vietnam conflict, shall make available to the public all such records held or received by that department or agency.”
      https://www.typeinvestigations.org/.../06/mccain-pow-cover/

      McCain từ phía Pentagon đã ngay lập tức ngăn chặn dự luật này. Sau có còn một dự luật nữa, đại để rằng nếu bất kỳ cơ quan chính phủ nào nhận được thông tin về những quân nhân bị bắt làm tù binh, cố tình che dấu và không công bố cho công luận trong vòng một tháng sẽ đối diện với án phạt. McCain thêm vào một amendment sau đó, thế là những người làm chuyện đó, chiểu theo bản sửa đổi, sẽ không bị phạt nữa.
      Đây là chuyện bạn có thể kiểm chứng. Về chuyện tâm lý. Lúc McCain trở về Hoa Kỳ, mang thương tật, ông có một người vợ rất chung thủy, bà công tác trong văn phòng tổng thống Ronald Reagan. Khi nhìn thấy vợ mình, McCain rất bất ngờ. Người vợ ông vào năm 1969, 2 năm sau khi ông bị bắt ở Hà Nội, bị một tai nạn xe hơi, bị dập xương hai chân, vỡ xương chậu. Mấy đứa con của hai người phải gửi người thân nuôi hộ. Riêng bà đi qua các cuộc phẫu thuật hết sức đau đớn. McCain từ đó để vợ vật lộn với việc phục hồi và nuôi mấy đứa nhỏ, ông đi party và có nhân tình ở bên ngoài.
      McCain lúc này cũng bắt đầu suy nghĩ tới việc hoạt động chính trị. Ngặt nỗi ông không có tiền ra tranh cử. Tiểu thư của gia tộc Hensley giàu có ở Arizona chưa chồng, trong khi người cha của cô cũng nhìn ra được cơ hội chính trị của chàng trai trẻ. McCain về ly dị vợ, trước sự ngỡ ngàng của rất nhiều người, nhanh chóng sau đó kết hôn với tiểu thư nhà Hensley - cũng là người thừa kế của gia tộc Hensley.
      Có hai loại mồi để mang đi câu cá sấu, loại công tử bột ăn chơi gái gú là một, loại đàn ông đào mỏ là hai.
      Ở Phoenix, không ai không biết Hensley Beverage. Cuộc hôn nhân này ngay lập tức mang lại cho John McCain hầu bao không đáy để chạy đua vào thượng viện. Và thành tựu của McCain ở thượng viện, được đánh dấu bằng các hành vi hết sức đốn mạt với đồng đội cũ như trên.đâm sau lưng đồng đội từng vào sinh ra tử, kể ra cũng "anh hùng"

      Delete
    4. McCain khi qua đời được phủ tấm cờ Mỹ nhăn nhúm, đây là code bên nhà binh dành cho traitor. Ông ta làm gì để bị đối xử vậy thì chúng ta chưa rõ, nhưng ai quan tâm có thể tìm clip McCain wrinkled flag và xem thái độ tướng lĩnh trong đám tang của ông ta sẽ biết, có người quan tài đi qua còn không giơ tay chào.
      Nói chung giờ chính trị gia thương gia nào được lòng truyền thông thì đều nên bị đặt dấu hỏi.

      Delete
  38. Không có bác Trump thế giới hết vui rồi.

    ReplyDelete
  39. Chị em thấy có bài viết này hay lắm em copy về chị đọc thử xem nhé, nó khá dài nên em cắt ra nhiều đoạn:
    Điều gì đang thực sự xảy ra ở nước Mỹ?
    Điều khá thú vị năm nay là dân tình quan tâm đến bầu bán của Hoa Kỳ, một quốc gia cách xa nửa quả địa cầu mà trong khi chính trị của chính đất nước mình thì ít ai quan tâm.
    Cũng khá thú vị, đây là cơ hội để người dân Việt Nam hiểu được cách một thể chế chính trị được coi là hoàn hảo nhất của loài người hiện tại vận hành như thế nào. Bài viết này mình sẽ giải thích qua những điều mà không có bất kỳ thông tin chính thống nào bạn có thể tìm được.
    Đầu tiên, bạn cần hiểu người dân Mỹ bầu cử, họ bầu tổng thống vì điều gì? Đa phần chúng ta sẽ nghĩ rằng họ bầu ông Trump hoặc ông Biden. Từ đó mới xảy ra những câu chuyện tranh cãi như ông Trump tính khí thất thường, hay chỉ trích chửi bới lung tung hoặc ông Biden thân tàu, ấu dâm trẻ con,...vv.
    Với dân Mỹ, họ không quan tâm điều này. Điều họ quan tâm là CHÍNH SÁCH, chứ không phải là cá nhân tổng thống. Vì vậy cho dù ông tổng thống có là người như thế nào đi chăng nữa, có phách lối ra sao nhưng họ không quan tâm.
    Điều họ quan tâm là CHÍNH QUYỀN đứng sau những người họ bầu, có những chính sách gì? Có phù hợp với mong muốn của họ hay không? Đấy mới là bản chất của cuộc bầu bán. Đa số người dân Việt Nam không hiểu được điều cơ bản này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị cũng đã có lần viết một entry về vấn đề này khi dân tình đang ào ào chửi Trump không nắm tay vợ dắt lên cầu thang và so sánh với Obama tình cảm nho nhã. Bầu lãnh đạo thì phải quan tâm đến chính sách, tầm nhìn và cách họ nhìn nhận vấn đề, chứ ai lại bầu lãnh đạo dựa trên những tiêu chí tìm bạn trai kiểu thế. Nhiều người phải nói kiến thức và tư duy quá kém mà cứ thích bình luận chính trị.
      Tuy nhiên trong đoạn em trích ở trên thì chị không đồng ý phần dân Mỹ không quan tâm nếu Biden thân tàu hoặc ấu dâm vv. Tinh vi huỵch toẹt như Trump thì chỉ là phạm trù tính cách cá nhân chứ nếu nhận hối lộ của tàu hoặc ấu dâm của nhà Biden thì lại là phạm pháp. Mà phạm pháp thì cử tri nào cũng phải quan tâm.

      Delete
  40. Như vậy, để có một đất nước phát triển, người dân họ phải hiểu về chính sách và hậu quả của chúng đến cuộc sống. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết về lý thuyết cũng như thực tế cách mọi thứ vận hành. Dân tộc nào cũng sẽ có sự phân tầng hiểu biết này, chia ra thành 2 nhóm đó là cánh tả và cánh hữu.
    Cánh tả và cánh hữu, tạo ra 2 nhóm người chính trong cuộc bầu bán, với chính sách cụ thể như sau:
    ♦️ Cánh tả: mong muốn người khác giải quyết nhu cầu của mình thông qua đánh thuế cao để chia đều tài sản xã hội, thông qua phúc lợi xã hội. Mô hình xã hội điển hình là một nhà nước vú em lớn, kiểm soát toàn bộ các mặt đời sống của người dân qua thuế và phân phối tài sản.
    Vì vậy, ủng hộ cánh tả là những người làm trong hệ thống chính quyền nhà nước, những người nhập cư muốn hưởng phúc lợi mà không muốn đóng góp nhiều. Những doanh nghiệp lớn nhất như Big tech, Big media, Big pharma,….có cấu kết với chính quyền để tạo ra độc quyền.
    Thông thường, những người theo cánh tả là những người trẻ tuổi, do bị ảnh hưởng từ hệ thống giáo dục công của cánh tả, những người nghèo sống trong các thành phố lớn, những người làm việc cho các đại doanh nghiệp. Đây chính là những bang nhỏ màu xanh trên bản đồ bầu cử, nhưng chiếm dân số cực lớn của Hoa Kỳ.

    ReplyDelete
  41. Cánh hữu: mong muốn tự do kinh tế, tự làm tự ăn, nhà nước nhỏ không can thiệp vào đời sống người dân. Mô hình điển hình là một nhà nước liên bang nhỏ, vận hành chủ yếu qua hệ thống luật pháp đơn giản, các bang (tỉnh) tự trị, tự quyết định cuộc sống của mình.
    Vì vậy, ủng hộ cánh hữu là những người làm tự do, những chủ doanh nghiệp nhỏ, hay nói chung là những người trung lưu, thường được gọi là nhóm Silent majority – nhóm đông im lặng. Bạn sẽ không thấy nhóm này đi biểu tình bao giờ, vì họ còn bận phải làm việc. Nhưng lá phiếu của họ có quyền lực mạnh mẽ, bầu lên Trump vào năm 2016 trong khi Hilary được cho là thắng cử đến 98%.
    Thông thường, những người theo cánh hữu là những người trung niên hoặc cao tuổi, có hiểu biết về thực tế cuộc sống và làm chủ được cuộc sống của mình. Họ sống rải rác khắp nơi trên nước Mỹ, không sống ở các thành phố lớn.

    ReplyDelete
  42. Nước Mỹ đang ở trong một cuộc nội chiến!
    Một xã hội ổn định nên cân bằng giữa cánh tả và cánh hữu, đó là đa số có thể tự quyết định cuộc sống của mình, theo cánh hữu và vẫn đầy đủ những chính sách cánh tả cho những người khó khăn hơn.
    Vấn đề ở đây là những chính sách cánh tả cần được thực hiện một cách thông minh và số lượng thấp, nếu không sẽ tạo ra một lớp người chỉ ăn bám xin trợ cấp.
    Những nhà tài phiệt nhìn thấy điều này, và họ đã cố gắng kéo cán cân về phía cánh tả nhiều hơn. Đó là điều xảy ra trong toàn bộ lịch sử nước Mỹ, với mục tiêu tạo ra một nhà nước độc quyền mọi mặt của cuộc sống.
    Ví dụ thực tế nhất, chính là obama care. Đây là chính sách chăm sóc y tế của obama, được truyền thông truyên truyền rằng nó giúp cho người nghèo được chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, chính sách này ép buộc đa số phải mua bảo hiểm từ các hãng lớn, sau đó mới được mua bảo hiểm từ các hãng thứ 3 nhỏ hơn.
    Đây chính là chính sách cạnh tranh độc quyền, để ép các doanh nghiệp bảo hiểm nhỏ phá sản và tạo ra một nhóm lợi ích độc quyền về ngành này. Như vậy, khi họ tuyên truyền 1 thứ có vẻ rất tốt, nhưng mục tiêu của nhóm tài phiệt là hoàn toàn khác.
    Hay ví dụ như chính sách nhập cư, bề ngoài tuyên truyền là để những người nước ngoài nhập cư vào Mỹ tốt hơn bằng cách không cho xây tường, dễ dàng hơn với điều kiện nhập cư. Thực chất, đây là cách để những người không đủ điều kiện, nhập cư BẤT HỢP PHÁP vào nước Mỹ. Vì mang ơn đảng Dân Chủ, họ sẽ bầu cho những người này, đây là cách để các cuộc bầu bán sau này cánh tả có lợi thế hơn.
    Tuy nhiên, khi cho những người không phù hợp vào một quốc gia, nó sẽ đem lại rối loạn xã hội. Điển hình như là châu âu, với các cuộc khủng bố hồi giáo hàng ngày. Tất nhiên, những người đứng đầu họ không quan tâm, thứ quan tâm duy nhất của họ là quyền lực. Và nó được đảm bảo chính nhờ những người nhập cư hồi giáo.
    Một ví dụ điển hình khác, đó là chính sách cấm súng. Tu chính án số 2 của Mỹ cho người dân sử dụng súng, không phải để tự vệ mà để người dân có phương tiện chống lại sự độc tài của một nhóm nào đó. Điều này là vô cùng nguy hiểm với chính sách cánh tả, họ muốn cấm bằng mọi giá. Vì vậy, có rất nhiều vụ xả súng, và mỗi lần như vậy lại có 1 phong trào biểu tình cấm súng. Nhưng người Mỹ họ vẫn tỉnh táo lựa chọn đúng theo hiến pháp của mình

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị cơ bản là đồng ý với những nhận định này (trừ vấn đề về sở hữu súng). Chị cũng đã nói trong một entry lâu lâu rồi rằng theo chị nền kinh tế chủ yếu nên được điều hành bởi cánh hữu, hay là Cộng hòa trong trường hợp Mỹ, rồi thỉnh thoảng xả hơi bằng một nhiệm kỳ cánh tả (Dân chủ). Như vậy vừa đảm bảo công bằng xã hội, ai làm nhiều hưởng nhiều ai làm ít hưởng ít, vừa thỉnh thoảng cũng được tiếng nhân đạo cao đẹp nọ kia. Động lực xã hội đúng đắn thì sẽ tích lũy được của cải. Có của cải tích lũy rồi thì thỉnh thoảng mở hầu bao rộng rãi cũng không ảnh hưởng gì. Cái này chị nghĩ ai cũng nhìn thấy. Ai mà không nhìn thấy thì hoặc là quá mù mờ, hoặc là có quyền lợi, hoặc là đằng nào cũng chẳng ảnh hưởng gì đến bản thân nên cứ nói điều đạo đức cao cả chả mất gì mà lại được tiếng.
      Còn về vụ sở hữu súng thì chị cũng phân vân. Cứ nghĩ hơi tí lại có người giương súng lên thì cũng khiếp. Nhưng chị có nói chuyện với 1 anh người Mỹ, anh ý nói rằng sẽ không bao giờ bỏ được súng trong xã hội Mỹ vì nhiều nơi đất rộng người thưa, có vấn đề gì gọi cảnh sát cảnh sát không thể đến được ngay, thế mà lại không cho người dân sở hữu súng để tự vệ thì không thể được.

      Delete
  43. Trong xuyên suốt lịch sử, nước Mỹ bị kiểm soát bởi những nhóm độc quyền – Cabal này. Gần như tất cả những tổng thống cộng hòa hay dân chủ, đều chịu kiểm soát bởi họ. Nếu không làm theo, họ sẽ bị ám sát, lật đổ dù cho là theo đảng nào đi chăng nữa.
    Đó là những tổng thống Lincoln (giải phóng người dân da đen khỏi nô lệ) hay tổng thống đảng dân chủ Kennerdy (muốn khôi phục bản vị vàng), gần nhất là Reagan bị ám sát hụt, và Donal Trump.
    Trump là tổng thống phải nói là bị nhóm cabal đánh mạnh nhất trong lịch sử, bởi vì ông không phải là chính trị gia. Hầu hết các tổng thống trước dù theo cộng hòa, nhưng vẫn âm thẩm thực hiện các chính sách cabal.
    Trong 4 năm vừa rồi, ông Trump đã chặt vây cánh của Cabal, nhà nước ngầm rất mạnh, hiệu quả. Đầu tiên đó là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, bởi vì China là nơi cabal làm ăn, có nhiều quyền lợi nhất. Tiếp theo là việc giảm thuế, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh lên, cạnh tranh với Cabal. Ngoài ra ông ta cũng cải cách luật pháp, giúp giảm những điều kiện kinh doanh, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn.
    Vì vậy, họ làm mọi cách để lật đổ ông ta, đây là cuộc đảo chính tổng thống mạnh nhất trong lịch sử. Những chiêu trò đó là âm mưu lật đổ qua vụ nga can thiệp bầu cử, rồi đảo chính qua đòi bãi nhiệm. Ngoài ra là vô số vụ ám sát hụt, như là thuốc độc qua thư, đấu súng ở nhà trắng…Bạn sẽ không biết mấy tin này, nếu chỉ đọc báo chính thống.
    Bạn có thể thấy gần như 100% báo chí tấn công ông ta hàng ngày, từ đời tư cho đến bóp méo các chính sách. Kể cả những Big tech lớn như facebook, google cũng đang bịt miệng ông ta qua việc dán nhãn các bài viết của ông trên các kênh này, bạn có thể kiểm chứng ngay bây giờ khi tìm Fb Trump. Nếu một người chỉ đọc các tin chính thống, sẽ không thể nào biết được sự thật.

    ReplyDelete
  44. Tất nhiên người dân Mỹ sau 4 năm kinh tế tốt hơn, họ ủng hộ Trump. Những người theo cánh tả thì càng ghét Trump. Đây là sự phân hóa xã hội. Cuộc bầu bán này chính danh thì Trump có lợi thế hơn hẳn, vì vậy Cabal họ sẵn sàng mọi cách để chiến thắng, kể cả gian lận. Bầu qua thư Mail in ballot là một cách điển hình đó.
    Đừng ngây thơ tin rằng nước Mỹ là nước dân chủ, thì không có gian lận. Khi bạn động vào quyền lợi của nhóm Cabal, họ sẽ làm mọi cách để tiêu diệt bạn. Trong lịch sử, tổng thống Linlcon đã từng bị gian lận qua phiếu bầu thư, trong cuộc nội chiến Mỹ. Không lật đổ qua cách bầu, Cabal đã ám sát ông ta.

    ReplyDelete
  45. Tương lai cho nước Mỹ và toàn thế giới
    Cuộc bầu bán này với dân Việt là một sự kiện khá lạ, vì liên quan đến kiện cáo. Những thực ra đây là điều cả 2 phe đã tính toán từ lâu rồi, không có gì là lạ do tính chất quan trọng của nó.
    Phe cánh tả biết nếu bầu chính danh sẽ không thắng được, nên sẽ phải tìm cách gian lận. Trận này họ bắt buộc phải thắng, vì thêm 4 năm nữa hệ thống nhà nước ngầm Cabal sẽ sụp đổ.
    Ngược lại, trận này Trump cũng phải thắng, nếu không thì ông ta sẽ bị hãm hại, nước Mỹ sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, với viễn cảnh tất cả ngành nghề điện, nước, báo chí, luật pháp, dầu mỏ, thuốc,….đều nằm trong tay nhà nước. Người Việt hiểu rõ điều này nhất.
    Vì vậy, bên Trump họ thừa hiểu về vấn đề sẽ có gian lận, nên trong 2 năm cuối nhiệm kỳ ông ta bổ sung được 3 thẩm phán cho tối cao pháp viện, cán cân hiện là 6/3, có lợi cho đảng cộng hòa của ông. Các cuộc kiện cáo sẽ kéo dài đến tháng 1 năm 2021, lúc đó chúng ta mới biết ai thực sự là tổng thông.
    Dù cho ông Trump hay Biden lên làm tổng thống, đây là thời điểm sự phân cực tả hữu mạnh nhất trong lịch sử, nước Mỹ có nguy cơ phân mảnh ra thành những quốc gia nhỏ hơn bên trong qua nội chiến.
    Hãy nhớ rằng, đây là thời điểm thay đổi chu kỳ của nhân loại, nên khởi đầu sự thay đổi và kết thúc sẽ nằm ở nước Mỹ. Trong thời điểm nước Mỹ hỗn loạn, khó khăn, sẽ là cơ hội cho những quốc gia độc tài khác dành lấy cuộc chơi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thay thế Hoa Kỳ trên chính trường trong năm sau.
    Tương lai sẽ là rất nhiều xáo trộn và chuyển đổi, kết quả cuối cùng, phụ thuộc vào tâm thức người dân của từng quốc gia trên toàn cầu.
    Nếu người dân có hiểu biết, tâm thức lương thiện, quốc gia đó sẽ phát triển. Ngược lại, người dân không hiểu biết về kinh tế chính trị, tâm thức tranh giành vật chất, quốc gia đó sẽ là quốc gia của tham nhũng và lụi bại.
    Khi đó, dù cho có áp dụng mô hình xã hội tân tiến nào đi chăng nữa, nó cũng sẽ dần dần suy đổi, như nước Mỹ hiện tại mà thôi.
    Vì vậy, người Việt chúng ta muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy đầu tư vào sự hiểu biết, tăng nhận thức không chỉ cho bản thân, mà còn cho con cháu sau này. Chính chúng là người kiến tạo ra một thế giới mới.
    Phần cuối này, chính là thông điệp cho các bạn!

    ReplyDelete
  46. Bài viết của Giang đã hay, mà các còm của Hoa Hời Hợt, Thủy Tiên Vũ và bạn Em Luz, Anonymous .. thật nhiều thông tin thú vị và hữu ích. Đọc rất thích, cảm ơn mọi người đã chịu khó còm và chia sẻ nhiều thông tin.

    ReplyDelete
  47. Chị ơi, chị nhớ viết bài Fake built on fake, ai cũng mong chờ hết nè :)))))

    ReplyDelete