Monday, February 6, 2023

Sugar you you go

Hồi ở Dubai mình có cậu lái xe người Bangladesh. Mới đầu cậu ta rất tốt nên lúc cậu ta nhờ mình bảo ngài xin cho thằng con sang Dubai, mà visa cho người Bangladesh lúc đó đang bị cấm, ngoài ngài ra chắc ở Dubai hầu như không ai có thể làm được, mình cũng lèo nhèo bắt ngài giúp. Rồi đến lúc cậu ta muốn vay mình 6000e để mua cửa hàng ở nhà cho vợ buôn bán kiếm đồng ra đồng vào, mình cũng cho cậu ta vay luôn.

Ai ngờ sau đó cậu ta bắt đầu giở quẻ. Giữa năm học mà lại vô lý đùng đùng đòi nghỉ phép về thăm nhà. Mình bảo cậu chở con tôi đi học, khi nào con tôi nghỉ học thì cậu nghỉ phép. Trả lời vợ tôi ốm sắp chết, madam mà vào hoàn cảnh tôi thì madam nghĩ sao. Mình chả nghĩ sao, suốt ngày lý do “ốm sắp chết” nhưng đảm bảo không bao giờ chết.

Tuy nhiên cậu ta quyết đi thì mình cũng chả cản được. Bảo tôi đi chục hôm tôi về madam đừng có lo. Mình chả lo và cũng chẳng thèm vặn ông đòi về thăm nhà với lý do vợ ốm sắp chết, sao ông biết sau chục hôm sẽ xong việc hay thế. Sau chục hôm không thấy cậu ta quay lại mình cũng kệ. Cậu này quen làm việc cho chủ không biết lái xe hoặc cao sang quá không thèm lái xe nên kiểu gì cũng phải có tài xế, không có tài xế là ngồi bó cẳng trong nhà. Trong quá khứ có lần cậu ta bỏ về nước, chủ ngồi bó cẳng trong nhà 3 tháng chịu hết nổi phải xuống nước gọi cậu ta quay lại. Cậu ta tự hào vụ đó lắm, kể suốt. Tưởng bổn cũ soạn lại được với mình, nhất là lại đang nợ tiền mình nên yên chí mình không dám đuổi.

Mình đợi đến lúc visa cậu ta còn vài ngày nữa là hết hạn mới bảo ngài gọi điện. Gọi hôm trước hôm sau cậu ta le te sang ngay. Mình gọi lên nhà, đuổi việc lập tức.

Bố đã thế, con cũng chả hơn gì. Hơn nửa năm cưu mang trong nhà bảo lãnh visa và trả lương, nó chỉ toàn nằm ngủ. Mohammed cậu làm vườn mình quý thời gian đó đang về quê chữa bệnh thận nên mình giao cho nó nhiệm vụ tưới 5 cây phượng vĩ. Nó làm chết 3 cây rưỡi. Mình gọi lên nhà trên định dạy nó cách phục vụ bàn để nó giúp mình khi nhà có khách ăn tối, ai dè hôm đầu tiên thì nó lên muộn vì ngủ quên, còn hôm thứ hai thì nó lên đúng giờ nhưng mặt mũi ngái ngủ gãi đầu gãi tai bảo tôi không học được đâu madam tìm người khác. Cộng thêm mấy lần đi events vào xe là thấy xe hết sạch xăng không hiểu tại sao. Mãi sau mình mới phát hiện nó ngủ cả ngày còn đêm thì thức, lén lấy xe mình đi chơi. Mà không chịu lấy cái xe BMW bình thường mình dùng cho trẻ con đi học, lại phải lái Audi là xe mình dùng đi events, mới chịu.

Đến Ghana, thằng bé lái xe trẻ măng, thông minh, chăm chỉ, nhanh nhẹn, mỗi tội tiền nong bê bối. Mình chưa chính thức thuê nó mà đã phải chuộc nó ra từ đồn cảnh sát. Rồi sau đó đủ thứ chuyện, nào là tiền nong thiếu hụt chỗ nọ chỗ kia chủ nợ săn lùng, nào là con nằm viện, suốt ngày phải ứng trước tiền lương, có lần phong bì tiền mình đưa nó để đưa cho cô giáo trả tiền học cho trẻ con bị nó rút ruột chắc vì nó đói quá. Điên nhất là mấy lần liền, sáng đến giờ trẻ con đi học thì chả thấy lái xe đâu, điện thoại thì ò e í, đến lúc vác mặt đến thì liến thoắng lý do lý trấu. Đến lần thứ mấy gì đó, mình gọi nó lên nhà, giọng lạnh lẽo « một lần nữa tôi sẽ đuổi việc cậu ». Thế là từ đó mọi chuyện mới ổn.

Và bây giờ là ở Nga. Hồi đầu mình ấn tượng cậu lái xe lắm vì cậu ta khoe nói được 4 hay 5 thứ tiếng và cái gì cũng biết làm, thậm chí biết làm cả thịt cá nóc! Cuối cùng chỉ sau vài tuần thì mình phát hiện thánh google toàn dùng google translate nhắn tin, còn thực chiến mình nói mãi cậu ta cũng chả hiểu. Chưa kể cậu ta quen với việc cả ngày chỉ đưa trẻ con đi học rồi về nhà ngủ hoặc làm việc riêng, chiều lại đi đón trẻ con, cả ngày chỉ có 2 chuyến như thế, cộng thêm tuần một lần chở mình đi chợ, nên lúc bị mình giao thêm việc gì thái độ cũng rất miễn cưỡng chỉ chực chuồn. Chưa kể ngồi vào xe là chỉ có lái, xe bẩn mặc kệ, camera hậu bị bùn che kín cũng mặc kệ, gương kính bẩn không nhắc thì không lau, rồi vừa lái vừa dùng điện thoại 3 tháng ăn 2 vé phạt và không hiểu dùng xe mình vào việc gì mà liên tục phải đổ xăng. Chưa kể đến làm thì rất hay đến muộn, nhưng tiền lương thì tháng nào cũng thấy hỏi từ sớm.

Nhà mình đi nghỉ hơn 3 tuần, lái xe theo đó cũng được nghỉ luôn. Đến lúc con mình đi học lại, ngày đầu tiên phải chở trẻ con đi học, đã dặn kỹ từ tối hôm trước là không được muộn, sáng hôm sau đưa trẻ con xuống nhà lại không thấy lái xe đâu.

Tiếng sau cậu ta đến nơi, mình gọi lên, cho nghỉ việc lập tức. Nồi cơm của các người các người chả lo, tôi không lo hộ được. 
Không có lái xe, nhẹ cả người. Cần đi đâu thì gọi taxi, vừa rẻ, vừa đúng giờ, có taxi chiều khách còn bật cả nhạc Ngồi tựa mạn thuyền í a í a cho mình nghe. 

Ảnh: hôm nay tự dưng nghĩ tới căn hộ nằm bên bờ sông Tevere, khung cửa sổ toàn hoa là hoa. Bên này lạnh quá và còn không đủ nắng, chẳng trồng được cái gì. 

155 comments:

  1. Mệt nhất mấy người không trung thực há G? Tui thì rất ghét mấy người họ đỗ tên thừa, lười biếng mà hở tí lý do lý trấu thì là tại bị này nọ, điên hết lòng mề

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tại tính tui dễ nên người làm hay tìm cách lợi dụng. Nhưng tui đã cảnh cáo mà không biết đường tự chấn chỉnh thì tui sẽ không giữ. Cùng lắm thì thu xếp thời gian khéo khéo tí là có thể tự làm mọi việc, còn hơn là phải chịu đựng người làm dở hơi.

      Delete
  2. Tui có mấy người bạn ở VN quyết định bán xe và đi Uber cho khỏe, vừa tiết kiệm rất nhiều tiền vừa tiết kiệm thời gian vừa đỡ stress vì bao nhiêu thứ: bảo hiểm, công an, bảo trì, v.v. có tài xế taxi ruột, gần như là tài xế riêng cho mình, tui thấy mô hình này ở VN hay lắm a. Mà Moscow đường sá đông đúc quá hả bà, đi taxi có mất nhiều thời gian đợi không? Tui cầu chúc cho nhà bà tuyển được lái xe thích nhạc Trịnh và đáp ứng đầy đủ yêu cầu tài xế xịn nhé.
    P.S.: Hôm trước tui đùa bà vụ nhạc Trịnh đấy, chứ oligarch Nga mà nghe nhạc Trịnh chắc chắn tui và chị em ở đây sẽ được hóng chuyện hấp dẫn dài dài :D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mỗi lần đổ xăng xe tôi có thể đi gần 1000km ngoại ô. Trong thành phố thì bét ra cũng phải đi được 400km. Thế mà thay vì đi được ít nhất 1 tuần thì lái xe của tôi không biết dùng xe vào việc gì mà cứ 3 ngày lại báo hết xăng một lần. Bây giờ tôi và lũ con đi taxi, tiền taxi thoải mái cả tuần cũng chẳng bằng tiền đổ xăng hồi trước, lại gọi một cái là vài phút sau đến luôn. Bên này mọi người đi taxi hết mà, hiếm người thuê lái xe lắm.
      Kể ra nếu có lái xe riêng thì cũng nhiều cái tiện, nhưng phải là nhân viên tốt. Chứ vừa mất tiền thuê lái xe lại vừa suốt ngày phấp phỏng sợ lái xe đến muộn con mình đứng đợi hễu giữa đường, thì thà không có còn hơn.

      Delete
  3. hihi chị Giang ơi mấy ông tài xế đó thật là không biết hưởng phước phần đc làm việc cho nhà chị nhỉ. Cuối cùng cũng bị chị Giang trị cho biết tay chứ mà ở đấy phát tác bệnh lười biếng vô trách nhiệm tiếp. Ủng hộ chị Giang kiên quyết làm tới bến vậy á. Mà em thấy nhiều người dân vùng tây á kiểu ấn banglades pakistan rất hay khôn lỏi khôn vặt c ah. Miệng thì luôn cung kính “yes, my boss” nhưng mà sau lưng toàn play trick để lấy lời. Bảo sao đi đâu cũng bị dè chừng
    Vậy là cả 3 bé nhà chị đều đang đi học và ở cùng bố mẹ ở Moscow đúng k ạ. Vậy coi như vẫn happy cho chị không là lại nhớ nhung con cái ở xa ấy (dù sớm muộn ngày ấy cũng sẽ đến), còn ở gần nhau đc thêm tí nào là còn tranh thủ yêu thương quan sát tụi nó đc. Yẻu chị Giang!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mấy tháng trước ông đó có vụ cho thằng con chị đứng đợi hơn nửa tiếng ngoài đường mà nó vừa ốm dậy và trời hôm đó lạnh tới âm 10 độ, chị đã bực lắm rồi. Ngay trước khi nhà chị đi nghỉ giáng sinh, một buổi sáng đến giờ cho trẻ con đi học cũng chẳng thấy lái xe đâu, chị đã định cho thôi việc luôn nhưng nghĩ tết nhất mà mất việc thì tội gia đình người ta, nên lại thôi. Cuối cùng đi nghỉ gần một tháng về, lái xe cả tháng ăn lương ngồi chơi không, mà buổi đầu tiên phải đến làm việc lại đến muộn 1 tiếng.
      Giá mình đừng mắc bệnh thương người, cho thôi việc ngay trước giáng sinh, thì cũng tiết kiệm được ối tiền.

      Delete
  4. Đọc bài này chả hiểu sao em lại nhớ tới Madame Nuôi 😀

    Có khi nào hợp đồng là lái nên cậu người Nga chỉ có lái thôi ko chị ơi. Em ko rõ lắm, nhưng thường người Nga hình như phải gạch đầu dòng thì may ra. Em làm việc với các bạn người Nga đa phần đầu óc cứ tò te tí trên mây ấy hihi. Nhưng bị cái lười biếng là chính, hối thì vẫn làm chứ ko tricky như dân Bangladesh Iran Iraq và tàu khựa.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vào xe chỉ có lái thì ngang chị rồi còn gì hihi.
      Chị đã nói với cậu ý là phải giúp thêm chị các việc khác chứ chỉ có lái thì chị không cần lái xe. Mới đầu thấy cậu ý cũng năng nổ, nhưng sau chắc công việc nhàn quá dễ quá sướng quá nên cậu ý đâm lười. Sáng cho trẻ con đi học xong là về nhà ngủ hoặc đi làm việc riêng. Hôm nào chị có việc đột xuất cần phải bảo lái xe làm là thái độ rất miễn cưỡng, chắc mất cữ ngủ buổi sáng :-))))

      Delete
  5. Em nhớ có mấy lần chị nói đùa về cung nô bộc không được vượng lắm, quả cũng có phần đúng chị nhỉ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị có xu hướng bị người khác lấn lướt, chắc vì chị hay nhường nhịn thông cảm và mát tính. Những người có nhân viên giỏi thì thường phải có tính cách trái ngược với tính cách của chị.

      Delete
    2. Em thì nghĩ ngược lại, do những nhân viên này có phúc làm việc với người nhân văn và nghĩ cho mình nhiều như chị mà không biết hưởng chị ạ, hihi.

      Delete
  6. Nhân chuyện Giang kể chị xin chia sẻ câu chuyện mà đến bây giờ nghĩ đến vẫn đau xót và tự trách bản thân. Nhà chị có 2 cô giúp việc người Indonesia. Họ làm việc chăm chỉ. Do đặc thù công việc chị và chồng khi đó phải đi công tác thường xuyên và sống ở nước không có người thân hỗ trợ. Chị có 3 con nhỏ. Hai cô giúp việc trông các cháu từ lúc mới sinh. Nhà chị ngoài ra còn một đầu bếp người Hoa sáng đi chiều về và một bác lái xe. Một hôm cô giúp việc nói cậu con trai 4 tuổi ở Indonesia bị ngã gãy chân, cô ấy phải về thăm. Chị đồng ý ngay và mua vé, đưa thêm tiền, mua quà cho con trai cô ấy. Về 3 tuần đúng hẹn cô ấy sang. Khoảng hai tháng sau cô ấy nói ốm nghén. Chị vội đưa đi bác sỹ nước sở tại khám. Sau khi thăm khám ông bác sỹ xin phép cô ấy cho nói chuyện cùng chị. Cô ấy đồng ý. Theo bác sỹ sản khoa khám cô ấy có thai khoảnh hơn 8 tháng, chỉ khoảng 1 tháng là sinh. Đến lúc này cô ấy mới nói thật rằng khi hai vợ chồng chị đi làm, bác lái xe đưa chị đầu bếp đi chợ là lúc hai cô giúp việc hoạt động kiếm thêm. Một cô sẽ trông các bé. Cô còn lại “tiếp khách” kiếm thêm ngay tại nhà chị. Chị về mở camera ra xem mới thấy đau xót khi niềm tin đặt sai chỗ, khi các con mình lẫm chẫm tự chơi ngoài vườn còn các cô ấy đưa từ ông sửa điều hoà, cắt cỏ cho gia đình đến 2-3 ông hành xóm đến làm chuyện đồi bại tại nhà mình. Chị về nhà xem phòng các cô thấy hàng đống BCS và thuốc ngủ để các cô hoà với sữa cho con mình uống. Chị nghẹn đắng, khóc tu tu…sau đấy bình tĩnh lại chị đề nghị cô ấy sinh em bé rồi nếu không muốn giữ thì cho một gia đình làm con nuôi, ít nhất cho em bé cơ hội sống. Chị đưa cô ấy một số tiền lớn, mua vé cho cô ấy về Indonesia. Một tháng sau chị tình cờ gặp lại cô ấy ở chợ. Cô ấy lấy tiền, về Indonesia nạo thai rồi lại tìm đường sang. Thế đấy em ạ. Nên sugar you you go là đúng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đọc comment của chị xong máu nóng em bốc lên não vì vụ hòa thuốc ngủ cho trẻ con uống và vì nhớ lại giai đoạn ác mộng khoảng chục năm trước khi con thì nhỏ, việc thì nhiều, cố hết sức để cân bằng mọi thứ mà con mình vẫn thiệt thòi.
      Vụ các cô maid làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm em cũng bị dính. Mình đi events tối về muộn nên ban ngày nhiều khi buồn ngủ gần chết mà không dám ngủ, trông con cho giúp việc đi ngủ vì thấy giúp việc mệt. Hóa ra giúp việc tối bận lẻn ra đường kiếm khách nên ban ngày trông con mình cứ gà gà gật gật, và con mình mà làm nó bực là bị nó xô đẩy thậm chí ngắt nhéo. Sau đó một hôm còn chạy lên gặp em khóc nức nở kêu mẹ vừa chết. Em nghe xong suýt khóc vì thương mua vé cho về thăm nhà ngay lập tức, lại cho thêm cả tháng lương. Mãi sau em mới biết ngồi trên xe lái xe của em chở nó ra sân bay nó cười ha hả bảo lái xe là mẹ nó chết lâu rồi.
      Em còn bị thêm vụ đồ ăn mình mua về liên tục mà chỉ béo người nấu ăn chứ con mình phải ăn pasta luộc trộn ketchup. Lúc phát hiện ra, em phải hít thở sâu mấy lần mới bình tĩnh được. May giờ con mình lớn nên không phải canh cánh những vụ này nữa.
      Em nhận thấy với những người này mình nhân nhượng tốt bụng quá lại thành không tốt. Không tốt cho mình đã đành mà không tốt cả cho họ.

      Delete
  7. Đọc chị kể nghe mà tởn. Chị và chị Cún là vấn đề của người giàu. Như em nghèo không có người làm không bị chuyện này. Người giàu cũng khóc!

    ReplyDelete
    Replies
    1. ôi người nghèo cũng khổ, công nhân đi làm gửi trẻ ở những chổ tự phát trong khu lao động nghèo bị bạo hành đánh chết lên báo hoài mà.

      Delete
  8. Đọc sợ thế ạ. Chả lẽ lương họ ko đủ nên phải làm gái để kiếm thêm. Các Chị lúc đấy ở nước nào thế ạ chả lẽ không có ai kiểm tra bao giờ hay sao. Em định con lớn tí, lâu lâu 2 vợ chồng thuê babysitter để lâu lâu đi chơi riêng mà nghe hãi quá. Từ hồi có con đến giờ bọn em toàn bận chăm con

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lương họ cao hơn mặt bằng chung nhiều em ạ. Thời điểm đấy cuối những năm 1990, công nghệ không như bây giờ để có thể dễ dàng kiểm tra qua camera. Ngoài ra do lỗi của chị tin tưởng vào sự lương thiện, tử tế của họ. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.

      Delete
  9. Nghe hai bạn nữ ở trên, G và chị gì kể lộn mề phết nhỉ? Con mình không trông, phó thác trách nhiệm cho người khác rồi lên blog than thở. May mình không có vợ kiểu này. Events là của chồng. Mắc gì le te theo? Chị kia tiền thuê cả đống giúp việc, lái xe, đầu bếp sao không ở nhà mà trông con? Lao vào kiếm tiền con bị đánh thuốc ngủ rồi ở đấy khóc? Cuộc sống là tập hợp sự lựa chọn. Nếu các chị lựa chọn như vậy thì nên tự chịu hậu quả. Mình thiển nghĩ thế.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1 chú ếch ngồi đáy giếng cho biết, hi hi

      Delete
    2. Mình làm tập đoàn đa quốc gia ở Sài Gòn, đương nhiên không ngồi đáy giếng. May mình lường trước nên về quê lấy vợ và đưa lên Sài Gòn. Vợ mình chịu thương chịu khó không đua đòi như bạn Giang hay chị 3 con. Công ty mình tiệc tùng cuối năm những người khác đưa vợ đi, vợ mình ở nhà trông con. Những dịp nghỉ hè, team building vợ mình cũng ở nhà. Con cái được chăm sóc tốt, khoẻ mạnh không tiền nào mua được. Như chị 3 con nói thế nếu đại sứ độc thân thì lôi đâu ra phu nhân? Không nên nguỵ biện cho sự hãnh tiến. Cái gì cũng sẽ có cái giá.

      Delete
    3. Vợ anh an phận đầu chổng vào đít chổng ra không có nghĩa là người khác cũng phải như thế mới là đúng anh nhé. Nghe mùi gia trưởng lại cứ cố tỏ ra dân chủ và văn minh. Vợ anh mà xin đi theo có khi bị anh trách sao ko ở nhà trông con đi vì việc trông con đương nhiên là của vợ anh, nhỉ?

      Delete
    4. Vợ mình không xin theo, luôn biết đặt gia đình và con cái lên ưu tiên hàng đầu. Người hiểu biết và yêu con vô điều kiện họ sẽ biết để cái gì tốt nhất cho con cái. Đàn ông Việt Nam gia trưởng cũng có cái hay. Thế mới tề gia được. Chứ để lộng quá vợ con không chăm, lên blog gọi chồng là lão rồi trách lái xe hay lao vào kiếm tiền để giúp việc làm bậy xong khóc tu tu thì chết.

      Delete
    5. Thì đó, như anh mới phải về quê lấy vợ chứ mấy người thành đạt học cao hiểu rộng chắc gì đã muốn lấy anh mà tự nâng quan điểm bằng cách đánh tráo khái niệm ghê quá 🙂

      Delete
    6. Vợ mình tuy ở quê nhưng cố gắng trau dồi học xong cao đẳng nhé chứ không phải không biết gì. Quan trọng nhất là hiểu biết thiệt hơn vì chồng vì con mà nép sang một bên rồi cùng hạnh phúc.

      Delete
    7. Anh giám đốc giàu có nói mà em tưởng anh chỉ cần lấy người ngu để trị, dễ để đẻ con trông nhà cho anh chứ. Anh thế thì anh lộn tiết với chị G và các chị khác là đúng rồi. Cỡ giàu mà đầu óc như anh, may cho anh là còn có gái quê để lấy. Gớm.

      Delete
    8. Bạn này chắc chắn không phải giám đốc đâu bạn ơi hihi. Nghe bạn ấy nói là biết nhân viên linh tinh thôi.
      Tập đoàn đa quốc gia thì cũng bình thường, có khi bạn cũng chỉ là chú ếch ở đáy giếng đa quốc gia thôi mà.

      Delete
  10. Mình là người mẹ với ba con ở trên. @Giang: Đọc em viết chị mới hiểu trường hợp của mình không là duy nhất. Nó khiến chị mỗi khi nghĩ đến vẫn pha trộn cảm giác tức giận lẫn ân hận.
    @Bạn thiển nghĩ ở trên: Mình không tranh luận với bạn về các lựa chọn dù bạn viết vừa phiến diện vừa thiếu cái tình. Chồng Giang làm Ngoại giao. Các sự kiện cần có phu nhân Đại sứ hay phu nhân Tổng lãnh sự tham dự chứ không phải le te theo như bạn tả. Đấy là chưa kể các sự kiện do phu nhân trực tiếp chủ trì. Ở đây mình bàn đến khía cạnh khác. Người giúp việc ở nhà mình mình tôn trọng đối xử tử tế, tiền lương cao hơn mặt bằng chung, công việc nhàn nhã hơn vì không cần nấu ăn, lau dọn vì mình có đầu bếp và cleaner riêng. Tiền lương họ kiếm được chỉ để dành vì mọi chi phí sinh hoạt mình trả. Vậy mà cũng không coi trọng công việc, vô trách nhiệm và thiếu danh dự. Cuộc sống của rất nhiều người đi làm bao nhiêu năm vẫn túng quẫn, bất ổn định vì chính thái độ sống của họ.

    ReplyDelete
  11. Đọc chia sẻ của chị gì có 3 bé và các cô giúp việc người Indo kia mà thương 3 bạn nhỏ thế. Chị là mẹ chắc thắt tim. Hôm hè cô giúp việc người Phi nhà em xin nghỉ về nước mấy lần vì nhà có người ốm, rồi sang vài tuần lại về vì có tang. Cô này rất vui vẻ, yêu con em, chịu chơi với bé nên em cũng rất quý. Nhưng chồng em thì cứ nhắc em đừng cho cô ấy nhiều quá, vì bọn em từng gặp 1 cô cũng người Phi, suốt ngày kể lúc thì mẹ ốm, lúc thì bố ốm, lúc thì cô ấy có vấn đề gì, hồi đó chồng em tin nên mỗi lần cô ấy "gặp chuyện" là cho cô ấy cũng nhiều, rồi sau này bọn em mới biết cô ấy nói xạo ... Ở đâu cũng có người này người kia, nhưng người ở gần mình mà nhận thức hạn chế tring khi lòng tham nhiều thì nhàn thân 1 chút nhưng mệt đầu lắm ạ.

    ReplyDelete
  12. Chị lại nguỵ biện. Thế đại sứ, tổng lãnh sự độc thân thì lấy đâu ra phu nhân? Vắng cô thì chợ vẫn đông. Thiết nghĩ nếu Giang ở nhà cũng không ảnh hưởng gì. Tại Giang thích socialize. Còn chị, chị đã bao giờ ngồi tính tổng số tiền chi trả cho từng đấy người làm và lương chị mỗi tháng xem chị kiếm nhiều hơn hay chi ra nhiều hơn để các con chị phải lớn lên cùng người giúp việc thế? Chị người Việt, làm việc ở xứ người chắc chắn lương cũng chỉ ba cọc ba đồng. Vậy có cần thiết vì cái công việc đấy với mức lương không đáng kể mà con cái khổ thế không? Thật tội nghiệp cho con cái của các bà mẹ hãnh tiến. Mong qua bài này các chị em tỉnh ngộ mà chăm sóc con tốt hơn, dẹp bỏ cái tôi quá lớn và sự ích kỷ của bản thân vì tương lai bọn trẻ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Định lờ anh cho đỡ mất thời gian nhưng mà anh dai quá. Đại sứ độc thân thì thư mời mời mỗi đại sứ. Đại sứ có vợ thì thư mời mời đại sứ và đại sứ phu nhân. Tôi đang nói chuyện công việc đối ngoại, anh mang liên hoan cuối năm với team building nội bộ của công ty anh vào so sánh làm gì cho nhảm. Chưa kể đồng nghiệp mang vợ theo, còn anh bắt vợ ở nhà trông con anh đi ăn uống nhảy múa một mình, giấu đi chả xong lại còn khoe ra. Đa quốc gia có 5, 7 loại. Loại như anh là dốt.
      Anh ăn nói cầu thị thì tôi sẽ giải thích cho anh hiểu ra vấn đề, còn ăn nói cái kiểu đã hũ nút lại còn tinh tướng thì tôi chỉ nói nhiêu thôi.

      Delete
    2. Chúc hai anh chị răng long đầu bạc, chứ bỏ ra có khi anh lại làm khổ (những) đời người con gái khác.

      Delete
    3. Tôi đã gặp nhiều người như anh, mồm lúc nào cũng bản thân giỏi giang nọ kia lo cho vợ con, vợ thì phải tuyệt giao hết mọi nhẽ để phục vụ chồng, phục vụ con. Những tưởng thế là hoàn hảo, chồng lo việc lớn, vợ lo việc nhà. Nhưng cũng vẫn những thằng đàn ông tinh tướng như anh lại là loại có vợ con ở nhà chắc cú, hở ra là ngoại tình tán tỉnh ở những sự kiện team building, họp công ty đối tác, party vì có vợ nào nhìn mình lúc đấy đâu. Bớt đi anh ạ, tôi mong đàn ông VN thời đại mới không tối tăm như anh.

      Delete
    4. @Các chị: Ba em, đàn ông 5x, khi đó là thợ hồ thôi nhưng lấy má em thì bàn với má em bỏ việc y tá ở bệnh viện công ra mở cửa hàng bán vật liệu xây dựng. Sau này khi ông lãnh thầu hoặc tự mua đất cất nhà bán thì có má cung cấp vật tư giá gốc. Tiền của cửa hàng ông chỉ được biết một lần duy nhất là khi má sinh em ra ngoại ở cữ.
      Nhà em hồi xưa có 2 giúp việc, một trông em, một làm việc nhà. Khi em đi mẫu giáo thì ông cho nghỉ bớt, chỉ giữ cô làm việc nhà. Khi em học tiểu học thì nhà không thuê giúp việc nữa vì em tập làm việc nhà được rồi.

      @Anh tinh tướng: đừng lấy cái sự gia trưởng bệnh hoạn của anh ra đánh đồng cho đờn ông Việt Nam.

      Delete
  13. Cảm ơn Giang có lời trao đổi. Mời là quyền của họ nhưng nhận lời mời hay từ chối là quyền của Giang đúng không? Dù là công ty hay Bộ Ngoại giao một nước thì cuối cùng lựa chọn vẫn là Giang. Giang chọn đi event thì phải chấp nhận con thiệt thòi. Như chị 3 con lao vào kiếm tiền thì chấp nhận kết cục xấu. F
    Gieo hạt cam không thể mong ra cây táo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xã hội là cả một chuỗi phân bổ lao động. Bạn làm giám đốc, không phải bạn thấy nhân viên của bạn lừa lọc tráo trở nên banh đuổi hết và tự mình làm lấy cho nó an toàn được! Chẳng nói đến ngoại giao gì cả, đơn giản chồng mình được đồng nghiệp mời đến gia đình họ ăn uống để làm việc cùng nhau cho thoải mái, bạn thử đến nhõn một mình bạn xem nó thế nào?

      Delete
    2. Tôi có thể từ chối một vài lời mời nhưng không thể từ chối tất cả những lời mời. Tôi nhận lương để dự sự kiện cùng chồng và tổ chức sự kiện ở nhà. Anh đừng nói lấy được làm mất thời gian của tôi.
      Khi người ta đã nói người ta có lái xe, người nấu ăn, người dọn dẹp, bảo mẫu, tức là gia đình người ta không phải hạng thường, chồng lại làm nhà nước và phải đi dự nhiều sự kiện, thì tức là chồng người ta thuộc hàng quan rồi. Anh làm ở công ty đa quốc gia thì có gì đáng kể, chạy bàn ở KFC thì cũng là làm cho công ty đa quốc gia. Đừng dạy quan phải đối đãi với vợ họ như anh đối đãi vợ anh.
      Mà cũng đừng bảo phu nhân phải giống vợ anh, người theo như anh khoe là “cố gắng trau dồi học xong cao đẳng”. Tôi không có ý coi thường những người không có học vị hay tinh vi với địa vị của bản thân, nhưng cái kiểu dạy dỗ ngược của anh rất nực cười.
      Blog mở và tôi lịch sự, nhưng không có nghĩa là tôi phải nghe hay phải tiếp những bình luận hãnh tiến và lếu láo.

      Delete
    3. Wow. Lấy phải anh này là xui hay hên.

      Delete
    4. Xui thấy chaaaa

      Delete
    5. Đi làm kiếm tiền, chăm sóc yêu thương vợ con là xui?

      Delete
  14. Anh tuổi đỉa à?

    ReplyDelete
  15. Mình biết các bạn hãnh tiến nói đến thể nào cũng giận. Các bạn chửi mình không sao nhưng về vắt tay lên trán xem hậu quả của sự hãnh tiến con mình ra sao? Nhà nào cũng cần 1 hậu phương vững chắc. Các bạn nữ đừng ôm bom ba càng lao ra xã hội cho bình đẳng giới. Sợ lắm. Một năm có hai ngày 8/3 và 20/10 các bạn ngoi lên là được. Còn 363 ngày còn lại đã có đàn ông chúng mình lo. Con cái là trách nhiệm và nghĩa vụ của các bạn. Phúc đức tại mẫu cơ mà.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Anh càng nói càng thể hiện anh cũ kĩ, gia trưởng, độc đoán và không tâm lý tí nào anh ạ. Tôi vẫn comment từ trên đến giờ, và tôi nói thẳng cho anh biết luôn tôi đã có hơn 10 năm làm house wife. Chồng tôi không phải giám đốc nhưng cũng bận bịu công việc nhà nước, và cũng phải tham gia tiệc tùng rất nhiều. Việc ở nhà làm HW là do tôi thích, tôi tự chọn, tôi muốn trải nghiệm nhiều thời gian với con cái và dạy dỗ chúng. Tôi thấy thoải mái công việc HW là vì chồng tôi khác anh, chồng tôi luôn coi trọng tôi vô cùng kể cả khi tôi đang đi làm hay tôi ở nhà thì sự trân trọng ấy như nhau. Dù làm chồng, làm cha ai không muốn vợ mình hết lòng với gia đình. Nhưng anh ấy cũng không muốn tôi cắm mặt vào việc nhà, sống chui nhủi như cách anh đối với vợ anh. Đừng hãnh tiến quá mà dùng từ vô tội vạ. Phúc Đức tại Mẫu nó không dùng ở hoàn cảnh vợ ở nhà hay không ở nhà đâu anh ạ. Tôi làm HW nhưng tiệc tùng nào chồng cũng phải có tôi đi bên cạnh, tôi thích, và chồng tôi cũng thích đồng hành cùng tôi, anh ấy cũng hãnh diện với bạn bè vì chính tôi chứ không phải vì tôi thất nghiệp ở nhà nội trợ mà đem tôi đi giấu rồi trùm cái lí thuyết gia đình cũ kĩ như của anh. Còn về giúp việc thì đứng ở khía cạnh khác, nếu giúp việc tử tế, việc tôi thuê giúp việc cũng là tạo ra cân bằng xã hội, tạo công ăn việc làm cho người khác, và nuôi sống họ cả gia đình họ đấy anh. Sau hơn chục năm các con tôi đã lớn, tôi lại quay lại làm việc, và thấy rằng phụ nữ hạnh phúc là phụ nữ phải có người đồng hành, không phải lấy ông chủ anh nhé. Ngày mai anh ngã ngựa, anh nghĩ thế nào? Liệu lúc anh không lo được cho vợ anh nữa, vợ anh không giúp được gì anh thì anh sẽ đối xử và nhìn cô ấy kiểu gì?

      Delete
    2. Kệ đi chị ơi, giờ anh ấy đang kiếm ra tiền thì còn lên giọng bố đời được. Chẳng may tai nạn nằm một chỗ hoặc sa cơ thất thế có khi chả dám lên đây hó hé ấy. Đàn ông như anh này là bình thường :-)

      Delete
    3. Trời oi, dàn ông như anh này mà là bình thường thì thật khốn khổ khốn nạn cho phụ nữ VN quá huhuhu

      Delete
    4. cái gì mà con cái là trách nhiệm của các bạn vậy anh???? bó tay với suy nghĩ và tư tưởng léo qua lũy tre làng của anh, xin lỗi mọi người tôi nói bậy ạ

      Delete
  16. Anh gì ở trên cho mình hỏi: nếu giả sử vợ anh kiếm được nhiều tiền hơn anh, công việc thăng tiến tốt hơn anh, anh có bằng lòng lui về chăm sóc 3 con nhỏ để vợ kiếm tiền lo kinh tế không?

    ReplyDelete
  17. Em xin phép chị Giang đăng cmt của em và anh ‘thiển nghĩ’ có trả lời thì reply vô đây giúp. Tôi hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của anh cũng như quan điểm của anh. Vì có nhiều góc nhìn của anh hay quá nên muốn hỏi anh đôi điều cho rõ vì case study này quá hấp dẫn:
    - Anh làm vị trí gì trong công ty? Anh đã làm việc tại công ty này đc bao lâu rồi?
    - Chuyên ngành/học vấn cao nhất của anh là gì?
    - Anh chị có mấy cháu? Trai hay gái?
    - Anh có chơi thể thao không? Nếu có, môn gì?
    - Anh có xem phim Hàn không?
    Trân trọng cảm ơn anh!

    ReplyDelete
  18. Giọng văn của anh hạt cam trên kia đọc là thấy chưa bao giờ có tài chính để thuê giúp việc, nhất là giúp việc nước ngoài, chưa sống ở nước ngoài, chưa làm việc ở đâu ngoài Việt Nam, và chưa bao giờ coi vợ là gì ngoài cái máy đẻ.

    Đã nghèo, keo, lại còn sĩ.
    May có chị vợ chịu lấy lại cứ nghĩ mình ban ơn lấy được vợ.

    ReplyDelete
  19. @ người đàn ông duy nhất tranh luận trong status này : mình cũng từng giữ 1 vị trí khá cao trong 1 tập đoàn đa quốc gia, cũng từng đc lên báo này nọ. Nhưng khi chồng mình được thăng chức và phải chuyển đến nước khác làm việc, mình cũng vật vã tiếc nuối công việc của mình, rồi nâng lên đặt xuống mãi cũng quyết định ở nhà chăm con (lúc đấy con mình còn nhỏ). Chồng mình chưa bao giờ nói em phải nghỉ, phải chăm sóc gia đình. Ảnh luôn nói cảm ơn vì mình đã lui lại.

    Chị Giang là người đã từng có sự nghiệp rực rỡ, nếu tiếp tục đi làm chị ấy hẳn đã có những thành công lớn hơn rất nhiều người. Tuy nhiên ở góc nhìn của 1 người phụ nữ như mình, chị Giang bây giờ còn rực rỡ hơn nhiều, có bao nhiêu người là phu nhân đại sứ hay phu nhân tổng lãnh sự hả bạn?

    Và bạn ạ, lựa chọn như nào trong cuộc sống là do vợ - chồng bàn bạc, phân công và hạnh phúc với lựa chọn đấy. Bạn đừng áp tiêu chuẩn của bạn cho chị Giang hay những chị em khác. Vì bạn đang ở đỉnh của bạn nhưng đỉnh của người ta có thể cao hơn của bạn rất nhiều, mà kể cả thấp hơn thì đó là lựa chọn của người ta mà.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị nói đúng quá ạ. Cách chị trả lời luôn rất nền nã, có học thức, em tin là anh nhà chị cũng luôn tự hào vì chị. Lẽ ra không cần quan tâm đến những lời anh đàn ông kia nói làm gì, vì anh ấy hạn hẹp và gia trưởng quá. Tuy nhiên blog chị Giang có lẽ cũng có nhiều người vào đọc, có người phụ nữ thành đạt chức vụ cao, cũng có người chỉ làm hậu phương của ai đó. Có anh thành công hơn người, chắc cũng có các anh chỉ làm công ăn lương bình thường. Dù là ai thì chúng ta đều ngang bằng như nhau khi tranh luận. Em cũng muốn nói lại anh đàn ông kia không phải để thay đổi cách nghĩ của anh ấy, vì thủ cựu như vậy nếu không có biến cố nào trong đời, sẽ không thay đổi được đâu. Nhưng phải lên tiếng để các anh khác nếu nghĩ thế thì nên thay đổi, cho chính cs vợ chồng các anh. Còn chị em phụ nữ mình, dù làm gì, miễn phải enjoy với lựa chọn của mình là được, đừng sợ ai nghĩ gì, nhất là chồng mình.

      Delete
    2. Cám ơn bạn đã cùng quan điểm với mình. Mình ko phải chị Anonymous có cô giúp việc người Indo ở trên. Mình xác nhận thế để mọi người biết là có nhiều người, nhiều hoàn cảnh, nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng có thêm 1 ý kiến ko đồng ý với cách tranh luận /sự áp đặt quan điểm sống của anh ấy.

      Delete
  20. Cảm ơn các bạn nhiệt tình trao đổi. Nếu bạn ở đấy nghĩ người giúp việc thương và chăm sóc con các bạn như mẹ chúng mình hết bàn. Mình làm cho tập đoàn đa quốc gia tại Sài Gòn được 16 năm. Mình có 2 con 1 trai 1 gái. Trình độ học vấn cao học ngoại thương. Mình tốt nghiệp trong nước, chỉ đi nước ngoài công tác chứ chưa sống ở nước ngoài. Mình quê Thanh Hoá, học xong đại học vào Sài Gòn sống, sau đó ra Hà Nội học cao học ngoại thương. Lương mình 84 triệu/ tháng chưa kể thưởng doanh số. Mình có căn chung cư ở Hà Nội cho thuê 24 triệu/tháng và 2 căn nhà ở Sài Gòn. Các bạn đánh giá mình không thương yêu vợ là không đúng. Vợ mình TỰ NGUYỆN ở nhà chăm sóc con. Các bạn đọc kỹ mình viết rồi hãy nhảy đông đổng lên. Giang và chị 3 con đều có lựa chọn. Giang có thể từ chối tham gia các sự kiện nhưng tại Giang thích đi. Chị 3 con có quyền nghỉ ở njwf nhưng chị thích lao ra đi làm. Kết quả của sự lựa chọn là con cái chịu khổ. Vấn đề rất đơn giản mình không hiểu tranh cãi gì ở đây? Các bạn thích lao ra đường để bình đẳng giới, thích ở nhà nội trợ, là quyền riêng của các bạn. Nhưng mỗi lựa chọn sẽ có hậu quả của nó. Mình chỉ nói nhà mình thật may mắn khi vợ mình không thích những cái các bạn thích.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn anh đã trả lời câu hỏi. Còn hai câu cuối anh trả lời nốt được không?

      Delete
    2. Anh làm cho tập đoàn đa quốc gia mà ngay từ đầu cách anh nhìn vấn đề hẹp hòi và mang tính công kích. Anh vào blog chị G lâu chưa mà anh luôn mồm bảo chị G "đua đòi" hay "nhao ra đòi bình đẳng giới". Xong rồi hỏi một câu rất ngô nghê là "không hiểu các bạn tranh cãi gì ở đây".
      Chuyện gặp giúp việc khong ra gì, không có nghĩa là người ta bỏ con bỏ cái cho gv chăm hoàn toàn, chỉ có nhăm nhăm đi chơi đàn đúm, ăn diện. Anh đọc blog chị G lâu thì biết, chị ấy ngoài việc chẳng đừng ngoại giao phải đi, chị ấy làm hết các việc cho con cái, kể cả nấu nướng, học hành. Anh có bị vấn đề gì về đọc hiểu không mà anh nghĩ chị G phải lao ra ngoài cho thoả mãn bản thân? Người ta là phu nhân ngoại giao, được trả lương để tổ chức event, và đi dự event đấy anh ạ. ANh không hiểu công việc thì cũng đừng nói to không chỉ thấy anh chưa được cái mức cái bằng cao học ngoại thương mua bằng tiền của anh đâu. Còn chuyện người ta có thể từ chối ít nhiều, chứ không thể bỏ việc được. Tôi ở VN, tôi có 10 năm ở nhà chăm con, nhưng tôi vẫn thuê giúp việc lau dọn nhà cửa, nấu nướng. Giờ tôi quay lại đi làm, tôi vẫn thuê gv lo đỡ việc nhà. Giả sử không may tôi gặp gv không ra gì, tôi cũng có thể gặp sự cố như chị 3 con trên kia. TUy nhiên không vì thế mà tôi phải ở nhà nấu cơm cho chắc cú cả. Cuộc sống ai nói trước được cái gì, việc không may có thể xảy ra khắp mọi nơi. Khi người ta nói chuyện này chuyện kia là để người đọc vừa chia sẻ, vừa đề phòng gặp chuyện tương tự, không phải để tuyệt đối hoá mọi thứ như anh. ANh là đàn ông mà ăn nói hẹp hòi, mở mồm ra là đưa mọi thứ về giá trị tuyệt đối. Đấy là cái tôi thấy tội cho vợ anh. CHứ còn lo được cho vợ con như anh, tại sao lại làm cho phần lớn độc giả ở đây cảm thấy cô vợ anh lại không may khi gặp phải người như anh?

      Delete
    3. Hic, lương 84 triệu và cộng thêm tiền thuê nhà 24 triệu, sống ở HN với 3 đứa con thì cũng chỉ là vừa đủ mà sống thôi. Tiền đấy cho con đi học trường tử tế, ăn uống thực phẩm sạch ngon, thì cũng vèo 1 nhát là hết. Nghe anh kể thế thì hiểu ngay là vợ anh cũng chẳng có cách nào khác phải ở nhà trông con để đỡ một khoản chi tiêu.
      Một mình mình đi làm lương đã hơn 100 triệu, khi mình nghỉ thai sản sinh con ở nhà, chồng mình bảo dù em ở nhà 100% thời gian với con, anh vẫn sẽ thuê người giúp việc về để đỡ đần em chợ búa, bếp núc, việc nhà; lúc nào em mệt quá, em có thể nằm ngủ một lúc mà không áy náy con cái; khi nào em tỉnh, em khỏe khoắn thì em chỉ bảo người giúp việc, đọc sách, làm những thứ em thích, chơi với con.

      Delete
    4. Nếu xuất phát điểm là sinh viên nghèo lên thành phố học tập rồi lập nghiệp, không có sự trợ giúp của gia đình, thì phải công nhận anh có chí. Sau gần 20 năm đạt được như thế thì cũng không phải người xìu xìu ển ển bình thường.
      Nhưng nếu đã đọc blog lâu mà comment cái kiểu đấy thì là cố nói lấy được. Còn nếu vừa mới đọc mà đã comment cái kiểu đấy thì là hàm hồ bộp chộp. Ông nói với người ngoài mà cứ như nhiếc vợ ông ở nhà khi gặp chuyện không vừa ý, ông nghĩ ông là ai. Cộng thêm sống ở thành phố đã lâu mà tư duy vẫn làng xã như vậy, thì tất cả đều thể hiện anh chỉ có chí mà không có tầm.
      Với mức thu nhập của anh, chi tiêu khôn ngoan thì thừa sức có của ăn của để. Nhưng anh chưa ở mức có thể đi du lịch nước ngoài thường xuyên, con học trường quốc tế học phí cả tỷ, bố đi đánh golf và tham gia các câu lạc bộ nọ kia, mẹ đi spa, kẻ hầu người hạ vv và vv. Tôi không có ý nói tôi ở mức đó, mà tôi muốn nói có một bộ phận trong xã hội họ sống ở mức đó. Tôi cao hay thấp thì đều biết có người cao hơn mình và do đó mình không thể áp hệ quy chiếu của mình lên họ được. Hệ quy chiếu của anh lại còn thiên về nông thôn hơn là thành phố, mang dùng trong các buổi giỗ chạp ở quê thì được chứ mang lên đây dạy dỗ phê phán thì e là không đúng chỗ. Chia sẻ kinh nghiệm một cách khiêm tốn thì lại là chuyện khác.
      Blog tôi hồi lâu lâu có người cũng tranh luận kiểu y hệt anh. Cũng đúng cái kiểu gặp điểm không vừa ý là nói xơi xơi dùng từ ngữ vô tội vạ, chỗ nào đuối lý là lờ còn chỗ nào tưởng mình có lý thì cứ xoáy lấy hỏi cho bằng ra để thắng thì thôi. Chỉ khác mỗi điểm anh kia có vợ sắp cưới đang làm thạc sĩ hay tiến sĩ gì đó, còn anh thì về quê chọn vợ. Khi giấy mời đã mời cả đại sứ và đại sứ phu nhân, ngay cả đại sứ cũng chả có quyền bảo phu nhân ở nhà. Nhiều trường hợp chồng thấy không cần thiết thì ở nhà còn vợ nếu thấy cần thì vẫn đi, ví dụ event được tổ chức bởi người liên đới với vợ hơn với chồng. Có những trường hợp một tối có nhiều events, vợ chồng phải chia nhau chạy sô. Đó trước hết là nhiệm vụ, còn thích hay không thích cái nhiệm vụ đó thì ở đây không bàn. Thế chứ lại ăn nói cái kiểu anh “le te đi theo” thì quên khẩn trương. Để tránh tương lai phải le te xách vali ra khỏi nhà thì chỉ có cách về quê chọn vợ.

      Delete
    5. Dạ em học Ngoại Thương HN, đi làm SG tập đoàn đa quốc gia 12 năm rồi, ít tuổi hơn anh kia nhưng lương em cao hơn lương anh ấy 30% rồi ạ. Nên em khằng định luôn là a này vị trí bình thường, và cũng không phải nằm trong nhóm nhân lực hàng đầu mà công ty muốn níu giữ phát triển đâu. Còn danh hiệu giám đốc thì nhiều level giám đốc lắm, công ty em chức danh giám đốc đến cả trăm người, chia ra nhiều bậc khác nhau. Chưa kể, lương vậy mà có mấy căn nhà như thế, nếu không vì có gia đình hậu thuẫn vốn, thì có khi là ăn bớt tiền công ty (kiểu ăn hoa hồng của nhà cung cấp, công ty đa quốc gia ở VN cũng có tình trạng này) Nên thôi anh ạ, anh cứ sống trong cái hũ nút của anh. Cảm ơn anh đã tự tin thể hiện bản thân, lâu lâu cho tụi em thấy được là wow, VN mình cũng tiến bước xa về tư tưởng rồi, vì người như anh giờ cả xã hội vào chê :D Còn nếu anh thấy xung quanh ai cũng như anh, chúc mừng anh đã tìm được nhóm người tối cổ còn sót lại. Anh cứ sống vui nốt phần còn lại của cuộc đời chật hẹp của anh, anh ha!

      Delete
    6. Mình không đồng tình với anh kia nhưng không thích cách viết kiểu quy chụp như bạn.

      Delete
    7. Chị Giang trả lời hay quá. Em chỉ mong anh này trả lời nốt giúp em hai câu hỏi cuối (thể thao và phim Hàn). Cái này để em đánh giá tâm lý.

      Delete
    8. lương anh như vậy mà 1 vợ 2 con, sống đất Hà Nội hoặc SG hoặc các thành phố lớn, mà vẫn có tài sản như kia thì 1 là anh ăn bớt tiền công ty, 2 là vợ con anh và anh cùng ăn mắm mút ròi thì mới có đc vậy. À còn 3 nữa là có khi cũng đc gia đình hẫu thuận kinh tế nữa.

      Delete

    9. Thôi mọi người cũng đừng nói những lời cay đắng quá, nhất là khi chỉ là phỏng đoán. Sống như nào là lựa chọn của mỗi người.
      Cá nhân mình thích kiểu sống tiết kiệm. Đi về những nơi chốn xa xôi, thấy người dân họ có thể sống với ít vật chất hơn nhiều mà cũng không sao cả. Không như dân thành thị rắc rối, bao nhiêu cũng vẫn thấy thiếu.

      Delete
    10. Yêu Giang vì những điều như thế này. Phần lớn Dân mình khổ lam lũ kiếm từng đồng từng cắc, còn dân thành phố kiếm trăm triệu tháng vẫn kêu ăn mắm muối Hãi

      Delete
  21. Em thấy anh này nói nhiều điểm đúng mà sao các chị nói anh ấy ghê thế? Anh ấy yêu thương vợ con. Vợ anh ấy tự nguyện như thế. Hạnh phúc hay không do mỗi người tự thấy. Anh cứ tiếp tục sống vui với lựa chọn của anh. Điều anh nói đúng là khi các chị chấp nhận giao phó con cho người làm là các chị chấp nhận rủi ro.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vấn đề là đâu có ai hỏi anh kia cách sống ntn là hạnh phúc. Hạnh phúc hay không, chính anh ấy cũng viết hoa hai chữ tự nguyện và cũng là anh đi áp đặt lối duy nghĩ phiến diện lên gia đình người khác trong khi chưa một ngày nào ảnh và cả vợ con ảnh đi sứ.

      Nhiều điểm nào đúng chưa biết chứ tôi thấy câu “ Chị người Việt, làm việc ở xứ người chắc chắn lương cũng chỉ ba cọc ba đồng.” thì bạn nên đặt dấu hỏi về cách anh này tư duy mới phải. Đâu ra cái logic người Việt ở xứ người thì CHẮC CHẮN lương ba cọc ba đồng vậy bạn?

      Delete
    2. :))) e đọc đoạn đấy e cũng thấy buồn cười, nhưng lúc đó e đoán a này chắc làm đc lắm tiền lắm nên mới nói thế. Đến đoạn sau thấy a giai bảo lương hiện tại 84tr thì …. 10 năm trc e mới ra trường đi làm đc 1 năm lương e 70tr + bonus. 5 năm trc e fai theo ck sang nước ngoài sinh sống, và cũng đang đi làm công ăn lương 3 cọc 3 đồng đây nhưng chắc chắn mức 3 cọc 3 đồng đấy đủ nuôi cả nhà nếu chẳng may chồng e sa cơ lỡ vận. Đấy là ng bthg chẳng có tài cán j như e, chứ đừng so vs chị G và các chị ở đây.
      Thiết nghĩ đã tìm đọc đc blog của chị Giang thì cũng nên học hỏi đc j từ chị ấy, k nhiều thì ít tí tí cũng đc anh gì ạh 😉

      Delete
    3. Anh ấy yêu thương vợ con thì tốt chứ sao em, không ai phản đối chuyện anh ấy lo hết cho vợ con cả, đàn ông kiếm được người như thế cũng không phải là nhiều. Vợ anh ấy lại tự nguyện nữa thì còn gì phải nói. Cái chính mọi người nói ở đây là việc đàn ông nhưng có cái nhìn hẹp hòi, và lời lẽ thì cay nghiệt ấy em ạ. Nếu anh biết sống vui với lựa chọn của anh, thì anh cũng biết người khác cũng vui với lựa chọn của họ. Không thể dùng con mắt hay cách sống của mình áp đặt lên người khác được. Gặp gv khốn nạn cũng là rủi ro, có những gv cũng rất tốt, và mình thuê họ cũng là tạo công ăn việc làm cho họ. CHị G hay chị 3 con kia chỉ kể lúc gặp gv tệ, các chị ấy có phải người giao con cho gv hoàn toàn mà chỉ chăm lo đi chơi, đòi công bằng giới như mồm anh ấy nói đâu? Còn rủi ro có thể xảy ra mọi lúc. Ví dụ anh ấy cũng có thể gặp rủi ro mất sức lao động, khi ấy không còn xu nào, liệu anh ấy có nhiếc móc cô vợ chỉ biết nấu cơm chăm con mà không biết lo kinh tế, cáng đáng cùng chồng không?

      Delete
  22. Chị ba con và chị Giang kể chuyện vừa là trải nghiệm, vừa là kinh nghiệm, vậy mà anh trên kia đọc hiểu sao cứ tự bốc thơm bản thân và áp đặt suy nghĩ hẹp hòi lên đầu người khác quá. Hạnh phúc hay không hai anh chị tự biết đê, nhưng vào blog người khác thì nên lịch sự, bảo chủ blog “le te” với chả “hãnh tiến” là dở rồi.

    Lúc chị Giang ốm nhom ở Dubai vì chăm con, lúc chị Giang bỏ hết tiệc tùng để chăm Lila nằm viện đây, anh nghĩ sao mà nói chuyện kì cục vậy anh?

    Đàn ông, tập đoàn đa quốc gia, 2023 rồi mà lương mới 84 triệu ở Hà Nội thì nên bớt lời lại sẽ hay hơn. Học cao học Ngoại Thương mà EQ kém quá.

    ReplyDelete
  23. Khiếp, mình thì mình chỉ thắc mắc các bạn bên VN lương cao quá hén ? Mình có cô bạn, hình như làm giám đốc khu vực DNA của 1 tập đoàn Mỹ, mà bạn nói lương take home khoảng $6-7000/tháng, vậy anh ngoại thương kiếm >100 triệu là cũng tầm $5000/tháng . Giàu quá trời giàu luôn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Uh compensation package và lương ở các thành phố lớn, nhất là Sài Gòn, cao. Tuy nhiên, tax rates cũng cao. Bạn bạn take home tầm USD 6k-7k, chắc gross up trước thuế tầm xấp xỉ USD 10k/tháng.

      Delete
    2. @ Bebeco: ý bebe là cô bạn bebe là người làm việc ở nước ngoài hoặc được tập đoàn trả lương như expat? Như vậy thì ngoài lương take home cô ấy sẽ còn được trả tiền thuê nhà, tiền trường học quốc tế của con, tiền bảo hiểm, tiền vé máy bay về thăm nhà. Hội expat toàn thế, tiền take home nhìn không nhiều nhưng cả package thì không ít đâu.
      Còn trường hợp anh kia, lương thế không ít nhưng cũng không nhiều. Những người mình biết, làm cho nước ngoài, làm lâu năm, với mức điều chỉnh lạm phát hàng năm, lương thế là bình thường, cỡ manager tầm trung. Còn nếu đã lên đến tầm director hoặc làm công việc đòi hỏi tay nghề chuyên môn cao thì lương phải vài trăm triệu. Vài trăm triệu trả cho người bản xứ đối với công ty vẫn là rẻ chán so với việc gửi chuyên gia và kỹ sư từ nước ngoài đến, tốn kém mà lại không thông thuộc bản địa.
      Xã hội VN còn nhiều cơ hội phát triển, chưa bị già cỗi và đâu đã vào đấy, ai ở yên chỗ ấy, như tư bản. Nhưng tư bản kiếm ít thì tiêu cũng ít và mức sống chất lượng sống nói chung như nhau. Còn ở VN, nếu muốn nâng mức sống lên (về mặt y tế, giáo dục, thực phẩm), thì chi phí là rất lớn so với thu nhập, tức là kiếm nhiều và tiêu cũng nhiều.

      Delete
    3. À đúng rồi, mọi thứ bạn được công ty trả hết, cả tiền thuế nữa . Bạn bảo mức lương bạn vậy không cao, mà mình tưởng bạn khiêm tốn (vì đối với mình vậy là cao rồi :D - mình đúng là lạc hậu, ếch ngồi đáy giếng) Cảm ơn Giang và Anonymous .

      Delete
  24. Anh nên cảm thấy may mắn vì đọc blog chị Cún, ít ra mở mang đầu óc cuộc sống ngoài VN , bonus chị Cún và mấy anh chị ở đây tận tình rep mấy comment nhảm nhí của anh. Chứ không anh lại nghĩ anh vậy là hay lắm rồi ấy 🙂 anh đưa chị vợ anh đọc entry này luôn đi nha, chả mất gì.

    ReplyDelete
  25. Nhieu khi muon comment nhung khong post duoc chi oi.

    ReplyDelete
  26. Công nhận, nhiều khi mình tử tế quá mà gặp mấy thành phần không biết điều và thái độ sống đểu giả như vậy, thì mình nên dứt ngay trước khi bị mang vạ.

    Vụ mấy cô maids dễ sợ quá ạ. Chả phải người có tiền hay không có tiền, ở nhà hay đi làm, mà hên xui thôi anh gì trên kia ơi. Công nhân VN làm được vài triệu bạc mà đành gửi con để đi làm mà còn gặp mấy bà trông trẻ độc ác nữa là. Mọi người kể ra để biết mà đối nhân xử thế, chứ rủi ro vì tin người thì ở môi trường nào và xã hội nào cũng có hết.

    Kiểu nói chuyện phiến diện, áp chế, hẹp hòi, và vơ đũa cả nắm của anh này mình cũng từng gặp khi ở VN. Thực sự là cho dù có giàu, có nhiều tiền, nhưng mà chán, chả muốn đôi co nữa; vì nhân sinh quan thiếu chiều sâu.

    ReplyDelete
  27. Lại nói chuyện thu nhập ở VN bây h cao, công nhận nhiều người giờ lương thưởng cao nhỉ các chị em. Đợt rồi em về VN thấy bạn bè thu nhập cũng tốt, được cái ở VN muốn tiêu nhiều thì nhiều, muốn tiết kiệm thì tiêu kiểu tiết kiệm.
    Các dịch vụ ăn chơi đầy đủ hợp ý thích, muốn gì ship tận nơi (mặc dù vệ sinh an toàn thực phẩm thì ko bàn dc), chả bù cho châu Âu, dịch vụ chi phí ngày càng đắt đỏ, ra ngoài ăn vừa đắt vừa ko hợp khẩu vị. Về VN xong lại ước đường về ngắn thôi để lúc nào muốn là về dc thì vé máy bay h tăng đột biến. Lương ba cọc ba đồng lại còn giảm so với USD nên chỉ biết ngậm ngùi 😊

    ReplyDelete
  28. Công nhận là giờ thu nhập và mức sống ở Việt Nam cải thiện đáng kể đấy ạ. Với cùng một công việc, em so sánh nếu ở Việt Nam có thể sống khá dư dả thì ở châu Âu - mức lương có thể gấp đôi nhưng chỉ vừa đủ. Đâm ra dù có lựa chọn nhưng gia đình em hiện vẫn đang ở Việt Nam. Có điều chất lượng cuộc sống vẫn là cái đáng bàn. Không nói đến chuyện môi trường và an toàn vstp, cảm nhận của riêng em là ở VN sao mình lại thấy áp lực nhiều hơn? Là do em hay có lý do nào khác hả các anh chị?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình cũng thấy ở VN áp lực hơn nhiều bạn ạ, VN dvu gì cũng có và nhiều người thân, gia đình, bạn bè nhưng mọi người hay áp lực cho nhau, ở bên kia buồn 1 chút nhưng không ai quan tâm quá sâu vào cuộc sống của nhau để so sánh hay bàn tán nên csong thảnh thơi hơn.

      Delete
    2. Dạ cũng đúng, nhưng mình không rõ nó có phải là tất cả không nhỉ? Như nhà mình, ở Việt Nam sống khu dân trí cao, cảnh quan đẹp, có không gian cho trẻ con chơi, cũng có thể gửi con đến trường tốt để học. Nói chung không bằng ai nhưng cuộc sống khá ổn. Mà cái áp lực vô hình mình cảm thây đôi khi làm mình muốn bỏ hết sang châu Âu sống. Có điều nghĩ sang thì vị trí xã hội không bằng, tiền kiếm hàng tháng có khi tiêu hết chả dư ra đồng nào, rồi khoảng cách xa xôi,... nghĩ đi nghĩ lại, lại thấy vẫn chưa quyết được.

      Delete
    3. Em trả lời đoạn này ạ, em ở nước ngoài, vị trí công ty cũng ổn, bao gồm lương thưởng và cổ phiếu của công ty hàng năm. Thu nhập so với người dân của nước em ở là thuộc dạng nhiều hơn 1 hộ gia đình. Nhưng nếu so với bạn bè ở VN thì kém chứ, không có biệt thự, không có xe đẹp, không hàng hiệu từ trên xuống dưới, không nói chuyện hàng héc ta đất. Nếu về Vn có khả năng làm giàu như vậy không? Em nghĩ là có. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì em không về, vì sau nhiều năm, em đã quen với cuộc sống không phải bon chen (đi qua đường không phải nhìn trước nhìn sau lấm lét, đi đâu với con sẽ không bị giành chỗ, vào shopping malls không sợ bị chen lấn xô đẩy), và cuộc sống dễ tiếp cận với nhiều tiện ích tinh thần (nhiều museums, concerts, nhà hàng michelin cũng nhiều…). Em cũng cảm thấy thoải mái hơn với lối sống không ai hút thuốc ngồi cạnh, không ai nói to gào rú, ngồi vỉa hè không có ai vừa ăn vừa vứt rác đầy bàn. Chỉ là người bình thường trong xã hội nên em cảm thấy yên tâm vì biết được xh bảo vệ trong những mặt nào, cần gì thì gọi ai, hoặc ăn uống mua đồ thì đảm baoe chất lượng đã được kiểm duyệt. Quan trọng là bạn bè xung quanh em ít nói về tiền, mà hay nói về học hành kiến thức… em nghĩ nhẹ đầu những cái đó, ai quen thì thấy quen. Bên cạnh đó thì cũng có khá nhiều bất tiện, quan trọng là mình trân trọng giá trị nào hơn ạ :)

      Delete
    4. Bạn nói đúng. Đôi khi chính những bất mãn nho nhỏ trong cuộc sống, cứ tích dần tích dần lên làm người ta bùng nổ lúc nào không hay. Thật ra ở đâu phải quen đấy, sống trong xã hội Việt nam thời nay mà lại theo những giá trị (lý thuyết) chính họ vẫn rêu rao thì không thể sống được, hoặc sẽ phải chấp nhận lúc nào cũng chịu thiệt thòi.

      Delete
  29. Ừ công nhận nhé, đợt hè rồi về VN chơi, mọi người rủ đi biển, mình hỏi giá ks , mọi người trả lời 'rẻ mà, tầm 6tr /đêm'. Mình thưc sự hơi bất ngờ vì dân vn giờ đi nghỉ ở ks cả mấy trăm ơ rô một đêm í hả? Mà đi thường xuyên chứ cũng không phải thỉnh thoảng nữa.
    Đúng thật lương ba cọc ba đồng lại còn giảm so với usd :))

    ReplyDelete
  30. Anh kia kể chuyện giống thấy máy bay rơi thôi khỏi đi máy bay; ra đường lái xe gặp tai nạn thì khỏi ra đường. Gặp giúp việc ác độc thì phải kiếm solution chứ lại bảo vợ ở nhà thì ác với ng vợ quá.
    Mà chị có giúp việc ng Indo có thể là chủ doanh nghiệp vài trăm nhân viên hoặc giám đốc đa quốc gia gì đó chẳng hạn..sao mà bảo ng ta nghỉ việc được. Ng ta làm việc vì yêu công việc nữa, chứ ko phải chỉ có tiền như anh nghĩ đâu. Như em, mới đẻ có 2 ngày, em đã mở máy xem công việc của em tới đâu rồi; chẳng phải vì tiền, vì đó là công việc em yêu thích và ko thể ngừng được. Anh nghĩ về phụ nữ rất tệ.
    Chị Giang đôi khi quá hy sinh vì chồng con luôn, nguyên cái khoản leo mái nhà và chăm lo từng chút một cho gia đình là em đã thấy quá nhiều. Giờ còn đòi ng ta sống như kiểu cách ly covid suốt một đời thế.

    Là một ng chồng đúng nghĩa phải tìm cách giúp vợ giao lưu, biết thêm cái này cái kia; tiệc gia đình, bạn bè, ng thân...nếu vợ ko thích giao lưu rộng rãi mới đúng. May quá em đã có 1 ng như thế hihi.

    ReplyDelete
  31. Đọc còm của anh gì tốt nghiệp thạc sĩ ngoại thương làm tập đoàn đa quốc gia ở VN tớ cười đau cả bụng lmao 🤣

    ReplyDelete
  32. Mình là người có 3 con ở trên. Mình chỉ đơn giản chia sẻ sự việc xảy ra với bản thân. Mỉnh cứ nghĩ đối xử tốt, chân thành, đãi ngộ xứng đáng với người giúp việc thì họ cũng sẽ tử tế với mình và các con mình. Đến khi sự việc xảy ra mình mới hiểu không phải cứ cho yêu thương là nhận yêu thương. Ai ngờ bạn thạc sỹ Ngoại thương vào bình luận theo một hướng khác. Bạn thật sự thiếu nền tảng kiến thức xã hội. Phu nhân Đại sứ, Tổng lãnh sự không ai “le te” theo chồng. Không phải tự nhiên mà người ta gọi Đại sứ là His Excellency. Chẳng ai gọi nhân viên công ty đa quốc gia nào đấy như thế cả. Rồi những ngôn từ như “ôm bom ba càng”, “ngoi lên” chứng tỏ bạn cực kỳ thô lỗ và phân biệt giới tính (sexism). Bạn bảo con cái là “nghĩa vụ và trách nhiệm” của phụ nữ. Vậy bạn sinh con để làm gì? Mình rất khâm phục Giang quán xuyến tốt việc nhà, ra đường vẫn là hàng phu nhân, sang trọng nền nã cùng chồng dự các sự kiện. Không tin bạn tự google xem Giang trong các sự kiện từ Dubai tới Ghana thế nào nhé.

    ReplyDelete
  33. Chị 3 con, Giang và các bạn: Tôi đã định thôi không bàn vì với 1 số người nói họ không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Lại còn suy diễn tôi ăn bớt của công ty. Tôi viết lương tôi 84 triệu cộng thưởng doanh số. Mọi người có biết doanh số đó bao nhiêu không mà quy kết nhà tôi ăn mắm mút dòi? Các bạn viết thế sao không thấy mình thô lỗ? Tôi nhắc lại: Vấn đề chính tôi tranh luận ở đây rằng cuộc sống là tập hợp các sự lựa chọn. Các bạn chọn thế nào hậu quả sẽ như vậy. Phó thác con cho người làm, vô trách nhiệm rồi đổ lỗi cho người giúp việc. Phu nhân không là cái gì cao siêu cả. Vợ, thích thì gọi là phu nhân. His excellency nhà chị có gì to tát? Kính thưa, thưa ngài…Các bạn thích ra đường được kính thưa hay con cái bé bỏng được yêu thương ôm ấp? Ân hận và tự trách như chị có thay đổi được tuổi thơ của các con chị không? Bạn nào trên kia hỏi mình chơi thể thao môn gì và có xem phim Hàn để phân tích tâm lý. Bạn là gì mà phân tích tâm lý mình? Thời gian phân tích đấy làm cái gì tốt cho chồng con đi. Tóm lại là con cái là mẹ phải tự chăm sóc, nuôi dưỡng từ tấm bé. Một thìa cơm cũng phải tự kiểm tra. Người giúp việc có người tốt người xấu như bạn Thảo nói. Nhưng giao con cho họ là tự đánh cược may rủi. Và rủi là con các bạn lãnh đủ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi có nói phải là gì để đánh giá tâm lý anh không? Tôi đã nói anh là case tâm lý khá thú vị nên tôi đặt câu hỏi hết sức trung lập và có đưa ra bất kì phán xét nào với anh chưa? Hỏi ngược lại anh rằng anh có tư cách gì ở đây mà lại định dạy tôi cách chăm lo cho gia đình mình. Một người hiểu mình, hiểu đời, có nền văn hoá thì không bao giờ có thể tụ hợp tất cả định kiến giới, ích kỉ, hẹp hòi, thích chỉ trích, luôn đổ lỗi, thiếu nhân văn. Anh nên nhớ học thức không phải lúc nào cùng đi kèm với văn hoá.

      Delete
    2. Muốn viết để trả lời anh ở trên mà cuối cùng thở dài cạn lời. Mong mình có thể tránh kiểu người này đừng lấy làm chồng không thì lâu ngày bị tẩy não mất.

      Delete
    3. Mình nghĩ ko nên suy diễn chuyện lương cao, lương thấp, ăn uống nọ kia (nghĩa đen và nghĩa bóng) để chỉ trích anh này. Vấn đề tập trung tranh luận là có nên đưer l

      Delete
    4. Bấm nhầm ạ, tiếp ở trên. Vấn đề cần tranh luận là có nên để con cho mẹ chăm 100% hay khi cần thì phải thuê người khác giúp. Và vấn đề là có phải ai cũng có thể có đủ điều kiện kinh tế để ở nhà để chăm con 100% từ bé đến khi trưởng thành hay không? Uh thì chịu khó ở nhà chăm con, thế thì bản thân mẹ cũng bị ít trải nghiệm đi, gia đình bị ít thu nhập đi, vậy mẹ dạy con được những gì hay chỉ quanh quẩn cuộc sống xung quanh con? Bố/mẹ có đủ điều kiện cho con đi đây đi đó, mở mang đầu óc, trải nghiệm thực tế, cho con tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và xã hội khác nhau?

      Phụ nữ làm việc và tiếp xúc xã hội cũng là tốt cho chính con cái của họ nữa.

      Nếu ai có thể vừa tự tay chăm con, vừa có thể làm việc tại gia, tự kinh doanh thì tốt quá. Vừa có tg cho con, vừa có kinh tế và mẹ có điều kiện tiếp xúc xã hội.

      Thực ra anh này nói cũng có ý đúng. Chỉ là ngôn ngữ hơi bị sexism quá.

      Có những người phụ nữ sẵn sàng hy sinh sự nghiệp một vài năm để tự tay chăm lo cho con. Cũng là để đảm bảo những năm đầu đời của con được vững chắc.

      Delete
    5. Tưởng anh biết ý rồi nên thôi, nhưng h lại rút lại chỉ còn nói đc 1 điểm mà vẫn cứ cố ngoi lên cãi lol. Người khôn nói 1 hiểu 10, còn đã không khôn thì nói sà sã cả rổ cũng k thấm nổi.

      Delete
    6. Việc vợ anh ở nhà chăm con là lựa chọn hợp lý nhất cho gia đình anh, ít nhất về mặt tài chính, hy sinh gì. Những người phụ nữ có đường sự nghiệp thênh thang, mức lương đáng thèm muốn, họ dẹp hết để lui về làm hậu phương cho chồng họ, để chuyện hy sinh cho những người ấy nói.
      Anh cho rằng mẹ chăm con là tốt nhất. Dĩ nhiên mẹ chăm con thì chắc chắn sẽ không có những trò mà mấy mụ giúp việc vô đạo đức hay nghĩ ra. Nhưng nếu người mẹ không có kiến thức về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn thân thể, sơ cứu khẩn cấp khi trẻ bị tai nạn, thì trẻ cũng đâu có được chăm sóc hay nuôi nấng trong môi trường tốt nhất. Và thế thì một người mẹ được trang bị đầy đủ những kiến thức này và đồng thời có người giúp việc đỡ đần, lại là giải pháp tốt hơn nhiều. Giúp việc làm đỡ những việc chân tay đơn giản để người mẹ đỡ mệt mỏi quá sức mà lơ là gây tai nạn và có thể theo sát được con trong những việc mà một người giúp việc sẽ không có kiến thức để theo sát. Thậm chí cho trẻ vào một nhà trẻ có chất lượng nơi môi trường đủ an toàn và các cô giáo được đào tạo đủ kiến thức để chăm trẻ còn phụ huynh giám sát cũng là giải pháp tốt hơn. Ở quê, trẻ con cứ thỉnh thoảng lại thấy bị ngã xuống ao, có giúp việc đâu mà đổ tại. Chưa kể trường hợp mẹ chăm con mệt quá ngủ say đè con sơ sinh chết ngạt cũng nhiều đấy, anh đã nghe bao giờ chưa?
      Lựa chọn nào mà chả có rủi ro. Ngay cả mẹ ở nhà chăm con 24/24h cũng chẳng có gì đảm bảo mẹ bị con bám suốt ngày, nhất là khi ốm sốt, sẽ không trở nên cục cằn bạo lực. Mẹ đánh không sao, giúp việc đánh là to chuyện. Mệt mỏi quẩn quanh hầu hạ chồng con suốt ngày, rồi tụt hậu cũng chẳng dạy được con, và trầm cảm cũng chẳng chăm được con, thậm chí còn gây nguy hiểm cho con.
      Trẻ con không cần mỗi ăn ngủ ị, đến một lúc nào đó nó sẽ phải giao tiếp xã hội, tức là đi học. Như vậy sẽ có rủi ro con bị ngộ độc thực phẩm, bị cô đánh, bạn đánh, thậm chí hiếu động khó bảo quá thì cũng có khả năng bị cô giáo mẹ mìn cho uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần. Không muốn rủi ro nhẽ ở nhà ôm nhau đến khi khôn lớn? Người ta chia sẻ kinh nghiệm để người khác biết thêm mà đề phòng. Anh chắc làm bố cũng chưa lâu, cứ từ từ mà ngấm.
      Vợ không chỉ cần mỗi đồ ăn, quần áo và cái giường để ngủ. Có vợ mà chỉ cần cấp cho mấy thứ đấy là đã tự coi là chồng tốt, thì tốt là tốt so với những gã đàn ông cờ bạc rượu chè vũ phu để vợ con nheo nhóc đầy rẫy ở quê thôi, so sánh lên cho tiến bộ chứ ai lại so sánh xuống như thế.
      Không phải là công việc, chỉ là liên hoan cùng công ty, người khác mang vợ theo, mình cớ gì không? Vì vợ quê mùa xoàng xĩnh, không hãnh diện khi đi cùng vợ, vì còn muốn tự do tán tỉnh mà có vợ đâm thành vướng víu, vì sợ mang vợ ra giao tiếp xã hội thì nó lại thoát khỏi vòng cương tỏa của mình, hay gì. Chồng thực sự yêu thương trân trọng vợ phải là người mua cho vợ cái váy đẹp và bảo “em chăm con vất vả cả năm rồi, tối nay đi liên hoan công ty anh để anh giới thiệu em với mọi người, có anh bên cạnh, em đừng ngại”.
      Vợ chồng trong nhà thậm chí gọi nhau bệ hạ và thiếp, chả ai nói gì. Nhưng xã hội công nhận vị trí của anh chị đến đâu thì lại là chuyện khác. Danh xưng không phải cứ thích là thêm vào được. Không biết mình biết người, ăn nói vung cán tàn, là thể hiện ấu trĩ. Anh có lẽ chỉ học cao học chứ không phải sinh viên gốc NT, vì trường có dạy qua phần xưng hô trong giao tiếp và văn bản.

      Delete
    7. Anh nói "phu nhân không là cái gì cao siêu" với "his excellency có gì to tát" là nói hàm hồ lấy được và có phần hằn học rồi. Tôi công nhận có bạn quy chụp về hoàn cảnh của anh (không thương yêu vợ, ăn hoa hồng bên ngoài) là không hay. Nhưng anh không nhận thấy anh cũng đang quy chụp rất nhiều. Có những điều không may xảy ra, (không cái này sẽ bị cái khác, không tránh được, dù người mẹ có ở nhà một mình chăm con full time hay đi làm) mà anh quy chụp nào là con cái các chị ấy không được yêu thương, nào là thiếu phúc đức. Mọi người nhảy "đông đổng" (từ của anh) chê anh là đúng.

      Delete
    8. Chị Giang tinh tường quá, anh này học cao học NT chắc kiểu tẩy bằng ĐH :D

      Delete
    9. Mình học đại học Phương Đông, sau đấy học cao học NT. Sao phải tẩy bằng hả bạn? Mình có thi đại học NT nhưng không đỗ. Sau đấy đỗ cao học. Cái gì của mình sẽ là của mình.

      Delete
  34. Em thấy hơi lạ là thường chuyện nuôi con, chăm con thì có các mẹ hay so bì với nhau thôi.
    Mà ở đây lại có một ông đi còm ra vẻ ta đây nhón tay chỉ dạy và phê phán cách các chị nuôi con với giọng điệu kẻ cả coi thường người khác.
    Em tạm nghĩ chắc ổng gato các chị điên lên rồi, nay thấy các chị tâm sự chuyện con cái bị giúp việc vô trách nhiệm bỏ bê nên mừng húm nghĩ tóm được điểm yếu của các chị nên vào tấn công. Hèn hạ ghê lun.

    ReplyDelete
  35. Em cũng đồng ý với anh trên là cuộc sống là tập hợp của các lựa chọn, còn cách anh nói thì không.
    Chị họ em cũng mướn 3 giúp việc, 1 chăm mẹ chồng lớn tuổi, 1 làm việc nhà, 1 chăm đứa út lúc đó hơn 6 tháng, 2 đứa lớn 1 đứa đang học đại học ở Hawaii, 1 đứa cấp 3 học quốc tế thì chị ấy book grab đưa đón. 1 ngày nọ gv chăm bé nhờ chị giúp việc nhà giữ dùm em bé 1 lúc để ra gặp người thân, còn lại khoắng hết đồng hồ, đồ trang sức của chị ấy rồi trốn luôn. Chị ấy nói may là chỉ lấy đồ, chứ vừa lấy đồ vừa bắt cóc con mình thì chắc điên luôn.

    Còn em cũng ở Vn, làm nội trợ 7 năm rồi. Mẹ em mất đột ngột lúc e còn nhỏ nên em cũng tự nhủ cố gắng chăm con toàn thời gian ít nhất đến năm con 6 tuổi đi học, nhỡ đâu có gì ko may thì các con mình cũng có kỷ niệm với mình, với cả em cũng nuối tiếc thời gian các con ỷ lại hoàn toàn vào mình nữa. E chỉ mướn thêm 1 chị giúp việc ban ngày theo giờ để giúp việc nhà thôi. Cuộc sống chắc hơi tẻ nhạt chứ ko muôn màu như các chị. Chồng e 5 năm nay làm nông dân nên 1 tuần chỉ về thành phố thăm vợ con được 2 ngày, giữ con giúp em mấy tiếng để đi e đi spa, cà phê,... Với cứ 2-3 tháng cho cả nhà đi du lịch để giải ngố. Bạn bè ng thân ai cũng nói em vất vả nhưng em ko thấy vậy mà thấy mình may mắn vì nhiều ng vừa phải đi làm vừa phải chăm con rồi lo việc nhà nữa. Lương chồng em hồi trước ở thành phố cũng chỉ 1 phần các anh chị ở đây (công ty nhà nước), may là nhà có mấy hecta đất ở vùng ven thành phố nên trồng cây 1 năm cũng thu được 2-3tỉ nên cũng đủ sống

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hihi, anh nông dân nhà bạn tính ra một tháng còn kiếm nhiều hơn anh lương 84tr với hơn 20 chục triệu thuê nhà/tháng.

      Delete
  36. Hihi, anh trên vừa cố chấp vừa bảo thủ lại nông cạn. Anh nói chị vợ anh tự nguyện mà tôi thấy chị ấy ko tự nguyện cũng ko yên với anh. Anh dân chủ nửa mùa chỉ xoáy vào cái điểm duy nhất là mẹ Phải ở nhà chăm con, nói trắng ra là anh ko có điều kiện thuê giúp việc đi, sợ ai cười cợt gì ;-)

    Em bé đến tuổi đi mẫu giáo bị cô đánh thì ở nhà ạ? Em bé cần socialize ngoài mẹ thì sao ạ? Em bé ở nước ngoài, ba mẹ ko phải người bản xứ ko đi mẫu giáo thì học tiếng bản xứ từ đâu ạ? Rồi mẹ em bé gây tai nạn làm trầy làm té con hoặc hóc dị vật thì anh có chịu trách nhiệm ko ạ? Thậm chí mẹ nó mệt quá muốn đi spa hoặc đi club mỗi tuần một lần như em chắc anh thay khóa cửa phỏng ạ?

    Tiểu học bị bạn bè bắt nạt thì mẹ dạy ạ? Tuổi teenager bị cyber bully, hiếp dâm, bắt nạt, thầy cô đì đọt, verbally bully, thì sao ạ?

    Anh nên biết cái anh nói chỉ hợp với hoàn cảnh gia đình nhà anh và do đó anh nên tém tém lại, ngừng áp đặt quy chuẩn cá nhân do anh tự đặt ra lên nhà người khác. Nãy giờ anh đuối lý nên nhảy đông đổng cãi cùn tới mức vô lý chứ tôi thấy ai cũng viết câu cú có đầu có đuôi. Ngoại thương hay trường gì thì cũng có môn Xác suất thống kê đó, anh có pass môn đó ko hay đút lót xin cho qua?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhớ bạn mình kể hồi xưa có ông tán nó, nó thì biết trước sau sẽ đi học cao học ở nước ngoài cho thoả chí tang bồng nên ai có ý định gì thì nó cũng bảo nó còn đi học nữa, theo được thì theo, không theo được thì miễn cho đỡ mất thời gian. Ông kia phán, con gái học gì lắm thế, ngộ chữ à? Nó lịch sự không muốn phản bác gì. Rồi ông này không hiểu vì sao cưa mãi con này không đổ, haha. Giờ ông kia nghe đâu đã ly dị và vẫn chưa lấy ai. Còn đứa bạn mình thì công danh sự nghiệp, gia đình thành công ở nước ngoài.

      Vậy nên anh này mới kiếm vợ ở quê cho dễ bảo rồi đưa lên SG (mình ko có ý tất cả những ai ở quê dễ bảo-chỉ là thấy dụng ý của anh này là như vậy từ comments của anh ấy). Gặp người như đứa bạn mình thì nằm mơ nó mới nghe anh 🤣.

      Delete
  37. Chồng tôi đọc bình luận của anh cao học Ngoại thương rồi gửi cho tôi blog chị Giang.

    Sinh hai con liền nhau, tôi mệt nên chồng thuê một bà vú chăm con theo giờ, một bà dọn nhà, một ông đầu bếp, một anh lái xe, một y tá đến tắm cho các con. Những việc đó tôi và chồng làm được nhưng anh bảo tôi ko cần phải cố và nếu mệt thì nghỉ ngơi đi. Trách nhiệm chăm con là của cả hai, không phải mỗi người mẹ. Ba năm đầu đời của hai con là bao nhiêu đó người làm, thỉnh thoảng tôi đi spa chăm sóc da, đi ăn với bạn bè, mẹ chồng tôi còn bảo đi ra ngoài đi đừng ở nhà nhiều quá đầu óc mụ mị.
    Tôi hỏi chồng em đi chơi được không? Chồng tôi bảo đi đi chứ cuộc sống của em ko phải quẩn quanh mỗi con cái. Mỗi lần tiệc tùng tôi cần thuê catering vì không biết bày biện, sắp xếp được như chị Giang.

    Nghe anh nói mà tôi thấy mình là một bà mẹ thật tệ.

    ReplyDelete
  38. Chị viết mình tệ nhưng thực tế khoe khéo thôi. Chị được thế, mừng cho chị và là phúc phần của chị. Anh Ngoại thương kia có thể dùng nhiều từ không hay nhưng anh ấy nói có phần đúng. Comments của nhiều chị moi móc và miệt thị anh ấy nhưng không đi vào chủ đề chính: Có nên giao con cho giúp việc. Được người giúp việc tốt thì còn gì bằng nhưng chị 3 con kia chắc ban đầu không nghĩ người giúp việc nhà mình như thế nên mới giao con. Điều chị viết thể hiện chị thiếu khả năng quan sát nhìn người, nhưng lại tự cho rằng mình tốt và tử tế với người giúp việc. Giao con cho họ đi làm không sao, nhưng chí ít làm mẹ thì kiểm tra camera thường xuyên, theo dõi tâm lý con cái. Phó mặc cho người làm đến khi xảy ra chuyện mới ngã ngửa là lỗi của chị. Chị Giang vì công việc ngoại giao giao con cho người giúp việc không sao nhưng trách nhiệm của chị là giám sát giúp việc. Cấp dưới sai lãnh đạo chịu trách nhiệm là thế. Anh Ngoại thương kia, việc nhà anh kệ anh. Hồi xưa tôi nhớ mẹ tôi gọi mề gà mề vịt. Anh bảo anh lộn mề tôi thấy đúng quá vì anh viết như một con gà trống cục tác. Học Ngoại thương gì mà His excellency bảo thích xưng hô thế nào cũng được rồi bảo Phu nhân Đại sứ hay Tổng lãnh sự “le te” theo chồng? Sếp tổng của cái tập đoàn đa quốc gia nào đấy của anh có gia đình chưa, có bao giờ đưa vợ đến một vài sự kiện của công ty hay chị ấy cũng ở nhà trông con? À, mà khéo anh làm cho bác V. tập đoàn Vi. Bác ấy cũng không mang vợ ra bao giờ. Chắc vợ bác cũng đang ở nhà trông con để bác sản xuất xe điện, xây chung cư.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Giá mà cái khả năng nhìn người là có thật thì xã hội này chắc bình yên và toàn tình thương mến thương. Haha. Bạn có khả năng nhìn người tiện đây bạn dạy chúng tôi vài tips đi, đội ơn bạn.

      Delete
    2. Người ta vẫn có câu "Easier said than done" mà. Vợ chồng yêu nhau lâu rồi cưới nhau còn chả nhận ra bản chất thật của nhau, nữa là nhìn nhân viên, giúp việc? Tôi thì tôi vẫn chọn tin người trước nhất, nhưng khi tôi thấy chỉ cần có 1 vấn đề làm tôi gợn thì tôi phải lập tức tìm cách kiểm tra ngay. Tôi chỉ thấy rằng ai cũng phải trải qua rồi mới rút ra bài học. Chị Giang thì nhiều lần, nhiều gv rồi nên chỉ nghĩ chắc chị có lòng trắc ẩn quá nhiều thôi. Chứ người sắc sảo như chị không thể cứ mãi bị cung nô bộc kém được.
      Còn anh cao học NT. Chẳng ai chê bôi chọc ngoáy gì anh cả, tại anh khoe khoang thì người ta phân tích thôi. Mọi người đều đang mở mang thế giới quan cho anh, đặng giúp cho vợ anh bớt khổ. Hy vọng anh hiểu được chút thành ý.

      Delete
    3. Thực ra anh NT ấy có khoe khoang đâu, là 1 bạn hỏi và anh ấy trả lời thôi. Mọi người ác cảm với cách anh ấy nói chuyện nên nhiều người cứ bỏ bóng đá người. Mình thấy vậy cũng không hay lắm.

      Delete
    4. Chính xác. Anh này không khoe khoang. Bạn dùng bỏ bóng đá người đắt giá quá!

      Delete
    5. Không ai hỏi anh ý thu nhập bao nhiêu và tài sản như nào, cũng không ai hỏi học trường nào, là tự anh ấy kể ra. Như vậy là anh ấy quả cũng không tập trung vào đá bóng mà cũng có ý phô diễn tấm thân ngọc ngà. Thế thì mới có chuyện dân tình bỏ quả bóng và a la xô vào anh ấy.
      Vấn đề ở đây không phải là có nên phụ thuộc vào người giúp việc hay không mà là nên phụ thuộc ở mức độ nào. Gia đình người ta có giúp việc không có nghĩa người ta bỏ bê con cái. Người ta phải đi vắng vì lý do này nọ cũng không có nghĩa người ta bỏ bê con cái và con cái nhà người ta vô phúc. Cũng như việc một người mẹ ở nhà toàn thời gian chẳng có gì đảm bảo là sẽ tận tâm với con cái, vì còn tùy thuộc vào việc chị ta ngủ và xem TV nhiều hay ít. Người ta ra ngoài đường được thiên hạ kính thưa không có nghĩa con họ không được yêu thương ôm ấp. Mẹ ở nhà cả ngày không bị ai kính thưa cũng không có nghĩa sẽ yêu thương ôm ấp con mà có khi hơi tí là quát lác và phát con cháy mông. Cuộc sống là tập hợp các lựa chọn, lựa chọn nào cũng có cái được cái mất và rủi ro, trường hợp nhà anh ý cũng không phải ngoại lệ.
      Tranh luận mà cứ nói khống lên, tuyệt đối hóa mọi thứ, thậm chí suy đoán lung tung bịa tạc để nói lấy phần được. Không phải nói gì chứ anh ấy phát ngôn hơi giống một bà mẹ chồng già, khó tính, hơi lẫn, nhưng muốn thị uy với cô con dâu mới về.

      Delete
    6. Chị Giang nói quá đúng. Từ đầu giờ mọi người vẫn nói anh ấy không nên nói mọi thứ dưới góc nhìn tuyệt đối hoá.
      Thực ra kiểu tranh luận tuyệt đối hoá này là điển hình của VN, mà điển hình nhất hay thấy ở các bà má chồng. Nhưng lần này chị em phụ nữ lại phải bất bình vì lời đó được qua mồm một anh đàn ông học cao học, nó thể hiện sự trì trệ và gia trưởng lỗi thời khủng khiếp.
      Cá nhân em thấy, ở VN, mối quan hệ vợ chồng hay bị làm tổn thương bởi cái nhìn của các mẹ chồng. Ví dụ con dâu mà ở nhà chăm con toàn phần thì các bà sẽ bảo "tiêu tiền chồng, chẳng giúp gì chồng, sướng mà không biết điều". Nếu đi làm toàn phần, phải thuê giúp việc thì "Chỉ nhong nhóng lên đi làm, con cái không lo, giao hết cho giúp việc mà chẳng phải động tay việc gì, sướng quá rồi". Chính từ suy nghĩ tuyệt đối này mà phụ nữ VN chẳng thở được. Mà có ai hiểu ở nhà cũng là làm việc, cũng phải trải qua đủ mọi cảm xúc mệt nhọc, vất vả, ức chế, ... chứ khó ai mà ở nhà toàn phần hạnh phúc vui vẻ được. Trừ khi kinh tế phủ phê, ở nhà chăm con dạy con nhưng không cần lo dọn dẹp, giặt phơi, cơm nước, đón đưa.... Anh trên kia cứ đả kích kịch liệt chị G và chị 3 con ở chỗ các chị thuê gv mà không ở nhà như vợ anh lo cả, chính vì cái thông tin ấy khiến mọi người thương vợ anh, rằng anh có biết vợ anh chăm hai đứa con cũng rất mệt, cô ấy cũng cần được ra ngoài hay không? Nhưng với cách nghĩ của anh thì cô ấy sướng quá rồi, chồng lo cho hết rồi với mức lương 84tr. Thế mọi người mới phải xoáy vào lương. Chứ không ai hơi đâu dè bỉu hay bàn tán gì lương của anh?

      Delete
    7. Chị Giang trả lời chính xác luôn. Vấn đề ko phải có nên phụ thuộc vào giúp việc hay ko mà phụ thuộc vào mức nào. Anh kia ngay từ đầu vơ chữ đánh tráo khái niệm xong tự ngộ nhận mình vừa phát ngôn đc một chân lí 🤣

      Delete
  39. Quan điểm có đúng thì nó cũng chỉ đúng trong một context nào đó, chứ không phải là chân lí. Cứ nói ra rồi bắt người khác gật gù dạ vâng thì nói chuyện với đầu gối còn hay hơn. Chưa kể anh không những cố chấp mà còn thô lỗ “le te”, “ngoi lên”, thì các chị em khác mổ cho là đáng quá.

    ReplyDelete
  40. Đọc comment của Anh Cao học (chắc tại chức) Ngoại thương thấy may quá đời mình ko phải gặp người đàn ông có suy nghĩ thiển cận, gia trưởng như Anh. Chồng mình thu nhập gấp đôi con con số 84tr/ tháng, mình mua đc cái nhà chung cư thì chồng mua được cái nhà biệt thự…nói thế để thấy là kinh tế chồng mình là trụ cột, nhưng mình cũng độc lập. Nhưng chồng mình chưa bao giờ coi chăm con là nghĩa vụ của vợ, sẵn sàng chăm con nếu vợ cần đi gặp bạn bè, đi chơi với cơ quan, đi spa thư giãn..
    Con nhỏ mình vẫn phải thuê giúp việc để có thể đi làm ngay khi hết chế độ nghỉ, cũng gặp giúp việc tử tế, cũng có giúp việc không ra gì- nhưng việc thuê giúp việc nó là chuyện đương nhiên. Con ốm 2 vợ chồng thay nhau nghỉ chăm….
    Cái kiểu suy nghĩ “chồng chúa vợ tôi” của Anh chắc khó mà làm vợ Anh hạnh phúc…

    ReplyDelete
  41. Thôi, mình là người đàn ông thứ 2 tham gia nhé. Mình sống ở Mỹ, nội trợ ở nhà. Xin nói trước mình không phê phán quan điểm của ai, chỉ chia sẻ chuyện nhà mình. Mình và vợ bằng tuổi, học cùng nhau nhưng mình học kinh tế, vợ học IT. Lấy nhau xong có 2 cậu con trai, lúc đấy cả hai đều đi làm, con đi nhà trẻ. Khi con thứ 2 được 3 tuổi vợ mình có bầu và lần này sinh đôi 2 cậu nữa. Bốn đứa trẻ ở Mỹ là cả một vấn đề. Khi ấy hai vợ chồng ngồi lại. Vợ mình làm IT, công việc đang thuận lợi và khi ấy lương vợ mình gấp 4 lần. Vợ mình hỏi nếu anh ở nhà trông con có được không vì nếu không em cũng không yên tâm cho công việc. Mình làm nội trợ từ đấy. Cũng hơn 25 năm rồi. Vợ mình vừa quyết định nghỉ hưu sớm tuần trước sau khi con đầu lấy vợ và hai cậu sinh đôi tốt nghiệp cao học. Các bạn có thể cười mình là đàn ông làm nội trợ nhưng như Giang nói, việc nội trợ tử tế không đơn giản. Vất vả giai đoạn còn nhỏ. Khi các con lên đại học thì khi vợ đi công tác, thỉnh thoảng mình đi cùng, ngoài giờ họp hai vợ chồng đi dạo, thăm thú vài nơi. Mình vẫn thuê thêm giúp việc theo giờ dọn nhà tuần 3 lần. Mỗi gia đình sẽ có cách sắp xếp tốt nhất, thuận vợ thuận chồng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhà anh giỏi quá ạ. Thật đáng ngưỡng mộ. Chăm lo cho cả 4 con trai. Đi làm ngoài hay làm nội trợ, cũng đều là công việc cả, và đều đóng góp giá trị cho gia đình, xã hội. Vợ chồng thì nên san sẻ và ai làm tốt hơn cái nào thì làm cái đó, tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh gia đình mình. Không nên mặc định phụ nữ thì phải thế này thế kia, đàn ông thì phải thế kia thế này.

      Delete
    2. Giỏi quá anh chị ơi. Và anh ở Mỹ lâu mà tiếng Việt vẫn mượt ghê, nhiều khi em chả nhớ từ tiếng Việt hoặc theo phản xạ vẫn bật ra tiếng Anh.

      Delete
    3. Thật hạnh phúc biết bao nếu vợ chồng sống với nhau và nhìn được sự hy sinh, sự cố gắng và cơ hội của nửa kia chứ không phải của bản thân mình. Anh chị tuyệt lắm ạ.

      Delete
  42. Cảm ơn các bạn. Mình vẫn nói vợ mình là superwoman. Cô ấy sau này trở thành partner của công ty, thu nhập giúp cuộc sống 6 người ở Mỹ tương đối sung túc, lễ Tết gửi biếu họ hàng nội ngoại. Thời gian ban đầu mình mới ở nhà thỉnh thoảng cũng hơi chạnh lòng nhưng bận rộn khiến mình không có thời gian nghĩ nhiều. Lúc vợ mình đi làm lại hai cậu sinh đôi 3 tháng. Vừa một cậu ngủ thì cậu kia khóc toáng lên. Cậu này vừa bị ọc sữa ra giường thì cậu kia cần thay tã. Mình cảm thấy may mắn có đủ sức khoẻ để cùng vợ nuôi dạy con nên người. Con dâu mình đang có thai cháu đầu. Mình nói đùa sinh cháu ra để mình trông cho. Mình chia sẻ để thấy việc nội trợ không chỉ của riêng phụ nữ. Phụ nữ các bạn phải mang nặng đẻ đau hơn 9 tháng trời. Nếu chúng mình đàn ông có thể chia sẻ được phần nào thì nhất định sẽ làm. Chúc các bạn nữ 8/3 tới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn anh nhiều. Mà anh ơi, cái câu "sinh cháu ra để bố trông cho" em hy vọng là anh thật sự nói đùa. Con ai người ấy chăm chứ anh hihi. Em không thể tưởng tượng anh chăm thế nào nổi 4 ông con trai? Em có mỗi một ông, riêng chuyện cho ăn đã đủ đuối. Con gái thì đỡ chuyện ăn uống hơn nhưng lại mệt chuyện phân xử, suốt ngày cãi nhau như hai con gà mái.
      Hồi bọn em bắt đầu phải tính đến chuyện tương lai, em có hỏi anh nhà em "Anh có bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ bỏ nghề ngoại giao và xin việc ở VN không?". Anh ấy trả lời « Never ». Công việc của em lúc đó đang tốt, nhưng công việc của anh ấy còn tốt hơn. Như vậy nếu muốn xây dựng tương lai cùng nhau, người phải lùi lại sẽ phải là mình.
      Chỉ hy vọng trong khi mình luôn ghi nhận công lao cáng đáng tài chính gia đình của họ, thì họ cũng luôn nhớ con đường tới thành công của họ cũng có phần mình having laid many of our things down for them to walk on.

      Delete
  43. Cảm ơn Giang. Anh nói đùa thôi vì con dâu là tiến sỹ giáo dục, con sẽ có cách chăm sóc riêng. Nếu cần mình sẽ hỗ trợ. Lúc hai cậu sinh đôi nhà anh được 2 tháng, vợ chuẩn bị tháng tới đi làm lại. Lương anh khi đó quy đổi ra thời giá hiện tại tầm $60 nghìn, một mức lương rất bình thường ở một thành phố lớn ở Mỹ. Nếu gửi 3 con bé đi daycare, con đầu đi mẫu giáo tính ra mỗi tháng (theo thời giá bây giờ) khoảng $3 nghìn. Nếu thuê người giúp việc một người chưa chắc đã xoay được với hai cậu sinh đôi. Nếu anh khư khư giữ công việc, tan sở đón con, nấu nướng, chăm sóc con, cuộc sống không biết sẽ ra sao trong khi công việc dù rất tốt nhưng cũng đòi hỏi đầu tư thời gian. Một tối anh bế một cậu, vợ ngồi trên ghế cho một cậu bú, mệt mỏi ngủ, anh hiểu mình phải làm gì. Chăm con lúc bé, sau này cùng con chơi thể thao, đưa con đi các lớp ngoại khoá, bữa tối vợ về nhà của tươm tất, con cái sạch sẽ, ngoan ngoãn, cả nhà quây quần bên mâm cơm tối, anh thấy niềm vui, hạnh phúc trong mắt vợ. Với gia đình, không có sự rạch ròi đúng sai, tình yêu thương sẽ giúp chúng ta có lựa chọn phù hợp. Chồng em rất may mắn có người vợ biết lựa chọn như em.

    ReplyDelete
  44. Theo dõi câu chuyện hơn 2 tuần qua, giờ mình mới mạn phép lên tiếng, nhưng khác những lần trước, lần này mình để Anynomous.

    Mình thấy bạn cao học NT nói cũng có lý nhưng bạn mới chỉ thấy 1 mà chưa thấy 2, giống như Giang nói là bạn chưa tới trình để ngấm hay hiểu cuộc sống của những người ở level cao hơn. Bạn nói có ý đúng nhưng không đủ. Mình cũng từng giống như vợ bạn, ở nhà chăm con nhiều năm, vì mình không tin tưởng hoàn toàn vào giúp việc (lúc còn ở VN). Nhân viên hay cộng tác của chồng mình lúc đó nhiều người nói học cao như mình mà ở nhà nội trợ thì phí hoài nọ kia; đẻ xong mà béo quá, nhìn tệ hẳn. Có người thông cảm hơn thì nói mình hi sinh nhiều quá. Mình bảo mình không hi sinh gì hết, đó là lựa chọn của mình, mình enjoy việc làm mẹ, làm nội trợ lúc đó. Chúc năm truóc, khi ra nước ngoài, con vẫn còn nhỏ, mình cũng xác định nội trợ là chính, những việc làm khác là thứ yếu nhưng không vì thế mà mình làm nội trợ 100% vì nghĩ: người mẹ đi làm cũng làm một tấm gương cho con cái, người mẹ có hiểu biết chăm con vẫn hơn những người mẹ trình độ thấp. Và hiểu biết chỉ có thể có được qua học hành và thực hành, làm việc, tương tác- va vấp với xã hội.
    Nuôi con không chỉ chăm cho con khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, ăn toàn, mà còn phải đồng hành cùng con trên chặng đường dài, động viên, khích lệ, định hướng, tạo điều kiện cho con phát huy hết sở trường, biết cách ứng xử và xử lý tình huống,…. Nhiều thứ lắm. Nếu mẹ ở nhà 100% và chỉ trông con thì hơi khó dạy tốt bằng các gia đình khác vì tầm nhìn và suy nghĩ bị hạn chế, kể cả chịu khó đọc sách hay học hỏi, vẫn chỉ bù đắp phần nào vì thiếu trải nghiệm. Một ví dụ nhỏ: môt việc của mình là giảng day, dạy sinh viên mà thấy nhiều đứa phải giải thích mãi mà vẫn không hiểu, mình mới chợt nhận ra mình kiên nhẫn với SV nhiều hơn kiên nhẫn với con mình, và mình yêu cầu ở con mình cao quá so với lứa tuổi của tụi nó, vì vậy mình phải điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình với con.

    Chị 3 con kể chuyện của chị ấy cho mình rút kinh nghiệm, mình nên lắng nghe và thông cảm vì không ai hoàn hảo và hành động luôn đúng trong suốt cuộc đời. Chị ấy hẳn cực kì đau lòng khi phát hiện chuyện của giúp việc. Nhưng đổ lỗi là do chị ấy ham việc nên bị như vậy và nghĩ là bạn suy nghĩ thấu đáo hơn chị ấy thì e là quá vội vàng. Qua các câu chuyện kể, mình nên lắng nghe và học hỏi, vì vừa chăm con chu đáo vừa làm việc nước ở level cao như vậy, không hề dễ. Mình đây chăm 3 con, tham gia làm 4-5 jobs mà vẫn còn phải học hỏi Giang. Ví dụ như mình chịu, không thu xếp được việc làm vườn như Giang (vườn nhà mình từng được khen như vườn Nhật Bản, sau phải bỏ nhiều cây, trải thảm cỏ để bớt công chăm sóc) và mình phải buông bỏ hết việc trang điểm hay ăn mặc đẹp, mình trở nên xuề xòa rất nhiều so với xưa kia, như vậy là không tốt lắm vì có con gái, mình nên ăn vận chỉn chu, đàng hoàng. À nhưng việc dưỡng da thì vẫn làm đều, do vậy con gái mình cũng có ý thức chăm sóc da từ bé....



    ReplyDelete
  45. … (tiếp phần trên ) Mình cũng xác định không thể toàn tâm toàn ý theo đuổi sự nghiệp nhưng nội trợ một thời gian thì sau đó nhất định vẫn phải làm việc, nên chọn chỉ làm part time thôi. Mình chọn vậy vì muốn cân bằng trong cuộc sống và mỗi job ở một lĩnh vực riêng mang lại thú vị, sự cân bằng cho mình. Việc giảng dạy cho mình kinh nghiệm làm việc teamwork và chịu áp lực. Việc đầu tư hay quản lý công ty riêng của vợ chồng mình sẽ giúp theo đuổi mục tiêu thu nhập hiện tại và cả thu nhập thụ động khi về hưu. Việc khác liên quan đến sở thích khiến mình luôn vui và hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của đất nước mình đang ở. Việc này giống chuyện sưu tập đồ cũ của ông xã Giang nên khi nghe Giang kể chuyện đó, mình cứ tủm tỉm cười và thấy đồng cảm lắm. Việc liên quan đến cộng đồng giúp mình có được sự đồng cảm, chia sẻ nhiều hơn với mọi người ở các tầng lớp khác nhau. Với tất cả những việc này, mình đều rút ra bài học rồi áp dụng dạy con, truyền cảm hứng hay giải thích cho các con. Có lẽ vì vậy, các con mình có cuộc sống khá nhiều màu sắc, con gái đầu của mình cũng chín chắn và suy nghĩ đường dài hơn các bạn cùng lứa. Bước vào tuổi 13, cháu đã có một business riêng trên mạng về đồ art and craft tự làm, duy trì đến tận giờ và vẫn đảm bảo được việc học hành. 2 trong 3 đứa nhà mình tốt nghiệp cấp 1 thủ khoa, đứa còn lại thì xong cấp 1 đúng vào dịp Covid, bị lockdown nên không thi. Các con mình tham gia hoạt động ngoại khóa mạnh nên đó là thách thức của cả 2 vợ chồng khi không có giúp việc, vì thời gian dành cho chúng nó nhiều lắm. Nên nếu có giúp việc như nhà Giang hay vợ chồng chị 3 con kia thì đỡ vô cùng. VC mình phải nỗ lực hết sức, nhiều lúc rất mệt mỏi nhưng bù lại, con cái được enjoy nhiều hoạt động hơn các bạn khác. Con mình được đi du lịch các nước cũng nhiều, được học đàn và hội họa, tham gia chương trình kỹ năng sống và thiếu sinh quân do trường tổ chức, kéo dài hang năm. Hai đứa đã được học lái máy bay quản sự. Chúng nó tham gia hoạt động thể thao tốt. Việc chúng nó vào đội tuyển thể thao (tương đương cấp thành phố của VN) cũng lấy đi bao công sức và thời gian của ông xã mình. Ông xã mình là trụ cột kinh tế nhưng mỗi tuần bỏ 3 buổi tối, 2-4 tiếng/buổi và thêm nguyên ngày chủ nhật) chỉ để đưa chúng nó đi luyện tập và thi đấu thể thao. Thỉnh thoảng, mình cũng phải vào cuộc và nếu đi thi đấu xa quá (lái xe 1-2 tiếng) thì phải gửi bớt 1 đứa đi theo nhà của bạn cùng đội. Tức là không có sự giúp đỡ của lái xe riêng thì phải nhờ đến bạn bè trong trường hợp này.
    Mình kể vậy để bạn cao học NT thấy núi cao thì có núi cao hơn, và khó có thể áp dụng suy nghĩ của bạn vào người khác, và nhất là khi bạn chưa trải qua hoàn cảnh hay cuộc sống của họ. Vợ bạn nỗ lực học xong cao đẳng và ở nhà chăm con toàn phần, vậy tốt cho nhà bạn và hơn nhiều gia đình ở nông thôn, nhưng chưa ăn thua hay là gương điển hình gì để người khác ở thành phố phải noi theo. Mình dự đoán vợ bạn tự nguyện ở nhà cũng là do nếu tìm được việc làm ở SG thì thu nhập cũng không đáng, nên ở nhà chăm con vẫn tốt hơn, ngoài lý do muốn tự tay nuôi con để đảm bảo an toàn. Nhưng level của nhà bạn vẫn bó hẹp trong phạm vi 1 gia đình thôi, chưa mở đến mức liên quan đến cộng đồng xung quanh hay việc của quốc gia như nhà Giang và chị 3 con. Mong là những trao đổi này sẽ khiến bạn có quan điểm rộng mở hơn.

    ReplyDelete
  46. Bạn gì ở trên chia sẻ hay quá, công bằng, không phiến diện. Anh 4 con ở trên lựa chọn vì anh ấy thu nhập thấp hơn. Giả dụ anh ấy lương gấp 4 lần vợ xem có chịu ở nhà trông con không? Hay lại “never” như ai kia. Trong gia đình không có ai hy sinh cho ai. Đó là sự lựa chọn hợp lý. Anh 4 con không hy sinh cho vợ mà lựa chọn ở nhà. Chị 3 con lựa chọn công việc lao ra đường giao con cho giúp việc. Giang mò sang Nga, lựa chọn không ở lại Ý vì sự ổn định của con cái. Chồng Giang lựa chọn sự nghiệp nên để gia đình đi từ hết nước này đến nước khác. Như đã nói cuộc sống là tập hợp sự lựa chọn. Ở đây không liên quan đến mức sống, thu nhập. Thu nhập như mình có thể đưa giúp việc từ Thanh Hoá vào tốt nhưng vợ mình ở nhà trông con. Bạn trên kia chọn công việc bán thời gian trông con. Rất hay. Xin hỏi Giang có quá khó để bạn lái xe đưa con đi học không mà ngồi đấy trách lái xe đến muộn? Chị 3 con có tới 3 con vẫn không để ý để đánh giá được người giúp việc? Việc bé thế không làm được sao làm việc lớn nên mình mới phỏng đoán lương ba cọc ba đồng. Mình đọc chỉ thấy xót thương các con chị 3 con và Giang, hậu quả của những bà mẹ hãnh tiến.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không bao giờ ra khỏi khoảng trời được. Nói thật với các chị khi hoàn cảnh khác nhau đã đành mà tầm nhìn càng xa nhau thì tranh luận không để làm gì :D

      Delete
    2. Còn tôi đọc tôi chỉ thấy xót thương cho bà vợ anh.

      Delete
    3. Bạn không chỉ tự phụ mà còn cố chấp ghê.

      Delete
    4. Anh ơi không có gì phải xót thương các bé nhà chị Giang cả. Các bạn ấy thông minh nhanh nhẹn khoẻ mạnh và có biết bao nhiêu trải nghiệm để trưởng thành. Tôi nghĩ các bé nhà chị 3 con, với điều kiện kinh tế và giáo dục cũng như sự tử tế của chị ấy (chả mấy ai trong trường hợp của chị ấy mà vẫn cho tiền giúp việc để về quê) thì các con của chị ấy cũng vẫn lớn lên trong tình yêu của gia đình và thành những người lớn giỏi giang tốt bụng thôi. (Nếu những điều em nói có gi overstep, em mong hai chị bỏ qua). Những vấn đề về đầu óc lối suy nghĩ của anh, các anh chị khác đã nói nhiều rồi, tôi không nhắc lại vì vô ích với anh.

      Delete
    5. Tự nhiên vặn ngéo câu chuyện, cắm ông này vào đít bà kia. Đang nói chuyện người giúp việc sướng cũng không biết hưởng lại lôi vào suy diễn rằng Giang sao không lái xe đưa con đi. Vừa vô duyên lại bảo thủ, gia trưởng thế hả anh Hoa Thanh Quế?

      Delete
    6. Không phải “chọn” hay “thích”, mà là thoả thuận giữa vợ và chồng. Anh có hiểu không vậy?

      Delete
  47. Chị Giang ơi lâu lắm em mới vào. Đang định hỏi Chị Giang nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu thì đã thấy chị sang Nga. Lần trước em đọc là chị còn ở Dubai. Nhớ u Nuôi phết. Cuối tuần em nghỉ phép cày Netflix và blog của chị. Èo, có mỗi chuyện người giúp việc mà các cụ kéo tới 120 còm. Em ở Thuỵ Sỹ không có đủ khả năng thuê giúp việc nên đành chọn công việc phù hợp. Em cũng tốt nghiệp cao học Ngoại thương xong theo chồng sang Thuỵ Sỹ. Bây giờ em làm bán hàng cho một cửa hàng gần nhà. Sáng em đưa con đi học xong đi làm đến 3 giờ đón con. Lương thì ít lắm nhưng hoàn cảnh thế thì mình làm trong khả năng tốt nhất. Chồng em làm việc cách nhà hơn 1 tiếng lái xe, tiền lương tạm đủ để chi trả tiền vay mua nhà và sinh hoạt phí. Tiền em đi làm thêm để dành và thỉnh thoảng em gửi biếu bố mẹ em ở Việt Nam vì các cụ nhà em về hưu, cũng không dư dả gì. Lúc đấy em ở lại Việt Nam tiền lương đến bây giờ chắc không quá tệ nhưng em chọn theo chồng nên vui vẻ với lựa chọn của mình. Mỗi tội em kiếm ra ít nên nhiều khi ngại mua sắm chị ạ. Cầm cái váy đặt lên đặt xuống rồi lại không mua. Thỉnh thoảng tự kỷ phết. Sau này con đi học chắc em kiếm cái gì làm thu nhập khá hơn tí cho đỡ tự kỷ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị Giang nâu nâu nâu nâu…suýt sặc.

      Delete
  48. Anh 84 triệu ơi, anh thật hãm quá. Cái mọi người chia sẻ ở đây là trải nghiệm của bản thân, ai chọn con đường nào để đi thì sẽ có khó khăn và thuận lợi ở hành trình của họ. Họ chỉ chia sẻ, ai thấy đồng quan điểm thì tán thưởng, ko thì nghe để biết cuộc sống muôn màu. Chỉ anh nổi bần bật vì anh áp đặt hệ quy chiếu của anh cho mọi người.

    ReplyDelete
  49. Thồi, mọi người đừng mất công tranh luận với anh kia nữa. Anh ấy không thay đổi được tư duy đâu. Trừ khi bản thân tự anh ấy muốn.

    Còn bây giờ, anh ấy vẫn đang hài lòng với lựa chọn của nhà anh ấy, lựa chọn cho con, cho vợ, vv và vẫn coi mình là chuẩn chỉ, thì việc anh ấy nói quàng xiên, suy diễn áp đặt vớ vẩn, là bình thường thôi. Thời gian, sự trưởng thành của con cái các anh các chị sau này, mới là câu trả lời chính xác cho những lựa chọn mà bây giờ các anh chị đang theo đuổi.

    ReplyDelete
  50. Có thể đưa được con khỉ ra khỏi khu rừng, khó có thể đưa được khu rừng ra khỏi con khỉ.

    ReplyDelete
  51. Đọc comment nể Giang sắc sảo hay thế. Anh cao học NT đúng là tư duy làng xã, chưa ra khỏi lũy tre làng thì làm sao biết thế giới rộng lớn ra sao mà dám khuyên người giàu nên sống như thế nào là tốt nhất cho vợ con? "Hệ quy chiếu của anh lại còn thiên về nông thôn hơn là thành phố, mang dùng trong các buổi giỗ chạp ở quê thì được chứ mang lên đây dạy dỗ phê phán thì e là không đúng chỗ. Chia sẻ kinh nghiệm một cách khiêm tốn thì lại là chuyện khác''.

    ReplyDelete
  52. Anh 84T bắt bẻ tài xế bắt bẻ giúp việc, áp đặt suy nghĩ thế thôi chứ ko bỏ được việc follow blog chị Giang đâu ahihi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. cho anh ấy vào đọc để nâng cao dân trí chứ tư duy nông thôn như thế vào đây phát ngôn ''le te đi theo'' gặp Giang và các chị đọc blog Giang đa phần là công dân toàn cầu rồi, người ta tụt quần bún chim cho chết hehe.

      Delete
  53. Ủa? Ng ta có tiền thì người ta thuê tài xế, tự nhiên anh nói sao ko tự lái xe đi. Giờ thích có ng phục vụ đó. Thích chỉ tay năm ngón. Ai lười cho nghỉ, kiếm ng khác làm. Vợ không thích làm. Được không? Hỏi gì kỳ quá.
    Em thấy phụ nữ mình phải lười ra mấy chị. Làm mình làm mẩy, cái gì chồng làm cũng ko chịu hết. Cho mấy ông chồng chiều mình mệt nghỉ luôn đi. Chồng đi theo năn nỉ, vợ mới làm.
    Mình đảm đang quá. Lát nữa có ng hạch sách đủ điều àh. Giờ vợ làm được, nhưng vợ ko thích làm, lười. Chồng lo thuê ng khác làm, hoặc đi làm về thì vô bếp tự làm đi.

    Em thấy xung quanh em toàn phụ nữ đảm đang, chịu khó mà toàn bị bắt nạt, bị chê đủ điều. Phụ nữ càng giỏi là càng toàn bị như vậy.

    Sáng, vợ thích ngủ nướng nên có tài xế chở con đi học, ngủ dậy phải skincare; không có tài xế thì chồng chở con đi học; vợ lười vậy đó. Vợ thích hưởng thụ, sung sướng; chồng lo mà tính đi. Đảm bảo mấy ông giống anh 84 triệu rén liền.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có trường nào dạy ăn nói có duyên không?

      Delete
  54. Bài này nhiều comment quá, em định không comment rồi nhưng tự nhiên đọc đến chia sẻ của anh gì nội trợ ở trên em lại nghĩ đến bố.

    Bố em cũng ở nhà nội trợ. Bố em rất giỏi, kỹ sư điện lạnh tu nghiệp ở Ba Lan 4 năm, nếu hồi đó không phải sinh con thứ 3 là em nên bố mẹ đều mất việc (NĐ 176/91), thì có lẽ gia đình em sẽ rất khác. Mẹ em tốt nghiệp trường Dược, công việc nghiên cứu thuốc là đam mê mà đành gác lại để bươn chải cuộc sống. Nhưng mẹ em không được như vợ anh ấy. Mấy chục năm, cho đến lúc bố em mất, mẹ luôn chê bố không có chí làm ăn, chỉ ở nhà ăn bám. Nói như thế để mọi người hiểu, ở Việt Nam người như anh 84T kia không phải chỉ đàn ông mà đàn bà cũng nhiều lắm, và họ coi việc đi kiếm tiền ngoài đường mới là vinh quang. Vợ anh 84T học cao đẳng thì cũng chẳng có gì xuất sắc. Bây giờ thế hệ 25-35 tuổi ai cũng MBA hoặc 2-3 ngoại ngữ, vợ anh chưa chắc từng ở hoàn cảnh phải lựa chọn từ bỏ công việc yêu thích, lương cao để ở nhà với con. Đấy là còn chưa nói đến việc không phải ai cũng là người thích ở nhà làm nội trợ.

    Bạn bè em nội trợ không ít, người giỏi tham công tiếc việc cũng nhiều. Quan điểm của em có thể khác với số đông, nhưng em nhận thấy thế này: quỹ thời gian, sức khoẻ và cả đam mê của mỗi người chỉ có hạn, thế nên mình đầu tư nhiều thời gian, sức khoẻ và đam mê vào một việc thì những việc khác tự nhiên sẽ bị lơ là đi. Rất khó để được "giỏi việc nước, đảm việc nhà", ngay cả khi có người giúp việc, quản gia, hay thậm chỉ là governess ăn ở cùng nhà chỉ tập trung dạy dỗ con cái. Chị Giang rất may mắn là chồng chị làm cho chính phủ Ý nên ngày phép trong năm nhiều, đủ để chị có thể có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân xen kẽ giữa những lúc bận bù đầu tóc rối.

    Người Việt mình vốn chỉ coi trọng những nhu cầu cơ bản của trẻ con như ăn, ngủ, chơi, còn nhu cầu tinh thần, văn hoá, tâm lý ở trẻ thì thường cho là thừa thãi. Người giúp việc cũng chủ yếu là phụ nữ ít học, ở quê không có việc thì lên thành phố chứ không phải làm giúp việc vì yêu trẻ con. Thế nên mới có chuyện bố mẹ Hà Nội 1 mà đẻ con nói giọng Thanh Hoá, Hà Tĩnh, nết ăn nết mặc cũng là của người giúp việc luôn. Hoặc chuyện con mặt Việt Nam nhưng tên Tây và chỉ nói tiếng Anh dù bố mẹ Việt không nói tiếng Anh và ở Việt Nam là chuyện rất bình thường trong những gia đình có điều kiện thuê au pair người nước ngoài và cho con học trường quốc tế từ nhỏ. 7 năm đầu đời của trẻ là 7 năm hình thành tính cách cốt lõi và nhân sinh quan của chúng. Giao trọng trách này cho những người chưa được đào tạo về sức khoẻ, dinh dưỡng và tâm lý, hoặc những người hoàn toàn xa lạ là một rủi ro lớn mà đa phần mọi người nhắm mắt đưa tay, vì nhiều khi sự thật mất lòng.

    Ai cũng muốn mình được công nhận. Cảm giác đi làm ở nơi đoàn thể được công nhận khả năng, được trả lương thưởng xứng đáng nó rất khác cảm giác ở nhà nấu bữa ăn ngon, dọn cái nhà sạch được chồng khen, bởi vì tâm lý chung cho rằng thước đo giá trị của mỗi người nằm ở mức lương và vị trí của họ trong xã hội. Nhưng để thành công tất nhiên phải có đánh đổi. Nếu người trong cuộc không cảm thấy sự đánh đổi ấy có hại cho họ, thì người ngoài tự nhiên vào thương vay khóc mướn cũng khó hiểu. Còn sự đánh đổi ấy hệ quả ra sao thì đợi qua 1 thế hệ, khi bọn trẻ lớn lên, vào đời, các bậc cha mẹ ấy sẽ tự nhận thấy được.

    Chỉ mong rằng, xã hội sẽ dần phát triển để đến một lúc nào đó, người ở nhà chăm con mấy năm đầu phải được coi như làm một công việc có ý nghĩa, và đến khi con đi học thì họ có thể tham gia một khoá học ngắn để ôn lại kỹ năng đã lâu không dùng đến và trở lại môi trường công sở mà không có cảm giác tự ti hay bị phân biệt đối xử. Những cái này e rằng hiện nay chỉ có mấy nước Bắc Âu là làm được.

    ReplyDelete
  55. Đọc Thuỷ Tiên viết mà rơi nước mắt. Bố mẹ mình cũng đang làm nhà nước thì bị giảm biên chế nghỉ 1 cục. Cả gia đình 4 người trong cái chung cư tầng 4 ở Nghĩa Đô được nhà nước phân rộng 28m2. Bố mẹ mình lúc ấy ngoài hàng tháng đi làm không biết làm gì khác. Sau một hồi bàn tính bố mẹ mình lấy tiền trợ cấp một cục mua một sạp ở chợ Nghĩa Đô, bắt đầu buôn bán hoa quả. Những ngày đông rét buốt bố mẹ mình 2 giờ sáng dậy đưa nhau bằng xe máy đi lấy hàng ở chợ đầu mối Long Biên. 5 giờ mở sạp hàng. Mình học trường Ams, tan học là ra chợ phụ bố mẹ, vừa bán hoa quả vừa học. Lúc đấy mình học chỉ vì quyết tâm thoát nghèo. Lên đại học mình học ngoại thương (Tiếng Pháp khoa Phiên dịch lúc đấy). Mình bắt đầu làm thêm và phụ được bố mẹ nuôi em gái. Tốt nghiệp đại học mình tìm được học bổng học cao học ở Pháp. Mình đưa em gái sang học. Những tưởng cuộc đời sang trang sẽ có cơ hội báo hiếu cha mẹ thì mẹ mình bị u não. Mổ đi mổ lại 2-3 lần và mẹ mình mất năm 49 tuổi. Bố mình không chịu sang Pháp cùng 2 chị em, ở nhà hương khói cho mẹ. Mỗi khi về VN, đi qua sạp trái cây ngày xưa nhà mình ở chợ Nghĩa Đô, mình lại cay xè mắt. Bố mẹ mình qua một đêm bị thành nội trợ bất đắc dĩ, cả hai cùng 1 lúc vì 2 người làm cùng 1 cơ quan nhà nước. Có chồng kinh tế tốt để vợ được làm nội trợ là niềm tự hào. Mình vẫn ở Pháp. Mình làm nội trợ nhưng kiếm tiền qua nội trợ (làm bánh và đồ Việt bán qua facebook)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mẹ bạn ở nơi chín suối sẽ yên lòng khi chị em bạn trưởng thành.

      Delete
  56. Khiếp thật. Đúng chủ đề là các độc giả bác Cún vào ngay. Em thấy anh 84tr đáng yêu thế. Anh ấy cứ thao thao theo cách anh ấy nghĩ. Cao học NT có khó không các bác? Họ dạy gì mà anh này mãi không nên người.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 😆 mình cũng NT nhưng ko tới cảnh giới như anh kia.

      Delete
    2. Mình có học cao học cái khác, khộng được học cao học NT nên không biết có khó hay không. Nhưng mình biết anh 84t học ĐH Phương Đông do ảnh nói ớ, rồi mới CH NT nha.

      Delete
    3. Mình nói trúng phóc, khoe cao học để tẩy bằng đại học haha

      Delete
  57. Bạn ở nhà trông con luyện công mới đến cảnh giới đấy nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ăn nói bạt mạng chụp mũ như anh là do ai dạy vậy?

      Delete
  58. Các bạn cơ bản vẫn sai, chỉ tập trung châm chọc đả kích mình nhưng vấn đề chính là các bạn nữ phải buông bỏ hết những gì phù phiếm để chăm con. Đấy là ý chính.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đến chịu anh! Chị Giang là phải làm việc cho chính phủ Ý mà anh bảo phù phiếm thì cũng chịu anh. Những người chồng như anh thì đàn bà phải ở nhà cung phụng chồng con thì mới được tấn phong mấy chữ vàng ngọc đầu môi chót lưỡi của chồng. Vợ anh năng lực hạn chế, ở nhà là lựa chọn dễ dàng. Vợ người khác thông minh, xinh đẹp, duyên dáng thì chả ông chồng nào lại đi dấu của báu ở nhà mà không hãnh diện khoe thiên hạ. Có lẽ anh không biết, nhưng muốn đánh giá đàn ông, nhìn người đàn bà đi cạnh là đủ. Vợ anh cao đẳng, thì thực ra trình độ anh ngang cỡ đấy thôi, dù bằng anh có tiến sĩ đi nữa vì anh thấy an toàn tại cái mức đấy. Thế nên anh đừng vào hạ bệ chị em ở trên này để nâng vợ anh lên. Người học ít và người học nhiều các giới hạn lựa chọn khác nhau xa lắm.

      Delete
    2. Khôn như bác ở quê em đầy, khôn đến mức ở thành phố bao nhiêu năm thế, có nhà có tiền thế mà không lấy được vợ phải về quê lấy vợ kìa. Người như bác bảo sao người ta cứ có định kiến trai Bắc và người Thanh Hoá, ăn nói cẩn thận nhé bác.
      Blog giả nhưng người thật, đừng tưởng ẩn danh mà người ta không biết mình là ai. FTU cũng có 5 7 loại, thi được vào từ năm nhất hệ chính quy mới khó, chứ khoe cao học FTU chỉ chứng tỏ bác chịu đóng tiền, tuần vài ngày đến dự thính cho vui, chuẩn bị đến lúc thi thì đi thầy và mua bài sinh viên năm cuối làm hộ. Trình ăn nói và tư duy này, trừ khi bác trình được bằng đại học FTU, chứ khoe đãi bôi cao học NT người ta lại chẳng cười mím chi vì người ta không muốn bác mất mặt.

      Delete
    3. 1. Buông bỏ hết thứ phù phiếm để chăm con là bạn đang nói vợ bạn nữa hả? Đến cái event tẹp nhẹp của công ty bạn còn chả được dự cùng chồng nữa là.
      2. Bạn học ĐH Phương Đông rồi mới cao học NT thật à? Thảo nào, tư duy chỉ đến thế.

      Delete

    4. Tôi thấy nhiều chị em ở đây thật là kiên nhẫn chia sẻ để cho anh thấy là đời không chỉ có mỗi màu đen trắng, quan điểm, góc nhìn, con người, hoàn cảnh sống nó cũng tương tự như vậy không chỉ có trắng đen. Nhưng anh lại định nhảy cả vào tư tưởng của người khác, muốn nhồi sọ, bắt họ phải sống theo ý anh, "phải buông bỏ hết những gì phù phiếm để chăm con" thì nó quả thật là bố đời, tinh tướng khệnh khạng bề trên.
      Anh có thể nói cái giọng này với những người phụ nữ trong gia đình anh chứ tư cách gì, nhân danh gì mà nói cái giọng như vậy với phụ nữ ở bên ngoài?
      Từ đâu mà anh biết người phù phiếm thì không chăm con?
      Dựa vào đâu mà anh cho rằng buông bỏ phù phiếm thì mới chăm được con?

      Ai cũng có cái máng lợn của chính mình. Nên tốt nhất là tập trung vào cái máng của mình, chăm chút lau chùi nâng cấp cho nó chứ đừng nên lên mặt dạy dỗ, ra lệnh cho người khác phải thế này thế nọ cho vừa ý mình.

      Bởi nhiều khi cái máng của mình nhìn từ bên ngoài vào hoành tráng thật đấy, nhưng bên trong nó thế nào, kết cấu, chất lượng ra sao thì chỉ có mình biết thôi, anh ạ.

      Anh hãy cứ kiếm thật nhiều tiền, lo cho vợ con và sống cuộc đời theo ý anh. Nhiều khi có ý kiến trái chiều thì cũng cứ thoải mái mà trình bày, tranh luận nhưng tôi đề nghị anh hãy dừng lại việc ra lệnh cho chị em phụ nữ chúng tôi phải sống như thế nào và làm gì. Anh nhé!

      Delete
  59. Lý tưởng là phụ nữ được lựa chọn có thể duy trì sự nghiệp và chồng và/ hoặc giúp việc hỗ trợ chăm con. Như vậy ai cũng được phát huy năng lực cá nhân của mình. Còn lại tùy hoàn cảnh thôi, khi còn nghèo thì chỉ mong có đủ tiền để duy trì cuộc sống cơ bản. Chứ mình là phụ nữ cũng kg thích ở nhà fulltime nội trợ cả đời, mình sẽ thấy tụt hậu, con lớn đi học mình sẽ buồn, và cũng khó quay lại làm việc vì già mất rồi.

    ReplyDelete
  60. Anh 84 cho em hỏi: vợ anh chăm con tốt, thế cái chuẩn tốt của anh ở mức nào? tốt là con anh ăn ngày 3 bữa no đủ nhưng có béo phì?suy sinh dưỡng? con anh có ăn uống gọn gàng? ra nhà hàng có biết ngồi ngay ngắn hay chạy lông nhông? anh đề cao việc vợ ở nhà chăm con thế con anh đi học hỏi về thế giới, về xã hội, thậm chí về tài chính, đầu tư, vợ anh trả lời thế nào? Tôi có biết 1 bạn gia đình rất có thế lực và điều kiện, sau 10 năm ở nhà chăm con đã nhất định phải đi làm vì con hỏi: con viết văn tả nghề nghiệp của mẹ, thế mẹ làm gì? Không ai coi thường việc nội trợ anh ạ, nhưng anh đừng đánh tráo giữa lựa chọn và hy sinh. Hy sinh nó khác lắm, sự hy sinh để có cái lợi cho con cái như anh nói có khi mất nhiều hơn vì không tạo được nền tảng cho con phát triển xa hơn.

    ReplyDelete
  61. Hy sinh gì ở đây? Đó là sự lựa chọn. Chị vợ chọn ở nhà chăm con. Anh 84 kiếm tiền nuôi vợ con. Các bạn cười 84 triệu nhưng với nhà anh ấy thế là đủ sống. Vấn đề chính là anh 84 áp những thứ nhà anh và bắt mọi người cũng phải như thế. Chị Giang tham gia các sự kiện cùng chồng và thuê giúp việc anh cũng phán. Chị 3 con cũng bị anh phê. Anh cứ sống tốt ở nhà anh là được mà.

    ReplyDelete