Monday, June 24, 2024

24/6/2024

Đây tôi trả lời một lần cho tất cả các comments từ bài trước mà tôi chưa có dịp trả lời.

Từ chỗ không biết haute couture là cái gì, nói luyên thuyên nhặng xị vì google lạc hướng, mà qua mấy hôm giờ đã tuyên bố phải như này như nọ mới được gọi là haute couture và ngay cả Elie Saab hay Zuhair Murad cũng chưa tới được chuẩn Haute Couture của chệ. Google như bị ma nhập là có thật giàng ơi.

Haute couture là một lĩnh vực thời trang chứ không phải là một huy hiệu hay chứng chỉ nào đó do một tổ chức nào đó cấp. Haute couture nghĩa là may đo thủ công trên các chất liệu khó, đắt tiền, và dựng được những kiểu dáng thời trang cao cấp nhờ tay nghề tinh xảo của thợ. Đặc biệt đó là kiểu thời trang đo ni đóng giày cho khách hàng chứ không phải hàng may số lượng lớn đủ cỡ từ nhỏ đến to khách mặc vừa cái nào mua cái nấy. Và do đó haute couture chỉ là một phần rất nhỏ trong lĩnh vực high-end fashion, crème de la crème.

Bạn làm ở Vogue/Tatler người trong ngành nên nói rất đúng về xu hướng thời trang. Những người mà tầm hiểu biết mới chỉ ở các nhãn hiệu thông dụng thì chỉ nên ngồi nghe chứ không nên nhảy vào bình luận ngang hàng với bạn ý. Nghe chỗ người ta làm việc là biết không phải tay mơ. Hỏi thật chứ mấy khi gặp được người Việt như vậy. Nếu là người cầu tiến thì tranh thủ hỏi kinh nghiệm và xin chỉ giáo còn chưa xong. Chỉ có kẻ ngốc mới lăn đùng ngã ngửa bịa đặt dè bỉu người ta và giả vờ ngang cơ.

Khái niệm new money sinh ra từ khi giai cấp quý tộc bắt đầu sa sút và giới thương lái nổi lên. Lắm tiền và do đó có thể mua được cả tước hiệu cũng như bắt đầu có mặt trong giới thượng lưu nhưng vì không có được sự giáo dục cần thiết và cũng vì giàu lên quá nhanh nên có thái độ trọc phú kẻ cả, giới thương lái này bị gọi bằng cái tên new money, để phân biệt với old money là của hội quý tộc. Gọi với ý coi thường, kiểu có tiền nhưng không có học không có gu và không biết lễ nghi phép tắc lịch lãm. Trong sự coi thường có cả một chút ghen tỵ, vì thực tế là nhiều người trong giới quý tộc phải nhờ cậy tới tiền của giới mới giàu này để duy trì gia thế.

Cùng với thời gian, đến giờ từ new money hay old money không còn có ý nghĩa tiền mới có hay có từ vài đời nữa mà nó đơn thuần chỉ có ý là thái độ với tiền như nào. Người mới có tiền nhưng đồng thời có cả sự thông tuệ học thức khiêm tốn thì từ new money không dành cho họ. Người đến đời họ là đã hết tiền nhưng vẫn còn phong thái lịch lãm khiêm tốn thì vẫn được nhắc tới như là old money với sự nể nang. Còn cứ phất lên một cái là inh ỏi thì bị gọi new money không oan. Sau vài đời có tiền và thái độ bắt đầu lịch lãm khiêm tốn lên thì không bị gọi là new money nữa.

Tiền cũng phải mới rồi mới cũ, thời trang cũng phải từ bình dân tới hàng hiệu phổ thông rồi mới tới hàng hiệu exclusive, dùng dịch vụ cũng phải từ dịch vụ đại chúng rồi mới chuyển sang dịch vụ bespoke, trình độ của một người giờ có cao thì cũng phải trải qua lúc thấp. Quá trình phát triển từ thấp tới cao là rất bình thường chứ mấy ai sinh ra ở vạch đích. Nhưng đang ở dưới thấp mà nghĩ rằng nhờ vài cú google hoặc vài câu bình luận ngang như cua là đã ngang hàng được với người trên cao, thì sẽ bị mời về chỗ.

Cứ google được một nhát là phát ngôn như chuyên gia, chỗ nào vội quá hoặc sơ suất không google kiểm chứng một cái là lộ tẩy dốt như con bò, thế mà vẫn cứ phải nói cho cố. Cứ như thể không nói thì lăn đùng ra chết ngay vậy đó :-)))))

Ảnh: nhảy tàu đến thăm vườn của một chị bạn đọc blog từ mười mấy năm nay. Lúc về được chị ý hái cho đủ loại hoa. Hoa phía góc trên bên trái ảnh chị ý gọi là tầm xuân, ôi mẹ ơi nó thơm, hít hà mãi không chán. Lúc về nhà lọ mọ một hồi trên mấy chỗ bán hoa hồng và đã tìm ra được tên của nó: Rosa Rugosa Rubra, hoa nở từ đầu xuân tới cuối thu. Mùa đông tới nhất định nhất định sẽ trồng. 

50 comments:

  1. Những người này, ở ngoài đời có mà 10 kiếp nữa cũng không có cửa được ngồi đàm đạo với một cơ số các bạn đọc ở đây. Chẳng qua thời mạng xã hội, nhiều cún ỉn ngoi tót lên đội lốt làm người. Lại cứ tưởng mình là người thật.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Làm mình nhớ đến câu nói bà nhà mình bảo “ếch nhái nhảy lên làm người” 🤣.
      An

      Delete
  2. Thích đọc trả lời của chị Gi, vì thế nên em thấy càng nhiều ý kiến ý cò của các bạn không biết mấy cũng hay, vì có thế bác Cún mới ra tay hi hi.

    ReplyDelete
  3. Bà G này sao bà lại bảo dốt như con bò, so họ với con bò thì tội nghiệp con bò chứ bà :))

    ReplyDelete
  4. Những khỉ già, bụi rậm, N87, cucci 2 cờ, hoa thanh quế .... do không đủ tầm hiểu biết, không ở cùng đẳng cấp lại ôm sự ghen ghét hận thù nên cứ phải to mồm gáy lên, thể hiện bản chất dốt nát ngay lập tức ý mà

    ReplyDelete
  5. Tôi lót dép hóng mụ Google coi haute như một thương hiệu được cấp phép, lôi cả Google tiếng Anh tiếng Pháp vào đây phản biện. Bài trước mụ ta chết vì cười. Khéo lại RIP không trả lời được. Thích cách Giang trả lời quá.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mụ kia nói cũng có cái đúng. Google rồi copy paste cả đống thông tin thì thể nào chả vớ được thông tin nào đó đúng. Vấn đề là vì không có kiến thức mà chỉ đi cóp nhặt nên đúng sai mụ đều không phân biệt được.
      Trước khi Haute Couture được văn bản hóa thì khái niệm và phân khúc thời trang này đã tồn tại chứ chả phải nhờ các vị Hiệp hội thời trang Pháp phát minh ra. Hồi Paris còn là kinh đô thời trang thế giới ở thế kỷ trước thì còn độc quyền này nọ được chứ bây giờ London, New York, Milan đều không kém cạnh thậm chí còn hơn. Trên thực tế, tuần lễ thời trang Paris có thể lớn hơn vài lần tuần lễ thời trang Milan, nhưng Milan Fashion week chọn lọc hơn hẳn Paris Fashion week. Có những nhãn hiệu thời trang rẻ tiền chỉ walk được ở PFW chứ không được walk ở MFW.
      Bên cạnh đó, tay nghề thợ thủ công Pháp cũng không còn duy nhất ưu việt, thị trường thời trang Paris cũng không còn áp đảo, con đường nổi tiếng của một thương hiệu cũng không nhất thiết phải qua Paris. Vì vậy các tiêu chí để được Hiệp hội thời trang Pháp công nhận là Haute Couture đã buộc phải thay đổi theo thời gian và nói chung lý thuyết thì thế thôi chứ giữa lý thuyết và thực hành là một khoảng cách xa. Giờ mà mang tất cả các tiêu chí ra áp lại thì chả còn mấy tên hiệu được ở lại trong danh sách, và ở lại thì cũng không có nghĩa có chất lượng cao hơn những tên hiệu nằm ngoài.
      Như người thường thì chỉ cần nhìn vào các tiêu chí như mình đã nêu trong bài, cố nữa thì lại thành giả vờ là dân trong nghề mà chúng ta thì lại không phải dân trong nghề.

      Delete
    2. Mình làm thiết kế thời trang. Paris vẫn luôn là kinh đô thời trang thế giới theo đúng nghĩa thiết kế. Không có việc NY, Milan hay London qua mặt được Paris. Những thiết kế của Mỹ nặng tính thực dụng hay mang tính hài hước, của Ý thì quá cổ điển, chỉ nghiên về hoạ tiết, thêu đính nặng nề ( Maria Chiuri sang phá tan nát signature của Dior, nhìn vào toàn chất Ý), thiết kế Anh thì sau Vivienne Westwood, Alexander McQueen, John Galliano thì ko có nhà thiết kế nào tài năng, tuyển người mới làm thay nhìn hàng McQueen giờ rất tầm thường. Mà kể cả các nhà thiết kế Anh đều sang Paris mới nổi tiếng lên được.

      Delete
    3. • Paris từng là kinh đô thời trang độc quyền nhưng bây giờ không còn nữa:
      • Đúng một phần. Paris từng là kinh đô thời trang thế giới và vẫn là một trong những trung tâm thời trang quan trọng nhất. Tuy nhiên, các thành phố như London, New York và Milan đã phát triển mạnh mẽ và trở thành những trung tâm thời trang lớn, không kém cạnh thậm chí còn vượt trội ở một số khía cạnh.
      • Có những nhãn hiệu thời trang rẻ tiền chỉ xuất hiện ở Paris Fashion Week mà không xuất hiện ở Milan Fashion Week:
      • Đúng một phần. Paris Fashion Week có một phạm vi rộng hơn về loại hình thương hiệu, trong đó có cả những thương hiệu mới nổi hoặc ít tên tuổi hơn. Milan Fashion Week thường tập trung vào các thương hiệu có uy tín lâu năm.
      Tiêu chí Haute Couture: Các tiêu chí để được công nhận là Haute Couture đã thay đổi theo thời gian để phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này vẫn rất khắt khe và không dễ để đạt được. Việc giữ nguyên các tiêu chí cũ có thể làm giảm số lượng thương hiệu được công nhận, nhưng không có nghĩa là các thương hiệu không đạt tiêu chuẩn là kém chất lượng.

      Delete
    4. Mình rất mệt các chị add những thông tin chả đi tới đâu.” Paris từng là kinh đô thời trang độc quyền nay ko còn nữa“. Thời trang độc quyền theo chị là thế nào đã?
      Các sàn kia vượt Paris một số khía cạnh là khía cạnh nào?
      Nhãn hiệu rẻ tiền xuất hiện ở PFW, chứ ko ở sàn khác 😂 Nói như này thì chả hiểu gì về tính sáng tạo trong thiết kế thời trang cả. Paris là nơi bạn có thể thấy sự nhiệt tình với thời trang hơn tất cả các nơi khác. Người dân, lẫn du khách có thể đứng xếp hàng 5 tiếng để xem bảo tàng thời trang của Dior. Nhãn rẻ tiền là nhãn nào? Bạn cho vài ví dụ xem. Đã đưa luận điểm thì phải nói rõ, chứ lấp lửng, thiếu căn cứ thì chả chứng minh được gì. Paris là nơi các nhà thiết kế mới chọn để giới thiệu những bộ sưu tập đầu tay của họ vì ở Paris, thời trang là nghệ thuật, nơi có thể dung nạp đa dạng phong cách thiết kế.

      Delete
    5. Chơi thời trang mà cứ nhăm nhăm vào tên tuổi với thương hiệu là vẫn còn xoài non lắm, và nếu chị là chị PhD về thời trang gì đấy thì chị chả hiểu bản chất của thời trang gì cả. Clothing và fashion là khác nhau. Có nhiều brand dù định hướng là cao cấp thì chỉ là clothing. Nói về fashion, là còn cả về concept, ý nghĩa qua trang phục, kể một câu chuyện, nơi bán một giấc mơ, thiết kế tuyệt mỹ thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời.

      Delete
    6. @ Bạn làm thiết kế thời trang : trong lĩnh vực thiết kế thì đúng là Paris vừa có tiếng và có nền tảng sẵn vừa có định hướng khiến lĩnh vực này của họ thêm sôi động. Nếu NY linh động đến mức nhiều khi thành quái lạ, còn Milan thì cứng nhắc đến bảo thủ, thì Paris nằm ở giữa. Nằm ở giữa tức là tạo được sân chơi cho nhiều phong cách khác nhau và các nhà thiết kế theo mọi phong cách từ cổ điển tới hiện đại tới điên hay quái đều có nhiều cơ hội để phát huy sáng tạo. Milan nếu muốn thì có thể sôi động hơn hiện tại nhiều nhưng bản chất của người Ý là không thích thay đổi, trừ thay đổi bạn tình, nên họ từ chối cơ hội mở rộng. Nhưng bảo thiết kế của Pháp đẹp hơn của Ý thì mình không đồng ý và về lâu dài chính cái sự từ chối mở rộng của Milan sẽ thành lợi thế độc tôn của họ trong thời trang.
      Nhưng thiết kế chỉ là một phần của nhãn hiệu. Nhìn từ góc độ khách hàng và kinh doanh thì Paris không hơn các nơi kia. Mình lấy ví dụ London, tuy trong lĩnh vực thiết kế không nổi bằng Paris và Milan, nhưng họ lại là một trong các trung tâm tài chính thế giới nơi giới nhà giàu Nga, Ả rập, Ấn giữ tiền. Nơi nào có lắm tiền là nơi đó có tiếng nói.
      Mình chỉ công nhận riêng trong lĩnh vực thiết kế ren thì Paris vẫn là số 1 và ren Pháp là số 1. Nhưng có lần mình nhìn thấy một loại ren rất rất đẹp và mình hỏi thì người ta trả lời mình đó là ren Bỉ. Bạn làm trong lĩnh vực thiết kế nên chắc biết nhiều về chất liệu, bạn có thông tin hay kinh nghiệm về ren Bỉ thì nhờ bạn chia sẻ lên đây.

      Delete
    7. Mình nhìn từ góc độ tính đột phá trong thiết kế và đầu tư. Những yếu tố này sẽ quyết định ngành công nghiệp thời trang ở đâu sẽ phát triển rực rỡ nhất, chứ không phải khách hàng ở đâu giàu nhất, chịu chi nhất (cái đấy chỉ là kênh phân phối thôi). Pháp là nơi những cuộc cách mạng thời trang diễn ra, và họ rất yêu nghệ thuật và đối với họ thời trang là nghệ thuật, mặc đẹp là trong tiềm thức. Ý không thể so với Pháp. Ở Ý, kinh doanh thời trang nặng về yếu tố gia đình và mang tính bảo thủ. Họ chỉ tuyển người Ý làm thiết kế cho họ. Ở Pháp, kinh doanh thời trang phát triển thành tập đoàn lớn, bao gồm nhiều thương hiệu với các phong cách thiết kế khác nhau. Họ cũng mua lại Gucci và quản lý để nó phát triển hơn nữa. Mình đã từng học ở Ý 1 năm. Ở Ý thì nặng về yếu tố truyền thống, may đo theo phom dáng bình thường. Trên quan điểm về thời trang, đấy không được gọi là fashion, mà là clothing. Ý không mở rộng đối tượng cho tuần lễ thời trang vì có mở thì có lẽ không nhà thiết kế mới nào đến. Cái vibe nó không hợp, và nữa là nhà thiết kế mới thì ko có ngân sách nhiều, nếu họ chọn, chắc chắn họ chọn Paris. Mỹ, Anh thì công nghệ họ phát triển. Họ có thể làm được những thiết kế với chất liệu khó, nhưng chất nghệ thuật ít. Dân Mỹ thì thôi đừng bàn tới thời trang làm gì. Tư tưởng về thời trang ở Ý thua Pháp vài chục năm.
      Về chất liệu ren mình cũng rất thích. Ren Pháp thì nổi tiếng rồi. Mình chưa nghiên cứu sâu về chất liệu này. Hy vọng là mình có thể sang Pháp và học kĩ thuật làm ren của họ.

      Delete
  6. Mình đang bận tí. Sẽ vào hầu chuyện chủ blog và các fan cuồng lúc nào cũng tưởng tượng phu nhân ngoại giao là biết tuốt. Riêng cách viết đã nhầm lẫn giữa haute couture và tailor made. Viết như phu nhân thì bà thợ may đầu ngõ là haute chắc? Bà ta may đo cho từng người. Vải vóc chất liệu khác nhau. Từ nhung thu Quảng Châu đến ren Pháp. Từ chiffon đến jacquard. Cái gì cũng chiều. Phiền phu nhân có thời gian google các link mình đưa và các từ khoá để có tí kiến thức gọi là cơ bản trước khi ta đàm đạo nhỉ? Chứ một người Ph.D (tôi) về thời trang lại hầu chuyện bạn mẫu giáo (phu nhân) về thời trang khí có ngại. Tôi phải mở ngoặc ngay không các fan cuồng lại nhầm lẫn vai vế. Ở nước ta có vấn đề về hailos effect. Ai không biết thì tự google nhé. Cứ tưởng phu nhân đi nhiều thì vốn hiểu biết sẽ cao. Vấn đề là phu nhân chưa có nền tảng cơ bản nên kiến thức vô cùng lồi lõm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Lại đang google như ma làm để cấp tập bổ sung kiến thức chứ bận bịu gì.
      Người ta đang nói haute couture mà chị lại xọ sang tailor made. Sao chị nói chuyện nọ xọ chuyện kia mãi không trúng được trọng tâm mà chị cứ thích nói.
      Tôi không cho chị hầu chuyện tôi nữa. Hailo chị.

      Delete
    2. Hailos effect là cái effect gì thế chị Ph.D? Ở West Palm Beach quê em em biết mỗi halo effect. Chị và các bạn chị đều là đồng môn đúng không ạ? Một người thì Cucci 2 C, rồi tiểu nhược thay vì nhược tiểu. Kẻ thì Lebanon ở châu Phi. Chị thì bị haute nhập, google cả trong mơ. Google nhiều quá đâm quáng gà ra cả hailo bonus thêm chữ i effect.

      Delete
    3. Haha…Anh Việt Tiến viết hay quá. Chị Giang có nhiều độc giả hay quá đi.

      Delete
    4. Hailos effect…lại còn Ph.D. Ngáo đá à?

      Delete
    5. Chị Giang cứ cho chị Hailos lên ý kiến đi ạ. Em thấy chị ấy cũng giỏi tóm chữ bẻ ý đấy. Xem chị ấy Ph.D ngành thời trang thì chị show thử vài kiến thức uyên thâm xem nào cho bọn em học hỏi.

      Delete
    6. PhD ngành thời trang? Em học trường nào? Tên chương trình là gì thế?

      Delete
    7. Chị Ph.D trên thông thiên văn, dưới tường địa lý. Mong chị nhón tay gúc để bọn em hưởng hương hoa bổng lộc của chị.

      Delete
    8. Hailos đã lờ tít vụ PhD và lại xọ sang chuyện khác rồi còn đâu. Hailos thiên biến vạn hóa, biết lúc nào Hailos mót đái để còn hạ võng là cũng hơi bị mệt đới :-)))))

      Delete
    9. O , cai co nay bi ham, di ra cho khac choi ngay!!! Ph.D( toi) , do hoi, an cam lon, toi khong benh co Giang nhe, nhung co Ph.D( toi) ve an cam lon de, lam chuyen!!!

      Delete
    10. Có chị nhắc đến con bò xấu hổ làm em cười sặc sụa. Con nhà em nó hay hát bài này: Bò mà nguyên con, người ta mới gọi là con bò. Bò mà phơi khô, người ta mới gọi là khô bò. Học quá ngu thì gọi là ngu như bò. Thế nhưng tại sao, người ta vẫn uống sữa bò =))

      Delete
  7. Chị ơi mùi bông hoa chị tả kia có phải rất giống mùi hoa hồng ta nhà mình nhưng nó đậm đặc hơn nhiều, kiểu như thơm nhưng k kiểu sực nức gây nhức đầu ý.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị quên mùi hoa hồng ta nhà mình rồi. Chỉ biết là mùi rosa rugosa rubra này rất thơm và mùi thơm chị thấy rất thích, hít mãi không chán. Ngoài công viên ở đây họ trồng rất nhiều loại này, vậy hẳn là nó phải có rất nhiều ưu điểm. Lúc tìm hiểu thì thấy nhiều ưu điểm thật: ra hoa từ tháng 5 tới hết tháng 10, cây khỏe, dễ trồng, đất nghèo cũng mọc được, hoa thì thơm.

      Delete
    2. Ah e biết cây này, hoa thơm và rất nhiều gai. Hồi đầu e còn tưởng cây dại vì chuyên mọc ở những khu đất cằn (bờ kênh, mương, gần biển, nói chung toàn khu đất hoang). E trồng nhiều hồng quanh nhà, mà thích nhất là cây generous gardener và strawberry hill. C trồng nhiều hồng nthe, cây có bị black spot nhiều k ah? Năm nay chả hiểu sao tất cả hồng trong vườn nhà e bị black spot nhiều ghê gớm.

      Delete
    3. Chị có bị black spot nhưng rất ít, vài cái lá già thôi, tuốt đi là hết. Nhưng chỗ chị gió lồng lộng nên chị nghĩ có khi black spot hay các loại nấm bệnh cũng không có cơ hội phát triển cũng nên. Năm nay chỗ em có mưa nhiều không? Nhìn thấy black spot em cắt lá đốt luôn thì sẽ không bị lây lan, chị nghĩ thế.

      Delete
    4. Nhân vụ hoa hoét này, em mới nhớ lâu rồi chị Giang kể về đám hồng nhà chị có một loại tên là The Generous Gardener của nhà David Austin. Kể từ dạo đó em mơ ước có hoa hồng này trong vườn nhà, giờ em có rồi nè, hoa mọc rất khỏe như chị nói. À nhân đây em kể tiếp là, chị có nhớ trong một entry nào đó của chị, em có com (dưới một nick ẩn danh) kể về việc em quen 1 anh pháp keo kiệt đến nỗi em phải chạy bỏ của lấy người. Xong trong 1 post khác thì em than thở với chị là tình duyên của em lận đận quá em ế lâu dài ế bền vững. Xong chị có động viên em này nọ em còn nhớ mãi lời động viên của chị. Giờ em báo chị tin vui là em đã may mắn gặp được ông xã tốt, cũng người pháp và không keo kiệt:)). Em được ổng cưng chiều, cho em trồng đủ các loại hoa trong vườn. Em trước đây ở VN là gái già gái ế . Em đi coi bói tất cả các thầy bói còn bảo kiếp này cô ế trọn đời cho chết bà cô luôn:)). Em không cam chịu đầu hàng số phận, quyết tâm sống làm sao cho đức năng thắng số và cuối cùng số phận em đã thay đổi. (À tất nhiên em cũng phải hành động để thay đổi số phận chứ không phải ngồi chờ sung rụng, kiểu như sống tích cực hơn, thay đổi tư duy). Giờ em đang định cư bên pháp, sống một cuộc sống bình dị không bon chen, ngày ngày vẫn vô đọc blog chị Cún như một thói quen từ mười mấy năm nay. (Tên thật của em không phải Thu Thuy nhưng dạo này nó không cho em đăng nhập ẩn danh nữa nên em tạo ra cái nick cho có, nhưng tên thật không quan trọng, quan trọng tình cảm của em dành cho chị là thật. Trước đây, trong những khoảnh khắc tăm tối nhất của cuộc đời, đọc blog chị như một trong những niềm vui nho nhỏ giúp tinh thần em được vực dậy. Em thích những điều tích cực như vậy, và em mong được tiếp tục đọc blog chị cho tới khi em 100 tuổi)

      Delete
    5. Các chị bón thêm nấm đối kháng Trichoderma hay loại gì tương tự thử. Tới mùa mưa ẩm nhiều là em bón để cây khoẻ, phòng bệnh.

      Delete
    6. @ Thu Thuy: chào em, chúc mừng em đã tìm được bến đỗ làm em hài lòng. Vậy là em còn sướng hơn chị rồi vì giờ chị chỉ muốn về quê trồng hoa mà vẫn chưa làm được.
      Mà em ơi, gái già gái ế là quan niệm ở VN thôi chứ gái Á mình nhìn trẻ, ngoài 40 trông cũng chỉ như tầm 30, mà 30 thì ở nước ngoài vẫn được coi là rất rất trẻ. Vậy là em vẫn còn rất trẻ đấy em nhé. Lại chăm chỉ làm vườn thế thì tha hồ giữ được dáng, sẽ còn trẻ rất lâu ;-)

      Delete
    7. Chị ơi, chị về Ý làm vườn chị ở 1 mình 1 cái nhà to như vậy luôn ạ? Chị có sợ ko ạ? ví dụ như sợ tối, sợ mất điện, sợ ốm đau, sợ 1 mình? Em hỏi vậy để xin kinh nghiệm của chị, thỉnh thoảng có 1 mình dám tự đi về cái vườn của mình để làm. Em mới có 1 cái vườn nhỏ cách nhà trong HN ~ 20km thôi nhưng ko phải lúc nào cũng kéo được chồng con về cùng, mà em nghiện cái cảm giác lụi hụi ngoài vườn xong tối ngồi ngoài hiên uống trà hóng gió lắm, mà em vẫn sợ :D

      Delete
    8. Hồi đầu thì chị sợ, buổi tối đi trong nhà cứ vừa đi vừa quay nhìn sau lưng mình, thậm chí nhiều lúc sợ đến mức mang cả bữa tối vào phòng ngủ chốt cửa ăn xong đi ngủ luôn. Bây giờ chị không sợ nữa. Vì chị nhận thấy ở một mình nhiều khi còn an toàn hơn ở giữa đám đông. Và bóng tối khi mình quen với nó thì thấy đâu có tối đâu. Nhiều lúc chị ra ngoài đường đổ rác, đường quê chẳng có đèn điện gì nhưng trăng sáng vằng vặc.
      Dĩ nhiên chị không khuyến khích em về ngoại thành một mình vì chị không biết tình hình an ninh ở chỗ đó ra sao.

      Delete
    9. Đọc chị viết em ngẫm lại thấy đúng thế. Ngày xưa em sợ ở 1 mình, đi công tác sợ ở trong phòng 1 mình, nhưng giờ bắt đầu có tuổi (em 40 tuổi tính cả mụ), tự dưng những nỗi sợ tan dần khi đọc và ngẫm, và trải nghiệm những gì diễn ra trong cuộc đời. Giờ em có thể lọ mọ 1 mình ở trong vườn dưới cả tối nhưng ở đêm 1 mình thì em vẫn thấy sợ. Trong những nỗi sợ hỗn độn, ngẫm kỹ thì có lẽ nỗi sợ về an ninh đúng là mạnh và nhiều hơn những nỗi sợ vô hình. Em cảm ơn những chia sẻ nhẹ nhàng nhưng nhiều năng lượng tích cực của chị.

      Delete
  8. Em hỏi hơi ngoài lề chứ có mấy ai mặc được tới cỡ 20k một cái váy đâu mà nghiên cứu mấy cái này làm gì vậy ạ? Em thấy giải thích mấy cái này xong nhức đầu; mà đi shopping mấy dòng này còn mệt nữa: phải như này như kia. Mà mình cũng có tới level đó đâu, biết sơ sơ thôi đủ rồi.
    chị Giang đã làm phu nhân 20 năm nay và chị ấy phải đi event liên tục thì chị ấy phải mặc hết tất cả các thương hiệu rồi nên không nên cãi nhau với chuyên gia. Phương Thảo.

    ReplyDelete
    Replies
    1. - Nhà mốt haute couture thì họ có sẵn bộ sưu tập của họ cho khách chọn may. Bộ sưu tập thì phải xuân-hè và thu-đông và phải ra hàng năm. Giá thành sản phẩm của họ sẽ đắt vì ngoài công thợ và chất liệu thì còn phải cộng thêm giá thành thiết kế bản quyền của họ. Với những tên hiệu nổi tiếng thì khách còn phải trả thêm tiền thương hiệu. Chính vì vậy những người sành thì họ sẽ bắt đầu tìm kiếm những cái tên mới, local, để vẫn có được sản phẩm chất lượng cao và không cần phải trả tiền thương hiệu ngất ngưởng. Thậm chí những cái tên chưa được biết tới nhiều còn haute couture thực chất hơn cả những cái tên đã bị mang đi thương mại hóa quá mức nên danh hiệu Haute Couture chỉ còn cái vỏ.
      - Còn nhà may haute couture thì không có bộ sưu tập nhưng khách mang kiểu gì đến họ cũng dựng được, sản phẩm đảm bảo đẹp từ trong ra ngoài từ viền, riềm, nẹp, đường may cắt, nhìn là phải thấy. Công thợ cho một chiếc váy dài khoảng từ 2000e đến 5000e tùy độ khó, là đang nói giá ở Ý. Sau đó còn phải cộng thêm tiền chất liệu. Không ai mang vải jersey rẻ tiền ra nhà may haute couture, nó cũng tương tự việc không ai trả lương cho người có bằng tiến sĩ để đi dạy trẻ con lớp 1. Chất liệu dùng trong đồ haute couture do vậy thường đắt tiền, ít cũng phải tiền trăm thậm chí tiền nghìn cho một mét dài.
      Giải thích dài dòng cho em thế để thấy rằng làm sao chị có thể có một tủ đồ đủ để đi event cả năm không cần mặc lại mà món nào cũng hàng hiệu hoặc haute couture được. Thực tế là quần áo của chị chị thường đi chọn vải rồi ra thợ may bình thường. May hỏng cũng nhiều nhưng món nào được thì chị còn ưng nó hơn một món hàng hiệu prêt à porter. Mọi người ai cũng tưởng chị chi nhiều tiền cho quần áo lắm nhưng thực ra không phải. Quần áo chị rất đơn giản, nhiều khi còn dùng chất liệu rẻ tiền, chỉ có một yêu cầu duy nhất là phải hợp dáng chị.

      Delete
    2. Mình thích tính G giản dị không xe xua hiệu nọ hiệu kia, những cái đầm cũ hồi Hà Nội thi thoảng G vẫn lôi ra mặc như cái đầm hoa xanh mà G tự nói như khăn trải bàn. Bác Gio thật là có phước có được nàng. Một tay lo nhà cửa, cơm nước chăm con cái học hành, rồi còn tham gia phụ chồng việc event nọ kia của chồng. Bạn nào Gato với G thì có cho vào đó cũng không đảm đương nổi. Nội vài năm lại phải cuốn gói dọn nhà là đủ oải chè đậu lắm rồi.

      Delete
    3. Em cũng oải lắm rồi. Nếu mọi thứ theo đúng kế hoạch của em thì em sẽ chỉ chuyển nhà một lần nữa cho con Na học xong trung học.

      Delete
    4. Em thấy blog của chị có mấy câu 20 năm nay cứ cãi nhau Hoài: kiểu chị đẹp hay không? 20 năm rồi mà đẹp hay không đẹp gì nữa. Rồi còn “thật xứng đáng làm phu nhân”- trời ơi, ng ta làm 20 năm nay rồi còn xứng đáng với không xứng đáng gì nữa. Rồi “da đen..”- tranh luận màu da của chị dai dẳng chưa xong hihi.

      Mấy ng đó họ nhiều chuyện chứ em nhớ mấy năm chị về Ý toàn trồng cây thì họ kêu blog nhạt quá. Giờ chị bung lụa thì họ kêu hàng rẻ tiền.

      Thôi mình đừng nói chuyện với người điên, mất time của mình; kệ họ đi chị. Em mà thấy ai điên điên, nói vớ vẩn là block luôn, khỏi thấy nhau, đỡ phiền :) . Phương Thảo

      Delete
    5. Vài entry trước em là mấy người đó mà.

      Delete
    6. Thảo còm chính danh 20 năm, chủ blog vẫn đón tiếp em ấy, thấy cần thì nhẫn nại giải thích cho em hiểu hơn. Mình độc giả chưa bao giờ ghét sự thẳng thắn nhiều lúc trái khoáy của Thảo. giá danh trí thức thảo mai, câu sau đá câu trước, như anh tinh hoa nào đó có lần nói mới đáng sợ.

      Delete
    7. "Thẳng thắn, trái khoáy" khác với "láo hỗn"

      Delete
    8. Em ấy còm thế naof thif nghe teen Thảo vẫn có người vào đá xéo vô duyên và cho mình quyền đó vì nó có lần làm tao tức trong khi tao lên mặt dạy đời nó trước :))) còn chủ blog chưa bao giờ bảo Thảo láo. Mình là người từng khuyên Thảo nhẹ nhàng k nên ăn miếng trả miếng, mình vui khi thấy gần đây em thay đổi. Ký tên: chị U60

      Delete
    9. Việc nào đi việc nấy. Có những điều Thảo viết mình không đồng tình thì mình phản biện nhưng phản biện là ý kiến về sự việc đấy chứ không phải quy kết về cá nhân Thảo. Bài này Thảo viết đúng mực mình thấy OK mà.

      Delete
  9. Blog c Giang nhiều nhân vật bá đạo thật. Phát ngôn củ chuối, thiếu hiểu biết sơ đẳng thuộc hàng thượng thừa, nhưng ý chí cãi cùn thì thực sự ở tầm lão thành Cách mạng. Được cái giải trí. Em đọc mà em cười sặc. Ngày nào cũng vào xem có ai nhảy dựng lên cãi cùn ỏm tỏi nữa không để cười cho trẻ khoẻ lên cơ bụng hố hố

    ReplyDelete
    Replies
    1. hihi em cũng hóng. Vào cười cho lên cơ bụng

      Delete
  10. Từ trước đến nay, chủ blog thật sự rất rất nhẫn nại. Nếu là mình thì mình đã chặn luôn một số comment rồi, đời sẽ đơn giản đi biết bao :). Theo mình thì thời gian và cảm xúc là những thứ quý giá, không nên lãng phí nó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhẫn nại là một ưu điểm và cũng là một nhược điểm lớn của tui mà lị.

      Delete
    2. Người bao dung mới nhẫn nại được. Nhẫn nại mà có thể giúp được ai đó dù một chút xíu thôi đều là đáng giá. Yêu nàng 😍

      Delete
  11. Nhờ chủ blog một chút.
    Mình có người quen đang tìm người hiểu biết về lĩnh vực thời trang để phỏng vấn, viết bài cho báo mạng.
    Bạn Ph.D về thời trang và các bạn làm về thiết kế thời trang có thể vui lòng liên hệ với mình qua email: xuanhathudong946@gmail.com ? Cảm ơn các bạn trước.

    ReplyDelete