Monday, April 17, 2017

What do you have in store for me? (tiếp theo và hết)



Sau 3 ngày ở trong viện, hai bố con con La đỡ sốt. Mình bảo hai bố con anh về đi, mang thuốc về nhà tự uống nốt cho đủ liều, ở lại đây điều kiện vệ sinh thế này khỏi được bệnh này sẽ lại lây bệnh khác. Còn con Na chẳng hiểu sao lại sốt đùng đùng trở lại. Ruột gan mình nóng như lửa đốt. Bệnh viện thấy nó sốt trở lại thì thay kháng sinh cho nó, dùng đường truyền chứ không dùng đường uống. 
Mình sẽ không miêu tả phản ứng của nó sau khi kháng sinh truyền vào, vì cứ nghĩ đến là mình không chịu nổi. Chỉ biết rằng ngay khi thấy nó bắt đầu tím tái quằn quại và run cầm cập thì mình đã nghi ngại, nhưng gọi y tá đến thì chúng nó cứ bảo là nó ớn lạnh do sốt cao thôi, đừng lo. Đến lần truyền thứ hai, nó lại tiếp tục phản ứng như cũ, nhưng lần này dữ dội và kéo dài hơn lần thứ nhất rất nhiều. Mình gọi y tá, chúng nó kéo vào một lũ đứng trơ mắt nhìn cười cười bảo “ớn lạnh do sốt thôi mà” trong khi mình khóc lóc cầu cứu cố gắng giải thích với chúng nó rằng ớn lạnh do sốt thì không phản ứng thế này. Đến lúc con Na, trong cơn co giật vật vã, thều thào nói “mamma, I can not make it” và mắt trợn ngược lên thì mình chịu hết nổi, ôm nó rú lên, và nhào xuống giường túm cổ áo một con y tá lắc mạnh và hét “Đây không phải là ớn lạnh do sốt cao. Con tôi bị sốc thuốc rồi. Đi gọi bác sĩ ngay”. Mấy con y tá lúc đầu còn cười cợt chê mình kiểu công chúa dẫm phải gai mồng tơi, đến lúc này tận mắt thấy tình hình nghiêm trọng mới cuống lên, 3 đứa xúm vào con mình, 1 đứa chạy đi lấy xe đi đón bác sĩ tới...
Bố nó và chị quản lý khu nghỉ dưỡng đến nơi thì nó đã hết cơn co giật, nằm lả xuống như cái xác chết, mắt không nhìn được, tay chân mềm nhũn không cử động được còn lưng thì cứng đơ. Một lúc sau nó lại hát lên ư ử. Mình hỏi “Sao con lại hát hả Na?”, nó bảo “vì Na vui”, sau đó nó reo lên “mamma đang bay, mamma đang bay”. Bố nó mặt cắt không còn một hột máu, mượn điện thoại chị quản lý khu nghỉ dưỡng, điên cuồng gọi điện khắp nơi để thu xếp một chuyến bay y tế khẩn cấp. Trong lúc lái xe điên cuồng từ khu nghỉ dưỡng đến bệnh viện nửa đêm trên con đường rừng khúc khuỷu trơn trượt, may làm sao còn chưa rơi xuống vực, bố nó đã để quên điện thoại ở nhà, nên mình chẳng có cách nào tìm kiếm thông tin về những tác hại sau khi trẻ bị sốc thuốc. Mình suốt đêm hai vai cứng đơ, tay run bắn, ngực như có khối đá khổng lồ đè lên. Trong những giờ phút tăm tối nhất đó, mình còn không thể tin nổi con mình sẽ qua khỏi mà còn lành lặn được.
Cứ thế đến 4h30 sáng, là giờ ở nhà nó thường thức giấc lẻn sang phòng mình bắt mình ôm để nó ngủ tiếp, mình thấy nó trở mình bèn nói thầm vào tai nó “Mẹ yêu con lắm. Còn con có yêu mẹ không?”. Nó ngái ngủ bảo “Có”. “Thế con nói cả câu mẹ nghe xem nào”. Nó bảo “Ang na iêu mamma lắm lắm”. Ngực mình như có ai vừa nhấc đi một gánh nặng làm cả đêm mình không thở nổi.
Sau đó cả nhà mình bay về São Tomé để gặp một bác sĩ người Bulgary. Ông ấy bảo trước khi tiêm kháng sinh liều cao thẳng vào tĩnh mạch như vậy thì quy trình là phải làm rất nhiều xét nghiệm để chắc chắn là bệnh nhân không bị phản ứng thuốc. Bệnh viện như thế là cực kỳ tắc trách. May cái vụ sốc này vượt qua được là vượt qua được, không bị tác hại lâu dài nào cả.

Mình nhận ra rằng ở xứ này và không chỉ ở xứ này, bác sĩ lạm dụng kháng sinh khủng khiếp, bệnh gì cũng tọng kháng sinh vào và bệnh nhân thì chẳng biết gì nên bác sĩ đưa gì uống nấy, chưa kể còn quá nghèo nhìn thấy thuốc là mừng, cho uống càng nhiều thuốc càng thích. Không cứ kháng sinh mà thuốc gì cũng dùng liều cao hơn chỉ định để thấy tác dụng nhanh. Hậu quả là bệnh nhân nhờn thuốc, gan thận hỏng hết. Một liều kháng sinh như vậy có thể không xi nhê gì với một đứa trẻ đã nhờn thuốc. Nhưng con mình, hầu như không dùng kháng sinh bao giờ, thậm chí thuốc tây khác cũng không, thì một liều kháng sinh liều cao tiêm thẳng vào tĩnh mạch như thế chẳng khác nào độc dược.

Suốt mấy ngày sau đó, cứ thỉnh thoảng mình đang làm gì cũng bỏ đấy, chạy điên lên đi tìm nó để ôm ghì lấy nó, có lần còn bị nó mắng vì không để nó yên phút nào! Từ hôm ốm tới giờ, nó láo thêm mấy bậc, mặc dù bình thường nó cũng đủ láo toét lắm rồi.

PS: mình ở trong viện 4 ngày, hầu như không ngủ. Đầu căng tới mức không được ngủ mà cũng không buồn ngủ. Chỉ có đến ngày thứ tư, tuy vẫn không buồn ngủ nhưng cứ vừa đi vừa vấp dúi dụi. Suốt 4 ngày mình ăn toàn chuối khô chống đói hoặc ăn mỳ pasta luộc do khách sạn gửi đến. Pasta luộc quá lâu thành nhão nhoẹt, không có muối nên nhạt thếch, không có cả dầu olive, vừa ăn vừa ọe chảy cả nước mắt mà vẫn cố nuốt xuống vì sợ không ăn thì không có sức chăm người ốm. Mà nào có được ăn uống thảnh thơi tử tế,  vừa nhai nuốt vừa cho con ị, vừa hứng nôn của con, vừa lau đít đổ bô, vừa ngồi trên cái giường bẩn thỉu bê bết, trong cái phòng bẩn thỉu sàn ướt nhẹp tường bẩn mốc, trên đầu là cái màn bẩn thỉu, mùi nhà vệ sinh xộc ra, còn ngay ngoài cửa sổ là một đống rác bốc mùi xú uế ruồi nhặng. Ruồi nhặng bay cả vào phòng qua những lỗ rách trên lưới cửa sổ. Mình tìm được trong phòng mấy miếng xếp hình trẻ con, trám lên các lỗ hổng nên cũng ngăn được phần nào chứ hôm đầu mới chuyển vào ruồi còn bay vù vù trong phòng. Chồng mình, đến ngày thứ hai đã bảo “đây là địa ngục”. Thế mà may sao mình vẫn không ốm, chứ mình mà cũng liệt giường nốt thì nguy to. Chỉ có điều bây giờ nhìn thấy pasta là buồn nôn.

95 comments:

  1. Thương con, thương mẹ và thật đáng giận bọn lang băm quá.
    Julia

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mới đầu mình cũng điên ruột lắm, quát cho cả bác sĩ và y tá một trận. Nhưng rồi nghĩ lại thì mình lại chả giận chúng nó nữa. Chúng nó nghèo quá cậu ơi. Cái nhiệt kế đo nhiệt độ bằng cách cho vào tai của mình, chúng nó nhìn chẳng hiểu là cái gì, lại đo lên trán. Con người ta đang đi ỉa chảy mà chúng nó cứ khuyên cho uống sữa vì đối với chúng nó sữa là món hàng dinh dưỡng xa xỉ ngang thuốc tiên, uống vào bệnh gì cũng khỏi. Một ông nhân viên trong bệnh viện thì cứ xin mình cái bút bi để viết vì một cái bút bi ông ta cũng không có.
      Nghèo như thế thì lấy đâu ra sự hiểu biết. Mình cũng chẳng thể đòi hỏi người ta hơn được.

      Delete
    2. đúng là họa vô đơn chí G ui, đã sốc thuốc còn ngộ độc paracetamol nữa chứ :( Thôi nàng củng cố đường ruột cả nhà đợt này bang sữa chua, men tiêu hóa và các thức ăn nhẹ vậy. Cả 3 bố con cần "gia cố" đường ruột chứ không chỉ Na.
      Trẻ con nói riêng và mọi người nói chung nếu đường ruột có vấn đề thì sức khỏe đều giảm vì đầu vào kém.
      Nghèo đúng là tiền đề cho nhiều vấn nạn quá G ah. Mình phải cảm ơn trời, cảm ơn người vì mình có điều kiện không nằm trong cái nghèo đó đấy phải không G.
      Qua 1 kỳ nghĩ đầy giong bão, cả nhà càng yêu thương nhau hơn và quý trọng cuộc song hơn G nhỉ
      J.

      Delete
    3. Ừ mình cũng đang cho cả nhà uống Enterogermina nhưng vừa uống hết nên đang phải nhờ mua thêm từ Ý vì thuốc ở đây rất lởm.
      Dạo này ông cứ dỗi mình vì mình lầm lì. Lý do là mình hay mất ngủ. Cứ đang chuẩn bị ngủ thiếp đi thì lại nhớ tới hình ảnh con Na lúc nó sốc thuốc, thế là lại tỉnh như sáo luôn không ngủ được nữa. Nói với ông thì ông chả hiểu tại sao lại mất ngủ, ông bảo nó thoát chết thì phải mừng phải ngủ ngon chứ sao lại mất ngủ!

      Delete
    4. Qua đợt này có khi G nên đi điều trị tâm lý đi vì chuyện bé Na để lại di chứng mất ngủ cho G rồi đấy. Mất ngủ kéo dài đễ suy nhược cơ thể mà nàng vốn chẳng khỏe mạnh gì :(
      Bác giai đơn giản thế mà sướng nhỉ.
      Sinh song và làm việc ở các nước điều kiện sống thấp quả là thử thách quá đi
      J.

      Delete
  2. Ôi em đọc mà chảy nước mắt chị ơi, mừng sóng gió đã qua. Chúc bé Na sớm bình phục nhé. Chị Cún thật là tuyệt vời. xoxo

    ReplyDelete
    Replies
    1. Em cũng ứa cả nước mắt. Thương em bé Na quá chừng. Mà Ale ở một mình mấy ngày vẫn ổn chứ chị?

      Delete
    2. Lê ở một mình mấy ngày nhưng đến giờ ăn thì ra nhà hàng họ cho ăn, còn trong ngày khi nào vợ chồng chị quản lý nhà hàng rỗi rãi thì họ dẫn vào làng chơi với bọn trẻ con trong làng. Thời gian còn lại thì ngồi loanh quanh đâu đó. Muỗi đốt trạt cả hai cổ chân. Xót lắm, có mẹ ở bên thì đời nào mẹ để muỗi đốt thế.

      Delete
  3. Trời ơi, đọc mà lạnh hết cả sống lưng. Thật may là cả nhà tai qua nạn khỏi. Giữ gìn sức khỏe nhé. Thương e Na "láo toét"

    ReplyDelete
  4. Giang vững vàng thật đấy. Phục bạn.

    ReplyDelete
  5. chi ơi, thôi rút kinh nghiệm lần sau đừng holiday trên mấy cái đảo ở Châu Phi nữa. Họ quảng cáo facilities về mặt du lịch thì ok, chứ sử dụng gì ngoài resort là thấy ghê quá đi. Mừng là chị đã vượt qua được. em phải lên google map coi nó nằm ở đâu. mấy lần trước nghe chị tả Ý đẹp lắm nên em đi Capri cuối tuần này nè, hy vọng mọi việc ok. Chị Còn tới mấy năm ở Châu Phi, hic..cố gắng chị nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hai cái đảo đấy là điểm đến thường xuyên của dân expat chỗ chị. Bao nhiêu người đi mãi chả sao, mỗi nhà mình bị. Hôm đấy ăn ở nhà hàng của resort có 9 người, gia đình kia 4 người chả bị sao, nhà mình 5 người thì 3 người dính.

      Delete
  6. ơn trời, mọi việc xấu đã qua. Cô thương em Anna, đọc đến chỗ em mê sảng, cô ứa nước mắt, ơn trời, em lại chạy nhảy líu lo như thường rồi

    ReplyDelete
  7. Ang na sau này nhớn biết đọc tiếng Việt thì hay quá, cho em đọc entry này chắc em phải ớn lạnh luôn quá. Còn tiểu thơ La thì cho đọc đợt ốm thập tử nhất sinh hồi nảo hồi nao đó. 2 cô con gái mà bà nào cũng chơi 1 đợt bệnh như này mama giảm mấy năm tuổi thọ ;-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Biết là Giang viết được thì nguy hiểm đã qua mà đọc chị vẫn nín thở.

      Chị có con nhỏ học cùng lớp từ China qua Mỹ học, vậy mà nó mang theo kháng sinh, nói gì đến những người ở nhà. Nó cứ bịnh thì nó uống, mà cũng chỉ uống 1, 2 ngày thôi mới chết. Khi mình bịnh nghi là cúm, ho, nó bảo để nó cho vài liều uống là hết bệnh liền. Mình bịnh cho gần 1 tháng phòng khám mới cho uống kháng sinh 10 ngày. Mà Mỹ có kỹ thế nào đi nữa mà những nơi khác không kỹ thì cũng chết. Mà thay đổi lối suy nghĩ đâu có dễ.

      Nghe nói ở VN đã xuất hiện khuẩn kháng mọi loại kháng sinh.

      Delete
    2. Con em mà ốm thì lúc nào em cũng phải thử các biện pháp khác trước khi nhờ đến thuốc. Ví dụ, sốt một tí thì chỉ đắp khăn ướt, ho thì biện pháp đầu tiên là giữ ấm ngực, rồi bôi dầu vào ngực, vào lòng bàn chân, sổ mũi viêm họng thì chỉ rửa mũi bằng nước muối sinh lý rồi ngậm mật ong hoặc ngậm muối. Cả năm có dùng đến thuốc bao giờ đâu. Nhưng đấy, mình kỹ thế mà gặp người khác không kỹ thì con mình cũng vẫn suýt chết như thường.

      Delete
  8. Em nghĩ chị có thời gian viết blog để chia sẻ với mọi người thì chắc các cháu đã bình phục và vui tươi trở lại rồi. Thật là hú hồn hú vía.

    Em đọc báo thấy nói là tốc độ tìm ra kháng sinh mới không nhanh bằng tốc độ gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh. Với tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh tại VN như bây giờ thật chẳng biết làm thế nào khi con bị bệnh nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vẫn chưa hết hẳn đâu nhưng tình hình tạm ổn rồi chứ không bị cấp cứu như mấy ngày trước em ạ.
      Chị đang tự hỏi là những người cứ uống kháng sinh bừa bãi nên bị nhờn thuốc thì không nói, nhưng những người rất cẩn thận với kháng sinh, không dùng kháng sinh bừa bãi bao giờ, mà nếu bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, thì sẽ như thế nào nhỉ?

      Delete
    2. Giống nhau hết chị ơi! Cái này là miễn dịch cộng đồng, cả cộng đồng phải chung tay cơ. Chứ một vài người dùng đúng mà cả cộng đồng dùng sai thì khi gặp vẫn phải chịu thôi! Chỉ là hệ miễn dịch của con chị có thể sẽ tốt hơn những người phụ thuộc kháng sinh thôi c ah.
      Cái này giống nguyên tắc phòng bệnh của vaccine ấy chị.

      Delete
    3. @ Hồng Nhung: vậy chỉ còn cách ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tránh xa bệnh viện. Nhưng giờ đồ ăn chất lượng chẳng ra sao, muốn ăn uống lành mạnh cũng không phải chuyện đơn giản.

      Delete
  9. May quá Na không sao, cả nhà bình an là may mắn rồi ạ, em đọc mà cũng thót tim!

    ReplyDelete
  10. Em doc ma khoc luon roi chi oi. Con benh la nguoi lam me nhu chung ta luc nao cung nong het ruot gan. Mung vi em Anna Lila & ngai qua khoi. Chi vung vang that do!

    ReplyDelete
  11. Em cũng sợ nhất là thời gian chăm con ốm trong bệnh viện. Không biết có phải lâu quá chính mình cũng quên mất hay não mình nó chủ động xoá đi những ký ức xấu, mà giờ e cũng nhớ rất lơ mơ về 2 trận con ốm lúc nó mới sinh còn đỏ hỏn. Mẹ dại con thơ, thật là khủng khiếp. Đến bây giờ e vẫn ám ảnh khi nhìn thấy ga giường màu trắng và chấn song cửa sổ. Anw, chúc mừng gđ bác tai qua nạn khỏi!

    ReplyDelete
  12. Khi G tả em bị ớn lạnh tớ đã đoán là sốc thuốc vì tớ từng bị như vậy hồi năm 14 tuổi: truyền lần 1 run lên cầm cập phải ôm chặt mẹ đang khóc bù lu bù loa, truyền lần 2 thì vừa rét run vừa black out không mở mắt ra được và không thở được. Tớ nói mẹ ơi con không thở được. May thay có bình oxy của thăng bé hen suyễn bên cạnh mới đem lên hồi sáng nên họ cho tớ xài mới thoát chết. Thằng bé đó đã cứu mạng tớ vì khoa Nhi nằm trên tầng 4, không thang máy, bình oxy thì nặng như quả bom biết lấy đâu ra cấp cứu.

    Chứng kiến con mình sốc thuốc vậy thì đúng là còn hơn bị tra tấn. May thay em Na đã khoẻ và chụp hình quá xinh! Cheers! Mừng cho cả nhà G!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nghĩ lại thì gia đình tớ vẫn còn cực kỳ may mắn, vì cơn sốc của nó tự qua trong khi mình trơ mắt đứng nhìn. Vì nếu con Na ngạt thở hay tụt huyết áp hay gì gì đi nữa thì bệnh viện họ cũng không có bất kỳ thiết bị gì để có thể cứu nó. Đúng là trời tuy thử thách mình rất dã man nhưng vẫn còn thương mình.

      Delete
  13. Làm mẹ, người nào cũng vĩ đại. Cậu giỏi thật đấy Giang ạ!

    ReplyDelete
  14. Huhuhu, em đọc tới đoạn con Na tím tái co giật thì không thở được. Quá thương con Na & chị. Ôm ôm 2 mẹ con
    Thôi rút kinh nghiệm đừng đi holiday ở những nơi mà y tế vô cùng nghèo nàn lạc hậu nữa chị à
    Trời Phật phù hộ cuối cùng cũng qua

    ReplyDelete
  15. Thương em và các con!

    ReplyDelete
  16. May sao mọi chuyện đã ổn, chị ở hiền gặp lành chị ạ. Đúng là làm mẹ mới thấy không nỗi buồn gì bằng nỗi buồn con ốm. Em thấy chị đáng khâm phục kinh khủng, cả về sức chịu đựng, nhẫn nại lẫn sự hiểu biết và cách xử lý tình huống.

    ReplyDelete
  17. Chắc là do thức ăn hả chị, cả 3 bố con đều bị.
    Chúc cả nhà lại vui khoẻ nhe.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị đoán khả năng cao là bị ngộ độc thức ăn. Nhưng lạ cái là 2 gia đình 9 người ăn thì gia đình kia không bị sao. Nhà chị có chị là bụng dạ vớ vẩn nhất cũng không bị sao, mà 3 bố con nhà kia lại bị dính. Trong đó có con Na ăn ít nhất cũng bị dính.

      Delete
  18. Đúng là trời thương, cậu vẫn khỏe để chăm sóc người ốm. Sợ nhất là cảm giác bất lực khi thấy con mình như đang chết đến nơi mà mình không thể làm gì được để cứu con :-((((, đọc cái đoạn Na tím tái và co giật là tớ muốn ứa nước mắt. Cậu có biết tên loại kháng sinh họ tiêm cho Na không? Tớ không rõ là Na bị sốc kháng sinh vì bị tiêm thuốc thẳng vào tĩnh mạch hay vì Na dị ứng với thuốc (dù là đường uống với liều bình thường). Mà khi gặp ông bác sĩ kia, thì họ làm gì cho Na hở cậu? May trời, cả nhà đã bình an rồi ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ceftriaxona 900mg vì nó tính 50mg cho một cân nặng mà con Na nặng 18kg. Loại thuốc và liều lượng thì tớ không có ý kiến được vì không có kiến thức y khoa, ngoài ra tớ cẩn thận lắm cậu ơi. Nếu con tớ nhập viện thì giờ nào bác sĩ cho thuốc nào tớ đều ghi lại cẩn thận hết, giờ nào sẽ có lần uống thuốc tiếp theo tớ cũng hỏi kỹ càng và follow up hết. Bình thường dễ gì mà tớ cho tọng thuốc vào người con tớ thế được. Bình thường bác sĩ cho thuốc gì tớ cũng hỏi lại kỹ càng, mà toàn dùng syrup kháng sinh cho trẻ em đường uống. Lần này bị như này tớ nghĩ là do bệnh viện họ thay thuốc và chuyển từ đường uống sang đường truyền tĩnh mạch mà không thông báo cho mình, đến lúc họ đến tiêm thuốc vào dây truyền mình mới biết nên phản xạ không kịp. Vả lại lúc đó là mình đã thức trắng gần 3 đêm rồi, đầu óc cũng không sharp như mọi khi.
      Khi ông bác sĩ đến thì chúng nó bắt đầu cãi nhau loạn xạ bằng tiếng Bồ Đào Nha cậu ạ. Mình nghe chẳng hiểu gì nhưng biết là tình hình căng thẳng rồi. Đến lúc mình bắt bác sĩ phải trả lời mình thì lão ấy quay sang mình bảo "Tôi là bác sĩ cho đàn ông chứ không phải bác sĩ nhi. Thuốc mới này là do bác sĩ nhi kê. Thuốc amoxciciline tôi cho mấy hôm trước có tác dụng tốt, chồng chị và một đứa con chị đã khỏi bệnh, sao không tiếp tục dùng mà lại đi nghe lời bác sĩ khác". Đấy, nó thấy tình hình nghiêm trọng nên chối đây đẩy như thế.
      Đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất cậu ạ. Vì nếu cậu uống vào và cơ thể cậu dị ứng thì cậu sẽ nôn ra được. Chứ tiêm vào tĩnh mạch thì thuốc sẽ nhanh chóng đi đến tất cả các cơ quan nội tạng và cơ thể không có cách nào loại bỏ được, thế nên mới gây ra một cơn sốc khủng khiếp. Cũng may là nó tự qua được chứ nếu không chắc cả bố mẹ lẫn bệnh viện chỉ có trơ mắt đứng nhìn nó chết chứ không có phương tiện nào cứu cả. Trời vẫn còn thương mình.

      Delete
    2. Sợ thật, may mà trời thương, em Na dũng cảm tự vượt qua được. Tớ hỏi không rõ, ý tớ là muốn hỏi khi gặp ông bác sĩ người Bulgary ở São Tomé thì ông ấy đã làm gì để cứu Na. Nhưng nghe cậu kể như thế thì có lẽ mọi người chỉ còn biết chờ cơ thể Na tự chống chọi thôi phải không? Cậu làm tớ giật mình, bây giờ phải cập nhật trong sổ cho đầy đủ các loại thuốc các thành viên gia đình đã dùng để có records cho bác sĩ khi cần thiết về sau. Thời nay các bác sĩ thường bị quá tải nên khả năng mắc phải sai lầm cũng tăng theo. Mình chỉ còn biết tự trang bị kiến thức y khoa cho tốt để tùy cơ ứng biến chứ biết làm sao bây giờ ...

      Delete
    3. Giờ nhìn lại thì tớ nghĩ ban đầu khi con Na nhập viện thì nó bị nhiễm khuẩn đường ruột giống bố nó và con La. Vấn đề này dùng amoxciciline đã chữa khỏi, giống bố và chị nó. Vấn đề là sau đó nó lại bị sốt lại, thì khả năng là nó bị lây thêm virus nào đó nữa ở bệnh viện. Virus thì để tự khỏi thôi, miễn mình kìm chế cơn sốt để khỏi sốt lên cao quá thành co giật, chứ kháng sinh có tác dụng gì với virus đâu.
      Lúc đêm xảy ra chuyện thì sáng hôm sau tớ đã bay về São Tomé. Gặp bác sĩ ngay khi đến nơi thì ông ấy kê cho một loại kháng sinh syrup mà ông ấy bảo cùng phạm vi với hai loại trên cho nó uống nốt cho đủ liều, vì sợ bỏ ngang thì sau sẽ bị kháng thuốc. Từ đó nó không sốt lại nữa. Điều làm mình xót nhất là có cái bệnh đơn giản chỉ tí syrup kháng sinh là kìm được rồi, con bé vừa uống vừa hát, thì đây bệnh viện lại truyền kháng sinh dã man kiểu đó làm con mình chỉ cách thần chết có đúng một gang tay.

      Delete
  19. Khiếp, hãi quá là hãi. Con Tũn nhà em cũng vừa dứt đợt tiêm kháng sinh đây. Nó bị viêm phế quản, mũi họng, VA sốt đùng đùng, dùng thuốc đường uống 3 ngày không ăn thua nên phải tiêm. Em thấy cũng phải xét nghiệm, test trên da chán chê mới cho tiêm. Như bạn Na bị sốc thuốc thì sợ quá. Mấy năm nhà chị ở châu Phi thì cạch du lịch những nơi rừng thiêng nước độc thôi. Cả nhà bình an là tốt quá rồi.

    ReplyDelete
  20. Mừng cả nhà em đã tai qua nạn khỏi. Con thì bé, chồng thì đãng trí, có lẽ lần sau đi chơi nên chọn những nơi an toàn và có điều kiện vệ sinh tốt hơn nhỉ.

    ReplyDelete
  21. Nhìn thấy hình em Na "láo toét" thế kia là thấy mừng mừng. Thật là kì nghỉ bão táp. May mà cả nhà tai qua nạn khỏi.
    Em thấy người Việt mình rất lạm dụng kháng sinh và thích uống thuốc mà ko hiểu hết được hậu quả của nó huống hồ ở xứ châu Phi lạc hậu. Người Việt ở chỗ em rất thích tích trữ kháng sinh trong nhà, bệnh cái uống liền mà kiến thức hạn hẹp ko hiểu nên ko uống đủ liều mà chỉ uống vài ngày thấy có vẻ khỏi là ngừng thuốc. Bảo sao càng ngày càng phải điều chế ra kháng sinh liều cực mạnh vì nhờn thuốc rồi có bệnh nặng thật sự uống kháng sinh thông thường chẳng ăn thua gì. Haizz

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhà chị ngày xưa có chị giúp việc người VN, sang Mỹ mà chị ấy mang theo một bó kháng sinh vỉ. Cứ nhức đầu sổ mũi viêm họng là chị ấy lấy hai viên ném tọt vào mồm và chiêu ngụm nước. Nói mãi không chuyển. Sau này thì có bà Nuôi hơi tí là bắt chị đi mua thuốc giảm đau cho uống, uống giảm đau xong người lâng lâng vui sướng và tưởng là hết bệnh.
      Ngay cái vụ nhét viên đạn paracetamol hạ sốt này chị cũng cãi nhau cật lực với bệnh viện. Chị bảo là với tầm tuổi và cân nặng của con chị thì chỉ dùng 250mg, như đúng quy định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, vì là thuốc chị mang vào, và 3 ngày qua chị dùng như thế và kìm hãm được cơn sốt. Thế mà chúng nó cứ bắt chị dùng liều gấp đôi lên. Cuối cùng khi con chị bị sốc kháng sinh chúng nó lại bảo đấy là ớn lạnh do sốt và sốt là do chị không chịu dùng 500mg paracetamol hạ sốt. Trong cơn khẩn cấp chúng nó nhét luôn 3 viên, thành 750mg vào đít con Na. Thế là con bé hết cơn sốc kháng sinh thì lại ngộ độc vì quá liều paracetamol. Đúng là mình đưa con mình vào tay đồ tể, càng chữa càng hỏng.

      Delete
    2. Ôi, nhiều người ngộ thuốc lắm chị ơi. Ngay tuần trước con bé nhà em đi viện đây này, giường bên cạnh có đứa bé còn đang phải bế, chắc là dưới 1 tuổi, rất nhỏ, bác sĩ kê hạ sốt 80mg thôi mà nhà nó cứ căn nhằn là 80mg làm sao hạ được , ở nhà phải dùng 250mg. Trong khi đó con nhà em hơn 5 tuổi rồi, 16kg mà em cũng chỉ dùng 150mg, mỗi lần dùng là phải tính cân nặng đàng hoàng.BN cứ thế thì bác sĩ cũng bó tay.

      Delete
    3. Kháng sinh uống ko đủ liều thì sau này nhờn thuốc, có bệnh thật thì dùng kháng sinh thường ko khỏi được vì bị kháng thuốc. Giảm đau dùng nhiều thì hại dạ dày, hại thận chứ báu gì mà sao nhiều người thích uống thế ko biết.
      Viên hạ sốt dùng đường nhét cũng nên hạn chế chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc bé ko chịu/ko uống được thuốc, hoặc uống vào nôn ra thì mới phải dùng, vì dùng nhiều cũng hại đường ruột, nhu động ruột. Ai đời nhét cho con bé 750mg paracetamol bao giờ, đúng là bọn lang băm.
      Nói chung bác sĩ ở đâu cũng vậy chị ạ, ngay cả ở Canada chỗ em cũng ko phải ai cũng giỏi, nên cách tốt nhất như chị Baglady ở trên nói là trang bị một số kiến thức về thuốc men, bệnh tật cho mình trước để khi cần phải chiến đấu với bác sĩ. Hic

      Delete
    4. @ Hà Nguyễn: con chị 6 tuổi mà mãi lần này chị mới dùng 250gr để hạ sốt, chứ trước đó thì toàn dùng 125gr là đủ. Con dưới 1 tuổi mà tự ý dùng 250gr thì hỏng hết gan chứ còn gì. Đúng là bác sĩ dốt thì làm khổ bệnh nhân, mà bệnh nhân dốt thì làm khổ bác sĩ.

      Delete
    5. @ Vân Nguyễn: lúc nó nguy kịch thì hội lang băm kia hoảng hồn nên nhét luôn 3 viên đạn 250mg, từ đầu đến cuối chúng nó cứ đổ tại chị không hạ sốt bằng liều 500gr nên nó mới bị sốt cao sinh ra ớn lạnh run cầm cập thế này. Thế có điên không. Cuối cùng lúc con bé nhà chị qua được cơn sốc thuốc, thì nó lại lảm nhảm như bị thần kinh và nôn tóe loe, đúng biểu hiện của người bị ngộ độc quá liều paracetamol. Nhưng về sau chị mới biết chứ lúc đấy thì chỉ nghĩ con mình sau cơn sốc thuốc thì bị ảnh hưởng thần kinh.

      Delete
  22. Đọc đoạn chị kể Na bị sốc thuốc mà em sợ quá! Cũng may mà em Na không bị làm sao. Mong cả nhà chị bình an!

    ReplyDelete
  23. Đọc thương mấy đứa trẻ quá, may quá mọi chuyện ổn rồi.

    ReplyDelete
  24. Sợ quá, cô La với cô Na, mỗi cô cho bố mẹ một trận thót tim thế này, biết bao giờ mới hoàn hồn nổi. Chả cứ gì châu Phi hay VN xa xôi hẻo lánh, Pháp cũng lạm dụng kháng sinh bác ạ. Kháng kháng sinh thì khủng khiếp nhất trong các bệnh, kinh khủng nhất là người cẩn thận ko lạm dụng kháng sinh cũng chẳng thoát, lớ rớ vào bệnh viện làm mấy cái khám xét nhỏ thôi mà ko may nhiễm mấy loại vi khuẩn mới chưa có thuốc trị thì vẫn cứ chết dở :(. Hiện tại có nghiên cứu về phagotherapy để chữa cho các bệnh nhân nhiễm siêu vi khuẩn nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi và chưa được công nhận chính thức, bệnh nhân pháp vẫn phải ra nước ngoài chữa nếu muốn theo phương pháp này. Bác google tìm hiểu cho thêm thông tin, còn cô Na qua được đận này may mắn quá rồi. Ko biết sốc do liều cao mà là sốc loại thuốc lạ? Mà ngộ độc thức ăn sao lại phải dùng kháng sinh nhỉ? Ko có kiến thức y khoa phải tin vào bác sĩ, mà bác sĩ thế này thì sợ quá :(

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngộ độc thức ăn tức là ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn gây nên nhiễm khuẩn đường ruột ấy. Bác cũng không hiểu sốc do thuốc liều cao quá hay là cơ địa con Na dị ứng với thành phần nào đó trong thuốc. Cứ phải nhớ tên thuốc để lần sau thông tin cho bác sĩ thôi.
      Không cứ Pháp mà ngay cả Ý vẫn có những bác sĩ nhi lạm dụng kháng sinh, đặc biệt những bác sĩ nhi thế hệ cũ. Ở những nơi bác từng qua thì thấy chỉ có Mỹ là rất cẩn trọng với kháng sinh, đặc biệt khi bác sĩ họ thấy bố mẹ cũng cẩn trọng như thế. Chỉ có điều "lạm dụng" của họ chỉ có nghĩa là họ hay kê kháng sinh thôi, chứ còn "lạm dụng" ở những nước nghèo là hay kê kháng sinh đã đành mà còn kê liều cao, rồi bệnh nhân uống thấy đỡ bệnh là tự bỏ ngang.
      Phagotherapy nghe hay đấy nhỉ. Cám ơn em đã cho tên, để bác search tìm hiểu thêm.

      Delete
  25. E đọc mà người sởn hết cả gai ốc vì sợ chị ơi :((( Thương e Na bé tí, trộm vía nghìn lần e k sao. Đúng là cha mẹ hiền lành để đức cho con mà. Chúc mừng gd chị tai qua nạn khỏi.
    E.M

    ReplyDelete
  26. À vụ thuốc hạ sốt khi dùng đúng liều theo số cân nặng rồi mà vẫn k hạ, bí quá thì có thể dùng xen kẽ thêm loại khác vào. Vd dùng paracetamol mà ko hạ, lại chưa đến cữ để dùng liều tiếp theo thì có thể dùng Ibuprofene xen vào (cho trẻ lớn hơn 3 tháng). Bác tham khảo thêm ý kiến bsi cho chắc nhé, rồi đi đâu găm cả hai loại cho chắc ăn, nhất là lại đang ở châu Phi nữa

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chị luôn tránh việc dùng nhiều loại thuốc cùng lúc, sợ chúng nó đánh nhau. Con chị nếu sốt, sốt thường khoảng 38.5 độ trở xuống thì chị chỉ đắp khăn ướt. Sốt cao hơn thì mới nhét viên đạn theo đúng liều lượng và thời gian. Nếu nhét rồi mà sốt vẫn chưa giảm thì phải kết hợp đắp khăn ướt lên trán, lau khăn ướt khắp người. Có một cách cực kỳ hiệu quả là pha cồn y tế vào nước cho thật loãng rồi nhúng khăn ướt lau khắp người hoặc đắp lên trán, bụng, bẹn, khoeo chân, vv (không đắp vào cổ ngực vì sợ gây viêm phổi hoặc viêm phế quản). Hiệu quả hơn nữa là em dùng khăn xô mỏng nhúng vào nước có cồn pha loãng, đắp lên người trẻ con rồi dùng quạt quạt nhẹ nhàng, cách này hạ sốt rất nhanh.

      Delete
    2. Uống Ibuprofen thì lại phải uống lúc no ạ, cái này uống lúc đói hại dạ dày vô cùng

      Delete
  27. @ All: cám ơn mọi người đã comment. Từ hôm đó đến nay con Na tuy bụng dạ vẫn chưa bình thường trở lại nhưng ăn uống ngon miệng, nghịch ngợm, cãi nhem nhẻm, và không thấy sốt nữa.
    Con mình nó làm cho mình một trận gần chết. Đến vô tư như ngài còn phải bảo cái ngày nó bị sốc thuốc là ngày tồi tệ nhất, cả cuộc đời ngài chưa có ngày nào tồi tệ hơn. Vụ này đúng là mình đen thôi. Ăn uống cũng toàn ăn ở nhà hàng có tiếng chứ có dám ăn bậy bạ đâu, chẳng hiểu sao lại bị thế. May quá cuối cùng mọi chuyện cũng qua.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sau trận này chắc Na còn lì và cứng cáp hơn nữa đó chị. Công nhận sức em Na chịu đựng giỏi. Mừng cho chị đã qua vụ này. Em đọc đi đọc lại vẫn thấy ớn lạnh, hic

      Delete
  28. Hi chi!
    Doc het 2 entries va tat ca cac comments thi em cung tho phao nhe nhom. Chuc mung ca gia dinh da tai qua nan khoi. Chuc chi va gia dinh luon binh an!

    ReplyDelete
  29. Khi thấy bạn Giang viết thì tớ tự hiểu là hiểm nguy đã qua mà đọc vẫn đau thắt tim. Khổ thân cả nhà! Bạn G đúng là "thần kinh thép" (từ này là từ mẹ tớ hay dùng).
    Mong bạn Na chóng bình phục hoàn toàn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thần kinh thép mà nhìn thấy con mình chịu đựng thế là cũng chấn động đấy bạn ơi. Từ hôm đó đến giờ là hơn chục ngày rồi, thế mà cứ lúc nào chuẩn bị ngủ mà lại chợt nghĩ đến hình ảnh con mình lúc đấy là tỉnh như sáo khỏi ngủ luôn.

      Delete
  30. Đọc mà ứa nước mắt thương em bé Na quá. May là trời vẫn thương nên chị vẫn khoẻ để chăm sóc được cả nhà tai qua nạn khỏi. Mong cho bé Na bình phục sớm.

    ReplyDelete
  31. Cậu ơi, mấy ngày này chắc đã nhẹ nhõm rồi phải không. Thay đổi đề tài tí nhé, tớ vừa tìm được phim Cinderella '80 mà tớ xem hồi năm nảo năm nào hồi còn teen và thích ơi là thích, không biết cậu đã xem chưa.

    Link đê, khổ cái phim nói tiếng Ý mà tớ chỉ nhớ loáng thoáng nội dung phim chứ chả nhớ chi tiết nên vừa xem vừa thử thách trí nhớ vừa đoán :-(. Cậu biết tiếng Ý thì chắc xem sẽ thích hơn, và sẽ nhớ nước Ý xinh đẹp!

    https://www.youtube.com/watch?v=QsiKFABAmx8&t=60s

    ReplyDelete
  32. Chị ơi, thường thì người ta sẽ dùng xen kẽ Tylenol và ibuprofen đấy ạ. Lí do là Tylenol xài nhiều quá cũng ảnh hưởng đến gan chị ạ. Tylenol và IBu đều dùng mỗi 4-6 tiếng. Nếu dùng Tylenol mà sau 2,3 tiếng bệnh nhân vẫn sốt thì sẽ dùng Ibu. Vẫn tiếp tục sốt sau khi dùng Ibu 2,3tieeng thì dùng Tylenol . Thuốc chỉ có tác dụng hạ sốt giảm đau chứ không trị tận gốc nguyên nhân nên sau 2 ngày dùng hạ sốt mà vẫn còn sốt thì gặp bác sĩ

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ hồi chị ở Mỹ bác sĩ nhi của bọn trẻ con cũng bảo thế. Nhưng may quá là bọn trẻ con nhà chị chưa bao giờ phải dùng tới nhiều loại hạ sốt một lúc như vậy. Chúng nó phải sốt cao từ 38.5 độ trở lên chị mới dùng thuốc hạ sốt. Chị cũng quan niệm hạ sốt chỉ có tác dụng hạ sốt cho trẻ dễ chịu chứ không chữa được bệnh nên mình nên biết là con mình vẫn còn sốt để biết đường chữa, chứ lạm dụng hạ sốt quá cuối cùng chẳng biết bệnh đến đâu mà lần.

      Delete
  33. Hic, em thật sự thấy em Na quá giỏi, chống chọi qua cơn shock thuốc. Thật ra ông bác sỹ cũng nói chưa chính xác, nếu Na dị ứng với thuốc thì kể cả làm test lẩy da trước khi tiêm cũng có thể dẫn đến cơn shock thuốc. Cái cần làm là luôn có hộp chống shock để tiêm thuốc ngay khi bn có biểu hiện chị ah. Chia sẻ của chị cũng hữu dụng lắm, nếu em phải dùng thuốc ở những nơi ko yên tâm, em sẽ chỉ dùng thuốc đường uống thôi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Càng nghĩ chị càng thấy nhà chị may mắn. Bệnh viện họ không có hộp chống sốc, chẳng có máy trợ tim trợ thở gì hết. Lúc con Na bảo chị là nó không thở được là chị hoảng loạn lắm rồi. Thế mà không biết nhờ đâu mà nó vượt qua được.
      Dân Phi nghèo, dân trí thấp, phần lớn vẫn sống như cây cỏ, sống nuôi chết chôn. Mình không đọ với họ được.

      Delete
  34. Đọc đến đoan bé bị sốc thuốc em khóc ướt cả mặt. Thương con quá và cũng cảm ơn trời phật phù hộ cho con được bình an

    ReplyDelete
  35. Thật là một chuyến đi bão táp chị nhỉ ! Vụ sốc thuốc, hay gọi là sốc phản vệ do tiêm IV thì có gì là tử vong ngay, còn không thì không sao cả. Trong các đường dùng thì IV là hạn chế dùng nhất. Con chị có biểu hiện vậy có lẽ do kháng sinh vào cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây phóng thích ngoại độc tố . Theo triệu chứng, có lẽ bé bị nhiễm lị . Thường bác sĩ sẽ kê Ampi hay Bactrim. Bù nước điện giải. Thêm thuốc hấp phụ hơi, chất độc và các probiotics để cân bằng hệ vi khuẩn ruột. Không nên phối hợp các loại thuốc hạ sốt khác nhau khó theo dõi và phức tạp dẫn đến quá liều. Các loại thuốc hạ sốt không điều trị nguyên nhân nên dùng cho trẻ maximum 3 ngày không lui triệu chứng thì phải đi viện. Chị nên dùng probiotics cho bé để cân bằng lại hệ vi khuẩn ruột.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ừ cám ơn em. Chị chỉ nghĩ nhà chị bị nhiễm khuẩn đường ruột chứ không biết chính xác bị nhiễm vi khuẩn gì. Bác sĩ dùng Bactrim và truyền nước. Giờ chị đang cho cả nhà uống probiotics và vitamin để phục hồi lại hệ vi khuẩn ruột. Chị cũng nói với bệnh viện là việc họ lạm dụng thuốc thế này có thể khiến tình hình phức tạp vì con chị mấy ngày liền không ăn uống gì, dạ dày rỗng không mà họ cứ muốn tọng đủ thứ thuốc vào, nhưng họ nhìn mình như nhìn sinh vật lạ ý em ạ. Vì họ quan niệm ốm có thuốc mà dùng là may lắm rồi, mình có điên mới dám chê thuốc.

      Delete
    2. Case nhà chị tương tự như em với bà chị em ngày xưa. Hồi ấy em học cấp 1 còn bà chị học cấp 3. Ăn rau đay bị ngộ độc thuốc trừ sâu. May mà mẹ em không ăn nên đưa cả 2 đi viện. Từ đó về sau em nhìn rau đay là có một nỗi sợ to lớn ~.~ Rất đồng cảm với hoàn cảnh nhà chị. Chị đúng là người mẹ tuyệt vời.
      Em hồi bé còn dính 2 lần sốt xuất huyết, bác sĩ lạm dụng truyền dịch cho em tới gần 20 chai/ lần, làm thành phần điện giải trong máu em mất cân bằng luôn. Hậu quả là sau đó tóc rụng như lá mùa thu , xơ xác ,trong khi trước đó tóc em rất óng dầy đẹp !
      Cấp cứu thì điều trị nâng đỡ và dựa trên kinh nghiệm bác sĩ thôi chị. Chứ chờ lấy bệnh phẩm xét nghiệm nuôi cấy ra xem nhiễm con gì mới trị chắc bệnh nhân không chờ nổi quá. Ở nước kém phát triển là vậy thôi chị, ở VN cũng thế. Các bác sĩ phẫu thuật rất giỏi, nhưng rất ít bác sĩ biết tâm lý bệnh nhân và phẫu thuật sao cho vết mổ đẹp. Người mà cứ như con vật ấy! Trong ngành cứ đùa bảo đấy là bọn thợ mổ chứ nào là bác sĩ ~.~

      Delete
  36. Em viết nhầm , nội độc tố . Nội độc tố là do vi khuẩn chết hàng loạt nên phóng thích ra. Còn ngoại độc tố là vi khuẩn còn sống tiết ra!

    ReplyDelete
  37. À , em là dược sĩ nên ko phải phán linh tinh đâu. Chị nên trang bị một số thuốc cấp cứu cơ bản để có gì dùng ngay được . Trị tiêu chảy : Bioflora. Trị bỏng Biafin. Trị cảm sốt: Efferalgan nhi ( dạng gói và viên đạn) . Oresol.

    ReplyDelete
  38. Cảm ơn thông tin và sự nhiệt tình của bạn. Những điều này có thế giúp không chỉ Giang mà còn các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, cá nhân mình nghĩ bạn là dược sĩ chuyên nghiệp thì không nên phán khi chưa nhìn / khám / hiểu rõ bệnh. Đấy là lời khuyên về mặt nghề nghiệp. Mình cũng là dược sĩ ở Mỹ. Trừ khi có toa của bác sĩ hay các loại thuốc over the counter, mình không bao giờ tư vấn nếu không hiểu rõ tình trạng bệnh lý. Ví dụ khách hàng nói con tôi đau đầu uống cái gì? Mình tuyệt đối không tư vấn. Mình chia sẻ vậy thôi vì trang của Giang có nhiều người đọc. Mình không muốn mọi người mua thuốc điều trị khi chưa hiểu rõ bệnh tình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn ở trên cũng chỉ tư vấn các loại thuốc mình nên trữ cho tủ thuốc gia đình thôi mà, cũng toàn thuốc over the counter. Ngoài ra thì bạn ấy nói trường hợp của con mình, là trường hợp đã xảy ra rồi, thì đúng là bác sĩ dùng những loại thuốc như bạn ấy nói.

      Delete
  39. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  40. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  41. Mình đang tư vấn cho chị Giang trong tình hình y tế tệ hại bên kia bạn ạ. Nếu trong điều kiện hệ thống y tế tốt, ai làm việc người nấy , thì việc bác sĩ thì dược sĩ chả ai chen vào làm gì, chỉ thấy ôm trách nhiệm mệt mỏi thêm. Cái bạn gọi là chuyên nghiệp thì mình gọi là kinh nghiệm và sách vở thôi. Còn nếu đúng lời khuyên nghề nghiệp í, thì dược sĩ bán thuốc bác sĩ kê toa, tư vấn dùng thuốc là hết, chứ không bao gồm các thể loại bệnh học :D Mình đang lý giải case của bé thôi . Chứ ai đem con họ tới nhà thuốc mình mà tình hình khẩn cấp kêu dược sĩ ơi, khám cho thuốc con tôi với thì mình chả dám + chả dại nhảy vào :D dù mình biết triệu chứng thế có thể là do nguyên nhân a,b,c . Mình cũng chuyên nghiệp í chứ :D Đùa bạn thôi. Trong này, ai ở xứ sở tiên tiến tự khắc biết cần ai vào việc gì. Chỉ ở những nước kém phát triển thì mình phải tự bảo vệ mình!

    ReplyDelete
  42. À, mình cũng hơi ngạc nhiên là sao đau đầu bạn lại không tư vấn cho bệnh nhân nhỉ. Đau đầu là bệnh thường gặp. Trong phạm vi dược sĩ nhà thuốc việc cho uống vài liều giảm đau OTC để hết triệu chứng tạm thời , trong thời gian cho phép và đến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm là công việc bình thường !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Minh 0 phai la duoc si nhung minh o my thi thay dau da^u hay bat cu tinh trang nao truoc khi cho uong thuoc gi deu phai duoc Kham truoc vi headache 0 Don gian. Co the headache vi stroke, migraine, cao huyet ap hay headache thong thuong va sau khi Kham thi moi biet cho uong thuoc hay phai gui di scan hoac phai dieu chinh thuoc ha huyet ap. Neu nguoi Benh tu uong thuoc Tylenol thi do la su lua chon cua ho, con neu hoi la thuoc nao lam Giam headache thi co the chi cho ho nhung van khuyen ho phai di bac si. Voi lai ngoai ra con van de allergies, liver function... mot vien thuoc rat nho nhung nguoi cho vien thuoc do phai chiu trach nhiem rat lon. Rat nhieu Benh nhan O my 0 uong thuoc gi het ma co the di Thang den bac si Kham truoc roi moi uong theo toa bs.

      Delete
    2. Also regarding Benh tieu chay, co nhieu cach chua tieu chay nhung co nhung research cung khuyen la nen de tieu chay ra het de chat doc khong con trong nguoi, trong luc do thi nen hydrate nguoi Benh. Tru luc bi cdiff hay bi nhung chung khac thi lai co thuoc khac. Truong hop cap cuu ma 0 co phuong tien thi danh chiu nhung thuoc over the counter cung powerful lam, nen hieu ro...

      Delete
    3. OTC cũng có giới hạn ngày dùng chứ có phải thực phẩm chức năng đâu mà dùng thoải mái được. Các case bạn nói đau đầu do stroke, migrain , cao huyết áp, hay do nhiều tác nhân khác khi đến nhà thuốc dược sĩ đều hỏi tiền sử bệnh, hiện đang uống thuốc gì, để có thể cho thuốc trong phạm vi cho phép. Quá khứ ở Mỹ đã xảy ra tai biến khi dùng thuốc, bác sĩ và dược sĩ lúc đó đổ lỗi lẫn nhau, đó là nguyên do ra đời Dược lâm sàng. Ở Mỹ, hở tí ra là kiện tụng, nên hành nghề phải rất cẩn thận. Dù dược sĩ có biết cũng chẳng nói làm gì cho rách việc. Ngoài ra, các bạn yên tâm là dược sĩ cũng đc học Bệnh học nên nếu học hành tử tế họ cũng biết phân loại bạn vào case nào để chuyển bạn tới đúng chỗ! Đau đầu do stroke là cơn đau dữ dội bộc phát, bệnh nhân không thể ra tới pharmacy nổi, nếu không cấp cứu tại chỗ qua tư vấn qua điện thoại với bác sĩ giàu kinh nghiệm, và có thuốc tại chỗ, e rằng bệnh nhân ko qua khỏi !

      Delete
    4. À, nếu đúng vai trò dược sĩ ,nếu họ rà toa thuốc bác sĩ thấy toa cho lung tung là họ có quyền liên lạc bác sĩ để can thiệp nhé. Tất nhiên, họ không làm việc vs bệnh nhân vì là chuyên môn. Vấn đề là dược sĩ có đủ kinh nghiệm và đủ tâm để can thiệp hay không. Dược sĩ dùng thuốc trên tiêu chí an toàn, hiệu quả và kinh tế. Còn bác sĩ chưa chắc đâu nha :) Theo thống kê ở Anh , bác sĩ đều dùng nhiều thuốc hơn thực cần :) Nói chung, ngành nào cũng có góc khuất, mà bạn ko trong ngành , chỉ nhìn bề nổi sẽ ko biết thực chất vấn đề nằm ở đâu!

      Delete
    5. Neu minh noi sai vi minh 0 la duoc si thi ai lam o My sua sai dum minh nha.

      O My duoc si khong counsel cho Benh nhan ve thuoc, neu thuoc do khong co toa bs. Neu co counsel cung la chi nhung dieu rat Don gian chu khong hoi detail, thu nhat bang cua ho khong co chuc nang do. Thu 2, neu Benh nhan noi huyet ap toi 0 cao ma duoc si 0 do huyet ap ma tin vao bn thi do la loi cua duoc si.

      Nhung neu thay bs cho toa thuoc sai thi phai goi bs de hoi ro. Day la bat buoc.

      Nguoi duoc si hay y ta la tai mat cua bac si, neu thay cai gi 0 dung hay thac Mac vi day la trach nhiem va cung vi phai dat Benh nhan len tren het.

      Stroke co nhe, nang, hay la TIA, neu nang thi di emergency, o day 0 co bs chua qua phone. Thu 2 neu nhe, nhieu nguoi 0 he biet minh bi stroke ma nghi bi trung gio.

      Minh 0 noi ai biet nhieu hon hay it hon nhung muon noi ve su khac biet giua hai he thong.

      Xin loi chu nha vi da duong dot co y kien. Em rat thich nhung Bai viet cua chi. Cam on chi!!!

      Delete
    6. Minh thay khi chua Benh thi bs hay nghi toi the exception, truong hop ngoai le. Mot vien Tylenol 0 nhieu nhung voi mot nguoi co liver problem thi dau co can. O day co urgent care, minute clinic... de Benh nhan co the toi hoi nhung van de Don gian chu khong di hoi duoc si chan Benh hay cho toa thuoc.

      Delete
    7. @ Tran: không sao, em. Ý kiến nào cũng quý. Ở đây mọi người đều bình đẳng trao đổi để học hỏi thêm từ người khác. Chỉ có điều em nên viết có dấu để mọi người theo dõi những gì em viết được dễ dàng hơn.

      Delete
    8. Lý thuyết thì y như bạn Trân nói. Nhưng thực tế thì nó khác bạn à :) Bạn ngoài ngành nên nhìn theo đường thẳng. Trong ngành thì mình thấy không đơn giản như vậy :) Có lẽ bạn chưa thấy các case đặc biệt đòi hỏi phải xử lý linh động . Nói tới đây thấy thương bác sĩ Vietnam. Các bạn lưu ý, không phải bệnh gì cũng bê nguyên xi tới bệnh viện, nhiều case cần hướng dẫn từ xa trước để hạn chế diễn tiến xấu . Còn bệnh nặng mà các bạn cứ đúng qui trình chờ vô bệnh viện mới đợi bác sĩ chẩn đoán xử lý thì có khi thời gian ko cho phép. Ở VN, nhiều case cấp cứu tại viện mà bác sĩ ko có chuyên môn khoa đó, cũng phải nhờ báo động đỏ để bác sĩ đúng chuyên môn hội chẩn qua điện thoại nếu gấp quá rồi phải tới ngay để hỗ trợ sau đó.

      Delete
    9. Minh 0 noi cho bs vn duoc vi khong biet. Minh chi noi O my thoi vi minh song o day nen khong phai trong hay ngoai nganh hay Thang hoac cong. O day co EMS, EMT toi tan nha nguoi Benh de cap cuu tai cho chu nguoi Benh nang khong phai toi Benh vien mot minh. 0 phai nuoc nao cung nhu o VN dau ban nen nhung loi khuyen cua ban co the dung cho O vn chu 0 dung o nhung noi khac. Nhung gi minh noi la kien thuc can ban o My va ai cung biet hay duoc huong Dan cho biet nen khong co gi cong hoac Thang ca.

      Minh hoi mot chut nga, hom truoc ban noi la stroke nang thi phai duoc "tu van" voi bac si qua phone va cho thuoc thi moi hy vong cuu duoc. Thuoc do la thuoc gi vay ban?

      @ chi Giang, em xin loi vi thuong em gioi thieu truoc roi moi noi chu khong duong dot. Em 0 bo dau vi mat cong qua. Em 0 thich dua ra y kien vi moi nguoi mot y nhung thay entry nay co lien quan den em be nen em moi len tieng.


      Delete
    10. Minh bat dau tra loi entry nay vi ban hoi tai sao 0 "tu van" ve nhuc dau, minh muon tra loi de giai thich cho ban thay ve cach lam viec o My thoi. Minh 0 lam duoc si nhung co lam ve Healthcare nen ban dung lo minh ngoai nghe.
      Co nhung dieu minh nghe ban noi minh rat ngac nhien nhu "soc thuoc la se chet", hay stroke do nhuc dau la se khong toi pharmacy duoc va phai co thuoc tai cho va bac si "tu van" thi moi qua khoi. Hay ban co the chan Benh cho em be bang nhung dieu me be noi mot cach chac nich va ket Luan la "tin em di, em la duoc si nen em noi la dung". Dieu minh cam thay lam minh ban tam nhat la ban noi neu thay bs lam viec sai ban 0 can phai noi cho bs biet. Dieu nay cho minh thay tanh mang nguoi Benh 0 duoc de len dau.

      Nhung moi nguoi moi khac, moi suy nghi moi khac va moi nuoc moi cach hanh xu khac nhau. Neu tuong lai ban co qua My lam hay minh ve VN lam thi chac co the Trao doi nhieu hon con bay gio minh se ngung o day vi nhung dieu chung ta noi O day qua bang quo. Bay gio la thoi buoi cua information va Google nen moi nguoi co the tu Tim hieu va quyet dinh.

      Delete
    11. Mình xin lỗi bạn , nhưng mình nghĩ bạn nên đọc kĩ lại comment của mình. Còn nếu bạn đọc kĩ rồi thì kĩ năng đọc hiểu của ta quá khác nhau !

      Delete
    12. Mình cũng sorry vì không trả lời những câu hỏi bạn đưa ra. Vì mình có cảm giác có nói nữa bạn cũng không thể hiểu được cái ý mình muốn nói và sẽ sa đà vào việc khác nhau giữa 2 hệ thống y tế. Và câu " Bây giờ là thời buổi của information và Google nên mọi người có thể tự tìm hiểu và quyết định " thật đáng quan ngại vì nó nói lên tình hình chung của các chuyên gia y tế khi phải tiếp chuyện với bệnh nhân hiện nay. Sự thật là các chuyên gia y tế rất "sợ" khi phải tiếp chuyện với các chuyên gia Google khi các chuyên gia Google nghĩ rằng chỉ chục nhát Google là mình hiểu hết được mọi thứ mà các chuyên gia y tế phải qua bao năm học trên ghế nhà trường lẫn thực tập mới có thể "thấm" được! Những câu bạn khái quát hoá hoàn toàn hiểu sai ý người viết " Sốc thuốc thì sẽ chết" "stroke do nhức đầu là sẽ không tới pharmacy được và phải có thuốc tại chộ và bác sĩ tư vấn mới qua khỏi" " chẩn bệnh em bé.." " tin em đi..." Do trên này là mạng xã hội, nên ý kiến tương tác là không tránh khỏi. Thực tế, cả dược sĩ lẫn bác sĩ khi tương tác là với 1 bệnh nhân cụ thể, trừ trường hợp bệnh nhân đó có vấn đề về nhận thức mới cần người nhà nghe chỉ dẫn, chứ không có chuyện một cơ số bệnh nhân khác hay người khác tương tác cùng dẫn tới hoang mang cho bệnh nhân mà bác sĩ / dược sĩ cũng không có thời gian để giải quyết những thắc mắc và so sánh do những người không liên quan đặt ra.
      À, khi trẻ sốt chỉ nên lau bằng nước ấm , nhất là các vị trí nách, bẹn, cổ . Không nên pha loãng cồn để lau. Tuy cồn bốc hơi mau,làm lạnh nhanh chóng nhưng có thể gây phản xạ rét run ở người bệnh.
      PS : Bạn viết không dấu nên khó đọc quá. Mình cũng hiểu là nhiều khi máy tính có vấn đề hay sao đó nên không bỏ dấu được, nhưng cũng khó tránh hiểu nhầm là không tôn trọng người khác!

      Delete
    13. Trong entry truoc minh cung nghi la cuoc Thao Luan cua minh va ban se khong di den dau nen da biet minh se Rut lui.
      Minh viet 0 dau vi minh xai phone, viet bang dau cuc hon bang computer. Minh viet cho ban be, hay gia dinh deu 0 dau va ai cung thong cam vi biet minh ban qua. Nen neu ai khong doc duoc 0 dau thi minh/chau xin loi nhe.
      Minh khong tra loi Tram nua nha nhung Bay gio minh noi cho rieng minh va theo su nhan thuc cua minh, nhu minh noi, nhung gi minh noi rat can ban, moi nguoi co the verified, read va tu quyet dinh co nen nghe minh 0 va minh chi noi cho O My, 0 noi nhung noi khac. O My ai cung biet nhung minh van nhac vi la a reminder con neu di du linh toi my hay di Dan thi hy vong nhung dieu minh noi co the giup duoc phan nao.

      1) duoc si o My khong chan benh/cho toa cho du Benh nang hay nhe. Nen neu nhu qui vi dung xep hang trong pharmacy rat lau, toi phien minh ma duoc si lai tu choi khong cho loi khuyen va bao phai di Kham bs thi di la vi luat chu 0 phai do ky thi.
      2) neu co nhung trieu chung nhu FAST: facial drooping (co mat bi xe, khong cuoi duoc), aphasia (noi ngong), decrease in strength (bi yeu, nhat la chi yeu mot ben nguoi), T (time): thoi gian: goi emergency 911, den Benh vien cang som cang tot. 0 nen tu lai xe vi tren duong di se 0 co nhung thiet bi y te nhu ambulance co va neu toi bang ambulance thi Benh vien se co su chu an bi truoc.
      3) khi doc nhung thong tin tren Internet, phan lon chi giai thich nhung dieu can ban va chi ra nhung dieu "red flag" de qui vi co the goi 911 hay di gap bs lien.
      4) xin qui vi dung ngai hoi (ask question). Mac du bs khong co nhieu thoi gian nhung rat mong Benh nhan hay gia dinh Benh nhan hoi de bs co dip giai thich. Co hieu hay dong y voi nhung gi bac si noi thi Benh nhan va gia dinh moi yen tam. Neu trong 15 hay 30 phut khong du de giai thich het, bs se hen gap lai vao lan sau de giai thich, Kham va tra loi het nhung cau hoi cua qui vi.
      5) neu qui vi o Benh vien, mot vien thuoc toi duoc tay qui vi la co bs cho toa, duoc su double check coi co dung voi lieu, di ung, ly do can thuoc, y ta lai check lai. Neu thay bat ky dieu gi sai, y ta, duoc si se lien lac bac si ngay. Di nhien ai cung co the lam loi nen neu qui vi thay co dieu gi 0 binh thuong xin hoi chu dung ngai.

      Neu co duyen mot ngay nao chau/minh duoc kham benh cho qui vi thi xin say hi :).

      Delete
    14. Bạn cho mình hỏi nếu vậy thì ranh giới giữa thuốc OTC và ETC là ở đâu ? Thuốc ngừa thai bên đó quản lý thế nào ? Ở VN thì dược sĩ được quyền cho thuốc OTC và thuốc OTC cũng được quảng cáo trong phạm vi cho phép về tác dụng của thuốc đến bệnh nhân. Cám ơn bạn!

      Delete
    15. Hi Tram,

      Neu noi ve OTC, nguoi pharmacists o day chi giup cho nguoi Benh ve nhung dieu ma co the Benh nhan doc khong hieu nhu cach dung thuoc, nhung phan ung phu co ban, con ngoai ra neu counsel la khong trong scope of practice.
      Nhung mot nguoi y ta co the lam counselor neu nhu o noi nguoi do lam viec co protocol in place. Ho di theo nhung protocol, neu Benh nhan goi vo vi Benh trang nao thi theo protocol do. Nguoi y ta cung khong counsel ve thuoc nhung phan lon la counsel ve Benh nhan co can di emergency 0.
      Thuoc OTC ai cung co the mua va su dung theo y minh nhung neu la mot chung Benh moi va nguoi Benh chua bao gio experience qua thi duoc khuyen di gap bac si vi nhung thuoc OTC co the phan ung voi nhung thuoc khac hay ky voi nhung nguoi co chronic Illness.
      Thuoc ngua Thai ngoai tru morning bill la emergency plan thi pharmacist co the ban duoc, ngoai ra phai co toa bac si vi liability cua thuoc ngua Thai qua lon thi du nhu cancer risk hay Benh nhan co the dang co Bau ma 0 biet.
      Minh chi tra loi trong nhung gi minh biet thoi nha. Hope it help.

      Delete
    16. Su khac biet giua OTC va prescribed la ai se chiu trach nhiem ve vien thuoc do. Neu OTC, nguoi Benh uong, tu tra tien, tu chiu trach nhiem. Neu prescribed, nguoi cho toa chiu trach nhiem va phan lon bao hiem se tra tien cho vien thuoc do. O day moi noi di lam deu co protocol va policy khac nhau, nen minh chi familiar voi policy cua cho lam minh thoi. Neu minh lam dung policy thi do la cach tot nhat de bao ve ca minh va Benh nhan.

      Delete
    17. Mình thấy lạ quá, OTC cũng là thuốc mà bệnh nhân tự xử hết, còn dược sĩ bán thuốc chỉ tư vấn liều dùng và tác dụng phụ mà ko tư vấn hỏi han gì thêm thì lỡ họ dùng thuốc khác trước đó hay vui vui dùng lung tung thêm thuốc khác thì sao ? Mình thấy bên Mỹ quảng cáo Viagra với Cialis rầm rộ, dù có báo rõ chống chỉ định thì ko nhẽ ng mua cứ tới pharmacy bảo bán thì dược sĩ cứ bán hả bạn? Hơn nữa, thuốc này dùng lây gây dung nạp, mà ko có bác sĩ hay dược sĩ chỉnh liều thì bệnh nhân cứ thế mà dùng à? Mà dược sĩ có được tư vấn cho bệnh nhân như thế không ? Chứ dược sĩ mà chỉ bó buộc họ chỉ tư vấn liều dùng với tác dụng phụ thôi thì đon giản quá !

      Delete
  43. Chuyện ko liên quan đến entry nhe chị. :D
    Hôm nay đọc tin thấy anh ứng viên vị trí tổng thống Pháp có cô vợ lớn hơn nhiều tuổi và là cô giáo cũ của anh ấy. Cô đó có nụ cười hao hao chị :DD

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vợ anh Macron ý hả? Chị nhìn hình thì thấy bà này có ít nhất 6 răng cửa hàm trên là răng giả hoặc răng bọc lại. Thế mà cô Thảo lại thấy giống nụ cười răng thật của chị là giống ở điểm nào?

      Delete
  44. Giống nhau ở sự quyến rũ.

    ReplyDelete
  45. Mừng quá vì các bé qua khỏi, thật là ngàn cân treo sợi tóc chị ạ!

    ReplyDelete