Ở Ý có một vùng chuyên trồng một loại hành củ nổi tiếng vì cực
ngon, là vùng Tropea của Calabria. Hành Tropea giòn, ngọt lịm, và đặc biệt ăn
sống không bị cay và hăng chảy nước mắt như các loại hành tây thường gặp, ăn
xong hơi thở cũng không bị mùi hành nồng nặc. Con mình bình thường đồ ăn có hành
tây là bịt mũi hoặc lọc ra, thế mà từ hồi ăn hành sống ở Tropea thì cứ ấn tượng
đòi mẹ tìm mua tiếp mãi. Tiếc là từ đó đến nay chẳng có dịp nào gặp lại
loại hành củ thuôn dài, màu tím đỏ trứ danh của Tropea nữa. Hành này ngon và
nổi tiếng đến mức hàng năm có cả lễ hội hành, cho thực khách ăn hành và mua
hành thả xăng. Cuối xuân đầu hạ, hành tràn ngập phố phường, cả củ tươi vừa thu
hoạch lẫn củ khô đã tết thành từng chuỗi rất đẹp mắt. Dân Ý làm việc thì vớ vớ
vẩn vẩn nhưng ăn uống thì sành khỏi nói.
Đang định mùa hè cho lũ con vào trại hè vui chơi và hai vợ
chồng lái xe từ Bắc xuống Nam, lang thang ăn uống ngắm cảnh ở bất kỳ nơi nào
thích, lên núi ăn nấm, xuống biển ăn hải sản, qua vùng quê thử rau trái, thấy
nơi nào có cái gì đẹp đẹp thì mua chất lên xe, tỉ như vài món đồ gốm, hoặc hành
tỏi ớt cà chua tết thành từng xâu mang về treo trong bếp cho đẹp, thì đùng cái
dịch bệnh nổ ra. Toàn thế giới ngăn sông cấm chợ, tất cả mọi thứ đều trở nên
bấp bênh. Mình vốn là người quen lập kế hoạch rõ ràng mà giờ đến cả kế hoạch
tuần sau cũng không lập được, đừng nói tháng sau. Đành cứ ngồi đây trông con
học và cho con ăn hàng ngày, dọn dần đồ đạc trong nhà, và mơ một ngày sẽ lại
được tự do bay nhảy khám phá, người với người không phải nhìn nhau nghi ngại qua
lớp khẩu trang.
Ý đã chính thức gỡ bỏ phong tỏa được 1 tuần. Thế là dân Ý
lại được ôm nhau. Phong tỏa suốt hơn 2 tháng, bao nhiêu doanh nghiệp và cá nhân
khốn đốn, thế mà chúng nó chỉ lo bao giờ lại được ôm nhau. Mấy ngày nữa lệnh
cấm di chuyển giữa các vùng cũng sẽ được gỡ bỏ, và đến giữa tháng 6 thì hy vọng
sẽ mở biên. Mấy tháng đóng cửa như thế, nền kinh tế bị tàn phá khủng khiếp lắm.
Hiện giờ vẫn còn quá sớm để nói biện pháp phong tỏa nghiệt ngã của các nước
châu Âu thì giúp ứng phó với dịch tốt hơn hay thả nổi cho đạt miễn dịch cộng
đồng như Thụy Điển tốt hơn. Nhưng có một điều chắc chắn, là nửa vời như nước
Anh là kiểu ứng phó với dịch dở nhất. Thả không ra thả, xiết không ra xiết, làm
gì cũng lần chần không tới. Đúng kiểu nửa đái ra quần, nửa phớt Ăng lê.
Ảnh: hết tháng 5, hoa hồng cũng đã tàn tự bao giờ.
P.S: Nhận được tin bố bạn mất. 2 ngày mới quen được với
sự thật. Ký ức tuổi trẻ như một khu rừng già, tự dưng trống hoác ra một khoảnh.
Bác như một cây cổ thụ cao lớn, lạc quan, vững chãi, làm điểm tựa cho những người
xung quanh. Bác là người một buổi chiều đã dẫn mình đi bộ xuyên cái ngõ nhỏ tí
dài hút trong khu Văn Chương, ra đến chợ cóc gần Quốc Tử Giám, để gửi gắm mình
cho ông sửa xe đạp quen tên Sơn. Ông Sơn ngồi ngay trước cổng một trường học
nào đó mình không còn nhớ tên. Mình vẫn nhớ trước khi quay về để mình lại cho
ông Sơn, bác dặn dò ông ấy “Nó sinh viên nghèo, ông sửa cẩn thận đừng lấy đắt
của nó”.
Bác cũng là người cứ thỉnh thoảng mình đến chơi lại ra kiểm
tra xe đạp của mình xem có non lốp, đảo lốp hay hỏng phanh không.
Thuở đó, nửa thích rong chơi, nửa thèm hơi ấm gia đình, mình
đóng đô ở nhà lũ bạn. Học, ăn, tâm sự, tán gẫu. Chỉ thiếu mỗi ngủ.
Ôi những tấm lòng tử tế đã giúp tôi đi qua những tháng năm
vất vả.
Ký ức tuổi trẻ như một khu rừng già, đầy màu sắc, hương thơm
và những thanh âm yêu mến. Cứ nghĩ rừng già sẽ luôn ở đó, cổ thụ cũng luôn ở
đó. Cứ nghĩ mình cứ đi xa thỏa thích, lúc nào rảnh lúc nào mỏi chân thì về,
rừng già và cổ thụ vẫn còn ở đó không thể mất đi đâu được…
Đoạn kết thương quá! Mong bác yên nghỉ! Em luôn vững vàng mà. Buồn tí thôi nhé váy xanh năm nào!
ReplyDeleteVâng em cũng buồn nhưng cũng dần quen với sự thật rằng có một thế hệ đang dần dần ra đi.
DeleteVáy xanh trong tủ đã lâu không đụng tới. Hy vọng mấy tháng nữa về Ý lại cảm thấy đủ hứng khởi, và cả hình thể, để mặc nó.
Thuỵ Điển thừa nhẫn miễn dịch thất bại mà chị ơi, em ở sát vách TĐ đây, chỉ có 6% dân số có kháng thể chống covid thôi. Còn ông Borris Johnson nhìn phong thái đã thấy chán, tóc phất phơ răng vàng vọt nói chuyện mâu thuẫn trước sau lại sống chết mặc bay. Chả có phong thái lãnh đạo tí nào.
ReplyDeleteỦa TĐ thừa nhận miễn dịch thất bại hả bạn? Mình nhìn vào nó và thấy thích cách chống dịch của nó nhất đấy : giải thích rõ các nguy cơ và để cho mọi người quyền tự do chọn lựa quyết định ở nhà hay ra đường chứ không áp đặt. Nếu thả lỏng mà mức độ lây nhiễm không cao và nhanh đến vậy thì có nghĩa là Covid cũng đâu nguy hiểm đến mức một nửa thế giới phải cách ly như vậy nhỉ?
DeleteHiện giờ thì đúng là Thụy Điển không đạt được mức miễn dịch cộng đồng như mong muốn và tỷ lệ tử vong quá cao trên đầu người. Nhưng nếu nhân loại xác định là sẽ phải sống chung với lũ, rằng virus này từ giờ sẽ quay trở lại theo mùa, thì chắc không quốc gia nào đủ lực để lại phong tỏa nữa. Và do đó chúng ta lại phải áp dụng cách của Thụy Điển, tức là mọi thứ mở cửa bình thường, việc tự cách ly ở nhà hay cứ ra ngoài như thể không có chuyện gì xảy ra là do mỗi cá nhân quyết định dựa trên ý thức và khả năng tài chính của bản thân.
DeleteViệc virus có trở lại hay không, chúng ta có phải sống chung với nó từ nay trở đi hay không, có độc lực mạnh như ở một số quốc gia hay chỉ nhẹ như ở vài quốc gia khác, thì hiện chưa nói được. Thế nên chị mới bảo cần thời gian.
@Anymous: ko thể áp dụng cách của TĐ cho tất cả các nước khác. Vì địa lí, văn hoá, thời tiết, kinh tế khác nhau bạn ạ. Tuỳ vào rất nhiều yếu tố để áp dụng phương thức giống như TD mà vẫn duy trì xác suất tử vong thấp. Mật độ dân số của Ý và Mỹ đều cao hơn TĐ rất nhiều cho nên ko thể áp dụng một phương thức cho tất cả các quốc gia được. Bình thường người TĐ nói riêng và dân bắc âu nói chung đứng chờ xe bus cách nhau cả mét rồi chứ ko xum xuê như dân TBN hay châu Phi. Còn miễn dịch thất bại là do tự chính phủ TĐ thừa nhận đấy. Anders Tegnell chuyên gia dịch tễ học là người dẫn đầu xu hướng này nhưng ko đạt hiệu quả như kì vọng, tỉ lệ lây nhiễm vẫn là 1/7 chứ ko thấp đi miếng nào.
DeleteChị Giang: chính phủ chỗ em ở lại muốn đẩy đỉnh dịch vào hè này trước đợt cúm mùa. Nên vừa rồi còn 2 tuần nữa là hết năm học chính phủ quyết định mở cửa trường học lại. Nói chung em vẫn ko hiểu lắm chính sách của nhiều nước, còn ý thức cá nhân thì nhiều người chán lắm chị ạ.
DeleteCám ơn bạn Ano đã trả lời cho mình (mình là ano đã đặt câu hỏi về TĐ). Thực ra mình hoàn toàn đồng ý với bạn, mình thích cách làm của TĐ nhưng cũng biết là không thể áp dụng cho những nơi khác. Nhưng cách mình đánh giá chống dịch hiệu quả không phải dựa trên con số người chết hay nhiễm mà trên con số người cần nhập viện tại một thời điểm. Nếu bịnh viện không bị quá tải, bác sĩ không phải chọn lựa người để cho thở máy thở mà vẫn bảo đảm được cuộc sống bình thường cho mọi người thì là quá thành công rồi. Mình đang ở Pháp, theo thông tin của CP thì 9/10 người chết do Covid là hơn 65t, do đó mặc dù mình không phản đối quyết định phong tỏa của CP Pháp hồi tháng 3 nhưng mình vẫn nghĩ là không nên cách ly toàn bộ mà nên tập trung vào các đối tượng có nguy cơ cao thôi. Tóm lại thì dù virus có biến mất hay có trở lại thì mình vẫn thấy cách làm của TĐ là dung hoà được các lợi ích nhất 😀
DeleteChị Giang đi nhiều, hiểu biết rộng, chị tích cực viết bài giới thiệu sản vật địa phương như xà phòng đen hay hành củ này cho em mở mang nhé.
ReplyDeleteĐúng là nếu muốn thì chị có thể viết nhiều hơn về chủ đề này. Nhưng chị chỉ lựa chọn đề cập đến những thứ chị thấy thật sự có ý nghĩa đối với những vấn đề xã hội chị đang quan tâm, chứ không định trở thành blogger ẩm thực hay du lịch. Ví dụ, xà phòng đen hợp túi tiền của mọi người, là một sản phẩm tự nhiên tốt cho da tóc giúp giảm bớt những sản phẩm công nghiệp độc hại vô nghĩa, và do đó giảm bớt gánh nặng cho môi trường, lại giúp người nghèo có công ăn việc làm; còn hành Tropea là một giống quý bản địa nên được nhiều người biết tới để không bị mai một. Toàn là những vấn đề xã hội mà chị quan tâm.
DeleteChia buồn cùng chị và gia đình bạn chị. Post này làm em nhớ có lần rất lâu rồi trong một post tương tự về bố một người bạn chị (hình như tên T.), chị cũng nhớ lại những kỉ niệm và chân tình thủa nào...
ReplyDeleteCám ơn em. Em nhớ giỏi quá, đúng là ba của T. Thế mà cũng đã hơn 10 năm rồi.
DeleteEm cũng vừa nhận được tin cô giáo dạy văn lớp 9 em mất chị ạ. 21 năm nhanh quá. 21 năm không gặp cô, trong trí nhớ em cô vẫn mặt hoa da phấn và mái tóc dài óng mượt đen nhánh buộc thấp gọn gàng. Ngày xưa, em học chuyên văn. Cô hay chỉnh câu cú cho gãy gọn, cơ mà bọn em không thích vì câu ấy không phải ý mình muốn diễn tả... Mấy ngày rồi mà em cứ man mác buồn chị ạ!
ReplyDeleteCô giáo chủ nhiệm hồi cấp 2 của chị, hồi dạy bọn chị cô nghỉ đẻ 6 tháng, giờ em nhắc chị mới nhớ lại, hồi đó cô chỉ khoảng hơn 30. Tức là giờ mình đã già hơn cô hồi ấy rất nhiều. Đã 30 năm qua rồi, nhanh không tưởng tượng được.
DeleteEm đọc đoạn P.S. của chị mà rơm rớm nước mắt.
ReplyDelete:-( thời gian trôi nhanh quá và có nhiều người không đợi mình.
DeleteR.I.P bố của bạn thân của Giang. Mình nhớ Giang kể về bố người bạn xin 1 bát mỳ xào trứng mềm, xong mềm quá nên chú ấy bảo no rồi. Có phải chú ấy k?
ReplyDeleteKhông bạn ạ. Bác mình nhắc tới trong bài là bố của bạn khác, cũng là bạn thân của mình. Vụ mỳ xào trứng mềm là một bác khác.
DeleteCông nhận nhiều bạn đọc blog có trí nhớ khủng thật. Con bạn tác giả của món mỳ xào trứng mềm nếu biết món signature của nó được nhiều người biết tới và nhớ lâu thế chắc hận mình lắm đây.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTui mong cái ngày tui trở thành cổ thụ nó càng xa càng tốt.
DeleteBà ơi, hành Tropea có được xuất khẩu rộng rãi trên thế giới không nhỉ? Hôm nào gặp bác chủ nhà hàng Ý gần nhà cũ tôi phải hỏi thăm bác ấy mới được.
ReplyDeleteMấy ngày này tôi cũng bất an lắm. Cứ muốn đóng sập hết mọi thứ cho đầu óc ngưng nghỉ mà không làm được. Xin chia buồn về người bác thân yêu nhé. Đúng là trong trí nhớ của mình, các thầy các cô, những người cha chú từng đi qua đời mình vẫn trẻ khỏe và nguyên vẹn. Kể ra đó cũng là một hồi ức đẹp cho mình nương tựa những lúc mỏi mòn. Khi họ mất mới thấy mình đã bay lâu bay xa đến dường nào ...
Ở Ý chắc có bán ở các vùng khác chứ ở nước ngoài thì tui nghi lắm. Có lẽ bà phải vào thử các cửa hàng chuyên bán đồ đặc sản và hỏi xem. Bà quen chủ nhà hàng Ý thì tiện quá rồi, tôi chắc ông ý sẽ biết, có khi còn biết nguồn mua.
DeleteTôi xin lỗi không trả lời được các comments và messages của bà. Mấy tuần nay đầu óc tôi hỗn loạn tỉ thứ phải làm, con vẫn ở nhà vừa học vừa ăn như thụi vừa phá như ranh, tôi không thể tập trung được vào việc gì cho ra hồn cả.
Em thấy ở Ý cũng có một chị rất nổi tiếng trên truyền thông Việt Nam là chị Đặng Tố Nga. Hình như chị ấy có viết một bài đại ý là dịch corona đã qua lâu rồi đấy ạ, còn Corona bây giờ là do truyền thông gieo rắc nỗi sợ lên dân chúng theo ý đồ của ai đó thôi.
ReplyDeleteChị không ở Ý và dạo này không nói chuyện với ai ở Ý nên cũng không biết tình hình ra sao. Nhưng theo chị biết thì tình hình nghiêm trọng chỉ ở 1 vùng ở Bắc Ý, còn lại thì tuy phong tỏa toàn quốc nhưng nhiều nơi chỉ có rải rác vài trường hợp. Nói chung là nghe từ người ở ngay đó thì còn hy vọng chính xác chứ chị chán lũ truyền thông điêu chác lắm rồi.
DeleteMình có đọc bài của chị này trên báo ngôisao về gd chồng chị ấy quý tộc Ý. Nhưng mấy cái chị ấy tả thì mình thấy ko có gì quý tộc cả: thay dĩa, dao..mỗi lần ăn xong một món: ăn tối bình thường hoặc ăn cuối tuần cùng gia đình bình dân ng ta cũng thay như vậy. Cả cái bài đó mình ko thấy gì quý tộc cả, văn hóa Pháp và Ý cũng khá tương đồng và gia đình bình dân ng ta cũng làm như vậy.
ReplyDeleteMình thấy quan điểm về covid hơi sai và nguy hiểm.
Ờ trong một bữa ăn thay dao dĩa và đĩa sau mỗi món là bình thường, nhất là khi không muốn vị của món sau bị hỏng bởi vị của món trước.
DeleteCòn quan điểm về covid của chị Nga thế nào thì chị không biết vì chưa đọc bài của chị ấy.
Nhà chị bao giờ về Ý vậy chị? Đợt này bế quan toả cảng thế này chồng chị chắc cũng đỡ bận hơn chứ?
ReplyDeleteBên Pháp trường học mới mở cửa lại từ giữa tháng 5 cho bọn trẻ con (bọn cấp 2 và cấp 3 vẫn tự học là chính) nhưng cũng chỉ đi học 2 buổi 1 tuần. Nhà em cũng không có ai trông con và hai vợ chồng vẫn đi làm (may là chưa full time) nên vẫn xoay được. Mấy chị bạn em 2-3 đứa con chỉ mong đến ngày đi làm bình thường trở lại, vì mấy đứa trẻ con nhốt trong nhà rất quậy không được gặp bạn bè, không được tụ tập, ra đường quanh quẩn chỉ có đi chợ và mua sắm (mà đi đâu cũng phải kè kè cái khẩu trang, trời mấy hôm nay còn đỡ chứ vừa rồi nóng chảy mỡ đeo khẩu trang không thở nổi). Em mới nghĩ đến cảnh ở nhà cơm nước dọn dẹp kèm học kiêm dẹp loạn cho 3 đứa nặc nô tuổi ăn tuổi lớn là em cũng toát mồ hôi hộ chị rồi o_O
Vụ covid bên Pháp bắt đầu có làn sóng cho rằng dân bị truyền thông dắt mũi và thực ra chả có dịch giã gì. Hồi tháng 4 Ý và Tây Ban Nha mới phát hiện một loạt lô xét nghiệm nhập từ TQ bị nghiễm khuẩn nên test ai cũng dương tính, thành ra mới có truyền thuyết người nhiễm virus không có triệu chứng gì. Ý ra lệnh thu hồi hết kit xét nghiệm nhưng tính ra cũng hơn 3 tháng dùng rộng rãi, chưa kể trong thời gian có dịch ấy ai tử vong ở độ tuổi trên 70 không phải do tai nạn họ cũng tạm tính là covid rồi định sau dịch tính lại sau, nên giờ dân bắt đầu đặt rất nhiều dấu hỏi về cách chính phủ thống kê các ca bệnh. Dân ở Pháp cũng bắt đầu nghi ngờ chất lượng những bộ xét nghiệm sử dụng trong mấy tháng trước, họ bắt đầu dùng kit xét nghiệm của VN từ giữa tháng 4, cũng là lúc thống kê số người bệnh giảm hẳn. Em có người quen làm trong bệnh viện công CHU Rennes, nơi đã tiếp nhận nhiều chuyến tàu chuyển bệnh nhân covid từ Paris về trong tháng 3 - 4. Họ tạm đóng ngoại khoa để tập trung chữa covid, kết quả là trong hai tháng có những hơn 60 ca bệnh (cho một thành phố hơn 500 nghìn dân). Ai có common sense đọc con số tự hiểu....
Nếu chị có thời gian (haizzz) chị có thể xem mấy bài pv bên London Real TV xem sao. Bác sĩ khắp nơi trên thế giới đang đòi tẩy chay WHO và càng ngày càng nhiều kênh thông tin độc lập lên tiếng về việc thông tin bị bóp méo và thổi phồng trên các kênh truyền thông phổ cập.
Vụ kit xét nghiệm Tàu bị nhiễm virus trước khi sử dụng có thể tham khảo tại đây: https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-04-01/faulty-virus-tests-cloud-china-s-european-outreach-over-covid-19
Chị đặt vé đầu tháng 7 mà hôm nay hãng hàng không lại hủy chuyến mất rồi còn đâu :-(
DeleteChị nghĩ giờ phải đợi tình hình tạm lắng và so sánh con số tử vong năm nay so với cùng kỳ các năm trước xem biến động bao nhiêu, rồi mới có khái niệm về con số tử vong do covid.
Thế giới năm nay khốn đốn vì các bạn tàu. Thứ nhất là các bạn bị bệnh mà giấu biến và đến giờ vẫn quanh co lấp liếm. Thứ hai là các bạn dởm từ đầu đến đít, dởm từ cái khẩu trang trở đi. Mà thôi, cũng đến lúc thế giới nên biết các bạn lởm thế nào để họ bắt đầu có biện pháp phù hợp. Chứ các bạn cũng lợi dụng cả thế giới lâu quá rồi.
Chúc nhà chị sớm về Ý ổn định cuộc sống nha!
ReplyDeleteBên đó hơn 9000 người rồi hả chị, chắc trường học công sở còn đóng cửa còn lâu ha chị?!
Chị cũng không theo dõi con số ca nhiễm nữa. Cả ca nhiễm và ca tử vong đều biết để đấy thôi chứ không phản ánh chính xác đâu em ạ. Mình cẩn thận được thì cứ cẩn thận thôi.
DeleteHồi đầu lúc mới phát hiện vài ca nhiễm thì đóng cửa toàn bộ, nhưng sau 3 tuần thì lại phải mở cửa em ạ, dù con số ca nhiễm đã kịp tăng rất nhiều. Vì đóng cửa tiếp thì dân sẽ chết vì đói trước khi chết vì corona. Đến giờ các trường công hình như vẫn mở, chỉ có trường quốc tế là đóng cửa thôi.
Ký ức tuổi trẻ như một khu rừng già, đầy màu sắc, hương thơm và những thanh âm yêu mến. Cứ nghĩ rừng già sẽ luôn ở đó, cổ thụ cũng luôn ở đó. Cứ nghĩ mình cứ đi xa thỏa thích, lúc nào rảnh lúc nào mỏi chân thì về, rừng già và cổ thụ vẫn còn ở đó không thể mất đi đâu được…chị ơi cho e copy đoạn này,nó giống như tâm trạng của em nhưng k có văn chương trong người nên k viết ra được,cám ơn chị vi đã viết ra:)
ReplyDelete