Friday, February 20, 2009

Vatican

Tuần trước Archbishop Celestino Migliore, đại sứ của Giáo hoàng tại Liên hiệp quốc, quyết định nấu một bữa đặc sản vùng miền và mời một số nhân vật đến thưởng thức. Phần reception bắt đầu từ 7h30, dinner 8h30. Tuy nhiên vì quy mô buổi ăn tối nhỏ và chức vị quan trọng của chủ nhà nên khoảng 7h30 khách đã lục tục đến hết. Mình chân chùng chân duỗi đợi chàng trước cửa vì chàng còn đi đá bóng. Mọi người đến bắt tay chào hỏi rối rít, mình đâm ra lại giống receptionist.

Ở một bàn tiệc ngoại giao, chỉ cần nhìn vị trí ngồi là biết cấp bậc của khách. Việc phân ngôi thứ chuẩn không những giúp khách biết được vai vế của nhau mà còn giúp đội ngũ phục vụ phục vụ đúng trình tự ngay cả khi không biết khách là ai. Ở một bàn tiệc ngoại giao việc phục vụ đúng trình tự rất quan trọng vì nó thể hiện sự kính trọng đối với cấp bậc và trình độ của người phục vụ (cũng chính là thể hiện đẳng cấp của chủ nhà). Việc phân chỗ ngồi nhất là với những bàn tiệc lớn là công việc nhạy cảm vì chỉ cần sai lệch đi một chút, những vị khách khó tính có thể để bụng, mất quan hệ, thậm chí còn có thể bỏ về.

Bên cạnh đó, đẳng cấp của chủ nhà còn thể hiện ở những gì bày trên bàn tiệc. Ví dụ, khăn bàn và khăn ăn có đẹp ko, có cứng cáp không, hay lại mềm nhèo nhẽo cầm trên tay như cầm bánh đa ướt, bộ dao thìa dĩa và đĩa lót có phải bằng bạc nặng trịch và được đánh cho sáng loáng lên ko, bộ đĩa ăn có phải là một bộ đĩa có giá trị, ví dụ cả trăm năm tuổi sánh ngang với các bộ đĩa trong bảo tàng, thậm chí còn quý hơn, hay ko, ly cốc thế nào, chân nến ra sao, hoa cắm ra sao, dao thìa dĩa ly cốc bày có đúng quy định hay ko vv và vv. Thường là cùng trong giới thì mới để ý và khâm phục những điểm này, còn người ngoài giới thì chỉ thấy đẹp là đủ.

Lại nói về Vatican, gần đây, tình cờ đọc một blog entry của một nhà báo, nghe nói là có tiếng nhưng mình ko biết ông/anh/chị này, về việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN với Vatican, ấn tượng nhất là câu “Vatican cần VN chứ VN ko cần Vatican”. VN oách thật. Đại diện cho trí thức nước nhà đây sao?

Người ta càng có tầm thế thì càng hào sảng, bặt thiệp, vui vẻ, hợp tác. Mình càng lìu tìu càng bất hợp tác và “stink” như chuột chù.

Tưởng chỉ có những nhân vật kiểu Armadinejad mới phát ngôn ra những câu ngông cuồng hiếu chiến, tính ko có lại có tướng, làm cái cớ cho người đời cười cợt.

Và dị hợm nhất là những anh chàng đến thế kỷ nào rồi mà trông vẫn thế kia?

Có cái ảnh hài hài, post mãi mà ko được. Củ chuối thật :-(

4 comments:

  1. Chà, cái bàn tiệc kiủ ấy mà em lọt vào chắc ..run ko cầm nổi cái nĩa, há há

    ReplyDelete
  2. Ngoài lề chút vì tớ có dịp tham quan mấy nơi bày tiệc ở châu Âu nhưng hôm xem TV bữa tiệc mừng Obama bên Mỹ thấy bày biện chán quá, trông cứ lộn xộn làm sao ấy. Lúc khách ra về mỗi vị xách một cái túi to đùng (chắc là quà vì thấy vị nào cũng giống nhau). Không hiểu có phải phong cách Mỹ như thế không hả cậu chứ tớ thấy bên này đâu có vậy nhỉ?

    ReplyDelete
  3. @ Ha Noi: tớ nghĩ rằng cậu có lẽ đã tham quan các bàn tiệc hình chữ nhật là kiểu bàn tiệc ngoại giao chuẩn, trong đó khoảng cách giữa các khách khá lớn, do vậy dao thìa dĩa cốc chén và đĩa bày biện trông sẽ gọn ghẽ riêng biệt hơn. Có thể trên TV cậu đã xem một bàn tiệc tròn. Một bàn tiệc tròn tuy việc sắp chỗ dễ dàng hơn nhưng trông ko thể trang nhã như một bàn tiệc chữ nhật.
    Chưa kể việc xếp người quá sát (do số lượng khách lớn) cũng khiến table setting bị lẫn lộn vào nhau, nhìn rất lộn xộn, chưa kể thực khách nếu ko rành còn lấy nhầm sang đồ của người bên cạnh.
    Còn về chuyện khách ra về mang túi to đùng về, tớ nghĩ rằng đúng là quà đấy, là một nét đặc trưng của xã hội marketing Mỹ. Ở những party quan trọng như vậy, thường là phải có máu mặt mới được mời. Những hãng kinh doanh cũng chớp luôn cơ hội đó để tặng miễn phí sản phẩm của mình, coi như là một cách trực tiếp đưa sản phẩm đến với khách hàng hạng sang luôn, nhiều lúc rẻ hơn một chiến dịch quảng cáo nhiều mà lại nhắm được đúng vào đối tượng muốn nhắm. Thường quà là mỹ phẩm và đồ trang sức cho phụ nữ, và đồ trang sức hoặc nước hoa cho đàn ông.

    ReplyDelete